Thảm Cho Bé

Các mẫu Thảm Cho Bé, Thảm Xốp Cho Trẻ, Thảm Lót Nhà Trẻ Eva, Thảm Cho Bé được làm từ chất liệu cao su và hạt nhựa Eva xuất xứ từ Việt Nam đảm bảo an toàn, không độc hại, độ đàn hồi cao và đặc biệt rất bền bỉ. Công dụng chống trơn và hạn chế chấn thương khi tập luyện sử dụng để trải lót sàn phòng tập võ; phòng tập luyện cho các bộ môn thể thao nhào lộn, Aerobic, trường học, nhà trẻ và phòng tập luyện võ thuật các bộ môn như: Taekwondo; Karatedo; Vovinam; Võ cổ truyền; Pencak silat; Sanshuu; Aikido; Judo; Boxing; Kickboxing; Muay; MMA..

GIẢM TỪ 20% KHI MUA THẢM TẬP VÕ SỐ LƯỢNG LỚN LH: 09 68 59 33 78

Thảm cho trẻ với các đường viền dễ dàng nối liền với nhau tạo thành một không gian rộng cho bé vui chơi thoải mái. Thảm xốp lót sàn cho trẻ được làm từ chất liệu cao su và hat nhựa eva, rất êm ái, bề mặt tiếp xúc chống trơn trượt sẽ đảm bảo được độ an toàn khi bé sử dụng.


Thảm Cho Bé




– Thảm lót sàn giúp giảm lực va đập khi bé ngã, giữ an toàn cho bé khi nô đùa.

– Bề mặt thảm xốp có thiết kế sần nhỏ chống trơn trượt hiệu quả.

– Giúp bé vui chơi an toàn, hạn chế trường hợp trượt ngã khi nô đùa.

– Thảm ghép chia miếng dễ dàng lắp ráp phù hợp từng không gian.

– Thuận tiện tháo ra những lúc không sử dụng giúp bảo quản tiện lợi.

– Bề mặt xốp nhanh khô, dễ dàng lau sạch để đảm bảo vệ sinh tốt hơn.

– Màu sắc rực rỡ của từng miếng thảm xốp mang đến vẻ tươi sáng cho căn phòng.

Thảm Tập Võ các bộ môn như: Taekwondo; Karatedo; Vovinam; Võ cổ truyền; Pencak silat; Sanshuu; Aikido; Judo; Boxing; Kickboxing; Muay; MMA.. .Là một trong những dụng cụ không thể thiếu cho bộ môn võ thuật và các môn thể thao.Là thảm mút xốp eva hàng Việt Nam chất lượng cao dùng lót sàn phòng tập võ.… giao hàng toàn quốc.

Thảm Tập Võ là sản phẩm thảm mút xốp eva hàng Việt Nam chất lượng cao, sử dụng để trải lót sàn phòng tập võ; phòng tập luyện cho các bộ môn thể thao nhào lộn, Aerobic, trường học, nhà trẻ.

Độ đàn hồi của thảm tốt sẽ giúp quá trình luyện tập của bạn trở nên dễ dàng hơn. Đặc biệt là khi thực hiện các động tác chống tay, chân hay tiếp xúc với mặt sàn sẽ không gây thương tích hay bị đau. Vì thế, dựa vào nhu cầu luyện tập bạn nên chọn cho mình những loại thảm tập võ có độ đàn hồi khác nhau.

Thứ Tư, 24 tháng 12, 2014

Túi tiền vơi đầy theo những 'cơn sóng' tỷ USD

Túi tiền vơi đầy theo những 'cơn sóng' tỷ USD

Thị trường chứng khoán Việt Nam chứng kiến một năm nhiều biến động, có lúc thăng hoa, giúp túi tiền đại gia căng phồng, nhưng cũng có những cơn sóng bất ngờ 'quét' đi hàng tỷ USD của các nhà đầu tư.





Những phen thụt két tỷ đô


Ít nhà đầu tư có thể nghĩ rằng, TTCK tập trung của Việt Nam sẽ đánh mất gần như toàn bộ thành quả có được trong gần 3 tháng đầy kỳ vọng đầu năm.


Những ngày cuối cùng của năm 2014, các chỉ số VN-Index đang nỗ lực lấy lại điểm số sau “cú giảm giá dầu”. Tuy nhiên, ngưỡng 600 điểm vẫn còn quá xa vời và còn xa hơn nữa đối với đỉnh cao 640 điểm ghi nhận hồi đầu tháng 9.


Như vậy, so với năm khá yên ả 2013, năm 2014 có lẽ sẽ kết thúc với nhiều sắc thái khác nhau. Sự xuống sắc bất ngờ của TTCK có lẽ bởi hàng loạt biến động mà giới đầu tư cũng như nhiều tổ chức không dự đoán trước được.


Không kể đến những đợt chốt lời khi VN-Index lên trên 600 điểm hồi cuối tháng 3. Biến động đầu tiên là phiên xử bầu Kiên hồi giữa tháng 4 khiến chứng khoán đỏ sàn. Chỉ số VN-Index nhanh chóng rời xa ngưỡng này.











chứng-khoán, cổ-phiếu, thị-trường, 2014, 2015, cú-sốc, bầu-Kiên, Thông-tư-36, dầu-khí, giá-dốc, cú-sốc-dầu-khí, TTCK, dự-báo, VN-Inex, HNX-Index

Hiện tượng rơi tự do, liên tục phá đáy của nhóm các cổ phiếu dầu khí - những cổ phiếu có vốn hóa rất lớn - đã tạo nên nỗi sợ hãi lan tỏa trên khắp thị trường.



Biến động đángkể nữa khá thời sự khi liên quan đến sự kiện biển Đông hồi tháng 5, đỉnh điểm là ngày 8/5. Gần như toàn bộ cổ phiếu chủ chốt trên hai sàn TP.HCM và Hà Nội giảm sàn, với dư mua trống trơn khiến VN-Index mất 34 điểm (-6,1%), còn HNX-Index mất 6,6% trong phiên giao dịch cuối giờ sáng. Tính riêng phiên giao dịch này, TTCK bốc hơi hơn 3 tỷ USD. Tổng cộng đợt sóng gió này NĐT mất gần 5 tỷ USD.


Trong 6 tuần mất điểm tính tới giữa tháng 5, TTCK đã mất đi cả chục tỷ USD theo thị giá, trở thành một trong những thị trường giảm điểm lớn nhất thế giới trong những tháng đầu quý II/2014.


Biến động “giảm giá dầu” trong tháng 12/2014 đến sau, khi thị trường đã bị thử thách bởi Thông tư 36, khiến giới đầu tư lo lắng bán ra bằng mọi giá. VN-Index rớt một mạch từ 600 điểm về dưới 520 điểm, cho dù ban đầu, nhiều dự báo cho thấy, giá dầu giảm sẽ có tác động tích cực tới nền kinh tế Việt Nam. Tốc độ giảm giá mạnh của giá dầu thô, từ mức 115 USD/thùng hồi giữa tháng 6, xuống tới 60 USD/thùng gần đây khiến nhiều người lo ngại. Hiện tượng liên tục phá đáy của nhóm các cổ phiếu dầu khí - những cổ phiếu có vốn hóa rất lớn đã ảnh ảnh hưởng đáng kể trên thị trường chung.


Có lẽ, chỉ cần thêm một phiên giảm điểm nữa thì thị trường sẽ về mốc 508 điểm khó quên hồi tháng 5.


Có thể thấy, nếu như 2013 khá yên ắng với những biến động nhỏ thì 2014 lại là năm của những cơn sóng lớn đầy bất ngờ.


Nếu 2012, biến động chứng khoán gắn liền với tên tuổi của một số đại gia, như Nguyễn Đức Kiên hay Đặng Văn Thành. Còn năm nay, thì chứng khoán gắn liền những vấn đề thời sự lớn, thậm chí cả các vấn đề quốc tế, mà tác động của nó tới Việt Nam.


Vẫn là một kênh hấp dẫn


Sau “Thông tư 36” và biến động “dầu khí”, TTCK đang nỗ lực tăng điểm trở lại. Nhiều cổ phiếu blue-chips cũng như các cổ phiếu trong các lĩnh vực được đánh giá có triển vọng sáng đang tăng trở lại. VN-Index đã lấy lại được mốc 540 điểm. Tuy nhiên, so với mốc 505 điểm hồi đầu năm, mức tăng được cho là quá khiêm tốn.











chứng-khoán, cổ-phiếu, thị-trường, 2014, 2015, cú-sốc, bầu-Kiên, Thông-tư-36, dầu-khí, giá-dốc, cú-sốc-dầu-khí, TTCK, dự-báo, VN-Inex, HNX-Index

VN-Index đã lấy lại được mốc 540 điểm. Tuy nhiên, so với mốc 505 điểm hồi đầu năm, mức tăng được cho là quá khiêm tốn.



Khá nhiều tổ chức nước ngoài và các CTCK đánh giá, chứng khoán vẫn là kênh đầu tư hấp dẫn trong bối cảnh thị trường vàng trầm lắng, BĐS chưa mấy khởi sắc, tỷ giá được giữ ổn định và mặt bằng lãi suất đang thấp dần, với trần huy động chỉ còn 5,5%/năm.


Các dự báo được đưa ra dựa trên những nhận định tích cực về nền kinh tế Việt Nam trong năm 2015.


Ngân hàng Thế giới (WB) cho rằng, trong năm 2015, Việt Nam sẽ hưởng lợi khi kinh tế toàn cầu hồi phục. Còn theo ANZ, giá dầu thấp là yếu tố tích cực đối với nền kinh tế Việt Nam.


Một số quỹ đầu tư ngoại nhìn nhận, Việt Nam sẽ chứng kiến tăng trưởng kinh tế và tiêu dùng tăng trong năm 2015 nhờ vào sự hội nhập sâu rộng hơn vào nền kinh tế giới, nhờ vào hiệp ước xuất nhập khẩu như TPP, Việt Nam - EU, AEC...


Hầu hết các kênh đầu tư truyền thống khác không hấp dẫn, thì chứng khoán rõ ràng là một lựa chọn không tồi - các tổ chức nước ngoài nhận định.


Định hướng tiếp tục mở rộng tín dụng (dự kiến 13-15%) để tập trung tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và phục vụ phát triển sản xuất kinh doanh mà NHNN vừa đưa ra chiều 23/12 cũng là một tín hiệu tốt cho TTCK.


Mặt bằng lãi suất cả huy động và cho vay giảm 1,5-2% trong năm 2014 cùng với chủ trương hỗ trợ tăng trưởng kinh tế... khiến nhiều người nghĩ tới viễn cảnh dòng tiền sẽ chảy mạnh hơn vào chứng khoán trong năm tới.


Bên cạnh đó, diễn biến giảm sâu của cổ phiếu trong các cú sốc gần đây cũng khiến TTCK đang thu hút sự trở lại của nhiều NĐT, cho dù tâm lý thận trọng và rụt rè vẫn bao phủ.


Thực tế cho thấy, lực bắt đáy trong các phiên giảm mạnh gần đây không thực sự lớn. Điều này có thể được giải thích là bởi kinh tế Việt Nam đang hội nhập sâu hơn, trong khi kinh tế thế giới 2015 khó dự báo. Bên cạnh đó, nguồn cung hàng tại Việt Nam còn tăng mạnh trong thời gian tới. Đây là yếu tố tích cực về dài hạn, song về ngắn hạn lại khiến thị trường khó bứt phá.


Mạnh Hà











chứng-khoán, cổ-phiếu, thị-trường, 2014, 2015, cú-sốc, bầu-Kiên, Thông-tư-36, dầu-khí, giá-dốc, cú-sốc-dầu-khí, TTCK, dự-báo, VN-Inex, HNX-Index





Bộ trưởng Thăng: 2015 sẽ không còn xe quá tải!

Bộ trưởng Thăng: 2015 sẽ không còn xe quá tải!

- “Cuộc chiến chống xe quá tải cần có sự vào cuộc quyết liệt của Chủ tịch UBND các tỉnh thành để không bảo kê, dung túng cho các trường hợp vi phạm”, Bộ trưởng Đinh La Thăng cho biết tại Hội nghị Sơ kết kế hoạch số 12593 liên Bộ GTVT và Bộ Công an về kiểm soát tải trọng xe sáng nay (24/12).










Toàn cảnh: Xe quá tải 'giết chết' những con đường


Những con đường vừa làm xong bị 'giết chết' một cách không thương tiếc. Những tai nạn đau lòng do hậu quả từ 'ổ voi', 'ổ trâu', 'con lươn', 'luống khoai' trên quốc lộ. Tất cả đến từ xe quá tải, quá khổ... Làm gì để ngăn chặn, 'dẹp loạn'?




Vẫn còn xe quá tải nghênh ngang!


Theo báo cáo của các cơ quan chức năng, qua 9 tháng vào cuộc quyết liệt của Chính phủ, Bộ ban ngành và địa phương “siết” xe quá tải bằng trạm cân lưu động, số lượng xe quá tải giảm nhiều nhưng vẫn ở mức cao.


Tại nhiều địa phương còn diễn biến phức tạp. Cá biệt, có hiện tượng móc nối, làm luật, bảo kê xe quá tải, "cò", môi giới dẫn xe hoạt động xung quanh trạm cân lưu động…


Theo ông Nguyễn Văn Thanh - Chủ tịch Hiệp hội Vận tải ôtô Việt Nam, các DN vận tải kinh doanh đúng đắn rất mong siết chặt để đảm bảo công bằng, giải quyết tận gốc hiện trạng xe quá tải, minh bạch thị trường, đưa giá cước về đúng giá trị thực.











xe quá tải; Bộ Công an; Bộ GTVT; Đinh La Thăng

Xe quá tải vẫn còn ở mức độ cao.



Tuy nhiên, sau nhiều cuộc ra quân nhưng xe chở quá tải vẫn không hết.


Nghiêm trọng hơn, có nhiều đoàn xe vua nghênh ngang, tại nhiều địa phương đã hình thành nhóm lợi ích để chống đối, hoặc lực lượng thực thi công vụ nhận tiền ‘mãi lộ’ tiếp tay cho xe quá tải vượt trạm cân...


Đại tá Nguyễn Trọng Phượng - Phó Giám đốc Công an TP. Hải Phòng cho biết, tình trạng chở quá tải trên địa bàn đã giảm đáng kể, tuy nhiên tỉnh chỉ có 1 trạm cân lưu động nhưng địa bàn lại rộng với hệ thống QL 5, QL10 chiều dài cảng biển lên tới 10km nên nhiều lái xe chưa chấp hành, tìm mọi cách “né” kiểm soát tải trọng.


“Lực lượng đặt trạm tại QL5 chỉ kiểm tra được một chiều, còn chuyển trạm cân về QL.10 thì xe lại đi QL 5. Nhiều xe đi theo thành đoàn, lợi dụng trời mưa, thay ca để vượt trạm”, Đại tá Phượng lý giải về thực trạng xe quá tải.


Từ thực tế vi hành kiểm tra tại Hà Tĩnh, Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng cho biết, Hà Tĩnh là một trong nhưng tỉnh buông lỏng để xe quá tải hoành hành, ngang nhiên vi phạm.


Ngay tại đường vào Khu công nghiệp Vũng Áng, QL12, hiện tượng xe quá tải rồng rắn thành đoàn đi công khai mà không thấy lực lượng chức năng xử lý.


2015 hết xe quá tải!


Để việc siết chặt tải trọng xe thật sự có hiệu quả, Bộ trưởng Đinh La Thăng đề nghị các địa phương tiếp tục kiểm soát bằng nhiều biện pháp như trạm cân, cân xách tay, đo trực tiếp khối lượng tại nguồn hàng, kiểm tra kích thước thùng xe, công khai minh bạch lực lượng thực thi công vụ, không có bảo kê, xử lý đối tượng cò mồi…


“Cuộc chiến xe quá tải cần có sự vào cuộc quyết liệt của Chủ tịch UBND các tỉnh thành để không bảo kê, dung túng cho các trường hợp vi phạm”, Bộ trưởng Đinh La Thăng khẳng định.


Khẳng định tồn tại về xe quá tải là một phần trách nhiệm của hai Bộ GTVT và Công an, Thượng tướng Lê Quý Vương - Thứ trưởng Bộ Công an cho biết, lãnh đạo địa phương phải trực tiếp ra đường chỉ đạo thực hiện những vấn đề phức tạp, ít nhất Phó Giám đốc công an, Sở GTVT tải để tìm ra nguyên nhân, trách nhiệm giải quyết của từng đơn vị.


Đề cập đến vấn đề này, Bộ trưởng Đinh La Thăng cho biết, Bộ GTVT đang xây dựng đề án xã hội hóa trạm cân. Các trạm thu phí BOT sẽ được lắp đặt cân cố định, sử dụng camera để phạt nguội…


Liên quan đến việc phương tiện buộc phải hạ tải khi bị phát hiện vi phạm, người đứng đầu ngành giao thông cũng đề nghị các địa phương không xây dựng bãi hạ tải mà yêu cầu xe quay lại điểm xuất phát.


“Năm 2015 sẽ không còn xe quá tải. Không có lý do chỉ vì một số nhóm người mà mục tiêu chúng ta không làm được, trong khi nhiều mục tiêu khó hơn chúng ta đều đã làm”, ông Thăng nói.


Vũ Điệp






Thứ Ba, 23 tháng 12, 2014

Một Trung Quốc cẩn trọng hơn?

Một Trung Quốc cẩn trọng hơn?

– Dự báo về năm 2015, các học giả tham gia bàn tròn đều tin rằng TQ sẽ trở nên cẩn trọng hơn trong các toan tính và nhờ thế, khu vực có thể bình yên hơn một chút.

>> Chiếm đoạt lãnh thổ không giúp anh thành cường quốc


>> Không ai muốn phải chọn giữa Mỹ và TQ

Cơ chế đảm bảo an ninh khu vực


Nhà báo Việt Lâm: Ý tưởng về tổ chức hợp tác quân sự đa phương do Mỹ dẫn đầu để đảm bảo an ninh ở CA-TBD như vừa phân tích là khó khả thi trong bối cảnh chính trị khu vực hiện tại. Vậy theo ông Giang, một khuôn khổ, cơ chế như thế nào sẽ giúp đảm bảo hoà bình và ổn định ở khu vực?


Ông Bùi Thế Giang: Khi tìm kiếm một cơ chế đảm bảo hoà bình, ổn định ở CA-TBD, chúng ta có thể lưu ý hai điểm.


Một là, chúng ta cần xem xét, dự báo nguồn cơn xung đột hay tranh chấp. Liệu bạn có nhìn thấy trước một xung đột nào trên đất liền, chẳng hạn như một nước A xâm chiếm một nước B hay không?


Trong khi đó, chúng ta đang chứng kiến các tranh chấp hiện tồn trên biển. Do vậy, để ngăn ngừa các diễn biến tiêu cực trong các tranh chấp đó, ít nhât chúng ta đã có Tuyên bố chung về Biển Đông (DOC) ký kết giữa ASEAN và TQ 12 năm trước. Nhắc đến ASEAN ngụ ý bao gồm 4 nước đang có tranh chấp chủ quyền và hai bên còn lại là TQ và Đài Loan. DOC có thể hiểu là một cơ chế như vậy nhưng tất cả chúng ta đều hiểu rằng DOC không có tính ràng buộc pháp lý. Vì thế, chúng ta đang phải cố gắng tiến tới Bộ Quy tắc ứng xử COC về Biển Đông.


Các nước ASEAN đã làm việc miệt mài cùng nhau để soạn ra dự thảo khung và nói một cách tích cực thì gần đây TQ đã phát đi những tín hiệu cho thấy họ sẽ tham gia vào tiến trình COC. Đó là một bước tiến. Tất cả chúng ta đều mong muốn kết thúc đàm phán COC càng sớm càng tốt để COC có thể phát huy vai trò như một cơ chế có tính ràng buộc pháp lý đối với tất cả các bên tham gia tranh chấp, ít nhất trong thời điểm hiện tại.


Hai là, hợp tác sâu rộng hơn giữa các quốc gia, trong đó có việc gia tăng trao đổi thương mại, kinh tế có thể mang đến lợi ích lớn hơn, buộc các quốc gia phải cân nhắc khi họ có ý định làm gì đó khiến tình hình trở nên căng thẳng. Bởi vậy, VN luôn ủng hộ các sáng kiến hợp tác kinh tế tích cực.


Tuy nhiên, mỗi khi một sáng kiến hợp tác kinh tế - thương mại như thế được đưa ra, chúng tôi cần nghiên cứu một cách thấu đáo. Các sáng kiến đó có thể đem lại lợi ích cho tất cả các nước trong khu vực nhưng nó cũng có thể là một sân chơi không công bằng. Bởi vì khi ông ở vị trí có thể loại bỏ các nước khác, các đấu thủ khác, đó sẽ không phải là cuộc chơi cùng thắng (win-win) một cách công bằng như khẩu hiệu mà nhiều người vẫn ưa dùng. Đó cũng không nhất thiết là trò chơi có tổng bằng không (kẻ thắng lấy hết phần lợi, kẻ thua chịu mọi phần thiệt) nhưng càng không phải là trò chơi cùng thắng công bằng. Ông có thể thắng 90% còn tôi chỉ được 10% thôi.


Tôi có thể chấp nhận dạng sáng kiến như thế bởi vì lẽ tự nhiên là trong thế giới cạnh tranh ngày nay, khi mọi quốc gia dường như đều đặt lợi ích riêng của mình lên trên hết thì họ sẵn sàng làm bất cứ điều gì trong khả năng của họ để bảo vệ và mở rộng lợi ích ấy. Bởi thế, một lần nữa chúng tôi cần phải mở to mắt và cảnh giác, đồng thời cũng xem xét một cách nghiêm túc bất kỳ sáng kiến nào. Cho dù đó là “Giấc mơ Trung Hoa”, hay “giấc mơ Châu Á – Thái Bình Dương”, hay “Con đường tơ lụa trên biển”, hay G20 vv…Chúng tôi phải nghiên cứu cẩn trọng mọi sáng kiến và xem xét năng lực bản thân để trở thành một thành viên bình đẳng và độc lập trong đó.


Ts Corr: Tôi đồng ý với ông. Theo lối suy nghĩ xưa cũ kiểu chủ nghĩa hiện thực thế kỷ 19, những quốc gia đánh nhau để giành lấy vài mẩu lãnh thổ vốn luôn tìm mọi cách giành lợi ích trên lưng nước khác.


Nhưng tôi tin rằng điều này đang dần thay đổi giữa nhiều nước. Chẳng hạn như khi Philippines yêu cầu Mỹ rời khỏi căn cứ ở vịnh Subic, một trong hai căn cứ quân sự quan trọng nhất của chúng tôi ở châu Á, chúng tôi chấp nhận và rời đi. Không vấn đề gì cả. Chúng tôi chuyển sang Singapore, trả tiền thuê cho họ. Một khi Singapore muốn chúng tôi đi, chúng tôi sẽ phải đi vì chúng tôi tuân thủ luật pháp quốc tế. Chúng tôi tin vào chủ quyền lãnh thổ của các quốc gia. Chúng tôi tin vào luật pháp quốc tế.


Tôi tin rằng đó là lý do vì sao các nước ở châu Á, châu Âu hiện nay có thể tin tưởng vào Mỹ để đảm bảo hoà bình và ổn định trong khu vực. Dĩ nhiên, Mỹ đã mắc rất nhiều sai lầm nhưng vấn đề là hiện tại chúng tôi đang nỗ lực cổ xuý cho luật pháp quốc tế.


Không ai có thể áp đặt ý chí của mình lên dân tộc khác


Ông Bùi Thế Giang: Tôi chia sẻ quan điểm của ông về xây dựng lòng tin không chỉ trong lời nói, mà quan trọng hơn là trong hành động trên thực tế. Tôi tin là trong trái tim cũng như khối óc của người VN chúng tôi chưa bao giờ nuôi dưỡng hận thù với bất kỳ kẻ thù cũ nào. Nếu không như thế, làm sao chúng tôi có thể có mối quan hệ tốt đẹp như hiện nay với Hoa Kỳ, Pháp, Nhật hay Trung Quốc. Như ông biết đấy, trong hàng ngàn năm qua, họ đã tiến hành 12 cuộc chiến tranh lớn chống lại VN nhưng chúng tôi luôn chìa bàn tay hữu nghị với họ. Đó là chính sách của chúng tôi.


VN luôn giữ một trái tim rộng mở và một tâm hồn phóng khoáng trong cách cư xử với thế giới. Điều duy nhất ở đây là chúng tôi cần sự tôn trọng lẫn nhau vì độc lập, tự do mà chúng tôi đã mất rất nhiều máu xương mới giành lại được như ngày nay. Chúng tôi cũng đòi hỏi các nước khác tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyền quốc gia.


Tôi thực sự cảm phục điều mà Tổng thống Obama đã phát biểu tại Đại hội đồng LHQ năm 2008 ngay sau khi ông vừa đắc cử. Ông ấy nói rằng” “Không ai có thể áp đặt ý chí lên dân tộc khác. Chúng tôi tôn trọng quyền lựa chọn chế độ chính trị của các nước khác”. Tôi nghĩ đây là một luận điểm quan trọng, và trong mối quan hệ song phương với Mỹ, TQ và các nước khác, điều này càng trở nên quan trọng.


Đó là lý do vì sao tôi mang theo tuyên bố chung của Tổng thống Obama và Chủ tịch nước Trần Đức Lương ngày 25/7 năm ngoái ở Washington DC. Trong đó, có một điểm rất quan trọng là hai nước tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và chế độ chính trị của nhau. Điều đó chứng tỏ đây là một nền tảng rất tốt mà dựa vào đó chúng ta có thể xây dựng sự tin cậy lẫn nhau.











Trung Quốc, Mỹ, Việt Nam
Các khách mời tham gia bàn tròn. Ảnh: Lê Anh Dũng

2015 sẽ bình yên hơn?


Việt Lâm:Bàn tròn đã khá dài và có vẻ còn rất nhiều vấn đề mà hai vị khách mời muốn thảo luận tiếp. Nhưng giờ tôi muốn chuyển sang một câu hỏi mà khá nhiều độc giả thắc mắc: Hai ông dự đoán thế nào về những diễn biến chính ở khu vực trong năm tới? Tất nhiên, công tác dự báo luôn vô cùng khó khăn bởi vì luôn có nhiều việc xảy ra ngoài mọi dự đoán.


Ông Bùi Thế Giang: Tôi vốn không giỏi dự đoán. Nhưng nếu ông nhìn vào dòng sự kiện đã xảy ra suốt năm qua, có thể thấy rằng 2015 sẽ là năm quan trọng đối với nhiều nước. Đó là một năm trước thềm bầu cử Tổng thống Mỹ 2016. Đó cũng là một năm quan trọng với VN vì 2016 là năm của Đại hội Toàn quốc Đảng Cộng sản.


Đó cũng là một năm quan trọng với TQ vì Tập Cận Bình đã củng cố vững chắc quyền lực. Ông ta đã hoàn tất những việc quan trọng và cần thiết. Chẳng hạn như chiến dịch chống tham nhũng đã kết thúc với diễn biến khá phức tạp, khi thì nhanh chóng, khi thì chậm chạp. Và ở khu vực này, cách đây vài ngày vừa diễn ra cuộc bầu cử ở Nhật Bản với chiến thắng của Liên minh LPD và DPJ, góp phần củng cố vị thế của Thủ tướng Shinzo Abe. Tại ASEAN, Malaysia sẽ tiếp nhận ghế Chủ tịch Hiệp hội. Malaysia như chúng ta đã biết là một quốc gia có chính sách đối ngoại trung dung.


Vì thế, tôi hi vọng rằng khu vực sẽ hoà bình và ổn định hơn một chút so với năm nay. Tôi trông đợi chính sách tiếp tục can dự tích cực của Mỹ vào khu vực theo hướng tái cân bằng. Tôi trông đợi hợp tác chặt chẽ hơn giữa các quốc gia đang phát triển ở khu vực này như Mỹ, Australia, Nhật Bản và Hàn Quốc như là những thành viên của G20 và G8 cũng như với các nước đang phát triển, đặc biệt là các nước thu nhập trung bình, trong đó có VN. Như tôi đã nói, trước thềm Đại hội Đảng Toàn quốc tổ chức 5 năm một lần, chúng tôi muốn môi trường hoà bình và ổn định, chúng tôi muốn tăng cường hợp tác để chúng tôi có thể chứng minh rằng thiện chí của một phía sẽ được các phía khác đáp lại một cách tích cực.


Ts Corr: Tôi cũng nghĩ rằng năm tới khu vực này sẽ bình yên hơn. Tôi tin rằng vì TQ đã chứng kiến việc nhiều nước phản đối mạnh mẽ các hành vi gây hấn của họ nên họ sẽ trở nên thận trọng hơn trong năm tới và nhờ thế khu vực này có thể yên bình hơn. Ở Mỹ, tôi nghĩ rằng có thể Đảng Cộng hoà sẽ thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống năm 2016. Mặc dù là một người Dân chủ nhưng tôi nghĩ rằng khả năng đó có thể xảy ra bởi người Mỹ đang nhìn nhận hiện nay Mỹ khá yếu ớt trong chính sách đối ngoại và họ mong muốn một nước Mỹ mạnh mẽ hơn trong chính sách đối ngoại liên quan đến Nga và TQ. Do vậy, tôi tin là chúng ta sẽ được chứng kiến Mỹ trở nên mạnh mẽ hơn về đối ngoại và bảo vệ luật pháp quốc tế.


Lựa chọn nào cho VN?


Việt Lâm: Để đối phó với môi trường khu vực nhiều biến động như vậy, theo các ông thì những nước vừa và nhỏ như VN có thể có những lựa chọn gì?


Ts Corr:
Các nước vừa và nhỏ không thể ứng phó với sức ép của TQ một cách đơn lẻ. Và sẽ càng sai lầm hơn nếu họ chọn cách tiếp cận bằng quân sự để giải quyết các tranh chấp với TQ. Các nước trong khu vực cần đoàn kết với nhau và cần làm bạn với những đối tác thân thiện, có đủ năng lực hỗ trợ họ như Mỹ. Tôi không nghĩ đây là việc lựa chọn về phe nào, bởi vì bạn đang làm ăn kinh tế với cả hai bên cơ mà. Tuy nhiên, nếu có bất kỳ cú sốc nào xảy đến thì việc các nước trong khu vực có một đối tác mạnh là cực kỳ quan trọng.


Ông Bùi Thế Giang: Tôi tin rằng lựa chọn hữu ích cho VN là tiếp tục chính sách mà chúng ta đã đề ra. Chúng ta sẽ nỗ lực duy trì môi trường hoà bình cho VN. Điều này cần được thực hiện như một điều kiện, song song với nhu cầu đảm bảo sự tôn trọng từ tất cả các nước khác, các đối tác khác đối với nền độc lập, toàn vẹn lãnh thổ, chủ quyền và sự thống nhất quốc gia. Tôi tin rằng điều này có ý nghĩa tối quan trọng với VN, nhất là vào thời điểm này sau tất cả những trải nghiệm quá khứ mà tôi không cần nhắc lại ở đây nữa.


Độc lập có vị trí tối cao. Tuy nhiên, chúng ta cần phân biệt giữa độc lập và sự cô lập. Đây thực chất là hai vấn đề hoàn toàn khác nhau và tôi tin độc lập trong chính sách của chúng ta là không tham gia bất kỳ một liên minh nào nhằm chống lại bên thứ ba. VN không thể để mình trở thành nạn nhân của bất kỳ cuộc tranh hùng nào giữa hai nước, hay giữa các nhóm tổ chức. Người VN đã chịu đựng quá đủ rồi.


- Xin cảm ơn hai ông!






Sữa, xăng, điện: Đằng sau bình yên của 'vùng nhạy cảm'

Sữa, xăng, điện: Đằng sau bình yên của 'vùng nhạy cảm'

2014 là một năm dễ chịu của giá cả. Đồng loạt các mặt hàng nhạy cảm như sữa, điện, xăng dầu đều hạ nhiệt và được kiểm soát tốt. Lạm phát dưới 3%, thấp nhất trong 10 năm qua là kết thúc đẹp của kinh tế năm nay.





Áp giá trần mạnh tay


Nhiều mặt hàng, dịch vụ đã hoàn toàn theo thị trường, lâu nay tự do nhảy múa đã bị áp trần hoặc kiểm soát chặt trong năm 2014. Gần đây nhất là giá vé máy bay, giá trần bị buộc giảm 15% theo giá xăng dầu, giá cước vận tải giảm 2-33% sau các cuộc kiểm soát của liên ngành tài chính - giao thông.


Đầu tiên là câu chuyện áp trần phải là giá sữa cho trẻ em.


Ngay từ tháng 2, giá sữa đã gây bức xúc lớn trong dư luận khi 4 ông lớn là Vinamilk, Mead Johnson, Nestle, Friesland Campina đều đồng loạt tăng giá từ 5-10%.


Càng bức xúc hơn khi cơ quan quản lý chuyên ngành - Cục Quản lý giá, Bộ Tài chính - dường như chậm trễ trong theo dõi xử lý. estle tăng giá tới 10 ngày mà Cục này không hay biết và chỉ gửi văn bản chờ doanh nghiệp giải trình rồi là yên.











lạm-phát, CPI, giá-xăng, xăng-dầu, giá-trần, sữa-bột, giá-điện, hàng-hóa, dầu-thô, xăng-dầu, thị-trường, ngân-sách, GDP

Thách thức phía trước của các cơ quan quản lý ngành sữa vẫn còn rất lớn khi thời hiệu giá trần chỉ còn 6 tháng nữa là kết thúc.



Chủ tịch Mặt trận tổ quốc Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân đã phải đặt dấu hỏi, liệu ở đây có dấu hiệu liên kết làm giá, vi phạm Luật Cạnh tranh hay không?


Thủ tướng đã phải "lên tiếng" can thiệp, yêu cầu các Bộ kiểm tra xử lý. Kết quả, cả 5 doanh nghiệp sữa lớn nhất Việt Nam đều có vi phạm và dù bằng mặt không bằng lòng, các “ông lớn” này phải nhún mình tuân thủ giá trần từ tháng 6.


Giá trần là biện pháp cứng rắn nhất từ trước tới nay đối với thị trường sữa. Trước đó, ngay cả Bộ Công Thương cũng không tin khả năng áp trần này có thể thành công, vì các biến số đầu vào của sữa quá phức tạp.


Quyết định này đã bảo vệ quyền lợi cho cho hàng triệu trẻ em và bà mẹ. Mức giảm giá khoảng từ 50.000-70.000 đồng/hộp, tỷ lệ giảm từ 14-22% so với trước. Đến nay, đã có hơn 500 mặt hàng sữa đăng ký giá trần.


Tuy nhiên, thách thức phía trước của các cơ quan quản lý ngành sữa vẫn còn rất lớn khi thời hiệu giá trần chỉ còn 6 tháng nữa là kết thúc.


Xăng dầu xuống thấp nhất trong 5 năm


Mặt hàng gây bất ngờ nhất, nằm ngoài mọi dự báo cho tất cả các nhà hoạch định chính sách là giá xăng dầu. Giá dầu thô đã giảm mạnh trong 3 tháng cuối năm.


Dầu thô giao dịch trên các sàn của Hoa Kỳ và Anh đều đã có lúc xuống dưới 60 USD/thùng, giảm tới 30% so với đỉnh cao giữa năm nay. Trên thị trường Singapore, các loại xăng dầu thành phẩm dao động ở mức 65-70 USD/thùng.











lạm-phát, CPI, giá-xăng, xăng-dầu, giá-trần, sữa-bột, giá-điện, hàng-hóa, dầu-thô, xăng-dầu, thị-trường, ngân-sách, GDP
Giá xăng dầu giảm kỷ lục trong năm nay tác động rõ rệt nhất đến giá cả hàng hóa, vận chuyển

Lãnh Bộ Tài chính ước tính, giảm 1 USD/thùng dầu thô thì ngân sách giảm thu 1.000 tỷ đồng.


Thế nhưng, với các doanh nghiệp sản xuất và người tiêu dùng, giảm giá luôn là điều tốt lành được mong đợi nhất.Có thể thấy một bức tranh tương phản rõ rệt giữa nửa đầu năm và nửa cuối năm của mặt hàng này.


Từ ngày 7/8 trở về trước, giá xăng bán lẻ luôn dao động từ 24.000-25.000 đồng/lít.


Đỉnh cao nhất giá xăng dầu trong nước là mức giá vọt lên tới 25.640 đồng/lít xăng vào ngày 28/7. Sau đó, giá xăng từng bước hạ nhiệt, có lúc chỉ giảm 200 đồng nhưng càng về cuối năm càng giảm mạnh. Kỷ lục nhất của đợt giảm là ngày 23/12 mới đây, mức giảm rất sâu tới 2.050 đồng/lít.


Người dân đang được hưởng mức giá xăng dầu chỉ bằng thời kỳ tháng 7-8/2008.


Sau đợt giảm giá lần thứ 13 liên tiếp, nếu so với giá đỉnh cao hồi tháng 7, tổng mức giảm của xăng đã là 7.760 đồng/lít, dầu diezen là 5.830 đồng/lít, dầu hoả giảm tới 5.550 đồng/lít và dầu madut đã giảm tổng cộng 5.560 đồng/kg.


Bình yên giá điện


Giá điện năm nay bình yên - điều hoàn toàn khác biệt so với 7 năm trước. Kể từ 2007, khi ngành điện bắt đầu thực hiện lộ trình thị trường hoá theo Quyết định 26 của Thủ tướng ban hành năm 2006, năm nào giá điện cũng tăng.











lạm-phát, CPI, giá-xăng, xăng-dầu, giá-trần, sữa-bột, giá-điện, hàng-hóa, dầu-thô, xăng-dầu, thị-trường, ngân-sách, GDP

EVN đã đề xuất 3 phương án và cao nhất là mức tăng 9,5%



Trong 7 năm, giá điện tăng 9 lần, riêng năm 2011 và 2012, giá điện tăng hai lần/năm. Tổng mức tăng giá điện là 79% so với năm 2007, với mức tăng kỷ lục vào ngày 1/3/2011.


Tính đến 23/12 năm nay, giá điện bình quân theo phê duyệt của Bộ Công Thương là 1.509 đồng/kWh và dự kiến, giá điện thực hiện được của EVN là gần 1.550 đồng/kWh, cao hơn 41 đồng. Mức giá này đã được xác lập từ 1/8 năm ngoái, cách đây 16 tháng.


Tuy nhiên, bình yên của giá điện cũng chỉ là tạm thời. Một lộ trình đã định sẵn thì khó thay đổi việc tăng giá. Theo Quyết định 69 của Thủ tướng: tới năm 2015, giá điện được phép kịch trần lên 1.835 đồng/kWh, tịnh tiến thêm 21,6% so với hiện nay.


Vì thế, nếu không phải trong năm 2014 thì giá điện năm 2015 cũng nghiễm nhiên được phép tăng hai lần, mỗi lần khoảng 10% và cách nhau 6 tháng.


Vì thế, thông tin có thể tăng giá điện năm 2015 vừa được hé lộ mới đây khiến người dân ít nhiều bức xúc.Có thể có 3 phương án và cao nhất là mức tăng 9,5%. Nếu được duyệt, giá điện bình quân mới sẽ hơn 1.652 đồng/kWh, tăng 146,34 đồng/kWh so với hiện nay.











lạm-phát, CPI, giá-xăng, xăng-dầu, giá-trần, sữa-bột, giá-điện, hàng-hóa, dầu-thô, xăng-dầu, thị-trường, ngân-sách, GDP

Năm nay, có thể giá cả sẽ bớt căng thẳng trong dịp Tết âm lịch.



Lạm phát thấp nhất 10 năm


Đúng như dự báo của nhiều chuyên gia kinh tế, lạm phát năm 2014 đã thấp chỉ dưới 3%. Trong khi đó, GDP vẫn đảm bảo và còn vượt mục tiêu đề ra với con số khoảng trên 5,9%. Lạm phát năm nay sẽ thấp nhất trong vòng 10 năm trở lại.


Phải nói rằng, giá sữa, xăng dầu, cước vận tải... đã nhanh chóng tan biến theo cơn hạ nhiệt bất ngờ của thế giới, nhưng trong đó, phần lớn là nhờ có bàn tay điều phối của Nhà nước. Kể từ khi Luật Giá được ban hành và có hiệu lực, các công cụ kiểm soát giá cả thị trường bắt đầu phát huy tác dụng.


Hiện nay, ngoài thị trường từ chợ cóc cho đến siêu thị, giá cả rau quả, thực phẩm tươi sống, hàng tiêu dùng khác chưa hẳn đã thuận chiều theo giá xăng. Nhưng không thể phủ nhận rằng, giá thị trường 2014 dễ chịu hơn rất nhiều so với mọi năm. Điều này báo hiệu cho một cái Tết không phải nặng nề bình ổn giá như nhiều năm.


Dự báo năm 2015, mặt bằng giá có nhiều tín hiệu tích cực hơn và lần đầu tiên sau nhiều năm, Chính phủ đặt mục tiêu tăng lạm phát, với mức kiểm soát 5%.


Phạm Huyền











lạm-phát, CPI, giá-xăng, xăng-dầu, giá-trần, sữa-bột, giá-điện, hàng-hóa, dầu-thô, xăng-dầu, thị-trường, ngân-sách, GDP





Xây bãi xe ngầm trong công viên Thống Nhất cho đỡ phí

Xây bãi xe ngầm trong công viên Thống Nhất cho đỡ phí

- Số 295 Lê Duẩn, Hai Bà Trưng, Hà Nội đang để không sau khi dự án xây khách sạn SAS bị dừng. Để tránh lãng phí, theo Phó chánh văn phòng UBND TP, "nên tận dụng để phục vụ lợi ích công cộng như siêu thị, bãi đỗ xe".



Tại cuộc giao ban báo chí Thành ủy chiều nay, Phó giám đốc công ty TNHH MTV khai thác điểm đỗ xe Hà Nội Phạm Văn Đức đã nêu thông tin về dự án.


Theo đó, ô đất 295 Lê Duẩn có diện tích 10.331,2 m2 do trung tâm giao dịch đất đai và phát triển quỹ đất Hà Nội thuộc Sở TN&MT quản lý.


Đây chính là nơi cách đây ít năm dự định mọc lên khách sạn SAS Hà Nội Royal, tuy nhiên sau khi báo chí lên tiếng, UBND TP Hà Nội đã thu hồi để tránh phá vỡ cảnh quan công viên và môi trường.


Trong phạm vi ô đất đã được đầu tư xây dựng và đã cơ bản hoàn thành các hạng mục: cọc khoan nhồi, hệ thống tường vây với tổng diện tích 5.652 m2 để làm hầm đỗ xe (sâu 14m).











bãi xe ngầm, công viên Thống nhất, Hà Nội

Hàng rào chắn khu đất được đề xuất làm bãi đỗ xe ngầm với công viên Thống Nhất. Ảnh: Dân Trí



Hiện trạng xung quanh ô đất có hệ thống hàng rào tạm, khu vực tầng hầm đỗ xe đã bị phế thải xây dựng lấp và không có cây xanh gây mất vệ sinh môi trường và mỹ quan đô thị.


Ông Đức cho hay, theo đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng, cải tạo nâng cấp công viên Thống Nhất do Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội lập, ô đất CX1-P có vị trí tại 295 Lê Duẩn "phù hợp với việc đầu tư làm điểm đỗ xe công cộng ngầm kết hợp trồng cây xanh".


Ông cũng khẳng định, việc đề xuất nghiên cứu xây bãi đỗ xe ngầm "là có cơ sở" và "khả thi".


Bên cạnh đó, bề mặt ô đất sẽ được đầu tư xây dựng cải tạo cảnh quan môi trường bằng hệ thống cây xanh, tiểu cảnh kết hợp với các dịch vụ vui chơi giải trí hấp dẫn.


Về quy mô dự án, phần đỗ xe ngầm gồm 3 tầng với diện tích 5.652 m2/tầng, đáp ứng 390 chỗ đỗ.


Khái toán tổng mức đầu tư là 96,6 tỷ đồng, huy động từ các tổ chức, cá nhân hoặc vốn vay ưu đãi từ quỹ đầu tư phát triển TP.


Vị Phó GĐ cũng cho hay, dự án "mới chỉ đang trong giai đoạn nghiên cứu, đề xuất các phương án đầu tư, xin ý kiến sở, ngành trước khi trình UBND TP xem xét".


'Không lo mất công viên'


Phó Chánh văn phòng UBND TP Nguyễn Văn Thịnh thông tin thêm, số 295 Lê Duẩn hiện là bãi đất hoang, để không, chưa trồng cây, từ 2008 đến nay chưa khai thác gì được dù đã đầu tư rồi. Để tránh lãng phí, theo ông, "nên tận dụng để phục vụ lợi ích công cộng như siêu thị, bãi đỗ xe".


Việc xây bãi đỗ xe là cần thiết, tuy nhiên, UBND TP có quan điểm xây dựng phần nổi ở trên làm công viên, cây xanh.











bãi xe ngầm, công viên Thống nhất, Hà Nội
Phó Chánh văn phòng UBND TP Nguyễn Văn Thịnh: 390 xe không phải là nhỏ

"Ta không lo việc làm bãi đỗ xe mà mất công viên vì 10.000m2 ở trên vẫn trồng cây xanh, chỉ tận dụng ở dưới làm bãi đỗ xe ngầm", ông Thịnh lạc quan.


Phó Chánh văn phòng UBND TP cũng khẳng định, mục đích chính là phục vụ nhu cầu cho nhân dân có nhu cầu đỗ xe.


"390 cái xe theo tôi không phải là nhỏ đâu, lớn lắm. Nhà để xe ở Nguyễn Công Trứ có mấy tầng nhưng chỉ để được 30 xe, trong khi ở đây để 390 xe là rất quý", ông Thịnh nói.


Hồng Nhì




Lời kể của hai nạn nhân sống sót vụ trộm chó

Lời kể của hai nạn nhân sống sót vụ trộm chó

- Đại tá Lê Trung Hiếu, Trưởng phòng Tham mưu, Công an tỉnh Thanh Hóa cho biết, Công an tỉnh đã có quyết định khởi tố vụ án hình sự vụ án chết 2 đối tượng trộm chó tại huyện Thạch Thành, Thanh Hóa.



Triệu tập 50 người


Theo đó, cơ quan cảnh sát điều tra công an tỉnh Thanh Hóa vẫn đang tiếp tục điều tra làm rõ vụ án.


Đến thời điểm này cơ quan điều tra đã triệu tập 50 người nghi hành hung khiến Nguyễn Văn Ngân (31 tuổi, xã Thạch Tân) và Nguyễn Văn Dũng (31 tuổi, thôn Bằng Phú, xã Thạch Bình) thiệt mạng. Nhóm người được triệu tập trên đều ở thôn Bằng Phú, xã Thạch Bình, huyện Thạch Thành.











lời kể, nạn nhân, sống sót, trộm chó, Thanh Hóa

Dương kể lại sự việc



Hai nạn nhân sống sót là Bùi Văn Thảo (17 tuổi, xã Thạch Đồng) và Quách Văn Dương (20 tuổi, xã Thành Kim).


Có mặt tại bệnh viện, hai nạn nhân kể lại sự việc. Vào khoảng 21h ngày 19/12, Dương và Thảo rủ Dũng đến nhà anh Ngân rồi cùng đi chơi. Khi ra khỏi nhà Ngân, lúc này Ngân lai Dũng, còn Thảo lai Dương đi trên hai xe máy.


Bốn người ra khỏi nhà Ngân được khoảng 500m thì đụng một cây tre chắn ngang đường, sau đó người dân ở đâu ùa lại đánh anh Ngân và anh Dũng trước.


Lúc này Thảo và Dương đang đi sau thì thấy người dân dùng tuýp sắt và những khúc tre, đòn gánh đánh vào người anh Ngân và Dũng. Dương và Thảo đã lao xe lại can ngăn và nói “hai anh đang đưa cháu về, việc gì mà các chú lại đánh”.


Trong lúc hỗn loạn Dương có nghe một người nói lại “ở đây đã mất nhiều chó lắm rồi, bay chỉ có ăn trộm chó nên mới đi kiểu này thôi”. Vừa rứt lời, người dân lao vào đánh đập cả 4 anh em trong vòng một tiếng đồng hồ đến khi anh Ngân và Dũng chết thì mọi người mới đưa Dương và Thảo vào bệnh viện cấp cứu.


Theo lời kể của Dương, lúc Ngân chết thì Dương vẫn đang còn tỉnh. Lúc này Dương thấy người dân mang một con chó ở đâu ra vứt ngay bên cạnh chỗ em để dựng hiện trường giả vu khống cho bọn em bắt trộm chó.


“Em khẳng định bạn em chỉ đưa em về thôi, tất cả những thông tin như: Súng, chó và bả chó... đều bịa đặt, không có cái gì là thật cả”, Dương cho biết.


Mâu thuẫn lời khai


Tuy nhiên, theo Thiếu tá Nguyễn Hữu Thịnh – Đội trưởng đội trọng án (phòng Cảnh sát hình sự - Công an tỉnh Thanh Hóa), những lời khai trên của hai nạn nhân sống sót lại mâu thuẫn với những người được triệu tập lên lấy lời khai. Những người được triệu tập, họ cho rằng 4 đối tượng trên là người câu trộm chó của dân.


Trước đó, theo tài liệu hồ sơ của cơ quan công an hồi tháng 8/2012, Ngân đã bị công an xử phạt hành chính về hành vi trộm chó, còn Dương đang bị công an huyện Thạch Thành khởi tố tội cưỡng đoạt tài sản. Theo cơ quan điều tra, bốn nạn nhân trên (2 người chết) có mối quan hệ rất thân thiết.


Trao đổi với chúng tôi, ông Lê Văn Điệp, Chủ tịch xã Thạch Bình (Thạch Thành) cho biết, thời gian gần đây trên địa bàn xã liên tục xảy ra trộm chó khiến cho người dân bức xúc. Cũng đã nhiều lần người dân mật phục nhằm bắt quả tang các đối tượng trộm chó nhưng không được cho đến khi sự việc này xảy ra.


Trước đó, như VietNamNet đã đưa tin, vào khoảng 23h ngày 19/12 người dân thôn Bằng Phú, xã Thạch Bình phát hiện 4 đối tượng đang có hành vi câu trộm chó. Bốn đối tượng này đi trên hai chiếc xe máy, trên xe có chở theo một con chó và các thiết bị phục vụ cho việc câu chó.


Khi hô hoán dân làng ra bắt được các đối tượng này, vì quá bức xúc nên người dân đã đánh hội đồng khiến cho 2 đối tượng chết tại chỗ, hai người bị thương nặng được đưa vào bệnh viện cấp cứu.


Lê Anh






'Quân đội luôn trung thành với Tổ quốc, nhân dân, Đảng, chế độ'

'Quân đội luôn trung thành với Tổ quốc, nhân dân, Đảng, chế độ'

- “Nắm chắc tình hình, tham mưu chính xác, không được để bị động, bất ngờ trước mọi tình huống”, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chỉ đạo tại hội nghị tổng kết công tác quân sự, quốc phòng năm 2014.



Hội nghị do Bộ Quốc phòng tổ chức sáng nay tại Hà Nội, đúng dịp kỷ niệm kỷ niệm 70 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 25 năm ngày quốc phòng toàn dân.


Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh: Quân đội nhân dân Việt Nam luôn trung thành với Tổ quốc, nhân dân, với Đảng và chế độ; kiên định, vững vàng; tuyệt đối chấp hành sự lãnh đạo của Đảng, luật pháp của Nhà nước, đoàn kết, nhất trí, trên dưới một lòng, sẵn sàng chấp nhận mọi khó khăn, nguy hiểm, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.











quân đội, chủ quyền, Thủ tướng, Nguyễn Tấn Dũng, dầu khí, ngư dân, cảnh sát biển
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: Không có con người làm chủ kỹ thuật thì không có kỹ thuật hiện đại nào có thể phát huy được. Ảnh: VPG

"Quân đội đã làm tốt công tác tham mưu cho Đảng, Nhà nước và chính quyền các cấp về công tác quân sự, quốc phòng; tiếp thu nhanh, làm chủ được phương tiện, vũ khí hiện đại, sẵn sàng chiến đấu cao; thực hiện tốt nhiệm vụ bảo vệ độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, nhất là bảo vệ chủ quyền biển đảo; bảo vệ tốt hoạt động thăm dò, khai thác dầu khí, bảo vệ ngư dân trên biển; khẳng định chủ quyền trên biển thông qua việc thực thi pháp luật của lực lượng cảnh sát biển.


Bên cạnh đó, quân đội cũng đã thực hiện tốt công tác dân vận, giúp đỡ nhân dân trong sản xuất, phát triển kinh tế, giáo dục, chăm sóc sức khỏe, xây dựng nông thôn mới, giúp dân phòng tránh thiên tai, bão lũ, cứu hộ cứu nạn", Thủ tướng nói.


Trước những thời cơ, thuận lợi cũng như khó khăn, thách thức của đất nước năm 2014 và những mục tiêu, nhiệm vụ lớn năm 2015, Thủ tướng nhấn mạnh: “Chúng ta không có cách nào khác là phải thực hiện bằng được hai nhiệm vụ chiến lược là xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh; đồng thời phải giữ cho được ổn định chính trị, xã hội, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền và lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc”.


Từ đó, Thủ tướng nhắc nhở quân đội về nhiệm vụ quan trọng trước tình tình hình sẽ tiếp tục có những diễn biến phức tạp, khó lường, khó dự báo của thế giới và khu vực: “Nắm chắc tình hình, tham mưu chính xác, không được để bị động, bất ngờ trước mọi tình huống”.


Cụ thể, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu thực hiện tốt công tác diễn tập, huấn luyện chiến đấu; xây dựng các phương án diễn tập, ứng phó với các tình huống có thể xảy ra; sẵn sàng chiến đấu và chiến thắng; tiếp tục phối hợp tốt với các lực lượng chức năng khác trong giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội; đẩy mạnh phát triển công nghiệp quốc phòng, tăng cường tiềm lực quốc phòng của đất nước gắn với làm tốt hơn nữa việc tiếp nhận, làm chủ các phương tiện, trang thiết bị, vũ khí, kỹ thuật hiện đại.


“Ta đi lên chính quy, hiện đại xét cho cùng là yếu tố con người, không có con người làm chủ kỹ thuật thì không có kỹ thuật hiện đại nào có thể phát huy được, làm chủ kỹ thuật để tăng tiềm lực quốc phòng, sức mạnh tác chiến, khả năng tự vệ”, Thủ tướng nhấn mạnh.











quân đội, chủ quyền, Thủ tướng, Nguyễn Tấn Dũng, dầu khí, ngư dân, cảnh sát biển

Thủ tướng trao đổi với lãnh đạo Bộ Quốc phòng. Ảnh: VGP



Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng đề nghị quân đội tiếp tục làm tốt công tác dân vận, hỗ trợ, giúp đỡ nhân dân trong phát triển kinh tế, văn hóa, giáo dục, y tế, xây dựng nông thôn mới, phát huy vai trò là lực lượng chủ lực trong tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn, phòng tránh tiên tai; tiếp thực hiện hiệu quả công tác đối ngoại quốc phòng, qua đó góp phần vào công tác đối ngoại chung của đất nước nước, xây dựng môi trường hòa bình, ổn định, hữu nghị, phục vụ cho sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước.


Thủ tướng cũng hết sức lưu ý quân đội trong việc thực hiện tốt công tác xây dựng Đảng, công tác chính trị, phát huy truyền thống đoàn kết, thống nhất, xây dựng quân đội cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại, sẵn sàng chiến đấu hy sinh vì Tổ quốc; đồng thời hết sức quan tâm, chăm lo tốt hơn đời sống vật chất, tinh thần cho các bộ, chiến sĩ trong toàn quân.


C.Hoàng







quân đội, chủ quyền, Thủ tướng, Nguyễn Tấn Dũng, dầu khí, ngư dân, cảnh sát biển





Cảnh nguy hiểm độc giả 'cầu cứu' Bộ trưởng Thăng

Cảnh nguy hiểm độc giả 'cầu cứu' Bộ trưởng Thăng

- Bức tranh giao thông hỗn độn, nguy hiểm trước cổng bệnh viện K cơ sở Tân Triều (Thanh Trì, Hà Nội), hơn cả những gì mà độc giả Bình Nguyên gửi Bộ trưởng GTVT Đinh La Thăng trong 'tâm thư từ viện K'.










Bức thư xúc động gửi Bộ trưởng Thăng từ... viện K


Ông là Bộ trưởng Bộ GTVT nên dĩ nhiên, tôi muốn chia sẻ về câu chuyện giao thông, chỉ mong ông có thời gian để đọc đến dòng cuối.






XEM VIDEO:




Nhị Tiến






Cảnh nguy hiểm nơi độc giả 'cầu cứu' Bộ trưởng Thăng

Cảnh nguy hiểm nơi độc giả 'cầu cứu' Bộ trưởng Thăng

- Bức tranh giao thông hỗn độn, nguy hiểm trước cổng bệnh viện K cơ sở Tân Triều (Thanh Trì, Hà Nội), hơn cả những gì mà độc giả Bình Nguyên gửi Bộ trưởng GTVT Đinh La Thăng trong 'tâm thư từ viện K'.










Bức thư xúc động gửi Bộ trưởng Thăng từ... viện K


Ông là Bộ trưởng Bộ GTVT nên dĩ nhiên, tôi muốn chia sẻ về câu chuyện giao thông, chỉ mong ông có thời gian để đọc đến dòng cuối.






XEM VIDEO:




Nhị Tiến






Thứ Hai, 22 tháng 12, 2014

'Chặn đường' ăn vặt của nhân viên thuế

'Chặn đường' ăn vặt của nhân viên thuế

Rất nhiều người còn nhớ nhận định gây sốc của Bộ trưởng Bộ Tài chính: "nhiều cán bộ thuế ăn vặt". Nỗ lực cắt giảm và công khai thủ tục chính là cách tốt nhất để loại bỏ tiếng ’ăn vặt’ của ngành thuế.





Giảm hơn gần 300 giờ, cắt bỏ hàng loạt thủ tục giấy tờ và thông thoáng hơn trong các quy định áp thuế khiến cho ngành thuế năm nay ghi dấu ấn cải cách lớn. Tuy nhiên, hiệu quả thực sự đến đâu sẽ còn phải trông chờ ở việc thực hiện trong năm 2015.

Bỏ 1 cột , tiết kiệm cả tỷ USD


Tháng 3, Chính phủ đã yêu cầu ngành thuế và bảo hiểm xã hội phải làm sao giảm số giờ từ 872 giờ xuống chỉ còn mức 171 giờ, đảm bảo mục tiêu Việt Nam đứng thứ trung bình trong ASEAN-6 vào năm 2015.


Trong khoảng 701 giờ phải giảm đó, ngành thuế chiếm hơn một nửa với 537 giờ, bảo hiểm xã hội là 335 giờ. Theo sự "phân công" của 2 ngành, ngành thuế chịu trách nhiệm "xử lý" 415,5 giờ, để người nộp thuế chỉ còn mất 121,5 giờ. Ngành bảo hiểm xã hội phải "lo" 285,5 giờ, giảm xuống chỉ còn "tốn" mất 49,5 giờ.











cải-cách, tái-cơ-cấu, nộp-thuế, trốn-thuế, ăn-vặt, môi-trường-kinh-doanh, năng-lực-cạnh-tranh, giảm-thu, ngân -sách
Tư vấn thuế tại Vĩnh Phúc

5 tháng sau đó, ngày 25/8, tháng Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư 119 để sửa đổi tới 8 Thông tư liên quan đến thuế, gỡ bỏ hàng loạt thủ tục với dự kiến sẽ giảm được 201,5 giờ nộp thuế. Các quy định mới này đã thực hiện từ 1/9.


2 tháng tiếp theo, ngày 10/10, Thông tư 151 được ban hành đã tiếp tục nới lỏng điều kiện doanh nghiệp kê khai theo quý... đã giúp doanh nghiệp giảm tiếp 88,36 giờ, đưa tổng số giờ nộp thuế được giảm tính đến cuối năm 2014 là tới 289,86 giờ.


Trong đó, chỉ riêng việc sửa đổi biểu mẫu tờ khai, giấy nộp thuế đã giúp cho doanh nghiệp giảm tới 194 giờ, tương ứng tới 36% tổng thời gian nộp thuế trước đó. Những sửa đổi này đôi khi rất đơn giản là bỏ đi vài cột, dòng... không còn cần thiết trong bảng kê.


Đặc biệt, số lần giảm thuế chắc chắn sẽ giảm từ 32 lần xuống chỉ còn 1 lần. Bởi tính đến tháng 12, đã có 95% doanh nghiệp kê khai thuế điện tử.


Lãnh đạo Tổng Cục Thuế chia sẻ, các doanh nghiệp tốn thời gian nhất là ở khâu chuẩn bị.


Ví dụ với thuế giá trị gia tăng, các doanh nghiệp Việt Nam thường phải rà soát tỉ mỉ các hoá đơn đầu ra, đầu vào, nhập các thông tin chưa có vào phần mềm kế toán, ghi chép, điều chỉnh...


Còn ở Thái Lan, quốc gia này chỉ áp dụng một mức thuế suất thuế giá trị gia tăng và doanh nghiệp không phải thực hiện bảng kê hóa đơn. Các hóa đơn bán hàng ở đây đều được chuyển qua đường điện tử về cơ sở dữ liệu quốc gia và cơ quan thuế được khai thác, sử dụng từ đó. Camphuchia cũng không thực hiện bảng kê hóa đơn và chỉ căn cứ kết quả hạch toán kế toán để tính thuế giá trị gia tăng.


Ông Olin Mc Gill, chuyên gia của USAID Cơ quan hợp tác phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID) đã tính toán, mức lương hiện nay của kế toán ở Việt Nam là 23.456 đồng/giờ/người. Với khoảng 400.000 doang nghiệp đang hoạt động và có đóng góp thuế, tổng chi phí của tất cả người nộp thuế ở Việt Nam là 9,8 ngàn tỷ đồng.


Sau khi giảm 178 giờ, từ 1.050 giờ năm 2010 xuống 872 giờ kể từ năm 2013, Việt Nam tiết kiệm được chi phí 1,7 ngàn tỷ đồng. Nếu giảm 701 giờ theo Nghị quyết 19, tổng chi phí có thể tiết kiệm được sẽ lên tới 6,6 ngàn tỷ đồng.


Tuy nhiên, mọi ước tính trên mới chỉ là giả định. Điều quan trong hơn cả là tính thực thi sẽ thể hiện ra sao trong năm 2015. Đặc biệt, đây cũng là năm ngành thuế vẫn còn 125,94 giờ cần xử lý cho người nộp thuế.


Theo Báo cáo môi trường kinh doanh năm 2015, Việt Nam vẫn tụt hạng tới 6 bậc với thời gian nộp thuế vẫn đứng nguyên. Bà Victoria KwaKwa, Giám đốc Ngân hàng Thế giới đã bày tỏ, các nỗ lực cải cách sẽ được ghi nhận trong báo cáo môi trường kinh doanh vào năm tới, 2016.


Cởi trói cho doanh nghiệp


Cùng với cuộc cải cách rốt ráo trên, một bộ luật mới điều chỉnh tới 5 Luật đã được thông qua tại kỳ họp Quốc hội gần đây là Luật sửa đổi các Luật liên quan đến thuế. Các doanh nghiệp theo đó được cởi trói rất nhiều trong tất cả các khâu, từ cách thức nộp thuế cho đến khấu từ, hoàn thuế...


Ví dụ như từ 1/1/2015, thuế chuyển nhượng chứng khoán và bất động sản của các cá nhân đã thống nhất một hình thức nộp thuế thay vì 2 phương thức trước đây. Trong đó, người nộp thuế thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán chịu một mức thuế suất 0,1% trên giá chuyển nhượng từng lần, người nộp thuế thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản cũng chỉ chịu một mức thuế suất 2% trên giá chuyển nhượng từng lần.











cải-cách, tái-cơ-cấu, nộp-thuế, trốn-thuế, ăn-vặt, môi-trường-kinh-doanh, năng-lực-cạnh-tranh, giảm-thu, ngân -sách
Cắt giảm và công khai để giảm tiêu cực thuế.

Đặc biệt, điểm khiến nhiều doanh nghiệp kêu ca nhiều nhất từ nhiều năm nay là chi phí khuyến mại, quảng cáo... đã được gỡ bỏ hoàn toàn.


Kể từ năm 2015, các doanh nghiệp sẽ không phải chịu mức khống chế 15% trên tổng chi phí để được khấu trừ khi tính thu nhập chịu thuế. Việc cởi bỏ mức trần chi quảng cáo này chắc chắn sẽ giúp các doanh nghiệp được lợi rất nhiều vì sẽ được hạch toán số chi thật, giảm mức nộp thuế.


Bộ Tài chính đã tính toán, tổng giá trị thuế hỗ trợ cho các doanh nghiệp, cá nhân năm 2015 ước khoảng 3.900-4.000 tỷ đồng và mỗi năm, Quỹ hoàn thuế thuế giá trị gia tăng sẽ tăng chi 1.300 tỷ đồng.


Song, Bộ này cũng đã khẳng định, ngân sách có thể chỉ giảm thu trước mắt nhưng sẽ tăng trong trung và dài hạn. Những sửa đổi trên sẽ thúc đẩy sản xuất kinh doanh, tăng năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp.


Ông Bùi Văn Nam, Tổng Cục trưởng Tổng Cục thuế giãi bày, ”tinh thần của ngành thuế giờ thay đổi. Nếu trước đây, cơ quan quản lý thuế chỉ suy nghĩ tạo điều kiện thuận lợi cho mình, đẩy khó cho doanh nghiệp thì giờ phải ngược lại, tạo mọi thuận lợi cho doanh nghiệp, nâng cao tính trách nhiệm hơn".


Còn nhớ, điều gây sốc nhất của ngành thuế năm 2014 là câu nói của Bộ trưởng Bộ Tài chính "nhiều cán bộ thuế ăn vặt". Với việc đơn giản hoá nhiều thủ tục, hạn chế giao dịch giữa người với người, sự minh bạch, công khai được tăng cường thì chắc chắc, sẽ không còn đất sống cho tiêu cực như vậy.


Năm 2015, toàn ngành thuế đã có kế hoạch tổng thể để tiếp tục rút ngắn gần 125 giờ nộp thuế, đảm bảo mục tiêu của Chính phủ giao.


Phạm Huyền









cải-cách, tái-cơ-cấu, nộp-thuế, trốn-thuế, ăn-vặt, môi-trường-kinh-doanh, năng-lực-cạnh-tranh, giảm-thu, ngân -sách





Người thầy từ trại giam đến giảng đường đại học

Người thầy từ trại giam đến giảng đường đại học

- Tốt nghiệp ĐH loại ưu, ra trường với khả năng của bản thân, Nguyễn Trung Thành được nhận vào công ty xây dựng với vị trí thông dịch viên rồi kiêm trợ lý giám đốc. Mọi thứ như sụp đổ dưới chân, Thành nhiều lần đã muốn tự kết liễu đời mình cho xong. Nhưng, Thành đã đứng dậy, sửa chữa lầm lỗi cuộc đời.


Bỏ học chăn vịt và tốt nghiệp loại ưu


Nguyễn Trung Thành sinh năm 1981 tại xã nghèo thuộc huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang.Bố là giáo viên tiểu học đã nghỉ hưu, còn mẹ là nông dân.











trại giam, giảng đường, giảng viên, Kinh doanh và Công nghệ
Nguyễn Trung Thành trong cuộc trò chuyện với PV. (Ảnh: Văn Chung).

Từ lớp 1 lên lớp 6, Thành học bình thường. Chán học, Thành xin bố mẹ nghỉ ở nhà một năm đi chăn vịt. Được 1 năm, Thành nghĩ: chẳng nhẽ mình cứ đi chăn vịt suốt đời. Vậy là giải nghệ, quay lại trường học.


Vào lớp 7, Thành luôn bị các bạn trong lớp cười vì nói năng không ra câu, nhưng lúc nào cũng hăng hái phát biểu. Điểm trung bình cuối năm chỉ đủ đến lên lớp 8. Nhưng bắt đầu từ đó cho đến lớp 12, cậu luôn đạt học sinh tiên tiến.


Hết học kỳ I lớp 8, Thành được giải khuyến khích thi HS giỏi môn Sinh học cấp huyện. Và cũng môn học này, lớp 9 trả lời bằng giải nhì thi HS giỏi cấp huyện. Tốt nghiệp lớp 12, đạt HS tiên tiến nhưng biết vốn tiếng Anh học tại địa phương không đủ để thi ĐH, Thành thuyết phục bố, mẹ lên tỉnh vừa kiếm tiền vừa học ôn. Năm 2001, nhận phiếu báo đậu trường ĐH Ngoại ngữ (ĐHQG Hà Nội) thừa 2 điểm.


Không muốn bố mẹ phải vất vả vì mình, Thành xin đi làm thêm tại Bảo tàng dân tộc học. Thương những em học sinh có hoàn cảnh khó khăn hơn mình, Thành kết nối với nhiều sinh viên khác thành lập nên Quỹ khuyến học. Sau này quỹ đó đã giúp đỡ được rất nhiều học sinh nghèo vượt khó.


Tốt nghiệp ĐH với tấm bằng loại ưu, Thành quyết định vào Nam lập nghiệp. Chàng SV trẻ được nhận vào làm thông dịch viên của một công ty đầu tư xây dựng khu du lịch tại Nha Trang. Và chỉ sau một thời gian ngắn nỗ lực làm việc, Thành đã chứng tỏ được năng lực của mình nên nhanh chóng được kiêm chức trợ lý giám đốc.


Những bài học quý từ trại giam


Sớm đạt được công việc và vị trí nhiều người trẻ thầm ao ước nhưng tất cả đã sụp đổ khi Thành bị bắt và bị kết án 12 năm tù giam với tội danh “môi giới hối lộ” vào năm 2007. Đó là lần Thành phải làm thông dịch cho một chủ đầu tư nước ngoài với một quan chức tại Khánh Hòa để thực hiện việc hối lộ một số tiền rất lớn.


Những ngày đầu thụ án tại Trại A2, tỉnh Khánh Hòa, Thành đã nghĩ tới việc quyên sinh để giải thoát bản thân khỏi đau đớn, tủi nhục.











trại giam, giảng đường, giảng viên, Kinh doanh và Công nghệ
Nguyễn Trung Thành chụp chung cùng sinh viên. (Ảnh: NVCC).

Một người bạn tù vỗ vai Thành, giọng từ tốn nhưng dứt khoát “là thằng đàn ông, có gan làm thì phải có gan chịu, phải biết thay đổi để mà tồn tại”.


Nghe lời người bạn rồi nhìn lại xung quanh, thấy bao người còn đáng thương hơn mình, có người bị kết án chung thân nhưng vẫn sống vui, Thành như bừng tỉnh và tự nhủ mình phải sống thật tốt.


Những ngày đầu trong trại, Thành nhớ gia đình da diết. Từ nguyên liệu và giấy và xà phong thơm Thành đã làm ra được một cây sáo.


“Ngày còn là SV, mình đã từng làm sáo bán lấy tiền đóng học. Trong này buồn, muốn làm một khúc sáo thổi cho vui. Thế nhưng theo quy định của trại giam, phạm nhân không được mang những vật nhọn, cứng, sắc vào trại giam. Nhưng rồi mình đã nghĩ ra cách là quấn báo thành cái ống phía trong, bên ngoài mình cắt gọt bánh xà phòng thơm thành hình cây sáo. Không ngờ lại thổi ra âm thanh” – Thành nhớ lại.


Hàng đêm, khi không gian đã yên tĩnh, tiếng sáo của Thành là thứ âm thanh trong trẻo đầy cảm xúc.


Cũng nhờ có tài lẻ đó, một phạm nhân khác đã giới thiệu Thành với cán bộ trại giam và cho biết thêm về khả năng thông thạo tiếng Anh, máy vi tính của Thành.


Thành được cán bộ trại cho thử thách và sau đó cho làm Trưởng ban quản lý phạm nhân.


Công việc đó, với Thành là “một kỉ niệm suốt đời không thể quên”.


“Trại giam A2, chủ yếu là người Nam, còn mình là người Bắc. Chỉ nói riêng về ngôn ngữ và phong tục cũng đã khác nhau rồi. Đấy là chưa nói đến việc có nhiều người Nam họ không thiện cảm với dân Bắc mình. Thế nên mình đã phải học hỏi rất nhiều từ ngôn ngữ đến phong tục tập quán. Và cái quan trọng nhất là gần gũi để nắm bắt tâm tư tình cảm của các phạm nhân”.


Hầu hết những thứ hai đầu tháng Thành lại được đứng trước hàng ngàn phạm nhận để chia sẻ cảm xúc và nói những lời động viên chân thành với họ.


Cùng màu áo, cùng ngôn ngữ và sự chân tình nên Thành được nhiều anh em dành cho sự tôn trọng, đồng cảm.


Thành kể: “Có lần, có một phạm nhân người Khánh Hòa bị bắt vào trại vì tội buôn bán ma túy. Thụ án nhưng bị người thân bỏ mặc, anh này sinh ra quẫn, luôn tìm cách dọa chết và chửi cán bộ trại giam. Một lần, anh ta cầm lăm lăm chiếc dao lam trên tay và dọa nếu không thỏa mãn các yêu sách mình đưa ra thì sẽ cắt tay tự tử”.


“Nhiều cán bộ của trại khuyên bảo nhưng anh ta không nghe và đuổi ra hết. Đến khi mình lại gần và nói: “Anh bình tĩnh. Anh cứ bỏ lưỡi dao lam xuống rồi lên phòng uống nước chè với em. Anh yêu cầu gì em sẽ nói lại với cán bộ cho anh. Sau hồi lâu thuyết phục anh ta đã chịu theo mình về phòng”.


Trong trại giam mỗi người mỗi tài nên Thành nói mình học được rất nhiều nghề. Nào là đục đẽo tượng, nào là nhạc, họa…


Những kỹ năng ấy, khi ra khỏi trại giam rồi đã giúp Thành làm lại cuộc đời.


Hạnh phúc mỉm cười


Nhờ thành tích cải tạo tốt nên chỉ sau hơn 3 năm Thành đã được trở về với thế giới tự do.


Thành nghĩ mình cần mở một quán phở như là nơi anh kết nối với bạn bè “phần để họ giúp ăn phở ủng hộ mình, nhưng lý do chính là để mọi người giúp anh tìm hướng đi lâu dài cho đường đời sắp tới”.











trại giam, giảng đường, giảng viên, Kinh doanh và Công nghệ
Nguyễn Trung Thành trong giây phút vui nhộn cùng sinh viên. (Ảnh: NVCC)

May mắn khi Thành được một người bạn ĐH hiện đang là giảng viên Trường ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội cho biết trường đang tuyển giảng viên và giới thiệu Thành về làm dạy thỉnh giảng tại đây.


Mặc cảm vì lý lịch, nghĩ mình chẳng bao giờ có thể làm được công việc này nhưng nhờ có sự động viên của người bạn, Thành có thêm quyết tâm lên giảng đường.


“Vậy mà không ngờ khi đứng trên bục giảng mình lại tự tin đến vậy. Tiết học trôi qua rất hào hứng, tự nhiên và gần gũi. Các bạn sinh viên ủng hộ rất nhiệt tình. Mình nghĩ để có được sự tự tin đó chính là nhờ những ngày làm Trưởng ban quản lý phạm nhân khi còn trong trại giam” – Thành tâm sự.


Sau thời thử việc, đến tháng 8/2012 Thành vượt qua phần thi khắc nghiệt của trường để trở thành giảng viên chính thức của khoa tiếng Anh.


Ông Nguyễn Kim Sơn, Chánh văn phòng Trường ĐH Kinh doanh Công nghệ cho biết: Trong thời gian làm việc tại trường đến nay, thầy Thành luôn chứng tỏ được năng lực của mình và được các em sinh viên yêu quý, tôn trọng.


Còn về sai lầm của thầy, đó đã thuộc về quá khứ. Trong mỗi chúng ta ai cũng có thể mắc. Quan trọng là chúng ta có biết sửa sai hay không và xã hội phải tạo cơ hội để họ trở lại làm người tốt”.


Vào trường, Thành không chỉ luôn tìm cách thay đổi phương pháp dạy mà còn mang chính chuyện đời mình chia sẻ cho sinh viên nghe với mong mỏi các bạn phải suy nghĩ thật kỹ trước mỗi hành động, trước khó khăn không được chạy trốn mà phải có bản lĩnh đối mặt để vượt qua.


Công việc giảng viên không chỉ mang lại cho thầy sự tư tin để làm lại từ đầu mà còn mang đến cho thầy một người vợ ngoan hiền, xinh đẹp.


Thành cười hạnh phúc: “Vợ mình chính là sinh viên của mình đấy. Cô ấy bảo thầm yêu trộm nhớ mình từ những bài giảng dí dỏm và nhất là cái cách mình không lảng tránh những lỗi lầm của quá khứ”.


Văn Chung






“Không ai muốn chọn giữa Mỹ và TQ”

“Không ai muốn chọn giữa Mỹ và TQ”

- "Lý trí mách bảo tôi rằng VN không nên là thành viên của bất kỳ một liên minh quân sự nào. VN có câu ngạn ngữ "trâu bò đánh nhau, ruồi muỗi chết". Đừng bao giờ để mình bị mắc kẹt giữa hai cường quốc" – ông Bùi Thế Giang, Vụ trưởng Vụ Tây Âu – Bắc Mỹ, Ban Đối ngoại TƯ Đảng nói.


>> Chiếm đoạt lãnh thổ không giúp anh thành cường quốc


VietNamNet giới thiệu phần tiếp bàn tròn với ông Bùi Thế Giang và Ts Anders Corr (Harvard), chuyên gia phân tích chính trị quốc tế, bình luận viên của Bloomberg TV và Finnancial Times.




"Giấc mơ Trung Hoa" có gì nhạy cảm?


Việt Lâm: Ông Giang đã nói đến "Giấc mơ Trung Hoa" - một khái niệm mới được Trung Quốc đưa ra gần đây và cho rằng "giấc mơ Trung Hoa" cần được giải mã một cách cặn kẽ và chính xác. Còn Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tập Cận Bình đã nói "giấc mơ Trung Hoa" là "sự phục hưng quốc gia, nâng cao mức sống và sự thịnh vượng của người dân, xây dựng một xã hội tốt đẹp hơn và tăng cường sức mạnh quốc phòng". Tôi nghĩ một ngày nào đó, chúng ta cũng phải có "giấc mơ Việt Nam" về một quốc gia giàu mạnh. Mặt khác, có lẽ cũng là đòi hỏi tự nhiên khi một cường quốc đang lên muốn tìm kiếm cho mình một vị trí lãnh đạo xứng đáng. Thế thì tại sao, các nước trong khu vực, chưa nói đến thế giới, lại nhạy cảm với "giấc mơ Trung Hoa" đến thế?


Ông Bùi Thế Giang: Cũng giống như sự kiện giàn khoan 981, tôi không thấy có gì ngạc nhiên về "giấc mơ Trung Hoa" bởi vì đó là một phần trong tham vọng đã kéo dài hàng ngàn năm của Trung Quốc. Cách đây 2 ngày, tôi có một cuộc trò chuyện rất thú vị với Cố vấn Chính trị cao cấp của Tổng thống Séc, người đang có kỳ nghỉ ở VN. Chúng tôi đã nói chuyện về trao đổi thương mại đang gia tăng nhanh chóng giữa CH Séc và Trung Quốc, một hiện tượng rất mới ở đất nước ông ấy hàng thập kỷ nay, nhất là từ khi Liên Xô và khối XHCN Đông Âu sụp đổ. Trước đó, CH Séc hầu như không có trao đổi thương mại đáng kể với Trung Quốc. Nhưng trong vòng 1-2 năm trở lại đây, họ đến Trung Quốc, làm ăn với doanh nhân Trung Quốc, mời nhà đầu tư Trung Quốc vào CH Séc. Do đó, khối lượng giao thương, đầu tư cũng như các hoạt động kinh tế khác đã tăng chóng mặt. Tại sao lại như vậy? Bởi vì họ nhìn thấy tiềm năng hứa hẹn của Trung Quốc về mặt kinh tế.


Nhưng điều khiến tôi cảm thấy thú vị là khi ông ta kể với tôi theo kiểu chuyện phiếm rằng: "ông Giang biết không, chúng tôi làm ăn với Trung Quốc mà không phải lo sợ họ sẽ chiếm đóng đất đai của chúng tôi". Tôi hỏi ông ấy tại sao. Ông ấy trả lời: "Ông biết không, trên thế giới này tiếng Séc có lẽ là ngôn ngữ khó học nhất". Tôi không biết ông ta đang đùa hay nghiêm túc khi bảo rằng có lẽ người VN là dân tộc duy nhất trên thế giới có thể học và nói tiếng Séc như người bản xứ.


Câu hỏi nảy ra trong óc tôi là: Tại sao ông ấy lại nghĩ về một Trung Quốc đang lên, một Trung Quốc tốt cho CH Séc ở khía cạnh hợp tác kinh tế? Ông ấy không trả lời thẳng vào vấn đề nhưng nói rằng: Tôi đã nghiên cứu bản đồ thế giới mà Trung Quốc ấn hành từ xa xưa. Trên tấm bản đồ đó, CH Séc ngày nay chỉ là một bán đảo nhỏ xíu của một Trung Quốc rộng lớn. Ôi chúa ơi!



Ts Anders Corr:
Tôi nghĩ lý do một phần là Trung Quốc tại thời điểm này dường như đang theo đuổi lối tư duy và hành xử của các quốc gia dân tộc trong thế kỷ 19, tức là gây dựng vị thế và ảnh hưởng thông qua con đường mở rộng lãnh thổ và hải dương. Đó hoàn toàn là một tư duy lỗi thời. Cách duy nhất, theo tôi, có thể giúp cho thế giới trở nên bình yên hơn và tăng trưởng kinh tế tốt hơn là dựa trên việc tôn trọng luật pháp quốc tế. Nhiều người vẫn nói về Mỹ và Trung Quốc như là những đối thủ chiến lược ở châu Á nhưng tôi không nghĩ như vậy. Căn cứ vào quy mô quan hệ thương mại khổng lồ của Mỹ với TQ, tôi tin rằng Mỹ không muốn gì hơn là hợp tác với TQ bởi chúng tôi muốn kiếm tiền, họ cũng muốn kiếm tiền. Nếu Trung Quốc theo đuổi con đường của một cường quốc hòa bình, sự phát triển của họ sẽ là điều tuyệt vời cho cả thế giới và cho cả chính họ. Còn nếu họ theo đuổi con đường cường quốc bằng cách chiếm đoạt lãnh thổ nước khác, bằng sức mạnh vũ khí, điều đó sẽ vô cùng nguy hiểm. Bây giờ là thế kỷ 21 rồi và không một quốc gia nào có thể tiếp tục lối tư duy, hành xử của thế kỷ 19.











liên minh, Biển Đông, Trung Quốc,
Các khách mời tại bàn tròn. Ảnh: Lê Anh Dũng

Ông Bùi Thế Giang: Tôi rất thích ý tưởng của ông Corr là nếu tất cả đều tôn trọng luật pháp quốc tế thì thế giới này sẽ bình yên, thịnh vượng và hạnh phúc. Tiếc rằng đấy là chữ "NẾU" to đùng. Hãy nhìn lại chiến tranh thế giới lần thứ 2 mới kết thúc cách đây chưa đầy 70 năm và rồi chúng ta vẫn chứng kiến quá nhiều cuộc chiến tranh xảy ra ở quá nhiều nước, trong đó có đất nước tôi. Nhìn từ năm 1945, chiến tranh thế giới vừa kết thúc thì VN phải đối mặt với chiến tranh chống Pháp, hay chiến tranh Đông Dương lần thứ nhất, rồi cuộc chiến của Mỹ ở VN, hay còn gọi là chiến tranh Đông Dương lần 2 mà tôi là một cựu chiến binh. Sau đó là cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc, nhưng thậm chí trước đó, chúng tôi còn phải chịu đựng cuộc chiến tranh biên giới Tây Nam với Khơ-me Đỏ, một chế độ mà thú vị thay, lúc đó được gọi là Campuchia dân chủ.


Ngày nay, cộng đồng quốc tế, LHQ đang tìm mọi cách để đưa Khơ-me Đỏ ra xét xử. Một cuộc chiến pháp lý tốn rất nhiều tiền và kéo dài nhiều năm rồi. Vậy mà 40 năm trước, khi chúng tôi gửi quân vào Campuchia theo lời kêu gọi của nhiều người Campuchia để giúp họ chống Khơ-me Đỏ, khôi phục hòa bình và công lý thì chính nước Mỹ và hầu như cả thế giới tiến hành cấm vận VN suốt nhiều năm sau đó.


Cuộc chạy đua vũ trang ở CA-TBD


Việt Lâm: Bình luận của ông Giang làm tôi nhớ đến một nhận xét khá cay đắng của một nhà lãnh đạo đáng kính rằng: với tư cách một nước vừa và nhỏ, chúng ta đã nếm trải bài học lịch sử rằng luật lệ nằm trong tay kẻ mạnh và thậm chí ngay cả với luật pháp quốc tế thì họ cũng diễn giải theo lợi ích của mình.


Ts Anders Corr: Tôi tin là trong trường hợp liên quan đến Biển Đông thì luật pháp quốc tế đang ủng hộ Việt Nam và tôi tin Mỹ cũng sẽ ủng hộ VN.


Nhưng tôi muốn đặt ra một câu hỏi thảo luận với ông Giang. Năm 1991 và 1992, Phillipines chấm dứt hợp đồng cho Mỹ thuê căn cứ hải quân và không quân ở vịnh Subic và Mỹ chuyển đến Singapore, mang lại lợi ích lớn cho Singapore vì họ được đảm bảo an ninh một cách miễn phí. Và có thể thấy là ngay sau đó, chi tiêu quân sự của Trung Quốc tăng lên nhanh chóng và ồ ạt. Khi họ gia tăng chi tiêu cho quốc phòng thì đồng thời các hoạt động khẳng định chủ quyền trên biển cũng ngày càng quyết đoán hơn. Tôi không biết là ông có thấy nguyên nhân và hệ quả của việc Mỹ rời căn cứ Subic và việc Trung Quốc ngày càng hành xử khiêu khích hơn?


Ông Bùi Thế Giang: Thực ra Mỹ đang quay trở lại Philippines đấy thôi, tất nhiên là không cùng mức độ như trước. Câu hỏi của ông rất thú vị và tôi muốn quay trở lại phân tích một tác động của vụ giàn khoan. Theo quan điểm của tôi, sự kiện đó đã tạo ra động cơ thúc đẩy các nước trong khu vực chạy đua vũ trang. Tôi nhớ rằng vào năm 2012, chi tiêu quân sự của Mỹ chiếm khoảng 41% tổng chi tiêu quân sự của toàn thế giới. Năm ngoái, 2013, nó giảm xuống còn 37%. Nhiều người đã diễn giải các con số này như một sự cắt giảm chi tiêu quốc phòng của Mỹ. Nhưng tôi đã nói rằng: Không thể nào, nhất là nếu nhìn vào gói chi tiêu quốc phòng mới được Hạ viện thông qua gần đây thì chi tiêu quân sự của Mỹ vẫn tăng lên về giá trị tuyệt đối.


Vấn đề là tỷ trọng chi tiêu quân sự của Mỹ trong tổng chi tiêu quân sự của thế giới giảm đi bởi rất nhiều quốc gia khác đã gia tăng chi tiêu quốc phòng, đặc biệt là Trung Quốc. Hãy nhìn vào một quốc gia với 1.4 tỉ dân. Chỉ cần tăng thêm mỗi đầu người 1 USD dành cho quốc phòng thì họ sẽ có bao nhiêu tiền? Xét trên khía cạnh đó thì chúng ta có thể thấy ngay vì sao giá trị tương đối của chi tiêu quân sự Mỹ giảm đi so với thế giới. Tuy nhiên, điều đó cũng cho chúng ta thấy một xu hướng rất nguy hiểm ở khu vực, nếu xét đến những gì đã xảy ra ở Syria, Lybia, châu Phi..., chưa kể đến diễn biến hiện nay ở Ukraine. CA-TBD là nơi mà thế giới nhìn vào như một đầu tàu tăng trưởng kinh tế và tương lai thịnh vượng, ít nhất từ khía cạnh kinh tế. Vậy mà giờ đây, khu vực này lại dành tiền có được từ phát triển kinh tế để chi tiêu vào quân sự. Đương nhiên, khi tiền cho quốc phòng tăng lên thì tiền chi cho đầu tư phát triển sẽ giảm đi. Nhưng điều đáng sợ hơn cả là một đô la chi tiêu vào quân sự sẽ quay trở lại và lấy đi không chỉ sự thịnh vượng mà còn là tính mạng con người với cấp số nhân. Đó là lý do tại sao tôi nghĩ xu hướng chạy đua vũ trang trong khu vực rất nguy hiểm.











liên minh, Biển Đông, Trung Quốc,
VN chỉ có nhu cầu bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ và nền độc lập đã phải trả giá quá nhiều mới có được. Ảnh: Lê Anh Dũng



Ts Corr: Tôi hoàn toàn đồng ý với ông. Cách đây vài tuần, tôi đã gặp một nhà buôn vũ khí ở châu Á. Anh ta nói rằng chính chủ nghĩa bành trướng lãnh thổ mới của Trung Quốc đã thúc đẩy các nước khác trong khu vực phải mua sắm thêm nhiều vũ khí. Như tôi đã từng nói, chúng ta không phải đang sống ở thời kì 1945 nữa. Giờ đây đã có vũ khí hạt nhân và rất nhiều loại vũ khí tối tân ra đời. Sẽ là thảm hoạ cho tất cả các quốc gia trong khu vực này nếu chiến tranh xảy ra.


Đó là lý do vì sao tôi thực sự cảm phục cách tiếp cận mà VN đã lựa chọn đối với vụ việc giàn khoan, một cách tiếp cận rất cẩn trọng. Đó là một cách thức không mạo hiểm gây chiến nhưng vẫn đủ kiên định vì quyền lợi chính đáng của VN. Tôi cũng nghĩ rằng thật xuẩn ngốc nếu đổ hang đống tiền của vào mua vũ khí khi một quốc gia muốn chống lại Trung Quốc. Thực lực quân sự của họ vượt trội so với các nước khác trong khu vực.


Mặt khác, tỉ lệ chi tiêu quốc phòng giữa Mỹ và Trung Quốc là 3.6/1 và Mỹ chi tiền vượt trội vào công nghệ vũ khí so với Trung Quốc. Do vậy, tôi nghĩ rằng, khi Trung Quốc cứ phớt lờ các phản đối hay luật pháp quốc tế thì các nước khác rất cần có Mỹ bên cạnh như một người bạn. Bất kỳ khi nào tàu Trung Quốc xâm nhập bất hợp pháp vào vùng biển của một quốc gia nào đó thì nên có tàu Mỹ đi cùng tàu của quốc gia đó để theo dõi con tàu kia. Đó là điều mà người Nhật Bản đã làm và họ làm rất tốt. Mỗi khi máy bay Trung Quốc xâm nhập vào không phận, người Nhật hoặc Mỹ cử phi cơ chiến đấu bay sát máy bay Trung Quốc. Điều đó buộc Trung Quốc phải kiềm chế. Tôi cho rằng các quốc gia khác như Philippines hay VN khi đã xích lại gần hơn có thể xem xét hợp tác quốc phòng với Mỹ. Tôi cũng từng nói công khai rằng hợp tác quân sự Mỹ - Trung nên chấm dứt


VN hợp tác quốc phòng không phải để nhằm vào một ai


Ông Bùi Thế Giang: Bình luận của ông rất đáng suy ngẫm. Tôi muốn nhấn mạnh thêm vài điểm. Thứ nhất, hợp tác luôn hữu ích nếu những mối hợp tác này trong bất kỳ lĩnh vực nào có thể đem đến ổn định, hoà bình và lòng tin giữa các quốc gia. Khi ông đề cập đến hợp tác quân sự, tôi sẽ nói rằng thực ra thì VN đã hợp tác với nhiều đối tác trên thế giới, trong đó có Mỹ, trong nhiều lĩnh vực bao gồm cả quốc phòng. Đáng tiếc là do những hạn chế về nguồn lực con người và tài chính nên chúng tôi chưa làm được đến mức như chúng tôi hay đối tác của chúng tôi mong muốn.


Lấy dẫn chứng về các chuyến viếng thăm của tàu quân sự Mỹ. Chúng tôi chỉ có một chuyến như vậy một năm. Trong khi ông có biết Trung Quốc, bao gồm cả Hongkong có bao nhiêu tàu chiến Mỹ ghé thăm 1 năm không? 15 chuyến một năm.


Đến giờ người VN, đặc biệt là các cựu chiến binh như tôi vẫn rất nhạy cảm với các chuyến viếng thăm quân sự. Nhưng có một điều tôi có thể cam đoan với ông là khi chúng tôi hợp tác với các đối tác, trong đó có Mỹ, chúng tôi không bao giờ nghĩ đến một mục tiêu cụ thể nào cần ngăn ngừa, chẳng hạn một cuộc xâm lược hay tấn công từ một quốc gia nào đó. Như tôi đã nói, trong suốt chiều dài lịch sử, chúng tôi đã phải đối mặt với quá nhiều cuộc xâm lăng từ quá nhiều hướng. Vừa nãy tôi có đề cập đến mưu toan xâm lược VN của Khơ-me đỏ, một đối thủ nhỏ hơn chúng tôi và kỹ năng chiến đấu kém hơn chúng tôi rất nhiều. Vì thế, chúng tôi không hướng đến một hướng cụ thể nào mà chỉ có một nhu cầu bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ và nền độc lập mà chúng tôi đã phải trả giá quá nhiều mới có được. Nhất là khi đang có quá nhiều sự việc và diễn biến phức tạp vây quanh chúng tôi, trong đó có những nguy cơ có thể bất ngờ xảy đến từ một vòng tròn nào đó. Cho nên, chúng tôi luôn luôn cảnh giác.


"Trâu bò đánh nhau, ruồi muỗi chết"





Việt Lâm:Nhân nói về vai trò của Mỹ ở CA-TBD, nhiều quốc gia trong khu vực hoài nghi về tính bền vững và đáng tin cậy của chiến lược tái cân bằng về châu Á mà chính quyền TT Obama đang theo đuổi. Các ông nhìn nhận thế nào về việc triển khai chiến lược này trong năm 2014, nhất là khi mà Mỹ bị giằng xé bởi quá nhiều sự kiện khác trên thế giới như Trung Đông, Ukraine?


Ts Corr:
Vâng, có quá nhiều điểm nóng và nguy cơ trên thế giới. Và Mỹ với tư cách là nền quân sự lớn nhất thế giới với chi tiêu đứng đầu hay được nhìn nhận theo kiểu: hãy giúp chúng tôi sửa chữa tình hình, khắc chế những nguy cơ này. Vấn đề là Mỹ không đủ sức để giải quyết tất cả mọi việc. Tôi cho rằng, điều quan trọng là các đồng minh của Mỹ phải là đối tác bình đẳng và đóng góp phần của mình.

Tôi đã từng viết một bài đề xuất Mỹ thành lập một tổ chức hợp tác quân sự đa phương ở CA-TBD để đảm bảo ổn định và an ninh khu vực. Hiện tại ở châu Á có rất nhiều liên minh song phương mạnh nhưng chúng không đủ.


Việt Lâm: Tôi muốn phản biện ông một chút. Tôi không tin rằng ý tưởng này sẽ khả thi ở CA-TBD. Không nước nào trong khu vực này muốn bị buộc phải lựa chọn giữa Mỹ và Trung Quốc. Và họ sẽ e ngại tham gia một liên minh quân sự đa phương như ông đề xuất bởi lo ngại TQ sẽ nhìn nhận nó như một nỗ lực chống TQ và có thể kích động phản ứng mạnh hơn từ Bắc Kinh.


Ông Bùi Thế Giang: Ai cũng có cách nghĩ riêng của mình. Suy nghĩ của tôi mách bảo tôi rằng VN không nên là thành viên của bất kỳ liên minh quân sự nào, ít nhất vào thời điểm này. Nếu nhìn lại lịch sử, ông biết đấy, những liên minh kiểu đó ở khu vực này không được bền vững. Chẳng hạn như SEATO được thành lập vào giữa những năm 50 chỉ tồn tại được khoảng 10 năm. Hiện giờ chúng ta có một số liên minh song phương như Mỹ - Nhật, Mỹ - Hàn Quốc, Mỹ - Philippines hay Mỹ - Australia và New Zealand. Những lien minh kiểu này có các nguyên nhân lịch sử. Nhưng vào thời đại mới này, nhất là sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, bất kỳ một động thái nào kiểu như vậy sẽ có tác động to lớn đến môi trường khu vực, tác động sâu sắc đến các quốc gia lien quan một cách trực tiếp hay gián tiếp. Vì thế, tôi không nghĩ rằng những nước như VN nên tham gia vào những lien minh này.


Tôi cho rằng luận điểm của nhà báo rằng không ai muốn chọn giữa Mỹ và TQ là chính đáng bởi vì nó không phải đơn giản như là cảm xúc yêu hay ghét. Một mặt, mọi quốc gia đều mong muốn hoà bình, thịnh vượng. Khi nói đến thịnh vượng, chúng ta nên nhìn vào nguồn gốc của sự giàu có. Cả Mỹ và TQ đều là hai quốc gia lớn nhất thế giới về quy mô kinh tế. Họ đều là quốc gia Thái Bình Dương. Tại sao không chọn cả hai, thay vì phải chọn một trong hai để phát triển? Và nếu chúng ta nhìn vào nhân tố thứ hai mà tôi đã nói đến, đó là hoà bình thì chúng ta sẽ phải quan ngại rằng nếu một trong hai, chưa nói đến là cả hai nước lớn này xâm phạm vào lãnh thổ nước bạn, khi đó, ý nghĩa của hoà bình sẽ là gì? Và khả năng một bên khác can dự vào sẽ đến đâu?


Chúng tôi luôn nhớ bài học rằng: Đừng bao giờ để mình bị mắc kẹt giữa hai cường quốc. Ông biết không, tiếng Việt có một câu ngạn ngữ thế này: Trâu bò đánh nhau, ruồi muỗi chết.




(còn nữa)






Công khai hết để cán bộ thuế không còn ‘ăn vặt’

Công khai hết để cán bộ thuế không còn ‘ăn vặt’

Rất nhiều người còn nhớ nhận định gây sốc của Bộ trưởng Bộ Tài chính: "nhiều cán bộ thuế ăn vặt". Nỗ lực cắt giảm và công khai thủ tục chính là cách tốt nhất để loại bỏ tiếng ’ăn vặt’ của ngành thuế.





Giảm hơn gần 300 giờ, cắt bỏ hàng loạt thủ tục giấy tờ và thông thoáng hơn trong các quy định áp thuế khiến cho ngành thuế năm nay ghi dấu ấn cải cách lớn. Tuy nhiên, hiệu quả thực sự đến đâu sẽ còn phải trông chờ ở việc thực hiện trong năm 2015.

Bỏ 1 cột , tiết kiệm cả tỷ USD


Tháng 3, Chính phủ đã yêu cầu ngành thuế và bảo hiểm xã hội phải làm sao giảm số giờ từ 872 giờ xuống chỉ còn mức 171 giờ, đảm bảo mục tiêu Việt Nam đứng thứ trung bình trong ASEAN-6 vào năm 2015.


Trong khoảng 701 giờ phải giảm đó, ngành thuế chiếm hơn một nửa với 537 giờ, bảo hiểm xã hội là 335 giờ. Theo sự "phân công" của 2 ngành, ngành thuế chịu trách nhiệm "xử lý" 415,5 giờ, để người nộp thuế chỉ còn mất 121,5 giờ. Ngành bảo hiểm xã hội phải "lo" 285,5 giờ, giảm xuống chỉ còn "tốn" mất 49,5 giờ.











cải-cách, tái-cơ-cấu, nộp-thuế, trốn-thuế, ăn-vặt, môi-trường-kinh-doanh, năng-lực-cạnh-tranh, giảm-thu, ngân -sách
Tư vấn thuế tại Vĩnh Phúc

5 tháng sau đó, ngày 25/8, tháng Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư 119 để sửa đổi tới 8 Thông tư liên quan đến thuế, gỡ bỏ hàng loạt thủ tục với dự kiến sẽ giảm được 201,5 giờ nộp thuế. Các quy định mới này đã thực hiện từ 1/9.


2 tháng tiếp theo, ngày 10/10, Thông tư 151 được ban hành đã tiếp tục nới lỏng điều kiện doanh nghiệp kê khai theo quý... đã giúp doanh nghiệp giảm tiếp 88,36 giờ, đưa tổng số giờ nộp thuế được giảm tính đến cuối năm 2014 là tới 289,86 giờ.


Trong đó, chỉ riêng việc sửa đổi biểu mẫu tờ khai, giấy nộp thuế đã giúp cho doanh nghiệp giảm tới 194 giờ, tương ứng tới 36% tổng thời gian nộp thuế trước đó. Những sửa đổi này đôi khi rất đơn giản là bỏ đi vài cột, dòng... không còn cần thiết trong bảng kê.


Đặc biệt, số lần giảm thuế chắc chắn sẽ giảm từ 32 lần xuống chỉ còn 1 lần. Bởi tính đến tháng 12, đã có 95% doanh nghiệp kê khai thuế điện tử.


Lãnh đạo Tổng Cục Thuế chia sẻ, các doanh nghiệp tốn thời gian nhất là ở khâu chuẩn bị.


Ví dụ với thuế giá trị gia tăng, các doanh nghiệp Việt Nam thường phải rà soát tỉ mỉ các hoá đơn đầu ra, đầu vào, nhập các thông tin chưa có vào phần mềm kế toán, ghi chép, điều chỉnh...


Còn ở Thái Lan, quốc gia này chỉ áp dụng một mức thuế suất thuế giá trị gia tăng và doanh nghiệp không phải thực hiện bảng kê hóa đơn. Các hóa đơn bán hàng ở đây đều được chuyển qua đường điện tử về cơ sở dữ liệu quốc gia và cơ quan thuế được khai thác, sử dụng từ đó. Camphuchia cũng không thực hiện bảng kê hóa đơn và chỉ căn cứ kết quả hạch toán kế toán để tính thuế giá trị gia tăng.


Ông Olin Mc Gill, chuyên gia của USAID Cơ quan hợp tác phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID) đã tính toán, mức lương hiện nay của kế toán ở Việt Nam là 23.456 đồng/giờ/người. Với khoảng 400.000 doang nghiệp đang hoạt động và có đóng góp thuế, tổng chi phí của tất cả người nộp thuế ở Việt Nam là 9,8 ngàn tỷ đồng.


Sau khi giảm 178 giờ, từ 1.050 giờ năm 2010 xuống 872 giờ kể từ năm 2013, Việt Nam tiết kiệm được chi phí 1,7 ngàn tỷ đồng. Nếu giảm 701 giờ theo Nghị quyết 19, tổng chi phí có thể tiết kiệm được sẽ lên tới 6,6 ngàn tỷ đồng.


Tuy nhiên, mọi ước tính trên mới chỉ là giả định. Điều quan trong hơn cả là tính thực thi sẽ thể hiện ra sao trong năm 2015. Đặc biệt, đây cũng là năm ngành thuế vẫn còn 125,94 giờ cần xử lý cho người nộp thuế.


Theo Báo cáo môi trường kinh doanh năm 2015, Việt Nam vẫn tụt hạng tới 6 bậc với thời gian nộp thuế vẫn đứng nguyên. Bà Victoria KwaKwa, Giám đốc Ngân hàng Thế giới đã bày tỏ, các nỗ lực cải cách sẽ được ghi nhận trong báo cáo môi trường kinh doanh vào năm tới, 2016.


Cởi trói cho doanh nghiệp


Cùng với cuộc cải cách rốt ráo trên, một bộ luật mới điều chỉnh tới 5 Luật đã được thông qua tại kỳ họp Quốc hội gần đây là Luật sửa đổi các Luật liên quan đến thuế. Các doanh nghiệp theo đó được cởi trói rất nhiều trong tất cả các khâu, từ cách thức nộp thuế cho đến khấu từ, hoàn thuế...


Ví dụ như từ 1/1/2015, thuế chuyển nhượng chứng khoán và bất động sản của các cá nhân đã thống nhất một hình thức nộp thuế thay vì 2 phương thức trước đây. Trong đó, người nộp thuế thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán chịu một mức thuế suất 0,1% trên giá chuyển nhượng từng lần, người nộp thuế thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản cũng chỉ chịu một mức thuế suất 2% trên giá chuyển nhượng từng lần.











cải-cách, tái-cơ-cấu, nộp-thuế, trốn-thuế, ăn-vặt, môi-trường-kinh-doanh, năng-lực-cạnh-tranh, giảm-thu, ngân -sách
Cắt giảm và công khai để giảm tiêu cực thuế.

Đặc biệt, điểm khiến nhiều doanh nghiệp kêu ca nhiều nhất từ nhiều năm nay là chi phí khuyến mại, quảng cáo... đã được gỡ bỏ hoàn toàn.


Kể từ năm 2015, các doanh nghiệp sẽ không phải chịu mức khống chế 15% trên tổng chi phí để được khấu trừ khi tính thu nhập chịu thuế. Việc cởi bỏ mức trần chi quảng cáo này chắc chắn sẽ giúp các doanh nghiệp được lợi rất nhiều vì sẽ được hạch toán số chi thật, giảm mức nộp thuế.


Bộ Tài chính đã tính toán, tổng giá trị thuế hỗ trợ cho các doanh nghiệp, cá nhân năm 2015 ước khoảng 3.900-4.000 tỷ đồng và mỗi năm, Quỹ hoàn thuế thuế giá trị gia tăng sẽ tăng chi 1.300 tỷ đồng.


Song, Bộ này cũng đã khẳng định, ngân sách có thể chỉ giảm thu trước mắt nhưng sẽ tăng trong trung và dài hạn. Những sửa đổi trên sẽ thúc đẩy sản xuất kinh doanh, tăng năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp.


Ông Bùi Văn Nam, Tổng Cục trưởng Tổng Cục thuế giãi bày, ”tinh thần của ngành thuế giờ thay đổi. Nếu trước đây, cơ quan quản lý thuế chỉ suy nghĩ tạo điều kiện thuận lợi cho mình, đẩy khó cho doanh nghiệp thì giờ phải ngược lại, tạo mọi thuận lợi cho doanh nghiệp, nâng cao tính trách nhiệm hơn".


Còn nhớ, điều gây sốc nhất của ngành thuế năm 2014 là câu nói của Bộ trưởng Bộ Tài chính "nhiều cán bộ thuế ăn vặt". Với việc đơn giản hoá nhiều thủ tục, hạn chế giao dịch giữa người với người, sự minh bạch, công khai được tăng cường thì chắc chắc, sẽ không còn đất sống cho tiêu cực như vậy.


Năm 2015, toàn ngành thuế đã có kế hoạch tổng thể để tiếp tục rút ngắn gần 125 giờ nộp thuế, đảm bảo mục tiêu của Chính phủ giao.


Phạm Huyền









cải-cách, tái-cơ-cấu, nộp-thuế, trốn-thuế, ăn-vặt, môi-trường-kinh-doanh, năng-lực-cạnh-tranh, giảm-thu, ngân -sách