Thảm Cho Bé

Các mẫu Thảm Cho Bé, Thảm Xốp Cho Trẻ, Thảm Lót Nhà Trẻ Eva, Thảm Cho Bé được làm từ chất liệu cao su và hạt nhựa Eva xuất xứ từ Việt Nam đảm bảo an toàn, không độc hại, độ đàn hồi cao và đặc biệt rất bền bỉ. Công dụng chống trơn và hạn chế chấn thương khi tập luyện sử dụng để trải lót sàn phòng tập võ; phòng tập luyện cho các bộ môn thể thao nhào lộn, Aerobic, trường học, nhà trẻ và phòng tập luyện võ thuật các bộ môn như: Taekwondo; Karatedo; Vovinam; Võ cổ truyền; Pencak silat; Sanshuu; Aikido; Judo; Boxing; Kickboxing; Muay; MMA..

GIẢM TỪ 20% KHI MUA THẢM TẬP VÕ SỐ LƯỢNG LỚN LH: 09 68 59 33 78

Thảm cho trẻ với các đường viền dễ dàng nối liền với nhau tạo thành một không gian rộng cho bé vui chơi thoải mái. Thảm xốp lót sàn cho trẻ được làm từ chất liệu cao su và hat nhựa eva, rất êm ái, bề mặt tiếp xúc chống trơn trượt sẽ đảm bảo được độ an toàn khi bé sử dụng.


Thảm Cho Bé




– Thảm lót sàn giúp giảm lực va đập khi bé ngã, giữ an toàn cho bé khi nô đùa.

– Bề mặt thảm xốp có thiết kế sần nhỏ chống trơn trượt hiệu quả.

– Giúp bé vui chơi an toàn, hạn chế trường hợp trượt ngã khi nô đùa.

– Thảm ghép chia miếng dễ dàng lắp ráp phù hợp từng không gian.

– Thuận tiện tháo ra những lúc không sử dụng giúp bảo quản tiện lợi.

– Bề mặt xốp nhanh khô, dễ dàng lau sạch để đảm bảo vệ sinh tốt hơn.

– Màu sắc rực rỡ của từng miếng thảm xốp mang đến vẻ tươi sáng cho căn phòng.

Thảm Tập Võ các bộ môn như: Taekwondo; Karatedo; Vovinam; Võ cổ truyền; Pencak silat; Sanshuu; Aikido; Judo; Boxing; Kickboxing; Muay; MMA.. .Là một trong những dụng cụ không thể thiếu cho bộ môn võ thuật và các môn thể thao.Là thảm mút xốp eva hàng Việt Nam chất lượng cao dùng lót sàn phòng tập võ.… giao hàng toàn quốc.

Thảm Tập Võ là sản phẩm thảm mút xốp eva hàng Việt Nam chất lượng cao, sử dụng để trải lót sàn phòng tập võ; phòng tập luyện cho các bộ môn thể thao nhào lộn, Aerobic, trường học, nhà trẻ.

Độ đàn hồi của thảm tốt sẽ giúp quá trình luyện tập của bạn trở nên dễ dàng hơn. Đặc biệt là khi thực hiện các động tác chống tay, chân hay tiếp xúc với mặt sàn sẽ không gây thương tích hay bị đau. Vì thế, dựa vào nhu cầu luyện tập bạn nên chọn cho mình những loại thảm tập võ có độ đàn hồi khác nhau.

Chủ Nhật, 4 tháng 1, 2015

Ông Nguyễn Bá Thanh về Đà Nẵng điều trị

Ông Nguyễn Bá Thanh về Đà Nẵng điều trị

Theo báo Tuổi Trẻ, hiện gia đình ông Nguyễn Bá Thanh đã hoàn tất mọi thủ tục để có thể đưa ông Thanh rời Mỹ vào sáng nay (5/1) về quê nhà Đà Nẵng tiếp tục dưỡng bệnh sau 4 tháng 19 ngày điều trị tích cực tại một bệnh viện ở Mỹ.




"Tất cả đã sẵn sàng và nếu không có gì thay đổi đột xuất, ông Nguyễn Bá Thanh và đoàn sẽ về đến Đà Nẵng vào chiều tối 6/1", nguồn tin của Tuổi Trẻ cho biết.











Nguyễn Bá Thanh, Ban nội chính
Ông Nguyễn Bá Thanh. Ảnh: Bình Minh

Theo nguồn tin, ông Nguyễn Bá Thanh sẽ được một máy bay chuyên dụng y tế cỡ nhỏ đưa về sân bay Đà Nẵng sau khi dừng tiếp nhiên liệu tại hai sân bay khác nhau ở Mỹ và Nhật Bản. Phái đoàn tháp tùng ông Thanh về nước ngoài ông Nguyễn Bá Cảnh (con trai ông Thanh) còn có các bác sĩ người Mỹ nơi ông Thanh nằm điều trị trước đó.


Trước đó, báo Lao Động cũng thông tin hai bệnh viện có đội ngũ bác sĩ chuyên khoa giỏi, hạ tầng kỹ thuật, thiết bị y tế tốt là Bệnh viện Đa khoa Đà Nẵng và bệnh viện Ung bướu đều có sự chuẩn bị, trên tinh thần đón ông Nguyễn Bá Thanh trở về.


"Chúng tôi chuẩn bị nhân vật lực, phương án đón, chữa bệnh cho ông Nguyễn Bá Thanh ngoài trách nhiệm tất yếu của ngành y còn có tinh thần, tình cảm để đón nguyên lãnh đạo cấp cao của địa phương. Nhưng chưa biết sẽ bố trí ông nằm bệnh viện nào vì chưa có hồ sơ bệnh án, chưa biết tình trạng sức khỏe mức độ nào", Giám đốc Sở Y tế Đà Nẵng, BS Phạm Hùng Chiến nói.


Tương tự, BS Trần Ngọc Thạnh, Giám đốc Bệnh viện Đà Khoa Đà Nẵng cũng cho biết công tác chuẩn bị đón tiếp, chữa bệnh cho ông Thanh cũng sẵn sàng.


Ông Thạnh cho biết: "Chúng tôi chưa biết ngày, giờ cụ thể khi nào ông Thanh về Đà Nẵng, có về hay không, tình trạng sức khỏe như thế nào, phải tiếp nhận, điều trị ra sao... Tuy nhiên, ngành y thì luôn trong tình trạng sẵn sàng đón bệnh cấp cứu. Đặc biệt, với ông Thanh thì dù thụ động địa phương vẫn có phương án sẵn sàng, tốt nhất để đón tiếp, chữa trị cho ông".


Theo ghi nhận của Tuổi Trẻ, tại khoa ung bướu (Bệnh viện Đà Nẵng) nơi được cho là ông Nguyễn Bá Thanh sẽ về điều trị, lãnh đạo bệnh viện này cho sửa chữa, cải tạo lại một phòng bệnh rất tươm tất. Đường dẫn vào khu vực tầng 1 để lên thang máy của khoa ung bướu cũng được cho làm mới, bằng phẳng để giúp giảm xóc cho bệnh nhân trong khi di chuyển.


Trao đổi với Tuổi Trẻ chiều 4/1, ông Võ Công Trí - Phó bí thư Thành ủy Đà Nẵng cho hay: "Tất cả đang chờ, khi nào bên Mỹ máy bay bắt đầu cất cánh họ mới thông báo về cho TP biết để đi đón nên giờ giấc hiện chúng tôi chưa xác định được".


Theo Tuổi Trẻ, Lao Động











'Người ta từng bảo chúng tôi điên'

'Người ta từng bảo chúng tôi điên'

- 7 năm gắn bó với VN trong hai lĩnh vực "khoai" nhất là cải cách hành chính và chống tham nhũng, Jairo Acuna-Alfaro có lẽ là một trong những chuyên gia quốc tế am hiểu VN nhất trong hai lĩnh vực này đúng thời điểm VN "phải thay đổi".



Trước khi rời Hà Nội, Jairo Acuna-Alfaro trải lòng với VietNamNet:


Trong 7 năm qua đã có nhiều thay đổi. Điều quan trọng tôi học được là ở VN, mọi việc đều phải theo từng bước.


Trong hai lĩnh vực mà tôi làm việc chủ yếu, hiện nay đã có nhiều thảo luận, tranh luận cởi mở hơn. Khi tôi mới đến, có rất ít dữ liệu, thông tin được cung cấp trên các trang web dịch vụ công. Chúng tôi đã tập trung vào việc đưa các ý kiến của người dân vào để cân bằng với đánh giá từ phía chính quyền. Đến hôm nay, chúng tôi đã thúc đẩy được việc đó, nhưng vẫn còn nhiều việc phải làm.











Jairo Acuna-Alfaro, UNDP, LHQ, tham nhũng, cải cách hành chính, PAPI

Ông Jairo Acuna-Alfaro, cựu cố vấn chính sách về cải cách hành chính và chống tham nhũng của UNDP Việt Nam. Ảnh: Lê Anh Dũng



7 năm qua, VN đã có thêm nhiều quy định pháp luật về phòng, chống tham nhũng, với nội dung tinh vi, phức tạp hơn để có thể bao quát mọi khía cạnh của tham nhũng. Đã có nhiều công cụ để hạn chế tham nhũng, nhưng tham nhũng dường như chưa được hạn chế.


Thế nên để tóm tắt lại, tôi sẽ miêu tả nó như "lái xe máy mà vừa bóp phanh, vừa nhấn ga", động cơ không biết nên chạy hay nên ngừng.


Tập quán không chính thức hay cái phanh?


Đ ể cân bằng giữa những giá trị quốc tế và bối cảnh thực tiễn VN, đâu là những thách thức lớn nhất, theo ông?


Trước hết là ngôn ngữ. Cách nói của VN thể hiện cách nghĩ của họ. Dù không nói được tiếng Việt, tôi vẫn có thể, trong vốn tiếng Việt ít ỏi của mình, hiểu được một số logic. Thứ hai chính là những "tập quán không chính thức", với mức độ rất cao gần như trong mọi hoạt động của đời sống ở VN, từ việc bán hàng rong trên phố đến việc đưa ra những chính sách quan trọng.


Như thế "cái phanh" mang nghĩa sự trở ngại cho phát triển chăng?


Thực tế VN đã tiến bộ rất nhiều và đạt được những thành tích không thể phủ nhận trong những năm qua. Biết đâu chính những "tập quán không chính thức" đó lại góp phần không nhỏ. Tôi có vinh dự được ở VN đúng vào thời điểm VN chuyển từ nước thu nhập thấp thành thu nhập trung bình. Sự chuyển biến đó một mặt khiến người dân đặt kỳ vọng cao hơn vào chính quyền, đòi hỏi những dịch vụ công tốt hơn, và thách thức của nhà nước là phải đáp ứng tốt hơn những nhu cầu này.


Trong đó, những "tập quán không chính thức" có thể đem lại nhiều quan sát hay. Ví dụ trong phòng chống tham nhũng, các "tập quán không chính thức" có thể coi là "cái phanh", tạo nên sự bất bình đẳng trong tiếp cận dịch vụ công. Nhưng những điều đó không thể thay đổi sau một đêm. Các "chuyên gia Tây" đôi khi ngây thơ, trong khi chính quyền dường như biết rõ hơn những điểu có thể đạt được trong thực tế.


Các "chuyên gia Tây" đôi khi ngây thơ với thực tế ở VN, vậy thì làm thế nào để VN không phải phụ thuộc quá nhiều vào các "chuyên gia Tây" mà vẫn cải cách hành chính và chống tham nhũng hiệu quả?


Đây là những vấn đề không có kết thúc, ngay cả các nước phát triển cũng không ngừng học tập từ quốc gia khác. Tôi có thể đem lại cho các bạn góc nhìn quốc tế nhưng luôn phải cố gắng để đưa lại gần với bối cảnh VN. Kể cả ở đây đã 7 năm, có những điều mà "chuyên gia Tây" vẫn không thể hiểu được.


VN đang ngày càng có nhiều chuyên gia trong nước, có kỹ năng, kiến thức, hiểu hơn về tình hình thực tế ở VN và truyền đạt hiệu quả hơn đến công chúng VN. Theo tôi, trong tương lai, cần có sự kết hợp.


Việc mà chúng tôi làm là cổ vũ cho những nguyên tắc và giá trị phổ quát của LHQ, trong đó có những nguyên tắc và giá trị liên quan đến chống tham nhũng và hành chính công. Một trong những điều mà chúng tôi luôn nhấn mạnh, là sự bình đẳng về cơ hội cho mọi người VN.











Jairo Acuna-Alfaro, UNDP, LHQ, tham nhũng, cải cách hành chính, PAPI

Ông Jairo Acuna-Alfaro: Khi PAPI khởi động, người ta bảo "điên". Ảnh: Minh Thăng



VN có thể xuất khẩu kinh nghiệm tốt


Một trong những dự án "đình đám" tư vấn cho Chính phủ về cải cách hành chính mà ông gắn bó khá dài hơi là đánh giá chỉ số hiệu quả hành chính công cấp tỉnh (PAPI). Ông rời đi, mục tiêu PAPI đã đi đến được chặng đường nào?


PAPI chính là kết quả của việc người dân có kỳ vọng lớn hơn, đòi hỏi nhiều hơn từ chính quyền khi VN trở thành nước thu nhập trung bình.


Khi chúng tôi khởi động PAPI, người ta bảo thế là "điên", không làm được đâu hoặc không cần thiết, nhưng chúng tôi vẫn làm. Vì nguyên tắc và giá trị của LHQ là tiếng nói của người dân. Chúng tôi không thể giúp VN phát triển mà không cần hiểu người dân có những kỳ vọng như thế nào. Theo tôi, vì thế mà PAPI dần được chấp nhận.


Tôi không nói PAPI là câu trả lời cho mọi vấn đề, nhưng nó là một công cụ hỗ trợ, cung cấp những thông tin mới mà trước đó chưa có, để dựa vào đó thảo luận, tranh luận. Nó cũng góp phần cải tiến cả công cụ khác, ví dụ sự ra đời của chỉ số cải cách hành chính (PAR Index) của Bộ Nội vụ, như một công cụ đo lường từ góc độ nhà nước.


Chính đề án 30 của Chính phủ cũng đặt mục tiêu nâng cao mức độ hài lòng của người dân đối với nền hành chính, nhưng đặt ra mục tiêu mà không dựa trên khảo sát thực tiễn là cách làm cũ rồi. Giờ đây, khi nói đến cải cách hành chính ở VN, vấn đề không còn là sự tiếp cận nữa, mà là chất lượng dịch vụ. Đã có một cửa rồi, nhưng bên trong đó phục vụ thế nào. Đó chính là những thông tin mà PAPI muốn tìm hiểu và đưa đến cho các nhà hoạch định chính sách để họ biết cần phải tập trung cải thiện chỗ nào.


Đến nay, VN không chỉ học tập kinh nghiệm nước ngoài mà còn có thể "xuất khẩu" những kinh nghiệm tốt, trong đó có PAPI.


Chung Hoàng




Đại gia ngân hàng thời ẩn sâu, trốn kỹ

Đại gia ngân hàng thời ẩn sâu, trốn kỹ

- Kết thúc 2014, thị trường chứng khoán ghi nhận một năm tăng trưởng đầy cảm xúc và những cái tên đình đám cũng thay đổi. Trong danh sách những người giàu nhất trên sàn chứng khoán chứng kiến sự biến mất của các đại gia ngân hàng.





Bật khỏi top 10


Với cú tăng điểm nước rút vào những ngày cuối năm đã giúp nhiều đại gia trên sàn chứng khoán có thêm cả chục cho tới trăm tỷ đồng, đánh dấu một năm mà túi tiền của hầu hết các doanh nhân đều phình to lên nhờ TTCK chung cuộc tăng hơn 7,4%.


Tốp 10 người giàu nhất trên TTCK vẫn xướng lên những cái tên quen thuộc như Phạm Nhật Vượng, Đoàn Nguyên Đức, Trần Đình Long, Nguyễn Hoàng Yến... và thêm những cái tên mới trong lĩnh vực thủy sản như Trương Thị Lệ Khanh, Chu Thị Bình, Dương Ngọc Minh.


Trái ngược với sự nổi lên của doanh nhân thủy sản, danh sách chứng kiến sự biến mất của nhiều đại gia tài chính ngân hàng như trường hợp ông Hà Văn Thắm, ông Hồ Hùng Anh, ông Đặng Thành Tâm...


Đây có lẽ là điểm biến động đáng chú ý nhất trong bảng xếp hạng năm nay. Nó gắn liền với quá trình tái cấu trúc hệ thống ngân hàng. Nhiều đại gia sa cơ trong kinh doanh và không ít người đã rút lui, ẩn mình trong bối cảnh thị trường có nhiều biến động.


Trong năm 2013, ông chủ của OceanBank Hà Văn Thắm với khối tài sản lên tới trên 1.500 tỷ đồng thì năm nay tài sản của đại gia này bốc hơi hơn nửa theo những biến động ở Tập đoàn Đại Dương và những biến động tại Ngân hàng TMCP Đại Dương (OceanBank). Sự lao dốc trong bảng xếp hạng của ông Thắm xảy ra sau khi nguyên Chủ tịch OceanBank bị bắt giam và bị khởi tố hồi cuối tháng 10.











ngân-hàng, tài-chính, đại-gia, Trầm-Bê, Đặng-Thành-Tâm, Đặng-Văn-Thành, Hà-Văn-Thắm, OceanBank, Sacombank, Southern-Bank, NamABank, Tư-Hương, Trần-Thị-Hường, Á-hậu, Dương-Trương-Thiên-Lý, Tony-Toàn, Nguyễn-Quốc-Toàn, sở-hữu-chéo, thống-trị, đại-gia-Việt,

Trong danh sách những người giàu nhất trên sàn chứng khoán chứng kiến sự biến mất của các đại gia ngân hàng.



Trong những ngày cuối cùng năm 2014, ông Hồ Hùng Anh, Phó Chủ tịch Masan Group (MSN) bất ngờ rớt hẳn ra khỏi danh sách những người giàu nhất trên TTCK sau khi đại gia là chủ tịch Ngân hàng Techcombank - chuyển nhượng toàn bộ 15,77 triệu cổ phiếu MSN thuộc sở hữu theo như đăng ký từ trước.


Trong năm 2014, giới đầu tư cũng chứng kiến vợ chồng ông Đặng Thành Tâm - một đại gia từng gắn bó với 2 ngân hàng Navibank (giờ là quốc dân) và WesternBank (đã hợp nhất thành PVCombank) ồ ạt bán ra rất nhiều cổ phiếu khiến tổng giá trị tài sản quy ra từ cổ phiếu niêm yết trên sàn bị sụt giảm mạnh. Thứ hạng giàu sang của ông Tâm do vậy cũng tụt hạng nhanh chóng.


Từng là người giàu nhất năm 2007 và đứng trong tốp 3 trong nhiều năm sau đó, ông Đặng Thành Tâm giờ đã rớt rất xa khỏi tốp 10. Hồi tháng 9/2014 ông Tâm cũng đã bán non nửa trong số 100 triệu cổ phiếu KBC tại CTCP Phát triển Đô thị Kinh Bắc (KBC).


Đại gia ngân hàng thời ẩn mình


Khá nhiều các đại gia ngân hàng trong thời gian gần đây ẩn mình khá kỹ. Sau một thời gian là tâm điểm của các câu chuyện về thâu tóm, mua bán sáp nhập trong lĩnh vực ngân hàng, gia đình nhà ông Trầm Bê vẫn đứng đầu giới tài phiệt lĩnh vực này. Tuy nhiên, 2 người con của đại gia này mới là những người có mặt trong tốp 50 những người giàu nhất còn ông Trầm Bê không xuất hiện trong top những người giàu nhất.











ngân-hàng, tài-chính, đại-gia, Trầm-Bê, Đặng-Thành-Tâm, Đặng-Văn-Thành, Hà-Văn-Thắm, OceanBank, Sacombank, Southern-Bank, NamABank, Tư-Hương, Trần-Thị-Hường, Á-hậu, Dương-Trương-Thiên-Lý, Tony-Toàn, Nguyễn-Quốc-Toàn, sở-hữu-chéo, thống-trị, đại-gia-Việt,

Khá nhiều các đại gia ngân hàng trong thời gian gần đây ẩn mình khá kỹ.



Với sự tụt hạng của ông Hà Văn Thắm, ông Đặng Thành Tâm và Hồ Hùng Anh, ông Trầm Trọng Ngân - con trai cả ông Trầm Bê đã trở thành quán quân trong bảng xếp hạng các đại gia ngân hàng giàu có nhất.


Ông Trầm Trọng Ngân hiện đang nắm giữ hơn 54,7 triệu cổ phiếu STB của Sacombank, với giá trị gần 1.000 tỷ đồng, vượt xa những người còn lại. Bên cạnh đó, ông Ngân còn đang nắm giữ gần 18 triệu cổ phiếu SouthernBank, chưa niêm yết trên sàn chứng khoán.


Một người con trai khác của đại gia Trầm Bê là ông Trầm Khải Hòa đã trở thành người trẻ tuổi nhất trong top 10 đại gia ngân hàng giàu nhất năm nay khi mới ở tuổi 26. Ông Hòa đang nắm 20,82 triệu cổ phiếu STB, đứng ở vị trí số 3 trong danh sách các đại gia ngân hàng với khối tài sản hơn 420 tỷ đồng.


Ông Trầm Bê - người được xem là nhân vật làm mưa làm gió trên thị trường mua bán sáp nhập ngân hàng trong năm vừa qua - lại chỉ nắm giữ một số lượng cổ phiếu ít ỏi của Sacombank và không nằm trong tốp 150 người giàu nhất.


Một đại gia tài chính ngân hàng BĐS được đánh giá giàu có hàng đầu tại Việt Nam, có thời kỳ tài sản truyền tai lên tới hàng tỷ USD là Vũ Văn Tiền. Doanh nhân này khá kín tiếng và gần đây càng khép mình cho dù đại gia này cùng với Tập đoàn Geleximco của mình gắn bó miệt mài với ABBank, nhất là trong bối cảnh EVN đang trong quá trình thoái vốn tại ngân hàng này.


Trong khi đó, ông Đặng Văn Thành cùng với gia đình con cái đã rút lui khỏi Sacombank để quay về với tập đoàn gia đình Thành Thành Công, chuyên tâm đầu tư vào một số lĩnh vực sở trường, trong đó có mía đường.


Đại gia ngân hàng kì cựu, lão bà Tư Hường - mẹ chồng á hậu Thiên Lý vẫn xoay sở vị thế thống trị ngân hàng Ngân hàng TMCP Nam Á (NamABank). Tuy nhiên, quyền lực chuyển vòng quanh cho con trai, con gái và con rể. Các vị trí lãnh đạo cao nhất cùng với vị thế cổ đông lớn nhất đều thuộc nhà bà Hường nhưng lão bà doanh nhân này không nắm cổ phiếu và chỉ giữ vị trí là cố vấn HĐQT.


Nhiều đại gia ngân hàng khác tiếp tục kín tiếng như ông Dương Công Minh (LienVietPostBank); nhà ông Trần Mộng Hùng (ACB); Đỗ Minh Phú (TPBank); và một số gương mặt mới cũng kín tiếng như: Nguyễn Tiến Dũng (Navibank); Võ Quốc Thắng (KienLongBank); Trần Phát Minh (STB, KienLongBank)...


TTCK chứng khoán đã khép lại một năm, nhìn chung các doanh nghiệp lớn đều làm ăn rất tốt, vượt lên trên các chỉ số thị trường. Hàng loạt các doanh nhân chứng kiến túi tiền mỗi người tăng thêm hàng nghìn tỷ như: ông Đoàn Nguyên Đức, ông Trần Đình Long, bà Trương Thị Lệ Khanh, bà Chu Thị Bình, ông Lê Văn Quang... Tuy nhiên, ở chiều ngược lại, thị trường cũng chứng kiến sự tụt dốc thảm hại của nhiều đại gia tài chính ngân hàng, một phần do ảnh hưởng của kết quả kinh doanh không mong muốn, một phần do ý chí chủ quan muốn ẩn mình, giấu tên để tránh bão tố.


Mạnh Hà











ngân-hàng, tài-chính, đại-gia, Trầm-Bê, Đặng-Thành-Tâm, Đặng-Văn-Thành, Hà-Văn-Thắm, OceanBank, Sacombank, Southern-Bank, NamABank, Tư-Hương, Trần-Thị-Hường, Á-hậu, Dương-Trương-Thiên-Lý, Tony-Toàn, Nguyễn-Quốc-Toàn, sở-hữu-chéo, thống-trị, đại-gia-Việt,





Tân Đại sứ VN muốn tranh thủ chất xám kiều bào ở Mỹ

Tân Đại sứ VN muốn tranh thủ chất xám kiều bào ở Mỹ
Tân Đại sứ VN tại Mỹ Phạm Quang Vinh cho hay sẽ dành nhiều thời gian để gặp gỡ, lắng nghe kiều bào, tìm cách tháo gỡ những rào cản còn tồn tại. Hôm nay, ông sẽ tham dự hội thảo Phát triển Việt Nam lần đầu tiên được tổ chức tại ĐH Harvard, do các trí thức Việt Nam tại Mỹ khởi xướng.

Đại sứ Phạm Quang Vinh trả lời báo chí đầu tiên trên cương vị Đại sứ tại Mỹ. Đến Washington DC cuối tháng 11, ông sẽ chính thức trình quốc thư lên Tổng thống Obama vào thời gian sớm nhất.


Tân Đại sứ cho hay ông sẽ dành nhiều thời gian tiếp xúc với kiều bào, nhất là các trí thức. Ông nói:


Phạm Quang Vinh, quan hệ Việt-Mỹ, cấm vận vũ khí, kiều bào, Mỹ

Đại sứ Phạm Quang Vinh gặp thượng nghị sĩ Ben Cardin - Chủ tịch Tiểu ban châu Á-Thái Bình Dương, UB Đối ngoại Thượng viện Mỹ


Cộng đồng người Việt Nam tại Mỹ có khoảng 2 triệu người, chiếm gần một nửa trong hơn 4 triệu người Việt Nam ở nước ngoài và là cộng đồng người Việt lớn nhất bên ngoài lãnh thổ Việt Nam. Do hoàn cảnh lịch sử, phần lớn cộng đồng người Việt đến định cư tại Mỹ sau năm 1975, sau này cũng có nhiều người đến Mỹ để học tập, làm việc, kinh doanh hay đoàn tụ gia đình.


Trải qua 40 năm định cư trên nước Mỹ, tuy quan điểm còn có chỗ khác biệt, nhưng đại bộ phận bà con luôn gắn bó, hướng về quê hương, đất nước, đã có những đóng góp đáng kể vào sự phát triển chung của đất nước và là cầu nối cho quan hệ hợp tác hữu nghị giữa nhân dân hai nước.


Kiều bào rất phấn khởi về các chủ trương, chính sách của ta đối với kiều bào, đặc biệt là nghị quyết 36 của Bộ Chính trị. Qua 10 năm triển khai, vừa qua chúng ta đã kiểm điểm, rút bài học kinh nghiệm và đề ra các chính sách là cơ sở chỉ đạo để triển khai tốt công tác cộng đồng.


Như vậy nhiệm vụ của Đại sứ quán là phải tiếp tục triển khai và đưa chính sách của ta đến với kiều bào, thúc đẩy hơn nữa sự gắn bó của kiều bào đối với đất nước; hiểu và nắm được những tâm tư, nguyện vọng của kiều bào, từ đó giúp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc mà kiều bào gặp phải.


Tôi muốn nhấn mạnh đến việc tranh thủ chất xám của kiều bào, làm thế nào để có những cơ chế, chính sách sử dụng hiệu quả chuyên gia, trí thức Việt Nam ở nước ngoài. Rất nhiều trí thức người Việt tâm huyết, trăn trở với các vấn đề của đất nước và muốn đóng góp tri thức cho đất nước.


Trong thời gian tới, tôi sẽ dành nhiều thời gian để gặp gỡ, tiếp xúc, đi các địa phương để lắng nghe ý kiến của bà con cũng như tìm cách tháo gỡ những rào cản còn tồn tại. Tôi cũng sẽ tham dự hội thảo Phát triển Việt Nam lần đầu tiên được tổ chức tại Đại học Harvard, Boston, do các trí thức Việt Nam tại Mỹ khởi xướng và tổ chức ngày 5/1.


Dịp Tết xuân Ất Mùi, Đại sứ quán theo truyền thống sẽ tổ chức ăn Tết đón xuân với kiều bào, sẽ có bánh chưng, dưa hành, cùng các bài ca, điệu múa Việt Nam, thắm tình đấm ấm và gắn bó của những người con trong đại gia đình dân tộc Việt Nam.


Dư địa hợp tác còn nhiều


Nhiệm kỳ lần này của Đại sứ diễn ra vào một thời điểm rất có ý nghĩa, VN và Mỹ sẽ kỷ niệm 20 năm thiết lập quan hệ ngoại giao trong năm 2015. Xin ông cho biết những mục tiêu, ưu tiên của trong năm 2015 này?


2015 là một năm có ý nghĩa rất quan trọng, mang tính dấu mốc trong chiều dài quan hệ Việt - Mỹ, năm vừa là kỷ niệm vừa là cơ hội để tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa quan hệ hai nước, vì lợi ích của nhân dân hai nước và vì hòa bình, an ninh, thịnh vượng ở khu vực và trên thế giới.


Việc đầu tiên và hàng đầu là làm sao để triển khai hiệu quả và làm sâu sắc hơn nữa quan hệ đối tác toàn diện, trên cả 9 lĩnh vực ưu tiên đã được xác định. Trong mỗi lĩnh vực, vẫn còn nhiều "dư địa" mới hợp tác giữa hai nước. Trong đó, chắc chắn phải làm sao đẩy mạnh hơn nữa hợp tác kinh tế, khoa học- kỹ thuật và giáo dục, tạo ra những đột phá mới.


Năm 2015 là năm kỷ niệm trong quan hệ, như vậy hai nước cần tổ chức kỷ niệm sao cho thực chất, hiệu quả. Việc tiếp tục trao đổi đoàn ở các cấp, qua đó tăng cường thêm hiểu biết, thúc đẩy các cơ hội, thỏa thuận hợp tác, tạo ra những điểm nhấn có ý nghĩa.


Hai nước cũng cần lên kế hoạch tổ chức "Những ngày Việt Nam tại Mỹ", qua đó không chỉ để kỷ niệm, mà còn giúp chính giới cũng như nhân dân hai nước tăng cường hiểu biết lẫn nhau, thúc đẩy hơn nữa quan hệ. Đại sứ quán và các cơ quan đại diện Việt Nam tại Mỹ sẽ tích cực phục vụ và tham gia các hoạt động này, đồng thời cũng sẽ tích cực phối hợp với các cơ quan sở tại để tổ chức các hoạt động trao đổi, quảng bá và kỷ niệm trải rộng trong năm, cả ở thủ đô và các địa phương của Mỹ.


Linh Thư



Phạm Quang Vinh, quan hệ Việt-Mỹ, cấm vận vũ khí, kiều bào, Mỹ





Nước Nga của Putin trước một năm định mệnh

Nước Nga của Putin trước một năm định mệnh

- Năm 2015 sẽ là trục xoay của Putin tới châu Á? Sẽ là Liên minh Á - Âu đối trọng với EU? Nền kinh tế Nga có thể đối phó với giá dầu sụt giảm.
















Putin, Nga, Crưm, Ukraina, phương Tây
Ảnh: AP

Đã có những thời khắc tuyệt vời nhất cho Putin năm 2014, và cũng có những lúc tồi tệ nhất.


Rực rỡ nhất là ngày 18/3 với bài phát biểu trước Quốc hội đánh dấu việc Nga sáp nhập Crưm. Và điều tồi tệ nhất xảy ra vào ngày 15-16/12 khi đồng rúp mất hơn 20% giá trị, giá dầu xuống mức thấp kỷ lục và các biện pháp trừng phạt của phương Tây có tác động rõ ràng.


Trong năm qua, Putin đã thách thức phương Tây và làm thay đổi trật tự quốc tế khi biên giới Nga lần đầu tiên thay đổi kể từ Thế chiến 2. Và giờ đây, khi cái giá phải trả đang ngày càng lớn, 2015 được coi là năm định mệnh của nước Nga trong lịch sử hậu Xô viết.


Bóng khủng hoảng


Mặc dù có thể hưởng lợi từ trục xoay châu Á trong tương lai, nhưng cái giá phải trả khi quan hệ của Nga với phương Tây xuống cấp có thể thấy rõ ở hiện tại. Bị cắt khỏi dòng vốn phương Tây, các công ty lớn của Nga đang đối mặt với vấn đề trả nợ rất nghiêm trọng. Hãng dầu Rosneft đã phải vật lộn để thanh toán khoản nợ 7 tỉ USD ngày 21/12 và phải trả 20 tỉ USD trong năm 2015.


Một số nhà kinh tế học dự đoán, “cái bóng” vỡ nợ có thể sớm xảy ra ngay trong năm mới. Đó là chưa kể, Ngân hàng trung ương Nga đã dự báo về khả năng thoái vốn hàng loạt trong năm 2015.


Liên minh Hải quan - dự án ưu tiên hàng đầu của Putin trong nỗ lực tích hợp lại không gian Xô viết cũ có nhiều diễn biến trái chiều trong năm 2014. Theo Kataryna Wolzcuk, giáo sư nghiên cứu chính trị và quốc tế Đại học Birmingham, cuộc khủng hoảng Ukraina đã cho thấy một số “vết nứt” trong khối. Việc Moscow trả đũa EU bằng cách cấm nhập khẩu thực phẩm từ khối này là một phép thử cơ bản về việc liệu một Liên minh Kinh tế Âu - Á sẽ trở thành tổ chức đa phương thực sự hay chỉ là dự án ảo do Nga dẫn dắt.


Vì lý do này, Wolczuk nói, 2015 sẽ là một năm “thú vị thậm chí là quyết định” với Liên minh Hải quan.


Những sự kiện kịch tính năm 2014 trên trường quốc tế cũng mang lại tác động đầy kịch tính trong chính nước Nga. Một mặt, mức độ tín nhiệm của Putin chưa bao giờ cao hơn thế, xu hướng yêu nước ủng hộ chính phủ cũng chưa từng phát triển mạnh mẽ hơn thế.


Cùng lúc đó, tỉ lệ di cư cũng đang gia tăng mạnh với hơn 186.000 người rời khỏi nước Nga năm 2015 so với con số 33.000 người năm 2010 và 36.000 người năm 2011. Và dĩ nhiên, khi kinh tế khó khăn, thì đối tượng chịu ảnh hưởng đầu tiên sẽ là dân thường.


Lạc quan


Tại sân băng lớn trong công viên Gorky ở Moscow, những người Nga được hỏi nói rằng, họ trông đợi một năm 2015 sẽ mịn như băng bất chấp nhiều khó khăn về kinh tế và chính trị. Với họ, mọi rắc rối dường như không đáng kể so với sự trỗi dậy của niềm tự hào dân tộc.


“Nga là một quốc gia của sự lạc quan”, Ivan Kasyanov, một vận động viên ở tuổi 20 nói. “Những thứ tồi tệ nhận được chỉ giúp chúng tôi phát triển tốt hơn”. Kasyanov gạt bỏ mọi lo lắng về đồng rúp, giá dầu và cấm vận. “Chúng tôi sẽ nỗ lực nhiều hơn vào phát triển ngành công nghiệp của mình”, anh nói trên một kênh truyền hình nhà nước.


Tuy vậy, có những nơi khác tại Moscow, nhiều người được hỏi lại có nhìn nhận khác. “Mọi thứ thường xuyên thay đổi, nên tôi mong chờ sự ổn định”, một người mua sắm là Olga Mozalyova nói.


Những nhà giao dịch chứng khoán thì không giấu nổi sự lo lắng. Trong thông điệp chào năm mới, Putin đã ca ngợi sự sáp nhập Crưm như một thành tựu lịch sử và quyền hợp pháp của người dân trên bán đảo được trở lại “vòng tay bao bọc” của Nga. Mặc dù cuộc chiến giữa phe ly khai và lực lượng chính phủ Ukraina ở miền đông đã giảm bớt kể từ tháng 9, nhưng hầu như không có tiến triển đáng kể nào nhằm đảm bảo một lệnh ngừng bắn ổn định.


Thông điệp năm mới của Putin né tránh đề cập tới các vấn đề và thách thức. Nhưng ít ngày trước đó, ông đã bóng gió nói về khó khăn thế nào trong 2015 khi yêu cầu các bộ trưởng tiếp tục làm việc kể cả trong dịp nghỉ lễ.


“Vì chính phủ, chúng ta không thể có kỳ nghỉ dài, ít nhất là năm nay, mọi người hiểu rõ ý tôi là thế nào”, Tổng thống Nga nhấn mạnh.


Thái An (theo Eupolitics, Manila Bulletin)






Thứ Bảy, 3 tháng 1, 2015

Kế hoạch trăm triệu USD làm ôtô ‘Made in Vietnam’

Kế hoạch trăm triệu USD làm ôtô ‘Made in Vietnam’

- Các hãng ôtô quốc tế và nhiều DN trong nước đang lên kế hoạch trị giá hàng trăm triệu USD để mở cơ sở sản xuất, làm nên những chiếc ôtô made in Vietnam. Tuy nhiên, tất cả đang chờ quyết sách ưu đãi, nhất là thuế, để bắt tay thực hiện.





Tháng 8/2014, Chiến lược phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035 và Quy hoạch công nghiệp ô tô đến năm 2020 tầm nhìn đến 2030 đã được công bố.


Theo đó, các bộ ngành sẽ phải xây dựng các chính sách tín dụng ưu đãi, thuế, phí phù hợp nhằm thúc đẩy sản xuất, phát triển thị trường... hình thành nền công nghiệp ô tô Việt Nam trình Thủ tướng Chính phủ quyết định. Thời hạn hoàn thành vào tháng 11/2014. Tiếp đến là ban hành các quy định cụ thể bảo đảm việc sản xuất, thời hạn hoàn thành vào tháng 12/2014. Dù đã qua hạn định, các chính sách vẫn chưa thể ra đời và doanh nghiệp vẫn tiếp tục ngóng đợi.


Kế hoạch trăm triệu USD


Dù trong giai đoạn chờ chính sách mới nhưng Hyundai Thành Công, DN 100% vốn trong nước đã bỏ ra 80 triệu USD đầu tư nhà máy lắp ráp ô tô tại Ninh Bình với số vốn 80 triệu USD. Hơn thế, Hyundai Thành Công công ty còn xúc tiến đầu tư giai đoạn 2 với phân xưởng dập chi tiết thân xe, nhằm nâng tỷ lệ nội địa hóa lên 40% để hướng tới xuất khẩu 1 số mẫu xe sang các nước Đông Nam Á.


Đặc biệt, một tập đoàn ô tô quốc tế là Mazda cũng có ý định đầu tư 1 nhà máy sản xuất ô tô Mazda tại Việt Nam. Đại diện tập đoàn Mazda cho biết đang nghiên cứu xây dựng và đưa nhà máy ôtô du lịch Mazda vào năm 2017 và đạt tỷ lệ nội địa hóa mức 40% vào năm 2018.


Tuy nhiên, Mazda cũng cho biết đang chờ các chính sách cụ thể về phát triển công nghiệp ô tô của Chính phủ Việt Nam.











Công-nghiệp, ô-tô, chính-sách, phát-triển, DN, thuế, phí, mâu-thuẫn, sản-xuất, lắp-ráp, đầu-tư.

Các hãng ôtô quốc tế và nhiều DN trong nước đang lên kế hoạch trị giá hàng trăm triệu USD để mở cơ sở sản xuất, làm nên những chiếc ôtô made in Vietnam



Bên cạnh đó, một loạt các DN ô tô nội cũng tuyên bố liên kết với nhau để thúc đẩy phát triển công nghiệp ô tô. Nhóm này gồm: Tổng công ty VEAM, Tổng công ty Vinamotor, Tổng công ty SAMCO, Tập đoàn Trường Hải, Công ty Vinaxuki, Nhà máy Z179 (Bộ Quốc phòng) và Trung tâm Tư vấn Phát triển cơ khí Việt Nam (MDC).


Đây đều là những DN sản xuất, lắp ráp ôtô chủ chốt trong nước tự nguyện liên kết với nhau để quyết tâm làm ôtô, để chứng minh rằng người Việt Nam có thể làm được. DN trong nhóm có thể đặt hàng nhau và mở hướng phát triển công nghiệp hỗ trợ, thông qua việc đặt hàng các DN cơ khí trong nước để triển khai sản xuất linh kiện ô tô.


Như vậy, bất chấp những khó khăn cũng như lợi thế ngày càng giảm, vẫn có không ít DN ô tô trong và ngoài nước quyết tâm cao trong việc đầu tư sản xuất và thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam.


Các DN cho biết, với Chiến lược và Quy hoạch công nghiệp ô tô ban hành, đã khẳng định rõ ràng quan điểm của Việt Nam về phát triển ngành công nghiệp ô tô trong giai đoạn mới. Vấn đề quan trọng để thực hiện thành công chính sách này cần có một chương trình hành động cụ thể. Các DN rất nóng lòng chờ đợi và đã sẵn sàng vào cuộc.


Tranh cãi chính sách


Hiện nay, các chính sách vẫn đang trong quá trình xây dựng và vẫn còn những tranh cãi giữa các bộ ngành.


Theo đề xuất của Bộ Công thương, để phát triển ô tô Việt Nam giai đoạn 2020 đến 2035, thuế nhập khẩu xe nguyên chiếc trong khu vực ASEAN cần giữ nguyên 50% từ nay tới năm 2017, sau đó hạ về 0% từ năm 2018.











Công-nghiệp, ô-tô, chính-sách, phát-triển, DN, thuế, phí, mâu-thuẫn, sản-xuất, lắp-ráp, đầu-tư.

Các chính sách vẫn đang trong quá trình xây dựng và vẫn còn những tranh cãi giữa các bộ ngành.



Theo đó, với thuế nhập khẩu ô tô ở mức 50%, sản xuất lắp ráp tại Việt Nam còn lợi thế nhất định so với xe nhập khẩu, giúp các DN duy trì sản xuất lắp ráp từ nay tới 2017, thông qua đó có thể thúc đẩy phát triển công nghiệp ô tô.


Về thuế tiêu thụ đặc biệt, với dòng xe nhỏ, có dung tích xi lanh từ 1.5L trở xuống, Bộ Công Thương đề nghị giảm xuống còn 20% -25%. Mục đích chính là giúp giá ô tô trở nên rẻ hơn và nhiều người dân có khả năng mua xe. Qua đó, giúp tăng quy mô thị trường ô tô, tạo cơ hội cho các DN ô tô tại Việt Nam có điều kiện mở rộng sản xuất, tăng nội địa hóa, thu hút công nghiệp hỗ trợ, trong thời gian ít ỏi còn lại.


Ngược lại, Bộ Tài chính muốn giảm dần thuế suất thuế nhập khẩu ô tô nguyên chiếc từ khu vực Asean ở mức 50% vào năm 2015, xuống còn 40% vào 2016, 30% vào năm 2017, rồi về 0% vào năm 2018 và giữ nguyên thuế tiêu thụ đặc biệt ở mức cao như hiện nay do lo sợ giảm mạnh sẽ thất thu cho ngân sách.


Chính những bất đồng chính sách này đã khiến chi việc xây dựng các chính sách tiếp tục bị kéo dài. Mười năm trước cũng vì những tranh cãi và thiếu nhất quán là một trong những nguyên nhân khiến cho công nghiệp ô tô không thành công trong giai đoạn trước. Việc này nếu tiếp diễn rã khiến công nghiệp ô tô Việt Nam lỡ bước khi thời điểm hội nhập đã cận kề.


Với tất cả sự nóng lòng, các DN cho rằng, điều cần thiết hiện nay là phải có một chương trình hành động cụ thể. Chẳng hạn, để hỗ trợ cho thị trường trong nước đạt quy mô lớn, cần phải giảm thuế phí và các thủ tục hành chính rườm rà.


Trong bối cảnh các nước Thái Lan, Indonesia đang có nhiều chính sách hấp dẫn, để thu hút vốn đầu tư lớn cho công nghiệp ô tô, trước khi mở cửa, thì các cơ quan chính sách Việt Nam càng cần nhất quán và quyết liệt hơn.


Trần Thủy











Công-nghiệp, ô-tô, chính-sách, phát-triển, DN, thuế, phí, mâu-thuẫn, sản-xuất, lắp-ráp, đầu-tư.





Nga và Bắc Kinh thực sự là liên minh?

Nga và Bắc Kinh thực sự là liên minh?

Khi mối quan hệ của Moscow với phương Tây tiếp tục xấu đi, Nga công khai tập trung vào cái gọi là “trục xoay châu Á” mà tâm điểm là đào sâu mối quan hệ với Trung Quốc.


Nga và Bắc Kinh thực sự liên minh?


Ngoài những tuyên bố, do lợi ích chồng chéo giữa Moscow và Bắc Kinh mà người ta hồ nghi rằng, liệu hai bên có thực sự trở thành một liên minh?


Nga và Trung Quốc chia sẻ một số lợi ích quan trọng, bắt đầu với năng lượng. Sau gần một thập niên đàm phán, trong chuyến viếng thăm Bắc Kinh hồi tháng 5, Tổng thống Vladimir Putin đã ký thỏa thuận 30 năm trị giá 400 tỉ USD về việc Nga cung cấp 38 tỉ mét khối khí đốt mỗi năm cho TQ. Khí sẽ tới TQ từ các mỏ ở vùng đông Siberia xa xôi qua hệ thống ống dẫn dự kiến dài 4.000 km.


Ngoài dự án “lộ trình đông” nói trên, Putin gần đây còn khẳng định rằng, hai bên đang thương thảo về dự án ống dẫn “lộ trình tây” dẫn khí từ Altai đến tây bắc Trung Quốc.


Hợp tác quân sự là một cực khác đang phát triển khá nhanh chóng trong quan hệ song phương. Đầu năm nay, Nga và Trung Quốc đã tiến hành cuộc tập trận hải quân chung ở Hoa Đông. Theo hãng thông tấn Itar Tass của Nga, hai bên sẽ thực hiện thêm hai cuộc tập trận chung về hải quân năm tới, một ở Thái Bình Dương và một ở Địa Trung Hải.











Nga, Putin, Bắc Kinh, Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản

Ảnh: mercopress



Nga từ lâu đã bán khá nhiều vũ khí hiện đại cho Trung Quốc. Trong suốt những năm 1990 và đầu 2000, Trung Quốc trở thành khách hàng vũ khí chính của Nga, cũng là bên đóng vai trò quan trọng giữ vững sự tồn tại của các khu liên hợp công nghiệp quân sự Nga sau khi các đơn hàng nội địa sụt giảm bởi sự tan rã của Liên Xô.


Hiện tại, sau một số năm gián đoạn, Nga và Trung Quốc lại tiếp tục thảo luận về các hợp đồng mua bán vũ khí mới. Lần này là với loại máy bay chiến đấu hiện đại nhất của Nga Su35 cũng như hệ thống tên lửa S-400.


Cuối cùng, Nga và Trung Quốc chia sẻ tương đồng ở hầu hết các vấn đề toàn cầu. Về mặt ý thức hệ, hai nước khẳng định các quốc gia không nên can thiệp vào công việc nội bộ của nước khác và từ lâu đều không vui vẻ gì với việc Mỹ tập trung vào thúc đẩy dân chủ và nhân quyền.


Hai cường quốc Âu Á cũng chia sẻ mục tiêu địa chính trị của một thế giới đa cực thay vì chỉ do Mỹ dẫn dắt. Theo quan điểm của Moscow, việc NATO mở rộng cũng như chuyện phương Tây can thiệp vào Ukraina chính là chiến lược của Mỹ nhằm bao vây, kiềm chế Nga. Tương tự như vậy, Bắc Kinh xem chiến lược “trục xoay” châu Á mà Tổng thống Mỹ Barack Obama khởi xướng đơn giản là để ngăn chặn TQ khôi phục vai trò là cường quốc hàng đầu ở châu Á.


Bất cân xứng


Quan sát sâu hơn vào mối quan hệ Moscow – Bắc Kinh, một số nhà phân tích đã đi khá xa khi nói rằng, Nga và Trung Quốc có khả năng hình thành cái gọi là “Nato Âu Á” chiếm lĩnh vùng rộng lớn từ Âu sang Á và thách thức Mỹ. Tuy nhiên, nhìn nhận thực tế hơn, có thể thấy sự kết hợp giữa các lợi ích khu vực khác nhau, sự tồn tại mối hoài nghi – chủ yếu là Nga quan ngại Trung Quốc trỗi dậy – làm cho sự hình thành liên minh Moscow và Bắc Kinh chỉ mang tính cố kết.


Một vấn đề quan trọng hạn chế liên minh thực sự Nga và Trung Quốc đó là mất cân bằng quyền lực giữa hai bên. Trong khi nền kinh tế hai nước ở mức tương đồng thời Liên Xô thì hiện tại, kinh tế Trung Quốc đã gấp 5 lần Nga và tiếp tục tăng trưởng nhanh chóng. Khác với những năm 1950, khi Trung Quốc tự liên minh với Liên Xô và chấp thuận ưu thế Moscow thì ngày nay, rõ ràng là Nga thua kém xa đối tác.


Một ví dụ về sự chênh lệch quyền lực giữa Nga và Trung Quốc có thể thấy qua hợp đồng khí đốt 400 tỉ USD mà Putin ký với Trung Quốc trong tháng 5. Trong khi Nga hiểu 25 tỉ USD mà Trung Quốc thanh toán là trả trước cho khí đốt được cung cấp, thì Trung Quốc lại nói rằng, đơn giản đó là một khoản vay có lãi suất. Nghĩa là, thỏa thuận còn ở xa ngưỡng hoàn tất.


Trong khi đó, dự án “lộ trình tây” mới chỉ được thảo luận ở mức “làm việc nhóm” giữa Gazprom và công ty dầu khí Trung Quốc CNPC.


"Mặc dù có nhiều lời cường điệu liên quan tới một đối tác kinh tế chiến lược, nhưng thời điểm này, tiền không đến từ phía Trung Quốc. Trung Quốc là những người thương thảo rất cứng rắn, và họ sẽ tận dụng mọi điểm yếu của Nga khi có thể”, Stephen Blank, nhà nghiên cứu cấp cao về Nga tại Hội đồng Chính sách Đối ngoại Mỹ cho biết.


Hơn thế nữa, rất nhiều người Nga lo ngại rằng, Trung Quốc thực sự chỉ xem Nga không khác gì là nước cung cấp nguồn nguyên liệu thô, tương tự như châu Phi. Moscow đang chứng kiến một Trung Quốc nghèo tài nguyên với 1,3 tỉ dân đang ngày càng tăng cường hiện diện tại Siberia. Họ lo rằng thậm chí không cần Bắc Kinh hành động quân sự, thì vùng Viễn Đông của Nga cuối cùng có thể chịu ảnh hưởng kinh tế và sau là chính trị của Trung Quốc.


Khả năng quân sự của Trung Quốc là vấn đề khác. Như nhà phân tích Dmitry Trenin nhận định, Nga tin là Trung Quốc đang tập trung quân sự ở phía đông và nam giáp Nhật Bản và Biển Đông. Tuy nhiên, với lợi thế kinh tế và nhân khẩu, Nga hiểu một ngày nào đó, tham vọng của Bắc Kinh có thể dễ dàng chuyển hướng lên phía bắc.


Trong thực tế, các cuộc diễn tập quân sự lớn nhất của Nga tới thời điểm này – gồm 160.000 quân, 5.000 xe tăng và hàng loạt tàu chiến, máy bay – đều diễn ra ở vùng Viễn Đông, giáp biên giới Trung Quốc. Nghĩa là, có thể hiểu rằng, bằng các cuộc diễn tập quy mô lớn, Moscow đang “đe” Bắc Kinh.


Mối quan tâm bấy lâu của Moscow trong việc kết thúc hay sửa đổi Hiệp ước lực lượng hạt nhân tầm trung 1987 giữa Nga và Mỹ một phần cũng bắt nguồn từ mong muốn của Kremlin trong việc duy trì khả năng ngăn chặn mạnh mẽ tại sườn phía đông xa xôi.


Mặc dù Moscow đã bước xa khỏi con đường đối kháng với Trung Quốc, nhưng Kremlin cũng không ngại ngần thúc đẩy các mối quan hệ với những cường quốc châu Á khác – mà rất nhiều trong số đó có sự khác biệt với Bắc Kinh.


Ví dụ trong chuyến thăm Ấn Độ gần đây – nước mà Trung Quốc có sự cạnh tranh chiến lược ngày càng lớn – Putin và Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đã tái khẳng định liên minh lâu năm của hai nước. Ông Modi mô tả Nga là một “trụ cột sức mạnh” của nước ông. Hai bên cũng ký nhiều thỏa thuận phát triển vũ khí cũng như Nga sẽ xây 10 nhà máy điện hạt nhân mới cho Ấn Độ.


Tóm lại, mặc dù Putin hoan nghênh cơ hội hợp tác với Trung Quốc để thách thức Mỹ, thì nỗi lo ngại khó nói (theo mô tả của Blank) sẽ khiến cho liên minh thực sự giữa hai cường quốc Âu Á khó có thể thành hiện thực.


Minh Tâm(Theo Moscowtimes)






Lạm phát thấp kỷ lục vẫn cao hơn Thái Lan, Malaysia

Lạm phát thấp kỷ lục vẫn cao hơn Thái Lan, Malaysia

- Lạm phát thấp nhất trong vòng 13 năm là một chỉ báo tích cực cho vĩ mô. Tuy nhiên, trong khu vực, lạm phát của Việt Nam vẫn cao hơn nhiều nước như Thái Lan, Singapore...





Đừng vội mừng


Với con số 1,84%, lạm phát của Việt Nam năm 2014 được coi là thấp nhất trong vòng 13 năm trở lại đây.


Chia sẻ tại hội thảo bàn về chủ đề mới được Viện Kinh tế tài chính tổ chức, bà Ngô Thị Ánh Dương, Phó Vụ trưởng Vụ Thống kê giá, Tổng cục Thống kê phải thừa nhận, lạm phát thấp tới mức dưới 2% như năm nay là nằm ngoài mọi dự báo của các chuyên gia trong ngành. Trong năm, giá cả đã có những bước đi chậm, cũng có những cú giật mình nhưng xu thế âm liên tiếp những tháng cuối năm đã khiến nhiều người ngỡ ngàng bởi quy luật giá bị phá vỡ.


Bà Dương cũng khẳng định chắc chắn, khi lạm phát thấp sẽ là cơ hội để phục hồi sản xuất. Kể cả sau khi loại trừ các yếu tố giá cả của xăng dầu, dịch vụ y tế, mức tăng lạm phát năm nay cũng chỉ trong khoảng 3-4%.


"Dù vậy, CPI tăng thấp là thấp so với chính chúng ta, còn trong khu vực thì dự báo CPI Việt Nam vẫn cao hơn Thái Lan, Singapore, Malaysia, Philippines, Brunei. CPI của Việt Nam chỉ thấp hơn Indonesia, Lào, Myanmar và ngang với Campuchia, ", bà Dương cho biết.


"Đây là điều cần phải suy ngẫm, tìm lời giải vì sao cùng phụ thuộc vào giá thế giới, cùng điều kiện mở rộng hội nhập kinh tế, nhưng trong khu vực, biến động giá cả ở Việt Nam vẫn cao hơn các nước?" - bà Dương lưu ý.











giá-cả, lạm-phát, CPI, GDP, tăng-trưởng, kiềm-chế, kiểm-soát, tái-cơ-cấu, hiệu-quả, giá-xăng, xăng-dầu

Lạm phát thấp nhất trong vòng 13 năm là một chỉ báo tích cực cho vĩ mô



TS Ngô Trí Long cũng bày tỏ: "Đừng mừng vội, chúng ta mới thành công một nửa!".


Ông đánh giá: "Cái thành công là con ngựa bất kham giá cả đã trị được. Đây là một trong những dấu hiệu ổn định kinh tế vĩ mô. Cái chưa thành công là sự ổn định đó chưa phải là do năng suất và hiệu quả đầu tư tạo nên. Thực chất CPI giảm phần lớn do yếu tố khách quan và chính sách thắt chặt tiền tệ", ông Long nói.


Ông phân tích, gốc gác của giá là cầu. Mặc dù cầu tiêu dùng tăng nhưng cầu Chính phủ, cầu doanh nghiệp giảm. Như vậy, do thắt chặt chính sách tiền tệ nên cầu giảm. CPI thấp nhưng so với tiềm năng tăng trưởng thấp, GDP năm nay là 5,9%, tăng hơn 2 năm trước nhưng vẫn thấp so với năm 2010-2011, còn so với 2008-2009 thì tăng trưởng dưới mức tiềm năng. Nền kinh tế chúng ta mới có dấu hiệu phục hồi thôi, tăng trưởng rất vật vã, khó khăn.


Nỗi lo bùng phát: Không thể lơ là


Xâu chuỗi một chiều dài thời gian diễn biến lạm phát trong khoảng 15 năm, các chuyên gia kinh tế vẫn chỉ ra nhiều nghịch lý không thể lơ là.


TS Ngô Trí Long nói rằng: "Thách thức phía trước còn nhiều, ổn định kinh tế vĩ mô chưa thực sự vững chắc. CPI giảm nên lãi suất giảm nhưng nghịch lý là ngân hàng lại đang thừa tiền. Một anh thừa một anh thiếu nhưng không gặp nhau".











giá-cả, lạm-phát, CPI, GDP, tăng-trưởng, kiềm-chế, kiểm-soát, tái-cơ-cấu, hiệu-quả, giá-xăng, xăng-dầu

Trong khu vực, lạm phát của Việt Nam vẫn cao hơn nhiều nước như Thái Lan, Singapore...



Tuy nhiên, bà Nguyễn Thị Thúy Thanh, Viện trưởng Viện Chiến lược ngân hàng không đồng tình với nhận xét thắt chặt tiền tệ quá mức của TS Long.


Bà nói: "Thực tế năm nay, chính sách tiền tệ cũng đã có nới lỏng so với năm 2013. Trước đây, nhiều bài học cho thấy phải trả giá trong nới lỏng tính sách tài chính. Nếu loại bỏ yếu tố giảm giá đột biến của xăng dầu thì CPI chắc chắn cao hơn, khoảng 4%, không thể thấp như vậy được".


"Bức tranh CPI của Việt Nam không ổn định, năm cao năm thấp. Nhìn lại giai đoan từ năm 1999-2003, lạm phát từng rất thấp, có năm âm, sau đó lại bùng phát những năm sau thì liệu giai đoạn hiện nay có tái diễn như vậy không", bà Thanh nghi ngại.


Theo góc nhìn của bà Thanh, giai đoạn hiện nay cũng có những nét tương đồng như năm 1999-2003, giá xăng, lương thực thực phẩm... đều thấp. Điểm khác nhau là giai đoạn 1999-2003, Chính phủ không quan tâm đến kiểm soát lạm phát mà chú trọng kích thích tăng trưởng. Hậu quả là năm 2004, giá cả hàng hoá tăng, CPI quay lại tăng mạnh. Còn hiện nay, Chính phủ coi ổn định kinh tế vĩ mô là mục tiêu hàng đầu, không đưa các giải pháp quá mạnh để tạo tăng trưởng lớn.


Trong khi đó, với ông Vũ Vinh Phú, Chủ tịch Hiệp hội các siêu thị Hà Nội vẫn bày tỏ lo ngại: "Hàng hóa tiêu dùng ngoài thị trường vẫn ở mức giá cao rất vô lý, khâu trung gian chiếm đến 60% giá cả. Chi phí lưu thông cao. Lãi vay ngân hàng gửi vào 4,8% nhưng cho vay vẫn có nơi đến 12%, ngân hàng hưởng chênh lệch trên biên độ 3%. Như thế làm gì giá hàng hoá bên ngoài lại không cao", ông Phú cho biết.


Các chuyên gia kinh tế cho rằng, lạm phát thấp kỷ lục năm nay có một phần cộng hưởng "may mắn" từ xu thế giảm giá của thế giới, một phần lón là những nỗ lực điều hành của Chính phủ. Tuy nhiên, những bài toán gốc của nền kinh tế vẫn phải sớm giải quyết, đó là tái cơ cấu quyết liệt hơn, đổi mới công nghệ, tăng năng suất lao động... để tăng hiệu quả và tính cạnh tranh của cả nền kinh tế.


Phạm Huyền










giá-cả, lạm-phát, CPI, GDP, tăng-trưởng, kiềm-chế, kiểm-soát, tái-cơ-cấu, hiệu-quả, giá-xăng, xăng-dầu





Từ 5/1 lấy ý kiến dân về bộ luật Dân sự sửa đổi

Từ 5/1 lấy ý kiến dân về bộ luật Dân sự sửa đổi

- Trong 3 tháng, từ 5/1 đến 5/4, người dân có thể góp ý trực tiếp hoặc bằng văn bản về dự thảo bộ luật Dân sự sửa đổi .


TIN LIÊN QUAN:



Theo quyết định vừa được Thủ tướng ký ban hành, nội dung lấy ý kiến về dự thảo gồm: Quy định chung; Quyền sở hữu và các vật quyền khác; Nghĩa vụ và hợp đồng; Thừa kế; Pháp luật áp dụng đối với quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài; Điều khoản thi hành; Kỹ thuật trình bày các quy định của bộ luật.

Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ tổ chức lấy ý kiến về các nội dung trên, đồng thời căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình, tập trung lấy ý kiến liên quan trực tiếp đến phạm vi, lĩnh vực hoạt động của bộ, ngành mình và những vấn đề mà bộ, ngành quan tâm.


Báo Nhân Dân, trang thông tin điện tử của Quốc hội, Bộ Tư pháp, Cổng thông tin điện tử Chính phủ sẽ đăng toàn văn dự thảo.


Việc lấy ý kiến được thông qua nhiều hình thức như góp ý trực tiếp hoặc bằng văn bản, tổ chức hội nghị, hội thảo, tọa đàm; thông qua trang thông tin điện tử của Bộ Tư pháp và các hình thức phù hợp khác.


Thời gian lấy ý kiến sẽ kéo dài 3 tháng, từ 5/1 đến 5/4.


Bộ Tư pháp chủ trì triển khai kế hoạch này, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc các bộ, ngành, địa phương tổ chức lấy ý kiến...


Bộ trưởng, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm triển khai nội dung lấy ý kiến về dự thảo bộ luật Dân sự (sửa đổi), gửi kết quả về Bộ Tư pháp trước ngày 15/4.


Bộ Tư pháp trình Chính phủ báo cáo tổng hợp kết quả lấy ý kiến nhân nhân dân trước ngày 25/4.


PV







Câu hỏi lớn về thảm kịch QZ8501

Câu hỏi lớn về thảm kịch QZ8501

Bộ Giao thông Vận tải Indonesia xác nhận chiếc máy bay QZ8501 gặp nạn hôm 28/12 đã không được phép khởi hành tại Indonesia.


TIN BÀI LIÊN QUAN







Máy bay AirAsia không được phép khởi hành?


Bộ Giao thông Vận tải Indonesia xác nhận chiếc máy bay QZ8501 gặp nạn hôm 28/12 đã không được phép khởi hành tại Indonesia. Lý do là tuyến bay từ Indonesia đến Singapore chỉ được cấp giấy phép hoạt động vào các ngày thứ Hai, thứ Ba, thứ Năm, thứ Bảy trong tuần. Điều này có nghĩa đã có dấu hiệu sai phạm đối với chiếc máy bay này, theo tờ New StraitsTimes.


Ủy ban điều tra an toàn giao thông cho biết họ sẽ cần khoảng thời gian 1 tháng để tìm thấy chiếc hộp đen của QZ8501.


Nguyên nhân khiến máy bay rơi?


Đây là câu hỏi trị giá tới cả triệu đô-la, và chưa ai biết câu trả lời. Trước khi máy bay QZ8501 mất tích, phi công đã yêu cầu tăng độ cao và chuyển hướng sang trái do thời tiết.











AirAsia, QZ 8501, máy bay rơi
Máy bay gặp phải một khối mây vũ tích nên yêu cầu tăng độ cao và chuyển hướng sang trái trước khi mất liên lạc. Ảnh: ST

Một số chuyên gia nói máy bay có thể bị hỏng hóc ở phần khí động học, vì chưa đủ vận tốc cần thiết hoặc tăng độ cao ở góc quá gắt.


Các nhà phân tích nói rằng, phi công có thể không nhận đủ thông tin trên máy bay hoặc sấm chớp gây hỏng động cơ.


Tất cả dữ liệu sẽ có sau khi phân tích hộp đen máy bay.


Đội tìm kiếm trục vớt thi thể bằng cách nào?


Việc vớt các thi thể nạn nhân là ưu tiên hàng đầu cho những ai trong đội tác chiến.


Trực thăng có thể đưa thợ lặn xuống thấp, nhận các thi thể và mảnh vỡ trên bề mặt biển. Các tàu trên biển cũng đóng vai trò quan trọng khi có thể cử các tàu lặn xuống gỡ những thi thể bị mắc kẹt trong thân máy bay dưới biển.


Làm sao để nhận diện nạn nhân?


Các bệnh viện ở Surabaya đang chuẩn bị sẵn sàng để bảo quản lạnh các thi thể và nhận diện nạn nhân.


Người nhà nạn nhân cần mang theo ảnh người thân và cung cấp các mẫu ADN.











AirAsia, QZ 8501, máy bay rơi
Thi thể nạn nhân được đưa lên bờ. Ảnh: Reuters

Trên người nạn nhân không/có áo phao cứu sinh. Điều này có nghĩa là gì?


Khi trên người nạn nhân không có áo phao cứu sinh, nghĩa là cho dù bất kỳ chuyện gì xảy ra trên máy bay thì sự việc đó đã xảy ra rất nhanh. Và khả năng là hành khách không đủ thời gian hành động.


Liệu có ai sống sót?


Trong quá khứ từng xảy ra các vụ rơi máy bay mà chỉ có một người sốt sót. Nhưng khả năng này được cho là rất khó xảy ra với QZ8501.


Một người nói nhìn thấy ‘bóng’ của máy bay dưới nước. Điều này có thật không?


Nếu điều này là thật thì việc cứu hộ máy bay sẽ diễn ra nhanh hơn. Với các máy định vị dưới nước, hộp đen sẽ sớm được tìm thấy.


Làm thế nào tìm và vớt được các mảnh máy bay?


Các mảnh vỡ máy bay QZ8501 được tìm thấy ở eo biển Karimata, cách thành phố Pangkalan Bun 110 hải lý. Địa điểm này cách vị trí cuối cùng của máy bay trước khi mất tích 6 dặm.











AirAsia, QZ 8501, máy bay rơi
Lực lượng cứu hộ trên mặt biển. Ảnh: CNA

Thợ lặn cùng với các thiết bị dò tìm dưới biển đã được cử tới hiện trường, độ sâu của nước biển ở khu vực này là 25-30m.


Cơ quan cứu nạn cho rằng, nhiều khả năng máy bay rơi xuống biển và vẫn còn nguyên vẹn. Do đây là vùng nước nông nên việc trục vớt mảnh vỡ không có quá nhiều khó khăn.


Các mảnh vỡ đã tìm thấy nói lên điều gì?


Hình ảnh cửa thoát hiểm trôi nổi trên mặt biển cùng với các áo phao làm dấy lên câu hỏi liệu phi hành đoàn có đủ thời gian để triển khai thiết bị cứu sinh, trước khi máy bay rơi xuống biển hay không.











AirAsia, QZ 8501, máy bay rơi

Điều gì kế tiếp với người nhà các nạn nhân?


Gia đình của những người trên chuyến bay sốc và choáng váng, thất vọng trước thông tin tìm thấy mảnh vỡ máy bay QZ 8501 trên biển Java.


Yếu tố then chốt là cung cấp thông tin chính xác, tin cậy và đúng lúc cho họ trong khi quá trình điều tra vẫn tiếp diễn.


Điều quan trọng nữa là bảo vệ các gia đình trong lúc truyền thông vào cuộc đưa tin, đặc biệt là khi có những cảnh tượng gây đau lòng được truyền đi.


Chuyến bay 8501 cất cánh sớm hơn lịch trình cũ 2 giờ. Đây có phải là điều đáng để tâm?


Tại Mỹ, việc máy bay cất cánh sớm hơn lịch trình rất hiếm, nhưng lại là chuyện vẫn xảy ra tại các quốc gia khác. Câu hỏi đặt ra là tại sao lại đẩy lịch bay sớm lên, và liệu có phải là vì lý do thời tiết hay không?


Lê Thu (Theo CNN)






10 câu hỏi lớn về thảm kịch QZ8501

10 câu hỏi lớn về thảm kịch QZ8501

Việc tìm kiếm các mảnh vỡ của máy bay QZ 8501 đồng nghĩa với việc các điều tra viên sẽ phải có biện pháp để trả lời các câu hỏi ám ảnh gia đình những người bị nạn.


TIN BÀI LIÊN QUAN







CNN đã liệt kê ra 10 câu hỏi lớn, và những gì có thể tiếp diễn trong vụ tai nạn này.


Nguyên nhân khiến máy bay rơi?


Đây là câu hỏi trị giá tới cả triệu đô-la, và chưa ai biết câu trả lời. Trước khi máy bay QZ8501 mất tích, phi công đã yêu cầu tăng độ cao và chuyển hướng sang trái do thời tiết.











AirAsia, QZ 8501, máy bay rơi
Máy bay gặp phải một khối mây vũ tích nên yêu cầu tăng độ cao và chuyển hướng sang trái trước khi mất liên lạc. Ảnh: ST

Một số chuyên gia nói máy bay có thể bị hỏng hóc ở phần khí động học, vì chưa đủ vận tốc cần thiết hoặc tăng độ cao ở góc quá gắt.


Các nhà phân tích nói rằng, phi công có thể không nhận đủ thông tin trên máy bay hoặc sấm chớp gây hỏng động cơ.


Tất cả dữ liệu sẽ có sau khi phân tích hộp đen máy bay.


Đội tìm kiếm trục vớt thi thể bằng cách nào?


Việc vớt các thi thể nạn nhân là ưu tiên hàng đầu cho những ai trong đội tác chiến.


Trực thăng có thể đưa thợ lặn xuống thấp, nhận các thi thể và mảnh vỡ trên bề mặt biển. Các tàu trên biển cũng đóng vai trò quan trọng khi có thể cử các tàu lặn xuống gỡ những thi thể bị mắc kẹt trong thân máy bay dưới biển.


Làm sao để nhận diện nạn nhân?


Các bệnh viện ở Surabaya đang chuẩn bị sẵn sàng để bảo quản lạnh các thi thể và nhận diện nạn nhân.


Người nhà nạn nhân cần mang theo ảnh người thân và cung cấp các mẫu ADN.











AirAsia, QZ 8501, máy bay rơi
Thi thể nạn nhân được đưa lên bờ. Ảnh: Reuters

Trên người nạn nhân không/có áo phao cứu sinh. Điều này có nghĩa là gì?


Khi trên người nạn nhân không có áo phao cứu sinh, nghĩa là cho dù bất kỳ chuyện gì xảy ra trên máy bay thì sự việc đó đã xảy ra rất nhanh. Và khả năng là hành khách không đủ thời gian hành động.


Liệu có ai sống sót?


Trong quá khứ từng xảy ra các vụ rơi máy bay mà chỉ có một người sốt sót. Nhưng khả năng này được cho là rất khó xảy ra với QZ8501.


Một người nói nhìn thấy ‘bóng’ của máy bay dưới nước. Điều này có thật không?


Nếu điều này là thật thì việc cứu hộ máy bay sẽ diễn ra nhanh hơn. Với các máy định vị dưới nước, hộp đen sẽ sớm được tìm thấy.


Làm thế nào tìm và vớt được các mảnh máy bay?


Các mảnh vỡ máy bay QZ8501 được tìm thấy ở eo biển Karimata, cách thành phố Pangkalan Bun 110 hải lý. Địa điểm này cách vị trí cuối cùng của máy bay trước khi mất tích 6 dặm.











AirAsia, QZ 8501, máy bay rơi
Lực lượng cứu hộ trên mặt biển. Ảnh: CNA

Thợ lặn cùng với các thiết bị dò tìm dưới biển đã được cử tới hiện trường, độ sâu của nước biển ở khu vực này là 25-30m.


Cơ quan cứu nạn cho rằng, nhiều khả năng máy bay rơi xuống biển và vẫn còn nguyên vẹn. Do đây là vùng nước nông nên việc trục vớt mảnh vỡ không có quá nhiều khó khăn.


Các mảnh vỡ đã tìm thấy nói lên điều gì?


Hình ảnh cửa thoát hiểm trôi nổi trên mặt biển cùng với các áo phao làm dấy lên câu hỏi liệu phi hành đoàn có đủ thời gian để triển khai thiết bị cứu sinh, trước khi máy bay rơi xuống biển hay không.











AirAsia, QZ 8501, máy bay rơi

Điều gì kế tiếp với người nhà các nạn nhân?


Gia đình của những người trên chuyến bay sốc và choáng váng, thất vọng trước thông tin tìm thấy mảnh vỡ máy bay QZ 8501 trên biển Java.


Yếu tố then chốt là cung cấp thông tin chính xác, tin cậy và đúng lúc cho họ trong khi quá trình điều tra vẫn tiếp diễn.


Điều quan trọng nữa là bảo vệ các gia đình trong lúc truyền thông vào cuộc đưa tin, đặc biệt là khi có những cảnh tượng gây đau lòng được truyền đi.


Chuyến bay 8501 cất cánh sớm hơn lịch trình cũ 2 giờ. Đây có phải là điều đáng để tâm?


Tại Mỹ, việc máy bay cất cánh sớm hơn lịch trình rất hiếm, nhưng lại là chuyện vẫn xảy ra tại các quốc gia khác. Câu hỏi đặt ra là tại sao lại đẩy lịch bay sớm lên, và liệu có phải là vì lý do thời tiết hay không?


Lê Thu






Thứ Sáu, 2 tháng 1, 2015

Chính sách ‘thoáng’ nhất chờ đón 2015

Chính sách ‘thoáng’ nhất chờ đón 2015

- Năm 2015, môi trường kinh doanh tại Việt Nam có độ mở thông thoáng chưa từng thấy. Tinh thần cởi trói doanh nghiệp thể hiện mạnh mẽ, nhiều chính sách mang tính bước ngoặt hứa hẹn tạo nên một sự thay đổi đột phá mới.





1. Bỏ đăng ký ngành nghề kinh doanh, bỏ giấy phép đầu tư


Đứng trước một cơ hội kinh doanh mới, một DN có thể sẽ đành ngậm ngùi nuối tiếc vì đã không đăng ký ngành nghề này khi mở công ty. Còn nếu cố tình lấn sân, ông chủ sẽ phạm tội kinh doanh trái phép.


Nhưng từ 1/7/2015, câu chuyện này sẽ thay đổi. Theo Luật Doanh nghiệp 2014, DN sẽ được kinh doanh, đầu tư những gì mà pháp luật không cấm. Còn theo Luật Đầu tư mới, chỉ có 6 ngành nghề bị cấm đầu tư kinh doanh và 272 ngành nghề kinh doanh có điều kiện.


Dù thế, vẫn có hàng trăm doanh nghiệp tư nhân Việt Nam thấy bỡ ngỡ với quy định thông thoáng ngoài sức tưởng tượng này.


Trong khi đó, nếu trước đây, một dự án có vốn 15 tỷ đồng trở lên, thuộc lĩnh vực đầu tư kinh doanh có điều kiện thì DN trong và ngoài nước đều phải làm thêm thủ tục xin giấy phép đầu tư. Đến nay, DN trong nước đã được "miễn" hoàn toàn việc này.


Luật Đầu tư 2014 còn cho phép, các doanh nghiệp có tỷ lệ vốn FDI dưới 51% thì sẽ được đối xử như DN trong nước với những quy định cởi mở trên. Trước đây, chỉ cần có 1% vốn ngoại thì nghiễm nhiên sẽ có sự khác biệt.











nhà-ở, bất-động-sản, giấy-phép-kinh-doanh, xăng-dầu, môi-trường-kinh-doanh, xếp-hàng, cải-cách, tái-cơ cấu

Năm 2015, môi trường kinh doanh tại Việt Nam có độ mở thông thoáng chưa từng thấy



2. Một DN, nhiều con dấu


Theo Luật Doanh nghiệp, DN có quyền có nhiều con dấu, có hình thức tròn, vuông tuỳ ý và không phải xin phép cơ quan công an. DN chỉ cần thông báo mẫu dấu với cơ quan đăng ký kinh doanh để đăng tải trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.


Quyền lực của con dấu bị cắt bỏ. Nếu như một cá nhân chiếm giữ con dấu cũng sẽ không không thể làm tê liệt hoạt động của cả một DN như trước đây.


Song, sự thay đổi này vẫn quá mới mẻ nhiều DN tự hỏi phải làm sao nếu có kẻ mạo danh con dấu của mình?. Song, băn khoăn này sẽ được giải quyết trong tương lai. Các nhà soạn thảo chính sách còn hướng tới sẽ bỏ hẳn con dấu doanh nghiệp.


3. Doanh nghiệp tha hồ chi quảng cáo


Theo Luật sửa đổi các điều liên quan đến Luật Thuế năm 2014, từ 2015 trở đi, các DN chi bao nhiêu vào quảng cáo thì sẽ được trừ bấy nhiêu khi tính thu nhập chịu thuế. Ngân sách trước mắt có thể sẽ thiệt đi một chút, vì số thu giảm đi.


Có lẽ, các DN là sữa mừng hơn cả.Tháng 4/2014, kết luận thanh tra của Bộ Tài chính cho biết, có 4 ông lớn ngành sữa đã chi 386 tỷ đồng dành cho quảng cáo sữa vượt ngoài quy định 15%, làm tăng giá bán sản phẩm sữa từ 2,18-16,39%.


Theo các chuyên gia, việc dỡ trần quảng cáo là một quyết định đúng đắn, hợp với thông lệ quốc tế và góp phần tăng năng lực cạnh tranh, khuyến khích DN mở rộng kinh doanh.


4. Giảm 370 giờ nộp thuế, 227 giờ đóng tiền bảo hiểm


Nghị quyết 19 của Chính phủ đã yêu cầu môi trường kinh doanh của Việt Nam phải tăng lên ở mức trung bình trong ASEAN-6. Mục tiêu cụ thể là phải giảm từ 872 giờ nộp thuế (gồm cả thời gian đóng bảo hiểm xã hội) theo báo cáo môi trường kinh doanh của Ngân hàng Thế giới xuống 171 giờ vào năm 2015.


Ngành thuế và bảo hiểm xã hội trong 6 tháng cuối năm 2014 đã loại bỏ gần 300 thủ tục hành chính. Nhờ đó, Từ 1/1/2015 trở đi, doanh nghiệp nộp thuế đã giảm 370 giờ với các sửa đổi ở Thông tư 119, Thông tư 151 của Bộ Tài chính và Luật sửa đổi các điều liên quan đến thuế. Với ngành bảo hiểm xã hội, thời gian làm thủ tục đã giảm 227 giờ.


Trong năm 2015, ngành thuế còn phải chịu trách nhiệm giảm tiếp 45,5 giờ và ngành bảo hiểm xã hội sẽ giảm 58,5 giờ.


Cuộc cải cách này không chỉ mang lại tiền bạc, thứ hạng cho Việt Nam trên trường quốc tế mà mang đến một niềm tin cho cộng đồng DN. Tổ chức tư vấn quốc tế đã ước tính, giảm 1 ngày thông quan, Việt Nam tiết kiệm được 1,6 tỷ USD. Giảm 701 giờ nộp thuế, Việt Nam tiết kiệm được 6,6 ngàn tỷ đồng.


5. Một cửa quốc gia: môi trường phi giấy tờ











nhà-ở, bất-động-sản, giấy-phép-kinh-doanh, xăng-dầu, môi-trường-kinh-doanh, xếp-hàng, cải-cách, tái-cơ cấu

Nhiều chính sách mang tính bước ngoặt hứa hẹn tạo nên một sự thay đổi đột phá mới



Một môi trường giao dịch với cơ quan Nhà nước phi giấy tờ, hàng trăm thủ tục hành chính đều được thực hiện qua mạng internet, DN sẽ không còn phải xếp hàng dài chờ đợi nộp chứng từ kê khai, cũng không còn cảnh chạy ngược chạy xuôi xin chứng nhận, nộp giấy tờ... ở nhiều cơ quan tại nhiều nơi khác nhau.


Năm 2015, với Cơ chế một cửa quốc gia và hướng tới Cơ chế một cửa ASEAN. Một bộ hồ sơ của DN sẽ chỉ cần nộp một nơi duy nhất, bởi các bộ ngành đã kết nối với nhau, với một hệ thống cơ sở dữ liệu quản lý chung.


7 Bộ ngành sẽ hoàn tất kết nối với nhau gồm: Bộ Tài chính, Tổng cục Hải quan, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Bộ Y tế, Bộ Quốc phòng, Bộ Công Thương, Bộ Tài nguyên và Môi trường. Đến năm 2016, cơ chế này sẽ mở rộng đến các Bộ, ngành còn lại.


Ngành thuế và bảo hiểm xã hội, hải quan cũng đã đồng loạt chuyển sang hình thức giao dịch điện tử.


Năm 2015 sẽ có 100% doanh nghiệp nộp thuế điện tử. Thay vì phải xếp hàng tại các chi cục thuế khi tới kỳ quyết toán, các DN chỉ cần ngồi trước máy tính, kết nối mạng, đăng nhập và kê khai theo hướng dẫn. Thời gian mất... chưa đến 5 phút. Thông quan điện tử được áp dụng giúp cho hàng hoá đi luồng xanh thì còn mất đúng 3 giây để hoàn tất thủ tục.


Không còn phải giao dịch trực tiếp với các công chức, DN sẽ thoát khỏi gánh nặng chi phí bôi trơn và các công chức cũng hết đường vòi vĩnh ăn vặt.


6. Người nước ngoài được mua nhà và cho vay BĐS nhiều hơn


Sau 5 năm thí điểm, Luật Nhà ở sửa đổi năm 2014 đã gỡ nút thắt này: các cá nhân người nước ngoài có thị thực từ 12 tháng trở lên sẽ được phép mua nhà tại Việt Nam, thay vì chỉ giới hạn các nhà đầu tư, lãnh đạo cấp cao như trước.


Quy định mới đã cho phép, một người nước ngoài có thể sở hữu tới 30% toà chung cư, không qua 250 căn hộ trên một đơn vị hành chính cấp phường. Nếu một chung cư có 1000 căn hộ thì các nhà đầu tư bất động sản nước ngoài này có thể sở hữu tới 330 căn.


Trong khi đó, từ mức rủi ro 250%, Thông tư 36 của Ngân hàng Nhà nước đã cho phép nới hệ số rủi ro cho vay bất động sản, chứng khoán xuống chỉ còn 150%.


Đây là một quyết định tháo van bất động sản rõ rệt. Các ngân hàng có thể cho vay bất động sản nhiều hơn gấp rưỡi so với quy định cũ. Thị trường có thêm một cú hích lớn và người dân qua đó cũng có thêm cơ hội tiếp cận vốn mua nhà.


Phạm Huyền









nhà-ở, bất-động-sản, giấy-phép-kinh-doanh, xăng-dầu, môi-trường-kinh-doanh, xếp-hàng, cải-cách, tái-cơ cấu





Thứ Năm, 1 tháng 1, 2015

Đầu năm ‘xông đất’ làng đóng tàu bám biển 700 tuổi

Đầu năm ‘xông đất’ làng đóng tàu bám biển 700 tuổi

- Ngày đầu tiên của năm mới, những người thợ tại HTX đóng tàu Trung Kiên (Nghi Lộc, Nghệ An) vẫn hối hả ‘tay rìu, tay búa’. Đây được xem là làng nghề đóng tàu bám biển nức tiếng nhất xứ Nghệ.











đầu năm, ‘xông đất’, làng đóng tàu, bám biển, nức tiếng, xứ Nghệ

Hợp tác xã đóng tàu Trung Kiên, xã Nghi Thiết (Nghi Lộc, Nghệ An) gồm gần 40 cơ sở đóng tàu vỏ gỗ, quy tụ hơn 300 lao động địa phương có tay nghề cao được tích lũy truyền thống và kinh nghiệm qua nhiều thế hệ. Ngày đầu năm 2015, không khí làm việc tại các xưởng vẫn rất hối hả.


đầu năm, ‘xông đất’, làng đóng tàu, bám biển, nức tiếng, xứ Nghệ


Con tàu công suất 1.200CV sắp được hoàn thiện tại xưởng đóng Gia Ân. Anh Nguyễn Văn Tài (ngư dân Quỳnh Lập, Quỳnh Lưu) cùng gần 10 ngư dân khác góp vốn hơn 7 tỷ đồng để đặt hàng đóng con tàu này. Với công suất lớn, con tàu khi hoàn thiện có thể đưa ngư dân Nghệ An vươn khơi bám biển.


đầu năm, ‘xông đất’, làng đóng tàu, bám biển, nức tiếng, xứ Nghệ


Cơ sở đóng tàu Gia Ân do anh Phạm Gia Quảng làm chủ, quy tụ 10 thợ mộc có trình độ tay nghề cao. Anh Quảng tiết lộ, hiện mỗi thợ được trả tiền công 350.000đ/1 ngày, mức thu nhập khá nếu so với những ngành nghề khác.


đầu năm, ‘xông đất’, làng đóng tàu, bám biển, nức tiếng, xứ Nghệ


Không khí làm việc hăng say, hối hả ở xưởng đóng tàu trong ngày đầu tiên của năm mới 2015.


đầu năm, ‘xông đất’, làng đóng tàu, bám biển, nức tiếng, xứ Nghệ


Ông Phạm Gia In, Chủ nhiệm HTX đóng tàu Trung Kiên cho biết, ngày 29/12/2014 vừa rồi, hợp tác xã vinh dự được trao bằng chứng nhận danh hiệu ‘Làng nghề tiêu biểu Việt Nam’. Theo ông In, Trung Kiên trước có tên gọi là làng Kẻ Lau, vốn đã có nghề đóng tàu vỏ gỗ từ khoảng 700 năm trước dưới triều Lê. Làng nghề này từng được biết đến là nơi đóng, sửa chữa những con tàu không số huyền thoại tham gia vận chuyển vũ khí trong cuộc kháng chiến chống Mỹ.


đầu năm, ‘xông đất’, làng đóng tàu, bám biển, nức tiếng, xứ Nghệ


Những người thợ còn rất trẻ nhưng đã rất thạo nghề đóng tàu vỏ gỗ. Ông Phạm Gia In cho biết, với Nghị định 67/2014/NĐ-CP, các ngư dân sẽ được hỗ trợ vốn đóng tàu vỏ sắt vươn khơi, những người thợ ở Trung Kiên cũng đã sẵn sàng để đóng những con tàu dạng này. Hiện nay, mỗi năm HTX Trung Kiên hoàn thiện khoảng 80 – 100 con tàu công suất lớn, khách hàng chủ yếu là các ngư dân Nghệ An và nhiều địa phương khác.


đầu năm, ‘xông đất’, làng đóng tàu, bám biển, nức tiếng, xứ Nghệ



Những con tàu công suất lớn đang gấp rút được hoàn thiện trước dịp Tết Nguyên đán.



Xem clip những người thợ đóng tàu say sưa công việc trong ngày đầu năm mới 2015:


Cao Thái



đầu năm, ‘xông đất’, làng đóng tàu, bám biển, nức tiếng, xứ Nghệ