Thảm Cho Bé

Các mẫu Thảm Cho Bé, Thảm Xốp Cho Trẻ, Thảm Lót Nhà Trẻ Eva, Thảm Cho Bé được làm từ chất liệu cao su và hạt nhựa Eva xuất xứ từ Việt Nam đảm bảo an toàn, không độc hại, độ đàn hồi cao và đặc biệt rất bền bỉ. Công dụng chống trơn và hạn chế chấn thương khi tập luyện sử dụng để trải lót sàn phòng tập võ; phòng tập luyện cho các bộ môn thể thao nhào lộn, Aerobic, trường học, nhà trẻ và phòng tập luyện võ thuật các bộ môn như: Taekwondo; Karatedo; Vovinam; Võ cổ truyền; Pencak silat; Sanshuu; Aikido; Judo; Boxing; Kickboxing; Muay; MMA..

GIẢM TỪ 20% KHI MUA THẢM TẬP VÕ SỐ LƯỢNG LỚN LH: 09 68 59 33 78

Thảm cho trẻ với các đường viền dễ dàng nối liền với nhau tạo thành một không gian rộng cho bé vui chơi thoải mái. Thảm xốp lót sàn cho trẻ được làm từ chất liệu cao su và hat nhựa eva, rất êm ái, bề mặt tiếp xúc chống trơn trượt sẽ đảm bảo được độ an toàn khi bé sử dụng.


Thảm Cho Bé




– Thảm lót sàn giúp giảm lực va đập khi bé ngã, giữ an toàn cho bé khi nô đùa.

– Bề mặt thảm xốp có thiết kế sần nhỏ chống trơn trượt hiệu quả.

– Giúp bé vui chơi an toàn, hạn chế trường hợp trượt ngã khi nô đùa.

– Thảm ghép chia miếng dễ dàng lắp ráp phù hợp từng không gian.

– Thuận tiện tháo ra những lúc không sử dụng giúp bảo quản tiện lợi.

– Bề mặt xốp nhanh khô, dễ dàng lau sạch để đảm bảo vệ sinh tốt hơn.

– Màu sắc rực rỡ của từng miếng thảm xốp mang đến vẻ tươi sáng cho căn phòng.

Thảm Tập Võ các bộ môn như: Taekwondo; Karatedo; Vovinam; Võ cổ truyền; Pencak silat; Sanshuu; Aikido; Judo; Boxing; Kickboxing; Muay; MMA.. .Là một trong những dụng cụ không thể thiếu cho bộ môn võ thuật và các môn thể thao.Là thảm mút xốp eva hàng Việt Nam chất lượng cao dùng lót sàn phòng tập võ.… giao hàng toàn quốc.

Thảm Tập Võ là sản phẩm thảm mút xốp eva hàng Việt Nam chất lượng cao, sử dụng để trải lót sàn phòng tập võ; phòng tập luyện cho các bộ môn thể thao nhào lộn, Aerobic, trường học, nhà trẻ.

Độ đàn hồi của thảm tốt sẽ giúp quá trình luyện tập của bạn trở nên dễ dàng hơn. Đặc biệt là khi thực hiện các động tác chống tay, chân hay tiếp xúc với mặt sàn sẽ không gây thương tích hay bị đau. Vì thế, dựa vào nhu cầu luyện tập bạn nên chọn cho mình những loại thảm tập võ có độ đàn hồi khác nhau.

Thứ Hai, 23 tháng 12, 2013

Khắp nơi đèn hoa chờ đêm Giáng sinh

Khắp nơi đèn hoa chờ đêm Giáng sinh

- Không khí đón Noel rộn ràng đang diễn ra khắp nơi. Đặc biệt tại Hà Nội và các tỉnh miền Bắc bất chấp giá lạnh, người người dường như nô nức, sẵn sàng cho đêm nay, đêm Giáng sinh.








Noel đã trở thành một ngày hội và là một nét văn hóa chung của người Việt. Tại các nhà thờ Công giáo ở Hà Nội, việc chuẩn bị cho ngày lễ kỷ niệm biến cố Thiên Chúa Giáng sinh (Noel) được chú ý đầu tư công sức từ khá sớm.








Giáng Sinh, Noel










Giáng Sinh, Noel
Nhà thờ Cửa Bắc được trang trí lộng lẫy.










Giáng Sinh, Noel

Nhà thờ Lớn uy nghi trong đêm. Nơi đây luôn là tâm điểm của người dân Hà Nội trong đêm Giáng sinh.












Giáng Sinh, Noel
Một góc nhà thờ Hàm Long.










Giáng Sinh, Noel
Nhà thờ xứ Kẻ Sét hơn 100 năm tuổi, một trong những ngôi nhà thờ đẹp nhất tại Hà Nội.










Giáng Sinh, Noel
Lung linh và đã sẵn sàng cho đêm Giáng sinh










Giáng Sinh, Noel
Đền Đức Mẹ Hằng cứu giúp Hà Nội.

Có lẽ tâm điểm của trang trí Giáng sinh của Nhà thờ là hang đá, nơi Chúa Giêsu đã giáng trần trong nghèo hèn và lạnh lẽo, để sống cuộc sống đơn sơ, nghèo khó của người cùng đinh trong xã hội.








Giáng Sinh, Noel










Giáng Sinh, Noel

Hang đá Nhà thờ Kẻ Sét: “Vinh danh Thiên Chúa trên trời. Bình an cho người ngay lành dưới thế”.












Giáng Sinh, Noel
Chúa Giêsu ra đời trong máng cỏ đơn sơ.










Giáng Sinh, Noel

Hang đá với máng cỏ nơi sinh Chúa Hài Đồng ở Đền Đức Mẹ Hằng cứu giúp (Nguyễn Lương Bằng, Hà Nội).












Giáng Sinh, Noel
Một sân khấu cho văn nghệ đêm Noel.







Giáng Sinh, Noel










Giáng Sinh, Noel
Hang đá tại một xứ đạo ở Cao Bằng.










Giáng Sinh, Noel
Hang đá ở Nhà thờ Lớn Hà Nội lúc đang được thi công.







Giáng Sinh, Noel

Không chỉ việc trang trí ở các nhà thờ Công giáo, Tin lành nói lên niềm háo hức, phấn chấn và tâm trạng của những Kitô hữu mà những hoạt động vì người nghèo, thăm hỏi, động viên những người hoạn nạn, đau khổ đã diễn ra từ khá sớm nhân mùa Giáng Sinh để đem tình yêu thương đến với tha nhân. Đặc biệt, mùa Giáng Sinh với người Công giáo cũng là mùa hòa giải của các Kitô hữu nêu cao tinh thần yêu thương, hóa giải những va chạm và bất hòa.











Giáng Sinh, Noel
Những chương trình văn nghệ, thánh ca sẽ diễn ra tại hầu khắp các nhà thờ.










Giáng Sinh, Noel
Một màn đồng ca chào đón Giáng sinh sớm trong đêm 23.12










Giáng Sinh, Noel

Noel là niềm vui không chỉ của người lớn, của tín hữu Công giáo, mà là của cả con trẻ đơn sơ, thánh thiện.












Giáng Sinh, Noel










Giáng Sinh, Noel

Những chú tuần lộc sáng bừng lên tại một khách sạn lớn ở Hà Nội. Đây cũng là điểm được rất nhiều bạn trẻ Hà Thành tìm đến tham quan, chụp hình vào dịp Giáng sinh.



Minh Thư - Hạnh Thúy






Đời xuống dốc vì bồ nhí: Sếp tổng mất chức, vào tù

Đời xuống dốc vì bồ nhí: Sếp tổng mất chức, vào tù

- Nhiều tổng giám đốc, mặc dù đã có vợ đẹp con khôn vẫn tự buộc chân mình vào những mối tình ngoài luồng. Khi bị phát hiện hoặc thời mặn nồng đã hết cũng là lúc sếp hoặc vào tù, hoặc mất chức và tai tiếng, chưa kể bị vợ con ruồng rẫy.





Tiền tham ô mua nhà cho bồ nhí

Cựu Tổng giám đốc Vinalines Dương Chí Dũng mới đây bị tòa tuyên án tử hình vì tội cố ý làm trái các quy định của nhà nước về quản lý kinh tế, gây thiệt hại gần 400 tỷ đồng và tham ô tài sản nhà nước.


Quá trình điều tra cho thấy ông Dương Chí Dũng đã sử dụng một phần số tiền tham ô để mua tặng “bồ nhí” tên Ph.T.T - người đã có con riêng với Dương Chí Dũng - 2 căn hộ chung cư: một căn tại tầng 29 tháp B tòa nhà Skycity, Láng Hạ, Hà Nội; một căn tại tòa nhà Pacific, Lý Thường Kiệt, Hà Nội. Mỗi căn hộ này có giá từ 4-6 tỷ đồng. Vì là tiền tham ô nên đến khi ông bị bắt, hai căn hộ này cũng bị kê biên.


Câu chuyện về người tình Ph.T.T là một dấu mốc gây nên bước ngoặt của cuộc đời Dương Chí Dũng. Cô gái này sinh năm 1982, quê ở huyện Thiệu Hóa, Thanh Hóa. Do gia đình khó khăn, Ph.T.T chỉ học hết lớp 10.











tổng-giám-đốc, ngoại-tình, Dương-Chí-Dũng, bồ-nhí, nhắn-tin, người-tình, chung-cư, đẻ-con-trai, từ-chức, tai-tiếng

Tòa nhà Sky City 88 Láng Hạ - nơi “bồ nhí” Dương Chí Dũng sở hữu căn hộ cao cấp



Cô ra Hà Nội làm giúp việc cho người thân, sau đó, Ph.T.T ra ngoài làm tiếp viên cho một số nhà hàng. Trong một lần đi nhậu, Dương Chí Dũng tình cờ gặp Ph.T.T và phải lòng cô. Hai người đến với nhau. Ph.T.T đã sinh cho Dương Chí Dũng một đứa con trai. Có lẽ vì sự ràng buộc đó nên Dương Chí Dũng đã tìm mọi cách cung phụng cho cô bồ nhí không công ăn việc làm và đứa con trai ngoài giá thú của mình, đẩy ông vào con đường phạm tội.


Người tình một thời của tổng giám đốc tự tử


Cư dân thị xã Tam Điệp (Ninh Bình) mấy ngày nay xôn xao khi hay tin hoa khôi một thời tỉnh Thanh là Phạm Thị Ngọc L. (sinh năm 1976), trưa 17/12 đã treo cổ tự tử ngay tại cổng công ty xi măng Vicem ở Tam Điệp. Cô được người dân xung quanh sơ cứu, đưa đi bệnh viện.


Song, tại sao L. lại tự tử trước cổng một công ty xi măng? Hóa ra, cô gái nổi tiếng xinh đẹp từng đoạt nhiều giải thưởng này được cho là bạn gái của ông Nguyễn Sĩ N., tổng giám đốc công ty.


Sự việc bắt nguồn từ trước đó, khi sáng 5/12, người đẹp đã bị TAND thị xã Tam Điệp (Ninh Bình) tuyên phạt 12 tháng tù giam về tội “cưỡng đoạt tài sản” khi đòi 20 triệu đồng của một cô gái tên H. (sinh năm 1988, trú tại phường Phú Sơn, Bỉm Sơn, Thanh Hoá) do H. có quan hệ tình cảm với ông N.











tổng-giám-đốc, ngoại-tình, Dương-Chí-Dũng, bồ-nhí, nhắn-tin, người-tình, chung-cư, đẻ-con-trai, từ-chức, tai-tiếng

Sau khi treo cổ lên cành cây nhưng bất thành, người tình của Tổng giám đốc công ty xi măng Vicem được người dân sơ cứu, đưa đi bệnh viện.



Người “giấu mặt” của vụ việc tai tiếng trên, ông Nguyễn Sĩ N., Tổng giám đốc Công ty ximăng Vicem Tam Điệp (Ninh Bình) sau đó tiếng thừa nhận giữa hai người từng có một thời gian dài gần gũi (có nguồn tin cho rằng tới 20 năm). Khi ấy là năm 1993, ông N. là một cán bộ tại Thanh Hoá còn Ngọc L. mới 18 tuổi. Theo lời ông N. thì bản thân ông “rất tôn trọng và dành cho Ngọc L. nhiều thứ, gồm cả tiền bạc và tinh thần”.


Ông N. khẳng định sau khi hai người có quan hệ tình cảm, chị L. từ một cô gái hiền lành, xinh đẹp đã dần thay tính đổi nết, trở thành một người hay có tính ghen tuông nên ông không còn tôn trọng.


Vị tổng giám đốc Công ty ximăng Vicem Tam Điệp còn cho rằng, “việc L. tìm đến cái chết chỉ là một vở kịch chứ chẳng có gan chết thật đâu”.


Tuy nhiên, cũng có thông tin cho rằng, vì đã “no xôi chán chè” với người tình cũ, ông N. đã có người mới. Số tiền 20 triệu mà Ngọc L. đòi là do cô đã không biết nên đưa cho hai người này đi nghỉ mát ở Sầm Sơn. Rơi vào vòng lao lý, lại bị người tình bỏ rơi nên Ngọc L. gần như trở nên điên loạn.


Không biết lời nói của ai là đúng, nhưng việc một tổng giám đốc quan hệ ngoài luồng với cô gái rồi lại tiếp tục lằng nhằng với người khác thì quả thật là tai tiếng.


Tổng giám đốc chi 1 tỷ mua bằng chứng ngoại tình


Ông Lê Nhuận - Tổng Giám đốc, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Dược Khánh Hòa, đã hai lần có đơn tố cáo một nữ nhân viên kinh doanh tại chi nhánh TP.HCM của ông ty, tên T., tống tiền mình 1 tỷ đồng đến Cơ quan CSĐT Công an TP.HCM. Ngược lại, nữ nhân viên này cũng có đơn gửi rất nhiều cơ quan, tổ chức Đảng ở Khánh Hòa tố cáo ông Nhuận lừa tình, vi phạm đạo đức lối sống...


Theo lời ông Nhuận, tháng 8/2012, cô T tự ý bỏ việc không có lý do và liên tục điện thoại, nhắn tin chửi bới, gửi email và hình ảnh của ông Nhuận mà T. chụp được bằng điện thoại cho ông cùng vợ con ông. Cô T. đe dọa sẽ gửi những tấm hình trên cho các đối tác làm ăn của ông Nhuận. Sau đó, cô yêu cầu ông phải đưa cho cô 70.000 AUD (đô la Úc, sau đó hai bên mặc cả xuống 50.000 AUD) thì mới để yên.











tổng-giám-đốc, ngoại-tình, Dương-Chí-Dũng, bồ-nhí, nhắn-tin, người-tình, chung-cư, đẻ-con-trai, từ-chức, tai-tiếng

Ông Lê Nhuận và cô T thời còn chưa xảy ra tố cáo lẫn nhau.



Tuy nhiên, cô T. lại cho rằng: “Chính ông Nhuận đã điện thoại, nhắn tin nài nỉ tôi nhận tiền nhằm “hỗ trợ” tôi có cuộc sống tốt hơn. Đổi lại, ông ấy muốn tôi đưa cho toàn bộ chứng cứ của cuộc tình giữa tôi và ông ấy. Tôi vẫn còn lưu tất cả tin nhắn của ông ta làm bằng chứng... ”. Trên thực tế, đúng là toàn bộ tin nhắn trao đổi qua lại giữa cô T. đều xuất phát từ số điện thoại 0913460xxx - số của ông Nhuận đang dùng.


Sau một năm xác minh, Ban thường vụ Đảng uỷ tỉnh Khánh Hoà kết luận: Các nội dung trong đơn tố cáo đều không đủ chứng cứ, chưa đủ cơ sở để kết luận ông Lê Nhuận vi phạm đạo đức lối sống, thiếu chuẩn mực văn hóa nên “không xử lý kỷ luật”. Số tin nhắn từ điện thoại của ông Nhuận là của vợ ông, do ghen tuông đã lấy máy của ông để tự nhắn cho cô T.


Đúng là khi tình hết thì mọi chuyện đều có thể xảy ra. Cô bồ một thời của tổng giám đốc giờ mất việc, tai tiếng vì cặp với người đã có gia đình (mặc dù theo lời cô ông đã từng hứa ly dị vợ để cưới mình). Còn vị tổng giám đốc cũng ê mặt trước bàn dân thiên hạ, bởi ai cũng hiểu rằng “không có lửa thì sao có khói”.


Phó tổng Transerco xin từ chức vì ngoại tình











tổng-giám-đốc, ngoại-tình, Dương-Chí-Dũng, bồ-nhí, nhắn-tin, người-tình, chung-cư, đẻ-con-trai, từ-chức, tai-tiếng

Vợ ông Huy, cựu trung tá công an Trần Thị Kim Phượng



Mối tình của ông Nguyễn Thanh Cao Huy, Phó tổng giám đốc Tổng công ty Vận tải Hà Nội (Transerco), đại biểu HĐND TP. Hà Nội với một cô gái ở ở Thái Nguyên, có con hơn 3 tuổi, đã bị phanh phui khi vợ ông, cựu trung tá công an Trần Thị Kim Phượng, làm đơn tố cáo.


Bà Phượng đã trải qua một cuộc hành trình gian nan 2 tháng để truy tìm dấu vết “vợ bé” của chồng, với hàng nghìn cuộc gọi từ số của ông cho “vợ bé”.


Trước những bằng chứng không thể phủ nhận, ông Nguyễn Thanh Cao Huy, sinh năm 1957, Phó tổng giám đốc Transerco đã thú nhận toàn bộ sự việc với Ủy ban Kiểm tra thành ủy Hà Nội. Ông có quan hệ bất hợp pháp với người phụ nữ ở thành phố Thái Nguyên tên Hương (1980), phường Gia Sàng và có một đứa con trai hơn 3 tuổi.


Vì mối quan hệ ngoài luồng này, ông Huy đã xin từ chức Phó tổng giám đốc Transerco vì đã gây ảnh hưởng uy tín của đơn vị.


Ng.Hà (tổng hợp)








tổng-giám-đốc, ngoại-tình, Dương-Chí-Dũng, bồ-nhí, nhắn-tin, người-tình, chung-cư, đẻ-con-trai, từ-chức, tai-tiếng





Cây thông Noel và bài học về hạnh phúc

Cây thông Noel và bài học về hạnh phúc
Hạnh phúc là được chia sẻ và chia sẻ, không phải là quyền cao chức trọng, không phải có bao nhiêu tiền trong tài khoản và có bao nhiêu nhà cửa, và những thứ, những giá trị luôn tính bằng tiền.

Một mùa Giáng sinh nữa ở nước Mỹ, tôi rủ các con đi mua cây thông Noel tại trang trại của một gia đình nông dân gần nhà. Trang trại rộng khoảng vài hecta, cây cối mọc tự nhiên như rừng, có loại cây thông nhỏ trồng mất khoảng 7-10 năm, ở vùng đất khô cằn, giống hệt người VN nuôi gốc đào, gốc mai. Họ nuôi gà, vịt, thỏ và trồng rau sạch.


Ông chủ trang trại ra chào đón rất niềm nở, giới thiệu các loại nông sản trồng được. Một bạn trẻ trông rất tri thức giới thiệu với tôi cặn kẽ về thông. Anh vặt một nụ nhỏ, bóp bóp nhẹ, cho tôi ngửi, đúng là thơm nồng thật, nếu để trong nhà, hương có thể thơm cả tháng. Dưới ánh nến, đèn sáng mờ ảo, và lò sưởi, ngoài trời tuyết rơi trắng xóa, cây thông tỏa hương, với chén rượu vang ngồi cùng bè bạn, giấc mơ Mỹ đó, anh ạ.











Noel, thông, GIáng sinh, hạnh phúc, quà giáng sinh
Trang trại của bác nông dân. Ảnh: HM

Tôi hỏi, lấy cây thông thế này có phá môi trường không. Anh bạn trẻ giải thích, giữ rừng có nhiều cách, có cách không bao giờ khai thác, để tự nhiên vài thế kỷ. Nhưng có những nơi cần quay vòng sử dụng. Người theo đạo Thiên chúa thích cây Noel, nhất là cây thật. Nhưng dùng xong, họ mang đến một chỗ qui định hoặc bộ phận thu rác, cho vào nghiền vụn rồi bán cho nơi sản xuất đồ gỗ, giấy, không cái gì bị vứt đi cả.


Anh bạn trẻ là tình nguyện viên, hàng ngày làm ở cửa hàng cho bác nông dân 3 tiếng, nhằm gây quỹ từ thiện từ một phần tiền bán hàng.


Nghe cả chủ lẫn người tình nguyện viên nói hay quá, tôi chọn cây bé nhất, bác chủ trang trại giảm cho 20% và thông báo, gia đình tôi cũng đóng góp từ thiện cho trẻ nghèo ở châu Phi. Nói rồi bác chỉ ra bảng có dán mấy cái ảnh các cháu nghèo ở nước xa xôi.











Noel, thông, GIáng sinh, hạnh phúc, quà giáng sinh
Tiền thu được sẽ trích một phần giúp những người khó khăn. Ảnh: HM

Tôi dừng lại tán chuyện rất lâu, hỏi tại sao có cây Giáng Sinh, sao lại là cây thông. Anh bạn trẻ kể khá chi tiết vài tích, trong đó tích dưới đây:


"Tương truyền, một lần Martin Luther, nhà truyền đạo người Đức ở thế kỷ 15, dạo bước qua những cánh rừng vào một đêm Noel khoảng năm 1500. Hàng triệu vì sao sáng lấp lánh qua kẽ lá. Luther thực sự ngỡ ngàng trước vẻ đẹp của một loài cây nhỏ, trên cành cây tuyết trắng phủ đầy, lung linh dưới ánh trăng.


Khi trở về, ông đã đặt một cây thông nhỏ trong nhà và kể lại câu chuyện này với lũ trẻ. Để tái tạo ánh sáng lấp lánh của muôn ngàn ánh sao, ông treo nến lên cành cây thông và thắp sáng những ngọn nến ấy với lòng tôn kính ngày Chúa giáng sinh.


Ông giải thích, các cây nến cháy sáng trên các nhánh của cây thông tượng trưng cho ánh sáng của Đức Giêsu mang đến cho nhân loại, màu xanh tươi quanh năm của cây thông tượng trưng cho Đức Chúa Trời hằng hữu. Phong tục cây Giáng sinh trở nên phổ biến từ đó."


Quay lại chuyện với bác nông dân. Sống ngay bên con đường nhộn nhịp, cạnh đó là một khu nhà sang trọng, nhưng bác vẫn sống bình dị như ở quê. Tôi hỏi đùa bác có bán đất không. Bác trả lời, đây là đất của gia đình, không bao giờ bán.


Chả là khu nhà gần đó xây rất đẹp, nhưng rất ít cây xanh, nên chính quyền kiện chủ thầu vì không làm đúng thiết kế là tỷ lệ cây xanh, đất công cộng và nhà cửa phải hài hòa.


Người chủ thầu định mua nốt mấy hecta đất của bác nông dân, nhưng gia đình không bán, vì cha mẹ ông bà họ đã sống mấy đời. Nhiều người khác cũng hỏi mua nhưng giá nào họ cũng lắc đầu, dù trông gia đình không phải giàu có gì.











Noel, thông, GIáng sinh, hạnh phúc, quà giáng sinh
Những cây thông. Ảnh: HM

Tuy nhiên, qua vài lần đàm phán, chủ thầu mua quyền xây nhà. Nghĩa là gia đình vẫn sở hữu miếng đất, trồng cấy, chăn nuôi, nhưng không được xây cất gì nữa. Có tiền bác lại đầu tư và trang trại, nhà kính trồng rau. Mùa nào thức nấy, gia đình này cứ thế "tần tảo" nuôi nhau.


Dư đôi chút họ chia sẻ với người nghèo khắp mọi nơi. Bán thông Noel để dành 25% tiền lãi làm từ thiện.


Tôi đùa bác, bác bán đất, kiếm vài triệu đô la, thì chẳng phải lo tiền nong tới cuối đời. Bác cười, anh hiểu nhầm về giấc mơ Mỹ. Những người Mỹ như bác nông dân này quan niệm hạnh phúc không phải có bao nhiêu tiền, được sống trong ngôi nhà rộng mông mênh, đi khắp thế giới. Mà bác cho rằng, hạnh phúc là biết chia sẻ và được chia sẻ.


Bác bán quyền xây nhà cho khu dân cư bên cạnh để đảm bảo con cháu hay chủ mới không bao giờ được xây nhà. Dân cư trong khu vực được hưởng môi trường xanh tươi bốn mùa, không còn chuyện nhà cửa san sát, môi trường bền vững của nước Mỹ có được là vì thế.


Tôi mang cây về cho vào chậu, gọi lũ trẻ ra treo đèn, trang trí và được cây thông xinh xinh. Vừa làm tôi vừa nghĩ ngợi về ông già Santa đi chia quà cho lũ trẻ mơ trong đêm Noel và những điều tôi nghe được từ bác nông dân Mỹ.











Noel, thông, GIáng sinh, hạnh phúc, quà giáng sinh
Cây thông Noel sau khi trang trí. Ảnh: HM

Hạnh phúc là được chia sẻ và chia sẻ, không phải là quyền cao chức trọng, không phải có bao nhiêu tiền trong tài khoản và có bao nhiêu nhà cửa, và những thứ, những giá trị luôn tính bằng tiền.


Ngày nay trên thế giới ảo, có hàng tỷ gói quà ảo, lời chúc ảo được gửi đi. Có mấy ai biết được người gửi có hôn gió vào lời họ viết và người nhận có thấy được chút tình trong cái ảnh hay lời ca gửi gắm.


Chợt nhớ đến vài đô la từ thiện do bác nông dân Mỹ đã thuyết phục tôi mua cây thông Noel, hôm tới sẽ đến được gốc cây Giáng Sinh nào đó trên trái đất. Trong cái tất đỏ là món quà, dù chẳng có tên tuổi, không lời chúc của chủ nhân, nhưng tôi tin, hộp quà ấy chứa bao nụ hôn, tình thương của những người gửi. Và người nhận hẳn sẽ dâng trào hạnh phúc.


Nếu đọc được câu chuyện này, chắc hẳn các con tôi cũng như bao đứa trẻ trên thế giới, sẽ tin ông già Noel là có thật trên đời.


Hiệu Minh - Noel 2013 ở Washington DC, Hoa Kỳ






Cận cảnh vụ cháy làm 5 người chết tại Đồng Nai

Cận cảnh vụ cháy làm 5 người chết tại Đồng Nai


- Một clip ghi lại hình ảnh vụ cháy căn nhà 2 tầng tại phường Trung Dũng, TP Biên Hòa, Đồng Nai khiến 5 người thiệt mạng vừa được người dân cung cấp cho VietNamNet.





Trong clip, ngọn lửa bùng lên dữ dội khiến nhiều người đi đường hốt hoảng. Nhiều người bất lực chứng kiến ngọn lửa bao trùm toàn bộ căn nhà. Khi lực lượng chức năng đến nơi thì mọi chuyện đã quá muộn.


XEM CLIP:


Vũ Đoan(clip do bạn đọc cung cấp)



Cận cảnh, vụ cháy, kinh hoàng, người chết, Đồng Nai






Chủ tịch tỉnh bác bộ trưởng về '1%' công chức cắp ô

Chủ tịch tỉnh bác bộ trưởng về '1%' công chức cắp ô

- Đội ngũ cán bộ, công chức không làm được việc chắc chắn cũng phải cỡ hai con số. Bảo là 1-2% thì không phải - Chủ tịch tỉnh Thanh Hóa Trịnh Văn Chiến phản ánh.






Hội nghị trực tuyến của Chính phủ với các địa phương triển khai nghị quyết QH về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 2014 diễn ra hôm nay (23/12) dưới sự chủ trì của Thủ tướng.


Không máy móc về tăng trưởng


Phát biểu đầu tiên, Chủ tịch TP Hà Nội Nguyễn Thế Thảo nhấn mạnh nỗ lực đảm bảo tăng trưởng để giải quyết việc làm, kích cầu tiêu dùng để thúc đẩy sản xuất nội địa, tăng tích lũy.











chủ tịch tỉnh, Thanh Hóa, Hà Nội, bộ trưởng nội vụ, công chức cắp ô
Ảnh: VGP

Ông cũng cho rằng cần có thống nhất về tăng trưởng, đầu tư. Theo đó, tăng trưởng không chạy theo chiều rộng mà đảm bảo vừa theo chiều rộng, vừa chiều sâu, đảm bảo sử dụng lực lượng lao động, ứng dụng khoa học công nghệ...


Ông Thảo kiến nghị xem xét các điều kiện hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận vốn, bởi các thủ tục về bảo lãnh, thế chấp của ngân hàng vẫn đang làm khó doanh nghiệp. Riêng tồn kho bất động sản, phải có giải pháp mạnh hơn mới tan băng thị trường bởi hiện nhiều dự án chủ đầu tư vẫn "không hề chịu giảm giá" theo quy luật lên xuống của thị trường.


Ông cũng kiến nghị, các ngân hàng nên có gói riêng để "tự giải cứu" nguồn vốn đang bị đọng. Đặc biệt gói giải pháp của Chính phủ chỉ nên tập trung bảo lãnh cho phân khúc nhà ở xã hội, không thể rộng như hiện nay.


Về phần mình, Chủ tịch UBND TP.HCM Lê Hoàng Quân kiến nghị tập trung hỗ trợ doanh nghiệp tái cấu trúc, nhất là trong lĩnh vực công nghiệp phụ trợ, doanh nghiệp vừa và nhỏ.


Ông cũng nêu nhu cầu bức thiết hỗ trợ từ Chính phủ giúp các địa phương tìm hiểu, tiếp cận các cơ chế thương mại đa phương quốc tế mà Việt Nam đã và đang chuẩn bị tham gia như các hiệp định thương mại FTA, hay hiệp định TPP đang đàm phán...


Không để đơn khiếu nại "kính chuyển"


Một kiến nghị khác của Chủ tịch UBND TP Hà Nội, đó là đẩy mạnh cải cách thể chế, đặc biệt là việc phân cấp trách nhiệm trong bộ máy hành chính. Hiện bộ máy hành chính vẫn tồn tại "song trùng thủ tục".


Theo ông Thảo, phân cấp trách nhiệm cho địa phương nhưng có khi bộ vẫn muốn "ghé", địa phương khi thực hiện vẫn được yêu cầu phải báo cáo bộ nọ, bộ kia trước khi ra quyết định.


Nếu không có cơ chế rõ ràng hơn thì sẽ còn chuyện "trên giao xuống dưới, dưới quay đi quay lại".


"Nếu không làm rõ sẽ vẫn diễn ra tình trạng khi có thành tích thì ta đều hưởng ứng, nhưng khi xảy ra vấn đề, không ai chịu trách nhiệm. Cải cách hành chính cần làm rõ trách nhiệm về cơ chế song trùng thủ tục, để thực hiện thẩm quyền, trách nhiệm được giao rõ ràng" - ông nói.


Những vấn đề an sinh xã hội, ổn định trật tự an toàn xã hội cũng được nêu ra tại hội nghị. Bộ trưởng Công an Trần Đại Quang cho hay, trong năm qua có hơn 1.200 vụ khiếu kiện vượt cấp lên trung ương làm tình hình giải quyết phức tạp. Có nhiều vụ kéo dài, chây ì, đặc biệt khiếu kiện về đất đai.











chủ tịch tỉnh, Thanh Hóa, Hà Nội, bộ trưởng nội vụ, công chức cắp ô
Bộ trưởng Công an Trần Đại Quan. Ảnh: VGP

Bộ trưởng đề nghị các địa phương cần tập trung phối hợp với các cơ quan chức năng, giải quyết ổn định tại chỗ, không để phức tạp kéo dài, hạn chế tối đa khiếu kiện đông người, vượt cấp lên Trung ương. Các cơ quan chức năng cần trả lời thẳng thắn ngay đúng hay sai trong thẩm quyền của mình, tránh tình tình trạng “kính chuyển” đi lòng vòng nhiều nơi gây phức tạp và tâm lý trông chờ hy vọng, gây khó khăn cho việc giải quyết dứt điểm.


Công chức 'cắp ô' chắc chắn phải 2 con số


Về vấn đề nhân lực, Chủ tịch tỉnh Thanh Hóa Trịnh Văn Chiến phản ánh thực trạng chất lượng đội ngũ cán bộ công chức. "Đội ngũ cán bộ công chức không làm được việc chắc chắn cũng phải cỡ hai con số. Bảo là 1-2% thì không phải" - ông cho hay.











chủ tịch tỉnh, Thanh Hóa, Hà Nội, bộ trưởng nội vụ, công chức cắp ô
Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Trịnh Văn Chiến

Hồi tháng 9, tại phiên họp Thường vụ QH, Bộ trưởng Nội vụ đã đưa ra con số sơ bộ khoảng 1% công chức cả nước không hoàn thành nhiệm vụ.


Ông Chiến kể vừa qua đã chỉ đạo thi tuyển công chức tuyệt đối bí mật, khách quan. "Tôi chỉ đạo không được ai gửi, ai gửi tôi không duyệt". Kỳ thi tuyển có 419 thí sinh đăng ký nhưng lại có "kết quả buồn" - theo ông Chiến. Chỉ có 120 thí sinh đạt 50 điểm/5 môn, tỉ lệ trượt 71,4%.


"Làm nghiêm thì rõ kết quả như vậy. Mấy năm trước cứ thi là đậu, nguy hiểm là bộ máy tuyển vào chất lượng không đảm bảo, Bộ Nội vụ đã có đề án cần quyết liệt tuyển chặt đầu vào, chất lượng trong bộ máy mới tốt lên được" - ông Chiến nêu.


Về nông nghiệp, ông Chiến báo cáo thực trạng dân bỏ ruộng, trả ruộng với diện tích lên đến 1.100 ha. "Gốc bỏ ruộng là do hiệu quả sản xuất nông nghiệp quá thấp".


Đầu tư vào nông nghiệp lãi thấp nên doanh nghiệp ít đầu tư. Ông cho hay, nếu làm tốt chuyển đổi ruộng đất, kêu gọi doanh nghiệp đầu tư bên cạnh sự hỗ trợ chính sách, điều kiện của chính quyền thì đầu ra cho nông nghiệp sẽ tốt hơn.


Lãnh đạo Đồng Tháp cho hay kinh nghiệm thu hút doanh nghiệp vào nông nghiệp bước đầu có tín hiệu lạc quan nhưng về lâu dài không thể chỉ một tỉnh hay một vùng làm, vì động đến nhiều vấn đề chính sách, thể chế, cần có sự dẫn dắt của bộ, ngành.


Hội nghị tiếp tục làm việc trong ngày mai (24/12).


Linh Thư



chủ tịch tỉnh, Thanh Hóa, Hà Nội, bộ trưởng nội vụ, công chức cắp ô





Chủ tịch tỉnh bác bộ trưởng về '1%' công chức cắp ô

Chủ tịch tỉnh bác bộ trưởng về '1%' công chức cắp ô

- Đội ngũ cán bộ, công chức không làm được việc chắc chắn cũng phải cỡ hai con số. Bảo là 1-2% thì không phải - Chủ tịch tỉnh Thanh Hóa Trịnh Văn Chiến phản ánh.






Hội nghị trực tuyến của Chính phủ với các địa phương triển khai nghị quyết QH về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 2014 diễn ra hôm nay (23/12) dưới sự chủ trì của Thủ tướng.


Không máy móc về tăng trưởng


Phát biểu đầu tiên, Chủ tịch TP Hà Nội Nguyễn Thế Thảo nhấn mạnh nỗ lực đảm bảo tăng trưởng để giải quyết việc làm, kích cầu tiêu dùng để thúc đẩy sản xuất nội địa, tăng tích lũy.











chủ tịch tỉnh, Thanh Hóa, Hà Nội, bộ trưởng nội vụ, công chức cắp ô
Ảnh: VGP

Ông cũng cho rằng cần có thống nhất về tăng trưởng, đầu tư. Theo đó, tăng trưởng không chạy theo chiều rộng mà đảm bảo vừa theo chiều rộng, vừa chiều sâu, đảm bảo sử dụng lực lượng lao động, ứng dụng khoa học công nghệ...


Ông Thảo kiến nghị xem xét các điều kiện hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận vốn, bởi các thủ tục về bảo lãnh, thế chấp của ngân hàng vẫn đang làm khó doanh nghiệp. Riêng tồn kho bất động sản, phải có giải pháp mạnh hơn mới tan băng thị trường bởi hiện nhiều dự án chủ đầu tư vẫn "không hề chịu giảm giá" theo quy luật lên xuống của thị trường.


Ông cũng kiến nghị, các ngân hàng nên có gói riêng để "tự giải cứu" nguồn vốn đang bị đọng. Đặc biệt gói giải pháp của Chính phủ chỉ nên tập trung bảo lãnh cho phân khúc nhà ở xã hội, không thể rộng như hiện nay.


Về phần mình, Chủ tịch UBND TP.HCM Lê Hoàng Quân kiến nghị tập trung hỗ trợ doanh nghiệp tái cấu trúc, nhất là trong lĩnh vực công nghiệp phụ trợ, doanh nghiệp vừa và nhỏ.


Ông cũng nêu nhu cầu bức thiết hỗ trợ từ Chính phủ giúp các địa phương tìm hiểu, tiếp cận các cơ chế thương mại đa phương quốc tế mà Việt Nam đã và đang chuẩn bị tham gia như các hiệp định thương mại FTA, hay hiệp định TPP đang đàm phán...


Không để đơn khiếu nại "kính chuyển"


Một kiến nghị khác của Chủ tịch UBND TP Hà Nội, đó là đẩy mạnh cải cách thể chế, đặc biệt là việc phân cấp trách nhiệm trong bộ máy hành chính. Hiện bộ máy hành chính vẫn tồn tại "song trùng thủ tục".


Theo ông Thảo, phân cấp trách nhiệm cho địa phương nhưng có khi bộ vẫn muốn "ghé", địa phương khi thực hiện vẫn được yêu cầu phải báo cáo bộ nọ, bộ kia trước khi ra quyết định.


Nếu không có cơ chế rõ ràng hơn thì sẽ còn chuyện "trên giao xuống dưới, dưới quay đi quay lại".


"Nếu không làm rõ sẽ vẫn diễn ra tình trạng khi có thành tích thì ta đều hưởng ứng, nhưng khi xảy ra vấn đề, không ai chịu trách nhiệm. Cải cách hành chính cần làm rõ trách nhiệm về cơ chế song trùng thủ tục, để thực hiện thẩm quyền, trách nhiệm được giao rõ ràng" - ông nói.


Những vấn đề an sinh xã hội, ổn định trật tự an toàn xã hội cũng được nêu ra tại hội nghị. Bộ trưởng Công an Trần Đại Quang cho hay, trong năm qua có hơn 1.200 vụ khiếu kiện vượt cấp lên trung ương làm tình hình giải quyết phức tạp. Có nhiều vụ kéo dài, chây ì, đặc biệt khiếu kiện về đất đai.











chủ tịch tỉnh, Thanh Hóa, Hà Nội, bộ trưởng nội vụ, công chức cắp ô
Bộ trưởng Công an Trần Đại Quan. Ảnh: VGP

Bộ trưởng đề nghị các địa phương cần tập trung phối hợp với các cơ quan chức năng, giải quyết ổn định tại chỗ, không để phức tạp kéo dài, hạn chế tối đa khiếu kiện đông người, vượt cấp lên Trung ương. Các cơ quan chức năng cần trả lời thẳng thắn ngay đúng hay sai trong thẩm quyền của mình, tránh tình tình trạng “kính chuyển” đi lòng vòng nhiều nơi gây phức tạp và tâm lý trông chờ hy vọng, gây khó khăn cho việc giải quyết dứt điểm.


Công chức 'cắp ô' chắc chắn phải 2 con số


Về vấn đề nhân lực, Chủ tịch tỉnh Thanh Hóa Trịnh Văn Chiến phản ánh thực trạng chất lượng đội ngũ cán bộ công chức. "Đội ngũ cán bộ công chức không làm được việc chắc chắn cũng phải cỡ hai con số. Bảo là 1-2% thì không phải" - ông cho hay.











chủ tịch tỉnh, Thanh Hóa, Hà Nội, bộ trưởng nội vụ, công chức cắp ô
Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Trịnh Văn Chiến

Hồi tháng 9, tại phiên họp Thường vụ QH, Bộ trưởng Nội vụ đã đưa ra con số sơ bộ khoảng 1% công chức cả nước không hoàn thành nhiệm vụ.


Ông Chiến kể vừa qua đã chỉ đạo thi tuyển công chức tuyệt đối bí mật, khách quan. "Tôi chỉ đạo không được ai gửi, ai gửi tôi không duyệt". Kỳ thi tuyển có 419 thí sinh đăng ký nhưng lại có "kết quả buồn" - theo ông Chiến. Chỉ có 120 thí sinh đạt 50 điểm/5 môn, tỉ lệ trượt 71,4%.


"Làm nghiêm thì rõ kết quả như vậy. Mấy năm trước cứ thi là đậu, nguy hiểm là bộ máy tuyển vào chất lượng không đảm bảo, Bộ Nội vụ đã có đề án cần quyết liệt tuyển chặt đầu vào, chất lượng trong bộ máy mới tốt lên được" - ông Chiến nêu.


Về nông nghiệp, ông Chiến báo cáo thực trạng dân bỏ ruộng, trả ruộng với diện tích lên đến 1.100 ha. "Gốc bỏ ruộng là do hiệu quả sản xuất nông nghiệp quá thấp".


Đầu tư vào nông nghiệp lãi thấp nên doanh nghiệp ít đầu tư. Ông cho hay, nếu làm tốt chuyển đổi ruộng đất, kêu gọi doanh nghiệp đầu tư bên cạnh sự hỗ trợ chính sách, điều kiện của chính quyền thì đầu ra cho nông nghiệp sẽ tốt hơn.


Lãnh đạo Đồng Tháp cho hay kinh nghiệm thu hút doanh nghiệp vào nông nghiệp bước đầu có tín hiệu lạc quan nhưng về lâu dài không thể chỉ một tỉnh hay một vùng làm, vì động đến nhiều vấn đề chính sách, thể chế, cần có sự dẫn dắt của bộ, ngành.


Hội nghị tiếp tục làm việc trong ngày mai (24/12).


Linh Thư



chủ tịch tỉnh, Thanh Hóa, Hà Nội, bộ trưởng nội vụ, công chức cắp ô





Những sinh viên, cử nhân nổi tiếng bất đắc dĩ

Những sinh viên, cử nhân nổi tiếng bất đắc dĩ

- Năm 2013, nhiều sinh viên, cử nhân, thạc sĩ được… lên báo trong những tình huống khá bất ngờ, nhưng điển hình cho thực tế đào tạo tại Việt Nam.




Thủ khoa có “bố ở ống cống”


Đó là em Nguyễn Hữu Tiến, thủ khoa trường ĐH Y Hà Nội. Trong kỳ tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2013, Tiến trở thành thủ khoa được nhiều người quan tâm nhất không hẳn vì kết quả thi đạt 29,5 điểm, mà vì hoàn cảnh gia đình khó khăn, đặc biệt với người bố “sống ở ống cống”, người mẹ chịu thương chịu khó vất vả mưu sinh nuôi 4 người con ăn học.











sinh viên, cử nhân, xin việc, Bộ trưởng, Đinh La Thăng
Hai anh em Nguyễn Hữu Tiến

Ông Nguyễn Hữu Định, bố của Tiến, đã có 10 năm phiêu bạt khắp thủ đô kiếm tiền nuôi các con ăn học. Câu chuyện gây chú ý trong xã hội về tình cha - con và sự bền bỉ của gia đình nghèo hiếu học. Sau khi hoàn cảnh gia đình Tiến được đưa lên báo, rất nhiều nhà hảo tâm đã đề nghị được giúp đỡ.


Đến cuối tháng 8, Nguyễn Hữu Tiến lại gây “sóng gió” trước thông tin em đủ tiêu chuẩn lên đường nhập ngũ. Đã rất nhiều ý kiến tranh luận về việc Tiến nên thực hiện nghĩa vụ quân sự trước rồi về học tập, hay Tiến cần được tạo điều kiện để theo học.


Ban chỉ huy quân sự xã Phương Tú, huyện Ứng Hòa, Hà Nội sau đó đã có quyết định tạm hoãn nghĩa vụ quân sự cho Nguyễn Hữu Tiến và các thanh niên trúng tuyển đại học của xã, tạo điều kiện cho Tiến thực hiện ước mơ trở thành bác sĩ của mình.


“Thủ khoa thất nghiệp” được bộ trưởng nhận làm việc


Tân cử nhân may mắn này là La Văn Ngọ, thủ khoa vừa tốt nghiệp chuyên ngành Kỹ sư an toàn giao thông, trường ĐH Giao thông vận tải, với điểm trung bình toàn khóa là 8.77.


Cuối tháng 8/2013, sau khi biết Ngọ đang gặp khó khăn tìm việc làm, Bộ trưởng Đinh La Thăng đã quyết định nhận cử nhân này về làm việc tại Viện khoa học công nghệ GTVT.











sinh viên, cử nhân, xin việc, Bộ trưởng, Đinh La Thăng
Thủ khoa La Văn Ngọ được Bộ trưởng Đinh La Thăng tiếp nhận

Hoàn cảnh gia đình khó khăn, ngay từ khi là sinh viên năm thứ nhất, La Văn Ngọ (sinh tại Quế Phong, Nghệ An) đã làm rất nhiều việc để có tiền trang trải cuộc sống và học tập. Em từng làm gia sư, làm biển hiệu đèn LED, phát tờ rơi quảng cáo, được các thầy cô giáo trong trường tạo điều kện tham gia các dự án… để có thêm thu nhập. Sau khi ra trường với tấm bằng giỏi, mặc dù đã xin việc nhiều nơi Ngọ vẫn bị chối với lý do “chưa có kinh nghiệm”.


Ngạc nhiên và cảm động là tâm trạng của Ngọ khi được Bộ trưởng giúp tìm việc. “Em hứa sẽ phấn đấu hết mình để không phụ sự quan tâm và tin tưởng của Bộ trưởng", Ngọ xúc động chia sẻ.


Thạc sĩ được ông Nguyễn Bá Thanh tìm việc


Tại buổi tiếp xúc cử tri quận Sơn Trà (Đà Nẵng) chiều 23/9, sau khi nghe bà Lê Thị Giỏi bức xúc chuyện con mình là Phan Thị Trang Nhung (26 tuổi), tốt nghiệp đại học và thạc sĩ đều đạt loại giỏi nhưng không xin được việc phải đi làm công nhân, ông Nguyễn Bá Thanh đã hẹn gặp và xem xét hồ sơ. Sau đó, Trưởng ban Nội chính T.Ư Nguyễn Bá Thanh đã “bút phê” vào hồ sơ xin việc của thạc sĩ này gửi các cơ quan chức năng xin việc làm.











sinh viên, cử nhân, xin việc, Bộ trưởng, Đinh La Thăng

Thạc sĩ Phan Thị Trang Nhung được ông Nguyễn Bá Thanh tìm việc



Phan Thị Trang Nhung tốt nghiệp cấp ba năm 2006 với thành tích 12 năm học sinh giỏi. Sau khi Nhung tốt nghiệp đại học và thạc sĩ loại giỏi, đi xin việc nhiều nơi nhưng đều bị từ chối, Nhung đã phải xin vào làm công nhân thời vụ cho một công ty sản xuất nhựa tại Hòa Khánh. Chấp nhận làm công nhân nhưng cũng không được vào biên chế, vì công ty không có tiền trả lương theo bậc thạc sĩ, phần vì sợ người có bằng cấp sẽ nhảy việc.


Phan Thị Trang Nhung đã có “tâm thư” gửi ông Nguyễn Bá Thanh, Trong thư, Nhung bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc tới sự quan tâm của ông Nguyễn Bá Thanh dành cho mình, và còn đề cập một vấn đề lớn hơn, khi nhận định chính mình là “nạn nhân” của tình trạng đào tạo tràn lan: “Những người học sư phạm ra trường như cháu thất nghiệp quá đông, trong khi hàng năm các trường sư phạm vẫn đào tạo ồ ạt hàng loạt sinh viên. Cần có một sự thắt chặt đào tạo để phù hợp với nhu cầu tuyển dụng lao động xã hội hiện nay”.


Đưa ra nước ngoài đào tạo, trở về làm nông


Được chọn đi đào tạo ngành hoá dầu tại Rumani với học bổng của Bộ GD-ĐT, sau 5 năm Lê Văn Hậu (sinh năm 1989, thôn 4, xã Điện Hồng, H. Điện Bàn, Quảng Nam) trở về nước với tấm bằng tốt nghiệp loại xuất sắc.


Hơn 3 tháng sau ngày về nước, Hậu đã gửi hàng chục hồ sơ xin việc ở các công ty như Lọc hóa dầu Bình Sơn, thuộc Khu kinh tế Dung Quất, Quảng Ngãi nhưng không thấy hồi âm. Lên mạng tìm kiếm các công ty trong và ngoài nước có chuyên ngành liên quan để gửi hồ sơ cũng chưa có công ty nào nhận.











sinh viên, cử nhân, xin việc, Bộ trưởng, Đinh La Thăng

Lê Văn Hậu (trái) được chọn cử đi đào tạo ở nước ngoài nhưng trở về không có việc làm



Khi nghe thông báo UBND tỉnh Quảng Nam tuyển dụng công chức, viên chức, Hậu mang hồ sơ đến Sở Nội vụ Quảng Nam để nộp. Nhưng sau khi xem hồ sơ và văn bằng tốt nghiệp Hóa dầu, bộ phận tiếp nhận bảo Hậu nếu xin được vào cơ quan hành chính nhà nước nào ở tỉnh hoặc huyện thì sẽ được xét vào biên chế công chức, không cần qua thi tuyển. Hậu lại chạy đến các sở ban ngành nộp hồ sơ xin việc nhưng bị từ chối với lý do chuyên ngành của Hậu không phù hợp cho công việc hành chính.


Khi biết Đà Nẵng có chính sách thu hút nhân tài, Hậu lại mang hồ sơ ra nộp thì nhận được thông báo đã hết hạn tuyển dụng. Chuyên ngành Hóa dầu cũng không thuộc dạng thu hút nhân tài của thành phố.


Không xin được việc làm, để kiếm sống Hậu quyết định ở nhà phụ giúp ba mẹ làm nông lo mấy sào ruộng...


Hiện nay, việc nhiều cử nhân, thạc sĩ, và không ít tiến sĩ được đào tạo trong và ngoài nước những thất nghiệp không phải là hiếm. Trường hợp của Lê Văn Hậu gây xôn xao bởi đây là sự việc điển hình về lãng phí trong công tác đào tạo.






Chủ Nhật, 22 tháng 12, 2013

Mệt mỏi trốn tìm: Nợ xấu vẫn bị giấu

Mệt mỏi trốn tìm: Nợ xấu vẫn bị giấu

- Nợ xấu do NHNN thống kê vẫn lớn hơn con số các ngân hàng thương mại công bố. Con số này tại các ngân hàng bùng nổ vào cuối năm đã cho thấy bản chất nợ xấu vẫn còn xấu và bị che giấu.








Theo công bố của Ngân hàng Nhà nước, tỷ lệ nợ xấu tính đến ngày 31/12/2012 là hơn 8,8%, và đến cuối tháng 2/2013 giảm còn 6%, tiếp đến cuối tháng 9/2013 giảm chỉ còn chiếm 4,62% tổng dư nợ, với số tiền là 142,33 ngàn tỉ đồng. Không những thế, tốc độ tăng nợ xấu bình quân năm 2013 đã giảm so với năm 2012 ở mức 2,2%/tháng so với mức 3,91%/tháng năm 2012. Đây hẳn là một thành quả đáng kê nếu nhớ lại tâm lý lo sợ khi những con sợ xấu đầu tiên được hé lộ vào cuối 2011.

Tích cực nhưng chưa hết lo


Theo Ngân hàng Nhà nước (NHNN), thời gian qua, nợ xấu được xử lý chủ yếu thông qua 3 hình thức: cho phép các tổ chức tín dụng cơ cấu lại các khoản nợ; xử lý nợ thông qua trích lập dự phòng rủi ro và bán nợ cho Công ty Quản lý tài sản của các Tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC).


Nếu không triển khai các giải pháp nêu trên thì nợ xấu toàn hệ thống tăng thêm khoảng 10%. Điều đó thể hiện tích cực trong quá trình xử lý nợ xấu của hệ thống ngân hàng.











nợ-xấu, xử-lý, che-giấu, DN, ngân-hàng, VAMC, cho-vay, thị-trường, hệ-thống, tín-dụng, đảo-nợ, thông-tu-02, trích-lập, dự-phòng, rủi-ro, ma-bán-nợ, siết-nợ, che-dấu.
Chênh lệch số liệu khiến nghi ngờ nợ xấu tăng lên.

Đánh giá về vấn đề này, các chuyên gia kinh tế cho rằng, nợ xấu trong hệ thống ngân hàng đã có cải thiện, đặc biệt Công ty VAMC đi vào hoạt động đã giúp khơi thông luồng vốn, tăng thanh khoản cho thị trường. Kết quả đạt được, từng bước cải thiện sự lành mạnh của hệ thống ngân hàng, tạo điều kiện đẩy nhanh tiến độ phục hồi, tăng trưởng kinh tế 2014.


Nửa cuối năm 2013,VAMC đã đi vào hoạt động và dự kiến đến hết năm sẽ thực hiện mua lại 30.000-35.000 tỉ đồng nợ xấu.


Theo các phân tích, khi chuyển nợ xấu sang VAMC, khoản nợ xấu vẫn còn nguyên nhưng quan trọng là quan hệ tín dụng giữa ngân hàng và DN được khơi thông. Ngân hàng có thể cho DN vay vốn mà không bị nợ xấu án ngữ. Đây chính là hoạt động cho vay thời gian để các NH kéo dài thời gian trích lập dự phòng rủi ro trong 5 năm, chờ kinh tế tăng trưởng, bất động sản ấm lên có điều kiện xử lý các tài sản đảm bảo.


Như vậy, các ngân hàng đang “tạm ứng tương lai” để xử lý nợ xấu. Bước đi này dù được cho là độc đáo rất Việt Nam nhưng đang đúng hướng.


Tuy nhiên, theo các chuyên gia, VAMC sẽ không đóng vai trò quyết định trong tiến trình giải quyết nợ xấu. Để giải quyết triệt để khoản nợ này cần phải kết hợp nhiều biện pháp khác nhau. Việc NHNN kiên quyết xử lý hàng chục nghìn tỉ nợ xấu từ giờ đến cuối năm thông qua VAMC cũng là một kế hoạch đầy tham vọng. Các NH có thể chuyển phần lớn các khoản nợ của mình sang cho VAMC, nhưng tiến trình sau đó vẫn còn là dấu hỏi.


Vì thế, các chuyên gia của ADB cho rằng thành công của chương trình xử lý nợ xấu còn phụ thuộc vào việc tăng cường khuôn khổ pháp luật về phá sản và thiết lập cơ chế định giá và đấu giá nợ xấu. Sẽ rất thú vị để quan sát xem các khoản nợ xấu sẽ được xử lý như thế nào, hay cách nó sẽ bán các khoản nợ theo giá thị trường ra sao trong thời gian tới.


Vẫn còn che dấu


Tuy vậy, thái độ hoài nghi về vào con số nợ xấu giảm chỉ còn 4,62% trong 3 quý đầu năm 2013 vẫn là điều dễ thấy.


“Tình trạng nợ xấu có thể tồi tệ hơn so với những gì mà chúng ta được biết. Con số này vẫn thấp xa so với thực tế bởi các ngân hàng vẫn đang giấu nợ”, đó là nhận định của nguyên Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Cao Sĩ Kiêm.


Bản thân quan chức NHNN cũng đã nhiều lần cho rằng, số liệu nợ xấu bị các ngân hàng che giấu vô cùng nhiều. Sự chênh lệch giữa con số của NHNN và cong bố của ngân hàng thương mại đã cho thấy điều đó.











nợ-xấu, xử-lý, che-giấu, DN, ngân-hàng, VAMC, cho-vay, thị-trường, hệ-thống, tín-dụng, đảo-nợ, thông-tu-02, trích-lập, dự-phòng, rủi-ro, ma-bán-nợ, siết-nợ, che-dấu.
Che giấu nợ làm cho tinh hình thêm rối.

Bản thân các NH lớn hay nhỏ, hoạt động tốt hay không đều có xu hướng giấu nợ xấu. NH nhỏ giấu vì sợ nếu lộ ra sẽ bị phân biệt đối xử, khách hàng rút chạy. NH lớn, giấu nợ xấu, trích dự phòng rủi ro thiếu để tăng lợi nhuận, kích giá cổ phiếu cũng như thu hút khách hàng.


Một chuyên gia NH cho biết, mỗi NH có 4 cấp có thể che giấu, làm sai lệch con số nợ xấu. Cấp thứ nhất là cán bộ tín dụng, do thấy khách hàng không trả được, sợ ảnh hưởng đến bản thân đã câu kết với khách hàng tìm nguồn vốn khác đập vào, cho vay khoản mới đảo nợ. Tiếp tới là các Phòng giao dịch và Chi nhánh cũng lo sợ nợ xấu ảnh hưởng tới mình, tìm cách xử lý theo hướng có lợi. Cao hơn nữa các Hội sở chính cũng thấy nợ xấu có thể gây tác động xấu nên tìm cách xử lý tương tự và cuối cùng là cấp phát ngôn có thể điều chỉnh để có con số "đẹp".


Ngoài ra, theo luật sư Trương Thanh Đức, Chủ nhiệm Câu lạc bộ Pháp lý của Hiệp hội Ngân hàng, nợ xấu thực tế theo cảm nhận có thể từ 11,5% đến 20% do các NH đã đảo nợ được khoảng 6-7%. Về nguyên tắc, các NH có thể bán bất cứ khoản nợ xấu nào cho nhau. Tôi bán nợ xấu cho anh, anh bán lại nợ xấu của anh cho tôi. Hai khoản nợ như nhau. Đảo một hồi lại đẹp, ông Đức nói.


Bên cạnh đó, NHNN đã cho phép các tổ chức tín dụng cơ cấu lại các khoản nợ. Đến nay, tổng số nợ mà đã cơ cấu lại cho các khách hàng vay đã lên tới trên 300.000 tỷ đồng, chiếm trên 10% tổng dư nợ; trong số này có tới trên 60% khoản nợ nếu không cơ cấu lại sẽ trở thành nợ xấu.


Các ý kiến cho rằng, nếu 1/6/2014, khi Thông tư 02/2013/TT-NHNN có hiệu lực thì nợ xấu sẽ lộ rõ hơn. Còn theo ADB, thì nợ xấu sẽ tăng gấp 3-4 lần nếu áp dụng các chuẩn mực kế toán và trích lập dự phòng quốc tế.


Trần Thủy











nợ-xấu, xử-lý, che-giấu, DN, ngân-hàng, VAMC, cho-vay, thị-trường, hệ-thống, tín-dụng, đảo-nợ, thông-tu-02, trích-lập, dự-phòng, rủi-ro, ma-bán-nợ, siết-nợ, che-dấu.





Teen mong thi đại học phải gợi được đam mê

Teen mong thi đại học phải gợi được đam mê

- "Dù thi 3 chung hay tách ra tuyển sinh riêng thì điều cần thiết là kỳ thi phải giữ được chất lượng, không xảy ra nhiều tiêu cực" - Lê Đức Long, học sinh Trường THPT Chuyên Hà Nội - Amsterdam Hà Nội nêu quan điểm.








Lê Đức Long, học sinh lớp 11 Sử, Trường THPT Chuyên Hà Nội – Amsterdam, Hà Nội: Kỳ thi phải khơi gợi được đam mê người học!


Dù thi 3 chung hay tách ra tuyển sinh riêng thì điều cần thiết là kỳ thi phải giữ được nề nếp, quy củ, chất lượng thi đảm bảo, không xảy ra nhiều tiêu cực.











teen, 96, tuyển sinh, ĐH, Bộ Giáo dục, Ams, Chuyên Ngoại ngữ, ĐH Quốc gia Hà Nội
Lê Đức Long.

Thi không cùng một đợt sẽ dẫn đến nhiều lộn xộn về thời gian và nhiều thứ khác liên quan thí sinh. Do thời gian được thông báo gấp nên một số bạn có suy nghĩ hoang mang, lo lắng.


Cá nhân em cho rằng, quan trọng là phải xác định đúng mục tiêu, đam mê và đặt quyết tâm cao nhất để thực hiện nó. Nếu trường thay phương thức còn bạn đã có những chuẩn bị nhất định thì vẫn hoàn toàn đáp ứng được .


Chuẩn bị tâm thế như vậy thì sự hoang mang, lo lắng sẽ bớt đi.


Về phương thức thi, kỳ thi ĐH đang ngày càng đổi mới, cố gắng cho phù hợp hơn với thí sinh. Em theo khối C thấy vài năm nay đề thi đã cập nhật thời sự khá nhiều chứ không máy móc, sách vở như trước. Thí sinh cần nhiều hơn những đề bài như thế.


Điều đó ngoài gây thiện cảm tốt cho xã hội cũng tạo cơ hội để thí sinh thể hiện quan điểm, suy nghĩ, hiểu biết của bản thân.


Em ủng hộ cách thi riêng nhưng cần phải có thời gian để thí sinh chuẩn bị tâm lí. Nếu các trường làm tốt, nhiều đề bài hay sẽ tuyển và đào tạo được những người thực sự có đam mê, nhiệt huyết điều mà xã hội thời nào cũng cần.


Khi thi như vậy thí sinh phải xác định rõ bản thân nhắm đến ngôi trường nào và chỉ đi đến một đích thôi. Như vậy thì quá trình chuẩn bị của bạn phải kĩ lưỡng, nhà trường phổ thông cũng phải làm tốt hơn việc định hướng nghề nghiệp cho học sinh.


Nếu xác định không vào được ĐH thì trường nghề cũng tốt, miễn là bạn đủ đam mê.


Nguyễn Hải Linh, 12G Trường THPT Chuyên ngoại ngữ, ĐH Quốc gia Hà Nội: Phỏng vấn sẽ chọn được học sinh năng động


Từ cuối lớp 11 học sinh đã xác định thi vào trường nào và ôn thi theo phương thức 3 chung. Vì vậy khi nghe thông tin tư 2014 một số trường sẽ tuyển sinh riêng, cá nhân em và nhiều bạn rất hoang mang, lo lắng.











teen, 96, tuyển sinh, ĐH, Bộ Giáo dục, Ams, Chuyên Ngoại ngữ, ĐH Quốc gia Hà Nội
Nguyễn Hải Linh.

Em không biết đề thi sẽ ra như thế nào để ôn và thi như vậy cơ hội học đại học sẽ ít hơn vì không nộp hồ sơ sang trường khác được.


Tuy nhiên, nếu được lựa chọn em thích phương thức nộp hồ sơ và phỏng vấn hơn. Thi theo phương thức 3 chung chỉ dựa vào một lần kiểm tra, ít nhiều vẫn có yếu tố học tài thi phận.


Với việc xét nộp hồ sơ và phỏng vấn nếu làm tốt các trường sẽ chọn được những học sinh năng động, có nhiệt huyết. Với học sinh, ngay từ khi học phổ thông các bạn đã phải nỗ lực tham gia các hoạt động ngoại khóa, ngoài học tập để có đủ điều kiện xét vào các trường mong muốn. Các bạn sẽ thấy mình năng động hơn rất nhiều.


Ví như ở Trường THPT Chuyên ngoại ngữ có rất nhiều câu lạc bộ. Để tham gia các bạn cũng phải làm các bài test (kiểm tra) và phỏng vấn khá kĩ càng. Nếu bạn đủ đam mê và nhiệt huyết thì khi vào các câu lạc bộ bạn sẽ phát huy được khả năng của mình rất tốt.


Thi như vậy với học sinh cũng nhẹ nhàng hơn. Các bạn vẫn có thể gửi hồ sơ đến các trường khác nhau.


Đây là cách làm nhiều ĐH trên thế giới lâu nay vẫn thực hiện.



  • Văn Chung (Ảnh: Nhân vật cung cấp)



teen, 96, tuyển sinh, ĐH, Bộ Giáo dục, Ams, Chuyên Ngoại ngữ, ĐH Quốc gia Hà Nội





2013: Cú đấm mở màn tấn công tham nhũng

2013: Cú đấm mở màn tấn công tham nhũng
- Bản án nghiêm khắc nhất trong vụ xử Vinalines vào tháng cuối cùng của năm nằm trong số những "cú đấm" vào nạn tham nhũng, như lời Trưởng Ban Nội chính TƯ Nguyễn Bá Thanh.




Cùng VietNamNet lựa chọn những sự kiện chính trị nổi bật của năm 2013.


1. Sửa Hiến pháp


Trải dài suốt gần trọn một năm, sửa Hiến pháp là sự kiện lớn nhất, với kỳ vọng, bản Hiến pháp sửa đổi sẽ đặt nền tảng cho một giai đoạn phát triển mới của đất nước hiện đang đứng trước áp lực cần có sức bật mạnh mẽ sau chặng đường hơn 20 năm đổi mới.


Chỉ trong 3 tháng phát động lấy ý kiến nhân dân về dự thảo sửa đổi Hiến pháp (2/1-30/4), đã có hơn 26 triệu lượt ý kiến góp ý từ các cơ quan, tổ chức và cá nhân. Hơn 28 nghìn hội nghị, hội thảo, tọa đàm đóng góp ý kiến về sửa đổi Hiến pháp được tổ chức.











hiến pháp, tham nhũng, ban Nội chính, Nguyễn Bá Thanh, nhân sự, Vinalines, Dương Chí Dũng

Tọa đàm góp ý kiến vào dự thảo sửa đổi Hiến pháp với trọng tâm bàn về điều 4 do báo Quân đội nhân dân tổ chức tháng 3/2013



Dự định chỉ có 3 tháng tổ chức lấy ý kiến nhân dân nhưng những kỳ vọng, tâm tư, trăn trở đầy tâm huyết vẫn tiếp tục được gửi đến cơ quan chức năng đã khiến thời gian kéo dài đến tận 30/9, chỉ hơn một tháng trước giờ mở màn kỳ họp Quốc hội, nơi gần 500 đại biểu bấm nút thông qua Hiến pháp.


110 trang báo cáo đã được UB dự thảo sửa đổi Hiến pháp gửi đến Quốc hội. Dù, có không có ít ý kiến từ chính các đại biểu cho rằng vẫn cần thêm thời gian để nghiên cứu thấu đáo mọi ý kiến của nhân dân về từng nội dung hạng mục sửa đổi trong dự thảo.


Giờ phút lịch sử của Quốc hội khóa 13 nhằm ngày 28/11, với tỷ lệ 97,59%, bản dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 được thông qua.



2. Chuẩn bị nhân sự quy hoạch nhiệm kỳ 2016-2021


Hội nghị TƯ 7 đã bàn về xây dựng quy hoạch cán bộ cấp chiến lược, dựa trên Đề án quy hoạch cán bộ cấp chiến lược.


Sau khi được hội nghị TƯ 6 (khoá XI) thông qua Đề án, Bộ Chính trị đã khẩn trương chuẩn bị để trình hội nghị TƯ lần này cho ý kiến về dự kiến quy hoạch Ban chấp hành TƯ, Bộ Chính trị, Ban Bí thư và các chức danh lãnh đạo chủ chốt của Đảng, Nhà nước nhiệm kỳ 2016-2021 và các nhiệm kỳ tiếp theo.


Bộ Chính trị đã thảo luận và có ý kiến sơ bộ về chức danh nhân sự dự kiến đưa vào quy hoạch nhiệm kỳ 2016-2021 và các nhiệm kỳ tiếp theo.


Tại hội nghị lần thứ 7, Bộ Chính trị đề nghị Ban chấp hành TƯ cho ý kiến về nguyên tắc, tiêu chí, phương pháp lựa chọn nhân sự đưa vào quy hoạch; số lượng cho mỗi chức danh; cơ cấu độ tuổi, giới tính, thành phần xuất thân và phương án nhân sự cụ thể đưa vào quy hoạch, sau đó giao Bộ Chính trị căn cứ ý kiến của TƯ cân nhắc, quyết định chính thức.


3. Bộ Chính trị, Chính phủ bổ sung nhân sự


Hai gương mặt mới của Bộ Chính trị đã được bầu bổ sung tại hội nghị TƯ 7 là ông Nguyễn Thiện Nhân và bà Nguyễn Thị Kim Ngân, đưa số lượng ủy viên Bộ Chính trị lên 16.


Sau khi được bầu bổ sung vào Bộ Chính trị, ông Nguyễn Thiện Nhân được giới thiệu làm Chủ tịch UB TƯ MTTQ Việt Nam. Do đảm nhiệm công tác ở vị trí mới, vị trí phụ trách giúp Thủ tướng theo dõi và chỉ đạo khối văn hóa - xã hội - khoa học - giáo dục của ông Nhân đã được tính toán và bổ sung kịp thời.


Quốc hội đã bỏ phiếu phê chuẩn hai phương án nhân sự Phó Thủ tướng tại kỳ họp cuối năm: Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Vũ Đức Đam và Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh.


4. Lấy phiếu tín nhiệm - cuộc "thăm dò" chất lượng cán bộ:


Năm nay, lần đầu tiên Quốc hội lấy phiếu tín nhiệm đối với các chức danh do mình bầu hoặc phê chuẩn.











hiến pháp, tham nhũng, ban Nội chính, Nguyễn Bá Thanh, nhân sự, Vinalines, Dương Chí Dũng
Lần đầu tiên, Quốc hội lấy phiếu tín nhiệm 47 chức danh

Dù luật đã quy định nhưng đây là lần đầu tiên Quốc hội dùng quyền giám sát tối cao đối với vấn đề nhân sự, là cuộc sinh hoạt dân chủ chính trị ở cơ quan đại biểu dân cử cao nhất.


ĐBQH, người thay mặt cử tri cả nước, đã thực hiện nhiệm vụ quan trọng khi đánh giá 47 chức danh chủ chốt trong bộ máy nhà nước mà chính các đại biểu đã bầu.


Sứ mệnh này được Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng khẳng định thực hiện “cẩn trọng, công tâm và khách quan trong đánh giá”.


Cùng với Quốc hội, HĐND tỉnh, thành phố trên cả nước cũng tiến hành lấy phiếu tín nhiệm đối với những người giữ chức vụ do mình bầu ra.


Có những tranh luận, ý kiến “hậu” lấy phiếu tín nhiệm, chủ yếu xung quanh quy trình kỹ thuật để hướng tới chất lượng đánh giá chính xác hơn. Nhưng cuộc “chấm điểm” bước đầu cho thấy tín hiệu tích cực nhất định xung quanh việc thăm dò chất lượng cán bộ.


5. Cú đấm mở màn vào tham nhũng


Được coi là một trong 10 đại án tham nhũng được đưa ra xét xử vào tháng cuối cùng của năm, vụ tham ô ở Vinalines có bản án nghiêm khắc được dư luận coi như cú đấm tấn công vào tham nhũng.


Án tử hình đã được tuyên cho nguyên Cục trưởng Cục Hàng hải, nguyên chủ tịch HĐQT Vinalines Dương Chí Dũng.











hiến pháp, tham nhũng, ban Nội chính, Nguyễn Bá Thanh, nhân sự, Vinalines, Dương Chí Dũng
Ảnh: Doãn Tấn

Các đồng phạm của Dương Chí Dũng trong phi vụ tham ô mua ụ nổi 83M cũng nhận bản án nghiêm khắc. Trong đó, cựu Tổng giám đốc Vinalines Mai Văn Phúc lĩnh án tử hình.


Hai vụ án tham nhũng nghiêm trọng khác cũng đã được đưa ra xét xử tại TAND TP.HCM là vụ tham nhũng tại công ty Cho thuê tài chính II, thuộc Agribank và vụ Vifon.


Việc đưa ra xét xử với bản án nghiêm khắc nhất dành cho các bị cáo trong các vụ án vừa qua là những “cú đấm” đầu tiên mở đầu cho việc tấn công triệt tiêu tệ tham nhũng gây nhức nhối hiện nay trong xã hội, như lời Trưởng Ban Nội chính TƯ Nguyễn Bá Thanh.


Theo ĐBQH Lê Như Tiến, cơ quan chống tham nhũng phải được trao "thượng phương bảo kiếm" để tránh tình trạng “hỏa lực hùng hậu, giặc tham nhũng vẫn chưa bị sát thương”.


6. Đại tướng Võ Nguyên Giáp ra đi mãi mãi


Đại tướng đầu tiên, Tổng tư lệnh Quân đội nhân dân Việt Nam Võ Nguyên Giáp trút hơi thở cuối cùng ngày 4/10 tại Viện quân y 108 (Hà Nội) khi ông bước sang tuổi 103. Cả nước đã treo cờ rủ, quốc tang tưởng niệm Đại tướng - vị anh hùng của dân tộc trong chiến đấu giành độc lập dân tộc, tự do.


hiến pháp, tham nhũng, ban Nội chính, Nguyễn Bá Thanh, nhân sự, Vinalines, Dương Chí Dũng


Kể từ sau khi Chủ tịch Hồ Chí Minh từ trần, lịch sử lại chứng kiến một Quốc tang và Dân tang khi dòng biển người đến tiễn biệt ông lần cuối trong sự thương tiếc vô hạn. Nói như nhà sử học Phan Huy Lê, Đại tướng nằm xuống được nhân dân khắc bia trong lòng.


7. Luật Đất đai và kỳ vọng giảm áp lực khiếu nại, khiếu kiện


Từng bị lùi 3 kỳ họp Quốc hội không thể thông qua do chưa “chín” về quy định với mong muốn giải quyết thỏa đáng khiếu nại, khiếu kiện, luật Đất đai sửa đổi sau cùng đã đón được thời điểm vàng để thoát cảnh “treo”.


Hiến pháp 1992 sửa đổi quy định chặt chẽ hơn về chế độ sở hữu đất đai, tạo điều kiện cho luật Đất đai được thông qua. Khá nhiều nội dung được sửa đổi, đáng chú ý trong đó kỳ quy hoạch sử dụng đất được ấn định 10 năm và không quy định tầm nhìn 20 năm.


Hay thu hồi đất, trưng dụng đất, một vấn đề gây tranh luận đến tận trước giờ bấm nút thông qua cũng được xem xét theo hướng làm rõ thẩm quyền cho phép thu hồi.


Hoặc việc bồi thường thiệt hại do việc trưng dụng đất gây ra cũng đã được quy định cụ thể hơn trong luật như trường hợp đất trưng dụng bị hủy hoại thì việc bồi thường được thực hiện bằng tiền theo giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất trên thị trường tại thời điểm thanh toán…


Linh Thư - Ảnh: Lê Anh Dũng



hiến pháp, tham nhũng, ban Nội chính, Nguyễn Bá Thanh, nhân sự, Vinalines, Dương Chí Dũng





Thứ Bảy, 21 tháng 12, 2013

Mới vào cầu hưng phấn đã vội hụt hơi

Mới vào cầu hưng phấn đã vội hụt hơi

Chứng khoán (TTCK) Việt Nam năm 2013 đã chứng kiến không ít thời kỳ thăng trầm, lúc hưng phấn tột độ, lúc hoảng loạn lan tràn.







Cầu trời có sóng

Không hoàn toàn giống dự cảm đầu năm, chứng khoán 2013 đã có những thời điểm rực rỡ, thu hút sự chú ý của giới đầu tư nhưng đôi khi sau đó lại là những cú tụt dốc khó hiểu.


Bước vào quý IV/2013, TTCK phát đi những tín hiệu cho thấy một làn sóng tăng giá đang đến với nhiều phiên dòng tiền hàng nghìn tỷ đồng được đổ vào mỗi ngày.


TTCK trong tháng 10, tháng 11 và nửa đầu tháng 12 đã có những diễn biến hết sức tích cực, dòng tiền liên tiếp được đưa vào thị trường khiến hàng loạt các cổ phiếu lớn nhỏ, ngành này ngành kia thay nhau tăng giá, tạo thành các làn sóng nâng đỡ 2 chỉ số VN-Index và HNX-Index.


Sự chán nản, thất vọng … nhanh chóng biến mất khi mà cơ hội kiếm tiền hiện hữu. Hàng nghìn tỷ đồng đổ vào cổ phiếu đẩy chứng khoán lên giá mỗi ngày đã khiến không ít nhà đầu tư cổ phiếu rung đùi chờ đón lộc cuối năm từ lãi và hoàn nhập dự phòng.cho dù chỉ số VN-Index vẫn chỉ trên ngưỡng 500 điểm một chút.











thị-trường-chứng-khoán, TTCK, VN-Index, HNX-Index, chứng-khoán-2013, tổng-kết, công-ty-chứng-khoán, CTCK, cổ-phiếu, chứng-khoán, ngân-hàng, tài-chính, bảo-hiểm, bất-động-sản, đầu-năm-2013, kênh-đầu-tư
Chứng khoán có sóng nhưng quá ngắn để tính chuyện đầu tư.

Điểm sáng đánh dấu sự trở lại mạnh mẽ của dòng tiền có lẽ là phiên ngày 21/11 khi mà HOSE chứng kiến một phiên giao dịch tiền đổ vào nhiều nhất trong 3 năm với hơn 170 triệu cổ phiếu được chuyển nhượng thông qua khớp lệnh, trị giá hơn 2.000 tỷ đồng.


Sau phiên giao dịch đột biến này, thị trường liên tục giữ được nhịp đập “ngàn tỷ” và nhiều người kỳ vọng những đen đủi sẽ qua đi, ‘quạ đen’ chứng khoán một thời sớm trở thành ‘thiên nga’ với những cổ phiếu tăng hàng chục phiên, tăng vài lần như: VNH (29 phiên trần), KMR (tăng hơn 4 lần trong 2 tháng), VPC, PXM, SGT, DRH, CLG, FLC, VHG…, thị trường càng trở nên hấp dẫn khi dòng tiền luân chuyển mạnh mẽ hơn.


Đầu năm 2013, TTCK tập trung đã chứng kiến một đợt tăng giá khá mạnh. Phiên cuối cùng của đợt sóng này là ngày 27/5 khi VN-Index tăng 12,17 (+2,43%) điểm lên 512,41 điểm. HNX-Index cũng tăng 1,47% lên 63,53 điểm.


Trước đó, TTCK đã có nhiều chuỗi ngày tăng điểm với chỉ số VN-Index thậm chí còn tăng khi thị trường đón nhận tin xấu.


Trong tuần đầu tháng 4, các cổ phiếu tăng điểm dữ dội. Ngày 2/4, VN-Index tăng gần 15 điểm cho dù thị trường đón tin giá xăng tăng, VAMC chưa được thông qua theo đúng lộ trình, dự báo CPI tháng 4 cao.


Trước đó, trong hai tuần đầu năm (tháng 1/2013), chứng khoán đã mở màn cho một năm mới “không đến nỗi tệ” khi bất ngờ liên tục vượt các ngưỡng cản quan trọng 450 rồi 460 điểm với hàng nghìn tỷ đồng đổ vào thị trường. Chỉ số VN-Index đã có chuỗi tăng 12 phiên không dứt, HNX-Index công phá thành công ngưỡng cản 60 điểm.


Những cơn sóng liên tiếp trong năm 2013 cho thấy, chứng khoán đã có một năm không đến nỗi quá tệ. Nói như dần đầu tư là “cầu trời có sóng’ và sóng đã đến, sóng sau lớn hơn sóng trước đã tạo hưng phấn cho nhà đầu tư. Tuy nhiên, những cơn sống vẫn chưa đủ dài nên nhiều hi nhà đàu tư chưa kịp hưng phán đã bị đánh cho dập đầu.


Quả ngọt không dễ hái


Năm 2013, TTCK đã trải qua 2 tăng giá lớn với nhiều sóng nhỏ. VN-Index trong nửa đầu năm đã có lúc lên gần 515 điểm. Tuy nhiên, tới giữa tháng 12/2013 chỉ số này vẫn đang loanh quanh 507 điểm. Cả một quãng thời gian từ cuối tháng 4 tới gần cuối tháng 9, TTCK bao trùm không khí chán nản, thất vọng, thậm chí hoảng loạn.


Cả khi thị trường đang nóng ở tuần thứ 3 của tháng 2/2013 khiến giới đầu tư say sưa với vị ngọt ngào mà đợt tăng giá đầu năm mang lại thì TTCK bất ngờ bất ngờ sụp đổ, suýt lặp lại thảm kịch “bầu Kiên” trong quý III năm trước.


Ngày 21/2, chỉ số VN-Index giảm hơn 18 điểm, HNX-Index giảm 5% khi giới đầu tư lan truyền nhau tin đồn về ông Trần Bắc Hà, chủ tịch BIDV bị bắt và tình hình kinh doanh bết bát của một số DN lớn (PVX mẹ lỗ khủng hơn 1.200 tỷ đồng năm 2012). NĐT tháo chạy khiến hàng loạt các cổ phiếu lớn giảm sàn như: PVX, PVF, REE, SCR, VND, KLS, BVS.











thị-trường-chứng-khoán, TTCK, VN-Index, HNX-Index, chứng-khoán-2013, tổng-kết, công-ty-chứng-khoán, CTCK, cổ-phiếu, chứng-khoán, ngân-hàng, tài-chính, bảo-hiểm, bất-động-sản, đầu-năm-2013, kênh-đầu-tư
Niềm tin chưa vững vàng khiến thị trường bất ổn.

Sau đó vài ngày, TTCK tiếp tục chứng kiến một phiên giảm điểm mạnh hơn vào 26/2, VN-Index giảm gần 19 điểm. Giới đầu tư thực sự hoang mang không biết nguyên nhân là gì. Những đồn đoán, dự báo về khả năng các quỹ ETF xả hàng hồi đầu tháng 4 cũng đã khiến thị trường chao đảo. Ngày 10/4, chỉ số VN-Index bất ngờ giảm 14 điểm vào cuối phiên với trọng điểm “đánh úp” nhằm vào các bluechips.


Tác động của khối ngoại tới thị trường cũng rất lớn, đáng chú ý là tuần giữa tháng 4 với hơn 1,3 tỷ USD vốn hóa chứng khoán bốc hơi trong 3 ngày giao dịch 10-12/4 do hoạt động xả hàng ồ ạt của nhóm các NĐT nước ngoài.


Phiên giảm điểm ấn tượng gần đây nhất có lẽ là rơi vào thời điểm tròn một năm xảy ra vụ “bầu” Kiên. TTCK hôm 23/8 giảm hơn 9 điểm, mạnh nhất trong vòng 1 tháng trước đó. Trong phiên hôm đó, cổ phiếu siêu blue-chips Vinamilk có lúc xuống sát giá sàn.


Trong năm 2013, TTCK là một trong số rất ít các kênh đầu tư có nhiều khoảng thời gian hấp dẫn giới đầu tư, hút dòng tiền ồ ạt chảy về. Sự hấp dẫn của TTCK (so với các kênh đầu tư khác) thể hiện ở chỗ có cả trăm cổ phiếu nhỏ tăng giá gấp đôi so với cuối năm ngoái; các cổ phiếu lớn như VIC, HAG, HPG, HSG, STB, FPT, VNM, REE… tăng hàng chục phần trăm so với đầu năm.


Tuy nhiên, hàng loạt các phiên bán tháo bất thường và cả một thời gian dài trầm lắng cho thấy TTCK chưa thực sự ổn định. Giá rất nhiều cổ phiếu còn đang ở mức rất thấp nhưng sức bật trở lại vẫn khá yếu. Hiện tượng nhiều cổ phiếu lớn của các DN thuộc tốp đầu ngành giảm giá trong năm như trường hợp ACB, MSN, PDR, STB, MPC, SJS, SCR, PNJ… cho thấy điều này.


Mạnh Hà











thị-trường-chứng-khoán, TTCK, VN-Index, HNX-Index, chứng-khoán-2013, tổng-kết, công-ty-chứng-khoán, CTCK, cổ-phiếu, chứng-khoán, ngân-hàng, tài-chính, bảo-hiểm, bất-động-sản, đầu-năm-2013, kênh-đầu-tư