Thảm Cho Bé

Các mẫu Thảm Cho Bé, Thảm Xốp Cho Trẻ, Thảm Lót Nhà Trẻ Eva, Thảm Cho Bé được làm từ chất liệu cao su và hạt nhựa Eva xuất xứ từ Việt Nam đảm bảo an toàn, không độc hại, độ đàn hồi cao và đặc biệt rất bền bỉ. Công dụng chống trơn và hạn chế chấn thương khi tập luyện sử dụng để trải lót sàn phòng tập võ; phòng tập luyện cho các bộ môn thể thao nhào lộn, Aerobic, trường học, nhà trẻ và phòng tập luyện võ thuật các bộ môn như: Taekwondo; Karatedo; Vovinam; Võ cổ truyền; Pencak silat; Sanshuu; Aikido; Judo; Boxing; Kickboxing; Muay; MMA..

GIẢM TỪ 20% KHI MUA THẢM TẬP VÕ SỐ LƯỢNG LỚN LH: 09 68 59 33 78

Thảm cho trẻ với các đường viền dễ dàng nối liền với nhau tạo thành một không gian rộng cho bé vui chơi thoải mái. Thảm xốp lót sàn cho trẻ được làm từ chất liệu cao su và hat nhựa eva, rất êm ái, bề mặt tiếp xúc chống trơn trượt sẽ đảm bảo được độ an toàn khi bé sử dụng.


Thảm Cho Bé




– Thảm lót sàn giúp giảm lực va đập khi bé ngã, giữ an toàn cho bé khi nô đùa.

– Bề mặt thảm xốp có thiết kế sần nhỏ chống trơn trượt hiệu quả.

– Giúp bé vui chơi an toàn, hạn chế trường hợp trượt ngã khi nô đùa.

– Thảm ghép chia miếng dễ dàng lắp ráp phù hợp từng không gian.

– Thuận tiện tháo ra những lúc không sử dụng giúp bảo quản tiện lợi.

– Bề mặt xốp nhanh khô, dễ dàng lau sạch để đảm bảo vệ sinh tốt hơn.

– Màu sắc rực rỡ của từng miếng thảm xốp mang đến vẻ tươi sáng cho căn phòng.

Thảm Tập Võ các bộ môn như: Taekwondo; Karatedo; Vovinam; Võ cổ truyền; Pencak silat; Sanshuu; Aikido; Judo; Boxing; Kickboxing; Muay; MMA.. .Là một trong những dụng cụ không thể thiếu cho bộ môn võ thuật và các môn thể thao.Là thảm mút xốp eva hàng Việt Nam chất lượng cao dùng lót sàn phòng tập võ.… giao hàng toàn quốc.

Thảm Tập Võ là sản phẩm thảm mút xốp eva hàng Việt Nam chất lượng cao, sử dụng để trải lót sàn phòng tập võ; phòng tập luyện cho các bộ môn thể thao nhào lộn, Aerobic, trường học, nhà trẻ.

Độ đàn hồi của thảm tốt sẽ giúp quá trình luyện tập của bạn trở nên dễ dàng hơn. Đặc biệt là khi thực hiện các động tác chống tay, chân hay tiếp xúc với mặt sàn sẽ không gây thương tích hay bị đau. Vì thế, dựa vào nhu cầu luyện tập bạn nên chọn cho mình những loại thảm tập võ có độ đàn hồi khác nhau.

Thứ Bảy, 31 tháng 1, 2015

Hình ảnh về cây bưởi trăm triệu hút khách ở Hà Nội

Hình ảnh về cây bưởi trăm triệu hút khách ở Hà Nội

- Cây bưởi cảnh có một không hai với giá “khủng” này đang thu hút sự chú ý của nhiều dân chơi cây cảnh. Tuy nhiên không phải ai cũng có đủ điều kiện để rinh về chơi Tết.









cây cảnh, giá trăm triệu, Hà Nội

Chậu bưởi “Khủng” này thuộc quyền sở hữu của nghệ nhân Chu Văn Mạnh (Mỹ Đình, Hà Nội). Cây bưởi này được ông Mạnh mua từ năm ngoái. Và mới được mang từ Mỹ Đình về Ngọc Tảo (Phúc Thọ, Hà Nội) cách đây gần một năm












cây cảnh, giá trăm triệu, Hà Nội
Cây bưởi nổi bật nhất trong vườn cây cảnh của nghệ nhân Chu Văn Mạnh, cạnh quốc lộ 32, hướng Hà Nội – Sơn Tây. Bà Vân Anh – vợ ông Mạnh cho biết ngày nào cũng có khách đến thăm vườn, ai đi qua cũng phải trầm trồ khen ngợi.










cây cảnh, giá trăm triệu, Hà Nội
Sở dĩ giá cây “khủng” vì gốc bưởi ước tính đã khoảng 70 đến 80 năm tuổi.










cây cảnh, giá trăm triệu, Hà Nội
Thợ làm vườn và khách khứa đến thăm vườn ngồi uống trà và trò chuyện với chủ đề xung quanh cây bưởi giá trăm triệu này.










cây cảnh, giá trăm triệu, Hà Nội
Đối với dân chơi cảnh lâu năm, để gặp được một cây bưởi đẹp như thế này rất khó. Vì năm nay nhuận một tháng nên cây có đủ cả hoa, quả và lộc, chứ mọi năm thì không được đầy đủ như vậy.










cây cảnh, giá trăm triệu, Hà Nội
Cây cao khoảng 3 mét, tán có đường kính gần 2 mét với 68 quả mang ý nghĩa “lộc phát”. Đây cũng là một trong những lí do chủ vườn không muốn bán dù có khách đã trả tời 80 triệu đồng.










cây cảnh, giá trăm triệu, Hà Nội
Anh Trọng – người làm thuê tại vườn cho biết cách chăm sóc cây khá đơn giản, chỉ cần ngày hai lần tưới nước đều đặn là được. Tuy nhiên nước phải tưới vào lúc sáng sớm và chiều muộn như vậy cây sẽ phát triển tốt hơn.










cây cảnh, giá trăm triệu, Hà Nội
Cây thuộc giống bưởi diễn, quả to vừa phải, vàng ươm nhìn rất đẹp mắt.










cây cảnh, giá trăm triệu, Hà Nội

Với kinh nghiệm hơn 10 năm chơi cây cảnh, ông Chu Văn Mạnh vừa nhìn là đã quyết định mua cây bưởi về chơi. Vườn cây của ông Mạnh hiện tại có 3 công nhân chuyên làm nhiệm vụ chăm sóc cây cảnh.












cây cảnh, giá trăm triệu, Hà Nội
Nhiều ngỏ lời muốn thuê về chơi tết với giá 40 triệu đồng, song chủ vườn không muốn cho thuê vì lo người chơi không biết cách chăm sóc cây.

Nguyễn Tuyết






Gửi chia sẻ, câu hỏi tư vấn tại đây hoặc về banxahoi@vietnamnet.vn


Đường dây nóng HN: 0923457788 - HCM: 0962237788



cây cảnh, giá trăm triệu, Hà Nội






'Một tấm gương sáng giá trị hơn 100 diễn văn tuyên truyền'

'Một tấm gương sáng giá trị hơn 100 diễn văn tuyên truyền'

- Nhân dân ta đang khao khát niềm tin, sẵn sàng biểu thị lòng kính trọng và quý mến những cán bộ, đảng viên, nhất là những người lãnh đạo chủ chốt ở các ngành, các địa phương, tận tụy, dám nói, dám làm, sử dụng quyền lực của mình cống hiến cho đất nước.




Một trong những hình ảnh đẹp của Đảng ta chính là những cán bộ, đảng viên tận tụy với công việc, sẵn sàng cống hiến hy sinh trong các thời kỳ cách mạng suốt lịch sử 85 năm qua của Đảng.










cán bộ, đảng viên, công chức
Sự tận tụy với công việc vẫn còn nguyên giá trị đối với cán bộ, đảng viên, công chức hiện nay... Ảnh chụp tại bộ phận tiếp nhận thủ tục, UBND huyện Phú Quốc. Ảnh: H.Anh

Thế nhưng gần đây, nhiều người bậc cha, chú khi gặp chúng tôi đều thốt lên rằng: Trong đội ngũ cán bộ, đảng viên, công chức hình như lòng tận tụy với công việc không được chú trọng giáo dục.


Lời cảnh báo đấy quả thật không sai. Dư luận xã hội cho rằng trong bộ máy công quyền, tinh thần trách nhiệm, sự tận tụy của một bộ phận cán bộ, đảng viên, công chức đang có hiện tượng sút giảm. Bộ máy trì trệ, quan liêu đang gây ảnh hưởng đến quá trình đổi mới phát triển kinh tế - xã hội.


Chủ tịch Hồ Chí Minh với tầm nhìn xa, trông rộng rất quan tâm đến công tác giáo dục cán bộ, đảng viên, công chức ý thức trách nhiệm phục vụ nhân dân. Trước đây, trong những tấm gương được Người thưởng huy hiệu đã có hàng trăm trường hợp là đã nêu cao tinh thần tận tụy với công việc.


Ngày nay, trong sự nghiệp đổi mới chỉ có những con người có tri thức kết hợp với làm việc tận tụy, bám sát thực tiễn mới có khả năng sáng tạo, năng động đúng hướng vì công việc, vì lợi ích tập thể, nhân dân. Tận tụy và sáng tạo, hai khái niệm không đồng nhất nhưng thống nhất với nhau trong mối quan hệ biện chứng vì lợi ích chung. Sáng tạo trên cơ sở vì công việc sẽ tạo nên những hiệu quả thiết thực. Tận tụy chính là thước đo lòng say mê nghề nghiệp, trí thức và ý thức trách nhiệm đó là cơ sở để làm nảy sinh những sáng kiến có giá trị. Như vậy tận tụy sáng tạo là phải gắn với công việc của mình được giao.


Trong cơ chế thị trường hiện nay, đông đảo đội ngũ công nhân, những người lao động phải miệt mài ngày đêm trong các công xưởng, xí nghiệp, sản xuất từng sản phẩm để có đồng lương thì một phần công chức có thu nhập khá nhưng công sức bỏ ra cho công việc chưa xứng đáng.


Công việc chểnh mảng, thái độ trách nhiệm làm việc chưa cao, hiệu quả thấp kém của những người này đã làm ảnh hưởng đến uy tín của bộ máy Đảng, Nhà nước đối với nhân dân.


Tất nhiên có một nghịch cảnh là nhiều người tận tụy với công việc, lao động sáng tạo có hiệu quả nhưng chưa được đánh giá đúng mức. Trong khi đó có không ít người không chịu khó học tập, rèn luyện và kiến thức về nghề nghiệp hạn chế nhưng vẫn "chạy" vào được bộ máy nhà nước. Đó cũng là một nguyên nhân dẫn đến sự trì trệ cả bộ máy hành chính.


Vào dịp cuối năm 2014, trong lần gặp gỡ với anh chị em làm báo, Chủ tịch Trương Tấn Sang trăn trở về cái tâm, tinh thần phục vụ nhân dân của một bộ phận cán bộ, đảng viên, công chức trong việc phục vụ nhân dân, phục vụ Tổ quốc.


Chế độ cán bộ, công chức không chỉ dựa trên việc sát hạch về kiến thức mà còn là quá trình giám sát nghiêm ngặt về thái độ trách nhiệm, sự tận tụy trong công việc của mỗi người và chế độ thưởng phạt phải rõ ràng.


Sự tận tụy với công việc vẫn còn nguyên giá trị đối với cán bộ, đảng viên, công chức hiện nay. Thiết nghĩ rằng công tác giáo dục ý thức tận tụy, hết lòng với công việc thực sự là "công bộc của dân" là một việc làm cần làm ngay trong quá trình cải cách bộ máy công quyền của Đảng và Nhà nước.


Nhân dân ta đang khao khát niềm tin, sẵn sàng biểu thị lòng kính trọng và quý mến những cán bộ, đảng viên, nhất là những người lãnh đạo chủ chốt ở các ngành, các địa phương, tận tụy, dám nói, dám làm, sử dụng quyền lực của mình cống hiến cho đất nước, mang lại niềm vui, hạnh phúc cho nhân dân.


Như lời Bác Hồ dạy: Nhân dân ta nhìn vào sự gương nêu gương trong hành động, phẩm chất đạo đức và ý thức pháp luật trong cuộc sống của đội ngũ cán bộ, đảng viên, công chức, nhất là những người lãnh đạo chủ chốt để noi theo. Bác cũng chỉ rõ: "Một tấm gương sáng có giá trị hơn một trăm bài diễn văn tuyên truyền".


Ngọc Đản











Long trọng lễ vinh danh dân ca Ví, Dặm Nghệ Tĩnh

Long trọng lễ vinh danh dân ca Ví, Dặm Nghệ Tĩnh

Với hơn 600 nghệ sĩ diễn viên tham gia biểu diễn, chương trình nghệ thuật “Về miền ví dặm” đã tái hiện không gian diễn xướng đầy ấn tượng về loại hình vừa được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.


Tối 31/1 tại TP. Vinh, UBND Nghệ An – Hà Tĩnh phối hợp với các đơn vị đã long trọng tổ chức ‘Lễ vinh danh dân ca Ví, Giặm là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại’. Hàng ngàn người dân địa phương đã nô nức tham dự buổi lễ long trọng này.


Tại buổi lễ, bà Katherine Muller Marin, Trưởng đại diện UNESCO tại Việt Nam đã trang trọng trao bằng ‘dân ca Ví, Giặm là di sản văn hóa phi vật thể đại diện nhân loại’ cho lãnh đạo địa phương.











văn hóa, di sản, ví dặm, nghệ an

Bà Muller Marin, Trưởng đại diện UNESCO tại Việt Nam trao bằng chứng nhận dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.



Trước đó, ngày 27/11/2014, Ủy ban Liên chính phủ Công ước UNESCO về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể đã chính thức công nhận dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh là ‘Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại’.


Đây là sự ghi nhận xứng đáng đối với loại hình dân ca độc đáo này của xứ Nghệ. Theo thống kê, Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh được lưu truyền rộng rãi trong cộng đồng người Việt ở 26 huyện, thành phố, thị xã thuộc 2 tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh.











văn hóa, di sản, ví dặm, nghệ an

Các nghệ nhân tái hiện không gian diễn xướng các làn điệu dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh.



Hiện nay, trên địa bàn hai tỉnh có gần 100 CLB Dân ca Ví, Giặm cùng 803 nghệ nhân; các nghệ sỹ, nhạc sỹ chuyên nghiệp ở Trung tâm Bảo tồn và Phát huy di sản Dân ca Ví, Giặm xứ Nghệ ở Nghệ An và Nhà hát Nghệ thuật truyền thống Hà Tĩnh.


Tại buổi lễ, hàng trăm nghệ sỹ đã tái hiện, biểu diễn không gian diễn xướng kinh điển của dân ca Ví, Giặm xứ Nghệ. Những làn điệu quen thuộc của loại hình nghệ thuật này được biểu diễn một cách sinh động, đầy ấn tượng.


Cũng tại buổi lễ, lãnh đạo hai tỉnh đã khẳng định sẽ tiếp tục bảo tồn, phát huy nhưng giá trị quý giá của loại hình dân ca nghệ thuật độc đáo này.


Cao Thái






Quy hoạch để báo chí phát triển lành mạnh

Quy hoạch để báo chí phát triển lành mạnh

- Quy hoạch báo chí và xã hội hóa báo chí nằm trong những chủ đề thảo luận trung tâm của hội nghị Truyền thông và Phát triển do Bộ Thông tin Truyền thông tổ chức tại Quảng Ninh hôm nay.



Đề dẫn cho chủ đề quan trọng này, Thứ trưởng TT&TT Trương Minh Tuấn chỉ ra: Việc xây dựng Quy hoạch hệ thống báo chí đã được Đảng yêu cầu Chính phủ thực hiện từ lâu. Luật Báo chí cũng khẳng định đây là một trong những nội dung quan trọng của công tác quản lý nhà nước về báo chí.











báo chí, thứ trưởng, Trương Minh Tuấn
Thứ tưởng Bộ TT&TT Trương Minh Tuấn. Ảnh: Dân Việt

"Hiện cả nước có 845 cơ quan báo chí với 1.118 ấn phẩm, 1 hãng thông tấn quốc gia, 67 đài phát thanh - truyền hình, số lượng các kênh chương trình PTTH quảng bá là 179 kênh, số lượng đơn vị cung cấp truyền hình cáp là 33, 98 cơ quan báo chí điện tử và 1.525 trang thông tin điện tử tổng hợp; 420 mạng xã hội được phép hoạt động với lượng truy cập rất cao, ảnh hưởng ngày càng lớn về thông tin", Thứ trưởng Trương Minh Tuấn chỉ ra.


Số lượng cơ quan báo chí nhiều và đa dạng về loại hình, đáp ứng được nhu cầu thông tin, nhưng còn nhiều hạn chế, bất cập và chưa khoa học dẫn đến lãng phí nguồn lực và tài chính, ông Trương Minh Tuấn nhận định.


Theo Thứ trưởng TT&TT, trong quy hoạch báo chí xác định hoạt động liên kết, hay xã hội hóa, là xu hướng chung. Hoạt động này gần đây diễn ra sôi động đặc biệt ở phát thanh truyền hình và báo điện tử, nhưng vẫn chưa có cơ sở để ban hành các văn bản pháp luật để quản lý, vẫn còn nhiều vi phạm.


Do đó, rất cần những phân tích kỹ cả tầm vĩ mô và vi mô, đánh giá lại thực trạng mô hình xã hội hoá báo chí nhằm đề xuất phương án tối ưu giúp cơ quan quản lý nhà nước có những chủ trương, chính sách tốt và tận dụng được nguồn lực xã hội.


Báo chí không còn độc quyền thông tin


Thảo luận chủ đề này, ông Hoàng Hữu Lượng, Cục trưởng Cục Báo chí Bộ TT&TT nhận định bất chấp số lượng cơ quan báo chí nêu trên, với sự phát triển mạnh mẽ về thông tin trên mạng internet hiện nay, "báo chí không còn độc quyền về thông tin nữa".


"Hiện nay mọi người đều tham gia vào thông tin. Một vụ tai nạn giao thông, một người dân quay phim chụp ảnh đưa lên trang cá nhân là cả nước biết. Một sự kiện nhỏ xảy ra ở VN, thế giới đều có thể tham gia, ví dụ những tranh cãi xung quanh lễ hội chém lợn ở một làng", Cục trưởng Hoàng Hữu Lượng dẫn ví dụ để nhận định "không nên từ chối thông tin mạng mà nên tận dụng nó".


"Thủ tướng cũng đã nói phải tận dụng mạng xã hội, bên cạnh báo chí chính thống, để đưa thông tin chính thống lên, vì các mạng ngày càng chi phối, có ảnh hưởng, tác động đến mọi mặt đời sống. Người dân không còn phụ thuộc vào thông tin mà ta áp đặt đưa cho họ nữa vì họ có quyền lựa chọn", ông Lượng nói.


Trước môi trường thông tin ngổn ngang như vậy, nhiệm vụ của báo chí trên khắp thế giới hiện nay là chuẩn xác, để người dân tin tưởng rằng đọc báo là thông tin chính xác.


Trên nền đó, quy hoạch báo chí sẽ theo hướng: Thứ nhất, tiếp tục khẳng định báo chí đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước, hoạt động theo Hiến pháp và pháp luật, đặc biệt là cụ thể hóa quyền tự do báo chí và ngôn luận mà Hiến pháp 2013 đã nêu.


Thứ hai, quy hoạch không chỉ là sắp xếp lại. Tất nhiên là phải sắp xếp lại vì hiện đang có rất nhiều cơ quan báo chí. Nhưng quan trọng là báo chí phải thông tin chính xác, hữu ích và lành mạnh.


báo chí, thứ trưởng, Trương Minh Tuấn


"Điều đầu tiên đặt ra là phải đúng tôn chỉ mục đích, chứ không phải báo tỉnh này, ngành này nói chuyện ngành khác, tỉnh khác mà chỉ nói chuyện chưa tốt. Đồng thời, thông tin báo chí góp phần tích cực xây dựng vào bảo vệ Tổ quốc, thông tin trung thực phù hợp với lợi ích của đất nước. Trong bối cảnh hội nhập, nếu không cẩn thận thông tin có thể cản trợ sự phát triển", ông Hoàng Hữu Lượng nhấn mạnh đến yêu cầu phải xây dựng văn hóa và đạo đức báo chí.


Về xã hội hóa, Cục trưởng Báo chí chỉ rõ những lĩnh vực có thể liên kết: Mọi thành phần có thể tham gia đầu tư cho việc in ấn, phát hành, truyền dẫn, giúp tiết kiệm về nguồn lực.


Xã hội hóa về nội dung cũng không bó buộc, đã thực hiện từ lâu, sản phẩm báo chí không chỉ của nhà báo mà có sự tham gia của mọi người, đặc biệt ở các tạp chí, quan trọng là người cung cấp chịu trách nhiệm về thông tin và cơ quan báo chí thẩm định nguồn tin và thông tin trước khi đăng phát.


"Liên kết sản xuất chương trình phát thanh truyền hình chỉ ở mảng giải trí, còn tin tức thời sự chính trị thì dứt khoát không. Nhưng ngay ở mảng giải trí cũng có sai phạm khi xã hội hóa, vì không hữu ích và lành mạnh, trái thuần phong mỹ tục, là những tiếng cười gây hại cho cá nhân, tổ chức, vô bổ, không có lợi gì cho dân dù đài, báo có lợi về mặt kinh tế", ông Hoàng Hữu Lượng nói.


Qua các phân tích trên, Cục trưởng Báo chí nhắn nhủ: Đây là chủ trương Trung ương đã bàn cụ thể, là việc rất hệ trọng của quốc gia, quy hoạch là để báo chí phát triển tốt hơn, lành mạnh hơn, hữu ích hơn.


"Đừng vì báo mình có thể bị sáp nhập mà phản ứng, phải lấy cái đại cục làm tối thượng, đảm bảo lợi ích của đất nước", ông Lượng nói.









Ông Vũ Văn Phúc, TBT Tạp chí Cộng sản: Trong bối cảnh bùng nổ thông tin mạng, báo chí cần định hướng dư luận xã hội bằng những thông tin chính thống, không nên theo hướng khó thì cấm. Khi thông tin chính thống chính xác, khách quan, trung thực, sẽ thuyết phục được người dân rằng những thông tin không chính thống là không chính xác. Ủng hộ tập trung xây dựng những tờ báo chính thống, chủ lực, đa phương tiện, để lấn át những trang mạng xã hội không chính thống, để người dân tin rằng các trang đó không đáng tin cậy.


Ông Phạm Việt Tiến, Phó TGĐ Đài Truyền hình VN: Xã hội hóa là cần thiết khi ngân sách, doanh thu bị ảnh hưởng. Cái được là tận dụng được nguồn lực xã hội về vật chất, kinh tế, chất xám, tính sáng tạo. Nhưng hạn chế là sự mâu thuẫn giữa tư tưởng chính trị và lợi ích kinh tế, biểu hiện ở xu thương mại hóa.


Thời gian gần đây truyền thông dùng nhiều từ ngữ nặng nề để nói về các sai phạm trong các chương trình liên kết xã hội hóa như "cố tình gây scandal, câu khách, ấu trĩ"... VTV khẳng định không bao giờ dung túng cho những hàng động đó, mà thấy rõ trách nhiệm của mình trong việc giám sát thẩm định các chương trình này.



Chung Hoàng











Thứ Sáu, 30 tháng 1, 2015

Thống đốc ra thời hạn, chỉ tiêu: NH hết trốn nợ xấu?

Thống đốc ra thời hạn, chỉ tiêu: NH hết trốn nợ xấu?

- Lần đầu tiên Thống đốc NHNN áp thời hạn và hạn mức xử lý nợ xấu cụ thể. Đối với lãi suất, sẽ giảm thêm mặt bằng lãi suất cho vay trung, dài hạn. Đây là hai trong số các biện pháp quan trọng năm 2015 cần làm tốt để các ngân hàng “sống khỏe”.





Kiên quyết “xử” nợ xấu


Trao đổi với báo giới về Chỉ thị 01 liên quan đến tổ chức thực hiện chính sách tiền tệ và Chỉ thị 02 về tăng cường xử lý nợ xấu của TCTD ngày 30/1, bà Nguyễn Thị Hồng, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho hay, “các TCTD sẽ phải chấp hành phân loại nợ theo Thông tư 02, 09 và tuân thủ các quy định trong Thông tư 36”.


Điều đó có nghĩa là, sẽ không có sự lùi hoãn đối với Thông tư 36 - một quy định quan trọng trong vấn đề đảm bảo an toàn dòng tín dụng chảy vào nền kinh tế, với mục tiêu và kỳ vọng là “nhằm ngăn chặn, hạn chế hiện tượng sở hữu chéo, thao túng, lợi ích nhóm và đầu tư đa ngành...” - theo lời ông Phạm Huyền Anh, Vụ trưởng Vụ Chính sách An toàn hoạt động ngân hàng thuộc Thanh tra giám sát NHNN.


Cũng trong Chỉ thị 02, lần đầu tiên Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Bình áp thời hạn và hạn mức xử lý nợ xấu cụ thể cho các TCTD.











NHNN, Thống-đốc, Nguyễn-Văn-Bình, ngân-hàng, tổ-chức-tín-dụng, đề-án, tái-cấu-trúc, tái-cơ-cấu, tỷ-giá, ngoại-tệ, ngoại-hối, nợ-xấu, giải-pháp, VAMC, Nguyễn-Thị-Hồng

Chỉ thị 02 quy định rất rõ và chặt chẽ các vấn đề liên quan tới xử lý nợ xấu.



Theo đó, hàng tháng các tổ chức này buộc phải báo cáo kế hoạch xử lý nợ xấu. Đến 30/6/2015, các TCTD phải xử lý được tối thiểu 60% số nợ xấu phải xử lý theo kế hoạch năm 2015. Riêng chỉ tiêu bán nợ xấu cho VAMC phải đạt không dưới 75% tổng số nợ xấu dự kiến bán cho VAMC cả năm 2015.


Đây là những giải pháp và yêu cầu rất cụ thể, thể hiện sự kiên quyết của người đứng đầu NHNN trong việc đưa tỉ lệ nợ xấu về mức dưới 3% vào cuối năm 2015, theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.


Cũng theo Chỉ thị 02, các biện pháp che giấu nợ xấu, phản ánh sai lệch chất lượng tín dụng và kết quả kinh doanh của các TCTD đều bị nghiêm cấm. Đặc biệt, cơ quan này sẽ xử nghiêm việc lợi dụng xử lý nợ xấu để trục lợi, vi phạm pháp luật, gây thiệt hại cho các ngân hàng.


Một yêu cầu quan trọng khác là hoàn thiện khuôn khổ pháp lý liên quan tới xử lý nợ xấu; xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt phương án mua, xử lý nợ xấu theo cơ chế thị trường để VAMC thực hiện ngay trong năm 2015. Những vướng mắc trong quá trình xử lý nợ xấu liên quan tới các luật khác như BĐS, DN, Đầu tư,... sẽ được soạn thảo và trình Quốc hội, UBTVQH xem xét.


Hướng tới vĩ mô ổn định


Nếu tại Chỉ thị 02, Thống đốc NHNN yêu cầu các TCTD quyết liệt thực hiện nợ xấu, gắn với tăng trưởng tín dụng có kiểm soát, mở rộng hoạt động kinh doanh và phát triển mạng lưới TCTD theo định hướng trong đề án tái cơ cấu ngành, thì Chỉ thị 01 giao nhiệm vụ cụ thể cho các đơn vị.


Theo đó, Thống đốc giao các đơn vị tại trụ sở chính NHNN, các chi nhánh NHNN địa phương và các TCTD, nhằm kiểm soát lạm phát theo mục tiêu đề ra (dưới 5%), ổn định kinh tế vĩ mô, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế ở mức hợp lý (6,2%), đảm bảo thanh khoản của các TCTD và nền kinh tế; duy trì ổn định mặt bằng lãi suất, phấn đấu tiếp tục giảm mặt bằng lãi suất cho vay trung, dài hạn thêm từ 1%/năm đến 1,5%/năm.











NHNN, Thống-đốc, Nguyễn-Văn-Bình, ngân-hàng, tổ-chức-tín-dụng, đề-án, tái-cấu-trúc, tái-cơ-cấu, tỷ-giá, ngoại-tệ, ngoại-hối, nợ-xấu, giải-pháp, VAMC, Nguyễn-Thị-Hồng

Trong năm 2015, các tổ chức tín dụng sẽ phải chấp hành phân loại nợ theo Thông tư 02, 09 và tuân thủ các quy định chặt chẽ trong Thông tư 36 (ảnh minh họa).



Trong năm 2015, NHNN định hướng tổng phương tiện thanh toán tăng 16-18%, tín dụng tăng khoảng 13-15%; ổn định tỷ giá với mức điều chỉnh không quá 2%, ổn định thị trường ngoại tệ, thị trường vàng. Ưu tiên tập trung tín dụng cho các lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, xuất khẩu, công nghiệp hỗ trợ, DN nhỏ và vừa, DN ứng dụng công nghệ cao.


Chỉ thị 01 cũng nêu rõ, các đơn vị trực thuộc NHNN, các TCTD, chi nhánh NH nước ngoài,... tiếp tục triển khai Đề án cơ cấu lại hệ thống các TCTD giai đoạn 2011-2015, phấn đấu cơ bản thực hiện đầy đủ các nội dung của Đề án; Điều hành các giải pháp tín dụng linh hoạt theo hướng mở rộng tín dụng đi đôi với an toàn, chất lượng tín dụng...


Bà Nguyễn Thị Hồng cho biết, hai chỉ thị quy định rất chi tiết các nhiệm vụ cụ thể cho từng đối tượng, chỉ cần thực hiện tốt chắc chắn sẽ mang lại hiệu quả cho hệ thống ngân hàng, góp phần vào sự ổn định kinh tế vĩ mô.


Trong số 17 nhiệm vụ giao cho đơn vị nằm ở trụ sở NHNN, theo bà Hồng, nhiệm vụ rà soát hành lang pháp lý là công việc vô cùng quan trọng, nhất là việc rà soát sửa đổi các văn bản pháp luật phù hợp với Hiến pháp 2013, Luật DN, Luật Đầu tư công, Luật Đầu tư, Đất đai,...


Một nhiệm vụ khó khăn khác là: các đơn vị tại trụ sở chính phải bám sát kinh tế thế giới và trong nước, bám sát để phản ứng với những diễn biến khó lường của nền kinh tế thế giới thời đại ngay nay. Từ đó, có những phản ứng thích hợp, trách những cú sốc đối với nền kinh tế trong nước.


Với thị trường ngoại hối, NHNN sẽ bám sát, phối kết hợp chính sách tỷ giá, chính sách tiền tệ, chính sách tiền đồng để ổn định thị trường này, ổn định tỷ giá, giảm tình trạng đô-la hóa trong nền kinh tế và tiếp tục nâng cao vị thế tiền đồng Việt Nam.


Về thị trường vàng, theo Phó thống đốc Hồng, thời gian qua thị trường này hoạt động ổn định. Năm 2015, Thống đốc giao tổ chức thực hiện theo Nghị định 24, quản lý thị trường vàng miếng, vàng nguyên liệu, vàng trang sức mỹ nghệ theo hướng thu hẹp thị trường vàng miếng, mở rộng thị trường vàng trang sức mỹ nghệ.


Lê Hà











NHNN, Thống-đốc, Nguyễn-Văn-Bình, ngân-hàng, tổ-chức-tín-dụng, đề-án, tái-cấu-trúc, tái-cơ-cấu, tỷ-giá, ngoại-tệ, ngoại-hối, nợ-xấu, giải-pháp, VAMC, Nguyễn-Thị-Hồng





Điểm mặt 39 nhà xe không chịu giảm cước

Điểm mặt 39 nhà xe không chịu giảm cước

Bộ Tài chính vừa công bố kết quả sơ bộ kiểm tra giá cước vận tải ô tô tại 10 tỉnh, thành phố cho thấy, trong số 264 doanh nghiệp vận tải hoạt động, có khoảng 39 doanh nghiệp không chịu giảm cước, chưa kể số doanh nghiệp không muốn giảm tiếp lần 2.


Trong số không giảm cước này có 10 công ty ở Lâm Đồng, 11 công ty ở Khánh Hoà, 12 công ty ở Hoà Bình, 6 doanh nghiệp ở Vĩnh Phúc.

Bộ Tài chính cho biết, 3 đoàn công tác liên bộ Tài chính- Giao thông vận tải đã kiểm tra các doanh nghiệp vận tải từ ngày 19/1. Nhìn chung phần lớn các doanh nghiệp vận tải đều đã điều chỉnh giảm cước sau khi có nhắc nhở. Tuy nhiên, tình hình giảm cước ở mỗi tỉnh, thành phố có diễn biến và mức độ, tỷ lệ khác nhau. Trong đó, Hà Nội, Lâm Đồng, Khánh Hoà là những địa bàn có đông doanh nghiệp vận tải nhất với tỷ lệ giảm cũng cao nhất.











cước-vận-tải, taxi, giá-xăng, giá-dầu, xăng-dầu, bộ-Tài-chính, bộ-GTVT, giảm-giá, điều-chỉnh
Đa số nhà xe chưa chịu giảm cước lần 2 dù giá xăng đã giảm rất sâu trong tháng 12/2014 và tháng 1/2015.

Ở Hà Nội, tính đến 20/1, có 71 doanh nghiệp vận tải đã điều chỉnh giảm giá cước. Trong đó, 17 công ty xe khách tuyến cố định đã giảm giá vé xe từ 4-16,67%. 2 công ty vận tải hàng hóa bằng container đã giảm cước từ 3-4%. 55 hồ sơ kê khai giá cước taxi của 52 doanh nghiệp cũng đã kê khai giảm từ 4-9% so với mức giá kê khai gần nhất, trong số này, có 3 doanh nghiệp taxi đã giảm giá 2 lần.


Ở Lâm Đồng, có 40 công ty vận tải hoạt động. Sở Tài chính mới ghi nhận 30 công ty giảm cước trung bình từ 4-33%, 2 công ty có kê khai giá nhưng không giảm cước và đặc biệt, 8 công ty còn lại vẫn chưa chịu nộp kê khai giá.


Tại Khánh Hòa, tính đến 22/1, đã có 50/64 đơn vị kinh doanh vận tải kê khai giảm giá cước. Trong đó, có 38 đơn vị giảm cước trước ngày 15/1 và 12 đơn vị kê khai giảm cước sau ngày 15/01. Còn lại, 11 đơn vị vẫn chưa thực hiện giảm giá hoặc không giảm, ngoài ra còn có 2 đơn vị kê khai giảm giá cước nhưng không giảm tuyến vận tải cố định và 1 đơn vị kê khai giá lần đầu.


Theo đó, giá vé xe khách có mức giảm 2,1% - 10%, cước taxi tại đây phổ biến tỷ lệ giảm từ 3% - 10%. Cá biệt có loại hình taxi có tỷ lệ giảm sâu đột biến như 15,4%, 18,1% và thậm chí là đến 20% song cũng có đơn vị tỷ lệ giảm rất ít, chỉ từ 1,8% - 2,2%.


Đối với vận tải hàng hóa ở tỉnh này, giá cước phổ biến tỷ lệ giảm từ 5% - 25%. Cá biệt có công ty có tỷ lệ giảm đến 30,77%, giảm 26%. Bên cạnh đó có đơn vị có loại hình giảm ít, chỉ giảm 0,1%-1%, giảm 2% hoặc giảm 3,57%.


7 tỉnh, thành phố còn lại trong đợt kiểm tra này có số doanh nghiệp vận tải trung bình dưới 25 đơn vị, mức giảm cước nếu có đều không lớn.


Ở địa bàn Hòa Bình,đến nay mới chỉ có 34/115 đầu tuyến cố định của 11/23 doanh nghiệp kê khai giảm giá cước với mức giảm từ 4-20% tùy từng đầu tuyến.Ở tỉnh này vẫn còn có 12 đơn vị vận tải trên 81 đầu tuyến chưa giảm cước.


Sơn La, 22 doanh nghiệp, tức 100% doanh nghiệp vận tải ở đây với khoảng 30 luồng tuyến hiện đã giảm giá cước với mức giảm 5-10% so với lần kê khai giá gần nhất từ tháng 8/2013.


Trên địa bàn Điện Biên, các doanh nghiệp vận tải mới chỉ giảm giá cước tính đến thời điểm 25/11/2014 với mức giảm trung bình 4,8%. Sau thời gian này, cho đến nay, các doanh nghiệp vận tải tỉnh này vẫn chưa có động thái giảm cước tiếp theo các đợt giảm giá xăng dầu trong tháng 12/2014 và tháng 1/2015.


Trên địa bàn Vĩnh Phúc, mới chỉ có 4/10 doanh nghiệp vận tải hành khách giảm giá cước vào tháng 11/2014 và 17-18 doanh nghiệp taxi giảm giá cước với mức từ 7-12%.


Trên địa bàn Bắc Ninh, tỷ lệ số đơn vị giảm cước theo giá xăng dầu cũng đã đạt 100%, với 20 đơn vị kinh doanh vận tải, trong đó có 14 đơn vị taxi, 4 đơn vị kinh doanh tuyến cố định, 2 đơn vị kinh doanh vận tải xe buýt. Tại đây, hiện vé xe khách giảm bình quân 5.000 đồng/ hành khách, taxi giảm khoảng 3-10% so với thời điểm tháng 6/2014.


Tại địa bàn Bình Thuận, hầu hết các doanh nghiệp kinh doanh vận tải đều đã kê khai giảm giá cước vận tải hành khách từ 8% - 10% theo xu hướng giảm giá nhiên liệu. Trên địa bàn Ninh Thuận, hiện có 10/11 doanh nghiệp xe khách và 1/3 doanh nghiệp taxi giảm giá cước.


Bộ Tài chính cho biết, mặc dù các Sở Tài chính đều đã có văn bản đôn đốc, nhắc nhở nhưng một số doanh nghiệp vẫn chây ì, cứng đầu, chưa giảm giá cước. Các doanh nghiệp này đều đưa ra lý do các chi phí đầu vào khác tăng và gặp khó khăn về nhu cầu hành khách giảm trên các đầu tuyến địa phương.


Phạm Huyền










cước-vận-tải, taxi, giá-xăng, giá-dầu, xăng-dầu, bộ-Tài-chính, bộ-GTVT, giảm-giá, điều-chỉnh





Thống đốc ra thời hạn, chỉ tiêu nợ xấu từng ngân hàng

Thống đốc ra thời hạn, chỉ tiêu nợ xấu từng ngân hàng

- Lần đầu tiên Thống đốc NHNN áp thời hạn và hạn mức xử lý nợ xấu cụ thể. Đối với lãi suất, sẽ giảm thêm mặt bằng lãi suất cho vay trung, dài hạn. Đây là hai trong số các biện pháp quan trọng năm 2015 cần làm tốt để các ngân hàng “sống khỏe”.





Kiên quyết “xử” nợ xấu


Trao đổi với báo giới về Chỉ thị 01 liên quan đến tổ chức thực hiện chính sách tiền tệ và Chỉ thị 02 về tăng cường xử lý nợ xấu của TCTD ngày 30/1, bà Nguyễn Thị Hồng, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho hay, “các TCTD sẽ phải chấp hành phân loại nợ theo Thông tư 02, 09 và tuân thủ các quy định trong Thông tư 36”.


Điều đó có nghĩa là, sẽ không có sự lùi hoãn đối với Thông tư 36 - một quy định quan trọng trong vấn đề đảm bảo an toàn dòng tín dụng chảy vào nền kinh tế, với mục tiêu và kỳ vọng là “nhằm ngăn chặn, hạn chế hiện tượng sở hữu chéo, thao túng, lợi ích nhóm và đầu tư đa ngành...” - theo lời ông Phạm Huyền Anh, Vụ trưởng Vụ Chính sách An toàn hoạt động ngân hàng thuộc Thanh tra giám sát NHNN.


Cũng trong Chỉ thị 02, lần đầu tiên Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Bình áp thời hạn và hạn mức xử lý nợ xấu cụ thể cho các TCTD.











NHNN, Thống-đốc, Nguyễn-Văn-Bình, ngân-hàng, tổ-chức-tín-dụng, đề-án, tái-cấu-trúc, tái-cơ-cấu, tỷ-giá, ngoại-tệ, ngoại-hối, nợ-xấu, giải-pháp, VAMC, Nguyễn-Thị-Hồng

Chỉ thị 02 quy định rất rõ và chặt chẽ các vấn đề liên quan tới xử lý nợ xấu.



Theo đó, hàng tháng các tổ chức này buộc phải báo cáo kế hoạch xử lý nợ xấu. Đến 30/6/2015, các TCTD phải xử lý được tối thiểu 60% số nợ xấu phải xử lý theo kế hoạch năm 2015. Riêng chỉ tiêu bán nợ xấu cho VAMC phải đạt không dưới 75% tổng số nợ xấu dự kiến bán cho VAMC cả năm 2015.


Đây là những giải pháp và yêu cầu rất cụ thể, thể hiện sự kiên quyết của người đứng đầu NHNN trong việc đưa tỉ lệ nợ xấu về mức dưới 3% vào cuối năm 2015, theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.


Cũng theo Chỉ thị 02, các biện pháp che giấu nợ xấu, phản ánh sai lệch chất lượng tín dụng và kết quả kinh doanh của các TCTD đều bị nghiêm cấm. Đặc biệt, cơ quan này sẽ xử nghiêm việc lợi dụng xử lý nợ xấu để trục lợi, vi phạm pháp luật, gây thiệt hại cho các ngân hàng.


Một yêu cầu quan trọng khác là hoàn thiện khuôn khổ pháp lý liên quan tới xử lý nợ xấu; xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt phương án mua, xử lý nợ xấu theo cơ chế thị trường để VAMC thực hiện ngay trong năm 2015. Những vướng mắc trong quá trình xử lý nợ xấu liên quan tới các luật khác như BĐS, DN, Đầu tư,... sẽ được soạn thảo và trình Quốc hội, UBTVQH xem xét.


Hướng tới vĩ mô ổn định


Nếu tại Chỉ thị 02, Thống đốc NHNN yêu cầu các TCTD quyết liệt thực hiện nợ xấu, gắn với tăng trưởng tín dụng có kiểm soát, mở rộng hoạt động kinh doanh và phát triển mạng lưới TCTD theo định hướng trong đề án tái cơ cấu ngành, thì Chỉ thị 01 giao nhiệm vụ cụ thể cho các đơn vị.


Theo đó, Thống đốc giao các đơn vị tại trụ sở chính NHNN, các chi nhánh NHNN địa phương và các TCTD, nhằm kiểm soát lạm phát theo mục tiêu đề ra (dưới 5%), ổn định kinh tế vĩ mô, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế ở mức hợp lý (6,2%), đảm bảo thanh khoản của các TCTD và nền kinh tế; duy trì ổn định mặt bằng lãi suất, phấn đấu tiếp tục giảm mặt bằng lãi suất cho vay trung, dài hạn thêm từ 1%/năm đến 1,5%/năm.











NHNN, Thống-đốc, Nguyễn-Văn-Bình, ngân-hàng, tổ-chức-tín-dụng, đề-án, tái-cấu-trúc, tái-cơ-cấu, tỷ-giá, ngoại-tệ, ngoại-hối, nợ-xấu, giải-pháp, VAMC, Nguyễn-Thị-Hồng

Trong năm 2015, các tổ chức tín dụng sẽ phải chấp hành phân loại nợ theo Thông tư 02, 09 và tuân thủ các quy định chặt chẽ trong Thông tư 36 (ảnh minh họa).



Trong năm 2015, NHNN định hướng tổng phương tiện thanh toán tăng 16-18%, tín dụng tăng khoảng 13-15%; ổn định tỷ giá với mức điều chỉnh không quá 2%, ổn định thị trường ngoại tệ, thị trường vàng. Ưu tiên tập trung tín dụng cho các lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, xuất khẩu, công nghiệp hỗ trợ, DN nhỏ và vừa, DN ứng dụng công nghệ cao.


Chỉ thị 01 cũng nêu rõ, các đơn vị trực thuộc NHNN, các TCTD, chi nhánh NH nước ngoài,... tiếp tục triển khai Đề án cơ cấu lại hệ thống các TCTD giai đoạn 2011-2015, phấn đấu cơ bản thực hiện đầy đủ các nội dung của Đề án; Điều hành các giải pháp tín dụng linh hoạt theo hướng mở rộng tín dụng đi đôi với an toàn, chất lượng tín dụng...


Bà Nguyễn Thị Hồng cho biết, hai chỉ thị quy định rất chi tiết các nhiệm vụ cụ thể cho từng đối tượng, chỉ cần thực hiện tốt chắc chắn sẽ mang lại hiệu quả cho hệ thống ngân hàng, góp phần vào sự ổn định kinh tế vĩ mô.


Trong số 17 nhiệm vụ giao cho đơn vị nằm ở trụ sở NHNN, theo bà Hồng, nhiệm vụ rà soát hành lang pháp lý là công việc vô cùng quan trọng, nhất là việc rà soát sửa đổi các văn bản pháp luật phù hợp với Hiến pháp 2013, Luật DN, Luật Đầu tư công, Luật Đầu tư, Đất đai,...


Một nhiệm vụ khó khăn khác là: các đơn vị tại trụ sở chính phải bám sát kinh tế thế giới và trong nước, bám sát để phản ứng với những diễn biến khó lường của nền kinh tế thế giới thời đại ngay nay. Từ đó, có những phản ứng thích hợp, trách những cú sốc đối với nền kinh tế trong nước.


Với thị trường ngoại hối, NHNN sẽ bám sát, phối kết hợp chính sách tỷ giá, chính sách tiền tệ, chính sách tiền đồng để ổn định thị trường này, ổn định tỷ giá, giảm tình trạng đô-la hóa trong nền kinh tế và tiếp tục nâng cao vị thế tiền đồng Việt Nam.


Về thị trường vàng, theo Phó thống đốc Hồng, thời gian qua thị trường này hoạt động ổn định. Năm 2015, Thống đốc giao tổ chức thực hiện theo Nghị định 24, quản lý thị trường vàng miếng, vàng nguyên liệu, vàng trang sức mỹ nghệ theo hướng thu hẹp thị trường vàng miếng, mở rộng thị trường vàng trang sức mỹ nghệ.


Lê Hà











NHNN, Thống-đốc, Nguyễn-Văn-Bình, ngân-hàng, tổ-chức-tín-dụng, đề-án, tái-cấu-trúc, tái-cơ-cấu, tỷ-giá, ngoại-tệ, ngoại-hối, nợ-xấu, giải-pháp, VAMC, Nguyễn-Thị-Hồng





Thứ Năm, 29 tháng 1, 2015

Putin 'kê đơn' chục tỷ USD cấp cứu kinh tế Nga

Putin 'kê đơn' chục tỷ USD cấp cứu kinh tế Nga

Hàng loạt giải pháp chiến lược được Tổng thống Putin vạch ra nhằm giữ vững và thức đẩy kinh tế nước Nga sau trừng phạt của Phương Tây. Hàng chục tỷ USD đã được bơm ra để cấp cứu trước mắt và định hướng tới một nền kinh tế nước Nga đa dạng, ít bị sốc hơn trong tương lai.





Bơm tiền


Thủ tướng Nga Medvedev hôm 28/1 đã thông qua bản kế hoạch “chương trình chống khủng hoảng”, có hiệu lực trong vòng một năm, gồm 60 biện pháp cứu nền kinh tế quốc gia thoát cơn bĩ cực.


Theo đó, Nga dự kiến chi ra 2,3 ngàn tỷ rúp (35 tỷ USD) để chống khủng hoảng. Tiền lấy từ ngân sách, được tích lũy từ xuất khẩu năng lượng khi giá dầu còn ở mức cao.


Ngoài ra, Nga sẽ thiết lập một ngân hàng chuyên đi thu những khoản nợ từ các công ty và tài sản công ty còn tranh chấp. Dự kiến, đến tháng 3/2015, Nga sẽ chốt tổng số tiền phải chi để thực hiện kế hoạch tổng thể cứu vãn nền kinh tế sau khi được thông qua.











Putin, Vladimiar-Putin, Tập-Cận-Bình, Nga, Trung-Quốc, chính-sách, đối-ngoại, quan-hệ-quốc-tế, Obama, Mỹ, phương-Tây, EU, NATO, Ukraine, xung-đột, chính-trị, kinh-tế, quốc-phòng, an-ninh

Chính sách hướng Đông cùng với các giải pháp vực dậy nền kinh tế yếu kém ở Viễn Đông là chiến lược vực dậy nước Nga về dài hạn.



Trước đó, hôm 27/1, Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev đã thông qua hàng loạt biện pháp chính trong kế hoạch cứu vãn nền kinh tế, bao gồm việc cắt giảm 10% những khoản chi lớn, ngoại trừ những khoản ngân sách cho quốc phòng và hỗ trợ ngành nông nghiệp, cũng như các cam kết với người dân trong nước và quốc tế.


Trong tuần trước, theo hãng tin RIA Novosti, Tổng thống Nga Putin cũng chỉ thị nghiên cứu khả năng cấp miễn phí một hecta đất cho mỗi cư dân Viễn Đông để đáp ứng nhu cầu sản xuất nông nghiệp và hoạt động kinh doanh.


Cụ thể, theo Tiếng nói nước Nga, Phó Thủ tướng Chính phủ kiêm phái viên tổng thống khu vực liên bang Viễn Đông Yuri Trutnev cho biết, ông muốn đề nghị cấp phát miễn phí cho mỗi cư dân Viễn Đông cũng như cho ai có nguyện vọng đến Viễn Đông 1 hecta đất để làm nông nghiệp, tổ chức kinh doanh, sản xuất lâm nghiệp hoặc săn bắt thú. Thời hạn cấp đất là 5 năm, sau thời gian đó sẽ cấp quyền sở hữu hoặc thu hồi.


Hồi cuối năm ngoái, phát biểu trong Thông điệp Liên bang trước Quốc hội, ông Putin cũng đưa ra khá nhiều phương án cứu nguy kinh tế, trong đó có đề nghị ân xá để cho các dòng vốn trở lại nước Nga.


Chẳng hạn, Tổng thống Nga hối thúc ân xá toàn bộ cho các dòng vốn hải ngoại trước kia. Các NĐT có thể đưa vốn trở lại Nga, và được bảo đảm không bị truy cứu trách nhiệm hình sự và dân sự. Nếu được, đây sẽ là dòng tiền lớn giúp giải quyết những khó khăn hiện tại của kinh tế Nga, giúp đồng Rúp mạnh hơn, giải tỏa sức ép đối với hệ thống tài chính của nước này.


Đối với dòng tiền chảy ra ngoài, ông Putin cũng đã ban hành một luật mới để kiểm soát tình hình.


Nước Nga tính đường dài


Kinh tế Nga khủng hoảng bắt nguồn từ những lệnh trừng phạt của phương Tây với cáo buộc Nga hỗ trợ lực lượng ly khai tại miền đông Ukraine và tác động của giá dầu giảm “không phanh” gần đây.











Putin, Vladimiar-Putin, Tập-Cận-Bình, Nga, Trung-Quốc, chính-sách, đối-ngoại, quan-hệ-quốc-tế, Obama, Mỹ, phương-Tây, EU, NATO, Ukraine, xung-đột, chính-trị, kinh-tế, quốc-phòng, an-ninh

“Nếu muốn gây ảnh hưởng lên nền kinh tế Nga, cần phải tăng các lệnh trừng phạt lên đáng kể nhưng chẳng có ai sẵn sàng làm những điều như vậy”, Carsten Nickel - Phó chủ tịch Teneo Intelligence (Đức) chia sẻ trên Bloomberg.



Trong năm 2014, đồng Rúp mất giá khoảng 45% giá trị so với đồng USD và 40% giá trị so với đồng Euro, khoảng 150 tỷ USD đã bị rút ra khỏi Nga. Nhiều khả năng, EU có thể nới rộng danh sách các cá nhân Nga cũng như lãnh đạo phe ly khai bị cấm cấp visa và phong tỏa tài sản.


Tuy nhiên, nhìn chung, gần đây đồng tiền của Nga đã ổn định trở lại và có dấu hiệu nhiều nước trong khu vực EU không còn muốn gây áp lực lên nước Nga trong cuộc đối đầu căng thẳng Nga - Mỹ.


Hơn thế, một số chuyên gia nhận định trên Bloomberg cho rằng, các lệnh trừng phạt của EU sẽ không thể thay đổi được tình hình.


Một số nguồn tin cho thấy, có tới gần một nửa các nước trong EU ủng hộ dỡ bỏ lệnh trừng phạt Nga, do vậy khả năng đồng loạt 29 thành viên khối này nâng trừng phạt áp lên Nga là rất thấp.


Khoảng lặng trong cuộc đối đầu Đông Tây có lẽ là thời gian quý báu để ông Putin đưa ra những chính sách vực dậy nền kinh tế rệu rã và tính đường lâu dài cho tương lai, nhất là khi tỷ lệ ủng hộ của người dân đối vị tổng thống nhiệm kỳ thứ 3 này vẫn còn rất lớn.


Sau hơn một thập kỷ phát triển bùng nổ và lấy được vị thế tương đối trên quốc tế, nước Nga vẫn còn nhiều điểm yếu chết người. Đó là một nền kinh tế kém đa dạng, phụ thuộc quá nhiều vào dầu khí. Một nền kinh tế mà các sản phẩm nông nghiệp nhập phần lớn từ châu Âu. Người dân muốn tiêu dùng hàng hóa cao cấp, xa xỉ cũng phải nhập từ nước ngoài.


Kế hoạch chống khủng hoảng trị giá 35 tỷ USD vừa được Thủ tướng Nga đưa ra có lẽ là giải pháp sơ cứu nền kinh tế đang bị tổn thương. Trong khi đó, chính sách hướng Đông cùng với các giải pháp vực dậy nền kinh tế yếu kém ở Viễn Đông là chiến lược vực dậy nước Nga về dài hạn.


Mặc dù vậy, kế hoạch chuyển giao quyền kiểm soát đất đai tại vùng Viễn Đông cho người dân địa phương của chính phủ Nga và bài toán xây dựng “đối tác chiến lược” cũng tiềm ẩn khá nhiều nguy cơ.


Bởi, theo đánh giá của nhiều chuyên gia, đây có thể là khu vực hậu phương chiến lược quan trọng, cung cấp hàng loạt hàng hóa, nguyên liệu chủ chốt cho Trung Quốc. Cơn khát của các nguyên liệu cùng với như cầu phát triển nóng của nền kinh tế Trung Quốc có thể dẫn tới một làn sóng di cư ồ ạt sang khu vực Viễn Đông xa xôi rộng lớn nhưng ngày càng ít người Nga sinh sống.


Văn Minh











Putin, Vladimiar-Putin, Tập-Cận-Bình, Nga, Trung-Quốc, chính-sách, đối-ngoại, quan-hệ-quốc-tế, Obama, Mỹ, phương-Tây, EU, NATO, Ukraine, xung-đột, chính-trị, kinh-tế, quốc-phòng, an-ninh





EVN được tăng giá điện từ 3-5%

EVN được tăng giá điện từ 3-5%

Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) sẽ được tăng giá bán điện tương ứng với mức tăng của các thông số đầu trong sản xuất kinh doanh điện từ 3-5%. Hai Bộ Công Thương, Tài chính chỉ làm hậu kiểm.






Đó là một trong những điểm kết luận của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải sau cuộc họp về các giải pháp chiến lược cải thiện tình hình tài chính EVN và các đơn vị thành viên.

Theo đó, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đã đồng ý chủ trương sửa đổi cơ chế điều chỉnh giá bán lẻ điện bình quân.











giá-điện, điều-chỉnh, khung-giá, tăng-giá, EVN, điện, tiết-kiệm-điện, giá-xăng, giá-dầu

Cụ thể, EVN sẽ xây dựng phương án sửa đổi Quyết định số 69/2013/QĐ-TTg của Thủ tướng ban hành ngày 19/11/2013 quy định về cơ chế điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân và Thông tư số 12/2014/TT-BCT ngày 1/6/2014 quy định tính toán mức giá bán lẻ điện bình quân.


Bộ Công Thương sẽ chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính chỉ đạo EVN thực hiện nhiệm vụ trên và chịu trách nhiệm trình Thủ tướng phương án sửa đổi.


Trong đó, Phó Thủ tướng đồng ý sẽ giảm các biên độ về quyền điều chỉnh giá bán lẻ điện bình quân. Nếu các thông số đầu vào làm giá điện cơ sở cập nhật biến động tăng từ 3-5% so với giá điện hiện hành thì EVN được quyết định điều chỉnh giá. Các Bộ Công Thương, Tài chính thực hiện công tác hậu kiểm.


Theo Quyết định 69 hiện hành, các mốc biến động giá cơ sở điện là 7-10%, trong đó, nếu tăng dưới 7%, EVN sẽ được tự tăng giá. Nếu tăng từ 7-10%, EVN sẽ phải xin ý kiến Bộ Công Thương và Bộ Tài chính thẩm định, đồng ý.


Nếu giá điện tăng trên 10%, việc điều chỉnh giá sẽ do Bộ Công Thương trình Thủ tướng cho ý kiến phê duyệt.


Đồng thời, các mức tăng giá điện này cũng phải đảm bảo nằm trong phạm vi khung giá bán lẻ điện bình quân với mức cao nhất là 1.437 đồng/kWh đến 1.835, đồng/kWh vào năm 2015.


Tại cuộc họp của 4 bộ thuộc Tổ điều hành kinh tế vĩ mô tuần trước, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng đã yêu cầu Bộ Công Thương tiếp tục theo dõi chặt chẽ diễn biến tình hình giá cả thị trường để hoàn thiện các phương án điều chỉnh giá điện trong năm 2015, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong tháng 3.


Thủ tướng cũng chỉ đạo Tập đoàn Điện lực Việt Nam rà soát, có các biện pháp cụ thể, quyết liệt để giảm mạnh chi phí sản xuất, kinh doanh điện, nhất là phải giảm tỷ lệ hao hụt, nâng cao năng suất lao động và tạo thuận lợi hơn nữa, tiết kiệm thời gian trong tiếp cận điện năng của doanh nghiệp, người dân, bảo đảm đạt kết quả cụ thể và được công khai rộng rãi ngay trong năm 2015.


Phạm Huyền











giá-điện, điều-chỉnh, khung-giá, tăng-giá, EVN, điện, tiết-kiệm-điện, giá-xăng, giá-dầu





50 - 70 nghìn một cành đào: Người trồng khóc mếu

50 - 70 nghìn một cành đào: Người trồng khóc mếu

- Hơn tuần nay, nhiều vườn đào ở Đại Mỗ, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội nở đỏ rực. Trái với những người dân thích săn đón, mua về chơi trước Tết thì những người dân làng đào lại thấp thỏm, không vui!


50 - 70 nghìn một cành đào


Chị Nguyễn Thị Loan (Đại Mỗ, Từ Liêm) gần một tháng nay mải tất bật với cây đào. Chị chia sẻ, nhà chị có hơn một mẫu đất trồng đào là nguồn thu nhập chính cho cả gia đình trong nhiều năm trở lại đây.


đào nở sớm, đào tết, dân đỏ mắt, người chơi đào, nắng ấm


Là người có gần chục năm bám trụ với cây đào nên chị Loan hiểu hơn ai hết thiệt hại của những người nông dân khi đào nở sớm. Những cây đào to, nhỏ có tuổi đời từ 1 năm đến 3, 4 năm, vải thiều thuần chủng có tuổi đời vài chục năm, đồng nghĩa với việc ngần ấy thời gian cả gia đình chị bám trụ với nó.


Chỉ vào những cành đào nở hoa, chị Loan buồn lòng: “Hai vợ chồng tôi bỏ ra công sức cả năm trời, bây giờ coi như phải bán lỗ ”.











đào nở sớm, đào tết, dân đỏ mắt, người chơi đào, nắng ấm

Nhiều vườn đào nở sớm ở Từ Liêm.



Hầu hết số đào này được trồng để bán dịp tết thế nhưng do mấy tuần nay thời tiết lại ấm nóng, thuận lợi nên chúng nở sớm. Chị Loan cho hay đào nở sớm thì đành phải cắt bán trước cho dân chơi đào, thế nhưng với giá rẻ như cho. Cành đẹp thì giá còn được 100.000 đồng, cành nhỏ thì 50-60 nghìn, coi như vớt vát. Cũng những cành như thế, nếu để đúng tết có giá từ 4 trăm, 5 trăm và cả tiền triệu.


Chị Loan nói: “Khi đào đã nở là nó nở đỏ cả khu đất khiến chúng tôi trở tay không kịp. Ngày nào chồng tôi cũng phải chở 2-3 chuyến lên chợ hoa Quảng Bá để bán”.


Hàng xóm của chị Loan là anh Nguyễn Ngọc Quang cũng có hơn 2 mẫu đất trồng đào. Nhà ít người, anh còn phải thuê nhân công hàng ngày chăm sóc cho những gốc đào.











đào nở sớm, đào tết, dân đỏ mắt, người chơi đào, nắng ấm

Một người dân chuẩn bị đưa đào ra chợ Quảng Bá bán.



Năm nay, 2/3 số đào đã nở bung gần 1 tháng trước tết khiến cho gia đình ông trở tay không kịp. Hầu hết gia đình anh cũng phải bán trước tết với giá từ 50 - 150 nghìn/cành.


“Cách đây vài tháng thì thời tiết thuận lợi, lạnh nên chúng tôi cứ nghĩ là đào sẽ nở đúng vụ cho thu hoạch cao. Ai dè! Nắng ấm thì thích nhưng với những người dân trồng đào như chúng tôi thì lo ngay ngáy. Trăm cái khổ cứ đổ lên đầu người nông dân” – anh Quý than thở.


“Chỉ có người chơi đào là thích”


Với người dân trồng đào, thì luôn coi chúng là miếng cơm manh áo, là nguồn thu để nuôi sống cả gia đình. Từ cây đào, cùng với sự chăm chỉ, mồ hôi công sức đổ xuống, họ đổi cho mình từ nhà thấp tầng đến cao tầng khang trang.


Nhưng không phải cứ trồng cây rồi ngồi đợi đến ngày thu hoạch. Sự bấp bênh của thời tiết khiến người trồng đào ít đi giờ phút thảnh thơi.











đào nở sớm, đào tết, dân đỏ mắt, người chơi đào, nắng ấm

Với người dân trồng đào, đào nở bung sớm là “thất bại”.



Và, trái ngược với những nỗi lo ấy của người trồng đào thì những người chơi đào lại có dịp được “phấn khởi”.


Là người thích chơi đào trước tết, anh Trần Hoài Giang phấn khởi cho biết đã “săn” đào từ nhiều ngày nay.











đào nở sớm, đào tết, dân đỏ mắt, người chơi đào, nắng ấm
Người chơi đào đi săn hoa nở sớm.

Anh chia sẻ: “Thời tiết nắng ấm đẹp tạo điều kiện cho đào nở sớm. Nhà tôi ai cũng thích đào nên mua một cành về chơi sớm, chơi từ giờ đến sắp Tết, đến Tết lại mua cành khác”.


Anh Giang cũng chia sẻ: “Đi mua đào ra được tận nơi thế này thì chọn được nhiều cành đẹp. Cành nào cũng nhiều hoa nở bung đẹp mắt”.


Chị Thủy (Hà Đông, Hà Nội) cũng đến vườn đào để chọn mua một cành về chơi sớm trong nhà. Chị nói: “Định bụng đi mua một cành thôi mà rẻ quá tôi mua luôn hai cành. Giá chỉ bằng mua 4-5 bông ly thì tiếc gì”.











đào nở sớm, đào tết, dân đỏ mắt, người chơi đào, nắng ấm

Chị Thủy lựa cho mình những cành đào bung nở để về cắm trong nhà



Tại làng đào Từ Liêm, nhiều vườn đào có hoa bung nở sớm đang được cắt chất lên xe để chở đi bán. Đằng sau những bông hoa đỏ tươi ấy là những đôi mắt đỏ hoe trong nắng.


Hạnh Thúy



đào nở sớm, đào tết, dân đỏ mắt, người chơi đào, nắng ấm





Sẽ bổ sung quy hoạch Bộ Chính trị, Ban Bí thư

Sẽ bổ sung quy hoạch Bộ Chính trị, Ban Bí thư

- Trưởng Ban Tổ chức TƯ Tô Huy Rứa cho hay Bộ Chính trị đang đề xuất với TƯ để xin ý kiến một số trường hợp bổ sung vào quy hoạch.




Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư TƯ Đảng, Trưởng Ban Tổ chức TƯ Tô Huy Rứa trao đổi với báo chí sáng nay trong giờ giải lao hội nghị cán bộ toàn quốc về công tác tổ chức xây dựng Đảng năm 2015.











Trưởng Ban Tổ chức TƯ, Tô Huy Rứa, Bộ Chính trị, Ban Bí thư
Trưởng Ban Tổ chức TƯ Tô Huy Rứa. Ảnh: TTXVN

Về cơ cấu 22 vị đã được đưa vào danh sách quy hoạch Bộ Chính trị, Ban Bí thư, ông Tô Huy Rứa cho biết: "Khi tính toán, xem xét để đưa vào quy hoạch thì bao giờ cũng phải tính trước hết về nhu cầu, các ngành, các cấp, các tổ chức cơ quan cần phải được tham gia Bộ Chính trị, Ban Bí thư là những người nào, trên cơ sở đầy đủ các tiêu chuẩn của những người tham gia vào Bộ Chính trị và Ban Bí thư, cái đó là cái tất yếu".


"Tất nhiên đây là lần đầu tiên chúng ta làm và qua nhiều đợt nên cơ cấu tính cuối cùng thì mới có thể hoàn chỉnh được... Chúng ta đã làm một đợt rồi nhưng chưa đủ theo quy định nên sẽ làm thêm một đợt nữa", người đứng đầu Ban Tổ chức TƯ nói rõ.


Theo ông, "Bộ Chính trị đề xuất với TƯ để xin ý kiến một số những trường hợp nữa theo tiêu chí, quy định để sau đó Bộ Chính trị theo chức năng, nhiệm vụ của mình sẽ quyết định những đồng chí nào tiếp tục bổ sung quy hoạch, cái đó phải đợi".


Trước đó, ngày 27/1, tại hội nghị cán bộ, công chức của Ban Tổ chức TƯ, ông Tô Huy Rứa cho biết: Bộ Chính trị đã quyết định danh sách 290 cán bộ trung ương cho các khóa sắp tới, 22 người vào quy hoạch Bộ Chính trị, Ban Bí thư.


Tại hội nghị TƯ 10 ngày 6/1, Ban chấp hành TƯ Đảng đã bỏ phiếu giới thiệu bổ sung quy hoạch Bộ Chính trị, Ban Bí thư nhiệm kỳ 2016-2021 và các nhiệm kỳ tiếp theo.


C.Hoàng - H.Nhì