Thảm Cho Bé

Các mẫu Thảm Cho Bé, Thảm Xốp Cho Trẻ, Thảm Lót Nhà Trẻ Eva, Thảm Cho Bé được làm từ chất liệu cao su và hạt nhựa Eva xuất xứ từ Việt Nam đảm bảo an toàn, không độc hại, độ đàn hồi cao và đặc biệt rất bền bỉ. Công dụng chống trơn và hạn chế chấn thương khi tập luyện sử dụng để trải lót sàn phòng tập võ; phòng tập luyện cho các bộ môn thể thao nhào lộn, Aerobic, trường học, nhà trẻ và phòng tập luyện võ thuật các bộ môn như: Taekwondo; Karatedo; Vovinam; Võ cổ truyền; Pencak silat; Sanshuu; Aikido; Judo; Boxing; Kickboxing; Muay; MMA..

GIẢM TỪ 20% KHI MUA THẢM TẬP VÕ SỐ LƯỢNG LỚN LH: 09 68 59 33 78

Thảm cho trẻ với các đường viền dễ dàng nối liền với nhau tạo thành một không gian rộng cho bé vui chơi thoải mái. Thảm xốp lót sàn cho trẻ được làm từ chất liệu cao su và hat nhựa eva, rất êm ái, bề mặt tiếp xúc chống trơn trượt sẽ đảm bảo được độ an toàn khi bé sử dụng.


Thảm Cho Bé




– Thảm lót sàn giúp giảm lực va đập khi bé ngã, giữ an toàn cho bé khi nô đùa.

– Bề mặt thảm xốp có thiết kế sần nhỏ chống trơn trượt hiệu quả.

– Giúp bé vui chơi an toàn, hạn chế trường hợp trượt ngã khi nô đùa.

– Thảm ghép chia miếng dễ dàng lắp ráp phù hợp từng không gian.

– Thuận tiện tháo ra những lúc không sử dụng giúp bảo quản tiện lợi.

– Bề mặt xốp nhanh khô, dễ dàng lau sạch để đảm bảo vệ sinh tốt hơn.

– Màu sắc rực rỡ của từng miếng thảm xốp mang đến vẻ tươi sáng cho căn phòng.

Thảm Tập Võ các bộ môn như: Taekwondo; Karatedo; Vovinam; Võ cổ truyền; Pencak silat; Sanshuu; Aikido; Judo; Boxing; Kickboxing; Muay; MMA.. .Là một trong những dụng cụ không thể thiếu cho bộ môn võ thuật và các môn thể thao.Là thảm mút xốp eva hàng Việt Nam chất lượng cao dùng lót sàn phòng tập võ.… giao hàng toàn quốc.

Thảm Tập Võ là sản phẩm thảm mút xốp eva hàng Việt Nam chất lượng cao, sử dụng để trải lót sàn phòng tập võ; phòng tập luyện cho các bộ môn thể thao nhào lộn, Aerobic, trường học, nhà trẻ.

Độ đàn hồi của thảm tốt sẽ giúp quá trình luyện tập của bạn trở nên dễ dàng hơn. Đặc biệt là khi thực hiện các động tác chống tay, chân hay tiếp xúc với mặt sàn sẽ không gây thương tích hay bị đau. Vì thế, dựa vào nhu cầu luyện tập bạn nên chọn cho mình những loại thảm tập võ có độ đàn hồi khác nhau.

Thứ Năm, 8 tháng 1, 2015

Thủ tướng điều động 3 Trung tướng Công an

Thủ tướng điều động 3 Trung tướng Công an

- Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vừa ký các quyết định điều động 3 cán bộ lãnh đạo Bộ Công an.













công an

Thứ trưởng Bộ Công an Tô Lâm trao quyết định Tổng cục trưởng Tổng cục An ninh 1 cho ông Nguyễn Chí Thành năm 2011. Ảnh: CAND



Theo quyết định của Thủ tướng, Trung tướng Nguyễn Chí Thành, Tổng cục trưởng Tổng cục An ninh I đến nhận công tác và giữ chức Tổng cục trưởng Tổng cục An ninh, Bộ Công an.











công an

Trung tướng Trần Bá Thiều, Tổng cục trưởng Tổng cục Xây dựng lực lượng CAND nay giữ chức Tổng cục trưởng Tổng cục Chính trị CAND. Ảnh: ANTV



Thủ tướng cũng điều động Trung tướng Trần Bá Thiều, Tổng cục trưởng Tổng cục Xây dựng lực lượng Công an nhân dân, đến nhận công tác và giữ chức Tổng cục trưởng Tổng cục Chính trị Công an nhân dân.


Trung tướng Phan Văn Vĩnh, Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm, được điều động giữ chức Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát, Bộ Công an.


H.Nhì




Thứ Tư, 7 tháng 1, 2015

Vì sao phải đổi mã vùng cố định của 59 tỉnh thành?

Vì sao phải đổi mã vùng cố định của 59 tỉnh thành?

Theo Thông cáo báo chí vừa được phát đi từ Bộ TT&TT, việc quy hoạch lại độ dài quay số (bao gồm cả mã vùng hoặc mã mạng và số mào đầu quốc gia) đối với mạng cố định, mạng di động là để đạt được sự thống nhất; đảm bảo công bằng cho doanh nghiệp và người sử dụng dịch vụ.



Trước đó, Bộ TT&TT đã ban hành Thông tư 22 về Quy hoạch kho số viễn thông mới, theo đó, mã vùng cố định của 59 tỉnh, thành phố trên cả nước sẽ phải thay đổi từ ngày 1/3 tới đây. Chỉ có 4 tỉnh được giữ nguyên mã vùng là Hòa Bình, Hà Giang, Vĩnh Phúc và Phú Thọ.








mã vùng cố định, Quy hoạch kho số, Bộ TT&TT

Lý giải cho sự thay đổi này, thông cáo nêu rõ, theo thống kê, trong những năm vừa qua số lượng thuê bao di động ngày càng tăng, ngược lại số lượng thuê bao điện thoại cố định ngày càng giảm. Xu hướng suy giảm số thuê bao điện thoại cố định có thể vẫn diễn ra trong những năm tới. Hiện tại, tổng số thuê bao điện thoại cố định và di động khoảng 130 triệu, trong đó số lượng thuê bao điện thoại cố định khoảng gần 7 triệu (chiếm khoảng 5,4% tổng số thuê bao), số lượng thuê bao điện thoại di động khoảng hơn 120 triệu (chiếm khoảng 94,6% tổng số thuê bao). Tổng số đầu mã tối đa có thể quy hoạch làm mã vùng và mã mạng là 9. Theo quy hoạch cũ thì số đầu mã làm mã vùng cho mạng cố định là 7 và làm mã mạng cho mạng di động là 2. Điều này bộc lộ sự thiếu hiệu quả trong quy hoạch, sử dụng kho số giữa mạng cố định và mạng di động. Về lâu dài, với sự phát triển mạnh mẽ của thị trường viễn thông di động sẽ dẫn đến thiếu số cho di động trong khi thừa số cho cố định.


Do đó, Quy hoạch mới đã giải quyết bất cập này bằng việc quy hoạch 1 đầu mã làm mã vùng; 8 đầu mã làm mã mạng, trong đó 6 đầu mã làm mã mạng cho mạng di động, 1 đầu mã làm mã mạng sử dụng cho thuê bao di động là thiết bị và 1 đầu mã làm mã mạng cho các mạng viễn thông khác như mạng viễn thông cố định vệ tinh, mạng viễn thông dùng riêng, mạng điện thoại Internet và dự phòng.


Đối với mã vùng cố định, theo Quy hoạch cũ và thực tế đang sử dụng, độ dài mã vùng là 1, 2 hoặc 3 chữ số, độ dài số thuê bao là 7 hoặc 8 chữ số. Cụ thể là: Về độ dài mã vùng, 2 thành phố (Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh) có độ dài 1 chữ số; 37 tỉnh/thành phố có độ dài 2 chữ số và 24 tỉnh/thành phố có độ dài 3 chữ số. Về độ dài số thuê bao điện thoại cố định, 2 thành phố ( Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh) có độ dài 8 chữ số; 61 tỉnh/thành phố có độ dài 7 chữ số. Điều này dẫn đến độ dài quay số khi gọi đường dài trong nước hoặc gọi từ mạng di động đến thuê bao điện thoại cố định là không thống nhất, tùy theo tỉnh/thành phố mà độ dài quay số là 10 hoặc 11 chữ số bao gồm cả số mào đầu quốc gia ‘0’. Việc không có sự thống nhất trong độ dài quay số dẫn đến dễ gây nhầm lẫn và khó nhớ đối với người sử dụng dịch vụ.


Quy hoạch mới đã giải quyết bất cập này bằng việc quy hoạch độ dài mã vùng là 2 hoặc 3 chữ số, độ dài số thuê bao điện thoại cố định giữ nguyên là 7 hoặc 8 chữ số phụ thuộc vào vùng đánh số cụ thể. Cụ thể là: Về độ dài mã vùng, 2 thành phố (thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh) có độ dài 2 chữ số; 61 tỉnh/thành phố có độ dài 3 chữ số. Về độ dài số thuê bao điện thoại cố định thì vẫn giữ nguyên như hiện tại. Như vậy, độ dài quay số khi gọi đường dài trong nước hoặc gọi từ mạng di động đến thuê bao điện thoại cố định là thống nhất trên toàn quốc, đều là 11 chữ số bao gồm cả số mào đầu quốc gia ‘0’.


Không chỉ mã vùng cố định mà Thông tư 22 cũng đề cập đến việc quy hoạch lại mã mạng di động. Theo Quy hoạch cũ và thực tế đang sử dụng, độ dài mã mạng di động là 2 (đầu 9x) và 3 (đầu 1xx) chữ số, độ dài số thuê bao điện thoại di động là 7 chữ số. Điều này dẫn đến độ dài quay số khi gọi đến thuê bao điện thoại di động là không thống nhất, tùy theo mã mạng mà độ dài quay số là 10 hoặc 11 chữ số bao gồm cả số mào đầu quốc gia ‘0’. Với việc không có sự thống nhất trong độ dài quay số dẫn đến dễ gây nhầm lẫn và khó nhớ đối với người sử dụng dịch vụ, không đảm bảo công bằng trong quay số.


Quy hoạch mới đã giải quyết bất cập này bằng việc quy hoạch độ dài mã mạng di động là 2 chữ số, độ dài số thuê bao điện thoại di động vẫn giữ nguyên như hiện tại là 7 chữ số. Như vậy, độ dài quay số khi gọi đến thuê bao điện thoại di động là thống nhất đối với tất cả các doanh nghiệp viễn thông và người sử dụng dịch vụ, đều là 10 chữ số bao gồm cả số mào đầu quốc gia ‘0’.


Đồng thời, Quy hoạch mới cũng đã bổ sung thêm các mã số sử dụng cho dịch vụ mới, cũng như dự phòng cho các dịch vụ có thể được phát triển trong tương lai, chẳng hạn như: Số dịch vụ tin nhắn ngắn; mã mạng và số thuê bao điện thoại Internet, mã mạng và số thuê bao mạng viễn thông di động mặt đất sử dụng cho thuê bao viễn thông là thiết bị, số dịch vụ giải đáp thông tin…


Những mã, số được quy hoạch trước đây như mã dịch vụ nhắn tin (radio paging), mã dịch vụ Internet (truy nhập Internet tốc độ thấp qua Modem theo hình thức dial-up)… đến nay không còn sử dụng nữa thì sẽ được loại bỏ ra khỏi quy hoạch để giải phóng các mã, số dùng cho các dịch vụ có nhu cầu sử dụng cao hoặc dịch vụ mới; đảm bảo việc sử dụng kho số tiết kiệm, hiệu quả.


Bộ TT&TT nhấn mạnh rằng, Quy hoạch kho số mới được ban hành sau khi đã xem xét, nghiên cứu kỹ lưỡng thông lệ quốc tế và tình hình thực tế tại Việt nam, nhằm đảm bảo quy hoạch được sử dụng lâu dài, kho số được sử dụng tiết kiệm, hiệu quả, công bằng, minh bạch, thúc đẩy thị trường phát triển bền vững, mặt khác, Quy hoạch cũng nhằm hạn chế tối đa ảnh hưởng không tích cực có thể phát sinh đối với doanh nghiệp và người dùng, hạn chế tối đa việc sử dụng các mã, số không đúng mục đích làm ảnh hưởng đến an ninh, trật tự và an toàn xã hội. Theo thống kê thời gian vừa qua, hiệu quả sử dụng đối với mã mạng di động độ dài 3 chữ số (đầu 1xx) thấp hơn khá nhiều so với mã mạng di động độ dài 2 chữ số (đầu 9x), tỷ lệ số thuê bao điện thoại dùng mã mạng 1xx rời mạng khá cao; đa số các SIM rác, tin nhắn rác… phát sinh từ mã mạng 1xx. Vì vậy, việc chuyển mã mạng 1xx về mã mạng mới có độ dài 2 chữ số vừa tạo công bằng về độ dài quay số cho người sử dụng dịch vụ vừa góp phần hạn chế tỷ lệ thuê bao rời mạng, góp phần hạn chế SIM rác, tin nhắn rác…


Trọng Cầm






Vì sao phải đổi mã vùng cố định của 59 tỉnh thành

Vì sao phải đổi mã vùng cố định của 59 tỉnh thành

Theo Thông cáo báo chí vừa được phát đi từ Bộ TT&TT, việc quy hoạch lại độ dài quay số (bao gồm cả mã vùng hoặc mã mạng và số mào đầu quốc gia) đối với mạng cố định, mạng di động là để đạt được sự thống nhất; đảm bảo công bằng cho doanh nghiệp và người sử dụng dịch vụ.



Trước đó, Bộ TT&TT đã ban hành Thông tư 22 về Quy hoạch kho số viễn thông mới, theo đó, mã vùng cố định của 59 tỉnh, thành phố trên cả nước sẽ phải thay đổi từ ngày 1/3 tới đây. Chỉ có 4 tỉnh được giữ nguyên mã vùng là Hòa Bình, Hà Giang, Vĩnh Phúc và Phú Thọ.








mã vùng cố định, Quy hoạch kho số, Bộ TT&TT

Lý giải cho sự thay đổi này, thông cáo nêu rõ, theo thống kê, trong những năm vừa qua số lượng thuê bao di động ngày càng tăng, ngược lại số lượng thuê bao điện thoại cố định ngày càng giảm. Xu hướng suy giảm số thuê bao điện thoại cố định có thể vẫn diễn ra trong những năm tới.


Hiện tại, tổng số thuê bao điện thoại cố định và di động khoảng 130 triệu, trong đó số lượng thuê bao điện thoại cố định khoảng gần 7 triệu (chiếm khoảng 5,4% tổng số thuê bao), số lượng thuê bao điện thoại di động khoảng hơn 120 triệu (chiếm khoảng 94,6% tổng số thuê bao).


Tổng số đầu mã tối đa có thể quy hoạch làm mã vùng và mã mạng là 9. Theo quy hoạch cũ thì số đầu mã làm mã vùng cho mạng cố định là 7 và làm mã mạng cho mạng di động là 2.


Điều này bộc lộ sự thiếu hiệu quả trong quy hoạch, sử dụng kho số giữa mạng cố định và mạng di động. Về lâu dài, với sự phát triển mạnh mẽ của thị trường viễn thông di động sẽ dẫn đến thiếu số cho di động trong khi thừa số cho cố định.


Do đó, Quy hoạch mới đã giải quyết bất cập này bằng việc quy hoạch 1 đầu mã làm mã vùng; 8 đầu mã làm mã mạng, trong đó 6 đầu mã làm mã mạng cho mạng di động, 1 đầu mã làm mã mạng sử dụng cho thuê bao di động là thiết bị và 1 đầu mã làm mã mạng cho các mạng viễn thông khác như mạng viễn thông cố định vệ tinh, mạng viễn thông dùng riêng, mạng điện thoại Internet và dự phòng.


Đối với mã vùng cố định, theo Quy hoạch cũ và thực tế đang sử dụng, độ dài mã vùng là 1, 2 hoặc 3 chữ số, độ dài số thuê bao là 7 hoặc 8 chữ số.


Cụ thể là: Về độ dài mã vùng, 2 thành phố (Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh) có độ dài 1 chữ số; 37 tỉnh/thành phố có độ dài 2 chữ số và 24 tỉnh/thành phố có độ dài 3 chữ số.


Về độ dài số thuê bao điện thoại cố định, 2 thành phố ( Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh) có độ dài 8 chữ số; 61 tỉnh/thành phố có độ dài 7 chữ số.


Điều này dẫn đến độ dài quay số khi gọi đường dài trong nước hoặc gọi từ mạng di động đến thuê bao điện thoại cố định là không thống nhất, tùy theo tỉnh/thành phố mà độ dài quay số là 10 hoặc 11 chữ số bao gồm cả số mào đầu quốc gia ‘0’.


Việc không có sự thống nhất trong độ dài quay số dẫn đến dễ gây nhầm lẫn và khó nhớ đối với người sử dụng dịch vụ.


Quy hoạch mới đã giải quyết bất cập này bằng việc quy hoạch độ dài mã vùng là 2 hoặc 3 chữ số, độ dài số thuê bao điện thoại cố định giữ nguyên là 7 hoặc 8 chữ số phụ thuộc vào vùng đánh số cụ thể.


Cụ thể là: Về độ dài mã vùng, 2 thành phố (thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh) có độ dài 2 chữ số; 61 tỉnh/thành phố có độ dài 3 chữ số. Về độ dài số thuê bao điện thoại cố định thì vẫn giữ nguyên như hiện tại.


Như vậy, độ dài quay số khi gọi đường dài trong nước hoặc gọi từ mạng di động đến thuê bao điện thoại cố định là thống nhất trên toàn quốc, đều là 11 chữ số bao gồm cả số mào đầu quốc gia ‘0’.


Không chỉ mã vùng cố định mà Thông tư 22 cũng đề cập đến việc quy hoạch lại mã mạng di động.


Theo Quy hoạch cũ và thực tế đang sử dụng, độ dài mã mạng di động là 2 (đầu 9x) và 3 (đầu 1xx) chữ số, độ dài số thuê bao điện thoại di động là 7 chữ số. Điều này dẫn đến độ dài quay số khi gọi đến thuê bao điện thoại di động là không thống nhất, tùy theo mã mạng mà độ dài quay số là 10 hoặc 11 chữ số bao gồm cả số mào đầu quốc gia ‘0’.


Với việc không có sự thống nhất trong độ dài quay số dẫn đến dễ gây nhầm lẫn và khó nhớ đối với người sử dụng dịch vụ, không đảm bảo công bằng trong quay số.


Quy hoạch mới đã giải quyết bất cập này bằng việc quy hoạch độ dài mã mạng di động là 2 chữ số, độ dài số thuê bao điện thoại di động vẫn giữ nguyên như hiện tại là 7 chữ số.


Như vậy, độ dài quay số khi gọi đến thuê bao điện thoại di động là thống nhất đối với tất cả các doanh nghiệp viễn thông và người sử dụng dịch vụ, đều là 10 chữ số bao gồm cả số mào đầu quốc gia ‘0’.


Đồng thời, Quy hoạch mới cũng đã bổ sung thêm các mã số sử dụng cho dịch vụ mới, cũng như dự phòng cho các dịch vụ có thể được phát triển trong tương lai, chẳng hạn như: Số dịch vụ tin nhắn ngắn; mã mạng và số thuê bao điện thoại Internet, mã mạng và số thuê bao mạng viễn thông di động mặt đất sử dụng cho thuê bao viễn thông là thiết bị, số dịch vụ giải đáp thông tin…


Những mã, số được quy hoạch trước đây như mã dịch vụ nhắn tin (radio paging), mã dịch vụ Internet (truy nhập Internet tốc độ thấp qua Modem theo hình thức dial-up)… đến nay không còn sử dụng nữa thì sẽ được loại bỏ ra khỏi quy hoạch để giải phóng các mã, số dùng cho các dịch vụ có nhu cầu sử dụng cao hoặc dịch vụ mới; đảm bảo việc sử dụng kho số tiết kiệm, hiệu quả.


Bộ TT&TT nhấn mạnh rằng, Quy hoạch kho số mới được ban hành sau khi đã xem xét, nghiên cứu kỹ lưỡng thông lệ quốc tế và tình hình thực tế tại Việt nam, nhằm đảm bảo quy hoạch được sử dụng lâu dài, kho số được sử dụng tiết kiệm, hiệu quả, công bằng, minh bạch, thúc đẩy thị trường phát triển bền vững, mặt khác, Quy hoạch cũng nhằm hạn chế tối đa ảnh hưởng không tích cực có thể phát sinh đối với doanh nghiệp và người dùng, hạn chế tối đa việc sử dụng các mã, số không đúng mục đích làm ảnh hưởng đến an ninh, trật tự và an toàn xã hội.


Theo thống kê thời gian vừa qua, hiệu quả sử dụng đối với mã mạng di động độ dài 3 chữ số (đầu 1xx) thấp hơn khá nhiều so với mã mạng di động độ dài 2 chữ số (đầu 9x), tỷ lệ số thuê bao điện thoại dùng mã mạng 1xx rời mạng khá cao; đa số các SIM rác, tin nhắn rác… phát sinh từ mã mạng 1xx.


Vì vậy, việc chuyển mã mạng 1xx về mã mạng mới có độ dài 2 chữ số vừa tạo công bằng về độ dài quay số cho người sử dụng dịch vụ vừa góp phần hạn chế tỷ lệ thuê bao rời mạng, góp phần hạn chế SIM rác, tin nhắn rác…


Trọng Cầm






Tăng thuế phí ô tô: Tan dần giấc mơ xế hộp?

Tăng thuế phí ô tô: Tan dần giấc mơ xế hộp?

Sở GTVT thành phố Hồ Chí Minh vừa đề xuất áp dụng các biện pháp quản lý phương tiện giao thông cá nhân, nhằm hạn chế ùn tắc giao thông, ô nhiễm môi trường... chủ yếu tập trung vào tăng thuế và phí cùng các chế tài giới hạn số lượng sở hữu…







Cụ thể, cần đề xuất tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với các loại phương tiện cá nhân, tăng phí trước bạ, phí đăng ký xe đăng ký mới, thu phí môi trường, cấp hạn ngạch cho phương tiện ở số lượng giới hạn mỗi năm; sở hữu phương tiện phải thông qua đấu giá, phải đóng tiền bảo hiểm và nộp một khoản tiền để được quyền lưu hành xe... Bên cạnh đó, dùng các chế tài về kinh tế như thuế xăng dầu, lệ phí đường và phí đỗ xe để giảm bớt việc đi lại bằng xe riêng vì càng đi nhiều càng phải trả tiền, tăng phí dịch vụ trông giữ phương tiện trong khu vực nội ô đối với ôtô, xe máy. Ngoài ra là quy định niên hạn sử dụng đối với phương tiện hoạt động tại các đô thị lớn.

Ô tô của riêng người giàu?


Với ô tô nếu áp dụng các chính sách trên thì chỉ người giàu mới có điều kiện để sở hữu, còn đại đa số người có thu nhập trung bình khá trở xuống cũng không dám mơ đến phương tiện xa xỉ này.











xe-máy, ô-tô, phương-tiện, giao-thông, cá-nhân, người-nghèo, chính-sách, đề-xuất, tắc-đường, thuế, phí, tư-duy.
Phương tiện công cộng yếu kém. Người dân phải tự lo xe cá nhân.

Trong khi đó,một thực tế khác đang diễn ra ở các nước lân cận, Indonesia đã thực hiện thành công kế hoạch phát triển ô tô cỡ nhỏ, giá rẻ từ 4.400 USD đến 7.400 USD với mục tiêu để người dân có mức thu nhập từ trung bình có cơ hội sở hữu xe hơi. Thái Lan cũng có nhiều xe giá rẻ và phần lớn các gia đình từ nông thôn đến thành thị đều có ôtô đi lại và nhiều gia đình có 2 xe.


Ở các nước này tỷ lệ ô tô nhiều hơn Việt Nam, các thành phố lớn như Jakarta, Bangkok cũng phải đối mặt với chuyện tắc đường. Tuy nhiên, Chính phủ Indonesia có quan điểm khác, khi cho rằng nhiều xe là sức ép buộc các cơ quan chức năng phải có tầm nhìn và lo làm hạ tầng để giao thông thuận tiện hơn. Công nghiệp ôtô phát triển sẽ tạo ra nguồn thu lớn cho ngân sách, khi có tiền đầu tư phát triển hệ thống hạ tầng giao thông.


Ông Nguyễn Minh Đồng, Việt kiều Đức, từng là chuyên gia thiết kế của hãng ô tô Volkswagen đặt câu hỏi: Trên những con đường lớn TP Hồ Chí Minh đến nay có bãi đỗ xe nào được xây dựng phục vụ cho ô tô chưa?. Khi không có bãi đỗ xe, xe ra đường, dừng đỗ lung tung thì tắc đường là điều chắc chắc. Không có tư duy làm hạ tầng cho ô tô, thì ô tô chẳng cần nhiều cũng gây ra tắc đường.


Ông Đồng cũng băn khoăn, một quốc gia diện tích hơn 300 nghìn km2, dân số trên 90 triệu người, kinh tế đang phát triển mào mới có chưa đầy 2 triệu ô tô các loại, so với Bắc Kinh -Trung Quốc, diện tích chỉ 16 nghìn km2 có tới 5 triệu ô tô. Vậy tại sao phải nghĩ chuyện hạn chế?.


“Các nước khác chỉ hạn chế xe lưu thông ở khu vực đông dân cư, dễ gây ùn tắc, nhưng với điều kiện giao thông công cộng phát triển tốt, gánh đỡ được hầu hết nhu cầu đi lại của người dân, chứ không hạn chế sử dụng xe”, ông Đồng cho biết.


Mới đây, Chính phủ đã ban hành Chiến lược và Quy hoạch phát triển công nghiệp ô tô giai đoạn mới đến 2035, trong đó các cơ quan soạn thảo mong muốn duy trì chính sách ổn định để thu hút đầu tư khuyến khích phát trển công nghiệp ô tô. Tuy nhiên, với đề xuất này Sở GTVT thành phố Hồ Chí Minh liệu có mâu thuẫn với quan điểm trên?


Dân nghèo lãnh đủ


Nhận xét về những đề xuất mới này, nhiều ý kiến cho rằng nếu điều này trở thành hiện thực, thì người nghèo sẽ thiệt thòi nhiều nhất.


Xe máy ở Việt Nam vốn có giá bán cao hơn so với nhiều nước trên thế giới, đắt gấp 2 lần Ấn Độ, một chiếc xe tay ga có giá bán tại Ấn độ chỉ từ 15-20 triệu đồng thì tại Việt Nam phải từ 30-40 triệu đồng. Xe máy sản xuất tại Việt Nam xuất khẩu sang Thái Lan, Indonesia có giá rẻ hơn bán trong nước cả chục triệu đồng là do thuế nội địa ở ta cao. Điều này khiến chi phí về phương tiện đi lại của Việt Nam cao hơn nhiều trong khi thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam thấp hơn các nước kể trên.











xe-máy, ô-tô, phương-tiện, giao-thông, cá-nhân, người-nghèo, chính-sách, đề-xuất, tắc-đường, thuế, phí, tư-duy.
Người nghèo sẽ bị ảnh hưởng nếu thuế phí phương tiện cá nhân tăng lên.

Khi ban hành quy định niên hạn sử dụng đối với xe máy, sẽ có nhiều xe bị loại bỏ. Nếu lại tăng thuế phí các loại như đề xuất và đặc biệt phải đấu giá khi mua xe mới... thì giá xe máy sẽ đội lên cao hơn.


Đương nhiên những người nghèo sẽ khó khăn hơn khi muốn sở hữu xe máy. Trong khi phương tiện giao thông công cộng tại các thành phố quá thiếu buộc người dân phải tự lo phương tiện cho mình, thì việc tăng hàng loạt các loại thuế phí... sẽ khiến người nghèo chắc sẽ lĩnh đủ.


Tăng thuế phí có giúp giảm ùn tắc giao thông không?. Câu trả lời chắc chắn là không. Nguyên nhân sâu xa dẫn đến ùn tắc giao thông tại các thành phố lớn đã được giới chuyên môn chỉ ra là do cơ sở hạ tầng giao thông yếu kém.


Đất dành cho giao thông ở các đô thị lớn đặc biệt là Hà Nội và TP.Hồ Chí Minh là rất thấp. Hiện nay khoảng 8% trên đất đô thị, trong khi yêu cầu đất dành cho giao thông phải đạt từ 24-26%. Diện tích bãi đỗ xe chưa đến 1% ( Hà Nội là 0,3% và TP.Hồ Chí Minh là 0,8%), trong khi đó yêu cầu là từ 3 đến 5% trên tổng diện tích đất đô thị. Trong khi đó, phương tiện công cộng rất kém, hiện mới chỉ có xe buýt chưa có các loại tốc độ cao và vận chuyển khối lượng lớn.


Giả sử, những đề xuất trên của Sở GTVT thành phố Hồ Chí Minh được chấp thuận sẽ có các kịch bản xảy ra. Thứ nhất, giá xe máy, ô tô cao quá nhiều người không có tiền mua xe, trong khi giao thông công cộng không đáp ứng được, sẽ phải chọn phương tiện cá nhân khác là xe đạp và xe đạp điện. Thử hình dung hàng chục nghìn xe đạp, xe đạp điện thay thế cho xe máy cùng ra đường thì sẽ thế nào ngoài viễn cảnh tắc ngẽn.


Kịch bản thứ 2 là tất cả mọi người đều cố gắng để sở hữu xe máy dù giá cao, thì tắc đường vẫn không giải quyết được mà chi phí cao từ mua xe sẽ được "đẩy" sang các sản phẩm và dịch vụ khác. Khi đó người lao động sẽ yêu cầu tăng lương, DN sẽ phải tăng giá hàng hóa… Và xét cho đến cùng, đại đa số người nghèo vẫn gián tiếp phải chịu gánh nặng tăng giá mang tính dây chuyền này.


Trần Thủy











xe-máy, ô-tô, phương-tiện, giao-thông, cá-nhân, người-nghèo, chính-sách, đề-xuất, tắc-đường, thuế, phí, tư-duy.





TT Obama xúc tiến dỡ bỏ hẳn cấm bán vũ khí cho VN

TT Obama xúc tiến dỡ bỏ hẳn cấm bán vũ khí cho VN

Trong cuộc gặp Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Đại sứ Theodore Osius cho hay, Tổng thống Mỹ đang nỗ lực xúc tiến để dỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm bán vũ khí cho Việt Nam.





Đại sứ Mỹ phát biểu trong cuộc gặp Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chiều nay tại trụ sở Chính phủ. Trong cuộc gặp như buổi chào ra mắt Thủ tướng VN, Đại sứ Mỹ Ted Osius khẳng định tầm quan trọng của quan hệ đối tác toàn diện giữa Mỹ và VN.


Ông khẳng định trong nhiệm kỳ của mình, ông sẽ hết sức để đưa quan hệ đó ngày càng sâu sắc và mở rộng; đồng thời tin rằng năm 2015 với các chuyến thăm cấp cao giữa hai bên cũng như việc hai nước kỷ niệm 20 năm thiết lập quan hệ ngoại giao, quan hệ song phương sẽ thực sự đi vào chiều sâu.


vũ khí phi sát thương, đối tác toàn diện, Obama, Mỹ, TPP

Ảnh: Chinhphu.vn


Hoan nghênh Đại sứ nhận nhiệm vụ tại VN, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho rằng quan hệ Việt Nam - Mỹ kể từ khi hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao cách đây 20 năm đã và đang tiến triển tích cực trên các lĩnh vực và đã trở thành đối tác toàn diện của nhau.


Thủ tướng khẳng định VN luôn coi trọng và mong muốn, cùng với Mỹ đưa quan hệ hai nước ngày càng đi vào chiều sâu, thiết thực, hiệu quả, đóng góp vào hòa bình, ổn định, hợp tác, phát triển trong khu vực và trên thế giới.


Để tiếp tục đưa quan hệ hai nước lên tầm cao mới, tăng cường hiểu biết và tin cậy lẫn nhau, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề nghị hai bên tích cực và nỗ lực triển khai 9 lĩnh vực hợp tác trong khuôn khổ đối tác toàn diện một cách thiết thực, hiệu quả. Trong đó, hai bên tăng cường trao đổi các đoàn cấp cao, nhất là trong năm 2015, khi hai bên phối hợp tổ chức kỷ niệm 20 năm bình thường hóa quan hệ.


Cùng với đó, hai nước cần thúc đẩy lĩnh vực còn hết sức tiềm năng là kinh tế, thương mại, đầu tư. Trên tinh thần đó, Thủ tướng cho biết Việt Nam sẽ hết sức nỗ lực đồng thời đề nghị Mỹ có sự linh hoạt trong đàm phán Hiệp định đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) để sớm đi đến kết thúc đàm phán và ký kết Hiệp định này. Thủ tướng cho rằng TPP được ký kết sẽ đưa quan hệ hai nước lên tầm cao mới, đem lại lợi ích thiết thực cho cả hai nước.


Đại sứ Mỹ chuyển thông điệp của Tổng thống Obama đánh giá kết quả tốt đẹp của cuộc hội đàm với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng bên lề hội nghị cấp cao Đông Á tại Myanmar năm ngoái và tái cam kết sự ủng hộ của Mỹ đối với sự vững mạnh, thịnh vượng và độc lập của VN.


Ông cho biết Tổng thống Obama coi sự tham gia của VN vào TPP là một vấn đề chiến lược để VN trở thành một quốc gia vững mạnh, độc lập và thịnh vượng.


Đại sứ Ted Osius cũng chia sẻ với những ưu tiên của VN trong phát triển kinh tế và đem lại thịnh vượng cho quốc gia. Vì vậy, Mỹ cũng đã thể hiện sự linh hoạt trong quá trình đàm phán vừa qua với mong muốn TPP sẽ hoàn tất đàm phán vào tháng 3 tới để Tổng thống Obama có thể trình Quốc hội biểu quyết vào tháng 5 năm 2015.


Về hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư, Đại sứ Theodore Osius cho biết tham vọng của Mỹ là trở thành nhà đầu tư số một và đối tác thương mại lớn nhất của VN.


Đại sứ cho biết với tư cách là người quan sát VN lâu năm, ông khẳng định đã nhận thấy sự tiến bộ to lớn của VN trong vấn đề bảo đảm quyền công dân, quyền con người và bày tỏ sự ủng hộ mạnh mẽ đối với quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền của Việt Nam.


Ông cũng cho biết Mỹ ủng hộ lập trường, quan điểm của VN trong về các vấn đề an ninh khu vực, đồng thời cho biết Tổng thống Obama cũng đang nỗ lực xúc tiến để dỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm bán vũ khí cho VN.


Đại sứ Ted Osius đến HN bắt đầu nhiệm kỳ ngoại giao của mình hôm 16/12. Chỉ một ngày sau đó, ông đã đến chào Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và trình quốc thư. Trong lễ tuyên thệ nhậm chức trước đó ở Washington DC, ông Ted Osius nhấn mạnh dấu mốc kỷ niệm 20 năm quan hệ VN và Mỹ, một cơ hội hiếm có để làm sâu sắc thêm quan hệ đối tác toàn diện giữa hai bên theo những cách thức sẽ làm cho mối quan hệ được lâu bền.


Linh Thư







Thứ Ba, 6 tháng 1, 2015

Ngắm cầu Nhật Tân tuyệt đẹp từ trên cao

Ngắm cầu Nhật Tân tuyệt đẹp từ trên cao

- Công trình cầu Nhật Tân, đường nối Nhật Tân - sân bay Nội Bài (đường Võ Nguyên Giáp) đã được thông xe vào ngày 4/1 và trở thành một biểu tượng mới về giao thông của Hà Nội.










Khánh thành 4 dự án trọng điểm tỷ đô ở Hà Nội


Sáng nay (4/1), Bộ GTVT đã chính thức khánh thành đưa vào sử dụng các dự án nhà khách VIP A; nhà ga hành khách T2-Cảng Hàng không quốc tế Nội Bài và thông xe cầu Nhật Tân đường cao tốc Nhật Tân -– Nội Bài.




Đây là một trong ba cây cầu có số nhịp văng lớn nhất thế giới, được áp dụng những công nghệ tiên tiến nhất của Nhật Bản. Thiết kế của cầu mang ý nghĩa rất lớn, với 5 trụ tháp tượng trưng cho 5 cửa ô của Hà Nội, giống như 5 cánh hoa đào của làng đào Nhật Tân.


Dưới đây là hình ảnh cây cầu Nhật Tân từ trên cao được VietNamNet thực hiện qua flycam:


Iflyteam









Bỏ phiếu giới thiệu bổ sung quy hoạch Bộ Chính trị

Bỏ phiếu giới thiệu bổ sung quy hoạch Bộ Chính trị

Sáng nay, Ban chấp hành TƯ Đảng đã bỏ phiếu giới thiệu bổ sung quy hoạch Bộ Chính trị, Ban Bí thư nhiệm kỳ 2016-2021 và các nhiệm kỳ tiếp theo.













Bộ Chính trị, Ban Bí thư, hội nghị TƯ
Ảnh: VGP

Theo thông cáo báo chí về ngày làm việc thứ hai hội nghị TƯ 10 của Văn phòng TƯ Đảng, sáng nay, Ban chấp hành TƯ Đảng tiến hành bỏ phiếu giới thiệu bổ sung quy hoạch Bộ Chính trị, Ban Bí thư nhiệm kỳ 2016-2021 và các nhiệm kỳ tiếp theo.


Sau đó, TƯ làm việc tại tổ, thảo luận về báo cáo tổng kết một số vấn đề lý luận - thực tiễn qua 30 năm đổi mới; Báo cáo tổng kết việc thi hành Điều lệ Đảng khóa 11.


Buổi chiều, TƯ thảo luận tại tổ về dự thảo báo cáo chính trị trình Đại hội 12 của Đảng.


Hôm qua, trong bài phát biểu khai mạc hội nghị, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nêu: Trên cơ sở quy hoạch các chức danh lãnh đạo chủ chốt của các ban, bộ, ngành, cơ quan, đơn vị ở TƯ và địa phương, căn cứ vào việc phát hiện, giới thiệu của các ủy viên TƯ, việc thẩm định của các ban đảng, Bộ Chính trị đã xem xét, quyết định một bước danh sách quy hoạch Bộ Chính trị, Ban Bí thư nhiệm kỳ 2016 - 2021 và các nhiệm kỳ tiếp theo.


Tổng bí thư cũng cho biết, số lượng được quy hoạch Bộ Chính trị, Ban Bí thư hiện nay còn ít so với chỉ tiêu, chất lượng cũng còn phải tiếp tục được nâng cao.


"Bộ Chính trị đề nghị tại hội nghị này, các ủy viên TƯ tiếp tục giới thiệu nguồn bổ sung quy hoạch Bộ Chính trị, Ban Bí thư như nêu trong tờ trình của Bộ Chính trị. Trên cơ sở kết quả giới thiệu và xin ý kiến TƯ lần này, Bộ Chính trị sẽ chỉ đạo làm các bước tiếp theo để xem xét, quyết định theo thẩm quyền" - Tổng bí thư nói.


Theo VGP






Vượt đèn đỏ chỉ dành cho người… ít học?

Vượt đèn đỏ chỉ dành cho người… ít học?
Những khẩu hiệu chung chung, khô khan dù có mặt ở khắp nơi nhưng vẫn rất khó ghi nhớ.

Chỉ 4 ngày nghỉ Tết dương lịch, cả nước đã xảy ra 209 vụ tai nạn giao thông, làm chết 104 người và bị thương 135 người. Đó là những con số góp phần cho thấy sự nhức nhối của vấn nạn an toàn giao thông tại VN.


Chính vì vậy mà các nhà quản lý càng cần phải gia tăng các giải pháp ngăn chặn, trong đó có sự góp phần từ các khẩu hiệu an toàn giao thông. Tuy nhiên, kiểu khẩu hiệu như “Vượt đèn đỏ chỉ dành cho người ít học” được treo ở nhiều nơi tại thành phố Quy Nhơn, Bình Định ngày 4/1/2015 (sau đó phải rút xuống) dường như lại phản tác dụng.











tai nạn giao thông, an toàn giao thông, Đinh La Thăng, khẩu hiệu, băng rôn, đèn đỏ, cảnh sát giao thông, luật giao thông, xe máy, ô tô
Khẩu hiệu gây tranh cãi tại Bình Định. Ảnh: Doãn Công/ Dân Trí

Nhức đầu về khẩu hiệu


Trên báo chí và các diễn đàn mạng, đã có nhiều ý kiến về khẩu hiệu này của Ban ATGT tỉnh Bình Định, trong đó không ít người cho rằng nội dung của nó phản cảm, thiếu tôn trọng người dân. Một số ý kiến khác cho rằng cách viết này dẫn đến cách hiểu là những ai ít học thì có thể… vượt đèn đỏ khi lưu thông trên đường thoải mái? Điều đáng nói, theo một quan chức của Sở GTVT Bình Định, khẩu hiệu này nằm trong nội dung tuyên truyền về an toàn giao thông do TƯ chuyển về cho địa phương.


Đây không phải là lần đầu tiên khẩu hiệu an toàn giao thông bị người dân kêu ca. Chẳng hạn, tại Cà Mau, hồi tháng 5/2014, người dân đã có ý kiến về các khẩu hiệu không phù hợp. Ví như khẩu hiệu khá trừu tượng “Nhanh một giây, chậm cả đời” hay “Hãy thể hiện là người lịch sự, có văn hóa khi tham gia giao thông”… Thậm chí ý kiến này đã được đưa vào tổng hợp ý kiến cử tri Cà Mau gửi cho Bộ GTVT đề nghị trả lời và giải thích thích đáng.


Có thể thấy, những khẩu hiệu an toàn giao thông hiện nay đang lưu hành ở Việt Nam thiên về hai trạng thái. Một là loại khẩu hiệu rất chung chung, khô khan, chẳng khác gì trích ra từ báo cáo. Ví như “An toàn giao thông - trách nhiệm của mỗi người”, “Thiết lập trật tự kỷ cương an toàn giao thông”, “Tích cực hưởng ứng “thập kỷ hành động vì an toàn giao thông đường bộ 2011-2020”, “Hãy nói không với rượu, bia khi tham gia giao thông”...


Loại hai là các khẩu hiệu mang tính cảnh báo, thường sử dụng ở các đoạn đường cần sự chú ý của người tham gia lưu thông, như “Chú ý quan sát an toàn khi qua đường”, “ Tuân thủ quy định tốc độ khi lái xe”, “Điều khiển xe đi đúng phần đường, làn đường”, “Quan sát an toàn khi vượt qua đường sắt”…


Những khẩu hiệu chung chung, khô khan dù có mặt ở khắp nơi nhưng vẫn rất khó ghi nhớ. Còn những khẩu hiệu mang tính cảnh báo thì ngoài phần câu chữ cứng nhắc lại thiếu đi phần hình ảnh minh họa mà trong các trường hợp này là cực kỳ hữu hiệu.


Với cách làm này, hiệu quả tuyên truyền mà ngành giao thông và các nhà quản lý các cấp tạo ra dường như vẫn còn yếu. Người dân cần được nhắc nhở giữ an toàn giao thông, nhưng cái họ cần phải là những khẩu hiệu thực sự lay động được lòng người, ghi nhớ bền lâu. Nếu vẫn duy trì cách làm hiện nay thì hàng năm ngân sách đầu tư cho sáng tác, in ấn, treo và duy trì các khẩu hiệu trên đường phố có thể lên đến cả chục, trăm tỷ mà hiệu quả vẫn cứ là “ẩn số” khó đoán.


Khẩu hiệu của dân hiệu quả hơn ?


Theo Bộ GTVT, hàng năm Bộ này có cung cấp một số khẩu hiệu an toàn giao thông cho các địa phương có thể sử dụng. Ngoài ra, các địa phương sẽ tự làm một số khẩu hiệu.


Đây vẫn là cách làm nặng tính chất từ trên xuống dưới, từ nhà nước đến dân, và phải chăng đã đến lúc nó cần thay đổi? Một là nên đi từ dân đến nhà nước, đó là tạo ra các cuộc thi cho mọi tầng lớp quần chúng có thể sáng tác khẩu hiệu an toàn giao thông để sử dụng rộng rãi trong cả nước? Bên cạnh đó, một giải pháp rất quan trọng là sử dụng các chuyên gia sáng tạo của ngành truyền thông.


Hiện tiềm năng sáng tác khẩu hiệu an toàn giao thông hay và vui từ chính những người dân tại rất dồi dào. Có thể dễ dàng tìm thấy trên mạng hay trong câu chuyện hàng ngày của người dân những khẩu hiệu mang tính hóa dân gian khá hay, dễ nhớ, dễ thuộc. Ví dụ như “Tránh kẹt xe, học nghe đàn kiến”, “Chậm một giây còn hơn chờ một tiếng”, “Lái xe bất cẩn, ân hận cả đời”, “Uống thêm một ly, dễ đi Chợ Rẫy” (Bệnh viện Chợ Rẫy tại TPHCM), “An toàn giao thông là không tai nạn”, “Đừng dùng kèn để hối thúc, hãy dùng để cảnh báo”, "Đèn đỏ qua rồi lại đến, sinh mạng không có lần hai”, v.v…


Còn với các công ty truyền thông và tiếp thị ở VN từng thành công trong việc tạo ra các khẩu hiệu quảng bá sản phẩm, dịch vụ, thương hiệu để gia tăng doanh số, thì sáng tạo các khẩu hiệu giao thông hiệu quả rõ ràng hoàn toàn nằm trong tầm tay. Mặt khác, đây là một hoạt động cộng đồng mà nếu kêu gọi thích hợp, họ cũng có thể tham gia đóng góp để thể hiện trách nhiệm xã hội.


Bộ trưởng Đinh La Thăng trong Hội nghị ATGT ngày 27/12 vừa qua đã nêu ý kiến về xã hội hóa các nguồn vốn, các hình thức đầu tư cho an toàn giao thông. Nên chăng bắt đầu bằng việc tạo ra những khẩu hiệu hữu ích, dễ nhớ, dễ thuộc, giúp người dân giảm thiểu rủi ro khi tham gia giao thông, mà không bị bức xúc khi ra đường vấp phải những “cục sạn” như kiểu “Vượt đèn đỏ chỉ dành cho người ít học”?


Nguyễn Anh Thi



tai nạn giao thông, an toàn giao thông, Đinh La Thăng, khẩu hiệu, băng rôn, đèn đỏ, cảnh sát giao thông, luật giao thông, xe máy, ô tô





Putin điêu đứng, Obama nghẹt thở

Putin điêu đứng, Obama nghẹt thở

- Việc giá dầu rớt sâu, xuống dưới ngưỡng 50 USD/thùng không chỉ là thách thức đối với riêng nước Nga khi đồng rúp sụt giảm, mà còn là một phép thử đối với chiến lược độc lập về năng lượng của Mỹ.





“Cuộc chiến” căng thẳng về giá


Giá dầu tiếp tục lập kỷ lục thấp mới trong những ngày đầu tiên của năm 2015. Thị trường ghi nhận mức giá mới của dầu thô tại thị trường Mỹ là dưới 50 USD/thùng. So với tháng 6/2014, dầu mất gần 55% giá trị.


Giá dầu thô Brent cũng giảm mạnh hơn 6%, xuống dưới 53 USD/thùng.


Đây đều là các mức thấp nhất kể từ tháng 4/2009, đánh dấu một cuộc chiến dầu mỏ đang trở nên căng thẳng hơn bao giờ hết cho dù các bên trong cuộc chiến này như Mỹ, Nga hay Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) đều phải chịu áp lực rất lớn.


Giá dầu giảm trong bối cảnh cung trên thế giới tiếp tục tăng lên còn cầu được dự báo không có suy chuyển, thậm chí có thể yếu đi khi mà nhiều nền kinh tế đang gặp trục trặc: tăng trưởng Trung Quốc đứng trước nguy cơ suy giảm tăng trưởng mạnh; châu Âu và Nhật không thể ngóc đầu đi lên.








dầu-khí, cuộc-chiến, dầu-khí-đá-phiến, frackling, OPEC, Mỹ, Nga, Putin, Obama, năng-lượng, dầu-thô

Trong một báo cáo mới đưa ra hôm 5/1, Bộ Năng lượng của Nga cho biết, sản lượng dầu thô Nga đã lên 10,58 triệu thùng mỗi ngày, tăng 0,7% nhờ các hãng khai thác tư nhân nhỏ. Sản lượng dầu của nước này đang tiếp tục tăng và hiện đang ở mức cao nhất trong thời kỳ hậu Xô Viết.


Một số nước OPEC, trong khi đó, vẫn giữ sản lượng ở mức cao nhất trong vài thập kỷ qua và chưa có ý định cắt giảm sản lượng mà để thị trường tự cân bằng. Trong tháng 12 vừa qua, Iraq - nước sản xuất dầu lớn thứ 2 trong tổ chức OPEC cho biết, lượng dầu thô xuất khẩu của nước này đạt đỉnh trong hơn 30 năm qua.


Giá dầu giảm còn do đồng USD tăng mạnh so với Euro trong bối cảnh các nhà đầu tư lo ngại Hy Lạp có thể bị loại ra khỏi khu vực đồng tiền chung châu Âu.


“Thị trường đang nằm trong xu hướng đi xuống với các yếu tố nền tảng tiêu cực”, Mike Wittner, trưởng bộ phận nghiên cứu dầu thô tại Societe Generale SA, New York nhận định trên Bloomberg.


Theo nhiều chuyên gia, cho dù giá dầu đã xuống thấp tới mức gây thiệt hại cho nhiều quốc gia, bao gồm cả Nga, OPEC, Mỹ... nhưng những tín hiệu nguồn cung mới đang vào thị trường cho thấy giá khó có thể bật lên vào lúc này. Nhu cầu tiêu thụ cũng khó tăng lên nếu chỉ nhìn vào Mỹ bởi nền kinh tế thế giới đang đứng trước nguy cơ tăng chậm lại vì Trung Quốc, Nhật Bản và châu Âu.


Tính từ giữa năm 2014, dầu Brent và WTI đều đã mất giá hơn một nửa và đang đứng ở mức thấp nhất trong gần 6 năm qua.


Như vậy, giá dầu đã về dưới giá thành của phần lớn dầu được sản xuất từ đá phiến (khoảng 60 USD/thùng) và đang về gần giá thành sản xuất của Trung Quốc - khoảng 40 USD/thùng.


Cuộc chiến dầu dầu khí đang trở nên căng thẳng hơn bao giờ hết khi OPEC kiên nhẫn không cắt giảm sản lượng để giữ thị phần nhằm bóp nghẹt ngành công nghiệp sản xuất dầu khí đá phiến của Mỹ - nguyên nhân khiến OPEC mất vai trò thống trị thị trường dầu mỏ. Cuộc chiến dầu giá thấp này có lẽ là một phép thử đối với chiến lược độc lập về năng lượng của Mỹ.


Không phải Putin mà là Mỹ chùn bước?


Giá dầu tụt giảm kỷ lục lần này khiến nước Nga thêm phần lao đao, đồng rúp suy giảm nghiêm trọng. Tuy nhiên, đối với Mỹ, đó cũng không phải là điều mong muốn.








dầu-khí, cuộc-chiến, dầu-khí-đá-phiến, frackling, OPEC, Mỹ, Nga, Putin, Obama, năng-lượng, dầu-thô

Theo Bloomberg, chỉ 2 tháng trước đây, công ty khoan dầu khí đá phiến Continental Resources Inc. (CLR) của tỷ phú Harold Hamm đã lên ngân sách 4,6 tỷ USD đầu tư vào lĩnh vực này trong năm 2015 với giá dầu dự kiến 80 USD/thùng. Sáu tuần sau đó, khi mà giá dầu giảm 29%, Continental đã cắt giảm ngân sách đầu tư xuống còn 2,7 tỷ USD.


Halliburton Co. (HAL) - nhà cung cấp các dịch vụ về công nghệ khai thác dầu khí đá phiến lớn nhất thế giới, tháng trước tuyên bố họ sẽ sa thải 1.000 công nhân dù trước đó 2 tháng, chủ tịch và CEO của tập đoàn này tuyên bố “lĩnh vực hoạt động của chúng ta sẽ ổn” nếu giá dầu nằm trong khoảng 80-100 USD/thùng.


Có thể thấy, khai thác dầu khí đá phiến bùng nổ đã giúp Mỹ - lần đầu tiên trong nhiều thập kỷ - tiến tới ngưỡng có thể tự cung cấp năng lượng. Tuy nhiên, giá dầu giảm là một thách thức to lớn đối với nỗ lực tìm kiếm sự độc lập này.


Trong khi đó, các tập đoàn sản xuất dầu khí đá phiến lớn của Mỹ như Irving, Pioneer Natural Resources Co. (PXD), Continental hay Chesapeake Energy Corp. lại chi tiêu mạnh tay cho các hoạt động đầu tư và sản xuất dầu khí, lớn hơn rất nhiều so với những gì họ thu được. Giá dầu quá thấp đã giáng một đòn đau vào kỳ vọng của các tập đoàn này.


Theo nhiều chuyên gia, số tiền đầu tư cho lĩnh vực dầu khí đá phiến tại Mỹ sẽ suy giảm trong năm 2015 và Texas sẽ là thành phố bị ảnh hưởng nhiều nhất do đây là nơi cung cấp 37% sản lượng dầu của Mỹ.


Ở chiều ngược lại, OPEC cũng đối mặt với những khó khăn do giá giảm. Dự báo cho thấy, các thành viên OPEC (không tính Iran) sẽ chỉ thu về 446 tỷ USD từ xuất khẩu dầu trong năm 2015, hụt gần một nửa so với 703 tỷ trong năm 2014.


Với Nga, theo kế hoạch, nước này sẽ giảm 4% sản lượng trong năm 2015 nếu giá ở mức dưới 60 USD/thùng.


Có thể thấy, cuộc chiến giá dầu đang ở hồi căng thẳng nhất. Chính các nước OPEC đang chấp nhận cuộc chơi hao tiền tốn của, thậm chí thua lỗ để giữ thị phần. Theo Reuters, các thành viên OPEC dường như đang đếm ngược thời gian để chứng kiến các đối thủ mới nổi của họ bị hạ gục mới nâng giá dầu.


Họ hy vọng nếu tiếp tục duy trì sản lượng - khi giá dầu đã giảm gần 60% kể từ tháng 6/2014 - sẽ gây áp lực với các nhà sản xuất đá phiến của Mỹ, buộc phải dừng hoặc giảm sản lượng khi nguồn cung đang rất dồi dào.


Văn Minh












dầu-khí, cuộc-chiến, dầu-khí-đá-phiến, frackling, OPEC, Mỹ, Nga, Putin, Obama, năng-lượng, dầu-thô





Không quân Nga lần đầu sử dụng sân bay Cam Ranh

Không quân Nga lần đầu sử dụng sân bay Cam Ranh

Bộ Quốc phòng Nga cho biết năm 2014, máy bay ném bom tầm xa và máy bay tiếp dầu Nga bắt đầu thường xuyên hạ cánh tại các sân bay nước ngoài, trong đó, lần đầu tiên máy bay tiếp dầu sử dụng sân bay Cam Ranh của Việt Nam.













không quân, Nga, Cam Ranh

Ảnh: Reuters



Thống kê trong năm 2014, các tổ lái thuộc lực lượng máy bay ném bom tầm xa của Không quân Nga đã tiến hành hơn 50 chuyến bay tầm xa.


Cũng theo Bộ Quốc phòng Nga, máy bay ném bom chiến lược Tu-160 đã hạ cánh tại sân bay các nước khu vực Caribe. Cơ quan báo chí Bộ Quốc phòng Nga cho biết: "Việc thể hiện sự hiện diện quân sự của Nga tại các khu vực xa xôi được khôi phục từ năm 2007. Thực hiện các nhiệm vụ là tổ lái Tu-160 và Tu-95MS, các sư đoàn máy bay tầm xa Engels và Ukraika. Trên thực tế, các chuyến bay tuần tra đã được khôi phục".


Theo cơ quan trên, kể từ khi nối lại các chuyến bay tuần tra, một lượng lớn công việc đã được thực hiện để chuẩn bị cho cơ cấu bay, thu được những kinh nghiệm bay tầm xa đáng kể tại vùng Bắc cực và vĩ tuyến Nam, khu vực Thái Bình Dương và Đại Tây Dương.


Thông cáo cho biết: "Thông qua việc sử dụng máy bay tiếp dầu từ các sân bay ở Nam Phi và Đông Nam Á, máy bay tầm xa đã vươn tới các vùng biển Địa Trung Hải và Biển Đông. Cũng trong năm 2014, lần đầu tiên sân bay Cam Ranh (Việt Nam) được sử dụng để hạ cánh máy bay IL-78, tiếp dầu trên không cho các máy bay Tu-95MS".


Trong khi thực hiện chuyến bay, tổ lái máy bay ném bom chiến lược Tu-95MS đã đi qua các khu vực khí hậu khác nhau (vùng biển Philippines và khu vực đảo Mariana). Phi công và nhân viên kỹ thuật đã thu được nhiều kinh nghiệm tổ chức các chuyến bay tiếp dầu từ sân bay nước ngoài, cũng như bảo dưỡng máy bay trong điều kiện khí hậu nhiệt đới.


Theo Vietnam+




Lùi ngày hội chẩn bệnh tình ông Bá Thanh

Lùi ngày hội chẩn bệnh tình ông Bá Thanh

Hôm nay, giáo sư Phạm Gia Khải, thành viên Ban Bảo vệ, chăm sóc sức khỏe TƯ cho biết, lịch hội chẩn cho ông Nguyễn Bá Thanh - ủy viên TƯ Đảng, Trưởng Ban Nội chính TƯ sẽ chuyển sang thứ năm (8/1).




Lãnh đạo Ban Bảo vệ, chăm sóc sức khỏe TƯ cũng cho biết, vì lý do thời tiết bên Mỹ, ông Nguyễn Bá Thanh chưa về nước như theo lịch trình cũ.











Nguyễn Bá Thanh, Đà Nẵng

Ông Nguyễn Bá Thanh (trái) bên hành lang Quốc hội. Ảnh: Lê Anh Dũng



Hiện nay, Ban đã chuẩn bị sẵn sàng trang thiết bị, cũng như con người, các giáo sư đầu ngành sẽ cùng hội chẩn để đưa ra phương pháp điều trị tốt nhất.


Giáo sư Khải cho hay, theo yêu cầu của gia đình, ông Thanh sẽ được đưa về Đà Nẵng để điều trị. Bệnh viện tại Đà Nẵng và trình độ của các bác sỹ cũng như các phương tiện kỹ thuật trong nước cũng không hề thua kém.


Bên cạnh đó, phác đồ điều trị cho ông Thanh hiện nay các bác sỹ bên Mỹ áp dụng cũng giống như ở trong nước. Đó là cách tiêu diệt tủy để sau đó tủy tự phát triển lại. Theo đánh giá của giáo sư Khải, tuy nhiên khả năng phục hồi của ông Thanh kém.


Theo ông Khải, dự kiến ban đầu vào 15h hôm nay (6/1), ông và Trưởng Ban bảo vệ, chăm sóc sức khỏe TƯ Nguyễn Quốc Triệu sẽ bay vào Ðà Nẵng, tuy nhiên chuyến bay đã bị hoãn lại đến ngày mai vì thời tiết nhiều sương mù.


Theo Vietnam+
















Bộ Giáo dục chỉ đạo linh hoạt ghi giấy khen trò tiểu học

Bộ Giáo dục chỉ đạo linh hoạt ghi giấy khen trò tiểu học

- Ngày 6/1, Bộ GD-ĐT có công văn gửi giám đốc các sở GD-ĐT chỉ đạo việc tổng hợp đánh giá và khen thưởng học sinh tiểu học theo Thông tư 30.








Tiếp theo công văn ngày 29/10 về việc thực hiện đánh giá học sinh tiểu học và công văn ngày 25/12 về việc chỉ đạo đánh giá định kì theo TT30, Bộ GD-ĐT tiếp tục có công văn gửi giám đốc các sở GD-ĐT chỉ đạo việc tổng hợp đánh giá và khen thưởng học sinh tiểu học theo thông tư này.











Bộ Giáo dục, chấm điểm, tiểu học, giấy khen, Thông tư 30
Ảnh minh họa. (Ảnh: Văn Chung)

Theo đó, Bộ đề nghị các sở GD-ĐT tiếp tục chỉ đạo thực hiện chỉ đạo các phòng GD-ĐT hướng dẫn các trường tiểu học tổ chức tốt công tác tổng hợp đánh giá cuối học kì I và cuối năm học.


Hiệu trưởng chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm họp với các giáo viên dạy cùng lớp, thông qua nhận xét quá trình và kết quả học tập, hoạt động giáo dục khác để tổng hợp đánh giá mức độ hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất của từng học sinh ở các mức độ: Hoàn thành - Chưa hoàn thành, Đạt - Chưa đạt.


Giáo viên chủ nhiệm hướng dẫn học sinh bình bầu những học sinh đạt thành tích nổi bật hay có tiến bộ vượt bậc; đạt thành tích nổi bật trong các phong trào thi đua hoặc thành tích đột xuất khác; tham khảo ý kiến cha mẹ học sinh; tổng hợp và lập danh sách đề nghị hiệu trưởng tặng giấy khen hoặc đề nghị cấp trên khen thưởng.


Nội dung, số lượng học sinh được khen thưởng, tuyên dương do hiệu trưởng quyết định.


Ví dụ : Khen thưởng về các môn học: Hoàn thành tốt nội dung học tập các môn học; Hoàn thành tốt nội dung học tập môn Toán; Hoàn thành tốt nội dung học tập môn Khoa học và môn Âm nhạc; Có tiến bộ vượt bậc trong học tập môn Tiếng Việt; Có sáng tạo, say mê học tập môn Mỹ thuật;…; Khen thưởng về năng lực, phẩm chất : Có tiến bộ vượt bậc trong giao tiếp; Có thành tích nổi bật khi tham gia các hoạt động của lớp, trường; Có ý thức và trách nhiệm cao về tự phục vụ và tự quản; Luôn nhiệt tình giúp đỡ bạn trong học tập; …


Việc ghi vào Giấy khen (nếu có) về nội dung khen thưởng học sinh là hết sức linh hoạt do giáo viên chủ nhiệm và hiệu trưởng quyết định, không áp dụng theo khuôn mẫu có sẵn.


Các sở, các trường cần tuyên truyền, giải thích để giáo viên, học sinh và cha mẹ học sinh hiểu và nhận thức đúng về việc khen thưởng theo Thông tư 30. Mục đích khen thưởng nhằm động viên, khuyến khích khả năng của mỗi học sinh, giúp động viên các em phấn đấu vươn lên, mang lại niềm vui và hứng thú học tập, rèn luyện cho các em.






Giá dầu dưới 50 USD, thấp kỷ lục

Giá dầu dưới 50 USD, thấp kỷ lục

Giá dầu thô ngày 5-1 tại thị trường Mỹ giảm xuống dưới 50 đô la Mỹ/thùng lần đầu tiên kể từ tháng 4-2009. Cùng ngày, giá dầu thô Brent cũng giảm mạnh hơn 6%, xuống dưới 53 đô la Mỹ/thùng.





Các nhà đầu tư lo ngại tình trạng thừa cung dầu và nhu cầu yếu sẽ dẫn đến sự suy giảm mạnh hơn nữa trong giá dầu.


Sản lượng dầu từ đá phiến của Mỹ gần đây tăng mạnh, trong khi sản lượng dầu thế giới tăng và Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) quyết định tiếp tục duy trì sản lượng khai thác hiện tại.


Trong khi đó, các nền kinh tế lớn trên thế giới, trong đó có các nước châu Âu và Trung Quốc, không còn nhiều nhu cầu về dầu như trong quá khứ.











đồng-rúp, giá-dầu, giảm-giá, dầu-thô, Nga, mất-giá, người-Việt

Giá dầu thô ngày 5-1 tại thị trường Mỹ giảm xuống dưới 50 đô la Mỹ/thùng lần đầu tiên kể từ tháng 4-2009. Cùng ngày, giá dầu thô Brent cũng giảm mạnh hơn 6%, xuống dưới 53 đô la Mỹ/thùng.



Tổng hợp các yếu tố trên, vài tháng qua, cổ phiếu của các công ty dầu mỏ lớn nhất thế giới như Exxon Mobil, BP... đã giảm mạnh.


Đồng rúp mất giá thêm


Với sự sụt giảm của giá dầu, ngày 5-1, đồng rúp so với đô la Mỹ lần nữa vượt ngưỡng 60 rúp, có lúc đạt 61,72 rúp đổi 1 đô la Mỹ. Trong năm 2014, đồng rúp đã giảm 46% so với đô la Mỹ, dòng vốn chảy khỏi Nga lên đến 134 tỉ đô la Mỹ.


Tháng 12-2014, Ngân hàng trung ương Nga từng cho biết nếu giá dầu duy trì ở mức 60 đô la Mỹ/thùng, nền kinh tế Nga có thể giảm 4,7% trong năm 2015.


Ngày 5-1, Tổng thống Pháp Francois Hollande nói các biện pháp chế tài do Liên minh châu Âu (EU) và Mỹ áp đặt không những tác động mạnh đến Nga mà còn gây thiệt hại cho nền kinh tế EU. Ông Hollande kêu gọi bãi bỏ các biện pháp chế tài Nga nếu có tiến bộ ở Ukraine. Trước đó, Pháp đã ngưng việc bán hai chiến hạm cho Nga vì xung đột liên quan đến vấn đề Ukraine.


WSJ cảnh báo eurozone đứng trước nguy cơ tan rã vì lệnh trừng phạt Nga


Báo Wall Street Journal (WSJ) ngày 5-1 nhận định khu vực đồng euro (eurozone) đang đứng trước nguy cơ tan rã. Một trong những nguyên nhân Liên minh châu Âu (EU) không vượt qua được khủng hoảng là lệnh trừng phạt nhằm vào Nga ảnh hưởng cực đến doanh nghiệp và các biện pháp đáp trả từ Nga.


Nguyên nhân thứ hai là tăng trưởng kinh tế chậm lại tại Trung Quốc và các nền kinh tế đang phát triển khác, dẫn đến nhu cầu yếu đối với hàng hóa bên ngoài.


Nguyên nhân thứ ba là những vấn đề nội tại của châu Âu. Việc Hy Lạp có ở lại eurozone hay không có thể được quyết định trong cuộc bầu cử vào cuối tháng này.


Bài viết trên Wall Street Journal có đoạn: "Dự kiến năm 2014, eurozone thoát khỏi khủng hoảng nợ khi kinh tế tăng trưởng trở lại cùng niềm tin của người tiêu dùng và việc làm. Tuy nhiên, năm 2014 không diễn ra như vậy".


(Theo TBKTSG Online)










đồng-rúp, giá-dầu, giảm-giá, dầu-thô, Nga, mất-giá, người-Việt





Thứ Hai, 5 tháng 1, 2015

TQ đưa tàu tiếp tế lớn ra Hoàng Sa

TQ đưa tàu tiếp tế lớn ra Hoàng Sa

Báo chí TQ đưa tin, tàu vận tải mang tên Tam Sa 1 đã rời đảo Hải Nam tới cái gọi là thành phố Tam Sa để cung cấp hàng tiếp tế cho các đảo ở Biển Đông.















TQ, Biển Đông, Tam Sa, chủ quyền, Hoàng Sa, Trường Sa

Tàu Tam Sa 1. Ảnh: ECNS



Theo Tân Hoa xã, Tam Sa 1 là tàu vận tải hiện đại nhất, lớn nhất của TQ. Quan chức TQ nói rằng, tàu mới sẽ mở rộng vai trò quản lý của "Tam Sa" ở Biển Đông, đồng thời củng cố nỗ lực của TQ trong việc bảo vệ "lãnh thổ xanh" và các lợi ích trên biển.


Tàu dài 122 mét, rộng 21 mét, nặng 7.800 tấn, có sức chứa 456 người và mang 20 xe moóc container chuẩn. Tàu có thể đi 6.000 hải lý mà không cần cập cảng, có bãi đáp trực thăng.


Báo chí TQ khoe rằng Tam Sa 1 có thể chở nặng gấp vài lần so với một tàu cũ được sử dụng gần đây. Con tàu mới cũng giúp giảm 1/3 thời gian đi lại từ Hải Nam tới Hoàng Sa xuống còn khoảng 10 giờ so với 15 giờ trước đây, và sẽ đi một chuyến/tuần.


Tại đảo Phú Lâm ở quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền Việt Nam (mà TQ gọi là đảo Vĩnh Hưng), TQ đã lập một đơn vị đồn trú quân sự, các cơ sở phòng thủ ven biển, một đường băng, bốn nhà chứa máy bay cỡ lớn, một cơ sở thông tin liên lạc và trụ sở của cái gọi là chính quyền thành phố Tam Sa. Bất chấp sự phản đối của các láng giềng, họ vẫn đơn phương lập ra "Tam Sa" nhằm quản lý toàn bộ quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và bãi Macclesfield.


Từ tháng 10/2013, TQ đã tiến hành công việc cải tạo đất quy mô lớn, xây dựng lại bến cảng và những công trình cơ sở hạ tầng trên đảo, trong đó có việc mở rộng đường băng từ dài 2.400m lên 2.800m đủ để cho không quân hay hải quân TQ vận hành các máy bay lớn như máy bay ném bom chiến lược Xian H-6 hay máy bay vận tải Ilyushin Il-76 từ đảo này.


Theo giới phân tích, đây là động thái nhằm củng cố mục đích sử dụng chiến lược của hòn đảo như một căn cứ quân sự cho quân đội TQ để phô trương sức mạnh ra Biển Đông. Tuần báo quốc phòng Jane's cho rằng, TQ có thể sẽ sử dụng đảo này như căn cứ cho các hoạt động thực thi pháp luật, gồm cả việc đơn phương áp đặt quy định đánh bắt hay chặn tàu đi qua khu vực. Tuy nhiên, theo tạp chí này, TQ có thể chưa hoàn tất được mục đích này trong ngắn hạn hay trung hạn.


Thái An(theo ECNS, wantchinatimes)






Đón ông Bá Thanh: Ban Bảo vệ sức khỏe TƯ vào Đà Nẵng

Đón ông Bá Thanh: Ban Bảo vệ sức khỏe TƯ vào Đà Nẵng

- Trao đổi với PV. VietNamNet, một lãnh đạo Ban bảo vệ chăm sóc sức khỏe cán bộ Trung ương cho biết, Ban đã thành lập một đoàn công tác gồm 4 cán bộ, trong chiều 6/1 sẽ có mặt tại Đà Nẵng để chuẩn bị cho việc đón ông Nguyễn Bá Thanh về nước.




Sáng 6/1, ông Võ Công Trí, Phó bí thư thường trực Thành ủy Đà Nẵng tiếp tục xác nhận với PV “chưa có thông tin chính thức gì” về lịch bay và đến của chuyên cơ chở ông Nguyễn Bá Thanh từ Mỹ về Đà Nẵng.











ông Nguyễn Bá Thanh, sức khỏe, sân bay Đà Nẵng

Quang cảnh Sân bay Đà Nẵng chiều ngày 5/1.



Còn về chuyện chuyên cơ y tế chở ông Bá Thanh không về đúng lịch do gặp thời tiết xấu ông Trí cũng “không rõ lắm”, quan trọng là “lịch giờ bay bên kia và giờ về bên này chưa có”.


Về sức khỏe của ông Thanh, ông Trí nói cũng không nắm được cụ thể, chỉ nghe chung chung thôi, vẫn bình thường.


“Đà Nẵng đang chuẩn bị tích cực để đón ảnh. Hiện tại thành phố đã chuẩn bị mọi công tác, cơ sở vật chất tại Bệnh viện Đà Nẵng; chủ động chuẩn bị và chờ thông báo chính thức”, ông Trí nói.


Phát biểu với báo chí, BS Phạm Hùng Chiến, GĐ Sở Y tế TP.Đà Nẵng cho biết, chắc chắn ông Thanh sẽ được điều trị tại Bệnh viện Đà Nẵng.


Theo ông Nguyễn Tấn Phó, Giám đốc Trung tâm 115 Đà Nẵng, đến thời điểm này bên trung tâm vẫn chưa nhận được thông tin hay chỉ đạo nào từ các cấp về việc ông Nguyễn Bá Thanh về nước chữa bệnh.


Trong chiều 5/1, thành phố Đà Nẵng cũng đã có cuộc họp nhằm chuẩn bị các phương án đón tiếp chu đáo, tránh sự bị động.


Cụ thể, thành phố đã giao Sở Y tế chuẩn bị đầy đủ phương tiện, cơ sở vật chất phục vụ chữa trị; giao phía Cảng hàng không chuẩn bị tốt công tác nếu người nhà đưa ông Thanh về chữa trị.


Trước đó, trao đổi với PV chiều 5/1, ông Phạm Phú Mỹ, Phó giám đốc Cảng hàng không quốc tế Đà Nẵng kiêm Giám đốc an ninh sân bay cũng khẳng định, đơn vị chưa có thông tin gì về việc chuyên cơ chở ông Nguyễn Bá Thanh sẽ đáp về đây trong ngày mai (6/1 - PV).


“An ninh sân bay thì ngày thường cũng luôn được đảm bảo để phục vụ tốt hành khách. Chỉ khi có tin chính thống thì có thể mới được tăng cường an ninh”, ông Mỹ cho biết.


Tuấn Thành Thái






Máy bay đưa ông Bá Thanh về không đúng lịch trình

Máy bay đưa ông Bá Thanh về không đúng lịch trình

Do thời tiết ở Mỹ xấu, máy bay lại nhỏ nên đã không thực hiện đúng lịch trình, do vậy sẽ không thể đến Đà Nẵng như thời gian dự kiến là tối 6/1.














Nguyễn Bá Thanh, Đà Nẵng

Ông Nguyễn Bá Thanh và người dân Đà Nẵng tháng 9/2013. Ảnh: Vũ Trung




Máy bay cứu thương cỡ nhỏ đưa ông Nguyễn Bá Thanh, Trưởng Ban Nội chính TƯ Đảng, về Đà Nẵng sẽ cất cánh ở Seattle, Washington (Mỹ) vào khoảng 10h30 ngày 5/1 (giờ Việt Nam). Sau hai trạm dừng tại Mỹ và Nhật Bản, máy bay sẽ đến sân bay quốc tế Đà Nẵng vào 20h30 ngày 6/1.

Nhưng đến 21h ngày 5/1, nguồn tin của báo Thanh Niên cho biết do thời tiết ở Mỹ xấu, máy bay lại nhỏ nên đã không thực hiện đúng lịch trình, do vậy chắc chắn sẽ không thể đến Đà Nẵng như thời gian dự kiến.


Nguồn tin này cũng khẳng định là ông Nguyễn Bá Thanh sẽ về trên chuyến bay cứu thương đó, nhưng không thể nói cụ thể thời gian vì phụ thuộc vào thời tiết. Sức khỏe ông Nguyễn Bá Thanh hiện tốt hơn tuần trước.


Theo bác sĩ Phạm Hùng Chiến, Giám đốc Sở Y tế Đà Nẵng, công việc chuẩn bị ngoài trách nhiệm của ngành y tế Đà Nẵng còn có tình cảm của cán bộ, công nhân viên trong ngành đối với ông Nguyễn Bá Thanh, một cán bộ lãnh đạo thành phố trong nhiều năm và được hầu hết người dân tin yêu.


Được biết, ngành y tế và bệnh viện Đà Nẵng chuẩn bị các điều kiện tốt nhất có thể trong điều kiện hiện có.


Theo Thanh Niên







Lấy phiếu tín nhiệm 16 ủy viên Bộ Chính trị

Lấy phiếu tín nhiệm 16 ủy viên Bộ Chính trị

- Tại hội nghị lần thứ 10 Ban chấp hành TƯ Đảng khóa XI, Bộ Chính trị tổ chức lấy phiếu tín nhiệm của Ban chấp hành TƯ đối với các vị ủy viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư nhằm thăm dò tín nhiệm.




Trong bài phát biểu khai mạc hội nghị sáng nay, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã đề cập việc lấy phiếu tín nhiệm của TƯ đối với các vị ủy viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư.











Tổng bí thư, Nguyễn Phú Trọng, phiếu tín nhiệm, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, quy hoạch cán bộ,hội nghị TƯ
Ảnh: VGP

Tổng bí thư khẳng định việc lấy phiếu tín nhiệm đối với các thành viên lãnh đạo trong các cơ quan Đảng, Nhà nước, MTTQ và các đoàn thể chính trị - xã hội là một chủ trương mới, đúng đắn mà nghị quyết TƯ 4 khoá XI về xây dựng Đảng đã đề ra, được đông đảo cán bộ, đảng viên và nhân dân quan tâm và đồng tình, ủng hộ.


QH khoá 13 đã hai lần tổ chức thành công việc lấy phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do QH bầu hoặc phê chuẩn. Các tỉnh uỷ, thành uỷ, các cơ quan, đơn vị ở TƯ cũng đã và đang tiến hành việc lấy phiếu tín nhiệm.


Thể hiện chính kiến qua lá phiếu


"Theo báo cáo sơ bộ, kết quả cơ bản là tốt, tiếp tục được các cấp uỷ, tổ chức đảng và cán bộ, đảng viên, nhân dân hoan nghênh. Tuy nhiên, do đây là vấn đề mới và khó cho nên trong quá trình tiến hành chúng ta phải vừa làm vừa rút kinh nghiệm. Trên thực tế chúng ta cũng đã rút kinh nghiệm và có những điều chỉnh kịp thời" - Tổng bí thư nói.


Tại hội nghị lần này, Bộ Chính trị tổ chức việc lấy phiếu tín nhiệm của Ban chấp hành TƯ đối với các ủy viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư nhằm thăm dò tín nhiệm, qua đó giúp các người được lấy phiếu tự nhìn nhận lại mình, để điều chỉnh, tự giác tu dưỡng, rèn luyện, không ngừng nâng cao trình độ về các mặt và tinh thần trách nhiệm trong công tác; đồng thời giúp Bộ Chính trị có thêm thông tin để đánh giá, bố trí, sử dụng cán bộ, góp phần xây dựng đội ngũ cán bộ cấp cao của Đảng và Nhà nước ngày càng vững mạnh, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới.


"Tuy nhiên, việc lấy phiếu tín nhiệm đối với các ủy viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư lại được tiến hành lần đầu, cho nên rất hệ trọng và nhạy cảm, liên quan đến uy tín và sự lãnh đạo chung của Đảng.


Bộ Chính trị đề nghị các đồng chí TƯ phát huy cao độ tinh thần trách nhiệm và xây dựng, nghiên cứu thật kỹ quy định và tờ trình của Bộ Chính trị, các báo cáo công tác của từng uỷ viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư để thể hiện chính xác chính kiến của mình qua mỗi lá phiếu, góp phần bảo đảm việc lấy phiếu thật sự dân chủ, khách quan, công tâm, xây dựng, tăng cường sự đoàn kết, thống nhất trong Đảng; không để các thế lực xấu, thù địch lợi dụng chống phá" - Tổng bí thư nhấn mạnh.


Quy hoạch cán bộ: Bổ sung theo tinh thần "động", "mở"


Tổng bí thư cũng đề cập việc tiếp tục xây dựng quy hoạch cán bộ cấp chiến lược.


Thực hiện một nội dung quan trọng của nghị quyết TƯ 4 khoá XI về xây dựng Đảng, trong 2 năm qua, Bộ Chính trị đã chỉ đạo sát sao việc xây dựng quy hoạch cán bộ cấp chiến lược. Bộ Chính trị đã trình và được Ban chấp hành TƯ thông qua đề án về quy hoạch cán bộ cấp chiến lược (tại hội nghị TƯ 6); đồng thời đã thành lập Ban chỉ đạo xây dựng quy hoạch.


Tổng bí thư, Nguyễn Phú Trọng, phiếu tín nhiệm, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, quy hoạch cán bộ,hội nghị TƯ


Trên cơ sở quy hoạch các chức danh lãnh đạo chủ chốt của các ban, bộ, ngành, cơ quan, đơn vị ở TƯ và địa phương, căn cứ vào việc phát hiện, giới thiệu của các ủy viên TƯ, việc thẩm định của các ban đảng, Bộ Chính trị đã xem xét, quyết định một bước danh sách quy hoạch Ban chấp hành TƯ và danh sách quy hoạch Bộ Chính trị, Ban Bí thư nhiệm kỳ 2016 - 2021 và các nhiệm kỳ tiếp theo.


"Có cơ sở khẳng định, tuy là lần đầu Đảng ta xây dựng quy hoạch cán bộ cấp chiến lược, nhưng công việc này đã được tiến hành khá bài bản, chặt chẽ và đạt kết quả bước đầu tích cực. Tuy nhiên, số lượng các đồng chí được quy hoạch Ban chấp hành TƯ và Bộ Chính trị, Ban Bí thư hiện nay còn ít so với chỉ tiêu mà đề án nêu ra; chất lượng cũng còn phải tiếp tục được nâng cao.


Hơn nữa, qua gần 2 năm kể từ khi xin phiếu giới thiệu của TƯ đến nay, tình hình đã có những thay đổi, các đồng chí ủy viên TƯ và cán bộ, đảng viên trong diện được xem xét đưa vào quy hoạch đã có điều kiện và thời gian công tác nhiều hơn để thể hiện rõ hơn phẩm chất và năng lực của mình; việc quy hoạch cần được định kỳ rà soát, bổ sung theo tinh thần "động" và "mở"" - Tổng bí thư cho biết.


Cụ thể, theo kế hoạch, từ nay đến ngày 31/1/2015, các cấp uỷ, tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị trực thuộc Trung ương sẽ hoàn thành việc rà soát, bổ sung tổng thể quy hoạch cán bộ, trong đó có quy hoạch các chức danh chủ chốt ở cấp mình, đơn vị mình. Do vậy, Bộ Chính trị sẽ tiến hành rà soát, bổ sung quy hoạch Ban chấp hành TƯ sau khi có kết quả rà soát, bổ sung quy hoạch các chức danh lãnh đạo chủ chốt của các cấp uỷ, tổ chức đảng trực thuộc.


"Đối với việc rà soát, bổ sung quy hoạch Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Bộ Chính trị đề nghị tại hội nghị này, các đồng chí ủy viên TƯ tiếp tục giới thiệu nguồn bổ sung quy hoạch Bộ Chính trị, Ban Bí thư như nêu trong tờ trình của Bộ Chính trị. Trên cơ sở kết quả giới thiệu và xin ý kiến TƯ lần này, Bộ Chính trị sẽ chỉ đạo làm các bước tiếp theo để xem xét, quyết định theo thẩm quyền" - Tổng bí thư nêu.


Linh Thư






Chủ Nhật, 4 tháng 1, 2015

Bộ trưởng Thăng ra 'tối hậu thư' cho nhà thầu TQ

Bộ trưởng Thăng ra 'tối hậu thư' cho nhà thầu TQ

- Nếu Tập đoàn Cục 6 không chấp nhận thay thế tổng chỉ huy công trường, tư vấn giám sát, chấm dứt hợp đồng với các nhà thầu phụ thiếu kinh nghiệm... Bộ trưởng GTVT Đinh La Thăng cho biết sẽ báo cáo Chính phủ chấm dứt hợp đồng và kiến nghị thay Tổng thầu khác.







Chiều 4/1, tại cuộc họp Bộ GTVT với Tổng thầu EPC dự án đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông (Công ty Hữu hạn Tập đoàn Cục 6 đường sắt Trung Quốc) về sự cố sập giàn giáo, ông Trịnh Xuân Cường, chuyên gia Tổ tư vấn Bộ GTVT cho biết tai nạn xảy ra do cấu tạo đà giáo không phù hợp, thi công không đúng bản vẽ thiết kế được duyệt.


Do vậy, ông Cường kiến nghị cần phải điều chỉnh thiết kế đà giáo đảm bảo an toàn trong thi công.


Đồng tình quan điểm, ông Hoàng Hà - Vụ trưởng Vụ Khoa học Công nghệ, Bộ GTVT cho biết đà giáo kém ổn định, kém liên kết, khả năng cấu tạo không thống nhất. Hệ đà giáo có khả năng chịu tác động ngang kém nên lệch tâm.











sập giàn giáo; đường sắt

Sự chỉ đạo thi công thiếu trách nhiệm của Tổng thầu EPC Trung Quốc là nguyên nhân dẫn đến các vụ sập giàn giáo tại đường sắt trên cao Cát Linh – Hà Đông.



Trong khi đó, tư vấn và nhà thầu đã không giám sát chặt chẽ đã dẫn đến sự cố.


Bộ trưởng Đinh La Thăng cho rằng, Tổng thầu EPC đã thực hiện dự án không tốt nên đã xảy ra nhiều sự cố thời gian qua, điều này gây bức xúc và cả phẫn nộ trong nhân dân, khiến người dân đi qua hạng mục của dự án thấy lo sợ và ám ảnh.


Trong khi Bộ đã chỉ đạo các cơ quan liên quan phối hợp chặt chẽ nhưng phía Tổng thầu không chịu thực hiện.


Bộ trưởng Thăng đã cảnh cáo Tổng thầu EPC là Công ty Hữu hạn Tập đoàn Cục 6 đường sắt Trung Quốc trong việc triển khai dự án vì những lý do để mất an toàn giao thông, mất an toàn thi công.


“Đường sắt trên cao Cát Linh – Hà Đông không phải là nơi để Tổng thầu EPC Trung Quốc thí điểm đưa các cán bộ, kỹ sư thiếu năng lực, thiếu trách nhiệm sang làm việc để rồi người dân Việt Nam phải chịu những tai nạn do thi công mất an toàn trong thời gian qua. Do vậy, Tập đoàn Cục 6 phải thay thế ngay Tổng chỉ huy công trường và tăng cường các kỹ sư, cán bộ có trình độ chuyên môn cao, có trách nhiệm, lương tâm sang làm việc”, Bộ trưởng Thăng yêu cầu.


Ông Thăng cũng yêu cầu Hợp đồng với tư vấn giám sát cũng phải chấm dứt và thay mới bằng một đơn vị do Bộ GTVT chỉ định.


Người đứng đầu ngành giao thông đã chỉ ra rằng Tổng thầu đã ký quá nhiều hợp đồng với các nhà thầu phụ để chia lợi nhuận, trong khi các nhà thầu phụ này lại thiếu năng lực và thiếu kinh nghiệm. Do vậy, Tổng thầu cần chấm dứt toàn bộ các nhà thầu phụ hiện nay và ký hợp đồng trực tiếp với các Tổng công ty Xây dựng Giao thông (CIENCO) của phía Việt Nam.


Ngoài ra, Tập đoàn Cục 6 phải rà soát lại toàn bộ dự án, thống nhất lại toàn bộ quy trình thi công, giám sát, nghiệm thu và thanh toán trong tháng 1/2015.


Bộ GTVT sẽ thành lập tổ công tác đặc biệt để thẩm tra đánh giá lại toàn bộ chất lượng, tiến độ dự án này. Tổ công tác này sẽ mời các chuyên gia hàng đầu về giao thông vận tải dưới sự chỉ đạo của Thứ trưởng Nguyễn Ngọc Đông.


Bộ GTVT cũng giao Thứ trưởng Nguyễn Hồng Trường khẩn trương làm việc với Tổng thầu để lựa chọn tư vấn giám sát, đồng thời rà soát lại toàn bộ tiến độ, chất lượng cũng như quy trình thi công.


“Nếu Tập đoàn Cục 6 không chấp nhận phương án đó, tôi sẽ báo cáo Chính phủ chấm dứt hợp đồng và kiến nghị thay Tổng thầu khác. Đây là cơ hội cuối cùng để Tập đoàn Cục 6 khắc phục và sửa sai", Bộ trưởng Thăng nói.


Ông Thăng cũng khẳng định không chấp nhận bất cứ trường hợp sự cố hay tai nạn nào xảy ra nữa.


Tại cuộc họp, ông Chu Hằng Vũ, Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Cục 6 cho biết, ông tôn trọng ý kiến của Bộ trưởng Đinh La Thăng, đồng thời cho biết sẽ nghiêm chỉnh chấp hành và có hình phạt nghiêm khắc với những người liên quan bên phía Tổng thầu.


Lãnh đạo Tập đoàn Cục 6 cũng cam kết sẽ làm lại quy trình, kiểm tra tư cách và năng lực nhà thầu phụ. Các nhà thầu phụ không đáp ứng được yêu cầu sẽ bị thay thế.


Đại diện của Tập đoàn Cục 6 cũng xin lỗi người dân Việt Nam sau khi xảy ra các sự cố trên công trường dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông thời gian qua.


Vũ Điệp






Ông Nguyễn Bá Thanh về Đà Nẵng điều trị

Ông Nguyễn Bá Thanh về Đà Nẵng điều trị

Theo báo Tuổi Trẻ, hiện gia đình ông Nguyễn Bá Thanh đã hoàn tất mọi thủ tục để có thể đưa ông Thanh rời Mỹ vào sáng nay (5/1) về quê nhà Đà Nẵng tiếp tục dưỡng bệnh sau 4 tháng 19 ngày điều trị tích cực tại một bệnh viện ở Mỹ.




"Tất cả đã sẵn sàng và nếu không có gì thay đổi đột xuất, ông Nguyễn Bá Thanh và đoàn sẽ về đến Đà Nẵng vào chiều tối 6/1", nguồn tin của Tuổi Trẻ cho biết.











Nguyễn Bá Thanh, Ban nội chính
Ông Nguyễn Bá Thanh. Ảnh: Bình Minh

Theo nguồn tin, ông Nguyễn Bá Thanh sẽ được một máy bay chuyên dụng y tế cỡ nhỏ đưa về sân bay Đà Nẵng sau khi dừng tiếp nhiên liệu tại hai sân bay khác nhau ở Mỹ và Nhật Bản. Phái đoàn tháp tùng ông Thanh về nước ngoài ông Nguyễn Bá Cảnh (con trai ông Thanh) còn có các bác sĩ người Mỹ nơi ông Thanh nằm điều trị trước đó.


Trước đó, báo Lao Động cũng thông tin hai bệnh viện có đội ngũ bác sĩ chuyên khoa giỏi, hạ tầng kỹ thuật, thiết bị y tế tốt là Bệnh viện Đa khoa Đà Nẵng và bệnh viện Ung bướu đều có sự chuẩn bị, trên tinh thần đón ông Nguyễn Bá Thanh trở về.


"Chúng tôi chuẩn bị nhân vật lực, phương án đón, chữa bệnh cho ông Nguyễn Bá Thanh ngoài trách nhiệm tất yếu của ngành y còn có tinh thần, tình cảm để đón nguyên lãnh đạo cấp cao của địa phương. Nhưng chưa biết sẽ bố trí ông nằm bệnh viện nào vì chưa có hồ sơ bệnh án, chưa biết tình trạng sức khỏe mức độ nào", Giám đốc Sở Y tế Đà Nẵng, BS Phạm Hùng Chiến nói.


Tương tự, BS Trần Ngọc Thạnh, Giám đốc Bệnh viện Đà Khoa Đà Nẵng cũng cho biết công tác chuẩn bị đón tiếp, chữa bệnh cho ông Thanh cũng sẵn sàng.


Ông Thạnh cho biết: "Chúng tôi chưa biết ngày, giờ cụ thể khi nào ông Thanh về Đà Nẵng, có về hay không, tình trạng sức khỏe như thế nào, phải tiếp nhận, điều trị ra sao... Tuy nhiên, ngành y thì luôn trong tình trạng sẵn sàng đón bệnh cấp cứu. Đặc biệt, với ông Thanh thì dù thụ động địa phương vẫn có phương án sẵn sàng, tốt nhất để đón tiếp, chữa trị cho ông".


Theo ghi nhận của Tuổi Trẻ, tại khoa ung bướu (Bệnh viện Đà Nẵng) nơi được cho là ông Nguyễn Bá Thanh sẽ về điều trị, lãnh đạo bệnh viện này cho sửa chữa, cải tạo lại một phòng bệnh rất tươm tất. Đường dẫn vào khu vực tầng 1 để lên thang máy của khoa ung bướu cũng được cho làm mới, bằng phẳng để giúp giảm xóc cho bệnh nhân trong khi di chuyển.


Trao đổi với Tuổi Trẻ chiều 4/1, ông Võ Công Trí - Phó bí thư Thành ủy Đà Nẵng cho hay: "Tất cả đang chờ, khi nào bên Mỹ máy bay bắt đầu cất cánh họ mới thông báo về cho TP biết để đi đón nên giờ giấc hiện chúng tôi chưa xác định được".


Theo Tuổi Trẻ, Lao Động