Thảm Cho Bé

Các mẫu Thảm Cho Bé, Thảm Xốp Cho Trẻ, Thảm Lót Nhà Trẻ Eva, Thảm Cho Bé được làm từ chất liệu cao su và hạt nhựa Eva xuất xứ từ Việt Nam đảm bảo an toàn, không độc hại, độ đàn hồi cao và đặc biệt rất bền bỉ. Công dụng chống trơn và hạn chế chấn thương khi tập luyện sử dụng để trải lót sàn phòng tập võ; phòng tập luyện cho các bộ môn thể thao nhào lộn, Aerobic, trường học, nhà trẻ và phòng tập luyện võ thuật các bộ môn như: Taekwondo; Karatedo; Vovinam; Võ cổ truyền; Pencak silat; Sanshuu; Aikido; Judo; Boxing; Kickboxing; Muay; MMA..

GIẢM TỪ 20% KHI MUA THẢM TẬP VÕ SỐ LƯỢNG LỚN LH: 09 68 59 33 78

Thảm cho trẻ với các đường viền dễ dàng nối liền với nhau tạo thành một không gian rộng cho bé vui chơi thoải mái. Thảm xốp lót sàn cho trẻ được làm từ chất liệu cao su và hat nhựa eva, rất êm ái, bề mặt tiếp xúc chống trơn trượt sẽ đảm bảo được độ an toàn khi bé sử dụng.


Thảm Cho Bé




– Thảm lót sàn giúp giảm lực va đập khi bé ngã, giữ an toàn cho bé khi nô đùa.

– Bề mặt thảm xốp có thiết kế sần nhỏ chống trơn trượt hiệu quả.

– Giúp bé vui chơi an toàn, hạn chế trường hợp trượt ngã khi nô đùa.

– Thảm ghép chia miếng dễ dàng lắp ráp phù hợp từng không gian.

– Thuận tiện tháo ra những lúc không sử dụng giúp bảo quản tiện lợi.

– Bề mặt xốp nhanh khô, dễ dàng lau sạch để đảm bảo vệ sinh tốt hơn.

– Màu sắc rực rỡ của từng miếng thảm xốp mang đến vẻ tươi sáng cho căn phòng.

Thảm Tập Võ các bộ môn như: Taekwondo; Karatedo; Vovinam; Võ cổ truyền; Pencak silat; Sanshuu; Aikido; Judo; Boxing; Kickboxing; Muay; MMA.. .Là một trong những dụng cụ không thể thiếu cho bộ môn võ thuật và các môn thể thao.Là thảm mút xốp eva hàng Việt Nam chất lượng cao dùng lót sàn phòng tập võ.… giao hàng toàn quốc.

Thảm Tập Võ là sản phẩm thảm mút xốp eva hàng Việt Nam chất lượng cao, sử dụng để trải lót sàn phòng tập võ; phòng tập luyện cho các bộ môn thể thao nhào lộn, Aerobic, trường học, nhà trẻ.

Độ đàn hồi của thảm tốt sẽ giúp quá trình luyện tập của bạn trở nên dễ dàng hơn. Đặc biệt là khi thực hiện các động tác chống tay, chân hay tiếp xúc với mặt sàn sẽ không gây thương tích hay bị đau. Vì thế, dựa vào nhu cầu luyện tập bạn nên chọn cho mình những loại thảm tập võ có độ đàn hồi khác nhau.

Chủ Nhật, 29 tháng 12, 2013

Tàu ngầm Kilo đang về cảng Cam Ranh

Tàu ngầm Kilo đang về cảng Cam Ranh

Theo thông tin từ trang tin vận tải hàng hải Marine Traffic, sáng sớm ngày 29/12, tàu vận tải chuyên dụng Rolldock Sea chở theo tàu ngầm Kilo 636 Hà Nội đã rời cảng Singapore bắt đầu hành trình về Cam Ranh.
















tàu ngầm, Nga, Cam Ranh, hải quân, chủ quyền
Tàu vận tải Roddock Sea chở theo tàu Kilo HQ 182 Hà Nội trên đường tới Cam Ranh. Ảnh: Marine Traffic

Cảng Cam Ranh sẽ là chặng dừng chân cuối cùng trong quá trình di chuyển kéo dài gần một tháng rưỡi của tàu mẹ Rolldock Sea, bắt đầu từ thành phố cảng St Petersburg của Nga.


Nhà máy đóng tàu Admiraltei Verfi cho biết đã cử 5 chuyên gia tháp tùng cùng tàu ngầm Kilo HQ 182 Hà Nội về Việt Nam và họ sẽ đảm nhiệm các công việc hoàn thiện cuối cùng trước lễ bàn giao chính thức cho Hải quân Việt Nam.


Trước đó, ngày 27/12, hãng tin Nga Interfax AVN dẫn nguồn tin trong ngành công nghiệp đóng tàu cho biết, tàu ngầm Kilo 636 đầu tiên Nga đóng cho Việt Nam sẽ được bàn giao vào ngày 30/12 tại cảng Cam Ranh.


Việt Nam ký hợp đồng mua của Nga 6 tàu ngầm dự án 636 Varshavyanka (NATO định danh là Kilo 636) vào năm 2009 trong khuôn khổ chuyến thăm Nga của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.


Các tàu ngầm Kilo 636 Nga đóng cho Hải quân Việt Nam thuộc thế hệ tàu ngầm phi hạt nhân thế hệ thứ 3, được cập nhật những công nghệ đóng tàu tiên tiến nhất hiện nay.


Vũ khí trang bị cho tàu ngầm Kilo 636 Hà Nội cũng thuộc loại hiện đại nhất hiện nay, đủ khả năng đáp ứng nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền trên biển của Việt Nam.


Theo Vietnam+






Thứ Bảy, 28 tháng 12, 2013

Rạng ngời phép màu của cặp song sinh dính liền

Rạng ngời phép màu của cặp song sinh dính liền

- "Đến giờ em vẫn chưa tin rằng hai anh em tụi nó sống được. Nhưng đó là sự thật, các con em sống thật rồi chị ơi!", gương mặt người mẹ trẻ rạng ngời hạnh phúc.


Long nhớ Phụng lắm!


Những ngày cuối năm, chúng tôi tới thăm cặp song sinh Long – Phụng, hai bé vẫn phải điều trị cách ly, tiếp chúng tôi là chị Lam, mẹ các bé.


Khác với hôm phẫu thuật tách dính cặp song sinh, khuôn mặt chị Lam đã tươi tắn, rạng rỡ hơn hẳn.











phép màu, song sinh, dính liền, mổ tách, TP.HCM, Bệnh viện Nhi đồng 2

Giờ đây chị Lam đã có thể bế và cho bé Phi Long ăn mỗi ngày. (Ảnh: BS Định).



“Em mới vào thăm con xong, vui lắm chị ạ. Bé Phụng đã khép xong da bụng, thở máy với tần số thấp hơn. Riêng bé Long khôn lắm, khi nghe ai nhắc tới tên Phụng liền ngoảnh cổ, ngước mắt tìm em trai.


Các y, bác sĩ nói từ ngày tách riêng hai bé ra Phi Long buồn hẳn nhưng mỗi lần nghe ai nói đến tên em mình thì bé dáo dác nhìn. Chắc nó nhớ Phụng đấy!”, chị Lam chia sẻ.


Đang kể chuyện bỗng dưng giọng chị Lam trùng xuống, rớm nước mắt: “Khi chưa tách dính Phi Long biết gọi ba mẹ, nay không thấy bé nói nữa, chỉ u ơ. Bác sĩ nói bé giờ như trẻ mới sinh ra, tất cả mọi thứ phải tập lại từ đầu.”


Người mẹ trẻ tâm sự về hoàn cảnh éo le của gia đình. Bản thân chị bị bệnh tiểu đường, lại vừa sưng phổi, phải về quê nằm bệnh viện mất hơn 10 ngày. Chị mới quay trở lại TP.HCM hai bữa nay. Con nằm hồi sức tích cực, tiền sữa 2 ngày tốn 300 ngàn đồng, nay thêm vợ bệnh nằm viện, mọi gánh nặng oằn thêm trên đôi vai người chồng.


Tết sắp đến, anh Phiên chồng chị Lam “cày đêm cày ngày”, ráng tranh thủ kiếm đồng bạc lo cho con với hy vọng sang năm mới gia đình mình sẽ có khởi đầu sáng sủa hơn.


Đã nghèo mong đừng gặp cái…eo!


Tính mạng cặp song sinh Long – Phụng đã được cứu nhưng vẫn chưa biết khi nào mới ra viện, đồng nghĩa gia đình anh chị năm nay sẽ đón Tết trong bệnh viện. Dù rất khó khăn nhưng bà nội bé Long – Phụng ở quê cũng ráng gánh hàng rong đi bán để vợ chồng Lam - Phiên khỏi bận tâm, toàn lực lo cho con cái.











phép màu, song sinh, dính liền, mổ tách, TP.HCM, Bệnh viện Nhi đồng 2

Chị Lam rạng rỡ kể về các con. (Ảnh: Thanh Huyền).



Chị Lam đưa mắt nhìn xa xăm: “Chắc mấy bữa nữa khỏe em sẽ đi kiếm việc làm phụ giúp chồng lo cho hai cháu. Cứ 2 ngày là hết 300 ngàn tiền sữa, chưa kể tiền tã, giấy ướt.


Vợ chồng em ăn cơm từ thiện được rồi nhưng để có số tiền mua sữa, tã đều đặn gửi vào cho con cũng rất khó khăn. Khổ là thế nhưng chỉ cần con mạnh khỏe, vất vả mấy em cũng làm.


Giờ em có mỗi ước ao mình đừng đổ bệnh. Em mà bệnh tật bây giờ đã không giúp gì được cho con lại làm chồng thêm cực chị ạ!”


Cách đây hơn 1 năm, Bệnh viện Nhi Đồng 2 tiếp nhận 2 bé trai là song sinh dính liền quê ở Ninh Thuận. Sau khi hội chẩn, các bác sĩ quyết định chưa thể làm phẫu thuật tách dính do thể trạng các bé quá yếu, lại dính nhau ở những phần quá phức tạp.


Sau 14 tháng được nuôi dưỡng tại khoa Hồi sức tích cực, một trong hai bé sức khỏe không tốt. Lo sợ điều này sẽ ảnh hưởng tới tính mạng của cả 2 nên bác sĩ đã quyết định tới lúc phải tách rời các bé ra.


Ca phẫu thuật diễn ra từ 6h55 sáng 26/11, dự tính kéo dài 12 tiếng với sự tham gia của đội ngũ y bác sĩ lên tới 70 người.


Ngày 25/12, bé Phi Long đã chuyển sang phòng riêng để ba mẹ vào tập cho bé bú sữa. Bé Phi Phụng vẫn còn thở máy, tuy vậy đã được chuyển từ máy thở tần số cao sang máy thở thường để cho bé tập tự thở dần dần, bé đã được bớm đến 40ml sữa x 8 lần một ngày.


Thanh Huyền






phép màu, song sinh, dính liền, mổ tách, TP.HCM, Bệnh viện Nhi đồng 2





Người ra đi đau đớn, kẻ dứt áo lạnh lùng

Người ra đi đau đớn, kẻ dứt áo lạnh lùng

- Năm 2013, lần đầu tiên chứng kiến sự “ra đi” của rất nhiều tên tuổi lớn trên sàn. Đây là một hiện tượng bất ngờ mà trước đây chưa ai nghĩ tới. Đau đớn hơn, những cuộc chia tay này không có ngày hẹn trở lại.





“Ông lớn” mất dạng

Cuối 2013, không ai còn buồn nhắc tới Tập đoàn Thái Hòa (THV) nữa. Đơn giản, THV đã bị hủy niêm yết bắt buộc từ tháng 7/2013 do lỗ lũy kế năm 2012 vượt qua vốn điều lệ. Và do không còn tương tác gì với các NĐT, nên DN quên luôn nhiệm vụ công bố thông tin, chưa có báo cáo tài chính bán niêm 2013 và không đăng ký giao dịch trên UpCOM.


Thái Hòa từng là một tập đoàn tư nhân rất lớn, có tiếng tăm lừng lẫy trong lĩnh vực cà phê. DN này từng đặt mục tiêu nắm 40% sản lượng xuất khẩu cà phê Việt Nam trong năm 2010. Giới đầu tư đã thực sự hào hứng khi THV chào sàn hồi đầu tháng 12/2010 với giá bình quân là 15.700 đồng/cp.


Nhưng đến nay, THV đã mất bóng trên TTCK. Nhà đầu tư nào còn nắm THV cũng chấp nhận trường hợp xấu nhất là mất hết bởi giá THV trước ngày rời sàn chỉ còn 400 đồng/cp.








hủy-niêm-yết, tự-nguyện, bắt-buộc, rời-sàn, Thái-Hòa, THV, Navibank, Alphanam, PVX, AGD, MPC, thủy-sản, Minh-Phú, Gò-Đàng

Nguyên nhân sự sa cơ này là do Thái Hòa đầu tư quá dàn trải, dùng đòn bẩy tài chính quá mức, dùng vốn vay ngắn hạn cho đầu tư dài hạn. Vụ việc đã qua đi đã để lại bài học: DN lớn cũng có thể gục ngã; cổ phiếu lớn trên sàn cũng có thể trở thành giấy vụn nhanh chóng.


Bài học này có lẽ được nhiều NĐT thuộc lòng bởi năm 2013 TTCK đã đưa tiễn nhiều tên tuổi lớn rời sàn.


Khoảng 2 tuần sau khi Thái Hòa bị đuổi khỏi sàn, giới đầu tư đã chia tay DN Công ty Cổ phần Đầu tư xây dựng và khai thác công trình giao thông 584 (NTB), DN có số vốn 400 tỷ đồng.


NTB bất ngờ bị hủy niêm yết từ 23/7 nhưng với lý do kiểm toán có ý kiến từ chối trong báo cáo tài chính 2012. Trước khi rời sàn, NTB có giá chỉ còn 2.500 đồng/cổ phiếu so với giá chào sàn 17/5/2010 là 37.000 đồng/cp.


Cũng như Thái Hòa, ngay sau khi bị hủy niêm yết, NTB cũng mất dạng, cho dù cổ đông ngóng chờ về những khuất tất tài chính mà kiểm toán đưa ra.


Ba ngày sau khi NTB bị hủy niêm yết, ngày 26/7, một “ngôi sao” trong họ “Sông Đà” là Sông Đà Thăng Long (STL) cũng bất ngờ bị hủy niêm yết do lỗ lũy kế tính đến cuối năm 2012 trên 173,7 tỷ đồng, vượt vốn điều lệ thực góp tại cùng thời điểm (150 tỷ đồng).


Rất nhiều các DN lớn khác cũng đã bị hủy niêm yết bắt buộc trong năm 2013 như: FBT (từ 14/6 do lỗ lũy kế vượt vốn điều lệ thực góp); SBS (từ 25/3 do lỗ lũy kế vượt vốn điều lệ thực góp); TAS (từ 23/9 do vi phạm công bố thông tin)…


Còn nhiều người tiếp bước


Gần đây, TTCK xôn xao thông tin cổ phiếu PVX của Tổng CTCP Xây lắp Dầu khí Việt Nam khó tránh khỏi “án” rời sàn sau khi DN này công bố báo cáo soát xét bán niên 2013 gây sốc cho toàn thị trường với khoản lỗ tăng thêm 952 tỷ đồng.








hủy-niêm-yết, tự-nguyện, bắt-buộc, rời-sàn, Thái-Hòa, THV, Navibank, Alphanam, PVX, AGD, MPC, thủy-sản, Minh-Phú, Gò-Đàng

Với khoản lỗ ròng gần 1.600 tỷ trong 6 tháng đầu năm 2013, PVX gần như nắm chắc “hủy niêm yết bắt buộc” do đã thua lỗ trong 2 năm liền trước. Cổ phiếu này đã liên tục giảm mạnh từ mức 3.000 đồng xuống 2.200 đồng/cp.


Trước đó, Chứng khoán Phú Hưng (PHS) cũng đã bất ngờ xin ý kiến cổ đông hủy niêm yết do CTCK này lỗ 2 năm liên tiếp 2011, 2012 và đứng trước nguy cơ lỗ tiếp năm 2013 với 9 tháng đã lỗ hơn 14 tỷ đồng.


Không chỉ rời sàn do làm ăn thua lỗ, nhiều DN lớn lại bất ngờ có quyết định hủy niêm yết tự nguyện vì rất nhiều lý do khác nhau.


Một trường hợp gây sốc trong năm 2013 là “vua tôm Minh Phú”. Vào 5/2013, Thuỷ sản Minh Phú (MPC) có kế hoạch hủy niêm yết tự nguyện vì ở trên sàn thành vòng kim cô khiến DN không huy động được vốn ngoại.


Dự kiến đầu năm 2014, MPC sẽ họp đại hội cổ đông bất thường để chốt việc hủy niêm yết để dễ dàng phát hành cổ phiếu với mức giá cao gấp hơn 2 lần cho NĐT ngoại để thu về 1.500 tỷ đồng, thay vì chỉ thu về được 900 tỷ nếu còn ở trên sàn.


Ngân hàng cổ phần Nam Việt (Navibank - NVB) trong quý III/2013 cũng xin ý kiến cổ đông việc rút khỏi sàn Hà Nội. Lý do là việc giao dịch không đem lại hiệu quả như mong đợi. Trường hợp xin hủy niêm yết của Navibank có lẽ còn phải cân nhắc nhiều do NHNN gần đây vừa phát đi tín hiệu cho biết tất cả các NH sẽ bắt buộc phải lên sàn chứng khoán để đảm bảo tính công khai, minh bạch.


Với Alphanam, trong đại hội cổ đông thường niên 2013 hồi tháng 5, DN có quy mô vốn gần 2.000 tỷ đồng này cho rằng niêm yết đã cướp đi của ALP nhiều cơ hội đầu tư của các quỹ nước ngoài. ALP chấp nhận mang tiếng "không minh bạch" và sẽ hủy niêm yết để tập trung vào các mục tiêu dài hạn, chủ động tái cấu trúc.


Cuối tháng 11/2013, Công ty Cổ phần Ngô Han (NHW) - chiếm 40% thị phần dây điện từ ở Việt Nam đã lên kế hoạch xin ý kiến cổ đông về việc hủy niêm yết tự nguyện sau 4 năm trên sàn.


Có thể thấy, 2013 là một năm giới đầu tư chứng kiến sự rút lui khỏi sàn của rất nhiều DN lớn. Đây là điều mà nhà đầu tư và chính DN không nghi đến trước đây. Việc các DN tham gia hay rút lui một thị trường là một điều bình thường. Tuy nhiên, việc rút lui khỏi TTCK của các DN lớn khiến nhiều người cảm giác khá hụt hẫng.


DN lớn rời sàn vì hoạt động kém đã là điều đáng tiếc nhưng việc các DN lớn làm ăn hiệu quả rút lui, hay các DN cố tình vi phạm công bố thông tin… để phải rút khỏi TTCK càng đáng lo ngại. Đây hẳn là nỗi buồn không chỉ với các cổ đông nhỏ mà còn cho sự phát triển chứng khoán Việt Nam.


Huấn Tú










hủy-niêm-yết, tự-nguyện, bắt-buộc, rời-sàn, Thái-Hòa, THV, Navibank, Alphanam, PVX, AGD, MPC, thủy-sản, Minh-Phú, Gò-Đàng





Kỹ thuật châu Âu: Bí mật của quân đội TQ

Kỹ thuật châu Âu: Bí mật của quân đội TQ
Nếu quân đội Trung Quốc (PLA) có lao vào một cuộc chiến nay mai, họ sẽ sở hữu khối vũ khí đạn dược đến từ những đồng minh thân cận nhất của Mỹ: Đức, Pháp và Anh.

Hầu hết các chiến hạm nổi hiện đại của Trung Quốc được trang bị động cơ diesel do Đức và Pháp thiết kế. Các tàu khu trục Trung Quốc có hệ thống định vị, trực thăng chống ngầm và tên lửa đất đối không của Pháp.


Trung Quốc, vũ khí, quốc phòng, Mỹ, châu Âu, tàu ngầm, Anh, Pháp, Đức, Biển Đông, Hoa Đông, hải quân

Tàu ngầm lớp Tống của Trung Quốc. Ảnh: wordpress


Trên chiến trường, PLA sở hữu máy bay chống hạm, máy bay ném bom động cơ Anh. Các máy bay do thám mới nhất của Trung Quốc trang bị hệ thống cảnh báo sớm của Anh. Một số trực thăng vận chuyển và tấn công tốt nhất của nước này trông chờ vào các thiết kế từ Eurocopter, chi nhánh tập đoàn quốc phòng khổng lồ EADS, châu Âu.


Nhưng có lẽ khí tài chiến lược nhất mà Trung Quốc có từ công cuộc mua sắm với châu Âu lại nằm ở dưới nước: các động cơ diesel của Đức trang bị cho tàu ngầm.


Cạnh tranh với các cường quốc trỗi dậy của thế kỷ trước - Đức, Nhật và Liên Xô - Trung Quốc đang xây dựng một hạm đội tàu ngầm hùng mạnh bao gồm các tàu nội địa lớp Tống và Nguyên. Trái tim của những tàu ngầm này chính là động cơ do hãng MTU Friedrichshafen GmbH, Đức thiết kế. Cùng với 12 tàu ngầm lớp Kilo hiện đại nhập khẩu từ Nga, 21 tàu Đức là xương sống của lực lượng tàu ngầm thông thường hiện đại mà Trung Quốc nắm giữ.


Với việc không ngại ngần phô trương sức mạnh ở vùng tranh chấp Biển Đông và Hoa Đông, các tàu ngầm diesel Trung Quốc sẽ mối đe doạ lớn nhất mà PLA thách thức với đối thủ Mỹ, Nhật Bản. Khả năng này được gây dựng và phát triển nhanh chóng dựa vào công nghệ động cơ đáng tin cậy từ Đức - thành viên chủ chốt trong khối Bắc Đại Tây Dương mà Mỹ dẫn đầu.


Dữ liệu giao dịch vũ khí từ Viện Nghiên cứu Hoà bình Quốc tế Stockholm (SIPRI) cuối năm 2012 cho biết, 56 động cơ MTU thiết kế cho tàu ngầm được cung cấp cho hải quân Trung Quốc. “Đó là những động cơ diesel tàu ngầm hàng đầu thế giới”, nhà thiết kế động cơ kỳ cựu Hans Ohff, nguyên quản lý Tập đoàn tàu ngầm Australia nói.



Thị trường quân sự Trung Quốc


Bộ Quốc phòng Trung Quốc khẳng định, việc PLA phụ thuộc vào công nghệ vũ khí nước ngoài đã bị phóng đại. “Theo thông lệ quốc tế, Trung Quốc cũng tham gia và hợp tác với một số nước ở lĩnh vực phát triển các loại vũ khí. Một số người đã chính trị hoá hợp tác thương mại thông thường của Trung Quốc với nước ngoài, bôi xấu danh tiếng chúng tôi”.


Việc chuyển giao công nghệ phương Tây cho quân đội Trung Quốc có ghi trong dữ liệu của SIPRI, những con số giao dịch vũ khí chính thức của EU và báo cáo công nghệ trong những ấn phẩm quân sự Trung Quốc. Nỗ lực chuyển giao rất quan trọng với PLA khi họ xây dựng hỏa lực để củng cố tuyên bố chủ quyền của Bắc Kinh tại những lãnh thổ hàng hải tranh chấp, thách thức ưu thế hải quân Mỹ và đồng minh ở châu Á.


Trung Quốc giờ đây là nước có ngân sách quốc phòng lớn thứ hai thế giới sau Mỹ và có thị trường quân sự phát triển nhanh nhất.


Một số nhà phân tích quân sự vẫn hoài nghi về chất lượng khí tài quân sự Trung Quốc. Họ cho rằng, động cơ và công nghệ của PLA đang kết hợp từ châu Âu và Nga khó theo kịp các thiết bị hiện đại nhất trong quân đội Mỹ và đồng minh châu Á gồm Nhật Bản, Hàn Quốc và Australia. Nó khiến PLA tụt hậu khoảng một thế hệ và vất vả trong việc tương tác giữa các nhà cung cấp khác nhau.


Những người khác thì phản bác rằng, Trung Quốc không cần theo kịp mọi loại vũ khí tinh vi mà Mỹ và đồng minh sở hữu. Thậm chí kể cả khi họ triển khai khí tài thua kém hơn thì Bắc Kinh cũng có thể đạt được mục tiêu chiến lược là làm suy yếu sức mạnh Mỹ.


Hạn chế của cấm vận


Nga vẫn là nguồn cung cấp vũ khí và hỗ trợ công nghệ bên ngoài quan trọng nhất của Trung Quốc. Con tàu duy nhất và nổi tiếng của hải quân Trung Quốc - tàu sân bay Liêu Ninh - được mua từ Ukraine. Mới đây, một tàu hải quân Mỹ gần va chạm với tàu chíên Trung Quốc khi đang tập trận gần Liêu Ninh vào đúng thời khắc căng thẳng khi Trung Quốc tuyên bố thành lập Vùng nhận diện phòng không ở Hoa Đông.


Liên minh châu Âu có lệnh cấm vận vũ khí chính thức với Trung Quốc sau sự kiện Thiên An Môn. Tuy nhiên, lệnh cấm vận này giờ đây được giải thích và thực thi một cách lỏng lẻo. Vì thế, vũ khí và có lẽ quan trọng hơn với PLA là công nghệ đã nhanh chóng đã liên tục chảy từ những đồng minh châu Âu của Mỹ tới Trung Quốc.


Các nhà sản xuất vũ khí EU được cấp phép xuất khẩu vũ khí trị giá gần 3 tỉ euro (4,1 tỉ USD) sang Trung Quốc trong 10 năm tính đến 2011 (con số chính thức của Chiến dịch chống buôn bán vũ khí tại London). Nhiều chính phủ EU đã phê chuẩn việc bán máy bay, tàu chiến, thiết bị hình ảnh, xe tăng, tác nhân hoá học, đạn dược.


Michael Mann, một phát ngôn viên EU tại Brussels, khẳng định, lệnh cấm vận vũ khí đưa ra tháng 6/1989 “không đề cập tới hàng hoá hai mục đích sử dụng”. Nó phụ thuộc vào từng quốc gia thành viên kiểm soát loại hàng hoá này.


Pháp và Anh hiện tại phần lớn chỉ ngăn chặn xuất khẩu hệ thống vũ khí gây chết người hoặc toàn diện. Theo các chuyên gia, với PLA, việc chuyển giao thiết bị hai mục đích sử dụng chắc chắn có giá trị hơn những loại vũ khí thực tế mà châu Âu đã chuyển giao. Nhưng thực sự rất khó để đưa ra con số chính xác về giao dịch giữa châu Âu và Trung Quốc.


* Còn nữa


Thái An(theo VOA)



Trung Quốc, vũ khí, quốc phòng, Mỹ, châu Âu, tàu ngầm, Anh, Pháp, Đức, Biển Đông, Hoa Đông, hải quân





Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam 'nhận làm MC'

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam 'nhận làm MC'

- Tự nhận làm MC, không ngồi mà đứng trên sân khấu, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam luôn trả lời thẳng thắn các câu hỏi. Nhiều lần ông khiến các bạn SV bất ngờ với những câu hỏi ngược.



Chiều 28/12, tại Hà Nội đã diễn ra buổi đối thoại giữa Thường trực Chính phủ với đại biểu Đại hội toàn quốc Hội SVVN lần thứ IX.


Hơn 1 giờ đồng hồ vẫn chưa đủ để các SV cùng Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam trình bày, trao đổi những vấn đề cùng quan tâm, lo lắng.


Ông Đam nhận được nhiều câu hỏi liên quan đến tình hình kinh tế, chủ quyền của đất nước, tình trạng thất nghiệp, sử dụng người tài…


Cần cổ vũ ý tưởng mới


Nguyễn Ngọc Quỳnh, Phó Chủ tịch hội SVVN tại Đức hỏi về ngành nào sẽ là đột phá cho nền kinh tế phát triển theo kịp các nước trong khu vực và trên thế giới.











Phó Thủ tướng, Vũ Đức Đam, MC, công dân toàn cầu
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam tại buổi đối thoại chiều 28/12. (Ảnh: Văn Chung)

Theo ông Vũ Đức Đam, từng ngành của đất nước đều có chiến lược phát triển nhưng cần tập trung vào những ngành giúp Việt Nam có thể vượt nhanh lên được, không phải tuần tự giúp khai thác trí lực của người Việt. Trong đó, CNTT là một trong những ngành cần tập trung tạo đột phá.


Tuy nhiên: “Bất kể ngành nghề nào cái quan trọng nhất là sự sáng tạo. Có người nói với bác thế này không biết có đúng không? Ở các nước phương Tây, người ta cổ vũ tất cả ý tưởng mới, chỉ cần ý tưởng mới thì đều được cổ vũ. Các cháu nhớ trước đây vào những năm 90 có người giao bán đất trên mặt trăng. Nghe có vẻ rất điên rồ, nhưng quả thực có người thu tiền được…”.


Ông Đam nói xã hội cần cổ vũ cho những ý tưởng mới, đừng khắt khe, đặt ra quá nhiều câu hỏi: có lợi, có hại không, có khả thi không?


“Xã hội mà đi đầu là lớp trẻ phải đi đầu, khơi dậy cái mới, cùng kêu gọi xã hội cổ vũ cho cái mới. Tất cả mọi sự đổi mới đều xuất phát từ thiểu số. Cần sự cổ vũ để nuôi dưỡng nó. Hãy hoài bão, hãy sáng tạo và cổ vũ cho sáng tạo”.


Hiểu đúng vấn đề, hành xử mới đúng


Bạn Bạch Kim, SV Trường ĐH Nha Trang, Khánh Hòa hỏi SV có thể và cần phải làm gì để bảo vệ, phát triển biển đảo Việt Nam.


Khẳng định thanh niên “không những nên làm mà phải làm”, Phó Thủ tướng nói thêm, phải làm sao cho mình giàu mạnh lên mới bảo vệ tốt được.











Phó Thủ tướng, Vũ Đức Đam, MC, công dân toàn cầu
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam lắng nghe và trực tiếp đối thoại với SV trên sân khấu chiều 28/12. (Ảnh: Văn Chung).

Tiếp đó, ông gây bất ngờ đặt ngược lại câu hỏi với SV “đã tìm hiểu nhiều về việc này chưa? Có biết về Công ước quốc tế về Luật Biển năm 1982 không? Có biết tuyên bố về ứng xử trên biển Đông DOC, COC là như thế nào không?”


Trước những cánh tay ít ỏi của các bạn SV, Phó Thủ tướng đưa lời khuyên: “SV trước hết phải học giỏi. Sau đó, muốn làm gì phải hiểu biết về nó. Phải hiểu khái niệm thế nào là vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa, luật pháp quốc tế về biển đảo, các vấn đề tranh chấp…


Phải hiểu đúng vấn đề, sau mới vận dụng, hành xử cho đúng.


Cần nghĩ xa hơn


Không khí buổi đối thoại trở nên gần gũi hơn khi Phó Thủ tướng không chỉ hỏi mà chủ động mời SV lên sân khấu cùng trao đổi vấn đề.











Phó Thủ tướng, Vũ Đức Đam, MC, công dân toàn cầu
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam bắt tay SV Cao Thị Thùy. (Ảnh: Văn Chung)

Với nụ cười tươi, Phó Thủ tướng hỏi lại SV Cao Thị Thùy, Trường ĐH Sư phạm thuộc ĐH Thái Nguyên liên quan đến câu hỏi của bạn sự chuẩn bị của Chính phủ cho SV, thanh niên về một cộng đồng chung ASEAN vào năm 2015.


“Cháu đã sẵn sàng cho cộng đồng ASEAN năm 2015 chưa? Cháu có thể lên đây chia sẻ với các bạn ở đây là cháu đã chuẩn bị sẵn sàng như thế nào cho sự kiện hình thành cộng đồng chung ASEAN” – “MC Đam” dẫn dắt.


Đáp lời, Cao Thị Thùy cho biết sự sẵn sàng của bạn thể thiện trong học tập, suốt cả quá trình, tích cực tham gia phong trào đoàn, hội của trường, để đạt thành tích tốt nhất, góp phần vào sự phát triển của đất nước.


“Cháu có tìm hiểu về cộng đồng ASEAN chưa?” – Phó Thủ tướng hỏi. “Cháu cũng chưa hiểu rõ lắm và rất mong Phó Thủ tướng giải đáp giúp cháu” – Thùy đáp lại.


Tới đây, ông Vũ Đức Đam chậm rãi giải đáp những khác biệt giữa cộng đồng ASEAN với cộng đồng chung châu Âu và nhắn nhủ: “Chúng ta sẵn sàng cho ASEAN nhưng cần nghĩ xa hơn, chúng ta sẵn sàng cho hội nhập thế giới, là công dân toàn cầu”.


Đừng quá khắt khe chuyện đi, ở


Cao Xuân Dũng, Trường ĐH Kiến trúc Hà Nội hỏi “Đảng và Nhà nước mình đã và đang có biện pháp gì khuyến khích các bạn SV trở về xây dựng quê hương, đất nước?”


Theo Phó Thủ tướng, Nhà nước đã/đang có rất nhiều chính sách để trí thức nói chung và SV ra trường nói riêng về các vùng quê, vùng sâu, vùng xa. Tuy nhiên, điều đầu tiên là mỗi chúng ta, nhất là các bạn trẻ, phải có một quyết tâm, một hoài bão của mình.


“Chúng ta đừng khắt khe trong việc ra ngoài học bắt buộc phải trở về quê hương làm việc. Ở nước ngoài mà có điều kiện trau dồi kiến thức, học tập tốt hơn, làm kinh tế có thu nhập tốt hơn gửi về cho đất nước thì chúng ta cũng không coi việc đấy là không tốt. Xây dựng và bảo vệ đất nước có rất nhiều biện pháp”.


Chia sẻ với trăn trở của bạn Tạ Minh Trí, hội SV VN tại Pháp rằng “Việt kiều nhiều bạn muốn về VN sinh sống, làm việc và cống hiến nhưng lý lịch chính trị không tốt nên lo lắng không biết làm như thế nào?”, Phó Thủ tướng khẳng định VN không có sự phân biệt đó. Xuất xứ, dân tộc, tôn giáo hay chuyện gia đình có bố mẹ vi phạm pháp luật cũng không thể ngăn cản cơ hội bạn cống hiến cho đất nước.






Thứ Sáu, 27 tháng 12, 2013

Ngành giáo dục cắt họp, giảm đi nước ngoài

Ngành giáo dục cắt họp, giảm đi nước ngoài

- Dự toán chi tiêu 2014 sẽ giảm 10% so với 2013, lãnh đạo Bộ GD-ĐT yêu cầu các trường cắt giảm các kỳ họp không cần thiết, hạn chế tối đa hoặc cắt hoàn toàn những chuyến công tác nước ngoài và kiên quyết không được chậm lương cho giảng viên.


Đây là những thông điệp nêu ra tại hội nghị Kế hoạch ngân sách năm 2014 các trường, đơn vị trực thuộc Bộ GD-ĐT, tổ chức ở Hà Nội sáng 27/12.


Giảm chỉ tiêu, điều chỉnh cơ cấu











Bộ Giáo dục, thông điệp, 2014, đề án, chính sách, tiết kiệm

Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Vũ Luận trao đổi bên lề với các đại biểu sáng 27/12. (Ảnh: Văn Chung)



Ông Nguyễn Ngọc Vũ, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch-Tài chính (Bộ GD-ĐT) cho biết năm qua các trường đã chú trọng đến việc hạn chế tăng quy mô để nâng cao chất lượng đào tạo.


Do đó, năm 2013 là năm đầu tiên tất cả các chỉ tiêu đào tạo các hệ đều giảm, trừ chỉ tiêu đào tạo tiến sĩ tăng 9,3%. Việc tăng chỉ tiêu này theo ông Vũ là “phù hợp với xu hướng tập trung đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên các trường ĐH-CĐ”.


Chỉ tiêu đào tạo thạc sĩ năm 2013 là 22.900, giảm 7% so với năm 2012. Chỉ tiêu đào tạo ĐH giảm 5,1%, chỉ tiêu CĐ là 16.300, giảm 6,3%. Hệ đào tạo liên thông và văn bằng hai với Thông tư 55/2012 đã giảm 11% ở trình ĐH còn 28.200; ở trình độ CĐ giảm mạnh xuống còn 11.300, giảm 63%. Hệ TCCN năm 2013 là 5.950 chỉ tiêu, giảm 40% so với năm 2012.


Theo ông Vũ: “Đây là năm đầu tiên chỉ tiêu đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy của các trường trực thuộc Bộ giảm. Việc này là phù hợp với định hướng ổn định quy mô nhằm nâng cao chất lượng đào tạo và phù hợp với thực tế đội ngũ giảng viên cơ hữu và cơ sở vật chất của các trường.


Để đảm bảo cân đối cung cầu nhân lực sư phạm chính quy, Bộ đã yêu cầu các cơ sở đào tạo có đào tạo nhóm sư phạm tự xác định chỉ tiêu tuyển sinh theo hướng giảm dần để phù hợp với nhu cầu sử dụng”.


Dự kiến trong năm 2014 quy mô đào tạo ĐH-CĐ chính quy sẽ ổn định so với 2013 để tập trung nâng chất lượng. Riêng chỉ tiêu tuyển mới sau đại học hệ đào tạo tiến sĩ tăng khoảng 7% và chỉ tiêu thạc sĩ tăng khoảng 5% so với năm 2013.


Bộ sẽ cơ cấu chỉ tiêu giữa các ngành theo hướng giảm chi tiêu đào tạo nhóm ngành kinh tế - tài chính, quản trị kinh doanh, tăng chỉ tiêu nhóm ngành kỹ thuật công nghệ, nông lâm, y dược, nghệ thuật. Đối với chỉ tiêu liên thông ĐH-CĐ chính quy tối đa bằng 20% chỉ tiêu ĐH-CĐ chính quy tương ứng.


Do tình trạng thừa giáo viên hiện nay nên chỉ tiêu sư phạm sẽ điều chỉnh giảm trong những năm tới trên cơ sở đánh giá lại thực trạng đội ngũ giáo viên hiện nay so với nhu cầu.


‘Bánh’ ngân sách giảm, các trường kêu


Dự toán chỉ tiêu chi ngân sách nhà nước của Bộ GD-ĐT trong năm 2014 sẽ giảm 10% so với năm 2013 từ 6.576.700 triệu đồng xuống còn 5.905.310 triệu đồng. Trong đó, việc chi cho chương trình mục tiêu quốc gia sẽ giảm mạnh nhất (44%) so với 2013, chi thường xuyên sự nghiệp giảm 7%, chi đầu tư phát triển giảm 10%, các nhiệm vụ chi được Bộ Tài chính ấn định giảm 12%.











Bộ Giáo dục, thông điệp, 2014, đề án, chính sách, tiết kiệm
Các đại biểu tại hội nghị ngân sách của Bộ GD-ĐT sáng 27/12 (Ảnh: Văn Chung)

Tổng kết năm 2013, ông Trần Duy Tạo - Cục trưởng Cục cơ sở vật chất, Thiết bị trường học&Đồ chơi trẻ em (Bộ GD-ĐT) cho biết năm qua có nhiều đơn vị để xảy ra các sai phạm trong đầu tư xây dựng cơ bản. Một số đơn vị thuê tư vấn quản lý dự án không hiệu quả. Số kinh phí chi cho quản lý dự án rất lớn nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu công việc, gây lãng phí cho ngân sách nhà nước,….


PGS.TS Đỗ Văn Dũng, Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TPHCM mong bộ lưu ý phát triển đào tạo giáo viên ngành kỹ thuật.


Lãnh đạo Trường ĐH Nha Trang cho biết những ngành đào tạo cho rừng và biển đều khó khăn khi nhu cầu lớn nhưng thu hút người vào ngành học không dễ dàng nên Bộ cần phải lưu ý vấn đề này.


Ông Dũng cũng bức xúc trước việc “nhiều nơi sử dụng kinh phí không hiệu quả các dự án. Trường tôi còn bị ép nhận thiết bị của dự án mà hầu như không sử dụng được. Vấn đề này tôi sẽ gặp riêng Bộ trưởng để trao đổi”.


Trong khi đó, phát biểu tại hội nghị lãnh đạo nhiều trường như Trường Trung học vùng cao Việt Bắc, Trường ĐH Sư phạm Hà Nội, Trường ĐH Nha Trang, Trường ĐH Vinh vẫn mong Bộ GD-ĐT cấp kinh phí để sữa chữa, hoàn thiện hay xây mới kí túc xá cho sinh viên.


Đáp lời các ý kiến, Cục trưởng Tạo cho biết: “Trong năm 2014, Bộ ưu tiên cho một số trường ĐH sư phạm theo hướng đổi mới phương pháp giảng dạy phục vụ triển khai đề án đổi mới căn bản, toàn diện, không đầu tư dàn trải, làm dứt điểm, có trọng tâm”.


Riêng với dự án làng sinh viên 190ha của ĐH Đà Nẵng có từ năm 1990 nhưng giờ vẫn đang “quy hoạch treo” khiến dân Quảng Nam và Đà Nẵng bức xúc, ông Tạo nêu hướng giải quyết: “Nếu đủ ngân sách đầu tư ta tiếp tục xin phép giảng phóng mặt bằng. Nếu không đủ phải trả đất cho dân. Không thể để dự án qua 4 đời giám đốc vẫn nằm nguyên tại chỗ”.


Thông điệp tiết kiệm


Tổng kết hội nghị, thông điệp tiết kiệm chi tiêu được lãnh đạo Bộ GD-ĐT phát đi. Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga mong các trường, cơ sở giáo dục thuộc bộ cùng chia sẻ khó khăn và “cắt hết các hội thảo, hội nghị không cần thiết, hạn chế tối đa hoặc cắt hoàn toàn việc đi công tác nước ngoài”.











Bộ Giáo dục, thông điệp, 2014, đề án, chính sách, tiết kiệm
Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga phát biểu tại hội nghị sáng 27/12. (Ảnh: Văn Chung).

Thứ trưởng Ga cũng nhấn mạnh: “Dù khó khăn nhưng dứt khoát lương cho cán bộ, giáo viên không được thiếu. Trường nào khó khăn phải báo cáo ngay để tìm hướng xử lí, khắc phục”.


Trước đề nghị được tăng chỉ tiêu đào tạo tiến sĩ, thạc sĩ lên gấp đôi so với con số 7% và 5% như dự kiến của Bộ GD-ĐT, Thứ trưởng Ga khẳng định: “Bộ không cấp chỉ tiêu. Các trường phải dựa vào Thông tư 57 để xác định, sai Bộ sẽ xử lý. Nhưng quan điểm của Bộ là giảm chứ không tăng”.









4 trường có thể tăng học phí


Trong hội nghị, Thứ trưởng Bùi Văn Ga cho biết đối với 4 trường tự chủ tài chính gồm Trường ĐH Kinh tế quốc dân, Trường ĐH Hà Nội, Trường ĐH Ngoại thương, Trường ĐH Kinh tế TP.HCM việc chi thường xuyên năm nay sẽ không được cấp nhưng Bộ sẽ xây dựng đề án trình Chính phủ để các trường này được tăng học phí người học.







4 đại học lớn có thể tăng học phí

4 đại học lớn có thể tăng học phí

- Nếu được Chính phủ thông qua, 4 trường gồm: Trường ĐH Kinh tế quốc dân, Trường ĐH Hà Nội, Trường ĐH Ngoại thương, Trường ĐH Kinh tế TP.HCM có thể tăng học phí để bù ngân sách chi thường xuyên không được Bộ GD-ĐT cấp.




Thông tin trên được đưa ra tại Hội nghị Kế hoạch ngân sách năm 2014 các trường, đơn vị trực thuộc Bộ GD-ĐT, tổ chức ở Hà Nội sáng 27/12.











Bộ Giáo dục, đại học, học phí, sinh viên, đề án, Chính phủ
Thí sinh dự thi vào Trường ĐH Ngoại thương Hà Nội năm 2013 (Ảnh: Văn Chung).

Thứ trưởng Bùi Văn Ga cho biết đối với 4 trường tự chủ tài chính gồm Trường ĐH Kinh tế quốc dân, Trường ĐH Hà Nội, Trường ĐH Ngoại thương, Trường ĐH Kinh tế TP.HCM việc chi thường xuyên năm nay dự kiến sẽ không được Bộ GD-ĐT cấp.


Tuy nhiên, Thứ trưởng cho biết Bộ GD-ĐT sẽ xây dựng đề án trình Chính phủ để các trường này được tăng học phí người học. Các trường sẽ không phải thu học phí theo trần giới hạn quy định.


“Theo tính toán, việc tăng học phí sẽ tăng thu hơn nhiều so với kinh phí mà Bộ GD-ĐT cấp thường xuyên cho các trường” – lời Thứ trưởng Ga.


Bộ GD&ĐT cho biết, đang hoàn thiện đề án để trình Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định giao quyền tự chủ cho 4 đơn vị được thí điểm về tự chủ tài chính giai đoạn 2014 – 2017.


Nếu đến tháng 2/2014, Thủ tướng Chính phủ chưa có quyết định trao quyền tự chủ cho 4 trường, Bộ GD&ĐT sẽ xem xét cấp dự toán kinh phí không thường xuyên cho các trường như năm 2013.


Với các đơn vị tự chủ một phần kinh phí chi thường xuyên (gồm 37 đơn vị), nguyên tắc chung là tăng khoảng 1% so với kinh phí chi thường xuyên năm 2013 đã tính đến việc ưu tiên theo ngành, theo lĩnh vực.







Thứ Năm, 26 tháng 12, 2013

Con trai Bí thư TP.HCM lên chức Phó chủ tịch quận

Con trai Bí thư TP.HCM lên chức Phó chủ tịch quận

- Chiều 26/12, UBND TP.HCM công bố quyết định bổ nhiệm ông Lê Trương Hải Hiếu, Bí thư phường Bến Thành giữ chức Phó Chủ tịch UBND quận 1, phụ trách kinh tế.




Ông Lê Trương Hải Hiếu sinh năm 1981, là con trai của Bí thư Thành ủy TP.HCM Lê Thanh Hải và bà Trương Thị Hiền, Hiệu trưởng Trường Cán bộ TP.


Ông Hiếu từng theo học khoa Luật thương mại (ĐH Luật TP.HCM), 4 năm liền tham gia chiến dịch tình nguyện Mùa hè xanh với vai trò thủ lĩnh.











Lê Trương Hải Hiếu, TP.HCM

Ông Lê Trương Hải Hiếu phát biểu tại HĐND TP.HCM. Ảnh: Tá Lâm.



Từ 2005 đến 2007, ông Hiếu được thành phố cử đi học cao học ngành Quản trị kinh doanh ở Mỹ, từ một chương trình đào tạo 300 tiến sĩ, thạc sĩ của Thành ủy.


Sau khi tốt nghiệp, về nước, Hiếu công tác tại Thành đoàn TP.HCM, sau đó làm Bí thư Quận đoàn 1. Trước khi trở thành Phó chủ tịch quận, ông Hiếu là Bí thư phường Bến Thành (quận 1).


Ông Hiếu hiện là đại biểu HĐND TP.HCM. Với tư cách này, ông từng có những câu chất vấn thẳng thắn. “Có hay không tình trạng ‘giấu án’ để chạy thành tích?”, đại biểu Lê Trương Hải Hiếu từng hỏi Thiếu tướng Phan Anh Minh - Phó giám đốc Công an TP trong một phiên chất vấn về nạn cướp giật.


Hay trả lời báo chí về vụ việc dân phòng, trật tự đô thị phường 25 (quận Bình Thạnh) đánh đập một người buôn gánh bán bưng giữa ban ngày, ông Hiếu đề nghị cơ quan chức năng làm rõ.


“Trật tự đô thị là đại diện nhà nước, anh xuống gặp dân vi phạm thì phải đường đường chính chính lập biên bản công khai trước mắt người dân chứ không phải quắc tay gọi ông chủ ra nói chuyện riêng”, ông Hiếu nói.


Ông cũng được biết đến là cán bộ trẻ năng động thế hệ 8x với nhiều sáng kiến về cải cách thủ tục hành chính khi làm Bí thư phường, trong đó nổi bật nhất là việc áp dụng phần mềm điện tử quản lý dân cư bằng dấu vân tay.


Tá Lâm






Nhóm Đông Âu, tỷ phú từ mỳ gói tới ngân hàng

Nhóm Đông Âu, tỷ phú từ mỳ gói tới ngân hàng

- 2013 chứng kiến sự nổi lên mạnh mẽ của các doanh nhân khởi nghiệp từ Đông Âu. Đây là những con người xuất sắc được đào tạo và ở lại lập nghiệp thành công ở nước ngoài. Khi về nước, họ tiếp tục thành công trên khá nhiều lĩnh vực từ ngân hàng, tài chính, hàng không, BĐS, du lịch cho tới tiêu dùng. Tuy nhiên, nhóm doanh nhân này rất kín kẽ và khẳng định mình bằng thành quả hơn là phát ngôn.





Tỷ phú Việt đầu tiên


2013, giới doanh nhân đã có người Việt đầu tiên lọt vào danh sách tỷ phú giàu nhất thế giới của Forbes. Ông Phạm Nhật Vượng - Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Vingroup, với khối tài sản ước tính 1,5 tỷ USD, xếp vị trí thứ 974.


Câu chuyện thành công của ông Phạm Nhật Vượng đã truyền niềm tự hào, hy vọng và cảm hứng cho nhiều doanh nhân trẻ vốn đang gặp rất nhiều khó khăn hiện nay.


Vị tỷ phú 46 tuổi và là người sáng lập ra tập đoàn hàng đầu trong lĩnh vực BĐS cao cấp, bán lẻ và y tế Vingroup đã từng học tập tại Moscow rồi qua sang Ukraine lập nghiệp với thương hiệu mỳ ăn liền nổi tiếng giúp ông làm nên cơ nghiệp: mỳ Mivina.








tỷ-phú, khởi-nghiệp, Đông-Âu, Phạm-Nhật-Vượng, Nguyễn-Đăng-Quang, Hồ-Hùng-Anh, Đặng-Khắc-Vỹ, Nguyễn-Cảnh-Sơn, Trịnh-Thanh-Huy, Lê-Viết-Lam, Vingroup, Masan, VIB, Sungroup, Eurowindow, Forbes, Vincom, Vinpearl, Vincharm, Vinmec, Vincom-Village, Vinhomes-Ri

Thành công trở nên rực rỡ hơn khi đại gia gốc Hà Tĩnh chuyển về Việt Nam hồi đầu thế kỷ 21 để đầu tư vào BĐS du lịch, BĐS cao cấp, y tế, bán lẻ với hàng loạt các thương hiệu nổi tiếng.


Ông Phạm Nhật Vượng đã là người giàu nhất trên sàn chứng khoán trong cả 3 năm trước đây nhờ 2 cổ phiếu Vincom và Vinpearl. Đến 2013 thực sự là một năm đánh dấu nhiều thành công của doanh nhân này với danh hiệu tỷ phú Việt đầu tiên trên phạm vi thế giới cùng hàng loạt các dự án lớn đang vào giai đoạn hoàn thành hay bắt đầu khởi động. Có lẽ, nhờ đó, 2013, VIC đã ngược dòng khó khăn của BĐS với nhiều thành công và mở rộng kinh doanh sang bán lẻ.


Sự hấp dẫn của VIC đã giúp DN phát hành thành công 300 triệu USD trái phiếu chuyển đổi trong bối cảnh kinh tế tài chính toàn cầu khó khăn sau thương vụ thành công năm 2009. Mới đây, quỹ đầu tư tư nhân Warburg Pincus thỏa thuận đầu tư 200 triệu USD để lấy 20% trong Vincom Retail (bán lẻ).


Hiện cổ phiếu VIC có giá khoảng 70.000 đồng/cp. Với 284,6 triệu cổ phiếu VIC được trực tiếp nắm giữ, ông Vượng đã có khối tài sản quy ra tiền tương ứng lên tới 20.000 tỷ đồng. Vững vàng danh hiệu tỷ phú đô la.


Quyền lực nhóm Đông Âu


Hiện nhiều doanh nhân khởi học tập và nghiệp từ Đông Âu trở về đầu tư tại Việt Nam nhanh chóng thành công với vị trí dẫn đầu trong nhiều ngành.


Tháng 9/2013, giới đầu tư choáng váng với 2 thương vụ khủng trong cùng một ngày (25/9): mua 100 máy bay và sáp nhập 2 NH. Cả hai đều liên quan đến một tập đoàn và doanh nhân thành đạt và với hai thương vụ, doanh nhân này đã xứng là đại gia nổi bật năm 2013.








tỷ-phú, khởi-nghiệp, Đông-Âu, Phạm-Nhật-Vượng, Nguyễn-Đăng-Quang, Hồ-Hùng-Anh, Đặng-Khắc-Vỹ, Nguyễn-Cảnh-Sơn, Trịnh-Thanh-Huy, Lê-Viết-Lam, Vingroup, Masan, VIB, Sungroup, Eurowindow, Forbes, Vincom, Vinpearl, Vincharm, Vinmec, Vincom-Village, Vinhomes-Ri

Trước đó, cái tên Sovico đã khá nổi tiếng với nhiều vụ đầu tư lớn trong lĩnh vực BĐS và NH. Tuy nhiên, tên tuổi của tập đoàn tư nhân hàng đầu Việt Nam này thực sự được biết đến khi lấn sang hàng không và sáp nhập NH.


Với thương vụ trị giá khoảng 9 tỷ USD và hoạt động đình đám của VietJetAir, Vợ chồng doanh nhân Hùng - Thảo đã có một năm nổi bật cả trong nước và quốc tế. Được biết, ngoài NH và hàng không, Sovico còn khá nổi trong nhiều lĩnh vực tài chính, BĐS, thủy điện...


Trong năm 2013, dự án cáp treo nghìn tỷ trên đỉnh Fansipan của ông chủ Tập đoàn Sungroup Lê Viết Lam đã khiến nhiều người ngạc nhiên. Đây cũng là 1 trong những doanh nhân trở về từ Đông Âu và đã từng cùng kinh doanh mỳ ăn liền Mivina tại Ukraina với ông Phạm Nhật Vượng.


Sungroup cũng đã được biết đến là chủ đầu tư của dự án cáp treo nhận được nhiều danh hiệu kỷ lục Việt Nam - tuyến cáp treo Bà Nà Hills và nhiều dự án BĐS du lịch nổi tiếng khác.


Quyền lực của "nhóm Đông Âu" còn được thể hiện mạnh mẽ trong năm 2013 với VPBank của chủ tịch "gốc" Nga, Ngô Chí Dũng.


Với một loạt những thay đổi mạnh mẽ, VPBank trở thành NH đi ngược dòng khó khăn chung với tín dụng tăng vọt, nợ xấu giảm, nhân sự tuyển mới ồ ạt... Bên cạnh đó, những biến động "vào-ra" của nhiều cổ đông lớn đi kèm với đó là hàng nghìn tỷ đồng được sang tên đổi chủ cũng liên tục gây chú ý cho giới đầu tư.


Cùng làm NH, một doanh nhân khởi nghiệp Đông Âu khác có những thay đổi đột phá trong năm 2013 là ông Đặng Khắc Vỹ. Giữa tháng 9/2013, Ngân hàng VIB đã sắp xếp lại nhân sự cấp cao và ông Vỹ chính thức lên làm chủ tịch.


Ông Vỹ là cổ đông sáng lập với tỷ lệ sở hữu lớn, gắn bó và đặt nền móng cho VIB cả chục năm qua. 2013 ông Vỹ đã xuất hiện để đánh dấu một giai đoạn phát triển chiến lược tiếp theo cho NH này.


Hồi tháng 5/2013, giới tài chính cũng chứng kiến sự ra đời của Ngân hàng Xây dựng Việt Nam với một trong những doanh nhân "gốc Đông Âu" kín tiếng là ông chủ của Tập đoàn Thiên Thanh - đại diện cho 20 cổ đông nắm giữ 84% cổ phần.


Bên cạnh các đại gia nói trên, giới đầu tư còn biết đến nhiều doanh nhân "nhóm Đông Âu" nổi tiếng trong năm 2013 và đứng đầu các ngành như: ông Nguyễn Đăng Quang-Hồ Hùng Anh (đế chế hàng tiêu dùng Masan và Ngân hàng Techcombank); Nguyễn Cảnh Sơn (Eurowindow, Techcombank, Melinh Plaza); ông Trịnh Thanh Huy (Bình Thiên An) ...


Có thể thấy, trong vài năm gần đây, nhất là năm 2013, sự nổi lên của nhóm doanh nhân khởi nghiệp từ Đông Âu rất mạnh mẽ. Điều đáng nói là các doanh nhân này đã đầu tư một lượng tiền lớn vào nhiều ngành nghề tại Việt Nam và nhanh chóng vượt dẫn đầu các lĩnh vực này. Qua môt năm biến động, người ta càng nhận ra quyền lực của nhóm Đông Âu đang lớn mạnh từ ngân hàng, tài chính, BĐS cho tới mỳ tôm, nước mắm.


Mạnh Hà






tỷ-phú, khởi-nghiệp, Đông-Âu, Phạm-Nhật-Vượng, Nguyễn-Đăng-Quang, Hồ-Hùng-Anh, Đặng-Khắc-Vỹ, Nguyễn-Cảnh-Sơn, Trịnh-Thanh-Huy, Lê-Viết-Lam, Vingroup, Masan, VIB, Sungroup, Eurowindow, Forbes, Vincom, Vinpearl, Vincharm, Vinmec, Vincom-Village, Vinhomes-Ri





'Nhiều quan thế, dân sống sao nổi!'

'Nhiều quan thế, dân sống sao nổi!'

Bản thân Việt Nam cần nhìn nhận và hành động sát với thực tế một đất nước còn nghèo, còn thua kém bạn bè thế giới.


>>Chuyện 'tế nhị' và những chuyến đi 'quá trời'


LTS: Tiếp theo chủ đề chi tiêu tiết kiệm, hạn chế lãng phí, Tuần Việt Nam giới thiệu góc nhìn của tác giả Ngô Thành Can, nhìn nhận từ câu chuyện tổ chức cán bộ địa phương.


Mới đây, thông tin về tình trạng "lạm phát" cán bộ ở một số đơn vị chính quyền tại một tỉnh ở Đông Bắc được báo chí đưa rầm rộ đã khiến nhiều người không khỏi sửng sốt.


Theo đó, chỉ nguyên một UBND phường Hồng Hải (TP.Hạ Long) có tới 475 cán bộ, còn UBND thị trấn Mạo Khê (huyện Đông Triều) có tới 639 "công bộc" hưởng lương, phụ cấp từ ngân sách nhà nước... Tính toán cho thấy, hàng năm, ngân sách phải chi gần 5,5 tỷ đồng để "nuôi" đội ngũ nhân sự trên của Mạo Khê.


Còn nhớ, vừa năm ngoái dư luận cũng phải xôn xao về một xã mấy trăm cán bộ ở tỉnh Thanh Hóa.


Mấy tầng lãng phí


Có một câu chuyện từng được nhắc trong một bài báo của Tuần Việt Nam khiến tôi nhớ mãi. Đó là, Phật Hoàng Trần Nhân Tông, sau khi nhường ngôi cho vua con Trần Anh Tông, ít lâu sau, từ Yên Tử trở về, liếc qua cuốn sổ ghi chép việc vua con phong quan, người đã cầm cuốn sổ đó vất ra giữa sân. Và thét lên, tiếng thét còn nhói đau cho đến tận bây giờ, dù 700 năm đã trôi qua: "Đất nước bé bằng bàn tay, quan nhiều như thế, dân làm sao sống nổi"(!).


Câu chuyện tiền nhân, đến nay dường như vẫn nguyên giá trị.


Nếu lực lượng cán bộ địa phương hùng hậu tương xứng với chất lượng phục vụ người dân và trình độ phát triển của địa phương thì còn có thể lý giải. Nhưng đông thì thấy, mà chất lượng vẫn chẳng thấy đâu. Thậm chí, phục vụ đâu không rõ, các quan địa phương có lẽ "nổi tiếng" nhiều hơn về năng lực "hành". Nào cán bộ xã ăn chặn tiền hỗ trợ người nghèo, ăn chặn tiền hỗ trợ thiên tai, ăn chặn tiền tết của dân...


Còn khi có các vụ việc xảy ra tại địa phương, dư luận, báo chí hỏi cán bộ thì thường được đáp rằng chưa thấy báo cáo hay chưa biết. Thế nhưng, trong thực tế, người dân vẫn "truyền tai" nhau rằng, ví dụ chỉ nghe tiếng xe ô tô chở vật liệu đến đâu, một lúc sau đã thấy cán bộ phường có mặt "làm luật".


Chi nhiều tiền để nuôi một bộ máy làm việc kém hiệu quả rõ ràng là một lãng phí lớn. Trong khi có những ý kiến cho rằng lãng phí nghiêm trọng chẳng kém gì tham nhũng. Còn bàn về trách nhiệm thì có thể nói như Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng: "Lãng phí nhìn thấy sờ sờ mà... đành chịu, không thấy quy trách nhiệm, "quy tội" được ai".











lãng phí, tiết kiệm, quan xã, chính quyền địa phương, đào tạo cán bộ, công khai, minh bạch, lạm phát cán bộ, công chức xách ô
Ảnh minh họa: Choai/ ĐĐK

Có người sẽ nói, trình độ cán bộ chưa cao thì cần đào tạo, bồi dưỡng thêm. Tuy nhiên, đây cũng lại là một khâu... lãng phí khác.


Chúng ta có nhiều loại chương trình đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ, công chức cấp xã/ phường rất phong phú và đa dạng. Nhiều tỷ đồng của ngân sách đã được chi cho hoạt động này.


Song hiệu quả đến đâu? Xin mượn lời một cựu lãnh đạo của một đơn vị nhà nước, nói về cung cách đào tạo, bồi dưỡng của chúng ta thời gian qua: "Một cán bộ công chức như tôi có 40 năm đi làm thì thời gian đi học đã mất phân nửa, tính ra khoảng 20 năm... Mà giữa việc được học với việc đang làm không liên quan gì".


Theo vị cựu lãnh đạo này, đó là tình trạng chung của công chức Việt Nam: được bồi dưỡng về chính trị, nhận thức rất đầy đủ nhưng kiến thức công việc, chuyên môn lại thiếu. Cán bộ ở các cấp chính quyền, lý luận thì nhuần nhuyễn nhưng đến kỹ năng tiếp dân thế nào có khi cũng không được học, thực hiện việc cấp trên giao thì lúng túng. "Có những cán bộ được đề bạt lên cấp rất cao nhưng chốt lại không biết làm việc gì cụ thể" .


Nhìn thẳng vào thực tế để thay đổi


Nhiều khi chúng ta hay tự huyễn hoặc rằng ta là dân tộc giỏi giang, thông minh, rồi cơ quan điều tra thuộc hàng "nhất thế giới"... Tôi không dám phát biểu nhiều về những nhận định này, chỉ xin nhắc lại một ý mà bà Giám đốc quốc gia PISA VN từng đưa ra: "Trong quan niệm của OECD, Việt Nam là nước đói nghèo, lạc hậu, các chỉ số rất thấp, vì thế họ cũng nghĩ rằng kết quả của mình không cao. Vì thế họ kiểm tra rất kỹ khi nhận thấy hiện tượng đột biến".


Bản thân Việt Nam cần nhìn nhận và hành động sát với thực tế một đất nước còn nghèo, còn thua kém bạn bè thế giới. Trong một điều kiện như vậy, lãng phí là làm chậm sự tiến trình phát triển của dân tộc, có tội với tương lai đất nước.


Soi vào một khía cạnh cụ thể là công tác tổ chức, quản lý lãnh đạo cấp xã/ phường, để tránh lãng phí, chúng ta cần có những hành động chấn chỉnh nghiêm túc và dứt khoát:


Thứ nhất, cần thống nhất chỉ một đầu mối quản lý từ trung ương xuống địa phương. Khi đã thống nhất đầu mối quản lý, cần rà soát, xem xét lại toàn bộ các quy định về tổ chức và quản lý đội ngũ cán bộ, công chức các cấp, trong đó bao gồm cả cấp xã. Xây dựng một cơ cấu mới, hệ thống vị trí công việc mới, trên cơ sở mô tả công việc cụ thể, chi tiết, hiệu quả.


Thứ hai, tuyển dụng công khai thống nhất trong toàn quốc với cơ quan tuyển dụng chuyên nghiệp ở trung ương, có các chi nhánh ở địa phương. Quy trình tuyển phải độc lập, không bị phụ thuộc hay chịu bất kỳ áp lực nào của chính quyền địa phương. Chừng nào chưa thi tuyển công khai, minh bạch, chưa coi trọng người tài thì nạn "mua quan, bán tước", chạy công chức còn mãi dai dẳng.


Thứ ba, xây dựng hệ thống khen thưởng tương xứng trên cơ sở thành tích, cống hiến thực chất. Song song với đó là quy trình kỷ luật, sàng lọc nghiêm minh đối với cán bộ, công chức không đáp ứng được yêu cầu công việc, phẩm chất. Hình thành tổ chức đạo đức công vụ để xem xét đánh giá cán bộ, công chức về mặt đạo đức trong thực thi công vụ.


Thứ tư, tổ chức lại bộ máy hệ thống chính trị cơ sở. Những người ăn lương từ ngân sách hay hưởng phụ cấp từ ngân sách nhà nước, địa phương, nguồn thu của xã, phường hay từ thôn, tổ khu phố đều phải có mô tả công việc rõ ràng và chịu sự kiểm tra, đánh giá của tổ chức, của người dân.


Bác Hồ từng nói: nhân dân có quyền đôn đốc và phê bình Chính phủ, nếu Chính phủ làm hại dân thì dân có quyền đuổi Chính phủ. Từ Chủ tịch nước đến giao thông viên cũng vậy, nếu không làm được việc cho dân, thì dân không cần đến nữa.


Người làm "cán bộ" cần hiểu sâu sắc rằng, đồng lương của họ, tiền nuôi sống họ là của dân, từ tiền thuế của nhân dân, từ tài nguyên của đất nước. Vì thế, họ cần nỗ lực để làm việc xứng đáng với từng đồng tiền mà người dân phải đổ mồ hôi, nước mắt để làm ra, không thể cứ làm "người thừa" của dân, vật cản của tiến bộ.



  • TS. Ngô Thành Can (Học viện Hành chính Quốc gia)



lãng phí, tiết kiệm, quan xã, chính quyền địa phương, đào tạo cán bộ, công khai, minh bạch, lạm phát cán bộ, công chức xách ô





'Lòng tin chiến lược' và ngoại giao nước lớn

'Lòng tin chiến lược' và ngoại giao nước lớn

Có thể thấy 2013 là năm "ngoại giao nước lớn" nổi bật với hàng loạt chuyến công du của các lãnh đạo cấp cao nhất VN tới các nước lớn và các nước lớn tới VN.


>>Việt - Trung: Sóng gió chẳng có lợi cho ai!


Năm 2013 vừa qua có thể được xem là một năm hoạt động tích cực nhất của Việt Nam trên phương diện đối ngoại. Hàng loạt các chuyến thăm cấp cao đến và đi, hàng loạt những chương trình kỷ niệm lớn nhỏ đánh dấu các mốc thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và các nước, 5 mối quan hệ đối tác chiến lược,... Nhưng điểm đáng chú ý nhất của đối ngoại Việt Nam năm vừa qua chính là khái niệm "lòng tin chiến lược" mà Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã đưa ra tại Hội nghị Shangri-la tổ chức tại Singapore.











ngoại giao, nước lớn, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, thăm cấp cao, nguyên thủ quốc gia, đối tác chiến lược

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại Đối thoại Shangri-La lần thứ 12. Ảnh: Chinhphu.vn



"Lòng tin chiến lược" trong mối tương quan nước lớn


Bài phát biểu của Thủ tướng tại Shangri-la đã tạo ra hiệu ứng lớn. Carl Thayer, chuyên gia nghiên cứu Việt Nam đến từ Học viện Quốc phòng Úc chia sẻ, Thủ tướng đã nhắc đến cụm từ "lòng tin chiến lược" tới 17 lần. Lúc đầu, mọi người có cảm tưởng như vậy là quá nhiều. Tuy nhiên sau đó, cụm từ này đã trở thành tâm điểm thảo luận và được nhiều quan chức cấp cao sử dụng.


"Lòng tin chiến lược" được hiểu là sự thực tâm và chân thành, giải quyết những mâu thuẫn nảy sinh trên cơ sở tuân thủ luật pháp quốc tế, đề cao trách nhiệm của các quốc gia, nhất là các nước lớn và hiệu quả thực thi của các cơ chế hợp tác an ninh đa phương, bình đẳng giữa các thành viên và đối tác không phân biệt nước lớn hay nước nhỏ.


Có thể thấy, đối tượng mà Việt Nam muốn gửi thông điệp "lòng tin" chính là các nước lớn. Mặc dù hiện nay, các nước đều bình đẳng với nhau trên tư cách các quốc gia, song nước lớn hay cường quốc là chủ thể có tính chi phối mạnh mẽ nhất tới cục diện chính trị khu vực và quốc tế.


Quan hệ quốc tế châu Á - Thái Bình Dương hiện tại đang rất "nóng" với quá trình dịch chuyển quyền lực giữa một bên là Trung Quốc - cường quốc đang trỗi dậy, còn bên kia là Mỹ - cường quốc truyền thống tại khu vực. Và Việt Nam - với tư cách một quốc gia có vị trí chiến lược và vai trò quốc tế đang nổi lên rất nhanh - cần phải xử lý thực sự khôn khéo trong một môi trường chính trị khu vực đầy biến động như thế.


Có thể thấy năm 2013 là năm "ngoại giao nước lớn" nổi bật với hàng loạt những chuyến công du của các nhà lãnh đạo cấp cao nhất của Việt Nam tới các nước lớn và các nước lớn tới Việt Nam. Nhận được sự chú ý nhiều nhất chính là chuyến thăm của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang tới cả hai cường quốc khu vực là Trung Quốc và Mỹ lần lượt vào các tháng 6 (thăm Trung Quốc) và tháng 7 (thăm Mỹ). Các chuyến thăm này đều có mục đích chủ chốt là củng cố hơn nữa mối quan hệ giữa Việt Nam với cả hai cường quốc, hay nói cách khác chính là tiếp tục xây dựng "lòng tin chiến lược" giữa hai bên.


Với Mỹ, Việt Nam đã chính thức thiết lập mối quan hệ đối tác toàn diện, qua đó thúc đẩy hợp tác và tiếp tục thu hẹp những khác biệt còn tồn tại giữa hai bên. Với Trung Quốc, kể từ khi bình thường hóa quan hệ vào năm 1991, mối quan hệ về cơ bản vẫn phát triển mạnh mẽ. Tuy nhiên, chính cách tiếp cận, cách hiểu khác nhau giữa hai bên trong vấn đề biển Đông đã khiến cho quan hệ giữa hai bên trở nên căng thẳng. Làm thế nào để thu hẹp khác biệt và gia tăng nhận thức chung về sự cần thiết phải duy trì một môi trường hòa bình và ổn định chính là mục tiêu cuối cùng mà ngoại giao Việt Nam nhắm tới - thông qua xây dựng "lòng tin chiến lược" chung.


Ngoài Mỹ và Trung Quốc, Việt Nam cũng đã tiến hành các tiếp xúc cấp cao với những đối tác chiến lược - đồng thời là những nước lớn khác tại khu vực như Nhật Bản, Nga và Ấn Độ. Mỗi một đối tác lại hướng vào những lĩnh vực hợp tác cụ thể: với Nhật Bản là kinh tế và thương mại; trong khi với Nga và Ấn Độ, quan hệ quốc phòng, an ninh và năng lượng lại là những điểm nhấn chính.


Nền tảng trọng tâm đã có, điều quan trọng là Việt Nam sẽ tiếp tục thực hiện chiến lược "ngoại giao nước lớn" của mình như thế nào trong tương lai, với mắt xích "lòng tin chiến lược". Việc trở thành đối tác toàn diện với hầu hết các nước lớn là một trong những bước đầu tiên giúp Việt Nam có thể ít nhất tạo ra được một cầu nối lòng tin hữu hiệu, thông qua ASEAN và các cơ chế khu vực như ASEAN+3, Hội nghị cao cấp Đông Á (EAS) hay Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF).


Và các mối quan hệ đối tác chiến lược mới


Tháng 1/2013, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng có chuyến thăm Italy, Bỉ và Liên minh châu Âu (EU). Cũng trong chuyến thăm này, Việt Nam và Italy chính thức nâng cấp quan hệ song phương lên mức đối tác chiến lược. Italy trở thành đối tác chiến lược thứ 4 của Việt Nam tại EU, sau Anh, Tây Ban Nha, Đức (tính đến thời điểm ký).


Có thể thấy, mặc dù không gần nhau về khoảng cách địa lý, mối quan hệ EU - Việt Nam vẫn là mối quan hệ rất quan trọng đối với Việt Nam, nhất là về kinh tế và thương mại. EU cũng là một trong những nhà tài trợ ODA và là đối tác phát triển hàng đầu của Việt Nam.


Cũng trong năm 2013, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã có chuyến thăm Pháp nhân dịp kỷ niệm 40 năm thiết lập quan hệ ngoại giao. Hai nước đã tiến hành nâng cấp quan hệ lên hàng đối tác chiến lược. Một mối quan hệ chiến lược với Pháp - một trong 5 nước thường trực Hội đồng Bảo an LHQ - sẽ là lợi thế giúp Việt Nam có thể tăng cường lợi ích tại châu Âu nói riêng và tại các diễn đàn quốc tế nói chung, đồng thời tăng cường tiếng nói ủng hộ trong những vấn đề an ninh khu vực và thế giới mà cả hai bên cùng quan tâm. Sự kiện này cũng đánh dấu việc Việt Nam đã thiết lập mối quan hệ đối tác đầy đủ với tất cả 5 thành viên của Hội đồng Bảo an LHQ.


Một điểm nhấn cực kỳ quan trọng nữa chính là việc thiết lập đối tác chiến lược với cùng lúc ba nước ASEAN là Thái Lan, Indonesia và Singapore. Trong chính sách đối ngoại của Việt Nam, ASEAN chính là khu vực có vị trí quan trọng hàng đầu, là tổ chức mà ở đó các nước nhỏ như Việt Nam có thể phát huy tiếng nói của mình. Tăng cường mối quan hệ nội bộ giữa các nước ASEAN là một cách tăng cường đoàn kết nội khối, gia tăng sức mạnh nội lực, qua đó giúp tăng cường tiếng nói tạo sức mạnh để xây dựng lòng tin.


Có thể thấy trong năm qua, Việt Nam đã chủ động tiếp cận vấn đề "xây dựng lòng tin chiến lược" theo hai hướng. Thứ nhất là tăng cường mối quan hệ sâu rộng hơn nữa với tất cả các nước lớn, qua đó tăng cường sự hiểu biết và mức độ tin cậy lẫn nhau. Thứ hai là tạo ra một mối liên hệ bền chặt hơn nữa với các quốc gia ASEAN, tăng cường tiếng nói và sức mạnh chung. Một ASEAN mạnh mẽ làm cốt lõi cho hợp tác khu vực chính là cái đích để một nước nhỏ như Việt Nam nhắm tới với mục tiêu cao nhất là hòa bình và ổn định ở khu vực.


Hai hướng tiếp cận khác nhau, với chất xúc tác chung là lòng tin, cùng với ASEAN ngày một gắn kết hơn ở mức độ nhất định, chính những gì mà đối ngoại Việt Nam đã phần nào thực hiện được trong năm 2013.


Thuận Phương




ngoại giao, nước lớn, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, thăm cấp cao, nguyên thủ quốc gia, đối tác chiến lược





Nhóm Đông Âu, quyền lực ngân hàng, nhà đất và mỳ gói

Nhóm Đông Âu, quyền lực ngân hàng, nhà đất và mỳ gói

- 2013 chứng kiến sự nổi lên mạnh mẽ của các doanh nhân khởi nghiệp từ Đông Âu. Đây là những con người xuất sắc được đào tạo và ở lại lập nghiệp thành công ở nước ngoài. Khi về nước, họ tiếp tục thành công trên khá nhiều lĩnh vực từ ngân hàng, tài chính, hàng không, BĐS, du lịch cho tới tiêu dùng. Tuy nhiên, nhóm doanh nhân này rất kín kẽ và khẳng định mình bằng thành quả hơn là phát ngôn.





Tỷ phú Việt đầu tiên


2013, giới doanh nhân đã có người Việt đầu tiên lọt vào danh sách tỷ phú giàu nhất thế giới của Forbes. Ông Phạm Nhật Vượng - Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Vingroup, với khối tài sản ước tính 1,5 tỷ USD, xếp vị trí thứ 974.


Câu chuyện thành công của ông Phạm Nhật Vượng đã truyền niềm tự hào, hy vọng và cảm hứng cho nhiều doanh nhân trẻ vốn đang gặp rất nhiều khó khăn hiện nay.


Vị tỷ phú 46 tuổi và là người sáng lập ra tập đoàn hàng đầu trong lĩnh vực BĐS cao cấp, bán lẻ và y tế Vingroup đã từng học tập tại Moscow rồi qua sang Ukraine lập nghiệp với thương hiệu mỳ ăn liền nổi tiếng giúp ông làm nên cơ nghiệp: mỳ Mivina.








tỷ-phú, khởi-nghiệp, Đông-Âu, Phạm-Nhật-Vượng, Nguyễn-Đăng-Quang, Hồ-Hùng-Anh, Đặng-Khắc-Vỹ, Nguyễn-Cảnh-Sơn, Trịnh-Thanh-Huy, Lê-Viết-Lam, Vingroup, Masan, VIB, Sungroup, Eurowindow, Forbes, Vincom, Vinpearl, Vincharm, Vinmec, Vincom-Village, Vinhomes-Ri

Thành công trở nên rực rỡ hơn khi đại gia gốc Hà Tĩnh chuyển về Việt Nam hồi đầu thế kỷ 21 để đầu tư vào BĐS du lịch, BĐS cao cấp, y tế, bán lẻ với hàng loạt các thương hiệu nổi tiếng.


Ông Phạm Nhật Vượng đã là người giàu nhất trên sàn chứng khoán trong cả 3 năm trước đây nhờ 2 cổ phiếu Vincom và Vinpearl. Đến 2013 thực sự là một năm đánh dấu nhiều thành công của doanh nhân này với danh hiệu tỷ phú Việt đầu tiên trên phạm vi thế giới cùng hàng loạt các dự án lớn đang vào giai đoạn hoàn thành hay bắt đầu khởi động. Có lẽ, nhờ đó, 2013, VIC đã ngược dòng khó khăn của BĐS với nhiều thành công và mở rộng kinh doanh sang bán lẻ.


Sự hấp dẫn của VIC đã giúp DN phát hành thành công 300 triệu USD trái phiếu chuyển đổi trong bối cảnh kinh tế tài chính toàn cầu khó khăn sau thương vụ thành công năm 2009. Mới đây, quỹ đầu tư tư nhân Warburg Pincus thỏa thuận đầu tư 200 triệu USD để lấy 20% trong Vincom Retail (bán lẻ).


Hiện cổ phiếu VIC có giá khoảng 70.000 đồng/cp. Với 284,6 triệu cổ phiếu VIC được trực tiếp nắm giữ, ông Vượng đã có khối tài sản quy ra tiền tương ứng lên tới 20.000 tỷ đồng. Vững vàng danh hiệu tỷ phú đô la.


Quyền lực nhóm Đông Âu


Hiện nhiều doanh nhân khởi học tập và nghiệp từ Đông Âu trở về đầu tư tại Việt Nam nhanh chóng thành công với vị trí dẫn đầu trong nhiều ngành.


Tháng 9/2013, giới đầu tư choáng váng với 2 thương vụ khủng trong cùng một ngày (25/9): mua 100 máy bay và sáp nhập 2 NH. Cả hai đều liên quan đến một tập đoàn và doanh nhân thành đạt và với hai thương vụ, doanh nhân này đã xứng là đại gia nổi bật năm 2013.








tỷ-phú, khởi-nghiệp, Đông-Âu, Phạm-Nhật-Vượng, Nguyễn-Đăng-Quang, Hồ-Hùng-Anh, Đặng-Khắc-Vỹ, Nguyễn-Cảnh-Sơn, Trịnh-Thanh-Huy, Lê-Viết-Lam, Vingroup, Masan, VIB, Sungroup, Eurowindow, Forbes, Vincom, Vinpearl, Vincharm, Vinmec, Vincom-Village, Vinhomes-Ri

Trước đó, cái tên Sovico đã khá nổi tiếng với nhiều vụ đầu tư lớn trong lĩnh vực BĐS và NH. Tuy nhiên, tên tuổi của tập đoàn tư nhân hàng đầu Việt Nam này thực sự được biết đến khi lấn sang hàng không và sáp nhập NH.


Với thương vụ trị giá khoảng 9 tỷ USD và hoạt động đình đám của VietJetAir, Vợ chồng doanh nhân Hùng - Thảo đã có một năm nổi bật cả trong nước và quốc tế. Được biết, ngoài NH và hàng không, Sovico còn khá nổi trong nhiều lĩnh vực tài chính, BĐS, thủy điện...


Trong năm 2013, dự án cáp treo nghìn tỷ trên đỉnh Fansipan của ông chủ Tập đoàn Sungroup Lê Viết Lam đã khiến nhiều người ngạc nhiên. Đây cũng là 1 trong những doanh nhân trở về từ Đông Âu và đã từng cùng kinh doanh mỳ ăn liền Mivina tại Ukraina với ông Phạm Nhật Vượng.


Sungroup cũng đã được biết đến là chủ đầu tư của dự án cáp treo nhận được nhiều danh hiệu kỷ lục Việt Nam - tuyến cáp treo Bà Nà Hills và nhiều dự án BĐS du lịch nổi tiếng khác.


Quyền lực của "nhóm Đông Âu" còn được thể hiện mạnh mẽ trong năm 2013 với VPBank của chủ tịch "gốc" Nga, Ngô Chí Dũng.


Với một loạt những thay đổi mạnh mẽ, VPBank trở thành NH đi ngược dòng khó khăn chung với tín dụng tăng vọt, nợ xấu giảm, nhân sự tuyển mới ồ ạt... Bên cạnh đó, những biến động "vào-ra" của nhiều cổ đông lớn đi kèm với đó là hàng nghìn tỷ đồng được sang tên đổi chủ cũng liên tục gây chú ý cho giới đầu tư.


Cùng làm NH, một doanh nhân khởi nghiệp Đông Âu khác có những thay đổi đột phá trong năm 2013 là ông Đặng Khắc Vỹ. Giữa tháng 9/2013, Ngân hàng VIB đã sắp xếp lại nhân sự cấp cao và ông Vỹ chính thức lên làm chủ tịch.


Ông Vỹ là cổ đông sáng lập với tỷ lệ sở hữu lớn, gắn bó và đặt nền móng cho VIB cả chục năm qua. 2013 ông Vỹ đã xuất hiện để đánh dấu một giai đoạn phát triển chiến lược tiếp theo cho NH này.


Hồi tháng 5/2013, giới tài chính cũng chứng kiến sự ra đời của Ngân hàng Xây dựng Việt Nam với một trong những doanh nhân "gốc Đông Âu" kín tiếng là ông chủ của Tập đoàn Thiên Thanh - đại diện cho 20 cổ đông nắm giữ 84% cổ phần.


Bên cạnh các đại gia nói trên, giới đầu tư còn biết đến nhiều doanh nhân "nhóm Đông Âu" nổi tiếng trong năm 2013 và đứng đầu các ngành như: ông Nguyễn Đăng Quang-Hồ Hùng Anh (đế chế hàng tiêu dùng Masan và Ngân hàng Techcombank); Nguyễn Cảnh Sơn (Eurowindow, Techcombank, Melinh Plaza); ông Trịnh Thanh Huy (Bình Thiên An) ...


Có thể thấy, trong vài năm gần đây, nhất là năm 2013, sự nổi lên của nhóm doanh nhân khởi nghiệp từ Đông Âu rất mạnh mẽ. Điều đáng nói là các doanh nhân này đã đầu tư một lượng tiền lớn vào nhiều ngành nghề tại Việt Nam và nhanh chóng vượt dẫn đầu các lĩnh vực này. Qua môt năm biến động, người ta càng nhận ra quyền lực của nhóm Đông Âu đang lớn mạnh từ ngân hàng, tài chính, BĐS cho tới mỳ tôm, nước mắm.


Mạnh Hà






tỷ-phú, khởi-nghiệp, Đông-Âu, Phạm-Nhật-Vượng, Nguyễn-Đăng-Quang, Hồ-Hùng-Anh, Đặng-Khắc-Vỹ, Nguyễn-Cảnh-Sơn, Trịnh-Thanh-Huy, Lê-Viết-Lam, Vingroup, Masan, VIB, Sungroup, Eurowindow, Forbes, Vincom, Vinpearl, Vincharm, Vinmec, Vincom-Village, Vinhomes-Ri





Tướng Đồng Sĩ Nguyên nói về Tướng Nguyễn Chí Thanh

Tướng Đồng Sĩ Nguyên nói về Tướng Nguyễn Chí Thanh

- Một danh tướng tài ba, một nhà lãnh đạo lớn về chính trị, quân sự, kinh tế của thời đại Hồ Chí Minh, có công lớn trong Tổng khởi nghĩa Tháng Tám, kháng chiến chống thực dân Pháp và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, đánh Mỹ ở miền Nam.


Sáng 26/12, tại Hà Nội, Bộ Quốc Phòng, Ban Tuyên giáo TƯ, Tỉnh ủy Thừa Thiên - Huế, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh phối hợp tổ chức hội thảo khoa học “Đồng chí Nguyễn Chí Thanh với cách mạng Việt Nam và quê hương Thừa Thiên - Huế”.


60 tham luận tại hội thảo đánh giá hơn 30 năm hoạt động cách mạng của Đại tướng Nguyễn Chí Thanh, vị tướng lĩnh quân đội phấn đấu trọn đời cho lý tưởng của Đảng, một lòng một dạ phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân.











Nguyễn Chí Vịnh, quân đội, Đại tướng, Nguyễn Chí Thanh, Đồng Sỹ Nguyên
Trung tướng Đồng Sĩ Nguyên trong một lần trả lời báo chí bên hành lang QH. Ảnh: Minh Thăng

Một vị tướng tài, thao lược của quân đội nhân dân Việt Nam, một cán bộ lãnh đạo gương mẫu, giàu nghị lực và bản lĩnh; một tấm gương sáng ngời của người cộng sản.


Trân trọng giới thiệu tham luận của Trung tướng Đồng Sĩ Nguyên (nguyên ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng) về Đại tướng Nguyễn Chí Thanh:


Đại tướng Nguyễn Chí Thanh là một danh tướng tài ba, một nhà lãnh đạo lớn về chính trị, quân sự, kinh tế của thời đại Hồ Chí Minh, có công lớn trong Tổng khởi nghĩa Tháng Tám, kháng chiến chống thực dân Pháp và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, đánh Mỹ ở miền Nam.


Thời kỳ đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, ông, trên cương vị Bí thư kiêm Chính ủy Phân khu Bình - Trị - Thiên đã lãnh đạo, chỉ huy xuất sắc, kiên cường, dũng cảm, thực hiện cuộc trường kỳ kháng chiến vượt qua gian khổ, khó khăn, ác liệt, làm cho quân Pháp bị thiệt hại nặng.


Thắng lợi của Mặt trận Bình - Trị - Thiên khói lửa không những hạn chế được thương vong trong các cuộc tấn công ào ạt của thực dân Pháp vào địa bàn Thừa Thiên, Huế, Quảng Trị, Quảng Bình, mà còn góp phần chi viện hiệu quả cho cục diện chiến trường toàn quốc, đặc biệt góp phần không nhỏ trong đại thắng cuối cùng.


Từ thực tiễn chiến trường Bình - Trị - Thiên khói lửa, sống, chiến đấu trong lòng nhân dân, ông đã đúc kết, góp phần xây dựng, khẳng định tính đúng đắn, sáng tạo của lý luận chiến tranh nhân dân Việt Nam với ba thứ quân: chủ lực, địa phương, dân quân, du kích; với chủ trương cốt lõi: "Bám dân, bám đất, một tấc không đi, một ly không rời"; "Có dân, có đất là có tất cả". Đây thực sự là những đúc kết về lý luận rất mới, rất sáng tạo trong cuộc chiến tranh nhân dân chống đế quốc Pháp xâm lược, trong đó Đại tướng Nguyễn Chí Thanh là người phát hiện và có những đóng góp rất quan trọng.


Khi về làm Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam, ông đã cùng Đại tướng Võ Nguyên Giáp chủ trương về mặt chính trị, đẩy mạnh giương cao hai ngọn cờ: "Con người là nhân tố quyết định" và "Cán bộ là tại chỗ".


Đại tướng ưu tiên nhấn mạnh: Cán bộ là tại chỗ, tức cán bộ phải từ cơ sở, am hiểu thực tế đơn vị, trưởng thành qua chiến đấu, được giáo dục đào tạo bài bản qua trường lớp; vừa có bản lĩnh, kinh nghiệm, phẩm chất đạo đức tốt, vừa có trình độ theo công việc phụ trách; ngắn gọn là cán bộ phải từ chiến sĩ mà lên, từ nhân dân mà ra.


Với quan điểm xuyên suốt đó, Đại tướng Nguyễn Chí Thanh đã chỉ đạo xây dựng, triển khai một chương trình đồ sộ nhưng rất cụ thể về công tác chính trị, tư tưởng, công tác cán bộ, xây dựng lực lượng vũ trang, chỉ đạo Tổng cục Chính trị thực thi một cách bài bản, kết hợp cả chiều rộng và chiều sâu, phát triển hàng loạt trường, lớp giáo dục trên lớp kết hợp rèn luyện thử thách qua thực tế, từ đó không ngừng nâng cao trình độ tư tưởng, chính trị, quân sự, chiến thuật, kỹ thuật cho bộ đội các cấp.


Đại tướng có công đóng góp rất lớn giúp Bộ Chính trị, Quân ủy Trung ương củng cố, xây dựng bài bản về chính trị cho lực lượng vũ trang, nòng cốt là Quân đội nhân dân Việt Nam, thành đội quân chiến thắng giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, vì độc lập tự do, vì hạnh phúc của nhân dân.


Sau hòa bình 1954, miền Bắc được giải phóng và tiến hành xây dựng chủ nghĩa xã hội. Sau Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng, miền Bắc bắt đầu xây dựng kinh tế theo kế hoạch 5 năm lần thứ nhất. Đại tướng Nguyễn Chí Thanh với cương vị ủy viên Bộ Chính trị được phân công phụ trách mặt trận nông nghiệp.


Sau mấy tháng đầu lăn lộn với cơ sở, Đại tướng đã trực tiếp chỉ đạo mô hình hợp tác xã nông nghiệp, lấy xã Đại Phong, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình và xã Duyên Hải ở TP Hải Phòng làm thí điểm xây dựng hợp tác xã để đạt năng suất, chất lượng, hiệu quả cao.


Đại tướng cũng có cách sáng tạo đặt tên cho phong trào xây dựng kinh tế này với mô hình hợp tác xã, rất ý nghĩa, rất thôi thúc, rất lôi cuốn hấp dẫn nhân dân, đó là: "Gió Đại Phong, Sóng Duyên Hải". Phong trào hợp tác xã được phát triển rộng khắp cả miền Bắc sau này, đã củng cố vững chắc hậu phương miền Bắc xã hội chủ nghĩa, vững lòng những người lính chiến đấu chống đế quốc Mỹ xâm lược.


Khi đế quốc Mỹ trực tiếp đưa quân vào xâm lược miền Nam Việt Nam, Đại tướng Nguyễn Chí Thanh được Bộ Chính trị cử vào phụ trách Trung ương Cục miền Nam. Ngay từ những ngày tháng đầu, Đại tướng đã đi thực địa chiến trường và sớm đưa ra kết luận, đánh giá rất ngắn gọn, nhưng vô cùng giá trị gửi về Bộ Chính trị: "Đế quốc Mỹ giàu nhưng không mạnh".


Khai thác điểm yếu cơ bản của địch, đồng chí đã chỉ thị cho quân dân miền Nam rằng: "Hãy nắm thắt lưng địch mà đánh để giành thắng lợi". Một khẩu hiệu chiến lược và rất chiến thuật mà Thủ tướng Võ Văn Kiệt sau này nhiều lần tâm đắc nhắc lại: "Chính nhờ khẩu hiệu đó, mà quân dân miền Nam chiến đấu đến giành thắng lợi cuối cùng".


H.Nhì(ghi)



Nguyễn Chí Vịnh, quân đội, Đại tướng, Nguyễn Chí Thanh, Đồng Sỹ Nguyên





VN-Campuchia không để bên ngoài dùng lãnh thổ phương hại nhau

VN-Campuchia không để bên ngoài dùng lãnh thổ phương hại nhau

- Hội đàm tại Hà Nội, Thủ tướng Việt Nam và Campuchia tái khẳng định nguyên tắc không cho phép bất cứ lực lượng thù địch nào sử dụng lãnh thổ của nước này làm phương hại đến an ninh và can thiệp vào công việc nội bộ của nước kia.


Chủ trì lễ đón và hội đàm trưa nay với Thủ tướng Hun Sen, Nguyễn Tấn Dũng đánh giá cao Thủ tướng Campuchia đã chọn Việt Nam là nước đầu tiên đến thăm chính thức sau khi được tái bổ nhiệm.











Hun Sen, Campuchia, Thủ tướng
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chủ trì lễ đón Thủ tướng Hun Sen

Về phần mình, Thủ tướng Hun Sen bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ và nhân dân Việt Nam anh em về sự ủng hộ quý báu và giúp đỡ chí tình đã dành cho Chính phủ và nhân dân Campuchia trước đây cũng như trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước hiện nay.


Hai bên bày tỏ hài lòng trước những bước phát triển tốt đẹp của quan hệ hai nước trong thời gian qua.


Kim ngạch mục tiêu 5 tỷ USD


Thủ tướng hai nước bày tỏ quyết tâm làm sâu sắc hơn mối quan hệ hữu nghị và hợp tác toàn diện giữa hai nước. Theo đó, thỏa thuận tiếp tục duy trì trao đổi các chuyến thăm, tiếp xúc giữa lãnh đạo cấp cao hai nước cũng như giữa các bộ, ngành, địa phương, đoàn thể hai nước để gia tăng sự hiểu biết lẫn nhau.


Nhất trí tiếp tục phối hợp tạo điều kiện thuận lợi cho nhau phát huy những lợi thế sẵn có của mỗi nước, làm sâu sắc hơn quan hệ hợp tác trên các lĩnh vực, nhất là các lĩnh vực có thế mạnh như biên mậu, du lịch, viễn thông, hàng không, ngân hàng, dầu khí, cây công nghiệp, nông nghiệp… nhằm phấn đấu nâng kim ngạch thương mại hai chiều lên 5 tỷ USD vào năm 2015.


Hun Sen, Campuchia, Thủ tướng


Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và người đồng cấp Campuchia cũng nhất trí khuyến khích, hỗ trợ và đảm bảo cho các hoạt động đầu tư, kinh doanh của doanh nghiệp Việt Nam ở Campuchia, vì lợi ích của nhân dân hai nước.


Hai bên nhất trí tiếp tục hợp tác chặt chẽ trong lĩnh vực an ninh, quốc phòng; tăng cường hợp tác ngăn chặn các hoạt động khủng bố, tội phạm xuyên quốc gia, buôn lậu, ma túy... Hai bên tái khẳng định nguyên tắc không cho phép bất cứ lực lượng thù địch nào sử dụng lãnh thổ của nước này làm phương hại đến an ninh và can thiệp vào công việc nội bộ của nước kia.


Nhân dịp này, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã bày tỏ lời cảm ơn và đánh giá cao Chính phủ, các cơ quan chức năng, chính quyền địa phương Campuchia đã tích cực hỗ trợ Việt Nam trong công tác tìm kiếm, quy tập và hồi hương hài cốt quân tình nguyện, chuyên gia Việt Nam hy sinh trên chiến trường Campuchia và nhất trí phối hợp các hoạt động kỷ niệm 35 năm Ngày chiến thắng chế độ diệt chủng ở Campuchia (7/1/1979-7/1/2014).


Hai Thủ tướng đánh giá cao những nỗ lực của cơ quan chức năng hai bên trong công tác phân giới cắm mốc biên giới đất liền thời gian qua; đồng thời khẳng định quyết tâm của Chính phủ hai nước nhằm sớm hoàn thành công tác này.


Về kiều dân, hai bên nhất trí tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi và dành sự đối xử bình đẳng cho kiều dân của nhau như đối với ngoại kiều khác ở mỗi nước; đánh giá cao sự hợp tác của Chính phủ Vương quốc Campuchia trong việc đảm bảo các quyền hợp pháp của kiều dân Việt Nam sinh sống và làm ăn bình thường như những ngoại kiều khác ở Campuchia.


Hun Sen, Campuchia, Thủ tướng

Về vấn đề Biển Đông, hai bên nhất trí đề cao lập trường chung của ASEAN như đã nêu trong Tuyên bố nguyên tắc 6 điểm của ASEAN, coi trọng gìn giữ hòa bình, ổn định ở Biển Đông; giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế và Công ước Luật biển 1982; thúc đẩy thực hiện Tuyên bố DOC và sớm xây dựng Bộ quy tắc COC giữa ASEAN và Trung Quốc.









10 văn kiện hợp tác đã được ký kết sau hội đàm giữa Thủ tướng hai nước: hiệp định dẫn độ, thỏa thuận thúc đẩy thương mại 2014-2015, hiệp định quá cảnh hàng hóa, kế hoạch hợp tác năm 2014 giữa Bộ Công an Việt Nam và Bộ Nội vụ Campuchia, 2 bản ghi nhớ giữa công ty Nitrogen Chemicals&Fertilizer Campuchia với tổng công ty Phân bón và Hóa chất dầu khí (thuộc tập đoàn Dầu khí Việt Nam) và tập đoàn Hóa chất Việt Nam về hợp tác trong lĩnh vực phân bón....



Linh Thư - Ảnh: Minh Quang






Sốt ruột về tiến độ tái cơ cấu ở Việt Nam

Sốt ruột về tiến độ tái cơ cấu ở Việt Nam

- 2013 là năm mà nền kinh tế Việt Nam nhận được khá nhiều lời góp ý thẳng thắn từ các tổ chức quốc tế. Có những lời khích lệ, có những góp ý thẳng thắn. Sự thật mất lòng, nhưng thuốc đắng giã tật... vấn đề là việc tiếp thu có chọn lọc thế nào.






Tăng trưởng vẫn chậm chạp


Năm 2013, GDP của Việt Nam đạt 5,42%, lạm phát 6,04%. Xuất siêu đạt 863 triệu USD. FDI cán đích 21,6 tỷ USD. GDP bình quân theo đầu người đạt 1.890 USD/năm.


Lạm phát được kéo xuống mức thấp nhất trong 10 năm, nhiệt độ thị trường giảm đi 2/3 so với 2 năm trước đó. Cán cân thương mại tiếp tục năm thứ 2 xuất siêu, sau hai thập kỷ dài dằng dặc chỉ có nhập siêu. Vốn FDI quay trở lại mạnh mẽ sau 4 năm suy giảm.


Những con số trên, đã hơn nhiều hàng loạt dự báo mà các tổ chức quốc tế đưa ra về nền kinh tế Việt Nam trong năm qua. Đồng thời, minh chứng nền kinh tế đã chuyển biến đúng hướng, đúng với mục tiêu tổng quát mà Chính phủ đề ra từ đầu năm.


Vì thế, bà Victoria Kwakwa, Giám đốc Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam (WB) dành lời chúc mừng đầu tiên tới Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại Diễn đàn đối tác phát triển hồi đầu tháng 12.


“Việt Nam đã thành công trong việc đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô thể hiện bằng tỉ lệ lạm phát vừa phải và cải thiện trong cán cân đối ngoại”, bà Kwakwa nói.











tăng-trưởng, xuất-khẩu, nhập-siêu, tái-cơ-cấu, DNNN, tụt-hậu, lạm-phát, hồi-phục, xuất-siêu, nợ-xấu, phục-hồi
Cải cách DNNN để chúng hoạt động thực sự hiệu quả vẫn là đòi hỏi cấp bách

Thế nhưng, “Việt Nam không nên hài lòng”, ngân hàng HSBC nhấn mạnh.


“Kinh tế vẫn trì trệ và tăng trưởng của Việt Nam vẫn thấp”, WB đánh giá, thậm chí là “chậm chạp”, theo Ngân hàng phát triển châu Á (ADB) hay Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) nhận xét.


Thậm chí, có những sự lo ngại như ông Sato Motonobu, chủ tịch JBA (Hiệp hội doanh nghiệp Nhật Bản) nói: “Kinh tế Việt Nam đang ở ranh giới giữa ngưng trệ và phát triển. Với cơ sở kinh tế - công nghiệp hiện nay của Việt Nam, để có thể vừa duy trì sự ổn định của kinh tế vĩ mô, vừa đạt được mục tiêu tăng trưởng 6-7% là quá khó”.


Cho nên, Eurocham (Phòng Thương mại châu Âu) cho biết một thông tin không vui, niềm tin của các doanh nghiệp châu Âu vào triển vọng kinh doanh ở Việt Nam đã bị sụt giảm.


Bao giờ cắt được nợ xấu


Đánh giá của các tổ chức quốc tế về nền kinh tế Việt Nam bao giờ cũng nêu hai mặt, mặt được và mặt chưa được. Nhưng dường như, năm 2013, phần chưa được lại được nói tới nhiều hơn. Có thể vì, những người bạn đồng hành với nền kinh tế Việt Nam này thực lòng muốn thúc đẩy chúng ta phải chuyển mình mạnh mẽ hơn nữa. Họ đang sốt ruột với tiến độ cải cách kinh tế ở Việt Nam.


Cho nên, vế sau của những nhận đinh chưa lạc quan trên, hầu hết đều là câu chuyện về DNNN, ngân hàng, về đầu tư công, về minh bạch và trên hết, là nghệ thuật điều hành kinh tế, với những bài toán hóc búa về dự trữ ngoại hối, kỷ cương tài khóa, ẩn số nợ xấu...


Trong đó, cải cách doanh nghiệp nhà nước và tái cơ cấu hệ thống ngân hàng được nhắc đến nhiều nhất.


ADB đã phân tích, vừa qua, mặc dù lãi suất chính sách đã giảm, song tăng trưởng tín dụng vẫn bị hạn chế bởi các bản cân đối tài sản yếu kém của các ngân hàng thương mại, những mối quan ngại về tình hình tài chính của người vay, thị trường bất động sản èo uột và cầu tín dụng thấp.


“Nếu không đẩy nhanh tiến độ cải cách cơ cấu đối với các ngân hàng thương mại và doanh nghiệp nhà nước, thì nền kinh tế có thể phải đối mặt với một giai đoạn tăng trưởng yếu ớt kéo dài, dưới mức 7-8% đã đạt được trong giai đoạn 2002-2007”, ADB khuyến cáo.











tăng-trưởng, xuất-khẩu, nhập-siêu, tái-cơ-cấu, DNNN, tụt-hậu, lạm-phát, hồi-phục, xuất-siêu, nợ-xấu, phục-hồi

Kinh tế Việt Nam giữa ranh giới ngưng trệ và phát triển



Theo lời khuyên của doanh nghiệp Nhật Bản - tổ chức JBA, Việt Nam sẽ cần xác định rõ và giải quyết từng yếu tố một đang gây cản trở đến tăng trưởng kinh tế, cần phải thực hiện những chính sách tài chính - tiền tệ mang lại hiệu quả hơn. Trong đó, đẩy nhanh hơn việc giải quyết nợ xấu.


IBA nhấn mạnh: “Với việc thành lậpVAMC, việc xử lý nợ xấu đã bắt đầu có định hướng giải quyết. Nhưng cần lưu ý rằng, khi giải quyết nợ xấu, không thể loại bỏ những tác động xấu tới nền kinh tế vĩ mô với những liệu pháp mang tính bề nổi”.


Bán bớt DNNN


Khu vực DNNN nhận được nhiều lời chỉ trích khá nặng nề.


Ngân hàng HSBC nhận định, khu vực quốc doanh hiện chiếm 2/3 nền kinh tế. Các doanh nghiệp tư nhân sử dụng tới 86% lực lượng lao động. Trong khi đó, nền kinh tế còn có những “nút thắt cổ chai” như chất lượng giáo dục, cơ sở hạ tầng đô thị, hệ thống năng lượng vào giao thông, chuỗi phân phối, chất lượng sản xuất nông nghiệp, thị trường tài chính... ”.


JBA cũng bức xúc: “Nếu như các DNNN có thể xin cấp vốn từ các tổ chức tài chính, thì có rất nhiều trường hợp các doanh nghiệp tư nhân xin vay vốn vô cùng khó khăn. Nếu cứ tiếp diễn như vậy thì dòng vốn sẽ chỉ chảy đến các DNNN có hiệu suất kinh doanh thấp, và năng lực cạnh tranh của Việt Nam cũng sẽ không còn”.


“Việc khu vực DNNN đang chiếm tới 40% toàn bộ nền kinh tế không có gì đáng quan ngại, song vấn đề nằm ở chỗ các DNNN nhìn chung được ưu đãi nhiều hơn nhưng hoạt động thường không hiệu quả. Điều này đang kìm hãm sự tăng trưởng của nền kinh tế do dẫn đến việc giảm đầu tư khu vực tư nhân trong các lĩnh vực này”, Liên minh châu Âu cũng cảnh báo.


Vì thế, các quốc tế trên đều đưa ra khuyến cáo: phải triệt để tái cơ cấu DNNN.


Lớn hơn nữa, quyết liệt tái cơ cấu DNNN và ngân hàng sẽ giúp Việt Nam khôi phục niềm tin của dân chúng vào sự ổn định kinh tế vĩ mô, thiết lập tăng trưởng cao hơn trong thời gian tới.


HSBC khuyến cáo: “Nếu không có tiến triển rõ rệt trong xử lý “các nút thắt cổ chai” về cơ cấu, nền kinh tế Việt Nam có nguy cơ đi ngang trong nhiều năm”.


Phạm Huyền









tăng-trưởng, xuất-khẩu, nhập-siêu, tái-cơ-cấu, DNNN, tụt-hậu, lạm-phát, hồi-phục, xuất-siêu, nợ-xấu, phục-hồi