Thảm Cho Bé

Các mẫu Thảm Cho Bé, Thảm Xốp Cho Trẻ, Thảm Lót Nhà Trẻ Eva, Thảm Cho Bé được làm từ chất liệu cao su và hạt nhựa Eva xuất xứ từ Việt Nam đảm bảo an toàn, không độc hại, độ đàn hồi cao và đặc biệt rất bền bỉ. Công dụng chống trơn và hạn chế chấn thương khi tập luyện sử dụng để trải lót sàn phòng tập võ; phòng tập luyện cho các bộ môn thể thao nhào lộn, Aerobic, trường học, nhà trẻ và phòng tập luyện võ thuật các bộ môn như: Taekwondo; Karatedo; Vovinam; Võ cổ truyền; Pencak silat; Sanshuu; Aikido; Judo; Boxing; Kickboxing; Muay; MMA..

GIẢM TỪ 20% KHI MUA THẢM TẬP VÕ SỐ LƯỢNG LỚN LH: 09 68 59 33 78

Thảm cho trẻ với các đường viền dễ dàng nối liền với nhau tạo thành một không gian rộng cho bé vui chơi thoải mái. Thảm xốp lót sàn cho trẻ được làm từ chất liệu cao su và hat nhựa eva, rất êm ái, bề mặt tiếp xúc chống trơn trượt sẽ đảm bảo được độ an toàn khi bé sử dụng.


Thảm Cho Bé




– Thảm lót sàn giúp giảm lực va đập khi bé ngã, giữ an toàn cho bé khi nô đùa.

– Bề mặt thảm xốp có thiết kế sần nhỏ chống trơn trượt hiệu quả.

– Giúp bé vui chơi an toàn, hạn chế trường hợp trượt ngã khi nô đùa.

– Thảm ghép chia miếng dễ dàng lắp ráp phù hợp từng không gian.

– Thuận tiện tháo ra những lúc không sử dụng giúp bảo quản tiện lợi.

– Bề mặt xốp nhanh khô, dễ dàng lau sạch để đảm bảo vệ sinh tốt hơn.

– Màu sắc rực rỡ của từng miếng thảm xốp mang đến vẻ tươi sáng cho căn phòng.

Thảm Tập Võ các bộ môn như: Taekwondo; Karatedo; Vovinam; Võ cổ truyền; Pencak silat; Sanshuu; Aikido; Judo; Boxing; Kickboxing; Muay; MMA.. .Là một trong những dụng cụ không thể thiếu cho bộ môn võ thuật và các môn thể thao.Là thảm mút xốp eva hàng Việt Nam chất lượng cao dùng lót sàn phòng tập võ.… giao hàng toàn quốc.

Thảm Tập Võ là sản phẩm thảm mút xốp eva hàng Việt Nam chất lượng cao, sử dụng để trải lót sàn phòng tập võ; phòng tập luyện cho các bộ môn thể thao nhào lộn, Aerobic, trường học, nhà trẻ.

Độ đàn hồi của thảm tốt sẽ giúp quá trình luyện tập của bạn trở nên dễ dàng hơn. Đặc biệt là khi thực hiện các động tác chống tay, chân hay tiếp xúc với mặt sàn sẽ không gây thương tích hay bị đau. Vì thế, dựa vào nhu cầu luyện tập bạn nên chọn cho mình những loại thảm tập võ có độ đàn hồi khác nhau.

Thứ Sáu, 3 tháng 1, 2014

Lãnh đạo sở nghiêng về thi 4 môn

Lãnh đạo sở nghiêng về thi 4 môn

- Sau khi Bộ GD-ĐT công bố hai phương án dự kiến đổi mới thi tốt nghiệp, lãnh đạo nhiều Sở GD-ĐT cho rằng, Bộ cần sớm chốt phương án để không gây hoang mang cho học sinh.



Băn khoăn ngoại ngữ

Các lãnh đạo quản lý giáo dục ở địa phương cũng chưa có quan điểm đồng nhất về việc môn ngoại ngữ nên bắt buộc hay tự chọn.











tốt nghiệp, ngoại ngữ, học lệch
Ảnh Lê Anh Dũng

Ông Nguyễn Đức Bưởi, giám đốc Sở GD-ĐT Bắc Ninh ủng hộ phương án thi 4 môn. Theo ông Bưởi, kỳ thi tốt nghiệp diễn ra trong 2 ngày là vừa đủ. Môn ngoại ngữ không nhất thiết phải bắt buộc thi, em nào học khá môn này có thể tự chọn thi để cộng thêm điểm. “Không nên lo rằng các môn khác không phải thi các em sẽ không học. Nếu không thi, cần tăng cường kiểm tra đánh giá trong năm học. Hơn nữa, điểm trung bình cả năm lớp 12 cũng là một căn cứ để tính điểm xét tốt nghiệp, nên các em sẽ phải học tất cả các môn”.


“Tôi không cho rằng thi ít môn hơn học sinh sẽ học lệch” – ông Hồ Văn Thống, giám đốc Sở GD-ĐT Đồng Tháp nhận định. “Thi 6 môn các em vẫn học lệch, em nào thi khối A cũng tập trung học đủ 3 môn toán lý hóa, còn các môn khác chỉ học để “qua”. Thế hệ học trò nào cũng thế. Lần này Bộ lấy điểm trung bình cả năm lớp 12 để tính điểm tốt nghiệp, học sinh sẽ không chủ quan, lơ là”.


Về việc thi môn ngoại ngữ, ông Thống cho rằng thi 4 môn là nhẹ nhàng, vừa đủ, không nên kéo theo đến 5 môn – thêm một môn nhưng có nghĩa là thêm cả một buổi thi. Môn ngoại ngữ nếu thi cũng chỉ kiểm tra được hai kỹ năng là đọc và viết.


"Vì vậy, tôi cho rằng nếu trường nào rèn được cho học sinh cả 4 kỹ năng nghe nói đọc viết đạt chuẩn châu Âu A1, A2 theo quy định của Bộ rồi thì có thể cộng điểm khuyến khích cho các em. Việc đánh giá các em đạt chuẩn hay chưa nên giao cho một trung tâm kiểm định ở khu vực đó. Như vậy, sẽ giảm được gánh nặng thi cử cũng như những băn khoăn của mọi người về vai trò của môn ngoại ngữ” - lời ông Thống.


Tuy nhiên, ông Lê Văn Ngọ, giám đốc Sở GD-ĐT Nghệ An, mặc dù nhận xét thi 4 môn là đủ, nhưng vẫn muốn học sinh thi 3 môn cố định là toán, văn, ngoại ngữ. Ông Ngọ giải thích ngoại ngữ là chìa khóa để học sinh tiếp cận tri thức, là kỹ năng để các em có thể tiếp tục phát triển.


Bộ cần sớm quyết định


Đó là đề nghị của nhiều lãnh đạo Sở GD-ĐT.


Ông Lê Văn Ngọ, cho rằng Bộ lấy ý kiến trong 3 tháng là hơi chậm. “Chỉ cần lấy ý kiến trong hai tháng thôi, rồi quyết định. Chờ đến tháng 4 mới công bố môn thi tôi cho rằng hơi muộn”. Ông Ngọ cũng bày tỏ sự lo lắng khi thay đổi kế hoạch thi, trừ hai môn văn toán, thì các kế hoạch liên quan đến các bộ môn khác sẽ bị ảnh hưởng.


Ông Hồ Văn Thống, giám đốc Sở GD-ĐT Đồng Tháp cũng mong muốn nếu định triển khai trong năm nay Bộ phải công bố luôn quyết định cuối cùng, để học sinh có thời gian chuẩn bị.


“Không nên để các em học sinh lớp 12 đến lúc này lại phải băn khoăn, lo lắng về việc mình sẽ thi môn nào. Nếu Bộ đã cảm thấy mọi việc “an toàn” rồi thì nên quyết định luôn, sau Tết âm lịch công bố luôn thi kiểu gì. Chứ để đến phút cuối mới đưa quyết định đột ngột nào đó thì không hay lắm” – ông Thống đề nghị.


Chi Mai






Thứ Năm, 2 tháng 1, 2014

Việt Nam giải 'bài toán' rủi ro trước nước lớn

Việt Nam giải 'bài toán' rủi ro trước nước lớn

Chuyển từ ngoại giao phòng ngừa đơn thuần sang ngoại giao theo tư duy "kiến tạo phát triển" là chìa khóa tăng cường thế chủ động của Việt Nam.


>>Thông điệp của Thủ tướng và bước ngoặt 2014


LTS: Năm 2013 là một năm "được mùa" của ngoại giao Việt Nam, với việc thiết lập khái niệm "lòng tin chiến lược", duy trì được một môi trường khu vực hòa bình, ổn định đồng thời với việc triển khai ngoại giao nước lớn. Đây là cơ sở để tính toán một năm 2014 theo góc nhìn dài hơi hơn, với những xung lực mới.


Dưới góc nhìn của một "Nhà nước kiến tạo phát triển" như thông điệp Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng vừa nêu, chính sách đối ngoại phải có tầm nhìn đủ bao quát với những lựa chọn ứng xử khác nhau sẽ giúp quốc gia đối phó một cách hiệu quả với các rủi ro. Khi tình hình thế giới và khu vực đang diễn biến phức tạp, tình hình nội bộ của các nước lớn và đối tác cũng có những thay đổi, chuyển biến liên tục thì một trong những điểm cốt lõi của ngoại giao Việt Nam 2014 chính là nhận diện và quản lý được rủi ro tiềm tàng khi nó còn chưa lộ diện.


Tuần Việt Nam tiếp tục giới thiệu bài phân tích về thông điệp này, nhìn từ góc độ tác động tới chính sách đối ngoại.


Ngoại giao nước lớn và chiến lược lòng tin


Các nước lớn là những chủ thể đầy quyền lực trong quan hệ quốc tế, và cường quốc rõ ràng có nhiều công cụ chính sách hơn các nước nhỏ. Mối quan hệ nước lớn - nước nhỏ, hay giữa các nước lớn với nhau đều chứa đựng đầy rẫy rủi ro mà nếu không biết cách ứng xử khéo léo thì lợi ích của các nước nhỏ hơn sẽ dễ dàng bị đe dọa.


Rủi ro lớn nhất trong mối quan hệ với các nước lớn chính là hiểu sai hoặc không thể dự đoán được những bước đi chính sách của họ. Mặc dù có một số điểm chung trong cách hành xử, tuy nhiên mỗi một nước lại có những yếu tố lịch sử, dân tộc,... khác nhau ảnh hưởng tới cách thức các nước lớn nhìn nhận thế giới, dẫn đến quá trình hoạch định chính sách ngoại giao là khác nhau tùy tình hình và thời điểm cụ thể.


Với một nước nhỏ, quá cứng rắn hay quá mềm dẻo khi ứng xử với nước lớn có thể dẫn tới những hệ quả mà nước này không thể kiểm soát được, dẫn tới lợi ích chiến lược bị đe dọa nghiêm trọng. Quá trình phân tích và đánh giá rủi ro sẽ phải xác định được các yếu tố then chốt, giúp nước nhỏ hiểu đúng hơn bản chất các mối quan hệ đan xen phức tạp trong mối quan hệ với các nước lớn. Cuối cùng ngoại giao phải thiết lập được một hệ thống chính sách trong đó ứng phó được với mọi tình huống có thể xảy ra.











nhà nước kiến tạo, ngoại giao Việt Nam, Biển Đông

Rủi ro trong vấn đề biển Đông là rất lớn khi bất cứ một đánh giá chính sách sai lầm nào cũng có thể khiến cho căng thẳng leo thang. Ảnh minh họa: Lê Anh Dũng



Xây dựng "lòng tin chiến lược" chính là một trong những bước "kiến tạo" như vậy. Thiết lập lòng tin chính là một chiến lược nhằm "phòng ngừa rủi ro" về mặt dài hạn thông qua những biện pháp ngoại giao cụ thể, thông qua đối thoại và từ đó tìm kiếm tiếng nói chung. "Đoán" được ý nghĩ và hành động của các nước lớn không những là một môn khoa học, mà còn là một "nghệ thuật" mà các nước nhỏ hơn phải nắm vững để có thể bảo vệ lợi ích cho riêng mình.


Nhưng "đoán" như thế nào, và sau đó là hoạch định chiến lược đối phó với từng kịch bản tiếp cận ra sao lại là một vấn đề khác. Muốn "đoán" thì phải "hiểu", muốn "hiểu" thì phải "đối thoại", và muốn "đối thoại" thì cần có một chiến lược gây dựng lòng tin dài hạn. Phòng ngừa rủi ro chính từ bước đầu tiên, hiểu và xây dựng lòng tin với đối phương. Biển Đông có thể là một thí dụ điển hình.


Biển Đông và những rủi ro


Rủi ro trong vấn đề biển Đông là rất lớn khi bất cứ một đánh giá chính sách sai lầm nào cũng có thể khiến cho căng thẳng leo thang.


Trong một môi trường quốc tế mà sự tin cậy lẫn nhau vẫn chưa thể được xây dựng, cần thiết phải có những đối sách ngắn hạn để đối phỏ với rủi ro có nguy cơ bùng nổ bất cứ lúc nào. Và vì là một nước nhỏ, Việt Nam phải chấp nhận một rủi ro lớn hơn rất nhiều. Rủi ro khi các nước lớn sử dụng sức mạnh quân sự để đạt ưu thế trong tranh chấp, rủi ro khi các cường quốc bắt tay nhau để "chia chác" các lợi ích trên biển mà không cần "để ý" tới phản ứng của các nước nhỏ hơn.


Nhiệm vụ của ngoại giao và những người phân tích chính sách đối ngoại là phải xác định rõ trong từng trường hợp Việt Nam phải ứng xử ra sao, phải có chính sách ứng phó như thế nào để bảo toàn lợi ích và chủ quyền từ ngàn đời nay của quốc gia, với việc đánh đổi ít nhất.


Tranh chấp lãnh thổ không phải là chuyện có thể giải quyết trong một sớm một chiều, mà đòi hỏi có những chiến lược dài hơi, với những rủi ro được nhận diện một cách rõ ràng. Một nền ngoại giao chỉ biết thụ động đối phó với tác động từ bên ngoài sẽ dễ dàng đánh mất lợi ích, vị thế và cả bản sắc của cả một quốc gia.


Trung Quốc có chiến lược riêng của họ trong tranh chấp biển Đông, và chênh lệch quyền lực là quá rõ ràng giữa Bắc Kinh và các bên còn lại trong tranh chấp. Rủi ro và thách thức trong vấn đề này lớn hơn rất nhiều lần so với cơ hội, và vì vậy cần những chiến lược rõ ràng cụ thể để giảm thiểu tối đa những rủi ro có thể có.


"Thể chế hóa" hay "học thuật hóa" chính là những chiến lược như vậy. "Thể chế hóa" là việc làm sao thiết lập một Bộ Quy tắc ứng xử trên biển Đông (COC) giữa các nước có liên quan tới tranh chấp và cố gắng tìm một đồng thuận về nội dung trong các cánh diễn dịch UNCLOS khác nhau. Làm sao để giúp Trung Quốc nhận ra được lợi ích của việc xây dựng COC, và làm thế nào giúp ASEAN trở nên đoàn kết hơn nữa trong vấn đề này chính là nhiệm vụ trọng tâm của ngoại giao Việt Nam 2014, thông qua việc lấy cơ chế xây dựng lòng tin chiến lược làm nền tảng.


Bên cạnh đó, "học thuật hóa" sử dụng sức mạnh của khoa học và lý lẽ như một vũ khí tuyên truyền nhằm "đánh bật" những lập luận và bằng chứng khống, thiếu sức thuyết phục từ phía Trung Quốc, vốn áp đảo trên các diễn đàn quốc tế. Một sự kết hợp giữa khoa học vốn mang đậm tính hợp lý và logic, và tuyên truyền với sức lan tỏa mạnh mẽ sẽ giúp các quan điểm của Việt Nam vừa mang sức nặng và tính thuyết phục, lại vừa được phổ biến một cách rộng rãi trên các diễn đàn, cả trong và ngoài nước.


Môi trường quốc tế đầy biến động hiện nay đi kèm với quá trình cạnh tranh chiến lược Mỹ - Trung khiến cho tương lai an ninh khu vực trở nên rất bấp bênh. Điều này đòi hỏi việc hoạch định sách lược ngoại giao phải có những chiến lược cụ thể, rõ ràng, nhận diện được những rủi ro có thể xảy đến trong bất cứ hoàn cảnh nào.


Chuyển từ ngoại giao phòng ngừa đơn thuần sang ngoại giao theo tư duy "kiến tạo phát triển" là chìa khóa tăng cường thế chủ động của Việt Nam trong thời điểm 2014 hiện nay, lẫn tương lai trung hạn sắp tới.


Nguyễn Thế Phương






Truyền thông TQ quan tâm việc VN nhận tàu ngầm

Truyền thông TQ quan tâm việc VN nhận tàu ngầm

- Ngay khi tàu ngầm Kilo 636 Hà Nội được đưa về tới cảng Cam Ranh an toàn, Tân Hoa Xã đưa tin cho biết, việc nhận chiếc tàu ngầm Kilo 636 Hà Nội đầu tiên đã thu hút sự chú ý lớn tại Việt Nam.















tàu ngầm, Cam Ranh, Trung Quốc, Nga

Tàu ngầm Hà Nội đang được hoàn tất các công việc tháo dỡ tại cảng Cam Ranh. Ảnh: Dân Việt



Theo thông tin đăng tải trên VOV, Tân Hoa xã ngày 1/1 đưa tin với nhan đề “Việt Nam nhận tàu ngầm đầu tiên do Nga chế tạo” với nội dung: Một tàu vận tải hạng nặng chở theo chiếc tàu ngầm đầu tiên của Việt Nam do Nga chế tạo đã vào cảng Cam Ranh vào cuối ngày 31/12/2013 sau chuyến đi kéo dài một tháng rưỡi từ St Petersburg của Nga.


“Tàu ngầm diesel mang tên Hà Nội là chiếc đầu tiên trong 6 tàu ngầm Kilo lớp 636 mà Việt Nam đặt mua từ Nga để hiện đại hóa hải quân của mình”, Tân Hoa xã dẫn nguồn tin từ cơ quan truyền thông Việt Nam cho biết.


Bản tin trên Tân Hoa xã cũng dẫn một số thông số kỹ thuật của chiếc tàu ngầm này: “Chiếc tàu ngầm có lượng giãn nước hơn 3.000 tấn, có thể lặn sâu tối đa 300 mét và phạm vi hoạt động từ 6.000 - 7.500 hải lý, trong thời gian 45 ngày đêm, với 52 thành viên thủy thủ đoàn. Nó là sự lựa chọn tốt nhất cho trinh sát và tuần tra”.


Việc nhận chiếc tàu ngầm Kilo đầu tiên đã thu hút sự chú ý lớn tại Việt Nam.


Tân Hoa xã trích dẫn phát biểu của một độc giả tên Hải nói với tờ Thanh Niên online rằng: "Tôi thấy rất vui. Từ nay, quân đội nhân dân Việt Nam sẽ có khả năng mạnh hơn để bảo vệ đất nước".


Tàu ngầm Kilo thứ hai sẽ về Việt Nam tháng 3/2014 ?


Sáng 2/1, tại vùng nước tiếp giáp giữa cảng dân sự Cam Ranh và quân cảng Cam Ranh, khu vực gần mũi Hời (vịnh Cam Ranh, TP Cam Ranh), tàu mẹ Rolldock Sea đã hạ cánh cửa chắn sau lái, “khoe” trọn tàu ngầm Kilo Hà Nội.


Dự kiến ngày 3/1, tàu mẹ Rolldock Sea sẽ được bơm chìm xuống biển để Kilo 636 Hà Nội có thể tự ra ngoài và vào neo ở cầu cảng, chính thức hoạt động trên vùng biển chủ quyền của Tổ quốc.


Theo báo Tuổi Trẻ, dự kiến giữa tháng 1/2014, lễ đón chính thức tàu ngầm lớp Kilo 636 Hà Nội sẽ được tổ chức tại Bộ tư lệnh Vùng 4 Hải quân. Sau khi giao tàu ngầm Hà Nội cho phía Việt Nam, tàu vận tải Rolldock Sea sẽ quay về Nga, tiếp tục vận chuyển tàu ngầm Kilo thứ hai mang tên Hồ Chí Minh về Cam Ranh, dự kiến vào tháng 3/2014.


“Khi đã nhận đủ hai tàu ngầm lớp Kilo Hà Nội và Hồ Chí Minh, một lễ đón chính thức với sự tham gia của các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, quân đội và cả đại diện nhân dân sẽ được tổ chức trọng thể” - thông tin cho hay.


Cũng theo Tuổi Trẻ, tàu ngầm lớp Kilo 636 được ví như là “hố đen dưới đại dương” nhờ được bao bọc bên ngoài bằng một lớp cao su đen đặc biệt có khả năng không cho gây tiếng ồn khi tàu vận hành. “Để bảo vệ lớp cao su đặc biệt này, khi tàu neo tại cảng hoặc không lặn, phải tưới nước làm mát tàu hằng ngày” - nguồn tin này nói.


Ngoài ra, trên báo Thanh Niên dẫn thêm nhận định của chuyên san Kanwa Defense Review rằng tàu ngầm Kilo của Việt Nam được trang bị kính tiềm vọng, hiện đại hơn tàu ngầm cùng lớp của một số nước đã trang bị trước đây. Đặc biệt, trang Militaryrussia dẫn một số nguồn tin tiết lộ tàu HQ186 Khánh Hòa và HQ187 Bà Rịa-Vũng Tàu sẽ được nâng cấp hơn nữa trong dự án Kilo 63661-63663, vượt trội hơn các thế hệ cũ về hệ thống động lực, giảm tiếng ồn và tự động hóa điều hành tác chiến.


H.Nhìtổng hợp






Cận cảnh tàu ngầm Hà Nội đậu bến Cam Ranh

Cận cảnh tàu ngầm Hà Nội đậu bến Cam Ranh

Sáng 2/1, tại vùng nước tiếp giáp giữa cảng dân sự Cam Ranh và quân cảng Cam Ranh, khu vực gần mũi Hời (vịnh Cam Ranh, TP Cam Ranh), tàu mẹ Rolldock Sea đã hạ cánh cửa chắn sau lái, “khoe” trọn tàu ngầm Kilo Hà Nội.





Tàu mẹ Rolldock Sea trước khi mở cửa hậu sau lái, phần cao nhất của tàu ngầm Kilo nhô lên phía sau sàn dock. Bên cạnh là hai tàu lai dắt hệ Azimuth, loại tàu lai kéo hiện đại nhất đến thời điểm này:


tàu ngầm, hải quân, Nga, Cam Ranh


Bắt đầu hạ cửa hậu sau lái của tàu mẹ:


tàu ngầm, hải quân, Nga, Cam Ranh


Chân vịt của tàu ngầm Kilo Hà Nội:


tàu ngầm, hải quân, Nga, Cam Ranh


Tàu ngầm Kilo Hà Nội hiện rõ sau khi đã tháo xong các thiết bị gia cố:


tàu ngầm, hải quân, Nga, Cam Ranh




Tàu ngầm Kilo Hà Nội trông hùng dũng như cá mập đại dương trên vịnh Cam Ranh sáng 2/1:


tàu ngầm, hải quân, Nga, Cam Ranh


Sau khi mọi công tác chuẩn bị đã hoàn thành, rạng sáng 3/4 tàu mẹ Rolldock Sea sẽ được đánh chìm để hai tàu lai dắt đưa tàu ngầm vào quân cảng:


tàu ngầm, hải quân, Nga, Cam Ranh


Một trong hai tàu lai dắt hệ Azimuth của Quân chủng Hải quân sẽ đảm nhận công việc quan trọng đưa tàu ngầm vào quân cảng:


tàu ngầm, hải quân, Nga, Cam Ranh


Theo Dân Việt






Cận cảnh tàu ngầm Hà Nội 'đậu bến' Cam Ranh

Cận cảnh tàu ngầm Hà Nội 'đậu bến' Cam Ranh

Sáng 2/1, tại vùng nước tiếp giáp giữa cảng dân sự Cam Ranh và quân cảng Cam Ranh, khu vực gần mũi Hời (vịnh Cam Ranh, TP Cam Ranh), tàu mẹ Rolldock Sea đã hạ cánh cửa chắn sau lái, “khoe” trọn tàu ngầm Kilo Hà Nội.





Tàu mẹ Rolldock Sea trước khi mở cửa hậu sau lái, phần cao nhất của tàu ngầm Kilo nhô lên phía sau sàn dock. Bên cạnh là hai tàu lai dắt hệ Azimuth, loại tàu lai kéo hiện đại nhất đến thời điểm này:


tàu ngầm kilo, hải quân, Nga


Bắt đầu hạ cửa hậu sau lái của tàu mẹ:


tàu ngầm kilo, hải quân, Nga


Chân vịt của tàu ngầm Kilo Hà Nội:


tàu ngầm kilo, hải quân, Nga


Tàu ngầm Kilo Hà Nội hiện rõ sau khi đã tháo xong các thiết bị gia cố:


tàu ngầm kilo, hải quân, Nga




Tàu ngầm Kilo Hà Nội trông hùng dũng như cá mập đại dương trên vịnh Cam Ranh sáng 2/1:


tàu ngầm kilo, hải quân, Nga




Sau khi mọi công tác chuẩn bị đã hoàn thành, rạng sáng 3/4 tàu mẹ Rolldock Sea sẽ được đánh chìm để hai tàu lai dắt đưa tàu ngầm vào quân cảng:


tàu ngầm kilo, hải quân, Nga




Một trong hai tàu lai dắt hệ Azimuth của Quân chủng Hải quân sẽ đảm nhận công việc quan trọng đưa tàu ngầm vào quân cảng:


tàu ngầm kilo, hải quân, Nga


Theo Dân Việt






Thứ Tư, 1 tháng 1, 2014

Túi tiền những gia đình Việt giàu nhất 2013

Túi tiền những gia đình Việt giàu nhất 2013

- Dù BĐS đang ở đáy trầm lắng nhưng các DN trong lĩnh vực này vẫn đóng góp cho danh sách các gia đình giàu nhất trên TTCK 2013 với số lượng áp đảo.





Top 10: chia tay 3 gia đình


Dòng tiền vào TTCK trong những phiên áp Tết Dương lịch khá yếu khiến nhiều cổ phiếu nóng rớt xuống mức giá sàn. Tuy nhiên, cổ phiếu VIC của tỷ phú Phạm Nhật Vượng vẫn xoay quanh mức 70.000 đồng/cp; HAG của bầu Đức quanh mức 20.500-21.000 đồng/cp; HPG của ông Trần Đình Long ở 41.000 đồng/cp...


Vì thế, vị trí tốp đầu những gia đình giàu nhất trên TTCK trong năm 2013 không có nhiều thay đổi so với 2012. Giống như năm trước, 3 vị trí giàu nhất trên TTCK năm 2013 tiếp tục thuộc về gia đình ông Phạm Nhật Vương, ông Đoàn Nguyên Đức và ông Trần Đình Long.








gia-đình-giầu-nhất, thị-trường-chứng-khoán, gia-đình-trị, doanh-nghiệp, doanh-nhân, đại-gia, chứng-khoán, bất-động-sản, ngành-thép, Phạm-Nhật-Vượng, Trần-Đình-Long, Đoàn-Nguyên-Đức, Lê-Phước-Vũ, Đặng-Thành-Tâm, Đặng-Văn-Thành, Trầm-Bê, Cường-đô-la, Phạm-T

Tài sản 3 gia đình này từ cổ phiếu tăng mạnh trong năm 2013. Ấn tượng nhất, gia đình ông Phạm Nhật Vượng với khoảng 400 triệu cổ phiếu VIC (ông Vượng 285 triệu, vợ 49 triệu và một phần khá lớn thông qua CTCP Tập đoàn Đầu tư Việt Nam do Vượng sở hữu trên 50%). Tổng trị giá tài sản quy từ cổ phiếu của gia đình vị tỷ phú này ước đạt 28.000-30.000 tỷ đồng (gần 1,5 tỷ USD).


Gia đình ông Đoàn Nguyên Đức đang nắm giữ trên 318,5 triệu cổ phiếu HAG, trong đó riêng ông Đức nắm trên 311 triệu đơn vị. Với giá trị trên 6.500 tỷ đồng, gia đình bầu Đức giữ vững vị trí thứ 2.


Đứng ở vị trí thứ 3, vợ chồng ông Trần Đình Long chứng kiến tỷ lệ tăng tài sản mạnh nhất. Với hơn 132 triệu cổ phần Tập đoàn Hòa Phát (HPG), tài sản của 2 vợ chồng đại gia sản xuất thép và phát triển BĐS này tăng gần 2.700 tỷ đồng trong năm 2013 lên gần 5.470 tỷ đồng.


Gia đình đại gia Đặng Thành Tâm bất ngờ vượt lên chiếm vị trí thứ 4 nhờ sự phục hồi mạnh mẽ của các cổ phiếu Đô Thị Kinh Bắc (KBC), và Itaco (ITA). Ông Tâm hiện đang nắm giữ gần 160 triệu cổ phần của 4 cổ phiếu KBC, ITA, SGT và NVB, có trị giá tổng cộng khoảng 1.300 tỷ đồng.


Gia đình của đại gia bánh kẹo Trần Kim Thành cũng bất ngờ lớn khi vươn từ vị trí thứ 8 trong năm trước lên vị trí thứ 5 nhờ sự gia tăng ngoạn mục trên 30% của cổ phiếu Bánh kẹo Kinh Đô (KDC).


Trong danh sách những gia đình giàu có nhất trên sàn chứng khoán 2013 là sự biến mất khỏi tốp 10 của 3 gia đình: ông Nguyễn Tuấn Hải (Alphanam), ông Đặng Văn Thành (Sacombank) và ông Nguyễn Đức Kiên (ACB).


Tài sản của gia đình ông Nguyễn Tuấn Hải đã sụt giảm hơn 50% sau khi Công ty Cổ phần Đầu tư Alphanam (ALP) - DN mà ông Hải và người thân đang nắm giữ gần 200 triệu cổ phần, báo lỗ lớn trong năm 2012, lỗ sâu 3 quý đầu năm 2013 và lên kế hoạch hủy niêm yết.


Trong khi đó, gia đình ông Đặng Văn Thành cũng biến mất hẳn trong bảng xếp hạng sau khi Sacombank (STB) hồi tháng 5/2013 tiến hành bán toàn bộ cổ phần STB của 2 cha con ông để cấn trừ nợ.


Túi tiền của ông Nguyễn Đức Kiên cùng gia đình bị vơi đi trong năm 2013 với những biến động không thuận của cổ phiếu Ngân hàng ACB và cũng là hậu quả của việc ông trùm ngân hàng này dính vòng lao lý, bị truy tố 4 tội danh.


Giàu nhờ nhà đất, BĐS, tài chính và thực phẩm


Thay thế cho 3 vị trí nói trên là gia đình ông Trần Mộng Hùng, Lê Phước Vũ và Hà Văn Thắm.








gia-đình-giầu-nhất, thị-trường-chứng-khoán, gia-đình-trị, doanh-nghiệp, doanh-nhân, đại-gia, chứng-khoán, bất-động-sản, ngành-thép, Phạm-Nhật-Vượng, Trần-Đình-Long, Đoàn-Nguyên-Đức, Lê-Phước-Vũ, Đặng-Thành-Tâm, Đặng-Văn-Thành, Trầm-Bê, Cường-đô-la, Phạm-T

Ngay từ cuối 2012, giới đầu tư đã chứng kiến nghịch cảnh giữa nhà Trần Mộng Hùng và Đặng Văn Thành. Nhà ông Trần Mộng Hùng quay lại với ACB, trong gia đình ông Đặng Văn Thành lại mất ghế tại Sacombank. Tuy nhiên, năm 2013 mới thực sự chứng kiến sự "đổi ngôi" này.


Khối tài sản của ông Hùng không nhiều, chỉ khoảng 260 tỷ đồng, nhưng cùng với con trai là chủ tịch ACB Nguyễn Hùng Huy và người thân, đại gia đình ông Hùng nắm giữ khoảng 1.600 tỷ đồng, qua đó vừa đủ để lọt vào tốp 10.


Với nhà ông Lê Phước Vũ, cổ phiếu Tập đoàn Hoa Sen (HSG) tăng gần 2,5 lần trong năm 2013 đã khiến gần 50 triệu cổ phần do gia đình này năm giữ tăng vọt. Đây cũng là cơ sở giúp nhà ông Vũ lọt tốp 10 gia đình giàu nhất trên TTCK.


Đại gia Hà Văn Thắm là một nhân tố mới trên thị trường và cũng góp phần cho nhóm BĐS càng trở nên áp đảo. Ông chủ Chủ Tập đoàn Đại Dương (OGC) nổi lên rất mạnh mẽ trong năm 2013 với chiến lược mua bán sáp nhập khôn ngoan đã giúp Ocean Group trở thành một tập đoàn đa ngành hàng đầu.


Đại gia trong lĩnh vực BĐS, ngân hàng này chỉ đứng tên một lượng khá ít ỏi cổ phiếu OGC (3,3 triệu, tương đương 1,11%) nhưng trên thực tế vị doanh nhân này đang chi phối tập đoàn này nhờ sở hữu gián tiếp qua doanh nghiệp tư nhân Hà Bảo (nắm giữ 44,4% OGC).


Sự nổi lên ông Thắm cùng với anh trai Hà Trọng Nam đã giúp nhà đại gia này lần đầu tiên lọt tốp 10 gia đình giàu nhất trên TTCK.


Có thể thấy, trong tốp 10 gia đình giàu nhất trên TTCK có tới 7 DN đang hoạt động trong lĩnh vực BĐS hoặc liên quan, từ Vingroup của ông Vượng (BĐS cao cấp), cho tới bầu Đức (BĐS trong nước và ngoài nước), ông Trần Đình Long (BĐS và VLXD), ông Đặng Thành Tâm (BĐS công nghiệp), ông Lê Phước Vũ (VLXD), Nguyễn Văn Đạt, Hà Văn Thắm (BĐS, du lịch, ngân hàng).


Bên cạnh BĐS, tốp 10 còn chứng kiến các gia đình hoạt động trong các lĩnh vực khác như Trần Kim Thành (bánh kẹo), Nguyễn Đăng Quang (thực phẩm), Trần Mộng Hùng (ngân hàng).


Trong bối cảnh thị trường BĐS chưa hết "băng giá", đa phần các DN chìm ngập trong khó khăn, hiện tượng túi tiền của các gia đình giàu có nói trên tăng mạnh trong năm 2013 cho thấy khả năng chống chọi với bão tố của các DN BĐS lớn có vẻ khá tốt. Đây có lẽ là lý do giải thích cho việc các doanh nhân đua nhau đầu tư vào BĐS cho dù rủi ro cũng rất lớn như đã được biết đến mà các DN và ngân hàng Việt đang phải đối mặt.


Mạnh Hà










gia-đình-giầu-nhất, thị-trường-chứng-khoán, gia-đình-trị, doanh-nghiệp, doanh-nhân, đại-gia, chứng-khoán, bất-động-sản, ngành-thép, Phạm-Nhật-Vượng, Trần-Đình-Long, Đoàn-Nguyên-Đức, Lê-Phước-Vũ, Đặng-Thành-Tâm, Đặng-Văn-Thành, Trầm-Bê, Cường-đô-la, Phạm-T





Đếm túi tiền những gia đình giàu nhất Việt Nam 2013

Đếm túi tiền những gia đình giàu nhất Việt Nam 2013

- Dù BĐS đang ở đáy trầm lắng nhưng các DN trong lĩnh vực này vẫn đóng góp cho danh sách các gia đình giàu nhất trên TTCK 2013 với số lượng áp đảo.





Top 10: chia tay 3 gia đình


Dòng tiền vào TTCK trong những phiên áp Tết Dương lịch khá yếu khiến nhiều cổ phiếu nóng rớt xuống mức giá sàn. Tuy nhiên, cổ phiếu VIC của tỷ phú Phạm Nhật Vượng vẫn xoay quanh mức 70.000 đồng/cp; HAG của bầu Đức quanh mức 20.500-21.000 đồng/cp; HPG của ông Trần Đình Long ở 41.000 đồng/cp...


Vì thế, vị trí tốp đầu những gia đình giàu nhất trên TTCK trong năm 2013 không có nhiều thay đổi so với 2012. Giống như năm trước, 3 vị trí giàu nhất trên TTCK năm 2013 tiếp tục thuộc về gia đình ông Phạm Nhật Vương, ông Đoàn Nguyên Đức và ông Trần Đình Long.








gia-đình-giầu-nhất, thị-trường-chứng-khoán, gia-đình-trị, doanh-nghiệp, doanh-nhân, đại-gia, chứng-khoán, bất-động-sản, ngành-thép, Phạm-Nhật-Vượng, Trần-Đình-Long, Đoàn-Nguyên-Đức, Lê-Phước-Vũ, Đặng-Thành-Tâm, Đặng-Văn-Thành, Trầm-Bê, Cường-đô-la, Phạm-T

Tài sản 3 gia đình này từ cổ phiếu tăng mạnh trong năm 2013. Ấn tượng nhất, gia đình ông Phạm Nhật Vượng với khoảng 400 triệu cổ phiếu VIC (ông Vượng 285 triệu, vợ 49 triệu và một phần khá lớn thông qua CTCP Tập đoàn Đầu tư Việt Nam do Vượng sở hữu trên 50%). Tổng trị giá tài sản quy từ cổ phiếu của gia đình vị tỷ phú này ước đạt 28.000-30.000 tỷ đồng (gần 1,5 tỷ USD).


Gia đình ông Đoàn Nguyên Đức đang nắm giữ trên 318,5 triệu cổ phiếu HAG, trong đó riêng ông Đức nắm trên 311 triệu đơn vị. Với giá trị trên 6.500 tỷ đồng, gia đình bầu Đức giữ vững vị trí thứ 2.


Đứng ở vị trí thứ 3, vợ chồng ông Trần Đình Long chứng kiến tỷ lệ tăng tài sản mạnh nhất. Với hơn 132 triệu cổ phần Tập đoàn Hòa Phát (HPG), tài sản của 2 vợ chồng đại gia sản xuất thép và phát triển BĐS này tăng gần 2.700 tỷ đồng trong năm 2013 lên gần 5.470 tỷ đồng.


Gia đình đại gia Đặng Thành Tâm bất ngờ vượt lên chiếm vị trí thứ 4 nhờ sự phục hồi mạnh mẽ của các cổ phiếu Đô Thị Kinh Bắc (KBC), và Itaco (ITA). Ông Tâm hiện đang nắm giữ gần 160 triệu cổ phần của 4 cổ phiếu KBC, ITA, SGT và NVB, có trị giá tổng cộng khoảng 1.300 tỷ đồng.


Gia đình của đại gia bánh kẹo Trần Kim Thành cũng bất ngờ lớn khi vươn từ vị trí thứ 8 trong năm trước lên vị trí thứ 5 nhờ sự gia tăng ngoạn mục trên 30% của cổ phiếu Bánh kẹo Kinh Đô (KDC).


Trong danh sách những gia đình giàu có nhất trên sàn chứng khoán 2013 là sự biến mất khỏi tốp 10 của 3 gia đình: ông Nguyễn Tuấn Hải (Alphanam), ông Đặng Văn Thành (Sacombank) và ông Nguyễn Đức Kiên (ACB).


Tài sản của gia đình ông Nguyễn Tuấn Hải đã sụt giảm hơn 50% sau khi Công ty Cổ phần Đầu tư Alphanam (ALP) - DN mà ông Hải và người thân đang nắm giữ gần 200 triệu cổ phần, báo lỗ lớn trong năm 2012, lỗ sâu 3 quý đầu năm 2013 và lên kế hoạch hủy niêm yết.


Trong khi đó, gia đình ông Đặng Văn Thành cũng biến mất hẳn trong bảng xếp hạng sau khi Sacombank (STB) hồi tháng 5/2013 tiến hành bán toàn bộ cổ phần STB của 2 cha con ông để cấn trừ nợ.


Túi tiền của ông Nguyễn Đức Kiên cùng gia đình bị vơi đi trong năm 2013 với những biến động không thuận của cổ phiếu Ngân hàng ACB và cũng là hậu quả của việc ông trùm ngân hàng này dính vòng lao lý, bị truy tố 4 tội danh.


Giàu nhờ nhà đất, BĐS, tài chính và thực phẩm


Thay thế cho 3 vị trí nói trên là gia đình ông Trần Mộng Hùng, Lê Phước Vũ và Hà Văn Thắm.








gia-đình-giầu-nhất, thị-trường-chứng-khoán, gia-đình-trị, doanh-nghiệp, doanh-nhân, đại-gia, chứng-khoán, bất-động-sản, ngành-thép, Phạm-Nhật-Vượng, Trần-Đình-Long, Đoàn-Nguyên-Đức, Lê-Phước-Vũ, Đặng-Thành-Tâm, Đặng-Văn-Thành, Trầm-Bê, Cường-đô-la, Phạm-T

Ngay từ cuối 2012, giới đầu tư đã chứng kiến nghịch cảnh giữa nhà Trần Mộng Hùng và Đặng Văn Thành. Nhà ông Trần Mộng Hùng quay lại với ACB, trong gia đình ông Đặng Văn Thành lại mất ghế tại Sacombank. Tuy nhiên, năm 2013 mới thực sự chứng kiến sự "đổi ngôi" này.


Khối tài sản của ông Hùng không nhiều, chỉ khoảng 260 tỷ đồng, nhưng cùng với con trai là chủ tịch ACB Nguyễn Hùng Huy và người thân, đại gia đình ông Hùng nắm giữ khoảng 1.600 tỷ đồng, qua đó vừa đủ để lọt vào tốp 10.


Với nhà ông Lê Phước Vũ, cổ phiếu Tập đoàn Hoa Sen (HSG) tăng gần 2,5 lần trong năm 2013 đã khiến gần 50 triệu cổ phần do gia đình này năm giữ tăng vọt. Đây cũng là cơ sở giúp nhà ông Vũ lọt tốp 10 gia đình giàu nhất trên TTCK.


Đại gia Hà Văn Thắm là một nhân tố mới trên thị trường và cũng góp phần cho nhóm BĐS càng trở nên áp đảo. Ông chủ Chủ Tập đoàn Đại Dương (OGC) nổi lên rất mạnh mẽ trong năm 2013 với chiến lược mua bán sáp nhập khôn ngoan đã giúp Ocean Group trở thành một tập đoàn đa ngành hàng đầu.


Đại gia trong lĩnh vực BĐS, ngân hàng này chỉ đứng tên một lượng khá ít ỏi cổ phiếu OGC (3,3 triệu, tương đương 1,11%) nhưng trên thực tế vị doanh nhân này đang chi phối tập đoàn này nhờ sở hữu gián tiếp qua doanh nghiệp tư nhân Hà Bảo (nắm giữ 44,4% OGC).


Sự nổi lên ông Thắm cùng với anh trai Hà Trọng Nam đã giúp nhà đại gia này lần đầu tiên lọt tốp 10 gia đình giàu nhất trên TTCK.


Có thể thấy, trong tốp 10 gia đình giàu nhất trên TTCK có tới 7 DN đang hoạt động trong lĩnh vực BĐS hoặc liên quan, từ Vingroup của ông Vượng (BĐS cao cấp), cho tới bầu Đức (BĐS trong nước và ngoài nước), ông Trần Đình Long (BĐS và VLXD), ông Đặng Thành Tâm (BĐS công nghiệp), ông Lê Phước Vũ (VLXD), Nguyễn Văn Đạt, Hà Văn Thắm (BĐS, du lịch, ngân hàng).


Bên cạnh BĐS, tốp 10 còn chứng kiến các gia đình hoạt động trong các lĩnh vực khác như Trần Kim Thành (bánh kẹo), Nguyễn Đăng Quang (thực phẩm), Trần Mộng Hùng (ngân hàng).


Trong bối cảnh thị trường BĐS chưa hết "băng giá", đa phần các DN chìm ngập trong khó khăn, hiện tượng túi tiền của các gia đình giàu có nói trên tăng mạnh trong năm 2013 cho thấy khả năng chống chọi với bão tố của các DN BĐS lớn có vẻ khá tốt. Đây có lẽ là lý do giải thích cho việc các doanh nhân đua nhau đầu tư vào BĐS cho dù rủi ro cũng rất lớn như đã được biết đến mà các DN và ngân hàng Việt đang phải đối mặt.


Mạnh Hà










gia-đình-giầu-nhất, thị-trường-chứng-khoán, gia-đình-trị, doanh-nghiệp, doanh-nhân, đại-gia, chứng-khoán, bất-động-sản, ngành-thép, Phạm-Nhật-Vượng, Trần-Đình-Long, Đoàn-Nguyên-Đức, Lê-Phước-Vũ, Đặng-Thành-Tâm, Đặng-Văn-Thành, Trầm-Bê, Cường-đô-la, Phạm-T





Những gia đình giàu nhất 2013: Nhà đất vẫn thống lĩnh

Những gia đình giàu nhất 2013: Nhà đất vẫn thống lĩnh

- Dù BĐS đang ở đáy trầm lắng nhưng các DN trong lĩnh vực này vẫn đóng góp cho danh sách các gia đình giàu nhất trên TTCK 2013 với số lượng áp đảo.





Top 10: chia tay 3 gia đình


Dòng tiền vào TTCK trong những phiên áp Tết Dương lịch khá yếu khiến nhiều cổ phiếu nóng rớt xuống mức giá sàn. Tuy nhiên, cổ phiếu VIC của tỷ phú Phạm Nhật Vượng vẫn xoay quanh mức 70.000 đồng/cp; HAG của bầu Đức quanh mức 20.500-21.000 đồng/cp; HPG của ông Trần Đình Long ở 41.000 đồng/cp...


Vì thế, vị trí tốp đầu những gia đình giàu nhất trên TTCK trong năm 2013 không có nhiều thay đổi so với 2012. Giống như năm trước, 3 vị trí giàu nhất trên TTCK năm 2013 tiếp tục thuộc về gia đình ông Phạm Nhật Vương, ông Đoàn Nguyên Đức và ông Trần Đình Long.








gia-đình-giầu-nhất, thị-trường-chứng-khoán, gia-đình-trị, doanh-nghiệp, doanh-nhân, đại-gia, chứng-khoán, bất-động-sản, ngành-thép, Phạm-Nhật-Vượng, Trần-Đình-Long, Đoàn-Nguyên-Đức, Lê-Phước-Vũ, Đặng-Thành-Tâm, Đặng-Văn-Thành, Trầm-Bê, Cường-đô-la, Phạm-T

Tài sản 3 gia đình này từ cổ phiếu tăng mạnh trong năm 2013. Ấn tượng nhất, gia đình ông Phạm Nhật Vượng với khoảng 400 triệu cổ phiếu VIC (ông Vượng 285 triệu, vợ 49 triệu và một phần khá lớn thông qua CTCP Tập đoàn Đầu tư Việt Nam do Vượng sở hữu trên 50%). Tổng trị giá tài sản quy từ cổ phiếu của gia đình vị tỷ phú này ước đạt 28.000-30.000 tỷ đồng (gần 1,5 tỷ USD).


Gia đình ông Đoàn Nguyên Đức đang nắm giữ trên 318,5 triệu cổ phiếu HAG, trong đó riêng ông Đức nắm trên 311 triệu đơn vị. Với giá trị trên 6.500 tỷ đồng, gia đình bầu Đức giữ vững vị trí thứ 2.


Đứng ở vị trí thứ 3, vợ chồng ông Trần Đình Long chứng kiến tỷ lệ tăng tài sản mạnh nhất. Với hơn 132 triệu cổ phần Tập đoàn Hòa Phát (HPG), tài sản của 2 vợ chồng đại gia sản xuất thép và phát triển BĐS này tăng gần 2.700 tỷ đồng trong năm 2013 lên gần 5.470 tỷ đồng.


Gia đình đại gia Đặng Thành Tâm bất ngờ vượt lên chiếm vị trí thứ 4 nhờ sự phục hồi mạnh mẽ của các cổ phiếu Đô Thị Kinh Bắc (KBC), và Itaco (ITA). Ông Tâm hiện đang nắm giữ gần 160 triệu cổ phần của 4 cổ phiếu KBC, ITA, SGT và NVB, có trị giá tổng cộng khoảng 1.300 tỷ đồng.


Gia đình của đại gia bánh kẹo Trần Kim Thành cũng bất ngờ lớn khi vươn từ vị trí thứ 8 trong năm trước lên vị trí thứ 5 nhờ sự gia tăng ngoạn mục trên 30% của cổ phiếu Bánh kẹo Kinh Đô (KDC).


Trong danh sách những gia đình giàu có nhất trên sàn chứng khoán 2013 là sự biến mất khỏi tốp 10 của 3 gia đình: ông Nguyễn Tuấn Hải (Alphanam), ông Đặng Văn Thành (Sacombank) và ông Nguyễn Đức Kiên (ACB).


Tài sản của gia đình ông Nguyễn Tuấn Hải đã sụt giảm hơn 50% sau khi Công ty Cổ phần Đầu tư Alphanam (ALP) - DN mà ông Hải và người thân đang nắm giữ gần 200 triệu cổ phần, báo lỗ lớn trong năm 2012, lỗ sâu 3 quý đầu năm 2013 và lên kế hoạch hủy niêm yết.


Trong khi đó, gia đình ông Đặng Văn Thành cũng biến mất hẳn trong bảng xếp hạng sau khi Sacombank (STB) hồi tháng 5/2013 tiến hành bán toàn bộ cổ phần STB của 2 cha con ông để cấn trừ nợ.


Túi tiền của ông Nguyễn Đức Kiên cùng gia đình bị vơi đi trong năm 2013 với những biến động không thuận của cổ phiếu Ngân hàng ACB và cũng là hậu quả của việc ông trùm ngân hàng này dính vòng lao lý, bị truy tố 4 tội danh.


Giàu nhờ nhà đất, BĐS, tài chính và thực phẩm


Thay thế cho 3 vị trí nói trên là gia đình ông Trần Mộng Hùng, Lê Phước Vũ và Hà Văn Thắm.








gia-đình-giầu-nhất, thị-trường-chứng-khoán, gia-đình-trị, doanh-nghiệp, doanh-nhân, đại-gia, chứng-khoán, bất-động-sản, ngành-thép, Phạm-Nhật-Vượng, Trần-Đình-Long, Đoàn-Nguyên-Đức, Lê-Phước-Vũ, Đặng-Thành-Tâm, Đặng-Văn-Thành, Trầm-Bê, Cường-đô-la, Phạm-T

Ngay từ cuối 2012, giới đầu tư đã chứng kiến nghịch cảnh giữa nhà Trần Mộng Hùng và Đặng Văn Thành. Nhà ông Trần Mộng Hùng quay lại với ACB, trong gia đình ông Đặng Văn Thành lại mất ghế tại Sacombank. Tuy nhiên, năm 2013 mới thực sự chứng kiến sự "đổi ngôi" này.


Khối tài sản của ông Hùng không nhiều, chỉ khoảng 260 tỷ đồng, nhưng cùng với con trai là chủ tịch ACB Nguyễn Hùng Huy và người thân, đại gia đình ông Hùng nắm giữ khoảng 1.600 tỷ đồng, qua đó vừa đủ để lọt vào tốp 10.


Với nhà ông Lê Phước Vũ, cổ phiếu Tập đoàn Hoa Sen (HSG) tăng gần 2,5 lần trong năm 2013 đã khiến gần 50 triệu cổ phần do gia đình này năm giữ tăng vọt. Đây cũng là cơ sở giúp nhà ông Vũ lọt tốp 10 gia đình giàu nhất trên TTCK.


Đại gia Hà Văn Thắm là một nhân tố mới trên thị trường và cũng góp phần cho nhóm BĐS càng trở nên áp đảo. Ông chủ Chủ Tập đoàn Đại Dương (OGC) nổi lên rất mạnh mẽ trong năm 2013 với chiến lược mua bán sáp nhập khôn ngoan đã giúp Ocean Group trở thành một tập đoàn đa ngành hàng đầu.


Đại gia trong lĩnh vực BĐS, ngân hàng này chỉ đứng tên một lượng khá ít ỏi cổ phiếu OGC (3,3 triệu, tương đương 1,11%) nhưng trên thực tế vị doanh nhân này đang chi phối tập đoàn này nhờ sở hữu gián tiếp qua doanh nghiệp tư nhân Hà Bảo (nắm giữ 44,4% OGC).


Sự nổi lên ông Thắm cùng với anh trai Hà Trọng Nam đã giúp nhà đại gia này lần đầu tiên lọt tốp 10 gia đình giàu nhất trên TTCK.


Có thể thấy, trong tốp 10 gia đình giàu nhất trên TTCK có tới 7 DN đang hoạt động trong lĩnh vực BĐS hoặc liên quan, từ Vingroup của ông Vượng (BĐS cao cấp), cho tới bầu Đức (BĐS trong nước và ngoài nước), ông Trần Đình Long (BĐS và VLXD), ông Đặng Thành Tâm (BĐS công nghiệp), ông Lê Phước Vũ (VLXD), Nguyễn Văn Đạt, Hà Văn Thắm (BĐS, du lịch, ngân hàng).


Bên cạnh BĐS, tốp 10 còn chứng kiến các gia đình hoạt động trong các lĩnh vực khác như Trần Kim Thành (bánh kẹo), Nguyễn Đăng Quang (thực phẩm), Trần Mộng Hùng (ngân hàng).


Trong bối cảnh thị trường BĐS chưa hết "băng giá", đa phần các DN chìm ngập trong khó khăn, hiện tượng túi tiền của các gia đình giàu có nói trên tăng mạnh trong năm 2013 cho thấy khả năng chống chọi với bão tố của các DN BĐS lớn có vẻ khá tốt. Đây có lẽ là lý do giải thích cho việc các doanh nhân đua nhau đầu tư vào BĐS cho dù rủi ro cũng rất lớn như đã được biết đến mà các DN và ngân hàng Việt đang phải đối mặt.


Mạnh Hà










gia-đình-giầu-nhất, thị-trường-chứng-khoán, gia-đình-trị, doanh-nghiệp, doanh-nhân, đại-gia, chứng-khoán, bất-động-sản, ngành-thép, Phạm-Nhật-Vượng, Trần-Đình-Long, Đoàn-Nguyên-Đức, Lê-Phước-Vũ, Đặng-Thành-Tâm, Đặng-Văn-Thành, Trầm-Bê, Cường-đô-la, Phạm-T





Tàu ngầm đầu tiên của VN được bốc dỡ thế nào?

Tàu ngầm đầu tiên của VN được bốc dỡ thế nào?

Từ nay đến ngày 3/1, việc bốc dỡ các thiết bị rời kèm theo của tàu ngầm Hà Nội trên tàu Rolldock Sea sẽ được tiến hành sau khi tàu vận tải này về tới vịnh Cam Ranh đêm 31/1.






Sau khi tháo dỡ sẽ là quá trình hạ chìm một phần tàu vận tải để tàu ngầm thoát ra ngoài.

Theo thông tin từ nhà máy đóng tàu Admiraltei Verfi, phía Nga đã cử theo 5 kỹ sư hộ tống tàu ngầm về Việt Nam để hỗ trợ cho công tác lắp đặt.











tàu ngầm, Nga, Cam Ranh, hải quân, chủ quyền
Tàu Rolldock Sea chở theo tàu Kilo neo đậu tại vịnh Cam Ranh. Ảnh: Tiên Minh/TTXVN



Kỹ sư Aleksandr Beliy, chuyên gia của nhà máy Admiraltei Verfi, một trong 5 người được cử sang Việt Nam, cho biết: “Mặc dù doanh nghiệp này đã có nhiều kinh nghiệm đối với những chuyến vận tải đơn hàng tàu ngầm cho các đối tác trên quãng đường rất xa xôi, nhưng chuyến đi lần này (về Việt Nam) vẫn được chuẩn bị hết sức chu đáo vì ý nghĩa quan trọng đặc biệt của chuyến hàng này đối với quốc gia đặt hàng.”


“Ngoài những vật liệu cần thiết cho chuyến đi, chúng tôi còn mang theo một cơ số sơn đặc biệt để sẽ sử dụng đến khi tàu ngầm được vận chuyển về căn cứ ở Việt Nam. Khi đó chúng tôi sẽ trang điểm lại cho con tàu để nó sẽ trở nên cực kỳ đẹp mắt và hoành tráng trong buổi lễ tiếp nhận,” ông Beliy nói.


Việc Nga bàn giao cho Việt Nam chiếc tàu ngầm Kilo thể hiện sinh động mối quan hệ truyền thống tốt đẹp giữa hai quốc gia.


Tàu ngầm đầu tiên của Việt Nam thuộc lớp “Varshavyanka” 636 (NATO định danh là lớp Kilo 636), có chiều dài 73,8m, rộng 9,9m, có lượng giãn nước từ 3.000-3.950 tấn, tốc độ 20 hải lý/giờ, hoạt động ở độ sâu trung bình là 240m và có thể lặn sâu tối đa 300m.


Tàu có tầm hoạt động 6.000-7.500 hải lý, thời gian hoạt động độc lập 45 ngày đêm và thủy thủ đoàn 52 người. Vũ khí của tàu bao gồm 6 ống phóng ngư lôi cỡ 533mm...


Đây là tàu ngầm đầu tiên trong 6 chiếc mà Việt Nam đặt mua của Nga, được chế tạo tại nhà máy đóng tàu Admiralty, nhằm từng bước xây dựng lực lượng hải quân chính quy, hiện đại, nâng cao năng lực bảo vệ biên giới lãnh hải của Tổ quốc.


Cận cảnh tàu ngầm Kilo Hà Nội tại vịnh Cam Ranh


Đêm 31/12/2013, tàu vận tải hạng nặng Rolldock Sea chở chiếc tàu ngầm lớp Kilo mang tên "Hà Nội" đã về đến khu vực vịnh Cam Ranh (tỉnh Khánh Hòa) an toàn, kết thúc chuyến hải trình từ ngày 15/11, bắt đầu từ cảng Saint Petersburg (Nga).


Đến 6h30 ngày 1/1/2014, tàu Rolldock Sea đã vượt qua Cửa Hẹp để vào neo đậu trong vịnh Cam Ranh.













tàu ngầm, Nga, Cam Ranh, hải quân, chủ quyền

Tàu Hải quân Việt Nam tiếp cận tàu Rolldock Sea


tàu ngầm, Nga, Cam Ranh, hải quân, chủ quyềnTàu Rolldock Sea đã lên đường từ Nga về Hà Nội từ hôm 15/11


tàu ngầm, Nga, Cam Ranh, hải quân, chủ quyềnTàu Rolldock Sea neo đậu tại vịnh Cam Ranh


tàu ngầm, Nga, Cam Ranh, hải quân, chủ quyềnMột phần thân tàu ngầm trên tàu Rolldock Sea



Theo TTXVN






Chùm ảnh tàu ngầm Kilo từ nhà máy về Cam Ranh

Chùm ảnh tàu ngầm Kilo từ nhà máy về Cam Ranh

Ngày 28/8/2012, tàu ngầm Kilo 636 Hà Nội được đưa lên dock chuẩn bị cho lễ hạ thủy chính thức. (Ảnh tư liệu của nhà máy đóng tàu Admiraltei verfi).


tàu ngầm, Kilo, Cam Ranh, Hà Nội


Thủy thủ đoàn của tàu ngầm Hà Nội tại lễ hạ thủy. (Ảnh tư liệu)


tàu ngầm, Kilo, Cam Ranh, Hà Nội


Lãnh đạo nhà máy Admiraltei verfi tặng lãnh đạo quân chủng Hải quân Việt Nam mô hình tàu ngầm Kilo 636 tại lễ hạ thủy. (Ảnh tư liệu)


tàu ngầm, Kilo, Cam Ranh, Hà Nội


Tàu ngầm Hà Nội neo đậu tại cảng của nhà máy trong thời gian hoàn thiện phần tháp tàu. (Ảnh tư liệu)


tàu ngầm, Kilo, Cam Ranh, Hà Nội


Đầu tháng 12/2012, tàu ngầm Hà Nội có chuyến ra biển lần đầu tiên, chính thức bắt đầu giai đoạn thử nghiệm nhà máy. (Ảnh tư liệu)


tàu ngầm, Kilo, Cam Ranh, Hà Nội


Tàu ngầm Hà Nội kết thúc giai đoạn thử nghiệm trên biển với kết quả xuất sắc. (Ảnh tư liệu)


tàu ngầm, Kilo, Cam Ranh, Hà Nội


Tàu ngầm Hà Nội trở về nhà máy Admiraltei verfi để bước sang giai đoạn thử nghiệm trên bờ và thử nghiệm tiếp nhận-bàn giao. (Ảnh tư liệu)


tàu ngầm, Kilo, Cam Ranh, Hà Nội


Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đến thị sát tàu ngầm Hà Nội hồi tháng 5/2013. (Ảnh tư liệu)


tàu ngầm, Kilo, Cam Ranh, Hà Nội


Ngày 30/7/2013, lãnh đạo Nhà máy Admiraltei verfi thông báo sẽ bàn giao tàu ngầm Hà Nội cho Hải quân Việt Nam vào tháng 11/2013. (Ảnh tư liệu)


tàu ngầm, Kilo, Cam Ranh, Hà Nội


Tàu ngầm Hà Nội trên tàu vận tải trong hành trình về cảng Cam Ranh. (Nguồn: Marinetraffic.com)


tàu ngầm, Kilo, Cam Ranh, Hà Nội


Đồ họa quân cảng Cam Ranh, nơi được cho là căn cứ chính của tàu ngầm HQ 182 Hà Nội. (Nguồn: ru.wikipedia.org)


tàu ngầm, Kilo, Cam Ranh, Hà Nội


Tàu ngầm Kilo do Nga sản xuất được tàu Rolldoch vận chuyển sau một hành trình dài đã đến cảng Cam Ranh chuẩn bị chính thức bàn giao cho Hải quân Việt Nam. Ảnh: VOV


tàu ngầm, Kilo, Cam Ranh, Hà NộiDự kiến ngày 3/1 tàu ngầm Kilo chính thức hoạt động. Ảnh: VOV