Thảm Cho Bé

Các mẫu Thảm Cho Bé, Thảm Xốp Cho Trẻ, Thảm Lót Nhà Trẻ Eva, Thảm Cho Bé được làm từ chất liệu cao su và hạt nhựa Eva xuất xứ từ Việt Nam đảm bảo an toàn, không độc hại, độ đàn hồi cao và đặc biệt rất bền bỉ. Công dụng chống trơn và hạn chế chấn thương khi tập luyện sử dụng để trải lót sàn phòng tập võ; phòng tập luyện cho các bộ môn thể thao nhào lộn, Aerobic, trường học, nhà trẻ và phòng tập luyện võ thuật các bộ môn như: Taekwondo; Karatedo; Vovinam; Võ cổ truyền; Pencak silat; Sanshuu; Aikido; Judo; Boxing; Kickboxing; Muay; MMA..

GIẢM TỪ 20% KHI MUA THẢM TẬP VÕ SỐ LƯỢNG LỚN LH: 09 68 59 33 78

Thảm cho trẻ với các đường viền dễ dàng nối liền với nhau tạo thành một không gian rộng cho bé vui chơi thoải mái. Thảm xốp lót sàn cho trẻ được làm từ chất liệu cao su và hat nhựa eva, rất êm ái, bề mặt tiếp xúc chống trơn trượt sẽ đảm bảo được độ an toàn khi bé sử dụng.


Thảm Cho Bé




– Thảm lót sàn giúp giảm lực va đập khi bé ngã, giữ an toàn cho bé khi nô đùa.

– Bề mặt thảm xốp có thiết kế sần nhỏ chống trơn trượt hiệu quả.

– Giúp bé vui chơi an toàn, hạn chế trường hợp trượt ngã khi nô đùa.

– Thảm ghép chia miếng dễ dàng lắp ráp phù hợp từng không gian.

– Thuận tiện tháo ra những lúc không sử dụng giúp bảo quản tiện lợi.

– Bề mặt xốp nhanh khô, dễ dàng lau sạch để đảm bảo vệ sinh tốt hơn.

– Màu sắc rực rỡ của từng miếng thảm xốp mang đến vẻ tươi sáng cho căn phòng.

Thảm Tập Võ các bộ môn như: Taekwondo; Karatedo; Vovinam; Võ cổ truyền; Pencak silat; Sanshuu; Aikido; Judo; Boxing; Kickboxing; Muay; MMA.. .Là một trong những dụng cụ không thể thiếu cho bộ môn võ thuật và các môn thể thao.Là thảm mút xốp eva hàng Việt Nam chất lượng cao dùng lót sàn phòng tập võ.… giao hàng toàn quốc.

Thảm Tập Võ là sản phẩm thảm mút xốp eva hàng Việt Nam chất lượng cao, sử dụng để trải lót sàn phòng tập võ; phòng tập luyện cho các bộ môn thể thao nhào lộn, Aerobic, trường học, nhà trẻ.

Độ đàn hồi của thảm tốt sẽ giúp quá trình luyện tập của bạn trở nên dễ dàng hơn. Đặc biệt là khi thực hiện các động tác chống tay, chân hay tiếp xúc với mặt sàn sẽ không gây thương tích hay bị đau. Vì thế, dựa vào nhu cầu luyện tập bạn nên chọn cho mình những loại thảm tập võ có độ đàn hồi khác nhau.

Thứ Sáu, 17 tháng 4, 2015

Giám đốc từ chối ODA: Trả giá để giành quyền tự quyết

Giám đốc từ chối ODA: Trả giá để giành quyền tự quyết

- Nhiều địa phương và doanh nghiệp đôn đáo tìm vay vốn ODA thì lạ là, lãnh đạo cảng Đà Nẵng lại lắc đầu từ chối. Tổng giám đốc cảng cho hay sẽ huy động vốn trong nước đầu tư và sẵn sàng từ chức nếu không làm được.





Giành quyền tự quyết


Về việc dám từ chối nguồn vốn vay ODA, trả lời báo chí, ông Nguyễn Hữu Sia, Tổng giám đốc Cảng Đà Nẵng, khẳng định: “Đây không phải là chuyện đơn giản. Trước khi từ chối vay nguồn vốn ODA mở rộng cảng Đà Nẵng giai đoạn 2, tập thể lãnh đạo công ty mất ăn mất ngủ, suy nghĩ, bàn bạc với nhau rất kỹ và đi đến thống nhất cao. Sau đó, chúng tôi báo cáo với lãnh đạo Bộ GTVT và lãnh đạo UBND TP. Đà Nẵng. Tất cả đều ủng hộ việc công ty tự huy động vốn để đầu tư”.


“Sẽ có nhiều người nói rằng lãnh đạo Công ty CP Cảng Đà Nẵng này nọ khi từ chối nguồn vốn vay ưu đãi ODA. Nhưng chúng tôi đã tính toán và cân nhắc rất kỹ. Bởi khi vay nguồn vốn này sẽ có nhiều ràng buộc và điều kiện nhất định” - ông Sia nói.


Theo tính toán, tổng nguồn vốn đầu tư mở rộng cảng Đà Nẵng giai đoạn 2 là 1.100 tỷ đồng, được Tổ chức Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) đồng ý cho vay và xúc tiến các thủ tục để giải ngân.











ODA, Nhật Bản, Cảng Đà Nẵng, Nguyễn Hữu Sia, vay vốn, mở rộng, đầu tư, từ chối, Nhật-Bản, Cảng-Đà-Nẵng, Nguyễn-Hữu-Sia, vay-vốn, mở-rộng, đầu-tư, từ-chối, nhà-đầu-tư, Đà-Nẵng

Ông Nguyễn Hữu Sia, Tổng giám đốc Công ty CP Cảng Đà Nẵng



Tuy nhiên, qua tính toán và cân nhắc, lãnh đạo Công ty CP Cảng Đà Nẵng đã từ chối vay nguốn vốn này. Ông Nguyễn Hữu Sia phân tích, mặc dù bản chất của vốn ODA là lãi suất thấp, vay dài hạn nhưng đi cùng là những ràng buộc rất chặt chẽ. Nước đi vay không có quyền quyết định số phận gói tiền đó mà phải sử dụng theo đúng mục đích hoặc định hướng của bên cho vay.


“Khi sử dụng vốn ODA của Nhật thì phải sử dụng các nhà thầu Nhật cho công trình. Nếu có đấu thầu thì cũng chỉ là giữa các nhà thầu của Nhật với nhau. Trong khi đó, các nhà thầu Việt Nam có năng lực tương tự, giá thành lại thấp hơn rất nhiều thì tại sao chúng ta phải cứ đi vay mà không huy động nguồn vốn trong nước để tự quyết?” - ông Sia phân tích.


Thậm chí, ông Sia còn lấy sinh mệnh chính trị của mình ra đảm bảo. Nếu không huy động được vốn trong nước để đầu tư cảng Đà Nẵng giai đoạn 2, ông sẽ từ chức.


“Tự đứng trên đôi chân của mình”


Ông Sia cam kết: “Chúng tôi dám làm, dám chịu trách nhiệm trước UBND TP. Đà Nẵng, mặc dù nỗi lo này khiến tôi mất ăn, mất ngủ và cả bạc tóc. Chúng tôi quyết làm đến cùng và tự đứng trên đôi chân của mình”.


Ông Sia cho biết, cảng sẽ huy động 30% vốn vay ngân hàng và các tổ chức tài chính, 35% từ sàn chứng khoán và thị trường, số còn lại là vốn tự có. Hiện nhiều nhà đầu tư trong nước đã ngỏ ý muốn rót tiền vào dự án.











ODA, Nhật Bản, Cảng Đà Nẵng, Nguyễn Hữu Sia, vay vốn, mở rộng, đầu tư, từ chối, Nhật-Bản, Cảng-Đà-Nẵng, Nguyễn-Hữu-Sia, vay-vốn, mở-rộng, đầu-tư, từ-chối, nhà-đầu-tư, Đà-Nẵng

Cảng Đà Nẵng hiện tại đang hoạt động hết công suất.



Theo tính toán của ông, với kinh phí thuê tư vấn giám sát cùng nhiều loại phí khác mà các tổ chức cho vay ODA đưa ra, thông thường đã mất gần 30% “ăn” vào tổng vốn vay. Tất cả những hạng mục này, bên cho vay ODA sẽ tính vào một khoản gọi là “phí quản lý”. Chẳng hạn, nếu triển khai dự án nâng cấp, mở rộng cảng Tiên Sa giai đoạn 2 theo nguồn vốn ODA của Nhật thì sẽ đội giá lên 2.000 tỷ đồng do gánh quá nhiều phí quản lý. Chưa kể nỗi lo về đồng Yên “đỏng đảnh” thì chịu không nổi chênh lệch tỷ giá.


“Hiện cảng Đà Nẵng đã cổ phần hóa, vì thế không nên cứ dựa mãi vào vốn ODA mà nên tìm nguồn trên thị trường. Tự huy động vốn, tức là DN giành quyền tự quyết cho chính mình”, ông nói.


Theo ông Nguyễn Thu, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Cảng Đà Nẵng, trên thực tế, ODA vẫn là nguồn vốn mà nhà nước cũng như các doanh nghiệp rất cần. Trong 10 năm phát triển, Cảng Đà Nẵng cũng đã phải sử dụng tới 950 triệu Yên Nhật từ nguồn ODA Nhật Bản.


Có điều, đằng sau việc Cảng Đà Nẵng từ chối nguồn vốn ODA còn nhiều nỗi lo, bởi một khi doanh nghiệp không đủ tiềm lực kinh tế sẽ xảy ra tình trạng “nửa đường đứt gánh”, dẫn đến nhiều hệ lụy: Nhà nước, doanh nghiệp đều thiệt hại và nhà tài trợ sẽ quay lưng.


Chính vì thế, ngay ông Huỳnh Đức Thơ, Chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng, đầy lo lắng trước quyết định của lãnh đạo Cảng. Bởi, việc từ chối nguồn vốn ODA của Nhật còn ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa Đà Nẵng với JICA, trong khi thành phố đang cần tổ chức này hỗ trợ một loạt dự án.


“Với tốc độ tăng 10-20%/năm như hiện nay, chỉ 5-6 năm nữa lượng hàng qua cảng Tiên Sa sẽ lên tới 10 triệu tấn/năm, nếu không thực hiện kịp giai đoạn 2 thì sẽ gây ách tắc, quá tải” - ông Thơ tâm tư.


Sự lo lắng của người đứng đầu TP. Đà Nẵng không phải là không có lý, song, theo nhiều chuyên gia, sử dụng ODA là một sự đánh đổi. Việc tiếp nhận ODA cần phải đi đôi với sử dụng hợp lý, tiết kiệm và hiệu quả nguồn vốn này. Do vậy, “từ chối ODA không chỉ là một quyết định dũng cảm nhưng hợp lý mà còn là quyết định sáng suốt. ODA thực chất là tiền của Nhật lại về với Nhật”, một chuyên gia nhận định.


Vũ Trung










ODA, Nhật Bản, Cảng Đà Nẵng, Nguyễn Hữu Sia, vay vốn, mở rộng, đầu tư, từ chối, Nhật-Bản, Cảng-Đà-Nẵng, Nguyễn-Hữu-Sia, vay-vốn, mở-rộng, đầu-tư, từ-chối, nhà-đầu-tư, Đà-Nẵng





Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét