Thảm Cho Bé

Các mẫu Thảm Cho Bé, Thảm Xốp Cho Trẻ, Thảm Lót Nhà Trẻ Eva, Thảm Cho Bé được làm từ chất liệu cao su và hạt nhựa Eva xuất xứ từ Việt Nam đảm bảo an toàn, không độc hại, độ đàn hồi cao và đặc biệt rất bền bỉ. Công dụng chống trơn và hạn chế chấn thương khi tập luyện sử dụng để trải lót sàn phòng tập võ; phòng tập luyện cho các bộ môn thể thao nhào lộn, Aerobic, trường học, nhà trẻ và phòng tập luyện võ thuật các bộ môn như: Taekwondo; Karatedo; Vovinam; Võ cổ truyền; Pencak silat; Sanshuu; Aikido; Judo; Boxing; Kickboxing; Muay; MMA..

GIẢM TỪ 20% KHI MUA THẢM TẬP VÕ SỐ LƯỢNG LỚN LH: 09 68 59 33 78

Thảm cho trẻ với các đường viền dễ dàng nối liền với nhau tạo thành một không gian rộng cho bé vui chơi thoải mái. Thảm xốp lót sàn cho trẻ được làm từ chất liệu cao su và hat nhựa eva, rất êm ái, bề mặt tiếp xúc chống trơn trượt sẽ đảm bảo được độ an toàn khi bé sử dụng.


Thảm Cho Bé




– Thảm lót sàn giúp giảm lực va đập khi bé ngã, giữ an toàn cho bé khi nô đùa.

– Bề mặt thảm xốp có thiết kế sần nhỏ chống trơn trượt hiệu quả.

– Giúp bé vui chơi an toàn, hạn chế trường hợp trượt ngã khi nô đùa.

– Thảm ghép chia miếng dễ dàng lắp ráp phù hợp từng không gian.

– Thuận tiện tháo ra những lúc không sử dụng giúp bảo quản tiện lợi.

– Bề mặt xốp nhanh khô, dễ dàng lau sạch để đảm bảo vệ sinh tốt hơn.

– Màu sắc rực rỡ của từng miếng thảm xốp mang đến vẻ tươi sáng cho căn phòng.

Thảm Tập Võ các bộ môn như: Taekwondo; Karatedo; Vovinam; Võ cổ truyền; Pencak silat; Sanshuu; Aikido; Judo; Boxing; Kickboxing; Muay; MMA.. .Là một trong những dụng cụ không thể thiếu cho bộ môn võ thuật và các môn thể thao.Là thảm mút xốp eva hàng Việt Nam chất lượng cao dùng lót sàn phòng tập võ.… giao hàng toàn quốc.

Thảm Tập Võ là sản phẩm thảm mút xốp eva hàng Việt Nam chất lượng cao, sử dụng để trải lót sàn phòng tập võ; phòng tập luyện cho các bộ môn thể thao nhào lộn, Aerobic, trường học, nhà trẻ.

Độ đàn hồi của thảm tốt sẽ giúp quá trình luyện tập của bạn trở nên dễ dàng hơn. Đặc biệt là khi thực hiện các động tác chống tay, chân hay tiếp xúc với mặt sàn sẽ không gây thương tích hay bị đau. Vì thế, dựa vào nhu cầu luyện tập bạn nên chọn cho mình những loại thảm tập võ có độ đàn hồi khác nhau.

Thứ Ba, 31 tháng 3, 2015

Đụng chạm như thi tuyển lãnh đạo

Đụng chạm như thi tuyển lãnh đạo

- Bình thường, khi có nhu cầu chỉ cần lấy người trong quy hoạch ra xem xét. Nay có thi tuyển, người ngoài quy hoạch cũng có thể cạnh tranh.



Thời gian qua, việc thi tuyển một số chức danh lãnh đạo, quản lý tại Đà Nẵng, Quảng Ninh, Bộ Giao thông - Vận tải, Bộ Tư pháp... ít nhiều đã có kết quả tích cực, tạo ra một cách làm mới trong lựa chọn lãnh đạo so với cách làm truyền thống và quan trọng hơn là được dư luận đồng tình, ủng hộ.


thi tuyển lãnh đạo, Quảng Ninh, Đà Nẵng, công chức

TS Nguyễn Xuân Thu (Phó trưởng ban thư ký, Văn phòng Bộ Tư pháp) và TS Nguyễn Văn Điệp (Trưởng khoa đào tạo luật sư, Học viện Tư pháp) thi tuyển chức danh Phó giám đốc Học viện Tư pháp tháng 3/2014


Những mặt được của thi tuyển lãnh đạo là: mở rộng được đối tượng tham gia, người trong quy hoạch, người ngoài quy hoạch, công chức trẻ, có số năm làm việc ít cũng có thể tham gia thi, quy trình, thủ tục rõ ràng hơn, người dân quan tâm có thể theo dõi, giám sát và qua đó hạn chế được chuyện tiêu cực, nhất là chuyện chạy chức, chạy quyền được nói đến từ lâu nay. Nói một cách ngắn gọn là dân chủ hơn, thực tài, minh bạch và góp phần chống tham nhũng.


Ngay từ năm 2007, nghị quyết TƯ 5 khóa X về “Đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của bộ máy nhà nước“ đã xác định: “Thực hiện việc thi tuyển đối với một số chức danh lãnh đạo gắn với chuyên môn nghiệp vụ trong bộ máy hành chính nhà nước và các đơn vị sự nghiệp”. Chủ trương đã có, nhưng thể chế thì chưa, nên làm phải gọi là thí điểm.


Mà thí điểm thì đương nhiên mỗi nơi làm theo cách mà mình cho là tốt và phù hợp nhất, dẫn đến đối tượng dự thi, quy trình, thủ tục, bài thi, đề thi, hội đồng chấm thi... có thể cũng rất khác nhau.


Việc chưa có thể chế có nguyên nhân sâu xa ở những lấn bấn trong đổi mới, cải cách quá trình bổ nhiệm lãnh đạo theo cách làm truyền thống lâu nay. Và đây chính là câu chuyện không đơn giản trong triển khai rộng thi tuyển lãnh đạo vốn được đánh giá là hay, có ý nghĩa thiết thực, động viên được những người thực tài phấn đấu vươn lên trong công vụ.


Không nhất thiết “phấn đấu” vào quy hoạch


Có thể thấy mấy khó khăn khi triển khai rộng cơ chế thi lãnh đạo như sau:


Thứ nhất là đụng chạm đến vấn đề quy hoạch cán bộ lãnh đạo. Quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý đã được thực hiện bài bản từ rất lâu, có thể chế rõ ràng. Không có thi tuyển thì khi có nhu cầu chỉ cần lấy người trong quy hoạch ra xem xét. Nay có thi tuyển, người ngoài quy hoạch cũng có thể tham gia. Tính “thiêng liêng” của quy hoạch bị đụng chạm, không nhất thiết phải “phấn đấu” vào quy hoạch mà qua thi tuyển vẫn có cơ trở thành lãnh đạo.


Thứ hai là làm ở phạm vi nào? Triển khai đại trà, trong tất cả cơ quan hành chính cả nước hay có giới hạn?


Giả sử có thể chế nhưng lại quy định tùy bộ, tỉnh xem xét quyết định áp dụng. Như vậy sẽ có bộ, tỉnh làm, nhưng cũng sẽ có bộ, tỉnh không làm. Thậm chí có thể trong một bộ, tỉnh chỉ thi lãnh đạo vụ, cục, sở này, vụ, cục, sở kia thì không. Hoặc nếu bắt buộc làm thì lãnh đạo ví dụ Vụ Tổ chức, cán bộ, Thanh tra bộ, Sở Nội vụ, Thanh tra tỉnh có qua thi tuyển không?


Khập khiễng chuyện tiêu chuẩn


Thứ ba là vấn đề tiêu chuẩn. Thi tuyển lãnh đạo buộc phải xem xét lại các tiêu chuẩn đã được ban hành về công chức lãnh đạo. Qua thi, hy vọng có được công chức trẻ, có năng lực xứng đáng với trọng trách lãnh đạo. Đây là một động lực hết sức quan trọng cho đội ngũ công chức trẻ phấn đấu và làm việc, học hành. Tuy nhiên lại đụng ngay tiêu chuẩn.


Tiêu chuẩn vụ trưởng, giám đốc sở cơ bản phải là chuyên viên chính, có lý luận chính trị cao cấp, có quản lý nhà nước ngạch chuyên viên cao cấp, có 5 năm công tác trong ngành, trong đó có ít nhất 3 năm làm công tác quản lý về lĩnh vực chuyên môn, chuyên ngành được giao.


Tiêu chuẩn phó vụ trưởng, phó giám đốc sở phải là chuyên viên bậc 6, có lý luận chính trị trung cấp, có quản lý nhà nước ngạch chuyên viên chính.


Những tiêu chuẩn này không sửa thì không thể có công chức trẻ tham gia thi lãnh đạo, không thể có lãnh đạo cấp vụ, cấp sở trong độ tuổi 30 đến 40 được. Mà trong khi đó, theo cơ chế luân chuyển lại có được lãnh đạo cấp thứ trưởng và tương đương ở độ tuổi 40. Rõ ràng có chuyện khập khiễng ở đây.


Thực tế thời gian qua việc thí điểm thi lãnh đạo đã vấp phải vấn đề này và phải “sáng tạo” bằng cách cho nợ tiêu chuẩn, nếu công chức thi đỗ, được bổ nhiệm lãnh đạo thì phải trả nợ sau. Sửa tiêu chuẩn phải bằng thể chế chứ không thể để tùy bộ, tỉnh, thậm chí tùy cấp ủy cứ đồng ý thì ai cũng có thể tham gia thi được.


Đổi mới phương thức tuyển chọn lãnh đạo qua thi tuyển là vấn đề tốt, hợp lòng dân, được đội ngũ công chức cơ bản ủng hộ. Khó khăn để triển khai không ít, nhưng nếu quyết tâm chắc có thể làm được.


Đinh Duy Hòa












“Chỗ cần nhà nước thì không thấy đâu”

“Chỗ cần nhà nước thì không thấy đâu”

– Các chuyên gia kinh tế hàng đầu VN thừa nhận thực tế suốt gần 30 năm đổi mới, đã có nhiều cuộc thảo luận, nghiên cứu về kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa nhưng câu trả lời vẫn mù mờ.


VietNamNet giới thiệu phần 1 cuộc bàn tròn với TS Lưu Bích Hồ, nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược phát triển, Bộ Kế hoạch Đầu tư và TS Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện Kinh tế VN.




30 năm vẫn chưa rõ


Nhà báo Việt Lâm: Tại phiên họp thường kỳ của Chính phủ gần đây, Thủ tướng Chính phủ đã phát biểu rằng: “Kinh tế thị trường là thế nào? Định hướng xã hội chủ nghĩa là thế nào? Phải nói cụ thể chứ không thể chung chung mãi được.” Ban Kinh tế Trung ương cũng đang bắt đầu lấy ý kiến thảo luận để đưa định nghĩa về kinh tế thị trường định hướng XHCN vào văn kiện Đại hội Đảng sắp tới. Những động thái này nói lên điều gì?


TS. Lưu Bích Hồ: Thủ tướng là một người lãnh đạo có tư duy đổi mới rất rõ. Từ khi xây dựng Chiến lược 2011-2020 do Thủ tướng chủ trì đã thể hiện nhiều quan điểm đổi mới trong phát triển đất nước, đăc biệt là về phát triển kinh tế thị trường, xây dựng thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa (XHCN) và mở rộng dân chủ xã hội. Những thông điệp đầu năm đều thể hiện tinh thần đó.


Năm nay, Thủ tướng không có thông điệp đầu năm, nên tôi nghĩ những phát biểu trong phiên họp tháng 2/2015 chính là một dạng thông điệp cho năm nay, tập trung vào những vấn đề đang được xã hội đặc biệt quan tâm và Chính phủ tập trung chỉ đạo để tháo gỡ những hạn chế, trở ngại trong việc thực hiện các nhiệm vụ của năm 2015, đặc biệt là đẩy mạnh cải cách thể chế kinh tế, cũng là một bước chuẩn bị quan trọng tiến đến ĐH XII của Đảng. Thủ tướng cũng đã từng khẳng định, động lực mà những cải cách trước đây tạo ra đã không còn đủ mạnh và “đây là lúc” chúng ta cần có thêm động lực. Quan điểm mới này rất có thể sẽ là chìa khóa để giải quyết những vấn đề lớn đòi hỏi tư duy đột phá và tầm nhìn xa, để từ đó đưa đất nước tiến nhanh vào giai đoạn phát triển mới.


Đương nhiên, khi đề cập những vấn đề lớn như thế này, cần có cách tiếp cận từ những tư duy lý luận và quan điểm chung, bao trùm; đồng thời phải làm sáng tỏ từ những vấn đề rất cụ thể đang đặt ra trong cuộc sống, trong thực tiễn chỉ đạo điều hành của Chính phủ, từ đó trở lại làm rõ hơn và khẳng định những quan điểm cơ bản. Cách nêu vấn đề của Thủ tướng rất có ý nghĩa và có sức thuyết phục trong tiến trình đổi mới, cải cách và phát triển của đất nước.


TS. Trần Đình Thiên: Tôi thì nhìn nhận phát biểu của Thủ tướng ở hai khía cạnh.


Thứ nhất, Thủ tướng là người điều hành, người thực thi cơ chế, triển khai các chính sách, phân bổ các nguồn lực, tổ chức phân phối, nói cách khác là người vận hành trong nền kinh tế thực. Khi mà Thủ tướng đã nói như vậy tức là những nguyên tắc, nguyên lý về kinh tế thị trường định hướng XHCN mà chúng ta hay nói lâu nay đã không đủ cho việc điều hành mà cần phải cụ thể. Điều này cũng gắn với thực tế là quá trình đổi mới mô hình tăng trưởng, tái cơ cấu kinh tế khởi động mấy năm nay đang rất vất vả vì động chạm đến những vấn đề mang tính nguyên lý, đường lối. Bởi vậy, khi người điều hành nền kinh tế này phải nói như vậy, trong bối cảnh mà đất nước đang đòi hỏi phải có những xoay chuyển căn bản để đối mặt với hội nhập thì tôi tin rằng phát biểu đó xuất phát từ một sự đúc kết, chiêm nghiệm sâu sắc.


Thứ hai, trong sự phát triển của một quốc gia thì đường lối đóng vai trò quan trọng nhất. Không có đường lối thì dẫn dân tộc đi đâu? Tại sao phải có Đảng? Bởi vì Đảng là người đưa ra đường lối. Mà muốn một đường lối dẫn được dân tộc đi thì nó phải đúng nhưng cũng phải rõ ràng và cụ thể. Tất nhiên, chúng ta chọn cái gọi là kinh tế thị trường định hướng XHCN là một đường lối. Nhưng cho đến bây giờ sau 30 năm, chúng ta vẫn thấy là nó chưa đủ cụ thể.


Tôi và anh Hồ đều là những người làm nghiên cứu. Có một câu chuyện thế này. Cứ 5 năm lại có một hoặc nhiều chương trình nghiên cứu nhà nước. Trong những chương trình ấy, thường có một vài đề tài để trả lời cho câu hỏi thế nào là kinh tế thị trường định hướng XHCN. Cứ cho là ít nhất có 25 năm, tức là 5 đợt làm chương trình thì có thể hình dung đã có bao nhiêu đề tài nghiên cứu phải trả lời: thế nào là kinh tế thị trường định hướng XHCN. Đến đợt này vẫn còn trả lời tiếp. Thậm chí, còn nhiều đề tài khác không có tên ấy nhưng cũng để trả lời câu hỏi đó. Như thế nghĩa là chúng ta đã rất cố gắng để đi tìm một định nghĩa thực sự làm chúng ta thấy tin tưởng và hài lòng. Nhưng thực tế là đến bây giờ chúng ta vẫn chưa rõ, vẫn cứ phải đi tìm câu trả lời. Trên tinh thần đó, tôi cho rằng cách đặt vấn đề của Thủ tướng gợi ra một phương pháp luận để giải quyết vấn đề này một cách thực tiễn.











kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa, Trần Đình Thiên, chệch hướng
TS Lưu Bích Hồ, nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược phát triển, Bộ Kế hoạch Đầu tư là một chuyên gia gạo cội, tham dự vào quá trình hoạch định chiến lược phát triển từ những năm đầu Đổi Mới. Ảnh: Lê Anh Dũng

Vướng trần về nguyên tắc, tư tưởng?


Việt Lâm: Tại sao quá trình đi tìm câu trả lời cho rõ ràng, cụ thể lại mất nhiều thời gian đến thế?


TS Trần Đình Thiên: Nhận thức là một quá trình nhưng như vậy quả thật là quá chậm. Chúng ta phải đặt vấn đề là nếu 30 năm mà chưa trả lời đầy đủ được một vấn đề về đường lối cơ bản thì chúng ta cần phải xem lại nó khiếm khuyết ở chỗ nào, phương pháp luận có vấn đề gì không. Phải chăng chúng ta bị hạn chế bởi cách tiếp cận nguyên lý, trừu tượng? Phải chăng chúng ta còn có ngại ngùng?


Thế còn cụ thể như thế nào? Xưa nay ta hay nhắc đến những câu nguyên lý chung: kinh tế thị trường định hướng XHCN là nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Những ý đó rất hay, nhưng lại chung chung. Rồi những tuyên bố như kinh tế nhà nước là chủ đạo, các thành phần kinh tế khác đóng vai trò quan trọng, bảo đảm công khai, minh bạch. Những định nghĩa này mới dừng ở tuyên bố, chứ chưa đủ cụ thể để tạo ra một cơ chế hành động.


Vấn đề thứ hai là giải quyết mối quan hệ giữa kinh tế thị trường và định hướng XHCN, hai yếu tố vốn là đối lập, vốn là loại bỏ nhau trong quan niệm cổ truyền về chủ nghĩa xã hội hay là về kinh tế thị trường trong học thuyết chính thống. Câu hỏi này phải được trả lời một cách minh bạch và triệt để, chứ không thể né tránh mãi. Lúc trước chúng ta lý luận rằng hai mệnh đề này loại trừ nhau. Bây giờ, chúng ta lại khẳng định có thể kết hợp được với nhau. Như thế là không triệt để về mặt lý thuyết, lý luận nên những vấn đề giải quyết về mặt thực tế cứ bị vướng víu.

Hoặc ngay cả từ “định hướng” cũng gây ra nhiều tranh cãi. Định hướng là như thế nào? TQ thì định danh nền kinh tế của họ là kinh tế thị trường XHCN. VN thì thêm từ định hướng vào. Thực chất, các nước đều có vô số mô hình kinh tế thị trường chứ không phải riêng VN mới có mô hình đặc thù. Vấn đề là các nước khác đều chuyển thành những cơ chế, thiết chế cụ thể để hành động. Do vậy, cách tiếp cận của Thủ tướng là một hướng mở có tính đột phá về tư duy.


Chúng ta đã mất gần 30 năm thảo luận, tranh luận gay gắt đủ cả về mô hình phát triển, nhưng dường như vẫn hiện diện đâu đó cái gọi là “trần về nguyên tắc, về tư tưởng”. Nay có một cách tiếp cận khác xuất phát từ thực tiễn, xuất phát từ tư duy xử lý vấn đề. Hi vọng cách tiếp cận mới này sẽ khởi đầu cho một cuộc thảo luận thực chất.


TS Lưu Bích Hồ: Tôi muốn bổ sung thêm một chút. “Cái trần” mà anh Thiên vừa nói là gì? Tôi thì hiểu đó là một khung lý thuyết, học thuyết cũ mà chúng ta kế thừa bao nhiêu năm nay. Bây giờ, Đảng đã đặt ra yêu cầu phải đột phá, phải đổi mới về tư duy. Tôi nghĩ ở đây có hai cách tiếp cận quan trọng: một là thực tiễn, hai là cụ thể. Chân lý là cụ thể chứ không thể chung chung được. Chúng ta phải làm sao nếu như chứng minh được thì nó là đột phá cả cái trần.


Chỗ cần nhà nước thì không thấy nhà nước đâu!


Việt Lâm: Vừa rồi hai vị khách mời đều nhắc đến sự vênh nhau giữa lý luận và thực tiễn. Tôi nhớ có câu nói rằng “lý thuyết thì màu xám mà cây đời thì mãi mãi xanh tươi”. Thực tiễn thì vận động, biến đổi hàng ngày. Qua quan sát của các vị khách mời thì sự chung chung, thiếu cụ thể trong định nghĩa về mô hình kinh tế thị trường định hướng XHCN như vừa qua đã gây ra những hệ lụy gì?


TS. Lưu Bích Hồ: Sự mù mờ/chưa rõ ràng về kinh tế thị trường định hướng XHCN thể hiện ở cả hai mặt: kinh tế thị trường và định hướng XHCN. Về kinh tế thị trường, chúng ta chưa thật thấu suốt việc phải tuân thủ những nguyên tắc và quy luật phổ quát của kinh tế thị trường trong chính sách và vận hành mà bất cứ một mô hình cụ thể nào cũng phải áp dụng như là quy luật cung cầu, cạnh tranh minh bạch, lấy sở hữu tư nhân làm nền tảng. Chính vì thế, dù đã nói là phải thị trường hóa nhưng nhà nước vẫn can thiệp quá nhiều về mặt hành chính vào giá cả, thị trường.


Về định hướng XHCN, chúng ta chưa thật rõ về khái niệm cụ thể và cách làm thế nào để thực hiện có hiệu quả trên thực tế mà không trái với những nguyên tắc, quy luật phổ quát của kinh tế thị trường.

Sự lúng túng, tù mù này là một trong những nguyên nhân quan trọng khiến chúng ta chưa phát huy được những ưu việt, lợi thế của kinh tế thị trường để huy động và phân bổ nguồn lực hiệu quả, để tăng sức cạnh tranh, để hội nhập quốc tế có hiệu quả cao…Hệ quả là sự phát triển kinh tế của đất nước còn chậm so với yêu cầu và khả năng của ta, còn bị tụt hậu so với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới. Hơn nữa 10 năm gần đây nền kinh tế còn rơi vào tình trạng bất ổn và suy giảm nặng nề. Đây đều do thể chế kinh tế thị trường chưa được xây dựng và vận hành tốt cùng với quản lý có những sai lầm thiếu sót không phù hợp với chuẩn tắc, yêu cầu của kinh tế thị trường.











kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa, Trần Đình Thiên, chệch hướng
TS Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam, một trong những chuyên gia nổi tiếng vì những phát biểu sắc sảo, thẳng thắn. Ảnh: Lê Anh Dũng

TS. Trần Đình Thiên: Tôi đồng ý với ý kiến của anh Hồ. Tôi cho rằng, sự mù mờ ở đây là cách hiểu về kinh tế thị trường. Trước kia, chúng ta mới chỉ hiểu về kinh tế thị trường, còn thực tiễn nó vận hành như thế nào thì còn khá mơ hồ. Tất nhiên, thực tiễn cũng có. Ví dụ như sau giải phóng, kinh tế thị trường vốn rất phát triển từ phía nam đã âm thầm lan dần ra bắc theo mạch vận động ngầm của người dân trong bối cảnh cấm đoán, “ngăn sông cấm chợ”.

Nhưng ngược lại, lúc đó cũng có một luồng quan điểm về CNXH đóng đinh về mặt nguyên lý trong nhận thức chúng ta là gắn với kế hoạch hóa tập trung, sở hữu toàn dân, sở hữu tập thể mà về bản chất là công hữu. Luồng tư duy này tràn vào nam theo con đường quốc doanh hóa.


Hai làn sóng ngược chiều này trên thực tế đã xung đột nhau dữ dội và càng chứng tỏ cho chúng ta thấy CNXH và kinh tế thị trường không thể tương dung được, đến mức chúng ta phải đổi mới. Luận đề đổi mới là chấp nhận kinh tế thị trường.


Nhưng câu chuyện ở đây là về cơ sở lịch sử xã hội, cơ sở tư tưởng, cả cơ sở gọi là tình cảm. Chủ nghĩa xã hội có những giá trị mà chúng ta nghĩ là rất tốt cần được giữ lại. Có lẽ công thức kết hợp đơn giản như vậy bởi vì chúng ta tin vào sức mạnh nhà nước. Đây chính là chỗ cần phải kiểm điểm lại. Bởi lẽ, nhà nước chấp nhận kinh tế thị trường nhưng vì nghĩ mình rất mạnh nên cũng có nhiều hành vi ngăn cản thị trường. Tôi nhớ trong một nghiên cứu công bố năm 2000 của Chương trình Phát triển Liên hiệp quốc về VN tiến tới năm 2020 có nhận định rằng ở VN chỗ nào cần nhà nước thì không thấy nhà nước, chỗ nào cần thị trường thì không thấy thị trường.


Tư nhân chết thì DN nhà nước cũng lao đao


Việt Lâm:Ông có thể ví dụ cụ thể về nghịch lý: chỗ nào cần nhà nước thì không thấy nhà nước, chỗ nào cần thị trường thì không thấy thị trường không?


TS Trần Đình Thiên: Lấy ngay ví dụ là việc điều hành giá cả là việc của thị trường nhưng nhà nước lại dính vào quá nhiều. Thủ tướng đã nhiều lần khẳng định quyết tâm để giá cả do thị trường quyết định, nhưng trên thực tế việc chuyển này còn rất vất vả. Nhiều loại giá cơ bản nhất hiện nay vẫn không do thị trường quyết định.


Do đường lối không rõ ràng nên không thể biến thành những thái độ, chính sách cụ thể đối với các lực lượng và cơ chế kinh tế. Chúng ta vẫn khẳng định kinh tế nhà nước, mà ở đây bị hiểu là doanh nghiệp nhà nước là chủ đạo, trong khi nguyên lý cơ bản của kinh tế thị trường là các thành phần kinh tế phải bình đẳng và cạnh tranh với nhau một cách sòng phẳng.


Rõ ràng, giữa cái chủ đạo và thị trường cạnh tranh bình đẳng không tương thích với nhau, nhưng cơ chế nào để xử lý bất cập này thì chưa có bởi chúng ta vẫn chưa giải thích rõ định hướng XHCN trong điều kiện kinh tế thị trường là như thế nào, có quan hệ thế nào với kinh tế thị trường? Quan hệ kiềm chế hay thúc đẩy?


Nhiều lần tôi cũng từng nói, khi mà chúng ta không rõ về định hướng XHCN thì trong nhiều trường hợp, nó trở thành lực cản hơn là lực đẩy. Bởi đã có định hướng thì có chệch hướng. Nói thẳng ra, trong tâm trí chúng ta, thị trường dù mang lại điều tốt nhưng vẫn có cái gì đó đáng lo ngại rằng chệch hướng XHCN sang hướng thị trường. Định hướng thế nào không rõ, nhưng nghe dọa chệch hướng là ngại, không dám làm nữa.


Nói tóm lại, câu chuyện ở đây là chúng ta đã chọn thị trường là định đề đổi mới và mang lại thành tựu nhưng thiện chí đối với nó không phải là mạnh mẽ lắm. Hệ thống giá cả là một ví dụ như tôi phân tích ở trên. Hoặc chúng ta nói là ủng hộ kinh tế tư nhân, nhưng trong thực tế, kinh tế tư nhân vẫn bị phân biệt đối xử nặng nề. Bằng chứng là mấy năm vừa rồi, khu vực tư nhân chết rất nhiều.


Chúng ta quên mất một thực tế là khi ta ưu ái kinh tế nhà nước thì vô hình chung khu vực DNNN cũng yếu đi rất nhiều. Bởi vì nguyên lý cơ bản của thị trường là các chủ thể kinh tế đều bình đẳng nhưng vị thế có thể khác nhau. Nghĩa là tôi với ông về mặt tư cách pháp lý thì bình đẳng nhưng vị thế khách nhau, mỗi ông một chức năng. Giống như tay với chân đều quan trọng nhưng chức năng khác nhau. Nhưng ta lại không phân biệt rõ giữa tư thế và vị thế, mà đánh đồng rằng ông DNNN phải hơn ông tư nhân nên được hưởng ưu ái hơn. Nhưng kết cục thì ông tư nhân chết cũng khiến ông DN nhà nước lao đao.


Đấy là một ví dụ sinh động để nói rằng từ một khái niệm cơ bản trong phát triển đã không cụ thể rõ ràng sẽ kéo theo đằng sau khái niệm ấy một chuỗi quan niệm khác sai lầm, gây ra những hệ lụy phát triển. Bây giờ, theo cách tiếp cận của người đứng đầu Chính phủ là lấy thị trường làm trụ để xem xét vấn đề định hướng như thế nào, để tiến đến mục đích của kinh tế thị trường. Tôi cho rằng đây là cách tiếp cận đúng.











kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa, Trần Đình Thiên, chệch hướng
Nhà báo Việt Lâm, TS Lưu Bích Hồ và TS Trần Đình Thiên tại bàn tròn. Ảnh: Lê Anh Dũng

TS. Lưu Bích Hồ: Tôi muốn bổ sung một ý rất quan trọng mà chúng ta chưa đề cập tới. Khi nói đến kinh tế thị trường thì luôn luôn phải nói tới quan hệ giữa thị trường và nhà nước. Cả thế giới đã xác định rõ chức năng quan trọng nhất của thị trường là vai trò quyết định sự phân bổ nguồn lực. Nhưng vì chúng ta không làm rõ được điều đó nên nhà nước cứ lấn vào chức năng của thị trường. Nhiều năm nay nhà nước không chỉ phân bổ nguồn lực công mà còn sang phân bổ luôn nguồn lực của các thành phần khác.


TS. Trần Đình Thiên: Khi giá cả do nhà nước quyết định thì đấy chính là cách phân bổ nguồn lực do nhà nước quyết định. Bởi vậy, chưa nói đâu xa, chuyển hệ thống giá cho thị trường là mấu chốt cơ bản.


TS. Lưu Bích Hồ: Hơn nữa, nhà nước ôm vào rất nhiều nguồn vốn để đầu tư công, trong khi lẽ ra ông chỉ nên đầu tư ít thôi, để các thành phần kinh tế khác người ta tự làm. Mãi đến vừa rồi chúng ta mới gút được chuyện sửa luật đầu tư công, thu hẹp bớt vai trò nhà nước, để dành đất cho thị trường. Tôi thấy hiện nay, tâm điểm của cải cách thể chế chính là thừa nhận vai trò của thị trường trong phân bổ nguồn lực. Nhà nước phải rút ra để làm việc khác chứ không thể như anh Thiên nói là cứ đi làm cái không đáng làm, trong khi cái đáng làm thì không làm. Hậu quả rõ ràng là hiệu quả nền kinh tế rất thấp. Thậm chí từ đó còn nảy sinh bao chuyện tham nhũng, tiêu cực. Đây là một sự trả giá rất lớn.


(còn nữa)



kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa, Trần Đình Thiên, chệch hướng





Sửa sân bay Tân Sơn Nhất: Lùi sang tháng 5

Sửa sân bay Tân Sơn Nhất: Lùi sang tháng 5

- Thời điểm thích hợp để sữa chữa đường cất hạ cánh 25L/07R sân bay Tân Sơn Nhất, đại diện Cục Hàng không Việt Nam cho hay sẽ thống nhất với Tổng công ty Cảng Hàng không Việt Nam lùi xuống ngày 10/5 - 25/7.


Cục Hàng không Việt Nam và Tổng công ty Cảng Hàng không Việt Nam sẽ chính thức báo cáo Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải tại cuộc họp ngày 2/4 tới về phương án điều chỉnh.


đường băng, sửa chữa, Tân Sơn Nhất, hãng hàng không, cất hạ cánh, Cục Hàng không Việt NamTrong thông cáo mới nhất, Cục Hàng không Việt Nam cho biết, việc sửa chữa, cải tạo và mở rộng sân đỗ tàu bay sân bay Tân Sơn Nhất nhằm đảm bảo khai thác hiệu quả hơn nữa các loại máy bay thân lớn như B777, B747 và tương đương. Đồng thời, nâng cao khả năng khai thác của sân đỗ hiện hữu. Ngoài ra, việc sửa chữa đường băng cũng để đảm bảo bố trí thêm một đường lăn nhằm giảm tải cho đường lăn hiện hữu, bổ sung thêm số lượng vị trí đỗ tàu bay các loại tại sân bay Tân Sơn Nhất.


Thời điểm sửa chữa, cải tạo tốt nhất là vào mùa khô nhằm bảo đảm chất lượng công trình và rút ngắn tối đa thời gian thi công.


Trước đó, Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam đã có văn bản đề nghị thi công từ 10/4 - 25/6.


Tuy nhiên, Cục Hàng không Việt Nam vẫn chưa quyết định thời điểm hạn chế khai thác đường cất hạ cánh 25L/07R để sửa chữa, cải tạo và mở rộng sân đỗ tàu bay, mà mới thống nhất với các cơ quan, đơn vị có liên quan về phương án thi công và bảo đảm an toàn.


Hiện cơ quan này đang tiếp tục làm việc với các hãng hàng không về phương án điều chỉnh giờ cất, hạ cánh của những chuyến bay nội địa bị ảnh hưởng trong thời gian thi công từ giờ cao điểm sang giờ thấp điểm và không đưa ra phương án cắt giảm chuyến bay.


Cục Hàng không Việt Nam một lần nữa khẳng định việc sửa chữa, nâng cấp sẽ được tiến hành trong thời gian phù hợp và không ảnh hưởng đến hoạt động vận tải trong giai đoạn cao điểm nghỉ lễ 30/4 và 1/5.


Ngọc Hà



đường băng, sửa chữa, Tân Sơn Nhất, hãng hàng không, cất hạ cánh, Cục Hàng không Việt Nam





'Bí thư, chủ tịch tỉnh chưa vào cuộc, xe quá tải vẫn còn!'

'Bí thư, chủ tịch tỉnh chưa vào cuộc, xe quá tải vẫn còn!'

- “Nơi nào còn xe quá tải thì nơi đó Bí thư, Chủ tịch tỉnh, giám đốc Sở Công an, GTVT địa đó chưa vào cuộc” - Phó thủ tướng, Chủ tịch Ủy ban ATGT Quốc gia Nguyễn Xuân Phúc đã khẳng định như vậy tại buổi họp sơ kết công tác bảo đảm trật tự ATGT quý 1/2015 và triển khai công tác thực hiện quý 2, chiều 31/3.


TNGT vẫn cao do xử phạt chưa nghiêm


Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc nhận xét: Trong 3 tháng đầu năm TNGT có giảm, tuy nhiên không đáng kể. Số người chết, số người bị thương vẫn còn cao.


Đáng chú ý, tai nạn đường sắt, đường thủy và ở vùng nông thôn có diễn biến rất nghiêm trọng.


Phó thủ tướng nhấn mạnh, năm 2015, chính phủ có đặt ra chỉ tiêu TNGT giảm 5-10%, nhưng đây không phải chỉ là chỉ tiêu chung của cả nước mà còn là chỉ tiêu đặt ra cho mỗi địa phương.











xe quá tải; ĐInh La Thăng; Nguyễn Xuân Phúc;

Do vậy, 23 địa phương có số người chết và số người bị thương vì TNGT tăng cao trong 3 tháng đầu năm cần phải có giảm pháp quyết liệt để ngăn chặn.


Thiếu tướng Trần Sơn Hà – Cục trưởng Cục CSGT (Bộ Công an) cho rằng: Để giảm TNGT vấn đề quan trọng là hình thức tuyên truyền và xử phạt. Kinh nghiệm ở các nước, TNGT giảm là do họ giải quyết “rất căng” đối với lái xe vi phạm, nhất là về nồng độ cồn.


Theo ông Hà, để thực hiện chỉ tiêu TNGT giảm 5-10% trong năm 2015, các Tỉnh ủy phải thực hiện kiểm điểm nghiêm túc chỉ thị 18 của Ban bí thư Trung ương Đảng, trong đó phải xem xét trách nhiệm của người đứng đầu.


“Phải xem lại trách nhiệm của người đứng đầu. Chứ bây giờ chưa xử lý được ai, chưa kỷ luật được ai cả”, ông Hà nói.


Trong khi đó, ông Nguyễn Văn Thanh – Chủ tịch Hiệp hội vận tải ô tô VN đặt vấn đề: Một trong những nguyên nhân số người chết vì TNGT còn cao là do việc xử lý vi phạm đối với lái xe chưa nghiêm. Điều này khiến người điều khiển phương tiện vẫn cố tình vi phạm.


Ông Thanh cũng cho rằng, ở các nước, thiết bị giám sát hành trình (hộp đen) đã được đưa vào sử dụng từ lâu để quản trị DN vận tải. Do vậy ở nước ta cần có đánh giá đúng mức tầm quan trọng của thiết bị này để sử dụng cho hiệu quả.


“Hiện nay các thông số hộp đen đã gửi về Tổng Cục đường bộ, nhưng khi gửi về các Sở GTVT thì có nơi xử lý, có nơi không. Vì thế, cần phải đưa số liệu từ thiết bị hộp đen vào để làm căn cứ xử phạt, không thể cứ dựa vào lực lượng CSGT trên đường được. Nếu cứ trông chờ vào lực lượng CSGT xử phạt trên đường thì không thể ngăn hết được lái xe vi phạm”, ông Thanh lo ngại.


Diễn biến phức tạp


Liên quan đến việc xử lý xe ô tô chở quá tải trọng trong thời gian vừa qua, Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng: Tình trạng xe ô tô vi phạm chở quá vẫn diễn biến rất phức tạp, đặt biệt trên địa bàn các địa phương có nhiều mỏ vật liệu và chung đường biên với Trung Quốc và Lào.


Một số chủ xe, lái xe vẫn cố tình vi phạm và có nhiều thủ đoạn đối phó, gây khó khăn cho lực lượng thi hành công vụ. Cá biệt có trường hợp báo chí nêu DN vận tải Hữu Trí (Hà Nam) ngang nhiên vi phạm, thách thức dự luận, đe dọa nhà báo.


“Có tình trạng từ 3-4h sáng xe quá tải ùn ùn trên tuyến đường Đà Nẵng – Huế, ngang nhiên qua mặt trạm cân nhưng không bị xử lý. Nếu lực lượng làm nhiệm vụ kiên quyết xử lý không nghiêm thì địa phương đó sẽ vẫn còn xe quá tải”, Phó Thủ tướng cho biết thêm.


Bộ trưởng GTVT, phó Chủ tịch thường trực Ủy ban ATGT Quốc gia Đinh La Thăng cũng nhấn mạnh, việc xử lý xe quá tải cần sự vào cuộc quyết liệt của tất cả các cấp các ngành. Nếu Bí thư, Chủ tịch tỉnh và giám đốc Sở Công an, Sở GTVT địa phương vào cuộc thì chắc chắn sẽ xử lý hết xe quá tải.


Liên quan đến việc bố trí lực lượng xử lý xe quá tải, Bộ trưởng Thăng cho biết sẽ báo cáo Chính phủ thực hiện mô hình thống nhất CSGT chủ trì xử phạt, còn Thanh tra giao thông phối hợp thực hiện.








Ủy ban ATGT Quốc gia cho biết, so với cùng kỳ năm 2014, trong 3 tháng đầu năm 2015 TNGT đã giảm cả 3 tiêu chí về số vụ, số người chết và số người bị thương.

Cụ thể, cả nước xảy ra 5.851 vụ TNGT, làm 2.345 người chết và 5.488 người bị thương; giảm 731 vụ (-11,11%), giảm 82 người chết (- 3,38%) và giảm 974 người bị thương (-15,07%).


Đáng chú ý, trong khi lĩnh vực hàng không, hàng hải không xảy ra TNGT và giảm TNGT thì lĩnh vực đường thủy và đường sắt lại tăng. Theo Bộ trưởng Đinh La Thăng, trong quý I, có 36 tỉnh, thành giảm được số người chết do TNGT trên 10%.



Vũ Điệp






Cản trở quyền tự do ngôn luận có thể bị tù 7 năm

Cản trở quyền tự do ngôn luận có thể bị tù 7 năm

- Dự thảo bộ luật Hình sự có một số điểm mới đáng chú ý như: Tội xâm phạm quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, quyền biểu tình của người dân.



Chưa bỏ án tử hình với tội tham nhũng


Giải trình về dự thảo bộ luật Hình sự sửa đổi trước UB Tư pháp QH chiều nay (31/3), Thứ trưởng Tư pháp Đinh Trung Tụng cho biết sẽ hạn chế hình phạt tử hình.


"Giảm tử hình là chủ trương lớn của Đảng, thể hiện trong các nghị quyết về cải cách tư pháp và trong thực tiễn luật pháp hình sự. Chủ trương này hoàn toàn phù hợp với tinh thần bảo vệ các quyền con người, quyền công dân trong Hiến pháp 2013, và xu hướng hội nhập của nước ta. Vì vậy, việc tiếp tục giảm hình phạt tử hình nhận được sự ủng hộ tuyệt đối trong quá trình xây dựng bộ luật Hình sự sửa đổi".











tự do, ngôn luận, biểu tình, tử hình, tham nhũng

Thứ trưởng thường trực Bộ Tư pháp Đinh Trung Tụng: Bỏ hình phạt tử hình đối với tội tham ô tài sản và nhận hối lộ dễ dẫn đến cách hiểu là pháp luật nương tay với các quan chức tham nhũng.Ảnh: PLXH



Ông Tụng cho biết các ý kiến đều thống nhất quan điểm về tiêu chí giảm tử hình cũng như chủ trương sửa đổi bổ sung các quy định của bộ luật về hình phạt tử hình theo hướng: quy định rõ, cụ thể và chặt chẽ các điều kiện áp dụng hình phạt tử hình nhằm thu hẹp phạm vi áp dụng hình phạt này; mở rộng diện không áp dụng hình phạt tử hình; mở rộng các trường hợp không thi hành án tử hình và chuyển hình phạt tử hình thành tù chung thân nhằm góp phần hạn chế hình phạt tử hình trên thực tế; thu hẹp diện các tội danh có quy định hình phạt tử hình.


"Nhưng với các phương án đề xuất bỏ hình phạt tử hình với các tội danh cụ thể thì vẫn còn ý kiến khác nhau", Thứ trưởng cho biết.


Trong ban soạn thảo có những ý kiến đồng ý bỏ hình phạt tử hình đối với 7 trong số 22 tội danh có hình phạt tử hình hiện hành: cướp tài sản; phá hủy công trình, phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia; chống mệnh lệnh; đầu hàng địch; phá hoại hòa bình, gây chiến tranh xâm lược; chống loài người; và tội phạm chiến tranh.


Có những ý kiến muốn bỏ hình phạt tử hình với thêm 3 tội danh nữa là sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, phòng bệnh; tham ô tài sản; và nhận hối lộ, vì "suy cho cùng các tội phạm này mang tính chất kinh tế, vụ lợi".


Thứ trưởng Đinh Trung Tụng cho biết ý kiến của Chính phủ: "Hiện ta đang đấu tranh không khoan nhượng với tệ nạn tham nhũng, nhiều biện pháp đã được ban hành nhưng chưa có hiệu quả, việc đặt vấn đề bỏ hình phạt tử hình đối với tội tham ô tài sản và nhận hối lộ là chưa phù hợp, dễ dẫn đến cách hiểu là pháp luật nước ta nương tay với các quan chức tham nhũng và không được nhân dân đồng tình ủng hộ".


Còn tội sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, phòng bệnh hiện đang phổ biến, gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng cho tính mạng, sức khỏe của nhiều người, nên vẫn cần tiếp tục duy trì hình phạt tử hình.


Bước đầu cho ý kiến, nhóm nghiên cứu của UB Tư pháp có thêm một loại ý kiến là không bỏ hình phạt tử hình đối với các tội phá hoại hòa bình, gây chiến tranh xâm lược, chống loài người và tội phạm chiến tranh. Lý do đây là loại tội nghiêm trọng nhất trong các tội đặc biệt nghiêm trọng, nước ta lại nằm trong khu vực có sự phức tạp về an ninh, nguy cơ chiến tranh xung đột vẫn hiện hữu, Phó chủ nhiệm UB Tư pháp QH Nguyễn Công Hồng cho biết.


Xâm phạm quyền biểu tình có thể bị 7 năm tù


Dự thảo bộ luật Hình sự còn có một số điểm mới đáng chú ý như: Tội xâm phạm quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, quyền biểu tình của người dân.


Cụ thể, người nào cản trở công dân thực hiện quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, quyền biểu tình và các quyền tự do, dân chủ khác của công dân, bị phạt cải tạo không giam giữ đến 2 năm hoặc phạt tù 3 tháng đến 2 năm. Nếu phạm tội có tổ chức, lợi dụng chức vụ, quyền hạn, gây hậu quả nghiêm trọng, thì có thể bị phạt tù đến 7 năm.


Một số hành vi khác cũng có thể bị phạt tù là lợi dụng chức vụ, quyền hạn cản trở việc khiếu nại, tố cáo, việc xét và giải quyết các khiếu nại, tố cáo hoặc việc xử lý người bị khiếu nại, tố cáo; có trách nhiệm mà cố ý không chấp hành quyết định của cơ quan có thẩm quyền xét và giải quyết các khiếu nại, tố cáo gây thiệt hại cho người khiếu nại, tố cáo.


Phạm tội trả thù người khiếu nại, tố cáo; gây hậu quả nghiêm trọng có thể bị phạt tù 2-5 năm. Trong các trường hợp có tổ chức; gây mất trật tự, an toàn xã hội; làm nạn nhân tự sát; gây hậu quả rất nghiêm trọng; đặc biệt nghiêm trọng khác, thì phạt tù 3-7 năm.


UB Tư pháp QH sẽ dành cả ngày mai 1/4 để thẩm tra dự thảo bộ luật Hình sự sửa đổi.


Chung Hoàng






Thứ Hai, 30 tháng 3, 2015

Thay đổi lịch sửa đường băng tại Tân Sơn Nhất

Thay đổi lịch sửa đường băng tại Tân Sơn Nhất

- Đại diện Cục Hàng không Việt Nam (Bộ GTVT) cho hay sẽ điều chỉnh lịch sửa chữa đường băng tại Tân Sơn Nhất để không gây xáo trộn lịch bay, ảnh hưởng đến hàng triệu hành khách trong dịp cao điểm 30/4-1/5.





Việc sửa chữa đường băng - dự kiến triển khai từ 10/4 đến 25/6 - của Cục Hàng không Việt Nam đã vấp phải sự phản ứng từ các hãng hàng không nội địa. Bởi, việc hạn chế số lần cất/hạ cánh (slot) còn 25 lần mỗi giờ sẽ khiến lịch bay của các hãng bị xáo trộn.


Trong khi đó, khách đã mua vé, lịch bay cũng đã được sắp xếp và lên kế hoạch từ trước.


Theo đại diện một hãng hàng không, thứ tự ưu tiên số một khi cấp slot là dựa vào lịch bay cùng mùa năm trước. Cụ thể, mùa hè năm ngoái bay bao nhiêu chuyến thì hè năm nay sẽ được ưu tiên phân bổ bấy nhiêu, sau đó mới phân bổ đến các chuyến tăng thêm.


Hàng không tư nhân Vietjet Air được xem là bị ảnh hưởng khá nặng từ việc cấp slot này. Năm nay, tăng số lượng máy bay của hãng tăng gần gấp đôi, từ 15 lên 23 chiếc, nên về nguyên tắc là sẽ bị phân bổ slot sau cùng. Nếu số lần cất hạ cánh tối đa bị cắt giảm thì rát có thể, nhiều chuyến bay của Vietjet Air sẽ không được cấp phép, trong khi lịch bay đã được mở bán từ lâu.











đường-băng, sữa-chữa, sân-bay, Tân-Sơn-Nhất, hành-khách, hãng-hàng-không, lịch-bay, 30/4-1/5, Vietnam Airlines, Vietjet Air, Jetstar Pacific

Sân bay Tân Sơn Nhất điều hành trung bình 30 lượt cất/hạ vào giờ bình thường và cao điểm là 38 lần.



Với khoảng 20 chuyến/ngày chặng Hà Nội - Sài Gòn, đại diện Vietnam Airlines cho biết hãng đang phải nghiên cứu để điều chỉnh lịch bay, bởi chỉ một chuyến bay thay đổi sẽ gây ảnh hưởng tới rất nhiều chuyến khác, kể cả bay quốc tế. Đặc biệt là khi việc hạn chế cất, hạ cánh một đường băng tại Tân Sơn Nhất lại đúng vào dịp cao điểm 30/4-1/5 và mùa nghỉ hè, du lịch nghỉ mát từ cuối tháng 5 đến đầu tháng 8. Số lượng khách bay sẽ tăng vọt so với mùa thấp điểm.


Lịch bay đã lên kín, giờ nói giảm từ 20 chuyến xuống còn 15 chuyến/ngày không thể làm ngay được. Trong trường hợp này, hãng đang xem xét phương án chuyển đổi sang máy bay to hơn cho chặng Sài Gòn - Hà Nội, đại diện Vietnam Airlines tiết lộ.


Với hàng không giá rẻ Jetstar Pacific, Phó Tổng giám đốc Tạ Hữu Thanh thừa nhận, việc sửa chữa đường băng buộc các hãng phải bay đêm nhiều hơn, trong khi máy bay chưa sẵn sàng hay chưa kịp quay đầu, chưa kể kéo theo các giải pháp kỹ thuật, điều hành bay.


Tuy nhiên, ông Thanh cũng thông cảm với kế hoạch sửa chữa đường băng, bởi nếu lùi nữa sẽ rơi vào mùa mưa, khó thi công. Hơn nữa, việc nâng số lần cất/hạ cánh lên 25 lần mỗi giờ đã là sự cố gắng của cơ quan quản lý, so với con số 30 lần giờ bình thường và 38 lần giờ cao điểm.


Tuy nhiên, ông Thanh góp ý, Hội đồng điều phối cất/hạ cánh có thể điều chỉnh việc sửa chữa đường băng, chẳng hạn dừng thi công trong các ngày cao điểm từ 26/4-2/5 chẳng hạn; hoặc vào những thời điểm tần suất cất/hạ cánh cao trong ngày, có thể thi công vào giờ thấp điểm được không, thậm chí là làm đêm.


Trước các ý kiến này, đại diện Cục Hàng không Việt Nam cho hay, kết luận của Hội đồng điều phối giờ hạ, cất cánh chưa phải là quyết định chính thức về thời điểm sửa chữa.


Cơ quan này khẳng định sẽ không có chuyện cắt giảm các chuyến bay và sẽ điều chỉnh lịch sửa chữa để không ảnh hưởng đến việc đi lại của người dân vào dịp nghỉ lễ 30/4-1/5.


Cục Hàng không sẽ yêu cầu Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam (VATM), Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) có phương án sửa chữa đường băng phù hợp, sau khi gặp gỡ đại diện các hãng hàng không để bàn về cách điều phối giờ hạ, cất cánh vào ngày hôm nay (31/3).


Ngọc Hà











đường-băng, sữa-chữa, sân-bay, Tân-Sơn-Nhất, hành-khách, hãng-hàng-không, lịch-bay, 30/4-1/5, Vietnam Airlines, Vietjet Air, Jetstar Pacific





Kể lại lúc xe khách đâm nhau 5 người chết ở HN

Kể lại lúc xe khách đâm nhau 5 người chết ở HN

"Mọi người cũng không kịp la hét gì cả. Khi xe đổ xuống mương, em cố bò ra và tìm bố" - một nạn nhân bị thương trong vụ 2 ô tô khách đâm nhau ở Hà Nội chiều 30/3 kể lại.



Liên quan đến vụ tai nạn nghiêm trọng khiến 5 người chết, nhiều người khác bị thương vào khoảng 13h45 ngày 30/3 trên quốc lộ 32, đoạn qua xã Ngọc Tảo (huyện Phúc Thọ - Hà Nội), chiều cùng ngày, phóng viên đã có mặt tại Bệnh viện Đa khoa Sơn Tây.


Tại đây, ông Đỗ Văn Khởi (46 tuổi, ở xã Bầu Sao, Vĩnh Tường – Vĩnh Phúc) và con trai là anh Đỗ Bá Đồng (20 tuổi) vẫn đang được các bác sỹ chăm sóc đặc biệt.











tai nạn

Hiện trường vụ tai nạn



Nhớ lại giây phút kinh hoàng, anh Đỗ Bá Đồng kể: “Lúc đó em ngồi ghế ngay sau tài xế, bên phải là chủ xe, bên trái là 1 phụ nữ. Sự việc xảy ra quá nhanh, em không kịp nhìn thấy cái gì nữa. Em cũng không nhớ va đập vào đâu mà bị thương. Trên xe lúc đó khoảng hơn 10 người. Mọi người cũng không kịp la hét gì cả. Khi xe đổ xuống mương, em cố bò ra và tìm bố. Người em đau nên một mình không đủ sức lôi bố ra, phải nhờ mấy người ở đó đưa bố ra, mãi sau bố mới tỉnh dậy”.


Chưa hết bàng hoàng, ông Đỗ Văn Khởi cho biết, lúc xảy ra tai nạn, ông ngồi ở hàng ghế phía cuối xe.


“Tôi đưa con trai đi khám bệnh ở BV Việt Đức từ hôm thứ 5 tuần trước (26/3). Hôm nay, 2 cha con bắt xe khách 16 chỗ về quê, đến đó thì gặp tai nạn. Tôi ngồi ghế cuối cùng của xe bên phía tài xế và đang nằm ngủ. Khi xảy ra tai nạn tôi cũng không biết gì. Vụ tai nạn khiến tôi quá đau không thể nhúc nhích được, ngay lúc đó con trai tôi cùng với những người khác đã đưa tôi ra khởi chiếc xe gặp nạn. Một lúc sau thì có xe cấp cứu đến đây đưa bố con tôi vào viện. Nhìn thấy con không sao tôi mừng rơi nước mắt” – ông Đỗ Văn Khởi chia sẻ.


Ông Đỗ Khắc Hải (SN 1959) - một nhân chứng của vụ việc cho biết, khi đang ngủ trong nhà bỗng nghe tiếng động lớn liền chạy ra thấy hai xe nằm ở dưới mương và một chiếc xe rơ-moóc nằm ở giữa đường.











tai nạn

Nạn nhân Đồng đang được cấp cứu tại bệnh viện



Ông Hải thông tin thêm, có thấy một người kẹt ở bánh xe, khoảng 3-4 người tử vong dưới gầm chiếc xe 29 chỗ. Nhiều người may mắn thoát ra ngoài ngồi vật vờ lề đường.


Những người bị thương ở xe 16 chỗ được đưa đi cấp cứu ngay sau đó.


“Lúc đó tôi thấy một người phụ nữ trong tình trạng nguy kịch đang được dìu ra ngoài. Tôi liền gọi taxi đưa đi cấp cứu”, ông Hải cho biết.


Bác sỹ Hoàng Đức Thọ, khoa Chấn thương của Bệnh viện Đa khoa Sơn Tây cho biết, bệnh nhân Đỗ Văn Khởi bị chấn thương vùng ngực, gẫy 3 xương sườn; có tràn máu, tràn khí màng phổi trái, hiện vẫn đang được tiếp tục theo dõi và điều trị.


Bệnh nhân Đỗ Bá Đồng có nhiều vết thương vùng cổ, vùng mặt, đã được xử lí và tiếp tục theo dõi, điều trị. Trước mắt, tình trạng chấn thương chưa đe dọa đến tính mạng của 2 bệnh nhân này nhưng vẫn phải theo dõi đặc biệt.


Cũng trong chiều 30/3, ông Nguyễn Quốc Hùng – Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội cùng với Đại tá Đào Thanh Hải - Phó Giám đốc Công an TP Hà Nội và các đơn vị chức năng của Hà Nội đã đến Bệnh viện Đa khoa Sơn Tây thăm động viên và tặng quà cho các nạn nhân tại đây.


Nhị Tiến






Sinh viên Việt dập lửa bằng âm thanh, được báo Mỹ ca ngợi

Sinh viên Việt dập lửa bằng âm thanh, được báo Mỹ ca ngợi

Một thiết bị chữa cháy bằng âm thanh mà một trong hai tác giả của nó là một sinh viên người Việt đang được các tờ báo hàng đầu nước Mỹ như Time, Huffington Post, USA Today… ca ngợi.














sinh viên, phát minh, sáng tạo, người Việt, chữa cháy bằng âm thanh, Việt Trần
Việt Trần và Seth Robertson - hai tác giả của thiết bị chữa cháy cầm tay bằng âm thanh

Hãy tưởng tượng nếu tất cả những gì bạn cần để chữa cháy là một chiếc loa có âm thanh trầm. Giả thuyết nghe có vẻ hão huyền ấy đã trở thành sự thật: một chiếc bình chữa cháy cầm tay không bọt, không bột hay nước, mà tạo ra các sóng âm tần số thấp.


Thực ra, ý tưởng này đã được DARPA (Cơ quan Các dự án nghiên cứu cao cấp) hiện thực hóa vào năm 2012, tuy nhiên nó vẫn còn rất cồng kềnh so với mục đích sử dụng trong hộ gia đình.


Bình chữa cháy nguyên mẫu này được phát triển bởi sinh viên chuyên ngành kỹ thuật máy tính Việt Trần và sinh viên chuyên ngành kỹ thuật điện Seth Robertson tới từ ĐH George Mason ở Fairfax, Virginia. Hai anh chàng này hi vọng thiết kế của họ có thể làm một cuộc cách mạng trong việc chữa cháy, đặc biệt là những vụ cháy ở nhà riêng.


Công nghệ này dựa trên cách thức hoạt động của sóng âm là thay thế oxy khi nó di chuyển trong không gian, bởi vì oxy là yếu tố khiến lửa tiếp tục cháy. Nếu bạn có thể “bóp nghẹt” ngọn lửa thì bạn có thể dập tắt nó, và hai chàng trai này đã thiết kế thiết bị theo cách đó. Họ cũng phát hiện ra rằng âm nhạc thì không thích hợp vì âm thanh của âm nhạc lúc trầm lúc bổng, không ổn định.


Âm thanh với tần số cao thì khiến ngọn lửa bùng lên dữ dội hơn. Âm thanh tần số thấp hơn – trong khoảng từ 30-60 hertz (còn được gọi là “vùng Goldilocks”) – khiến sóng âm có thể loại bỏ oxy ra khỏi ngọn lửa một cách hiệu quả và đủ lâu để dập tắt nó.


Bước tiếp theo là phát triển thiết bị bình chữa có thể cầm tay. Ví dụ như thiết bị của DARPA là một chiếc máy lớn nên không thể dễ dàng di chuyển được. Với thiết bị được cải tiến so với của DARPA, chiếc máy có thể dập tắt được những ngọn lửa nhỏ.


Tất nhiên, bước tiếp theo là phát triển thêm – kiểm tra về mặt kỹ thuật đối với các trường hợp cháy nổ khác, xem xem nó có thể giữ ngọn lửa không bùng lại hay không, bởi vì sóng âm không có tác dụng làm mát như nước, đồng thời kiểm tra tính khả thi của việc phát triển một thiết bị có thể xử lý các đám cháy lớn.


Nếu có thể làm được điều này thì đây có thể là một tin lớn không chỉ cho các hộ gia đình mà còn cho cả các cơ quan cứu hỏa.



  • Nguyễn Thảo(Theo Cnet)



sinh viên, phát minh, sáng tạo, người Việt, chữa cháy bằng âm thanh, Việt Trần





Có những chức danh chỉ ngồi cho 'đủ mâm đủ bát'

Có những chức danh chỉ ngồi cho 'đủ mâm đủ bát'

Trong quy định cũng bắt buộc các DN lớn phải có người phụ trách về an toàn lao động nhưng cũng không ràng buộc trách nhiệm của chính họ nếu có tai nạn lao động xảy ra. Do vậy, những người này nhiều khi chỉ là chức danh ngồi cho “đủ mâm đủ bát”.







Còn nhớ hôm 10/3, tuần lễ quốc gia an toàn vệ sinh lao động tỉnh Hà Tĩnh được phát động ở KCN Vũng Áng. Cũng như các tỉnh thành khác, Hà Tĩnh đã hưởng ứng tuần lễ này với nhiều khẩu hiệu rầm rộ.


Nhưng ngay khi những sự kiện này vừa chấm dứt thì tại KCN Formosa- điểm nóng xây dựng của Hà Tĩnh, 13 công nhân đã thiệt mạng, gần 30 người bị thương vì sập giàn giáo. Cũng chỉ trước đó không lâu, ngay tại công trường này đã xảy ra ít nhất 2 vụ tai nạn lao động (TNLĐ) làm 3 người thiệt mạng, 4 người bị thương nặng.


Thực tế cho thấy, những khẩu hiệu, những “quyết tâm”, lời cam kết của các nhà lãnh đạo được đọc sang sảng tại các buổi mít tinh đã không hề “ngấm” vào hành động ở những nơi có nguy cơ cao về tai nạn lao động, ví dụ như ở Formosa.


Có vẻ như, những cam kết giảm thiểu TNLĐ trên các lễ đài trang trọng đã không ăn nhập gì với thực tế đầy bất trắc, hiểm nguy mà những công nhân làm việc tại hiện trường đang đối mặt.











Formosa, an toàn vệ sinh lao động, ATVSLĐ
Ảnh minh họa.

Ngành xây dựng luôn là “điểm nóng” đứng đầu về số vụ TNLĐ diễn ra cũng như số nạn nhân thiệt mạng.


Theo Cục An toàn lao động (Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội), năm 2014, lĩnh vực xây dựng chiếm 33,1% tổng số vụ tai nạn và 33,9% tổng số người chết, đứng đầu trong các lĩnh vực có số vụ TNLĐ xảy ra. Năm 2013, số vụ TNLĐ xảy ra trong lĩnh vực này chiếm 28,6% tổng số vụ tai nạn và 26,5% tổng số người chết, đứng đầu trong số các lĩnh vực xảy ra TNLĐ.


Câu hỏi đặt ra là, vậy tại sao chưa có một quyết tâm hay giải pháp nào đủ mạnh và quyết liệt để làm giảm số vụ TNLĐ trong ngành? Hay người ta đã mặc nhiên thừa nhận nó như một tất yếu của quá trình phát triển và tảng lờ, thỏa hiệp với nó?


Nguyên nhân mất an toàn lao luôn được liệt kê đầy đủ trong các bản báo cáo, thậm chí, còn được dự tính chi tiết trong từng lĩnh vực. Nhưng báo cáo và trách nhiệm đề xuất giải pháp cụ thể vẫn chưa tìm được tiếng nói chung . Vì sự thật là các vụ TNLĐ vẫn có xu hướng tăng cao cả về số vụ lẫn mức độ nghiêm trọng.


Theo Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, trung bình giai đoạn 1992 – 2000, mỗi năm xảy ra 3.000 vụ TNLĐ làm chết 350 người, giai đoạn 2001 – 2013 bình quân mỗi năm xảy ra gần 6.000 vụ TNLĐ làm gần 600 người chết. Tuy nhiên, số liệu thống kê tại các bệnh viện, cơ sở y tế về số người nhập viện do tai nạn lao động thường nhiều gấp hơn 20 lần số liệu được báo cáo về bộ này.


Còn thống kê từ các bệnh viện, cơ sở y tế và cộng đồng cũng cho thấy mỗi năm khoảng 160.000-170.000 người bị tai nạn lao động phải đến điều trị tại cơ sở y tế và có khoảng 1.700 người chết.


Cho dù kinh tế đã phát triển hơn, đời sống DN đã khác đi rất nhiều, các nguy cơ TNLĐ cũng nhiều hơn nhưng những chính sách nhằm giảm thiểu và ngăn ngừa rủi ro TNLĐ thì vẫn không bắt kịp thực tiễn. Các chính sách vẫn được "xào" đi "xào" lại năm này qua năm khác, chủ yếu chỉ là “nhắc nhở” chứ chưa đầu tư cho giải pháp thực tế có tính khả thi.


Bên cạnh đó, việc thực thi pháp luật về an toàn lao động chủ yếu dựa vào đội ngũ thanh tra với năng lực hạn chế cả về trình độ và số lượng, hàng năm chỉ thanh tra được khoảng 3,4% số DN trên địa bàn. Trong quy định cũng bắt buộc các DN lớn phải có người phụ trách về an toàn lao động nhưng cũng không ràng buộc trách nhiệm của chính họ nếu có TNLĐ xảy ra. Do vậy, những người này nhiều khi chỉ là chức danh ngồi cho “đủ mâm đủ bát”.











Formosa, an toàn vệ sinh lao động, ATVSLĐ
Hiện trường đổ nát vụ sập giàn giáo kinh hoàng ở Formosa.

Pháp luật về an toàn lao động cũng quy định, sau các vụ TNLĐ nghiêm trọng, thanh tra về an toàn lao động cùng với cơ quan công an sẽ vào cuộc để điều tra nguyên nhân. Nếu có dấu hiệu vi phạm sẽ chuyển các vụ TNLĐ này sang hình sự và đề nghị Viện kiểm sát Nhân dân khởi tố. Tuy nhiên trong thực tế số vụ TNLĐ khởi tố chỉ có thể đếm được trên đầu ngón tay. Chính bởi không quy được trách nhiệm rõ ràng khi xảy ra TNLĐ nên tình trạng thờ ở với các quy định về an toàn lao động là phổ biến.


Trở lại câu chuyện sập giàn giáo tại KCN Formosa, hôm 27/3, trong buổi họp báo vụ sập giàn giáo do tỉnh ủy Hà Tĩnh tổ chức, ông Nguyễn Văn Sơn - Giám đốc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh Hà Tĩnh cho biết trước khi tai nạn xảy ra, Sở đã tiến hành xử phạt hơn 1 tỷ đồng vi phạm an toàn lao động tại KCN này. Như vậy, việc vi phạm đã không phải là lần đầu tiên và sau khi xử phạt, vi phạm vẫn tiếp tục xảy ra mang tới cái chết thương tâm cho 13 công nhân.


Điều này đặt ra câu hỏi về năng lực quản lý về an toàn lao động tại các địa phương: nếu việc quản lý về an toàn lao động chỉ dừng lại ở kiểm tra, nhắc nhở, xử phạt và coi như đó là hết trách nhiệm thì chắc chắn những cam kết giảm thiểu TNLĐ chỉ là những lời báo cáo đẹp, lời nói hay.


Tai nạn đáng tiếc vừa xảy ra ở Formosa là hồi chuông cảnh báo về nguy cơ có thực đòi hỏi chính quyền địa phương, chủ sử dụng lao động và bản thân người lao động phải cấp tập đầu tư cho yêu cầu an toàn vệ sinh lao động thay vì chỉ hô khẩu hiệu "quyết tâm" suông.


An Khuê






Đại gia tàu biển mắc cạn, ông chủ ngân hàng ngạt nợ

Đại gia tàu biển mắc cạn, ông chủ ngân hàng ngạt nợ

- Hàng loạt ngân hàng đang chìm ngập trong đống nợ xấu từ các khoản cho DN vận tải biển vay mua tàu. Một số nhà băng đã nhắm mắt siết nợ, "ôm" tàu nhưng đa phần vẫn chưa có cách giải quyết với các tài sản đảm bảo ngày càng tới kỳ bán sắt vụn.





Ngân hàng "ôm" tàu biển


Tháng 9/2014, Maritime Bank đã nhận được nghị quyết của Công ty Cổ phần Hàng hải Đông Đô (DDM) về việc bàn giao tài sản đảm bảo thế chấp là tàu chở container Đông Mai cho các chức tín dụng để thay thế nghĩa vụ trả nợ.


Việc chuyển giao quyền sở hữu nhanh chóng được thực hiện. Con tàu đã được chuyển sang chủ mới để tiếp tục khai thác thay vì DDM vận hành, thu tiền về bù đắp vào khoản lãi và một phần gốc cho NH.


Việc gán nợ tàu cho các tổ chức tín dụng được xem là cách mà bất đắc dĩ mà các nhà băng phải làm.


Tuy nhiên, trong trường hợp này, đây có lẽ là một quyết định mà cả hai bên đều mong đợi. Chủ sở hữu mới có thể trực tiếp khai thác và thu tiền về bù đắp phần nào cho khoản nợ mà một DN thua lỗ 3 năm liên tiếp, âm vốn chủ sở hữu như DDM khó có thể hoàn thành nghĩa vụ của mình. DDM trong khi đó giảm bớt áp lực nợ nần và tránh được phần nào tình trạng "càng hoạt động càng thua lỗ".


Trên thực tế, việc được NH "ôm tàu" có lẽ là một thành công của DN bởi thị trường cho thuê tàu biển vẫn còn bi đát, giá tàu biển cũng tuột dốc không phanh trong vài năm gần đây sau khi mà các DN trong nước đua nhau mua tàu vào thời kỳ thị trường sốt nóng.











vận-tải-biển, giá-cước, chỉ-số-BDI, vay-nợ, nợ-nần, nợ-xấu, nợ-quá-hạn, container, hàng-rời, Vinalines, Vinashin, hàng-hải, tàu-biển, thanh-lý, bán-tàu, trọng-tải, DWT, cước-vận-tải, DDM, Vinaship, biển-Đông, kinh-tế-biển

Hàng loạt ngân hàng đang chìm ngập trong đống nợ xấu từ các khoản cho DN vận tải biển vay mua tàu.



Trong một báo cáo của DDM hồi giữa tháng 4/2014 cho biết, giá trị còn lại trên sổ sách của nhóm tàu container chuyên dụng rất lớn: Đông Mai là hơn 228 tỷ đồng (tương đương 10,8 triệu USD) và Đông Du là gần 240 tỷ đồng (tương đương 11,4 triệu USD). Tuy nhiên, cũng theo DDM, giá trị thị trường của hai con tàu này "thấp hơn rất nhiều".


Gần đây, hàng loạt các ngân hàng cũng đã phải xoay sở rất nhiều để xử lý các khoản nợ liên quan tới các DN vận tải biển.


Đầu tháng 2/2015, Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines) đã nộp hồ sơ đăng ký chuyển nhượng 12,6 triệu cổ phiếu CTCP Vận tải biển Việt Nam (VOS) cho Ngân hàng ACB (ACB) để cấn trừ nợ. Giao dịch dự kiến thực hiện từ 19/3 đến 10/4 với mức giá chuyển nhượng là 10.000 đồng/cp, cao hơn khá nhiều so với thị giá 5.300 đồng/cp hiện tại của VOS


Trước đó, cuối 2014, NHNN cũng đã đồng ý chủ trương để VietinBank tham gia làm cổ đông chiến lược khi cổ phần hóa các cảng thành viên thuộc Vinalines trong chương trình đổi nợ lấy cổ phần. Trong một văn bản đầu năm, Vinalines cho biết hiện còn vay nợ Vietinbank là trên 5.000 tỷ đồng. Vay nợ tín dụng của Vinalines lên tới hàng chục nghìn tỷ đồng và phần lớn mới được xử lý theo hướng giãn nợ và lãi.


Phát sợ gánh nợ tàu biển


Trong vài năm gần đây, các DN vận tải biển ồ ạt bán thanh lý tàu cũ để giảm áp lực nợ nần và bổ sung vốn lưu động. Không ít DN trong khoảng một năm qua cũng đã bán nợ xấu là khoản vay dành cho các DN vận tải biển hoặc phải chuyển khoản tín dụng ngắn hạn này sang thành dài hạn và giảm lãi suất cho vay.


Nhiều DN vận tải biển đã hưởng lợi từ chính sách tái cơ cấu nợ của các ngân hàng. Cùng với chính sách thắt lưng buộc bụng và liên tục bán tàu cũ, nhiều doanh nghiệp đã bớt khó khăn.











vận-tải-biển, giá-cước, chỉ-số-BDI, vay-nợ, nợ-nần, nợ-xấu, nợ-quá-hạn, container, hàng-rời, Vinalines, Vinashin, hàng-hải, tàu-biển, thanh-lý, bán-tàu, trọng-tải, DWT, cước-vận-tải, DDM, Vinaship, biển-Đông, kinh-tế-biển

Một số nhà băng đã nhắm mắt siết nợ, "ôm" tàu nhưng đa phần vẫn chưa có cách giải quyết với các tài sản đảm bảo ngày càng tới kỳ bán sắt vụn.



Mặc dù vậy, gánh nặng nợ ngân hàng của các doanh nghiệp trong lĩnh vực này vẫn còn rất lớn. Phần lớn các doanh nghiệp vận tải biển đều có tỷ trọng nợ cao gấp hơn vài ba lần so với vốn chủ sở hữu.


Tính tới cuối 2014, vay nợ ngắn hạn của Công ty Cổ phần Vận tải và Thuê tàu biển Việt Nam (VST) đã giảm hơn 100 tỷ so với đầu năm, nhưng vẫn còn nợ một số NH như Agribank, ACB, Maritime Bank, VCB... tổng cộng hơn 200 tỷ đồng.


Vay nợ dài hạn của VST lên tới gần 1.840 tỷ đồng, trong đó có 450 tỷ đồng vay Maritime Bank, 426 tỷ đồng vay Ngân hàng ACB, 293 tỷ đồng vay BIDV Hải Phòng, 263 tỷ Bảo Việt Bank TPHCM...


Cũng tới cuối 2014, Vosco còn vay nợ ngắn hạn hơn 83 tỷ đồng, vay nợ dài hạn gần 2.730 tỷ đồng. Toàn bộ là các khoản vay ngân hàng. Trong năm 2014, Vosco tiếp tục hoạt động kinh doanh bết bát, nhưng nhờ vào việc thanh lý tàu, VOS đã báo lãi ròng hợp nhất gần 71 tỷ đồng. Do vậy, nhiều khả năng cổ phiếu VOS sẽ vẫn được niêm yết trên HOSE sau 2 năm lỗ liên tục 2012 và 2013.


Với DDM, doanh nghiệp này đã âm vốn chủ sở hữu nhưng tới cuối 2013 vẫn còn vay nợ các ngân hàng khối lượng tiền rất lớn: gần 1000 tỷ đồng dài hạn và 30 tỷ đồng ngắn hạn, chưa biết bao giờ mới có thể thanh toán được.


Công ty cổ phần Vận tải biển Vinaship (VNA) tính tới cuối 2014 còn vay nợ ngân hàng gần 104 tỷ đồng; vay nợ dài hạn hơn 613 tỷ đồng.


Nhiều doanh nghiệp vận tải biển đã gần như chết vì nợ nần và làm ăn thua lỗ như: Vận tải biển và Bất động sản Việt Hải (VSP), Công ty Cổ phần Container Phía Nam (VSG), Vận tải biển Hải Âu (SSG), Hàng hải Sài Gòn (SHC)...


Hầu hết các doanh nghiệp này đang ôm một đống nợ ngân hàng, thiếu vốn lưu động, có nhiều tàu cũ. Một số doanh nghiệp thậm chí muốn hoạt động phải vay thêm tiền ngân hàng để sửa chữa cải tạo tàu nhưng càng chạy càng lỗ. Tình cảnh sống dở chết dở của không ít doanh nghiệp đang khiến không ít các ngân hàng chơi vơi, có thể ngạt nước bất cứ lúc nào.


Mạnh Hà












vận-tải-biển, giá-cước, chỉ-số-BDI, vay-nợ, nợ-nần, nợ-xấu, nợ-quá-hạn, container, hàng-rời, Vinalines, Vinashin, hàng-hải, tàu-biển, thanh-lý, bán-tàu, trọng-tải, DWT, cước-vận-tải, DDM, Vinaship, biển-Đông, kinh-tế-biển





Khẩu hiệu hay, báo cáo đẹp: Vẫn tai nạn chết người

Khẩu hiệu hay, báo cáo đẹp: Vẫn tai nạn chết người

Nếu việc quản lý về an toàn lao động chỉ dừng lại ở kiểm tra, nhắc nhở, xử phạt và coi như hết trách nhiệm thì chắc chắn những cam kết giảm thiểu tai nạn lao động chỉ là những lời báo cáo đẹp, lời nói hay.







Còn nhớ hôm 10/3, tuần lễ quốc gia an toàn vệ sinh lao động tỉnh Hà Tĩnh được phát động ở KCN Vũng Áng. Cũng như các tỉnh thành khác, Hà Tĩnh đã hưởng ứng tuần lễ này với nhiều khẩu hiệu rầm rộ.


Nhưng ngay khi những sự kiện này vừa chấm dứt thì tại KCN Formosa- điểm nóng xây dựng của Hà Tĩnh, 13 công nhân đã thiệt mạng, gần 30 người bị thương vì sập giàn giáo. Cũng chỉ trước đó không lâu, ngay tại công trường này đã xảy ra ít nhất 2 vụ tai nạn lao động (TNLĐ) làm 3 người thiệt mạng, 4 người bị thương nặng.


Thực tế cho thấy, những khẩu hiệu, những “quyết tâm”, lời cam kết của các nhà lãnh đạo được đọc sang sảng tại các buổi mít tinh đã không hề “ngấm” vào hành động ở những nơi có nguy cơ cao về tai nạn lao động, ví dụ như ở Formosa.


Có vẻ như, những cam kết giảm thiểu TNLĐ trên các lễ đài trang trọng đã không ăn nhập gì với thực tế đầy bất trắc, hiểm nguy mà những công nhân làm việc tại hiện trường đang đối mặt.











Formosa, an toàn vệ sinh lao động, ATVSLĐ
Ảnh minh họa.

Ngành xây dựng luôn là “điểm nóng” đứng đầu về số vụ TNLĐ diễn ra cũng như số nạn nhân thiệt mạng.


Theo Cục An toàn lao động (Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội), năm 2014, lĩnh vực xây dựng chiếm 33,1% tổng số vụ tai nạn và 33,9% tổng số người chết, đứng đầu trong các lĩnh vực có số vụ TNLĐ xảy ra. Năm 2013, số vụ TNLĐ xảy ra trong lĩnh vực này chiếm 28,6% tổng số vụ tai nạn và 26,5% tổng số người chết, đứng đầu trong số các lĩnh vực xảy ra TNLĐ.


Câu hỏi đặt ra là, vậy tại sao chưa có một quyết tâm hay giải pháp nào đủ mạnh và quyết liệt để làm giảm số vụ TNLĐ trong ngành? Hay người ta đã mặc nhiên thừa nhận nó như một tất yếu của quá trình phát triển và tảng lờ, thỏa hiệp với nó?


Nguyên nhân mất an toàn lao luôn được liệt kê đầy đủ trong các bản báo cáo, thậm chí, còn được dự tính chi tiết trong từng lĩnh vực. Nhưng báo cáo và trách nhiệm đề xuất giải pháp cụ thể vẫn chưa tìm được tiếng nói chung . Vì sự thật là các vụ TNLĐ vẫn có xu hướng tăng cao cả về số vụ lẫn mức độ nghiêm trọng.


Theo Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, trung bình giai đoạn 1992 – 2000, mỗi năm xảy ra 3.000 vụ TNLĐ làm chết 350 người, giai đoạn 2001 – 2013 bình quân mỗi năm xảy ra gần 6.000 vụ TNLĐ làm gần 600 người chết. Tuy nhiên, số liệu thống kê tại các bệnh viện, cơ sở y tế về số người nhập viện do tai nạn lao động thường nhiều gấp hơn 20 lần số liệu được báo cáo về bộ này.


Còn thống kê từ các bệnh viện, cơ sở y tế và cộng đồng cũng cho thấy mỗi năm khoảng 160.000-170.000 người bị tai nạn lao động phải đến điều trị tại cơ sở y tế và có khoảng 1.700 người chết.


Cho dù kinh tế đã phát triển hơn, đời sống DN đã khác đi rất nhiều, các nguy cơ TNLĐ cũng nhiều hơn nhưng những chính sách nhằm giảm thiểu và ngăn ngừa rủi ro TNLĐ thì vẫn không bắt kịp thực tiễn. Các chính sách vẫn được "xào" đi "xào" lại năm này qua năm khác, chủ yếu chỉ là “nhắc nhở” chứ chưa đầu tư cho giải pháp thực tế có tính khả thi.


Bên cạnh đó, việc thực thi pháp luật về an toàn lao động chủ yếu dựa vào đội ngũ thanh tra với năng lực hạn chế cả về trình độ và số lượng, hàng năm chỉ thanh tra được khoảng 3,4% số DN trên địa bàn. Trong quy định cũng bắt buộc các DN lớn phải có người phụ trách về an toàn lao động nhưng cũng không ràng buộc trách nhiệm của chính họ nếu có TNLĐ xảy ra. Do vậy, những người này nhiều khi chỉ là chức danh ngồi cho “đủ mâm đủ bát”.











Formosa, an toàn vệ sinh lao động, ATVSLĐ
Hiện trường đổ nát vụ sập giàn giáo kinh hoàng ở Formosa.

Pháp luật về an toàn lao động cũng quy định, sau các vụ TNLĐ nghiêm trọng, thanh tra về an toàn lao động cùng với cơ quan công an sẽ vào cuộc để điều tra nguyên nhân. Nếu có dấu hiệu vi phạm sẽ chuyển các vụ TNLĐ này sang hình sự và đề nghị Viện kiểm sát Nhân dân khởi tố. Tuy nhiên trong thực tế số vụ TNLĐ khởi tố chỉ có thể đếm được trên đầu ngón tay. Chính bởi không quy được trách nhiệm rõ ràng khi xảy ra TNLĐ nên tình trạng thờ ở với các quy định về an toàn lao động là phổ biến.


Trở lại câu chuyện sập giàn giáo tại KCN Formosa, hôm 27/3, trong buổi họp báo vụ sập giàn giáo do tỉnh ủy Hà Tĩnh tổ chức, ông Nguyễn Văn Sơn - Giám đốc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh Hà Tĩnh cho biết trước khi tai nạn xảy ra, Sở đã tiến hành xử phạt hơn 1 tỷ đồng vi phạm an toàn lao động tại KCN này. Như vậy, việc vi phạm đã không phải là lần đầu tiên và sau khi xử phạt, vi phạm vẫn tiếp tục xảy ra mang tới cái chết thương tâm cho 13 công nhân.


Điều này đặt ra câu hỏi về năng lực quản lý về an toàn lao động tại các địa phương: nếu việc quản lý về an toàn lao động chỉ dừng lại ở kiểm tra, nhắc nhở, xử phạt và coi như đó là hết trách nhiệm thì chắc chắn những cam kết giảm thiểu TNLĐ chỉ là những lời báo cáo đẹp, lời nói hay.


Tai nạn đáng tiếc vừa xảy ra ở Formosa là hồi chuông cảnh báo về nguy cơ có thực đòi hỏi chính quyền địa phương, chủ sử dụng lao động và bản thân người lao động phải cấp tập đầu tư cho yêu cầu an toàn vệ sinh lao động thay vì chỉ hô khẩu hiệu "quyết tâm" suông.


An Khuê






Nam sinh 17 tuổi phát hiện hướng mới cho thuốc chữa HIV

Nam sinh 17 tuổi phát hiện hướng mới cho thuốc chữa HIV

Nam sinh trung học Andrew Jin đã có một phát hiện mới trong lĩnh vực sinh học.











thuốc, HIV, sinh học, nam sinh, nghiên cứu, khoa học, đột biến gen
Nam sinh Andrew Jin, 17 tuổi có một phát hiện mới trong lĩnh vực sinh học có thể giúp ích cho việc sản xuất một loại thuốc chống HIV trong tương lai

Giống như nhiều học sinh mê khoa học khác, Andrew Jin quan tâm tới sự tiến hóa của loài người. Tuy nhiên, Jin – một trong 3 quán quân giành chiến thắng trong cuộc thi Tìm kiếm tài năng khoa học Intel với giá trị giải thưởng lên tới 150.000 USD – đã đưa đam mê của mình đi xa hơn.


Jin đã sử dụng thuật toán tiếp nhận tự động để tìm ra các đột biến trong gen người – loại đột biến mà một ngày nào đó có thể được sử dụng để sản xuất thuốc có khả năng đánh bại các loại bệnh như HIV và tâm thần phân liệt.


Ban đầu, nam sinh 17 tuổi muốn tìm hiểu cách mà con người đã tiến hóa trong 10.000 năm qua. “Tôi muốn làm vì tò mò. Tôi bắt đầu suy nghĩ về chọn lọc tự nhiên và tiến hóa. Chúng ta hiểu rất nhiều về lý thuyết nhưng chúng ta lại chẳng biết gì trên thực tế. Tôi tò mò về những đột biến gen giúp chúng ta trở thành một giống loài thông minh và khéo léo”.


Từ đó, Jin quyết định nghiên cứu 179 chuỗi DNA ở các khu vực khác nhau trên thế giới.


Mỗi chuỗi gen gồm 3 triệu cặp base DNA – quá nhiều nếu không có sự giúp đỡ của một thuật toán. Vì thế, cậu đã thiết lập một thuật toán tiếp nhận tự động và tìm ra 130 đột biến có khả năng thích ứng, liên quan tới phản ứng miễn dịch và trao đổi chất – những thứ đóng vai trò trong sự tiến hóa của con người.


Sau khi tham gia một chương trình nghiên cứu ở MIT vào kỳ nghỉ hè, Jin hoàn thiện hơn nghiên cứu của mình và tìm ra một số đột biến gen, trong đó có đột biến liên quan tới kháng viêm màng não và giảm tính mẫn cảm với những virus như cúm và HIV. Phát hiện này có thể được các công ty dược phẩm sử dụng trong việc phát triển một loại thuốc mới.


Jin cho rằng phát hiện của cậu hoàn toàn mới mặc dù đã có những nghiên cứu tương tự.


Tuy nhiên, vẫn còn là một con đường dài phía trước trước khi Jin có thể đưa nghiên cứu của mình vào ngành công nghiệp dược phẩm.


“Đã có bằng chứng rất chắc chắn về việc những đột biến này có khả năng kháng bệnh, tuy nhiên để chắc chắn, tôi sẽ phải làm những thí nghiệm sinh học để nghiên cứu cơ chế bảo vệ của chúng. Đó là việc mà tôi đang rất háo hức được thực hiện ngay bây giờ” – Jin nói.


Khi vào đại học (hiện Jin vẫn chưa chắc chắn sẽ vào trường nào), Jin dự định theo đuổi ngành khoa học máy tính hoặc sinh học.


Thế nhưng, đó cũng chưa phải là tất cả những gì nam sinh này thể hiện xuất sắc. Cậu còn là một tay chơi piano tài năng, từng biểu diễn ở Nhà hát Carnegie Hall (New York).


“Tôi còn là một hướng đạo sinh nhiệt tình” – Jin tiết lộ.



  • Nguyễn Thảo (Theo Fastcoexist)






Sập giàn giáo: Cấm xuất cảnh 44 người Hàn Quốc

Sập giàn giáo: Cấm xuất cảnh 44 người Hàn Quốc

- Để hỗ trợ, phục vụ cho công tác điều tra nguyên nhân vụ sập giàn giáo khiến 42 người thương vong, Công an tỉnh Hà Tĩnh đã yêu cầu toàn bộ cán bộ, nhân viên Cty Sam Sung C&T Việt Nam chưa được xuất cảnh.










Ngày 30/3, Đại tá Phan Kế Hiên, Chánh Văn phòng Cơ quan CSĐT Công an Hà Tĩnh cho hay, ngay sau khi vụ sập giàn giáo ở khu vực đúc giếng chìm trong công trường Formosa (Kỳ Anh, Hà Tĩnh) làm 13 người bị chết, 29 người khác bị thương, Cơ quan CSĐT Công an Hà Tĩnh đã triển khai đồng loạt các biện pháp nghiệp vụ để xác minhh, làm rõ nguyên nhân sự việc.











Vũng Áng; Hà Tĩnh; Formosa; sập giàn giáo
Vụ sập giàn giáo đã làm 13 người tử nạn

Theo Đại tá Hiên, tối 26/3, 4 cán bộ của Viện kỹ thuật hình sự (Bộ Công an) đã có mặt tại Hà Tĩnh.


Sáng 27/3, các cán bộ này cùng với lực lượng CSĐT Công an tỉnh Hà Tĩnh đã ghi nhận toàn bộ dấu hiệu, dấu vết có tại hiện trường.


Khi nói về nguyên nhân gây ra vụ tai nạn có phải do hệ thống nâng thủy lực của giàn giáo có vấn đề, Đại tá Hiên cho hay: "Trước mắt chỉ mới khám nghiệm hiện trường. Công việc hoàn thành chiều qua (29/3) nhưng chưa có kết luận gì về sự việc".


"Để đưa ra kết luận nguyên nhân sự việc, thì có đoàn điều tra, do Phó GĐ Sở Lao động, thương binh và xã hội tỉnh Hà Tĩnh làm trưởng đoàn. Còn Cơ quan CSĐT công an tỉnh hoạt động độc lập, dù vẫn yêu cầu một số cán bộ của Sở phối hợp", Đại tá Hiên thông tin thêm.


Liên quan tới vấn đề, CSĐT Công an tỉnh Hà Tĩnh đã yêu cầu toàn bộ cán bộ, nhân viên của cty Sam Sung C&T Việt Nam chưa được xuất cảnh.


"Để phục vụ, hỗ trợ công tác điều tra, CSĐT đã yêu cầu 44 nhân viên, cán bộ cty Sam Sung C&T Việt Nam chưa được xuất cảnh. Bởi nếu ở Hàn Quốc có thay đổi nhân sự, họ trở về nước, mấy tháng sau mới trở lại Việt Nam thì rất khó cho công tác điều tra", Đại tá Hiên nói.


Trong một diễn biến khác, ông Đào Xuân Lý, Phó khoa chấn thương (BVĐK Hà Tĩnh) cho biết, trong ngày 30/3, sẽ có thêm 2 nạn nhân là anh Nguyễn Thái Đức (30 tuổi, trú Kỳ Anh, Hà Tĩnh) và anh Nguyễn Văn Quý (22 tuổi, trú Bố Trạch, Quảng Bình) chuyển ra Hà Nội chữa trị.


Như vậy, tính tới thời điểm này, đã có 8 nạn nhân bị thương trong vụ sập giàn giáo trong Formosa được chuyển ra Hà Nội chữa trị.


Văn Đức - Duy Tuấn






Chủ Nhật, 29 tháng 3, 2015

NamABank - Eximbank: Nhớ kịch bản thâu tóm Sacombank

NamABank - Eximbank: Nhớ kịch bản thâu tóm Sacombank

Nhiều đại gia dần dần lộ diện trở thành những ông trùm thực sự trong lĩnh vực ngân hàng khi quá trình tái cấu trúc đang diễn ra mạnh mẽ. Thêm những nước cờ bất ngờ tại Eximbank mà tới phút cuối người ta mới hình dung được về người cầm trịch cuộc chơi.







Bóng dáng kịch bản Sacombank

Biên bản kiểm phiếu lấy ý kiến cổ đông về việc đề cử, ứng cử HĐQT Eximbank) vừa hé lộ một thông tin khá bất ngờ để tăng sự xác thực về giá thiết Eximbank có thể sẽ về với NamABank của đại gia đình doanh nhân Tư Hường.


Thông tin về cuộc hôn nhân giữa Eximbank và NamABank lại được dấy khi một lãnh đạo ngân hàng tiết lộ và càng trở nên nóng sau khi Tổng giám đốc Trần Ngô Phúc Vũ và nguyên Phó tổng giám đốc Trần Ngọc Tâm của NamABank đều có tên trong danh sách ứng cử thành viên HĐQT Eximbank nhiệm kỳ 2015-2020. Đặc biệt, 2 nhân vật này đại diện tới hơn 20% số cổ phần có quyền biểu quyết tại Eximbank.











NamABank, Tư-Hương, Trần-Thị-Hường, Á-hậu, Dương-Trương-Thiên-Lý, Tony-Toàn, Nguyễn-Quốc-Toàn, sở-hữu-chéo, thống-trị, Eximbank, EIB, Sacombank, STB, lợi-nhuận, tái-cấu-trúc, nợ-xấu, trích-lập-dự-phòng, thâu-tóm, sáp-nhập, ngân-hàng, tài-sản, BIDV, Vietin
M&A ngân hàng đang vào hồi quyết định.

Danh sách cũng cho thấy, nhóm cổ đông đến từ NamABank chốt cho kỳ họp ĐHCĐ này có quyền biểu quyết lớn nhất. Và cả 2 đại diện ứng cử này đều là những chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực ngân hàng tài chính.


Tin đồn NamABank và Eximbank sẽ về một nhà, trong đó Nam Bank là bên nhận sáp nhập giờ đây có thêm cơ sở để xác thực và người ta đang bàn về các cuộc thâu tóm sáp nhập đã hoặc đang diễn ra theo đúng kịch bản trong lĩnh vực ngân hàng.


Trước đó, giới đầu tư đã chứng kiến ván cờ 3 năm ông Trầm Bê “luộc” xong Ngân hàng Sacombank, với trung gian hỗ trợ là Eximbank. Hàng loạt các phiên giao dịch cổ phiếu với khối lượng khủng đã diễn ra trong một thời gian dài. Và cuối cùng với vị thế cổ đông lớn, ĐHCĐ ở cả Sacombank và SouthernBank đã thông qua chủ trương sáp nhập 2 nhà băng này để “về với cùng một ông chủ”.


Eximbank gần đây cũng chứng kiến sự thay đổi của các lãnh đạo chủ chốt như trường hợp chủ tịch Lê Hùng Dũng hay Tổng giám đốc Trương Văn Phước. Giao dịch cổ phiếu EIB cũng đặt biệt ấn tượng giống như thời kỳ Sacombank bị thâu tóm trước đó. Trong giai đoạn cuối 2014, cổ phiếu EIB chứng kiến hàng loạt các phiên có giao dịch thỏa thuận lớn. Và đầu năm 2015, cổ phiếu này cũng đã nổi sóng với những lệnh giao dịch thỏa thuận với khối lượng khổng lồ.


Giờ đây, các đại diện của NamABank đã xuất hiện ở Eximbank với một thế lực hùng mạnh. Và rất có thể, trong ĐHCĐ trong vòng chưa đầy 1 tháng nữa, một kịch bản về cùng một chủ có thể sẽ được chấp thuận, bất chấp các cổ đông nhỏ có muốn hay không, giống như tại ĐHCĐ Sacombank 2014.


Điểm khác có chăng ở chỗ, lần này, có thể các bên sẽ công khai công nhận ngân hàng lớn - Eximbank sẽ về với NamABank, khác với tuyên bố Southern Bank về với Sacombank như trong vấn cờ của ông Trầm Bê.


Ông trùm sẽ thêm mạnh?


Đầu năm 2014, giới đầu tư khá bất ngờ với hàng loạt các thay đổi diễn ra trong ĐHCĐ NamABank.


Không ít người đã nghĩ tới một kịch bản thay đổi quyền lực tại NamABank sau vụ đại gia Trầm Bê trở mình nắm gọn Sacombank. Thực tế, dù sự thay đổi sở hữu và quyền lực chi phối nhưng ở NamABank, các thành viên trong gia đình, các DN liên quan đến nữ doanh nhân U80 từng đưa Hoa hậu Hoàn vũ về Việt Nam vẫn mạnh nhất. Tính tới giữa 2014 tỷ lệ này vẫn gần 15% với nhiều thành viên trong HĐQT. Con số cho đến thời điểm này vẫn chưa được công bố theo quy định.











NamABank, Tư-Hương, Trần-Thị-Hường, Á-hậu, Dương-Trương-Thiên-Lý, Tony-Toàn, Nguyễn-Quốc-Toàn, sở-hữu-chéo, thống-trị, Eximbank, EIB, Sacombank, STB, lợi-nhuận, tái-cấu-trúc, nợ-xấu, trích-lập-dự-phòng, thâu-tóm, sáp-nhập, ngân-hàng, tài-sản, BIDV, Vietin
Thông tin NamABank về với Eximbank có thêm sự xác thực.

Sự xuất hiện của đại diện từng liên quan đến NamABank với hơn 20% số cổ phần có quyền biểu quyết tại Eximbank thực sự là một bất ngờ nữa. Bất ngờ còn ở chỗ Eximbank là một ngân hàng có quy mô thuộc tốp dẫn đầu, trong khi NamABank là một ngân hàng nhỏ bé.


Chỉ còn 2-3 tuần nữa ĐHCĐ của hàng loạt các ngân hàng sẽ diễn ra. Đây là thời điểm sẽ có những thay đổi lớn ở các nhà băng. Đại hội năm nay chắc chắn không là ngoại lệ và các NĐT đã nhìn thấy bóng dáng của một vụ M&A vốn đã được đồn thồn gần đây.


Với vị thế nhóm cổ đông lớn nhất, có lẽ NamABank có tiếng nói lớn tại Eximbank vào ngày 22/4 tới.


Trên thực tế, các vụ M&A không diễn ra trong một sớm một chiều. Southern Bank mất 3 năm vẫn chưa hoàn thành sáp nhập với Sacombank. Kế hoạch vẫn chưa được phê duyệt.


Mặc dù vậy, xu hướng M&A là không tránh khỏi, nhất là trong bối cảnh quá trình tái cơ cấu hệ thống ngân hàng đang bước sang giai đoạn 2 và rất quyết liệt. Nhiều tổ chức trong và ngoài nước cũng đánh giá cao về các thương vụ hợp nhất đối với quá trình cải tổ ngân hàng Việt Nam.


Quá trình hợp nhất, sáp nhập sẽ giúp ngành ngân hàng loại bỏ bớt những thành viên quy mô nhỏ, giảm bớt rủi ro từ sở hữu chéo, giúp NHNn dễ giảm sát quản lý, tránh tình trạng sở hữu chéo… Dự kiến tới 2017, số lượng ngân hàng sẽ giảm hơn 50% xuống còn 15-17 đơn vị.


Định hướng này nằm trong đề án tái cấu trúc hệ thống ngân hàng và được đánh giá là đúng đắn. Tuy nhiên, vẫn có ý kiến lo ngại về tương lai của các ngân hàng sau hợp nhất dưới bàn tay của các ông bà trùm mới khi nắm giữ các ngân hàng hợp nhất có quy mô lớn hơn nhiều liệu có gặp khó khăn hay không?.


Trong cuộc đua cho sự tồn tại, kẻ mạnh là người thắng, nhưng trong một số trường hợp kẻ mạnh chưa hẳn là lựa chọn hoàn hảo.


Lê Hà











NamABank, Tư-Hương, Trần-Thị-Hường, Á-hậu, Dương-Trương-Thiên-Lý, Tony-Toàn, Nguyễn-Quốc-Toàn, sở-hữu-chéo, thống-trị, Eximbank, EIB, Sacombank, STB, lợi-nhuận, tái-cấu-trúc, nợ-xấu, trích-lập-dự-phòng, thâu-tóm, sáp-nhập, ngân-hàng, tài-sản, BIDV, Vietin





Thứ Bảy, 28 tháng 3, 2015

Rủ Tây về làng: Ta lo Tây ngán

Rủ Tây về làng: Ta lo Tây ngán

- Thông tin về các hoạt động văn hoá lễ hội, chợ phiên, địa chỉ ăn nghỉ tại cộng đồng, kinh phí, điều kiện sinh hoạt,... tại Hà Giang đều rất ít ỏi trên Internet, mạng xã hội. Đây là một trong những rào cản khiến cho khách du lịch nước ngoài ngần ngại khi tới Hà Giang.


Chán lễ hội tiền tỷ, du lịch phượt lên ngôi

Du lịch Việt sẽ mất lượng lớn khách du lịch tàu biển


Sợ ở nhà dân


Bản Lô Lô chải có 3 hộ làm du lịch cộng đồng theo mô hình homestay. Thế nhưng, số du khách đến ở nhà các hộ dân chỉ đếm được trên đầu ngón tay. Đơn cử, chỉ tính riêng tháng 11/2014, có khoảng 2.508 đoàn với 14.853 khách đến tham quan cột cờ Lũng Cũ. Song, trong suốt cả tháng, 6 hộ làm dịch vụ homestay tại Lô Lô Chải và Thèn Pả chỉ đón được 23 lượt khách đăng ký nghỉ.


Mùa du lịch từ tháng 9 của năm trước tới tháng 4 của năm sau, mỗi tháng, cũng chỉ có hơn chục đoàn khách đến ăn nghỉ. Con số đó quá ít ỏi so với hàng vạn lượt khách đến Hà Giang mỗi năm.


Theo khảo sát, khách Tây lo lắng nhất khi trải nghiệm cuộc sống với người dân bản địa là điều kiện ăn ở, tắm giặt chưa đảm bảo vệ sinh, tiện nghi thiếu thốn, nên không giữ chân họ ở lại lâu dài. Hầu hết nhà cộng đồng ở Hà Giang chưa đáp ứng được yêu cầu của du khách. Có mô hình homestay thiết kế hiện đại thì lại không phù hợp với khung cảnh và nhu cầu của du khách.


Tiếng nước ngoài của dân bản “một tiếng cũng không biết” khiến khách Tây e dè. Đây là điểm khác biệt lớn nếu so với mô hình du lịch cộng đồng ở Sapa, khi người H’mông có khả năng giao tiếp tiếng Anh khá tốt. Khách du lịch có thể trực tiếp tìm hiểu văn hoá địa phương và trải nghiệm cuộc sống với cộng đồng mà không cần phiên dịch. Chưa kể, năng lực kinh doanh du lịch và làm dịch vụ của đồng bào dân tộc còn hạn chế.


Hạn chế khác là sản phẩm văn hoá còn nghèo nàn, chưa hút khách. Muốn xem những chương trình đặc sắc, du khách và công ty lữ hành phải biết lịch diễn ra sự kiện mới có cơ hội được tham dự. Trong khi đó, cộng đồng lại không có thông tin gì về vấn đề này trên web du lịch, hay có một trang riêng trên mạng xã hội.











Du-lịch, Hà-Giang, khách-quốc-tế, du-khách, du-lịch-cộng-đồng, homestay, mạng lưới-du-lịch, cao-nguyên-đá-Đồng-Văn, chợ-phiên-Đồng-Văn, Đông-Bắc

Khách Tây lo lắng nhất khi trải nghiệm cuộc sống với người dân bản địa là điều kiện ăn ở, tắm giặt chưa đảm bảo vệ sinh, tiện nghi thiếu thốn...



Thực tế, chương trình tham quan tại Hà Giang cũng như các tỉnh miền núi phía Bắc khá giống nhau: thăm bản dân tộc, ngắm phong cảnh hùng vĩ của núi rừng,... chính đều này đã làm cho khách du lịch thấy lặp lại, dẫn đến dễ nhàm chán, thiếu nét đặc sắc riêng.


Về khả năng lưu trú, Hà Giang chỉ có duy nhất 1 khách sạn 3 sao, 31 khách sạn từ 1-2 sao, còn lại là nhà nghỉ. Phần đông nhân sự tại nhà hàng, khách sạn lại chưa qua đào tạo; không ít doanh nghiệp còn làm ăn theo kiểu “bán những gì mình có chứ không bán theo nhu cầu” - các đơn vị lữ hành phàn nàn.


Do điều kiện giao thông, phương tiện vận chuyển thường bằng ô tô loại nhỏ, hạn chế số lượng khách dẫn tới chi phí tour thường cao.


Đặc biệt, khách miền Nam gặp nhiều bỡ ngỡ khi khi có sự phân biệt đối xử, thiên vị và nói “không” trước nhu cầu chính đáng của khách.


Ông Trần Thế Dũng, Phó Giám đốc Công ty Du lịch Thế Hệ Trẻ TP.HCM, cho hay, khách lên Đồng Văn chỉ tập trung vào dịp cuối tuần. Khách sạn, nhà hàng ăn uống đều quá tải, thậm chí phải huy động nhà dân để bố trí khách ngủ qua đêm. Nhưng ngày thường, số lượng khách giảm rõ rệt.


Đừng bỏ phí mỏ vàng


Bỏ ra chi phí cao gấp 3-4 lần so với khách miền Bắc, lại phải ra tận vùng đất xa xôi, hiểm trở, hệ thống du lịch còn thấp kém nhưng khách du lịch miền Nam vẫn chấp nhận để được tới Lũng Cú - vùng cực Bắc, biên cương của tổ quốc hay ngắm nhìn thiên nhiên hoang sơ hùng vĩ của Hà Giang. Điều đó cho thấy sức hấp dẫn của tài nguyên du lịch Đồng Văn nói riêng cũng như Hà Giang nói chung.











Du-lịch, Hà-Giang, khách-quốc-tế, du-khách, du-lịch-cộng-đồng, homestay, mạng lưới-du-lịch, cao-nguyên-đá-Đồng-Văn, chợ-phiên-Đồng-Văn, Đông-Bắc

Hà Giang cần xây dựng môt thương hiệu riêng để đánh thức sự nhận biết của khách du lịch, công chúng cũng như thể hiện bản sắc riêng của mình.



Quần thể công viên địa chất cao nguyên đá Đồng Văn, ruộng bậc thang Hoàng Su Phì cùng 22 tộc người sinh sống với nhiều tập quán phong tục, văn hoá truyền thống dân gian đặc sắc, Hà Giang như một “mỏ vàng du lịch” độc nhất vô nhị ở Việt Nam. Tuy nhiên, nếu không biết khai thác thì du lịch Hà Giang khó có thể hấp dẫn khách, nếu chỉ mãi dựa vào đá và đá.


Theo đánh giá của các chuyên gia, Hà Giang cần xây dựng môt thương hiệu riêng để đánh thức sự nhận biết của khách du lịch, công chúng cũng như thể hiện bản sắc riêng của mình. Một thương hiệu với thông điệp định vị rõ ràng, hay một hình ảnh tích cực sẽ giúp Hà Giang chiếm được một vị trí nhất định trong tâm trí du khách khi họ quyết định tới Hà Giang.


Việc liên kết với các địa phương vùng Trung du và miền núi phía Bắc sẽ cho phép khai thác những lợi thế so sánh của Hà Giang và các địa phương trong vùng, tạo nên sức hấp dẫn về du lịch đa dạng. Việc liên kết đồng thời sẽ góp phần hạn chế tình trạng trùng lặp về sản phẩm du lịch hiện nay giữa Hà Giang và các tỉnh lân cận.


Một trong những vấn đề quan trọng là ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông để quảng bá phát triển du lịch. Hà Giang cần có logo du lịch, đăng ký trên website Tổng cục Ddu lịch, quảng bá phát sóng trên truyền hình và các bài viết trên phương tiện thông tin đại chúng, mạng xã hội.


Theo thống kê, năm 2014, Hà Giang đón 650.000 lượt khách, tăng 25% so với năm 2013, trong đó khách quốc tế đạt 120.000 lượt; doanh thu đạt gần 600 tỷ đồng. Có thể nói, tỉnh đang có nhiều cơ hội trong việc phát triển du lịch cũng như liên kết phát triển du lịch với các địa phương lân cận. Tuy vậy, còn nhiều việc cần phải làm để Hà Giang thực sự nổi bật trong mạng lưới du lịch khu vực Đông Bắc, với cả nước và ra quốc tế.


Duy Anh











Du-lịch, Hà-Giang, khách-quốc-tế, du-khách, du-lịch-cộng-đồng, homestay, mạng lưới-du-lịch, cao-nguyên-đá-Đồng-Văn, chợ-phiên-Đồng-Văn, Đông-Bắc