Thảm Cho Bé

Các mẫu Thảm Cho Bé, Thảm Xốp Cho Trẻ, Thảm Lót Nhà Trẻ Eva, Thảm Cho Bé được làm từ chất liệu cao su và hạt nhựa Eva xuất xứ từ Việt Nam đảm bảo an toàn, không độc hại, độ đàn hồi cao và đặc biệt rất bền bỉ. Công dụng chống trơn và hạn chế chấn thương khi tập luyện sử dụng để trải lót sàn phòng tập võ; phòng tập luyện cho các bộ môn thể thao nhào lộn, Aerobic, trường học, nhà trẻ và phòng tập luyện võ thuật các bộ môn như: Taekwondo; Karatedo; Vovinam; Võ cổ truyền; Pencak silat; Sanshuu; Aikido; Judo; Boxing; Kickboxing; Muay; MMA..

GIẢM TỪ 20% KHI MUA THẢM TẬP VÕ SỐ LƯỢNG LỚN LH: 09 68 59 33 78

Thảm cho trẻ với các đường viền dễ dàng nối liền với nhau tạo thành một không gian rộng cho bé vui chơi thoải mái. Thảm xốp lót sàn cho trẻ được làm từ chất liệu cao su và hat nhựa eva, rất êm ái, bề mặt tiếp xúc chống trơn trượt sẽ đảm bảo được độ an toàn khi bé sử dụng.


Thảm Cho Bé




– Thảm lót sàn giúp giảm lực va đập khi bé ngã, giữ an toàn cho bé khi nô đùa.

– Bề mặt thảm xốp có thiết kế sần nhỏ chống trơn trượt hiệu quả.

– Giúp bé vui chơi an toàn, hạn chế trường hợp trượt ngã khi nô đùa.

– Thảm ghép chia miếng dễ dàng lắp ráp phù hợp từng không gian.

– Thuận tiện tháo ra những lúc không sử dụng giúp bảo quản tiện lợi.

– Bề mặt xốp nhanh khô, dễ dàng lau sạch để đảm bảo vệ sinh tốt hơn.

– Màu sắc rực rỡ của từng miếng thảm xốp mang đến vẻ tươi sáng cho căn phòng.

Thảm Tập Võ các bộ môn như: Taekwondo; Karatedo; Vovinam; Võ cổ truyền; Pencak silat; Sanshuu; Aikido; Judo; Boxing; Kickboxing; Muay; MMA.. .Là một trong những dụng cụ không thể thiếu cho bộ môn võ thuật và các môn thể thao.Là thảm mút xốp eva hàng Việt Nam chất lượng cao dùng lót sàn phòng tập võ.… giao hàng toàn quốc.

Thảm Tập Võ là sản phẩm thảm mút xốp eva hàng Việt Nam chất lượng cao, sử dụng để trải lót sàn phòng tập võ; phòng tập luyện cho các bộ môn thể thao nhào lộn, Aerobic, trường học, nhà trẻ.

Độ đàn hồi của thảm tốt sẽ giúp quá trình luyện tập của bạn trở nên dễ dàng hơn. Đặc biệt là khi thực hiện các động tác chống tay, chân hay tiếp xúc với mặt sàn sẽ không gây thương tích hay bị đau. Vì thế, dựa vào nhu cầu luyện tập bạn nên chọn cho mình những loại thảm tập võ có độ đàn hồi khác nhau.

Thứ Tư, 31 tháng 12, 2014

Ông Vương Đình Huệ: Nhiều ‘chuyện lạ’ đang chờ 2015

Ông Vương Đình Huệ: Nhiều ‘chuyện lạ’ đang chờ 2015

- Phân tích các diễn biến trong đời sống kinh tế chính trị năm 2014 và những dự cảm cho tình hình năm 2015, Trưởng ban Kinh tế TƯ Vương Đình Huệ đã nhắc đến những xung lực mới, hay như theo cách gọi vui của ông là những "chuyện lạ" đang chờ đón năm mới.





"Tôi và chúng ta"


Tròn một năm trước, ông nhận định "đã đến thời điểm cho phép chúng ta nghĩ đến phục hồi tăng trưởng theo mục tiêu hợp lý". Đến nay, ông có hài lòng về đánh giá này của mình?


Trước hết, trong đánh giá nền kinh tế, tôi không muốn nhấn mạnh đến cái "tôi", mà khách quan nhất nên là "tôi và chúng ta". Trên quan điểm này, qua theo dõi, thì thấy rằng năm 2014 cũng có một hiện tượng khá lý thú là ở cả 3 kênh đánh giá là đánh giá của các chuyên gia kinh tế trong nước và truyền thông trong nước; đánh giá của các tổ chức quốc tế là các đối tác phát triển của Việt Nam và thứ ba là đánh giá của các cơ quan thông tấn báo chí nước ngoài; thì ở cả 3 kênh này, đều có cách nhìn nhận đánh giá về kinh tế Việt Nam 2014 khá thống nhất, tương đồng, không có mâu thuẫn, tuy mức độ, liều lượng có thể khác nhau một chút. Đây là điểm khác biệt so với năm trước và cũng là điểm khá đáng mừng.


Về việc từ ý nghĩ "đã đến lúc phục hồi tăng trưởng hợp lý", so với thực tế diễn ra trong một năm qua, thì ý nghĩ này có phải là lãng mạn hay không? Chắn chắn là không, căn cứ trên 4 kết quả không thể phủ nhận. Thứ nhất, kinh tế vĩ mô ổn định và được củng cố và vững chắc hơn 2013. Lạm phát thấp hơn nhiều so với chỉ tiêu của Quốc hội. Thứ hai là tăng trưởng đạt được mức trên 5,8%, đây là năm đầu tiên trong nhiệm kỳ này chỉ tiêu tăng trưởng đạt vượt kế hoạch.


Thứ ba, thị trường tài chính tiền tệ ổn định hơn, lãi suất huy động và cả cho vay đều giảm, nhất là lãi suất cho vay giảm rất mạnh so với thời kỳ trước đây; Tỷ giá của VND so với USD ít biến động và điều này nó hỗ trợ tích cực cho xuất khẩu và củng cố tâm lý thị trường; Thị trường chứng khoán nằm trong 5 thị trường có tăng trưởng mạnh nhất thế giới; Dự trữ ngoại hối tăng khá mạnh. Thứ tư là quá trình tái cơ cấu nền kinh tế đã đạt được những tiến bộ đáng kể, dù đó cũng mới là những kết quả quan trọng bước đầu.











tái-cơ-cấu, kinh-tế, 2014, 2015, đầu-tư, triển-vọng, phát-triển, đầu-tư, dự-án,

Trưởng ban Kinh tế TƯ Vương Đình Huệ



Nếu cho rằng tái cơ cấu kinh tế đã đạt được những tiến bộ đáng kể, thì dường như chỉ mang tính động viên tinh thần là chính vì đã có thước đo nào cho sự đáng kể này, thưa ông?


Ban Kinh tế đã có báo cáo tổng kết rất công phu về tình hình thực hiện chủ trương tái cơ cấu nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, và QH cũng đã có riêng một báo cáo giám sát để đánh giá vấn đề này. Qua đó, có thể lượng hóa được khá thực chất về những kết quả bước đầu của tiến trình tái cơ cấu nền kinh tế.


Chẳng hạn, trong tái cơ cấu đầu tư công chúng ta đang triển khai đúng hướng, giảm dần được phân tán, dàn trải, hiệu quả sử dụng vốn đầu tư tăng lên. Các số liệu về hiệu quả sử dụng vốn đầu tư cho thấy, trong giai đoạn 2006 - 2010 thì ICOR của toàn bộ nền kinh tế là 6.96. Ước tính cho giai đoạn 2011 - 2015 giảm xuống khoảng 6.5. Riêng khu vực công, thì có thấy chuyển biến này còn rõ hơn. Nếu giai đoạn 2006 - 2010, ICOR bình quân khu vực nhà nước là 9.6 thì giai đoạn 2011 - 2013, theo số liệu mà chúng tôi tính được, thì nó đã giảm xuống còn 7.5. Tuy nhiên, như tôi vừa nói, tái cơ cấu nền kinh tế có thực hiện khá quyết liệt nhưng đó mới chỉ là kết quả bước đầu, tốc độ rõ ràng không đạt yêu cầu như mong muốn.


"Không còn mù mờ"


Ông có thể kể ra những thách thức chuyển giao sang năm 2015 và ông đánh giá thế nào về khả năng ứng phó với thách thức của chúng ta?


Phải nói rằng tình hình chuyển giao thách thức này của năm 2014 sang năm 2015 nó rõ rệt hơn nhiều so với cách đây một năm trước. Năm 2013 mà dự đoán cho năm 2014 mù mờ lắm, còn năm 2015, sáng lên rất nhiều. Nếu có lo lắng, thì đó là lo lắng về rủi ro đến vì năng lực quản lý điều hành tổ chức thực hiện của chúng ta. Nhưng sự rủi ro, này nếu có, thì cũng không chỉ do lỗi điều hành của riêng Chính phủ. Vì vậy, tất cả địa phương, các bộ, các ngành, các cấp và chính người dân, doanh nghiệp cùng chung sức để ứng phó với những thách thức này.


Một trong những thách thức lớn của năm 2015 là một số cân đối vĩ mô còn rất khó khăn nhất là về thu chi ngân sách trong điều kiện nợ công đã gần chạm trần và giá dầu thô giảm sâu và kéo dài. Tuy chúng ta vẫn bảo đảm, nhưng phải có những giải pháp căn cơ cho hơn để những cân đối này không còn là thách thức cho những năm về sau. Như đối với cân đối ngân sách, nếu chúng ta có cơ cấu hợp lý, chi thường xuyên khoảng 50%, khoảng 25-30% cho đầu tư, còn 15-20% cho trả nợ, như thế rất là đẹp. Nhưng hiện nay cân đối ngân sách đến năm 2014 chi cho bộ máy, cho con người, cho thường xuyên tới trên 67%, phần còn lại cho đầu tư, phần cho trả nợ rất ít.


Những thách thức nữa là tốc độ tăng trưởng chưa cân xứng với tiềm năng, do nhu cầu nội địa phục hồi chậm.Sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp còn rất khó khăn. Qua báo cáo của Tổng cục Thuế thì số lượng doanh nghiệp đang hoạt động có thuế thu nhập để nộp thuế thì cũng thấp, khoảng 30% thôi. Nợ công của chúng ta cao, áp lực trả nợ ngân sách lớn, chúng ta còn phải vay nợ để đảo nợ khá nhiều. Nợ xấu còn cao, xử lý thì còn chậm và chưa thực sự hiệu quả...


Lạm phát năm 2014, có người gọi đó là món quà, có người gọi đó là món nợ để lại cho năm 2015. Còn ông?


Đúng là xoay quanh kết quả lạm phát thấp của năm 2014, cũng nhiều ý kiến trái chiều, trong đó, có luồng ý kiến cho rằng tổng cầu thấp quá, cứ để lạm phát thấp mãi thế này không khéo lại trì trệ, thiểu phát. Nên hiểu vấn đề này thế nào cho khách quan?











tái-cơ-cấu, kinh-tế, 2014, 2015, đầu-tư, triển-vọng, phát-triển, đầu-tư, dự-án,

Nhiều "chuyện lạ" đang chào đón năm mới



Theo chúng tôi lạm phát thấp nó có mấy vấn đề chính: Một là, năm 2014 giá thế giới giảm rất mạnh, nhất là giá năng lượng, từ giữa tháng 6 cho đến nay, giá dầu giảm rất mạnh. Trong rổ tính CPI của Việt Nam thì giá xăng dầu, nhiên liệu, giao thông ở Việt Nam luôn có ảnh hưởng rất lớn nên khi nhóm giá này giảm, là yếu tố giúp cho lạm phát thấp. Vấn đề thứ hai, là lạm phát thấp, có phải do tổng cầu giảm không? Nếu chúng ta lấy tốc độ tăng trưởng tiêu dùng trừ đi cái chỉ số lạm phát thì tổng cầu có tăng hơn trước một chút, tất nhiên mức tăng vẫn còn thấp không được như kỳ vọng của chúng ta mong muốn, do chi tiêu công của chúng ta không có dư giả nhiều, nhưng không có chuyện tổng cầu giảm.


Với kết quả lạm phát thấp, còn nổi lên một điều mà theo tôi là tốt. Lạm phát thấp còn thể hiện tập quán chi tiêu của người dân cũng có những thay đổi, trước kia no dồn đói góp, bây giờ thị trường rất thuận tiện nên tập quán và tâm lý tiêu dùng của người Việt Nam cũng có những thay đổi... Rõ ràng là kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định và ổn định hơn. Vậy thì sao có thế coi nó là "món nợ"?


"Động lực thôi thúc"


Nhìn về năm 2015, năm khắp nơi rộn ràng tổ chức Đại hội Đảng các cấp, liệu các hoạt động của nền kinh tế có vì thế mà ngưng trệ?


Tôi cho rằng không những không ngưng trệ mà còn ngược lại, diễn biến đó tạo ra khí thế, xung lực, động lực thôi thúc chúng ta về đích. Trong thời gian qua, khi chúng tôi đi làm việc với các địa phương, các bộ ngành, họ đều gọi năm gọi năm 2015 là năm chạy nước rút để tạo đà tốt nhất chuẩn bị cho nhiệm kỳ sau. Theo đó, hiện giờ, khắp nơi đang với tinh thần tập trung cao độ, với nhiều nỗ lực để đạt mức hoàn thành các chỉ tiêu cao nhất của kế hoạch 5 năm (2011- 2015). Người Việt mình khi mà chạy nước rút, với động lực thôi thúc về đích là cũng đáng nể đấy!


Có vẻ năm 2015 sẽ là năm khởi đầu với nhiều niềm vui, thưa ông?


Chắn chắn là như vậy. Tôi còn thấy năm 2015 là năm rất "lạ", khi chúng ta sẽ triển khai nhiều hiệp định tự do thương mại. Hiệp định thương mại tự do song phương Việt Nam- Hàn Quốc sẽ được ký trong khoảng đầu năm 2015. Đây là Hiệp định không chỉ có ý nghĩa quan trọng trong việc tăng cường hợp tác thương mại song phương hướng tới mục tiêu kim ngạch 70 tỷ USD vào năm 2020, mà còn góp phần thúc đẩy toàn diện quan hệ Đối tác hợp tác chiến lược Việt Nam - Hàn Quốc lên tầm cao mới.


Chúng ta đang đồng thời tham gia đàm phán các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới có tiêu chuẩn cao với sự tham gia của các cường quốc, các khối kinh tế lớn trên thế giới như Hoa Kỳ, EU, Nga, Nhật Bản, Úc... Đại diện Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Hàn Quốc đã ký Biên bản thoả thuận về kết thúc đàm phán Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Hàn Quốc, Việt Nam và Liên minh thuế quan Nga - Kazakhstan - Belarus cũng đã hoàn tất quá trình đàm phán FTA. Năm 2015, Việt Nam cũng sẽ chính thức tham gia Cộng đồng kinh tế ASEAN. Tất cả các sự kiện về hội nhập quốc tế như vậy tạo ra động lực quan trọng đối với tăng trưởng thương mại và đầu tư, qua đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nâng cao chất lượng hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam. Một số đại biểu nguyên là lãnh đạo Đảng, Nhà nước khi dự một Hội thảo về Hội nhập do Ban Kinh tế vừa tổ chức có nói: "chưa khi nào Việt Nam lại gặt hái được những kết quả đàm phán như thế này, dồn vào năm 2015".


Tất nhiên việc "gặt hái" như vậy tạo ra nhiều cơ hội và thách thức cũng không nhỏ. Nhưng về cơ bản, việc tham gia ký kết và đàm phán tham gia các hiệp định FTA có tác động tích cực tới phát triển kinh tế, giúp xây dựng và hoàn thiện nền kinh tế thị trường đầy đủ có định hướng XHCN, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, doanh nghiệp và sản phẩm, phát triển nông nghiệp, nông thôn, giải quyết lao động, tạo công ăn việc làm, nâng cao tiền lương và thu nhập...Tất cả các sự kiện về hội nhập quốc tế như vậy tạo ra động lực quan trọng đối với tăng trưởng thương mại và đầu tư, qua đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nâng cao chất lượng hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam.


Cùng đó, năm 2015 cũng là năm sẽ có nhiều bộ luật, đạo luật liên quan đến môi trường đầu tư và kinh doanh được ban hành và có hiệu lực như Luật Doanh nghiệp sửa đổi, Luật Đầu tư sửa đổi, Luật Quản lý sử dụng vốn nhà nước tại doanh nghiệp và một loạt các luật khác; Tất cả các bộ luật này tiếp cận theo hướng tích cực, hiện đại tạo ra môi trường kinh doanh thông thoáng. Cộng với cái mà Chính phủ đã và đang làm là cam kết đưa mức môi trường đầu tư kinh doanh của ta xuống mức bình quân của Asean 6, nhất là trong các lĩnh vực về thuế, hải quan, tiếp cận điện lực, đất đai...


Tôi nghĩ với sự cộng hưởng như vậy sẽ tạo ra sức sống mới cho nền kinh tế. Vấn đề còn lại là tổ chức chỉ đạo quyết liệt như thế nào, thực hiện chương trình hành động quyết liệt thế nào để có thể tận dụng được những điểm "lạ" như vậy của năm 2015.


Lê Châu










tái-cơ-cấu, kinh-tế, 2014, 2015, đầu-tư, triển-vọng, phát-triển, đầu-tư, dự-án,





Giá dầu xuống đáy: Ai chịu trận cùng Putin?

Giá dầu xuống đáy: Ai chịu trận cùng Putin?

- Hỏa hoạn phá hủy một số cơ sở dầu mỏ ở Libya cuối tuần qua không những không kéo giá dầu đi lên mà mặt hàng này lại cắm đầu lao xuống mức thấp nhất trong hơn 5 năm qua. Mốc 50 USD/thùng đang có thể sẽ được xác lập. Giá dầu xuống không chỉ gây khó khăn cho nước Nga của Tổng thống Putim mà sẽ khiến hàng loạt quốc giá khác khó khăn. Nước Mỹ của Tổng thống Obama cũng không là ngoại lệ.





Giá dầu giảm mạnh nhất 8 năm


Hồi phục chưa được bao lâu, trong những phiên giao dịch cuối cùng của năm 2014, giá dầu lại bất ngờ quay đầu giảm mạnh nhất trong 8 năm, xuống mức thấp trong hơn 5 năm qua do lo ngại nguồn cung vẫn còn quá lớn trong bối cảnh Mỹ không nhượng bộ và OPEC nhẫn nại không cắt sản lượng để giữ thị phần.


Giá dầu ngọt nhẹ WTI đóng cửa phiên giao dịch 29/12 trên Sàn giao dịch New York bất ngờ giảm 1,12 USD (tương đương 2%) xuống 53,61 USD/thùng - mức thấp nhất kể từ tháng 5/2009.


Dầu Brent giao tháng 2 cũng giảm 1,57 USD (-2,6%) xuống 57,88 thùng.


Trong tuần trước, giá dầu thô trên sàn giao dịch New York giảm 4,2% và là tuần giảm giá thứ năm liên tiếp.








dầu-khí, giá-dầu, cú-sốc-dầu-khí, Mỹ, Putin, Nga, châu-Âu, kinh-tế, 2015, Obama, OPEC, fracking, dự-báo

Tính chung từ giữa tháng 6 tới nay, dầu đã giảm hơn 50%. Đây là tốc độ giảm giá nhanh nhất kể từ năm 2008, gần bằng so với hai cú sốc giảm giá dầu giai đoạn 1985-1986 và 1990-1991.


Dầu giảm giá bất chấp cuối tuần trước, một số cơ sở dầu mỏ ở Libya gặp hỏa hoạn. Diễn biến ngược chiều của giá dầu càng khiến niềm tin của giới đầu tư vào mặt hàng quan trọng này xói mòn, dẫn tới tình trạng bán tháo.


Theo Bloomberg, dầu giảm giá chủ yếu là do giới đầu tư tin rằng Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) sẽ cố thủ, kiên quyết không giảm sản lượng khai thác dầu ở mức cao 30 triệu thùng/ngày như trong suốt thập kỷ qua, nhằm giữ thị phần trong cuộc chiến với các nhà sản xuất dầu khí của Mỹ.


Nước Mỹ, trong khi đó, đang duy trì sản lượng ở mức cao nhất trong 3 thập kỷ qua nhờ đột phá trong công khai thác dấu khí đá phiến - một cách thức khai thác khác hẳn so với truyền thống từ các túi dầu tích tụ dễ khai thác. Các nhà sản xuất Mỹ có công nghệ đặc biệt để khai thác dầu khí đá phiến vốn có trữ lượng rất lớn nhưng thế giới chưa tiếp cận được.


Cuộc chiến này diễn ra trong bối cảnh thế giới đang ứ thừa nguồn cung dầu. Các nền kinh tế lớn như châu Âu, Nhật đang rơi vào tình trạng đình trệ, suy giảm tăng trưởng. Trong khi đó, Trung Quốc cũng đối mặt với nguy cơ giảm tốc tăng trưởng cực kỳ lớn.


Ở chiều ngược lại, rất nhiều nước đang sống dựa chủ yếu vào nguồn thu từ xuất khẩu dầu khí như Nga, Iran, Venezuela, Ả Rập Saudi... Nhiều trong số các nước này không thể cắt giảm nguồn cung cho dù dầu có giảm giá hơn nữa. Nhiều nền kinh tế phụ thuộc quá lớn vào nguồn thu dầu mỏ cho hầu hết các chi tiêu trong nước khác.


Đáy nào cho giá dầu?


Cho đến thời điểm này, các chuyên gia và các tổ chức đều rất thận trọng khi đưa ra các dự báo về giá dầu.


Ngân hàng Thế giới (WB) cho rằng, giá dầu trên thế giới đang giảm mạnh và có thể duy trì mức thấp trong một năm hoặc lâu hơn.








dầu-khí, giá-dầu, cú-sốc-dầu-khí, Mỹ, Putin, Nga, châu-Âu, kinh-tế, 2015, Obama, OPEC, fracking, dự-báo

Trong một báo cáo gần đây, Goldman Sachs hạ dự báo giá dầu Brent trong quý I/2015 xuống trung bình đạt 85 USD/thùng, giảm so với 100 USD/thùng dự báo trước đó. Giá dầu WTI có giá 75 USD/thùng, giảm so với 90 USD/thùng dự báo trước đó.


Kuwait Petroleum dự đoán giá dầu sẽ dao động ở mức 65 USD/thùng trong nửa đầu năm 2015, cho đến khi nền kinh tế thế giới hồi phục rõ nét, hoặc xảy ra một cách khủng hoảng chính trị nào đó, hay OPEC cắt giảm sản lượng.


Công ty Chứng khoán Vietcombank (VCBS) cũng cho rằng, giá dầu khó duy trì mức dưới 60 USD/thùng trong dài hạn.


Nhiều phân tích cho rằng, có yếu tố chính trị, yếu tố đầu cơ trong cú sốc giảm giá dầu lần này. Mặc dù vậy, cũng không ít người cho rằng, dầu giảm giá hơn 50% trong khoảng nửa năm qua phần lớn là do sự mất cân bằng quan hệ cung cầu. Trong khi nhiều nền kinh tế lớn trên thế giới suy yếu đi thì sản lượng dầu lại tăng lên. Từ đầu 2013, nhờ công nghệ mới, sản lượng dầu của Mỹ cao hơn khoảng 2 triệu thùng/ngày so với trung bình các năm trước đó.


Tuyên bố sẽ không cắt giảm sản lượng ngay cả khi giá giảm xuống 40 USD/thùng của OPEC, cho thấy một thực tế về sự mất kiểm soát, mất khả năng thao túng thị trường dầu mỏ thế giới của tổ chức này.


Trên thực tế, sự thay đổi vị thế trên thị trường dầu mỏ có lẽ chính là câu chuyện về ngành fracking - khai thác dầu khí đá phiến.


Nếu đúng như vậy, câu chuyện giá dầu về đâu, xuống tới đáy nào sẽ phụ thuộc nhiều vào giá thành sản xuất dầu khí đá phiến ở Bắc Mỹ và mục tiêu chính trị của chính quyền Mỹ.


Nhiều phân tích gần đây cho thấy, điểm hòa vốn của phần lớn các công ty khai thác dầu đá phiên ở Mỹ là từ 60 USD/thùng trở lên. Một số nguồn có giá thành khoảng 40 USD nhưng số lượng ít. Như vậy, với mức giá hiện tại một số DN có thể đã bắt đầu lỗ, khai thác dầu đá phiến có thể sẽ phải giảm sản lượng. Khi đó, cung dầu trên thế giới có thể sẽ bớt áp đảo cầu.


Trong tương lai, công nghệ có thể tiếp tục được cải thiện nhưng các nguồn dầu khí đá phiến dễ khai thác sẽ giảm dần. Do vậy cho nên, việc giảm giá thành hơn nữa có thể không khả thi.


Bên cạnh đó, giá dầu thấp có thể căng thẳng chính trị ở một số khu vực khi mà quyền lực chính trị của các nước xuất khẩu dầu như Ả Rập Saudi, Iran và Nga bị suy yếu. Giảm ở một mức độ nào đó thì thế giới được lợi nhưng nếu hàng loạt các quốc gia bị ảnh hưởng nghiêm trọng thì thế giới có thể cũng chao đảo.


Văn Minh









dầu-khí, giá-dầu, cú-sốc-dầu-khí, Mỹ, Putin, Nga, châu-Âu, kinh-tế, 2015, Obama, OPEC, fracking, dự-báo





Báo chí tích cực đấu tranh khẳng định chủ quyền biển đảo

Báo chí tích cực đấu tranh khẳng định chủ quyền biển đảo

- Theo đánh giá tại hội nghị báo chí toàn quốc hôm nay, một trong những ưu điểm của báo chí năm 2014 là tích cực đấu tranh khẳng định chủ quyền, biển đảo của Tổ quốc.





Bên cạnh đó là đấu tranh phòng, chống "diễn biến hòa bình", nguy cơ "tự chuyển biến", "tự chuyển hóa", phản bác các thông tin, luận điệu sai trái của các thế lực thù địch, phản động, cơ hội chính trị.


chủ quyền, báo chí, diễn biến hòa bình, tự chuyển biến, tự chuyển hóa, giàn khoan, Biển Đông, Hải Dương 981


"Trước những diễn biến phức tạp trên Biển Đông, nhất là việc TQ ngang ngược hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa nước ta, báo chí đã nắm vững, quán triệt sâu sắc và tuyên truyền sâu rộng quan điểm, mục tiêu, phương châm, nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới: 'bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền thống nhất toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc', 'giữ vững ổn định chính trị và môi trường hòa bình để xây dựng và phát triển đất nước, 'tránh xung đột, đối đầu, tránh bị cô lập, phụ thuộc'...'", báo cáo do Thứ trưởng Bộ Thông tin - Truyền thông Trương Minh Tuấn đọc nhận định.


"Báo chí đã lên án kiên quyết, mạnh mẽ hành động ngang ngược, sai trái của phía TQ, nêu bật tinh thần yêu nước, ý chí, quyết tâm bảo vệ chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc của toàn dân, góp phần củng cố khối đại đoàn kết dân tộc, nâng cao niềm tin của các tầng lớp nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước".


Báo cáo cũng đánh giá cao việc các cơ quan phối hợp tổ chức cho các nhà báo quốc tế ra tác nghiệp tại thực địa, nơi TQ hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 tại vùng biển thuộc chủ quyền VN, chứng kiến và có tin, bài vạch trần hành động ngang ngược của TQ, góp phần tích cực vào công tác đấu tranh dư luận của ta.


Những ưu điểm khác của báo chí năm qua là tuyên tuyền hiệu quả việc thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, các ngày lễ lớn, điều hành của Chính phủ, đấu tranh chống tiêu cực, tham nhũng...


Nhưng cũng có không ít khuyết điểm. Thứ trưởng Trương Minh Tuấn nhấn mạnh "khuynh hướng xa rời tôn chỉ, mục đích, đối tượng phục vụ chưa được khắc phục", điển hình là các thông tin tiêu cực, giật gân, hở hang, đời tư, tội ác, mê tín dị đoan, thiếu nhạy cảm về chính trị, đối ngoại, an ninh, quốc phòng, chưa đấu tranh chống các thế lực thù địch, các chương trình truyền hình thiếu Việt hóa, quảng cáo sai, vi phạm sỡ hữu trí tuệ, vi phạm đạo đức nghề nghiệp...


Theo nhận định của báo cáo, các biểu hiện sai phạm này nằm chủ yếu ở các ấn phẩm phụ của báo in và báo điện tử. Báo cáo đánh giá nguyên nhân có phần ở việc cung cấp thông tin cho các chí còn hạn chế của các cơ quan hành chính, nhưng nguyên nhân chủ quan là quan trọng. Cụ thể là thực hiện không nghiêm kỷ luật thông tin, chạy đua cạnh tranh thông tin, cơ quan quản lý buông lỏng quản lý, thiếu hiểu biết, không nắm vững pháp luật...


Do những sai phạm này mà trong năm đã có một số cơ quan báo chí và nhà báo bị xử lý: 71 trường hợp vi phạm, hơn 1,5 tỷ đồng tiền phạt, thu hồi giấy phép hoạt động của 5 ấn phẩm, thu hồi 7 thẻ nhà báo...


Hội nghị chỉ ra một trong những nhiệm vụ trọng tâm của báo chí năm 2015 là tuyên truyền Đại hội Đảng các cấp, tiến tới Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 12, chủ động đấu tranh phản bác các quan điểm, thông tin sai trái, luận điệu xuyên tạc của thế lực thù địch nhằm chống phá Đại hội Đảng.


Bên cạnh đó là tuyên truyền các dịp kỷ niệm lớn, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nhiệm vụ kinh tế - xã hội, đấu tranh chống tiêu cực, tham nhũng...


Hai điều quan trọng mà các cơ quan quản lý báo chí phải hoàn thành năm 2015 là hoàn thành Quy hoạch phát triển báo chí toàn quốc đến năm 2025 và xây dựng luật Báo chí trình QH tháng 10/2015.


Tuyên truyền chủ quyền biển đảo, quan hệ quốc tế, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền Tổ quốc, đồng thời giữ gìn môi trường ổn định, hòa bình, hữu nghị, hợp tác để có điều kiện xây dựng và phát triển đất nước tiếp tục là nhiệm vụ quan trọng của báo chí trong năm 2015.


Chung Hoàng





chủ quyền, báo chí, diễn biến hòa bình, tự chuyển biến, tự chuyển hóa, giàn khoan, Biển Đông, Hải Dương 981





Thứ Ba, 30 tháng 12, 2014

Ông Vũ Khoan: VN không phải nước nhược tiểu

Ông Vũ Khoan: VN không phải nước nhược tiểu

- “Chúng ta phải tự tin rằng chúng ta có sức mạnh, cả sức mạnh cứng và sức mạnh mềm. Việt Nam không phải là một nước nhược tiểu” – nguyên Phó Thủ tướng Vũ Khoan nhấn mạnh.


VietNamNet giới thiệu kỳ 1 cuộc đối thoại trực tuyến: Dấu ấn đối ngoại Việt Nam 2014 và kỳ vọng 2015 với nguyên Phó Thủ tướng Vũ Khoan do VietNamNet và báo Thế giới và Việt Nam phối hợp tổ chức. Dẫn chương trình là nhà báo Việt Lâm (báo VietNamNet) và nhà báo Minh Nguyệt (Phó Tổng biên tập báo Thế giới & Việt Nam).


Thưa ông, nếu phải nhận xét gọn trong một vài chữ thì nguyên Phó Thủ tướng sẽ dùng những từ nào để mô tả về đối ngoại Việt Nam 2014?


Trước khi trả lời tôi muốn nói rằng chúng ta sắp kết thúc một năm cũ 2014 và bước sang một năm mới 2015, tôi rất vui khi có dịp nói chuyện với nhà báo, độc giả của hai tờ báo quan trọng là Vietnamnet và Thế giới&Việt Nam. Tôi phát biểu với tư cách cá nhân, một người ham thời sự chứ không đại diện cho một cơ quan chính thức nào cả.


Các hoạt động xã hội nói chung và đặc biệt là các hoạt động ngoại giao liên quan đến nhiều quốc gia và không thể khái quát hết bằng một hai chữ. Mặc dù vậy, theo tôi ấn tượng trong năm 2014 về hoạt động ngoại giao được khái quát trong hai hai chữ “chủ động, tích cực”.


“Chủ động” ở đây là chúng ta tự quyết định hoạt động để phục vụ cho lợi ích của mình; còn “tích cực” ở đây có hai nghĩa, một là năng động, hai là thái độ xây dựng, đối lập với thái độ tiêu cực. Chúng ta đã chủ động, tích cực trên cả ba lĩnh vực: Bảo vệ độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ; tích cực hội nhập quốc tế để có môi trường phát triển; tích cực nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế.


Trong hàng loạt các sự kiện và diễn biến sôi động trong năm qua, theo ông, sự kiện đối ngoại nào đã thể hiện đậm nét nhất dấu ấn của VN?


Chắc chắn mọi người Việt Nam đều nhận thấy năm 2014, chúng ta đã hoạt động tích cực, chủ động để bảo vệ chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ trước những diễn biến không đơn giản ở biển Đông. Có lẽ đó là hoạt động nổi bật nhất của Việt Nam bên cạnh nhiều hoạt động khác trên trường quốc tế.


Năm qua cũng là năm chứng kiến những chuyển động mang tính chiến lược trong môi trường chính trị - an ninh quốc tế. Nhiều nhà quan sát cho rằng đó là một năm đầy bất an bất ổn, hỗn loạn và khó dự đoán. Một môi trường như thế đã ảnh hưởng như thế nào đến chúng ta?


Đúng là môi trường quốc tế năm 2014 thực sự biến động, bất định. Nếu nhìn lên bản đồ thế giới, ví dụ như về khí hậu, chỗ nào nóng thì sẽ có màu đỏ. Có thể nói, trên bản đồ chính trị thế giới năm nay cũng có một số “mảng đỏ”.


“Mảng đỏ” lớn thứ nhất là ở Đông Âu, liên quan đến Ukraine; thứ hai là Trung Đông; thứ ba là Tây Thái Bình Dương, bao gồm biển Hoa Đông và Biển Đông; và thứ tư là các vấn đề kinh tế, trong đó có việc giá dầu. Đây là 4 “mảng” đặc trưng của năm 2014.


Tất cả các vấn đề này đều ảnh hưởng đến Việt Nam, bởi chúng ta là một quốc gia sống trong môi trường toàn cầu nên không thể tách biệt được. Thế giới xáo động như thế nên tất nhiên chúng ta cũng bị ảnh hưởng cả về kinh tế, chính trị, an ninh.











Vũ Khoan
Nguyên Phó Thủ tướng Vũ Khoan là một nhà ngoại giao kỳ cựu, một nhà tư duy chiến lược nổi bật. Ảnh: Phạm Hải

Câu chuyện lòng tin giữa dân và Nhà nước


Phải nói rằng, bản lĩnh Việt Nam đã thực sự được thử lửa với sự kiện giàn khoan Hải dương 981. Bây giờ nhìn lại, theo ông, chúng ta có thể rút ra được bài học gì về đối ngoại?


Trong năm 2014, chúng ta ứng xử với sự kiện giàn khoan HD 981 bằng cách vận dụng những bài học đã tích lũy được trong lịch sử lâu dài của chúng ta. Không phải chỉ là bài học chỉ qua sự kiện này, đây chỉ là một phiên bản lặp lại những kinh nghiệm chúng ta đã học được. Đó là bài học mà Chủ tịch Hồ Chí Minh, người sáng lập Đảng ta, nước ta, ngành ngoại giao của chúng ta để lại.


Về nguyên tắc: Một là, kiên định mục tiêu: Bảo vệ độc lập chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ. Hai là, trong hoàn cảnh ngày nay, khi đất nước đã hòa bình, mục tiêu thứ hai là giữ vững hòa bình để xây dựng đất nước sau khi trải qua chiến tranh khiến Việt Nam bị tụt hậu xa so với thế giới.


Về triển khai: Để giữ được mục tiêu thì phải “dĩ bất biến, ứng vạn biến” như Bác Hồ đã dạy. Nguyên tắc thì kiên định, sách lược phải linh hoạt. Nguyên tắc như tôi đã nói ở trên: Bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ và giữ vững môi trường hòa bình. Chúng ta đã vận dụng nhiều biện pháp linh hoạt để thực hiện nguyên tắc, mục tiêu đó, trong đó đáng kể nhất chúng ta đã vận dụng nội lực, thực lực. Phải nói rằng không có thực lực thì khó lòng chiến thắng, như Bác Hồ từng nói: “Ngoại giao có thắng thì phải do thực lực”. Thực lực như cái chiêng, chiêng to thì tiếng mới lớn.


Mặt khác, cần hiểu thực lực không chỉ là “thực lực cứng”, sức mạnh kinh tế, quốc phòng… mà còn là “thực lực mềm”, mà “thực lực mềm” của Việt Nam rất lớn. Từ trong kháng chiến, chúng ta luôn đối phó với các thế lực lớn. Thứ nhất, thực lực mềm chính là lòng yêu nước, hun đút qua hàng nghìn năm. Trước các sự kiện năm 2014, chúng ta cảm nhận rõ, từ người già đến trẻ nhỏ thể hiện tinh thần yêu nước nồng nàn, mạnh mẽ. Thứ hai, đó là sự nghiệp chính nghĩa, nhận được sự ủng hộ của toàn dân và thế giới. Thứ ba, khơi dậy tình đoàn kết toàn dân tộc nhưng không rời vào dân tộc chủ nghĩa, kích động, hẹp hòi. Thứ tư, sự đồng tình ủng hộ của những người yêu công lý trên thế giới. Trong quá khứ, kể cả ở những nước xâm lược Việt Nam, nhân dân yêu chuộng hòa bình ở đó vẫn ủng hộ ta. Thứ năm, chúng ta có đường lối đúng. Đó là những bài học về phát huy thực lực giải quyết các thách thức ngoại giao.


- Ông đã nhấn mạnh “Sức mạnh mềm” của Việt Nam chính là tinh thần yêu nước, tự hào dân tộc của người Việt Nam. Sự kiện giàn khoan đã "thử lửa" cả bản lĩnh nhà nước lẫn tinh thần yêu nước, tinh thần dân tộc của người Việt. Nhưng có một câu chuyện về lòng tin Dân - Nhà nước đã từng được nhắc đến khá nhiều bởi những người có trách nhiệm trong năm qua. Ông đã từng ở cả hai vị trí (cán bộ nhà nước và người dân) ông nghĩ thế nào về câu chuyện niềm tin này?


Nếu không có lòng tin từ hai phía thì không có sức mạnh. Nhà nước không dựa vào dân thì không làm được gì. Dân mà không có nhà nước dẫn đường thì dễ lạc lối. Nhưng “cốt tử” ở đây là sự thống nhất, đồng lòng bảo vệ đất nước giữa nhà nước và nhân dân. Không có nhà nước nào, nhất là nhà nước do Đảng Cộng sản lãnh đạo lại đi ngược lại nguyện vọng của dân.


Còn trong điều hành nhà nước, có nhiều cung bậc cụ thể. Nhà nước phải có trách nhiệm dựa vào ý chí của dân để chọn ra chính sách phù hợp. Đảng và Nhà nước cần có trách nhiệm và lòng mong muốn làm mọi cách tốt đẹp nhất bảo vệ lợi ích dân tộc. Nhân dân nên tin tưởng vào chính sách của nhà nước. Đảng và Nhà nước khi làm gì, hành động gì cũng phải xuất phát từ mong muốn của người dân chứ không có động cơ gì khác. Ở đây không có sự mâu thuẫn mà bổ sung cho nhau.


Tất nhiên có những việc làm này, việc làm nọ chưa chuẩn… làm cho nhân dân suy giảm niềm tin (quan liêu, tham nhũng…). Trong điều hành của nhà nước không thể lúc nào cũng hoàn toàn đúng đắn, phù hợp, có những sự việc làm yếu lòng dân, yếu quốc gia… nhưng chắc chắn trong mọi hành động, khi dựa vào nguyên tắc “Nhà nước dựa vào dân, dân tin vào nhà nước” thì sẽ đạt được thành công.











Vũ Khoan
Nhà báo Việt Lâm, nhà báo Minh Nguyệt và nguyên Phó Thủ tướng Vũ Khoan tại cuộc đối thoại trực tuyến (từ trái sang). Ảnh: Phạm Hải

Mỹ - Trung luôn "liếc mắt nhìn nhau" để điều chỉnh chính sách


Thưa ông, bối cảnh cạnh tranh chiến lược ngày càng gay gắt giữa các nước lớn đã tạo ra những cơ hội và thách thức cho Việt Nam như thế nào?


Sự cọ xát giữa các nước lớn không chỉ tồn tại bây giờ, nói gần hơn nó đã tồn tại mấy thế kỷ, co lại nữa là thế kỷ XX đã chứng kiến sự cọ xát nước lớn đưa đến hai cuộc chiến tranh thế giới, cướp đi sinh mạng hàng chục triệu người.


Tôi không muốn nói đến việc sự cọ xát đó đem lại những cơ hội gì, chủ yếu nó đem lại những thách thức. Theo tôi, chính sự cọ xát đó đang làm cho thế giới trở nên rối loạn, tạo ra thách thức đối với các dân tộc, mà trực tiếp là những dân tộc bị lôi cuốn vào tranh chấp nước lớn đó.


Những thách thức tồn tại ở khía cạnh chính trị an ninh mà chúng ta đã cảm nhận thấy rất rõ, tiếp đến là những thách thức về kinh tế, sự trừng phạt lẫn nhau giữa các quốc gia làm cho quan hệ kinh tế quốc tế rối loạn và cuối cùng là thách thức trong mối quan hệ giữa các dân tộc.


Quan hệ Mỹ-Trung đang được xem là quan hệ có tác động mạnh mẽ nhất đến chính trị quốc tế. Theo ông, sự vận động của quan hệ Mỹ-Trung đã có tác động thế nào đối với Việt Nam?


“Quan hệ Mỹ - Trung” là một khái niệm không đơn giản trong quan hệ quốc tế. Đây là quan hệ của hai nước lớn. Họ có nhữg tính toán chiến lược rộng lớn của họ.


Tôi muốn nhắc lại lịch sử, từ khi thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa năm 1949, mối quan hệ giữa Trung Quốc và Mỹ đã trải qua các cung bậc khác nhau. Giai đoạn đầu từ 1949-1959, hai bên quan hệ thù địch, chính sách của Trung Quốc là đứng về bên Liên Xô, chống Mỹ, biểu hiện qua việc Trung Quốc cử quân tình nguyện sang tham chiến ở chiến tranh Triều Tiên, thực hiện chiến dịch “kháng Mỹ viện Triều”. Sau năm 1959, Trung Quốc thực hiện chính sách “phản đế phản tu”, vừa chống Mỹ, vừa xét lại, chống lại quan hệ với Liên Xô. Từ năm 1969 đến 1979, Trung Quốc xác định Liên Xô là đối thủ chính, cải thiện mạnh mẽ quan hệ với Mỹ. Từ sau 1979 đến 1989 thì Bắc Kinh bình thường hóa quan hệ với Liên Xô trong khi vẫn thúc đẩy quan hệ với Mỹ, theo kiểu “đi hai chân”. Đến sau khi Liên Xô sụp đổ thì Trung Quốc điều chỉnh lại.


Qua đó, có thể thấy Trung Quốc và Mỹ luôn “liếc mắt nhìn nhau” để điều chỉnh chính sách. Nhưng tựu chung lại cục diện chung “vừa hợp tác vừa đấu tranh” sẽ vẫn tiếp diễn. Còn xu hướng “hợp tác” hay “đấu tranh” nổi trội hơn thì tùy từng thời điểm, từng thế hệ lãnh đạo, từng khu vực chứ không có chỉ “hợp tác” hay “chỉ đấu tranh”. Cục diện đó sẽ diễn ra song song với tương quan lực lượng đang thay đổi.


Trong bối cảnh thế giới như vậy, theo ông xu thế hòa bình và hợp tác có còn là xu thế nổi trội trong quan hệ quốc tế nữa không?


Hòa bình, hợp tác vẫn là nguyện vọng thiết tha của nhân loại. Đó là chân lý vĩnh viễn. Chúng ta gọi “hòa bình và hợp tác” là một xu thế thì chỉ là cách gọi, nhưng tôi sợ cách gọi như vậy dễ lẫn lộn. Tất nhiên, trong thời đại ngày nay không dễ ra xảy tra chiến tranh. Tất cả các quốc gia đều phụ thuộc lẫn nhau.


Hòa bình, hợp tác là khát vọng lớn lao của nhân loại, các nhà cầm quyền sẽ không dễ gì đi ngược lại xu thế đó. Các nước sẽ tính đến điều đó, nhưng họ lại muốn phát huy ảnh hưởng của mình để chi phối thế giới, làm cho sự cạnh tranh càng trở nên phức tạp.


Tự mình phải cứu lấy mình


Khi chủ quyền và lợi ích an ninh của Việt Nam bị thách thức, không ít tiếng nói cho rằng đường lối đối ngoại là bạn với tất cả các nước không còn phù hợp nữa bởi là bạn với tất cả tức là không có bạn đặc biệt, bạn thân nên khi xảy ra chuyện (khi lợi ích của quốc gia bị xâm phạm) không có ai thân cận đứng bên ta. Ông nghĩ sao về quan điểm này?


Thực ra tư tưởng này không phải mới xuất hiện từ thời đổi mới, tư tưởng này đã được đề ra tại Đại hộ VII của đảng Cộng sản Việt Nam năm 1991 nhưng nếu xem lại trước đó thì Bác Hồ đã nói từ năm 1947, khi đó Bác Hồ nói rằng Việt Nam muốn làm bạn với tất cả các nước dân chủ, không gây thù oán với ai. Thời kỳ đổi mới năm 1991, chúng ta nêu lại tư tưởng đó của Bác trong hoàn cảnh mới thể hiện tư tưởng, bản sắc của dân tộc Việt Nam là một dân tộc hòa hiếu.


Tuy nhiên, bạn có nhiều loại bạn, có bạn thân, bạn xã giao, bạn gần, bạn xa, do vậy, trong mấy trăm quốc gia trên thế giới thì đối tượng bạn của Việt Nam là khác nhau. Mức độ tình bạn cũng không phải là tùy thuộc vào ta mà còn vào phía bạn, điều này cũng phải linh hoạt.


Trong trường hợp mình gặp hoạn nạn, cái chính nghĩa của mình sẽ quyết định ai sẽ là bạn của mình. Khi mình có chính nghĩa, lợi ích của mình và bạn trùng hợp thì người ta sẽ đứng về phía mình. Tóm lại thì tôi nghĩ rằng khẩu hiệu hòa hiếu đã ngấm vào máu của người Việt Nam và áp dụng trong điều kiện hiện nay thì chúng ta nên nhìn nhận nó một cách biện chứng, linh hoạt chứ không thể “vơ đũa cả nắm”. Nhưng rốt cục thì chúng ta vẫn phải xác định: mình phải tự cứu lấy mình, chứ không thể trông chờ vào ai cả.


Trên bình diện ngoại giao đa phương, năm qua, người đứng đầu Chính phủ tuyên bố rằng VN đã sẵn sàng tham gia kiến tạo luật chơi khu vực. Theo quan sát của ông, Việt Nam đã và sẽ tham gia kiến tạo luật chơi quốc tế như thế nào?


Thế nào là luật chơi quốc tế? Luật chơi quốc tế là những nguyên tắc điều phối quan hệ giữa các quốc gia với nhau. Nếu như vậy thì Việt Nam góp phần kiến tạo luật chơi từ lâu rồi. Chúng ta đã xác lập được một nguyên tắc là các quốc gia phải tôn trọng độc lập, chủ quyền của nhau, hợp tác bình đẳng, cùng có lợi. Chúng ta đã góp phần xây dựng luật chơi bằng xương bằng máu của mình, chứ không chỉ bằng những hội nghị, nghị quyết.


Ngay từ thời kỳ Đổi mới, chúng ta tích cực tham gia vào luật chơi quốc tế bằng việc gia nhập ASEAN. Tất cả luật chơi của ASEAN chúng ta đều đóng góp. Tất cả các sự kiện, diễn biến ở ASEAN hiện nay có một phần rất quan trọng bắt nguồn từ tuyên bố Hà Nội tại Hội nghị Cấp cao ASEAN 1998. Trong quá trình xây dựng Cộng đồng thì chúng ta cũng đóng góp rất nhiều.


Việt Nam cũng tham gia tích cực vào việc hình thành Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) 2002, và hiện tại là việc xây dựng Bộ Quy tắc ứng xử Biển Đông (COC). Việt Nam cũng đóng góp tích cực vào xây dựng Cộng đồng ASEAN, dự kiến sẽ đượ hình thành vào năm 2015, với ba trụ cột là chính trị - an ninh, kinh tế, văn hóa – xã hội.


Công ước Luật Biển của Liên hợp quốc, Việt Nam cũng tham gia ngay từ ban đầu.


Tôi muốn khẳng định là, Việt Nam đã tham gia kiến tạo luật chơi quốc tế rồi, nhưng tham gia chưa đủ. Bây giờ, khi chúng ta đã hội nhập ngày càng sâu rộng vào cộng đồng quốc tế, chúng ta cần phải tăng cường, tích cực tham gia hơn nữa vào các luật chơi. Ví dụ, ở WTO, chúng ta cần cố gắng chuyển sang “ghế chính”, không phải “ghế phụ” nữa, để tham gia luật chơi ở WTO.


Phải tự tin vào sức mạnh của mình


Suy cho cùng, đối ngoại là cánh tay nối dài của đối nội. Bác Hồ cũng nói ngoại giao như tiếng chuông. Nếu thực lực yếu thì tất bị lấn lướt, chèn ép. Bài toán đặt ra trong năm tới về việc nâng cao nội lực cụ thể ra sao?


Nội lực là một khái niệm rất rộng chứ không bó hẹp trong nội hàm sức mạnh kinh tế, quốc phòng.Tuy nhiên, không có nghĩa là tôi không coi trong hai nguồn sức mạnh này. Sức mạnh kinh tế thì chúng ta có tự chủ được không chủ yếu dựa vào sự phát triển hiệu quả của nền kinh tế, nếu chúng ta không vươn lên trong kinh tế thì sẽ không thể vận dụng được những cơ hội khi đất nước hội nhập, mở cửa và tham gia vào những khu vực mậu dịch tự do. Do vậy, tái cấu trúc nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng là việc làm để nền kinh tế của chúng ta phát triển hiệu quả hơn, tạo một thực lực thực sự.


Về quốc phòng trong những năm gần đây chúng ta đã từng bước trang bị hiện đại, có những lĩnh vực chúng ta đã tương đối hiện đại. Tuy nhiên sự hiện đại này chủ yếu là dùng việc mua vũ khí, khí tài từ bên ngoài, cái hiện đại mà chúng ta cần hơn nữa cho nội lực quốc phòng của chúng ta là yếu tố con người để làm sao nguồn lực con người trong quốc phòng của chúng ta có tư tưởng vững vàng, phát huy truyền thống anh hùng, nắm vững kỹ thuật hiện đại.


Bên cạnh sức mạnh vật chất, tôi cũng muốn nhấn mạnh sức mạnh mềm. Không phải dân tộc nào cũng hội tụ được nguồn sức mạnh mềm đó, nhưng tự hào rằng dân tộc chúng ta trải qua nhiều năm chiến đấu lâu dài đã tôi luyện lên nguồn sức mạnh mền đó.Việt Nam đã trở thành một địa chỉ mà bên ngoài hướng đến, coi trọng và những sự kiện năm 2014 vừa qua đã nói lên điều đó. Chúng ta phải tự tin rằng chúng ta có sức mạnh, không phải là một nước nhược tiểu.


(còn nữa)






Giá dầu xuống đáy: Ai chịu trận cùng Putin?

Giá dầu xuống đáy: Ai chịu trận cùng Putin?

- Hỏa hoạn phá hủy một số cơ sở dầu mỏ ở Libya cuối tuần qua không những không kéo giá dầu đi lên mà mặt hàng này lại cắm đầu lao xuống mức thấp nhất trong hơn 5 năm qua. Mốc 50 USD/thùng đang có thể sẽ được xác lập. Giá dầu xuống không chỉ gây khó khăn cho nước Nga của Tổng thống Putim mà sẽ khiến hàng loạt quốc giá khác khó khăn. Nước Mỹ của Tổng thống Obama cũng không là ngoại lệ.





Giá dầu giảm mạnh nhất 8 năm


Hồi phục chưa được bao lâu, trong những phiên giao dịch cuối cùng của năm 2014, giá dầu lại bất ngờ quay đầu giảm mạnh nhất trong 8 năm, xuống mức thấp trong hơn 5 năm qua do lo ngại nguồn cung vẫn còn quá lớn trong bối cảnh Mỹ không nhượng bộ và OPEC nhẫn nại không cắt sản lượng để giữ thị phần.


Giá dầu ngọt nhẹ WTI đóng cửa phiên giao dịch 29/12 trên Sàn giao dịch New York bất ngờ giảm 1,12 USD (tương đương 2%) xuống 53,61 USD/thùng - mức thấp nhất kể từ tháng 5/2009.


Dầu Brent giao tháng 2 cũng giảm 1,57 USD (-2,6%) xuống 57,88 thùng.


Trong tuần trước, giá dầu thô trên sàn giao dịch New York giảm 4,2% và là tuần giảm giá thứ năm liên tiếp.








dầu-khí, giá-dầu, cú-sốc-dầu-khí, Mỹ, Putin, Nga, châu-Âu, kinh-tế, 2015, Obama, OPEC, fracking, dự-báo

Tính chung từ giữa tháng 6 tới nay, dầu đã giảm hơn 50%. Đây là tốc độ giảm giá nhanh nhất kể từ năm 2008, gần bằng so với hai cú sốc giảm giá dầu giai đoạn 1985-1986 và 1990-1991.


Dầu giảm giá bất chấp cuối tuần trước, một số cơ sở dầu mỏ ở Libya gặp hỏa hoạn. Diễn biến ngược chiều của giá dầu càng khiến niềm tin của giới đầu tư vào mặt hàng quan trọng này xói mòn, dẫn tới tình trạng bán tháo.


Theo Bloomberg, dầu giảm giá chủ yếu là do giới đầu tư tin rằng Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) sẽ cố thủ, kiên quyết không giảm sản lượng khai thác dầu ở mức cao 30 triệu thùng/ngày như trong suốt thập kỷ qua, nhằm giữ thị phần trong cuộc chiến với các nhà sản xuất dầu khí của Mỹ.


Nước Mỹ, trong khi đó, đang duy trì sản lượng ở mức cao nhất trong 3 thập kỷ qua nhờ đột phá trong công khai thác dấu khí đá phiến - một cách thức khai thác khác hẳn so với truyền thống từ các túi dầu tích tụ dễ khai thác. Các nhà sản xuất Mỹ có công nghệ đặc biệt để khai thác dầu khí đá phiến vốn có trữ lượng rất lớn nhưng thế giới chưa tiếp cận được.


Cuộc chiến này diễn ra trong bối cảnh thế giới đang ứ thừa nguồn cung dầu. Các nền kinh tế lớn như châu Âu, Nhật đang rơi vào tình trạng đình trệ, suy giảm tăng trưởng. Trong khi đó, Trung Quốc cũng đối mặt với nguy cơ giảm tốc tăng trưởng cực kỳ lớn.


Ở chiều ngược lại, rất nhiều nước đang sống dựa chủ yếu vào nguồn thu từ xuất khẩu dầu khí như Nga, Iran, Venezuela, Ả Rập Saudi... Nhiều trong số các nước này không thể cắt giảm nguồn cung cho dù dầu có giảm giá hơn nữa. Nhiều nền kinh tế phụ thuộc quá lớn vào nguồn thu dầu mỏ cho hầu hết các chi tiêu trong nước khác.


Đáy nào cho giá dầu?


Cho đến thời điểm này, các chuyên gia và các tổ chức đều rất thận trọng khi đưa ra các dự báo về giá dầu.


Ngân hàng Thế giới (WB) cho rằng, giá dầu trên thế giới đang giảm mạnh và có thể duy trì mức thấp trong một năm hoặc lâu hơn.








dầu-khí, giá-dầu, cú-sốc-dầu-khí, Mỹ, Putin, Nga, châu-Âu, kinh-tế, 2015, Obama, OPEC, fracking, dự-báo

Trong một báo cáo gần đây, Goldman Sachs hạ dự báo giá dầu Brent trong quý I/2015 xuống trung bình đạt 85 USD/thùng, giảm so với 100 USD/thùng dự báo trước đó. Giá dầu WTI có giá 75 USD/thùng, giảm so với 90 USD/thùng dự báo trước đó.


Kuwait Petroleum dự đoán giá dầu sẽ dao động ở mức 65 USD/thùng trong nửa đầu năm 2015, cho đến khi nền kinh tế thế giới hồi phục rõ nét, hoặc xảy ra một cách khủng hoảng chính trị nào đó, hay OPEC cắt giảm sản lượng.


Công ty Chứng khoán Vietcombank (VCBS) cũng cho rằng, giá dầu khó duy trì mức dưới 60 USD/thùng trong dài hạn.


Nhiều phân tích cho rằng, có yếu tố chính trị, yếu tố đầu cơ trong cú sốc giảm giá dầu lần này. Mặc dù vậy, cũng không ít người cho rằng, dầu giảm giá hơn 50% trong khoảng nửa năm qua phần lớn là do sự mất cân bằng quan hệ cung cầu. Trong khi nhiều nền kinh tế lớn trên thế giới suy yếu đi thì sản lượng dầu lại tăng lên. Từ đầu 2013, nhờ công nghệ mới, sản lượng dầu của Mỹ cao hơn khoảng 2 triệu thùng/ngày so với trung bình các năm trước đó.


Tuyên bố sẽ không cắt giảm sản lượng ngay cả khi giá giảm xuống 40 USD/thùng của OPEC, cho thấy một thực tế về sự mất kiểm soát, mất khả năng thao túng thị trường dầu mỏ thế giới của tổ chức này.


Trên thực tế, sự thay đổi vị thế trên thị trường dầu mỏ có lẽ chính là câu chuyện về ngành fracking - khai thác dầu khí đá phiến.


Nếu đúng như vậy, câu chuyện giá dầu về đâu, xuống tới đáy nào sẽ phụ thuộc nhiều vào giá thành sản xuất dầu khí đá phiến ở Bắc Mỹ và mục tiêu chính trị của chính quyền Mỹ.


Nhiều phân tích gần đây cho thấy, điểm hòa vốn của phần lớn các công ty khai thác dầu đá phiên ở Mỹ là từ 60 USD/thùng trở lên. Một số nguồn có giá thành khoảng 40 USD nhưng số lượng ít. Như vậy, với mức giá hiện tại một số DN có thể đã bắt đầu lỗ, khai thác dầu đá phiến có thể sẽ phải giảm sản lượng. Khi đó, cung dầu trên thế giới có thể sẽ bớt áp đảo cầu.


Trong tương lai, công nghệ có thể tiếp tục được cải thiện nhưng các nguồn dầu khí đá phiến dễ khai thác sẽ giảm dần. Do vậy cho nên, việc giảm giá thành hơn nữa có thể không khả thi.


Bên cạnh đó, giá dầu thấp có thể căng thẳng chính trị ở một số khu vực khi mà quyền lực chính trị của các nước xuất khẩu dầu như Ả Rập Saudi, Iran và Nga bị suy yếu. Giảm ở một mức độ nào đó thì thế giới được lợi nhưng nếu hàng loạt các quốc gia bị ảnh hưởng nghiêm trọng thì thế giới có thể cũng chao đảo.


Văn Minh









dầu-khí, giá-dầu, cú-sốc-dầu-khí, Mỹ, Putin, Nga, châu-Âu, kinh-tế, 2015, Obama, OPEC, fracking, dự-báo





Không giảm được thủ tục, mời làm việc khác

Không giảm được thủ tục, mời làm việc khác

Các nước xung quanh cũng bảo vệ sản xuất, môi trường..., nhưng thủ tục vẫn thuận lợi. Không có lý do gì không cải thiện được cho bằng họ - Thủ tướng nhận định.




Tăng trưởng 8-9%, 40 năm nữa mới bằng Hàn Quốc bây giờ


Chính phủ dành phần lớn thời gian phiên họp thường kỳ cuối cùng của năm 2014 hôm nay để bàn cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.











thủ tục, năng lực cạnh tranh, cải cách, môi trường kinh doanh

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: Bộ máy cồng kềnh, thủ tục rườm rà... ngành nào cũng nói, hội nghị nào cũng nói. Ảnh: VGP



Báo cáo việc thực hiện nghị quyết số 19 của Chính phủ về vấn đề này, Bộ trưởng KH-ĐT Bùi Quang Vinh kiến nghị năm 2015 cần đặt mục tiêu đưa chỉ số môi trường kinh doanh tối thiểu bằng trung bình ASEAN-6, tập trung cải cách các chỉ số về thực thi hợp đồng, thủ tục phá sản doanh nghiệp và cấp phép xây dựng.


Rà soát thủ tục kiểm tra, quản lý chuyên ngành hàng hóa xuất nhập khẩu cũng là nội dung quan trọng, cần thực hiện ngay, theo Bộ KH-ĐT. Cùng với đó là rà soát danh mục 267 ngành nghề kinh doanh có điều kiện, chỉ giữ lại những điều kiện thực sự cần thiết và triệt để chủ trương “quản lý nhà nước là để tạo thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và cuộc sống của người dân”.


Tuy vậy, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Chủ tịch Hội đồng quốc gia về phát triển bền vững và nâng cao năng lực cạnh tranh, nhận định "chúng ta mới rà soát, sửa đổi trên giấy, giảm được bao nhiêu giờ làm thủ tục cũng mới chỉ là tính toán".


"Bước tiếp theo là phải đưa những cải cách đó đến được với từng doanh nghiệp. Năm 2015 nếu không tiếp tục làm quyết liệt thì có khi những thay đổi trong năm 2014 thành ra phản tác dụng”, Phó Thủ tướng nói.


Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh nghị quyết số 19 về cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia được ban hành là xuất phát từ yêu cầu phát triển, yêu cầu hội nhập và căn cứ vào những hạn chế, yếu kém nội tại của nền kinh tế.


"Cải thiện môi trường kinh doanh là nhiệm vụ 'sống còn' trong điều kiện kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế. Hội nhập quốc tế là phải cạnh tranh để phát triển, không có cách nào khác. Bộ máy cồng kềnh, kém hiệu lực, thủ tục rườm rà, gây khó khăn cản trở, những hạn chế, yếu kém đó cấp nào cũng nói, ngành nào cũng nói, hội nghị nào cũng nói. Nhưng khó khăn cản trở ở đâu, làm thế nào? Nghị quyết 19 đã đề ra giải pháp cụ thể cho những vấn đề đó. Chúng ta chọn đúng vấn đề rồi, có kết quả bước đầu rồi, phải tiếp tục thực hiện”, Thủ tướng nói.


Thủ tướng yêu cầu ngay từ đầu năm 2015, công khai chỉ số cải cách hành chính của tất cả các bộ, ngành, địa phương. “Làm được cũng minh bạch mà chưa được cũng phải minh bạch để phấn đấu”, Thủ tướng nhấn mạnh.


Còn với “nút thắt cổ chai” về kiểm tra chuyên ngành khiến khó rút ngắn thời gian thông quan hàng hóa xuất nhập khẩu, Thủ tướng chỉ ra: “Các nước xung quanh ta cũng bảo vệ sản xuất, cũng bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm, cũng bảo vệ môi trường, nhưng thủ tục vẫn thuận lợi. Sao ta không tìm hiểu, tham khảo xem họ làm thế nào? Từ vướng mắc trong thực tế để xem lại các quy định của ta và tham khảo kinh nghiệm các ngước, từ đó đưa ra đề xuất cụ thể”.


“Không có lý do gì để không cải thiện được cho bằng họ và phải có chuyển biến trong năm 2015”, Thủ tướng nói.


Người đứng đầu Chính phủ cũng lưu ý việc thực thi của cán bộ: “Hàng hóa trong luồng xanh hải quan chỉ mất 3 giây, nhưng cán bộ không chịu làm thì doanh nghiệp cũng chịu”.


Thủ tướng đồng ý ban hành một nghị quyết mới tiếp tục tinh thần của nghị quyết 19 ngay đầu năm 2015, chỉ rõ những việc cần làm trong từng lĩnh vực.


“Thực tế cho thấy nếu chúng ta làm quyết liệt sẽ có kết quả cụ thể. Phải chỉ rõ phiền hà, vướng mắc ở đâu, sửa chỗ nào, ai sửa, lúc nào sửa xong… thì mới tiến bộ được. Các đồng chí đều xông vào thì làm được thôi. Nếu người đứng đầu cơ quan nào không làm được thì mời làm việc khác”, Thủ tướng khẳng định.






Không tăng giá điện trước Tết

Không tăng giá điện trước Tết

Giá điện không tăng trước Tết nhưng vẫn được tính toán trên cơ sở các yếu tố đầu vào và không loại trừ khả năng tăng đầu năm 2015.




Tăng giá và báo lãi

Năm thứ 3 liên tiếp, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) tiếp tục kinh doanh điện có lãi.


Với mức giá thành chỉ ở mức 1.473,8 đồng/kWh, thấp hơn nhiều giá bán điện bình quân được duyệt, năm 2013, EVN đã lãi gần 5.000 tỷ đồng. So với con số 4.404 tỷ đồng của năm 2012, số lãi trên đã tăng thêm 12%.


Năm 2014, công ty mẹ của EVN đã dự kiến tiếp tục lãi ít nhất khoảng 400 tỷ đồng.


Nhưng dù lãi, EVN vẫn đã và sẽ tăng giá điện.











giá-điện, bậc-thang, điện-sinh-hoạt, tăng-giá, giá-xăng, giá-dầu, lạm-phát, giá-sữa, thiếu-điện, cắt-điện, thuỷ-điện, nhiệt-điện
Giá điện tăng là cả một lộ trình có sẵn.

Chia sẻ tại cuộc họp báo công bố giá thành điện hôm 30/12, ông Đinh Quang Tri, Phó Tổng giám đốc EVN khẳng định, giá điện bán lẻ sẽ không tăng trước Tết năm nay.


Theo ông cho biết, năm 2014, tháng nào EVN cũng gửi báo cáo Bộ Công Thương về biến động giá thành điện. EVN đã không tăng giá điện năm qua vì đã có những giải pháp khác bù đắp lại.


Phân tích về các yếu tố đầu vào, ông Tri liệt kê, EVN đã gặp một số thuận lợi như thuỷ điện dồi dào đã giúp cho EVN giảm 2.005 tỷ đồng chi phí phát điện.


Thêm vào đó, giá khí ngoài bao tiêu cung cấp cho các nhà máy BOT Phú Mỹ với khối lượng 2,5 tỷ m2 lại chịu tác động trực tiếp từ giá dầu. Giá khí thị trường này được tính bằng 0,46% giá dầu FO nên khi dầu giảm, giá khí này giảm theo.


Giá khí trong bao tiêu theo các hợp đồng đã ký là giá thực hiện theo lộ trình thị trường hoá, Chính phủ duyệt tăng bình quân 2%/năm theo giá USD. Do đó, giá khí này không bị ảnh hưởng do biến động giá dầu.


Ngoài ra, EVN đã bù xong hoàn toàn khoản lỗ 12.000 tỷ đồng kinh doanh điện 2 năm 2010-2011 và xử lý xong 70% khoản lỗ 26.000 tỷ đồng chênh lệch tỷ giá. Hiện, EVN chỉ còn dư lại hơn 8.800 tỷ đồng chênh lệch tỷ giá chưa phân bổ vào giá điện.


Tuy nhiên, ông Tri lại cho biết có nhiều khoản đội chi phí lên mà EVN đã treo lại trong năm 2014. Ví dụ như giá than tăng đã làm đội chi phí sản xuất điện lên 2.271 tỷ đồng. Giá khí trên bao tiêu tăng làm đội chi phí của EVN là 1.414 tỷ đồng, tỷ giá tăng nhẹ làm tăng chi phí sản xuất điện 128 tỷ đồng.


Kế đến là việc tăng thuế tài nguyên nước từ 2% lên 4% cũng khiến EVN phải tốn thêm một khoản 1.004 tỷ đồng, phí bảo vệ môi trường rừng cũng làm tốn chi phí khoảng 166 tỷ đồng. Chưa kể là Tập đoàn này còn phải gánh thêm khoản phát sinh hơn 1.019 tỷ đồng tiếp nhận lưới điện nông thôn, hay khoản 267 tỷ đồng tiền lắp đặt các tụ bù...


Tổng cộng bù trừ, ông Tri khẳng định chi phí mà EVN bị đội lên trong năm 2014 đã là 15.000 tỷ đồng.


Ông Tri nói để xử lý, cách thứ nhất là tăng giá điện để bù đắp nhưng EVN đã không làm vậy trong năm 2014.


"Chúng tôi đã tính toán giải pháp khác, như xin Bộ hoãn việc phân bổ 8.800 lỗ chênh lệch tỷ giá ngay vào giá điện, rồi xin hoãn việc trả tiền mua khí cho PVN... Trong khung giá của Quyết định 69, nếu có giải pháp khác bù đắp được thì Bộ đã cùng EVN hoãn việc tăng giá", ông Tri cho hay.


"Tuy nhiên, đến thời điểm này, chúng tôi thấy vẫn còn các chi phí trên. Nếu dầu giảm xuống 40 USD, EVN có thể nhẹ gánh hơn 1 chút, nhưng nếu miền Nam tăng phụ tải quá nhanh, buộc phải đổ dầu vào đốt thì sẽ là thảm hoạ. Với giá thành 5.000-6.000 đồng/kWh mà chỉ bán có 1.500 đồng/kWh thì mức giá bán hiện nay không thể chịu được", ông Tri lo ngại.


Là một thành viên của tổ kiểm tra giá thành điện, ông Vũ Gia Phan, Chủ tịch Hiệp hội bảo vệ người tiêu dùng tỏ ra không hài lòng khi cho hay: "Toàn bộ việc kiểm tra chỉ dựa trên 5-7 báo cáo của EVN. Đoàn làm việc không có so sánh kiểm chứng được nên không thể tìm ra các sai sót của EVN, chỉ biết EVN báo cáo như vậy thôi".


Thận trọng xem xét đầu vào của giá điện


Ông Nguyễn Anh Tuấn, Cục trưởng Cục Điều tiết điện lực, Bộ Công Thương chia sẻ, chúng tôi sẽ căn cứ vào các yếu tố thông số đầu vào cơ bản. Đó là giá nhiên liệu, tỷ giá, cơ cấu sản lượng điện huy động được... Nếu các yếu tố này tăng thì giá điện tăng, nếu giảm thì giá điện sẽ phải giảm. Việc điều chỉnh giá điện phải nằm trong khung giá của Thủ tướng duyệt và không nhằm bù lỗ cho EVN.


Đánh giá tình hình các tác động đầu vào của ngành điện, theo ông Tuấn, mấy tháng gần đây, giá dầu giảm, nên giá cơ sở điện cho năm 2015 sẽ phải tính lại trên cơ sở giá nhiên liệu cập nhật từ lần tăng giá điện gần nhất hồi tháng 8/2013 cho đến lúc tính toán giá.











giá-điện, bậc-thang, điện-sinh-hoạt, tăng-giá, giá-xăng, giá-dầu, lạm-phát, giá-sữa, thiếu-điện, cắt-điện, thuỷ-điện, nhiệt-điện
Cân nhắc các yếu tố đầu vào để tăng giá.

Cụ thể, giá than bán cho điện hiện nay chưa thay đổi theo giá dầu. Giá khí trong bao tiêu tăng theo lộ trình, tỷ giá có thể thay đổi, cơ cấu nguồn điện sẽ huy động trong mùa khô 2015 thay đổi cũng sẽ ảnh hưởng tới giá thành điện năm 2014.


Ông Tuấn nhấn mạnh, phương án giá điện mới chắc chắn phải dựa trên các dữ liệu cập nhật thực tế này, có nhiều yếu tố thuận lợi hơn trước.


Tuy nhiên, cả lãnh đạo Cục Điều tiết điện lực và EVN đều không tiết lộ các dự kiến tăng giá điện cụ thể, cũng như thời điểm tăng giá.


Điều duy nhất mà ông Tuấn và ông Tri nói về mức tăng giá điện, chỉ là sự nhắc lại các quy định: nếu mức điều chỉnh tăng từ 7-10% thì sẽ do EVN và Bộ Công Thương duyệt, nhưng nếu tăng trên 10% thì phải xin ý kiến, Thủ tướng duyệt.


Phạm Huyền











giá-điện, bậc-thang, điện-sinh-hoạt, tăng-giá, giá-xăng, giá-dầu, lạm-phát, giá-sữa, thiếu-điện, cắt-điện, thuỷ-điện, nhiệt-điện





Giá thành rẻ, EVN lãi 4.900 tỷ: Điện hoãn tăng giá?

Giá thành rẻ, EVN lãi 4.900 tỷ: Điện hoãn tăng giá?

- Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) công bố năm 2013 đã lãi sản xuất kinh doanh điện và các hoạt động liên quan đến điện là 4.938,44 tỷ đồng. Giá thành điện chỉ ở mức 1.473,8 đồng/kWh, thấp hơn nhiều giá bán điện bình quân được duyệt.





Công bố tại cuộc họp báo chiều 30/12 của Bộ Công Thương, Tập đoàn Điện lực Việt Nam cho biết, tổng chi phí sản xuất kinh doanh điện năm 2013 là 169.905,89 tỷ đồng, trong đó, không tính thu nhập từ thanh lý, nhượng bán tài sản cố định và vật tư tu hồi, thu nhập từ hoạt động cho thuê cột điện.


Sản lượng điện thương phẩm thực hiện năm 2013 là 115,28 tỷ kWh với tỷ lệ tổn thất điện năng là 8,87%, thấp hơn 0,45% so với chỉ tiêu 9,32%.


Giá thành sản xuất năm 2013 là 1.473,8 đồng/kWh. So với giá bán điện bình quân năm 2013 thì mức giá thành trên thấp hơn nhiều.


Trong đó, chi phí khâu phát điện chiếm lớn nhất, là 130.912,1 tỷ đồng, tương ứng mức giá thành khâu phát điện thương phẩm là 1.135,57đồng/kWh.


Tổng chi phí khâu truyền tải điện là 9.200,09 tỷ đồng, tương đương giá thành khâu này là 79,8 đồng/kWh.


Với khâu phân phối bán lẻ điện, tổng chi phí là 29.047,41 tỷ đồng, tương ứng mức giá thành là 251,97 đồng/kWh.











giá-điện, bậc-thang, điện-sinh-hoạt, tăng-giá, giá-xăng, giá-dầu, lạm-phát, giá-sữa, thiếu-điện, cắt-điện, thuỷ-điện, nhiệt-điện

Giá thành điện chỉ ở mức 1.473,8 đồng/kWh, thấp hơn nhiều giá bán điện bình quân được duyệt



Khâu cuối cùng quan trọng là phụ trợ, quản lý ngành có tổng chi phí năm 2013 là 746,29 tỷ đồng, tương ứng mức giá thành 6,47 đồng/kWh.


EVN cho biết, chi phí sản xuất kinh doanh điện tại các huyện đảo chưa nối với lưới điện quốc gia cũng đã được hạch toán vào giá thành điện năm 2013. Trong khoản giá thành trên, khoản bù giá cho chi phí cấp điện ở huyện đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang, ở Phú Quý tỉnh Bình Thuận, huyện đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi là 214,35 tỷ đồng.


Năm 2013, giá bán điện bình quân thực tế tại Phú Quốc chỉ bằng 62,7% giá thành, tại Phú Quý chỉ bằng 48,94% và tại Lý Sơn chỉ bằng 32,52% giá thành điện.


Về bức tranh tài chính, EVN cũng cho biết, tổng doanh thu đã đạt được trong bán điện năm 2013 đã đạt 172.903,33 tỷ đồng, đạt mức giá bán điện thương phẩm bình quân thực hiện là 1.499,82 đồng/kWh.


EVN cũng gặt hái khoảng 1.941 tỷ đồng từ các thu nhập của các hoạt động liên quan đến sản xuất kinh doanh điện. Trong số này, có 392,6 tỷ đồng là thu nhập từ tiền bán công suất phản khác.


Khoản thu lớn nhất là 1.106,22 tỷ đồng, thu nhập từ hoạt động tài chính của Công ty Mẹ của Tập đoàn EVN, Tổng công ty truyền tải quốc gia và 5 Tổng công ty điện lực.


Lợi nhuận từ các hoạt động đầu tư vào các công ty cổ phần là 441,81 tỷ đồng.


Như vậy, tổng cộng lãi hoạt động sản xuất kinh doanh điện và các hoạt động liên quan đến điện năm 2013 của EVN là 4.938,44 tỷ đồng


Theo báo cáo kiểm toán độc lập của Công ty TNHH Deloitte Việt Nam, tổng chi phí chênh lệch tỷ giá chưa hạch toán và giá thành sản xuất kinh doanh điện đến 31/12/2013 là 8.811,71 tỷ đồng.


Phạm Huyền









giá-điện, bậc-thang, điện-sinh-hoạt, tăng-giá, giá-xăng, giá-dầu, lạm-phát, giá-sữa, thiếu-điện, cắt-điện, thuỷ-điện, nhiệt-điện





Thứ Hai, 29 tháng 12, 2014

Giáo dục 2014: Mâu thuẫn và đối thoại

Giáo dục 2014: Mâu thuẫn và đối thoại

- Khép lại một năm sôi động, mời độc giả cùng nhìn lại những sự kiện giáo dục được quan tâm nhiều trong năm 2014.


(Bấm vào hình ảnh để xem nội dung chi tiết)


giáo dục 2014, đổi mới giáo dục, bỏ chấm điểm, kỳ thi quốc gia, đại học phi lợi nhuận



  • Thực hiện: Ban Giáo dục

  • Đồ họa:Công ty Admicro



giáo dục 2014, đổi mới giáo dục, bỏ chấm điểm, kỳ thi quốc gia, đại học phi lợi nhuận





Biển Đông - năm con ngựa bất kham bị ghìm cương?

Biển Đông - năm con ngựa bất kham bị ghìm cương?

- Năm 2014 trôi qua với nhiều thách thức trên biển đối với VN. Đó là cuộc đấu tranh trên thực địa và ngoại giao chống lại sự xâm hại của Hải Dương 981; là cân nhắc trong vụ kiện của Philippins với TQ...



2014 là một năm không hề yên tĩnh trên Biển Đông, trong đó sự kiện nổi cộm là giàn khoan Hải Dương 981. Đây là thách thức đối ngoại hàng đầu của VN kể từ năm 1988. Cách xử lý quan hệ với láng giềng trong sự kiện này đã cho VN những bài học quý‎ giá.


Video tái hiện toàn cảnh TQ hạ đặt giàn khoan:


Đoàn kết, nhất trí, bình tĩnh, trí tuệ, kiên định xử lý vấn đề


Ngay trong những ngày nóng bỏng đó, tại hội nghị TƯ 9, Ban chấp hành TƯ đã kêu gọi toàn Đảng, toàn dân, toàn quân tăng cường đoàn kết, nhất trí, đồng tâm hiệp lực cả nước một lòng vượt qua mọi khó khăn, thách thức, kiên quyết bảo vệ độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ.


VN đã chủ động, khôn khéo vạch sách lược đấu tranh tổng thể, nhiều hình thức, buộc đối phương phải xuống thang mà không làm tổn hại đến hòa bình cũng như chủ quyền của đất nước.


Trước hành động hung hăng, bất chấp luật pháp quốc tế và các thỏa thuận khu vực của đối phương, phản ứng của VN dù ở mức độ kiềm chế không sử dụng biện pháp quân sự nhưng cũng thể hiện nhanh nhất, đồng bộ nhất, kiên quyết nhất.


Chiến thuật “chuột vờn chặn mèo”, chỉ sử dụng lực lượng cảnh sát biển, kiểm ngư, ngư dân kiềm chế đối phương là biểu hiện sinh động truyền thống Việt Nam "lấy ít địch nhiều, lấy yếu thắng mạnh, lấy đoản binh thắng trường trận". Bên có quyết tâm cao hơn vẫn có thể giành thắng lợi dù yếu hơn.


XEM CLIP:


Lực lượng cảnh sát biển, kiểm ngư khi thực thi pháp luật đã thể hiện rõ bản lĩnh của người bộ đội Cụ Hồ. Đó là kiên trì, kiên quyết, khôn khéo, không khiêu khích, không mắc mưu khiêu khích, không nổ súng trước. Biện pháp quân sự là không mong muốn với một dân tộc yêu chuộng hòa bình như VN và chỉ có thể sử dụng khi “không còn đường nào khác”.


VN cũng đã bình tĩnh xử lý các vụ bạo động tại một số khu công nghiệp, làm yên lòng các nhà đầu tư và giữ hình ảnh tốt đẹp của một đất nước thân thiện. Đoàn kết, thống nhất nội bộ, đặt niềm tin vào lãnh đạo là sức mạnh chiến thắng.


Đấu tranh tổng hợp nhiều mũi giáp công


Hải Dương 981 đã làm sống lại nghệ thuật 3 mũi giáp công. Bên cạnh đấu tranh thực địa, VN đã rất coi trọng đấu tranh ngoại giao, đấu tranh công luận, tuyên truyền.











TQ, Biển Đông, Hoàng Sa, Trường Sa, giàn khoan, Hải Dương 981, chủ quyền, kiểm ngư, cảnh sát biển
Họp báo quốc tế về Biển Đông với sự có mặt của các đại diện Bộ Ngoại giao, Cảnh sát biển, Kiểm ngư

Chưa lần nào VN huy động một lực lượng hùng hậu đối ngoại (kể cả đối ngoại Đảng, nhân dân, quốc phòng) trong một thời gian ngắn như vậy. Lãnh đạo Đảng và Nhà nước đã tận dụng mọi cơ hội đăng đàn trong nước và quốc tế lên án hành động ngang ngược, bất chấp luật pháp quốc tế và kêu gọi giải quyết hòa bình các tranh chấp. Các hội, đoàn thể như Hội nghề cá, Hội Cựu chiến binh… đều lên tiếng.


Bộ Ngoại giao đã có hơn 40 cuộc tiếp xúc đấu tranh. Các đại sứ, cơ quan đại diện VN tại các nước trên thế giới đều được huy động vào cuộc viết bài, tuyên truyền, vận động bạn bè quốc tế ủng hộ.


Lần đầu tiên, kể từ năm 1992, các Ngoại trưởng ASEAN đã có một Tuyên bố riêng về Biển Đông.


Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh đã có các cuộc điện đàm với ủy viên Quốc vụ TQ Dương Khiết Trì và đăng đàn tại LHQ ngày 27/9/2014 khẳng định lập trường không khoan nhượng của VN.


Hơn 4 triệu đồng bào ở hơn 100 quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới đều đồng lòng hướng về Tổ quốc, biểu tình phản đối giàn khoan trái phép. Một hình ảnh hiếm có kể từ các cuộc xuống đường trong chiến tranh VN, Hiệp định Paris 1973 và ngày toàn thắng 30/4/1975.


TQ, Biển Đông, Hoàng Sa, Trường Sa, giàn khoan, Hải Dương 981, chủ quyền, kiểm ngư, cảnh sát biển


Hải Dương 981 đã làm cho lòng người Việt gần nhau hơn, hòa giải hơn. Các cơ quan báo chí đã đóng vai trò quan trọng trong việc tạo nên những mạch máu li ti gắn liền từng người dân Việt ở bất kỳ đâu với biển đảo quê hương.


Ngay sau khi Hải Dương 981 rút khỏi vùng biển của mình, VN đã chủ động cử Đặc phái viên của Tổng bí thư sang TQ. Kết quả chuyến công du ngày 26-27/8 là một bước tốt tạo cơ sở cho VN đấu tranh tiếp tục với Bắc Kinh trên hồ sơ Biển Đông. Lãnh đạo hai bên khẳng định “Kiểm soát tốt những bất đồng trên biển, không có hành động làm phức tạp, mở rộng tranh chấp”. Đây chính là điều 5 của DOC và giống với đề nghị đóng băng các hành vi khiêu khích từng được đề nghị tại hội nghị ASEAN ở Myanmar, và đã bị một bên bác bỏ.


Chuyến đi này cũng mở đường cho chuyến đi tiếp theo sang VN của ủy viên Quốc vụ TQ Dương Khiết Trì ngày 26-27/10 và ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị TƯ đảng Cộng sản TQ Du Chính Thanh ngày 26/12.


Chủ tịch Trương Tấn Sang đã gặp Tổng bí thư, Chủ tịch TQ Tập Cận Bình ngày 10/11.


Phía TQ đã nêu quan điểm hết sức coi trọng phát triển quan hệ với VN, luôn kiên trì phương châm hợp tác hữu nghị với VN và sẽ cùng với VN cố gắng thúc đẩy quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện; cũng như nỗ lực duy trì quan hệ hai nước phát triển lành mạnh, ổn định... VN đã xử lý khéo léo mối quan hệ vừa bảo vệ được độc lập chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ vừa giữ được quan hệ, ổn định, hòa bình cho phát triển.


Vận động, tranh thủ sự ủng hộ sâu rộng của quốc tế


Lập trường chính nghĩa của VN giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, bảo vệ chủ quyền và các quyền chính đáng trên Biển Đông trên cơ sở luật quốc tế, đặc biệt Công ước Luật biển năm 1982, tôn trọng các thỏa thuận khu vực như Tuyên bố của các bên về cách ứng xử ở Biển Đông, đã được cộng đồng thế giới thừa nhận và ủng hộ.


Dư luận quốc tế phản ứng với hành động của TQ mạnh mẽ nhất, đoàn kết nhất. Các tiếng nói phê phán vang lên từ Washington, EU, Đông Bắc Á và Đông Nam Á. ASEAN thể hiện là một khối thống nhất trước áp lực chia rẽ của TQ, coi Biển Đông là chủ đề không thể bỏ qua trong nghị trình của Hiệp hội.


Trong khó khăn, VN đã phát triển các quan hệ đối tác chiến lược với nhiều nước. Mỹ dỡ bỏ một phần lệnh cấm vận vũ khí sát thương cho VN, ra nghị quyết lên án sự phi pháp của đường lưỡi bò trên Biển Đông, Ấn Độ tiếp tục các chương trình hợp tác dầu khí và hải quân, Nhật Bản giúp đỡ lực lượng kiểm soát biển VN làm tốt hơn vai trò bảo vệ hòa bình, ổn định, an ninh hàng hải trên Biển Đông.


Nâng cao nhận thức chung trong cộng đồng về chủ quyền biển đảo


Qua sự kiện Hải Dương 981, nhận thức về luật biển, về chủ quyền và các quyền tài phán trên biển trong người dân đã được nâng lên đáng kể.











TQ, Biển Đông, Hoàng Sa, Trường Sa, giàn khoan, Hải Dương 981, chủ quyền, kiểm ngư, cảnh sát biển

Chủ tịch MTTQ Nguyễn Thiện Nhân trao 600 triệu đồng hỗ trợ Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển



Hàng loạt triển lãm tài liệu pháp lý lịch sử chứng minh chủ quyền VN trên hai quần đảo đã được đã được tổ chức từ địa đầu Hà Giang đến Mũi Cà Mau.


Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể, doanh nghiệp, cá nhân đã có nhiều sáng kiến, nhiều hoạt động quyên góp cho cảnh sát biển, kiểm ngư, ngư dân.


Xây dựng lực lượng, chú trọng cải thiện đời sống, hỗ trợ ngư dân


Trong hoàn cảnh kinh tế còn khó khăn thiếu thốn, với tầm nhìn xa, lãnh đạo cấp cao đã có những quyết sách tập trung xây dựng lực lượng kiểm soát biển từ sớm. Lực lượng Cảnh sát biển VN được thành lập từ năm 1998, một trong những lực lượng đầu tiên trong khu vực, đã trưởng thành vượt bậc, đảm đương vai trò chủ đạo trong chấp pháp biển.


Lực lượng kiểm ngư thành lập 2014 ngay trước sự kiện Hải Dương 981 đã hỗ trợ xứng đáng, sát cánh cùng các chiến sỹ cảnh sát biển.


Trong năm 2014, một binh chủng mới của QĐND VN đã hình thành với 3 tàu ngầm Kilo đầu tiên được tiếp nhận và đi vào huấn luyện. Quân đội VN là một quân đội tự vệ, mang tính phòng thủ, sẵn sàng bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và các quyền lợi trên biển của đất nước.


Nghị định 67/2014/NĐ-CP của Chính phủ về Một số chính sách phát triển ngành thủy sản đã đi vào cuộc sống. Nhiều chính sách tương đối đồng bộ đã được áp dụng để hỗ trợ phát triển mạnh mẽ ngành đánh bắt thủy hải sản xa bờ. Nhà nước hỗ trợ vay vốn và khuyến khích ngư dân đóng tàu công suất lớn, vỏ thép để dần chuyển từ khai thác gần bờ sang khai thác xa bờ có giá trị kinh tế cao hơn, đồng thời góp phần vào bảo vệ các vùng biển VN.


Cách xử lý quan hệ láng giềng của VN là rõ ràng, minh bạch, có sức thuyết phục: “Vừa hợp tác vừa đấu tranh”.


Cách xử lý sự kiện Hải Dương 981 mang đậm tính nhân văn của người Việt: “Cảnh giác trong hợp tác, kiên quyết trong đấu tranh” trên cơ sở tôn trọng độc lập, tự chủ, chủ quyền và lợi ích của nhau, phù hợp với luật quốc tế.


Giải quyết tranh chấp ở Biển Đông đòi hỏi một giải pháp tổng thể về chính trị, ngoại giao, pháp lý, quân sự. Sử dụng các vũ khí có trong tay, bao gồm cả pháp lý, khi nào, mức độ thế nào, ở đâu để bảo vệ lợi ích quốc gia một cách tốt nhất là cả một nghệ thuật.


VN luôn nhất quán giải quyết các tranh chấp ở Biển Đông bằng biện pháp hòa bình trên cơ sở luật quốc tế, nhất là Công ước Luật biển năm 1982. Công ước vừa kỷ niệm có hiệu lực 20 năm kể từ ngày 16/11/1994.


Những người gác cửa pháp lý không để cho Tổ quốc bị lỡ trớn hay hụt chân trên những diễn đàn quốc tế quan trọng. Các yêu cầu chính đáng của VN được bảo đảm. Cuộc đấu tranh trên Biển Đông còn lâu dài, phức tạp. Cách xử lý của Chính phủ trong vụ này là một điểm son bước đầu được công luận cả trong và ngoài nước ủng hộ. VN ngày càng vững vàng với vai trò một bên kiến tạo cuộc chơi trong bàn cờ chính trị khu vực, không để đất nước trở thành con cờ trong tay các nước lớn.


Nguyễn Hồng Thao - Clip: Adamo Studio - Cảnh sát biển VN


Bài tiếp theo: Xây dựng kinh tế vững mạnh


VN luôn thấm nhuần phương châm Pax per potens - peace through strength (nếu muốn hòa bình cho đất nước, phải xây dựng đất nước mạnh)













TQ, Biển Đông, Hoàng Sa, Trường Sa, giàn khoan, Hải Dương 981, chủ quyền, kiểm ngư, cảnh sát biển





10 sự kiện CNTT-TT tiêu biểu năm 2014

10 sự kiện CNTT-TT tiêu biểu năm 2014

- Chiều 29/12, tại khách sạn Sheraton Hà Nội, Câu lạc bộ Nhà báo Công nghệ thông tin Việt Nam (Vietnam ICT Press Club) đã công bố 10 sự kiện CNTT-TT tiêu biểu năm 2014 do gần 50 phóng viên và nhà báo chuyên trách lĩnh vực này bình chọn.











10 sự kiện, CNTT, 2014, ICT, bình chọn, công bố,

Phát biểu tại Lễ công bố 10 sự kiện ICT Việt Nam 2014, Thứ trưởng Lê Nam Thắng đánh giá kết quả bình chọn đã phản ánh rất rộng và khái quát về lĩnh vực CNTT-TT Việt Nam trong năm vừa qua. Ảnh: B.M.



Đây là hoạt động thường niên được Vietnam ICT Press Club tiến hành nhằm điểm lại những hoạt động, sự kiện nổi bật và tiêu biểu trong lĩnh vực này của Việt Nam trong năm qua.


Dựa trên các tiêu chí: mức độ ảnh hưởng của sự kiện đến cộng đồng, xã hội và sự phát triển của ngành ICT, từ danh sách 27 sự kiện được đề cử của 50 nhà báo chuyên trách ICT đến từ các báo, đài phát thanh, truyền hình trong cả nước đã chấm điểm chọn ra 10 sự kiện tiêu biểu của năm 2014.


Phát biểu tại buổi lễ công bố 10 sự kiện CNTT-TT tiểu biểu năm 2014, ông Nguyễn Thế Hào – Chủ nhiệm ICT Press Club chia sẻ: “Khi quyết định bỏ phiếu cho từng sự kiện, các nhà báo không chỉ cân nhắc tới sức lan tỏa của sự kiện đó trên truyền thông mà còn phải tính tới tác động cũng như ý nghĩa của nó tới xã hội. Và ở phương diện này, gần 50 nhà báo sẽ có những quan điểm khác nhau cho mỗi sự kiện. Cũng chính vì thế, kết quả bầu chọn cuối cùng đảm bảo nguyên tắc khách quan với các sự kiện được nhiều nhà báo cùng đánh giá cao”.


Với quan điểm thống nhất: sự kiện tiêu biểu là sự kiện nổi bật, được các phương tiện thông tin đại chúng đăng tải nhiều, có lượng độc giả, khán giả quan tâm bởi sự tác động lớn đến dư luận và xã hội, chứ không phải theo quan điểm của bộ, ngành hay doanh nghiệp, vì vậy 10 sự kiện ICT tiêu biểu do các thành viên ICT Press Club bình chọn luôn được đánh giá là nhận định khách quan nhất từ trước tới nay.


Sau đây là danh sách 10 sự kiện ICT tiêu biểu năm 2014:


1 – Hiện tượng Flappy Bird gây sốt trên toàn thế giới







Xuất hiện từ cuối tháng 1/2014 trên 2 chợ ứng dụng Google Play cho thiết bị Android và App Store cho iPhone, iPad, trò game Flappy Bird của tác giả người Việt có tên Nguyễn Hà Đông đã gây sốt trên toàn cầu vì tính đơn giản nhưng rất khó chơi của trò chơi trên thiết bị di động này.


Sau khi nổi tiếng trên toàn cầu, một số tờ báo nước ngoài đã có những bình luận cho rằng Flappy Bird ăn cắp hình ảnh đồ họa từ trò game kinh điển Mario của hãng Nintendo, tuy nhiên sau đó hãng Nintendo đã khẳng định Flappy Bird không vi phạm tới bất kỳ bản quyền nào của hãng. Flappy Bird sau đó trở thành hiện tượng game nổi tiếng toàn cầu và được báo chí thế giới ca tụng hết lời.


Tuy nhiên, sau khi tiết lộ doanh thu từ quảng cáo của Flappy Bird có thể lên tới 50 ngàn USD/ngày, các cơ quan quản lý thuế đã đề cập đến vấn đề truy thu thuế đối với tác giả Nguyễn Hà Đông. Người chơi Flappy Bird bắt đầu có xu hướng phát cuồng vì trò game quá khó, dẫn tới những hành động tiêu cực như đập điện thoại, có những hành vi mất kiểm soát cùng việc đưa lên YouTube các video cay cú vì trò game này.


Trước những áp lực từ người chơi trên toàn cầu về những tác động tiêu cực, cùng những quan điểm trái chiều tại Việt Nam đòi truy thu thuế Flappy Bird hay đố kỵ rằng trò game này chỉ là sự vi phạm bản quyền về hình ảnh và ý tưởng, tác giả Nguyễn Hà Đông đã quyết định gỡ bỏ trò game này khỏi 2 chợ ứng dụng di động trên toàn cầu. Tuy nhiên, Flappy Bird vẫn được lọt vào 10 từ khóa tìm kiếm trên Google nhiều nhất toàn cầu năm 2014, và tác giả Nguyễn Hà Đông cũng lọt vào danh sách 10 triệu phú công nghệ làm giàu từ Internet do trang The Richest bình chọn.


2 - VCCorp bị hacker đánh sập toàn bộ hệ thống, thiệt hại hàng chục tỷ đồng







Sáng 13/10/2014, nhiều báo điện tử lớn cùng hàng chục trang tin của VCCorp đều ngừng hoạt động. VCCorp cho biết đã khắc phục sự cố Data Center sau hơn 1 ngày.


Tuy nhiên, đến chiều tối 16/10, hệ thống website này lại bị sập một lần nữa, đại diện VCCorp thừa nhận có dấu hiệu bị tấn công, và thủ phạm có trình độ cao, tấn công bài bản nhằm mục đích phá hoại. Đại diện VCCorp khẳng định rằng cuộc tấn công xuất phát từ bên ngoài.


Sau khi phối hợp cùng các cơ quan chức năng như C50, VNCERT… VCCorp cho biết đã phát hiện phương thức tấn công rất tinh vi, cài lén virus gián điệp vào hệ thống máy tính của công ty này từ nửa năm trước. VCCorp ước tính tổng thiệt hại sau vụ tấn công vừa qua vào khoảng 20-30 tỷ đồng.


Tuy nhiên, nhóm thủ phạm tấn công cũng phải bỏ một khoản chi phí rất lớn để mua phần mềm gián điệp, nằm vùng thu thập dữ liệu mật, ước tính khoảng 500.000 USD.


3 – MobiFone tách ra khỏi VNPT, nâng cấp thành Tổng công ty



Ngày 10/6, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định 888/QĐ-Ttg phê duyệt Đề án tái cơ cấu Tập đoàn VNPT giai đoạn 2014 - 2015, theo đó điều chuyển nguyên trạng MobiFone tách khỏi tập đoàn VNPT về Bộ TT&TT quản lý.


Đây là chuyển biến quan trọng trong lộ trình tái cơ cấu tập đoàn VNPT để tinh gọn bộ máy, tăng cường tính hiệu quả cho tập đoàn VNPT. Phương án tách MobiFone cũng đã nằm trong dự doán của giới chuyên môn về viễn thông do mạng di động này đã chuẩn bị sẵn sàng cho việc cổ phần hóa và hoạt động tương đối độc lập với tập đoàn VNPT. Tuy nhiên, việc MobiFone được tách khỏi tập đoàn mà không phải gánh theo 60 đơn vị khác của VNPT đang làm ăn thua lỗ lại khiến nhiều người bất ngờ.


4 - Samsung dốc tiếp 3 tỷ USD vào Việt Nam, trở thành nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất tại Việt Nam.





Tháng 11/2014, tỉnh Thái Nguyên chính thức trao chứng nhận đầu tư cho công ty Samsung Electronics Việt Nam (SEVT) để xây dựng một nhà máy sản xuất, lắp ráp điện thoại mới với tổng vốn đầu từ 3 tỷ USD. Khi nhà máy này đi vào hoạt động, tổng số công nhân tại 3 nhà máy của Samsung sẽ lên đến con số 100.000 người. Với tổng vốn đầu tư tại Việt Nam là 11,2 tỷ USD, Samsung trở thành nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất tại Việt Nam.


Tính đến giữa năm 2015, riêng các nhà máy tại Việt Nam đã sản xuất ra 35% lượng smartphone bán ra toàn cầu của Samsung. Con số này dự kiến tăng lên thành 50% vào giai đoạn cuối năm. Cùng với việc Microsoft đang dịch chuyển các nhà máy từ Trung Quốc sang Bắc Ninh, LG mở nhà máy mới tại Hải Phòng, người ta đã bắt đầu nhắc đến thuật ngữ "công xưởng sản xuất smartphone” của thế giới tại Việt Nam.


5- Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 36 nhằm thay thế Chỉ thị 58 về ứng dụng CNTT





Ngày 1/7/2014, Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 36-NQ/TW về đẩy mạnh ứng dụng, phát triển CNTT đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững và hội nhập quốc tế. Nghị quyết này nhằm thay thế Chỉ thị 58 về đẩy mạnh ứng dụng CNTT phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước được Bộ Chính trị ban hành năm 2000.


Trong Nghị quyết 36 đã đề ra những định hướng lớn cho sự phát triển CNTT –TT Việt Nam tới năm 2030 với những quan điểm coi CNTT là một công cụ hữu hiệu tạo lập phương thức phát triển mới và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới, là một trong những động lực quan trọng phát triển kinh tế tri thức, xã hội thông tin, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia trong quá trình hội nhập quốc tế, góp phần đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, bảo đảm phát triển nhanh, bền vững đất nước. Việc Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết 36 cho thấy sự quan tâm chỉ đạo sát sao của Đảng đối với công tác ứng dụng, phát triển CNTT trong đời sống xã hội.











10 sự kiện, CNTT, 2014, ICT, bình chọn, công bố,

Lễ công bố 10 sự kiện CNTT-TT tiêu biểu năm 2014 tại Hà Nội, chiều 29/12. Ảnh: B.M.




6 - Đóng cửa vĩnh viễn trang web Haivl.com





Xuất hiện từ đầu năm 2013 trên Internet, trang web Haivl.com được cộng đồng mạng tại Việt Nam biết đến với nhiều video clip và hình ảnh chế hài hước do thành viên tự đăng tải lên và bình luận. Trong năm 2014, Haivl.com trở thành một trong những trang web có lượng truy cập hàng đầu tại Việt Nam với lượng fan đông đảo, chủ yếu là giới trẻ, có doanh thu quảng cáo vào khoảng 9 tỷ đồng/năm.


Ngày 8/10/2014, Công ty Cổ phần Quảng cáo Trực tuyến 24H đã mua lại Haivl.com với số tiền vào khoảng 33 tỷ đồng. Hơn 2 tuần sau, ngày 24/10, Cục Phát thanh Truyền hình và Thông tin điện tử (Bộ Thông tin và Truyền thông) đã ra quyết định xử phạt hành chính và thu hồi giấy phép đối với Công ty Cổ phần Công nghệ APPVL Việt Nam, đơn vị đang sở hữu website đình đám này.


Theo quyết định xử phạt, haivl.com bị xử phạt hành chính 205 triệu đồng và rút giấy phép hoạt động vĩnh viễn vì đã vi phạm pháp luật với các hành vi như: Cung cấp, trao đổi, truyền đưa thông tin có nội dung xuyên tạc lịch sử, xúc phạm anh hùng dân tộc; không làm thủ tục sửa đổi, bổ sung Giấy phép mạng xã hội theo quy định, khi thay đổi người chịu trách nhiệm chính trang thông tin điện tử...


7 – Phát hiện Công ty Việt Hồng cài phần mềm nghe lén hàng chục nghìn khách hàng








Tháng 6/2014, đoàn thanh tra liên ngành giữa Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội, Phòng CS PCTP sử dụng công nghệ cao (CATP Hà Nội) đã phát hiện Công ty TNHH Công nghệ Việt Hồng cung cấp phần mềm Ptracker cho phép nghe lén và lấy trộm thông tin từ điện thoại smartphone, quá trình cài đặt chỉ mất từ 3-5 phút. Công ty Việt Hồng đã cung cấp dịch vụ để cài đặt phần mềm gián điệp Ptracker cho hơn 14.000 điện thoại tại Việt Nam.


Máy chủ của công ty Việt Hồng cũng lưu giữ rất nhiều thông tin nhạy cảm do phần mềm Ptracker “lấy trộm” được từ các smartphone bị nghe lén, bao gồm cả tin nhắn, danh bạ, hình ảnh, ghi âm cuộc gọi, ghi âm môi trường xung quanh…


Theo Kết quả xác minh của đoàn thanh tra, từ tháng 9/2013 đến thời điểm thanh tra, Việt Hồng đã thu lợi bất chính trên 900 triệu đồng. Hiện các đối tượng kinh doanh phần mềm Ptracker đã bị cơ quan chức năng tạm giữ để phục vụ quá trình điều tra và xử phạt nghiêm theo pháp luật.


8 - Thủ tướng phê duyệt chủ trương cho cơ quan Nhà nước thuê dịch vụ CNTT








Tại cuộc họp đầu tiên của Ủy ban Quốc gia về ứng dụng CNTT diễn ra cuối tháng 6/2014, Thủ tướng đã đồng ý cho các cơ quan Nhà nước thuê dịch vụ CNTT để tạo ra thị trường cạnh tranh, khuyến khích các doanh nghiệp phát triển, cung cấp các dịch vụ CNTT.


Việc cơ quan Nhà nước thuê dịch vụ CNTT có nhiều ưu điểm như cơ quan Nhà nước không phải đầu tư kinh phí xây dựng hạ tầng, không phải tăng biên chế mà vẫn có được dịch vụ chuyên nghiệp và công nghệ luôn cập nhật. Doanh nghiệp sẽ bỏ vốn đầu tư còn cơ quan Nhà nước sử dụng theo hình thức thuê lại và trả phí dần theo từng năm sẽ giải được bài toán thiếu kinh phí đầu tư cho các dự án chi từ ngân sách trong bối cảnh kinh tế khó khăn, giảm tình trạng nhiều cơ quan Nhà nước cùng xin vốn ngân sách để đầu tư xây dựng những hệ thống tương tự nhau gây lãng phí đầu tư.


Mặt khác, tiến độ triển khai các dự án CNTT trong cơ quan Nhà nước sẽ được đẩy nhanh hơn vì không phải mất quá nhiều thời gian vào việc lập kế hoạch xây dựng dự án đầu tư.


9 – Uber xuất hiện Việt Nam gây nhiều tranh cãi






Uber dịch vụ hoạt động trên điện thoại dưới dạng ứng dụng di động, giúp kết nối người cần di chuyển và tài xế chỉ xuất hiện ở TPHCM và Hà Nội trong một thời gian ngắn đã gây bão dư luận. Những xe tham gia Uber không có biển hiệu taxi, không hoạt động tính tiền như những xe taxi khác mà tính dựa vào thông tin vị trí trên ứng dụng. Ban đầu dịch vụ Uber thường rẻ hơn, lại phục vụ tốt hơn, có sự tham gia của cả các xe sang, khiến cho các hãng taxi phản ứng quyết liệt.


Khi cơ quan quản lý cũng có ý kiến về tính hợp pháp của Uber và thông lệ tại nhiều nước trên thế giới không phải ủng hộ tuyệt đối dịch vụ này, khiến Uber đứng trước nguy cơ phải ngừng hoạt động tại Việt Nam. Chỉ đến khi Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Đinh La Thăng lên tiếng ủng hộ việc hợp pháp hóa dịch vụ này, Uber mới được “cởi trói”. Cuối tháng 12, Bộ Tài chính đã lên khung sơ bộ về tính hai loại thuế với dịch vụ đặc biệt này.


Cũng về vấn đề trên, Thủ tướng Chính phủ đã giao Bộ Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp với UBND TP.HCM giải quyết kiến nghị của Hiệp hội Taxi TP.HCM liên quan đến việc xem xét, cân nhắc thời điểm cho phép taxi Uber hoạt động tại Việt Nam.


10 – Liên tục đứt cáp quang biển AAG khiến Internet đi quốc tế tại Việt Nam bị ảnh hưởng nghiêm trọng







Từ ngày 2/3 đến ngày 9/3/2014, người dùng Internet ở Việt Nam bị ảnh hưởng khi kết nối đi quốc tế vì tuyến cáp quang biển AAG tiến hành bảo dưỡng. Ngày 5/7/2014, tuyến cáp quang biển này lại bị sự cố tại vị trí cách bờ biển Vũng Tàu 18 km lại gây gián đoạn việc cung cấp dịch vụ của các nhà khai thác viễn thông trong khu vực, trong đó có Việt Nam. Không dừng lại ở đó, ngày 15/9/2014 trên hệ thống cáp quang biển quốc tế AAG từ Việt Nam, hướng chủ yếu đi Hồng Kông, Mỹ, đoạn thuộc vùng biển gần Hồng Kông lại bị đứt khiến Inernet của Việt Nam kết nối đi quốc tế bị ảnh hưởng nghiêm trọng.


Như vậy, trong năm 2014, liên tục các sự cố đứt cáp quang biển AAG đã làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến người sử dụng Inernet bởi sự cố này làm mất từ 40 – 70% lưu lượng kết nối Inernet đi quốc tế của Việt Nam. Sự cố liên tiếp của tuyến cáp quang biển AAG cũng đòi hỏi các doanh nghiệp của Việt Nam phải tính đến phương án kết nối khác để đảm bảo hạn chế tối đa những sự cố đứt cáp quang biển ảnh hướng lớn đối với sử dụng dịch vụ.


B.M.(ghi)