Thảm Cho Bé

Các mẫu Thảm Cho Bé, Thảm Xốp Cho Trẻ, Thảm Lót Nhà Trẻ Eva, Thảm Cho Bé được làm từ chất liệu cao su và hạt nhựa Eva xuất xứ từ Việt Nam đảm bảo an toàn, không độc hại, độ đàn hồi cao và đặc biệt rất bền bỉ. Công dụng chống trơn và hạn chế chấn thương khi tập luyện sử dụng để trải lót sàn phòng tập võ; phòng tập luyện cho các bộ môn thể thao nhào lộn, Aerobic, trường học, nhà trẻ và phòng tập luyện võ thuật các bộ môn như: Taekwondo; Karatedo; Vovinam; Võ cổ truyền; Pencak silat; Sanshuu; Aikido; Judo; Boxing; Kickboxing; Muay; MMA..

GIẢM TỪ 20% KHI MUA THẢM TẬP VÕ SỐ LƯỢNG LỚN LH: 09 68 59 33 78

Thảm cho trẻ với các đường viền dễ dàng nối liền với nhau tạo thành một không gian rộng cho bé vui chơi thoải mái. Thảm xốp lót sàn cho trẻ được làm từ chất liệu cao su và hat nhựa eva, rất êm ái, bề mặt tiếp xúc chống trơn trượt sẽ đảm bảo được độ an toàn khi bé sử dụng.


Thảm Cho Bé




– Thảm lót sàn giúp giảm lực va đập khi bé ngã, giữ an toàn cho bé khi nô đùa.

– Bề mặt thảm xốp có thiết kế sần nhỏ chống trơn trượt hiệu quả.

– Giúp bé vui chơi an toàn, hạn chế trường hợp trượt ngã khi nô đùa.

– Thảm ghép chia miếng dễ dàng lắp ráp phù hợp từng không gian.

– Thuận tiện tháo ra những lúc không sử dụng giúp bảo quản tiện lợi.

– Bề mặt xốp nhanh khô, dễ dàng lau sạch để đảm bảo vệ sinh tốt hơn.

– Màu sắc rực rỡ của từng miếng thảm xốp mang đến vẻ tươi sáng cho căn phòng.

Thảm Tập Võ các bộ môn như: Taekwondo; Karatedo; Vovinam; Võ cổ truyền; Pencak silat; Sanshuu; Aikido; Judo; Boxing; Kickboxing; Muay; MMA.. .Là một trong những dụng cụ không thể thiếu cho bộ môn võ thuật và các môn thể thao.Là thảm mút xốp eva hàng Việt Nam chất lượng cao dùng lót sàn phòng tập võ.… giao hàng toàn quốc.

Thảm Tập Võ là sản phẩm thảm mút xốp eva hàng Việt Nam chất lượng cao, sử dụng để trải lót sàn phòng tập võ; phòng tập luyện cho các bộ môn thể thao nhào lộn, Aerobic, trường học, nhà trẻ.

Độ đàn hồi của thảm tốt sẽ giúp quá trình luyện tập của bạn trở nên dễ dàng hơn. Đặc biệt là khi thực hiện các động tác chống tay, chân hay tiếp xúc với mặt sàn sẽ không gây thương tích hay bị đau. Vì thế, dựa vào nhu cầu luyện tập bạn nên chọn cho mình những loại thảm tập võ có độ đàn hồi khác nhau.

Thứ Hai, 27 tháng 10, 2014

'Cổ phần hóa MobiFone sẽ rất minh bạch'

'Cổ phần hóa MobiFone sẽ rất minh bạch'

- Thứ trưởng Bộ TT&TT Lê Nam Thắng khẳng định về nguyên tắc, khi Việt Nam đã gia nhập WTO và tham gia các Hiệp định TPP thì việc xây dựng kế hoạch và triển khai cổ phần hóa MobiFone sẽ phải tiến hành rất minh bạch và rõ ràng. Đồng thời, khâu lựa chọn đối tác chiến lược của doanh nghiệp này cũng phải được tiến hành công khai, minh bạch.











MobiFone, minh bạch

Thứ trưởng Bộ TT&TT Lê Nam Thắng.



Chia sẻ trong cuộc phỏng vấn chiều qua, Thứ trưởng đã đưa ra bốn cơ sở pháp lý để giải thích cho việc Bộ TT&TT quyết định trình Thủ tướng Chính phủ Đề án tổ chức lại Công ty VMS thành mô hình Tổng công ty.


Thứ nhất, Theo Quy hoạch phát triển viễn thông Việt Nam đến năm 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 32, mục tiêu của việc tái cơ cấu thị trường viễn thông nêu rõ là phải "Hình thành được 3-4 Tập đoàn, tổng công ty mạnh, hoạt động theo hướng chuyên môn hóa, chuyên biệt hóa...", từng bước làm chủ thị trường trong nước, vươn ra quốc tế.


Hiện tại, thị trường trong nước đang có 2 Tập đoàn lớn là Viettel và VNPT, nhưng theo Quyết định 888 phê duyệt Đề án Tái cơ cấu VNPT của Thủ tướng, MobiFone sẽ phải tách khỏi Tập đoàn, hình thành một doanh nghiệp riêng. Do đó, Bộ TT&TT nhận thấy cần phải hình thành MobiFone thành một Tổng công ty để đảm bảo đúng Quy hoạch thị trường của Chính phủ.


Nếu để một công ty đấu với hai Tập đoàn lớn thì sẽ không thể có sự cạnh tranh lành mạnh và hình thành thế chân vạc cho thị trường viễn thông.


Thứ hai, Nghị định số 69/2014 của Chính phủ đã nêu rõ các tiêu chí thành lập Tập đoàn, Tổng công ty lớn như việc quy định vốn điều lệ các Tổng công ty là trên 1800 tỷ đồng. Các Tập đoàn cần có vốn điều lệ từ 10.000 tỷ đồng trở lên, hoạt động có lãi ba năm liên tục...


Soi chiếu các điều kiệu đó với MobiFone thì có thể thấy, vốn điều lệ của doanh nghiệp này hiện trên 12.000 tỷ đồng, liên tục là 1 trong 5 doanh nghiệp nộp thuế thu nhập lớn nhất Việt Nam trong nhiều năm.


Đối với hoạt động thực tế thì MobiFone cũng sở hữu thị trường trải khắp toàn quốc, bên dưới là 3 công ty con mà MobiFone đang nắm cổ phần chi phối. Hoạt động của MobiFone cũng đã vươn ra cả thị trường nước ngoài.


Do đó, nếu để quy mô MobiFone chỉ là công ty thì sẽ không tương xứng với vai trò, vị trí của doanh nghiệp này. Một chiếc áo quá chật sẽ gây khó khăn cho hoạt động, kinh doanh của MobiFone, Thứ trưởng Thắng chỉ rõ.


Thứ ba, sau khi tách ra độc lập, nếu MobiFone giữ nguyên trạng, chỉ kinh doanh mỗi dịch vụ viễn thông thì sẽ không đủ điều kiện để cạnh tranh ngay, ngang bằng cùng các Tập đoàn khác. Do đó, Bộ TT&TT sẽ phải cấp thêm giấy phép để MobiFone kinh doanh thêm các lĩnh vực khác như hạ tầng... để hỗ trợ cho hoạt động kinh doanh di động. Việc này càng cần thiết khi nghiên cứu mô hình của các tập đoàn khác thì đều đang có nhiều Tổng công ty trực thuộc bên dưới, bóc tách hoạt động hạ tầng với kinh doanh.


Và cuối cùng, để cổ phần hóa thành công thì việc đưa MobiFone lên một tầm cao mới sẽ giúp nâng giá trị thương hiệu lên cao hơn. Việc cấp phép kinh doanh các lĩnh vực khác sẽ giúp cải thiện giá trị công ty, quy mô hoạt động của công ty rộng hơn, đầy đủ hơn. Khi đó MobiFone sẽ có giá trị hơn trong mắt các nhà đầu tư và đối tác, việc cổ phần hóa sẽ tiến hành thuận lợi hơn.


Cổ phần hóa sẽ minh bạch!


Theo Thứ trưởng Thắng, cổ phần hóa là một chủ trương lớn của Đảng và nhà nước. Thủ tướng đã chỉ đạo quyết liệt các bộ ngành thực hiện cổ phần hóa. Bản thân Quyết định 888 cũng nêu rõ tách MobiFone ra là để tổ chức lại và tiến hành cổ phần hóa.


"Song song với đề án tổ chức lại MobiFone thành Tổng công ty, Bộ TT&TT cũng đang bắt tay vào xây dựng kế hoạch cổ phần hóa MobiFone. Ngay sau khi Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án thành lập Tổng công ty, chúng tôi sẽ trình ngay đề án cổ phần hóa. Tiến độ của việc cổ phần hóa vì vậy sẽ phụ thuộc vào tiến độ thành lập Tổng công ty MobiFone, nhưng dự kiến sẽ là vào cuối năm năm. Nếu Chính phủ phê duyệt đề án tổ chức lại MobiFone sớm thì Bộ TT&TT sẽ trình đề án cổ phần hóa sớm", Thứ trưởng chia sẻ.


Cũng theo Thứ trưởng thì hiện tại, các điều kiện để cổ phần hóa MobiFone đang hết sức thuận lợi: Doanh nghiệp này làm ăn hiệu quả, nhiều đối tác nước ngoài, trong nước quan tâm, Nhà nước cũng rất ủng hộ về chủ trương. Tuy nhiên, để cổ phần hóa thành công thì trước hết, cần thành lập một Ban chỉ đạo Cổ phần hóa của Doanh nghiệp, trình kế hoạch cho các cấp có thẩm quyền phê duyệt.


"Về nguyên tắc, khi đã gia nhập WTO và tham gia các Hiệp định thương mại như TPP thì quá trình cổ phần hóa sẽ phải tiến hành minh bạch, rõ ràng... Các doanh nghiệp nước ngoài có thể sở hữu tối đa 49% cổ phần VMS, ngoài ra chắc chắn cũng sẽ có sự tham gia của các doanh nghiệp trong nước... Việc lựa chọn đối tác chiến lược sẽ phải tiến hành rất công khai, minh bạch", Thứ trưởng khẳng định.


Nhiều lợi ích cho thị trường!


Sau một thời gian triển khai các quyết định tái cơ cấu tại VNPT và MobiFone, Bộ TT&TT đã bước đầu có những hoạt động điều chỉnh đối với hoạt động, mô hình tổ chức của hai doanh nghiệp này theo hướng chuyên biệt hóa, chuyên môn hóa. Kết quả kinh doanh của cả VNPT lẫn MobiFone trong 9 tháng đầu năm đều có tín hiệu tích cực khi tính đến thời điểm này đều đã hoàn thành 70-80% kế hoạch của năm, nhiều khả năng sẽ hoàn thành vượt mức kế hoạch và tăng trưởng tốt về lợi nhuận.


"Nếu chúng ta thực hiện tốt, đúng Quyết định 888, hy vọng rằng thị trường sẽ hình thành được các Tập đoàn, Tổng công ty viễn thông thực sự mạnh", Thứ trưởng chia sẻ. Đây sẽ là tiền đề để các nhà mạng làm chủ thị trường trong nước, vươn ra quốc tế.


Theo Thứ trưởng thì mô hình Viettel đang thành công ở nước ngoài, do đó, VNPT, MobiFone chắc chắn cũng sẽ có hướng tiến ra quốc tế trong thời gian tới, bên cạnh việc kinh doanh, sản xuất trong nước, từ đó mang lại thêm nhiều thị trường và lợi ích cho ngành viễn thông Việt Nam.


Trọng Cầm