Thảm Cho Bé

Các mẫu Thảm Cho Bé, Thảm Xốp Cho Trẻ, Thảm Lót Nhà Trẻ Eva, Thảm Cho Bé được làm từ chất liệu cao su và hạt nhựa Eva xuất xứ từ Việt Nam đảm bảo an toàn, không độc hại, độ đàn hồi cao và đặc biệt rất bền bỉ. Công dụng chống trơn và hạn chế chấn thương khi tập luyện sử dụng để trải lót sàn phòng tập võ; phòng tập luyện cho các bộ môn thể thao nhào lộn, Aerobic, trường học, nhà trẻ và phòng tập luyện võ thuật các bộ môn như: Taekwondo; Karatedo; Vovinam; Võ cổ truyền; Pencak silat; Sanshuu; Aikido; Judo; Boxing; Kickboxing; Muay; MMA..

GIẢM TỪ 20% KHI MUA THẢM TẬP VÕ SỐ LƯỢNG LỚN LH: 09 68 59 33 78

Thảm cho trẻ với các đường viền dễ dàng nối liền với nhau tạo thành một không gian rộng cho bé vui chơi thoải mái. Thảm xốp lót sàn cho trẻ được làm từ chất liệu cao su và hat nhựa eva, rất êm ái, bề mặt tiếp xúc chống trơn trượt sẽ đảm bảo được độ an toàn khi bé sử dụng.


Thảm Cho Bé




– Thảm lót sàn giúp giảm lực va đập khi bé ngã, giữ an toàn cho bé khi nô đùa.

– Bề mặt thảm xốp có thiết kế sần nhỏ chống trơn trượt hiệu quả.

– Giúp bé vui chơi an toàn, hạn chế trường hợp trượt ngã khi nô đùa.

– Thảm ghép chia miếng dễ dàng lắp ráp phù hợp từng không gian.

– Thuận tiện tháo ra những lúc không sử dụng giúp bảo quản tiện lợi.

– Bề mặt xốp nhanh khô, dễ dàng lau sạch để đảm bảo vệ sinh tốt hơn.

– Màu sắc rực rỡ của từng miếng thảm xốp mang đến vẻ tươi sáng cho căn phòng.

Thảm Tập Võ các bộ môn như: Taekwondo; Karatedo; Vovinam; Võ cổ truyền; Pencak silat; Sanshuu; Aikido; Judo; Boxing; Kickboxing; Muay; MMA.. .Là một trong những dụng cụ không thể thiếu cho bộ môn võ thuật và các môn thể thao.Là thảm mút xốp eva hàng Việt Nam chất lượng cao dùng lót sàn phòng tập võ.… giao hàng toàn quốc.

Thảm Tập Võ là sản phẩm thảm mút xốp eva hàng Việt Nam chất lượng cao, sử dụng để trải lót sàn phòng tập võ; phòng tập luyện cho các bộ môn thể thao nhào lộn, Aerobic, trường học, nhà trẻ.

Độ đàn hồi của thảm tốt sẽ giúp quá trình luyện tập của bạn trở nên dễ dàng hơn. Đặc biệt là khi thực hiện các động tác chống tay, chân hay tiếp xúc với mặt sàn sẽ không gây thương tích hay bị đau. Vì thế, dựa vào nhu cầu luyện tập bạn nên chọn cho mình những loại thảm tập võ có độ đàn hồi khác nhau.

Thứ Ba, 14 tháng 4, 2015

Hà Nội thống nhất phương án tuyển sinh vào lớp 6

Hà Nội thống nhất phương án tuyển sinh vào lớp 6

- Ngày 15/4, Sở GD-ĐT có cuộc họp với các trường THCS có hồ sơ đăng ký lớn/chỉ tiêu tuyển sinh bàn về phương án tuyển sinh vào lớp 6. Đến 21/4, lãnh đạo ngành GD-ĐT thủ đô sẽ họp báo để công khai thông tin cho báo chí và người dân quan tâm.




Dự kiến tuyển sinh lớp 6 của 6 trường "nóng"







Tại cuộc họp sáng 15/4, các ý kiến đều thống nhất phương án sẽ xét tuyển hồ sơ của học sinh và dựa trên các bài đánh giá năng lực toàn diện của trò.











Hà Nội, họp báo, tuyển sinh, chốt, phương án, lớp 6
Học sinh trong kỳ thi tuyển vào lớp 6 Trường chuyên Hà Nội - Amsterdam, Hà Nội.

Bên lề cuộc họp, trước lo lắng về việc không thi tuyển nhưng các trường sẽ có các bài test năng lực hoặc đo chỉ số IQ, EQ sẽ khiến phụ huynh, học sinh thêm áp lực học hành, ôn luyện, lãnh đạo sở GD-ĐT Hà Nội cho biết các phần đánh giá này sẽ ở không giống hoàn toàn phương thức đánh giá của nước ngoài. Đánh giá chủ yếu dựa trên những gì trẻ được học, vui chơi ở bậc tiểu học, phụ huynh không nên tự tạo áp lực lên các con và chính mình.


Trước đó, nói về phương án tuyển sinh có đo chỉ số IQ, EQ, lãnh đạo một trường THCS trên địa bàn Hà Nội chia sẻ: “Một vấn đề khó khăn là dư luận xã hội. Họ không thể biết đo chỉ số IQ, EQ, chỉ số vượt khó là gì? Do vậy, cần làm rõ để xã hội ủng hộ. Thực ra IQ là chỉ số thông minh - là năng lực bộ môn toán. EQ là chỉ số cảm xúc của bộ môn tiếng Việt, chỉ số vượt khó là kỹ năng phối hợp đồng đội của học sinh”.


Hiện tại các trường vẫn tiếp tục hoàn thiện phương án để trình lãnh đạo Sở GD-ĐT Hà Nội phê duyệt.


Đến ngày 16/4, Sở GD-ĐT Hà Nội sẽ yêu cầu các trường THCS chốt phương án tuyển sinh vào lớp 6 để báo cáo lên các cấp có thẩm quyền xem xét. Đến 21/4, lãnh đạo ngành GD-ĐT thủ đô sẽ họp báo để công khai thông tin cho báo chí và người dân quan tâm.


Để tuyển được những học sinh đủ năng lực, trí tuệ có thể phát triển ở cấp học sau nhưng không được trái với các văn bản, quy định của Bộ GD-ĐT và UBND TP Hà Nội, vị lãnh đạo cho biết Sở GD-ĐT Hà Nội đã/đang phải suy nghĩ kỹ lưỡng, tìm giải pháp hiệu quả nhất chứ không thể nóng vội.


Đến ngày 16/4, Sở sẽ yêu cầu các trường THCS chốt phương án tuyển sinh vào lớp 6 để báo cáo lên các cấp có thẩm quyền xem xét.


Để có phương án tuyển sinh khả thi, hiệu quả, an toàn trên toàn thành phố, Sở GD-ĐT Hà Nội sẽ mời các nhà khoa học, các nhà giáo, quản lý giáo dục đánh giá cũng như dư luận xã hội đóng góp ý kiến.






Quảng Trị, Đăk Nông đón đầu cơn sốt mắc ca

Quảng Trị, Đăk Nông đón đầu cơn sốt mắc ca

- Ngày càng có nhiều người nói về mắc ca với nhiều ý kiến trái chiều… nên đã làm cho mắc ca lên cơn sốt. Tuy nhiên, với người nông dân, sốt hay không dường như chỉ là sự ồn ào tức thời. Đơn giản họ đã trồng, phát triển và thu được thành công bước đầu với loại cây này.


Mô hình trồng mắc ca quy mô lớn ở Đăk Nông, Quảng Trị chính là câu trả lời thực tế nhất giữa những tranh cãi hiện nay.


Vườn mắc ca đặc biệt ở Quảng Trị

Ít ai ngờ, vùng đất nóng rát gió Lào Quảng Trị lại xuất hiện sớm trên bản đồ mắc ca Việt Nam với mô hình đầu tư quy mô khá bài bản. Một Việt kiều ở Úc sau 35 năm kinh doanh thành công ở nước ngoài cùng người con gái út học chuyên ngành nông nghiệp công nghệ cao về Hướng Hóa - Quảng Trị trồng mắc ca.


Ông Huỳnh Văn Trí đã thành lập DN để làm đầu mối trực tiếp triển khai đề án phát triển mắc ca tại Quảng Trị. Công ty trực tiếp trồng mắc-ca trên đất của mình và dự định hợp tác giao giống cho các hộ dân trồng trên cơ sở hợp đồng hợp tác với mình.


Hiện, DN mới chỉ trồng khoảng 2.000 cây mắc ca trên 2,7 ha mắc ca được 2 - 3 tuổi, chưa cho quả, nhưng ông Trí đã khởi công luôn việc xây dựng nhà máy chế biến với vốn đầu tư 2,2 triệu USD dự kiến hoàn thành cuối năm nay.


Trước những thông tin trái chiều hiện nay, ông Trí nói: “Cứ để mọi người băn khoăn. Chúng tôi làm trước, để dân tin trước rồi làm theo sau. Chúng tôi sẽ bao tiêu sản phẩm và sẽ thành công ở Quảng Trị".












mắc ca, Tây Nguyên, Quảng Trị, Đăk Nông


Ít ai ngờ ở Quảng Trị cũng có một vùng đất đỏ ba zan ở huyện Hướng Hóa lại nằm ở độ cao 700m so với mực nước biển rất phù hợp với cây mắc ca.


mắc ca, Tây Nguyên, Quảng Trị, Đăk Nông


Sau quá trình tìm kiếm và tham khảo các chuyên giá mắc ca Úc, từ 2012 ông Huỳnh Văn Trí (phải) đã đầu tư trồng mắc ca ở Quảng Trị


mắc ca, Tây Nguyên, Quảng Trị, Đăk Nông


Ông đã tạo trại giống mắc ca hiện đại - có khả năng cung ứng trên 1 triệu cây giống mỗi năm cho hàng nghìn ha mắc ca từ năm 2016


mắc ca, Tây Nguyên, Quảng Trị, Đăk Nông

Ông cũng trồng 2 ha mắc ca với 2.000 cây để người dân thấy rõ mắc ca sẽ phát triển thế nào trên đất Hướng Hóa


mắc ca, Tây Nguyên, Quảng Trị, Đăk Nông


Cây mắc ca không phải chăm sóc nhiều vẫn ra hoa đậu quả ở Quảng Trị. Ngay từ bây giờ, một nhà máy chế biến 2,2 triệu USD đã được khởi công ở khu kinh tế Lao Bảo




Ước mơ thủ phủ mắc ca nơi huyện biên giới

Huyện Tuy Đức - Đăk Nông đã được quy hoạch là vùng mắc ca lớn của tỉnh với diện tích bước đầu 14 ngàn ha. Thực tế, cây mắc ca đã sống ở đất Tuy Đức từ 4 -5 năm trước và nay đã có diện tích lên đến 500 ha ở độ tuổi từ 3 - 5 năm trên cả hai hình thức canh tác là xen canh với cà phê và trồng thuần mắc ca.


Ông Đoàn Hồng Quân, Chủ tịch xã Quảng Trực, huyện Tuy Đức cho biết, sau 3 năm, có thể thấy loại cây này không cần đầu tư lớn, bản chất của nó là cây rừng, không yêu cầu chăm bón kỹ lưỡng, không sâu bệnh và chịu hạn tốt... phù hợp với phương thức canh tác của bà con dân tộc.


Nếu duy trì tốc độ như hiện nay thì 5-6 năm nữa, Quảng Trực sẽ thành một vùng chuyên canh mắc ca quy mô lớn. Trong khi đó, giáo sư Nguyễn Lân Hùng lạc quan cho rằng, nếu đi đúng hướng, Tuy Đức sẽ là thủ phủ mắc ca trong tương lai.


Ông Trần Đình Mạnh - Bí thư Huyện ủy Tuy Đức cho biết, dù mới trồng thử nghiệm, vào mùa quả bói đầu tiên nhưng đã có nhiều DN đến đặt vấn đề bao tiêu sản phẩm với khối lượng lớn.












mắc ca, Tây Nguyên, Quảng Trị, Đăk Nông


Bắt đầu thí điểm từ năm 2011, cây mắc ca đã bắt đầu cho quả tại huyện Tuy Đức, tỉnh Đăk Nông. Theo lãnh đạo huyện, điểm đặc biệt là mắc ca tại đây cho tới hai vụ trong năm, từ tháng 3 và tháng 8 hàng năm. Tuy Đức cũng được xem là địa bàn phù hợp nhất để trồng mắc ca ở Đăk Nông


mắc ca, Tây Nguyên, Quảng Trị, Đăk Nông

mắc ca, Tây Nguyên, Quảng Trị, Đăk Nông


Mô hình xen canh mắc ca với hồ tiêu và cà phê đã cho thấy mắc ca là cây sinh thái khi không cần quá nhiều công chăm bón, chịu hạn tốt, không gây ra xung đột với cà phê, tiêu mà ngược lại còn tạo ra bóng mát, chống hạn tốt, giúp cải tạo đất… mắc ca, Tây Nguyên, Quảng Trị, Đăk Nông


Mô hình 230ha mắc ca chuyên canh được quy hoạch bài bản tại xã Quảng Trực, huyện Tuy Đức có sự phối hợp của ba nhà: nhà nước, các hộ dân và DN. Huyện tổ chức quy hoạch và triển khai, có ngân sách hỗ trợ, DN chuẩn hóa giống và kỹ thuật, giao cho 110 hộ dân trực tiếp sản xuất


mắc ca, Tây Nguyên, Quảng Trị, Đăk Nông

mắc ca, Tây Nguyên, Quảng Trị, Đăk Nông


mắc ca, Tây Nguyên, Quảng Trị, Đăk Nông


Chỉ sau khoảng 3 năm, cây đã cho mùa quả đầu tiên. Ông Trần Đình Mạnh, Bí thư huyện ủy Tuy Đức cho biết, sau khi thí điểm thành công và mắc ca cho quả, một số DN từ Bình Dương, TP.HCM và Lâm Đồng đã tìm đến đặt mua. Trước mắt, mắc ca tại Tuy Đức chưa phải lo đầu ra


mắc ca, Tây Nguyên, Quảng Trị, Đăk Nông

mắc ca, Tây Nguyên, Quảng Trị, Đăk Nông


Muốn có vườn mắc ca tốt cần có giống tốt, là những giống ghép đã qua khảo nghiệm. Những vườn ươm giống lớn của nhiều DN đã mở ra những giống còn khá cao khoảng 70 – 80 đồng/cây. Trong khi đó, cũng đã xuất hiện những nguy cơ về nhiều loại giống do nông dân tự phát ươm bán không theo các dòng chuẩn và không đảm bảo chất lượng



Song Phước


Bài tiếp: Cha theo con đi trồng mắc ca và chuyện ông bí thư 2 lần bị kỷ luật vì cổ vũ dân trồng mắc ca. Vì đâu mắc ca hấp dẫn đến thế?








Cơn sốt mắc ca tràn đến Quảng Trị, Đăk Nông

Cơn sốt mắc ca tràn đến Quảng Trị, Đăk Nông

- Ngày càng có nhiều người nói về mắc ca với nhiều ý kiến trái chiều… nên đã làm cho mắc ca lên cơn sốt. Tuy nhiên, với người nông dân, sốt hay không dường như chỉ là sự ồn ào tức thời. Đơn giản họ đã trồng, phát triển và thu được thành công bước đầu với loại cây này.


Mô hình trồng mắc ca quy mô lớn ở Đăk Nông, Quảng Trị chính là câu trả lời thực tế nhất giữa những tranh cãi hiện nay.


Vườn mắc ca đặc biệt ở Quảng Trị

Ít ai ngờ, vùng đất nóng rát gió Lào Quảng Trị lại xuất hiện sớm trên bản đồ mắc ca Việt Nam với mô hình đầu tư quy mô khá bài bản. Một Việt kiều ở Úc sau 35 năm kinh doanh thành công ở nước ngoài cùng người con gái út học chuyên ngành nông nghiệp công nghệ cao về Hướng Hóa - Quảng Trị trồng mắc ca.


Ông Huỳnh Văn Trí đã thành lập DN để làm đầu mối trực tiếp triển khai đề án phát triển mắc ca tại Quảng Trị. Công ty trực tiếp trồng mắc-ca trên đất của mình và dự định hợp tác giao giống cho các hộ dân trồng trên cơ sở hợp đồng hợp tác với mình.


Hiện, DN mới chỉ trồng khoảng 2.000 cây mắc ca trên 2,7 ha mắc ca được 2 - 3 tuổi, chưa cho quả, nhưng ông Trí đã khởi công luôn việc xây dựng nhà máy chế biến với vốn đầu tư 2,2 triệu USD dự kiến hoàn thành cuối năm nay.


Trước những thông tin trái chiều hiện nay, ông Trí nói: “Cứ để mọi người băn khoăn. Chúng tôi làm trước, để dân tin trước rồi làm theo sau. Chúng tôi sẽ bao tiêu sản phẩm và sẽ thành công ở Quảng Trị".












mắc ca, Tây Nguyên, Quảng Trị, Đăk Nông


Ít ai ngờ ở Quảng Trị cũng có một vùng đất đỏ ba zan ở huyện Hướng Hóa lại nằm ở độ cao 700m so với mực nước biển rất phù hợp với cây mắc ca.


mắc ca, Tây Nguyên, Quảng Trị, Đăk Nông


Sau quá trình tìm kiếm và tham khảo các chuyên giá mắc ca Úc, từ 2012 ông Huỳnh Văn Trí (phải) đã đầu tư trồng mắc ca ở Quảng Trị


mắc ca, Tây Nguyên, Quảng Trị, Đăk Nông


Ông đã tạo trại giống mắc ca hiện đại - có khả năng cung ứng trên 1 triệu cây giống mỗi năm cho hàng nghìn ha mắc ca từ năm 2016


mắc ca, Tây Nguyên, Quảng Trị, Đăk Nông

Ông cũng trồng 2 ha mắc ca với 2.000 cây để người dân thấy rõ mắc ca sẽ phát triển thế nào trên đất Hướng Hóa


mắc ca, Tây Nguyên, Quảng Trị, Đăk Nông


Cây mắc ca không phải chăm sóc nhiều vẫn ra hoa đậu quả ở Quảng Trị. Ngay từ bây giờ, một nhà máy chế biến 2,2 triệu USD đã được khởi công ở khu kinh tế Lao Bảo




Ước mơ thủ phủ mắc ca nơi huyện biên giới

Huyện Tuy Đức - Đăk Nông đã được quy hoạch là vùng mắc ca lớn của tỉnh với diện tích bước đầu 14 ngàn ha. Thực tế, cây mắc ca đã sống ở đất Tuy Đức từ 4 -5 năm trước và nay đã có diện tích lên đến 500 ha ở độ tuổi từ 3 - 5 năm trên cả hai hình thức canh tác là xen canh với cà phê và trồng thuần mắc ca.


Ông Đoàn Hồng Quân, Chủ tịch xã Quảng Trực, huyện Tuy Đức cho biết, sau 3 năm, có thể thấy loại cây này không cần đầu tư lớn, bản chất của nó là cây rừng, không yêu cầu chăm bón kỹ lưỡng, không sâu bệnh và chịu hạn tốt... phù hợp với phương thức canh tác của bà con dân tộc.


Nếu duy trì tốc độ như hiện nay thì 5-6 năm nữa, Quảng Trực sẽ thành một vùng chuyên canh mắc ca quy mô lớn. Trong khi đó, giáo sư Nguyễn Lân Hùng lạc quan cho rằng, nếu đi đúng hướng, Tuy Đức sẽ là thủ phủ mắc ca trong tương lai.


Ông Trần Đình Mạnh - Bí thư Huyện ủy Tuy Đức cho biết, dù mới trồng thử nghiệm, vào mùa quả bói đầu tiên nhưng đã có nhiều DN đến đặt vấn đề bao tiêu sản phẩm với khối lượng lớn.












mắc ca, Tây Nguyên, Quảng Trị, Đăk Nông


Bắt đầu thí điểm từ năm 2011, cây mắc ca đã bắt đầu cho quả tại huyện Tuy Đức, tỉnh Đăk Nông. Theo lãnh đạo huyện, điểm đặc biệt là mắc ca tại đây cho tới hai vụ trong năm, từ tháng 3 và tháng 8 hàng năm. Tuy Đức cũng được xem là địa bàn phù hợp nhất để trồng mắc ca ở Đăk Nông


mắc ca, Tây Nguyên, Quảng Trị, Đăk Nông

mắc ca, Tây Nguyên, Quảng Trị, Đăk Nông


Mô hình xen canh mắc ca với hồ tiêu và cà phê đã cho thấy mắc ca là cây sinh thái khi không cần quá nhiều công chăm bón, chịu hạn tốt, không gây ra xung đột với cà phê, tiêu mà ngược lại còn tạo ra bóng mát, chống hạn tốt, giúp cải tạo đất… mắc ca, Tây Nguyên, Quảng Trị, Đăk Nông


Mô hình 230ha mắc ca chuyên canh được quy hoạch bài bản tại xã Quảng Trực, huyện Tuy Đức có sự phối hợp của ba nhà: nhà nước, các hộ dân và DN. Huyện tổ chức quy hoạch và triển khai, có ngân sách hỗ trợ, DN chuẩn hóa giống và kỹ thuật, giao cho 110 hộ dân trực tiếp sản xuất


mắc ca, Tây Nguyên, Quảng Trị, Đăk Nông

mắc ca, Tây Nguyên, Quảng Trị, Đăk Nông


mắc ca, Tây Nguyên, Quảng Trị, Đăk Nông


Chỉ sau khoảng 3 năm, cây đã cho mùa quả đầu tiên. Ông Trần Đình Mạnh, Bí thư huyện ủy Tuy Đức cho biết, sau khi thí điểm thành công và mắc ca cho quả, một số DN từ Bình Dương, TP.HCM và Lâm Đồng đã tìm đến đặt mua. Trước mắt, mắc ca tại Tuy Đức chưa phải lo đầu ra


mắc ca, Tây Nguyên, Quảng Trị, Đăk Nông

mắc ca, Tây Nguyên, Quảng Trị, Đăk Nông


Muốn có vườn mắc ca tốt cần có giống tốt, là những giống ghép đã qua khảo nghiệm. Những vườn ươm giống lớn của nhiều DN đã mở ra những giống còn khá cao khoảng 70 – 80 đồng/cây. Trong khi đó, cũng đã xuất hiện những nguy cơ về nhiều loại giống do nông dân tự phát ươm bán không theo các dòng chuẩn và không đảm bảo chất lượng



Song Phước


Bài tiếp: Cha theo con đi trồng mắc ca và chuyện ông bí thư 2 lần bị kỷ luật vì cổ vũ dân trồng mắc ca. Vì đâu mắc ca hấp dẫn đến thế?








Ông lớn ra tay, chốt lộ trình tái cơ cấu ngân hàng

Ông lớn ra tay, chốt lộ trình tái cơ cấu ngân hàng

Sau giai đoạn 1 của tái cơ cấu thành công, giai đoạn 2 với trọng tâm gia tăng năng lực, thu gọn đầu mối NH theo hình thức mua bán, sáp nhập cũng đang đi vào giai đoạn cuối. Các ông lớn NH do nhà nước chi phối đã vào cuộc các ca khó là dấu hiệu cho thấy lộ trình đang đến giai đoạn chốt cuối cùng.







Nhiệm vụ và tự nguyện

Trước thềm đại hội cổ đông, ngày 14/4, ông Trần Bắc Hà – Chủ tịch BIDV đã chính thức xác nhận MHB sẽ sáp nhập về BIDV. Hai nguyên tắc cơ bản của thương vụ này là tỷ lệ hoán đổi cổ phiếu là 1/1 và việc sáp nhập sẽ thực hiện theo hình thức bàn giao nguyên trạng.


Điều này không khó để giải thích. Về mặt cơ cấu, đến nay cả hai tổ chức đều có tỷ lệ nắm giữ của nhà nước trên 90% nên về cơ bản đây là việc dịch chuyển đầu mối sở hữu. Trong khi đó, xét về mặt thị trường, việc sáp nhập này cũng không mấy ảnh hưởng đến cổ phiếu BID của BIDV vì quy mô của MHB khá nhỏ so với BIDV và cổ phiếu này dù chưa niêm yết nhưng diễn biến trên thị trường là rất tích cực.











VietinBank, Vietcombank, BIDV, MHB, PGBank, OceanBank, Sacombank, Southern-Bank, OceanBank, NamABank, tài chính, ngân hàng, đại gia, ông lớn, thâu tóm, sáp nhập ngân-hàng, tài-chính, đại-gia, Trầm-Bê, Hà-Văn-Thắm, thâu-tóm, sáp-nhập, M&A, Saigonbank
Các ngân hàng lớn làm trụ cột cho những cuộc sáp nhập chốt lộ trình tái cơ cấu.

Việc sáp nhập MHB vào BIDV không chỉ có sự đặc biệt khi hai tổ chức tín dụng đều có gốc nhà nước về chung một nhà mà qua đây sẽ tạo nên một NH lớn nhất hệ thống.


Ông Trần Bắc Hà thừa nhận, điều thuận lợi khi sáp nhập MHB sẽ được tiếp quản một hệ thống mạng lưới 44 chi nhánh và 180 phòng giao dịch. BIDV đang có chiến lươc hướng về nông nghiệp và nông thôn với đặc biệt là ĐBSCL mà đây chính là khu vực thế mạnh của MHB. Bên cạnh đó, BIDV chủ yếu tâp trung bán lẻ cũng chính là yếu tổ bổ sung cho chiến lược phát triển của BIDV.


Cũng trong ngày 14/4, thương vụ sáp nhập PG Bank vào VietinBank đã được đại hổi cổ đông Vietinbank thông qua với tỷ lệ hoán đổi 1 cổ phiếu PGBank đổi 0,9 cổ phiếu VietinBank và kế hoạch tăng vốn điều lệ lên trên 40 và sau đó là 49 nghìn tỷ đồng.


Lãnh đạo Vietinbank cho biết trong 3 tháng đầu năm nay đã hoàn thành hợp đồng sáp nhập và dự kiến Ngân hàng Nhà nước (NHNN) sẽ chấp thuận về nguyên tắc vào tháng 6/2015.


Đại diện VietinBank cũng cho biết, trong tương lai VietinBank sẽ tiếp tục tìm kiếm để thực hiện các vụ M&A.


Như vậy, 2 trong 3 thương vụ sáp nhập có sự tham gia của các NH lớn đã chính thức được xác định. Thương vụ được theo dõi còn lại là sáp nhập Saigonbank vào Vietcombank. Hiện tại, Vietcombank là cổ đông lớn tại Saigonbank, sở hữu gần 10% có lẽ việc sáp nhập sẽ sớm diễn ra khi gần đây NHNN đã chấp thuận chủ trương này.


Ngoài 3 thương vụ lớn trên, trước đo việc Maritimebank hợp nhất với đại Á, các phương án tái cơ cấu liên quan đến Sacombank – Phương Nam, Nam Á – Eximbank… hay trường hợp PGBank gần đến thời điểm quyết định đã cho thấy thời điểm chốt của lộ trình tái cơ cấu như khẳng định của Thống đốc Nguyễn Văn Bình.


Gánh nặng và hưởng lợi


Điều đáng ngại nhất trong việc sáp nhập một ngân hàng nhỏ vào một NH lớn là việc chất thêm gánh nặng cho ông lớn khi phải gánh thêm nợ xấu, chất lượng hoạt động và bộ máy yếu kém. Tuy nhiên, trong thương vụ này, vấn đề này dường như không đáng ngại khi quy mô của MHB quá nhỏ so với BIDV trong khi chất lượng hoạt động không quá tệ nên chắc chắn sẽ không ảnh hưởng đến tổng tài sản, nợ xấu và kết quả kinh doanh của BIDV trong năm nay.


Dù lường trước sẽ có rất nhiều việc phải làm để sáp nhập diễn ta đúng mong muốn nhưng ông Trần Bắc Hà khá tự tin cho rằng, dự kiến lợi nhuận cả năm 2015 của BIDV có thể vượt mốc 7.500 tỷ đề ra. Tỷ suất lợi nhuận và cổ tức sẽ cao hơn. Được biết, lợi nhuận quý I mới cập nhật của BIDV đạt 1.835 tỷ đồng và nợ xấu là 2,1%.











VietinBank, Vietcombank, BIDV, MHB, PGBank, OceanBank, Sacombank, Southern-Bank, OceanBank, NamABank, tài chính, ngân hàng, đại gia, ông lớn, thâu tóm, sáp nhập ngân-hàng, tài-chính, đại-gia, Trầm-Bê, Hà-Văn-Thắm, thâu-tóm, sáp-nhập, M&A, Saigonbank
Các thương vụ sáp nhập dần lộ diện.

Trong khi đó, tại ĐHCĐ, đại diện VietinBank cho biết, ngoài PGBank, ngân hàng này sẽ tiếp tục tìm kiếm để thực hiện các vụ M&A. Hiện tại, VietinBank đang hỗ trợ cho cả PGBank và OceanBank, hỗ trợ về nhân sự để hai NH này điều hành ổn định. Vietinbank chờ chỉ đạo từ NHNN để thực hiện các bước tiếp theo.


Trong khi đó, Vietcombank, hiện đang vai trò chủ lực hỗ trợ VNBC tái cơ cấu sau khi được NHNN mua lại với giá 0 đồng thì việc sáp nhập với Saigonbank vẫn được cho là mang lại nhiều yếu tố thuận lợi khi đây là một tổ chức khá gần với Vietcombank và hoạt động ổn định và bổ sung tốt cho Vietcombank trong việc phát triển quy mô và hệ thống.


Đánh giá về cái được lớn nhất qua M&A, ông Trần Bắc Hà cho rằng, trong hội nhập thì cần có những NH mạnh, tại quyết định về tái cơ cấu hệ thống NH cũng đã đặt ra mục tiêu này. Chúng ta cần có những NH lớn có tầm ảnh hưởng không những trong nước mà cả trong khu vực và thế giới. Đây sẽ là định chế hỗ trợ mạnh mẽ cho DN Việt Nam và cũng là đối tác xứng tầm với các định chế khu vực và thế giới. Vì thế, M&A là cần thiết và cũng chính là một cơ hội.


Chia sẻ điều này tại ĐHCĐ Vietcombank hồi đầu năm, Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Bình cũng nhấn mạnh, các NH lớn tham gia tái cơ cấu các NH nhỏ sẽ không mất mát gì. Điều cần nhất chính là con người, kinh nghiệm, uy tín và công sức. Nhưng đổi lại các NH cũng sẽ đươc rất nhiều về quy mô, hệ thống là lợi thế thị trường. Và theo thống đốc Nguyễn Văn Bình, để trở thành trở thành NH lớn thì không còn con đường nào khác nhanh hơn là phải tham gia quá trình sáp nhập, tái cơ cấu cùng với NHNN'


Sự tham gia tích cực của các ông lớn gánh các NH nhỏ, giúp các ngân hàng yếu hơn khắc phục tình trạng nợ xấu, sở hữu chéo và nâng cao khả năng quản trị. Đổi lại, các ông lớn sẽ có thêm mạng lưới hàng trăm chi nhánh, phòng giao dịch mới. Đây là thách thức cũng là cơ hội để các NH trở thành ông lớn không chỉ trong nước mà cả trong khu vực.


Với diễn biến này, mốc thời gian chốt các vụ mua bán sáp nhập, hợp nhất trước tháng 6/2015 đã đến thời điểm chốt.


Lê Hà











VietinBank, Vietcombank, BIDV, MHB, PGBank, OceanBank, Sacombank, Southern-Bank, OceanBank, NamABank, tài chính, ngân hàng, đại gia, ông lớn, thâu tóm, sáp nhập ngân-hàng, tài-chính, đại-gia, Trầm-Bê, Hà-Văn-Thắm, thâu-tóm, sáp-nhập, M&A, Saigonbank





Khi Cục Phó bán dưa hấu trên Facebook

Khi Cục Phó bán dưa hấu trên Facebook

- Bộ Công Thương tuyên bố chính thức: dưa hấu đã tiêu thụ được 80%, với mức giá khả quan. Thế mà, trong bức tranh xán lạn đó, cả tuần nay, một Cục phó của Bộ lại phải đôn đáo kết nối bán dưa ủng hộ bà con miền Trung trên Facebook.





"Que diêm và đám lửa"


Ông Trần Thanh Hải, Cục Phó Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương, đã đặt tiêu đề như vậy cho một status trên Facebook cá nhân của mình hôm 12/4.


Ông mở lời: "Xe dưa tiếp theo đã hết. Nhu cầu vẫn còn nhiều lắm, nhưng không có đầu mối cùng chia sẻ thì hoạt động mua dưa ủng hộ nông dân miền Trung sẽ khó khăn".


"Nếu không có thương nhân thì ai đem dưa ra Hà Nội để chúng ta thể hiện tấm lòng chia sẻ với nông dân. Và thương nhân cũng có những nhọc nhằn, nước mắt, có những người lỗ đậm, ôm nợ phá sản vì đã đặt cọc cho nông dân mà không thể bán được dưa" - vị Phó cục trưởng phân tích.


Đặc biệt, trải lòng về những ý kiến nói rằng "Bộ Công Thương không làm chính sách mà lại đi bán dưa" sau sự kiện mua ủng hộ 14 tấn dưa của Bộ, ông nói: "Việc đó không thay thế hoạt động chính sách vĩ mô, mà chỉ là một việc làm rất nhỏ bé hỗ trợ, bồi đắp vì mục tiêu làm cho cuộc sống nông dân khá hơn lên. Đó chỉ như một que diêm, góp phần thổi lên ngọn lửa quan tâm của mọi người đối với một trong muôn vàn vấn đề của cuộc sống".











hành tím, dưa hấu, miền Trung, ùn tắc, Tân Thanh, cửa khẩu, ủng hộ, nông dân, thu mua, hải quan, Trần Thanh Hải, hành-tím, dưa-hấu, miền-Trung, Tân-Thanh, cửa-khẩu, ủng-hộ, nông-dân, thu-mua, hải-quan, Lạng-Sơn, Bộ-Công-Thương, Cục-Xuất-nhập-khẩu, Trần-Th

Một bức ảnh người dân ủng hộ mua dưa hấu trên FB của Phó Cục trưởng Cục XNK Trần Thanh Hải



Và ông tiếp tục kêu gọi các thành viên có thể làm đầu mối ở Hà Nội mua dưa ủng hộ, có thể kết nối đặt hàng một xe từ 20-22 tấn dưa.


Một bài viết dài hơn 500 chữ đầy lòng trắc ẩn về công việc thiện nguyện "mỗi trái dưa, một tấm lòng"!


Hàng trăm bạn bè Facebook của ông Hải đã ủng hộ và trong số đó, cũng đã có ít nhất 7 thành viên "tiếp sức" làm đầu mối tại Hà Nội mua dưa ủng hộ bà con miền Trung.


Lời vận động được lan truyền rộng khắp cộng đồng mạng, kéo theo, hàng trăm thành viên đã đặt mua, người 10kg, người 50kg. Các "đầu nậu" thiện nguyện này đều tự bỏ chi phí vận chuyển để giữ giá gốc bán cho người dân Hà Nội với giá 5.000 đồng/kg. Chỉ nửa ngày, mỗi chuyến xe trở ra đã hết veo.


Mới đây, ngày 13/4, tỉnh đoàn Quảng Ngãi cũng đã thu mua ủng hộ người nông dân 10 tấn với mức giá 2.000 đồng/kg, cao hơn 4 lần so với giá hiện tại tại ruộng dưa.


Tiêu thụ 80%, giá khả quan: Ở đâu?


Vậy mà, mới cuối tuần trước, Bộ Công Thương lại chính thức phát đi một "bản tin" thật tươi sáng về thị trường dưa hấu Việt Nam.


“Việc sản xuất, tiêu thụ và thu mua dưa hấu của bà con nông dân vẫn diễn ra bình thường với mức giá tương đối khả quan” - ông Võ Văn Quyền, Vụ trưởng Vụ Chính sách thị trường trong nước của Bộ, cho biết.


Ông Quyền khẳng định, nhiều địa phương đã tiêu thụ được gần 80%. Dưa hấu xuất khẩu ù ứ ở cửa khẩu cũng đã nhanh chóng giảm xuống với giá bán cũng dao động trên dưới 10.000 đồng/kg.


Thế nhưng, trao đổi với PV. VietNamNet, ông Phùng Quang Hội, Chi Cục trưởng chi Cục hải quan Lạng Sơn, chia sẻ, hiện tình trạng ùn tắc dưa hấu ở cửa khẩu Tân Thanh mới giảm chút ít, còn tồn đọng 300-350 xe/ngày.


"Mức giá 10.000 đồng/kg là giá đầu vụ. Còn giờ, giá dưa hấu xuất sang Trung Quốc cao nhất cũng chỉ được 6.000 đồng/kg, giá trung bình 3.000 đồng/kg".











hành tím, dưa hấu, miền Trung, ùn tắc, Tân Thanh, cửa khẩu, ủng hộ, nông dân, thu mua, hải quan, Trần Thanh Hải, hành-tím, dưa-hấu, miền-Trung, Tân-Thanh, cửa-khẩu, ủng-hộ, nông-dân, thu-mua, hải-quan, Lạng-Sơn, Bộ-Công-Thương, Cục-Xuất-nhập-khẩu, Trần-Th

Ùn tắc dưa hấu ở cửa khẩu chưa dứt



Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng đi thị sát tình hình tiêu thụ dưa hấu ở Tân Thanh hôm 11/4 cũng đã được nghe báo cáo rằng, phía Trung Quốc hạn chế nhập khẩu dưa hấu nên chỉ cho phép 10 doanh nghiệp nhập khẩu qua cửa khẩu này. Công tác kiểm dịch, phân loại nghiêm ngặt, mỗi xe phải nằm lại ít nhất 4-6 tiếng mới giải phóng được. Giá dưa hấu giảm mạnh, không ổn định nên các thương lái Việt Nam cũng phải đàm phàn giá, tình trạng ùn tắc còn có ngày gay gắt hơn.


Có một sự trái ngược lạ lùng trong bức tranh về dưa hấu trên.


Nếu sản xuất và tiêu thụ dưa hấu bình thường như thông điệp của Bộ Công Thương khẳng định, thì Cục phó Cục Xuất nhập khẩu đã không phải vất vả bán dưa trên Face. Và tất nhiên, Công đoàn của Bộ Công Thương hay tỉnh Đoàn Quảng Ngãi cũng đâu cần đứng ra tổ chức mua - bán dưa cho bà con nông dân.


Nếu mọi thứ khả quan như vậy, hẳn nhiên, cộng đồng Facebook nhiều ngày nay đã không sục sôi ủng hộ mua dưa miền Trung như vậy.


Ông Võ Văn Quyền nêu ra hệ thống 6 giải pháp, như "Bộ Công Thương đã tập trung vào các nội dung chủ yếu như đàm phán nhằm tìm kiếm, mở rộng thị trường, tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại, thúc đẩy xây dựng các kênh phân phối để tiêu thụ sản phẩm cho người nông dân,... Nhiều chương trình đã thực hiện như "Kết nối cung cầu", "Bình ổn thị trường", "Cuộc vận động Người Việt dùng hàng Việt", phối hợp chặt chẽ với Bộ NN-PTNT để nâng cao năng suất, chất lượng dưa,...


Thực ra, hệ thống giải pháp trên đã được nhắc tới từ 10 năm nay và kết quả là, tình trạng "ùn ứ" ở cửa khẩu, dưa hấu bỏ cho bò ăn vẫn cứ diễn ra.


Dù rằng, câu chuyện dưa hấu này muốn "thông" còn phải phụ thuộc vào yếu tố thị trường và sự khôn khéo của các chủ thể trong nền kinh tế: thương lái, doanh nghiệp và người nông dân.


Đằng sau tấm lòng đẹp, tinh thần vì cộng đồng ấm áp của Cục phó Trần Thanh Hải, rõ ràng, vẫn là sự bất lực kéo dài của các cơ quan quản lý. Những việc nhỏ như ở câu chuyện "que diêm và đám lửa" là rất tốt, nhưng việc lớn như thiết lập một nền sản xuất ổn định, một thị trường cung cầu lành mạnh sao 10 năm vẫn bất thành?


Như ông Chi cục trưởng Chi cục Hải quan Lạng Sơn nhận xét, giải pháp của các bộ mới chỉ làm phần ngọn!


Sau dưa hấu, giờ cộng đồng Facebook lại đang kêu gọi thu mua hành tím hỗ trợ cho nông dân miền Tây! Không biết tới đây, sẽ còn mặt hàng nông sản nào phải nhờ cậy tiêu thụ, và việc tiêu thụ bị động này sẽ kéo dài 5, 10 năm hay bao năm nữa?


Phạm Huyền










hành tím, dưa hấu, miền Trung, ùn tắc, Tân Thanh, cửa khẩu, ủng hộ, nông dân, thu mua, hải quan, Trần Thanh Hải, hành-tím, dưa-hấu, miền-Trung, Tân-Thanh, cửa-khẩu, ủng-hộ, nông-dân, thu-mua, hải-quan, Lạng-Sơn, Bộ-Công-Thương, Cục-Xuất-nhập-khẩu, Trần-Th





Sự thật về màn kịch 'xin tiền chữa ung thư cho con'

Sự thật về màn kịch 'xin tiền chữa ung thư cho con'

- Không chỉ cháu bé hoàn toàn khỏe mạnh, người mẹ bất hạnh kia còn là kẻ lừa đảo có tiếng ở địa phương, đang bị cơ quan điều tra Công an tỉnh Hà Nam theo dõi!










Bài 1: Hành động lạ của người mẹ 'xin tiền chữa ung thư cho con'


“Chị ơi, đi xin tiền giúp cháu, một ngày hơn một triệu đồng tiêm thuốc...”.




Màn kịch hoàn hảo!


Từ câu chuyện của chị Lệ, chúng tôi đã liên lạc với Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương (địa chỉ số 14 Trần Thái Tông, quận Cầu Giấy, Hà Nội) để tìm hiểu hồ sơ bệnh án của bệnh nhân Phạm Tuấn A. (con trai Lệ).


Tuy nhiên, các bác sỹ đã lục tung toàn bộ hồ sơ lưu các bệnh nhân nhập viện trong vòng 9 tháng trời (theo lời Lệ, cháu Tuấn A. đã điều trị trong thời gian 6 tháng tại Viện Huyết học), nhưng không hề có tên nào như vậy.











Giáp bát, bến xe, lừa đảo, lòng tốt...
Hàng chục người tin vào câu chuyện của Lệ đã sốt sắng đi xin tiền chữa bệnh giúp cháu bé bị ung thư máu!

Câu chuyện tiếp tục rơi vào vòng “luẩn quẩn” khi hai mẹ con Đinh Thị Lệ “thoắt ẩn thoắt hiện” tại bến xe Giáp Bát.


Sau đó, Lệ vẫn bồng con đến bến xe Giáp Bát để chị Luyến, ông Thụy bế bé Tuấn A. thay mình đi xin.


Mỗi ngày, số tiền xin được lên đến hàng triệu đồng. Sau khi cầm số tiền được những người hảo tâm giúp đỡ, Lệ lại đưa con mình đi đâu không rõ, khi ông Thụy, chị Luyến liên hệ, rất hiếm hoi Lệ mới nghe điện thoại và đều trả lời là 'đang đưa con đi chụp chiếu, xét nghiệm…'.


Sáng ngày 8/4, chúng tôi cùng ông Thụy nhẫn nại chờ Lệ bế con đến. Rất nhiều các chị bán hàng nước, bánh mì dạo… ở bến xe Giáp Bát cũng kiên nhẫn chờ đợi.











Giáp bát, bến xe, lừa đảo, lòng tốt...
Cháu bé bụ bẫm, xinh xắn bị mẹ mình đưa ra làm công cụ để lừa đảo?

Ông Thụy sau mấy ngày mệt mỏi, kể chuyện: “Đêm qua (tối 07/4), Lệ gọi điện nói phải cho cháu Tuấn A. vào tiêm trong BV Bạch Mai, một mũi tiêm mất 12 triệu đồng. Sáng sớm nay, nó (Đinh Thị Lệ - PV) lại bảo, đang cho con chụp não đồ, cộng hưởng từ ở BV Việt Đức theo chỉ định của Viện Huyết học, buổi trưa nó lại bảo sẽ con vào Khoa cấp cứu của Viện Huyết học…


Nó khóc lóc bảo, chồng của nó khi hay tin có người giúp đỡ đã chửi bới, đe dọa không cho mang con đi chữa bệnh, để cho đứa bé chết vì đằng nào nó cũng không khỏi bệnh.


Rồi nó còn bảo, đêm qua, chồng nó lên tận bệnh viện bóp cổ, đánh đập nó, may có bảo vệ bệnh viện can thiệp…”.


Câu chuyện ấy càng khiến ông Thụy thêm rầu lòng. Ông còn chuẩn bị sẵn tâm thế, là tìm địa chỉ của một ông lang có khả năng chữa khỏi bệnh ung thư máu cho cháu Tuấn A., để đến xin nhờ cậy…


Rốt cuộc, khoảng 15h chiều ngày 08/4, Lệ cũng xuất hiện trở lại bến xe Giáp Bát. Những người phụ nữ tốt bụng lại nhanh chóng kéo đến, bế cháu Tuấn A. đi xin tiền chữa bệnh hộ.


Kiểm định lại sự việc xảy ra mấy ngày qua, cùng với câu chuyện vòng vo lúc ở viện này lúc ở viện khác mà Lệ nói, cùng với thông tin chúng tôi cung cấp (Viện Huyết học xác nhận không có bệnh nhân nào có tên Phạm Tuấn A. điều trị tại viện thời gian qua), ông Thụy bắt đầu nghi ngờ.


Ông kể: “Tôi để ý thấy cháu Lệ khi đến bến xe Giáp Bát, lúc đang ngồi trong phòng chờ thì nó nói chờ nó một chút, rồi nó bế cháu Tuấn A. vào nhà vệ sinh. Một lát sau, khi nó ra tôi để ý thấy cổ áo cháu bé thấm đẫm vết máu, trong khi tai của cháu bé lại chỉ có máu khô. Hơn nữa, trên mu bàn tay trái của cháu bé có quấn gạc băng kín mít, chỉ chìa ra đầu mũi kim tiêm để truyền nước. Tôi thoáng chút nghi ngờ, rất có thể là Lệ nó đang diễn kịch để lừa tất cả mọi người”.











Giáp bát, bến xe, lừa đảo, lòng tốt...
Ông Thụy nghi ngờ Lệ đã làm giả vết máu trên cổ áo cháu bé để mọi người rủ lòng thương

Khoảng 16h ngày 8/4, chúng tôi liên lạc với BQL bến xe Giáp Bát. Đích thân ông Nguyễn Tất Thành - giám đốc bến xe Giáp Bát đã đưa hai mẹ con Lệ vào phòng trực của trạm cảnh sát bến xe.


Tại đây, khi các anh công an hỏi, Lệ vẫn kể câu chuyện cũ: con bị ung thư máu, nhà chồng hắt hủi… Khi hỏi giấy tờ nhân thân, hồ sơ bệnh án của cháu bé, Lệ nói không mang theo trong người.


Phụ trách an ninh bến xe Giáp Bát đã yêu cầu Lệ chấm dứt việc xin tiền nơi công cộng. Gạt nước mắt, Lệ lếch thếch bế con lên chiếc xe buýt số 32 rồi nhanh chóng rời bến.


Chúng tôi bám theo, tuy nhiên, cũng rất nhanh, Lệ đã xuống ở điểm dừng ngay Ngã Tư Vọng.


Đối tượng “siêu lừa” đang trốn khỏi địa phương!


Lần theo địa chỉ Đinh Thị Lệ cung cấp cho chốt công an bến xe Giáp Bát, chúng tôi đã liên lạc với chính quyền địa phương nơi Lệ cư trú.


Những thông tin phản hồi có được khiến chúng tôi hoàn toàn bất ngờ.











Giáp bát, bến xe, lừa đảo, lòng tốt...
Ông Thụy bế cháu bé đi ăn xin mà sau đó không ngờ rằng đây là màn kịch do mẹ cháu dựng lên

Không ngạc nhiên, Trưởng công an xã Tiên Tân, huyện Duy Tiên (Hà Nam), ông Phạm Quang Khải cho biết: Đinh Thị Lệ có quê gốc ở xã Đức Long, huyện Nho Quan, Ninh Bình. Đây là đối tượng lừa đảo đang trốn khỏi địa phương, có biệt danh “Lệ lừa”.


“Đối tượng Lệ lấy chồng tại xóm 6, thôn Đại Cầu, huyện Tiên Tân, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam. Tại địa phương, Lệ đã lừa đảo thành công và chiếm đoạt hàng trăm triệu đồng dưới chiêu thức đi chạy việc giúp. Lệ khoe mình có mối quan hệ với nhiều người cấp Trung ương, tầm Thứ trưởng, Bộ trưởng, thậm chí cả Chủ tịch nước. Nạn nhân bị Lệ lừa đảo đã tố cáo hành vi này, công an xã Tiên Tân đã lập hồ sơ để điều tra, theo dõi.


Nhiều tháng nay, Lệ đã cùng chồng, Phạm Văn Hùng trốn khỏi địa phương đi đâu không rõ. Khi thị xã Phủ Lý lên thành phố, Hà Nam đã tách thôn Đáp Cầu sang thành địa bàn trực thuộc TP Phủ Lý, công an huyện Duy Tiên đã bàn giao hồ sơ vụ việc cho Công an TP Phủ Lý. Sau đó, vì tính chất nghiêm trọng của vụ việc, hiện tại, Công an tỉnh Hà Nam đang thụ lý vụ việc này”.











Giáp bát, bến xe, lừa đảo, lòng tốt...
Công an Hà Nam đang điều tra hành vi phạm tội của Đinh Thị Lệ

Vẫn thông tin từ ông Khải, mới đây, công an xã Tiên Tân đã bắt giữ Phạm Văn Thọ (anh chồng của Lệ) về hành vi buôn bán ma túy. Cách đây vài ngày, chính ông Khải đã chuyển giấy triệu tập đối tượng Đinh Thị Lệ của Công an tỉnh Hà Nam để phục vụ công tác điều tra, nhưng Lệ không có nhà.


“Cháu bé gần hai tuổi đúng là con của Lệ, nhưng cháu hoàn toàn khỏe mạnh, không có bệnh tật gì. Lệ đã dựng chuyện cháu bị bệnh hiểm nghèo để lợi dụng lòng tốt của người khác. Lệ rất khéo léo ăn nói, ngoài ra, đối tượng Lệ còn có biệt tài “hai ngón”, rất dễ dàng “khoắng đồ” của người khác” – ông Khải cho biết.









Thông tin với VietNamNet, GĐ bến xe Giáp Bát Nguyễn Tất Thành cho hay: công an phụ trách bến xe Giáp Bát đã liên lạc với địa phương (xã Đức Long, huyện Nho Quan, Ninh Bình – quê ngoại của Lệ). Công an xã Đức Long xác nhận, Lệ vẫn có hộ khẩu thường trú tại đây, lấy chồng ở Hà Nam nhưng chưa chuyển khẩu. Hai bố mẹ Lệ già yếu, đang mắc bệnh nặng. Gia đình Lệ có ba chị em nhưng hai người đã chết do chất độc da cam, chỉ còn duy nhất một mình Lệ.



Kiên Trung - Nhị Tiến - Thúy Hạnh





Giáp bát, bến xe, lừa đảo, lòng tốt...