Thảm Cho Bé

Các mẫu Thảm Cho Bé, Thảm Xốp Cho Trẻ, Thảm Lót Nhà Trẻ Eva, Thảm Cho Bé được làm từ chất liệu cao su và hạt nhựa Eva xuất xứ từ Việt Nam đảm bảo an toàn, không độc hại, độ đàn hồi cao và đặc biệt rất bền bỉ. Công dụng chống trơn và hạn chế chấn thương khi tập luyện sử dụng để trải lót sàn phòng tập võ; phòng tập luyện cho các bộ môn thể thao nhào lộn, Aerobic, trường học, nhà trẻ và phòng tập luyện võ thuật các bộ môn như: Taekwondo; Karatedo; Vovinam; Võ cổ truyền; Pencak silat; Sanshuu; Aikido; Judo; Boxing; Kickboxing; Muay; MMA..

GIẢM TỪ 20% KHI MUA THẢM TẬP VÕ SỐ LƯỢNG LỚN LH: 09 68 59 33 78

Thảm cho trẻ với các đường viền dễ dàng nối liền với nhau tạo thành một không gian rộng cho bé vui chơi thoải mái. Thảm xốp lót sàn cho trẻ được làm từ chất liệu cao su và hat nhựa eva, rất êm ái, bề mặt tiếp xúc chống trơn trượt sẽ đảm bảo được độ an toàn khi bé sử dụng.


Thảm Cho Bé




– Thảm lót sàn giúp giảm lực va đập khi bé ngã, giữ an toàn cho bé khi nô đùa.

– Bề mặt thảm xốp có thiết kế sần nhỏ chống trơn trượt hiệu quả.

– Giúp bé vui chơi an toàn, hạn chế trường hợp trượt ngã khi nô đùa.

– Thảm ghép chia miếng dễ dàng lắp ráp phù hợp từng không gian.

– Thuận tiện tháo ra những lúc không sử dụng giúp bảo quản tiện lợi.

– Bề mặt xốp nhanh khô, dễ dàng lau sạch để đảm bảo vệ sinh tốt hơn.

– Màu sắc rực rỡ của từng miếng thảm xốp mang đến vẻ tươi sáng cho căn phòng.

Thảm Tập Võ các bộ môn như: Taekwondo; Karatedo; Vovinam; Võ cổ truyền; Pencak silat; Sanshuu; Aikido; Judo; Boxing; Kickboxing; Muay; MMA.. .Là một trong những dụng cụ không thể thiếu cho bộ môn võ thuật và các môn thể thao.Là thảm mút xốp eva hàng Việt Nam chất lượng cao dùng lót sàn phòng tập võ.… giao hàng toàn quốc.

Thảm Tập Võ là sản phẩm thảm mút xốp eva hàng Việt Nam chất lượng cao, sử dụng để trải lót sàn phòng tập võ; phòng tập luyện cho các bộ môn thể thao nhào lộn, Aerobic, trường học, nhà trẻ.

Độ đàn hồi của thảm tốt sẽ giúp quá trình luyện tập của bạn trở nên dễ dàng hơn. Đặc biệt là khi thực hiện các động tác chống tay, chân hay tiếp xúc với mặt sàn sẽ không gây thương tích hay bị đau. Vì thế, dựa vào nhu cầu luyện tập bạn nên chọn cho mình những loại thảm tập võ có độ đàn hồi khác nhau.

Thứ Hai, 29 tháng 12, 2014

Giảm hội nghị, không mua xe công

Giảm hội nghị, không mua xe công

- Trước nhiệm vụ kinh tế - xã hội "nặng nề" mà QH giao trong tình hình ngân sách khó khăn, Chính phủ dự kiến thực hiện các biện pháp triệt để tiết kiệm.


Tại hội nghị trực tuyến triển khai nhiệm vụ năm 2015 giữa Chính phủ và các địa phương hôm nay, Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Nguyễn Văn Nên nhắc lại một số chỉ tiêu chủ yếu của năm 2015: GDP tăng 6,2%; xuất khẩu tăng 10%; nhập siêu chỉ 5%; CPI tăng 5%; đầu tư phát triển toàn xã hội 30%-32% GDP; hộ nghèo giảm 1,7%-2%; tạo việc làm cho 1,6 triệu lao động; thất nghiệp dưới 4%... Chính phủ nhận định nhiệm vụ này là rất nặng nề.











xe công, CPI, GDP, ngân sách, giàn khoan, Hải Dương 981, bộ công an, bộ quốc phòng, bộ nội vụ, an ninh

Thủ tướng: Thành tích của năm 2014 chính là ta giữ được chủ quyền thiêng liêng, giữ được hòa bình, ổn định. Ảnh: VGP



Để đạt các chỉ tiêu trên, Chính phủ đề ra giải pháp đầu tiên là thực hiện chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt. Trong đó, Ngân hàng Nhà nước giữ vai trò chủ trì trong điều hành chính sách tiền tệ, lãi suất, tỷ giá, quản lý thị trường ngoại tệ, thị trường vàng, bổ sung dự trữ ngoại hối, thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động của các tổ chức tín dụng, bảo đảm tuyệt đối an toàn hệ thống...


Bên cạnh chính sách tài khóa chặt chẽ, Chính phủ nhấn mạnh việc quản lý và sử dụng tiết kiệm, hiệu quả, tăng cường kỷ cương, kỷ luật tài chính.


Cụ thể, Bộ Tài chính có trách nhiệm đảm bảo kiểm soát chặt chẽ bội chi ngân sách nhà nước, sử dụng nguồn tăng thu ngân sách nhà nước năm 2014 để ưu tiên trả nợ và tăng chi đầu tư phát triển, không đề xuất, ban hành chính sách mới làm giảm thu ngân sách nhà nước... Cùng với đó là chống thất thu ngân sách, trốn thuế, quản lý chặt chẽ nợ công...


Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành, địa phương "tiết kiệm triệt để các khoản chi thường xuyên, chi cho bộ máy quản lý nhà nước, sự nghiệp công; cắt giảm tối đa và công khai các khoản chi khánh tiết, hội nghị, hội thảo, lễ hội, động thổ, khởi công, khánh thành công trình và đi công tác nước ngoài; không mua xe công trừ khi bất khả kháng".


Chính phủ muốn "dừng triển khai và thu hồi các khoản kinh phí mua sắm, sửa chữa, đầu tư đến ngày 30/6/2015 chưa phân bổ hoặc đã phân bổ nhưng chưa triển khai thực hiện, chưa phê duyệt dự toán, chưa tổ chức đấu thầu để bổ sung dự phòng ngân sách trung ương và ngân sách địa phương".


Chính phủ cũng yêu cầu theo dõi diễn biến tình hình biến động giá dầu, sản lượng khai thác, đánh giá các tác động ảnh hưởng đến tăng trưởng, đầu tư, lạm phát và đề xuất giải pháp ngay từ đầu năm.


Để làm được những việc này, Chính phủ tiếp tục nhấn mạnh yêu cầu cải cách hành chính và chống tham nhũng. Theo đó, Bộ Nội vụ phải đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, rà soát, bãi bỏ các thủ tục không cần thiết, gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp. Cùng với đó là xác định vị trí việc làm, đổi mới đánh giá cán bộ, tinh giản biên chế, nâng cao chất lượng thi tuyển...


Còn việc phòng, chống tham nhũng là của tất cả các bộ, ngành, địa phương. "Triển khai hiệu quả luật Phòng, chống tham nhũng, đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật về phòng chống tham nhũng; tập trung giải quyết khiếu nại, tố cáo; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; tăng cường công khai, minh bạch, trách nhiệm trong hoạt động công vụ..." là những giải pháp CP đề ra.


Không chủ quan


Một giải pháp quan trọng mà Chính phủ nhấn mạnh là đảm bảo quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng nhận định một trong những đặc điểm của năm 2014 chính là sự kiện TQ hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 tại thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của VN hồi đầu tháng 5, sau đó là những ảnh hưởng của việc một số đối tượng lợi dụng lòng yêu nước của nhân dân để gây rối tại một số địa phương...


"Khi đó Bộ Chính trị đã đề ra 3 nhiệm vụ: bảo vệ chủ quyền, giữ môi trường hòa bình ổn định, thực hiện được mục tiêu kinh tế - xã hội đã đề ra. Thành tích của năm 2014 chính là ta giữ được chủ quyền thiêng liêng, giữ được hòa bình, ổn định, tạo được sự đoàn kết, nhất trí, đồng thuận của đồng bào trong và ngoài nước", Thủ tướng nhận định qua đó mà VN được bạn bè quốc tế ủng hộ, thể hiện ở đầu tư nước ngoài và giải ngân ODA tăng lên.


Do đó, Chính phủ yêu cầu Bộ Quốc phòng và Công an tiếp tục đảm bảo những yêu cầu này trong năm 2015. Bộ Quốc phòng phải chủ động và có các giải pháp phù hợp bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và các hoạt động khảo sát, thăm dò dầu khí trên biển; bảo đảm hậu cần, kỹ thuật cho các nhiệm vụ trọng tâm, bảo đảm cho các lực lượng làm nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển đảo. Cùng với đó là bảo đảm quốc phòng của các địa phương trên địa bàn chiến lược Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ.


Còn Bộ Công an phải đấu tranh làm thất bại âm mưu, hoạt động của các thế lực thù địch, phản động; giữ vững an ninh, trật tự trên các địa bàn chiến lược, trọng yếu; bảo vệ tuyệt đối an toàn những mục tiêu và các sự kiện quan trọng của đất nước. Đồng thời phòng ngừa, chống vi phạm pháp luật, kiềm chế gia tăng tội phạm, tăng tỷ lệ khám phá vụ án hình sự, nhất là tội phạm nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng...


"Ta đề cao cảnh giác, không chủ quan", Thủ tướng nhấn mạnh.


Chung Hoàng



xe công, CPI, GDP, ngân sách, giàn khoan, Hải Dương 981, bộ công an, bộ quốc phòng, bộ nội vụ, an ninh





Chủ Nhật, 28 tháng 12, 2014

Thâu tóm, sáp nhập ngân hàng: Thương vụ bước ngoặt mới

Thâu tóm, sáp nhập ngân hàng: Thương vụ bước ngoặt mới

- Nhiều ngân hàng đang ấp ủ kế hoạch sáp nhập với nhau và nhiều khả năng vòng 2 của quá trình thâu tóm, sáp nhập ngân hàng sẽ được thực hiện trong năm 2015 tạo ra bước ngoặt mới trong tái cấu trúc hệ thống ngân hàng.





Dự định của Vietcombank và trước đó là Sacombank-SouthernBank có thể sẽ khởi động cho bước ngoặt mới trong lĩnh vực mua bán sáp nhập (M&A) NH trong giai đoạn mới.


Dần dần lộ diện


Sáng 26/12, Vietcombank tổ chức Đại hội cổ đông bất thường 2014 và thông qua chủ trương sáp nhập một ngân hàng khác vào Vietcombank.


Mục đích được nêu ra là nhằm thực hiện chủ trương trở thành ngân hàng số 1 thị trường trong nước cả về quy mô và chất lượng. Hướng đi này phù hợp với mong muốn nâng cao quy mô và chất lượng để giảm về số lượng, lành mạnh hóa thị trường và để cạnh tranh được với các ngân hàng lớn trong khu vực mà NHNN đã vạch ra.


Kế hoạch sáp nhập một ngân hàng khác của Vietcombank thu hút sự quan tâm của dư luận bởi đây sẽ là vòng thâu tóm sáp nhập thứ hai, khác rất nhiều về bản chất so với vòng 1, bắt đầu từ năm 2012.











M&A, Eximbank, Sacombank, Southern-Bank, Habubank, SHB, Vietcombank, VietinBank, DaiABank, HBBank, ngân-hàng, yếu-kém, sáp-nhập, thâu-tóm, mua-bán, nợ-xấu, nhà-đầu-tư, chiến-lược đại-gia, bê-bối, Ngân-hàng-ACB

Nhiều khả năng vòng 2 của quá trình thâu tóm, sáp nhập ngân hàng sẽ được thực hiện trong năm 2015



Nếu như vòng 1 đã có 8 trong số 9 NHTM yếu kém xác định từ năm 2012 được NHNN phê duyệt phương án cơ cấu lại và kết quả đã giảm bớt được 5 NH thông qua sáp nhập, hợp nhất, thì trong vòng 2, các thương vụ "hôn nhân" có lẽ sẽ không phải chỉ giữa các ngân hàng yếu kém, mà còn là để hình thành nên các đế chế mới.


Trước đó, hàng loạt ngân hàng cũng đã đưa ra kế hoạch hoặc định hướng sáp nhập với các ngân hàng khác.


Tại ĐHCĐ 2014, ông Kiều Hữu Dũng, tân chủ tịch Sacombank đã trình đại hội cổ đông về chủ trương sáp nhập NH Phương Nam vào Sacombank, thay vì Eximbank như đồn đoán trước đó.


Cho dù tới cuối 2014, vẫn chưa thể sáp nhập Southern Bank vào Sacombank do chưa được phê duyệt nhưng nhiều khả năng kế hoạch này vẫn sẽ được ưu tiên xem xét bởi đây là 2 ngân hàng có dáng dấp của một ông chủ - đại gia Trầm Bê. ĐHCĐ của cả Sacombank và Southern Bank đều đã được thông qua về chủ trương.


Trả lời báo chí hồi giữa năm, bà Nguyễn Thị Nga, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Ngân hàng Đông Nam Á (SeABank), cho biết SeABank định hướng tìm kiếm là một ngân hàng có trụ sở ở khu vực phía Nam để sáp nhập nhằm mở rộng sang thị trường tiềm năng này...


Maritime Bank cũng đã xin nhận sáp nhập Mekong Bank. Trong khi đó, VietABank muốn mua bán, sáp nhập với tổ chức tín dụng khác. PGBank đề xuất sáp nhập với VietinBank còn DongABank xác nhận có 2 ngân hàng đặt vấn đề sáp nhập. Và VietCapitalBank cũng đã trình cổ đông thông qua việc ủy quyền cho HĐQT quyết định lựa chọn và tiến hành các nội dung công việc liên quan đến việc hợp nhất, sáp nhập...


Bên cạnh đó, MBBhồi đầu năm cũng cho biết có kế hoạch tận dụng các cơ hội để thâu tóm, sáp nhập một ngân hàng có điều kiện phù hợp với tình hình của MBB.


Các ông trùm đế chế mới là ai?


Nhiều chuyên gia trong lĩnh vực này cho rằng, số lượng các ngân hàng Việt Nam hiện vẫn còn nhiều, gần 40 đơn vị nhưng sức cạnh tranh yếu do nội lực thấp. Còn theo lộ trình tái cơ cấu hệ thống ngân hàng, đến năm 2017, NHNN định hướng giảm số lượng ngân hàng xuống còn khoảng 20 đơn vị. Các ngân hàng sáp nhập với nhau để mở rộng vốn, thị trường, tăng công nghệ và kỹ thuật...











M&A, Eximbank, Sacombank, Southern-Bank, Habubank, SHB, Vietcombank, VietinBank, DaiABank, HBBank, ngân-hàng, yếu-kém, sáp-nhập, thâu-tóm, mua-bán, nợ-xấu, nhà-đầu-tư, chiến-lược đại-gia, bê-bối, Ngân-hàng-ACB

Ai sẽ là các ông trùm của các đế chế mới?



Và tất nhiên, những vụ M&A giữa các NH còn lại với nhau sẽ gắn liền với sự hình thành các ông trùm ngân hàng mới với vị thế và quyền lực cao hơn. Tuy nhiên, ai sẽ là các ông trùm của các đế chế mới này?


Vụ sáp nhập Habubank vào SHB hồi cuối 2012, cho tới thời điểm này, được đánh giá khá thành công. Ông chủ SHB - đại gia Đỗ Quang Hiển (bầu Hiển) đã xử lý thành công khá nhiều nợ xấu. Tất nhiên, sau thương vụ khó khăn này, ông Hiển đã có một vị thế mạnh hơn trong lĩnh vực ngân hàng.


Trong phương án sáp nhập Southern Bank vào Sacombank, nếu thành công, gia đình ông Trầm Bê, Phó chủ tịch Sacombank sẽ trở thành cổ đông lớn tại ngân hàng mới do đang nắm giữ tỷ lệ sở hữu lớn tại cả hai ngân hàng này. Vị thế ông trùm của ông Trầm Bê, do vậy, sẽ càng lên cao.


Trường hợp Southern Bank vào Sacombank nếu thành công cũng là một vụ thâu tóm ngược đầy ấn tượng. Ông Trầm Bê với vị trí là cổ đông lớn của một ngân hàng nhỏ Southern Bank có thể sẽ trở thành ông chủ của Sacombank.


Còn Vietcombank, thông tin về chủ trương M&A không mới nhưng khá bất ngờ với nhiều người bởi Vietcombank vừa mới tham gia vào phương án tái cơ cấu NH Xây dựng (VNCB) - tiền thân là TrustBank.


Tên tuổi của ngân hàng mục tiêu sẽ sáp nhập với Vietcombank chưa được công bố. Tuy nhiên, sau đại hội bất thường này, các thông tin về thương vụ M&A được CTCK Bản Việt tiết lộ từ đầu tháng 4/2014 tới nay có lẽ sẽ trở nên rõ ràng và cụ thể hơn.


Trong Đề án "Cơ cấu lại hệ thống các TCTD giai đoạn 2011 - 2015 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đầu tháng 3/2012, mục tiêu được đưa ra là nhằm cơ cấu lại căn bản, triệt để và toàn diện hệ thống các TCTD theo hướng hiện đại, hoạt động an toàn, hiệu quả vững chắc với cấu trúc đa dạng về sở hữu, quy mô, loại hình có khả năng trạnh canh lớn hơn và dựa trên nền tảng công nghệ, quản trị ngân hàng tiên tiến phù hợp với thông lệ, chuẩn mực quốc tế và hoạt động ngân hàng nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu về dịch vụ tài chính, ngân hàng của nền kinh tế. Mục tiêu được đặt ra là đến cuối năm 2015 hình thành được ít nhất 1-2 NHTM có quy mô và trình độ tương đương với các ngân hàng trong khu vực.


Mạnh Hà










M&A, Eximbank, Sacombank, Southern-Bank, Habubank, SHB, Vietcombank, VietinBank, DaiABank, HBBank, ngân-hàng, yếu-kém, sáp-nhập, thâu-tóm, mua-bán, nợ-xấu, nhà-đầu-tư, chiến-lược đại-gia, bê-bối, Ngân-hàng-ACB





Hải quân không để bị động, bất ngờ trong mọi tình huống

Hải quân không để bị động, bất ngờ trong mọi tình huống
Chiều qua và hôm nay (28/12), Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã đến thăm, làm việc với các đơn vị Hải quân đóng quân trong căn cứ Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa.




Chủ tịch nước nhấn mạnh với cán bộ chiến sĩ quan điểm của Đảng và Nhà nước về xây dựng nền quốc phòng là để bảo vệ Tổ quốc. Hải quân là một trong số lực lượng chủ lực tiến thẳng lên hiện đại trong bối cảnh tình hình thế giới và khu vực có diễn biến phức tạp, lực lượng phải luôn chủ động, nắm chắc tình hình trên biển, không để bị động bất ngờ trong mọi tình huống.

Cam Ranh - Khánh Hòa là một trong căn cứ quân sự quan trọng. Đây cũng là nơi đóng quân của Vùng 4 Hải quân. Chủ tịch nước đã tới thăm và động viên các đơn vị hải quân như Lữ đoàn 189 tàu ngầm, Lữ đoàn Tàu mặt nước 162, Lữ đoàn không quân Hải quân 954, Lữ đoàn tên lửa bờ 685…


Cam Ranh, Chủ tịch nước, Trương Tấn Sang, hải quân, Biển Đông, Hoàng Sa, Trường Sa, chủ quyền, quốc phòng

Ảnh: VOV




Chủ tịch nước đã nghe lãnh đạo đơn vị và nghe Đô đốc Nguyễn Văn Hiến, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Tư lệnh Quân chủng Hải quân báo cáo kết quả các mặt công tác của Quân chủng thời gian qua và tình hình biển, đảo hiện nay.


Chủ tịch nước nhấn mạnh quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về xây dựng nền quốc phòng là để bảo vệ Tổ quốc. "Chúng ta không bao giờ muốn có chiến tranh, chúng ta luôn mong muốn hòa bình, ổn định để phát triển đất nước. Tuy nhiên xây dựng và bảo vệ Tổ quốc luôn là hai nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Việt Nam. Vì vậy, trong điều kiện nền kinh tế còn hạn hẹp, chúng ta chủ trương xây dựng một số lực lượng chủ lực tiến thẳng lên hiện đại, trong đó có Quân chủng Hải quân".


Chủ tịch nước cũng cho rằng tình hình thế giới, khu vực sắp tới sẽ có những diễn biến nhanh chóng, khó lường. Tình hình Biển Đông sẽ có những diễn biến phức tạp, đồng thời các thế lực thù địch vẫn ráo riết thực hiện "diễn biến hòa bình" thúc đẩy "tự diễn biến, tự chuyển hóa" trong nội bộ ta. Tình hình đó đặt ra cho các lực lượng bảo vệ chủ quyền biển đảo nói chung và Quân chủng Hải quân nói riêng những yêu cầu mới hết sức nặng nề.


Chủ tịch nước Trương Tấn Sang nói: "Quân chủng Hải quân quán triệt sâu sắc quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển đảo và giải quyết các tranh chấp trên Biển Đông. Luôn khẳng định nhất quán và rõ ràng về chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa; chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia đối với các vùng biển, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam theo công ước về Luật biển Năm 1982 của LHQ; Luật Biển Việt Nam năm 2012. Chúng ta kiên trì chủ trương giải quyết tranh chấp ở Biển Đông bằng các biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế và Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), hướng tới xây dựng Bộ quy tắc ứng xử (COC); để Biển Đông thực sự là vùng biển hòa bình, ổn định, hữu nghị và phát triển, vì lợi ích của tất cả các nước trong khu vực, vì an ninh chung của khu vực và trên thế giới”.


Chủ tịch nước cũng yêu cầu Quân chủng Hải quân phải chủ động nắm chắc diễn biến tình hình trên biển, không để bị động, bất ngờ trong mọi tình huống, nâng cao khả năng dự báo, nhất là ý đồ, sự điều chỉnh quan hệ của các nước lớn, âm mưu của các thế lực thù địch để kịp thời tham mưu với Đảng, Nhà nước chủ trương, đối sách, xử lý linh hoạt, đúng đắn có hiệu quả các tình huống trên Biển Đông; Nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại quốc phòng, có mối quan hệ hữu nghị với các nước, giữ vững môi trường hòa bình để xây dựng phát triển đất nước; Triển khai hiệu quả các dự án cải tiến, hiện đại hóa vũ khí trang bị kỹ thuật...


Theo VOV



Cam Ranh, Chủ tịch nước, Trương Tấn Sang, hải quân, Biển Đông, Hoàng Sa, Trường Sa, chủ quyền, quốc phòng





Thứ Bảy, 27 tháng 12, 2014

Nhà mạng phải xây dựng hệ thống kỹ thuật chặn tin nhắn rác

Nhà mạng phải xây dựng hệ thống kỹ thuật chặn tin nhắn rác

Trước tình hình tin nhắn rác, tin nhằn lừa đảo… bùng phát trở lại Bộ Thông tin và Truyền thông đã chỉ đạo các doanh nghiệp viễn thông phải xây dựng hệ thống kỹ thuật có khả năng ngăn chặn tin nhắn rác theo tần suất, nguồn gửi và từ khóa trong nội dung tin nhắn.


tin nhắn rác, Bộ Thông tin và truyền thông, chỉ thị, ngăn chặn, nhà mạng


Trước tình hình tin nhắn rác, tin nhằn lừa đảo… bùng phát trở lại Bộ Thông tin và Truyền thông đã chỉ đạo các doanh nghiệp viễn thông phải xây dựng hệ thống kỹ thuật có khả năng ngăn chặn tin nhắn rác theo tần suất, nguồn gửi và từ khóa trong nội dung tin nhắn.


Thông tin trên được đưa ra trong Chỉ thị số 82/CT-BTTTT về việc ngăn chặn tin nhắn rác, tin nhắn lừa đảo và tăng cường quản lý thông tin trên mạng, do Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son ký ngày 24/12.


Để phục vụ cho hệ thống hoạt động hiệu quả, nhà mạng cũng phải chủ động thống kê, thu thập các từ khóa thường xuyên xuất hiện trong tin nhắn rác và cập nhật cho hệ thống.


Bên cạnh đó, nhà mạng phải triển khai các đợt nhắn tin tới tất cả thuê bao thuộc mạng của mình nhằm nâng cao nhận thức cho người sử dụng về phòng, chống tin nhắn rác, tin nhắn lừa đảo.


Bản thân các doanh nghiệp viễn thông phải giám sát các đối tác cung cấp dịch vụ nội dung thông tin có hợp tác với mình. Nếu phát hiện ra doanh nghiệp có dấu hiệu phát tán tin nhắn rác, lừa đảo, cung cấp dịch vụ có nội dung không lành mạnh thì phải chấm dứt hợp đồng, báo cáo lên Bộ để theo dõi và xử lý; Tăng cường theo dõi và giám sát để phát hiện thuê bao di động trả trước phát tán tin nhắn rác, thu hồi ngay khi phát hiện thuê bao vi phạm.


Nhà mạng cũng phải thường xuyên kiểm tra, rà soát hoạt động gửi quảng cáo qua tin nhắn nhằm đảm bảo nội dung tin nhắn rõ ràng. Đối với tin nhắn quảng cáo cho dịch vụ nội dung, phải đảm bảo tin nhắn quảng cáo có đầy đủ thông tin giá cước và hướng dẫn hủy dịch vụ.


Đối với các nhà cung cấp dịch vụ nội dung, Chỉ thị yêu cầu các doanh nghiệp phải quản lý chặt chẽ hoạt động cung cấp dịch vụ nội dung qua tin nhắn trên đầu số dịch vụ của mình, tích cực thực hiện các yêu cầu điều phối, ngăn chặn, xử lý tin nhắn rác, lừa đảo theo yêu cầu của cơ quan nhà nước.


Để tránh việc người dùng mất tiền oan, các nhà cung cấp dịch vụ nội dung phải niêm yết, công khai đầy đủ và rõ ràng giá, cước dịch vụ và điều kiện cấu hình, loại máy điện thoại nào có thể sử dụng được dịch vụ khi quảng cáo dịch vụ nội dung qua tin nhắn trên các đài phát thanh, truyền hình, báo điện tử, tờ rơi… Ngoài ra, các nhà cung cấp dịch vụ nội dung phải công bố đầy đủ thông tin về giá, cước của dịch vụ ngay bên cạnh cú pháp tương ứng với dịch vụ đó trên trang tin điện tử của mình cũng như các chương trình quảng cáo…


Với các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ mạng xã hội, game online, Chỉ thị nêu rõ phải thiết lập cơ chế cảnh báo tự động (hiển thị bắt buộc) tới người sử dụng ngay khi vừa đăng nhập để sử dụng dịch vụ về các hình thức, dấu hiệu tin nhắn lừa đảo, thông tin lừa đảo trên môi trường xã hội, game online.


Các đơn vị này cũng phải khẩn trường thực hiện các biện pháp kiểm tra, ngăn chặn các hành vi lừa đảo xuất hiện trên mạng xã hội và game online./.


Theo Vietnamplus

tin nhắn rác, Bộ Thông tin và truyền thông, chỉ thị, ngăn chặn, nhà mạng





Thêm 'đòn' cấm vận Nga, Mỹ có nguy cơ bất hòa với EU

Thêm 'đòn' cấm vận Nga, Mỹ có nguy cơ bất hòa với EU

-Tổng thống Mỹ Barack Obama đã ký một dự luật cho phép áp dụng các biện pháp trừng phạt mới với Nga cũng như tăng cường hỗ trợ cho Ukraine. Tuy nhiên, có những quan ngại rằng, chính động thái này có thể gây ra sự rạn nứt giữa Washington với các đồng minh châu Âu.


Tuy dự luật sẽ hạn chế ở phạm vi tác động lập tức, nhưng nó đặt nền tảng để Quốc hội Mỹ tiến hành kiểu trừng phạt mạnh tay hơn với Nga trong năm tới nếu cuộc khủng hoảng Ukraine leo thang.


Sự ủng hộ mạnh mẽ của lưỡng viện, thực tế Cộng hòa kiểm soát quốc hội cho thấy, bản thân Obama có thể bị cuốn vào một chính sách đối ngoại đối đầu không chỉ với Iran mà với cả Nga vào năm 2015. Trước khi Dân chủ thất thế trong cuộc bầu cử giữa kỳ tháng 11, các lãnh đạo Dân chủ trong Thượng viện có thể ngăn chặn một cuộc bỏ phiếu về quyết định trừng phạt mạnh tay hơn.


Lệnh cấm vận mới đưa ra giữa lúc kinh tế Nga bị ảnh hưởng nghiêm trọng do giá dầu giảm mạnh và đồng rúp lao dốc. Ngân hàng trung ương Nga đã buộc phải tăng lãi suất từ 10,5% lên 17% hôm thứ ba. Các biện pháp trừng phạt của phương Tây bị coi là đóng vai trò lớn trong việc thúc đẩy dòng chảy vốn ra khỏi Nga làm xói mòn lòng tin vào nền kinh tế nước này.


Obama đã có một số ngày cân nhắc nên hay không ký vào dự luật mà lưỡng viện đã nhất trí thông qua từ hôm thứ Bảy. Hôm thứ ba, người phát ngôn Nhà Trắng Josh Earnest cho biết, bản cuối cùng của dự luật đủ "độ linh hoạt" để tổng thống ký.


Tác động trực tiếp lớn nhất của dự luật là yêu cầu chính quyền của Obama áp dụng biện pháp trừng phạt với Rosoboronexport - nhà xuất khẩu vũ khí chủ chốt của Nga. Công ty này "thoát khỏi" các danh sách cấm vận trước đó, một phần vì có vai trò trong cung cấp trực thăng tới Afghanistan.


Theo dự luật, chính quyền Obama sẽ phải áp dụng cấm vận với Gazprom nếu hãng này giảm đáng kể cung cấp khí tự nhiên tới Ukraine, Grudia, Moldova hay các nước Nato. Nó cũng cho phép Washington hỗ trợ quân sự trị giá 350 triệu USD cho Ukraine gồm cả vũ khí chống tăng - vấn đề gây tranh cãi lớn trong chính quyền nhưng tới nay, Obama vẫn phản đối vì lo ngại có thể gây ra phản ứng tiêu cực hơn từ Nga.











EU, Mỹ, Nga, Ukraine, Châu Âu, CNN
Ảnh: Getty Image

Tuy nhiên, phần này trong dự luật không thực sự đòi hỏi chính quyền Obama phải cung cấp vũ khí sát thương cho Ukraine. “Đây là bước đi quan trọng để việc hỗ trợ ý nghĩa với người Ukraine trở thành hiện thực", Roberto Menendez, Chủ tịch Uỷ ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ cho biết.


Trước nay, Washington vẫn tránh một dự luật cấm vận mới với Nga vì lo ngại nó có thể tổn hại tới mặt trận thống nhất mà Mỹ cố gây dựng với EU về vấn đề Ukraine. Quan chức Mỹ lo rằng, những động thái đơn phương của Washington có thể làm xòi mòn sự ủng hộ xuyên Đại Tây Dương về khả năng duy trì áp lực kinh tế với Moscow.


Theo hãng CNN, kinh tế Nga sụt giảm sẽ không chỉ gây thiệt hại cho riêng quốc gia này, mà còn ảnh hưởng đến nhiều đối tác của Nga, nhất là ở châu Âu. Đức là một trong những quốc gia sẽ phải chịu ảnh hưởng nhiều nhấ. Thương mại Đức - Nga năm 2013 đạt 95,4 tỷ USD. Tuy nhiên, các lệnh trừng phạt kinh tế đã khiến xuất khẩu giảm mạnh, nhiều công ty buộc phải dừng việc đầu tư. Đức cho biết không còn đặt nhiều kỳ vọng trong dự báo tăng trưởng năm 2015 như ban đầu. Sự bất lợi kinh tế của Đức cũng có thể sẽ gây áp lực lên cả khu vực đồng Euro.


Châu Âu là khu vực bị ảnh hưởng trực tiếp từ khủng hoảng Nga. Để trả đũa lại những lệnh trừng phạt của phương Tây, Nga đã cấm nhập khẩu nhiều thực phẩm thiết yếu từ châu Âu, Mỹ, Australia và Canada. Trong khi đó, năm 2013, 10% sản lượng xuất khẩu thực phẩm của châu Âu, trị giá 15 tỷ USD, là sang Nga. Moscow đã trở thành khách hàng lớn thứ hai của châu lục này.


Giới phân tích cho rằng, một trong những yếu tố quan trọng nhất của dự luật là cho phép - nhưng không bắt buộc - áp đặt lệnh trừng phạt thứ cập với những công ty của nước thứ ba vi phạm lệnh cấm vận của Mỹ với Nga. Nếu áp dụng ở giai đoạn tiếp theo, nó có thể buộc Mỹ phải trừng phạt một ngân hàng nước ngoài dính líu tới các lĩnh vực kiểu như thăm dò dầu khí biển sâu hiện nằm trong danh sách bị cấm vận mà Mỹ đưa ra.


“Việc quốc hội xem xét cho phép áp dụng lệnh trừng phạt thứ cấp với Nga sẽ tạo ra mối bất hòa lớn với châu Âu", Cliff Kupchan thuộc Eurasia Group tại Washington nói. “Nó giống như các biện pháp cấm vận mà Mỹ áp dụng với Iran. Quốc hội đang bắt đầu di chuyển theo hướng đó với Nga".


Về phần mình, quan chức Nga đã chỉ trích mạnh mẽ động thái mới của Mỹ. “Nga sẽ không chỉ tồn tại mà trở nên mạnh mẽ hơn nhiều", Ngoại trưởng Sergei Lavrov tuyên bố. "Chúng tôi từng gặp nhiều tình huống tồi tệ hơn trong lịch sử của mình, và mọi lúc, chúng tôi đều vượt qua và trở nên mạnh mẽ hơn".


Minh Tâm (Theo FT)






Toàn cảnh thế giới 2014 chỉ trong 60 giây

Toàn cảnh thế giới 2014 chỉ trong 60 giây

Những sự kiện nổi bật nhất trên thế giới năm 2014, từ xung đột ở Ukraina, Trung Đông và Pakistan tới sự bùng phát của Ebola và biểu tình khắp nước Mỹ được tóm gọn trong 60 giây.











Thứ Sáu, 26 tháng 12, 2014

Chỉ cần giấy chứng nhận cho 20% học sinh “đầu hàng” ĐH

Chỉ cần giấy chứng nhận cho 20% học sinh “đầu hàng” ĐH

Dự thảo mới nhất của quy chế kỳ thi trung học phổ thông quốc gia, cùng những giải đáp của Bộ trưởng Phạm Vũ Luận trong một cuộc giao lưu trực tuyến, dường như vẫn chưa giải toả được hết những băn khoăn mà “người ngoài ngành” nhìn thấy tường tận.




TS Lương Hoài Nam đã trao đổi với Vietnamnet về hai nội dung vẫn rất được quan tâm: Tổ chức cụm thi và phương thức đăng ký xét tuyển ĐH, CĐ.









Lương hoài Nam, thi quốc gia, nguyện vọng, tuyển sinh, Bộ GD-ĐT, Phạm Vũ Luận
Sau giờ thi tốt nghiệp THPT năm 2014.

Cần gì một tấm bằng hình thức?


Có một lượng thí sinh không nhỏ - theo thống kê của Bộ GD-ĐT những năm trước là khoảng 20% - không có nhu cầu thi ĐH, CĐ, nói cách khác là các em đã sớm “đầu hàng”. Vậy thì, trên quan điểm của ông, việc di chuyển toàn bộ thí sinh về cụm thi liên tỉnh có thật sự cần thiết không? Nếu không, liệu có một giải pháp nào khác phù hợp hơn?


- 20% của 1,0 triệu học sinh là 200 nghìn em, một con số vô cùng lớn để có một giải pháp phù hợp các em đó và gia đình họ. Nếu một học sinh không có nhu cầu thi vào ĐH, CĐ, nghĩa là em đó đã xác định sẽ lao động ở gia đình, hoặc làm các công việc lao động giản đơn ở địa phương khác, hoặc làm công nhân nhà máy, công trường, hoặc đi học trung cấp nghề.


Đối với số em đó, tôi nghĩ các em cũng không cần phải thi để có bằng tốt nghiệp phổ thông nữa. Chỉ cần cấp giấy chứng nhận là các em đã kết thúc chương trình học phổ thông và Bộ Lao động - Thương binh - Xã hội xác nhận giấy chứng nhận đó có thể sử dụng để đi làm công nhân hoặc vào học các trường trung cấp nghề.


Vì lâu nay để đi làm công nhân và học trung cấp cần có bằng tốt nghiệp phổ thông nên các em đó mới muốn thi tốt nghiệp để lấy bằng, chứ bây giờ mà bỏ điều kiện phải có bằng tốt nghiệp đi thì các em sẽ không có nhu cầu thi tốt nghiệp nữa.


Sau này, nếu một số em lại muốn thi vào ĐH, CĐ thì các em đó vẫn có quyền đăng ký thi như mọi học sinh đã kết thúc phổ thông trung học.


Nếu Bộ GD-ĐT vẫn muốn tất cả học sinh phải thi tốt nghiệp thì có thể xem xét cho số học sinh không có nhu cầu thi vào ĐH, CĐ được thi ngay ở trường.


Rắc rối của phương án này là, hoặc phải dùng hai bộ đề thi khác nhau cho cùng mục đích xét tốt nghiệp, hoặc dùng chung một bộ đề thi và thi cùng thời gian. Nhưng cách sau vẫn có rủi ro lộ đề ảnh hưởng đến kết quả thi ở các cụm thi vào ĐH, CĐ. Dùng hai bộ đề khác nhau thì lại có sự thiếu công bằng trong kết quả thi tốt nghiệp.


Cá nhân tôi thiên về giải pháp cấp giấy chứng nhận (không phải bằng tốt nghiệp) cho số học sinh này.


Đã thi thì thi thật chặt chẽ, nghiêm túc. Đồng thời, đối với những học sinh chọn các công việc lao động giản đơn thì hãy làm thật đơn giản, dễ dàng cho số học sinh này, đừng vì cái bằng tốt nghiệp hình thức mà sinh rắc rối, tốn kém cho gia đình các em và cho cả xã hội.


Trước đây, Bộ GD-ĐT dự kiến tổ chức các cụm thi tại địa phương, với nhiều lý do trấn an dư luận khi có ý kiến băn khoăn về tính nghiêm túc. Nhưng lần công bố mới này, Bộ đã quyết định để các trường đại học đảm nhiệm tổ chức tất cả các cụm thi. Ông có cho rằng Bộ vẫn đang khá lúng túng, không hoàn toàn tự tin vào các phương án tổ chức thi mình đưa ra?


- Tôi nghĩ rằng việc tổ chức các cụm thi chỉ nên là giải pháp quá độ cho một vài năm. Cần nhanh chóng chuẩn bị cho việc tổ chức thi tại trường để tạo điều kiện thuận lợi cho trên dưới 1 triệu học sinh thi mỗi năm.


Nếu lắp camera ở mỗi phòng thi để ghi hình và truyền trực tuyến về các trung tâm giám sát thi của mỗi tỉnh, đồng thời tổ chức giám thị chéo giữa các huyện, xử lý thật nghiêm giám thị và học sinh vi phạm, thì tính nghiêm túc của kỳ thi vẫn đảm bảo, mà ít tốn kém.


Thí sinh phải được giữ quyền quyết định đến phút chót


Theo dự kiến, đến tháng 1/4/2015 sẽ kết thúc việc nhận hồ sơ đăng ký dự thi. Nếu một số thí sinh thuộc “nhóm 20%” sau thời điểm đó lại khắc phục được những khó khăn riêng (điều kiện kinh tế, lý do cá nhân) và mong muốn học tiếp lên đại học, sẽ không còn cơ hội vào những trường có sử dụng kết quả thi quốc gia để xét tuyển.


Theo ông, thí sinh phải chấp nhận “luật chơi” này, hay nên tạo thêm cơ hội nào đó cho các em?


- Tôi không ủng hộ cách tiếp cận này. Nếu thi cùng một nơi, cùng một bộ đề, tất cả học sinh phải có cơ hội xét tuyển vào ĐH, CĐ bình đẳng. Mỗi học sinh được giữ quyền quyết định cuối cùng của mình đến tận khi có kết quả thi.


Việc yêu cầu học sinh đăng ký thi vào ĐH, CĐ hay chỉ thi tốt nghiệp chỉ có ý nghĩa nếu có sự khác biệt về cách thi giữa hai đối tượng này (hoặc nếu đối tượng sau không cần thi như tôi kiến nghị).


Con số nguyện vọng tối đa mà thí sinh có thể đăng ký xét tuyển vào ĐH, CĐ là 16, theo ông, sẽ phù hợp hơn ở khía cạnh nào: là con số theo tinh thần “tạo mọi điều kiện, cơ hội thuận lợi nhất cho thí sinh”, hay sẽ là con số gây rối loạn cho việc xét tuyển cho các trường?


- Nếu làm như các nước khác (các trường đăng ký điều kiện tuyển sinh trước ngày thi, còn học sinh đăng ký các nguyện vọng ngành và trường sau khi đã có kết quả thi) thì số lượng nguyện vọng mà một học sinh đạt điểm cao có thể đăng ký có thể lên hàng chục, chứ không chỉ 16. Ngược lại, những em đạt điểm thấp chỉ được phép đăng ký vài ba nguyện vọng, có em không được đăng ký nguyện vọng nào. Tính khoa học và công bằng của cách làm này gần như tuyệt đối.


Nếu việc tuyển sinh của các trường được hỗ trợ bởi một phần mềm tuyển sinh mạnh thì không nhất thiết phải giới hạn số lượng nguyện vọng của mỗi học sinh.


Xin cảm ơn ông.


Chi Mai thực hiện



Lương hoài Nam, thi quốc gia, nguyện vọng, tuyển sinh, Bộ GD-ĐT, Phạm Vũ Luận





6.700 dòng thuế gây phiền nhiễu doanh nghiệp

6.700 dòng thuế gây phiền nhiễu doanh nghiệp

- Thứ trưởng Bộ Tài chính, ông Đỗ Hoàng Anh Tuấn, thừa nhận Việt Nam để 6.700 dòng thuế là phức tạp, gây nhiều phiền hà, sách nhiễu, khó khăn cho doanh nghiệp và không minh bạch cho nền kinh tế.





Chia sẻ tại hội nghị tổng kết của Tổng cục Hải quan hôm 25/12, ông Đỗ Hoàng Anh Tuấn cho biết, Bộ sẽ đề nghị Chính phủ sửa Luật thuế xuất khẩu, nhập khẩu, đưa vào chương trình làm việc của Quốc hội năm 2015. Việc này cũng nhằm góp phần tạo môi trường thông thoáng hơn cho doanh nghiệp, cải cách mạnh mẽ thủ tục hải quan, rút ngắn thời gian thông quan.


"Chúng ta đã xây dựng Luật này 12 năm rồi. Nay, Việt Nam đã gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới - WTO, đã là thành viên của 7 hiệp định tự do thương mại và đang tiếp tục đàm phán 6 hiệp định khác... thì rất cần thiết phải thay đổi luật này", ông Tuấn nói.


Ông nhấn mạnh, chúng ta không nên phức tạp quá để 6.700 dòng thuế, gây ra nhiều phiền hà, sách nhiễu, khó khăn cho doanh nghiệp và không minh bạch cho nền kinh tế".











Hải-quan, thủ-tục, thông-quan, môi-trường-kinh-doanh, xuất-khẩu, nhập-khẩu, cảng, ách-tắc, cải-cách-thủ-tục, nhập-siêu, xuất-siêu

Quá nhiều dòng thuế đang gây ra nhiều phiền hà, sách nhiễu, khó khăn cho doanh nghiệp



Hồi tháng 10, tại hội nghị đối thoại với các doanh nghiệp về thuế và hải quan, doanh nghiệp đã bức xúc phản ánh, công chức hải quan làm khó doanh nghiệp. Nhiều cuộc khiếu kiện kéo dài vì cách hiểu khác nhau giữa doanh nghiệp và cơ quan hải quan về phân loại hàng hoá theo mã số HS. Không ít doanh nghiệp lao đao vì lệnh truy thu bất ngờ của hải quan lên tới hàng tỷ đồng. Họ cũng đề nghị ngành hải quan giải quyết phần gốc vấn đề là thu gọn dòng thuế.


Liên quan đến yêu cầu cải cách thủ tục, rút ngắn 50% thời gian thông quan theo Nghị quyết 19 của Chính phủ, Thứ trưởng Tuấn cho biết hai vấn đề cần giải quyết sớm là quy trình phối hợp với các bộ và việc vận hành cảng.


Ông nhìn nhận: "Thời gian kiểm tra tiêu chuẩn và kiểm dịch đang chiếm nhiều nhất do công tác năng lực kiểm tra của chúng ta có vấn đề, bao gồm từ cả cán bộ của các Bộ. Để làm được, cần bổ sung lực lượng, xây dựng cơ chế phối hợp để kiểm tra, kiểm dịch tại 5 cửa khẩu quan trọng, cùng với đó nâng cao hiệu quả của thiết bị soi chiếu, hạ tầng kinh doanh ở cảng".


Cục trưởng Cục Hải quan Bình Dương, ông Nguyễn Phước Việt Dũng, cho hay, tính trung bình một lô hàng nhập khẩu thủ tục thông quan tối đa là 7 ngày, tương đương 168 giờ và việc này không phải lỗi của hải quan.


Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan, ông Nguyễn Ngọc Túc, cũng đồng tình cho rằng, các đơn vị phải làm rõ thời gian chậm trễ từ phía các Bộ.


Tuy nhiên, chậm thông quan còn do việc vận hành cảng yếu kém. Theo Thứ trưởng Tuấn, nhiều cảng hiện đại, đủ điều kiện thì công suất sử dụng kém, ví dụ cảng Cái Mép chỉ đạt 19% công suất. Nhiều cảng không thuận lợi hơn thì công suất lại gấp rưỡi, gấp đôi. Thời gian giao lưu hàng hóa ở cảng Hải Phòng tốn gấp 1,6 đến 2 lần so với cảng Cái Mép, Thị Vải do phải sang tải, làm tăng chi phí cho doanh nghiệp.


Đến nay, ngành hải quan đã áp dụng thủ tục hải quan điện tử 100% tại các chi cục. Tổng cục Hải quan triển khai cơ chế một cửa quốc gia tại cảng biển quốc tế. Đến giữa năm 2015, Tổng cục Hải quan sẽ kết nối kỹ thuật với các bộ Tài chính, Công Thương, GTVT, NN-PTNT, Y tế, TN-MT, Quốc phòng để thực hiện cơ chế một cửa quốc gia, đến 2016 sẽ mở rộng đến các Bộ, ngành còn lại.


Thủ tục cho thương mại biên giới của Việt Nam, theo báo cáo môi trường kinh doanh của Ngân hàng Thế giới, tốn 21 ngày, đứng thứ 75 trên tổng số 189 nền kinh tế, tụt 1 bậc so với năm trước. Vì thế, Chính phủ đã yêu cầu giảm còn 13-14 ngày để bằng mức trung bình trong ASEAN 6.


Phạm Huyền









Hải-quan, thủ-tục, thông-quan, môi-trường-kinh-doanh, xuất-khẩu, nhập-khẩu, cảng, ách-tắc, cải-cách-thủ-tục, nhập-siêu, xuất-siêu





Thứ Năm, 25 tháng 12, 2014

Chủ tịch MTTQ Nguyễn Thiện Nhân hội đàm với lãnh đạo cấp cao TQ

Chủ tịch MTTQ Nguyễn Thiện Nhân hội đàm với lãnh đạo cấp cao TQ

- Trong khuôn khổ chuyến thăm VN, sáng nay, tại Hà Nội, Chủ tịch UB toàn quốc Hội nghị Chính trị hiệp thương nhân dân TQ Du Chính Thanh đã hội đàm với Chủ tịch UB TƯ Mặt trận Tổ quốc VN Nguyễn Thiện Nhân bàn về hợp tác song phương giữa hai nước.



Ông Du Chính Thanh, 1 trong 7ủy viên thường vụ Bộ Chính trị đảng Cộng sản TQ đang có chuyến thăm VN. Ông Du được báo chí quốc tế đưa tin thăm VN theo lời mời của Đảng Cộng sản VN.


Trong đoàn VN tham dự hội đàm cùng Chủ tịch MTTQ VN có ông Hoàng Bình Quân, Trưởng Ban Đối ngoại TƯ Đảng, Đại sứ VN tại TQ Nguyễn Văn Thơ.


Ông Du thăm VN trong bối cảnh hai nước chuẩn bị tròn 24 năm bình thường hóa quan hệ ngoại giao song phương vào năm tới.











MTTQ, Nguyễn Thiện Nhân, TQ, Du Chính Thanh
Chủ tịch UB TƯ Mặt trận Tổ quốc VN Nguyễn Thiện Nhân và Chủ tịch UB toàn quốc Hội nghị Chính trị hiệp thương nhân dân TQ Du Chính Thanh

Từ khi bình thường hóa quan hệ năm 1991 đến nay, về tổng thể, quan hệ VN - TQ khôi phục nhanh, phát triển. Đến năm 2008, hai nước thiết lập quan hệ “đối tác hợp tác chiến lược toàn diện”. Tiếp xúc cấp cao diễn ra thường xuyên với nhiều hình thức, góp phần tăng cường tin cậy chính trị, thúc đẩy hợp tác thiết thực, tạo điều kiện để hai bên từng bước giải quyết tranh chấp, bất đồng.


Trao đổi đoàn ở trung ương và địa phương ngày càng tăng, giúp tăng cường hiểu biết và mở rộng hợp tác. Hai nước cũng đã ký nhiều hiệp định và văn kiện hợp tác, đặt cơ sở pháp lý cho quan hệ hợp tác lâu dài.


Hợp tác giữa hai Đảng được đẩy mạnh. Hai bên duy trì trao đổi đoàn và thiết lập cơ chế hợp tác, giao lưu giữa các ban Đảng; tổ chức 10 cuộc hội thảo về lý luận giữa hai Đảng.


Hai bên thành lập cơ chế Ủy ban chỉ đạo hợp tác song phương (2006) để điều phối tổng thể các mặt hợp tác trong quan hệ hai nước. Đến nay hai bên đã tổ chức 7 phiên.


Quan hệ giữa các ngành quan trọng như ngoại giao, an ninh, quốc phòng được đẩy mạnh, hai bên tiếp tục triển khai hiệu quả các thỏa thuận văn bản hợp tác giữa hai Bộ Ngoại giao (ký tháng 12/2002), hai Bộ Công an (ký tháng 9/2003), hai Bộ Quốc phòng (ký tháng 10/2003); Thoả thuận hợp tác biên phòng (tháng 8/2007); Thỏa thuận về hợp tác giữa hai Tổng Cục chính trị Bộ Quốc phòng hai nước (tháng 12/2007); Hiệp định về tăng cường hợp tác phòng chống buôn bán người (ký năm 2010).


Kể từ khi bình thường hóa quan hệ, kim ngạch thương mại Việt - Trung tăng hơn 1.500 lần, từ 32 triệu USD năm 1991 lên tới hơn 50 tỷ USD năm 2013. TQ là bạn hàng thương mại lớn nhất của ta trong suốt 10 năm qua. Kim ngạch thương mại song phương 11 tháng đầu năm 2014 đạt 53,07 tỷ USD. Quan hệ hợp tác đầu tư có bước phát triển mới, tính lũy kế đến hết tháng 11/2014, TQ có 1082 dự án tại Việt Nam, tổng vốn đăng ký 7,9 tỷ USD, đứng thứ 9/101 quốc gia và vùng lãnh thổ....


Lãnh đạo cấp cao hai nước đã dành nhiều thời gian trao đổi các biện pháp nhằm thực hiện mục tiêu duy trì đà tăng trưởng kim ngạch song phương đi đôi với cải thiện cán cân thương mại. Hai bên đã ký “Quy hoạch phát triển 5 năm hợp tác kinh tế thương mại Việt - Trung giai đoạn 2012 - 2016” dịp Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng thăm TQ (2011), ký Bản ghi nhớ danh mục các dự án hợp tác trọng điểm kèm quy hoạch (2013).


Trong chuyến thăm Việt Nam của Thủ tướng Lý Khắc Cường, hai bên nhất trí thúc đẩy hợp tác kinh tế - thương mại với trọng tâm là một số dự án có quy mô lớn về cơ sở hạ tầng, kết nối giao thông; tiếp tục áp dụng các biện pháp đảm bảo thúc đẩy quan hệ thương mại phát triển cân bằng, lành mạnh, hoàn thành trước thời hạn mục tiêu kim ngạch thương mại đạt 60 tỷ USD năm 2015, đặt mục tiêu 100 tỷ USD năm 2017...


Một số hình ảnh tại cuộc gặp sáng nay:

Xuân Linh - Minh Thăng











'Không có vùng cấm trong xử phạt sai phạm'

'Không có vùng cấm trong xử phạt sai phạm'

Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Bắc Son khẳng định Bộ sẽ tập trung xử lý nghiêm các sai phạm về viễn thông, CNTT, báo chí, thông tin điện tử trong năm 2015, trên nguyên tắc không có vùng cấm: "Hễ có sai phạm sẽ xử phạt".













Xử phạt, tin nhắn rác, tái cơ cấu, an toàn thông tin, Bộ trưởng Bộ TT&TT
Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son phát biểu kết luận tại Hội nghị. Ảnh: Xuân Lộc

Phát biểu kết luận tại Hội nghị Triển khai nhiệm vụ 2015 của Bộ TT&TT chiều 25/12, Bộ trưởng Son nêu rõ, việc tăng cường công tác thực thi pháp luật sẽ là một trong những ưu tiên hàng đầu, khi Thanh tra Bộ, Sở TT&TT các địa phương, thanh tra chuyên ngành cần phải vào cuộc tích cực hơn nữa để ngăn chặn hiệu quả tin nhắn rác, cũng như lành mạnh hóa, trong sạch hóa môi trường báo chí, thông tin trên mạng.


"Đề nghị các đơn vị quán triệt Chỉ thị số 82/CT-BTTTT về chống tin nhắn rác để 2015 là năm toàn ngành CNTT - VT tập trung xử lý tin nhắn rác", Bộ trưởng chỉ đạo. "Yêu cầu doanh nghiệp và cơ quan quản lý cùng vào cuộc, phối hợp tổng lực để dọn dẹp vấn nạn này" thông qua việc kiểm tra, xử phạt và ban hành các thông tư, quyết định quản lý chặt thị trường".


Liên quan đến lĩnh vực quản lý Internet và thông tin trên mạng, một lĩnh vực đang rất nóng với hàng loạt quyết định xử phạt trong thời gian qua, Bộ trưởng khẳng định rằng, quan điểm của cơ quan chức năng là "Quản lý để phát triển tốt hơn". Thời đại hiện nay không thể thiếu Internet để phát triển kinh tế xã hội, nhưng rõ ràng, Internet cũng có những mặt trái của nó. Vì thế, bên cạnh việc khuyến khích lợi ích của Internet thì trách nhiệm của Bộ TT&TT còn phải là quản lý và hạn chế những mặt trái đó thông qua Nghị định 72.


Tránh "mất bò mới lo làm chuồng"


Một trọng tâm hoạt động đáng chú ý nữa của Bộ TT&TT trong năm 2015 chính là an toàn thông tin. Bộ trưởng cho biết, thời gian qua đã xuất hiện nhiều cuộc tấn công nhằm vào hệ thống mạng của Việt Nam, không chỉ tấn công các doanh nghiệp mà còn vào nhiều cơ quan chính phủ mà vụ tấn công làm tê liệt VCCorp hồi tháng 10 là một điển hình. "Dù là một doanh nghiệp lớn nhưng hệ thống của VCCorp vẫn chưa được đầu tư thích đáng nên vẫn có sơ hở để kẻ xấu khai thác", do đó, điều quan trọng nhất lúc này của các cơ quan nhà nước, các tổ chức, doanh nghiệp là phải hết sức cảnh giác, nâng cao nhận thức về an toàn thông tin, đồng thời phải có những phương án bảo đảm ATTT cho hệ thống, tránh tình trạng "mất bò mới lo làm chuồng".


Đầu tư cho an toàn thông tin không dễ dàng thấy ngay được hiệu quả nên nhiều đơn vị thường do dự, ngại chi tiền. Điều này, theo Bộ trưởng là hết sức nguy hiểm. "Các cuộc tấn công mạng không còn là nguy cơ tiềm ẩn, xa xôi nữa mà là hiện thực rồi", do đó, cả địa phương và Trung ương đều phải liên kết, phối hợp chặt chẽ với nhau để đảm bảo an toàn thông tin trên mạng.


Tiếp tục đẩy mạnh tái cơ cấu


Tái cơ cấu các doanh nghiệp của Nhà nước do Bộ làm đại diện chủ sở hữu và các doanh nghiệp trong ngành thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ được xác định là một nhiệm vụ trọng tâm và xuyên suốt năm 2015, sau những kết quả đáng khích lệ đã đạt được với VNPT, VNPost, MobiFone và Tổng công ty VTC trong suốt 12 tháng qua.


Cụ thể, VNPT sau một thời gian chững lại cũng đã nhanh chóng ổn định sản xuất kinh doanh, hoàn thành các chỉ tiêu về doanh thu, lợi nhuận và đảm bảo mức tăng trưởng trên 10% so với năm 2013. Trong khi đó, sau khi tách ra khỏi Tập đoàn 2 năm trước, VNPost cũng đã đứng vững được và đạt lợi nhuận 99,8 tỷ trong năm 2014, cho thấy quyết định tách bạch bưu chính với viễn thông của Thủ tướng Chính phủ là hoàn toàn đúng đắn. Dù giá trị tuyệt đối của con số này có thể không quá lớn nếu so với các Tổng công ty khác, nhưng đây vẫn được đánh giá là một thành công hậu tái cơ cấu, nhất là khi VNPost phải tự chủ cho cả các hoạt động bưu chính công ích. Tổng công ty VTC sau nhiều năm thua lỗ cũng đã có lãi trở lại 2 năm liên tiếp.


Về phần MobiFone, sau khi tách ra khỏi VNPT cũng đã nâng cấp thành Tổng công ty viễn thông MobiFone, từng bước hình thành thế chân kiềng cho thị trường theo đúng Quy hoạch viễn thông quốc gia đến năm 2020 của Chính phủ. Trong Quyết định phê duyệt cho MobiFone trở thành Tổng công ty của Thủ tướng Chính phủ đã nêu đầy đủ nội dung hoạt động tương đồng với VNPT và về cơ bản giống với Viettel (chỉ không có lĩnh vực bưu chính). Do đó, MobiFone cần phát triển thành một "nhà mạng đầy đủ, hoàn chỉnh" để cạnh tranh ngang bằng với hai đối thủ còn lại chứ không chỉ bó hẹp trong lĩnh vực di động.


"Trong năm 2014, chúng ta đã đi được những bước dài trong tái cơ cấu ngành", Bộ trưởng chia sẻ. Tuy nhiên, thách thức và khối lượng công việc trước mắt vẫn còn rất nhiều. Bộ TT&TT và VNPT cần chuẩn bị các bước cần thiết để tiến tới thành lập 3 Tổng công ty trực thuộc VNPT nếu như Đề án thành lập được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, đồng thời VNPT cần tiếp tục tổ chức lại để trở thành một tập đoàn hoàn chỉnh. "Đề nghị Tập đoàn tập trung hơn nữa vào R&D để hạn chế tình trạng nước ngoài chiếm lĩnh thị trường trong nước, tung ra được những sản phẩm công nghệ nội có chất lượng, khẳng định được vị thế của mình là một Tập đoàn đi đầu về CNTT - VT của Việt Nam", Bộ trưởng chỉ đạo.


T.C



Xử phạt, tin nhắn rác, tái cơ cấu, an toàn thông tin, Bộ trưởng Bộ TT&TT





2015 sẽ là năm bản lề của các DN công nghệ

2015 sẽ là năm bản lề của các DN công nghệ

- Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đánh giá 2014 là một năm có nhiều đổi mới cả về hoạt động sản xuất kinh doanh, cơ chế chính sách lẫn định hướng của lĩnh vực CNTT - TT, một năm có nhiều "dấu mốc quan trọng" với ngành. Việc nhiều doanh nghiệp viễn thông, CNTT tài cơ cấu thành công sẽ tạo cơ sở, tạo đà cho những năm tới đây, góp phần quan trọng vào tình hình kinh tế chung của cả nước.











doanh nghiệp viễn thông, CNTT, Viettel, VNPT, MobiFone

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam phát biểu tại Hội nghị Triển khai kế hoạch 2015 của Bộ TT&TT, sáng 25/12 tại Hà Nội. Ảnh: Xuân Lộc



"Tôi trân trọng ghi nhận và chúc mừng toàn ngành CNTT đã có sự đóng góp quan trọng vào sự nghiệp của cả nước", Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhấn mạnh tại Hội nghị Triển khai kế hoạch 2015 của Bộ TT&TT, sáng 25/12 tại Hà Nội.


Nhận định 2015 sẽ là một năm bản lề với nhiều doanh nghiệp, tổng công ty, Tập đoàn viễn thông, CNTT, Phó Thủ tướng đã chỉ ra những xu hướng có tầm ảnh hưởng lớn, sâu rộng đến sự phát triển của ngành trong thời gian tới.


Theo Phó Thủ tướng, viễn thông, bưu chính, CNTT không chỉ là một ngành kinh tế kỹ thuật mà còn là hạ tầng của hạ tầng cho sự phát triển. Mặt khác, đây cũng là ngành có tốc độ thay đổi rất nhanh. Do đó, nếu dự đoán đúng xu hướng, mạnh dạn mở cửa, đầu tư thì sẽ có thể phát triển vượt bậc mà trường hợp của thị trường viễn thông, Internet Việt Nam chính là minh chứng điển hình.


"Cơ chế thuê ngoài dịch vụ là một hướng đi rất đúng đắn, phù hợp với Việt Nam hiện nay, nhất là khi lợi ích và mô hình của điện toán đám mây càng ngày càng rõ. Cơ chế này cho phép chúng ta giải quyết những vướng mắc mà anh em CNTT bao lâu nay vẫn trăn trở, tháo gỡ được những khó khăn về tài chính, về kinh phí, về nguồn lực cho cơ quan nhà nước", Phó Thủ tướng phân tích. Vị đại diện của Chính phủ hy vọng rằng, trong năm 2015, Bộ TT&TT sẽ có những hoạt động tích cực để đẩy mạnh chủ trương này lên, trở nên phổ biến trong xã hội. "Chúng ta luôn nói Việt Nam có thế mạnh về CNTT, đặc biệt là phần mềm, nhưng cũng như trường hợp của Viettel đã cho thấy, họ sẽ không thể làm được ở nước ngoài như hiện nay nếu như không được tạo điều kiện phát triển trong nước khi còn ở giai đoạn đầu".


Bên cạnh đó, Theo Phó Thủ tướng Đam, chúng ta cũng rất cần xây dựng một nền hành chính hiện đại, ứng dụng CNTT mạnh mẽ để đổi mới sự điều hành của Nhà nước. Tuy nhiên, thúc đẩy ứng dụng CNTT thì không phải là chuyện mà một mình Bộ, ngành nào có thể làm được. Đó là một sự nghiệp đòi hỏi sự chung sức, phối hợp của tất cả các ngành, các cấp. Cũng chính vì lý do này mà người đứng đầu Ban chỉ đạo ƯDCNTT Quốc gia chính là Thủ tướng Chính phủ.


Đồng quan điểm, Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Bắc Son khẳng định thuê dịch vụ là một chủ trương được mong đợi của xã hội và việc Chính phủ bật đèn xanh cho chủ trương này sẽ huy động được nguồn lực xã hội hóa rất lớn. "Cái gì doanh nghiệp, xã hội làm được thì chúng ta nên tạo điều kiện", Bộ trưởng chia sẻ. Điều này phù hợp với tinh thần chỉ đạo của Phó Thủ tướng trước đó rằng "Chỉ nên quản lý những gì phải quản lý, còn nên tạo điều kiện để doanh nghiệp, đơn vị hoạt động trong khuôn khổ quản lý của mình, tránh việc gì cũng tự làm trực tiếp".











doanh nghiệp viễn thông, CNTT, Viettel, VNPT, MobiFone

Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Bắc Son. Ảnh: Xuân Lộc



Kiến nghị với Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Son cho rằng, ngành CNTT - VT đang hoạt động với quy mô tinh giản, nhân sự ít nhưng hiệu quả thực tế rất cao, riêng 3 đại gia viễn thông Viettel, VNPT và MobiFone đã đóng góp hơn 24.500 tỷ đồng cho Nhà nước, một tỷ trọng rất lớn trong ngân sách. Bên cạnh đó, sự phát triển vũ bão của CNTT trong thời gian qua đã góp phần xóa mù thông tin một cách tương đối cho cả các vùng xa, vùng sâu, biên giới, hải đảo. Tuy nhiên, Bộ trưởng cho rằng chức năng nhiệm vụ và ngân sách Nhà nước chi cho hoạt động thông tin truyền thông cần được tách bạch với văn hóa thông tin, theo nguyên tắc rõ ràng, minh bạch để tránh chồng lấn, lãng phí nguồn lực. Đồng thời, Bộ trưởng cũng đề xuất Chính phủ sớm phê duyệt Quy hoạch khu CNTT tập trung và quy chế thuê ngoài dịch vụ để đáp ứng nguyện vọng và mong đợi từ xã hội.


Trước đó, ông Trần Mạnh Hùng, Tổng giám đốc Tập đoàn Bưu chính viễn thông Việt Nam (VNPT) đã báo cáo kết quả kinh doanh tại Hội nghị, theo đó Tập đoàn này đạt tổng lợi nhuận 6310 tỷ đồng, bằng 103% so với kế hoạch và tăng trưởng 12% so với năm 2013 dù vẫn đang tiến hành tái cơ cấu theo Quyết định số 888 của Thủ tướng Chính phủ. Trong đó, khối hạch toán phụ thuộc bao gồm 63 viễn thông tỉnh, thành và VinaPhone lãi 2400 tỷ đồng, tăng 14% so với năm ngoái. Doanh thu đạt xấp xỉ 79.000 tỷ đồng, nộp ngân sách vượt 18% so với cùng kỳ.


Ông Hùng cho biết, khó khăn lớn nhất trong việc tái cơ cấu là làm sao chuyển được 1,7 vạn lao động trên tổng số 3,6 vạn lao động sang kinh doanh. Tuy nhiên, VNPT đã triển khai quyết liệt và đến ngày 1/11 vừa qua, đơn vị cuối cùng trong hệ thống viễn thông tỉnh, thành là VNPT Hà Nội cũng đã tiến hành tái cơ cấu xong.


Hiện tại, các công ty dọc đã sắp xếp lại được một phần. Tập đoàn đã chuẩn bị xong cơ chế, mô hình, chỉ đợi Quyết định phê duyệt của Chính phủ sẽ có thể triển khai thành lập, đi vào hoạt động được ngay.






'2015 sẽ là năm bản lề của các doanh nghiệp công nghệ'

'2015 sẽ là năm bản lề của các doanh nghiệp công nghệ'

- Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đánh giá 2014 là một năm có nhiều đổi mới cả về hoạt động sản xuất kinh doanh, cơ chế chính sách lẫn định hướng của lĩnh vực CNTT - TT, một năm có nhiều "dấu mốc quan trọng" với ngành. Việc nhiều doanh nghiệp viễn thông, CNTT tài cơ cấu thành công sẽ tạo cơ sở, tạo đà cho những năm tới đây, góp phần quan trọng vào tình hình kinh tế chung của cả nước.











doanh nghiệp viễn thông, CNTT, Viettel, VNPT, MobiFone

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam phát biểu tại Hội nghị Triển khai kế hoạch 2015 của Bộ TT&TT, sáng 25/12 tại Hà Nội. Ảnh: Xuân Lộc



"Tôi trân trọng ghi nhận và chúc mừng toàn ngành CNTT đã có sự đóng góp quan trọng vào sự nghiệp của cả nước", Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhấn mạnh tại Hội nghị Triển khai kế hoạch 2015 của Bộ TT&TT, sáng 25/12 tại Hà Nội.


Nhận định 2015 sẽ là một năm bản lề với nhiều doanh nghiệp, tổng công ty, Tập đoàn viễn thông, CNTT, Phó Thủ tướng đã chỉ ra những xu hướng có tầm ảnh hưởng lớn, sâu rộng đến sự phát triển của ngành trong thời gian tới.


Theo Phó Thủ tướng, viễn thông, bưu chính, CNTT không chỉ là một ngành kinh tế kỹ thuật mà còn là hạ tầng của hạ tầng cho sự phát triển. Mặt khác, đây cũng là ngành có tốc độ thay đổi rất nhanh. Do đó, nếu dự đoán đúng xu hướng, mạnh dạn mở cửa, đầu tư thì sẽ có thể phát triển vượt bậc mà trường hợp của thị trường viễn thông, Internet Việt Nam chính là minh chứng điển hình.


"Cơ chế thuê ngoài dịch vụ là một hướng đi rất đúng đắn, phù hợp với Việt Nam hiện nay, nhất là khi lợi ích và mô hình của điện toán đám mây càng ngày càng rõ. Cơ chế này cho phép chúng ta giải quyết những vướng mắc mà anh em CNTT bao lâu nay vẫn trăn trở, tháo gỡ được những khó khăn về tài chính, về kinh phí, về nguồn lực cho cơ quan nhà nước", Phó Thủ tướng phân tích. Vị đại diện của Chính phủ hy vọng rằng, trong năm 2015, Bộ TT&TT sẽ có những hoạt động tích cực để đẩy mạnh chủ trương này lên, trở nên phổ biến trong xã hội. "Chúng ta luôn nói Việt Nam có thế mạnh về CNTT, đặc biệt là phần mềm, nhưng cũng như trường hợp của Viettel đã cho thấy, họ sẽ không thể làm được ở nước ngoài như hiện nay nếu như không được tạo điều kiện phát triển trong nước khi còn ở giai đoạn đầu".


Bên cạnh đó, Theo Phó Thủ tướng Đam, chúng ta cũng rất cần xây dựng một nền hành chính hiện đại, ứng dụng CNTT mạnh mẽ để đổi mới sự điều hành của Nhà nước. Tuy nhiên, thúc đẩy ứng dụng CNTT thì không phải là chuyện mà một mình Bộ, ngành nào có thể làm được. Đó là một sự nghiệp đòi hỏi sự chung sức, phối hợp của tất cả các ngành, các cấp. Cũng chính vì lý do này mà người đứng đầu Ban chỉ đạo ƯDCNTT Quốc gia chính là Thủ tướng Chính phủ.


Đồng quan điểm, Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Bắc Son khẳng định thuê dịch vụ là một chủ trương được mong đợi của xã hội và việc Chính phủ bật đèn xanh cho chủ trương này sẽ huy động được nguồn lực xã hội hóa rất lớn. "Cái gì doanh nghiệp, xã hội làm được thì chúng ta nên tạo điều kiện", Bộ trưởng chia sẻ. Điều này phù hợp với tinh thần chỉ đạo của Phó Thủ tướng trước đó rằng "Chỉ nên quản lý những gì phải quản lý, còn nên tạo điều kiện để doanh nghiệp, đơn vị hoạt động trong khuôn khổ quản lý của mình, tránh việc gì cũng tự làm trực tiếp".











doanh nghiệp viễn thông, CNTT, Viettel, VNPT, MobiFone

Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Bắc Son. Ảnh: Xuân Lộc



Kiến nghị với Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Son cho rằng, ngành CNTT - VT đang hoạt động với quy mô tinh giản, nhân sự ít nhưng hiệu quả thực tế rất cao, riêng 3 đại gia viễn thông Viettel, VNPT và MobiFone đã đóng góp hơn 24.500 tỷ đồng cho Nhà nước, một tỷ trọng rất lớn trong ngân sách. Bên cạnh đó, sự phát triển vũ bão của CNTT trong thời gian qua đã góp phần xóa mù thông tin một cách tương đối cho cả các vùng xa, vùng sâu, biên giới, hải đảo. Tuy nhiên, Bộ trưởng cho rằng chức năng nhiệm vụ và ngân sách Nhà nước chi cho hoạt động thông tin truyền thông cần được tách bạch với văn hóa thông tin, theo nguyên tắc rõ ràng, minh bạch để tránh chồng lấn, lãng phí nguồn lực. Đồng thời, Bộ trưởng cũng đề xuất Chính phủ sớm phê duyệt Quy hoạch khu CNTT tập trung và quy chế thuê ngoài dịch vụ để đáp ứng nguyện vọng và mong đợi từ xã hội.


Trước đó, ông Trần Mạnh Hùng, Tổng giám đốc Tập đoàn Bưu chính viễn thông Việt Nam (VNPT) đã báo cáo kết quả kinh doanh tại Hội nghị, theo đó Tập đoàn này đạt tổng lợi nhuận 6310 tỷ đồng, bằng 103% so với kế hoạch và tăng trưởng 12% so với năm 2013 dù vẫn đang tiến hành tái cơ cấu theo Quyết định số 888 của Thủ tướng Chính phủ. Trong đó, khối hạch toán phụ thuộc bao gồm 63 viễn thông tỉnh, thành và VinaPhone lãi 2400 tỷ đồng, tăng 14% so với năm ngoái. Doanh thu đạt xấp xỉ 79.000 tỷ đồng, nộp ngân sách vượt 18% so với cùng kỳ.


Ông Hùng cho biết, khó khăn lớn nhất trong việc tái cơ cấu là làm sao chuyển được 1,7 vạn lao động trên tổng số 3,6 vạn lao động sang kinh doanh. Tuy nhiên, VNPT đã triển khai quyết liệt và đến ngày 1/11 vừa qua, đơn vị cuối cùng trong hệ thống viễn thông tỉnh, thành là VNPT Hà Nội cũng đã tiến hành tái cơ cấu xong.


Hiện tại, các công ty dọc đã sắp xếp lại được một phần. Tập đoàn đã chuẩn bị xong cơ chế, mô hình, chỉ đợi Quyết định phê duyệt của Chính phủ sẽ có thể triển khai thành lập, đi vào hoạt động được ngay.


T.C






Thứ Tư, 24 tháng 12, 2014

Nhà mạng phải chặn SMS rác bằng từ khóa, tần suất gửi

Nhà mạng phải chặn SMS rác bằng từ khóa, tần suất gửi

- Nhà mạng phải xây dựng hệ thống kỹ thuật có khả năng ngăn chặn tin nhắn rác theo tần suất, nguồn gửi và từ khóa trong nội dung theo quy định, đồng thời mạnh tay xử lý các doanh nghiệp nội dung phát tán tin nhắn rác, tin nhắn lừa đảo, thậm chí có thể chấm dứt hợp đồng với những trường hợp sai phạm nặng.



Tin nhắn rác rao BĐS “quấy rối” thuê bao Vina, Mobi

tin nhắn rác, nhà mạng


Đó là một trong những nội dung đáng chú ý của Chỉ thị số 82/CT-BTTTT (ngày 24/12) của Bộ TT&TT về việc ngăn chặn tin nhắn rác, tin nhắn lừa đảo và tăng cường quản lý thông tin trên mạng.


Cụ thể, nhà mạng sẽ phải xây dựng hệ thống kỹ thuật có khả năng ngăn chặn tin nhắn rác theo tần suất, nguồn gửi và từ khóa trong nội dung; chủ động thống kế, thu thập các từ khóa thường xuyên xuất hiện trong tin nhắn rác, tin nhắn lừa đảo để cập nhật cho hệ thống này; Triển khai các đợt nhắn tin tới cho tất cả thuê bao trong mạng (theo yêu cầu của cơ quan quản lý) để nâng cao nhận thức cho người sử dụng về phòng, chống tin nhắn rác, tin nhắn lừa đảo; Báo cáo kịp thời cho cơ quan quản lý nhà nước và thông báo cho người dùng khi có các vụ việc tin nhắn rác, tin nhắn lừa đảo có quy mô rộng và tính chất nghiêm trọng.


Đồng thời, nhà mạng phải tăng cường rà soát, giám sát hoạt động của các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ nội dung (CP) đang hợp tác với mình. Nếu phát hiện doanh nghiệp nào có dấu hiệu phát tán tin nhắn rác, tin nhắn lừa đảo, cung cấp dịch vụ có nội dung không lành mạnh, nội dung vi phạm pháp luật thì chấm dứt hợp đồng hợp tác kinh doanh theo các điều khoản quy định trong hợp đồng. Không những vậy, nhà mạng còn cần báo cáo Bộ TT&TT để theo dõi và có hình thức xử lý thích hợp.


Trách nhiệm của nhà mạng còn thể hiện ở việc tăng cường theo dõi, giám sát, phát hiện thuê bao di động trả trước phát tán tin nhắn rác, thực hiện ngăn chặn, thu hồi ngay khi phát hiện thuê bao vi phạm. Nhà mạng cần thường xuyên kiểm tra, rà soát hoạt động gửi quảng cáo qua tin nhắn nhằm bảo đảm nội dung tin nhắn phải rõ ràng, tuân thủ đúng quy định và các tin nhắn quảng cáo chỉ được gửi tới các thuê bao đã đăng ký nhận quảng cáo trước đó và không từ chối nhận quảng cáo. Đối với các tin nhắn quảng cáo cho dịch vụ nội dung, phải đảm bảo tin nhắn quảng cáo có đầy đủ thông tin về giá cước và hướng dẫn hủy dịch vụ.


Bên cạnh các nhà mạng, Chỉ thị còn quy định rõ trách nhiệm của các doanh nghiệp cung cấp nội dung (CP) như quản lý chặt chẽ hoạt động cung cấp dịch vụ nội dung qua tin nhắn trên đầu số của mình; nghiêm túc thực hiện các yêu cầu điều phối ngăn chặn, xử lý tin nhắn rác, tin nhắn lừa đảo theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước. Đồng thời, CP phải niêm yết, công khai đầy đủ rõ ràng giá, cước dịch vụ, đồng thời phải cung cấp các thông tin vè điều kiện cấu hình, loại máy điện thoại nào mới có thể sử dụng được các dịch vụ khi quảng cáo về dịch vụ trên đài phát thanh, truyền hình, báo điện tử.... công bố đầy đủ thông tin về giá, cước của dịch vụ ngay bên cạnh cú pháp tương ứng với dịch vụ đó trên trang tin điện tử của mình và trong các chương trình quảng cáo. Đặc biệt, khi quảng cáo dịch vụ nội dung qua tin nhắn, dịch vụ nhắn tin trúng thưởng, các chương trình bình chọn, quyên góp... phải niêm yết đầy đủ, cung cấp rõ ràng thông tin về giá cước. Việc này là để ngăn chặn tình trạng mập mờ về giá cước của các dịch vụ nội dung mà dư luận vẫn phản ánh gần đây.


Đặc biệt, Chỉ thị cũng quy định rõ vai trò, trách nhiệm của các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ mạng xã hội, các doanh nghiệp game online, các tổ chức, doanh nghiệp thiết lập trang thông tin điện tử. Theo đó, những doanh nghiệp này phải thiết lập cơ chế cảnh báo tự động (hiển thị bắt buộc) tới người sử dụng ngay khi vừa đăng nhập về những hình thức, dấu hiệu tin nhắn lừa đảo, thông tin lừa đảo trên môi trường mạng xã hội, trong các game online... hướng dẫn người dùng cách xử lý, thông báo vi phạm. Đồng thời, họ phải khẩn trương thực hiện các biện pháp kiểm tra, ngăn chặn kịp thời các hành vi lừa đảo xuất hiện trên môi trường mạng xã hội hoặc game, bảo vệ quyền lợi cho người dùng...


Về phần cơ quan nhà nước, Cục Viễn thông sẽ phải tăng cường quản lý thuê bao di động trả trước, giảm thuê bao ảo, SIM rác, tích cực phối hợp với Bộ Công an trong việc hoàn thiện và sử dụng cơ sở dữ liệu điện tử về Chứng minh nhân dân, nhanh chóng hoàn thiện các quy định về kết nối giữa nhà mạng với CP, quy định chi tiết về đầu số, tỷ lệ phân chia giá cước....đảm bảo cạnh tranh công bằng giữa các doanh nghiệp CP, hạn chế tin nhắn rác, tin nhắn lừa đảo...Sớm hoàn thiện thông tư quản lý ứng dụng OTT, có cơ chế hạn chế tình trạng gửi tin nhắn rác qua OTT.


T.C






Những gương mặt nữ nổi bật trong năm 2014

Những gương mặt nữ nổi bật trong năm 2014

Nhà hoạt động vì quyền trẻ em Malala Yousafzai, nữ diễn viên Emma Watson và Thủ tướng Đức Angela Merkel là những cái tên xuất hiện trong danh sách đề cử những phụ nữ nổi bật nhất trong năm 2014 của CNN.


TIN BÀI KHÁC:














Malala Yousafzai, Emma Watson, Angela Merkel

Malala Yousafzai



Malala Yousafzai được nhận giải Nobel Hòa bình, vì những đấu tranh cho quyền được giáo dục của các bé gái. Cô cũng là phát ngôn viên hàng đầu cho quyền của phụ nữ và là một tấm gương cho phái yếu trên toàn thế giới.











Malala Yousafzai, Emma Watson, Angela Merkel

Emma Watson



Emma Watson - nữ diễn viên nổi tiếng với bộ phim Harry Potter đã trở thành Đại sứ thiện chí của Cơ quan Phụ nữ Liên Hợp Quốc, và từng kêu gọi bình đẳng giới cho phụ nữ khi phát biểu tại Liên Hợp Quốc.











Malala Yousafzai, Emma Watson, Angela Merkel

Maryam Mirzakhani



Tiến sỹ Maryam Mirzakhani - Giáo sư toán học tại Đại học Stanford. Trong năm 2014, Mirzakhani đã trở thành người phụ nữ đầu tiên nhận Huy chương Fields, giải thưởng danh giá nhất trong lĩnh vực toán học, cho “những đóng góp xuất sắc trong việc nghiên cứu hình học và động học các mặt Riemann, cũng như các không gian moduli của chúng”.











Malala Yousafzai, Emma Watson, Angela Merkel

Những nữ chiến binh người Kurd



Những nữ chiến binh người Kurd đã được huấn luyện trong nhiều năm, nhưng năm nay họ được biết đến nhờ sự can đảm trong cuộc chiến chống lại tổ chức cực đoan Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng.











Malala Yousafzai, Emma Watson, Angela Merkel

Gemma Mortensen



Gemma Mortensen là giám đốc tổ chức Hành động Khủng hoảng (CA). Cô là người đứng sau các hoạt động bảo vệ dân thường tại các khu vực xảy ra chiến tranh. "Có thể bạn ít nghe nhắc tới công việc mà họ đang làm nhưng nó vô cùng quan trọng", phóng viên Nima Elbagir của CNN nhận xét. "Gemma đã xây dựng CA từ một tổ chức chỉ có 2 nhân viên trong suốt 10 năm qua và cô chưa bao giờ tỏ ra mệt mỏi".











Malala Yousafzai, Emma Watson, Angela Merkel

Susi Pudjiastuti



Susi Pudjiastuti, Bộ trưởng Hải dương và Ngư nghiệp Indonesia. "Bà không phải là một bộ trưởng bình thường", phóng viên Atika Shubert của CNN cho biết. "Trong năm 2004, khi sóng thần tàn phá Acehand, bà đã dùng phi cơ của công ty mình tới hỗ trợ các khu vực bị ảnh hưởng nặng nề".











Malala Yousafzai, Emma Watson, Angela Merkel

Mary Lee Berners-Lee



Mary Lee Berners-Lee, nhà thiên văn học kiêm lập trình viên máy tính, người đã làm ra chiếc máy Ferranti Mark 1. "Khi phỏng vấn Mary Lee, tôi đã vô cùng ngạc nhiên trước sự khiêm nhường của bà", phóng viên Nina Dos nhận xét.











Malala Yousafzai, Emma Watson, Angela Merkel

Thuli Madonsela



Thuli Madonsela là quan chức chống tham nhũng hàng đầu Nam Phi. Năm nay bà đã tố cáo Tổng thống Jacob Zuma tội lạm dụng công quỹ và được tạp chí TIME miên tả là một "hình mẫu mà các công chức châu Phi cần noi theo".











Malala Yousafzai, Emma Watson, Angela Merkel

Lupita Nyong'o



Lupita Nyong'o, nữ diễn viên giành giải Oscar nhờ vai diễn trong bộ phim "12 năm nô lệ". Trong năm qua, Nyong'o đi khắp nơi để tôn vinh vẻ đẹp của phụ nữ với làn da tối màu và tầm quan trọng của sự hài hòa khi đặt ra tiêu chuẩn về cái đẹp.











Malala Yousafzai, Emma Watson, Angela Merkel

Elizabeth Warren



Elizabeth Warren, hiện là nghị sỹ của bang Massachusetts, Mỹ. Trước đó, bà là giáo sư luật tại Đại học Harvard. Bà là một trong những luật sư tham gia cuộc đấu tranh cho các gia đình trung lưu.











Malala Yousafzai, Emma Watson, Angela Merkel

Vian Dakhil



Vian Dakhil, thành viên của Quốc hội Iraq và là đại diện duy nhất gốc Yazidi. Dakhil đã giành giải thưởng Anna Politkovskaya do tổ chức nhân quyền Reach All Women in War (RAW in WAR) trao tặng, cho chiến dịch bảo vệ người Yazidi khỏi sự đe dọa của IS.











Malala Yousafzai, Emma Watson, Angela Merkel

Christine Lagarde



Christine Lagarde, Giám đốc điều hành của Quỹ Tiền tệ Thế giới. Năm 2007, Lagarde đã trở thành nữ Bộ trưởng Tài chính, Kinh tế và Thương mại đầu tiên tại Pháp.











Malala Yousafzai, Emma Watson, Angela Merkel
Angela Merkel

Angela Merkel, Thủ tướng Đức, đã đứng đầu danh sách 100 phụ nữ quyền lực nhất thế giới năm 2014 do tạp chí Forbes bình chọn. Từ một nhà khoa học, bà đã bước lên chính trường và trở thành nữ thủ tướng đầu tiên của Đức và hiện bà là nguyên thủ quốc gia do dân bầu cầm quyền lâu nhất trong Liên minh châu Âu.











Malala Yousafzai, Emma Watson, Angela Merkel

Chimamanda Ngozi Adichie



Chimamanda Ngozi Adichie, nhà văn người Nigeria, người đã thu hút sự chú ý của thế giới tới văn học châu Phi. Cô đã được Forbes bình chọn là "Nhân vật của năm" của châu Phi.











Malala Yousafzai, Emma Watson, Angela Merkel

Shonda Rhimes



Shonda Rhimes là giám đốc kiêm nhà sản xuất. Công việc được nhiều người biết tới nhất của bà là xuất hiện trong chương trình truyền hình ăn khách như Scandal.


Sầm Hoa