Thảm Cho Bé

Các mẫu Thảm Cho Bé, Thảm Xốp Cho Trẻ, Thảm Lót Nhà Trẻ Eva, Thảm Cho Bé được làm từ chất liệu cao su và hạt nhựa Eva xuất xứ từ Việt Nam đảm bảo an toàn, không độc hại, độ đàn hồi cao và đặc biệt rất bền bỉ. Công dụng chống trơn và hạn chế chấn thương khi tập luyện sử dụng để trải lót sàn phòng tập võ; phòng tập luyện cho các bộ môn thể thao nhào lộn, Aerobic, trường học, nhà trẻ và phòng tập luyện võ thuật các bộ môn như: Taekwondo; Karatedo; Vovinam; Võ cổ truyền; Pencak silat; Sanshuu; Aikido; Judo; Boxing; Kickboxing; Muay; MMA..

GIẢM TỪ 20% KHI MUA THẢM TẬP VÕ SỐ LƯỢNG LỚN LH: 09 68 59 33 78

Thảm cho trẻ với các đường viền dễ dàng nối liền với nhau tạo thành một không gian rộng cho bé vui chơi thoải mái. Thảm xốp lót sàn cho trẻ được làm từ chất liệu cao su và hat nhựa eva, rất êm ái, bề mặt tiếp xúc chống trơn trượt sẽ đảm bảo được độ an toàn khi bé sử dụng.


Thảm Cho Bé




– Thảm lót sàn giúp giảm lực va đập khi bé ngã, giữ an toàn cho bé khi nô đùa.

– Bề mặt thảm xốp có thiết kế sần nhỏ chống trơn trượt hiệu quả.

– Giúp bé vui chơi an toàn, hạn chế trường hợp trượt ngã khi nô đùa.

– Thảm ghép chia miếng dễ dàng lắp ráp phù hợp từng không gian.

– Thuận tiện tháo ra những lúc không sử dụng giúp bảo quản tiện lợi.

– Bề mặt xốp nhanh khô, dễ dàng lau sạch để đảm bảo vệ sinh tốt hơn.

– Màu sắc rực rỡ của từng miếng thảm xốp mang đến vẻ tươi sáng cho căn phòng.

Thảm Tập Võ các bộ môn như: Taekwondo; Karatedo; Vovinam; Võ cổ truyền; Pencak silat; Sanshuu; Aikido; Judo; Boxing; Kickboxing; Muay; MMA.. .Là một trong những dụng cụ không thể thiếu cho bộ môn võ thuật và các môn thể thao.Là thảm mút xốp eva hàng Việt Nam chất lượng cao dùng lót sàn phòng tập võ.… giao hàng toàn quốc.

Thảm Tập Võ là sản phẩm thảm mút xốp eva hàng Việt Nam chất lượng cao, sử dụng để trải lót sàn phòng tập võ; phòng tập luyện cho các bộ môn thể thao nhào lộn, Aerobic, trường học, nhà trẻ.

Độ đàn hồi của thảm tốt sẽ giúp quá trình luyện tập của bạn trở nên dễ dàng hơn. Đặc biệt là khi thực hiện các động tác chống tay, chân hay tiếp xúc với mặt sàn sẽ không gây thương tích hay bị đau. Vì thế, dựa vào nhu cầu luyện tập bạn nên chọn cho mình những loại thảm tập võ có độ đàn hồi khác nhau.

Thứ Bảy, 28 tháng 2, 2015

Dồn dập CPH: Ế quá nên giãn bớt?

Dồn dập CPH: Ế quá nên giãn bớt?

- 432 doanh nghiệp phải cổ phần hoá trong giai đoạn 2014-2015. Đến nay, mục tiêu đó mới đạt được 1/5 kế hoạch. Các chuyên gia kinh tế cho rằng, đã đến lúc cần thay đổi tư duy, đừng nóng ruột co kéo con số.





Ngưỡng 'nhà nước giữ chi phối'


Năm 2014 khép lại với con số 115 DN đã cổ phần hoá (CPH). So với mức trung bình của 3 năm trước đó, con số này đã vượt gấp 3-4 lần.


Một vị chuyên gia về chứng khoán đã chia sẻ, CPH 2014 đã để lại ấn tượng sâu sắc, khi gắn với một loạt "hàng khủng". Ví dụ như Vietnam Airlines, Vinatex, Vocarimex, Cảng Hải Phòng, Viglacera, Đạm Cà Mau... Điều đó cho thấy, Chính phủ đang thực hiện cam kết của mình, những ngành nghề lĩnh vực không cần nắm giữ thì sẽ chuyển giao cho tư nhân.


Đã có những đợt IPO thành công ngoài mong đợi như Vietnam Airlines, ngay đợt IPO đầu tiên, giá khởi điểm là 22.000 đồng/cổ thì giá đặt mua đã chạm tới con số 33.000 đồng/cổ. Đây là mơ ước cho nhiều DN thất bại IPO trước đó, bị ế ẩm, giá mua chỉ bằng mệnh giá công bố. Hoặc như Sasco, giá khởi điểm là 12.000 đồng/cổ phiếu nhưng giá trúng đấu giá IPO lên tới 19.000 đồng/cổ phiếu. Đạm Cà Mau khi IPO cũng đã có khối lượng đặt hàng cao hơn cả số lượng đưa ra đấu giá, chớp mắt đã bán hết veo.


Dự kiến năm 2015, sẽ là những đợt cổ phần hoá, IPO nhưng mặt hàng lớn như Vinalines, HUD, Sông Đà, Tổng công ty Xi măng...











Cổ-phần-hoá, doanh-nghiệp, thoái-vốn, mệnh-giá, đấu-giá, bán-đứt,

Trong năm 2014, có 115 DN đã cổ phần hoá



Tuy nhiên, dù giá bán có tốt đến mấy điều được quan tâm nhất là quá trình chuyển giao cấu trúc sở hữu này có thực sự thay đổi về chất hay không? Các nhà đầu tư chuyên nghiệp đặt tham vọng liệu có thể là một ông chủ trong một bộ máy quản trị doanh nghiệp sau CPH đó? Hay vẫn chỉ là "bình mới, rượu cũ"?.


Vietnam Airlines vốn điều lệ là hơn 14 nghìn tỷ đồng, vốn Nhà nước trên 10 nghìn tỷ đồng, tỷ lệ cổ đông Nhà nước sau cổ phần hoá vẫn là 75%. Số cổ phần bán ra công khai qua IPO chỉ có trên 3,4%.


Tương tự là Viglacera. Mặc dù ngành vật liệu xây dựng không cần Nhà nước nắm giữ nhưng vẫn có tỷ lệ Nhà nước nắm giữ tới 91,48% vốn điều lệ. Khối lượng bán ra cho người lao động chỉ chiếm 0,55% vốn điều lệ, cho các cổ đông khác cũng chỉ chiếm 7,97% vốn điều lệ...


Có thể, một phần vì e ngại sự chi phối của Nhà nước vẫn còn quá lớn sau CPJ, nên Viglacera rất ế chỉ bán được hơn 19,4 triệu cổ phần, đạt 25% tổng số cổ phần đưa ra đấu giá.


Chuyên gia của Hiệp hội các nhà đầu tư tài chính chia sẻ với báo chí rằng, vẫn rất nhiều nhà đầu tư sẵn sàng chi hàng nghìn tỷ để mua cổ phần những DN này, nhưng ở nhiều lĩnh vực Nhà nước không cần nắm giữ, tỷ lệ sở hữu Nhà nước vẫn còn áp đảo đã khiến cho các nhà đầu tư lớn e ngại. Bởi với họ, mục tiêu đầu tư là phải tham gia vào khâu quản trị DN, tái cơ cấu để tăng hiệu quả DN sau CPH, nắm thực quyền.


TS Trần Đình Thiên so sánh, nếu 100 DNNN CPH mà mỗi ông chỉ bán có vài ba %, thậm chí 10% vốn thì không bằng 20 DN nhưng bán 100% vốn Nhà nước. Do đó, số lượng DN CPH nhiều theo cách đó sẽ không có ý nghĩa.


Tại cuộc họp về tái cơ cấu do Ban Kinh tế Trung ương tổ chức, GS Nguyễn Quang Thái, Chủ tịch Hội khoa học kinh tế Việt Nam chia sẻ, Bộ Văn hóa - TT - DL giờ còn giữ lại nhà xuất bản mà số vốn chỉ độ 100 triệu đồng, bán đi cũng khó trả lương đủ. Các địa phương rất muốn giữ công ty số số riêng của mình, Bộ Tài chính thì muốn có Công ty sổ số điện toán của mình... Nếu vì lợi ích cục bộ mà giữ lại quá nhiều cái không cần giữ, như vậy, sau CPH, tỷ lệ đa sở hữu vẫn rất thấp. Nhà nước vẫn có cổ phần chi phối.


Chậm mà chắc


Mục tiêu Chính phủ đặt ra là phải hoàn thành quá trình này vào mốc năm 2015 với con số 432 doanh nghiệp. Nhưng khép lại năm 2014, kế hoạch cổ phần hoá mới đạt 26% và vẫn còn tới 317 doanh nghiệp phải xử lý dứt điểm trong năm nay.


Thủ tướng đã tuyên bố, ai làm không xong thì sẽ phải thay thế. TS Trần Đình Thiên chia sẻ, tuyên ngôn của Thủ tướng cho thấy, cổ phần hoá là phải dựa trên nền tảng trách nhiệm cá nhân người đứng đầu.


Tuy nhiên, TS Thiên cho rằng, quan điểm CPH có thể có cần thay đổi rất mạnh. Nếu chúng ta hoàn thành CPH theo kiểu sẽ đạt bao nhiêu con số DN thì đơn giản quá. Đời sống kinh tế đã có tín hiệu phản ứng rồi.











Cổ-phần-hoá, doanh-nghiệp, thoái-vốn, mệnh-giá, đấu-giá, bán-đứt,

Vietnam Airlines đã IPO rất thành công



"DN chỉ cổ phần hoá có 10% vốn, hay chỉ 3-4% vốn như Vietnam Airline thì vẫn chỉ là doanh nghiệp Nhà nước thôi. Nếu cứ có 1% vốn bán ra bên ngoài mà gọi đó không phải là doanh nghiệp Nhà nước thì sẽ không có ý nghĩa gì, vì ông nắm 99% vốn đó vẫn là người quyết định", ông Thiên nói.


Theo ông, "điều quan trọng là NN bán được bao nhiêu vốn, chuyển giao được bao nhiêu tài sản đó cho lực lượng tư nhân? Cốt lõi là việc phải thay đổi được tương quan cấu trúc sở hữu theo cách tiếp cận, Nhà nước sẽ bán cái gì không cần giữ, tạo điều kiện cho tư nhân phát triển".


Ts Thiên nhấn mạnh: "Chỉ khi bớt phần NN nắm đi, mới bớt được sự chèn ép, chiếm lĩnh độc quyền, không gian doanh nghiệp tư nhân mới tự do hơn, mới lớn được. Thêm nguồn lực, tư nhân mới mạnh lên".


Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam cho rằng, trước khi CPH thì phải làm mọi việc chuẩn bị củng cố thật tốt cho DN. Đến khi đó, bán cổ phần là sẽ bán được hết và bán với giá tốt, như vậy, Nhà nước càng được lợi, hơn là việc phải bằng mọi giá đạt con số nào đó. CPH mà tăng tốc nhanh quá, sẽ giống như người đi xe máy, đi nhanh quá, không kiểm soát được, dễ bị đâm cột.


Sự thất bại của Vinamotor thời điểm IPO tháng 3/12014 cũng đã chứng minh điều TS Thiên nói. Tổng công ty từng được kỳ vọng là giường cột cho ngành ô tô Việt Nam đã đấu giá 51 triệu cổ phiếu nhưng kết quả chỉ bán được 3,1% trong số đó. Giá trúng đấu giá chỉ bằng mệnh giá 10.000 đồng/cổ phiếu và thu về chỉ được 15,7 tỉ đồng.


Vì thoái vốn 51% bất thành, mới đây, Chính phủ đã thông báo sẽ bán đứt doanh nghiệp này cho tư nhân, thoái 100% vốn. Ngay lập tức có DN đề xuất bỏ cả ngàn tỷ mua đứt DN này.


Phạm Huyền






Đảng sẽ ra định nghĩa mới về kinh tế thị trường định hướng XHCN

Đảng sẽ ra định nghĩa mới về kinh tế thị trường định hướng XHCN
Sáng 28/2, tại Hà Nội, Hội đồng Lý luận TƯ phối hợp với Viện Hàn lâm Khoa học xã hội VN tổ chức tọa đàm “Nhận thức về kinh tế thị trường định hướng XHCN”, nhằm góp phần phục vụ hoàn thiện Báo cáo tổng kết một số vấn đề lý luận - thực tiễn qua 30 năm đổi mới và dự thảo Báo cáo chính trị của TƯ tại Đại hội Đảng 12.





Thực tiễn 30 năm đổi mới

Báo cáo đề dẫn tọa đàm do GS.TS Nguyễn Xuân Thắng, Phó Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương, Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam nêu rõ trong quá trình đổi mới, Đảng ngày càng nhận thức rõ, sát thực tế hơn khái niệm tổng quát về kinh tế thị trường định hướng XHCN.


Thực tiễn 30 năm đổi mới đã chứng minh đầy sức thuyết phục về việc sử dụng kinh tế thị trường làm phương tiện để xây dựng CNXH.


kinh tế thị trường, dân chủ

Một góc TP HCM, đầu tàu kinh tế của cả nước. Ảnh: TTXVN


Nền kinh tế liên tục đạt được tốc độ tăng trưởng cao, phát triển ổn định; tỷ lệ đói nghèo giảm mạnh, bền vững và ấn tượng, được cộng đồng thế giới công nhận; đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được nâng lên rõ rệt.


Đất nước ra khỏi khủng hoảng kinh tế-xã hội và tình trạng kém phát triển, trở thành nước có thu nhập trung bình. Chính trị - xã hội ổn định, quốc phòng - an ninh được tăng cường. Quan hệ đối ngoại ngày càng mở rộng và đi vào chiều sâu, thế và lực của đất nước không ngừng được nâng cao trên trường quốc tế.


Thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN, nhất là hệ thống luật pháp, cơ chế, chính sách, tiếp tục được hoàn thiện. Vai trò, hiệu quả, sức cạnh tranh của các chủ thể kinh tế, các loại hình doanh nghiệp trong nền kinh tế được nâng lên. Môi trường đầu tư và kinh doanh được cải thiện, bình đẳng và thông thoáng hơn.


Các yếu tố thị trường và các loại thị trường được hình thành đồng bộ hơn, vận hành cơ bản thông suốt, gắn kết với thị trường khu vực và quốc tế. Hầu hết các loại giá cả hàng hóa, được xác lập theo nguyên tắc thị trường.


Vai trò của Nhà nước được điều chỉnh phù hợp hơn với cơ chế thị trường, ngày càng phát huy dân chủ trong đời sống kinh tế - xã hội. Việc huy động và phân bổ các nguồn lực gắn với chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội đã từng bước phù hợp với cơ chế thị trường; hạn chế và kiểm soát độc quyền kinh doanh. Hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng trên nhiều cấp độ, đa dạng về hình thức, từng bước thích ứng với nguyên tắc và chuẩn mực của thị trường toàn cầu.


Tuy nhiên, quá trình xây dựng, phát triển và hoàn thiện mô hình này còn có nhiều hạn chế, yếu kém và gặp không ít trở ngại, khó khăn.



Nhận thức mới


Trong quá trình nghiên cứu tổng kết thực tiễn, kế thừa và tiếp thu những thành quả lý luận của các Đại hội Đảng qua sáu kỳ đại hội, dự thảo Báo cáo chính trị Đại hội 12 đã nêu ra định nghĩa mới về khái niệm kinh tế thị trường định hướng XHCN.


Đó là: “Nền kinh tế thị trường định hướng XHCN Việt Nam là nền kinh tế vận hành đầy đủ, đồng bộ theo các quy luật của kinh tế thị trường, đồng thời bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa phù hợp với từng giai đoạn phát triển của đất nước. Đó là nền kinh tế thị trường hiện đại và hội nhập quốc tế; có sự quản lý của Nhà nước pháp quyền XHCN, do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, nhằm mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.


Nền kinh tế thị trường định hướng XHCN Việt Nam có quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất; có nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo, kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng của nền kinh tế; các chủ thể thuộc các thành phần kinh tế bình đẳng, hợp tác và cạnh tranh theo pháp luật; thị trường đóng vai trò chủ yếu trong huy động và phân bổ có hiệu quả các nguồn lực phát triển, là động lực chủ yếu để giải phóng sức sản xuất; các nguồn lực nhà nước được phân bổ theo chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phù hợp với cơ chế thị trường.


Nhà nước đóng vai trò định hướng, xây dựng và hoàn thiện thể chế kinh tế, tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng, minh bạch và lành mạnh; sử dụng các nguồn lực của Nhà nước và công cụ, chính sách để định hướng và điều tiết nền kinh tế, thúc đẩy sản xuất kinh doanh và bảo vệ môi trường; thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội trong từng bước, từng chính sách phát triển. Phát huy vai trò làm chủ của nhân dân trong phát triển kinh tế - xã hội.


Trên cơ sở thống nhất nhận thức về nền kinh tế thị trường định hướng XHCN Việt Nam theo tinh thần nêu trên, dự thảo Báo cáo chính trị Đại hội 12 đã tiếp tục cụ thể hóa, nêu ra phương hướng mục tiêu và nhiệm vụ phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN trong giai đoạn 5-10 năm tới.


Cụ thể, “Đến năm 2020, phấn đấu cơ bản hoàn thiện đồng bộ hệ thống thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN theo các tiêu chuẩn phổ biến của nền kinh tế thị trường hiện đại và hội nhập quốc tế; bảo đảm tính đồng bộ giữa thể chế kinh tế và thể chế chính trị, giữa Nhà nước và thị trường; bảo đảm sự hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế, với phát triển văn hóa, phát triển con người, thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội, bảo đảm an sinh xã hội, bảo vệ môi trường, phát triển xã hội bền vững; chủ động, tích cực hội nhập kinh tế quốc tế gắn với xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ; bảo đảm tính công khai, minh bạch, tính dự báo được trong xây dựng và thực thi thể chế kinh tế, tạo điều kiện ổn định, thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội”.


Tại buổi tọa đàm, các chuyên gia, các nhà nghiên cứu đã thảo luận về: Thực trạng nhận thức và thực tiễn về kinh tế thị trường định hướng XHCN; nhận thức mới về kinh tế thị trường định hướng XHCN.


Các nhà khoa học góp ý kiến về nhận thức khái niệm tổng quát về nền kinh tế thị trường định hướng XHCN sau 30 năm đổi mới có giá trị định hướng lâu dài trong suốt thời kỳ quá độ; nêu rõ những vấn đề cần tiếp tục cụ thể hóa nhận thức khái niệm tổng quát về nền kinh tế thị trường định hướng XHCN cho phù hợp với điều kiện hoàn cảnh của Việt Nam và những biến đổi của tình hình quốc tế, khu vực trong vòng 5-10 năm tới, trước mắt đến năm 2020.


Từ những nhận thức tổng quát và cụ thể về nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, các đại biểu đề xuất những phương hướng, nhiệm vụ và giải pháp mang tính đột phá; Những điều kiện và các cơ chế, chính sách thiết yếu cụ thể để thực hiện.


Theo TTXVN






Thứ Sáu, 27 tháng 2, 2015

Lạc quan hoạt động ngân hàng năm 2015

Lạc quan hoạt động ngân hàng năm 2015

- Những chính sách điều hành tích cực từ phía Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) trong năm 2014 cũng như quyết tâm của Thống đốc Nguyễn Văn Bình trong năm mới 2015 đã và đang mang lại những dấu hiệu tích cực. Công chúng và cộng đồng doanh nghiệp đang có góc nhìn lạc quan đối với hệ thống ngân hàng Việt Nam sau nhiều năm ngành này gặp khó khăn vì khủng hoảng kinh tế.





Chiến lược thiết lập "kỷ cương tài chính" và tái cơ cấu hệ thống ngân hàng


Tuy nợ xấu vẫn là vấn đề đáng lo ngại của nền kinh tế trong năm 2015, song không thể phủ nhận nỗ lực của NHNN cũng như toàn hệ thống các ngân hàng thương mại trong việc kiên quyết xử lý nợ xấu ở năm vừa qua.


Theo các số liệu công bố từ NHNN, tính đến tháng 11/2014, tỷ lệ nợ xấu theo báo cáo của các tổ chức tín dụng là 3,8%, tỷ lệ nợ xấu theo kết quả phân loại của NHNN, dựa trên thông tin tín dụng của Trung tâm Thông tin tín dụng (NHNN) là 5,3%. Bên cạnh đó, theo báo cáo tài chính của nhiều ngân hàng, tỷ lệ nợ xấu đã giảm đáng kể.


Ngành ngân hàng cũng đã cam kết trong "Đề án xử lý nợ xấu" đã ban hành, đến hết năm 2015 sẽ đưa nợ xấu về dưới 3%. Trong phát biểu đầu năm của Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Bình thì cùng với việc bản thân các ngân hàng tự xử lý nợ xấu dưới sự giám sát của NHNN thì bên cạnh đó, "NHNN cũng sẽ nỗ lực nâng cao khả năng hoạt động của Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC). NHNN đã trình Chính phủ, hy vọng ngay sau Tết Nguyên đán, Chính phủ sẽ ban hành Nghị định mới sửa đổi Nghị định 53 quy định chức năng, nhiệm vụ và cơ chế hoạt động VAMC, tạo môi trường thông thoáng hơn cho hoạt động của Công ty này".


Trong buổi trao đổi mới nhất với VietNamNet, Thống đốc Nguyễn Văn Bình tái khẳng định về cam kết xử lý tái cấu trúc từ 7 đến 8 ngân hàng có hoạt động yếu kém, các biện pháp mà người đứng đầu NHNN triển khai đã được lập kế hoạch, phương án chiến lược kỹ lưỡng trong nhiều năm trước đây. Các ngân hàng nằm trong diện bắt buộc bị tái cơ cấu cũng được NHNN giám sát chặt chẽ nhằm đảm bảo mọi quyền lợi của người dân, sự phục hồi và tăng trưởng trở lại cho các ngân hàng sau quá trình tái cấu trúc.... "Các phương án xử lý ngân hàng yếu kém có thể tương đối mạnh tay vì chúng tôi muốn thiết lập kỷ cương tài chính trong hoạt động ngân hàng. Một khi kỷ cương tài chính được thiết lập, các ngân hàng sẽ hoạt động ổn định và bền vững, thực sự trở thành những định chế tài chính vững mạnh phục vụ cho xã hội và nền kinh tế. Đặc biệt, các biện pháp thiết lập kỷ cương tài chính không chỉ tác động đến việc hoạt động quản lý Nhà nước, mà quan trọng hơn, các biện pháp này sẽ giúp đảm bảo lợi ích tốt nhất cho các nhà đầu tư ngân hàng, hỗ trợ thúc đẩy cộng đồng doanh nghiệp phát triển và cải thiện góc nhìn của cộng đồng quốc tế" - Thống đốc Nguyễn Văn Bình chia sẻ.











ngân-hàng, NHNN, Thống-Đốc, Nguyễn-Văn-Bình, cho-vay, lãi-suất

Thống đốc Nguyễn Văn Bình khẳng định: "Dù thế nào đi nữa, chắn chắn NHNN sẽ không để một ngân hàng nào phá sản".



Công cuộc tái cơ cấu toàn ngành ngân hàng cũng đã được NHNN triển khai quyết liệt, thể hiện ở những thương vụ mua bán, sáp nhập (M&A) trong năm 2014 và M&A sắp diễn ra trong năm nay. Theo như Thống đốc Nguyễn Văn Bình thì công cuộc đầy tính tích cực này đã giúp cho toàn hệ thống ngân hàng có sự ổn định hơn làm tiền đề ổn định chính sách tiền tệ nói riêng cũng như ổn định kinh tế vĩ mô nói chung trong thời gian qua.


Việc NHNN mua lại Ngân hàng TMCP Xây dựng (VNCB) với giá cổ phiếu 0 đồng là một dẫn chứng rõ nhất cho thấy sự quyết liệt của NHNN trong việc xử lý các tổ chức tín dụng yếu kém. "Điểm hay nhất đó là quá trình tái cơ cấu của NHNN đang được người dân nhìn nhận đúng, các NH thương mại ủng hộ tuyệt đối. Tuy nhiên, phải biết "liệu cơm mà gắp mắm", giải quyết từng phần để tránh "già néo đứt dây, ảnh hưởng đến toàn bộ hệ thống ngân hàng. Làm công việc này người quản lý cần có trái tim phải rực lửa nhưng cần giữ một cái đầu lạnh. Kiên quyết không đượcnóng vội, nếu không mọi thứ có thể sẽ thành công cốc. Dù thế nào đi nữa, chắn chắn NHNN sẽ không để một ngân hàng nào phá sản" - Thống đốc khẳng định bằng một thái độ chân thành.


Điểm sáng trong điều chỉnh tỷ giá và tăng trưởng tín dụng


Ổn định tỷ giá được coi là điểm sáng và thành công của NHNN trong năm 2014. Theo phân tích của nhiều chuyên gia tài chính khẳng định: tỷ giá và thị trường ngoại hối về cơ bản hiện nay đang rất ổn định, các nhu cầu ngoại tệ hợp pháp của tổ chức, cá nhân đều được đáp ứng đầy đủ, kịp thời, niềm tin vào VNĐ được củng cố, chính sách chống đôla hóa nền kinh tế đã thực sự phát huy tác dụng, bên cạnh đó, NHNN tiếp tục bổ sung dự trữ ngoại hối Nhà nước lên mức kỷ lục so với nhiều năm trước đây.











ngân-hàng, NHNN, Thống-Đốc, Nguyễn-Văn-Bình, cho-vay, lãi-suất

Nhiều thương vụ M&A ngân hàng tiếp tục hứa hẹn tạo ra tích cực đối với toàn hệ thống ngân hàng trong năm 2015.



Cụ thể, tình trạng đô la hóa tiếp tục giảm (tỷ lệ tiền gửi ngoại tệ/tổng phương tiện thanh toán đạt khoảng 11,6%, giảm so với mức khoảng 12,4% của cuối năm 2012-2013). Mặt bằng lãi suất cũng đã giảm từ 1,5 - 2%/năm so với cuối năm 2013, tiếp tục hỗ trợ sản xuất kinh doanh nhưng vẫn đảm bảo kiểm soát được lạm phát, hỗ trợ ổn định tỷ giá và thị trường ngoại hối.


Việc Thống đốc NHNN kêu gọi các ngân hàng thương mại điều chỉnh giảm lãi suất cho vay trung và dài hạn đối với 5 lĩnh vực ưu tiên về mức không quá 10%/năm đang nhận được sự ủng hộ của hàng loạt ngân hàng thương mại và các doanh nghiệp. Ngay từ đầu năm 2015, NHNN đã điều chỉnh tỷ giá tăng lên 1% để hỗ trợ các doanh nghiệp có được sự chủ động trong các hoạt động cũng như phương án kinh doanh, hỗ trợ cho xuất khẩu.


Về tăng trưởng tín dụng, cuối năm 2014, ngành ngân hàng đã đạt được mục tiêu 14,16%. Thống đốc NHNN cũng khẳng định các chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng đặt ra trong năm 2015 ở mức 13 - 15%, cao hơn mức 12 - 14% của năm 2014 là hoàn toàn khả thi.


Có thể nói, những chính sách đúng đắn của NHNN mà người đứng đầu điều hành là Thống đốc Nguyễn Văn Bình đã giúp cho toàn hệ thống ngân hàng năm 2014 có được những hoạt động cũng như chuyển biến tích cực nói riêng và giúp ổn định nền kinh tế vĩ mô nước ta nói chung. Trong năm 2015 này, các ngân hàng đang trông chờ và đặt niềm tin rất lớn vào sự điều hành của NHNN với những hứa hẹn đầy khả quan. Kinh tế đất nước thực sự đang phục hồi sau những năm khủng hoảng kinh tế toàn cầu.









Chính sách tín dụng tam nông đang cứu nông dân


Không chỉ chú trọng đến sự phát triển của doanh nghiệp, theo tìm hiểu của PV, NHNN hiện đã điều chỉnh giảm các mức lãi suất bằng giảm lãi suất huy động, làm cơ sở để các TCTD giảm lãi suất cho vay đối với các lĩnh vực ưu tiên: nông nghiệp, nông thôn (NNNT); xuất khẩu; DNNVV; công nghiệp hỗ trợ; công nghiệp ứng dụng công nghệ cao, phổ biến ở mức 7-8%/năm - thấp hơn lãi suất cho vay các lĩnh vực khác khoảng 2-3%/năm. Đây là những nội dung công tác được NHNN và hệ thống TCTD quyết liệt thực hiện trong thời gian qua. Cụ thể, NH Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) đã ký liên tịch với Hội Nông dân, Hội Phụ nữ cùng tham gia tổ chức thực hiện, đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn cho sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, tiêu dùng... của người dân, tạo điều kiện để tăng gia sản xuất. Đặc biệt, việc đáp ứng vốn đầy đủ kịp thời đã hạn chế tình trạng vay vốn qua trung gian và vay nặng lãi ở nông thôn. Những chính sách thiết thực này đang thực sự là "cứu cánh" cho người nông dân, góp phần ổn định cho cuộc sống của hàng chục triệu người nông dân, ổn định giá trị hàng nông sản trong thị trường quốc tế.





Tường Minh - Trang Phạm





Sự thật việc đoàn rước kiệu phá hoại tài sản của dân

Sự thật việc đoàn rước kiệu phá hoại tài sản của dân

- Theo PGS TS Lê Quý Đức, từ trước tới nay, chưa có sổ sách nào ghi lại việc đoàn rước phá hoại tài sản của người dân


Sáng 27/2/2015, dư luận xã hội xôn xao trước đoạn video clip ghi lại cảnh đoàn rước kiệu tại một lễ hội liên tục đâm vào chiếc ô tô hiệu KIA trắng làm chiếc ô tô tung vỡ kính phía sau.


Sau từng hồi trống và còi, kiệu lao thẳng vào kính sau xe Morning nhiều lần đến mức kính vỡ vụn. Đám đông đứng xung quanh liên tục hò reo, nhiều người “mách” chủ xe phải làm lễ mới được “thánh” tha. Trong clip cũng xuất hiện một người phụ nữ được cho là chủ xe đã quỳ sụp xuống, tay cầm tờ tiền liên tục khấn vái hướng về phía kiệu rước. Sau đó, chiếc kiệu đã chuyển hướng đi đường khác.


Địa điểm xảy ra sự việc được xác định là khu vực gần cổng Trường Trung học phổ thông Xuân Đỉnh (phường Xuân Đỉnh – quận Bắc Từ Liêm – Hà Nội) trong lễ rước kiệu lễ hội Đình Giàn.


Sự việc đoàn rước kiệu đâm vỡ kính xe của một giáo viên khiến dư luận tranh cãi nảy lửa về quy cách thực hành nghi lễ rước kiệu, người thì cho rằng đó là đường của thánh, thánh đi, không cấm được. Người lại cho rằng, đó là hành động nhân danh tâm linh để phá hoại tài sản của công dân.











Kiệu bay, đâm vỡ ô tô, Đình Giàn, Từ Liêm

Đình Giàn, nơi xảy ra sự việc



Theo PGS.TS Lê Quý Đức, nguyên Phó Viện trưởng Viện Văn hóa và Phát triển, rước kiệu là một hình thức văn hóa dân gian độc đáo chỉ có duy nhất ở Việt Nam. Các làng xã thường tổ chức rước kiệu trong hội làng vào dịp Tết, nhằm tôn vinh công trạng của Thành hoàng làng. Đông, vui, hân hoan là những trạng thái, cảm xúc có thể thấy ở những nơi tổ chức rước kiệu, nhưng hiện tượng "kiệu quay” và "kiệu bay" cho tới nay vẫn gây tranh cãi nhiều trong cộng đồng.


TS Đức phân tích theo chủ nghĩa duy vật, hiện tượng kiệu bay, kiệu quay là một dạng vô thức tập thể của những người tham gia rước kiệu. Đây cũng có thể là hiện tượng tâm lý đám rước.


“Cũng có thể mấy ông rước kiệu cố tình làm như vậy để cho ông Thành hoàng làng của mình thiêng hơn. Cũng có thể chiếc ô tô kia đỗ ở vị trí làm cản trở đường đi của đoàn rước, cũng có thể đoàn rước thấy chướng mắt với chiếc ô tô này nên làm vậy,..”, TS Đức phân tích.


Tuy nhiên, theo TS Đức, từ trước tới nay, chưa có sổ sách nào ghi lại việc đoàn rước phá hoại tài sản của người dân. “Từ trước tới nay chưa có tiền lệ nào như vậy”, TS Đức nói.


Theo TS Đức, pháp luật Việt Nam cũng có những chiếu cố nho nhỏ cho những trường hợp ma chay cưới hỏi, chẳng hạn như nhà có tang, nhà có đám cưới, với không gian chặt hẹp nơi phố phường, người ta vẫn căng phông dựng bạt lấn chiếm không gian công cộng trong một khoảng thời gian. Rõ ràng điều này pháp luật không cho phép nhưng lại được chiếu cố linh hoạt.


“Tuy nhiên, hiện tượng phá hoại tài sản của người khác dù hữu thức hay vô thức thì vẫn phải bồi thường tài sản cho người bị hại. Và đây là hiện tượng mới xảy ra nên chúng ta phải cảnh tỉnh cả BTC lễ hội. Vai trò của ban tổ chức lễ hội rất quan trọng, họ phải đưa ra được các cảnh giới, sắp xếp không gian rước kiệu phù hợp”, TS Đức nói.


Đồng quan điểm, PGS TS Bùi Quang Thắng, Viện Văn hóa Nghệ thuật VN cho rằng, quan niệm tâm linh của người rước kiệu từ xưa tới nay là ‘Đường thánh thánh đi, đường trần trần đi’, người rước kiệu có thể đi bất cứ đường nào vì thánh muốn. Tuy nhiên, trong xã hội bây giờ, cũng không loại trừ nhiều trường hợp những người thực hiện nghi lễ vô tình hay hữu ý lợi dụng tâm linh để xảy ra những chuyện khiến dư luận bức xúc.


“Xung đột xã hội Việt Nam với người giàu người nghèo, người nông dân thường bức xúc với những khoảng cách giàu nghèo trong xã hội đương đại. Nên việc kiệu đâm hỏng ô tô cần phải được xem xét kỹ lưỡng. Xe đó của ai, có mâu thuẫn gì với đội ngũ rước kiệu hay không, có đậu xe đúng quy định hay không,…Nhưng tôi cần nhấn mạnh rằng phải xem xét kỹ xem xung đột đời thường ở trường hợp này là như thế nào”, TS Thắng bày tỏ.


Chia sẻ trên Đời sống và Pháp luật ông Nguyễn Hữu Khiêm, Chủ tịch UBND phường Xuân Đỉnh (quận Bắc Từ Liêm) lên tiếng xác nhận sự việc “kiệu bay” đâm vỡ kính ô tô xảy ra tại địa điểm gần trường THPT Xuân Đỉnh.


Ông Khiêm cho biết, sự việc xảy ra từ 3 năm trước: “Ngay khi xảy ra sự việc, chúng tôi đã giao cho cán bộ xử lý và tiến hành tuyên truyền vận động để người dân cùng ban quản lý Đình Giàn tránh để xảy ra sự việc tương tự”.


Vị Chủ tịch phường Xuân Đỉnh thông tin, chủ nhân chiếc ô tô cũng không có phản ánh và đòi bồi thường.


Ông Khiêm cũng cho hay, hiện tượng “kiệu bay” không thể lý giải được và trong một vài năm gần đây thì có biến thể gây ra việc va chạm làm hư hỏng tài sản của nhân dân.


T.Lê






Ồn ào lãi khủng, ồ ạt tuyển người: Ngân hàng vào cầu

Ồn ào lãi khủng, ồ ạt tuyển người: Ngân hàng vào cầu

- Đầu năm 2015, hàng loạt ngân hàng báo lãi lớn trong năm 2014 và lên kế hoạch tuyển nhân sự rầm rộ. Tín hiệu này cho thấy dường như ngân hàng đang vào cầu kinh doanh mới.





Ồn ào báo lãi khủng


Trong ngày đầu năm Ất Mùi, Techcombank bất ngờ báo lợi nhuận 2014 tăng hơn 60%, đạt 1.417 tỷ đồng và vượt gần 120% kế hoạch năm.


Năm 2014, dù thực hiện trích lập dự phòng lớn nhưng do chi phí chung giảm trong khi tín dụng, huy động, tài sản và lợi nhuận đều tăng ấn tượng, vượt mong đợi của nhiều người khiến lợi nhuận ngân hàng tốt lên.


SHB ghi nhận mức lãi trước thuế năm 2014 đạt 1.022 tỷ đồng, chỉ tăng nhẹ so với năm ngoái, song nợ xấu tại Ngân hàng Sài Gòn Hà Nội sẽ giảm từ 4% về 2%. Sau khi trừ thuế, SHB lãi ròng 818 tỷ đồng. Đến 31/12/2014, tổng tài sản của ngân hàng tăng 17%. Cho vay khách hàng tăng trưởng 36%.


Vietinbank (CTG) báo lợi nhuận quý IV/2014 tăng gần 2,6 lần so với cùng kỳ. Lãi trước thuế cả năm lên tới trên 7,3 nghìn tỷ đồng, dẫn đầu khối ngân hàng.


Vietinbank ghi nhận tổng cộng hơn 4,9 nghìn tỷ đồng nợ xấu nhưng trong đó nợ dưới tiêu chuẩn và nợ có khả năng mất vốn đều giảm so với năm trước. Tỷ lệ nợ xấu cuối 2014 ở mức rất thấp, 1,11% trên tổng dư nợ.


BIDV có lợi nhuận chỉ xếp sau CTG về giá trị với trên 6,3 nghìn tỷ đồng trước thuế. Hai ông lớn Vietcombank (VCB) và Quân đội (MBB) xếp tiếp ở các vị trí tiếp theo về lợi nhuận cho dù trích lập dự phòng lớn. Trong đó, MBB hoàn thành vượt mức kế hoạch 2014 với tăng trưởng dương ở tất cả các chỉ tiêu. Lợi nhuận trước thuế ước đạt khoảng 3 nghìn tỷ đồng, huy động vốn tăng 22%, tổng dư nợ tăng 15,7% so với năm 2013 và vượt kế hoạch đề ra cho năm 2014.











NHNN, Thống-đốc, Nguyễn-Văn-Bình, ngân-hàng, tổ-chức-tín-dụng, đề-án, tái-cấu-trúc, tái-cơ-cấu, tỷ-giá, ngoại-tệ, ngoại-hối, nợ-xấu, giải-pháp, VAMC, Nguyễn-Thị-Hồng, nợ-xấu, lợi-nhuận, 2014, trích-lập, tăng-trưởng, thâu-tóm, sáp-nhập, hợp-nhất, tái-cấu-t

Đầu năm 2015, hàng loạt ngân hàng báo lãi lớn trong năm 2014



VIB Bank kết thúc năm 2014 với lợi nhuận tăng 93%, đạt trên 1,8 nghìn tỷ đồng trước dự phòng tín dụng. Sau dự phòng, lợi nhuận là 648 tỷ,


Trước đó, nhiều ngân hàng lớn nhỏ cũng đã chính thức thông báo về tình hình kết quả kinh doanh ấn tượng năm 2014 như: Agribank (lợi nhuận trước thuế đạt hơn 3,2 nghìn đồng, tăng 6%), TPBank (lợi nhuận trước thuế đạt 536 tỷ đồng), NamABank (ước tính với lợi nhuận trước thuế đạt 243 tỷ đồng).


Ngân hàng Quốc Dân (NCB) đang thực hiện tái cơ cấu cũng đạt tăng trưởng tín dụng 23,5%. Tổng tài sản tăng mạnh 26,7% lên 36.835 tỷ đồng. Lợi nhuận trước dự phòng đạt 75 tỷ đồng, hơn gấp rưỡi so với năm trước (48,4 tỷ). Đặc biệt, nợ xấu của NCB giảm mạnh chỉ còn tổng cộng 420 tỷ đồng nợ xấu, giảm 48,6% so với đầu năm và chỉ chiếm 2,5% trên tổng dư nợ.


Có thể thấy, trong năm 2014, rất nhiều NH chịu áp lực lớn từ việc xử lý nợ xấu và đầu ra tín dụng khó khăn. Dù vậy, dù vậy, điều ngạc nhiên là hầu hết các NH có lợi nhuận tăng ấn tượng, vượt dự báo. Và xu hướng này trở nên rõ nét hơn trong quý IV/2014.


Trong quý cuối cùng năm 2014, các NH tiếp tục đồng loạt mạnh tay trích lập dự phòng rủi ro để hướng tới một năm 2015 lành mạnh hơn nhưng lợi nhuận quý này vẫn có xu hướng tăng cao hơn các quý trước đó như: MBB (+33% so cùng kỳ), CTG (+160%), BIDV (+50%)...


Ồ ạt tuyển dụng, mở rộng


Cùng với sự chuyển biến đáng kể theo chiều hướng tích cực, các ngân hàng thương mại đã có chế độ đãi ngộ cao hơn cho nhân viên. Báo cáo cuối năm cho thấy, hàng loạt các ngân hàng có mức lương bình quân gần 20 triệu đồng/người như: BIDV, Vietinbank, Vietcombank, MBBank, Eximbank, SHB... Bên cạnh đó, nhiều ngân hàng đã ồ ạt tuyển thêm nhân sự và tiết lộ kế hoạch tuyển nhân viên khủng.


Trao đổi với VietNamNet, ông Đoàn Đức Minh, Giám đốc khối khách hàng cá nhân của PVcombank cho biết, riêng khối khách hàng cá nhân, năm 2015 dự kiến sẽ tuyển cả nhân viên chính thức và cộng tác viên khoảng 700 người. Kế hoạch tới 2020, lực lượng kinh doanh của NH này được tiết lộ vào khoảng 3.500 cho đến 5.000 người.











NHNN, Thống-đốc, Nguyễn-Văn-Bình, ngân-hàng, tổ-chức-tín-dụng, đề-án, tái-cấu-trúc, tái-cơ-cấu, tỷ-giá, ngoại-tệ, ngoại-hối, nợ-xấu, giải-pháp, VAMC, Nguyễn-Thị-Hồng, nợ-xấu, lợi-nhuận, 2014, trích-lập, tăng-trưởng, thâu-tóm, sáp-nhập, hợp-nhất, tái-cấu-t

Nhiều ngân hàng đã ồ ạt tuyển thêm nhân sự và tiết lộ kế hoạch tuyển nhân viên khủng.



HDBank thông báo tuyển 550 quản trị viên tập sự với đích ngắm là sinh viên năm cuối các ngành kinh tế để bổ sung nhân sự cho hàng trăm điểm giao dịch tập trung ở các thành phố lớn như TP.HCM, Hà Nội, Đà Nẵng, Cần Thơ...


Đầu năm mới 2015, hàng loạt các ngân hàng như ACB, HDBank, Techcombank, Vietcombank, VietinBank, TPBank... cũng đã rầm rộ đăng tin tuyển dụng, trong đó không ít ngân hàng đưa ra con số tuyển cả trăm người cho nhiều chi nhánh mới trên cả nước để phục vụ kế hoạch mở rộng và phát triển kinh doanh.


Trên thực tế, sự ấm áp đã quay trở lại từ giữa năm 2014. Trong năm 2014, Sacombank đã tuyển thêm gần 1.000 nhân sự; VPBank cũng thêm cả nghìn người; MBB cũng tuyển thêm trên 800 người và liên tục mở rộng quy mô hoạt động và tăng chi nhánh; SHB tuyển gần 500 người...


Ông Cao Sỹ Kiêm, nguyên thống đốc NHNN cho rằng đã có sự chuyển biến theo chiều hướng tốt hơn trong ngành ngân hàng và do vậy các ngân hàng sẽ phải tuyển dụng nhiều hơn để bù đắp lại lượng nhân viên giảm đi trong các năm trước đó. . Đây có lẽ cũng chính là định hướng khiến các ngân hàng tập trung vào xây dựng lực lượng, phát triển quy mô và nâng cao chất lượng để lọt vào tốp danh sách rút gọn khoảng 20 ngân hàng trong 2-3 năm tới.


Sự đột phá về lợi nhuận đang giúp các ngân hàng có nguồn lực đáng kể để thực hiện tái cơ cấu, rút nợ xấu toàn ngành về dưới 3% như mục tiêu NHNN đã cam kết trong Đề án xử lý nợ xấu. Đồng thời, đó cũng là cơ sở giúp các ngân hàng phát triển mạnh hơn về quy mô và chất lượng trong một mùa sáp nhập mới


Lê Hà












NHNN, Thống-đốc, Nguyễn-Văn-Bình, ngân-hàng, tổ-chức-tín-dụng, đề-án, tái-cấu-trúc, tái-cơ-cấu, tỷ-giá, ngoại-tệ, ngoại-hối, nợ-xấu, giải-pháp, VAMC, Nguyễn-Thị-Hồng, nợ-xấu, lợi-nhuận, 2014, trích-lập, tăng-trưởng, thâu-tóm, sáp-nhập, hợp-nhất, tái-cấu-t





Thứ trưởng Trần Đức Lai nhận Huân chương Độc lập hạng Ba

Thứ trưởng Trần Đức Lai nhận Huân chương Độc lập hạng Ba

Thừa ủy quyền của Chủ tịch nước, chiều 27/2/2015, Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Bắc Son đã trao tặng Huân chương Độc lập hạng Ba cho Thứ trưởng Trần Đức Lai vì những thành tích đặc biệt xuất sắc trong quá trình công tác, góp phần vào sự nghiệp xây dựng Chủ nghĩa Xã hội, bảo vệ Tổ Quốc.











thứ trưởng, Bộ TT&TT, Trần Đức Lai, huân chương, Độc Lập, nghỉ hưu,
Bộ trưởng TT&TT Nguyễn Bắc Son (bên phải) trao quyết định

Cùng ngày, Bộ TT&TT đã công bố Quyết định số 2160/QĐ-TTg được Thủ tướng Chính phủ ký ngày 1/12/2014 về việc Thứ trưởng Trần Đức Lai nghỉ hưu theo chế độ kể từ ngày 1/3/2015.


Thứ trưởng Trần Đức Lai sinh ngày 23/1/1955, quê quán tại thành phố Vinh, Nghệ An, hiện giữ chức vụ Ủy viên Ban Cán sự Đảng, Bí thư Đảng ủy, Thứ trưởng Bộ TT&TT.


Với 34 năm công tác, hoạt động trong ngành bưu điện, thông tin & truyền thông, Thứ trưởng Trần Đức Lai đã trải qua nhiều cương vị, trọng trách khác nhau, công tác trong nhiều mảng khác nhau như khoa học công nghệ, hợp tác quốc tế, kế hoạch tài chính, tổ chức cán bộ.... Ông theo học khoa Vô tuyến điện tử của Đại học Bách Khoa, nhập ngũ năm 1978 và đến năm 1980 thì quay trở lại công tác tại Viện Khoa học Kỹ thuật Bưu Điện.


Năm 1995, ông được bổ nhiệm làm Vụ phó Phụ Khoa học công nghệ & Hợp tác quốc tế rồi trở thành Vụ trưởng một năm sau đó. Năm 1999, ông được bổ nhiệm làm Tổng cục phó Tổng cục Bưu điện và đảm nhiệm cương vị Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ của Bộ Bưu chính Viễn thông (nay là Bộ TT&TT) từ tháng 12/2002.


Tháng 1/2005, ông được Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm làm Thứ trưởng Bộ Bưu chính viễn thông. Tính đến thời điểm nghỉ hưu theo chế độ, Thứ trưởng Trần Đức Lai đã có 10 năm đảm nhận trọng trách này.



thứ trưởng, Bộ TT&TT, Trần Đức Lai, huân chương, Độc Lập, nghỉ hưu,





Thứ Năm, 26 tháng 2, 2015

Thêm lý do để xăng dầu sẽ lên mức kỷ lục!

Thêm lý do để xăng dầu sẽ lên mức kỷ lục!

- Đang lúc giá dầu thô có xu hướng hồi phục, Chính phủ lại đưa ra đề nghị tăng thuế bảo vệ môi trường cho xăng dầu để bù đắp hụt thu ngân sách. Giá xăng dầu trong nước sẽ càng thêm cớ trỗi dậy.





Kể từ năm 2012 đến nay, mỗi lít xăng A92 đang phải cõng 1.000 đồng/lít thuế bảo vệ môi trường. Mặt hàng dầu diezen gánh 500 đồng/lít, dầu hoả và madut chịu mức thấp hơn là 300 đồng/lít,kg cho thuế bảo vệ môi trường.


Biểu thuế này được ban hành theo Nghị quyết 1269 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội ký ngày 14/7/2011.


Tuy nhiên, đó chỉ là mức thuế sàn. Luật Thuế bảo vệ môi trường số 57 được Quốc hội thông qua ngày 15/11/2010 quy định một khung thuế rộng hơn nhiều đối với mặt hàng xăng dầu.


Cụ thể, đối với xăng, mức thuế trần cho bảo vệ môi trường lên tới 4.000 đồng/lít, gấp 4 lần hiện nay. Dầu diezen có mức thuế trần là 3.000 đồng/lít, gấp 6 lần hiện nay.











xăng-dầu, bảo-vệ-môi-trường, thuế-trần, thuế-nhập-khẩu, dầu-thô, sụt-giảm, giảm-thu, ngân-sách, giá-xăng-dầu

Thuế bảo vệ môi trường tăng, giá xăng dầu sẽ tăng theo



Hai mặt hàng dầu hoả và madut, có sản lượng tiêu thụ ít nhất cũng chịu mức thuế trần lên tới 2.000 đồng/lít,kg, gấp 6,5 lần so với mức hiện nay.


Trong bối cảnh giá dầu thô sụt giảm triền miên suốt 5 tháng qua, Chính phủ đã đặt vấn đề cần tăng thuế bảo vệ môi trường cho xăng dầu.


"Kế hoạch" này đã được trình bày khá rõ ở Tờ trình số 52 của Chính phủ, do Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường thay mặt, thừa uỷ quyền của Thủ tướng ký gửi Ủy ban Thường vụ Quốc hội ngày 11/2.


Tại Tờ trình này, Bộ Tư pháp cho biết, từ quý II/2014 đến nay, giá dầu thế giới đã giảm rất mạnh, từ 111,81 USD/thùng xuống còn 46,01 USD/thùng, chưa có dấu hiệu dừng lại và còn diễn biến phức tạp. Diễn biến đó đã tác động làm giảm đáng kể nguồn thu ngân sách nhà nước, gây khó khăn cho cân đối ngân sách nhà nước năm 2015.


Đồng thời, từ ngày 1/1/2015, Việt Nam sẽ bắt đầu phải thực hiện lộ trình giảm thuế nhập khẩu xăng dầu theo Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA). Trong đó, mức thuế nhập khẩu đối với xăng động cơ là 20%, xăng máy bay là 10%; nhiên liệu bay, dầu diezel và dầu hỏa là 35%.


Trong khi đó, thuế suất bảo vệ môi trường hiện nay đối với xăng dầu chỉ ở mức sàn.


Do vậy, Bộ Tư pháp rằng, việc nâng thuế suất thuế bảo vệ môi trường đối với xăng dầu trên mức sàn là cần thiết, phù hợp với diễn biến giá xăng dầu thế giới và cam kết giảm thuế theo Hiệp định ATIGA, đồng thời, tạo sự chênh lệch hợp lý giữa xăng E5 và xăng khoáng để khuyến khích người dân sử dụng xăng, dầu sinh học.


Để thực hiện chính sách trên, Bộ Tư pháp đã đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội cần sửa đổi Nghị quyết số 1269 về biểu thuế bảo vệ môi trường của Quốc hội, đưa vào chương trình xây dưng luật, pháp lệnh năm 2015.


Hiện Bộ Tài chính chưa có con số tăng mới dự kiến cho thuế bảo vệ môi trường của xăng dầu. Nhưng nếu đề xuất trên được thông qua, giá xăng dầu bán lẻ trong nước chắc chắn sẽ có cớ tăng kỷ lục.









Năm 2014, tăng mạnh nhiều khoản phí trong kết cấu giá thành xăng dầu.


Đáng chú ý nhất là mức tăng chi phí bán hàng.


Đối với xăng, chi phí bán hàng đã tăng từ 860 lên 1.050 đồng/lít. Dầu diezen và dầu hoả tăng từ 600 lên 950 đồng/lít. Dầu madut tăng từ 500 lên 600 đồng/kg.


Mức trích lập Quỹ Bình ổn giai đoạn tháng 8/2014 đến nay đã nhiều đợt tăng gấp 2,6 lần, từ 300 lên 800 đồng/lít.


Thuế nhập khẩu xăng dầu đã tăng từ các mức 14-18% lên mức 30-35% tuỳ loại.



Phạm Huyền











xăng-dầu, bảo-vệ-môi-trường, thuế-trần, thuế-nhập-khẩu, dầu-thô, sụt-giảm, giảm-thu, ngân-sách, giá-xăng-dầu





Vàng tăng giá, dân dồn dập mua cầu may

Vàng tăng giá, dân dồn dập mua cầu may

- Sát ngày vía Thần Tài (10/1 âm lịch), không ít người gom hết tiền nhàn rỗi mua vàng, vừa để tích trữ vừa để cầu may. Thậm chí, nhiều người còn rút cả tiền tiết kiệm để mua vàng do lãi suất không mấy hấp dẫn.






Chiều ngày 25/2, sau khi ngồi tính toán thu chi của gia đình, vợ chồng chị Lê Thị Hoàng Lan ở Trương Định (Hoàng Mai, Hà Nội) quyết định rút toàn bộ 120 triệu đồng tiền tiết kiệm tại một ngân hàng trên đường Giải Phóng (Hoàng Mai) chờ đến ngày vía Thần Tài sẽ đi mua vàng.


Theo lời chị Lan, gửi ngân hàng giờ lãi suất rất thấp mà bất tiện. Để rút số lãi vài trăm nghìn mỗi tháng từ số tiền 120 triệu gửi ngân hàng mà chị thấy nhiều thủ tục phức tạp. Trong khi, gửi không kỳ hạn thì lãi suất thấp, gửi kỳ hạn một tháng thì tháng nào cũng phải ra ngân hàng một lần vào đúng ngày mở sổ, ra chậm ngân hàng không làm cho, mà rơi vào ngày thường thì mất cả buổi.











Mua-vàng, ngày-vía-thần-tài, vàng-in-hình-dê, may-mắn, mua-vàng, gửi-tiết-kiệm, ngân-hàng, lãi-suất

Dân đổ tiền vào mua vàng tích trữ, cầu may thay cho việc gửi tiền vào ngân hàng lấy lãi



“Thế nên, vợ chồng mình quyết định rút hết số tiền tiết kiệm đó ra để mua vàng tích trữ. Từ tháng sau, tiền lương dư ra ngần nào thì mua vàng ngần đó chứ không gửi ngân hàng nữa”, chị chia sẻ.


Tương tự, sau khi tìm hiểu về lãi suất của mấy ngân hàng, chị Nguyễn Thị Thanh Huyền (Ngọc Khánh, Ba Đình) cũng cho hay sẽ không gửi tiết kiệm nữa mà dùng số tiền 60 triệu vợ chồng chị dành dụm được để mua vàng.


Chị Huyền nói rằng giữ vàng trong nhà là yên tâm nhất, không lo trượt giá. Mà gửi ngân hàng lãi suất giờ cũng không cao như trước, phải đi lại nhiều. Mua vàng về tích trữ chứ không phải đầu cơ nên cũng không lo giá vàng tăng giảm.


Ghi nhận tại thị trường vàng, mặc dù sáng 26/2, giá vàng SJC tại Hà Nội được Công ty CP SJC Hà Nội niêm yết ở mức 35,4-35,52 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra), tăng 80.000 đồng/lượng so với phiên giao dịch ngày 25/2, song lượng khách đến giao dịch càng ngày càng đông, chủ yếu là đến mua vàng.


Đại diện của Công ty Vàng bạc đá quý Bảo Tín Minh Châu cho biết, giá vàng trong nước có xu hướng tăng nhẹ là do giao dịch mua vào tăng và sắp tới ngày vía Thần Tài. Tại các chi nhánh của công ty, lượng khách tương đối đông, trong đó, 60% là khách mua vào và 40% khách bán ra.


Nhân dịp này, để đáp ứng nhu cầu mua vàng dự kiến còn tăng trong ngày vía Thần Tài, ngoài việc chuẩn bị một lượng lớn vàng, các doanh nghiệp còn tung đủ các loại vàng mới lạ, độc đáo.


Năm nay, DOJI tung ra dòng sản phẩm vàng 999.9 có tên Kim Dương Lộc - Kim Dương Phát - Kim Dương Tài (1 chỉ - 2 chỉ - 5 chỉ), với thiết kế hình tượng Dê vàng trong thế đứng vươn cao và nghênh diện. Vàng bạc đá quý Sài Gòn - SJC ra mắt các sản phẩm vàng 9999, như tượng thần tài 1 lượng, miếng thần tài 1 chỉ, tượng 12 con giáp 1 lượng, nhẫn các loại,... Ngoài ra, các doanh nghiệp khác như Bảo Tín Minh Châu, PNJ... cũng có nhiều sản phẩm độc đáo phục vụ khách hàng mua vàng vào ngày vía Thần Tài.


Bảo Hân












Mua-vàng, ngày-vía-thần-tài, vàng-in-hình-dê, may-mắn, mua-vàng, gửi-tiết-kiệm, ngân-hàng, lãi-suất





Tăng cường xử phạt vi phạm về quảng cáo trên truyền hình

Tăng cường xử phạt vi phạm về quảng cáo trên truyền hình

Bộ Thông tin & Truyền thông cho biết sẽ tăng cường hoạt động thanh tra, kiểm tra và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực quảng cáo trên phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử trong năm 2015.











Bộ TT&TT, quảng cáo, xử phạt
Nhiều quảng cáo phát sóng trên truyền hình hiện nay "vượt quá chất lượng thực tế" của sản phẩm.

Đối với những sai phạm, vi phạm liên quan đến hoạt động quảng cáo trên báo chí, phát thanh, truyền hình, Bộ khẳng định sẽ xử lý nghiêm và kịp thời theo đúng quy định của Nghị định 159 của Chính phủ. Trước đó, tính đến tháng 11/2014, Đài Truyền hình Việt Nam đã bị xử phạt tổng cộng 100 triệu đồng do quảng cáo vượt quá số lần cho phép trong chương trình “Nhân tố bí ẩn” phát sóng lúc 21 giờ ngày 13/4/2014 và chương trình “Gương mặt thân quen” phát sóng lúc 21 giờ 10 phút ngày 14/6/2014 trên Kênh VTV 3.


Thông tin này được đưa ra để trả lời ý kiến của cử tri các tỉnh Cà Mau, Bình Dương, Thái Nguyên, Quảng Nam... gửi đến Kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XIII về việc quản lý hoạt động quảng cáo trên truyền hình, cổng thông tin điện tử Chính phủ cho hay. Theo phản ánh của các cử tri, hiện nay một số Đài PT&TH trong nước phát rất nhiều quảng cáo về các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ "vượt quá sự thật", gây ảnh hưởng đến người tiêu dùng. Các cử tri kiến nghị Bộ TT&TT cần kiểm duyệt nội dung quảng cáo "phải đúng với chất lượng thực tế" trước khi cấp phép cho các phương tiện truyền thông đại chúng phát sóng, đăng tải rộng rãi; đồng thời có biện pháp xử lý đối với những Đài vi phạm việc đưa tin, quảng cáo sai sự thật.


Trước những kiến nghị này, Bộ TT&TT cho biết, Luật Báo chí, Luật Quảng cáo quy định rõ các nội dung thông tin quảng cáo được phép đăng tải trên báo chí nói chung và phát thanh - truyền hình nói riêng. Người đứng đầu cơ quan báo chí chịu trách nhiệm về nội dung, hình thức, vị trí, thời lượng, diện tích quảng cáo trên phương tiện của mình. Cũng theo các quy định pháp luật về quảng cáo, sản phẩm trước khi quảng cáo trên báo chí phải có đầy đủ giấy chứng nhận tiêu chuẩn của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Doanh nghiệp cung cấp sản phẩm quảng cáo phải chịu trách nhiệm đối với chất lượng sản phẩm của mình. Cơ quan báo chí trước khi cho đăng, phát sản phẩm quảng cáo phải kiểm tra, xác minh các giấy chứng nhận, nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm quảng cáo, bảo đảm sản phẩm quảng cáo tuân thủ đúng các quy định của pháp luật.


Tuy vậy, Bộ TT&TT không cấp phép quảng cáo trên hệ thống các đài phát thanh và truyền hình. Hoạt động quảng cáo trên phát thanh, truyền hình do các đài tự chịu trách nhiệm và việc quảng cáo đối với từng sản phẩm (mặt hàng) cụ thể sẽ do cơ quan quản lý chuyên ngành cấp phép. Ví dụ: Quảng cáo thực phẩm chức năng, thuốc... do Bộ Y tế cấp phép.


Do đó, nếu nghi ngờ về chất lượng sản phẩm quảng cáo, người tiêu dùng có thể liên hệ với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (hiện nay là cơ quan được giao nhiệm vụ quản lý nhà nước về quảng cáo) để đề nghị thẩm định sản phẩm quảng cáo. Nếu quảng cáo không đúng sự thật, gây thiệt hại cho người tiêu dùng, nếu người tiêu dùng có khiếu kiện thì sẽ tùy từng trường hợp cụ thể để xem xét xử lý theo quy định của pháp luật.


Tuy nhiên, để giải quyết các sai phạm trong hoạt động quảng cáo, bảo đảm quyền lợi cho người tiêu dùng, tránh bức xúc trong dư luận xã hội, trong phạm vi trách nhiệm của mình, Bộ TT&TT đã và đang triển khai thực hiện một số giải pháp như hoàn thiện cơ chế chính sách: Bộ đã yêu cầu các đài truyền hình chủ động rà soát chặt chẽ những chương trình quảng cáo trên truyền hình theo quy định của pháp luật về quảng cáo và báo chí, loại bỏ những nội dung quảng cáo có thông tin gây hiểu nhầm cho người xem về tính năng, tác dụng của sản phẩm hàng hóa theo quy định của pháp luật về quảng cáo và báo chí.


Bộ cũng đã có văn bản gửi các cơ quan có liên quan (Bộ Y tế, Cục An toàn vệ sinh thực phẩm - Bộ Y tế; Cục Quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa - Bộ Khoa học và Công nghệ) đề nghị kiểm tra, rà soát các thủ tục hành chính đối với việc phê duyệt kịch bản quảng cáo, nội dung giấy chứng nhận đối với sản phẩm và giới hạn của việc sử dụng thông tin trên giấy chứng nhận tiêu chuẩn, chất lượng sản phẩm để quảng cáo trên truyền hình; loại bỏ những nội dung thông tin quảng cáo gây hiểu nhầm cho người xem. Còn nội dung quảng cáo nên để các cơ quan báo chí chủ động xây dựng phù hợp với các quy định của pháp luật về quảng cáo và báo chí, qua đó tăng cường trách nhiệm của lãnh đạo các cơ quan báo chí đối với nội dung thông tin quảng cáo trên báo chí của mình.


Đặc biệt, Bộ sẽ tăng cường phối hợp cùng các Sở TT&TT địa phương kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm đối với hoạt động quảng cáo trong thời gian tới.


T.Cầm






Thứ Ba, 24 tháng 2, 2015

Chưa xem xét người VN ở nước ngoài bầu cử trong nước

Chưa xem xét người VN ở nước ngoài bầu cử trong nước

- Thực tế còn nhiều khó khăn nên việc tổ chức cho người VN ở nước ngoài còn giữ quốc tịch gốc được tham gia bầu cử trong nước chưa thể luật định.




Vấn đề trên được đề cập trong phiên họp UBTVQH sáng nay về dự thảo luật bầu cử ĐBQH và ĐB HĐND.


Theo Chủ nhiệm UB Pháp luật Phan Trung Lý, có ý kiến đề nghị cần quy định quyền bầu cử, quyền ứng cử chỉ bị hạn chế bằng luật, bổ sung quy định về quyền bầu cử và ứng cử của công dân VN ở nước ngoài và tổ chức bầu cử ở nước ngoài, có thể bầu thông qua hệ thống điện tử hoặc bầu ở đơn vị bầu cử nhất định.











bầu cử, luật bầu cử
Người dân phường Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội đi bầu đại biểu QH và đại biểu HĐND các cấp tháng 5/2011. Ảnh: Lê Anh Dũng

Điều 2 của dự thảo luật quy định: Công dân nước CHXHCNVN đủ 18 tuổi trở lên có quyền bầu cử và đủ 21 tuổi trở lên có quyền ứng cử vào QH, HĐND các cấp theo quy định của pháp luật.


Căn cứ điều trên, ông Lý cho biết, như vậy, quyền bầu cử, quyền ứng cử của công dân được điều chỉnh bằng pháp luật và cũng chỉ bị hạn chế bằng luật.


Công dân VN đã bao gồm người VN ở nước ngoài vẫn còn giữ quốc tịch về nước được ghi tên vào danh sách cử tri và tham gia bầu cử.


Chủ nhiệm UB Pháp luật cho hay, vấn đề tổ chức để công dân VN đang sinh sống, học tập, làm việc ở nước ngoài tham gia bầu cử, ứng cử cũng đã được nghiên cứu nghiêm túc.


Tuy nhiên, trong điều kiện thực tế hiện nay vẫn còn nhiều khó khăn, vướng mắc như việc lập danh sách cử tri, việc tổ chức cho người ứng cử tiếp xúc cử tri, vận động bầu cử v.v…


Vì vậy, vấn đề này sẽ tiếp tục được xem xét trong thời gian tới và sẽ bổ sung vào luật khi đủ điều kiện.


Vai trò nào cho Hội đồng bầu cử quốc gia


Nội dung gây tranh luận nhất trong phiên họp là vai trò của Hội đồng bầu cử quốc gia với 2 phương án. Hoặc Hội đồng chỉ được thành lập khi công bố ngày bầu cử và kết thúc nhiệm vụ sau khi QH xác nhận tư cách ĐBQH.


Hoặc, bên cạnh các nhiệm vụ mà Hiến pháp đã quy định, đề nghị bổ sung cho cơ quan này một số thẩm quyền như tổ chức bầu cử bổ sung ĐBQH trong trường hợp khuyết đại biểu; chỉ đạo, hướng dẫn bầu cử ĐB HĐND trong trường hợp thành lập mới, chia, tách, sáp nhập địa giới hành chính; tổ chức để cử tri thực hiện bỏ phiếu bãi nhiễm ĐBQH…


Chủ nhiệm UB Tài chính - Ngân sách Phùng Quốc Hiển không ủng hộ phương án sau vì sẽ tạo ra bộ máy cồng kềnh.


Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Ksor Phước cũng cho rằng, việc tổ chức Hội đồng không khác nào tổ chức một bộ máy có thể khiến phình biên chế, lãng phí nhân lực.


Trong khi đó, Chủ nhiệm UB Các vấn đề xã hội Trương Thị Mai lại ủng hộ phương án sau với lý lẽ nó tiếp cận Hiến pháp mạnh mẽ hơn và không nảy sinh thêm bộ máy biên chế như giải trình của UB Pháp luật. Bà cũng cho rằng, trong nhiều nhiệm kỳ, bà chưa thấy xảy ra việc phải bầu bổ sung ĐBQH, nhưng không có nghĩa là không có. Nhưng nếu có thì sẽ tiến hành theo quy trình bầu cử mà QH quyết định.


Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng chốt rằng nên theo phương án 1 vì ở VN, Đảng lãnh đạo tuyệt đối. Hội đồng bầu cử ở VN không thể như ở các nước có thể chế chính trị đa đảng tồn tại suốt đời. Hội đồng bầu cử không cần kéo dài, bầu cử xong là kết thúc.


Ông cho hay phải căn cứ thực tế để làm luật. Trên thực tế từ QH khoá 1 cho đến nay chưa có trường hợp phải bầu bổ sung, bầu lại ĐBQH. Nếu QH không bầu đủ 500 ĐBQH, thiếu một số thì vẫn có thể hoạt động bình thường, không cần bầu lại, trừ trường hợp tách nhập tỉnh mới phải làm.









Không mở rộng vận động bầu cử


Ý kiến đề nghị bổ sung một số hình thức tuyên truyền, vận động bầu cử như vận động theo giới, người ứng cử tự vận động không được UBTVQH ủng hộ.


Dự thảo luật giới hạn 2 hình thức vận động bầu cử là gặp gỡ, tiếp xúc với cử tri tại hội nghị tiếp xúc cử tri do UB MTTQ các cấp ở địa phương nơi ứng cử tổ chức và thông qua các phương tiện thông tin đại chúng.


Ông Phan Trung Lý cho hay, hai hình thức giới hạn trên bảo đảm sự công bằng và bình đẳng giữa những người ứng cử, bảo đảm tính công khai, minh bạch cho cuộc bầu cử.


“Đây là những hình thức vận động bầu cử cơ bản, qua áp dụng trên thực tế đã cho thấy sự hợp lý và hiệu quả. Việc bổ sung thêm các hình thức vận động bầu cử khác là không thật sự cần thiết, khó bảo đảm sự công bằng”.



Linh Thư











'Hơn 30 người chết/ngày không thể coi là bình thường'

'Hơn 30 người chết/ngày không thể coi là bình thường'

- “Một đất nước hơn 30 người chết mỗi ngày, chúng ta không thể coi đây là chuyện bình thường được”, Thủ tướng nói tại cuộc họp của Thường trực Chính phủ về tình hình Tết Nguyên đán Ất Mùi chiều nay.













Tết, Thủ tướng, Nguyễn Tấn Dũng

Thủ tướng chủ trì cuộc họp Thường trực Chính phủ. Ảnh: VGP



Báo cáo tổng hợp tình hình Tết cho thấy trong thời gian trước và trong những ngày Tết, các bộ, ngành, địa phương, tổ chức, đoàn thể và doanh nghiệp đã nghiêm túc triển khai thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng về chuẩn bị các điều kiện vật chất, tinh thần phục vụ nhân dân đón Tết.


Việc chuẩn bị Tết cũng như tổ chức Tết năm nay cơ bản đảm bảo được yêu cầu vui tươi, lành mạnh, an toàn, tiết kiệm.


Theo báo cáo của các bộ, ngành, tình hình sản xuất kinh doanh vẫn được duy trì, không gây ách tắc. Hoạt động lao động, sản xuất vẫn được tiến hành, nhất là trên các công trình trọng điểm.


Lượng hàng hóa phục vụ Tết dồi dào, đáp ứng đầy đủ nhu cầu của nhân dân, không có tình trạng thiếu hàng, sốt giá; sức mua tăng 15-20% so với tháng trước Tết và tăng 8% so với Tết năm ngoái.


Bên cạnh đó, việc chăm lo Tết cho đối tượng chính sách, người có công, người nghèo được Nhà nước, cả hệ thống chính trị và cộng đồng quan tâm với khoản kinh phí huy động và chuyển đến các đối tượng lên đến gần 2.100 tỷ đồng.


Công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩn, an toàn cháy nổ, đảm bảo an ninh trật tự, an toàn giao thông, phòng chống tội phạm được quan tâm, không để xảy ra các vụ việc phá hoại, khủng bố, kích động biểu tình gây rối; chủ quyền lãnh thổ ở biên giới, vùng biển, đảo, vùng trời được giữ vững.


Trong dịp Tết đã không xảy ra các vụ ngộ độc thực phẩm, số vụ phạm pháp hình sự giảm 135 vụ. Trên phạm vi cả nước, giao thông đường bộ, đường sắt được duy trì ổn định, thông suốt, không xảy ra ùn tắc kéo dài.


Tuy nhiên, trong 9 ngày nghỉ Tết đã xảy ra 536 vụ tai nạn giao thông, làm chết 317 người, bị thương 509 người. So với Tết năm ngoái, giảm 40 vụ, tăng 35 người chết, giảm 82 người bị thương.


Phát biểu tại cuộc họp, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đánh giá các bộ, ngành, địa phương đã nghiêm túc thực hiện chỉ đạo của Ban Bí thư, của Chính phủ, Thủ tướng về tổ chức Tết Nguyên đán, đảm bảo cho nhân dân đón Tết vui tươi, an toàn, lành mạnh và tiết kiệm.


Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, Thủ tướng cũng nêu lên một số việc cần phải nghiêm túc rút kinh nghiệm, trong đó nổi lên là tai nạn giao thông tuy giảm về số vụ, số người bị thương nhưng số người chết tăng cao.


Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành, địa phương tiếp tục tập trung chỉ đạo và triển khai các giải pháp bảo đảm an toàn giao thông.


“Một đất nước hơn 30 người chết mỗi ngày, chúng ta không thể coi đây là chuyện bình thường được”, Thủ tướng phát biểu và cho biết sẽ biểu dương các địa phương trong thời gian qua đã không để xảy ra tai nạn giao thông hoặc giảm mạnh số vụ tai nạn.


Đồng thời Chính phủ yêu cầu các địa phương để tai nạn giao thông gia tăng phải nghiêm túc rút kinh nghiệm.


Bên cạnh đó, với số liệu lần đầu tiên Chính phủ yêu cầu ngành y tế công bố thì trong dịp Tết đã xảy ra hàng ngàn vụ bạo lực, đánh lộn gây thương tích trong nhân dân, làm hơn 6.000 người phải nhập viện, trong đó nhiều người đã tử vong.


“Phải có giải pháp tổng hợp về vấn đề này. Các đồng chí lãnh đạo địa phương hết sức chú ý hiện tượng này, không thể xem thường”, Thủ tướng yêu cầu.


Các bộ trưởng gương mẫu không tham dự, tham gia lễ hội


Nhấn mạnh thời gian nghỉ Tết dài ngày đã kết thúc, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nêu rõ, các bộ, ngành, địa phương phải bắt tay ngay vào công việc, khẩn trương, quyết liệt thực hiện đồng bộ các nhiệm vụ được giao.


Trong đó, tập trung thúc đẩy các hoạt động sản xuất, kinh doanh, đầu tư, xây dựng, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp hoạt động.


“Mọi cán bộ, công chức phải nghiêm túc thực hiện nhiệm vụ, công việc được giao, không sa đà du xuân, lễ hội. Các bộ trưởng, lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan gương mẫu không tham dự, tham gia lễ hội”, Thủ tướng yêu cầu.


Cùng với đó, Thủ tướng cũng yêu cầu các lực lượng tiếp tục tập trung cao độ chỉ đạo bảo đảm an ninh trật tự, phòng chống cháy nổ, chống ùn tắc giao thông, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, phòng chống dịch bệnh. Tiếp tục chỉ đạo quyết liệt công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại. Tiếp tục thực hiện tốt nhiệm vụ bảo đảm quốc phòng, an ninh, đối ngoại; bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền quốc gia, chủ quyền lãnh thổ của Tổ quốc.


H.Nhì




'Hơn 30 người chết/ngày không thể coi là bình thường'

'Hơn 30 người chết/ngày không thể coi là bình thường'

- “Một đất nước hơn 30 người chết mỗi ngày, chúng ta không thể coi đây là chuyện bình thường được”, Thủ tướng nói tại cuộc họp của Thường trực Chính phủ về tình hình Tết Nguyên đán Ất Mùi chiều nay.













Tết, Thủ tướng, Nguyễn Tấn Dũng

Thủ tướng chủ trì cuộc họp Thường trực Chính phủ. Ảnh: VGP



Báo cáo tổng hợp tình hình Tết cho thấy trong thời gian trước và trong những ngày Tết, các bộ, ngành, địa phương, tổ chức, đoàn thể và doanh nghiệp đã nghiêm túc triển khai thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng về chuẩn bị các điều kiện vật chất, tinh thần phục vụ nhân dân đón Tết.


Việc chuẩn bị Tết cũng như tổ chức Tết năm nay cơ bản đảm bảo được yêu cầu vui tươi, lành mạnh, an toàn, tiết kiệm.


Theo báo cáo của các bộ, ngành, tình hình sản xuất kinh doanh vẫn được duy trì, không gây ách tắc. Hoạt động lao động, sản xuất vẫn được tiến hành, nhất là trên các công trình trọng điểm.


Lượng hàng hóa phục vụ Tết dồi dào, đáp ứng đầy đủ nhu cầu của nhân dân, không có tình trạng thiếu hàng, sốt giá; sức mua tăng 15-20% so với tháng trước Tết và tăng 8% so với Tết năm ngoái.


Bên cạnh đó, việc chăm lo Tết cho đối tượng chính sách, người có công, người nghèo được Nhà nước, cả hệ thống chính trị và cộng đồng quan tâm với khoản kinh phí huy động và chuyển đến các đối tượng lên đến gần 2.100 tỷ đồng.


Công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩn, an toàn cháy nổ, đảm bảo an ninh trật tự, an toàn giao thông, phòng chống tội phạm được quan tâm, không để xảy ra các vụ việc phá hoại, khủng bố, kích động biểu tình gây rối; chủ quyền lãnh thổ ở biên giới, vùng biển, đảo, vùng trời được giữ vững.


Trong dịp Tết đã không xảy ra các vụ ngộ độc thực phẩm, số vụ phạm pháp hình sự giảm 135 vụ. Trên phạm vi cả nước, giao thông đường bộ, đường sắt được duy trì ổn định, thông suốt, không xảy ra ùn tắc kéo dài.


Tuy nhiên, trong 9 ngày nghỉ Tết đã xảy ra 536 vụ tai nạn giao thông, làm chết 317 người, bị thương 509 người. So với Tết năm ngoái, giảm 40 vụ, tăng 35 người chết, giảm 82 người bị thương.


Phát biểu tại cuộc họp, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đánh giá các bộ, ngành, địa phương đã nghiêm túc thực hiện chỉ đạo của Ban Bí thư, của Chính phủ, Thủ tướng về tổ chức Tết Nguyên đán, đảm bảo cho nhân dân đón Tết vui tươi, an toàn, lành mạnh và tiết kiệm.


Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, Thủ tướng cũng nêu lên một số việc cần phải nghiêm túc rút kinh nghiệm, trong đó nổi lên là tai nạn giao thông tuy giảm về số vụ, số người bị thương nhưng số người chết tăng cao.


Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành, địa phương tiếp tục tập trung chỉ đạo và triển khai các giải pháp bảo đảm an toàn giao thông.


“Một đất nước hơn 30 người chết mỗi ngày, chúng ta không thể coi đây là chuyện bình thường được”, Thủ tướng phát biểu và cho biết sẽ biểu dương các địa phương trong thời gian qua đã không để xảy ra tai nạn giao thông hoặc giảm mạnh số vụ tai nạn.


Đồng thời Chính phủ yêu cầu các địa phương để tai nạn giao thông gia tăng phải nghiêm túc rút kinh nghiệm.


Bên cạnh đó, với số liệu lần đầu tiên Chính phủ yêu cầu ngành y tế công bố thì trong dịp Tết đã xảy ra hàng ngàn vụ bạo lực, đánh lộn gây thương tích trong nhân dân, làm hơn 6.000 người phải nhập viện, trong đó nhiều người đã tử vong.


“Phải có giải pháp tổng hợp về vấn đề này. Các đồng chí lãnh đạo địa phương hết sức chú ý hiện tượng này, không thể xem thường”, Thủ tướng yêu cầu.


Các bộ trưởng gương mẫu không tham dự, tham gia lễ hội


Nhấn mạnh thời gian nghỉ Tết dài ngày đã kết thúc, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nêu rõ, các bộ, ngành, địa phương phải bắt tay ngay vào công việc, khẩn trương, quyết liệt thực hiện đồng bộ các nhiệm vụ được giao.


Trong đó, tập trung thúc đẩy các hoạt động sản xuất, kinh doanh, đầu tư, xây dựng, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp hoạt động.


“Mọi cán bộ, công chức phải nghiêm túc thực hiện nhiệm vụ, công việc được giao, không sa đà du xuân, lễ hội. Các bộ trưởng, lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan gương mẫu không tham dự, tham gia lễ hội”, Thủ tướng yêu cầu.


Cùng với đó, Thủ tướng cũng yêu cầu các lực lượng tiếp tục tập trung cao độ chỉ đạo bảo đảm an ninh trật tự, phòng chống cháy nổ, chống ùn tắc giao thông, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, phòng chống dịch bệnh. Tiếp tục chỉ đạo quyết liệt công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại. Tiếp tục thực hiện tốt nhiệm vụ bảo đảm quốc phòng, an ninh, đối ngoại; bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền quốc gia, chủ quyền lãnh thổ của Tổ quốc.


H.Nhì




Đại gia Việt âm thầm mua đứt ông lớn nhà nước

Đại gia Việt âm thầm mua đứt ông lớn nhà nước

- Hàng loạt đại gia tư nhân đã đầu tư hàng ngàn tỷ đồng để được làm chủ DNNN sau cổ phần hóa với tư cách đối tác chiến lược. Điều này cho thấy, các doanh nhân trong nước không chỉ mạnh hơn về tiền mà đã lớn hẳn về vị thế.





Tư nhân tăng tốc thâu tóm


Đầu 2015, Tập đoàn T&T của ông Đỗ Quang Hiển cho biết, sẵn sàng chi hơn 490 tỷ đồng để mua lại 98,02% cổ phần mà Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines) tại Cảng Quảng Ninh.


Đầu tháng 2/2014, Cảng Đà Nẵng cũng đã bất ngờ bán hết toàn bộ 13,2 triệu cổ phần cho 5 nhà đầu tư cá nhân với giá khá cao sau lần IPO không mấy thành công trước đó.


Tháng 8/2014, Công ty Cổ phần Vinpearl - thuộc Tập đoàn Vingroup cũng đã mua đứt lại số cổ phần trị giá 85 tỷ đồng của cảng Nha Trang. Vinpearl đang phối hợp với Công ty Cổ phần Cảng Nha Trang phát triển cảng Nha Trang theo hướng chuyên phục vụ du lịch theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.


Nhìn theo những chuyển động trong bán vốn nhà nước tại Vinalines nhằm tái cơ cấu tổng công ty này cho thấy rõ sự thâm nhập mạnh mẽ của các đại gia trong nước vào các DNNN lớn trong quá trình CPH. Việc đẩy mạnh tái cơ cấu, CPH hàng loạt DNNN lớn kéo theo sự xuất hiện liên tiếp những thương vụ ngàn tỷ mua bán vốn, cổ phần DN. Tuy nhiên, đó không phải là các ông lớn nước ngoài mà giờ đây phần lớn lại là các đại gia trong nước.


Trước đó, Vingroup đã trở thành NĐT chiến lược của Tập đoàn dệt may Việt Nam (Vinatex) - một động thái được đánh giá sẽ có lợi cho cả hai bên. Hay Vietcombank và Techcombank đã trở thành hai tổ chức đầu tư tài chính lớn vào VietNamAirlines.


Trong lĩnh vực giao thông, hàng loạt Cienco sau khi cổ phần hóa đều rơi vào tay các cá nhân hay DN lớn trong nước. Cho đến giờ, Nhà nước đã không còn nắm cổ phần nào tại Cienco 4. Một doanh nghiệp dân doanh tại TP.HCM: Đầu tư xây dựng Tuấn Lộc, do ông Trần Tuấn Lộc - 8X đã giành được quyền chi phối. DN này cũng đang xem xét mua cổ phần chi phối cảng Cửa Lò, Nghệ An.











cổ-phần-hóa, IPO, doanh-nghiệp-nhà-nước, DNNN, CPH, Vinamilk, Dược-Hậu-Giang, VNM, DHG, TTCK, chính-sách, tư-nhân, khu-vực-tư-nhân, dân-doanh, kinh-tế-tư-nhân, Cảng-Đà-Nẵng, REE, FPT, Mai-Kiều-Liên, Nguyễn-Thị-Mai-Thanh, Trương-Gia-Bình

Hàng loạt đại gia tư nhân đã đầu tư hàng ngàn tỷ đồng để được làm chủ DNNN sau cổ phần hóa với tư cách đối tác chiến lược



Không chỉ các DNNN lớn có hiệu quả mới đắt khách mà cả những DN làm ăn bết bát khác cũng đang được các NĐT trong nước quan tâm khi mà có chủ trương Nhà nước không cần nắm cổ phần chi phối. Sức hấp dẫn từ tiềm năng các DNNN khi có cơ hội thực sự làm chủ đã nội ồ ạt rút hầu bao, dân thân vào các cuộc chơi mới.


Nâng tầm ông chủ Việt


Việc NĐT trong nước ồ ạt đổ hàng ngàn tỷ mua các DNNN là một sự thay đổi lớn trong quá trình CPH. Nếu như trước đây, những nguồn vốn lớn, nhà đầu tư chiến lược đều trông chờ khối ngoại thì bây giờ đại gia trong nước đang là tâm điểm CPH các DNNN. Và chính họ đang tạo nên sinh khí mới cho CPH.


Lịch sử đổi mới DNNN cho thấy, sự tham gia của các NĐT tư nhân thường mang lại sức sống mạnh mẽ cho nhiều DNNN.


Vinamilk là một ví dụ điển hình thành công sau CPH. Chỉ sau 10 năm CPH, quy mô vốn của DN này tăng gần 30 lần và Vinamilk trở thành DN sữa lớn nhất trong nước và vươn ra nước ngoài mạnh mẽ. Dược Hậu Giang (DHG) dưới bàn tay của bà Phạm Thị Việt Nga liên tục vươn lên mạnh mẽ sau CPH. Không ít các DN thành công nổi bật sau CPH với sự góp vốn của các cổ đông cá nhân trong và ngoài nước như Cơ điện lạnh REE của bà Nguyễn Thị Mai Thành, FPT của ông Trương Gia Bình, Nhựa Bình Minh, Nhựa Tiền Phong...











cổ-phần-hóa, IPO, doanh-nghiệp-nhà-nước, DNNN, CPH, Vinamilk, Dược-Hậu-Giang, VNM, DHG, TTCK, chính-sách, tư-nhân, khu-vực-tư-nhân, dân-doanh, kinh-tế-tư-nhân, Cảng-Đà-Nẵng, REE, FPT, Mai-Kiều-Liên, Nguyễn-Thị-Mai-Thanh, Trương-Gia-Bình

Sự tham gia của các NĐT tư nhân thường mang lại sức sống mạnh mẽ cho nhiều DNNN.



Sau khi được tư nhân đổ vốn, tái cơ cấu: Giống cây trồng Trung ương (NSC), Nông dược HAI, Giống cây trồng Miền Nam... đã ăn nê làm ra, cổ phiếu tăng 5-7 lần.


Giờ đây, nhiều DNNN trong không ít lĩnh vực đang được phép bán cổ phần chi phối cho các NĐT bên ngoài. Đây là chính sách cởi mở, cho phép các NĐT có quyền quyết định lớn hơn trong việc tái cấu trúc và vực dậy các DN yếu kém.


Sau hàng chục năm mở cửa, khối dân doanh sản sinh ra rất nhiều doanh nhân có tích lũy tư bản lớn, có khả năng quản trị hiện đại ngang tầm quốc tế và kinh doanh có chiến lược rõ ràng như: ông Phạm Nhật Vượng, Đoàn Nguyên Đức, Trần Đình Long, Lê Phước Vũ, Đỗ Quang Hiển, Trương Gia Bình... Và tầng lớp này đang sức mạnh và luôn khát vọng tìm kiếm những cơ hội MA& để lớn lên nhanh chong và CPH đang là cơ hội lớ cho họ


Có thể thấy, quá trình CPH các DNNN tại Việt Nam đã đi được một chặng đường dài với hàng loạt những thành công thần kỳ. Trong đó không thể bỏ qua những thay đổi mang tính bản chất khi tư nhân tham gia điều hành quản trị các DNNN được CPH


Tại diễn đàn Đối tác phát triển Việt Nam (VDPF) đối thoại với các nhà tài trợ diễn ra cuối năm ngoái, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định sẽ tập trung phát triển kinh tế tư nhân. Cũng tại đây, một bản "kế hoạch hành động" về chính sách trong ba năm 2015-2017 để phát triển khu vực tư nhân đã được công bố.


Bộ trưởng Bộ KH&ĐT Bùi Quang Vinh khi nhấn mạnh đến vai trò của doanh nghiệp tư nhân cũng cho rằng, đã đến thời của DN tư nhân và đây là sẽ là động lực quan trọng bậc nhất đóng góp vào tăng trưởng của Việt Nam.


Đầu năm mới, Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng - một bộ đi đầu trong công cuộc CPH - cũng đã chỉ đạo rộng cửa đón tư nhân đầu tư kết cấu hạ tầng lĩnh vực hàng hải. Cục hàng hải cũng công bố 41 dự án kêu gọi các nguồn vốn xã hội đầu tư hạ tầng lĩnh vực này trong giai đoạn 2015-2020 với tổng vốn 43 nghìn tỷ đồng.


2015 tiếp tục là năm trọng điểm để thúc đẩy CPH. Gần 300 DN sẽ được chuyển đổi trong năm nay, gần gấp đôi so với con số thực hiện trong giai đoạn 2011-2013 cũng như trong năm 2014.


Những cơ hội lớn đang mở ra và các đại gia tư nhân trong nước đang có cơ hội hơn bao giờ hết khi họ tích lũy đươc sức mạnh tài chính, được nâng tầm khi được thừa nhận vị thế vào trao cho những cơ hội lớn.


Hàng loạt các chính sách đang hướng tới việc khơi dậy và tạo niềm tin để khu vực tư nhân bỏ vốn làm ăn, đầu tư vào các DNNN nước CPH để thay đổi quản trị, thổi một luồng sinh khí mới vào khu vực này.


Mạnh Hà



cổ-phần-hóa, IPO, doanh-nghiệp-nhà-nước, DNNN, CPH, Vinamilk, Dược-Hậu-Giang, VNM, DHG, TTCK, chính-sách, tư-nhân, khu-vực-tư-nhân, dân-doanh, kinh-tế-tư-nhân, Cảng-Đà-Nẵng, REE, FPT, Mai-Kiều-Liên, Nguyễn-Thị-Mai-Thanh, Trương-Gia-Bình





Đại gia Việt âm thầm mua đứt ông lớn nhà nước

Đại gia Việt âm thầm mua đứt ông lớn nhà nước

- Hàng loạt đại gia tư nhân đã đầu tư hàng ngàn tỷ đồng để được làm chủ DNNN sau cổ phần hóa với tư cách đối tác chiến lược. Điều này cho thấy, các doanh nhân trong nước không chỉ mạnh hơn về tiền mà đã lớn hẳn về vị thế.





Tư nhân tăng tốc thâu tóm


Đầu 2015, Tập đoàn T&T của ông Đỗ Quang Hiển cho biết, sẵn sàng chi hơn 490 tỷ đồng để mua lại 98,02% cổ phần mà Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines) tại Cảng Quảng Ninh.


Đầu tháng 2/2014, Cảng Đà Nẵng cũng đã bất ngờ bán hết toàn bộ 13,2 triệu cổ phần cho 5 nhà đầu tư cá nhân với giá khá cao sau lần IPO không mấy thành công trước đó.


Tháng 8/2014, Công ty Cổ phần Vinpearl - thuộc Tập đoàn Vingroup cũng đã mua đứt lại số cổ phần trị giá 85 tỷ đồng của cảng Nha Trang. Vinpearl đang phối hợp với Công ty Cổ phần Cảng Nha Trang phát triển cảng Nha Trang theo hướng chuyên phục vụ du lịch theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.


Nhìn theo những chuyển động trong bán vốn nhà nước tại Vinalines nhằm tái cơ cấu tổng công ty này cho thấy rõ sự thâm nhập mạnh mẽ của các đại gia trong nước vào các DNNN lớn trong quá trình CPH. Việc đẩy mạnh tái cơ cấu, CPH hàng loạt DNNN lớn kéo theo sự xuất hiện liên tiếp những thương vụ ngàn tỷ mua bán vốn, cổ phần DN. Tuy nhiên, đó không phải là các ông lớn nước ngoài mà giờ đây phần lớn lại là các đại gia trong nước.


Trước đó, Vingroup đã trở thành NĐT chiến lược của Tập đoàn dệt may Việt Nam (Vinatex) - một động thái được đánh giá sẽ có lợi cho cả hai bên. Hay Vietcombank và Techcombank đã trở thành hai tổ chức đầu tư tài chính lớn vào VietNamAirlines.


Trong lĩnh vực giao thông, hàng loạt Cienco sau khi cổ phần hóa đều rơi vào tay các cá nhân hay DN lớn trong nước. Cho đến giờ, Nhà nước đã không còn nắm cổ phần nào tại Cienco 4. Một doanh nghiệp dân doanh tại TP.HCM: Đầu tư xây dựng Tuấn Lộc, do ông Trần Tuấn Lộc - 8X đã giành được quyền chi phối. DN này cũng đang xem xét mua cổ phần chi phối cảng Cửa Lò, Nghệ An.











cổ-phần-hóa, IPO, doanh-nghiệp-nhà-nước, DNNN, CPH, Vinamilk, Dược-Hậu-Giang, VNM, DHG, TTCK, chính-sách, tư-nhân, khu-vực-tư-nhân, dân-doanh, kinh-tế-tư-nhân, Cảng-Đà-Nẵng, REE, FPT, Mai-Kiều-Liên, Nguyễn-Thị-Mai-Thanh, Trương-Gia-Bình

Hàng loạt đại gia tư nhân đã đầu tư hàng ngàn tỷ đồng để được làm chủ DNNN sau cổ phần hóa với tư cách đối tác chiến lược



Không chỉ các DNNN lớn có hiệu quả mới đắt khách mà cả những DN làm ăn bết bát khác cũng đang được các NĐT trong nước quan tâm khi mà có chủ trương Nhà nước không cần nắm cổ phần chi phối. Sức hấp dẫn từ tiềm năng các DNNN khi có cơ hội thực sự làm chủ đã nội ồ ạt rút hầu bao, dân thân vào các cuộc chơi mới.


Nâng tầm ông chủ Việt


Việc NĐT trong nước ồ ạt đổ hàng ngàn tỷ mua các DNNN là một sự thay đổi lớn trong quá trình CPH. Nếu như trước đây, những nguồn vốn lớn, nhà đầu tư chiến lược đều trông chờ khối ngoại thì bây giờ đại gia trong nước đang là tâm điểm CPH các DNNN. Và chính họ đang tạo nên sinh khí mới cho CPH.


Lịch sử đổi mới DNNN cho thấy, sự tham gia của các NĐT tư nhân thường mang lại sức sống mạnh mẽ cho nhiều DNNN.


Vinamilk là một ví dụ điển hình thành công sau CPH. Chỉ sau 10 năm CPH, quy mô vốn của DN này tăng gần 30 lần và Vinamilk trở thành DN sữa lớn nhất trong nước và vươn ra nước ngoài mạnh mẽ. Dược Hậu Giang (DHG) dưới bàn tay của bà Phạm Thị Việt Nga liên tục vươn lên mạnh mẽ sau CPH. Không ít các DN thành công nổi bật sau CPH với sự góp vốn của các cổ đông cá nhân trong và ngoài nước như Cơ điện lạnh REE của bà Nguyễn Thị Mai Thành, FPT của ông Trương Gia Bình, Nhựa Bình Minh, Nhựa Tiền Phong...











cổ-phần-hóa, IPO, doanh-nghiệp-nhà-nước, DNNN, CPH, Vinamilk, Dược-Hậu-Giang, VNM, DHG, TTCK, chính-sách, tư-nhân, khu-vực-tư-nhân, dân-doanh, kinh-tế-tư-nhân, Cảng-Đà-Nẵng, REE, FPT, Mai-Kiều-Liên, Nguyễn-Thị-Mai-Thanh, Trương-Gia-Bình

Sự tham gia của các NĐT tư nhân thường mang lại sức sống mạnh mẽ cho nhiều DNNN.



Sau khi được tư nhân đổ vốn, tái cơ cấu: Giống cây trồng Trung ương (NSC), Nông dược HAI, Giống cây trồng Miền Nam... đã ăn nê làm ra, cổ phiếu tăng 5-7 lần.


Giờ đây, nhiều DNNN trong không ít lĩnh vực đang được phép bán cổ phần chi phối cho các NĐT bên ngoài. Đây là chính sách cởi mở, cho phép các NĐT có quyền quyết định lớn hơn trong việc tái cấu trúc và vực dậy các DN yếu kém.


Sau hàng chục năm mở cửa, khối dân doanh sản sinh ra rất nhiều doanh nhân có tích lũy tư bản lớn, có khả năng quản trị hiện đại ngang tầm quốc tế và kinh doanh có chiến lược rõ ràng như: ông Phạm Nhật Vượng, Đoàn Nguyên Đức, Trần Đình Long, Lê Phước Vũ, Đỗ Quang Hiển, Trương Gia Bình... Và tầng lớp này đang sức mạnh và luôn khát vọng tìm kiếm những cơ hội MA& để lớn lên nhanh chong và CPH đang là cơ hội lớ cho họ


Có thể thấy, quá trình CPH các DNNN tại Việt Nam đã đi được một chặng đường dài với hàng loạt những thành công thần kỳ. Trong đó không thể bỏ qua những thay đổi mang tính bản chất khi tư nhân tham gia điều hành quản trị các DNNN được CPH


Tại diễn đàn Đối tác phát triển Việt Nam (VDPF) đối thoại với các nhà tài trợ diễn ra cuối năm ngoái, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định sẽ tập trung phát triển kinh tế tư nhân. Cũng tại đây, một bản "kế hoạch hành động" về chính sách trong ba năm 2015-2017 để phát triển khu vực tư nhân đã được công bố.


Bộ trưởng Bộ KH&ĐT Bùi Quang Vinh khi nhấn mạnh đến vai trò của doanh nghiệp tư nhân cũng cho rằng, đã đến thời của DN tư nhân và đây là sẽ là động lực quan trọng bậc nhất đóng góp vào tăng trưởng của Việt Nam.


Đầu năm mới, Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng - một bộ đi đầu trong công cuộc CPH - cũng đã chỉ đạo rộng cửa đón tư nhân đầu tư kết cấu hạ tầng lĩnh vực hàng hải. Cục hàng hải cũng công bố 41 dự án kêu gọi các nguồn vốn xã hội đầu tư hạ tầng lĩnh vực này trong giai đoạn 2015-2020 với tổng vốn 43 nghìn tỷ đồng.


2015 tiếp tục là năm trọng điểm để thúc đẩy CPH. Gần 300 DN sẽ được chuyển đổi trong năm nay, gần gấp đôi so với con số thực hiện trong giai đoạn 2011-2013 cũng như trong năm 2014.


Những cơ hội lớn đang mở ra và các đại gia tư nhân trong nước đang có cơ hội hơn bao giờ hết khi họ tích lũy đươc sức mạnh tài chính, được nâng tầm khi được thừa nhận vị thế vào trao cho những cơ hội lớn.


Hàng loạt các chính sách đang hướng tới việc khơi dậy và tạo niềm tin để khu vực tư nhân bỏ vốn làm ăn, đầu tư vào các DNNN nước CPH để thay đổi quản trị, thổi một luồng sinh khí mới vào khu vực này.


Mạnh Hà



cổ-phần-hóa, IPO, doanh-nghiệp-nhà-nước, DNNN, CPH, Vinamilk, Dược-Hậu-Giang, VNM, DHG, TTCK, chính-sách, tư-nhân, khu-vực-tư-nhân, dân-doanh, kinh-tế-tư-nhân, Cảng-Đà-Nẵng, REE, FPT, Mai-Kiều-Liên, Nguyễn-Thị-Mai-Thanh, Trương-Gia-Bình





Thủ tướng: Hơn 30 người chết/ngày không thể coi là bình thường

Thủ tướng: Hơn 30 người chết/ngày không thể coi là bình thường

- “Một đất nước hơn 30 người chết mỗi ngày, chúng ta không thể coi đây là chuyện bình thường được”, Thủ tướng nói tại cuộc họp của Thường trực Chính phủ về tình hình Tết Nguyên đán Ất Mùi chiều nay.













Tết, Thủ tướng, Nguyễn Tấn Dũng

Thủ tướng chủ trì cuộc họp Thường trực Chính phủ. Ảnh: VGP



Báo cáo tổng hợp tình hình Tết cho thấy trong thời gian trước và trong những ngày Tết, các bộ, ngành, địa phương, tổ chức, đoàn thể và doanh nghiệp đã nghiêm túc triển khai thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng về chuẩn bị các điều kiện vật chất, tinh thần phục vụ nhân dân đón Tết.


Việc chuẩn bị Tết cũng như tổ chức Tết năm nay cơ bản đảm bảo được yêu cầu vui tươi, lành mạnh, an toàn, tiết kiệm.


Theo báo cáo của các bộ, ngành, tình hình sản xuất kinh doanh vẫn được duy trì, không gây ách tắc. Hoạt động lao động, sản xuất vẫn được tiến hành, nhất là trên các công trình trọng điểm.


Lượng hàng hóa phục vụ Tết dồi dào, đáp ứng đầy đủ nhu cầu của nhân dân, không có tình trạng thiếu hàng, sốt giá; sức mua tăng 15-20% so với tháng trước Tết và tăng 8% so với Tết năm ngoái.


Bên cạnh đó, việc chăm lo Tết cho đối tượng chính sách, người có công, người nghèo được Nhà nước, cả hệ thống chính trị và cộng đồng quan tâm với khoản kinh phí huy động và chuyển đến các đối tượng lên đến gần 2.100 tỷ đồng.


Công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩn, an toàn cháy nổ, đảm bảo an ninh trật tự, an toàn giao thông, phòng chống tội phạm được quan tâm, không để xảy ra các vụ việc phá hoại, khủng bố, kích động biểu tình gây rối; chủ quyền lãnh thổ ở biên giới, vùng biển, đảo, vùng trời được giữ vững.


Trong dịp Tết đã không xảy ra các vụ ngộ độc thực phẩm, số vụ phạm pháp hình sự giảm 135 vụ. Trên phạm vi cả nước, giao thông đường bộ, đường sắt được duy trì ổn định, thông suốt, không xảy ra ùn tắc kéo dài.


Tuy nhiên, trong 9 ngày nghỉ Tết đã xảy ra 536 vụ tai nạn giao thông, làm chết 317 người, bị thương 509 người. So với Tết năm ngoái, giảm 40 vụ, tăng 35 người chết, giảm 82 người bị thương.


Phát biểu tại cuộc họp, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đánh giá các bộ, ngành, địa phương đã nghiêm túc thực hiện chỉ đạo của Ban Bí thư, của Chính phủ, Thủ tướng về tổ chức Tết Nguyên đán, đảm bảo cho nhân dân đón Tết vui tươi, an toàn, lành mạnh và tiết kiệm.


Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, Thủ tướng cũng nêu lên một số việc cần phải nghiêm túc rút kinh nghiệm, trong đó nổi lên là tai nạn giao thông tuy giảm về số vụ, số người bị thương nhưng số người chết tăng cao.


Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành, địa phương tiếp tục tập trung chỉ đạo và triển khai các giải pháp bảo đảm an toàn giao thông.


“Một đất nước hơn 30 người chết mỗi ngày, chúng ta không thể coi đây là chuyện bình thường được”, Thủ tướng phát biểu và cho biết sẽ biểu dương các địa phương trong thời gian qua đã không để xảy ra tai nạn giao thông hoặc giảm mạnh số vụ tai nạn.


Đồng thời Chính phủ yêu cầu các địa phương để tai nạn giao thông gia tăng phải nghiêm túc rút kinh nghiệm.


Bên cạnh đó, với số liệu lần đầu tiên Chính phủ yêu cầu ngành y tế công bố thì trong dịp Tết đã xảy ra hàng ngàn vụ bạo lực, đánh lộn gây thương tích trong nhân dân, làm hơn 6.000 người phải nhập viện, trong đó nhiều người đã tử vong.


“Phải có giải pháp tổng hợp về vấn đề này. Các đồng chí lãnh đạo địa phương hết sức chú ý hiện tượng này, không thể xem thường”, Thủ tướng yêu cầu.


Các bộ trưởng gương mẫu không tham dự, tham gia lễ hội


Nhấn mạnh thời gian nghỉ Tết dài ngày đã kết thúc, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nêu rõ, các bộ, ngành, địa phương phải bắt tay ngay vào công việc, khẩn trương, quyết liệt thực hiện đồng bộ các nhiệm vụ được giao.


Trong đó, tập trung thúc đẩy các hoạt động sản xuất, kinh doanh, đầu tư, xây dựng, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp hoạt động.


“Mọi cán bộ, công chức phải nghiêm túc thực hiện nhiệm vụ, công việc được giao, không sa đà du xuân, lễ hội. Các bộ trưởng, lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan gương mẫu không tham dự, tham gia lễ hội”, Thủ tướng yêu cầu.


Cùng với đó, Thủ tướng cũng yêu cầu các lực lượng tiếp tục tập trung cao độ chỉ đạo bảo đảm an ninh trật tự, phòng chống cháy nổ, chống ùn tắc giao thông, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, phòng chống dịch bệnh. Tiếp tục chỉ đạo quyết liệt công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại. Tiếp tục thực hiện tốt nhiệm vụ bảo đảm quốc phòng, an ninh, đối ngoại; bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền quốc gia, chủ quyền lãnh thổ của Tổ quốc.


H.Nhì




'Một lai lãnh thổ mất là có tội với tiền nhân'

'Một lai lãnh thổ mất là có tội với tiền nhân'

Sáng 24/2, tại Khu di tích Quốc gia đặc biệt Đền thờ Hai Bà Trưng (Mê Linh, Hà Nội), Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã dâng hương, dự lễ kỷ niệm 1975 năm khởi nghĩa Hai Bà Trưng và khai mạc lễ hội Đền thờ Hai Bà Trưng năm 2015.



Cùng dự có Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan; Chủ tịch HĐND TP Ngô Thị Doãn Thanh; Phó Chủ tịch UBND TP Nguyễn Thị Bích Ngọc; lãnh đạo các bộ, ban, ngành Trung ương và thành phố Hà Nội.











khởi nghĩa Hai Bà Trưng

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang dâng hương tại Đền thờ Hai Bà Trưng



Phát biểu tại lễ kỷ niệm, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang nhấn mạnh, việc tổ chức kỷ niệm khởi nghĩa Hai Bà Trưng nhằm ôn lại trang sử oanh liệt, hào hùng, truyền thống kiên cường bất khuất của dân tộc ta, đồng thời bày tỏ lòng biết ơn vô hạn đến Hai Bà Trưng, các bậc tiền nhân, các Anh hùng liệt sĩ đã hi sinh vì nền độc lập dân tộc.


1975 năm trước, hai nữ anh hùng Trưng Trắc và Trưng Nhị đứng lên khởi nghĩa đánh đuổi quân phương Bắc, mở mang bờ cõi cho dân tộc- ngày nay các thế hệ con cháu ta tiếp tục truyền thống giữ nước và ý chí kiên cường ấy, quyết tâm xây dựng và bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ, vững chắc bờ cõi, một ly, một lai lãnh thổ mất là có tội với tiền nhân.Việt Nam có chính nghĩa, có sức mạnh đại đoàn kết toàn dân, hội tụ bao kinh nghiệm máu sương, nhất định chúng ta sẽ bảo vệ thành công vững chắc non sông Việt Nam.


Nhân dịp này, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang chúc các bà, các mẹ, chị em phụ nữ lời chúc tốt đẹp cho ngày mùng 8/3 sắp tới và nhắc nhở “Tinh thần Hai Bà Trưng mãi mãi là niềm tự hào, cổ vũ dân tộc ta vững bước tiến lên”.











khởi nghĩa Hai Bà Trưng

Múa hát chào mừng lễ kỷ niệm



Tại lễ kỷ niệm, các đại biểu, du khách thập phương và nhân dân huyện Mê Linh đã thưởng thức màn nghệ thuật tái hiện sức mạnh và khí thế chiến đấu của Hai Bà Trưng trong cuộc khởi nghĩa, đánh đuổi quân xâm lược.


Trước đó, Ban tổ chức Lễ hội Đền thờ Hai Bà Trưng đã tổ chức lễ tế cờ, lễ rước kiệu theo nghi thức truyền thống. Lễ hội Đền thờ Hai Bà Trưng diễn ra từ ngày mùng 4 đến mùng 8 tháng giêng âm lịch, trong đó ngày mùng 6 là ngày chính hội-ngày Hai Bà Trưng tế cờ khởi nghĩa.


Theo Hà Nội Mới