Thảm Cho Bé

Các mẫu Thảm Cho Bé, Thảm Xốp Cho Trẻ, Thảm Lót Nhà Trẻ Eva, Thảm Cho Bé được làm từ chất liệu cao su và hạt nhựa Eva xuất xứ từ Việt Nam đảm bảo an toàn, không độc hại, độ đàn hồi cao và đặc biệt rất bền bỉ. Công dụng chống trơn và hạn chế chấn thương khi tập luyện sử dụng để trải lót sàn phòng tập võ; phòng tập luyện cho các bộ môn thể thao nhào lộn, Aerobic, trường học, nhà trẻ và phòng tập luyện võ thuật các bộ môn như: Taekwondo; Karatedo; Vovinam; Võ cổ truyền; Pencak silat; Sanshuu; Aikido; Judo; Boxing; Kickboxing; Muay; MMA..

GIẢM TỪ 20% KHI MUA THẢM TẬP VÕ SỐ LƯỢNG LỚN LH: 09 68 59 33 78

Thảm cho trẻ với các đường viền dễ dàng nối liền với nhau tạo thành một không gian rộng cho bé vui chơi thoải mái. Thảm xốp lót sàn cho trẻ được làm từ chất liệu cao su và hat nhựa eva, rất êm ái, bề mặt tiếp xúc chống trơn trượt sẽ đảm bảo được độ an toàn khi bé sử dụng.


Thảm Cho Bé




– Thảm lót sàn giúp giảm lực va đập khi bé ngã, giữ an toàn cho bé khi nô đùa.

– Bề mặt thảm xốp có thiết kế sần nhỏ chống trơn trượt hiệu quả.

– Giúp bé vui chơi an toàn, hạn chế trường hợp trượt ngã khi nô đùa.

– Thảm ghép chia miếng dễ dàng lắp ráp phù hợp từng không gian.

– Thuận tiện tháo ra những lúc không sử dụng giúp bảo quản tiện lợi.

– Bề mặt xốp nhanh khô, dễ dàng lau sạch để đảm bảo vệ sinh tốt hơn.

– Màu sắc rực rỡ của từng miếng thảm xốp mang đến vẻ tươi sáng cho căn phòng.

Thảm Tập Võ các bộ môn như: Taekwondo; Karatedo; Vovinam; Võ cổ truyền; Pencak silat; Sanshuu; Aikido; Judo; Boxing; Kickboxing; Muay; MMA.. .Là một trong những dụng cụ không thể thiếu cho bộ môn võ thuật và các môn thể thao.Là thảm mút xốp eva hàng Việt Nam chất lượng cao dùng lót sàn phòng tập võ.… giao hàng toàn quốc.

Thảm Tập Võ là sản phẩm thảm mút xốp eva hàng Việt Nam chất lượng cao, sử dụng để trải lót sàn phòng tập võ; phòng tập luyện cho các bộ môn thể thao nhào lộn, Aerobic, trường học, nhà trẻ.

Độ đàn hồi của thảm tốt sẽ giúp quá trình luyện tập của bạn trở nên dễ dàng hơn. Đặc biệt là khi thực hiện các động tác chống tay, chân hay tiếp xúc với mặt sàn sẽ không gây thương tích hay bị đau. Vì thế, dựa vào nhu cầu luyện tập bạn nên chọn cho mình những loại thảm tập võ có độ đàn hồi khác nhau.

Chủ Nhật, 5 tháng 1, 2014

Ba người nắm giữ chìa khóa Đông Á

Ba người nắm giữ chìa khóa Đông Á
Ai sẽ nắm giữ chìa khóa cho tương lai Đông Á? Một nước Mỹ đang suy giảm ảnh hưởng, một Trung Quốc đối mặt với không ít bất mãn, hay một Nhật Bản đang khuếch trương sức mạnh?










Trung Quốc, Nhật Bản, Mỹ, Hoa Đông, Đông Á, Senkaku
Ảnh: wordpress



Giới phân tích Nhật Bản thường không quá phóng đại. Vì thế khi một quan chức cấp cao ở Tokyo gần đây so sánh tình hình an ninh đang xấu đi ở Đông Á tương đương với châu Âu những năm 1930 giữa lúc chủ nghĩa phát xít trỗi dậy, thì thực sự đây là lúc cần ngồi lại và suy ngẫm.

Hãy chú ý, lời cảnh báo của quan chức Nhật xuất hiện trước động thái bất ngờ của Trung Quốc khi họ tuyên bố lập Vùng nhận diện phòng không ở biển Hoa Đông - bao trùm quần đảo tranh chấp với Nhật gọi là Senkaku/Điếu Ngư. Kể từ đó, Nhật, Mỹ và Hàn Quốc liên tục điều động máy bay chiến đấu trong khu vực. Sứ mệnh ngoại giao hòa giải của Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden đã thất bại, khiến thùng thuốc súng tiếp tục âm ỉ.


Không ai công khai nói về một Thế chiến thứ ba. Nhưng càng ngày, người ta càng ý thức rõ ràng về khả năng tương lai đụng độ giữa các siêu cường xung quanh những đảo đá, bãi ngầm, những tuyến đường biển hay không phận tại vùng tranh chấp vượt ra ngoài những ranh giới lịch sử của Trung Quốc. Việc thiếu vắng một tổ chức an ninh khu vực, thiếu vắng đường dây nóng giữa Bắc Kinh và Tokyo… đã làm tình hình hiện tại nguy hiểm hơn.


Cuộc chơi ba người


Có ba người đàn ông đang nắm giữ chìa khóa cho những gì có thể xảy ra trong năm 2014. Một là Tập Cận Bình - Chủ tịch Trung Quốc. Ngược với tuyên bố từ người tiền nhiệm Hồ Cẩm Đào là “trỗi dậy hoà bình”, ông Tập đưa ra lời khẳng định mang nặng chủ nghĩa dân tộc, cứng rắn hơn, đó là lòng tự hào của một quốc gia, là khẳng định quyền của Trung Quốc trên trường quốc tế với “ý chí bất khuất”. Tư tưởng được củng cố qua bài phát biểu nhậm chức của ông Tập về “giấc mơ Trung Quốc”.


“Ông Tập đang trở thành nhà lãnh đạo mạnh mẽ nhất của Trung Quốc kể từ thời Đặng Tiểu Bình”, nhà phân tích William Pesek nói. “Ông có thể đặc biệt mạo hiểm để sẵn sàng đối đầu với Nhật nhằm đánh lạc hướng những phản đối với chương trình cải cách, những bất mãn của người dân trong nước do tình trạng ô nhiễm, bất bình đẳng thu nhập và tham nhũng”.


Sự gia tăng quyền lực của ông Tập trùng khớp với sự trỗi dậy của một cá nhân cứng rắn - Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe - người nhậm chức với chương trình nghị sự là đối phó với Trung Quốc.


Là người đề cao chủ nghĩa dân tộc, ông Abe nói rằng, thời gian qua là lúc Nhật cần xem xét lại hiến pháp hoà bình, công nhận có rất nhiều mối đe dọa với an ninh quốc gia, cần đứng lên một cách dũng cảm và mạnh mẽ vì những lợi ích và giá trị đất nước. Ông đã gia tăng ngân sách quốc phòng, thiết lập hội đồng an ninh quốc gia, củng cố liên minh với các nước như Philippines (có tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc) và lên kế hoạch mua sắm các vũ khí mới hiện đại từ Mỹ.


Người thứ ba là Tổng thống Mỹ Barack Obama - người nắm giữ những khẩu súng lớn hơn, nhiều tàu thuyền và máy bay hơn hai người kia gộp lại. Như phần còn lại của thế giới, Washington có thể nghĩ tới hàng nghìn lý do tại sao một cuộc chiến Đông Á sẽ tạo ra muôn vàn ảnh hưởng tiêu cực tới thương mại, tài chính quốc tế và khối nợ Mỹ.


Ý thức về quan niệm ảnh hưởng Mỹ đang sụt giảm trong khu vực, rằng một đám cháy nhỏ nhất có thể tạo ra hoả hoạn lớn, ông đã đưa ra chiến lược “xoay trục” về châu Á, đặt khu vực này ở vị trí cao hơn trong ưu tiên chính sách đối ngoại, chủ yếu nhằm (mặc dù phủ nhận) đối phó với tham vọng hải quân của Trung Quốc ở Thái Bình Dương cũng như các biểu hiện đáng lo ngại khác của nỗ lực phô trương sức mạnh Trung Quốc.


Các nhà quan sát khu vực đặt ra câu hỏi, Obama đánh giá “mối đe dọa” Trung Quốc thực sự nghiêm trọng tới đâu, và có thực sự bảo vệ Nhật nếu tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư dẫn tới một cuộc chiến? Có lẽ 2014 sẽ đưa ra câu trả lời.


Thái An(theo Guardian)






Có cấm được vợ sếp nhận quà?

Có cấm được vợ sếp nhận quà?

- Tán thành chỉ thị của Ban Bí thư cấm tặng quà Tết cấp trên, bạn đọc cũng đòi hỏi cơ chế giám sát, xử lý nghiêm, phải cấm cả cấp trên cũng như người thân nhận quà.


Cấm tặng quà cấp trên không phải là quy định mới. Độc giả Huỳnh Nở đặt câu hỏi quy định đã cũ từ lâu nhưng cơ chế kiểm soát không nghiêm nên vẫn tiếp diễn, thậm chí có khả năng tăng dần trong mấy năm qua.


Bạn đọc Hửu Hùng cũng tỏ ra nghi ngờ tính khả thi của lệnh cấm: Mấy năm nay với quy định nêu gương nên cấp dưới chờ mãi câu "từ chối" của cấp trên mà sao thấy lâu quá, rồi tâm lý lây lan: "Không đi chúc Tết người ta/ Người ta tự ái khó mà an thân"!


"Từ trước đến nay chúng ta chỉ cấm có một vế, tức là cấm người biếu, còn vế thứ hai không cấm, đó là người nhận" - bạn đọc Nguyễn Văn Pha nêu. Phải cấm cả người biếu lẫn người nhận vì "có cầu ắt sẽ có cung", nhất là cầu lại có quyền quyết định đến vận mệnh của người biếu.


Có độc giả đặt câu hỏi: "Cấm tặng quà cho sếp chứ đâu có cấm tặng vợ và người thân của sếp?". Độc giả Cố Nhân nêu ý kiến: "Cấm tặng quà cho cấp trên nhưng vợ, con cái, người thân của cấp trên đều có thể nhận "quà" bằng nhiều hình thức khác nhau". Độc giả Văn Phong cũng cho rằng “cấm sếp nhưng đâu có cấm vợ sếp”?











Ban Bí thư, cấm tặng quà, Lê Như Tiến


"Lệ" biếu quà cho sếp được độc giả Nguyễn Thị Hải miêu tả, cứ Tết đến là "máu chảy về tim", mọi người nhìn nhau và cạnh tranh trong việc biếu quà cho lãnh đạo.


Độc giả Hải viết, làm sao phải cấm các lãnh đạo nhận quà, các lãnh đạo phải treo biển công khai: KHÔNG NHẬN QUÀ,TIỀN , KHÔNG TIẾP KHÁCH ĐẾN BIẾU QUÀ,TIỀN tại nơi ở và cơ quan, phải quán triệt tinh thần này đến gia đình, vợ, con... "Tuy nhiên, làm sao cấm được giao dịch ngầm chứ?" - độc giả đồng thời nêu khó khăn trong việc thực hiện.


Độc giả Diễn chỉ ra, bây giờ có nhiều kiểu biếu lắm. Chẳng ai đi biếu rượu, bánh trái đâu. Loại quà đó có lẽ là thực lòng quý nhau mới biếu. Còn các loại khác phổ biến hơn bây giờ là biếu phong bì hoặc chuyển khoản sẽ tiện hơn nhiều. Không biết có kiểm soát được dạng biếu xén như thế không nhỉ?


Chế tài nào?


Độc giả Thái Sơn thắc mắc: "Ai là người đi kiểm tra xem có ai đi tặng quà sếp và sếp có nhận quà không. Nếu có sếp nhận, sếp không thì ai sẽ là người kỷ luật sếp này, biểu dương sếp kia và cuối cùng, có ai đến chúc Tết sếp mà lại không biếu quà?".


Bạn để bí danh "Người dân" cũng đưa ra câu hỏi: "Ai sẽ giám sát? Giám sát thế nào?". Theo nhận xét của độc giả Phạm Thu Hồng, để kỷ cương phép nước không bị coi nhẹ, phải có biện pháp kiểm tra và làm cho mọi người phải tôn trọng luật pháp.


“Quan trọng nói vậy nhưng có làm được không!? Năm nào cũng có chỉ thị của các cấp từ TƯ đến địa phương nhưng "cấm ai, ai cấm, bây giờ cấm ai"? Thật buồn cho các chỉ thị, vì nó có đi kèm với chế tài đâu?" - bạn đọc Nguyễn Quang Trường nêu ý kiến.


Trên tờ Tiền Phong, ĐBQH tỉnh Quảng Trị Lê Như Tiến cũng cho rằng, bây giờ quà trở thành giá trị vật chất lớn. Có người ngày Tết tặng quà nhau mấy chục ngàn đô la Mỹ, tặng chai rượu ba bốn mươi năm, trị giá hàng chục triệu đồng hoặc quà vật chất trị giá hàng trăm triệu đồng.


Ông lý giải: "Quà chỉ còn mang ý nghĩa vật chất, sự trả ơn cho những thứ anh đã cho tôi như đã thăng chức, đã tạo điều kiện cho tôi làm ăn. Đấy là sự trả ơn mang tính chất vụ lợi, là một loại lợi ích nhóm".


Nhấn mạnh chỉ thị của Ban Bí thư là "kịp thời", ông Tiến nói nếu cấp trên từ chối, dứt khoát yêu cầu mang về và "cảnh cáo" người tặng quà thì liệu có cán bộ nào dám tặng.


"Có nhiều biện pháp để ngăn chặn việc tặng quà cấp trên, nhưng cao nhất là thái độ kiên quyết của người nhận quà", ông Tiến phân tích.


Hồng Nhì






Đổi mới thi tốt nghiệp chưa gắn với đại học

Đổi mới thi tốt nghiệp chưa gắn với đại học

- PGS.TS Lê Kim Long, Hiệu trưởng Trường ĐH Giáo dục (ĐHQG Hà Nội) cho rằng: Bộ GD-ĐT nghiêng về phương án 4 môn thi tốt nghiệp chưa phải xuất phát từ lí do đổi mới tuyển sinh ĐH, CĐ.





Phương án thi tốt nghiệp không mới


Theo PGS.TS Lê Kim Long: Dự thảo phương án thi lần này hướng đến học sinh THPT cũng chưa có tính đổi mới gì. Tôi cho rằng nếu đổi mới cách thi thì chuẩn bị phải bắt đầu từ lớp 10: từ cách dạy cách kiểm tra, đánh giá trong 3 năm học để quyết định đổi mới cách thi tốt nghiệp theo cách đánh giá năng lực.


- Với phương án thi tốt nghiệp 4 môn (2 môn tự chọn, 2 môn bắt buộc) nếu được đồng thuận sẽ áp dụng trong năm 2014. Ông có lo học sinh học lệch?











thi tốt nghiệp, tuyển sinh, đại học, thay đổi

PGS.TS Lê Kim Long, Hiệu trưởng Trường ĐH Giáo dục (ĐH Quốc gia Hà Nội)



Tôi đã từng dạy THPT chuyên. Ngày 30/3 hàng năm Bộ công bố các môn thi tốt nghiệp thì các trường đều mau chóng hoàn thành chương trình các môn không thi tốt nghiệp và thậm chí có nơi 1 tuần sau các môn không thi tốt nghiệp đều có điểm hết. Bộ có nhiều biện pháp chấn chỉnh hiện tượng này nhưng khó hạn chế việc này - đó là vấn đề sức ép tâm lý...


Khi áp lực thi cử còn nặng nề thì việc dạy và học theo cách đối phó là dễ hiểu. Con số 20% học sinh được miễn thi chỉ là mong muốn của Bộ. Tuy nhiên, Bộ chưa hình dung hết đối sách của các trường và giáo viên, học sinh. Liệu Lãnh đạo Bộ có mạnh dạn ra chỉ đạo mỗi trường không quá bao nhiêu phần trăm học sinh xếp loại giỏi.


- Vậy theo ông làm như thế nào để giảm áp lực thi cử ở kỳ thi tốt nghiệp THPT?


Quan điểm của tôi đã học phải có thi, đánh giá, đã huấn luyện phải thử. Dù biết ít em trượt trong kỳ thi này nhưng vẫn cần làm. Nhưng tổ chức rầm rộ và tốn kém là không cần thiết. Thay vào đó phải làm sao vẫn đảm bảo nghiêm túc mà không rầm rộ, tốn kém.


Tôi tin rằng khi và chỉ khi ngành giáo dục giao quyền, trách nhiệm cho hiệu trưởng thì mọi việc sẽ tốt. Ta không áp tỉ lệ trượt đỗ bao nhiêu nhưng buộc nhà trường phải đảm bảo chất lượng thực. Nếu thống kê giám sát thấy có sai sót hiệu trưởng phải bị xử nghiêm, thậm chí mất chức.


Thời gian trước Bộ có yêu cầu các trường ĐH cử người hỗ trợ giám sát kỳ thi tốt nghiệp THPT nhưng do không hiệu quả nên đã dừng. Việc cán bộ, giảng viên các trường ĐH tham gia giám sát thi chỉ là làm theo thời vụ ít thực quyền. Chỉ khi nào hiệu trưởng các trường THPT, lãnh đạo các Sở GD-ĐT nghiêm túc, chỉ đạo quân dưới làm nghiêm kỉ luật thi cử thì chắc chắn làm được.


Chưa gắn với đổi mới thi đại học


- Cơ sở nào để ông cho rằng, phương án đổi mới thi tốt nghiệp Bộ GD-ĐT đưa ra không phải xuất phát từ đổi mới tuyển sinh ĐH, CĐ?


Kiểm tra, đánh giá của Việt Nam vẫn bị thế giới đánh giá chưa hoàn chỉnh, thậm chí có người cực đoan cho rằng chỉ mới sơ khai hình thành hệ thống. Ta chỉ kiểm tra kết quả học tập. Kiểm tra đánh giá còn có tác dụng thúc đẩy học tập hoặc có thể coi nó là chính là quá trình học tập.











thi tốt nghiệp, tuyển sinh, đại học, thay đổi
Ảnh: Văn Chung

Nhưng đừng cực đoạn qua việc phủ nhận kỳ thi 3 chung. Khi tổ chức thi “3 chung”, tôi cho rằng em đạt 30 điểm vẫn giỏi hơn em 25 điểm. Kỳ thi dù sao vẫn có tính phân loại trên thước đo chung.


Đừng vội vàng kết luận đề thi ĐH, CĐ chỉ đánh đố, kiểm tra ghi nhớ. Với các môn KHXH tôi không dám đánh giá nhưng những môn KHTN như Toán, Lí Hóa, Sinh tôi chắc chắn các em phải sử dụng kiến thức, kỹ năng và có năng lực mới đạt điểm cao. Trong đề có câu dễ và có những câu khó mà em nào giỏi thực sự mới làm được.


Vài năm trước điểm sàn ĐH là 13 nhiều trường ngoài công lập tuyển không đủ người học. Năm vừa rồi điểm sàn vẫn vậy, nhiều người nói mức độ khó của đề thi được giảm nhẹ số TS đạt điểm trên sàn thừa đủ để tuyển nhưng các trường ngoài công lập và các trường cao đẳng, trung cấp nghề vẫn không tuyển đủ chỉ tiêu. Vậy thì vấn đề không phải ở chuyện điểm sàn đó nữa rồi mà là vấn đề chính sách phân luồng đào tạo.


Vấn đề đặt ra là hệ thống đại học đã thực sự có đào tạo dựa trên năng lực hay không. Hệ thống đào tạo đại học đảm bảo người vào rồi nếu không đủ năng lực và không đạt tiêu chí học tập sẽ bị out (loại) không. Nếu được như vậy thì khỏi cần kiểm tra nữa vì hệ thống của anh đủ sức thải loại người không đủ năng lực rồi. Hiện nay việc học ở THPT và thi tuyển sinh ĐH, CĐ - học ở bậc đại học ở Việt Nam còn quá vênh nhau.


Khi là số ghế trong các trường ĐH-CĐ không đủ cho mọi người thì phải thi để chọn người tốt nhất trong số những người muốn vào học ở trường ĐH-CĐ đó. Kỳ thi này đối với các nước châu Á bao giờ cũng rất quyết liệt.


- Ông có đề xuất gì giải quyết khó khăn đặt ra?


Khi còn là phó Trưởng Ban đào tạo ĐHQG Hà Nội tôi đã đề xuất việc thay đổi thi cử, tuyển sinh từ 3 năm trước. Ta không làm khác được thì làm giống một vài nơi người ta đã làm khá ổn định rồi.


Nếu ta muốn đổi mới tuyển sinh, các trường và những người làm tuyển sinh phải xây dựng các tiêu chí, tiêu chuẩn rõ ràng.


Ở Việt Nam, muốn làm được đổi mới tuyển sinh thì việc phân tầng, xếp hạng các trường ĐH, CĐ. Tiến tới đánh giá, phân tầng, xếp hạng các trường THPT rất cần thiết. Sau đó mới tính tới các bước tiếp theo được.


Theo tôi, trong tình hình hiện nay việc thi tuyển sinh ĐH, CĐ vẫn có kỳ thi 3 chung do Bộ tổ chức trong vài năm tới. Phương án tuyển sinh của các trường muốn có thay đổi cần phải được xây dựng, Bộ phê duyệt và theo lộ trình hợp lý.


- Xin cảm ơn ông!



  • Văn Chung (thực hiện)






Sau 40 năm nhìn lại hải chiến Hoàng Sa

Sau 40 năm nhìn lại hải chiến Hoàng Sa

"Tôi có thể khẳng định rằng các thế hệ đàm phán của Việt Nam đều không bao giờ cắt đất cho Trung Quốc cả. Nhưng cũng còn những chuyện khác do hoàn cảnh lịch sử..."


LTS: Nhân kỷ niệm 40 năm ngày Trung Quốc cưỡng chiếm Hoàng Sa từ tay Việt Nam Cộng Hòa, 19.1.1974, có một băn khoăn của nhiều người là tại sao lúc đó Việt Nam Dân chủ Cộng hòa lại không lên tiếng.


Có phải chăng như sử gia Nguyễn Đình Đầu đã nghĩ rằng tình đồng chí giữa những người Cộng sản lúc đó còn lớn hơn lãnh thổ?


Tuanvietnam có cuộc phỏng vấn với nhà nghiên cứu Trung Quốc lão thành Dương Danh Dy - người có may mắn biết được nội tình câu chuyện.


- Có một câu hỏi mà nhiều người thắc mắc là, hồi Trung Quốc đánh Hoàng Sa đầu năm 1974, tại sao Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa lại không lên tiếng phản đối?


Và, đối với một số người, thậm chí còn đặt vấn đề nặng hơn là Việt Nam lúc đó đã nể, sợ Trung Quốc. Thậm chí không ít người còn chỉ trích Ban Lãnh đạo Việt Nam lúc đó còn đặt tình đồng chí cao hơn lãnh thổ quốc gia?


Tôi xin nói rằng đó chính là câu hỏi mà tôi cũng thắc mắc cách đây 40 năm, khi còn là một tổ trưởng theo dõi quan hệ Việt - Trung. Tất nhiên, tôi phàn nàn với mấy anh bạn đồng nghiệp thôi. Nhưng không hiểu sao, ông Nguyễn Cơ Thạch, lúc đó là Thứ trưởng Ngoại giao, nghe được, và cho gọi tôi lên gặp ông.


Ông Thạch, vốn rất quý tôi vì biết rõ tính ngay thẳng của tôi, đã nói luôn:


"Dy ơi, sao cậu dại thế! Đất nước đã thống nhất chưa? Thống nhất đất nước so với việc Trung Quốc chiếm nửa Hoàng Sa thì cái nào lớn hơn?


Cậu có biết rằng viện trợ của Liên Xô và phe xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu dành cho chúng ta chủ yếu đi qua đường nào? Rồi cậu chắc biết hơn những người khác rằng Trung Quốc viện trợ cho chúng ta như thế nào trong cuộc kháng chiến chống Mỹ...


Thế mà bây giờ, vì cái chuyện Hoàng Sa, mà đằng nào họ cũng chiếm của Việt Nam rồi, chúng ta lên tiếng, đã không làm được gì còn ảnh hưởng tới sự nghiệp lớn hơn."


Lúc đó, ông Thạch chỉ nói cho tôi đến thế thôi, và tôi cũng thông.











hải chiến Hoàng Sa, thống nhất đất nước, Trung Quốc

Ảnh vệ tinh đảo Quang Hòa (Duncan) - nơi bắt đầu trận hải chiến Hoàng Sa 1974



Đến tháng 4.1975, khi chúng ta giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, chúng ta đã đồng thời giải phóng luôn những hòn đảo ở Trường Sa, tôi mới ngã ngửa người ra rằng Ban lãnh đạo Đảng ta quả thật là tài tình, và quá hiểu Trung Quốc.


Vì sao? Việc không nói để không ảnh hưởng tới sự nghiệp thống nhất đất nước thì rõ rồi. Nhưng việc không nói còn làm cho Ban Lãnh đạo Trung Quốc chủ quan, nghĩ rằng Việt Nam Dân chủ Cộng hòa coi nhẹ vấn đề biển đảo mà không tìm cách đánh chiếm luôn quần đảo Trường Sa nữa.


Tôi có đọc được một tài liệu của Trung Quốc nói rằng họ tiếc tại sao trong đầu năm 1979, khi tấn công Việt Nam, lại không chiếm luôn những hòn đảo mà Việt Nam chiếm giữ thuộc Trường Sa đi.


- Tức là theo ông, nếu chúng ta lên tiếng khi họ đánh quân Việt Nam Cộng hòa năm 1974, họ sẽ cảnh giác hơn và có khi chiếm luôn Trường Sa từ Việt Nam Cộng hòa?


Tôi nghĩ vậy. Trong lúc chúng ta tập trung quân trên bộ trong chiến dịch Hồ Chí Minh, Trung Quốc sẽ thừa cơ chiếm các đảo.


Hơn nữa, có khi chuyện này còn ảnh hưởng tới sự nghiệp thống nhất đất nước ấy chứ. Chắc anh còn nhớ vụ Pháp, thông qua Tùy viên Quân sự - Tướng Vanusseme, định can thiệp với Đại tướng Dương Văn Minh - Tổng thống Việt Nam Cộng hòa cuối Tháng Tư năm 1975, về khả năng đưa quân Trung Quốc vào Việt Nam, chứ?


- Vâng.Nhưng tôi muốn hỏi thêm rằng lúc đó ý niệm về biển đảo của chúng ta có rõ ràng như hiện nay không, hay vẫn mơ hồ?


Ý thức rằng Hoàng Sa là một phần lãnh thổ Việt Nam là bất di bất dịch. Ngay cả thời gian trước khi Trung Quốc đánh Hoàng Sa, trên bản đồ của họ đã vẽ rành rành cái đường lưỡi bò, và chúng tôi bên ngoại giao có phản ứng lại họ, hỏi tại sao trên bản đồ của Trung Quốc lại vẽ đường lưỡi bò. Họ mới giải thích, đấy là của bọn Quốc Dân Đảng vẽ thôi, chứ Đảng Cộng sản Trung không cho chuyện đó là nghiêm túc, nhưng có điều họ dứt khoát không bỏ cái đường lưỡi bò đi.


- Đường lưỡi bò có trên bản đồ của họ từ lúc đó?


Từ năm 1947, thời Quốc Dân Đảng, đường lưỡi bò bắt đầu xuất hiện trên bản đồ chính thức của Trung Quốc. Khi chính quyền cộng sản lên nắm quyền vào 1950, đường lưỡi bò vẫn tiếp tục tồn tại trên bản đồ cho đến nay.


Nhân chuyện Hoàng Sa, tôi muốn hỏi ông về mối nghi ngờ đây đó trong dân chúng rằng, khi đàm phán biên giới trên bộ, Việt Nam đã chịu mất đất. Với tư cách là người nghiên cứu kỹ Trung Quốc và quan hệ Việt - Trung, ông có thể trả lời được không?


Tôi có thể khẳng định các thế hệ đàm phán của Việt Nam đều không bao giờ cắt đất cho Trung Quốc. Nhưng cũng còn những chuyện khác do hoàn cảnh lịch sử...


Ví dụ, có một thời gian để viện trợ cho Việt Nam đánh Mỹ, mỗi đêm Trung Quốc có 500 chiếc ô tô để chở vũ khí, hàng hóa hay lương thực, nhu yếu phẩm cho Việt Nam, và những xe này phải về ngay trong đêm để không ảnh hưởng đến chuyện khác.


Muốn vậy, phải làm đường cho tốt, và chỗ biên giới giáp nhau nếu làm theo đúng biên giới Trung Quốc thì đường phải đi vòng, hoặc qua đèo lội suối, nhưng để làm việc đó chúng ta đã để cho Trung Quốc được thuận tiện làm đường cho ngắn nhất, đơn giản nhất. Đến lúc sau này khi đàm phán với Trung Quốc, họ bảo đường của họ đến đâu thì đất của họ ở đấy.(!)


Hay, trong thời gian đó, từ năm 1966, Trung Quốc tiến hành Cách mạng Văn hóa, một số người Trung Quốc trốn tránh đấu tranh áp bức của Hồng Vệ Binh truy đuổi, chạy sang Việt Nam, và chúng ta đã cho nương nhờ theo nghĩa "đồng chí", cấp đất cho họ ở. Từ đó đến nay, làng xóm hình thành, mồ mả có, và khi đàm phán Trung Quốc nói dân của họ ở đâu thì đất Trung Quốc đến đấy.(!!!)


Vấn đề biên giới Trung - Việt chỉ có chuyện từ khi Trung Quốc tiếp đón Nixon năm 1972, và Việt Nam phản ứng dữ dội lại, từ đó Trung Quốc mới dùng vấn đề biên giới tác động. Chứ trước năm 1972, biên giới Trung - Việt cơ bản là biên giới hữu nghị và hòa bình.


Cám ơn ông.


Huỳnh Phan (thực hiện)






Bắt đầu 20 ngày xử vụ 'siêu lừa' Huỳnh Thị Huyền Như

Bắt đầu 20 ngày xử vụ 'siêu lừa' Huỳnh Thị Huyền Như

- Hôm nay (6/1), TAND TP.HCM sẽ bắt đầu 20 ngày xét xử sơ thẩm vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản gần 4.000 tỷ đồng của Huỳnh Thị Huyền Như cùng đồng phạm.


Theo đó, 23 bị can hầu tòa với 6 tội danh. Trong đó, bị can được xác định là kẻ chủ mưu trong vụ án - Huỳnh Thị Huyền Như (36 tuổi, nguyên Phó phòng quản lý rủi ro Ngân hàng Vietinbank, chi nhánh TP.HCM) - bị truy tố về hai tội "lừa đảo chiếm đoạt tài sản" và "làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức".











20 ngày, xét xử, 'siêu lừa', Huỳnh Thị Huyền Như, 4.000 tỷ đồng
Huỳnh Thị Huyền Như.

Cùng bị truy tố về tội "lừa đảo chiếm đoạt tài sản" còn có các bị can gồm: Võ Anh Tuấn (42 tuổi, Phó Giám đốc Vietinbank - Chi nhánh Nhà Bè), Huỳnh Mỹ Hạnh (chị gái Như, 42 tuổi, Phó Giám đốc Công ty cổ phần đầu tư Hoàng Khải), Trần Thị Tố Quyên (33 tuổi, Nhân viên Công ty Hoàng Khải).


Liên quan đến vụ án, 9 bị can khác nguyên là cán bộ, nhân viên Vietinbank gồm: Trần Thanh Thanh (33 tuổi, Quảng Ngãi), Tống Nguyên Dũng (27 tuổi, Đồng Nai), Bùi Ngọc Quyên (33 tuổi, TP.HCM), Hoàng Hương Giang (27 tuổi, Gia Lai), Phạm Thị Tuyết Anh (33 tuổi, Thái Bình), Đoàn Lê Du (34 tuổi, Kiên Giang), Huỳnh Trí Dũng (27 tuổi, Tây Ninh), Vũ Nguyễn Xuân Tiên (38 tuổi, TP.HCM), Nguyễn Thị Phúc Ngân (32 tuổi, Lâm Đồng) bị truy tố về tội "vi phạm quy định cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng".


Các bị can còn lại bị truy tố về các tội như: "lừa đảo chiếm đoạt tài sản", "cho vay nặng lãi", "thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng" và "lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ".


Theo cáo trạng, đầu năm 2007, khi là cán bộ tín dụng tại ngân hàng VietinBank, Huỳnh Thị Huyền Như đã đứng ra vay hơn 200 tỷ đồng với lãi suất cao để kinh doanh bất động sản. Đến năm 2010, do kinh doanh thua lỗ nên Như mất khả năng thanh toán.


Để có tiền trả nợ, từ tháng 3/2010 – 9/2011, lấy danh nghĩa huy động vốn cho Vietinbank, Huỳnh Thị Huyền Như đã tự đứng ra thỏa thuận lãi suất vay tiền với các tổ chức, cá nhân; làm giả con dấu của Vietinbank - Chi nhánh Nhà Bè và 7 công ty khác để lập 110 hợp đồng tiền gửi, cùng nhiều hồ sơ mở tài khoản, rút tiền...lừa đảo chiếm đoạt tài sản tổng cộng 3.986 tỷ đồng.


Phiên tòa dự kiến sẽ kéo dài từ ngày 6 - 25/1, do thẩm phán Nguyễn Đức Sáu - Chánh tòa Hình sự TAND TP.HCM làm chủ tọa. HĐXX gồm 5 thành viên với 2 thẩm phán, 3 Hội thẩm nhân dân và 1 Hội thẩm nhân dân dự khuyết.


Thừa ủy quyền của VKSND Tối cao, có hai kiểm sát viên đại diện VKSND TP.HCM giữ quyền công tố tại tòa. 34 luật sư sẽ tham gia bào chữa cho bị cáo và các bên liên quan trong vụ án.


Ngoài 23 bị can hầu tòa, Tòa còn triệu tập 3 ngân hàng, 9 công ty và 3 cá nhân khác tham gia phiên tòa với tư cách là nguyên đơn dân sự và người bị hại trong vụ án.


Cơ quan chức năng đã kê biên, thu giữ tài sản, tiền mặt, sổ tiết kiệm của các bị can với tổng trị giá hơn 800 tỷ đồng; gần 157.000 EUR, 4.600 USD và 4 xe ô tô trị giá 5 tỷ; 20 bất động sản trị giá 361 tỷ đồng…


M.Phượng






20 ngày, xét xử, 'siêu lừa', Huỳnh Thị Huyền Như, 4.000 tỷ đồng





Bộ quân phục đặc biệt của chiến sĩ canh giấc ngủ Đại tướng

Bộ quân phục đặc biệt của chiến sĩ canh giấc ngủ Đại tướng

- Trong đợt chuẩn bị thay đổi bộ quân trang nghi lễ trong lực lượng QĐND Việt Nam, 30 cán bộ, chiến sĩ biên phòng làm nhiệm vụ canh giữ phần mộ Đại tướng Võ Nguyên Giáp vinh dự, tự hào là những người đầu tiên được khoác lên mình mẫu trang phục mới nhất để làm nhiệm vụ thiêng liêng, cao cả.


30 bộ quân trang đặc biệt


Từ ngày Đại tướng Võ Nguyên Giáp hòa vào đất Mẹ ở Vũng Chùa - Đảo Yến, 30 cán bộ, chiến sĩ thuộc lực lượng Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Bình vinh dự được nhận nhiệm vụ canh giữ giấc ngủ cho Người.











Đại tướng Võ Nguyên Giáp, quân phục

Trung tá Hóa nói về bộ quân trang nghi lễ mới nhất mà các chiến sĩ làm nhiệm vụ canh giữ mộ Đại tướng vinh dự được mặc đầu tiên.



Trước nhiệm vụ thiêng thiêng, cao cả đó, Cục Quân nhu - Tổng cục hậu cần đã giao nhiệm vụ cho Công ty cổ phần X20 thuộc Tổng cục Hậu cần sản xuất 30 bộ quân trang nghi lễ Biên phòng cho 30 cán bộ, chiến sĩ làm nhiệm vụ canh giữ mộ Đại tướng.


Ngay sau đó, Công ty X20 đã bắt tay ngay vào việc phối hợp với Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Bình lấy số đo của 30 cán bộ, chiến sĩ làm nhiệm vụ để sản xuất bộ quân trang.


Do quân trang nghi lễ Biên phòng là mặt hàng mới, sản xuất lần đầu, nên quá trình sản xuất, xí nghiệp luôn tranh thủ xin ý kiến trực tiếp của Cục Quân nhu để bảo đảm đúng yêu cầu kỹ thuật, phù hợp với lực lượng làm nhiệm vụ đặc biệt.












Đại tướng Võ Nguyên Giáp, quân phục



Trong bộ quân trang mới, các chiến sĩ làm nhiệm vụ canh giữ phần mộ Đại tướng thêm trang nghiêm.



Sau nhiều nỗ lực, cuối cùng 30 bộ quân trang đặc biệt cũng hoàn thành. Đầu tháng 11/2013 được bàn giao đến tận tay các chiến sĩ làm nhiệm vụ, kèm theo các trang bị khác như mũ, dây chiến thắng, huân chương, dây lưng, bao súng…


Trung tá Lê Xuân Hóa, Phó Đồn trưởng Nghiệp vụ Đồn Biên phòng Roòn, Chỉ huy đội bảo vệ lăng mộ Đại tướng Võ Nguyên Giáp cho biết 30 bộ quân trang đơn vị tiếp nhận từ ngày 1/11/2013.


"Đó là những bộ quân trang đẹp, trang nghiêm, phù hợp, thuận lợi với nhiệm vụ đặc biệt của các chiến sĩ" - Trung tá Hóa nói.


Tự hào gác giấc ngủ đại tướng


Trung tá Hóa cũng bày tỏ niềm vinh dự, tự hào khi được Đảng, nhà nước, gia đình Đại tướng tin tưởng giao nhiệm vụ thiêng liêng canh giữ giấc ngủ của Người.











Đại tướng Võ Nguyên Giáp, quân phục


"Những hôm trời mưa gió, trang phục của các chiến sĩ làm nhiệm vụ bị ẩm ướt là chuyện rất bình thường. Tuy nhiên, ai nấy đều không một lời than thở, vẫn hoàn thành tốt nhiệm vụ" - Trung tá Hóa tâm sự.


Trong vài ngày tới, 30 chiến sĩ làm nhiệm vụ bảo vệ phần mộ Đại tướng sẽ được nhận thêm một bộ quân trang mới để có thay đổi khi làm nhiệm vụ.


Trung tá Hóa cũng cho biết thêm, 30 bộ quân trang mà đơn vị đã tiếp nhận là mẫu trang phục nghi lễ mới nhất, theo mẫu thiết kế mới.












Đại tướng Võ Nguyên Giáp, quân phục



Trung tá Bình thông tin về bộ quân trang mới nhất.




Phó Tham mưu trưởng Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Bình, Trung tá Trịnh Thanh Bình cho biết thêm, vừa rồi Bộ Quốc phòng có chủ trương thay mới bộ lễ phục trong các quân binh chủng của lực lượng quân đội như Biên phòng, Không quân, Hải quân, Lục quân.


Cách đây khoảng hơn 3 tuần, lực lượng Biên phòng cũng có trang phục mới theo chủ trương.


Sau đó, theo đề xuất của Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng, Bộ Quốc phòng đã đồng ý may cho Đội bảo vệ khu mộ Đại tướng Võ Nguyên Giáp là những chiến sĩ đầu tiên được mặc bộ trang phục nghi lễ mới nhất trong lực lượng quân đội.


Trong bộ quân trang nghi lễ mới, Thượng úy Cao Văn Chinh, người đang làm nhiệm vụ canh giữ phần mộ Đại tướng Võ Nguyên Giáp xúc động nói:" Tôi rất vinh dự, tự hào khi được giao nhiệm vụ canh giữ giấc ngủ cho Đại tướng. Vì vậy, tôi luôn cố gắng để hoàn tốt nhiệm vụ cao cả, thiêng liêng này."


Trần Văn - Cao Thái











Thứ Sáu, 3 tháng 1, 2014

Cắt chân chị, người em trai có phải chịu tội?

Cắt chân chị, người em trai có phải chịu tội?

- “Theo quy định tại điều 105 BLTTHS, trong trường hợp bà D. hoặc người đại diện không yêu cầu khởi tố thì CQĐT sẽ không có căn cứ khởi tố vụ án”, lời luật sư Thơm.




Không mong muốn tước đoạt tính mạng chị gái?


Trao đổi với VietNamNet, sáng ngày 4/1, lãnh đạo Công an quận Ba Đình, Hà Nội cho biết, hiện vẫn chưa khởi tố bị can đối với Trần Tuấn Khương, người bị xác định đã gây thương tích cho chị gái đang lâm trọng bệnh.


Theo thông tin từ phía công an, gia đình bà D. có 4 anh chị em. Bà D. là người con thứ ba trong gia đình, còn Trần Tuấn Khương (SN 1971) là cậu em út, chưa có TATS, xét nghiệm có dương tính với ma túy.











cắt chân chị, em trai, chịu tội, Bệnh viện Xanh Pôn, Hà Nội
Trần Tuấn Khương tại cơ quan điều tra (Ảnh: Tiền phong)

Trao đổi với VietNamNet, luật sư Nguyễn Anh Thơm cho rằng: Pháp luật buộc Khương phải nhận thức hành vi dùng dao tác động vào chân nạn nhân là có thể gây nguy hiểm đến tính mạng bà D. nếu không được cấp cứu kịp thời.


Theo ông Thơm, tuy Khương không mong muốn tước đoạt tính mạng nhưng vẫn làm bừa (do mê tín hoặc do ảo giác ma túy), cứa chân bà D. thì về nguyên tắc hậu quả đến đâu xử lý đến đó.


Trong trường này bà D. bị thương tích thì Khương sẽ bị xử lý về tội Cố ý gây thương tích hoặc Gây tổn hại cho sức khỏe của người khác. Tội danh và hình phạt được qui định tại điều 104 BLHS.


Mặt khác, hành vi của Khương dùng dao là loại hung khí nguy hiểm tác động (cứa) vào phần chân của nạn nhân cũng không phải là vùng trọng yếu trên cơ thể nên khả năng tử vong của bà D. là rất khó xảy ra.


Bên cạnh đó, sự việc xảy ra tại Bệnh viện thì việc kịp cứu chữa sẽ kịp thời.


Động cơ mục đích phạm tội của Khương không mong muốn tước đoạt tính mạng bà D. mà là do mê tín hoặc do ảo giác ma túy (nếu có) nhằm mục đích giải thoát cơn đau cho bà D. đang trong tình trạng vật vã, kêu gào do bị trọng bệnh.


Ông Thơm đưa ra quan điểm: “Nếu CQĐT khởi tố Khương về hành vi Cố ý gây thương tích hoặc Gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, theo điều 104 BLHS thì thuộc trường hợp khởi tố theo yêu cầu của bị hại theo điều 105 BLTTHS.


Nghĩa là bà D. hoặc người đại diện hợp pháp phải có đơn yêu cầu khởi tố Khương.


Việc Giám định tỷ lệ thương tật của bà D. quyết định Khương sẽ bị khởi tố khoản nào theo điều 104 BLHS.


Theo quy định tại điều 105 BLTTHS, trong trường hợp bà D. hoặc người đại diện không yêu cầu khởi tố thì CQĐT sẽ không có căn cứ khởi tố vụ án.”


Hoàn cảnh khó khăn của nạn nhân


Bố mẹ già đau yếu, bản thân bà D. bị ung thư di căn, cậu em út mắc nghiện cũng luôn tỏ ra yêu thương chị. Chứng kiến cảnh chị gái đau đớn trên giường bệnh, đứa em trai đã có hành động đáng trách.











cắt chân chị, em trai, chịu tội, Bệnh viện Xanh Pôn, Hà Nội

Nạn nhân đang được nằm điều trị trong bệnh viện.



Từ nhiều tháng nay, sau khi phát hiện mình có khối u tử cung, bà D. được gia đình đưa đi chữa trị ở Bệnh viện Đại học y, Hà Nội.


Tuy nhiên sau đó khối u đã di căn sang nhiều phần khác trên cơ thể và cuối cùng di căn lên não. Gia đình bà D. tiếp tục đưa bà đến điều trị ở Bệnh viện Sanh Pôn, Hà Nội.


Căn bệnh ung thư đã khiến bà D. phải chịu nhiều đau đớn, thường xuyên kêu rên, gia đình bà phải thay nhau cắt cử người trông nom bà.


Trong khi đó, cha mẹ bà D. cũng đã già yếu, mẹ già của bà D. cũng mới phải đi viện trị bệnh.


Cô con gái ngoài 20 tuổi của bà D. thường xuyên bên giường bệnh bóp chân, tay để mong mẹ bớt đi những đau đớn.


Rạng sáng ngày 2/1, có hai người thân túc trực để chăm sóc bà D. là cô con gái và cậu em trai tên Khương. Dù cả hai thay nhau bóp chân tay cho người bệnh nhưng cũng không thể giúp bà D. xua đi những đau đớn.


Đến 3 giờ sáng cùng ngày, con gái bà D. và Khương đã bắt đầu thấm mệt.


Phải chứng kiến chị mình rên la đau đớn và nói nhảm về việc có “con ma” trong cơ thể đang hành hạ chị, Khương đã dùng dao cắt chân chị.


Tại cơ quan công an, anh ta lý giải cho hành động của mình là để máu chảy ra, sẽ đuổi được “con ma” đang nương vào cơ thể và hành hạ chị mình.








Những vụ án về các tội phạm được quy định tại khoản 1 các điều 104, 105, 106, 108, 109, 111, 113, 121, 122, 131 và 171 của Bộ luật hình sự chỉ được khởi tố khi có yêu cầu của người bị hại hoặc của người đại diện hợp pháp của người bị hại là người chưa thành niên, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất.

Trong trường hợp người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu trước ngày mở phiên tòa sơ thẩm thì vụ án phải được đình chỉ.


Trong trường hợp có căn cứ để xác định người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu khởi tố trái với ý muốn của họ do bị ép buộc, cưỡng bức thì tuy người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án vẫn có thể tiếp tục tiến hành tố tụng đối với vụ án.


Người bị hại đã rút yêu cầu khởi tố thì không có quyền yêu cầu lại, trừ trường hợp rút yêu cầu do bị ép buộc, cưỡng bức.



T.Nhung











Tàu ngầm Kilo có thể bắn tên lửa vào nhiều mục tiêu

Tàu ngầm Kilo có thể bắn tên lửa vào nhiều mục tiêu

Tàu Kilo có thể tìm thấy mục tiêu ở khoảng cách lớn hơn 3-4 lần mà bản thân chúng có thể bị đối phương phát hiện, có thể bắn tên lửa và ngư lôi vào mục tiêu trên không, trên đất, trên biển.






Như tin đã đưa, ngày 3/1, Quân chủng Hải quân đã hạ thủy thành công tàu ngầm Kilo mang tên HQ 182 Hà Nội và lai dắt an toàn vào quân cảng Cam Ranh.

Sau khi hạ thủy, các cán bộ chiến sĩ Hải quân Việt Nam đã dựng lá cờ Tổ Quốc trên nóc tàu ngầm.


Theo kế hoạch, ngày 10/1 tới sẽ diễn ra thủ tục bàn giao tàu ngầm Hà Nội giữa Nga và Việt Nam.











tàu ngầm, hải quân, Cam Ranh, Nga
Hải quân Việt Nam dựng quốc ký trên tàu ngầm HQ 182 Hà Nội sau khi hạ thủy. Ảnh: TTXVN



Sự kiện này đánh dấu cột mốc trong quá trình xây dựng Hải quân Việt Nam từng bước chính quy, hiện đại.


Ông Victor Litovkin - Tổng biên tập tạp chí Tổng quan quân sự độc lập của Nga từng đánh giá tàu Kilo có tầm quan trọng đặc biệt đối với Việt Nam.


Ông Litovkin cho biết: “Thật khó để đánh giá hết tầm quan trọng của những chiếc tàu ngầm này. Việt Nam sẽ có thể sử dụng chúng nhằm bảo vệ một cách hiệu quả hơn lãnh hải, vùng kinh tế biển, hải đảo và các giàn khoan dầu khí của mình. Hạm đội nổi và hạm đội tàu ngầm sẽ hoạt động phối hợp với nhau. Tàu nổi phải được bảo vệ từ dưới nước, ngược lại, các tàu ngầm hoạt động dưới lòng biển, đặc biệt là ở khu vực gần bờ luôn luôn phải ẩn dưới tàu nổi.”


Tàu ngầm HQ 182 Hà Nội thuộc lớp “Varshavyanka”, là chiếc đầu tiên trong số 6 tàu ngầm mà Nga đóng cho Việt Nam theo dự án 636 ký kết năm 2009.


Thuật ngữ của NATO gọi tàu này là “Kilo”, còn các chuyên gia phương Tây thì gọi là “hố đen của đại dương” vì độ nhiễu của các tàu ngầm này là cực thấp và chúng khó bị lộ.


Tàu ngầm thuộc thế hệ thứ ba, lượng choán nước 3.100 tấn, tốc độ 20 hải lý/giờ, có thể lặn sâu 300m với thủy thủ đoàn 52 người.


Tàu Kilo có thể tìm thấy mục tiêu ở khoảng cách lớn hơn 3-4 lần mà bản thân chúng có thể bị đối phương phát hiện, có thể bắn tên lửa và ngư lôi vào mục tiêu trên không, trên đất, trên biển và có thể đặt mìn.


Việc Nga đẩy nhanh tiến độ đóng tàu cho Việt Nam thể hiện sinh động mối quan hệ truyền thống tốt đẹp giữa hai quốc gia.


Số lượng tàu nổi do Nga chế tạo cho Hải quân tại Việt Nam đang gia tăng, trong đó có các tàu tuần tiễu Svetliak, tàu khu trục tên lửa Gepard nhằm đối phó với các mục tiêu trên mặt nước, dưới nước và trên không.


Bên cạnh đó, bờ biển Việt Nam đang được bảo vệ trước các mối đe dọa từ biển bằng tên lửa Bastion của Nga.


Đây là những bước đi nhằm xây dựng Hải quân Việt Nam từng bước chính quy, hiện đại, nhằm mục tiêu bảo vệ chủ quyền biển đảo cũng như biên giới lãnh hải thiêng liêng của Tổ quốc.


Theo Vietnam+






Bán Kilo cho Trung Quốc, Nga bán luôn... giấy phép

Bán Kilo cho Trung Quốc, Nga bán luôn... giấy phép

Khi bán 12 tàu ngầm lớp Kilo cho TQ, Nga bán luôn cả giấy phép nhằm ngăn chặn nước này sao chép hệ thống vũ khí hay bán nó ra thị trường quốc tế.


>>Trung Quốc đẩy Nga vào 'vòng tay' Nhật?


>> Nga, Trung liên tục 'quấy phá' Mỹ


Tháng 3/2013, báo chí Trung Quốc và Nga đưa tin, Bắc Kinh đang mua số lượng lớn thiết bị quân sự hiện đại từ Nga. Trong số các hệ thống trị giá nhiều tỉ USD, có 6 tàu ngầm tấn công lớp Lada và 35 máy bay chiến đấu SU-35.


Động thái này khá quan trọng, vì đây là những hệ thống vũ khí tinh vi và cũng đã hơn một thập niên Trung Quốc mới mua lượng lớn như vậy từ Moscow. Sau lần mua khá nhiều vũ khí của Nga vào giữa những năm 1990 tới đầu 2000, Trung Quốc bắt đầu "mổ xẻ" động cơ của các khí tài này như máy bay chiến đấu đa nhiệm SU-27, xe tăng NORINCO T-90, một số bộ phận của các tàu ngầm được coi là hiện đại bậc nhất.


Thỉnh thoảng, Trung Quốc cũng mua quyền cấp phép đối với hệ thống vũ khí Nga. Đạt được sự tự tin trong công nghệ quân sự từ lâu đã là một trong những ưu tiên hàng đầu của chính sách quốc phòng Trung Quốc.


Từ cuối những năm 1990, Trung Quốc đã đầu tư nguồn lực đáng kể để phát triển chương trình tàu ngầm nội địa. Do đó, Hải quân Trung Quốc (PLAN) đã trình làng một số loại tàu ngầm gồm tàu ngầm diesel hay tàu ngầm hạt nhân tấn công, tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo hạt nhân. Tuy đã đạt tiến bộ, nhưng dường như PLAN không hài lòng với chất lượng của các sản phẩm nội địa này, nên buộc phải trở lại với hệ thống vũ khí Nga.


Nga không muốn bán các vũ khí hiện đại nhất của họ cho Trung Quốc do lo ngại điều này sẽ làm suy yếu các lợi ích của Moscow. Nước này đang ngày càng quan ngại về ưu thế kinh tế của Trung Quốc ngay ở khu vực thuộc phạm vi ảnh hưởng của Nga là vùng giàu tài nguyên Trung Á. Moscow cũng để mắt tới vùng thưa thớt dân cư Viễn Đông, có biên giới giáp với một số tỉnh đông đúc phía bắc Trung Quốc. Sự trỗi dậy nhanh chóng của PLAN còn tạo ra một thách thức với hạm đội Viễn Đông già hóa, hạn hẹp ngân sách của Nga.


Nhưng đối mặt với ngân sách cạn kiệt, lại càng trở nên trầm trọng hơn vì kinh tế suy giảm, quân đội Nga không có nhiều lựa chọn ngoài việc bán các thiết bị hiện đại cho Trung Quốc. Và, Bắc Kinh đang yêu cầu những thứ tốt nhất. Để duy trì các cơ sở thiết kế và nghiên cứu vũ khí, quân đội Nga cần nguồn tài chính ổn định. Bằng cách bán các vũ khí kém hiện đại hơn cũng như giấy phép sản xuất cho Trung Quốc, họ đã có quỹ để phát triển những hệ thống vũ khí mới hơn, hiện đại hơn.


Ví dụ, Nga có thể chế tạo máy bay chiến đấu hiện đại nhất của mình, SU-35 khi sử dụng tiền từ cấp phép sản xuất loại SU-27. Trung Quốc bắt đầu mua giấy phép sau khi bị Nga phản đối về việc nước này sử dụng trái phép công nghệ của SU-27 để sản xuất máy bay nội địa J-10. Một số nhà quan sát khác lại cho rằng, Trung Quốc mua giấy phép sản xuất từ SU-27 là do sao chép bất thành loại máy bay này, nhất là các thiết bị điện tử.


Do hạn chế ngân sách, lực lượng phòng không Nga chỉ có thể sở hữu số lượng nhỏ máy bay chiến đấu. Trong năm 2011, chỉ ba chiếc SU-35 được chế tạo. Việc bán vũ khí cho Trung Quốc và các nước khác như Ấn Độ cho phép Nga tiếp tục đầu tư vào nghiên cứu và phát triển, duy trì lợi thế cạnh tranh kỹ thuật công nghệ để quân đội Nga có thể đáp ứng những đơn hàng lớn hơn.


Việc bán 12 tàu ngầm lớp Kilo cho Trung Quốc đã tạo ngân quỹ cần thiết để Nga phát triển tàu ngầm lớp Lada. Nhằm ngăn chặn Trung Quốc sao chép hệ thống vũ khí hay bán nó ra thị trường quốc tế (như từng làm trong quá khứ), Nga không chỉ bán thiết bị mà còn bán giấy phép. Theo thỏa thuận, một tàu ngầm sẽ được chế tạo tại Nga trong khi năm tàu khác được chế tạo tại xưởng đóng tàu Trung Quốc.











Kilo, vũ khí, Quốc phòng, Trung Quốc, Nga
Một tàu Kilo của Nga

Để cân bằng với nhu cầu mua sắm và sản xuất ngày một gia tăng của Trung Quốc đối với vũ khí Nga, Moscow còn ký các thỏa thuận với Ấn Độ, cũng cho phép việc mua bán vũ khí và cấp phép sản xuất. Nga bán các tàu ngầm lớp Kilo cũng như quyền và công nghệ để sản xuất SU-27 cho cả Trung Quốc và Ấn Độ. New Delhi dường như cũng muốn đối phó với việc mua sắm vũ khí Nga của Trung Quốc khi xúc tiến các hợp đồng mua bán vũ khí, chuyển giao công nghệ.


Trong khi Nga sẵn sàng bán những hệ thống tân tiến nhất của mình cho Trung Quốc, thì Bắc Kinh ngày càng không thỏa mãn với chọn lựa này vì cho rằng, Nga có nguy cơ tụt hậu hơn với phương Tây. Sau nhiều thập niên tự chủ, trong 5 năm qua, Nga đã bắt đầu tậu một số hệ thống vũ khí từ nước ngoài. Hải quân Nga mua ba tàu đổ bộ từ Pháp, máy bay không người lái của Isreal, và các thiết bị thông tin liên lạc hiện đại từ Đức.


Đối mặt với lệnh cấm vận vũ khí phương Tây kể từ sau sự kiện Thiên An Môn năm 1989, Trung Quốc phụ thuộc lớn vào công nghệ Nga để phát triển ngành công nghiệp bản địa. Khi Nga tụt hậu trong nhiều lĩnh vực quan trọng, Trung Quốc dường như muốn đầu tư mạnh tay hơn vào nỗ lực tự nghiên cứu và phát triển - có thông tin là trị giá nhiều tỉ USD mỗi năm. Đồng thời, Bắc Kinh tìm kiếm các quan hệ đối tác với nhiều nước có nền công nghiệp phát triển cũng như dễ dàng tiếp cận với công nghệ phương Tây kiểu như Brazil.


Mỹ không ít lần cáo buộc Trung Quốc hoạt động gián điệp công nghiệp. Hàng trăm nhà khoa học Trung Quốc đã được gửi ra nước ngoài học tập, nghiên cứu ở những ngôi trường hiện đại nhất nước Mỹ và châu Âu. Rất nhiều trong số này có dính líu tới quân đội, cho dù không được tiết lộ. Một sĩ quan quân đội Mỹ với nền tảng tình báo quân sự từng nửa đùa nửa thật rằng: "Tôi sẽ không ngạc nhiên nếu bạn thấy nhiều sĩ quan Quân giải phóng Nhân dân TQ hơn là sĩ quan Mỹ tại các trường đại học dân sự Mỹ".


Mặc dù về tổng thể Trung Quốc đứng sau Mỹ và tụt hậu so với Nga ở một số lĩnh vực, thì công nghiệp quân sự của nước này cũng đang lấp dần khoảng cách, nhất là với Nga. Chương trình không gian và tên lửa của Trung Quốc, từng trông cậy vào Nga, nay đã ngang bằng nếu không nói ưu thế hơn.


Trung Quốc dường như có lợi thế hơn Nga trong lĩnh vực máy bay không người lái sau khi mua sắm công nghệ theo cách cả công khai lẫn bí mật từ các nước phương Tây. Nhiều người chỉ chú ý đến ảnh hưởng của tiến trình đại hóa quân sự Trung Quốc đối với Mỹ, mà lại ít lưu tâm tới ảnh hưởng của nó với Nga. Nhiều nhà phân tích Nga thậm chí dự đoán, trong tương lai không xa, Nga có thể phải mua vũ khí từ Trung Quốc.


Minh Tâm (theo Atimes)






Rũ bỏ đen đủi, đại gia cầu vận đỏ năm mới

Rũ bỏ đen đủi, đại gia cầu vận đỏ năm mới

Những ngày cuối trước khi chốt kết quả 2013, hàng loạt đại gia lớn tìm mọi cách để dứt điểm những khó khăn, nợ nần để đón một năm mới với những hy vọng tốt đẹp hơn.










Cuối năm: Dứt nợ

Ngày cuối cùng 2013, Công ty Cổ phần Xi Măng Hà Tiên 1 (HT1) cho biết, đã hoàn thành đợt chào bán 120 triệu cổ phần phát hành riêng lẻ cho Tổng công ty Công nghiệp Xi măng Việt Nam (Vicem) với tổng trị giá lên tới 1.200 tỷ đồng.


Số tiền này sẽ được DN dùng để “hoán đổi công nợ dài hạn của Tổng công ty Công nghiệp Xi măng Việt Nam”. Theo đó, toàn bộ cổ phần phát hành không thu tiền mặt nhằm mục đích tất toán và cấn trừ nợ dài hạn Vicem.


Có thể thấy, đợt phát hành thêm của HT1 diễn ra khá nhanh chóng. Ngày bắt đầu chào bán cũng là ngày hoàn thành: 20/12/2013. DN không mất chi phí phân phối cổ phiếu. Sau phát hành Vicem vẫn tiếp tục là cổ đông lớn nhất.











doanh-nghiệp, tái-cấu-trúc, tái-cơ-cấu, thua-lỗ, thoái-vốn, bán-tài-sản, chuyển-nhượng, dự-án, mua-bán-sáp-nhập, M&A, bất-động-sản, Xi-măng-Hà-Tiên-1, Vicem, HT1, Gemadept, VHG, Sadico-Cần-Thơ, SDG, Mía-đường-Kon-Tum, KTS, HAG, VCG, ACB, SHB, DIG, SHI, SD
Trả nợ bằng mọi cách để nhẹ gánh lo.

Sự thay đổi có lẽ chỉ là: Số lượng cổ phiếu HT1 do Vicem nắm giữ tăng từ 113,4 triệu đơn vị lên 253,4 triệu đơn vị (tương đương 79,69% cổ phần). Đổi lại ngay trong quý cuối cùng 2013, báo cáo tài chính của HT1, khoản nợ dài hạn sẽ giảm bớt đi 1.200 tỷ đồng. Nhờ đó, tổng nợ hơn 11 nghìn tỷ (so với quy mô gần 2.000 tỷ đồng) thời điểm cuối quý III/2013 theo đó sẽ giảm đi khá nhiều.


Trước đó khoảng một tuần, Tổng công ty Cổ phần Xây dựng điện Việt Nam (VNE) cũng cho biết, sẽ chuyển nhượng trụ sở của DN tại Đà Nẵng cho Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) - cổ đông lớn nhất của DN, với tổng giá trị chuyển nhượng sau thuế gần 58 tỷ đồng. Sau khi chuyển nhượng, VNE tiếp tục thuê lại tòa nhà để làm trụ sở.


Lý do của việc chuyển nhượng không được đề cập nhưng rất có thể động thái này liên quan tới tình hình kinh doanh ảm đạm của DN. Trong 9 tháng đầu năm, lợi nhuận sau thuế của VNE giảm 82% so với cùng kỳ; nợ ngắn hạn cao hơn vốn chủ sở hữu; tổng nợ cao gần gấp đôi vốn điều lệ…


Một ngày trước khi kết thúc năm 2013, Công ty Cổ phần Đại lý liên hiệp vận chuyển Gemadept (GMD) bất ngờ công bố thông tin chính thức bán cao ốc Gemadept Tower.


Theo đó, ngày 27/12/2013, Gemadept đã ký hợp đồng chuyển nhượng 85% phần vốn góp của mình trong tổng số hơn 936 tỷ đồng vốn điều lệ của Công ty TNHH Xúc tiến Thương mại Hàng Hải (Marproco) cho Bên nhận chuyển nhượng là Tập đoàn CJ của Hàn Quốc và 3 công ty con của tập đoàn này.


Trước khi về tay tập đoàn nước ngoài, Marproco là công ty 100% vốn của CTCP Gemadept, sở hữu và khai thác cao ốc Gemadept tại số 6 Lê Thánh Tôn, phường Bến Nghé, quận 1, TP.HCM.


Nhẹ gánh lo vào năm mới


Trong năm 2013, một cụm từ được rất nhiều DN sử dụng là “tái cấu trúc”. Khó khăn bao phủ cộng đồng DN với lợi nhuận sụt giảm, nợ nần chồng chất đã khiến lãnh đạo rất nhiều DN đưa ra các phương án tái cơ cấu để hoạt động hiệu quả hơn.


Biện pháp được nhiều đơn vị sử dụng nhất trong thời buổi khó khăn, không dễ tăng được doanh thu, chính là cắt giảm chí phí như: cắt giảm lao động, giảm chi phí quản lý, chi phí bán hàng, chi phí tài chính, trong đó có chi phí lãi vay.


Hoạt động thu vén để trả nợ, giảm bớt lãi vay cũng như rủi ro được nhiều DN lựa chọn thực hiện.











doanh-nghiệp, tái-cấu-trúc, tái-cơ-cấu, thua-lỗ, thoái-vốn, bán-tài-sản, chuyển-nhượng, dự-án, mua-bán-sáp-nhập, M&A, bất-động-sản, Xi-măng-Hà-Tiên-1, Vicem, HT1, Gemadept, VHG, Sadico-Cần-Thơ, SDG, Mía-đường-Kon-Tum, KTS, HAG, VCG, ACB, SHB, DIG, SHI, SD
Sau khi dập vùi trong khó khăn, DN sẽ cẩn trọng hơn với các kế hoạch kinh doanh.

Hiện tượng HT1 phát hành cổ phiếu riêng lẻ cho cổ đông lớn để giảm nợ; VNE bán trụ sở thu; hay quyết định bán tài sản trị giá hàng trăm tỷ đồng của GMD mang về một cú đột phá về doanh thu và lợi nhuận… là những minh chứng cho nỗ lực tái cấu trúc của các DN.


Trong tháng 11, giới đầu tư cũng chứng kiến Tổng công ty Phát triển Đô Thị Kinh Bắc (KBC) của đại gia Đặng Thành Tâm phát hành cả trăm triệu cổ phiếu để cấn trừ công nợ và bổ sung nguồn vốn lưu động. Quyết định hoán đổi công nợ bằng cổ phần được cho là một bước quan trọng trong quá trình tái cấu trúc nguồn vốn nhằm mục đích giúp công ty giảm đáng kể các khoản nợ phải trả.


Trước đó, nhiều DN cũng đã thực hiện tái cấu trúc một cách mạnh mẽ trong năm 2013 với trọng tâm là giảm nợ để nhẹ gánh nặng, bớt rủi ro như: Đầu tư và Sản xuất Việt - Hàn VHG (thanh lý và chuyển nhượng vốn, tài sản); Sadico Cần Thơ SDG, Mía đường Kon Tum KTS (chuyển nợ thành vốn chủ); HAG (thoái vốn khỏi BĐS, thủy điện); VCG, ACB, SHB, DIG, SHI, SD5, TIG… (thoái vốn).


Nỗ lực xốc lại chính mình để hoạt động hiệu quả hơn đang được các DN quan tâm hơn bao giờ hết. Những thay đổi lớn vào “phút cuối” năm 2013 cho thấy nhiều DN đang kỳ vọng vào một sự lột xác trong năm 2014 và đây là điều được thị trường hay chính là các NĐT tin tưởng.


Gánh nặng nợ nần sẽ nhẹ bớt. Tình trạng hoạt động đa ngành dàn trải kém hiệu quả ở nhiều DN sẽ được cải thiện. TTCK cũng được nhìn nhận là một trong số rất ít các kênh đầu tư có sức hấp dẫn trong năm 2014.


Mặc dù vậy, ở chiều ngược lại, nhiều NĐT cũng lo lắng về tương lai dài hạn của các DN khi mà hầu hết các biện pháp nâng cao hiệu quả được đưa ra gần đây chủ yếu mang tính chất ngắn hạn và mới chỉ là bước đầu của quá trình tái cấu trúc.


Bên cạnh đó, nhiều người lo ngại hiện tượng một số DN giảm nợ bằng cách gán nợ cho các cổ đông lớn, cho cổ đông nhà nước… có thể sẽ khiến cho cơ cấu cổ đông tại các DN này rơi ngược trở lại tình trạng kém đa dạng và dễ dàng bị chi phối, tiềm ẩn nhiều mối lo về sau.


Huấn Tú












doanh-nghiệp, tái-cấu-trúc, tái-cơ-cấu, thua-lỗ, thoái-vốn, bán-tài-sản, chuyển-nhượng, dự-án, mua-bán-sáp-nhập, M&A, bất-động-sản, Xi-măng-Hà-Tiên-1, Vicem, HT1, Gemadept, VHG, Sadico-Cần-Thơ, SDG, Mía-đường-Kon-Tum, KTS, HAG, VCG, ACB, SHB, DIG, SHI, SD





'Cắt chân' chị gái trong viện để đuổi ma

'Cắt chân' chị gái trong viện để đuổi ma

- “Bản thân anh Khương nhận thức có ma trong cơ thể chị mình nên đã cắt cơ thể chị để chảy máu, đuổi con ma đi. Đến giờ anh ta vẫn nhận thức như thế”, lời lãnh đạo công an quận Ba Đình.




Chiều 3/1, ông Nguyễn Xuân Đình, Thủ trưởng cơ quan điều tra, CA quận Ba Đình, Hà Nội cho biết, đang tạm giữ hình sự Trần Tuấn Khương, đối tượng liên quan đến vụ ‘cắt chân trong bệnh viện’ để làm rõ hành vi cố ý gây thương tích.











bệnh viện, cắt chân, đuổi ma

Ông Nguyễn Xuân Đình, Thủ trưởng cơ quan điều tra, CA quận Ba Đình, Hà Nội trả lời báo chí.



Trước đó, khoảng 3 giờ ngày 2/1, bà Trần Thanh D. (SN 1963, ở tập thể Thành Công, Hà Nội) đang điều trị bệnh ung thư ở bệnh viện Sanh Pôn đã bị cậu em trai gây thương tích.


Theo điều tra, vào thời điểm trên, chăm sóc bà D. tại viện có Trần Tuấn Khương (SN 1971, là em trai) và Trần Thị V. (SN 1990, con gái bà D.).


Bà D. thường kêu rên ‘đau đớn, nói có giòi bò trong xương, nói lảm nhảm có ma nhập...’.












bệnh viện, cắt chân, đuổi ma


bệnh viện, cắt chân, đuổi ma


Nạn nhân đang được nằm điều trị trong bệnh viện.

Đến 3 giờ sáng cùng ngày, 2 người chăm sóc bệnh nhân đều đã rất mệt mỏi, vẫn cố thay nhau bóp chân tay để giảm đi đau đớn cho người bệnh.


Trong khi đó, bệnh nhân vẫn lảm nhảm nói những điều ma quái.


Khi cô con gái của bà D. vừa gục xuống bên cạnh vừa tiếp tục bóp tay cho mẹ thì Khương nói với cháu gái: “Đưa cho cậu con dao”.


V. đang vừa bóp tay vừa gục vào mẹ và không để ý đến cậu.


Ngay lúc đó, Khương dùng dao cứa vào chân bà D. gây chảy máu. Mọi người can ngăn và gọi điện cho công an phường và quận Ba Đình.


Nhận được tin báo, Công an quận Ba Đình đã đưa Khương và V. về trụ sở.


Tại cơ quan điều tra, Khương khai nhận, bản thân anh ta không thù hằn gì chị mình, thậm chí là rất thương quý chị.


Trong quá trình chăm sóc, thấy chị vật vã đau đớn, kêu gào có ma nhập khiến Khương nghĩ rằng chị mình bị “ma ám”.


Để đuổi “con ma” ra khỏi người chị gái, Khương đã có hành vi dùng dao cứa vào chân chị mình gây thương tích.


Về thương tích của nạn nhân, Công an quận Ba Đình cho biết, đang chờ giám định.


“Bản thân anh Khương nhận thức có ma trong cơ thể chị mình nên đã cắt cơ thể chị để chảy máu, đuổi con ma đi. Đến giờ anh ta vẫn nhận thức như thế”, lời lãnh đạo công an quận Ba Đình.


Được biết, qua xét nghiệm, Khương có dương tính với ma túy. Cơ quan điều tra đang xác định xem hành vi của anh này có liên quan đến ma túy hay không.


Vụ việc đang được tiếp tục làm rõ.









Bà D. bị khối u tử cung, từng điều trị ở bệnh viện Đại học Y từ tháng 8. Sau đó bệnh ung thư di căn lên não và bà được chuyển đến điều trị ở Bệnh viện Sanh Pôn.


Gia đình bà D. có 4 anh chị em, Khương là em trai út, bà D. là con thứ 3 trong gia đình. Bố mẹ bà D. hiện đã già yếu, gia đình hoàn cảnh, nhưng mọi người trong gia đình không có mâu thuẫn gì, ngược lại họ hết sức yêu thương nhau.



T.Nhung






Tốt nghiệp: 'Đến tháng 4 mới quyết thì đã muộn'

Tốt nghiệp: 'Đến tháng 4 mới quyết thì đã muộn'

- Sau khi Bộ GD-ĐT công bố hai phương án dự kiến đổi mới thi tốt nghiệp, lãnh đạo nhiều Sở GD-ĐT cho rằng, Bộ cần sớm chốt phương án để không gây hoang mang cho học sinh.



Băn khoăn ngoại ngữ

Các lãnh đạo quản lý giáo dục ở địa phương cũng chưa có quan điểm đồng nhất về việc môn ngoại ngữ nên bắt buộc hay tự chọn.











tốt nghiệp, ngoại ngữ, học lệch
Ảnh Lê Anh Dũng

Ông Nguyễn Đức Bưởi, Giám đốc Sở GD-ĐT Bắc Ninh ủng hộ phương án thi 4 môn.


Theo ông Bưởi, kỳ thi tốt nghiệp diễn ra trong 2 ngày là vừa đủ. Môn ngoại ngữ không nhất thiết phải bắt buộc thi, em nào học khá môn này có thể tự chọn thi để cộng thêm điểm.


“Không nên lo rằng các môn khác không phải thi các em sẽ không học. Nếu không thi, cần tăng cường kiểm tra đánh giá trong năm học. Hơn nữa, điểm trung bình cả năm lớp 12 cũng là một căn cứ để tính điểm xét tốt nghiệp, nên các em sẽ phải học tất cả các môn”.


“Tôi không cho rằng thi ít môn hơn học sinh sẽ học lệch” – ông Hồ Văn Thống, giám đốc Sở GD-ĐT Đồng Tháp nhận định.


“Thi 6 môn các em vẫn học lệch, em nào thi khối A cũng tập trung học đủ 3 môn toán lý hóa, còn các môn khác chỉ học để “qua”. Thế hệ học trò nào cũng thế. Lần này Bộ lấy điểm trung bình cả năm lớp 12 để tính điểm tốt nghiệp, học sinh sẽ không chủ quan, lơ là”.


Về việc thi môn ngoại ngữ, ông Thống cho rằng thi 4 môn là nhẹ nhàng, vừa đủ, không nên kéo theo đến 5 môn – thêm một môn nhưng có nghĩa là thêm cả một buổi thi. Môn ngoại ngữ nếu thi cũng chỉ kiểm tra được hai kỹ năng là đọc và viết.


"Vì vậy, tôi cho rằng nếu trường nào rèn được cho học sinh cả 4 kỹ năng nghe nói đọc viết đạt chuẩn châu Âu A1, A2 theo quy định của Bộ rồi thì có thể cộng điểm khuyến khích cho các em. Việc đánh giá các em đạt chuẩn hay chưa nên giao cho một trung tâm kiểm định ở khu vực đó. Như vậy, sẽ giảm được gánh nặng thi cử cũng như những băn khoăn của mọi người về vai trò của môn ngoại ngữ” - lời ông Thống.


Tuy nhiên, ông Lê Văn Ngọ, giám đốc Sở GD-ĐT Nghệ An, mặc dù nhận xét thi 4 môn là đủ, nhưng vẫn muốn học sinh thi 3 môn cố định là toán, văn, ngoại ngữ. Ông Ngọ giải thích ngoại ngữ là chìa khóa để học sinh tiếp cận tri thức, là kỹ năng để các em có thể tiếp tục phát triển.


Bộ cần sớm quyết định


Đó là đề nghị của nhiều lãnh đạo Sở GD-ĐT.


Ông Lê Văn Ngọ, cho rằng Bộ lấy ý kiến trong 3 tháng là hơi chậm.


“Chỉ cần lấy ý kiến trong hai tháng thôi, rồi quyết định. Chờ đến tháng 4 mới công bố môn thi tôi cho rằng hơi muộn”. Ông Ngọ cũng bày tỏ sự lo lắng khi thay đổi kế hoạch thi, trừ hai môn văn toán, thì các kế hoạch liên quan đến các bộ môn khác sẽ bị ảnh hưởng.


Ông Hồ Văn Thống, giám đốc Sở GD-ĐT Đồng Tháp cũng mong muốn nếu định triển khai trong năm nay thì Bộ phải công bố luôn quyết định cuối cùng, để học sinh có thời gian chuẩn bị.


“Không nên để các em học sinh lớp 12 đến lúc này lại phải băn khoăn, lo lắng về việc mình sẽ thi môn nào. Nếu Bộ đã cảm thấy mọi việc “an toàn” rồi thì nên quyết định luôn, sau Tết âm lịch công bố luôn thi kiểu gì. Chứ để đến phút cuối mới đưa quyết định đột ngột nào đó thì không hay lắm” – ông Thống đề nghị.


Chi Mai






Tàu ngầm Hà Nội vào cảng Cam Ranh an toàn

Tàu ngầm Hà Nội vào cảng Cam Ranh an toàn

14h chiều nay (3/1), tàu ngầm Hà Nội - HQ182 đã được đưa vào quân cảng Cam Ranh an toàn. Quốc kỳ Việt Nam đã tung bay trên tàu ngầm Hà Nội - HQ182.






Lúc 13h30, hai tàu lai dắt bắt đầu đưa tàu Hà Nội - HQ182 ra khỏi tàu Rolldoc Sea.


Hình ảnh tàu ngầm Hà Nội được đưa vào quân cảng Cam Ranh an toàn do báo Tiền Phong ghi lại:


Trước đó, vào lúc 10h15 sáng nay, tàu ngầm Hà Nội đã tiếp nước ở vịnh Cam Ranh, chuẩn bị về ''nhà mới''.


Hình ảnh do báo Thanh Niên ghi lại:












tàu ngầm, Nga, Cam Ranh


tàu ngầm, Nga, Cam Ranhtàu ngầm, Nga, Cam Ranh


Thiết kế đặc biệt của tàu vận tải Rolldock giúp tàu này có thể dìm phần khoang tàu xuống nước, mở mũi, để dễ dàng "hạ thủy" tàu ngầm Hà Nội. Ảnh: Thanh Niêntàu ngầm, Nga, Cam Ranh


tàu ngầm, Nga, Cam Ranhtàu ngầm, Nga, Cam Ranh


Tàu lai dắt đã chờ sẵn bên ngoài. Ảnh: Thanh Niên



Theo Tiền Phong, Thanh Niên






Lãnh đạo sở nghiêng về thi 4 môn

Lãnh đạo sở nghiêng về thi 4 môn

- Sau khi Bộ GD-ĐT công bố hai phương án dự kiến đổi mới thi tốt nghiệp, lãnh đạo nhiều Sở GD-ĐT cho rằng, Bộ cần sớm chốt phương án để không gây hoang mang cho học sinh.



Băn khoăn ngoại ngữ

Các lãnh đạo quản lý giáo dục ở địa phương cũng chưa có quan điểm đồng nhất về việc môn ngoại ngữ nên bắt buộc hay tự chọn.











tốt nghiệp, ngoại ngữ, học lệch
Ảnh Lê Anh Dũng

Ông Nguyễn Đức Bưởi, giám đốc Sở GD-ĐT Bắc Ninh ủng hộ phương án thi 4 môn. Theo ông Bưởi, kỳ thi tốt nghiệp diễn ra trong 2 ngày là vừa đủ. Môn ngoại ngữ không nhất thiết phải bắt buộc thi, em nào học khá môn này có thể tự chọn thi để cộng thêm điểm. “Không nên lo rằng các môn khác không phải thi các em sẽ không học. Nếu không thi, cần tăng cường kiểm tra đánh giá trong năm học. Hơn nữa, điểm trung bình cả năm lớp 12 cũng là một căn cứ để tính điểm xét tốt nghiệp, nên các em sẽ phải học tất cả các môn”.


“Tôi không cho rằng thi ít môn hơn học sinh sẽ học lệch” – ông Hồ Văn Thống, giám đốc Sở GD-ĐT Đồng Tháp nhận định. “Thi 6 môn các em vẫn học lệch, em nào thi khối A cũng tập trung học đủ 3 môn toán lý hóa, còn các môn khác chỉ học để “qua”. Thế hệ học trò nào cũng thế. Lần này Bộ lấy điểm trung bình cả năm lớp 12 để tính điểm tốt nghiệp, học sinh sẽ không chủ quan, lơ là”.


Về việc thi môn ngoại ngữ, ông Thống cho rằng thi 4 môn là nhẹ nhàng, vừa đủ, không nên kéo theo đến 5 môn – thêm một môn nhưng có nghĩa là thêm cả một buổi thi. Môn ngoại ngữ nếu thi cũng chỉ kiểm tra được hai kỹ năng là đọc và viết.


"Vì vậy, tôi cho rằng nếu trường nào rèn được cho học sinh cả 4 kỹ năng nghe nói đọc viết đạt chuẩn châu Âu A1, A2 theo quy định của Bộ rồi thì có thể cộng điểm khuyến khích cho các em. Việc đánh giá các em đạt chuẩn hay chưa nên giao cho một trung tâm kiểm định ở khu vực đó. Như vậy, sẽ giảm được gánh nặng thi cử cũng như những băn khoăn của mọi người về vai trò của môn ngoại ngữ” - lời ông Thống.


Tuy nhiên, ông Lê Văn Ngọ, giám đốc Sở GD-ĐT Nghệ An, mặc dù nhận xét thi 4 môn là đủ, nhưng vẫn muốn học sinh thi 3 môn cố định là toán, văn, ngoại ngữ. Ông Ngọ giải thích ngoại ngữ là chìa khóa để học sinh tiếp cận tri thức, là kỹ năng để các em có thể tiếp tục phát triển.


Bộ cần sớm quyết định


Đó là đề nghị của nhiều lãnh đạo Sở GD-ĐT.


Ông Lê Văn Ngọ, cho rằng Bộ lấy ý kiến trong 3 tháng là hơi chậm. “Chỉ cần lấy ý kiến trong hai tháng thôi, rồi quyết định. Chờ đến tháng 4 mới công bố môn thi tôi cho rằng hơi muộn”. Ông Ngọ cũng bày tỏ sự lo lắng khi thay đổi kế hoạch thi, trừ hai môn văn toán, thì các kế hoạch liên quan đến các bộ môn khác sẽ bị ảnh hưởng.


Ông Hồ Văn Thống, giám đốc Sở GD-ĐT Đồng Tháp cũng mong muốn nếu định triển khai trong năm nay Bộ phải công bố luôn quyết định cuối cùng, để học sinh có thời gian chuẩn bị.


“Không nên để các em học sinh lớp 12 đến lúc này lại phải băn khoăn, lo lắng về việc mình sẽ thi môn nào. Nếu Bộ đã cảm thấy mọi việc “an toàn” rồi thì nên quyết định luôn, sau Tết âm lịch công bố luôn thi kiểu gì. Chứ để đến phút cuối mới đưa quyết định đột ngột nào đó thì không hay lắm” – ông Thống đề nghị.


Chi Mai