Thảm Cho Bé

Các mẫu Thảm Cho Bé, Thảm Xốp Cho Trẻ, Thảm Lót Nhà Trẻ Eva, Thảm Cho Bé được làm từ chất liệu cao su và hạt nhựa Eva xuất xứ từ Việt Nam đảm bảo an toàn, không độc hại, độ đàn hồi cao và đặc biệt rất bền bỉ. Công dụng chống trơn và hạn chế chấn thương khi tập luyện sử dụng để trải lót sàn phòng tập võ; phòng tập luyện cho các bộ môn thể thao nhào lộn, Aerobic, trường học, nhà trẻ và phòng tập luyện võ thuật các bộ môn như: Taekwondo; Karatedo; Vovinam; Võ cổ truyền; Pencak silat; Sanshuu; Aikido; Judo; Boxing; Kickboxing; Muay; MMA..

GIẢM TỪ 20% KHI MUA THẢM TẬP VÕ SỐ LƯỢNG LỚN LH: 09 68 59 33 78

Thảm cho trẻ với các đường viền dễ dàng nối liền với nhau tạo thành một không gian rộng cho bé vui chơi thoải mái. Thảm xốp lót sàn cho trẻ được làm từ chất liệu cao su và hat nhựa eva, rất êm ái, bề mặt tiếp xúc chống trơn trượt sẽ đảm bảo được độ an toàn khi bé sử dụng.


Thảm Cho Bé




– Thảm lót sàn giúp giảm lực va đập khi bé ngã, giữ an toàn cho bé khi nô đùa.

– Bề mặt thảm xốp có thiết kế sần nhỏ chống trơn trượt hiệu quả.

– Giúp bé vui chơi an toàn, hạn chế trường hợp trượt ngã khi nô đùa.

– Thảm ghép chia miếng dễ dàng lắp ráp phù hợp từng không gian.

– Thuận tiện tháo ra những lúc không sử dụng giúp bảo quản tiện lợi.

– Bề mặt xốp nhanh khô, dễ dàng lau sạch để đảm bảo vệ sinh tốt hơn.

– Màu sắc rực rỡ của từng miếng thảm xốp mang đến vẻ tươi sáng cho căn phòng.

Thảm Tập Võ các bộ môn như: Taekwondo; Karatedo; Vovinam; Võ cổ truyền; Pencak silat; Sanshuu; Aikido; Judo; Boxing; Kickboxing; Muay; MMA.. .Là một trong những dụng cụ không thể thiếu cho bộ môn võ thuật và các môn thể thao.Là thảm mút xốp eva hàng Việt Nam chất lượng cao dùng lót sàn phòng tập võ.… giao hàng toàn quốc.

Thảm Tập Võ là sản phẩm thảm mút xốp eva hàng Việt Nam chất lượng cao, sử dụng để trải lót sàn phòng tập võ; phòng tập luyện cho các bộ môn thể thao nhào lộn, Aerobic, trường học, nhà trẻ.

Độ đàn hồi của thảm tốt sẽ giúp quá trình luyện tập của bạn trở nên dễ dàng hơn. Đặc biệt là khi thực hiện các động tác chống tay, chân hay tiếp xúc với mặt sàn sẽ không gây thương tích hay bị đau. Vì thế, dựa vào nhu cầu luyện tập bạn nên chọn cho mình những loại thảm tập võ có độ đàn hồi khác nhau.

Chủ Nhật, 19 tháng 4, 2015

Ăn nay lo mai, sao tính được chuyện 20 năm sau

Ăn nay lo mai, sao tính được chuyện 20 năm sau

Chỉ khi nào BHXH trở thành “chỗ dựa” thực sự của người lao động như chính khẩu hiệu của ngành này thì khi đó chính sách mới thành công.


>>Góp tiền rồi, 30 năm sau có được nhận xứng đáng?


Chính phủ đã đồng ý để người lao động đã được chọn hưởng bảo hiểm xã hội (BHXH) một lần như trước đây hoặc bảo lưu thời gian đóng để hưởng lương hưu khi về già.


Như vậy, người lao động được rút khoản tiền tích lũy cho tương lai để chi tiêu, nhưng về dài hạn, điều đó sẽ tạo nên một tương lai bất ổn cả cho chính người lao động và cho hệ thống an sinh xã hội.











Bảo hiểm xã hội, BHXH, An sinh xã hội, Hưu trí, Tây Giang, lương hưu, người già
Ảnh minh họa. Nguồn: Báo Lao động

"Nếu được chọn lại..."


Bà Trần Thị Huệ (Khương Trung, Thanh Xuân, Hà Nội) đang cặm cụi bán trà đá vỉa hè, ông bà đã ngoài 70 tuổi. Trước đây bà từng làm ở công ty dệt 8/3. Khi gia đình gặp khó khăn bà xin “về một cục” nhằm lĩnh số tiền trợ cấp một lần để giải quyết công việc của gia đình lúc đó. “Tôi nghỉ việc nhà nước, ra bám vỉa hè để kiếm sống, khi được khi mất, cuộc sống cũng bấp bênh lắm”, bà Huệ kể.


Ông bà có ba người con nhưng cuộc sống của họ cũng chật vật, nên ông bà xác định tự kiếm sống được ngày nào tốt ngày đó. Ngày khá ông bà kiếm được trăm ngàn, ngày mưa gió thì ngồi nhà sống bằng tiền tiết kiệm. Cả hai sợ nhất khi có bệnh phải đi viện. Vì, “chắc nằm chờ chết thôi chứ chẳng lấy đâu ra tiền”. Bởi thế, bà ước, nếu chọn lại sẽ không xin lĩnh BHXH một lần để có lương hưu và bảo hiểm y tế.


Bà Huệ còn may mắn hơn hiều người về hưu khác vì cuộc sống nơi đô thị vẫn cho ông bà cơ hội mưu sinh. Tuổi già không thu nhập, phải đối mặt với bệnh tật mà không có bảo hiểm y tế, không có tiền để khám chữa bệnh là nỗi ám ảnh của khoảng 80% người già ở Việt Nam (theo Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội).


Hoài nghi, bực dọc là có thật


Trước áp lực phải giải quyết vấn đề thu nhập cho 80% lực lượng lao động tới tuổi nghỉ hưu, điều 60 của Luật Bảo hiểm xã hội (có hiệu lực từ ngày 1/1/2016) đã không cho phép người lao động được rút khoản tiền này ra khỏi quỹ BHXH mà phải dành dụm lại, đóng tiếp để sau này có lương hưu. Câu hỏi đặt ra là vì sao một chính sách rất nhân văn lại gặp phải phản ứng mạnh mẽ như vậy?


Ông Phạm Minh Huân, thứ trưởng Bộ LĐTB&XH khi trả lời báo chí về việc mở rộng người tham gia BHXH bắt buộc cũng thừa nhận, đời sống người lao động đang rất khó khăn, họ ăn bữa nay còn lo bữa mai, sao có thể tính đến chuyện hai mươi năm sau? Do vậy, mở rộng người tham gia BHXH là thực tế khó khăn và giữ chân người tham gia BHXH tới khi họ nhận được lương hưu là khó khăn không kém.


Những năm qua số người rút không tham gia BHXH có xu hướng tăng nhanh. Theo Bảo hiểm xã hội Việt Nam, nếu năm 2009 khoảng 426.000 người xin hưởng BHXH một lần thì tới năm 2010 là hơn 612.000 người và đến năm 2011 là gần 735.000 người. Vì sao, số người rút không tham gia BHXH lại tăng nhanh như vậy?











Bảo hiểm xã hội, BHXH, An sinh xã hội, Hưu trí, Tây Giang, lương hưu, người già

Áp lực phải giải quyết vấn đề thu nhập cho 80% lực lượng lao động tới tuổi nghỉ hưu là rất lớn. Ảnh minh họa: BHTPHCM



Đã có những hoài nghi từ người lao động về việc tiền BHXH của họ sẽ mất giá sau mấy chục năm nữa cho thấy việc tuyên truyền về những ưu thế của quỹ BHXH chưa đến được với chính người lao động. Đã có những bực dọc khi người lao động thực hiện các thủ tục hành chính trong lĩnh vực này nhưng gặp phải những khó khăn gây ra từ chính các thủ tục phức tạp hoặc từ người cán bộ thực hiện các thủ tục ấy khiến họ “thà bỏ còn hơn”.


Đã có những thông tin cụ thể về việc Quỹ BHXH của người lao động với hàng chục ngàn tỷ đồng nhưng lại “tăng trưởng âm”- tăng trưởng không đủ bù trượt giá. Và chính nguy cơ vỡ quỹ BHXH được các chuyên gia tài chính cảnh báo vào năm 2021 đã khiến người lao động lo ngại về số phận của khoản tiền tích lũy của họ. Những hoài nghi, bực dọc và lo lắng này là có thật.


Trong khi các chính sách bắt buộc tham gia BHXH tăng thêm, những người có hợp đồng lao động từ 1/3 tháng cũng thuộc đối tượng bắt buộc tham gia theo Luật BHXH mới, nhiều chuyên gia dự đoán rằng, có thể số lượng người tham gia BHXH sẽ tăng trong ngắn hạn. Cùng với số người tham gia mới, số lượng người rút khỏi BHXH có thể cũng gia tăng theo khi những lao động có công việc bấp bênh (hợp đồng ngắn hạn) trở thành các đối tượng bắt buộc nhưng họ cũng có quyền rút-quyền mà họ đã có được sau khi Chính phủ đồng ý kiến nghị sửa đổi điều 60 của Luật BHXH. Như vậy, câu chuyện tăng số người lao động tham gia BHXH để giải quyết thu nhập cho họ hai mươi năm sau vẫn là một bài toán khó.


Vẫn còn đó khoảng trống 80% người già hết tuổi lao động phải sống cuộc sống bấp bênh vì không có thu nhập và không có bảo hiểm y tế. Biện pháp mạnh đã phải sửa đổi nhưng qua câu chuyện này, cơ quan thực hiện chính sách BHXH cũng cần đổi mới chính mình để có được cái nhìn thân thiện hơn của người lao động, để họ tìm đến và tham gia tự nguyện thay vì ép buộc. Chỉ khi nào BHXH trở thành “chỗ dựa” thực sự của người lao động như chính khẩu hiệu của ngành này thì khi đó chính sách mới thành công.


Tây Giang

Bảo hiểm xã hội, BHXH, An sinh xã hội, Hưu trí, Tây Giang, lương hưu, người già





Túi tiền tỷ đô chờ được tháo chốt

Túi tiền tỷ đô chờ được tháo chốt

- Dòng vốn ngoại hàng tỷ USD có thể được kích hoạt sớm trong năm nay khi những sửa đổi cho phép nhà đầu tư ngoại được sở hữu nhiều hơn đối với các DN đại chúng.





Dỡ trần 49%


Ông Nguyễn Thành Long, Phó Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) cho biết, Dự thảo sửa đổi Nghị định 58 đang ở bước cuối cùng thẩm định trước khi trình Chính phủ.


Theo ông Long, Nghị định 58 cách đây 2 năm trở và lần sửa đổi này sẽ có nhiều đột phá, mang tính cải cách lớn. Trong đó, nội dung mà các nhà đầu tư rất quan tâm là: mở rộng sự tham gia của các NĐT nước ngoài; thắt chặt các quy định huy động vốn của công ty đại chúng; thúc đẩy và minh bạch hóa hoạt động cổ phần hóa DNNN…


Công ty chứng khoán BIDV (BSC) cho biết, một thay đổi quan trọng trong Dự thảo mới là: khối NĐT nước ngoài “được sở hữu không hạn chế” cổ phiếu của công ty đại chúng, trừ các DN hoạt động theo pháp luật chuyên ngành, DNNN cổ phần hóa và nếu Điều lệ công ty có quy định khác.


Dự thảo mới đã dỡ bỏ hoàn toàn tỷ lệ trần sở hữu 49% của NĐT đối với nhóm các công ty đại chúng theo đúng cam kết của Việt Nam trong hội nhập.


Quy định về tỷ lệ sở hữu nước ngoài tại các CTCK và công ty quản lý quỹ cũng có những thay đổi căn bản. NĐT nước ngoài đủ điều kiện được mua để sở hữu đến 100% vốn điều lệ của CTCK, không bị giới hạn ở mức tối đa 49% như trước đây.











Nghị định 58, chứng khoán, chính sách, room ngoại, vốn ngoại, cổ phần hóa, tăng trưởng, dòng tiền, dự báo, phân tích, xu hướng ;chứng-khoán, chính-sách, Nghị-định-58, vốn-ngoại, room-ngoại, cổ-phần-hóa, IPO, tập-đoàn, bất-động-sản, thủy-sản, sức-cạnh-tran

Quy định về tỷ lệ sở hữu nước ngoài tại các CTCK và công ty quản lý quỹ cũng có những thay đổi căn bản.



Trong khi đó, đối với hoạt động huy động vốn của các công ty đại chúng, dự thảo sẽ đưa ra những quy định chặt chẽ hơn để giúp NĐT kiểm soát được hoạt động huy động vốn của các công ty đại chúng, như: phát hành cổ phiếu riêng lẻ, hoán đổi các khoản nợ, hoán đổi lấy cổ phần hay phần vốn góp của doanh nghiệp khác…


Đối với CPH, dự thảo quy định, DNNN, CPH phải gắn với niêm yết hoặc đăng ký giao dịch trên sàn giao dịch cổ phiếu chưa niêm yết – Upcom... Bên cạnh đó, Dự thảo cũng hướng tới việc mở thêm sản phẩm mới như chứng quyền có bảo đảm, giúp thị trường có thêm một công cụ để ngăn ngừa rủi ro. Ngoài ra còn cho phép hình thành quỹ đầu tư BĐS, hình thành từ vốn góp từ BĐS.


Kích hoạt thị trường


Theo đánh giá của BSC, những điểm mới của Dự thảo đã đáp ứng được khá tốt kỳ vọng của NĐT trong và ngoài nước. Đặc biệt, việc mở room cho khối ngoại được kỳ vọng là cú hích quan trọng cho TTCK trong năm 2015.


Khi tỷ lệ trần sở hữu nước ngoài 49% được dỡ bỏ, dự báo sẽ có động thái mua thêm của NĐT nước ngoài đối với nhóm cổ phiếu đã hết room này.


Theo thống kê của BSC, hiện có 34 cổ phiếu đã hết room cho NĐT nước ngoài (29 trên HOSE và 5 trên HNX), tập trung vào những DN lớn, đầu ngành và luôn nhận được sự quan tâm của NĐT nước ngoài như: Dược Hậu Giang (DHG), Domesco (DMC), Thiết bị y tế Việt Nhât (JVC), hàng tiêu dùng (VNM, EVE, KMR, PNJ, TCM, BBC, MWG) và một số cổ phiếu khác FPT, REE, CTD, BMP, VNS, GMD…











Nghị định 58, chứng khoán, chính sách, room ngoại, vốn ngoại, cổ phần hóa, tăng trưởng, dòng tiền, dự báo, phân tích, xu hướng ;chứng-khoán, chính-sách, Nghị-định-58, vốn-ngoại, room-ngoại, cổ-phần-hóa, IPO, tập-đoàn, bất-động-sản, thủy-sản, sức-cạnh-tran

Dòng vốn ngoại hàng tỷ USD có thể được kích hoạt sớm trong năm nay khi những sửa đổi cho phép nhà đầu tư ngoại được sở hữu nhiều hơn đối với các DN đại chúng.



Riêng đối với các CTCK, hiện có 15 CTCK đang niêm yết với giá trị vốn hóa 30 nghìn tỷ đồng, trong đó có 2 CTCK lớn nhất trong tình trạng gần hết room là HSC và SSI.


Đối với nhóm cổ phiếu vẫn còn room, mặc dù hiện tại nhu cầu của NĐT nước ngoài không lớn với nhóm các công ty này, nhưng khi giới hạn trần sở hữu nước ngoài được dỡ bỏ sẽ mở đường cho các thương vụ M&A. Đồng thời, động thái mua thêm của NĐT nước ngoài đối với cổ phiếu đã hết room sẽ đẩy mặt bằng giá giao dịch lên, thu hút sự quan tâm của NĐT nước ngoài đối với nhóm cổ phiếu còn room…


BSC cho rằng, với những thay đổi tích cực trong việc nới room cho NĐT nước ngoài, Dự thảo sửa đổi Nghị định 58 khi được ban hành sẽ khơi thông được dòng vốn ngoại đổ mạnh vào TTCK, từ đó góp phần thúc đẩy cổ phần hóa, tái cấu trúc nền kinh tế Việt Nam. Bên cạnh đó, việc thúc đẩy CPH gắn với niêm yết sẽ khiến quy mô TTCK tăng, thanh khoản cũng sẽ giúp TTCK Việt Nam tiến dần đến mục tiêu nâng cấp TTCk lên mức thị trường mới nổi.


Ông Long cho rằng, việc sửa đổi các văn bản quan trọng như Nghị định 58 sửa đổi sẽ giúp thể hiện tốt hơn bức tranh kinh tế vĩ mô, đưa ra tín hiệu tốt hơn cho dòng vốn. Và nếu nền kinh tế tiếp tục đà khởi sắc như trong quý I thì không có lý do gì TTCK không tươi sáng trong năm 2015.


Bên cạnh những thay đổi nói trên, về cơ bản TTCK đang hưởng lợi từ những yếu tố vĩ mô tích cực của nền kinh tế.. Trong quý đầu năm 2015, lãi suất tiếp tục duy trì ở mức thấp tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn ngân hàng.


Bên cạnh đó, giá dầu thế giới giảm mạnh từ cuối 2014 đầu 2015 ở mức trên 50% kéo nhiều loại hàng hóa, nguyên phụ liệu trên thế giới giảm, chi phí sản xuất giảm, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp cải thiện kết quả kinh doanh. Quá trình này cũng sẽ làm hồi sinh nhiều ngành phục hồi chậm hơn so với diễn biến thị trường như vận tải.


Bên cạnh đó, các hiệp định thương mại quan trọng như TPP, liên minh thuế quan, song phương Việt Nam-EU có nhiều khả năng sớm kết thúc trong năm 2015 tiếp tục mở ra cơ hội xuất khẩu cho nhiều ngành kinh tế trong nước, đồng thời cũng sẽ có ảnh hưởng tích cực đến tâm lý NĐT và sẽ là tin hỗ trợ tích cực cho TTCK.


Theo BSC, giai đoạn nửa cuối 2015, thử thách đối với TTCK sẽ lớn dần do sức ép từ nguồn tiền cho thị trường không lớn như mọi năm. TTCK sẽ phân hóa rất mạnh, và điều này khiến việc lựa chọn cổ phiếu theo nhóm ngành, quy mô trở nên quan trọng hơn là đầu tư theo chỉ số chung. Tuy nhiên, nếu chính sách theo hướng hỗ trợ TTCK thì VN-Index vẫn duy trì đã tăng trưởng và có khả năng đóng cửa năm 2015 ở mức 650 điểm.


Lê Hà









Nghị định 58, chứng khoán, chính sách, room ngoại, vốn ngoại, cổ phần hóa, tăng trưởng, dòng tiền, dự báo, phân tích, xu hướng ;chứng-khoán, chính-sách, Nghị-định-58, vốn-ngoại, room-ngoại, cổ-phần-hóa, IPO, tập-đoàn, bất-động-sản, thủy-sản, sức-cạnh-tran





Tăng trưởng trên 6%: Lại đến thời lạc quan?

Tăng trưởng trên 6%: Lại đến thời lạc quan?

- Nhiều dự báo khá tốt lành đến với kinh tế Việt Nam trong 2015. Có vẻ như những lạc quan về một thời kỳ tăng trưởng mới đang đến.





Những dự báo


Báo cáo Cập nhật Kinh tế Khu vực Đông Á - Thái Bình Dương do Ngân hàng Thế giới (WB) công bố hôm 13/4 bất ngờ nâng mức dự báo tăng trưởng của Việt Nam lên 6%, tăng 0,5% so với dự báo trước đó.


Đây là nước duy nhất trong số 9 nước Đông Á có GDP được điều chỉnh theo xu hướng tăng. Theo đánh giá của tổ chức này, sau một vài khó khăn hồi giữa năm 2014, kinh tế Việt Nam đã khởi sắc trở lại và tăng trưởng cuối năm đã vượt mức kỳ vọng nhờ xuất khẩu tăng bền vững, FDI, kiều hối được duy trì, dự trữ ngoại hối tăng và môi trường kinh doanh có nhiều cải cách quan trọng.


Bên cạnh đó, WB cho rằng, Việt Nam có rất nhiều yếu tố thuận lợi, đặc biệt là các hiệp định thương mại đàm phán thành công có thể đem lại cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam.


Cũng theo WB, trong 2016 và 2017, kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng 6,2% và 6,5%, theo chiều hướng tích cực lên.











tăng trưởng, kinh tế, dự báo, nhận định, đánh giá, lạm phát, tín dụng, xuất khẩu, nhập khẩu, WB, tăng-trưởng, GDP, kinh-tế, dự-báo, nhận-định, đánh-giá, báo-chí-quốc-tế, tổ-chức-quốc-tế, Việt-Nam, lạm-phát, chỉ-số-tiêu-dùng, sức-cầu, hội-nhập, trái-phiếu-

Nhiều dự báo khá tốt lành đến với kinh tế Việt Nam trong 2015.



Trước đó, HSBC có cái nhìn khá tươi sáng về những chuyển động của kinh tế Việt Nam đầu năm mới. HSBC cho rằng, nền kinh tế Việt Nam khởi động năm 2015 với một vị thế mạnh mẽ. Chỉ số GDP quý I/2015 tăng 6,0% so với năm trước phản ánh chỉ số quản lý mua hàng PMI có mức ổn định tương đối trong ba tháng đầu năm. Nhu cầu trong nước đang hồi phục. Trong quý I, tín dụng tăng mạnh đẩy thặng dư thương mại đạt mức 1,8 tỷ USD.


Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia (NFSC) thậm chí dự báo GDP 2015 có khả năng đạt mức tăng trưởng 6,5%, cao hơn mục tiêu 6,2% Chính phủ đặt ra nhờ vào sự cải thiện về cả tổng cầu lẫn tổng cung.


Theo báo cáo của NFSC, GDP quý I/2015 tăng 6,03% so với cùng kỳ năm trước - mức cao nhất trong 5 năm qua.


Ông Glenn Maguire, Chuyên gia kinh tế trưởng khu vực Châu Á - Thái Bình Dương của ANZ cho rằng, 2015 có thể là một năm triển vọng cho chi tiêu hộ gia đình ở Việt Nam sau khi ghi nhận sự bứt phá kỷ lục về chỉ số niềm tin tiêu dùng trong tháng 2 đầu năm.


Theo khảo sát của ANZ, 58% người tiêu dùng cho rằng tình hình tài chính Việt Nam sẽ ở “trạng thái tốt” trong vòng 12 tháng tới và chỉ có 13% (giảm 1%) người tiêu dùng dự đoán tình hình tài chính Việt Nam sẽ ở “trạng thái xấu”. 66% người tiêu dùng Việt Nam kỳ vọng rằng tình hình kinh tế Việt Nam sẽ ở “trạng thái tốt” trong 5 năm tới so với 8% dự đoán ở “trạng thái xấu”.


Những thách thức


Trước đó, nhiều tờ báo và tổ chức quốc tế cũng đưa ra những đánh giá tích cực về triển vọng kinh tế Việt Nam.


Wall Street Journal đánh giá cao về chính sách cho phép người nước ngoài sở hữu BĐS (có hiệu lực từ 1/7/2015). Theo đó, đây là một tín hiệu mà theo WSJ sẽ giúp nhu cầu đối với BĐS tăng lên, các chủ đầu tư BĐS sẽ giảm được hàng tồn kho và giúp hệ thống ngân hàng giảm nợ xấu. WSJ cũng nhìn nhận, trong năm 2014, lạm phát của Việt Nam giảm trong khi tăng trưởng tăng cao.











tăng trưởng, kinh tế, dự báo, nhận định, đánh giá, lạm phát, tín dụng, xuất khẩu, nhập khẩu, WB, tăng-trưởng, GDP, kinh-tế, dự-báo, nhận-định, đánh-giá, báo-chí-quốc-tế, tổ-chức-quốc-tế, Việt-Nam, lạm-phát, chỉ-số-tiêu-dùng, sức-cầu, hội-nhập, trái-phiếu-

Nhiều chuyên gia trong và ngoài nước vẫn còn nhiều lo ngại và bày tỏ sự thận trọng trước những tín hiệu tích cực của nền kinh tế.



Hãng tin Reuters cho rằng, nợ xấu trong hệ thống ngân hàng Việt Nam có thể giảm mạnh vào cuối năm 2015 xuống dưới 3% so với tổng dư nợ. Tăng trưởng tín dụng cũng sẽ mạnh hơn sau nhiều tháng ì ạch.


Ông Nguyễn Vũ Quang Trung, Phó Tổng Giám đốc Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) cho rằng kinh tế vĩ mô hiện khả quan. Bên cạnh đó, ông khẳng định, các doanh nghiệp đang hồi phục một cách hết sức ấn tượng. Năm 2014, các doanh nghiệp trên sàn HNX báo tổng lợi nhuận tăng 18,4% so với năm 2013, trong khi đó lỗ giảm 81,4%.


Nhiều chuyên gia tin tưởng sự ổn định và vĩ mô trong thời gian gần đây như lạm phát thấp, tỷ giá được giữ vững, tín dụng tăng, sản xuất hồi phục. Tuy nhiên, ở chiều ngược lại, nhiều chuyên gia trong và ngoài nước vẫn còn nhiều lo ngại và bày tỏ sự thận trọng trước những tín hiệu tích cực của nền kinh tế.


Ông Vũ Vinh Phú, Chủ tịch Hiệp hội siêu thị Hà Nội cho rằng, nền kinh tế Việt Nam chưa thoát khỏi những trầm kha trong vài năm gần đây. Thị trường nội địa còn rất mệnh mông, trên 90 triệu dân nhưng DN chưa tận dụng được nhiều. Sức cạnh tranh của DN trong nước còn rất thấp và do vậy, ở nhiều nơi, hàng lậu vẫn đang tràn ngập, thống trị thị trường. Hàng xuất khẩu, trong khi đó, còn nhiều bất cập như sự bế tắc của bài toán xuất khẩu dưa hấu trong 13 năm qua.


Theo HSBC, mặc dù nền kinh tế có khởi đầu năm mới 2015 khá tốt như vậy nhưng nhiều người vẫn đang trong tâm thế cẩn thận. Một lý do được dẫn ra là: mặc dù nhu cầu trong nước được cải thiện nhưng các điều kiện bên ngoài lại xấu đi, tạo sức ép lên hai nguồn thu ngoại tệ chính của Việt Nam.


Tăng trưởng xuất khẩu mặc dù vẫn cao so với khu vực trong quý I/2015 nhưng cũng đã giảm xuống mức 6,4% so với cùng kỳ năm ngoái (quý I/2014 tăng 12,7%). Năng lực xuất khẩu doanh nghiệp trong nước bị lép vế so với khu vực FDI.


WB trong khi đó lo ngại về vấn đề nợ công của Việt Nam. Tới cuối 2014, tổng dư nợ công và nợ được bảo lãnh công là 61% GDP. Trong đó, nợ nước ngoài đã tăng từ 23% GDP năm 2010 lên mức 32% năm 2014. WB cho rằng, kinh tế Việt Nam vẫn đang tăng trưởng dưới mức tiềm năng do những cải cách cơ cấu diễn ra ì ạch, đặc biệt trong khối doanh nghiệp nhà nước.


Mạnh Hà











tăng trưởng, kinh tế, dự báo, nhận định, đánh giá, lạm phát, tín dụng, xuất khẩu, nhập khẩu, WB, tăng-trưởng, GDP, kinh-tế, dự-báo, nhận-định, đánh-giá, báo-chí-quốc-tế, tổ-chức-quốc-tế, Việt-Nam, lạm-phát, chỉ-số-tiêu-dùng, sức-cầu, hội-nhập, trái-phiếu-





Thứ Sáu, 17 tháng 4, 2015

Tiếp cận trục vớt mảnh máy bay Su-22 dưới đáy biển

Tiếp cận trục vớt mảnh máy bay Su-22 dưới đáy biển

- Theo dự kiến, các mảnh của máy bay Su - 22 nếu được trục vớt sẽ đưa vào bờ của đảo Phú Quý rồi tiếp tục chuyển về đất liền để phục vụ công tác khám nghiệm.










Tìm thấy đuôi máy bay Su22 dưới biển Bình Thuận


17h ngày 17/4, lực lượng người nhái của quân đội đã phát hiện đuôi một máy bay Su 22M4 ở độ sâu khoảng 50m ở vùng biển Bình Thuận.




Nguồn tin từ Sư đoàn 370, Quân chủng Phòng không – Không quân cho hay, hôm nay (18/4) các lực lượng chức năng sẽ tiếp cận với khu vực xác định là vùng 2 máy bay Su – 22M4 bị rơi ở vùng biển tỉnh Bình Thuận để trục vớt.


Theo đó, các mảnh của 1 trong 2 máy bay đã được xác định ở vĩ độ 10.36.18 độ vĩ Bắc, 108.21.18 độ kinh Đông, ở độ sâu gần 50m dưới đáy biển của vùng biển Bình Thuận,


“Theo dự kiến, khi trục vớt các mảnh của máy bay thì lực lượng các cơ quan chức năng sẽ di chuyển về bờ của đảo Phú Quý, sau đó sẽ di chuyển vào đất liền để phục vụ công tác khám nghiệm”, chính trị viên sư đoàn 370 cho biết.


Ông này cũng nói thêm: "Công tác tìm kiếm hiện giờ vẫn đang khẩn trường, ưu tiên tìm kiếm các phi công. Quân đội động viên các lực lượng tại hiện trường nỗ lực”, nguồn tin từ sư đoàn 370 cho hay.


Được biết cho đến thời điểm sáng 18/4 có khoảng chục máy bay quân sự đang quần thảo tìm kiếm trên vùng biển rộng lớn. Phía dưới cũng gần chục tàu biển của các lực lượng như cảnh sát biển, Bộ đội Biên phòng, Hải quân… Cùng hỗ trợ trong cuộc tìm kiếm quy mô này còn có hàng trăm tàu cá của ngư dân trên khu vực.


Lực lượng đặc công nước của Trung đoàn đặc công 126 đã có mặt tại hiện trường, sẵn sàng lặn để tìm kiếm các mảnh của máy bay cũng như người. Tuy nhiên thông tin từ hiện trường cuộc tìm kiếm cho hay, việc lặn dưới biển để tìm kiếm hay trục vớt, lực lượng các cơ quan chức năng nhờ sự hỗ trợ tích cực của ngư dân đảo Phú Quý, vốn là những thợ lặn chinh chiến, nắm biển như… lòng bàn tay.


Anh Sinh - Lê Huân










Tìm máy bay và phi công gặp nạn gần đảo Phú Quý


Đến chiều tối, cơ quan chức năng vẫn chưa xác định rõ vị trí hai chiếc máy bay quân sự Su 22 nghi bị rơi, cũng như khu vực các phi công nghi gặp nạn.








Đến thời dân Việt xài 100% ôtô nhập giá rẻ?

Đến thời dân Việt xài 100% ôtô nhập giá rẻ?

- Chỉ thích nhập linh kiện về lắp ráp, ngành công nghiệp ô tô Việt Nam coi như đã thất bại. Các hãng xe chỉ thích nhập xe về bán kiếm lãi nhanh. Chiến lược và Quy hoạch phát triển vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đang đứng trước nhiều thách thức.





Dẹp sản xuất, chuyển sang nhập khẩu?


Bộ Tài chính vừa trình Chính phủ chính sách phát triển ngành công nghiệp ôtô trong dài hạn, trong đó có lộ trình cắt giảm thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt đối với ôtô chở người trong Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN giai đoạn 2015-2018. Cụ thể, thuế nhập khẩu đối với ôtô chở người sẽ giảm dần từ 50% hiện nay xuống còn 40% vào năm 2016, còn 30% vào năm 2017 và còn 0% vào năm 2018.


Cùng với đó, Bộ này cũng có ý kiến với Bộ Công Thương về chính sách thuế, thực hiện Chiến lược và Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ôtô Việt Nam.


Sắp tới, Việt Nam sẽ phải thực hiện một loạt lộ trình giảm thuế nhập khẩu ôtô. Theo cam kết WTO, tất cả các loại ôtô cắt giảm mức thuế nhập khẩu từ 100% xuống 70%, sau 7 năm kể từ khi gia nhập. Theo Hiệp định Đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP), khi đàm phán xong và gia nhập, dự kiến đến năm 2026, thuế nhập khẩu ôtô chở người trong khối cũng sẽ cắt giảm còn 0%.











công nghiệp, ô tô, nhập khẩu, nội địa hóa, khuyến khích, lắp ráp, sản xuất, chính sách, đầu tư, thuế, vốn, xe, công-nghiệp, ô-tô, nhập-khẩu, nội-địa-hóa, khuyến-khích, lắp-ráp, sản-xuất, chính-sách, đầu-tư, Vinaxuki

Nguyên nhân khiến ngành công nghiệp ô tô Việt Nam không đâu vào đâu chủ yếu do chính sách thuế và vốn.



Ngoài ra, theo cam kết gia nhập WTO, thì không phân biệt đối xử giữa hàng sản xuất trong nước và hàng nhập khẩu. Do đó, Bộ Tài chính cho rằng, việc bảo hộ cho DN sản xuất trong nước không thể tồn tại. DN nội địa cần có chiến lược, bước đi thích hợp.


Đón nhận những thông tin này, một số DN ô tô bình luận, có lẽ thích nghi tốt nhất chính là dẹp hết sản xuất, chuyển sang nhập về phân phối, kể cả khi thuế suất thuế nhập khẩu bộ linh kiện ô tô giảm về 0% thời gian tới.


Hiện nay, để nhập một xe ô tô nguyên chiếc từ Thái Lan về Việt Nam, cước vận chuyển đã có bảo hiểm chỉ khoảng 400 USD, từ Nhật Bản về khoảng 500 USD. Trong khi đó, nhập linh kiện, cước phí không thấp hơn nhiều, lại phải dỡ ra lắp ráp, chi phí cho nhân công, mặt bằng, nhà xưởng, điện nước, khấu hao thiết bị máy móc,... sẽ tốn kém hơn nhiều. Tính ra nhập khẩu "ngon ăn" hơn đầu tư sản xuất.


Ngành công nghiệp ô tô Việt Nam coi như đã thất bại. Chiến lược và Quy hoạch phát triển vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt vào cuối tháng 7, đầu tháng 8/2014 với nhiều mục tiêu, tham vọng lớn lao, có lẽ chỉ tồn tại trên giấy.


Ông Bùi Ngọc Huyên, Giám đốc Công ty Cổ phần ô tô Xuân Kiên (Vinaxuki) cho rằng nguyên nhân khiến ngành công nghiệp ô tô Việt Nam không đâu vào đâu chủ yếu do chính sách thuế và vốn.


Chỉ thích lắp ráp


Theo ông Huyên, chính sách đối với công nghiệp ô tô hiện nay của Việt Nam là chỉ ưu đãi cho lắp ráp chứ không khuyến khích sản xuất, tăng nội địa hóa. Các DN chỉ cần nhập khẩu bộ linh kiện về lắp thành ô tô là được ưu đãi thuế nhập khẩu thấp bằng 1/2-1/3 so với nhập khẩu xe nguyên chiếc.


Với chính sách này, DN chỉ cần đầu tư một dây chuyền đơn giản, chi phí thấp, thực hiện 4 công đoạn cuối cùng là hàn, sơn, lắp ráp và kiểm định, rồi nhập toàn bộ linh kiện về lắp ráp ô tô là được ưu đãi thuế.











công nghiệp, ô tô, nhập khẩu, nội địa hóa, khuyến khích, lắp ráp, sản xuất, chính sách, đầu tư, thuế, vốn, xe, công-nghiệp, ô-tô, nhập-khẩu, nội-địa-hóa, khuyến-khích, lắp-ráp, sản-xuất, chính-sách, đầu-tư, Vinaxuki

Các DN chỉ cần nhập khẩu bộ linh kiện về lắp thành ô tô là được ưu đãi thuế nhập khẩu thấp bằng 1/2-1/3 so với nhập khẩu xe nguyên chiếc.



“Như vậy sẽ không khuyến khích các DN đẩy mạnh nội địa hóa. Nếu chỉ ưu đãi về lắp ráp thì khó hình thành ngành công nghiệp ôtô, vì lắp ráp chỉ chiếm 6% giá trị một chiếc xe”, ông Huyên nói.


Cũng tương tự như vậy là thuế tiêu thụ đặc biệt, tính dựa trên giá bán xe. Với cách tính này, DN ô tô chẳng cần phải đẩy mạnh nội địa hóa. Các nước trong khu vực đánh thuế tiêu thụ đặc biệt dựa trên hóa đơn nhập khẩu bộ linh kiện. Chẳng hạn, DN nhập khẩu 100% linh kiện xe về lắp ráp, với giá 10.000 USD/bộ, khi chịu thuế tiêu thụ đặc biệt là 45% thì chi phí sẽ cao, còn nếu DN nào nội địa hóa được 50%, chỉ nhập 50%, chi phí sẽ thấp hơn một nửa.


Tức là càng nội địa hóa nhiều, nhập khẩu ít thì chịu thuế tiêu thụ đặc biệt ít. Cách làm này sẽ giúp các DN có tỷ lệ nội địa hóa cao, giảm được giá thành, tăng tính cạnh tranh mà không hề vi phạm quy định của các hiệp định thương mại đã ký kết.


“Trước đây, tôi đã nhiều lần đề nghị, nếu DN ô tô nào thực hiện nội địa hóa được 40% thì giảm ngay 50% thuế tiêu thụ đặc biệt để khuyến khích. Bộ Công thương rất đồng tình, nhưng Bộ Tài chính lắc đầu. Tại các nước khác, khi tăng tỷ lệ nội địa hóa thì thuế sẽ được giảm là điều chắc chắn”, ông Huyên nói.


Việc sản xuất những phụ tùng cốt lõi như thân, vỏ xe và hộp số động cơ đến nay chưa được chú ý. Dù DN có đầu tư, sản xuất cũng không nhận được ưu đãi. Cụ thể như Vinaxuki đã đầu tư, tự sản xuất được toàn bộ khung xe từ 5-8 chỗ, nếu tính tỷ lệ nội địa hóa đạt 39%. Công ty cũng tự sản xuất một số linh kiện và mua của các nhà cung cấp tại Việt Nam, tính chung đạt tỷ lệ nội địa hóa 53%, nhưng không hề nhận được ưu đãi nào. DN vẫn phải đi vay thương mại, có thời điểm lãi suất tới 20%/năm, để nhập thiết bị, máy móc, trong khi lợi nhuận của ngành này chưa tới 10%.


Trong khi đó, để khuyến khích sản xuất thân vỏ xe, nâng cao tỉ lệ nội địa hóa, DN ở nhiều nước sẽ được vay vốn ưu đãi 100 triệu USD trong vòng 20 năm, nếu làm động cơ, được vay tiếp 100 triệu nữa, cũng với thời hạn 20 năm. Trong khi ở Việt Nam, chính sách này chưa có.


Không những thế, Vinaxuki có đủ tài sản để thế chấp vay ngân hàng, nhưng ngân hàng không vay, vì theo họ, nội địa hóa là không khả thi, phiêu lưu, chưa ổn định. Ngược lại, có những DN ô tô không trang bị công nghệ, chẳng có gì cả, gần như không đủ tiêu chuẩn làm ô tô, lại có thể vay được 500-700 tỷ đồng để nhập phụ tùng về Việt Nam lắp lại, hoặc nhập xe nguyên chiếc về bán.


Vì kiểu tư duy “Việt Nam không làm được ô tô mà ngành này chỉ dành cho nước ngoài”, chúng ta không bao giờ có được ngành công nghiệp ô tô thực sự, ông Huyên nói.


Trần Thủy











công nghiệp, ô tô, nhập khẩu, nội địa hóa, khuyến khích, lắp ráp, sản xuất, chính sách, đầu tư, thuế, vốn, xe, công-nghiệp, ô-tô, nhập-khẩu, nội-địa-hóa, khuyến-khích, lắp-ráp, sản-xuất, chính-sách, đầu-tư, Vinaxuki





Giám đốc từ chối ODA: Trả giá để giành quyền tự quyết

Giám đốc từ chối ODA: Trả giá để giành quyền tự quyết

- Nhiều địa phương và doanh nghiệp đôn đáo tìm vay vốn ODA thì lạ là, lãnh đạo cảng Đà Nẵng lại lắc đầu từ chối. Tổng giám đốc cảng cho hay sẽ huy động vốn trong nước đầu tư và sẵn sàng từ chức nếu không làm được.





Giành quyền tự quyết


Về việc dám từ chối nguồn vốn vay ODA, trả lời báo chí, ông Nguyễn Hữu Sia, Tổng giám đốc Cảng Đà Nẵng, khẳng định: “Đây không phải là chuyện đơn giản. Trước khi từ chối vay nguồn vốn ODA mở rộng cảng Đà Nẵng giai đoạn 2, tập thể lãnh đạo công ty mất ăn mất ngủ, suy nghĩ, bàn bạc với nhau rất kỹ và đi đến thống nhất cao. Sau đó, chúng tôi báo cáo với lãnh đạo Bộ GTVT và lãnh đạo UBND TP. Đà Nẵng. Tất cả đều ủng hộ việc công ty tự huy động vốn để đầu tư”.


“Sẽ có nhiều người nói rằng lãnh đạo Công ty CP Cảng Đà Nẵng này nọ khi từ chối nguồn vốn vay ưu đãi ODA. Nhưng chúng tôi đã tính toán và cân nhắc rất kỹ. Bởi khi vay nguồn vốn này sẽ có nhiều ràng buộc và điều kiện nhất định” - ông Sia nói.


Theo tính toán, tổng nguồn vốn đầu tư mở rộng cảng Đà Nẵng giai đoạn 2 là 1.100 tỷ đồng, được Tổ chức Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) đồng ý cho vay và xúc tiến các thủ tục để giải ngân.











ODA, Nhật Bản, Cảng Đà Nẵng, Nguyễn Hữu Sia, vay vốn, mở rộng, đầu tư, từ chối, Nhật-Bản, Cảng-Đà-Nẵng, Nguyễn-Hữu-Sia, vay-vốn, mở-rộng, đầu-tư, từ-chối, nhà-đầu-tư, Đà-Nẵng

Ông Nguyễn Hữu Sia, Tổng giám đốc Công ty CP Cảng Đà Nẵng



Tuy nhiên, qua tính toán và cân nhắc, lãnh đạo Công ty CP Cảng Đà Nẵng đã từ chối vay nguốn vốn này. Ông Nguyễn Hữu Sia phân tích, mặc dù bản chất của vốn ODA là lãi suất thấp, vay dài hạn nhưng đi cùng là những ràng buộc rất chặt chẽ. Nước đi vay không có quyền quyết định số phận gói tiền đó mà phải sử dụng theo đúng mục đích hoặc định hướng của bên cho vay.


“Khi sử dụng vốn ODA của Nhật thì phải sử dụng các nhà thầu Nhật cho công trình. Nếu có đấu thầu thì cũng chỉ là giữa các nhà thầu của Nhật với nhau. Trong khi đó, các nhà thầu Việt Nam có năng lực tương tự, giá thành lại thấp hơn rất nhiều thì tại sao chúng ta phải cứ đi vay mà không huy động nguồn vốn trong nước để tự quyết?” - ông Sia phân tích.


Thậm chí, ông Sia còn lấy sinh mệnh chính trị của mình ra đảm bảo. Nếu không huy động được vốn trong nước để đầu tư cảng Đà Nẵng giai đoạn 2, ông sẽ từ chức.


“Tự đứng trên đôi chân của mình”


Ông Sia cam kết: “Chúng tôi dám làm, dám chịu trách nhiệm trước UBND TP. Đà Nẵng, mặc dù nỗi lo này khiến tôi mất ăn, mất ngủ và cả bạc tóc. Chúng tôi quyết làm đến cùng và tự đứng trên đôi chân của mình”.


Ông Sia cho biết, cảng sẽ huy động 30% vốn vay ngân hàng và các tổ chức tài chính, 35% từ sàn chứng khoán và thị trường, số còn lại là vốn tự có. Hiện nhiều nhà đầu tư trong nước đã ngỏ ý muốn rót tiền vào dự án.











ODA, Nhật Bản, Cảng Đà Nẵng, Nguyễn Hữu Sia, vay vốn, mở rộng, đầu tư, từ chối, Nhật-Bản, Cảng-Đà-Nẵng, Nguyễn-Hữu-Sia, vay-vốn, mở-rộng, đầu-tư, từ-chối, nhà-đầu-tư, Đà-Nẵng

Cảng Đà Nẵng hiện tại đang hoạt động hết công suất.



Theo tính toán của ông, với kinh phí thuê tư vấn giám sát cùng nhiều loại phí khác mà các tổ chức cho vay ODA đưa ra, thông thường đã mất gần 30% “ăn” vào tổng vốn vay. Tất cả những hạng mục này, bên cho vay ODA sẽ tính vào một khoản gọi là “phí quản lý”. Chẳng hạn, nếu triển khai dự án nâng cấp, mở rộng cảng Tiên Sa giai đoạn 2 theo nguồn vốn ODA của Nhật thì sẽ đội giá lên 2.000 tỷ đồng do gánh quá nhiều phí quản lý. Chưa kể nỗi lo về đồng Yên “đỏng đảnh” thì chịu không nổi chênh lệch tỷ giá.


“Hiện cảng Đà Nẵng đã cổ phần hóa, vì thế không nên cứ dựa mãi vào vốn ODA mà nên tìm nguồn trên thị trường. Tự huy động vốn, tức là DN giành quyền tự quyết cho chính mình”, ông nói.


Theo ông Nguyễn Thu, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Cảng Đà Nẵng, trên thực tế, ODA vẫn là nguồn vốn mà nhà nước cũng như các doanh nghiệp rất cần. Trong 10 năm phát triển, Cảng Đà Nẵng cũng đã phải sử dụng tới 950 triệu Yên Nhật từ nguồn ODA Nhật Bản.


Có điều, đằng sau việc Cảng Đà Nẵng từ chối nguồn vốn ODA còn nhiều nỗi lo, bởi một khi doanh nghiệp không đủ tiềm lực kinh tế sẽ xảy ra tình trạng “nửa đường đứt gánh”, dẫn đến nhiều hệ lụy: Nhà nước, doanh nghiệp đều thiệt hại và nhà tài trợ sẽ quay lưng.


Chính vì thế, ngay ông Huỳnh Đức Thơ, Chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng, đầy lo lắng trước quyết định của lãnh đạo Cảng. Bởi, việc từ chối nguồn vốn ODA của Nhật còn ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa Đà Nẵng với JICA, trong khi thành phố đang cần tổ chức này hỗ trợ một loạt dự án.


“Với tốc độ tăng 10-20%/năm như hiện nay, chỉ 5-6 năm nữa lượng hàng qua cảng Tiên Sa sẽ lên tới 10 triệu tấn/năm, nếu không thực hiện kịp giai đoạn 2 thì sẽ gây ách tắc, quá tải” - ông Thơ tâm tư.


Sự lo lắng của người đứng đầu TP. Đà Nẵng không phải là không có lý, song, theo nhiều chuyên gia, sử dụng ODA là một sự đánh đổi. Việc tiếp nhận ODA cần phải đi đôi với sử dụng hợp lý, tiết kiệm và hiệu quả nguồn vốn này. Do vậy, “từ chối ODA không chỉ là một quyết định dũng cảm nhưng hợp lý mà còn là quyết định sáng suốt. ODA thực chất là tiền của Nhật lại về với Nhật”, một chuyên gia nhận định.


Vũ Trung










ODA, Nhật Bản, Cảng Đà Nẵng, Nguyễn Hữu Sia, vay vốn, mở rộng, đầu tư, từ chối, Nhật-Bản, Cảng-Đà-Nẵng, Nguyễn-Hữu-Sia, vay-vốn, mở-rộng, đầu-tư, từ-chối, nhà-đầu-tư, Đà-Nẵng





Thứ Năm, 16 tháng 4, 2015

‘Thương hiệu’ kém năng động: Hà Nội 10 năm chậm tiến

‘Thương hiệu’ kém năng động: Hà Nội 10 năm chậm tiến

Thủ đô lọt TOP 10 tỉnh có các lĩnh vực bị chấm điểm tệ nhất nước. Mặc dù đứng thứ 26, tăng 7 bậc, thuộc hạng khá trong bảng xếp hạng về năng lực cạnh tranh cấp tỉnh, nhưng Hà Nội vẫn bị chê là kém năng động nhất cả nước.





Kém năng động, gia tăng tham nhũng


Chia sẻ sáng 16/4, tại Lễ công bố bảng xếp hạng năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), ông Đậu Anh Tuấn, Trưởng ban Pháp chế, VCCI cho biết, nếu được lựa chọn lại địa phương để đầu tư, 1 trong 10 tỉnh, thành mà các doang nghiệp thường nhắc tới luôn có thành phố Hà Nội.


Tuy nhiên, nhìn vào các chỉ số PCI hiện nay, Hà Nội chưa bao giờ là điểm sáng trong bảng xếp hạng này.


Năm 2014, mặc dù đã tăng hạng đáng kể so với năm 2013, nhưng thủ đô Hà Nội đã bị chấm điểm đứng đội sổ trong 63 tỉnh, thành về tính năng động. Đây là một trong 10 lĩnh vực thể hiện chất lượng điều hành kinh tế mà PCI điều tra, khảo sát.


Tính thang điểm 10 thì Hà Nội chỉ được đúng 3,08 điểm về lĩnh vực này, nghĩa là sự sáng tạo của chính quyền thành phố trong thực thi các quy định còn kém, các sở ban ngành, huyện xã thực hiện quy định còn chưa đúng, bị đánh giá thấp.


Trong khi đó nhìn vào vị trí dẫn đầu về tính năng động là Đồng Tháp ở Đồng bằng sông Cửu Long, nơi mà thua xa Hà Nội về hạ tầng, nhân lực hay cơ hội kinh doanh.











PCI, VCCI, năng-lực-cạnh-tranh, cấp-tỉnh, USAID, môi-trường-kinh-doanh, doanh-nghiệp, Quảng-Ninh, Đà-Nẵng, Vũ-Tiến-Lộc, xếp-hạng, năng lực cạnh tranh, cấp tỉnh, USAID, môi trường kinh doanh, doanh nghiệp, Quảng Ninh, Đà Nẵng, Vũ Tiến Lộc, xếp hạng

Thủ đô lọt TOP 10 tỉnh có các lĩnh vực bị chấm điểm tệ nhất nước



Ngoài ra, kết quả điều tra từ hơn 900 doanh nghiệp FDI đã cho thấy, ở Hà Nội năm 2014 đã gia tăng cao đáng kể tần suất tham nhũng trong quá trình đấu thầu các hợp đồng với các cơ quan Nhà nước.


Chưa kể, Hà Nội cũng nhận điểm kém về lĩnh vực gia nhập thị trường năm 2014, khi chưa đến 30% doanh nghiệp FDI có thể đi vào hoạt động trong vòng 1 tháng sau khi nhận được giấy phép kinh doanh.


Với vấn đề cấp giấy phép lao động, các doanh nghiệp FDI cũng phàn nàn về Hà Nội là kém. Ở Thủ đô, một lao động người nước ngoài sẽ phải mất tới 30 ngày để được cấp phép, thua xa Bắc Giang, Tây Ninh, trong khi theo quy định, chỉ phải chờ 15 ngày để có giấy tờ này.


Có tới 43% nhà đầu tư FDI cho rằng thủ tục này thực hiện khó ở Hà Nội, 15% DN FDI nói rằng rất khó và 2,2% nói rằng, khá khó để xin phép lao động ở Hà Nội.


Điệp khúc chậm tiến


Xâu chuỗi lại 10 năm qua, kể từ khi bảng xếp hạng này ra đời PCI, Hà Nội chưa bao giờ lọt vào TOP 10 - được coi là nhóm "tốt", và đương nhiên, cách xa TOP 5 các tỉnh thành có chất lượng điều hành "rất tốt".


Tuy nhiên, loại trừ 2 năm đầu tiên vì chưa có đủ các tỉnh thành tham gia, chỉ nhìn lại 8 năm vừa qua, thứ hạng của Hà Nội đều chỉ ở nhóm khá và trồi sụt rất thất thường.











PCI, VCCI, năng-lực-cạnh-tranh, cấp-tỉnh, USAID, môi-trường-kinh-doanh, doanh-nghiệp, Quảng-Ninh, Đà-Nẵng, Vũ-Tiến-Lộc, xếp-hạng, năng lực cạnh tranh, cấp tỉnh, USAID, môi trường kinh doanh, doanh nghiệp, Quảng Ninh, Đà Nẵng, Vũ Tiến Lộc, xếp hạng

Hà Nội bị chê là kém năng động nhất cả nước



Cụ thể, thứ hạng 26 năm 2014 được coi là khá nhất trong 8 năm qua, nhưng thực chất, cũng chỉ là nhỉnh hơn đúng 1 bậc so với năm 2007.


Năm tệ nhất của Hà Nội là năm 2012, khi đang từ thứ hạng 36, Hà Nội rớt thê thảm 15 bậc xuống thứ 51. Trước nữa, năm 2010, Hà Nội cũng tụt một lúc 10 bậc, từ 33 của năm 2009 xuống thứ 43.


Đáng chú ý, nhìn lại trong 4 năm gần đây, từ 2011-2014, Hà Nội có 4 lĩnh vực bị giảm sút lớn, trong đó, giảm mạnh nhất là lĩnh vực gia nhập thị trường, kế đến là vấn đề tiếp cận đất đai, chi phí bôi trơn, cạnh tranh bình đẳng. Cùng đó, không chuyển biến nhiều ở thủ đô là tính minh bạch của chính quyền, chi phí thời gian của doanh nghiệp và thiết chế pháp lý.


Rõ ràng, với một quá trình chậm tiến như vậy nên các đánh giá thấp của doanh nghiệp đối với Hà Nội như tần suất tham nhũng, thủ tục giấy phép lao động, sự năng động như trên là có cơ sở.


Thủ đô chỉ có đúng 2 lĩnh vực được chấm điểm là chuyển biến khá trong 4 năm qua, là dịch vụ hỗ trợ DN và đào tạo lao động.


Lý giải về những sự yếu kém của Hà Nội, GS. TS Edmund Malesky, Trưởng nhóm nghiên cứu PCI cho biết, Hà Nội là thủ đô nên có những khó khăn riêng, khó độc lập hoàn toàn, vì họ không chỉ giải quyết vấn đề riêng của địa phương mình, mà còn giải quyết cho các các cơ quan hành chính trung ương.


Cùng đó, phải kể đến việc sáp nhập các tỉnh lân cận vào Hà Nội như Hà Tây cũ, một phần của Hoà Bình, Vĩnh Phúc, nên việc thực hiện các đường lối, chính sách ở cấp huyện sẽ có những khó khăn mà Hà Nội phải đối mặt.


Riêng về chi phí không chính thức ở Hà Nội, ông Edmund cho rằng, vấn đề này không phải chỉ riêng ở Hà Nội mà cả Việt Nam đều gặp phải và cần giải quyết đồng bộ, một cách hệ thống.


"Tuy nhiên, tôi tin tưởng rằng, Hà Nội hoàn toàn có thể giải quyết được các vấn đề đặc thù của mình", GS Edmund bày tỏ.


Chủ tịch VCCI, ông Vũ Tiến Lộc nhìn nhận: "Hà Nội là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của cả nước. Trách nhiệm đối với sự phát triển, thịnh vượng của Hà Nội không chỉ là trách nhiệm của bộ máy chính quyền Thủ đô mà còn là trách nhiệm của tất cả người dân Việt Nam nói chung và cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam nói riêng"


"Hà Nội có thể tận dụng những lợi thế sẵn có như vị trí địa lý thuận lợi, cơ sở hạ tầng phát triển, nguồn nhân lực có chất lượng cao, thị trường có lớn..., cùng với việc tạo dựng môi trường kinh doanh thuận lợi, thủ tục hành chính thông thoáng hơn nữa sẽ thúc đẩy sự phát triển kinh tế của Hà Nội trong tương lai", ông Lộc nhấn mạnh.


Ông cho rằng, kết quả điều tra PCI của Hà Nội những năm qua chưa cao cũng chính là thể hiện kỳ vọng, mong muốn của của các doanh nghiệp đối với bộ máy chính quyền của thành phố rất lớn. Kinh nghiệm cho thấy có nhiều địa phương, lãnh đạo cấp cao của tỉnh, thành phố có thể rất quyết tâm nhưng cản trở chủ yếu lại nằm ở hệ thống bộ máy vận hành bên dưới.


Phạm Huyền









PCI, VCCI, năng-lực-cạnh-tranh, cấp-tỉnh, USAID, môi-trường-kinh-doanh, doanh-nghiệp, Quảng-Ninh, Đà-Nẵng, Vũ-Tiến-Lộc, xếp-hạng, năng lực cạnh tranh, cấp tỉnh, USAID, môi trường kinh doanh, doanh nghiệp, Quảng Ninh, Đà Nẵng, Vũ Tiến Lộc, xếp hạng





Tai nạn thảm khốc sau bữa tiệc thôi nôi

Tai nạn thảm khốc sau bữa tiệc thôi nôi

- Qua lời khai nhận ban đầu của tài xế xe tải, xe của anh này đi đúng làn đường, đúng tốc độ thì bỗng nhiên xe ô tô (trên xe có 4 thầy giáo công tác tại huyện Kỳ Anh, Hà Tĩnh) lao thẳng vào xe của mình. Do cự ly quá gần và vướng dải phân cách nên xe của anh này không thể tránh được.










Nửa đêm phá cửa xe đưa thi thể 2 thầy giáo ra ngoài


Sau cú va chạm mạnh với xe tải, chiếc xe ô tô chở 4 thầy giáo bẹp dúm. Lực lượng chức năng đã phải dùng xà beng cạy cửa xe để đưa thi thể 2 thầy giáo ra ngoài.




Xe con lao thẳng vào xe tải


Ngày 16/4, trao đổi với VietNamNet, Trung tá Hà Phi Hoàng, Đội trưởng Đội CSGT công an huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh) cho hay, sau khi xảy ra vụ TNGT nghiêm trọng giữa xe tải với xe ô tô khiến 2 thầy giáo tử vong, đơn vị đang tạm giữ tài xế xe tải Phan Thanh Toàn (SN 1987, trú Tuy Phước, Bình Định) để điều tra, làm rõ sự việc.


Trung tá Hoàng cho biết, bước đầu, tại cơ quan công an, theo trình bày của tài xế Toàn, lúc xảy ra vụ TNGT, xe của anh này lưu thông theo hướng Bắc - Nam.











Kỳ Anh; thầy giáo; tai nạn

Vụ tai nạn thương tâm khiến 4 thầy giáo thương vong.



Tới QL1A, đoạn qua xã Kỳ Khang thì đoạn đường này bị rào chắn làn bên trái, chỉ lưu thông làn phía bên phải (phía xe tải đi).


Khi xe tải mang BKS 77L - 4052 do tài xế Toàn đang chạy đúng làn đường, đúng tốc độ thì bỗng nhiên thấy một xe ô tô chạy ngược chiều (trên cùng làn đường) lao thẳng vào xe mình.


Dù cố gắng để tránh nhưng khoảng cách quá gần, lại vướng dải phân cách nên xe ô tô kia đâm thẳng vào xe tải.


"Qua những dấu vết để lại tại hiện trường cho thấy đúng như lời khai của tài xế xe tải", Trung tá Hoàng nói.


Cũng theo ông Hoàng, sự việc vẫn đang tiếp tục được cơ quan điều tra tiến hành làm rõ. Nếu phát hiện ra lỗi thì sẽ xử lý hình sự.


Gặp nạn sau bữa tiệc thôi nôi


Vào chiều ngày 15/4, rất đông người thân, hàng xóm, đồng nghiệp đã tiễn đưa 2 thầy giáo là Nguyễn Nhật Quang (SN 1979, chuyên viên phòng Giáo dục huyện Kỳ Anh) và thầy Phạm Xuân Chung (SN (SN1981, giáo viên tại THCS Giang – Đồng) tử vong trong vụ TNGT về nơi an nghỉ cuối cùng.











Kỳ Anh; thầy giáo; tai nạn

Người dân dùng xà beng cạy cửa, đưa các thầy giáo bị nạn ra ngoài.



Ngoài ra, còn có 2 thầy giáo là Nguyễn Thanh Lương (SN 1981, giáo viên tại trường THCS Kỳ Tiến, huyện Kỳ Anh) và Lê Xuân Trường (giáo viên trường tiểu học Kỳ Xuân) cũng bị thương sau vụ va chạm, được đưa vào Bệnh viện Đa khoa huyện Kỳ Anh cấp cứu.


Sau khi thăm khám, thấy tình trạng sức khỏe của thầy Trường nghiêm trọng, các y, bác sĩ đã chuyển thầy Trường ra Bệnh viện hữu nghị Đa khoa Nghệ An điều trị. Bị thương nhẹ hơn nên thầy Lương được cho về nhà chăm sóc.


Thầy Lương hiện vẫn còn thấy đau đầu và chưa dám tin mình thoát chết sau cú đâm xe kinh hoàng.


Thầy Lương cho hay, tối 14/4, thầy cùng 3 đồng nghiệp đi trên xe ôtô 4 chỗ do thầy Nguyễn Nhật Quang điều khiển ra thị trấn Kỳ Anh ăn thôi nôi con thứ hai của một cán bộ huyện Đoàn.


Đến hơn 22h cùng ngày, các thầy lên xe đi trên quốc lộ 1A để về nhà. Thầy Lương ngồi ghế sau, thầy Trường ngồi ghế sau cùng phía bên phải xe.


Khác với lời khai của tài xế xe tải, theo lời thầy Lương, khi đi tới địa điểm xảy ra tai nạn, xe chở các thầy đi chậm và bật đèn chiếu sáng gần. Từ phía xa, có một xe tải đi ngược chiều bật đèn pha sáng chói.


Bất ngờ, xe tải lao nhanh vào xe ôtô 4 chỗ.


Lúc này, thầy Quang có đánh lái sang phía bên phải đường để tránh. Tuy nhiên, xe tải lao quá nhanh nên xử lý không kịp. Hậu quả là hai người ngồi bên trái (thầy Quang và thầy Chung) tử vong tại chỗ.


"Tôi chỉ nhìn thấy xe tải lao nhanh rồi đâm rầm vào xe của chúng tôi. Tôi bị ngất đi mấy giây, khi tỉnh lại chỉ thấy xe bẹp dí, máu chảy nhiều. Khi ấy, tôi vẫn thấy thầy Quang ngồi trước vô lăng nên không nghĩ là thầy Quang đã tử vong", thầy Lương bằng hoàng nhớ lại.


Sau khi sự việc xảy ra, người dân và cơ quan chức năng đã dùng xà beng phá cửa đưa các thầy ra ngoài.


Văn Đức






Chân dung đối thủ đáng gờm của bà Hillary

Chân dung đối thủ đáng gờm của bà Hillary

Tuy chưa chính thức công bố ra tranh cử Tổng thống Mỹ, cựu Thống đốc Florida Jeb Bush đã thẳng thừng "phủ đầu" ứng viên thuộc đảng Dân chủ Hillary Clinton, bằng một thông điệp video rằng "chúng tôi có thể làm tốt hơn".


TIN BÀI KHÁC:







Thông điệp mà Jeb Bush đưa ra đúng lúc bà Hillary khởi động chiến dịch tranh cử Tổng thống. Chính trị gia "nhà nòi" này nói rằng,ông trông chờ một cuộc tranh luận "thực sự" và nước Mỹ cần vượt xa 7 năm vừa qua dưới sự điều hành của phe Dân chủ.









Jeb Bush, ứng viên, Tổng thống Mỹ, Cộng hòa
Ông Jeb Bush

"Chúng ta phải làm tốt hơn chính sách đối ngoại Obama - Clinton vốn đã gây tổn hại cho mối quan hệ với các đồng minh của chúng ta và khuyến khích kẻ thù của chúng ta", Jeb Bush nhấn mạnh. "Tốt hơn là các chính sách chính phủ lớn và thất bại của họ vốn khiến cho nợ nần của chúng ta tăng cao, đồng thời cản trở sự thịnh vượng và phát triển kinh tế thực sự".


Jeb Bush là nhân vật thứ 3 trong gia đình Bush nổi tiếng được cho là sẽ tham gia cuộc đua vào Nhà Trắng năm 2016. Ông là con trai của Tổng thống thứ 41 của nước Mỹ, George Bush, và là em trai của Tổng thống thứ 43 của Mỹ, George W. Bush.


Sinh ngày 11/2/1953 ở Midland, Texas, Jeb Bush kinh qua nhiều vị trí trên chính trường Florida hồi những năm 1980 và 1990, trước khi làm thống đốc bang này từ năm 1998 đến năm 2007. Năm tiếp theo đó, nhiều người đồn đoán ông chạy đua vào Thượng viện Mỹ nhưng thực tế không như vậy.


Hồi tháng 12/2014, Jeb Bush thông báo sẽ cân nhắc tranh cử vào Nhà Trắng năm 2016. Nếu ông quyết định tham gia cuộc đua, ông sẽ là thành viên thứ 3 trong gia đình cạnh tranh vị trí quyền lực nhất nước Mỹ.


Thời gian gần đây, Jeb Bush đã rút khỏi vị trí điều hành tại nhiều cơ sở kinh doanh lớn, một tín hiệu mới cho thấy ông đang chuẩn bị để ra tranh cử. Ông cũng bắt đầu một số chuyến đi khắp nước Mỹ, để trắc nghiệm mức độ ủng hộ của quần chúng đối với đảng Cộng hòa và quyên góp tiền.


Quan điểm ôn hòa của Jeb Bush về cải cách giáo dục và nhập cư nhiều khả năng sẽ vấp phải phản đối từ những người bảo thủ. Tuy nhiên, trong các cuộc họp của đảng Cộng hòa, ông nhận được nhiều sự ủng hộ và kích lệ để trở thành ứng viên Tổng thống đại diện cho đảng này.


Thanh Hảo






Thứ Tư, 15 tháng 4, 2015

Lấy tư cách gì để chấm điểm tỉnh thành?

Lấy tư cách gì để chấm điểm tỉnh thành?

Từ những hoài nghi, phản đối thậm chí đòi huỷ bỏ, sau 10 năm, thứ hạng năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) đã trở thành mục tiêu sống còn của chính các vị sếp lớn ở địa phương, thậm chí, bộ chỉ số này còn "xuất khẩu" đi 11 quốc gia.



Không chỉ là phong độ mà phải là đẳng cấp

Đầu năm 2015, lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh đã tổ chức một cuộc toạ đàm gấp về cải thiện môi trường kinh doanh. Đây cũng là thời chuyên gia của VCCI và USAID điều tra xong việc chấm điểm của DN đối với năng lực điều hành năm 2014 của chính quyền tỉnh. Kết quả bảng xếp hạng này sẽ được công bố sáng nay, 16/4.


"Các nhà đầu tư nhìn vào chỉ số PCI để đảm bảo niềm tin đầu tư. Đây thực sự là công cụ đo năng lực quản lý điều hành cấp tỉnh thông qua cảm nhận của khối DN tư nhân” ông Nguyễn Văn Thành - Phó Chủ tịch tỉnh Quảng Ninh nhấn mạnh.











PCI, VCCI, năng lực cạnh tranh, cấp tỉnh, USAID, môi trường kinh doanh, doanh nghiệp, Quảng Ninh, Đà Nẵng, Vũ Tiến Lộc, xếp hạng,CI, VCCI, năng-lực-cạnh-tranh, cấp-tỉnh, USAID, môi-trường-kinh-doanh, doanh-nghiệp, Quảng-Ninh, Đà-Nẵng, Vũ-Tiến-Lộc, xếp-hạn
Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trực tiếp kiểm tra tại Trung tâm phục vụ hành chính công tỉnh Quảng Ninh.

"Thương hiệu Quảng Ninh phải gắn với PCI”, ông Thành nói.


"Vừa qua, nhiều chỉ số chưa hài lòng như tiếp cận đất đai, tính minh bạch, chi phí thời gian, những việc đó có thể làm được tại sao lại không làm được? Nếu tới đây, chỉ số PCI năm 2014 công bố lên mà không cải thiện được thì sẽ phải chỉ rõ trách nhiệm từng nơi một", ông Thành khẳng định.


Năm 2012, tỉnh Quảng Ninh xếp thứ 20 trong bảng xếp hạng PCI nhưng năm 2013, đã bứt phá lên vị trí thứ 4.


Phải nói rằng, chưa khi nào không khí cải cách để thăng hạng PCI lại sục sôi như vừa qua. Đến mức, câu nói "Phong độ chỉ nhất thời, đẳng cấp là mãi mãi" thường hay được bình luận sau các trận thắng- thua của môn thể thao vua bóng đá, cũng được các lãnh đạo địa phương "vận" vào mình.


Hồi tháng 4/2014, sau khi từ vị trí thứ 12 vọt lên dẫn dầu PCI toàn quốc, Bí thư Thành uỷ Đà Nẵng, ông Trần Thọ khiêm tốn nói: “Mình mới là phong độ thôi, chưa phải đẳng cấp vì trồi lên tụt xuống giữa nhóm 1 và nhóm 2 chứ không đứng yên... Cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân càng yêu cầu cao nên thực phải lớn hơn danh mới được”.


Tuyên Quang, một tỉnh miền núi nghèo, bị đội sổ PCI năm 2013 cũng rất bức bối, sốt ruột làm cải cách. Một chương trình đối thoại giữa chính quyền và doanh nghiệp mang tên "Cà phê doanh nhân" được tổ chức hàng tháng với nhiều chủ đề từ nông nghiệp, nông thôn cho đến công tác xúc tiến thương mại đầu tư.


Uỷ ban nhân dân tỉnh này đã đặt mục tiêu là phải vượt điểm trung bình và rõ ràng, nếu đạt được, thứ hạng PCI 2014 chắc chắn không thể là đội sổ.


Khắc phục "lỗi phần mềm"


Trước thềm công bố PCI 2014, Chủ tịch VCCI, ông Vũ Tiến Lộc hồi tưởng: "Cách đây 10 năm, khi lần đầu tiên PCI được công bố, chúng tôi đã gặp phải không ít những phản ứng dữ dội từ các tỉnh. Những năm đầu, họ nói rằng, VCCI lấy tư cách gì mà đòi chấm điểm các tỉnh và cho rằng, tôi quá mạo hiểm".


"Mạo hiểm là bởi, chúng tôi xếp hạng không chỉ xếp các địa phương, mà có các Uỷ viên Trung ương Đảng. PCI còn là xếp hạng 2 uỷ viên Bộ Chính trị, tức là lãnh đạo Tp Hà Nội và Tp HCM. Một số lãnh đạo tỉnh còn đề nghị không công bố PCI, có tỉnh đề nghị không tham gia PCI", ông Lộc chia sẻ.











PCI, VCCI, năng lực cạnh tranh, cấp tỉnh, USAID, môi trường kinh doanh, doanh nghiệp, Quảng Ninh, Đà Nẵng, Vũ Tiến Lộc, xếp hạng,CI, VCCI, năng-lực-cạnh-tranh, cấp-tỉnh, USAID, môi-trường-kinh-doanh, doanh-nghiệp, Quảng-Ninh, Đà-Nẵng, Vũ-Tiến-Lộc, xếp-hạn

Doanh nghiệp được lợi nhờ các tỉnh cải thiện PCI



"Tuy nhiên, Thủ tướng Phan Văn Khải khi đó đã nói đại ý, các cơ quan chính quyền cần quen với các nhận định, góp ý của nhân dân, mới tiến bộ được và ủng hộ PCI", ông Lộc kể lại.


Cho đến nay, gần như 63 tỉnh thành trên cả nước đã có Nghị quyết và chương trình hành động nâng cao thứ hạng trong PCI. Không chỉ vậy, bộ chỉ số này vừa qua đã được Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chính thức lấy làm thước đo trong yêu cầu của Nghị quyết 19 về cải thiện môi trường kinh doanh.


Từ một bộ chỉ số xếp hạng chỉ mang tính tham khảo, giờ đây, PCI made in Vietnam thậm chí còn xuất khẩu đi 11 quốc gia trên thế giới như Ấn Độ, Trung Quốc, Malaysia, Indonesia, Srilanka, Bangladesh, Salvador, Kosovo... và danh sách này đang dài thêm.


Ông Lộc cho biết thêm, cả nước có 63 tỉnh thành nhưng doanh nghiệp chỉ phát triển tập trung ở 11 tỉnh thành, chiếm 60% sự gia tăng của DN tư nhân và chiếm 70% tổng đầu tư và doanh thu của khu vực tư nhân.


"Trong một môi trường thể chế như nhau, tại sao chỉ có 11 tỉnh đột phá như vậy mà các tỉnh khác lại không? Qua quan sát, sự phát triển DN có nhiều yếu tố, phần cứng là điều kiện về cơ sở hạ tầng, tự nhiên, địa lý, nhân lực và phần mềm, chính là sự điều hành của các chính quyền tỉnh. Rõ ràng, phần cứng đó cần có thời gian mới cải thiện được, nhưng phần mềm thì có thể cải thiện nhanh", ông Lộc bình luận.


Chẳng hạn, xung quanh Hà Nội, trước đây, tỉnh Vĩnh Phúc, Hưng Yên phát triển rất mạnh như Hà Tây (cũ), chỉ cách Hà Nội 30 km lại không thu hút được đầu tư, không phát triển DN. Xung quanh Tp HCM, Bình Dương, Đồng Nai thu hút nhiều vốn đầu tư, còn Bình Phước, Long An cũng gần tp HCM thì lại không, mặc dù, điều kiện tự nhiên là giống nhau.


Bởi vậy, PCI chính là cách tốt nhất để chỉ ra "lỗi" phần mềm trong từng tỉnh thành để từ đó, có cách thức cải thiện, tạo môi trường đầu tư kinh doanh tốt hơn.


Trên thực tế, sau mỗi lần công bố kết quả PCI công bố, nhiều tỉnh thành đã nỗ lực cải thiện và nhận được không ít điểm cộng từ các doanh nghiệp.









Ngày 16/4, Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam cùng tổ chức USAID sẽ công bố kết quả bảng xếp hạng năng lực cạnh tranh cấp tỉnh năm 2014. Cùng với kết quả thứ hạng năm 2015, báo cáo PCI lần này sẽ công bố các đánh giá của doanh nghiệp về cơ hội và thách thức từ Hiệp định đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) và những kết quả về thực trạng quan hệ lao động tại các doanh nghiệp.



Phạm Huyền

PCI, VCCI, năng lực cạnh tranh, cấp tỉnh, USAID, môi trường kinh doanh, doanh nghiệp, Quảng Ninh, Đà Nẵng, Vũ Tiến Lộc, xếp hạng,CI, VCCI, năng-lực-cạnh-tranh, cấp-tỉnh, USAID, môi-trường-kinh-doanh, doanh-nghiệp, Quảng-Ninh, Đà-Nẵng, Vũ-Tiến-Lộc, xếp-hạn





Phía sau màn kịch 'xin tiền chữa ung thư cho con'

Phía sau màn kịch 'xin tiền chữa ung thư cho con'

- Những người đã không quản khó nhọc, thậm chí vứt bỏ cả lòng tự trọng để giúp đỡ cháu bé có hoàn cảnh khó khăn trong mấy ngày qua ở bến xe Giáp Bát, khi hiểu được sự việc đã vô cùng phẫn nộ!











Bài 1: Hành động lạ của người mẹ 'xin tiền chữa ung thư cho con'


“Chị ơi, đi xin tiền giúp cháu, một ngày hơn một triệu đồng tiêm thuốc...”.




Bài 2: Sự thật về màn kịch 'xin tiền chữa ung thư cho con'


Cháu bé hoàn toàn khỏe mạnh, còn 'người mẹ bất hạnh' chính là kẻ lừa đảo có tiếng ở địa phương!





Phẫn nộ vì lòng tốt bị lợi dụng


Câu chuyện những người làm nghề xe ôm, bán bánh mì, bán nước… ở bến xe Giáp Bát (Hà Nội) bỏ công bỏ việc để bế cháu bé 'bị ung thư máu' đi xin tiền giúp mẹ nó đã khiến nhiều người xúc động.


Sự xúc động ấy, không phải chỉ ở nghĩa cử cao đẹp giữa người với người, mà câu chuyện trên có lẽ là rất hiếm xảy ra ở những nơi như bến xe, cổng chợ…


Hơn nữa, những người tốt bụng giúp đỡ cháu bé, họ cũng là những người lao động nghèo khó, phải mưu sinh kiếm sống. Họ không giúp đỡ cháu bé được bằng tiền bạc, nhưng đã dũng cảm thay mẹ cháu bé đi ăn xin…











lừa đảo; màn kịch; Giáp Bát; ung thư
Đinh Thị Lệ (áo xanh) đã dựng lên một màn kịch hoàn hảo để lừa những người tốt ở bến xe

Khi VietNamNet đăng tải câu chuyện về sự thật màn lừa đảo của Đinh Thị Lệ, những người lao động nghèo khổ ở bến xe Giáp Bát đã không khỏi giật mình.


Thông tin với VietNamNet, chị Luyến thật thà: “Buồn quá em ạ. Chị không nghĩ sự thật của cái Lệ lại như thế. Công sức mấy ngày liền của các chị, chị không tiếc, chỉ tiếc một điều, sau chuyện này, chúng tôi sẽ càng cân nhắc nhiều hơn, nghi ngờ nhiều hơn, hay nếu có giúp đỡ người khác, có lẽ không thể vồn vã, nóng vội như thế được”.


Chị Luyến bảo: “Ngày đầu tiên gặp mẹ con cô Lệ, thấy cháu bé quấn bông băng một bên tai, cổ áo máu rịn ướt sũng, chưa kịp khô. Mẹ nó chẳng còn đủ sức mà bế con đi ăn xin, mà nhìn cái mặt hiền lành ấy, tôi cứ nghĩ cô ấy chẳng dám mở lời mà đi ăn xin cho con.


Từ trước đến nay chưa đi ăn xin bao giờ cả. Lần đầu tiên đi xin tiền người khác, chẳng khác nào đeo mo vào mặt. Bây giờ, thật giả lẫn lộn, biết bao người thuê trẻ con đi xin ăn, lừa gạt lòng thương của người khác… Nhưng, nhìn ánh mắt của đứa trẻ, tôi cứ mạnh dạn và muối mặt đi xin”.


Sau chị Luyến là bác xe ôm Trần Văn Thụy. Không chỉ bế cháu bé đi xin tiền, ông Thụy còn có ý định sẽ mang hồ sơ bệnh án của cháu bé đến nhờ cậy một ông lang mà ông quen biết, để lấy thuốc chữa bệnh cho cháu.


“Chú nghĩ rồi, phải Đông Tây y kết hợp thì may ra mới giữ được sự sông của nó” – ông bảo với chúng tôi khi chưa biết về màn kịch Lệ bày ra.


Sáng ngày 08/4, ông Thụy nhẫn nại đứng tước cổng bệnh viện Bạch Mai chờ Lệ bế con đến. Nhưng, lúc thì Lệ nói ở BV Việt Đức, lúc thì ở viện Huyết học, rồi Lệ còn sụt sùi kể chuyện bị chồng đến viện đánh không cho chữa bệnh cho con…, ông Thụy càng thêm động lòng.


Khi biết được chân tướng sự việc, ông Thụy buồn rầu không nói thành lời. “Thôi thì nó đã như vậy, tôi chỉ thương thằng bé mới hơn một tuổi, bị mẹ nó hành hạ như thế thì khổ cho cháu quá…” – lời ông Thụy.


“Cả xã còn lạ gì nữa…”


Chúng tôi đã về tận xã Tiên Tân (huyện Duy Tiên, Hà Nam), nơi Lệ nói 'đang ở nhà chồng, bị chồng đối xử thô bạo' để xác minh sự việc.


Chủ tịch xã Tiên Tân, ông Phạm Văn Hạnh nhìn những bức ảnh mà PV chụp tại bến xe Giáp Bát thở dài: “Cả xã lạ gì chị này nữa. Đã lừa đảo, chiếm đoạt hàng trăm triệu đồng của những người nhẹ dạ. Chỉ vì họ nghe Lệ nói chị ta có mối quan hệ rất lớn, có thể chạy chọt, xin việc cho được”.











lừa đảo; màn kịch; Giáp Bát; ung thư
Những người tốt như ông Thụy xe ôm đã bế cháu bé đi xin tiền chữa bệnh thật sự phẫn nộ bởi hành vi của Lệ

Trưởng công an xã Tiên Tân, ông Phạm Quang Khải khẳng định thêm: “Ở địa phương, Lệ lấy chồng nhưng chưa chuyển khẩu về xã. Khi nhiều người có đơn tố cáo bị Lệ lừa gạt, chiếm đoạt tiền, chị ta lẩn trốn, rồi biện lý do mình cũng đang bị bệnh nặng để khất lần”.


Trưởng thôn 6, Đại Cầu, xã Tiên Tân, anh Phạm Văn Quang kể: Không chỉ lừa đảo người ngoài, anh trai chồng của Lệ (Phạm Văn Thọ - người vừa bị bắt giữ vì hành vi buôn bán ma túy), cũng bị Lệ lừa tiền nói là xin cho con của Thọ đi du học nước ngoài. Người anh này cũng đã rất phẫn uất vì bị em dâu lừa tiền.


Câu chuyện của trưởng thôn: “Chúng tôi mang giấy triệu tập của Công an tỉnh Hà Nam đến nhà để yêu cầu Lệ lên trụ sở cơ quan điều tra phục vụ công tác điều tra, nhưng không mấy khi gặp chị Lệ ở nhà.


Bố mẹ chồng của Lệ, hai ông bà rất hiền lành, thuần phác. Cô con dâu tai tiếng này khiến họ rất khổ. Đã có giai đoạn, mẹ chồng Lệ không thừa nhận cô con dâu. Đến khi xảy ra sự việc này, Lệ luôn lẩn tránh mọi người. Chị ấy vẫn chưa đăng ký tạm trú ở địa phương”.


Thời điểm PV VietNamNet có mặt tại xã Tiên Tân, trưởng thôn Phạm Văn Quang cũng vừa mang giấy triệu tập lần thứ hai của Công an tỉnh đến nhà giao cho Lệ.


Điều tra viên Trần Anh Tuấn thông tin: “Với lý do bệnh nặng, rồi thường xuyên không có mặt tại địa phương, đối tượng Đinh Thị Lệ đã trốn tránh mấy năm qua, gây khó khăn cho cơ quan điều tra. Chúng tôi cũng rất bức xúc về vụ việc này”.










Sự thật về màn kịch 'xin tiền chữa ung thư cho con'


Cháu bé hoàn toàn khỏe mạnh, còn 'người mẹ bất hạnh' chính là kẻ lừa đảo có tiếng ở địa phương!




Nhóm PV






Trường Sỹ quan Lục quân 1: Nơi đào tạo hơn 300 tướng lĩnh

Trường Sỹ quan Lục quân 1: Nơi đào tạo hơn 300 tướng lĩnh

Chiều nay, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã tới dự lễ kỷ niệm 70 năm ngày truyền thống Trường Sỹ quan Lục quân 1 và trao Huân chương Hồ Chí Minh lần thứ 3 cho tập thể cán bộ, sỹ quan chỉ huy, thầy và trò nhà trường.


Chủ tịch nước Trương Tấn Sang phát biểu: 70 năm qua, nhà trường luôn quán triệt và vận dụng đúng đắn đường lối chính trị, quân sự của Đảng, nắm vững phương hướng, nhiệm vụ xây dựng quân đội trong từng giai đoạn, thực hiện tốt nhiệm vụ đào tạo cán bộ cho toàn quân.











Chủ tịch nước, Trương Tấn Sang, lục quân
Chủ tịch nước gắn Huân chương Hồ Chí Minh lên lá cờ truyền thống của Trường Sỹ quan Lục quân 1. Ảnh: TTXVN

Chủ tịch nước nhấn mạnh, những năm tới, tình hình thế giới và khu vực tiếp tục diễn biến phức tạp, tiềm ẩn nhiều yếu tố mất ổn định, bất trắc, khó lường, để hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao, nhà trường cần tiếp tục quán triệt, thực hiện tốt các nghị quyết, chỉ thị của Đảng, luật pháp, chính sách của Nhà nước, chỉ đạo của Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng, đặc biệt là về Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới.


Chủ tịch nước mong muốn, nhà trường tích cực nghiên cứu, đổi mới, hoàn thiện quy trình, chương trình, nội dung và phương pháp dạy và học, phương pháp huấn luyện, việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập, rèn luyện, nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo toàn diện.


Chủ tịch nước đề nghị ban giám hiệu nhà trường tiếp tục bồi dưỡng đội ngũ sỹ quan đào tạo tại nhà trường có chất lượng cao cả về phẩm chất, năng lực và sức khỏe; có bản lĩnh chính trị kiên định, vững vàng; tuyệt đối trung thành với Đảng, với Tổ quốc, với nhân dân; có trình độ kỹ thuật, chiến thuật, quản lý, chỉ huy, rèn luyện bộ đội giỏi và thực hành tốt, đáp ứng yêu cầu của chiến tranh hiện đại, công nghệ cao.


Chủ tịch nước tin tưởng, nhà trường sẽ hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ, lập nhiều thành tích xuất sắc hơn nữa trong nhiệm vụ đào tạo cán bộ quân sự cho quân đội, xứng đáng với danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân.


Trường Sỹ quan Lục quân 1 (tiền thân là Trường Quân chính kháng Nhật) là trường quân sự đầu tiên của lực lượng vũ trang cách mạng, được Đại tướng, Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp trực tiếp chỉ đạo, tổ chức thành lập và giảng dạy những khóa học đầu tiên.


70 năm qua, trường đã đào tạo 82 khóa học, 78 khóa đã tốt nghiệp ra trường với trên 100.000 cán bộ, sỹ quan cho quân đội Việt Nam. Hơn 300 người trở thành tướng lĩnh, cán bộ cao cấp giữ trọng trách của Đảng, Nhà nước; 36 người được vinh danh Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân và Anh hùng Lao động.


Trường còn là cơ sở đào tạo hàng ngàn cán bộ quân sự cho các nước châu Á, châu Phi, châu Mỹ Latinh, đặc biệt là nước bạn Lào anh em.


Theo TTXVN









Chuyện hậu trường be bét của truyền hình thực tế

Chuyện hậu trường be bét của truyền hình thực tế

Thí sinh khi nhận ra mình chỉ là quân xanh chỉ có đúng một con đường duy nhất để rút lui là đổ bệnh, sức khoẻ không cho phép tiếp tục cuộc thi dù đã rất cố gắng.






Một đàn anh trong công ty sản xuất chương trình thực tế cho biết lời hứa được số đông thí sinh thích nghe nhất chính là: "Em có một chân trong đêm chung kết" hay "Em sẽ tiến sâu" để nhận cái gật đầu của họ. Khi thí sinh đã biến thành 'quân cờ', họ rất dễ bị điều khiển bởi đã lỡ phóng lao. Lúc đó, scandal kiểu gì cũng thành ra tự nhiên, dù hơn 80% scandal là có bàn tay đạo diễn hết hòng thu hút dư luận.

Thí sinh khi nhận ra mình chỉ là quân xanh chỉ có đúng một con đường duy nhất để rút lui là đổ bệnh, sức khoẻ không cho phép tiếp tục cuộc thi dù đã rất cố gắng. Nhưng thật ra là họ không có sự lựa chọn nào khác trước bản hợp đồng chi chít quy định đính kèm số tiền bồi thường bạc tỉ nếu vi phạm qui chế. Thành ra một loạt chương trình đình đám từng dính nghi án bát đồng quan điểm, bị đơn vị sản xuất ép rời cuộc thi hay ức chế bỏ thi cùng thông tin bệnh tật đang nối dài qua nhiều năm.


The Remix, Hòa âm và Ánh sáng, Sơn Tùng MTP, Giang Hồng Ngọc, Tóc Tiên, Isaac, Đông Nhi, Pha Lê, Bảo Anh, Trang Trần

Sơn Tùng xin rút khỏi The Remix với lý do sức khỏe không đảm bảo.


Dùng khán giả làm gậy rút lui


Gần nhất là một cuộc thi âm nhạc trên truyền hình, khi T bỏ thi vì bệnh, nhiều khán giả tin là thật nhưng xem cái cách anh chàng "dọn đường" cho ngày báo bệnh sẽ thấy cả một ekip tư vấn đằng sau. Rời bỏ công ty chủ quản V. khi vụ việc vẫn còn tranh chấp, bị khởi kiện nhưng khán giả vẫn thấy T đều đặn lên sóng truyền hình, tươi tỉnh thoải mái. Sự mạnh mẽ nếu có từ tính cách, vẫn không đủ để vực anh chàng đứng dậy nếu không có người chống lưng phía sau.


Và ngay cả khi nghi án T dừng cuộc chơi râm ran thì anh ta vẫn đều đặn nhận show. Khán giả Đà Nẵng còn cho chúng tôi thông tin T bay ra diễn ở một vũ trường rất sung trước thời điểm anh này chính thức thông báo bệnh. Mới đây, sau khi được BTC đồng ý cho rút lui, T vẫn diễn tại một vũ trường ở Hà Nội tối 2/4/2015. Tất cả đã đủ để thuyết phục công chúng về lời đồn đoán do nhận ra không cạnh tranh nổi ngôi vị quán quân nên chủ động tìm mọi cách rời cuộc chơi để giữ hình ảnh.


Trường hợp bỏ thi vì lý do sức khoẻ cũng được các thí sinh- ca sĩ Ư, HT, TM.. vin vào để dừng cuộc chơi khi nhận ra cam kết không như ý, thậm chí là bị BTC diễn trò thông qua kết quả chấm điểm của cả BGK lẫn tin nhắn bình chọn. Hay như chuyện nữ ca sĩ PT bừng bừng trút giận khi lượng tin nhắn của fan chị không trùng khớp với kết quả tin nhắn BTC công bố. Ca sĩ NA. dưới áp lực dư luận từng phải tự thú đã mua bình chọn.


Thói quen lôi khán giả vào câu chuyện bỏ thi trong khi thực tế chính ẩn ức cá nhân, quyền lợi bị đụng chạm mới là động lực thúc đẩy thí sinh chọn cách rút lui. Trong mọi trường hợp, lý do chung đều là "không đảm bảo sức khoẻ để cống hiến cho khán giả" nhưng trên thực tế không phải như vậy.


Chọn quân xanh bằng lá phiếu của tập đoàn đa cấp


BTC thường nhắm đến thí sinh mà ít khi cần phải quan tâm năng lực. Như nam nghệ sĩ V, tuy mới là nghệ sĩ trẻ, khả năng chỉ tạm ổn lại có vóc dáng to béo vẫn phủ sóng dày đặt trong nhiều show do một nhà sản xuất tại TPHCM chủ xị. Anh chàng tung hoành cả ngón nghề ca hát, nhảy nhót và nhái phiên bản gốc. Hỏi ra mới biết thí sinh này được chọn vì ngoài năng lực làm "quân xanh" độc-lạ thì V còn là thành viên của một tập đoàn chuyên kinh doanh thực phẩm đa cấp U. Chính những lá phiếu, tin nhắn được "đại gia đình" U do tay tổng giám đốc T. khởi xướng, vote 'ngay và luôn" cho thí sinh V là nguồn cơn lý giải thời gian V phủ sóng tấp nập như hiện nay. Đây được xem là con bài quen thuộc để nhà sản xuất chọn mặt thí sinh cho một chương trình truyền hình thực tế.


Quyền lực của BTC còn thể hiện rõ khi dàn thí sinh tham gia bỗng dưng gặp trở ngại, như trường hợp chân dài HTL. Lập tức BTC điều ngay "gà nhà" BA thay thế. BA không có sự chuẩn bị tốt nhất cho cuộc thi cô nàng vẫn sẵn sàng phải nhận lời kèm phát biểu trên truyền thông: "Tôi tham gia vì C.. là nơi tôi mang ơn, nơi đã giúp tôi có được như ngày hôm nay". Thiếu sự chuẩn bị, nhận lời vì chuyện hậu trường tế nhị đã khiến phần thi của BA xộc xệch, có tuần thi bị dính nghi án hát nhép và rời cuộc thi ngay sau đó. Những cuộc thi được thổi phồng quy mô lại có tư duy chụp giật như thế này đang ngày một lan rộng biến mọi thứ trở nên dễ dãi. Cuộc chơi vốn đã không minh bạch lại thêm nữa vời bởi thái độ làm nghề và trách nhiệm nữa vời của chính người trong cuộc.


Bí ẩn phía sau cuộc đua


The Remix, Hòa âm và Ánh sáng, Sơn Tùng MTP, Giang Hồng Ngọc, Tóc Tiên, Isaac, Đông Nhi, Pha Lê, Bảo Anh, Trang Trần
Trang Trần từng tuyên bố không muốn nhìn mặt BTC Cuộc đua kỳ thú.


Cuộc đua kỳ thú 2015 đang khởi động tuyển thí sinh đã từng có mùa giải đáng quên khi nghi án không tuân thủ format gốc, bị chính người chơi hồi tố. Thậm chí TK, một thí sinh cá tính còn đe tố BTC nếu không xử lý hợp tình hình ảnh đang phát sóng làm ảnh hưởng đến đội cô. Và quan trọng hơn là đội về top 3 từng bị nghi chơi thiếu trung thực khiến mùa giải này bội thực scandal.


Không chọn thí sinh qua năng lực, nhiều chương trình truyền hình thực tế hiện nay đang tìm mọi cách mua chuộc, lôi kéo thậm chí giăng bẫy để giành lấy thí sinh. Trong đó, tiêu chí tiềm lực kinh tế, có nhãn hàng hỗ trợ chi phí hoặc là thành viên của một nhóm nào đó luôn là "thước đo" để không ít nhà sản xuất nhắm thí sinh. Chính cách tiếp cận thí sinh nửa vời như thế đã góp phần biến không ít thí sinh, khán giả thành quân cờ xanh trên bàn cờ mang tên truyền hình thực tế.


Một cựu người mẫu chia sẻ hiếm khi thí sinh tố ngược BTC đến cùng do muốn tiếp tục làm nghề. Và hiện tại cũng chỉ có vài nhà sản xuất tên tuổi đang tung hoành trên "sóng đẹp" nên họ khá e ngại. Còn đối với thí sinh đã thoả hiệp lại càng không có lý do để "vạch áo" cho người khác xem. Thành ra, bức tranh mang tên truyền hình thực tế dù gặp rất nhiều điều tiếng, thậm chí biết là có ép phe đều rơi vào im lặng.


Nữ diễn viên NTV, sau khi đăng quang mùa giải thi nhảy đình đám quyết định lặn mất tăm qua nhiều mùa thi khác của cùng nhà sản xuất. Mới đây nhất cô nàng mới đăng dòng trạng thái đầy ẩn ý: "Chẳng có gì hay ho cả. Tôi là người ít nói nhưng cái gì thì cũng phải công bằng chứ. Sân chơi thì phải có luật chơi. Cứ tưởng là sẽ thay đổi bằng ấy năm. Ai ngờ nó cũng là thứ bàn cờ đen tối như ngày nào...".


Với vị thế "chiếu trên", BTC không khó để biến thí sinh thành quân xanh, quân đỏ trên bàn cờ truyền hình thực tế. Trước đó, nhiều thí sinh cá tính khác như nữ ca sĩ PT, người mẫu TK, V.. cũng đã đánh tiếng tung hê sự thật nếu BTC không làm rõ nghi án gian lận của cuộc chơi khiến mùa giải càng trở nên bát nháo. Vì thế, mới có nhận định thế này dành cho thí sinh nghệ sĩ Việt khi tham gia cuộc chơi: "thế lực át nội lực".

Đinh Quý Anh



The Remix, Hòa âm và Ánh sáng, Sơn Tùng MTP, Giang Hồng Ngọc, Tóc Tiên, Isaac, Đông Nhi, Pha Lê, Bảo Anh, Trang Trần