Thảm Cho Bé

Các mẫu Thảm Cho Bé, Thảm Xốp Cho Trẻ, Thảm Lót Nhà Trẻ Eva, Thảm Cho Bé được làm từ chất liệu cao su và hạt nhựa Eva xuất xứ từ Việt Nam đảm bảo an toàn, không độc hại, độ đàn hồi cao và đặc biệt rất bền bỉ. Công dụng chống trơn và hạn chế chấn thương khi tập luyện sử dụng để trải lót sàn phòng tập võ; phòng tập luyện cho các bộ môn thể thao nhào lộn, Aerobic, trường học, nhà trẻ và phòng tập luyện võ thuật các bộ môn như: Taekwondo; Karatedo; Vovinam; Võ cổ truyền; Pencak silat; Sanshuu; Aikido; Judo; Boxing; Kickboxing; Muay; MMA..

GIẢM TỪ 20% KHI MUA THẢM TẬP VÕ SỐ LƯỢNG LỚN LH: 09 68 59 33 78

Thảm cho trẻ với các đường viền dễ dàng nối liền với nhau tạo thành một không gian rộng cho bé vui chơi thoải mái. Thảm xốp lót sàn cho trẻ được làm từ chất liệu cao su và hat nhựa eva, rất êm ái, bề mặt tiếp xúc chống trơn trượt sẽ đảm bảo được độ an toàn khi bé sử dụng.


Thảm Cho Bé




– Thảm lót sàn giúp giảm lực va đập khi bé ngã, giữ an toàn cho bé khi nô đùa.

– Bề mặt thảm xốp có thiết kế sần nhỏ chống trơn trượt hiệu quả.

– Giúp bé vui chơi an toàn, hạn chế trường hợp trượt ngã khi nô đùa.

– Thảm ghép chia miếng dễ dàng lắp ráp phù hợp từng không gian.

– Thuận tiện tháo ra những lúc không sử dụng giúp bảo quản tiện lợi.

– Bề mặt xốp nhanh khô, dễ dàng lau sạch để đảm bảo vệ sinh tốt hơn.

– Màu sắc rực rỡ của từng miếng thảm xốp mang đến vẻ tươi sáng cho căn phòng.

Thảm Tập Võ các bộ môn như: Taekwondo; Karatedo; Vovinam; Võ cổ truyền; Pencak silat; Sanshuu; Aikido; Judo; Boxing; Kickboxing; Muay; MMA.. .Là một trong những dụng cụ không thể thiếu cho bộ môn võ thuật và các môn thể thao.Là thảm mút xốp eva hàng Việt Nam chất lượng cao dùng lót sàn phòng tập võ.… giao hàng toàn quốc.

Thảm Tập Võ là sản phẩm thảm mút xốp eva hàng Việt Nam chất lượng cao, sử dụng để trải lót sàn phòng tập võ; phòng tập luyện cho các bộ môn thể thao nhào lộn, Aerobic, trường học, nhà trẻ.

Độ đàn hồi của thảm tốt sẽ giúp quá trình luyện tập của bạn trở nên dễ dàng hơn. Đặc biệt là khi thực hiện các động tác chống tay, chân hay tiếp xúc với mặt sàn sẽ không gây thương tích hay bị đau. Vì thế, dựa vào nhu cầu luyện tập bạn nên chọn cho mình những loại thảm tập võ có độ đàn hồi khác nhau.

Thứ Tư, 25 tháng 12, 2013

Thông tin toàn diện bảo vệ chủ quyền biển đảo

Thông tin toàn diện bảo vệ chủ quyền biển đảo

- Hội nghị tổng kết 2013 và triển khai nhiệm vụ 2014 của Bộ Thông tin & Truyền thông diễn ra hôm nay (26/12) tại Hà Nội.




Báo cáo của Bộ TT&TT chỉ ra trong năm 2013, các cơ quan báo chí, phát thanh, truyền hình, thông tin điện tử đã tham gia tích cực tuyên truyền các hội nghị Trung ương 7 và 8 của Đảng, các kỳ họp 5 và 6 của Quốc hội, đặc biệt là các hoạt động lập pháp quan trọng như sửa đổi Hiến pháp và luật Đất đai.


Nghị quyết trung ương IV về một số vấn đề cấp bách xây dựng Đảng hiện nay được tuyên truyền đậm nét trên các phương tiện thông tin đại chúng. Bên cạnh các sự kiện, ngày lễ lớn của đất nước, báo chí nói chung đã thông tin kịp thời, sâu rộng các vấn đề xã hội như các kỳ thi thi tốt nghiệp, đại học, giá cả, xăng, dầu, điện, lũ lụt, thiên tai, dịch bệnh, phòng chống cháy nổ, an toàn giao thông, trật tự an ninh xã hội...











lá cải, blog, chủ quyền, mạng xã hội
Ảnh: Lê Anh Dũng

Đặc biệt, ngành đã làm tốt công tác thông tin toàn diện về bảo vệ chủ quyền biên giới, biển đảo. Trong đó, nổi bật là Chương trình mục tiêu quốc gia đưa thông tin về cơ sở miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo và Đề án đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quản lý, bảo vệ và phát triển bền vững biển và hải đảo Việt Nam.


Bộ TT&TT đã có chương trình phối hợp với Bộ đội Biên phòng trong công tác thông tin - tuyên truyền và thông tin đối ngoại tại khu vực biên giới giai đoạn 2010-2020.


Cùng với việc điều tra, khảo sát hệ thống tài liệu bằng chứng lịch sử về chủ quyền biển đảo, Bộ đã tổ chức triển lãm bản đồ và trưng bày tư liệu về Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam - Những bằng chứng lịch sử tại 5 địa phương. Bộ cũng khánh thành cụm thông tin đối ngoại thác Bản Giốc, Cao Bằng và các cụm thông tin đối ngoại cửa khẩu Tây Ninh, Quảng Bình, Lào Cai.


Lĩnh vực xuất bản tham gia bằng việc đẩy mạnh các xuất bản phẩm bảo vệ chủ quyền quốc gia, biên giới, hải đảo, khẳng định vị trí pháp lý của lãnh thổ đất nước đối với các quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa, đồng thời giáo dục, bồi dưỡng và tăng cường tinh thần yêu nước.


Ngành bưu chính phối hợp Bộ Văn hóa - Thể thao - Du lịch và Tổng cục Hải quan kịp thời cấm nhập khẩu bộ tem Trung Quốc phát hành về quần đảo Hoàng Sa.


Lĩnh vực viễn thông, Internet thực hiện nghiêm công tác quản lý, sử dụng và giữ chỗ tên miền liên quan đến chủ quyền biển đảo Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam. Ngành viễn thông cũng tổ chức các chương trình nhắn tin ủng hộ đồng bào, chiến sĩ vùng biển đảo, thiên tai lũ lụt.


Các địa phương cũng chú ý chấn chỉnh hoạt động xuất bản, in, phát hành các ấn phẩm thể hiện bản đồ Việt Nam không có Hoàng Sa, Trường Sa.


Trong năm 2014, Bộ TT&TT nhấn mạnh việc thông tin bảo vệ chủ quyền biên giới, biển đảo tiếp tục là nhiệm vụ trọng tâm.


Quản lý Internet để khắc phục xu hướng lá cải


Theo báo cáo của Bộ TT&TT, hiện cả nước có 838 cơ quan báo chí, trong đó có 70 báo điện tử, 19 tạp chí điện tử và 265 trang thông tin điện tử tổng hợp.


Một trong những vấn đề nổi cộm của loại hình báo chí mới này là xu hướng chạy theo việc đưa tin giật gân, câu khách, thậm chí sai sự thật, mà theo Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son nói khi trả lời chất vấn trước QH kỳ họp vừa rồi là "xu hướng lá cải".


Biện pháp khắc phục mà Bộ đưa ra là đẩy mạnh quản lý nhà nước về báo chí: tăng cường phổ biến Quy chế phát ngôn và thông tin cho báo chí, khắc phục hiệu quả hiện tượng, tình trạng một số báo xa rời, tôn chỉ, mục đích, đối tượng phục vụ; chấn chỉnh việc thông tin sai sự thật, thiếu chính xác, không phục vụ lợi ích đất nước, nhân dân.


Bộ TT&TT cũng nhận định các thế lực thù địch vẫn tăng cường lợi dụng môi trường mở của Internet để tuyên truyền chống phá Đảng và Nhà nước. Việc này diễn ra thường xuyên, liên tục trên tất cả các mặt chính trị, kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng. Việc quản lý các trang mạng xã hội, blog cá nhân, trang tin điện tử đặt máy chủ ở nước ngoài cũng gặp khó khăn.


Do đó cần từng bước đưa công tác quản lý thông tin trên Internet, đặc biệt trên các trang thông tin điện tử, blog, mạng xã hội vào nền nếp, Bộ TT&TT nhấn mạnh.


Chiều nay, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam sẽ dự hội nghị.


Chung Hoàng






Giao lưu với Xuân Bắc, Tự Long, Vân Dung

Giao lưu với Xuân Bắc, Tự Long, Vân Dung

- 3 nghệ sĩ Xuân Bắc, Tự Long, Vân Dung sẽ có buổi giao lưu trực tuyến với độc giả VietNamNet lúc 10h ngày 27/12 (thứ 6). Ngay từ bây giờ quý vị có thể BẤM VÀO ĐÂY để đặt câu hỏi cho 3 khách mời.


Trong số các nghệ sĩ tham gia đóng chương trình Táo Quân cuối năm - chương trình đặc sắc của Đài THVN được nhiều khán giả chờ đợi đêm giao thừa hàng năm thì nghệ sĩ Tự Long luôn để lại những ấn tượng đặc biệt. Với mỗi một vai Táo, Tự Long luôn có cách diễn thông minh, hóm hỉnh, đặc biệt giọng hát rất hay.


2013 là một năm đáng nhớ với nghệ sĩ Tự Long khi bên cạnh công việc làm MC cho chuỗi chương trình "Chém chuối cuối tuần", ở lĩnh vực Chèo anh còn được ghi nhận với những giải thưởng quý giá. Đó là HCV LHsân khấu chèo chuyên nghiệp toàn quốc 2013 cho vở "Chu Văn An - người thầy của muôn đời".











Xuân Bắc, Tự Long, Vân Dung
Nghệ sĩ Tự Long

Những tháng cuối năm bận rộn, nghệ sĩ Tự Long lại tiếp tục đảm nhiệm vai chính vở "Nguyễn Chí Thanh sáng trong như ngọc một người". Đến thời điểm này, mặc dù những vai diễn hài đưa tên tuổi Tự Long đến với khán giả nhiều hơn nhưng bộ môn nghệ thuật Chèo mới là niềm đam mê cháy bỏng để anh dành nhiều tâm huyết, sức lực.


Với một gia đình hạnh phúc, một hình ảnh "sạch" của nghệ sĩ chân chính, Xuân Bắc hiện là gương mặt đắt sô khi liên tục được mời làm Đại sứ thiện chí của nhiều chương trình, thương hiệu. Những chương trình Gặp nhau cuối năm hay Táo quân cuối năm trong vai Nam Tào, Xuân Bắc cũng luôn nhận được nhiều lời khen ngợi.


Mặc dù rất đắt sô làm MC cũng như khách mời nhiều chương trình vì cộng đồng nhưng Xuân Bắc vẫn dành nhiều thời gian cho công việc chính của mình tại Nhà hát Kịch Việt Nam. Vở diễn "Đi tìm điều không mất" với sự tham gia của Xuân Bắc đang trở thành một trong những vở kịch 'hot' kéo khán giả Thủ đô đến với rạp chiếu vào các tối.











Xuân Bắc, Tự Long, Vân Dung
Nghệ sĩ Xuân Bắc

Lối diễn biến hóa, tự nhiên của Vân Dung ở nhiều tiểu phẩm do Nhà hát Tuổi trẻ dàn dựng hay các chương trình Táo quân giúp cho tên tuổi chị càng ngày được khẳng định. Nữ nghệ sĩ liên tục được đạo diễn Đỗ Thanh Hải "làm khó" khi mỗi năm giao cho một vai Táo mới.


Xuân Bắc, Tự Long, Vân Dung từng xuất hiện trong nhiều sản phẩm hài ra mắt dịp Tết Nguyên Đán nhưng 2 năm trở lại đây các anh đều "vắng mặt". Lý do vì sao vậy? Nhìn lại một năm qua, các nghệ sĩ thấy mình đã làm được gì và tiếc nuối điều gì trong công việc?











Xuân Bắc, Tự Long, Vân Dung
Nghệ sĩ Vân Dung

Có ý kiến cho rằng với lối diễn duyên, Tự Long thừa sức để đóng Nam Tào thay cho Xuân Bắc. Tự Long nói gì về điều này? Trong khi khán giả luôn phải chứng kiến cảnh cách nghệ sĩ "đường ai nấy đi" và từ mặt nhau không thương tiếc thì Xuân Bắc và Tự Long vẫn là đôi bạn cùng tiến. Bí quyết là do đâu?


Những câu hỏi về cuộc sống thường ngày cũng như chuyện hậu trường liên quan đến chương trình Gặp nhau cuối năm, Táo quân 2014 sẽ được 3 nghệ sĩ Xuân Bắc, Tự Long, Vân Dung sẵn sàng trả lời thẳng thắn và chân thành nhất trong buổi giao lưu. Hãy BẤM VÀO ĐÂY để đặt câu hỏi cho họ.


Ban Văn hóa






Vụ chặt tay cướp xe SH: Tội ác phải trả giá!

Vụ chặt tay cướp xe SH: Tội ác phải trả giá!

- Vì tiền, vì ma túy, vì những thói đua đòi, một thanh niên 9X bắt đầu vào đời bằng con đường tội ác. Những cung đường gây án của tướng cướp tuổi 20 Hồ Duy Trúc và đồng bọn trở thành nỗi khiếp đảm của bao người. Thế nhưng, khi ra tòa, gương mặt Trúc lạnh tanh. Con nhận án tử, mẹ Trúc và người thân vật vã, cho rằng bản án thiếu tình người.


Thản nhiên chém người


Những dòng cáo trạng được công bố, tội ác dằng dặc của tướng cướp tuổi 20 Hồ Duy Trúc và đồng bọn khiến người nghe không khỏi rùng mình. Trên những cung đường gây án, Trúc và đồng bọn đã gieo bao tội ác, ra tay liều lĩnh và tàn độc.


Hồ Duy Trúc sinh ra ở TP Phan Rang Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận. 16 tuổi, Trúc vào TP.HCM theo học ngành điện lạnh và quen biết Trần Văn Luông. Bản tính ham chơi, rời xa gia đình nên Trúc cùng Luông bỏ học, dần sa ngã. Giữa năm 2012, trong lần về quê, Trúc cùng bạn bè cướp tài sản rồi đem theo chiếc xe cướp được bỏ trốn vào TP.HCM. Sau đó, 15 vụ cướp đã xảy ra...











Vụ chặt tay, cướp xe SH

Bị cáo Hồ Duy Trúc khi bị tuyên án tử hình



Ngày 18/6/2012, Trúc và Trần Văn Luông chặn xe RSX của chị T.T.C.T. (ngụ Bình Chánh), dùng dao khống chế cướp xe.


Ngày 15/7/2012, Trúc, Luông và Phương phát hiện anh Huỳnh Minh Vỹ (33 tuổi, Bình Phước) đang chạy xe gắn máy hiệu AirBlade, liền vượt lên chặn đầu. Phương cầm con dao chém 3 nhát trúng ngực và 1 nhát trúng vai anh Vỹ rồi cướp xe.


Ngày 24/7/2012, vẫn thủ đoạn cũ, Trúc và đồng bọn lại dùng dao chém anh Trần Phước Nhật (29 tuổi, quận 7) cướp chiếc xe Nouvo LX nhưng anh Nhật đã bỏ xe chạy thoát. Ngày 27/7/2012, sau khi uống rượu, nhóm Trúc tiếp tục dùng dao chém vào cổ anh Nguyễn Hồng Tân (Q.2, TP.HCM) cướp xe SH. Trên đường lái xe SH tẩu thoát, nhóm này tiếp tục cướp chiếc xe Surius của một đôi nam nữ đang đi trên đường…


Cuối cùng và cũng là đỉnh điểm tội ác của Trúc và đồng bọn là vụ chặt gần lìa bàn tay chị Nguyễn Thị Ngọc Thúy để cướp xe SH tại chân cầu Phú Mỹ (quận 2, TP.HCM). Cứ như thế, tổng số vụ cướp mà tướng cướp tuổi 20 này thực hiện cùng đồng bọn lên tới 15 vụ, làm các nạn nhân bị thương tật với tỷ lệ từ 1 đến 47%.


Nghe nhắc lại những cảnh tượng kinh hoàng, nỗi ám ảnh sợ hãi ùa về trên gương mặt các nạn nhân. Ngồi trên hàng ghế dự khán, 7 người có mặt với tư cách là người bị hại trong vụ án. Họ cũng chính là những người từng trải qua giây phút sinh tử, may mắn giữ được mạng sống khi phải đối diện với băng cướp của Trúc và đồng bọn.











Vụ chặt tay, cướp xe SH

Những kẻ cướp hung hãn cúi đầu tại phiên tòa



Chị Thúy, người bị chém cướp xe SH, nay bàn tay chằng chịt những vết sẹo dài, hoang mang nói: "Tôi không bao giờ quên được cảnh tượng khủng khiếp hôm ấy. Giờ nhìn lại các bị cáo, tôi vẫn run, muốn quên cái cảnh tượng ấy đi nhưng không quên được".


Những lời khai vô cảm


Thế nhưng, không chút run sợ, gương mặt Trúc và đồng bọn vẫn dửng dưng vô cảm. Trong phần xét hỏi, chủ tọa gọi Luông lên thẩm vấn. Trái với thái đội hung hãn khi gây án, Luông rụt rè nhận tội "bị cáo có công ăn việc làm ổn định nên không rủ Trúc đi cướp. Tại bị cáo nghe Trúc bảo dùng dao gây án rất dễ nên đã cùng đi cướp của các nạn nhân lấy tiền tiêu xài". Luông thừa nhận đã tham gia thực hiện tổng cộng 14 vụ, ra tay chém 7 nạn nhân.


Trong khi Luông nhanh chóng nhận tội, tướng cướp 9X Hồ Duy Trúc lại quanh co với cụm từ "không nhớ, không biết".


Chủ tọa hỏi: "Bị cáo có nhớ mình đã thực hiện bao nhiêu vụ cướp tài sản không?" - "Bị cáo không nhớ". "Vậy tối 24/11/2012, ai là người dùng dao chém chị Nguyễn Thị Ngọc Thúy?" - "Dạ, bị cáo". "Chém mấy nhát?" - "Không nhớ ạ". "Bị cáo chém người ta gần đứt lìa bàn tay, gây đau đớn, thương tích 47% cho người ta mà bị cáo không nhớ sao?" - “Dạ, lúc đó bị cáo mới nhậu xong nên không nhớ rõ”."Bị cáo thấy hành vi của mình thế nào?" - "Nguy hiểm cho xã hội ạ".











Vụ chặt tay, cướp xe SH

Người nhà bị cáo quậy ở tòa án: “Ai kêu đeo hột xoàn, chạy xe tay ga chi cho nó chém” Ảnh: báo NLĐ



Trước thái độ thản nhiên của Trúc, vị chủ tọa bức xúc: "Thế còn cho nạn nhân thì sao? Hành đồng của bị cáo quá dã man chứ đâu chỉ nguy hiểm. Chém người liên tiếp, chém không nương tay, ra tay tàn bạo chỉ vì muốn cướp tài sản của người ta, mỗi hành vi của bị cáo đều làm người bị hại sợ hãi,, thậm chí đau đớn, mang thương tật suốt đời mà bị cáo có thể nói không nhớ sao?", bị hỏi dồn, Trúc cúi đầu im lặng.


Trả giá cho tội ác, Trúc bị tòa tuyên phạt mức án tử hình, Luông lãnh án tù chung thân. Tội ác phải trả giá. Hình phạt trên nhận được sự đồng tình của dư luận.


Thế nhưng, ngay sau khi tòa tuyên án, mẹ Trúc và những người trong gia đình đã "đại náo" pháp đình, dùng những lời lẽ kích động, xúc phạm HĐXX, nạn nhân và rượt đuổi cả luật sư đã bào chữa chỉ định cho con em mình.


Có lẽ nỗi đau mất con, mất người thân đã làm họ quên đi tội ác tày đình Trúc đã gây ra cũng như nỗi đau, sự ám ảnh kinh hoàng của các nạn nhân trong vụ án.


M.Phượng






Dấu ấn 'con ông cháu cha' của nguyên thủ

Dấu ấn 'con ông cháu cha' của nguyên thủ

Tìm hiểu tiểu sử lãnh đạo các nước Nhật Bản, TQ, Hàn Quốc có thể làm sáng tỏ phần nào bức tranh toàn cảnh của những căng thẳng tại Đông Bắc Á hiện nay.


>>Vùng phòng không TQ: Xem Nhật chính thức 'ra tay'


>> Nếu Nhật Bản nhận Bắc Kinh làm 'bá chủ' mới?


>> Trung Quốc đẩy Nga vào 'vòng tay' Nhật?


Trung Quốc tiếp tục đà đi lên. Nhật Bản vẫn đình đốn về kinh tế, và bán đảo Triều Tiên vẫn trong tình trạng chia cắt. Bởi vậy, chẳng có gì lạ khi Trung Quốc muốn tái khẳng định vị thế bá chủ có lịch sử lâu đời của mình tại khu vực này. Và cũng chẳng có gì lạ khi Nhật Bản lo lắng trước viễn cảnh trở thành nước chư hầu.


Phải phụ thuộc vào sức mạnh của Mỹ suốt một thời gian dài kể từ năm 1945 là hệ quả không thể tránh khỏi của cuộc thế chiến thảm khốc mà Nhật dự phần không nhỏ. Hầu hết người Nhật có thể chung sống với điều đó. Nhưng phải phục tùng Trung Quốc sẽ là điều quá sức chịu đựng với họ.


Quả vậy, nhưng bởi hoạt động chính trị ở Đông Á vẫn mang màu sắc vương triều rõ nét, nên có lẽ những lý giải dựa trên tiểu sử của các nhà lãnh đạo có thể giúp chúng ta phần nào hiểu rõ hơn bức tranh toàn cảnh.


Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe và ông ngoại








Shinzo Abe, Park Geun-hye, Tập Cận Bình , Hoa Đông, xung đột Đông Bắc Á,

Shinzo Abe, đương kim thủ tướng Nhật, là cháu ngoại của ông Nobusuke Kishi, nhân vật từng giữ vị trí cấp cao trong nội các Nhật Bản thời chiến tranh. Bị người Mỹ bỏ tù và kết án tội phạm chiến tranh năm 1945, đến giai đoạn đầu của Chiến tranh Lạnh, Kishi được phóng thích không qua xét xử và được bầu làm Thủ tướng Nhật năm 1957.


Kishi là một nhà dân tộc chủ nghĩa có khuynh hướng phát xít trong thập niên 1930-1940. Sau chiến tranh, do khuynh hướng chống cộng, ông này đã trở thành đồng minh trung thành của Mỹ; Richard Nixon cũng vì thế mà trở thành người bạn thân thiết của ông.


Suốt cuộc đời mình, Kishi theo đuổi mục tiêu sửa lại bản hiến pháp hòa bình mà Mỹ viết cho Nhật ngay sau cuộc chiến - bản hiến pháp nổi tiếng với tuyên bố từ bỏ quyền khai chiến, và đưa đất nước Nhật Bản một lần nữa trở lại với vị trí cường quốc quân sự lẫm liệt như trước đây.


Mong ước lớn nhất của người cháu ngoại Abe là hoàn thành công cuộc mà ông mình phải bỏ dở: từ bỏ chủ trương hòa bình trong bản hiến pháp năm 1947 và vùi lấp những tội ác chiến tranh của thế hệ ông Kishi; tiếp tục duy trì quan hệ đồng minh với Mỹ trong cuộc đối đầu với Trung Quốc. Là một nhà dân tộc chủ nghĩa theo cánh tả, Abe cảm thấy sự thôi thúc phải kháng cự lại chính sách bá quyền của Trung Quốc, dù chỉ là trong thời gian ngắn.


Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye và cha








Shinzo Abe, Park Geun-hye, Tập Cận Bình , Hoa Đông, xung đột Đông Bắc Á,

Ngoài Nixon, một trong những đồng minh lớn nhất của ông Kishi trong cuộc Chiến tranh Lạnh là nhà lãnh đạo độc tài Hàn Quốc - Tổng thống Park Chung-hee. Giành được quyền lực sau một cuộc đảo chính quân sự, Tổng thống Park cũng là nhân vật có những hoạt động đáng ngờ trong chiến tranh. Ông từng là sĩ quan trong Quân đội Hoàng gia Nhật dưới cái tên Takagi Masao, và tốt nghiệp học viện quân sự ở Manchuria, nơi Kishi từng chỉ huy một đế chế công nghiệp sử dụng của các lao động nô lệ người Trung Quốc.


Cũng như Kishi, Park là một nhà dân tộc chủ nghĩa. Nhưng ngoài những mối liên kết nhạy cảm với Nhật trong thời chiến tranh, xu hướng chống cộng cũng là động cơ quan trọng khiến ông tiếp tục giữ mối quan hệ gắn bó với cường quốc đã tàn bạo thuộc địa hóa bán đảo Triều Tiên suốt nửa thế kỷ. Park Geun-hye, đương kim tổng thống của Hàn Quốc hiện nay, là con gái của ông.


Tình yêu mà nữ tổng thống Park Geun-hye dành cho cha mình chẳng kém gì tình yêu mà Abe dành cho người ông Kishi. Nhưng mối dây ràng buộc này lại đưa đến những kết quả ngược lại hoàn toàn với mối dây ràng buộc của Abe. Được coi là một nhà dân tộc chủ nghĩa tại Hàn Quốc hiện nay, bà phải giữ mình tránh xa khỏi một số mối liên hệ chính trị của người cha, đặc biệt là quan hệ của ông với Nhật Bản.


Mặc dù vẫn được đông đảo người Hàn Quốc yêu mến vì công lao tái xây dựng đất nước từ đống đổ nát của chiến tranh, song cũng như nhiều thành viên của tầng lớp tinh hoa bảo thủ đi trước, di sản của cố tổng thống Park Chung-hee ít nhiều bị vấy bẩn bởi sự cộng tác với Nhật trong thời chiến. Vì lẽ đó, con gái ông phải đối đầu với Nhật trong các tranh chấp lãnh thổ, để tránh kế thừa vết nhơ từ quá khứ người cha để lại.


Chủ tịch TQ Tập Cận Bình và người cha








Shinzo Abe, Park Geun-hye, Tập Cận Bình , Hoa Đông, xung đột Đông Bắc Á,

Trường hợp của đương kim chủ tịch Trung Quốc, ông Tập Cận Bình, có lẽ là phức tạp hơn cả. Cha ông, ông Tập Trọng Huân, là một trong những nhà lãnh đạo hàng đầu đã làm nên cuộc cách mạng của Đảng Cộng Sản TQ.


Là một nhà lãnh đạo du kích trong cuộc chiến chống Nhật, ông Tập Trọng Huân cũng là người đã góp phần đánh bại phe dân tộc chủ nghĩa của Tưởng Giới Thạch trong cuộc nội chiến Trung Hoa, là thành viên của Bộ Chính trị, và sau đó là trưởng ban tuyên truyền, Phó Thủ tướng và Chủ tịch tỉnh Quảng Đông.


Người ta có thể cho rằng, với sự nghiệp không tì vết như thế, con trai của ông sẽ không cần phải tránh xa hay hoàn tất một tham vọng khó khăn nào. Nhưng chủ nghĩa dân tộc mà ông Tập chủ trương cũng có lịch sử riêng.


Mục đích chính của Cố chủ tịch Trung Quốc Mao Trạch Đông là củng cố cuộc cách mạng trong nước. Thành tích về tinh thần dân tộc chủ nghĩa của ông ta ấn tượng đến độ ông ta có thể nơi lỏng những kẻ thù cũ. Các tranh chấp lãnh thổ ở những hòn đảo không mấy quan trọng được gạt sang một bên. Mao Trạch Đông thậm chí không buồn lấy lại Hồng Kông từ tay người Anh.


Chỉ đến khi Đặng Tiểu Bình mở cửa giao thương với các nước tư bản chủ nghĩa, nhà cầm quyền mới cố tình khuấy động làn sóng chống Nhật. Cả chủ nghĩa Marx hay học thuyết của Mao Trạch Động đều được sử dụng để biện giải cho việc Trung Quốc gia nhập thế giới tư bản.


Chính điều này để lại một khoảng chân không ý thức hệ mà chủ nghĩa dân tộc kiểu cũ nhanh chóng lấp đầy. Giới lãnh đạo càng mở cửa nền kinh tế Trung Quốc bao nhiêu, nỗi tức giận của người dân với những xấu xa trong quá khứ, đặc biệt là những hành động của Nhật, càng chồng chất bấy nhiêu.


Nhân vật chịu trách nhiệm cao nhất cho các chính sách Mở cửa của Đặng Tiểu Bình không phải ai khác chính là cha của Tập Cận Bình, ông Tập Trọng Huân. Luôn là một đảng viên có đầu óc thực tế, ông Tập Trọng Huân là mục tiêu của nhiều cuộc thanh trừng dưới thời Mao Trạch Động, khi những người có quan điểm tương đối ôn hòa thường bị quy là phản cách mạng.


Con trai ông dường như cũng đi theo truyền thống thực tế này, sẵn sàng mở cửa giao thương với thế giới. Đó là lý do tại sao, cũng như các nhà cải cách của Đặng Tiểu Bình, Tập Cận Bình phải đánh bóng thành tích dân tộc chủ nghĩa của mình bằng việc đối đầu với Nhật Bản và khẳng định vị trí bá chủ Đông Á.


***


Không một ai trong ba nhà lãnh đạo này - Tập Cận Bình, Abe hay Park, muốn cuộc chiến thật sự nổ ra. Hành động của họ chủ yếu là để trấn an người dân trong nước. Và việc họ cùng thi hành chính sách "miệng hố chiến tranh" này có thể còn có nguyên nhân từ sự xuất hiện không ngừng của Mỹ trong vai trò cảnh sát khu vực. Các lực lượng vũ trang của Mỹ là tấm đệm chắn Nam - Bắc Triều Tiên và Nhật Bản - Trung Quốc.


Chính sự hiện diện này cho phép các cường quốc đang kình nhau ở Đông Á có thể hành động quá khích. Chỉ khi Mỹ rút quân khỏi khu vực, may ra họ mới hành động khác đi. Nếu viễn cảnh đó xảy ra, ba nước sẽ phải đi đến chỗ tự thỏa thuận với nhau.


Nhưng Mỹ, Nhật, Hàn Quốc và có lẽ thậm chí cả Trung Quốc đều thấy đó là việc làm quá đỗi nguy hiểm. Kết quả là, nguyên trạng như chúng ta đang thấy có thể sẽ vẫn dai dẳng tồn tại. Điều đó có nghĩa là cả ba nhà lãnh đạo sẽ vẫn còn đứng trên lập trường dân tộc chủ nghĩa trong các tuyên bố chủ quyền về các vùng lãnh thổ gây tranh chấp, và tình trạng đó sẽ còn rất lâu mới kết thúc.


Hà Trang (theo Project-Syndicate)


---


Tác giả bài viết, Ian Buruma là Giáo sư về Dân chủ, Nhân quyền và Báo chí tại đại học Bard (Hoa Kỳ). Nhiều tác phẩm của ông tập trung nghiên cứu văn hóa châu Á, đặc biệt là Trung Quốc và nước Nhật thế kỷ 20.



Shinzo Abe, Park Geun-hye, Tập Cận Bình , Hoa Đông, xung đột Đông Bắc Á,





Nghĩ kế hạ mình để khỏi mang tiếng thất bại

Nghĩ kế hạ mình để khỏi mang tiếng thất bại

- Dù còn lâu mới phải công bố kết quả kinh doanh 2013 nhưng nhiều DN đã lường trước khó khăn, không thể đạt được mục tiêu đề ra. Để tránh mang tiếng thất bại, nhiều DN đã biện đủ lý do, tìm cách đối phó để khỏi mang tiêng “không hoàn thành kế hoạch”. Những diễn biến bất thường cuối năm 2013 đã cho thấy nhiều DN đã chấp nhận hạ mình khi không thể chống đỡ nổi khó khăn ngày càng nhiều.







Thay đổi phút chót

Trái ngược với kế hoạch hoành tráng được đưa ra hồi tháng 4-5/2013, trong tháng cuối cùng của năm, nhiều DN đang tự điều chỉnh giảm hàng loạt các chỉ tiêu đề ra trước đó.


Vietinbank (CTG) hôm 23/12 công bố Nghị quyết về việc điều chỉnh các chỉ tiêu kinh doanh năm 2013. Theo đó, NH này điều chỉnh giảm 8 chỉ tiêu kinh doanh: tổng tài sản, tín dụng, huy động vốn, dư nợ cho vay và đầu tư, lợi nhuận trước thuế, tỷ lệ chia cổ tức và hai chỉ số ROA, ROE.


Đáng lưu ý, lợi nhuận trước thuế 2013 được điều chỉnh giảm 1.100 tỷ đồng (-12,8%); cổ tức giảm từ 12% xuống 10%; tài sản thấp hơn 3,6%... Nghị quyết được thông qua với tỷ lệ áp gần 97% có lẽ là bởi hầu hết các cổ đông đều hiểu được những khó khăn của nền kinh tế và hoạt động ngân hàng trong năm nay.











kế-hoạch, lợi-nhuận, không-hoàn-thành, kinh-doanh, kết-quả, kết-quả-kinh-doanh-2013, Vietinbank, giá-cao-su, dự-báo, Ocean Group, Cao-su-Tây-Ninh, Cao-su-Phước-Hòa
Giảm kế hoạch lợi nhuận để khỏi mang tiếng.

Mặc dù vậy, việc điều chỉnh kế hoạch kinh doanh vào thời điểm áp chót của năm vẫn khiến nhiều NĐT bất ngờ và cho rằng hoạt động của CTG trong quý IV/2013 sẽ không có đột phá để có thể giúp NH này đảo ngược tình thế.


Hồi giữa tháng 12, CTCP Cao su Tây Ninh (TRC) cũng đã công bố nghị quyết HĐQT điều chỉnh một số chỉ tiêu kế hoạch tài chính năm 2013, trong đó có quyết định giảm kế hoạch lợi nhuận 23% với lý do là giá cao su sụt giảm.


Cao su Phước Hòa (PHR) cuối tháng 11 cũng gấp gáp xin điều chỉnh kế hoạch lợi nhuận sau thuế giảm 28% từ 378 tỷ đồng xuống còn 272 tỷ đồng thông qua một nghị quyết lấy ý kiến cổ đông bằng văn bản với tỷ lệ thông qua vừa đủ theo quy định (gần 77% so với quy định 75%) với lý do tương tự.


Hàng loạt các DN khác gần đây cũng điều chỉnh giảm chỉ tiêu lợi nhuận vào phút chót của năm như: Mía đường Lam Sơn LSS (giảm 33% kế hoạch lợi nhuận); HU3 xin giảm 23% kế hoạch lợi nhuận… PDR giảm 12 lần kế hoạch lợi nhuận;còn VCF xin giảm lợi nhuận sau thuế từ 475 tỷ đồng xuống 255 tỷ đồng; Khoáng sản Fecon FCM xin giảm 71% kế hoạch lợi nhuận sau thuế năm 2013 từ 96 tỷ xuống 28 tỷ đồng, cổ tức từ 20% xuống 5%…


Thậm chí, có những DN điều chỉnh gây sốc dự báo từ lãi chuyển sang lỗ trong năm 2013 như CTV, VIS...


Rất nhiều trường hợp khác, giới đầu tư đang chờ xem những phản ứng của DN như thế nào bởi kết quả 9 tháng quá yếu kém so với kế hoạch năm như: Pomina POM (kế hoạch lãi sau thuế 200 tỷ đồng, nhưng 9 tháng lỗ 240 tỷ đồng); HT1 (kế hoạch lãi 1 tỷ nhưng 9 tháng đã lỗ hơn 70 tỷ đồng); ALP (kế hoạch lãi 100 tỷ nhưng 9 tháng đã lỗ hơn 150 tỷ đồng); VSP (kế hoạch lãi 1.800 tỷ cho dù 4 năm trước đó thua lỗ mỗi năm từ 360-2.000 tỷ đồng); GTT (kế hoạch lãi 66 tỷ nhưng 9 tháng mới lãi 1 tỷ)…


Tìm lý do đối phó cổ đông?


Ngay sau những điều chỉnh vào phút chót của năm, các DN và CTCK lại đang tung ra những thông tin khá tích cực nếu so với kế hoạch đã điều chỉnh.


Cao su Phước Hòa (PHR) vừa công bố kết quả kinh doanh tháng 11 và 11 tháng cho thấy DN này đã đạt hơn 340 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, đạt gần 97% kế hoạch điều chỉnh cả năm. Theo dự báo của CTCK Bảo Việt (BVSC), trong năm 2013, PHR có thể đạt lợi nhuận sau thuế 284 tỷ đồng, vượt 4,4% so với kế hoạch (điều chỉnh).


Trong trường hợp TNC hay AAA, việc điều chỉnh kế hoạch kinh doanh được đưa ra khá sớm, vào cuối quý II hay đầu quý III. Động thái này có thể được giới đầu tư chấp nhận bởi sự thay đổi của môi trường kinh doanh là khó tránh khỏi. Tuy nhiên, với nhiều trường hợp điều chỉnh muộn, vào phút chót khác, nhiều NĐT cảm thấy khá bất ngờ và hụt hẫng.











kế-hoạch, lợi-nhuận, không-hoàn-thành, kinh-doanh, kết-quả, kết-quả-kinh-doanh-2013, Vietinbank, giá-cao-su, dự-báo, Ocean Group, Cao-su-Tây-Ninh, Cao-su-Phước-Hòa
Nhiều nhà đầu tư bất ngờ như bị mất tiền.

Không những thế, nhiều kế hoạch hoành tráng bị thất bại có thể ảnh hưởng tới túi tiền của giới đầu tư.


Trong trường hợp FCM lên sàn hồi giữa tháng 5/2013 với giá chào sàn 24.000 đồng/cổ phiếu nhưng hiện chỉ còn 11.000 đồng/cp. Lý do có thể là bởi quý III/2013 DN này lỗ 5,3 tỷ đồng, lũy kế 9 tháng mới lãi hơn 16 tỷ đồng, thấp hơn nhiều so với kế hoạch 96 tỷ đồng cho cả năm như bản cáo bạch chào sàn trước đó.


Quyết định xin điều chỉnh giảm 71% kế hoạch lợi nhuận đưa ra hồi cuối tháng 10 vừa qua có thể là một cú sốc đối với nhiều NĐT. Trường hợp VIS cũng khá sốc với cú thua lỗ đột biến 36 tỷ đồng trong quý III (lũy kế lỗ 10,3 tỷ đồng), so với kế hoạch lợi nhuận sau thế 40,4 tỷ đồng trong năm 2013.


Trước đó, trong năm 2012, hiện tượng các DN điều chỉnh sốc kế hoạch lợi nhuận trong phút chót cũng đã xảy ra như trường hợp: PTC (từ lãi 12,5 tỷ thành lỗ 23 tỷ), PHS (lãi 1 tỷ thành lỗ 95 tỷ), PDR (giảm 94% kế hoạch lợi nhuận từ 50 tỷ đồng xuống chỉ còn 3 tỷ đồng), PVV (giảm 95% kế hoạch lợi nhuận từ 40 tỷ đồng xuống vỏn vẹn 2 tỷ đồng), TKC (lợi nhuận sau thuế giảm từ 12 tỷ xuống còn 1 tỷ), PV2 (giảm 94% kế hoạch lợi nhuận), DTL (giảm 93%)…


Có thể thấy, trong bối cảnh nền kinh tế còn khá yếu, hoạt động kinh doanh của các DN gặp khó khăn và các kế hoạch cần điều chỉnh là điều bình thường. Tuy nhiên, những thay đổi vào phút chót và thay đổi quá lớn có thể gây sốc cho thị trường, làm ảnh hưởng tới túi tiền của các cổ đông. Với tình hình khó khăn còn kéo dài, có lẽ DN sẽ thận trọng hơn với kế hoạch 2014.


Mạnh Hà









kế-hoạch, lợi-nhuận, không-hoàn-thành, kinh-doanh, kết-quả, kết-quả-kinh-doanh-2013, Vietinbank, giá-cao-su, dự-báo, Ocean Group, Cao-su-Tây-Ninh, Cao-su-Phước-Hòa





Viễn thông 2013 'nóng' chuyện 3G, OTT, tái cấu trúc

Viễn thông 2013 'nóng' chuyện 3G, OTT, tái cấu trúc

- Ngành viễn thông Việt Nam năm 2013 đã trải qua rất nhiều sự kiện mang tính đột phá, trở thành cột mốc đánh dấu sự thay đổi quan trọng của thị trường viễn thông, đặc biệt là đối với các dịch vụ trên nền di động.



















toàn cảnh, viễn thông, 2013, OTT, 3G, tăng cước, tái cấu trúc, VNPT, Viettel, đứng đầu,


Viettel giữ chắc ngôi vương, VNPT bước vào “đại phẫu”


Sau khi Viettel chính thức “vượt mặt” VNPT trong cuộc đua trên thị trường viễn thông vào thời điểm cuối năm 2012 với mức doanh thu lớn hơn 10.000 tỷ so với VNPT, giới chuyên môn đã dự đoán trong năm 2013, khoảng cách này sẽ tiếp tục được nới rộng, do VNPT vẫn bị “mắc kẹt” trong việc cải tổ bộ máy quá cồng kềnh và thiếu hiệu quả.











toàn cảnh, viễn thông, 2013, OTT, 3G, tăng cước, tái cấu trúc, VNPT, Viettel, đứng đầu,

Thực tế, theo báo cáo tổng kết năm 2013 của Bộ Thông tin & Truyền thông (TT&TT), tổng doanh thu toàn Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) ước đạt 119.000 tỷ đồng. Trong khi đó, doanh thu ước thực hiện của Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel) là 162.886 tỷ đồng,


Như vậy, tổng doanh thu Viettel năm 2013 đã vượt VNPT hơn 43 ngàn tỷ đồng, tương đương 2 tỷ USD . Trong khi đó, VNPT vẫn tiếp tục “dậm chân tại chỗ” trong nửa đầu năm 2013 vì bế tắc trong việc cải tổ bộ máy để tăng tính hiệu quả, quá trình triển khai tái cấu trúc tập đoàn diễn ra quá chậm chạp.


Theo nhận định của Ban cán sự đảng Bộ TT&TT, “từ 2006-2010, từ 2006-2010, kết quả kinh doanh của VNPT giảm sút liên tục, trung bình giảm 7,8%/năm, quản trị doanh nghiệp bộc lộ sự trì trệ”, “Lãnh đạo VNPT đã thể hiện sự lúng túng, nhận thức không đầy đủ và thể hiện quyết tâm chưa cao trong thực hiện chủ trương tái cơ cấu của Chính phủ”.


Do vậy, để đề án tái cơ cấu VNPT được thực hiện triệt để, củng cố lại toàn diện, khắc phục hạn chế để VNPT vươn lên trước yêu cầu đổi mới hiện nay, ngày 6/8/2013, Bộ trưởng TT&TT Nguyễn Bắc Son đã ký Quyết định số 964/QĐ-BTTTT giao ông Trần Mạnh Hùng, phụ trách chức vụ Tổng giám đốc Tập đoàn VNPT, đồng thời điều động ông Vũ Tuấn Hùng, nguyên Tổng GĐ VNPT về Vụ tổ chức cán bộ Bộ TT&TT.













Trần Mạnh Hùng, Tổng giám đốc, TGĐ, Tập đoàn, VNPT, bổ nhiệm, Bộ TT&TT, quyết định, tái cấu trúc,

Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Bắc Son trao quyết định bổ nhiệm chức vụ Tổng giám đốc Tập đoàn VNPT cho ông Trần Mạnh Hùng. Ảnh: Lê Anh Dũng.



Sau khi nhận bàn giao nhiệm vụ Tổng giám đốc, ông Trần Mạnh Hùng đã làm việc 5 công ty dọc và 30 viễn thông tỉnh, thành và đã tiến hành thay đổi cơ chế tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất của các đơn vị trong VNPT. Sau gần 5 tháng, ông Trần Mạnh Hùng đã thay đổi các chính sách quản lý VNPT và thúc đẩy tập đoàn này có tốc độ tăng trưởng lợi nhuận tới 76% so với năm 2012, tương ứng với khoảng 4000 tỷ đồng.

Việc thay Tổng giám đốc VNPT đánh dấu cuộc “đại phẫu” tập đoàn này đã thực sự bắt đầu, hứa hẹn một cuộc cải tổ và tái cấu trúc toàn diện để nâng cao hiệu quả kinh doanh đề giành lại vị trí thống lĩnh thị trường viễn thông Việt Nam từ tay Viettel.


Mạng nhỏ đứng ở đâu?


Sau khi EVN Telecom kinh doanh thua lỗ và phải sáp nhập vào Viettel từ 1/1/2012, sau đó là S-Fone lâm vào cảnh gần như ngừng hoạt động, các mạng di động nhỏ ở Việt Nam vẫn tiếp tục lâm vào cảnh khó khăn.











toàn cảnh, viễn thông, 2013, OTT, 3G, tăng cước, tái cấu trúc, VNPT, Viettel, đứng đầu,
Gtel Mobile được tạo điều kiện để dùng chung hạ tầng mạng với VinaPhone nhưng vẫn tiếp tục thua lỗ.

Năm 2013 đánh dấu một bước đột phá chưa từng có ở nhóm các nhà mạng nhỏ, đó là Gtel Mobile được roaming để sử dụng sóng di động của VinaPhone trên phạm vi toàn quốc từ tháng 3/2013. Đây là một nỗ lực rất lớn từ cơ quan quản lý là Bộ TT&TT để tạo điều kiện cho các mạng di động nhỏ như Gtel Mobile có thể phát triển.


Những tưởng sự bắt tay này sẽ giúp Gtel Mobile tạo sự đột phá, nhanh chóng vượt qua Vietnamobile để giành vị trí mạng di động đứng thứ 4 về thị phần như một số dự đoán, nhưng thực tế lại không đơn giản như vậy. Quá trình triển khai chia sẻ hạ tầng mạng với VinaPhone đã được thực hiện rất nhanh và suôn sẻ, nhưng đến khi khai thác để thuê bao Gtel Mobile dùng “ké sóng” VinaPhone, mới thấy bài toán kinh doanh không hề đơn giản.


Dù đã được tạo điều kiện để phát triển, nhưng kết quả kinh doanh của Gtel Mobile vẫn rất bi đát. Thay vì tạo được sức bật về tăng trưởng thuê bao, Gtel Mobile tiếp tục lâm vào cảnh khó khăn. Nếu tiếp tục rơi vào tình trạng hoạt động cầm chừng như hiện nay, thì nguy cơ Gtel Mobile đi theo vết xe đổ của S-Fone và EVN Telecom là điều hoàn toàn có thể xảy ra. Khi đó, việc Gtel Mobile bị sáp nhập vào một mạng di động lớn hơn là sẽ là điều tất yếu.


Quy hoạch Phát triển viễn thông quốc gia đến năm 2020 nêu rõ, tại thời điểm đó, VN sẽ chỉ còn lại từ 3-4 doanh nghiệp viễn thông lớn, thực sự mạnh. Hiện tại, thị trường viễn thông đang cạnh tranh rất khốc liệt, tiềm ẩn nguy cơ về một cuộc chiến tranh giá cước, đe dọa làm giảm chất lượng dịch vụ một cách nghiêm trọng.


Bên cạnh đó, xu thế sáp nhập, mua lại cũng đang diễn ra rất sôi động. Nhiều doanh nghiệp đang khó khăn, sống thoi thóp nên yêu cầu về việc tái cơ cấu thị trường, quy về 3-4 doanh nghiệp trụ cột là hết sức quan trọng để có thể đảm bảo sự cạnh tranh lành mạnh, tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu cao, đẩy mạnh kinh doanh các dịch vụ mũi nhọn, có lợi nhuận nhưng vẫn đảm bảo duy trì các dịch vụ công ích cho xã hội.


Người dùng 3G vẫn tăng sau khi nâng giá cước











toàn cảnh, viễn thông, 2013, OTT, 3G, tăng cước, tái cấu trúc, VNPT, Viettel, đứng đầu,
Thuê bao sử dụng 3G vẫn tăng lên sau khi các nhà mạng nâng giá cước.

Sau hơn 2 tháng các nhà mạng triển khai tăng giá cước dịch vụ 3G di động lên trung bình 40% từ ngày 16/10/2013, số lượng người sử dụng dịch vụ này vẫn ổn định và tăng nhẹ (dưới 5%). Điều này cho thấy, việc tăng cước 3G không khiến người dùng từ bỏ dịch vụ, đồng thời tạo điều kiện để các nhà mạng có thêm ngân sách tái đầu tư vào hạ tầng mạng 3G để nâng cao chất lượng dịch vụ lên.


Theo báo cáo Tổng kết hoạt động năm 2013 của Cục Viễn thông - Bộ Thông tin & Truyền thông(TT&TT), doanh thu của các doanh nghiệp di động cũng tăng khoảng 15% sau khi tăng cước. Về cơ bản, thị trường không có sự xáo trộn và việc tăng cước là bước đi hợp lý để đảm bảo cho thị trường phát triển lành mạnh, phù hợp với Quy hoạch viễn thông quốc gia đến 2020.


Siết chặt quản lý giấy phép dịch vụ viễn thông


Trong việc cấp phép, quản lý thị trường và tài nguyên viễn thông, Bộ TT&TT đã tiến hành rà soát tất cả các doanh nghiệp chưa triển khai các giấy phép đã được cấp trong 02 năm vừa qua và thực hiện xử lý, thu hồi, đặc biệt là giấy phép mạng di động ảo; thu hồi các kho số thuê bao cố định, di động, viễn thông và mã báo hiệu trong nước, mã điểm báo hiệu quốc tế.











toàn cảnh, viễn thông, 2013, OTT, 3G, tăng cước, tái cấu trúc, VNPT, Viettel, đứng đầu,

Website của Công ty CP viễn thông VIT Việt Nam - VIT Telecom, một trong 4 doanh nghiệp bị thu hồi giấy phép cung cấp dịch vụ viễn thông từ ngày 29/11/2013.



Cụ thể, 9 giấy phép kinh doanh dịch vụ viễn thông đã bị thu hồi, kho số di động của Công ty Đông Dương và kho số viễn thông của công ty QTNet cùng bị thu lại. Tổng cộng, số thuê bao di động, cố định bị thu hồi là 1.890.000 số và số dịch vụ giá cao phải hoàn trả là 100 số.


Tương tự, sau khi hai Thông tư 14 về giá cước, khuyến mại và Thông tư 04 về quản lý thuê bao trả trước ra đời, số lượng thuê bao ảo đã giảm hẳn, chỉ có các thuê bao thực, có nhu cầu sử dụng mới đăng ký.


Song song với việc siết thuê bao trả trước, cơ quan quản lý cũng sẽ tăng cường rà soát, giám sát chặt các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ nội dung qua tin nhắn có đầu số (CSP) trong thời gian tới để ngăn chặn tối đa các nguy cơ như tin nhắn lừa đảo, tin nhắn đồi trụy, mê tín, khiêu dâm...


Trào lưu OTT bùng phát, trở thành xu thế mới


Một vấn đề nổi bật khác của thị trường viễn thông Việt Nam năm 2013 và dự kiến sẽ tiếp tục “nóng” chính là trào lưu các dịch vụ kinh doanh trên hạ tầng mạng Internet di động (Over The Top - OTT). Sự xuất hiện bùng nổ của các dịch vụ nhắn tin và thoại miễn phí như Viber, Whatsapp, Facebook Messenger, Zalo, Line, Kakao Talk… tại thị trường Việt Nam và được giới trẻ hào hứng đón nhận khiến các mạng di động “giật mình” vì doanh thu từ dịch vụ thoại và tin nhắn bị sụt giảm.











OTT, nhà mạng, tăng cước, 3G, thu phí, viễn cảnh,
Các dịch vụ OTT phát triển bùng phát tại Việt Nam trong năm 2013, đặt tra nhiều thử thách cho các mạng di động và cơ quan quản lý.

Các nhà mạng lập tức có phản ứng, đề nghị cơ quan quản lý chặn các dịch vụ này vì gây ảnh hưởng doanh thu, trong khi các nhà cung cấp dịch vụ OTT tại Việt Nam lại cho rằng đây là xu thế mới trên toàn thế giới, giống như dịch vụ điện thoại Internet VoIP trước đây, nhà mạng cần phải thích nghi và tận dụng xu thế này để phát triển chứ không thể chặn hay ngăn cản người dùng sử dụng các dịch vụ OTT.


Bài toán của cơ quan quản lý lĩnh vực viễn thông Việt Nam trong năm 2014 sẽ vẫn là phương án quản lý các doanh nghiệp và ứng dụng OTT ra sao, tìm ra hướng hợp tác thế nào giữa các doanh nghiệp viễn thông có hạ tầng mạng với các doanh nghiệp OTT theo hướng các bên cùng có lợi và phục vụ người dùng nhiều nhất.


Trước đó, hồi đầu tháng, Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Bắc Son cũng khẳng định Việt Nam sẽ không cấm các ứng dụng OTT hoạt động, tuy nhiên, các doanh nghiệp này cần có trách nhiệm với nhà mạng và quy định quản lý doanh nghiệp OTT cần được xây dựng xong trong nửa đầu năm 2014.



  • Huy Phong - Trọng Cầm



toàn cảnh, viễn thông, 2013, OTT, 3G, tăng cước, tái cấu trúc, VNPT, Viettel, đứng đầu,





Viễn thông 2013: ‘Nóng’ chuyện 3G, OTT, tái cấu trúc VNPT

Viễn thông 2013: ‘Nóng’ chuyện 3G, OTT, tái cấu trúc VNPT

- Ngành viễn thông Việt Nam năm 2013 đã trải qua rất nhiều sự kiện mang tính đột phá, trở thành cột mốc đánh dấu sự thay đổi quan trọng của thị trường viễn thông, đặc biệt là đối với các dịch vụ trên nền di động.



















toàn cảnh, viễn thông, 2013, OTT, 3G, tăng cước, tái cấu trúc, VNPT, Viettel, đứng đầu,


Viettel giữ chắc ngôi vương, VNPT bước vào “đại phẫu”


Sau khi Viettel chính thức “vượt mặt” VNPT trong cuộc đua trên thị trường viễn thông vào thời điểm cuối năm 2012 với mức doanh thu lớn hơn 10.000 tỷ so với VNPT, giới chuyên môn đã dự đoán trong năm 2013, khoảng cách này sẽ tiếp tục được nới rộng, do VNPT vẫn bị “mắc kẹt” trong việc cải tổ bộ máy quá cồng kềnh và thiếu hiệu quả.











toàn cảnh, viễn thông, 2013, OTT, 3G, tăng cước, tái cấu trúc, VNPT, Viettel, đứng đầu,

Thực tế, theo báo cáo tổng kết năm 2013 của Bộ Thông tin & Truyền thông (TT&TT), tổng doanh thu toàn Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) ước đạt 119.000 tỷ đồng. Trong khi đó, doanh thu ước thực hiện của Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel) là 162.886 tỷ đồng,


Như vậy, tổng doanh thu Viettel năm 2013 đã vượt VNPT hơn 43 ngàn tỷ đồng, tương đương 2 tỷ USD . Trong khi đó, VNPT vẫn tiếp tục “dậm chân tại chỗ” trong nửa đầu năm 2013 vì bế tắc trong việc cải tổ bộ máy để tăng tính hiệu quả, quá trình triển khai tái cấu trúc tập đoàn diễn ra quá chậm chạp.


Theo nhận định của Ban cán sự đảng Bộ TT&TT, “từ 2006-2010, từ 2006-2010, kết quả kinh doanh của VNPT giảm sút liên tục, trung bình giảm 7,8%/năm, quản trị doanh nghiệp bộc lộ sự trì trệ”, “Lãnh đạo VNPT đã thể hiện sự lúng túng, nhận thức không đầy đủ và thể hiện quyết tâm chưa cao trong thực hiện chủ trương tái cơ cấu của Chính phủ”.


Do vậy, để đề án tái cơ cấu VNPT được thực hiện triệt để, củng cố lại toàn diện, khắc phục hạn chế để VNPT vươn lên trước yêu cầu đổi mới hiện nay, ngày 6/8/2013, Bộ trưởng TT&TT Nguyễn Bắc Son đã ký Quyết định số 964/QĐ-BTTTT giao ông Trần Mạnh Hùng, phụ trách chức vụ Tổng giám đốc Tập đoàn VNPT, đồng thời điều động ông Vũ Tuấn Hùng, nguyên Tổng GĐ VNPT về Vụ tổ chức cán bộ Bộ TT&TT.













Trần Mạnh Hùng, Tổng giám đốc, TGĐ, Tập đoàn, VNPT, bổ nhiệm, Bộ TT&TT, quyết định, tái cấu trúc,

Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Bắc Son trao quyết định bổ nhiệm chức vụ Tổng giám đốc Tập đoàn VNPT cho ông Trần Mạnh Hùng. Ảnh: Lê Anh Dũng.



Sau khi nhận bàn giao nhiệm vụ Tổng giám đốc, ông Trần Mạnh Hùng đã làm việc 5 công ty dọc và 30 viễn thông tỉnh, thành và đã tiến hành thay đổi cơ chế tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất của các đơn vị trong VNPT. Sau gần 5 tháng, ông Trần Mạnh Hùng đã thay đổi các chính sách quản lý VNPT và thúc đẩy tập đoàn này có tốc độ tăng trưởng lợi nhuận tới 76% so với năm 2012, tương ứng với khoảng 4000 tỷ đồng.

Việc thay Tổng giám đốc VNPT đánh dấu cuộc “đại phẫu” tập đoàn này đã thực sự bắt đầu, hứa hẹn một cuộc cải tổ và tái cấu trúc toàn diện để nâng cao hiệu quả kinh doanh đề giành lại vị trí thống lĩnh thị trường viễn thông Việt Nam từ tay Viettel.


Mạng nhỏ đứng ở đâu?


Sau khi EVN Telecom kinh doanh thua lỗ và phải sáp nhập vào Viettel từ 1/1/2012, sau đó là S-Fone lâm vào cảnh gần như ngừng hoạt động, các mạng di động nhỏ ở Việt Nam vẫn tiếp tục lâm vào cảnh khó khăn.











toàn cảnh, viễn thông, 2013, OTT, 3G, tăng cước, tái cấu trúc, VNPT, Viettel, đứng đầu,
Gtel Mobile được tạo điều kiện để dùng chung hạ tầng mạng với VinaPhone nhưng vẫn tiếp tục thua lỗ.

Năm 2013 đánh dấu một bước đột phá chưa từng có ở nhóm các nhà mạng nhỏ, đó là Gtel Mobile được roaming để sử dụng sóng di động của VinaPhone trên phạm vi toàn quốc từ tháng 3/2013. Đây là một nỗ lực rất lớn từ cơ quan quản lý là Bộ TT&TT để tạo điều kiện cho các mạng di động nhỏ như Gtel Mobile có thể phát triển.


Những tưởng sự bắt tay này sẽ giúp Gtel Mobile tạo sự đột phá, nhanh chóng vượt qua Vietnamobile để giành vị trí mạng di động đứng thứ 4 về thị phần như một số dự đoán, nhưng thực tế lại không đơn giản như vậy. Quá trình triển khai chia sẻ hạ tầng mạng với VinaPhone đã được thực hiện rất nhanh và suôn sẻ, nhưng đến khi khai thác để thuê bao Gtel Mobile dùng “ké sóng” VinaPhone, mới thấy bài toán kinh doanh không hề đơn giản.


Dù đã được tạo điều kiện để phát triển, nhưng kết quả kinh doanh của Gtel Mobile vẫn rất bi đát. Thay vì tạo được sức bật về tăng trưởng thuê bao, Gtel Mobile tiếp tục lâm vào cảnh khó khăn. Nếu tiếp tục rơi vào tình trạng hoạt động cầm chừng như hiện nay, thì nguy cơ Gtel Mobile đi theo vết xe đổ của S-Fone và EVN Telecom là điều hoàn toàn có thể xảy ra. Khi đó, việc Gtel Mobile bị sáp nhập vào một mạng di động lớn hơn là sẽ là điều tất yếu.


Quy hoạch Phát triển viễn thông quốc gia đến năm 2020 nêu rõ, tại thời điểm đó, VN sẽ chỉ còn lại từ 3-4 doanh nghiệp viễn thông lớn, thực sự mạnh. Hiện tại, thị trường viễn thông đang cạnh tranh rất khốc liệt, tiềm ẩn nguy cơ về một cuộc chiến tranh giá cước, đe dọa làm giảm chất lượng dịch vụ một cách nghiêm trọng.


Bên cạnh đó, xu thế sáp nhập, mua lại cũng đang diễn ra rất sôi động. Nhiều doanh nghiệp đang khó khăn, sống thoi thóp nên yêu cầu về việc tái cơ cấu thị trường, quy về 3-4 doanh nghiệp trụ cột là hết sức quan trọng để có thể đảm bảo sự cạnh tranh lành mạnh, tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu cao, đẩy mạnh kinh doanh các dịch vụ mũi nhọn, có lợi nhuận nhưng vẫn đảm bảo duy trì các dịch vụ công ích cho xã hội.


Người dùng 3G vẫn tăng sau khi nâng giá cước











toàn cảnh, viễn thông, 2013, OTT, 3G, tăng cước, tái cấu trúc, VNPT, Viettel, đứng đầu,
Thuê bao sử dụng 3G vẫn tăng lên sau khi các nhà mạng nâng giá cước.

Sau hơn 2 tháng các nhà mạng triển khai tăng giá cước dịch vụ 3G di động lên trung bình 40% từ ngày 16/10/2013, số lượng người sử dụng dịch vụ này vẫn ổn định và tăng nhẹ (dưới 5%). Điều này cho thấy, việc tăng cước 3G không khiến người dùng từ bỏ dịch vụ, đồng thời tạo điều kiện để các nhà mạng có thêm ngân sách tái đầu tư vào hạ tầng mạng 3G để nâng cao chất lượng dịch vụ lên.


Theo báo cáo Tổng kết hoạt động năm 2013 của Cục Viễn thông - Bộ Thông tin & Truyền thông(TT&TT), doanh thu của các doanh nghiệp di động cũng tăng khoảng 15% sau khi tăng cước. Về cơ bản, thị trường không có sự xáo trộn và việc tăng cước là bước đi hợp lý để đảm bảo cho thị trường phát triển lành mạnh, phù hợp với Quy hoạch viễn thông quốc gia đến 2020.


Siết chặt quản lý giấy phép dịch vụ viễn thông


Trong việc cấp phép, quản lý thị trường và tài nguyên viễn thông, Bộ TT&TT đã tiến hành rà soát tất cả các doanh nghiệp chưa triển khai các giấy phép đã được cấp trong 02 năm vừa qua và thực hiện xử lý, thu hồi, đặc biệt là giấy phép mạng di động ảo; thu hồi các kho số thuê bao cố định, di động, viễn thông và mã báo hiệu trong nước, mã điểm báo hiệu quốc tế.











toàn cảnh, viễn thông, 2013, OTT, 3G, tăng cước, tái cấu trúc, VNPT, Viettel, đứng đầu,

Website của Công ty CP viễn thông VIT Việt Nam - VIT Telecom, một trong 4 doanh nghiệp bị thu hồi giấy phép cung cấp dịch vụ viễn thông từ ngày 29/11/2013.



Cụ thể, 9 giấy phép kinh doanh dịch vụ viễn thông đã bị thu hồi, kho số di động của Công ty Đông Dương và kho số viễn thông của công ty QTNet cùng bị thu lại. Tổng cộng, số thuê bao di động, cố định bị thu hồi là 1.890.000 số và số dịch vụ giá cao phải hoàn trả là 100 số.


Tương tự, sau khi hai Thông tư 14 về giá cước, khuyến mại và Thông tư 04 về quản lý thuê bao trả trước ra đời, số lượng thuê bao ảo đã giảm hẳn, chỉ có các thuê bao thực, có nhu cầu sử dụng mới đăng ký.


Song song với việc siết thuê bao trả trước, cơ quan quản lý cũng sẽ tăng cường rà soát, giám sát chặt các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ nội dung qua tin nhắn có đầu số (CSP) trong thời gian tới để ngăn chặn tối đa các nguy cơ như tin nhắn lừa đảo, tin nhắn đồi trụy, mê tín, khiêu dâm...


Trào lưu OTT bùng phát, trở thành xu thế mới


Một vấn đề nổi bật khác của thị trường viễn thông Việt Nam năm 2013 và dự kiến sẽ tiếp tục “nóng” chính là trào lưu các dịch vụ kinh doanh trên hạ tầng mạng Internet di động (Over The Top - OTT). Sự xuất hiện bùng nổ của các dịch vụ nhắn tin và thoại miễn phí như Viber, Whatsapp, Facebook Messenger, Zalo, Line, Kakao Talk… tại thị trường Việt Nam và được giới trẻ hào hứng đón nhận khiến các mạng di động “giật mình” vì doanh thu từ dịch vụ thoại và tin nhắn bị sụt giảm.











OTT, nhà mạng, tăng cước, 3G, thu phí, viễn cảnh,
Các dịch vụ OTT phát triển bùng phát tại Việt Nam trong năm 2013, đặt tra nhiều thử thách cho các mạng di động và cơ quan quản lý.

Các nhà mạng lập tức có phản ứng, đề nghị cơ quan quản lý chặn các dịch vụ này vì gây ảnh hưởng doanh thu, trong khi các nhà cung cấp dịch vụ OTT tại Việt Nam lại cho rằng đây là xu thế mới trên toàn thế giới, giống như dịch vụ điện thoại Internet VoIP trước đây, nhà mạng cần phải thích nghi và tận dụng xu thế này để phát triển chứ không thể chặn hay ngăn cản người dùng sử dụng các dịch vụ OTT.


Bài toán của cơ quan quản lý lĩnh vực viễn thông Việt Nam trong năm 2014 sẽ vẫn là phương án quản lý các doanh nghiệp và ứng dụng OTT ra sao, tìm ra hướng hợp tác thế nào giữa các doanh nghiệp viễn thông có hạ tầng mạng với các doanh nghiệp OTT theo hướng các bên cùng có lợi và phục vụ người dùng nhiều nhất.


Trước đó, hồi đầu tháng, Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Bắc Son cũng khẳng định Việt Nam sẽ không cấm các ứng dụng OTT hoạt động, tuy nhiên, các doanh nghiệp này cần có trách nhiệm với nhà mạng và quy định quản lý doanh nghiệp OTT cần được xây dựng xong trong nửa đầu năm 2014.



  • Huy Phong - Trọng Cầm



toàn cảnh, viễn thông, 2013, OTT, 3G, tăng cước, tái cấu trúc, VNPT, Viettel, đứng đầu,





Thứ Ba, 24 tháng 12, 2013

Những clip tình người đẹp nhất 2013

Những clip tình người đẹp nhất 2013

- Những clip về tình cha con, tình người vô cùng xúc động khiến người xem không thể giấu nước mắt.







Ông bố và đứa con tật nguyền


Video “I can only imagine” là câu chuyện có thật về một người cha đã đưa cậu con trai tật nguyền của mình tham gia rất nhiều cuộc thi, sự kiện thể thao và những hoạt động mà một người tật nguyền khó lòng có thể góp mặt. Tính đến tháng 9/2009, hai bố con ông Dick Hoyt đã tham gia 1.009 sự kiện thể thao.


Khi được hỏi mong muốn điều gì nhất, Rick Hoyt – cậu con trai tật nguyền nói: “Tôi muốn cha tôi ngồi trong xe đẩy để tôi có thể đưa ông ấy đi một lần".


Đoạn phim là những hình ảnh vô cùng cảm động và lấy được nước mắt của nhiều người xem.


Lòng tốt nước Nga


Clip về lòng tốt được ghi lại trên những con đường nước Nga từng được cư dân mạng chuyền tay nhau và truyền cảm hứng cho nhiều người. Video là tập hợp những hành động tốt bụng của người dân nước Nga được một người tham gia giao thông ghi lại bằng camera giám sát hành trình trên ô tô.


Đoạn clip là hình ảnh của một tài xế giúp bà lão qua đường, người đàn ông giúp đẩy chiếc xe bị kẹt trong tuyết, các tài xế đồng loạt dừng xe đợi một con mèo qua đường rồi mới đi tiếp… Tất cả đều nhằm đưa đến một thông điệp: lòng tốt vẫn còn rất nhiều xung quanh chúng ta. Video này cũng góp phần khiến hình ảnh người dân nước Nga đẹp hơn trong mắt người dân thế giới.


Clip cha tặng con sinh non


Đoạn phim giành giật sự sống của cậu bé sinh ra chỉ có 680 gram khiến nhiều người bật khóc. Tình yêu thương vô bờ bến dành cho con trai đã giúp hai vợ chồng nhà Miller đứng vững và kiên trì hi vọng vào một điều kỳ diệu.


Sinh non 3 tháng rưỡi, bé Ward đã trải qua 107 ngày trong lồng kính ở bệnh viện với sự hỗ trợ của rất nhiều máy móc. Những biến cố liên tiếp xảy ra với cậu bé khiến cặp vợ chồng trẻ vô cùng đau khổ. Hơn 3 tháng nghỉ làm để chăm con, và điều kỳ diệu đã đến với gia đình nhỏ khi bé Ward đã hồi phục đáng kể mặc dù vẫn gặp một số vấn đề về ăn uống.


Hiện Ward đã biết tự uống sữa, rất bụ bẫm và đáng yêu. Sức sống kỳ diệu của bé cũng khiến mọi người kinh ngạc. Đoạn phim ngắn là lời cảm ơn của người cha tới đội ngũ y bác sĩ làm việc tại bệnh viện nhi quốc gia, Columbus, Ohio, Mỹ.


Bé sơ sinh khóc khi nghe mẹ hát


Đoạn video này là một minh chứng cho thấy không phải trẻ con là không có cảm xúc. Cậu bé 10 tháng tuổi trong video dường như cảm nhận được tình cảm của người mẹ trong bài hát. Clip dễ thương này đã thu hút được rất nhiều lượt xem và “like” trên mạng xã hội.


Lòng tốt lan truyền


Clip được thực hiện bởi tổ chức phi lợi nhuận Life Vest Inside cũng là một clip hay về lòng tốt giữa người với người. Hành động giúp đỡ của anh công nhân với cậu bé bị ngã đã bắt đầu chuỗi hành động của nhiều người khác. Cậu bé được anh nâng dậy đã giúp bà lão mang đồ nặng, rồi sau đó chính anh lại được giúp đỡ bởi một người khác.



Bài học về sự sẻ chia


Đoạn phim ngắn trên nền nhạc Ấn Độ là một câu chuyện về sự chia sẻ, cảm thông của cậu bé với bà lão. Khi vô tình nhặt được tờ tiền trong lúc chơi đùa, cậu bé đã nghĩ tới việc được ăn kem thỏa thích. Nhưng khi chứng kiến một cậu bé khác làm vỡ cốc của một bà cụ bán nước, cậu bé này đã quyết định dùng số tiền mua tặng bà một bộ cốc mới thay vì đi mua kem.


Đoạn kết câu chuyện là nụ cười mãn nguyện của bà lão và nụ cười không hề hối tiếc của cậu bé khi đã làm được một việc tốt.



  • Nguyễn Thảo(tổng hợp)







Cuối tuần tàu ngầm HQ182 Hà Nội về Cam Ranh

Cuối tuần tàu ngầm HQ182 Hà Nội về Cam Ranh
Theo chuyên trang vận tải hàng hải Marine Traffic, tàu Rolldock Sea chuyên chở tàu ngầm Kilo HQ182 Hà Nội từ St Petersburg (Nga) sẽ đi vào Biển Đông, ghé vào cảng Singapore trước khi về quân cảng Cam Ranh.




Theo kế hoạch, tàu mẹ Rolldock Sea sẽ đưa tàu ngầm Kilo HQ 182 Hà Nội về Cam Ranh vào cuối tuần này.

Tàu vận tải hàng hải siêu trường - siêu trọng Rolldock Sea được đóng tại nhà máy Larsen & Toubro ở Surat, Ấn Độ. Rolldock Sea có khả năng chở cùng lúc hai tàu ngầm Kilo. Tàu thuộc sở hữu của công ty Rolldock có trụ sở tại Hà Lan.











tàu ngầm, Biển Đông, Cam Ranh, chủ quyền, Nga, hải quân
Tàu mẹ Rolldock Sea chở theo tàu ngầm đầu tiên của Việt Nam. Ảnh: Marine Traffic

Công ty Rolldock có nhiều kinh nghiệm vận chuyển tàu ngầm Kilo cho các đối tác. Trước đây, Ấn Độ cũng đã thuê hãng vận tải này chuyên chở các tàu ngầm Kilo mua của Nga.


Tàu Hà Nội HQ 182 là chiếc đầu tiên trong số 6 chiếc tàu ngầm thuộc lớp "Varshavyanka" 636 (NATO gọi là Kilo 636) chạy diesel-điện mà Nga đóng cho Việt Nam tại nhà máy đóng tàu Admiralty ở thành phố cảng St Petersburg.


Trong chuyến thăm Nga hồi tháng 5, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã tới thị sát con tàu này và thăm các cán bộ chiến sĩ hải quân Việt Nam đang được phía bạn đào tạo vận hành tàu ngầm tại đây.


Việc sở hữu những tàu ngầm Kilo 636 có nhiều ưu điểm vượt trội sẽ tăng cường sức mạnh đáng kể cho hải quân Việt Nam, góp phần bảo vệ chủ quyền trên biển.


Theo Vietnam+




Bán tài sản nhà nước, mua ngay không phải nghĩ?

Bán tài sản nhà nước, mua ngay không phải nghĩ?

- Một lượng vốn khổng lồ do Nhà nước nắm giữ tại các DN lớn sẽ được bán ra. Đây là ‘hàng ngon’ rất được trông đợi. Nhiều nhà đầu tư sẵn sàng mua ngay dù biết trước giá không hề rẻ. Trong năm 2013, dù rất eo hẹp đồng tiền nhưng hoạt động thoái vốn của Nhà nước vẫn được giới đầu tư quan tâm. Nhiều cổ phiếu hấp dẫn đã được các đại gia trong nước và nước ngoài quyết mua khá nhanh chóng.





Hàng ngon không tiếc tiền


Ngày 20/12, trên TTCK tập trung 6,5 triệu cổ phiếu VCF của Vinacafe Biên Hòa, tương đương hơn 24% vốn của DN này đã được chuyển nhượng thông qua thỏa thuận với tổng giá trị lên tới gần 880 tỷ đồng.


Đây là lượng cổ phiếu này do Tổng công ty Cà phê (Vinacafe) bán ra để cơ cấu tài chính như đã đăng ký trước đó. Thương vụ này tiếp tục cho thấy sự thành công của Vinacafe trong thoái vốn bởi VCF là một trong số rất ít các cổ phiếu có đà tăng trưởng gấp 3 lần trong 3 năm qua với thị giá cao gần 140.000 đồng/cp như hiện nay.


Điều khá bất ngờ là bên nhận chuyển nhượng không phải là Masan Consumer khi nhiều lần thể hiện bỏ thêm tiền để nâng tỷ lệ sở hữu tại VCF vốn đã ở mức trên 50%. Bên nhận chuyển nhượng 6,5 triệu cổ phiếu VCF được xác định là NĐT ngoại và sẽ sớm được công bố do đã trở thành cổ đông lớn của VCF.








thoái-vốn, bán-vốn-Nhà-nước, SCIC, tập-đoàn, tổng-công-ty, đầu-tư-ngoài-ngành, nợ-xấu, đầu-tư, bất-động-sản, chứng-khoán, ngân-hàng, tài-chính, bảo-hiểm, tài-sản, tỉ-phú, đại-gia, Vinacafe, Masan, Techcombank, EVN, ABBank, Vietcombank, PVD, Seaprodex, PVF

Khối lượng tiền rất lớn đổ vào để chỉ nắm giữ 24% VCF đã phần nào cho thấy sự hấp dẫn của Vinacafe – DNNN cổ phần hóa cổ phiếu rất có giá..


Trong tuần, giới đầu tư cũng xôn xao với chương trình phát hành cổ phiếu giá cao của Công ty cổ phần Giống cây trồng Trung ương (NSC). Mức giá 65.000 đồng, cao hơn gấp đôi so với giá sổ sách đã gây ra nhiều tranh cãi xung quanh vấn đề này bởi nhiều NĐT lo ngại không có sẵn tiền để đóng góp.


Tuy nhiên, cuối cùng các cổ đông cũng thông qua việc này với tỷ lệ cao. Trong đó, cổ đông lớn là Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) đang nắm giữ trên 11% cũng đã đồng thuận. Trong diễn biến trước đó, SCIC đã nhận được văn bản buộc phải thoái vốn khỏi một số DN, trong đó có NSC.


Động thái đại hội cổ đông NSC với 95% cổ đông hiện hữu thông qua phương án phát hành thêm vốn nhiều tranh cãi cho thấy DN đứng đầu ngành giống cây trồng trên cả nước (dự kiến chiếm 25% thị phần vào năm 2016) này cho thấy lãnh đạo DN này cũng như các cổ đông lớn tin tưởng vào sự hấp dẫn của NSC<


Như vậy, nếu SCIC thoái vốn đây có thể sẽ là một thương vụ được giá.


Trước đó, trong năm 2013 đó có nhiều thương vụ thoái vốn thành công của các ông lớn nhà nước. Cso thể kể đến Vietnam Airlines bán hơn 24 triệu cổ phiều Techcombank; EVN thoái hơn 250 tỷ đồng cổ phiếu ABBank; Vietcombank bán 2,7 triệu cổ phiếu PVD thu về 160 tỷ đồng và tiếp tục đăng ký bán 2,65 triệu cổ phiếu nữa; SCIC thoái vốn tại KSC; PVN giảm mạnh tỷ lệ sở hữu sau khi PVFC hợp nhất với Westernbank; Sabeco thoái vốn tại Bảo Việt…


Tập đoàn Công nghiệp Than khoáng sản - Khoáng sản Việt Nam Vinacomin (TKV) cũng đã thoái vốn thành công tại bảo hiểm SHB - Vinacomin, Công ty cổ phần phát triển đường cao tốc BIDV, Công ty cổ phần Cảng hàng không quốc tế Long Thành, Công ty cổ phần bảo hiểm Hàng không. Bên cạnh đó, Vinacomin cũng đã chọn được đối tác để chuyển nhượng công ty Tài chính Than - Khoáng sản.


Vinatex thoái vốn ở 7 DN thu về hơn 200 tỷ đồng. Tập đoàn này cũng đang thúc đẩy thoái vốn tiếp tại một số lĩnh vực như chứng khoán, ngân hàng tài chính khi chuyển sang hoạt động theo mô hình công ty cổ phần.


Bắt đầu con sóng lớn?


Có thể thấy, chương trình tái cơ cấu DNNN đã, được nói đến rất nhiều nhưng trên thực tế kết quả triển khai chưa được bao nhiều do nhiều vướng mắc về pháp lý, thua lỗ, nợ nần, TTCK trầm lắng, khó khăn trong việc xác định giá trị DN…








thoái-vốn, bán-vốn-Nhà-nước, SCIC, tập-đoàn, tổng-công-ty, đầu-tư-ngoài-ngành, nợ-xấu, đầu-tư, bất-động-sản, chứng-khoán, ngân-hàng, tài-chính, bảo-hiểm, tài-sản, tỉ-phú, đại-gia, Vinacafe, Masan, Techcombank, EVN, ABBank, Vietcombank, PVD, Seaprodex, PVF

Hiện đã có hàng chục đề án tái cơ cấu cấp tập đoàn, tổng công ty đã được phê duyệt và hạn chót thoái vốn ngoài ngành được xác định là 2015 nhưng trên thực tế việc triển khai khá chậm chạm, với chỉ khoảng 20% vốn ngoài ngành được thoái thành công.


Trong khi đó, quá trình cổ phần hóa các DNNN với những kế hoạch IPO các ông lớn như VietnamAirlines, VinaPhone, MobiFone… cũng chưa có nhiều tín hiệu tích cực. Các DN có vốn Nhà nước chi phối như Sabeco, GAS, Bảo Việt Holding, DPM, VietinBank… vẫn chưa tìm được đối tác thích hợp để giảm tỷ lệ vốn NN.


Tuy nhiên, với những chuyển biến từ cuối 2013 cả về mặt chính sách lẫn sự quan tâm của giới đầu tư dường như một cơn sóng thoái vốn Nhà nước đang hình thành và có thể trở nên dữ dội trong năm 2014.


Hiện tại, đã có khá nhiều vụ chào bán hứa hẹn khả năng thành công cao như các trường hợp: SCIC bán 1,6 triệu cổ phiếu Nước khoáng Vĩnh Hảo giá 85.000 đồng/cp (Masan Consumer có kế hoạch mua 100% cổ phần DN này); SCIC thoái vốn tại Vinaconex VCG (255,3 triệu cổ phiếu, trị giá hơn 2.700 tỷ đồng), Nhựa Bình Minh BMP (gần 1.000 tỷ đồng), Nhựa Thiếu niên Tiền Phong NTP (gần 1.000 tỷ đồng), Tập đoàn Bảo Việt BVH (hơn 900 tỷ đồng), Tập đoàn FPT (hơn 800 tỷ đồng), Traphaco - TRA (gần 800 tỷ đồng), Vĩnh Sơn Sông Hinh - VSH (hơn 700 tỷ đồng), Nhựa Rạng Đông - RDP, Nhiệt điện Phả Lại (PPC)...


Quan trọng hơn cả chính là những chuyển biến về quan điểm và chính sách của các cơ quan quản lý. Theo đó, Chính phủ sẽ ban hành nghị quyết để tháo gỡ khó khăn, đẩy nhanh thoái vốn đầu tư ngoài ngành của DNNN. Có thể, ngay trong tháng 1/2014, Chính phủ sẽ cho phép bán nhanhcác khoản đầu tư ngoài ngành thua lỗ.


Khẳng định điều này, tại Hội nghị tổng kết của Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội, quan chức Bộ Tài chính nói; cổ phần hóa DNNN và thoái vốn nhà nước là nhiệm vụ trọng tâm trong năm 2014.


Mạnh Hà








thoái-vốn, bán-vốn-Nhà-nước, SCIC, tập-đoàn, tổng-công-ty, đầu-tư-ngoài-ngành, nợ-xấu, đầu-tư, bất-động-sản, chứng-khoán, ngân-hàng, tài-chính, bảo-hiểm, tài-sản, tỉ-phú, đại-gia, Vinacafe, Masan, Techcombank, EVN, ABBank, Vietcombank, PVD, Seaprodex, PVF





Tàu ngầm HQ182 Hà Nội về Cam Ranh cuối tuần này

Tàu ngầm HQ182 Hà Nội về Cam Ranh cuối tuần này
Theo chuyên trang vận tải hàng hải Marine Traffic, tàu Rolldock Sea chuyên chở tàu ngầm Kilo HQ182 Hà Nội từ St Petersburg (Nga) sẽ đi vào Biển Đông, ghé vào cảng Singapore trước khi về quân cảng Cam Ranh.




Theo kế hoạch, tàu mẹ Rolldock Sea sẽ đưa tàu ngầm Kilo HQ 182 Hà Nội về Cam Ranh vào cuối tuần này.

Tàu vận tải hàng hải siêu trường - siêu trọng Rolldock Sea được đóng tại nhà máy Larsen & Toubro ở Surat, Ấn Độ. Rolldock Sea có khả năng chở cùng lúc hai tàu ngầm Kilo. Tàu thuộc sở hữu của công ty Rolldock có trụ sở tại Hà Lan.











tàu ngầm, Biển Đông, Cam Ranh, chủ quyền, Nga, hải quân
Tàu mẹ Rolldock Sea chở theo tàu ngầm đầu tiên của Việt Nam. Ảnh: Marine Traffic



Công ty Rolldock có nhiều kinh nghiệm vận chuyển tàu ngầm Kilo cho các đối tác. Trước đây, Ấn Độ cũng đã thuê hãng vận tải này chuyên chở các tàu ngầm Kilo mua của Nga.


Tàu Hà Nội HQ 182 là chiếc đầu tiên trong số 6 chiếc tàu ngầm thuộc lớp "Varshavyanka" 636 (NATO gọi là Kilo 636) chạy diesel-điện mà Nga đóng cho Việt Nam tại nhà máy đóng tàu Admiralty ở thành phố cảng St Petersburg.


Trong chuyến thăm Nga hồi tháng 5, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã tới thị sát con tàu này và thăm các cán bộ chiến sĩ hải quân Việt Nam đang được phía bạn đào tạo vận hành tàu ngầm tại đây.


Việc sở hữu những tàu ngầm Kilo 636 có nhiều ưu điểm vượt trội sẽ tăng cường sức mạnh đáng kể cho hải quân Việt Nam, góp phần bảo vệ chủ quyền trên biển.


Theo Vietnam+




Thống đốc từng nhận điện thoại xin 'phá tỷ giá'

Thống đốc từng nhận điện thoại xin 'phá tỷ giá'

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước kể từng nhận được những cú điện thoại của DN xuất khẩu đề nghị có chính sách “phá tỷ giá” thêm để họ có lãi hơn.




Thống đốc Nguyễn Văn Bình phát biểu ngày 24/12 tại hội nghị trực tuyến của Chính phủ với các địa phương triển khai nghị quyết Quốc hội về kế hoạch kinh tế - xã hội năm 2014.


Sẽ điều chỉnh tỷ giá không quá 2%


Trong 2013, tỷ giá đã được chủ động điều chỉnh 1%, cộng với chính sách cho phép thị trường tự điều chỉnh trong biên độ khoảng 1%. Nhưng theo Thống đốc Bình, thực tế thị trường thời gian qua, ngay cả trong lúc khó khăn nhất, có những tin đồn thất thiệt, thì thị trường chỉ tự điều chỉnh tối đa khoảng 0,6%.


Ngay ngày hôm nay, với tỷ giá trên thị trường liên ngân hàng chỉ ở mức 21.095 đồng/USD, Thống đốc khẳng định kiểm soát tỷ giá dưới mức Ngân hàng Nhà nước mua vào là 21.100 đồng/USD.











tỷ giá, thống đốc, Nguyễn Văn Bình ngân hàng, lãi suất, xây dựng, bộ trưởng, Trịnh Đình Dũng, bất động sản, lạm phát

Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Bình phát biểu tại kỳ họp QH vừa qua. Ảnh: Minh Thăng



“Có nghĩa là chúng ta lại mua được ngoại tệ tăng thêm từ chính nguồn vốn nhà nước” - ông nói.


Việc điều chỉnh tỷ giá là câu chuyện “nóng” được bàn luận thời gian qua, nhất là về biên độ điều chỉnh và thời điểm.


Thống đốc Bình kể, ông từng nhận được những cú điện thoại của các doanh nghiệp xuất khẩu đề nghị Ngân hàng Nhà nước có chính sách “phá giá” thêm để họ có lãi hơn. Nhưng cũng có những doanh nghiệp lớn hàng đầu lại gọi điện để mong chưa điều chỉnh tỷ giá cho đến 24h ngày 31/12 bởi nếu điều chỉnh ngay cuối 2013 thì họ từ “lãi thành lỗ”.


Ông khẳng định việc điều chỉnh tỷ giá sẽ xem xét một cách linh hoạt, một mặt hỗ trợ xuất khẩu nhưng mặt khác cũng phải đảm bảo mặt bằng chung, không để gây tác động “đội lạm phát lên”.


“Chúng tôi sẽ tính toán vĩ mô để làm sao phù hợp nhất, vừa có cái tác dụng khuyến khích xuất khẩu, nhưng cũng phải đảm bảo mặt bằng chung của nền kinh tế, đặc biệt có hiệu ứng để ngăn lạm phát. Năm tới, Thủ tướng cũng chỉ đạo và nghị quyết của chúng ta cũng đã có, chúng tôi sẽ điều chỉnh tỷ giá một cách linh hoạt nhưng theo hướng ổn định tới mức điều chỉnh không quá 2%” - Thống đốc khẳng định.


Liên quan cơ chế hỗ trợ tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp về tài chính, ông cho hay, nhờ chính sách hoãn, giãn, cắt giảm lãi suất, đến nay các khoản nợ đã được cơ cấu lên tới khoảng 330.000 tỷ, qua đó giúp các doanh nghiệp có điều kiện tiếp cận nguồn vốn.


Bộ trưởng “phản pháo” Chủ tịch Hà Nội


Tại hội nghị, Bộ trưởng Xây dựng Trịnh Đình Dũng đã báo cáo xung quanh việc thị trường bất động sản đang bị đóng băng, tồn kho mà các địa phương phản ánh.


Nêu con số ghi nhận thực tế, Bộ trưởng Xây dựng đã có đưa ra những phản hồi trái ngược với nhận định của Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Thế Thảo phát biểu hôm trước rằng ông đi một vòng quanh Hà Nội nhưng “thấy hơi lạ là không thấy dự án nhà ở, bất động sản nào giảm giá”.











tỷ giá, thống đốc, Nguyễn Văn Bình ngân hàng, lãi suất, xây dựng, bộ trưởng, Trịnh Đình Dũng, bất động sản, lạm phát

Bộ trưởng Xây dựng Trịnh Đình Dũng. Ảnh: Linh Thư



Ông Dũng khẳng định, giá bất động sản, đặc biệt tại Hà Nội và TP.HCM đã giảm rất mạnh so với vài năm trước, về sát giá trị thực, phù hợp với khả năng thanh toán của người dân.


Giá bất động sản đã giảm bình quân từ 10 – 30%, thậm chí có một số dự án giảm tới 50%. Việc giảm do giá trước đây là ảo, thị trường xuống buộc các doanh nghiệp phải giảm về giá trị thực để tăng thanh khoản, cũng như tiết giảm chi phí, cấu trúc lại các dự án cho phù hợp với nhu cầu thị trường.


So với quý 1, giá nhà trong quý 3 của năm giảm đến 27% (khu Cầu giấy), chung cư trung - cao cấp giảm 15%, các dự án ở quận Thanh Xuân, Hà Đông đều giảm từ 12 – 21%. Hay như dự án đất nền Nam An Khánh đã giảm tới 50% so với năm 2010.


Đáng chú ý, giao dịch bất động sản phân khúc nhà ở xã hội, nhà chung cư đang có diễn tiến thuận lợi. Thống kê cho thấy giao dịch 6 tháng cuối năm đã gấp đôi 6 tháng đầu năm.


Về gói 30.000 tỷ đồng hỗ trợ nhà ở, Bộ trưởng Xây dựng cho hay mục tiêu của gói này là Nhà nước cùng góp phần vào hỗ trợ nhà ở cho người dân chứ không phải để giải cứu thị trường bất động sản. Nhưng thực hiện gói hỗ trợ này tốt sẽ góp phần hỗ trợ cho thị trường bất động sản và các ngành khác có liên quan.


Lý giải nguyên nhân giải ngân chậm, ông cho biết vì nguồn cung nhà ở xã hội vẫn hạn chế và thủ tục yêu cầu chặt chẽ, sự vào cuộc của các cấp chính quyền chưa hiệu quả.


Ông đề nghị các địa phương tích cực kiểm tra, giám sát việc phát triển đô thị phải theo quy hoạch và có kế hoạch đã được Chính phủ quy định, hỗ trợ, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phát triển dự án, chuyển đổi công năng nhà ở để đẩy nhanh quá trình giải ngân.


Linh Thư



tỷ giá, thống đốc, Nguyễn Văn Bình ngân hàng, lãi suất, xây dựng, bộ trưởng, Trịnh Đình Dũng, bất động sản, lạm phát