Thảm Cho Bé

Các mẫu Thảm Cho Bé, Thảm Xốp Cho Trẻ, Thảm Lót Nhà Trẻ Eva, Thảm Cho Bé được làm từ chất liệu cao su và hạt nhựa Eva xuất xứ từ Việt Nam đảm bảo an toàn, không độc hại, độ đàn hồi cao và đặc biệt rất bền bỉ. Công dụng chống trơn và hạn chế chấn thương khi tập luyện sử dụng để trải lót sàn phòng tập võ; phòng tập luyện cho các bộ môn thể thao nhào lộn, Aerobic, trường học, nhà trẻ và phòng tập luyện võ thuật các bộ môn như: Taekwondo; Karatedo; Vovinam; Võ cổ truyền; Pencak silat; Sanshuu; Aikido; Judo; Boxing; Kickboxing; Muay; MMA..

GIẢM TỪ 20% KHI MUA THẢM TẬP VÕ SỐ LƯỢNG LỚN LH: 09 68 59 33 78

Thảm cho trẻ với các đường viền dễ dàng nối liền với nhau tạo thành một không gian rộng cho bé vui chơi thoải mái. Thảm xốp lót sàn cho trẻ được làm từ chất liệu cao su và hat nhựa eva, rất êm ái, bề mặt tiếp xúc chống trơn trượt sẽ đảm bảo được độ an toàn khi bé sử dụng.


Thảm Cho Bé




– Thảm lót sàn giúp giảm lực va đập khi bé ngã, giữ an toàn cho bé khi nô đùa.

– Bề mặt thảm xốp có thiết kế sần nhỏ chống trơn trượt hiệu quả.

– Giúp bé vui chơi an toàn, hạn chế trường hợp trượt ngã khi nô đùa.

– Thảm ghép chia miếng dễ dàng lắp ráp phù hợp từng không gian.

– Thuận tiện tháo ra những lúc không sử dụng giúp bảo quản tiện lợi.

– Bề mặt xốp nhanh khô, dễ dàng lau sạch để đảm bảo vệ sinh tốt hơn.

– Màu sắc rực rỡ của từng miếng thảm xốp mang đến vẻ tươi sáng cho căn phòng.

Thảm Tập Võ các bộ môn như: Taekwondo; Karatedo; Vovinam; Võ cổ truyền; Pencak silat; Sanshuu; Aikido; Judo; Boxing; Kickboxing; Muay; MMA.. .Là một trong những dụng cụ không thể thiếu cho bộ môn võ thuật và các môn thể thao.Là thảm mút xốp eva hàng Việt Nam chất lượng cao dùng lót sàn phòng tập võ.… giao hàng toàn quốc.

Thảm Tập Võ là sản phẩm thảm mút xốp eva hàng Việt Nam chất lượng cao, sử dụng để trải lót sàn phòng tập võ; phòng tập luyện cho các bộ môn thể thao nhào lộn, Aerobic, trường học, nhà trẻ.

Độ đàn hồi của thảm tốt sẽ giúp quá trình luyện tập của bạn trở nên dễ dàng hơn. Đặc biệt là khi thực hiện các động tác chống tay, chân hay tiếp xúc với mặt sàn sẽ không gây thương tích hay bị đau. Vì thế, dựa vào nhu cầu luyện tập bạn nên chọn cho mình những loại thảm tập võ có độ đàn hồi khác nhau.

Thứ Sáu, 31 tháng 10, 2014

ĐB Đỗ Văn Đương: Tôi nói tiếng nói của dân

ĐB Đỗ Văn Đương: Tôi nói tiếng nói của dân

- ĐBQH Đỗ Văn Đương khẳng định các phát biểu của ông về luật sư đều xuất phát từ thực tế.



Một ngày sau khi Liên đoàn Luật sư gửi công văn cho Chủ tịch QH và Chủ nhiệm UB Tư pháp QH đề nghị xem xét phát biểu của ĐBQH Đỗ Văn Đương “thực chất luật sư ở VN chỉ bào chữa cho người có tiền”, ĐB Đỗ Văn Đương đã trả lời báo chí bên hành lang QH.


Ông Đỗ Văn Đương, ủy viên thường trực UB Tư pháp cho rằng gửi công văn "là chuyện của Liên đoàn Luật sư".


"Chúng ta nên nhớ Hiến pháp quy định đại biểu phát ngôn được quyền miễn trừ trách nhiệm" (không bị truy cứu trách nhiệm - PV).











Đỗ Văn Đương, luật sư, liên đoàn luật sư
ĐBQH TP HCM Đỗ Văn Đương trong một phiên họp tổ. Ảnh: Phạm Hải

ĐB khẳng định: "Tôi trước sau như một không thay đổi phát biểu, vì điều tôi nói là tiếng nói của dân và xuất phát từ thực tế".


Trước đó, ngày 31/10, Liên đoàn Luật sư có công văn do Chủ tịch Lê Thúc Anh ký gửi Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng và Chủ nhiệm UB Tư pháp QH Nguyễn Văn Hiện đề nghị Chủ tịch QH có ý kiến chỉ đạo; Chủ nhiệm UB Tư pháp xem xét, kiểm tra và làm rõ tính xác thực các ý kiến phát biểu của ĐBQH Đỗ Văn Đương (đoàn TPHCM) cho rằng “thực chất luật sư ở VN chỉ bào chữa cho người có tiền”.


Liên đoàn Luật sư cho rằng những phát biểu của ông Đương “mang tính quy chụp”, nhận định thiếu căn cứ và trái với quy định tại điều 3 luật Luật sư (được sửa đổi, bổ sung năm 2012) về chức năng xã hội của luật sư.


Theo đó, hoạt động nghề nghiệp của luật sư góp phần bảo vệ công lý, các quyền tự do, dân chủ của công dân, quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức, phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh.


Công văn của Liên đoàn Luật sư nêu: “Phát biểu của ĐB Đỗ Văn Đương hoàn toàn tương phản với kết luận của Chủ tịch nước, Chủ tịch QH, Thủ tướng khi làm việc với Liên đoàn Luật sư thời gian qua, gây ảnh hưởng xấu đến dư luận xã hội đối với nghề luật sư còn non trẻ”.


Hiền Anh




Ngoại giao Con đường Tơ lụa và sự xuyên tạc lịch sử

Ngoại giao Con đường Tơ lụa và sự xuyên tạc lịch sử

-Với dòng tiền và đầu tư dồi dào, sáng kiến Con đường Tơ lụa của chính phủ TQ có thể thúc đẩy nền kinh tế của nhiều quốc gia châu Á và châu Âu, miễn là các nước này tự nguyện tuyên bố có mối liên kết với đế chế TQ cổ đại.


Lịch sử đang bị bóp méo


Tháng Chín năm 2013, chưa đầy một năm sau khi đảm nhận vị trí Tổng Bí thư Ban Chấp hành TƯ ĐCS TQ, Tập Cận Bình đưa ra sáng kiến chính sách đối ngoại mới được gọi là “Vành đai Kinh tế Con đường Tơ lụa”. Trong một bài diễn văn tại Đại học Nazarbayev ở Kazakhstan, nhằm kêu gọi hợp tác và phát triển khu vực Á-Âu thông qua sáng kiến Con đường Tơ lụa mới này, Tập Cận Bình đã nêu ra năm mục tiêu cụ thể: tăng cường hợp tác kinh tế, cải thiện kết nối đường bộ, xúc tiến thương mại và đầu tư, tạo thuận lợi cho chuyển đổi tiền tệ, và thúc đẩy sự giao lưu giữa người dân với nhau.


Một tháng sau, tại Hội nghị thượng đỉnh ASEAN-TQ lần thứ 16 được tổ chức ở Brunei, Thủ tướng TQ Lý Khắc Cường đã đề xuất việc xây dựng một “Con đường Tơ lụa trên biển” thế kỷ 21 để cùng nhau thúc đẩy hợp tác hàng hải, kết nối, nghiên cứu khoa học và môi trường, và các hoạt động khai thác hải sản.


Vài ngày sau đó, trong bài phát biểu trước Quốc hội Indonesia, Tập Cận Bình đã lên tiếng ủng hộ ý tưởng này và tuyên bố TQ sẽ đóng góp kinh phí để “phát triển mạnh mẽ quan hệ đối tác hàng hải trong một nỗ lực chung nhằm xây dựng Con đường Tơ lụa trên biển của thế kỷ 21,” kéo dài từ bờ biển TQ đến Địa Trung Hải.


Trong cả hai bài phát biểu trên, Tập Cận Bình đều nhấn mạnh mối liên kết hữu nghị trong lịch sử giữa TQ với các nước trong khu vực và ám chỉ rằng những đề xuất của ông đều hướng đến việc thiết lập lại các mối quan hệ hữu nghị cổ xưa trong một thế giới toàn cầu hóa và hiện đại. Tại Kazakhstan, ông cho rằng sứ thần Tây Hán Trương Khiên đã “gánh vác sứ mệnh hòa bình và hữu nghị” đồng thời mở ra cánh cửa liên lạc Đông-Tây và thiết lập nên “Con đường Tơ lụa”. Tại Indonesia, ông đã tán dương Đô đốc Trịnh Hòa nhà Minh vì đã để lại “những câu chuyện đẹp về mối giao lưu hữu nghị giữa dân tộc TQ và Indonesia”.


Thế nhưng, Tập Cận Bình đã không hề đề cập đến những bi kịch xung đột và nỗ lực nhằm truyền bá một trật tự thế giới dĩ Hoa vi trung (lấy TQ làm trung tâm – NBT). Đồng thời, nhằm khắc họa quá khứ như là một giai đoạn lịch sử không tưởng, mục đích chuyến đi của sứ thần Trương Khiên tới các nước được gọi là Tây Vực cũng bị bóp méo.








Trung Quốc, Châu Á, Tập Cận Bình, tơ lụa

Nhà Hán đã phái Trương Khiên đi tìm đồng minh nhằm chống lại Liên minh Hung Nô hùng mạnh, địch thủ hàng đầu của Đế chế Tây Hán. Với các chính sách bành trướng, nhà Hán đã góp phần biến những người Hung Nô du mục thành một thực thể bán nhà nước[1] vốn đã luôn đối đầu với các lực lượng người Hán. Năm 138 TCN, nhà Hán phái Trương Khiên tới Trung Á để tìm người Nguyệt Chi[2] theo hành trình của người Hung Nô trước đó.


Tuy nhiên, sứ mệnh của ông đã thất bại, ông bị người Hung Nô cầm tù và bị ép hôn với một nữ nhân trong tộc. Trốn thoát sau 10 năm bị giam cầm, ông nhận ra rằng người Nguyệt Chi không hề quan tâm đến việc thành lập liên minh quân sự (với nhà Hán để chống người Hung Nô). Đóng góp duy nhất của Trương Khiên cho triều đình nhà Hán là biểu tấu về các thể chế và tộc người trong khu vực Trung Á.


Tương tự, hình ảnh của Đô đốc Trịnh Hòa như là một sứ thần của hòa bình và hữu nghị cũng có vấn đề. Trên thực tế, Đô đốc Trịnh Hòa đã sử dụng vũ lực trong bảy chuyến thám hiểm từ năm 1405 đến năm 1433 tại các vùng lãnh thổ mà nay là Indonesia, Malaysia, Sri Lanka, và Ấn Độ, nhằm phong chư hầu và kiểm soát hành lang chiến lược trên Ấn Độ Dương. Trịnh Hòa đã can thiệp vào việc triều chính của Sri Lanka và Indonesia, sau đó đưa tù nhân về Nam Kinh, kinh đô nhà Minh.


Thực tế ban đầu Hoàng đế Vĩnh Lạc phái Trịnh Hòa ra biển Tây là để nhằm truy lùng đứa cháu trai đã bị chính Vĩnh Lạc soán ngôi, đồng thời truyền bá nền văn minh Trung Hoa. Trong quá trình thám hiểm, Trịnh Hòa đã thu phục rất nhiều vị vua chúa về làm chư hầu dưới trướng của Vĩnh Lạc cùng với các vật phẩm triều cống. Các chuyến đi này sau đó đã bị dừng lại bởi chúng hóa ra là quá tốn kém và, dưới góc nhìn của các triều thần, đã trao quyền quá mức cho một hoạn quan như Trịnh Hòa.


Đế chế Hán đã sử dụng chiến thuật tương tự tại Trung Á, đặc biệt là tại các vị trí chiến lược trên những tuyến đường thương mại. Do đó, chẳng có tuyến đường bộ hay hàng hải nào, gọi chung là Tuyến đường Tơ lụa, cho thấy sự giao lưu hòa bình hoặc thúc đẩy tình hữu nghị thông qua sự hiện diện của Trung Quốc như các bài phát biểu đã nêu.


Chấp nhận lịch sử bóp méo vì kinh tế


Cũng có một vấn đề với thuật ngữ “Con đường Tơ lụa” hay “Tuyến đường Tơ lụa”. Nhà địa lý người Đức Ferdinand von Richthofen đặt ra thuật ngữ này vào năm 1877 để chỉ các tuyến đường bộ thương mại cổ xưa xuyên qua Trung Á. Kể từ đó, nhiều tuyến đường kết nối Trung Quốc với thế giới bên ngoài đều được gọi là “Con đường Tơ lụa” hay “Tuyến đường Tơ lụa”, cho dù tơ lụa không phải là sản phẩm đầu tiên, cũng không phải là sản phẩm được giao dịch nhiều nhất trên bất kỳ tuyến đường nào.


Ngoài ra, được các học giả TQ ra sức sử dụng, thuật ngữ này đã đề cao vai trò của TQ trong các tương tác liên khu vực cận đại một cách vô căn cứ. Điều này là kết quả của việc phớt lờ các ảnh hưởng ngoại lai tới xã hội và kinh tế Trung Quốc trong suốt 2000 năm qua.


Có lẽ, như nhiều người TQ khác, quan điểm của Tập Cận Bình về Con đường Tơ lụa được định hình bởi hệ thống giáo dục của CHND Trung Hoa không chấp nhận việc phân tích phê phán và diễn giải xác đáng các nguồn sử liệu. Có thể Tập Cận Bình chịu ảnh hưởng bởi nguồn gốc gia đình xuất thân gần kinh đô Tây An của TQ cổ đại, hay còn được biết đến trong lịch sử là Trường An, địa danh được sử sách công nhận là điểm khởi đầu của con đường tơ lụa trên bộ. Hoặc Tập Cận Bình không nhận thức được những phản ứng tiêu cực mà việc sử dụng chủ nghĩa tượng trưng văn hóa TQ trong lĩnh vực chính sách đối ngoại đã gây ra ở ngoại quốc. Hoặc cũng có thể ông kiên quyết tiến hành sáng kiến này đến cùng, với sức mạnh kinh tế TQ đã đạt được trong nhiều thập kỷ qua.


Thế nhưng, một số quốc gia vẫn sẵn sàng chấp nhận những câu chuyện lịch sử bị bóp méo vì những lý do kinh tế.


Ví dụ, năm ngoái Chính phủ Sri Lanka đã tiếp nhận một bức tượng Trịnh Hòa mạ vàng như một món quà từ Hiệp hội Quản lý Du lịch Quốc tế của TQ. Hai bên tuyên bố rằng Trịnh Hòa và các cuộc thám hiểm của ông đại diện cho những mối quan hệ thương mại và hòa bình cổ xưa giữa TQ và Sri Lanka. Các chi tiết lịch sử quan trọng đã bị bỏ qua như việc Trịnh Hòa đã thay đổi chế độ vốn có trong khu vực; bắt cóc quốc vương Alaskawera; áp giải ông này về Nam Kinh như một tù nhân. Trịnh Hòa cũng chiếm đoạt Xá lợi răng Phật nổi tiếng tại Kandy, một biểu tượng xa xưa về chủ quyền của Sri Lanka.


Xung đột quân sự cũng đã xảy ra ở Indonesia, nhưng một số tờ báo của quốc gia này lại hoan nghênh đề xuất của Tập Cận Bình và ghi nhận rằng các đề xuất này có thể mang lại “những cơ hội to lớn cho sự phát triển của khu vực”. Một thực tế đã không được nhắc tới là vào năm 1407, Trịnh Hòa đã thay đổi chế độ trên đảo Sumatra bằng cách bắt cóc Trần Tổ Nghĩa, thủ lĩnh địa phương người TQ bị triều đình nhà Minh coi là cướp biển. Sau khi bị hành hình công khai ở Nam Kinh, Trần Tổ Nghĩa bị thay thế bởi một người đại diện cho lợi ích của triều đình nhà Minh trong khu vực. Cũng năm đó, Trịnh Hòa còn can thiệp vào công việc nội bộ của Vương quốc Majapahit trên đảo Java, dường như để làm suy yếu cường quốc khu vực này của Đông Nam Á.


Cũng giống như những xung đột diễn ra trong các khu vực khác với cùng một mục đích là mở ra một trật tự thế giới hài hòa dưới trướng Trung Hoa Thiên tử, những can thiệp quân sự này mới là mục tiêu của các cuộc thám hiểm do Trịnh Hòa dẫn đầu.


Với dòng tiền và đầu tư dồi dào, sáng kiến Con đường Tơ lụa của chính phủ TQ có thể thúc đẩy nền kinh tế của nhiều quốc gia châu Á và châu Âu, miễn là các nước này tự nguyện tuyên bố có mối liên kết với đế chế TQ cổ đại.


Còn đối với TQ, sự thành công của sáng kiến này sẽ mở ra con đường mới cho việc đầu tư nguồn dự trữ tiền tệ khổng lồ của mình, đánh dấu một bước tiến lớn trong công cuộc tái lập trật tự thế giới TQ cổ đại được biết đến dưới tên gọi thiên hạ, đó là, mọi nơi được biết đến trên thế giới này đều thuộc về một thiên mệnh hoàng đế của Trung Hoa. Trật tự thế giới mới này sẽ không chỉ đơn giản là luận điệu suông, mà còn mang những ý nghĩa quan trọng về địa chính trị.


Tác giả: Tansen Sen | Biên dịch: Phạm Thị Huyền Trang (Theo Yale Global)


Tansen Sen là Phó giáo sư tại trường Đại học Baruch, Đại học Tổng hợp Thành phố New York. Chuyên ngành của ông là lịch sử và các tôn giáo châu Á, ông đặc biệt quan tâm về lĩnh vực quan hệ Ấn Độ-Trung Quốc, thương mại Ấn Độ Dương, Phật giáo, và khảo cổ học về Con đường Tơ lụa. Ông là tác giả cuốn “Buddhism, Diplomacy, and Trade: The Realignment of Sino-Indian Relations, 600-1400” (University of Hawai’i Press, 2003) và đồng tác giả (với Victor H. Mair) của cuốn “Traditional China in Asian and World History” (Association for Asian Studies, 2012).


Bài được đăng lại từ tạp chí nghiencuuquocte.net.


—————-


[1] Semi-state – tức một dạng thực thể gần giống nhà nước – NBT.


[2] Người Trung Á cổ đại theo cách gọi của người Trung Quốc – NBT.


Nguồn tham khảo:


Nicola Di Cosmo, Ancient China and Its Enemies: The Rise of Nomadic Power in East Asian History. Cambridge: Cambridge University Press, 2002.


Edward L. Dreyer, Zheng He: China and the Oceans in the Early Ming, 1405–1433. New York: Longman, 2007.


Étienne de la Vaissière, Sogdian Traders: A History. Leiden: Brill, 2005.


Louise Levathes, When China Ruled the Seas: The Treasure Fleet of the Dragon Throne, 1405-1433. New York: Oxford University Press, 1994.


Tansen Sen, “Changing Regimes: Two Episodes of Chinese Military Interventions in Medieval South Asia.” In Upinder Singh và Parul P. Dhar (Ed.), Asian Encounters: Exploring Connected Histories. New Delhi: Oxford University Press, sắp xuất bản.


Geoff Wade, “Ming China’s Violence against Neighbouring Polities and Its Representations in Chinese Historiography.” In Upinder Singh và Parul P. Dhar (Ed.), Asian Encounters: Exploring Connected Histories. New Delhi: Oxford University Press, sắp xuất bản.






Chuyện lạ thời khó: Nỗi lo nhiều tiền của đại gia

Chuyện lạ thời khó: Nỗi lo nhiều tiền của đại gia

- Nhiều ông lớn tại Việt Nam đang ngày càng phình to lên với doanh thu liên tục tăng mạnh. Tuy nhiên, đằng sau những con số hàng trăm, hàng nghìn tỷ tăng thêm đầy ấn tượng đó ẩn chứa khá nhiều sự lo lắng.





Cơ đồ cơi nới


Tập đoàn FPT vừa công bố kết quả kinh doanh 9 tháng đầu năm 2014. Theo đó, DN này đạt 24.287 tỷ đồng doanh thu, tăng 21%. Về tổng thể, doanh thu các lĩnh vực kinh doanh chính của FPT, từ xuất khẩu phần mềm, viễn thông cho tới phân phối, bán lẻ... đều tăng. Tuy nhiên, mảng đóng góp chính vào tăng trưởng lại là phân phối và bán lẻ các sản phẩm IT và điện thoại. Doanh thu của khối này đạt gần 16 nghìn tỷ đồng, tăng 28% so với cùng kỳ.


Lợi nhuận trước thuế của FPT thậm chí còn giảm. Các mảng phát triển phần mềm, tích hợp hệ thống, dịch vụ tin học đều chứng kiến lợi nhuận trước thuế giảm mạnh, có mảng giảm tới gân 70%. Bức tranh tài chính cho thấy tập đoàn công nghệ này còn nhiều khó khăn trong lĩnh vực kinh doanh cốt lõi.


Các nhà lãnh đạo thường nắm thời cơ để phát triển mở rộng doanh thu qua đó kỳ vọng mang thêm lợi nhuận về cho cổ đông. Đây có thể là lý do khiến FPT đang đẩy mạnh mảng bán lẻ. Tuy nhiên, hiện tượng tỷ suất lợi nhuận mảng công nghệ suy giảm là điều khiến nhiều NĐT lo ngại bởi đây mới là cái đich của doanh nghiệp đầu ngành trong lĩnh vực này.


Công ty cổ phần Nhiệt điện Phả Lại (PPC) cũng chứng kiến doanh thu quý III tăng thêm gần 14%. Lợi nhuận sau thuế cao gấp 3,4 lần cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, lợi nhuận hàng trăm tỷ đồng trong kỳ báo cáo này lại đến từ hoạt động tài chính. PPC hưởng lợi từ việc đồng Yên Nhật mất giá, được ghi nhận vào lãi tỷ giá. Trên thực tế, quý này PPC lỗ gộp hơn 120 tỷ đồng do sản lượng điện thấp và chi phí tăng cao.











: tỷ-đô, tỷ-USD, doanh-thu, tài-sản, lợi-nhuận, doanh-nghiệp, Hoàng-Anh-Gia-Lai, Đoàn-Nguyên-Đức, Trương-Gia-Bình

Nhiều ông lớn tại Việt Nam đang ngày càng phình to lên với doanh thu liên tục tăng mạnh.



CTCP Đầu tư Thế giới Di động (MWG) công bố kết quả kinh doanh cho thấy doanh thu đạt 10.920 tỷ đồng, tăng 66% so với cùng kỳ năm 2013 và đạt 84% kế hoạch năm. Lợi nhuận lũy kế đạt 488 tỷ đồng, vượt 12% kế hoạch năm.


Kết quả này giúp DN này lọt tốp 5 đại gia thống lĩnh thị trường di động. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng lợi nhuận, khả năng bão hòa của thị trường... là những mối lo ngại của DN. Không ít người lo ngại MWG có thể gặp khó khăn bởi chính sự bùng nổ hệ thống mạng lưới của DN này nếu thị trường bão hòa.


Đại gia Masan (MSN) chưa công bố kết quả kinh doanh quý III, nhưng quý II DN này lỗ gần 230 tỷ đồng cho dù doanh thu tăng vọt so với quý trước và cùng kỳ. Việc triển khai nhiều dự án quy mô lớn là cơ hội cũng là nguy cơ đối với DN.


Có lớn nhưng chưa vui


Kết quả tăng trưởng về doanh thu đối với nhiều DN là đáng mừng. Nó cho thấy sự phát triển về quy mô, về tầm vóc hoặc/và về thị trường, thị phần của DN. Tuy nhiên, không phải tất cả các trường hợp doanh thu tăng đều được giới đầu tư hào hứng đón nhận.


Trong trường hợp FPT, cổ phiếu này gần như bất động trước và sau khi kết quả quý III được công bố. Một số NĐT cho biết, điều họ quan tâm nhiều hơn là tương lai lâu dài của DN này, với vị thế là một DN hàng đầu trong lĩnh vực công nghệ.











: tỷ-đô, tỷ-USD, doanh-thu, tài-sản, lợi-nhuận, doanh-nghiệp, Hoàng-Anh-Gia-Lai, Đoàn-Nguyên-Đức, Trương-Gia-Bình

Đằng sau những con số hàng trăm, hàng nghìn tỷ tăng thêm đầy ấn tượng đó ẩn chứa khá nhiều sự lo lắng.



Phát biểu hồi đầu tháng này, ông Trương Gia Bình, chủ tịch FPT cho biết, FPT tự tin vươn ra thế giới trong lĩnh vực phần mềm. Ông cho rằng, chiến lược của FPT giờ không phải cạnh tranh trong nước mà cạnh tranh với Ấn Độ, Trung Quốc.


Tuy nhiên, những số liệu chung cho mảng công nghệ vừa công bố có lẽ chưa thể thỏa mãn được ước mơ và khát vọng của nhà lãnh đạo thế hệ đầu này. Tỷ suất lợi nhuận công nghệ sụt giảm cho thấy sự khó khăn và mức độ cạnh tranh trên thị trường là rất lớn.


Điểm sáng của FPT trong thời gian gần đây chính là mảng bán lẻ. Xu hướng đa dạng hóa kinh doanh, giảm hoạt động trong những ngành nghề đang trầm lắng... trở nên phổ biến trong cộng đồng DN trong vài năm gần đây.


Trên TTCK, giới đầu tư đã chứng kiến Hoàng Anh Gia Lai của ông Đoàn Nguyên Đức bỏ bất động sản trong nước chuyển sang nông nghiệp; Gemadept cũng chuyển sang cao su thay vì tập trung vào giao vận và bất động sản; REE xoáy sâu vào đầu tư tài chính...


Sự lớn mạnh của các DN về mặt quy mô là một tín hiệu tốt. Tuy nhiên, tăng doanh thu bằng mở rộng ngành nghề hay tăng doanh thu nhờ chênh lệch tỷ giá... không làm nhiều NĐT an tâm. Mở rộng về thị trường, về thị phần trong hoạt động kinh doanh cốt lõi, hay chính là phát triển theo chiều sâu, nâng cao năng suất, chất lượng và công nghệ... được đánh giá là kết quả bền vững hơn.


"Nhất nghệ tinh, nhất thân vinh", làm tốt một nghề hơn chín nghề là điều mà DN nào cũng mong muốn. Tuy nhiên, đây là cái đích không hề dễ tới. Áp lực tăng trưởng, áp lực phát triển có thể khiến nhiều doanh nhân phải lấy ngắn nuôi dài, thậm chí bỏ bớt tham vọng, ước mơ của mình.


Huấn Tú












: tỷ-đô, tỷ-USD, doanh-thu, tài-sản, lợi-nhuận, doanh-nghiệp, Hoàng-Anh-Gia-Lai, Đoàn-Nguyên-Đức, Trương-Gia-Bình





Thứ Năm, 30 tháng 10, 2014

'Đổi MobiFone thành Tổng công ty không phải để oai'

'Đổi MobiFone thành Tổng công ty không phải để oai'

Ông Mai Văn Bình khẳng định, điều kiện, quy mô và tầm hoạt động của MobiFone hiện nay thực ra còn hơn rất nhiều tổng công ty khác, nên việc chuyển đổi mô hình tổ chức thành Tổng công ty là hoàn toàn hợp lý và cần thiết.






















VNPT, tái cơ cấu, MobiFone, Bộ TT&TT, cổ phần hóa, Tổng công ty, Mai Văn Bình
Ông Mai Văn Bình, Chủ tịch MobiFone

Trước đó, trong cuộc trao đổi hôm 27/10 vừa qua với VietNamNet, Thứ trưởng Bộ TT&TT Lê Nam Thắng cho biết, Bộ đã trình Chính phủ mô hình tổ chức và đổi tên Công ty Thông tin Di động VMS - MobiFone thành Tổng công ty Viễn thông MobiFone. Có nhiều cơ sở pháp lý để giải thích cho việc tổ chức lại Công ty VMS thành mô hình Tổng công ty, nhưng quan trọng nhất là theo Quy hoạch phát triển viễn thông Việt Nam đến năm 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, mục tiêu của việc tái cơ cấu thị trường viễn thông là phải "Hình thành được 3-4 Tập đoàn, tổng công ty mạnh" để đảm bảo sự cạnh tranh bình đẳng, lành mạnh trên thị trường.


Hiện tại, thị trường trong nước đang có 2 Tập đoàn lớn là Viettel và VNPT. Do đó, Bộ TT&TT nhận thấy cần phải hình thành MobiFone thành một Tổng công ty để đảm bảo đúng Quy hoạch thị trường của Chính phủ. Nếu để một công ty đấu với hai Tập đoàn lớn thì sẽ không thể có sự cạnh tranh lành mạnh và hình thành thế chân vạc cho thị trường viễn thông.


Thứ hai, vốn điều lệ của MobiFone hiện trên 12.000 tỷ đồng, liên tục có lãi 3 năm gần đây, hội đủ điều kiện để thành lập Tổng công ty đúng như quy định hiện hành. Nếu để quy mô MobiFone chỉ là công ty thì sẽ không tương xứng với vai trò, vị trí của doanh nghiệp này. Một chiếc áo quá chật sẽ gây khó khăn cho hoạt động, kinh doanh của MobiFone, Thứ trưởng Thắng chỉ rõ.


Bản thân Chủ tịch MobiFone, trong cuộc chia sẻ mới đây với báo giới, cũng xác nhận mô hình hoạt động hiện tại của MobiFone, thực chất về quy mô, công nghệ, thị trường đã là một tổng công ty. Việc điều chỉnh tên là để đáp ứng yêu cầu nội tại của doanh nghiệp, cũng như để tạo điều kiện cho MobiFone có thể phát triển, cạnh tranh bình đẳng với các tập đoàn viễn thông khác trong nước.


Hơn nữa, rõ ràng một công ty Trách nhiệm hữu hạn sẽ không thể cạnh tranh bình đẳng với các Tập đoàn được, ông Bình khẳng định. Vì vậy, "bản thân doanh nghiệp phải tự mình xây dựng lớn lên, cũng phải trở thành như các tập đoàn viễn thông khác. Trong bước quá độ lên tập đoàn thì mô hình tổng công ty là hợp lý nhất". Nói cách khác, hướng của MobiFone là cũng sẽ phát triển lên Tập đoàn để cạnh tranh ngang bằng với Viettel và VNPT. Tất nhiên, khoảng thời gian quá độ này kéo dài bao lâu thì còn phải tùy thuộc vào thực tế hoạt động của doanh nghiệp.


Nhưng trước một số ý kiến nghi ngại về việc có cần thiết hay không phải "đôn" MobiFone lên thành Tổng công ty, gây cồng kềnh bộ máy, tốn kém hơn mà hiệu quả chưa chắc đã cao hơn, ông Bình nhấn mạnh rằng việc lên Tập đoàn hay tổng công ty không phải là để "cho oai", mà mấu chốt vấn đề là phải xem "bản chất hoạt động bên trong có đúng như một tập đoàn hay không". Nếu đang hoạt động như một Tổng công ty mà ép phải gò mình trong "cái áo" công ty thì chẳng khác gì bó tay, bó chân doanh nghiệp.


Hơn nữa, mục tiêu hàng đầu của Chính phủ khi tiến hành tái cơ cấu VNPT và MobiFone là để cổ phần hóa doanh nghiệp. Các nhà đầu tư chiến lược là những người bỏ tiền ra, họ có cách định giá rất thực tế chứ không dễ bị đánh lừa bởi tên gọi hay hình thức công ty. Nếu quy mô, tầm vóc doanh nghiệp chỉ xứng đáng là Công ty trách nhiệm hữu hạn thì dù có đặt tên là Tổng công ty "cho oai" thì cũng không thu hút được đối tác.


Theo ông Bình, cái mà nhà đầu tư chiến lược quan tâm ở công ty là "nội dung bên trong" của công ty, từ báo cáo tài chính có minh bạch không, hiệu quả kinh doanh có cao không, mô hình, cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp có hợp lý, khoa học và quan trọng là xu thế, khả năng phát triển, tăng trưởng tiếp theo trong tương lai như thế nào. "Đó chính là những điều đang tạo ra giá trị, tạo ra thương hiệu cho MobiFone", ông kết luận.


Trọng Cầm



VNPT, tái cơ cấu, MobiFone, Bộ TT&TT, cổ phần hóa, Tổng công ty, Mai Văn Bình





Chủ tịch MobiFone: 'Đổi tên thành Tổng công ty không phải để oai'

Chủ tịch MobiFone: 'Đổi tên thành Tổng công ty không phải để oai'

Ông Mai Văn Bình khẳng định, điều kiện, quy mô và tầm hoạt động của MobiFone hiện nay thực ra còn hơn rất nhiều tổng công ty khác, nên việc chuyển đổi mô hình tổ chức thành Tổng công ty là hoàn toàn hợp lý và cần thiết.






















VNPT, tái cơ cấu, MobiFone, Bộ TT&TT, cổ phần hóa, Tổng công ty, Mai Văn Bình
Ông Mai Văn Bình, Chủ tịch MobiFone

Trước đó, trong cuộc trao đổi hôm 27/10 vừa qua với VietNamNet, Thứ trưởng Bộ TT&TT Lê Nam Thắng cho biết, Bộ đã trình Chính phủ mô hình tổ chức và đổi tên Công ty Thông tin Di động VMS - MobiFone thành Tổng công ty Viễn thông MobiFone. Có nhiều cơ sở pháp lý để giải thích cho việc tổ chức lại Công ty VMS thành mô hình Tổng công ty, nhưng quan trọng nhất là theo Quy hoạch phát triển viễn thông Việt Nam đến năm 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, mục tiêu của việc tái cơ cấu thị trường viễn thông là phải "Hình thành được 3-4 Tập đoàn, tổng công ty mạnh" để đảm bảo sự cạnh tranh bình đẳng, lành mạnh trên thị trường.


Hiện tại, thị trường trong nước đang có 2 Tập đoàn lớn là Viettel và VNPT. Do đó, Bộ TT&TT nhận thấy cần phải hình thành MobiFone thành một Tổng công ty để đảm bảo đúng Quy hoạch thị trường của Chính phủ. Nếu để một công ty đấu với hai Tập đoàn lớn thì sẽ không thể có sự cạnh tranh lành mạnh và hình thành thế chân vạc cho thị trường viễn thông.


Thứ hai, vốn điều lệ của MobiFone hiện trên 12.000 tỷ đồng, liên tục có lãi 3 năm gần đây, hội đủ điều kiện để thành lập Tổng công ty đúng như quy định hiện hành. Nếu để quy mô MobiFone chỉ là công ty thì sẽ không tương xứng với vai trò, vị trí của doanh nghiệp này. Một chiếc áo quá chật sẽ gây khó khăn cho hoạt động, kinh doanh của MobiFone, Thứ trưởng Thắng chỉ rõ.


Bản thân Chủ tịch MobiFone, trong cuộc chia sẻ mới đây với báo giới, cũng xác nhận mô hình hoạt động hiện tại của MobiFone, thực chất về quy mô, công nghệ, thị trường đã là một tổng công ty. Việc điều chỉnh tên là để đáp ứng yêu cầu nội tại của doanh nghiệp, cũng như để tạo điều kiện cho MobiFone có thể phát triển, cạnh tranh bình đẳng với các tập đoàn viễn thông khác trong nước.


Hơn nữa, rõ ràng một công ty Trách nhiệm hữu hạn sẽ không thể cạnh tranh bình đẳng với các Tập đoàn được, ông Bình khẳng định. Vì vậy, "bản thân doanh nghiệp phải tự mình xây dựng lớn lên, cũng phải trở thành như các tập đoàn viễn thông khác. Trong bước quá độ lên tập đoàn thì mô hình tổng công ty là hợp lý nhất". Nói cách khác, hướng của MobiFone là cũng sẽ phát triển lên Tập đoàn để cạnh tranh ngang bằng với Viettel và VNPT. Tất nhiên, khoảng thời gian quá độ này kéo dài bao lâu thì còn phải tùy thuộc vào thực tế hoạt động của doanh nghiệp.


Nhưng trước một số ý kiến nghi ngại về việc có cần thiết hay không phải "đôn" MobiFone lên thành Tổng công ty, gây cồng kềnh bộ máy, tốn kém hơn mà hiệu quả chưa chắc đã cao hơn, ông Bình nhấn mạnh rằng việc lên Tập đoàn hay tổng công ty không phải là để "cho oai", mà mấu chốt vấn đề là phải xem "bản chất hoạt động bên trong có đúng như một tập đoàn hay không". Nếu đang hoạt động như một Tổng công ty mà ép phải gò mình trong "cái áo" công ty thì chẳng khác gì bó tay, bó chân doanh nghiệp.


Hơn nữa, mục tiêu hàng đầu của Chính phủ khi tiến hành tái cơ cấu VNPT và MobiFone là để cổ phần hóa doanh nghiệp. Các nhà đầu tư chiến lược là những người bỏ tiền ra, họ có cách định giá rất thực tế chứ không dễ bị đánh lừa bởi tên gọi hay hình thức công ty. Nếu quy mô, tầm vóc doanh nghiệp chỉ xứng đáng là Công ty trách nhiệm hữu hạn thì dù có đặt tên là Tổng công ty "cho oai" thì cũng không thu hút được đối tác.


Theo ông Bình, cái mà nhà đầu tư chiến lược quan tâm ở công ty là "nội dung bên trong" của công ty, từ báo cáo tài chính có minh bạch không, hiệu quả kinh doanh có cao không, mô hình, cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp có hợp lý, khoa học và quan trọng là xu thế, khả năng phát triển, tăng trưởng tiếp theo trong tương lai như thế nào. "Đó chính là những điều đang tạo ra giá trị, tạo ra thương hiệu cho MobiFone", ông kết luận.


Trọng Cầm



VNPT, tái cơ cấu, MobiFone, Bộ TT&TT, cổ phần hóa, Tổng công ty, Mai Văn Bình





Việt Nam: Điểm lạnh giữa vùng nóng ô tô Asean

Việt Nam: Điểm lạnh giữa vùng nóng ô tô Asean

- Hàng loạt nước Asean như Thái Lan, Malaysia, Indonesia... đã phát triển thành công nền công nghiệp ôtô và bắt đầu bán xe giá rẻ ra thị trường. Trong khi đó, sau mấy chục năm ì ạch lắp ráp, Việt Nam đã khởi động một chiến lược phát triển ôtô mới. Tuy nhiên, động thái này được cho là chậm và còn phải chờ xem triển khai thế nào.





Đứng ngoài điểm nóng


Khu vực Asean là thị trường ô tô tiềm năng cuối cùng của thế giới. Tỉ lệ sở hữu xe còn thấp, sức mua ngày càng tăng cùng với tốc độ đô thị hóa nhanh sẽ biến Asean thành một điểm nóng về ô tô trong tương lai.


Năm 2013, tiêu thụ ô tô tại Asean đạt 3,5 triệu chiếc. Theo dự báo tới năm 2018, lượng xe tiêu thụ sẽ đạt đến 4,7 triệu chiếc và có thể lên tới 8 triệu chiếc vào thời điểm 2030.


Không chỉ ô tô nguyên chiếc tăng trưởng mạnh mà thị trường linh kiện ô tô cũng sẽ tăng trưởng theo để đáp ứng nhu cầu của các nhà lắp ráp mới và thay thế cho xe.


Thị trường linh kiện ôtô của các nước Asean như Indonesia, Thái Lan, Malaysia, dự kiến ​​sẽ tăng với tốc độ 12,9%/năm, trong giai đoạn từ 2010-2018.


Sự bùng nổ trong doanh số bán xe khu vực sẽ thúc đẩy doanh số bán hàng mạnh mẽ các phụ tùng ôtô như cần gạt nước, bàn đạp ly hợp, máy nén khí, bộ lọc không khí, bộ khởi động, máy phát điện, bộ tản nhiệt, quạt, hệ thống phanh...











Đông-Nam-Á, ô-tô, xe, thị-trường, linh-kiện, DN, Việt-Nam, tiêu-thụ, sản-xuất.

Hàng loạt nước Asean đã phát triển thành công nền công nghiệp ôtô và bắt đầu bán xe giá rẻ ra thị trường



Chính vì vậy, đến nay, hầu hết các thương hiệu ô tô hàng đầu thế giới đều đã vào cuộc để tranh giành "miếng bánh" béo bở.


Đứng trước tình hình này, mới đây, 2 quốc gia là Malaysia và Indonesia cũng đang muốn thúc đẩy việc hợp tác, sản xuất ô tô mang thương hiệu riêng của mình để cạnh tranh.


Việt Nam cũng được hưởng nhiều lợi thế khi nằm trong một thị trường ô tô có tiềm năng lớn và rộng mở với dân số trên 600 triệu người. Chỉ tính riêng tại Việt Nam, các dự báo cho biết tiêu thụ ô tô sau 2020 sẽ tăng mạnh, đạt quy mô trên 400.000 xe/năm và tới 2030 sẽ đạt khoảng 1 triệu xe/năm.


Hơn thế, tới 2018 khi thuế nhập khẩu ô tô tại khu vực Đông Nam Á giảm xuống còn 0%, sẽ tạo thuận lợi rất lớn cho các DN ô tô nếu có sản phẩm xuất khẩu sang các nước trong khu vực.


Tuy nhiên trước sức hấp dẫn này, các DN Việt Nam có nguy cơ sẽ là kẻ ngoài cuộc. Đến nay việc chế tạo ra chiếc ô tô để xuất khẩu kể cả với các DN FDI cũng rất khăn không nói gì tới DN 100% vốn trong nước.


Bật bãi trên sân nhà?


Ông Bùi Ngọc Huyên, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Ô tô Xuân Kiên (Vinaxuki) cho biết, với việc sản xuất được toàn bộ khung xe ô tô con và một số linh kiện trong nước, Vinaxuki đã đạt tỷ lệ nội địa hóa trên 40% và hoàn toàn có thể sản xuất ô tô.


Tuy nhiên để cạnh tranh được, ngoài chất lượng tốt, giá rẻ, còn phải xây dựng được hệ thống dịch vụ sau bán hàng rộng khắp, phải có thương hiệu mạnh, phải nhiều vốn...











Đông-Nam-Á, ô-tô, xe, thị-trường, linh-kiện, DN, Việt-Nam, tiêu-thụ, sản-xuất.

Đến nay, các DN sản xuất linh kiện của Việt Nam trong lĩnh vực ôtô, xe máy chỉ làm được những sản phẩm giản đơn, cồng kềnh, có giá trị gia tăng thấp



Những điều này, DN Việt Nam quá yếu. Thâm nhập vào thị trường nào, nếu không có ông lớn nào nhòm ngó thì thôi, còn khi họ đã nhảy vào thì DN Việt Nam sẽ nhanh chóng "bật bãi".


Với sản xuất linh kiện, có nhiều ý kiến cho rằng, Việt Nam không nên nghĩ đến sản xuất hẳn chiếc ô tô nữa, vì đã quá muộn, mà nên tính đến chuyện sản xuất linh kiện, cung cấp cho các tập đoàn lớn, tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu của họ.


Tuy nhiên, điều này nói thì dễ, nhưng làm không dễ. Đến giờ này đã lộ rõ, DN Việt Nam khó đáp ứng con ốc vít, theo đơn đặt hàng của các tập đoàn lớn, thì nói gì đến những linh kiện phức tạp khác,


Các DN sản xuất linh kiện của Việt Nam trong lĩnh vực ô tô xe máy, đến nay chỉ làm được những sản phẩm giản đơn, cồng kềnh, có giá trị gia tăng thấp mà các DN toàn cầu thường đặt hàng để lắp ngay tại chỗ, tránh chi phí vận chuyển cao.


Những linh kiện như khung, gầm, ghế ngồi, kính ô tô... không thể sản xuất tại Việt Nam, vận chuyển sang Thái Lan hay Indonessia để lắp xe được.


Tuy nhiên các dự báo cho thấy, sau 2018, hầu hết các DN lắp ráp ô tô tại Việt Nam khó tồn tại, bởi xe nhập khẩu nguyên chiếc cạnh tranh mạnh và việc cung cấp các linh kiện này không có tương lai.


Ông Bùi Ngọc Huyên, cho biết, để sản xuất linh kiện ô tô thì phải dựa vào các DN nhỏ và vừa. Tuy nhiên với quy mô bình quân DN nhỏ và vừa Việt Nam hiện nay khoảng 10 tỷ đồng, số lao động từ 10-15 người thì chẳng làm được.


Chẳng hạn, để sản xuất bộ phanh xe, DN cũng phải đầu tư hơn 100 tỷ đồng. Đây là số vốn quá lớn đối với DN nhỏ và vừa hiện nay. Cũng không thể nói tận dụng máy móc thiết bị cũ để sản xuất linh kiện ô tô được. Muốn sản xuất linh kiện ô tô cung cấp cho các DN lắp ráp, hoặc tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu thì phải đầu tư máy móc hiện đại và có công nghệ cao ngay từ đầu. Tất nhiên như vậy sẽ đòi hỏi nguồn vốn lớn, thời gian dài.


Số liệu điều tra từ VCCI cho thấy, DN nhỏ và siêu nhỏ chiếm 96% tổng số DN cả nước. Việt Nam đang thiếu một khu vực DN cỡ vừa, đủ năng lực tiếp cận với công nghệ mới, trở thành đối tác của các tập đoàn xuyên quốc gia. Không những thế xu hướng nhỏ đi của DN đang tăng lên. Các DN cỡ vừa và lớn ngày càng thu nhỏ lại, thì khó tham gia "cuộc chơi".


Trần Thủy













Đông-Nam-Á, ô-tô, xe, thị-trường, linh-kiện, DN, Việt-Nam, tiêu-thụ, sản-xuất.





2015-2016: Áp lực trả nợ lớn

2015-2016: Áp lực trả nợ lớn

- Trao đổi lại với nhiều ý kiến ĐB lo lắng tình hình nợ công, Bộ trưởng Tài chính Đinh Tiến Dũng đăng đàn đến 20 phút chiều nay (30/10) để giải trình vấn đề này.



Được trao cơ hội giải trình trước QH, Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng cung cấp một loạt con số về tình hình nợ công, nợ Chính phủ, nợ nước ngoài, nợ Chính phủ bảo lãnh, nợ chính quyền địa phương..., cũng như dự báo, chỉ tiêu, triển vọng của vấn đề này trong các năm tới. Bộ trưởng cũng phân tích bức tranh nợ công cho các ĐB.


Xem clip phát biểu của Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng:


"Dư nợ công đang tăng nhanh, đến cuối 2015 đã sát giới hạn QH phê duyệt. Cơ cấu các khoản vay không bền vững mặc dù gần đây đã tăng vay trong nước, nhưng chủ yếu là vay ngắn hạn, khoảng 4,3 năm trong khi kỳ hạn còn lại của các khoản vay nước ngoài của Chính phủ là 12,8 năm", ông Đinh Tiến Dũng chỉ ra.


Áp lực trả nợ trong ngắn hạn do đó tăng nhanh nên những năm qua đã phải phát hành trái phiếu Chính phủ để đáo nợ, Bộ trưởng cho biết: "Vừa rồi rất may là đảo nợ được nên kéo dài được thời hạn nợ, nghĩa vụ về lãi suất cũng hạ được so với kỳ hạn trước".


Nhưng thị trường vốn chưa phát triển, phát hành trái phiếu chỉ giải quyết được một phần, còn lại phải vay những nguồn ngắn hạn khác, cộng với nhiều khoản vay nước ngoài sẽ đến hạn trả vào năm sau, nên "áp lực trả nợ của năm 2015-2016 là lớn", Bộ trưởng thừa nhận.


Do nguồn để trả nợ sẽ tiếp tục khó khăn nên việc tiếp tục phát hành trái phiếu chính phủ để đảo nợ, giãn nợ vẫn sẽ là giải pháp trước mắt.


"Nợ công hiện đang nằm trong giới hạn cho phép của QH trong chiến lược nợ công của Chính phủ, nhưng thực sự chúng ta đang gặp khó khăn. Chúng tôi rất mong sự chia sẻ của ĐBQH và cử tri cả nước, cùng Chính phủ quyết tâm thực hiện thắng lợi nhiệm vụ kinh tế xã hội, từ đó giảm dần nợ công, nợ xấu, gắn với việc sử dụng vốn có hiệu quả, tiếp tục duy trì nợ công trong giới hạn QH đã phê chuẩn", ông Đinh Tiến Dũng kết thúc phần giải trình.


Lo mốc 2020 đang tới


Một số ý kiến ĐB thảo luận hôm nay cũng bày tỏ lo ngại khi thời điểm 2020 sắp đến mà những tiền đề cho việc trở thành một nước công nghiệp vẫn còn nhiều ngổn ngang.


ĐB Huỳnh Nghĩa (Đà Nẵng) nói đến công nghiệp phụ trợ: "Chúng ta đã nói đến từ rất sớm, tổ chức nhiều hội nghị, hội thảo, nghiên cứu... nhưng sau 40 năm đất nước thống nhất, đến vừa rồi ta mới làm được một vài cái ốc vít cho một doanh nghiệp nước ngoài ở VN".


Chỉ ra muốn có nền công nghiệp thì phải có ngành công nghiệp phụ trợ, ông Nghĩa thấy 5 năm nữa là đến 2020 - thời điểm ta đặt mục tiêu cơ bản trở thành nước công nghiệp - nhưng xem ra khó mà đạt được.


ĐB Đà Nẵng kiến nghị thay đổi tiêu chí đánh giá, không chỉ căn cứ vào tỉ trọng trọng GDP mà phải có những nền tảng thực chất cho một nền công nghiệp bền vững.











nợ công, Bộ trưởng tài chính, Đinh Tiến Dũng

ĐB Bế Xuân Trường



ĐB Bế Xuân Trường (Bắc Kạn) thì nhấn mạnh yêu cầu phát triển công nghiệp công nghệ cao: "Có đầu tư vào công nghệ cao thì giá trị nền kinh tế mới cao, nền kinh tế mới không bị phụ thuộc. Hàng hóa VN thời gian qua không cạnh tranh được không những trên thị trường thế giới mà ở cả thị trường trong nước chính là vì thiếu linh hồn công nghệ cao".


Chỉ ra công nghiệp công nghệ cao cũng sẽ tạo nền tảng cho một ngành công nghiệp quốc phòng hiện đại, góp phần bảo vệ chủ quyền quốc gia, ông Trường tin chắc VN có tiềm năng trong lĩnh vực này: "Tài nguyên thiên nhiên khai thác mãi cũng hết nhưng có một tài nguyên khai thác mãi không hết, càng khai thác càng phát triển thêm, đó chính là trí tuệ con người VN".


Chủ tịch Phòng Thương mại và công nghiệp VN (VCCI) Vũ Tiến Lộc cũng góp một lời kêu gọi Nhà nước hậu thuẫn cho giới doanh nghiệp: "Người ta thường nói 'thể chế nào, doanh nhân đó', để có được những nỗ lực kinh doanh đúng hướng, doanh nghiệp cần có sự mở đường và hậu thuẫn của nhà nước: tạo lập được môi trường kinh doanh minh bạch, bình đẳng, thuận lợi và an toàn, một nền hành chính công chuyên nghiệp".


Ngày mai QH tiếp tục thảo luận tại hội trường về tình hình kinh tế xã hội và thu chi ngân sách.


C.Hoàng - C.Quyên - M.Thăng - D.Tiến - H.Nhì - Nguồn clip: VTV






Thứ Tư, 29 tháng 10, 2014

Nông nghiệp thông minh: Ý tưởng nhiều hơn thực tiễn?

Nông nghiệp thông minh: Ý tưởng nhiều hơn thực tiễn?

- TS. Trương Gia Bình, Chủ tịch Hiệp hội DN Phần mềm & Dịch vụ CNTT Việt Nam (VINASA) khẳng định rằng, thúc đẩy ứng dụng CNTT vào nông nghiệp tại Việt nam không phải chuyện đơn giản, nhưng càng khó "càng phải làm".











ASOCIO ICT Summit 2014, nông nghiệp
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam phát biểu tại Diễn đàn ASOCIO - ICT Summit 2014. Ảnh: Mạnh Vỹ

Chia sẻ tại Diễn đàn cấp cao ASOCIO - ICT Summit 2014 khai mạc sáng nay, 29/10, tại Hà Nội, ông Bình thừa nhận dù Việt Nam có tiềm năng về CNTT, có tiềm năng về nông nghiệp nhưng ứng dụng CNTT vào Nông nghiệp thì lại đang có một khoảng cách rất lớn so với các nước trong ASOCIO (châu Á - châu Đại Dương). Và trên thực tế, việc đưa CNTT vào nông nghiệp mới đang dừng lại ở giai đoạn "đặt vấn đề". Tuy nhiên, nếu đặt vấn đề đúng, hợp tác đúng hướng thì Việt Nam vẫn có cơ hội thúc đẩy nông nghiệp phát triển mạnh mẽ, thu hẹp khoảng cách. Điều quan trọng là cần phải nâng cao nhận thức về việc ứng dụng CNTT ở các doanh nghiệp làm về Nông nghiệp, ở chính bản thân người nông dân.


"Quy mô là yếu tố cực kỳ quan trọng. Nếu như không có quy mô, có sự tham gia trên diện rộng của cộng đồng doanh nghiệp, của người nông dân thì chúng ta sẽ không thể đưa công nghệ cao đến với số đông, ở một hạn mức chi phí "chịu đựng được" như các dự án Đà Lạt Hasfarm hay TH True Milk được", ông Bình phân tích về việc cần thiết phải có sự tham gia nhanh chóng của các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp trẻ vào các dự án ứng dụng CNTT vào Nông nghiệp, để từ đó mở rộng được quy mô thị trường.


Nếu không có gì thay đổi, vào tháng 11 tới, sẽ có một hội nghị tại Quảng Ninh, tập hợp các doanh nghiệp "trẻ" để bàn về việc "tiên phong thử nghiệm đưa Công nghệ & CNTT vào Nông nghiệp". Xa hơn nữa, từ tháng 4 đến tháng 10/2015, hai trung tâm thực nghiệm về ứng dụng công nghệ cao (hệ thống cảm biến + Quản trị đám mây) của Nhật Bản sẽ được xây dựng tại Hà Nội và TP.HCM, để người nông dân, các doanh nghiệp có thể tận mắt tìm hiểu và nhìn thấy, việc tăng năng suất cây trồng lên hàng chục lần là chuyện hoàn toàn khả thi.


Dù vậy, ông Bình vẫn phải thẳng thắn công nhận rằng, ở Việt Nam, ý tưởng vẫn đang nhiều hơn triển khai thực tiễn trong hoạt động hợp tác, liên kết quốc tế để thúc đẩy ứng dụng CNTT, đặc biệt là trong những lĩnh vực đặc thù, quan trọng như nông nghiệp.


Cần đủ 5 yếu tố


TS Nguyễn Ái Việt, Viện trưởng Viện CNTT ĐH Quốc Gia nhận định rằng, việc ứng dụng CNTT trong Nông nghiệp hiện nay dù đang gặp rất nhiều khó khăn, nhưng so với thời điểm 10 năm trước thì điều kiện, thời cơ vẫn "chín muồi hơn rất nhiều". Ít nhất thì hiện tại, cáp quang đã về đến nông thôn, ĐTDĐ đã trở nên phổ biến nhờ mức giá bình dân. Nói cách khác, hạ tầng đã sẵn sàng hơn hẳn so với một thập kỷ trước.


Vấn đề còn lại chính là ở mắt xích con người. Người nông dân trình độ không cao nên còn loay hoay, còn vướng khi phải sử dụng các công nghệ cao. Do đó, nếu các dự án chỉ thuần túy tập trung về công nghệ thì sẽ thất bại ngay, ông Việt cảnh báo.


Do đó, để đẩy mạnh được ứng dụng CNTT trong Nông nghiệp thì cần hội đủ 5 thành phần và thiếu bất cứ thành tố nào cũng sẽ không thể thành công. Đó chính là kết nối Internet về nông thôn, hạ tầng cáp quang, hệ thống thông tin về Nông nghiệp; Đào tạo người dân về cách sử dụng các công nghệ và cuối cùng là cần sự liên hiệp giữa các Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn, Bộ Lao Động Thương Binh & Xã Hội, Bộ Thông tin & Truyền Thông...


"Điểm mấu chốt mà các nhà làm chính sách cần nhìn ra là cấu trúc nông thôn ngày nay vẫn là hộ gia đình. Do đó, muốn nông nghiệp phát triển hiện đại, nâng cao năng suất thì chiến lược là phải thay đổi được cấu trúc đó, biến từ các hộ gia đình cá thể trở thành các doanh nghiệp nhỏ", ông Việt chỉ ra.


Trăn trở không kém với bài toán đưa CNTT vào nông nghiệp, TS Mai Liêm Trực khẳng định nông nghiệp - nông thôn - nông dân là vấn đề lớn nhất của Việt nam hiện nay, và nếu muốn đổi mới nền kinh tế thì không thể bắt đầu từ đâu khác ngoài người nông dân, một lực lượng đang chiếm 65-70% dân số cả nước. Nhưng "rất tiếc là chúng ta chưa chú trọng đúng mức, cũng như chưa làm được nhiều cho nông thôn, cho người nông dân. Nghị quyết thì rất nhiều nhưng khâu triển khai, thực hiện còn chậm quá".


CNTT, chính vì thế, sẽ là công cụ mạnh mẽ và hiệu quả để mang đến cơ hội cho những người từ trước đến nay vẫn chịu nhiều thiệt thòi như người nông dân, như khẳng định của chính Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam tại Diễn đàn, bởi nó "tạo ra sự liên kết không giới hạn về thời gian và không gian, mở ra cơ hội cho tất cả mọi người".


"Chưa chạm đến người nông dân"


Có vẻ như câu chuyện "nói nhiều hơn làm" được khá nhiều các diễn giả tại ASOCIO - ICT Summit năm nay tâm đắc và đề cập đến nhiều lần trong các ý kiến của mình. Ông Trương Gia Bình thừa nhận rằng, đa số doanh nghiệp CNTT vẫn "chưa chạm vào nông nghiệp", chưa nghĩ đến các giải pháp công nghệ cao cho nhà nông vì cho rằng thiếu sức cầu, không có ai chịu đặt hàng những công nghệ như vậy. Bản thân người nông dân dù muốn áp dụng CNTT nhưng không biết tìm hiểu từ đâu, cũng không có đủ kinh phí và không biết dùng Internet như thế nào, có lợi gì nên cứ mãi quẩn quanh.


Đồng quan điểm, TS Nguyễn Ái Việt khẳng định, không thể nói là không có ứng dụng CNTT, nhưng sự ứng dụng chưa đến được cấp độ doanh nghiệp, đến với người nông dân. Nông nghiệp có rất nhiều vấn đề cần đến CNTT, mà đơn giản nhất là tem chống hàng giả nhưng mặt hàng này hiện tại vẫn đang phải nhập từ Trung Quốc. Không một doanh nghiệp Việt nào đứng ra làm, dù nhu cầu nhìn thấy rõ là rất lớn. Bên cạnh đó, năng suất lao động phụ thuộc rất nhiều vào thông tin. Sở dĩ có tình trạng người dân đổ xô đi trồng vải, thanh long... đến khi được mùa không có thương lái thu mua thì đổ xuống sông hoặc cho gia súc ăn vì quá rẻ, không bán được... cũng là hậu quả của việc thiếu thông tin, thiếu quy hoạch, dự báo trước về nhu cầu thị trường. Rõ ràng, Nông nghiệp đang rất cần một hệ thống thông tin tầm cỡ Nhà nước để đạt được hiệu quả kinh tế tương xứng.


Israel đã được các chuyên gia đưa ra như một minh chứng của việc ứng dụng CNTT hiệu quả như thế nào vào nông nghiệp. Dù điều kiện canh tác cực kỳ khó khăn, năng suất đất có thể chỉ bằng 1/4 so với Việt Nam, nhưng công nghệ và CNTT đã giúp Israel đạt được năng suất mà các nước khác chỉ biết mơ tới. Chẳng hạn như một con bò cho tới 11 tấn sữa/năm.


Ông Trương Gia Bình hy vọng rằng, trong một tương lai gần, các doanh nghiệp CNTT có thể sẽ giúp tái cấu trúc lại nền nông nghiệp thông qua việc xây dựng được chuỗi giá trị liền mạch, tạo ra một nền tảng "kết nối được mọi đầu mối liên quan", từ nhà sản xuất cho đến các nhà hàng, siêu thị là đầu ra cho sản phẩm.


Không phải Chính phủ không nhìn ra thực tế này. Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cũng nhìn nhận "Nền nông nghiệp Việt Nam hiện chưa gắn nhiều với công nghệ, trong đó có CNTT". Tuy nhiên, ông hy vọng cùng với đẩy mạnh cải cách thể chế, Việt Nam sẽ tiếp thu những kinh nghiệm quý từ quốc tế trong việc ứng dụng CNTT vào nông nghiệp , từ đó phấn đấu phát triển một "nền nông nghiệp theo yêu cầu xanh, sạch và bền vững".






Đồng Rup mất giá, Putin mất uy?

Đồng Rup mất giá, Putin mất uy?

- Tính từ đầu năm tới nay, đồng Rup của Nga đã giảm khoảng 20% so với USD và hiện ở mức thấp nhất so với đồng bạc xanh kể từ năm 1998.





Điểm yếu của đồng Rup


Theo BusinessInsider, ngày 28/10, đồng rup (ruble) của Nga lần đầu tiên rơi xuống mức thấp nhất so với euro kể từ khi đồng tiền chung châu Âu ra đời năm 1999. Đồng tiền của Nga xuống 54 Rup đổi 1 euro sau đợt trượt dốc liên tục so với hầu hết các đồng tiền chủ chốt khác trong vài tháng đen tối vừa qua.


Sự tụt giảm diễn ra trong bối cảnh giá dầu thô trên thế giới lao dốc, từ mức 115 USD/thùng hồi tháng 6 đang hướng về ngưỡng 80 USD/thùng.


Hiện tượng đồng Rup liên tiếp lập các kỷ lục thấp mới so với các ngoại tệ mạnh khác có lẽ là nỗi lo lớn nhất của Kremlin bởi nước Nga từng chứng kiến thảm họa "Ruble crisis" năm 1998 khi mà Ngân hàng Trung ương Nga đã không thể làm được gì. Trong thời điểm tồi tệ năm đó, Nga đã buộc phải bỏ các chính sách hỗ trợ đồng rup và tuyên bố phá sản. Đồng nội tệ đã mất giá thêm 70% trong vòng hơn 4 tháng sau đó.


Trong phiên giao dịch ngày 28/10/2014, đồng rúp đã vượt qua ngưỡng 1 euro/54 Rup và trước đó cũng liên tiếp xuống mức thấp kỷ lục với các đồng tiền chủ chốt khác như USD, yên Nhật. Tính từ đầu năm tới nay, đồng Rup của Nga đã giảm khoảng 20% so với USD và hiện ở mức thấp nhất so với đồng bạc xanh kể từ năm 1998.











Obama, Putin, Trung-Quốc, Nga, ngân-hàng, ngoại-tệ, Moscow, mất-giá, dự-trữ, ngoại-hối

Tính từ đầu năm tới nay, đồng Rup của Nga đã giảm khoảng 20% so với USD



Đà mất giá của đồng Rup dường như vẫn còn đáng lo ngại cho dù Nga đã chi ra hàng chục tỷ USD dự trữ ngoại hối và vẫn đang tiếp tục chiến dịch bán ngoại tệ để kiềm chế sự đi xuống của đồng tiền trong nước. Tính từ đầu tháng 10, Nga đã chi khoảng 15 tỷ USD cho nỗ lực chống mất giá của đồng nội tệ. Tuy nhiên, việc giá dầu giảm cùng với những lo ngại của giới đầu tư về tương lai không mấy sáng sủa của Nga khi bị Mỹ và EU áp hàng loạt các biện pháp trừng phạt... đã khiến cho các nỗ lực của Kremlin chưa hiệu quả.


Theo Bloomberg, Rup vẫn nằm trong tốp dẫn đầu về giảm giá trên thế giới, chỉ sau đồng peso của Argentina. Và, dự báo, đồng tiền này có còn có thể tiếp tục giảm sâu hơn, bất chấp những nỗ lực can thiệp của Ngân hàng Trung ương Nga.


Trước đó, hồi đầu tháng 10, ông Putin đã liên tục trấn an giới đầu tư. Ông cho rằng, mặc dù tình hình kinh tế vẫn đang xấu đi nhưng Nga có thể đương đầu với những thời khắc khó khăn bằng nguồn ngoại tệ dự trữ trị giá 460 tỷ USD của mình.


Trong một động thái mới nhất, theo hãng tin RT, Ngân hàng Trung ương Nga tuyên bố vừa khởi động một công cụ tài chính mới, gọi là hoán đổi tiền tệ. Theo đó, Nga sẽ dùng tới 50 tỷ USD trong khoảng thời gian từ giờ tới cuối 2016 để hỗ trợ thêm vào giúp đồng ruble khỏi mất giá. Nó giúp các tổ chức tín dụng nâng cao thanh khoản tiền tệ ngắn hạn. Những phiên đấu giá đầu tiên sẽ là 29/10. Thỏa thuận cho phép Ngân hàng Trung ương Nga sau đó sẽ mua lại những đồng USD bán cho các NH.


Sự đe dọa của một thảm họa?


Cú tụt giảm xuống mức thấp kỷ lục so với đồng euro hôm 28/10 thực sự là một tin sốc đối với giới đầu tư. Nó khiến người ta lo ngại về một thảm họa có thể xảy ra giống như cách đây hơn 15 năm. Trên thực tế, nước Nga giờ khác rất nhiều so với năm 1998. Hiện tại Nga có dự trữ ngoại hối dồi dào, giá dầu cũng không ở mức quá thấp.











Obama, Putin, Trung-Quốc, Nga, ngân-hàng, ngoại-tệ, Moscow, mất-giá, dự-trữ, ngoại-hối

Ông Putin cho rằng, Nga có thể đương đầu với những thời khắc khó khăn bằng nguồn ngoại tệ dự trữ trị giá 460 tỷ USD của mình.



Chính quyền nước Nga đang bán USD ra để hỗ trợ đồng nội tệ. Nhưng, sức mạnh của nền kinh tế Nga đang suy yếu trầm trọng. Giá dầu thô chưa có tín hiệu hồi phục khiến ngân sách ngày càng co hẹp. Các lệnh cấm vận cũng khiến cho dòng tiền đầu tư bị rút ra rất nhiều, khoảng 90 tỷ USD từ đầu năm cho tới nay. Trong khi đó, đồng bạc xanh không ngừng tăng giá chung trên thế giới do nền kinh tế Mỹ mạnh lên và Fed đang rút lại các chính sách nới lỏng tiền tệ.


Đồng Rup giảm xuống mức thấp kỷ lục với nhiều đồng tiền chủ chốt khác và tụt 5 hạng xuống vị trí thứ 18 trong số các đồng tiền được giao dịch nhiều nhất trên thế giới, ngược lại, góp phần đẩy nền kinh tế đứng thứ 8 thế giới với quy mô 2.000 tỷ USD đang trượt vào suy thoái lần đầu tiên kể từ năm 2009.


Không chỉ thế, ruble sụt giảm khiến lạm phát tăng cao. Lệnh cấm vận nhập khẩu thực phẩm đã khiến chỉ số tiêu dùng (CPI) tháng 9 của Nga đã lên mức 8%. Giá lương thực cũng đang tăng chóng mặt. Khi mà người dân cực khổ, đây sẽ là vấn đề đau đầu, ảnh hưởng trực tiếp tới uy tín của ông Putin.


Đồng Rup giảm giá cũng khiến cho các khoản nợ bằng USD của các DN, các NH... trở nên nặng nề hơn. Các DN FDI lao đao cũng khiến nền kinh tế Nga bị ảnh hưởng.


Cuối tuần qua, cùng với diễn biến xấu tại Nga, Moody's cũng đã cắt mức xếp hạng tín nhiệm đầu tư của nước xuống ví trí thứ hai từ dưới lên. Trước đó, cả Fitch và Standard & Poor's cũng đã có những bước đi tương tự.


Sự cộng hưởng của các tin xấu đã khiến đồng Rup liên tục phá đáy mới và có thể là thảm họa của nước Nga. Tuy nhiên, ở chiều ngược lại, một số tổ chức tài chính quốc tế cho rằng, khả năng xảy ra thảm họa là rất thấp.


Morgan Stanley gần đây khuyên các khách hàng của mình không nên quá bi quan vào đồng Rup và đặt cược lớn vào đồng USD. Theo đánh giá của tổ chức này, đồng Rup vẫn tiêu cực về trung hạn nhưng Ngân hàng Trung ương Nga sẽ có nhiều biện pháp kiềm mạnh mẽ.


Trong khi đó, Mỹ và EU cũng có quá nhiều việc để lo. Đồng USD cao quá hay giá dầu thấp quá cũng không tốt cho nền kinh tế Mỹ. Còn EU thì đang mâu thuẫn gay gắt về số tiền hàng tỷ USD để hỗ trợ cho Ukraine trong cuộc khủng hoảng khí đốt. Trên mặt trận mới, Nga còn đang đẩy mạnh hợp tác với Trung Quốc cả về chính trị và kinh tế để tạo sự cân bằng.


Một điểm cũng cần nói tới là, đồng ruble mất giá, ở góc độ nào đó cũng có lợi cho nền kinh tế Nga. Nó làm giảm chi phí, tăng sức cạnh tranh cho DN trong nước.


Văn Minh









Obama, Putin, Trung-Quốc, Nga, ngân-hàng, ngoại-tệ, Moscow, mất-giá, dự-trữ, ngoại-hối





18,7 tỉ USD sân bay Long Thành to cỡ nào?

18,7 tỉ USD sân bay Long Thành to cỡ nào?

- Cùng hình dung qua hình ảnh về dự án sân bay Long Thành với tổng mức đầu tư 18,7 tỉ USD, công suất 100 triệu hành khách/năm.




Theo trình bày của Bộ trưởng GTVT Đinh La Thăng trước QH sáng nay, sân bay Long Thành được chia làm 3 giai đoạn đầu tư với tổng mức đầu tư là 18,7 tỉ USD.


CLICK VÀO ẢNH ĐỂ XEM PHÓNG TO:











sân bay, Long Thành


Giai đoạn 1 (đến 2025): Đầu tư nhà ga hành khách công suất 25 triệu hành khách/năm và nhà ga hàng hóa công suất 1,2 triệu tấn/năm, 2 đường cất hạ cánh song song cấu hình đóng.

Giai đoạn 2 (đến 2030): Nâng công suất khai thác lên 50 triệu hành khách/năm.


Giai đoạn 3 (sau 2030): 100 triệu hành khách/năm.


Với diện tích của cảng HKQT Long Thành 5.000ha, sẽ có hơn 5.000 hộ dân bị ảnh hưởng.


Dự kiến vốn nhà nước (vốn ngân sách, trái phiếu Chính phủ, ODA...) giai đoạn 1 là 84.624 tỷ đồng. Trong đó, giai đoan 1a là 57.857,7 tỷ đồng (khoảng 48,65% khái toán tổng mức đầu tư).


sân bay, Long Thành


sân bay, Long Thành


Vốn huy động khu vực ngoài nhà nước (vốn doanh nghiệp, cổ phần, liên doanh liên kết, hợp tác công tư (PPP) là 79.965 tỷ đồng. Trong đó, giai đoạn 1a là 61.052,6 tỷ đồng (51,35% khái toán tổng mức đầu tư).


Sân bay Long Thành có diện tích 5.000 ha và công suất ước đạt 100 triệu hành khách/năm nhưng so với với cảng HKQT Chek Lap Kok (Hong Kong) chỉ với diện tích 1.255 ha có công suất đạt 50 triệu hành khách/năm, Changi (Singapore) rộng 1.300 ha công suất đạt 42 triệu hành khách/năm.


Bộ GTVT cho biết việc xây sân bay Long Thành sẽ giúp hình thành và phát triển một cảng hàng không quốc tế trung chuyển có quy mô tầm cỡ trong khu vực nhằm phục vụ chiến lược phát triển vận tải hàng không Việt Nam.


Ngoài ra là đáp ứng nhu cầu vận tải hàng không khi cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất đạt công suất thiết kế và trở nên quá tải, nhất là trong bối cảnh mở rộng Tân Sơn Nhất để đạt công suất 40 - 50 triệu hành khách vào khoảng năm 2025 -2030 là không khả thi.








Xem ý kiến của đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng NaiTẠI ĐÂY

Hiền Anh - Infographic: Studio Adamo






'Không thể đứng ngoài cuộc với phát triển CNTT'

'Không thể đứng ngoài cuộc với phát triển CNTT'
- Khẳng định thế giới đang thay đổi chóng mặt nhờ sự phát triển của công nghệ, Phó Thủ tướng tin rằng, nếu như trước đây, các quốc gia có thể lỡ nhịp một năm với CNTT thì giờ đây, không thể bỏ lỡ một tháng, thậm chí là một ngày nếu không muốn bị tụt lại so với các nước khác.

"CNTT là nhân tố không thể thiếu, động lực của mọi động lực. Tất cả các động lực mà mọi người vẫn có sẽ không thể là nó nếu như không có CNTT. Sự hội tụ tự nhiên, tất yếu của mạng xã hội, di động, đám mây và điện toán lớn (SMAC) chắc chắn sẽ tạo ra một nền tảng phát triển mới, ở đó mọi giá trị cá nhân sẽ được phát huy tối đa, từ người nông dân cho đến người làm khoa học, từ những người may mắn có điều kiện về giáo dục, vật chất cho đến những em bé bị khuyết tật... Tất cả đều có thể tìm thấy cơ hội nhờ CNTT. Các quốc gia rất nghèo đều có thể nhờ CNTT để tăng sức cạnh tranh, đóng góp nhiều hơn cho chuỗi giá trị toàn cầu", Phó Thủ tướng nhấn mạnh tại Diễn đàn Cấp cao CNTT Việt Nam - ASOCIO 2014, khai màn sáng nay, 29/10, tại Hà Nội.











ASOCIO - ICT Summit 2014, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, mạng xã hội, di động, đám mây, điện toán

Diễn đàn Cấp cao CNTT Việt Nam - ASOCIO 2014 khai mạc sáng 29/10/2014. Ảnh: M.Q.



Đề cập đến vai trò của châu Á, Phó Thủ tướng cho rằng đây không chỉ là châu lục đông dân nhất mà còn là khu vực năng động nhất tại thời điểm này, với đặc thù là có nhiều nền văn hóa khác nhau, nhiều mức độ phát triển quốc gia khác nhau. Tuy nhiên, sự liên kết, hợp tác giữa các quốc gia là không thể thiếu, vì trong khi các nước đang phát triển rất cần hợp tác, sử dụng công nghệ của các nước phát triển thì ngược lại, nếu như không có vai trò của các nước đang phát triển, các nước phát triển cũng sẽ không thể phát triển được như hiện nay.


"CNTT sẽ tạo ra sự liên kết không giới hạn về không gian và thời gian, tạo ra cơ hội cho những người trước nay luôn phải chịu thiệt thòi như người nông dân có thể vươn lên", thông điệp của Phó Thủ tướng nhấn mạnh. "Tất cả chúng ta đang sống cùng CNTT như một nhu cầu thường nhật"


Phát triển CNTT phải đi kèm với bảo đảm an toàn thông tin!


Tuy nhiên, mặt trái của sự phát triển CNTT là mã độc, là những cuộc tấn công có chủ đích, là hacker... với mức độ thiệt hại gây ra cho thế giới "vô cùng lớn". Do đó, Phó Thủ tướng tin rằng, nếu như những nỗ lực đẩy mạnh CNTT không gắn liền với việc ngăn chặn các nguy cơ mất an toàn, an ninh thông tin thì hậu quả sẽ rất nghiêm trọng. "Cộng đồng CNTT vì tương lai của chính mình hãy cùng nhau cảnh báo và liên kết phối hợp để ngăn chặn mọi hành vi gây mất an toàn. Chỉ có như vậy, CNTT mới có thể thực sự chắp cánh cho sáng tạo cá nhân và sự phát triển của các quốc gia".











ASOCIO - ICT Summit 2014, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, mạng xã hội, di động, đám mây, điện toán

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam phát biểu tại Diễn đàn ASOCIO - ICT Summit 2014. Ảnh: M.Q.



Việc tăng cường liên kết giữa các quốc gia, châu lục là không thể thiếu để xây dựng trách nhiệm chung, chia sẻ kinh nghiệm các bên. Mỗi nền kinh tế, thậm chí là mỗi một ngành công nghiệp đều phải không ngừng đổi mới, tái cấu trúc, phải đầu tư, thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển của CNTT, thúc đẩy sự sáng tạo của các cá nhân, Phó Thủ tướng kết luận.


Hướng đến một nền "Nông nghiệp thông minh"


Chủ đề của ASOCIO - ICT Summit năm nay là " Ứng dụng CNTT trong việc phát triển Nông nghiệp". Chia sẻ về chủ đề này, Phó Thủ tướng khẳng định đây là một "sáng kiến" thiết thực vì Việt Nam có nhiều lợi thế về sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, nền nông nghiệp Việt Nam chưa gắn nhiều với công nghệ và CNTT.


Khách mời danh dự của Diễn đàn, Cựu Thủ tướng Nhật Bản Yukio Hatoyaman cho biết Bộ Nông-Lâm -Ngư nghiệp Nhật Bản năm nay đã triển khai sáng kiến "Chiến lược chuỗi giá trị nông sản toàn cầu", đưa công nghệ Nhật Bản ra nước ngoài. Việt Nam và Nhật Bản đang là đối tác chiến lược của nhau, do đó các doanh nghiệp Việt Nam có thể tiếp nhận, ứng dụng các CNTT tiên tiến của Nhật trong lĩnh vực nông nghiệp.


Chẳng hạn như từ tháng 4/2015, một trong những tập đoàn lớn của Nhật là Fujitsu sẽ xây dựng hai trung tâm thực nghiệm nông nghiệp 5 ha tại Gia Lâm (Hà Nội) và TP.HCM, ứng dụng các công nghệ tiên tiến Akisai như cảm biến, đám mây... để nâng cao năng suất nông nghiệp đối với các loại cây trồng. FPT sẽ là đầu mối để tiếp nhận việc chuyển giao công nghệ và ứng dụng công nghệ của Fujitsu vào lĩnh vực nông nghiệp tại Việt Nam.


Theo các chuyên gia, việc ứng dụng CNTT trong nông nghiệp đã đến thời điểm chín muồi, nhưng cần hội đủ 5 yếu tố để có thể thành công là người dân được truy cập Internet, hạ tầng cáp quang, hệ thống thông tin cho nông nghiệp, đào tạo cho người dân và các phần mềm ứng dụng cho nông nghiệp.



ASOCIO - ICT Summit 2014, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, mạng xã hội, di động, đám mây, điện toán





Thứ Ba, 28 tháng 10, 2014

VNPT: 'Mô hình chồng chéo thì biết bắt lỗi ai?'

VNPT: 'Mô hình chồng chéo thì biết bắt lỗi ai?'

- Trong cuộc trao đổi với VietNamNet mới đây, Tổng giám đốc Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) Trần Mạnh Hùng thẳng thắn thừa nhận, bán hàng - với VNPT trước đây là một vòng luẩn quẩn, chưa được chú trọng.


Theo mô hình cũ: Các công ty chủ quản dịch vụ như VinaPhone, VDC, VTN về nguyên tắc có quyền xây dựng kênh phân phối sản phẩm riêng nên dẫn đến tình trạng chồng chéo: Cùng một khách hàng có nhiều người cùng chăm, lại có khách hàng chẳng được ai chăm sóc, ngó ngàng tới. Hệ quả của sự chồng chéo này là nguồn lực bị phân tán, giảm khả năng cạnh tranh trên thị trường.


Tách riêng hạ tầng với kinh doanh


Chính tình trạng mù mờ, không rõ ràng này khiến cho hoạt động kinh doanh của Tập đoàn trong nhiều năm thiếu đi sự hiệu quả cần thiết. Vấn đề nảy sinh nhưng không ai xác định được lỗi thuộc về khâu nào hay xuất phát từ đâu để mà khắc phục.


"DN nào cũng vậy, sau khi sản xuất ra thì phải xem bán hàng ở đâu, qua kênh nào. Nhưng trước đây, kênh bán hàng, phân phối không được chú trọng. Chỉ sau đề án tái cơ cấu thì mới xác định rõ mô hình kinh doanh, phân phối", ông Hùng phân tích. Theo mô hình mới thì Tập đoàn VNPT sẽ là chủ quản dịch vụ. Các Tổng công ty VNPT - VinaPhone, VNPT-Net, VNPT Media sẽ chủ quản từng công đoạn của dịch vụ. Đó là logic của quản trị doanh nghiệp.


Từ tháng 10 năm ngoài, Tập đoàn bắt đầu xây dựng lại các Trung tâm phân phối. 63 viễn thông tỉnh, thành đã và đang tách các trung tâm kinh doanh độc lập với mảng hạ tầng, thay vì không có trung tâm kinh doanh, hoặc chức năng kinh doanh bị lẫn lộn, xung đột lợi ích như trước đây. Theo Đề án Tái cơ cấu mà Tập đoàn xây dựng và đang được Bộ TT&TT trình Thủ tướng Chính phủ, các khối kinh doanh này sau khi được tách ra sẽ là kênh bán hàng chính yếu của Tập đoàn, hạch toán độc lập và chịu sự quản lý của Tổng công ty kinh doanh là VNPT-VinaPhone, ông Hùng cho biết.











VinaPhone, VDC, VTN, VNPT, Trần Mạnh Hùng
Ông Trần Mạnh Hùng - Tổng giám đốc VNPT

Trong mô hình mới đó, các viễn thông tỉnh sẽ đảm nhận vai trò "trưởng đại diện" của VNPT tại các tỉnh, thành phố, còn hoạt động kinh doanh, phân phối, sản phẩm, khai thác hạ tầng... sẽ do các Tổng công ty mới như VNPT - NET, VNPT - VinaPhone điều hành theo trục dọc. Địa bàn 63 tỉnh, thành rất rộng lớn, nhân sự đông (hơn 36 vạn người) nên việc tách bạch kinh doanh - hạ tầng và nhập toàn bộ 63 trung tâm kinh doanh lại thành một Tổng công ty phụ trách kinh doanh là hết sức cần thiết, để có thể quán xuyến, chỉ đạo nhất quán trên toàn hệ thống. Tại thời điểm này, những trục "dọc" này đã bắt đầu thành hình. 63 tỉnh, thành cũng đã chuẩn bị sẵn sàng, chỉ đợi Đề án về mô hình tổ chức và thành lập 3 Tổng công ty được Chính phủ phê duyệt thì có thể tách chính thức, thậm chí là có sẵn các chỉ tiêu kinh doanh cho năm 2015 để triển khai. "Tất cả nhằm mục đích chuyên nghiệp hóa, chuyên biệt hóa để nâng cao khả năng cạnh tranh, hiệu quả hoạt động của Tập đoàn sau khi tái cơ cấu", Tổng giám đốc của VNPT nhấn mạnh. Tổng quy mô của các Tổng công ty dọc chỉ khoảng 6000 người, không phình to về nhân lực và bộ máy tương đối gọn nhẹ nên khi di chuyển, tách nhập các bộ phận không quá phức tạp.


"Nói tái cơ cấu thì to tát, nhưng hiểu một cách cốt lõi nhất thì sau khi thay đổi, Tập đoàn sẽ phải đạt được mục tiêu: Người nào việc nấy, phân công trách nhiệm quyền lợi rõ ràng, không chồng chéo, mơ hồ, lẫn lộn vào nhau nữa", ông Hùng giải thích.


"Khi còn ở chung với nhau thì người đứng đầu chẳng biết được hơi nóng thị trường thế nào, ngành nào đang có nhu cầu, ngành nào đang thiếu hụt sản phẩm... Việc điều hành bị động, không minh bạch trong các mối quan hệ nội bộ cũng chẳng biết quy trách nhiệm cho ai, chẳng biết tồn tại thuộc về khâu nào để sửa. Giờ mọi thứ đều rõ ràng, minh bạch thì bệnh sẽ tự nhiên lộ ra".


Tuy nhiên, tách bạch kinh doanh với hạ tầng không phải là việc khó nhất khi tái cơ cấu VNPT. Hãy thử hình dung, một Tập đoàn có quy mô doanh thu và nhân lực như vậy sẽ bị tổn hại nghiêm trọng đến mức nào nếu việc tái cơ cấu diễn ra nóng vội, cứng nhắc, công thức? Nói cách khác, điều quan trọng nhất khi tái cơ cấu là không được phép ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh vốn có của Tập đoàn. Ông Hùng cho biết, VNPT đã chuẩn bị đầy đủ các cơ chế về đầu tư, xây dựng kế hoạch, động lực và người lao động...) để các đơn vị trực thuộc có thể chủ động, linh hoạt triển khai tùy theo tình hình riêng, tránh tình trạng ào ạt làm theo công thức - một việc mà ông cho là cực kỳ nguy hiểm.


Đang đi đúng hướng!


Những thay đổi bước đầu tại VNPT đang mang lại những tín hiệu khá lạc quan và tích cực, thể hiện ở chính những con số. Theo số liệu báo cáo 9 tháng đầu năm 2014 của Tập đoàn này thì doanh thu đang đạt 57.800 tỷ đồng, hoàn thành 75.4% kế hoạch năm. Lợi nhuận cũng đang đạt 1926 tỷ đồng, bằng 82.7% kế hoạch. So với cùng kỳ năm 2013, mức doanh thu và lợi nhuận này tương ứng với tỷ lệ tăng trưởng lần lượt là 10% và 26%.











VinaPhone, VDC, VTN, VNPT, Trần Mạnh Hùng

Những thay đổi bước đầu tại VNPT đang mang lại những tín hiệu khá lạc quan




Với đà này, khả năng vượt kế hoạch năm là hoàn toàn trong tầm tay của VNPT. Bản thân ông Hùng chia sẻ rằng, lợi nhuận của VNPT năm nay có thể sẽ vượt từ 10-15% so với kế hoạch, vì cuối năm còn phải hạch toán nhiều chi phí phát sinh. Đánh giá về triển vọng kinh doanh sau tái cơ cấu, Tổng giám đốc của VNPT tự tin cho biết, Tập đoàn sẽ xây dựng mục tiêu lợi nhuận 2015 tăng 25% so với 2014. "Từ 2013 sang 2014, do vướng tái cơ cấu nên chúng tôi chỉ dám xác định mục tiêu khiêm tốn là tăng trưởng lợi nhuận 10%. Nhưng sang năm 2015, khi mọi việc đã cơ bản vào guồng và các bước tái cơ cấu được triển khai đúng hướng, mục tiêu tăng trưởng sẽ được đẩy lên mức 25%", ông Hùng lý giải.


Trước câu hỏi về việc chiến lược đầu tư ra nước ngoài của VNPT trong thời gian tới như thế nào, và liệu VNPT có đi tìm cơ hội tăng trưởng lợi nhuận từ các thị trường quốc tế hay không, ông Hùng thẳng thắn chia sẻ rằng, giá cước viễn thông tại Việt Nam đang "quá khắc nghiệt" nên chính ra các thị trường khác sẽ có nhiều tiềm năng lợi nhuận và doanh thu hơn. Bản thân VNPT đã thành lập văn phòng đại diện ở một số nước để bán dịch vụ viễn thông, tìm kiếm cơ hội hợp tác... và cũng "thầy nhiều cái có thể làm ăn được chứ không cứ gì dịch vụ di động".


Tuy nhiên, có vẻ như Tập đoàn này vẫn muốn áp dụng cách tiếp cận chậm mà chắc, "làm dần từng bước" thay vì dốc toàn lực và đầu tư dàn trải theo diện rộng. "Muốn đầu tư ra nước ngoài thì trước hết phải xem xét mình có đủ lực hay không, văn hóa doanh nghiệp có quen với môi trường toàn cầu hóa hay không...". Như lời ông Hùng thì VNPT sẽ phải "tái cơ cấu cho xong, làm cho chắc, có của để dành trong nước đã" rồi mới quay sang phát triển các thị trường mới.


Tựu chung lại thì câu chuyện lại trở về với đề tài Tái cơ cấu. "Tái cơ cấu một đơn vị, nếu để quá lâu thì sẽ không tốt, ảnh hưởng đến tâm lý người lao động cũng như cơ chế quản lý, điều hành của đơn vị đó", ông Hùng phân tích. Chính vì thế mà với VNPT lúc này, tái cơ cấu vẫn là mục tiêu khẩn thiết nhất, cấp bách nhất, tập trung nhất, cần huy động mọi nguồn lực chủ quan và khách quan nhất để guồng quay có thể đi đúng hướng và không làm ảnh hưởng đến vị thế là một trong những Tập đoàn CNTT - Viễn thông chủ lực của quốc gia của Tập đoàn này.


VinaPhone đang ở đâu?


Trong số các Tổng công ty dự kiến thành lập trong mô hình tái cơ cấu của VNPT, thu hút sự quan tâm nhất của dư luận - không ai khác - chính là VNPT - VinaPhone. Không chỉ vì đây sẽ là Trung tâm kinh doanh chủ lực của Tập đoàn mới, tâm điểm của mọi sự thay đổi, mà còn vì tầm quan trọng của VinaPhone đối với thị trường viễn thông trong nước, nhất là khi Quy hoạch thị trường đến năm 2020 do Thủ tướng phê duyệt đã nêu rõ, thị trường cần hình thành từ 3-4 Tập đoàn, Tổng công ty mạnh, hoạt động theo hướng chuyên môn hóa, chuyên nghiệp hóa", để đảm bảo sự cạnh tranh bình đẳng, lành mạnh và đảm bảo quyền lợi cho người dùng.


Tuy nhiên, hầu hết các chuyên gia viễn thông đều nhận định rằng, trong cuộc đua thị phần tại thời điểm này, VinaPhone đang đứng ở vị trí thứ 3 sau hai đối thủ Viettel và MobiFone một khoảng cách là khá xa. Sách trắng Công nghệ thông tin 2014 do Bộ TT&TT phát hành chiều qua, 27/10 cũng xác nhận, thị phần 2G và 3G của VinaPhone hiện chỉ dừng lại ở con số 17.45%, trong khi MobiFone đang kiểm soát 31,78% thị trường còn Viettel dẫn đầu với 43.48%. Con số này có cải thiện hơn nếu chỉ xét riêng 3G, khi thị phần của VinaPhone được tăng lên 22.52%, rút ngắn được khoảng cách với MobiFone (33.56% và Viettel 41.76%).


Không né tránh thực tế, ông Hùng thừa nhận rằng việc hình thành nên một 'thế kiềng ba chân" trên thị trường viễn thông trong nước tại thời điểm này - như mong ước của Quy hoạch viễn thông là "hơi khó vì giá cước đang quá rẻ". Hơn nữa, doanh nghiệp càng có thị phần lớn thì càng có lợi thế cạnh tranh về lợi nhuận và giảm giá thành hơn. Trong khi đó, VinaPhone lại gặp bất lợi từ chính mô hình hoạt động trước đây của VNPT, khi "mô hình không một ai chuyên, định vị người dùng không rõ ràng". Những bất cập này, sau khi tái cơ cấu, ban Kinh doanh sẽ phải chịu trách nhiệm thay đổi đầu tiên, ông Hùng khẳng định.


Hiện tại, VinaPhone đang gấp rút đầu tư thêm 8000 trạm BTS 3G cho cả ba miền, với hạn chót dự kiến là Q2/2015 sẽ phải xong. Nhiều năm nay, VinaPhone không đầu tư nhiều cho hạ tầng mà tranh thủ tận dụng mạng lưới, hạ tầng của "người anh em MobiFone" khi cả hai còn chung mái nhà, đặc biệt là ở khu vực miền Nam. Do đó, sau khi MobiFone chia tách thì khoảng trống hạ tầng để lại là rất lớn. Việc ưu tiên bổ sung trạm BTS cho miền Nam, chính vì thế, là nhu cầu cấp tập của VNPT lúc này.


"Sau khi xong hạ tầng thì khối kinh doanh VinaPhone sẽ vào cuộc", ông Hùng chia sẻ. Trước đây, mô hình kinh doanh phân phối của Vinaphone bị chia cách với các viễn thông tỉnh. Đây là một thiệt thòi rất lớn của VinaPhone vì khâu bán hàng bị đuối hơn nhiều so với 2 đối thủ còn lại. Sau tái cơ cấu, mạng lưới bán hàng - kinh doanh sẽ có sự thay đổi khi mô hình "trục dọc" Tổng công ty kinh doanh được áp dụng.






Cuộc chiến mới bắt đầu, Putin suy cạn vốn phòng thân?

Cuộc chiến mới bắt đầu, Putin suy cạn vốn phòng thân?

- Những biện pháp trừng phạt kinh tế của phương Tây đối với Nga mới chỉ bắt đầu phát huy tác dụng. Trong khi đó, thế mạnh chiến lược của TT Nga Vladimir Putin đã từng giúp Nga lấn lướt trên các bàn đàm phán đang bị suy giảm và ảnh hưởng tới các quyết định của ông chủ Điện Kremlin.





Gió đổi chiều


Ngày 27/10, cổ phiếu ngành năng lượng trên TTCK Mỹ tiếp tục giảm mạnh và kìm hãm sự đi lên của chỉ số S&P 500 sau khi giá dầu thô thế giới lại đe dọa xuyên thủng ngưỡng 80 USD/thùng.


Dầu thô chưa thể bật lên trước ngưỡng hỗ trợ rất mạnh 80 USD/thùng cho thấy mặt hàng này vẫn đang yếu thế. Nguồn cung lớn, kinh tế thế giới còn khó khăn và các yếu tố chính trị khác đang kìm hãm sự hồi phục của giá dầu.


Theo số liệu của Bloomberg, từ tháng 6 tới nay, giá dầu thô đã giảm khoảng 27%, từ mức 115 USD/thùng, xuống chỉ còn khoảng 80-81 USD/thùng. Đây cũng là mức thấp trong gần 2 năm rưỡi qua.


Dầu thô giảm giá quá nhanh và đầy bất ngờ. Mặt hàng này có giá khá ổn định trong suốt 4 năm trước đó, ở mức trung bình 110 USD/thùng, trước khi tụt xuống ngưỡng 80 USD/thùng trong vòng 4 tháng qua. Mức giá cao kỷ lục trên 140 USD/thùng hồi giữa năm 2008 giờ đây giống như một câu chuyện cổ tích xa xưa.











dầu-khí, đá-phiến, công-nghệ, cách-mạng, xuất-khẩu, Obama, Putin, Trung-Quốc

Thế mạnh chiến lược của TT Nga Vladimir Putin đã từng giúp Nga lấn lướt trên các bàn đàm phán



Gần đây, Goldman Sachs cũng đã hạ dự báo về giá dầu. Ngân hàng đầu tư này cho rằng Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) đang mất dần quyền định đoạt giá dầu khi sản lượng chiết xuất dầu từ đá phiến sét của Mỹ liên tục tăng. Theo dự báo mới của Goldman, giá dầu ngọt nhẹ WTI trong quý I/2015 trung bình sẽ chỉ còn 75 USD/thùng, so với mức 90 USD/thùng trong dự báo trước đó.


Còn theo Ngân hàng Thế giới (WB), giá dầu trên thế giới đang giảm mạnh và có thể duy trì mức thấp trong một năm hoặc lâu hơn.


Ông Michael Lynch, nhà nghiên cứu thuộc Viện Nghiên cứu Kinh tế và Năng lượng ở Winchester, Massachusetts nói trên trang chuyên ngành HSN cho rằng, thế giới đang bước vào một kỷ nguyên mới với chi phí năng lượng thấp hơn.


Theo WB, giá dầu giảm hay chi phí năng lượng thấp có thể giúp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế thế giới nhưng đồng thời cũng có thể tạo căng thẳng chính trị. Áp lực lên nhiều nền kinh tế và nhiều chính quyền là rất lớn. Giá dầu thấp có thể làm suy yếu những nền kinh tế cũng như quyền lực chính trị của các nước xuất khẩu dầu trong đó có Nga, trong bối cảnh nước này phải chống đỡ các biện pháp trừng phạt của phương Tây.


Thế mạnh thành nỗi lo?


Trong một phát biểu gần đây, Tổng thống Nga Putin cho rằng, giá dầu giảm không ảnh hưởng nhiều tới nền kinh tế Nga bởi ông tin mặt hàng này sẽ nhanh chóng tăng giá trở lại.


Phát biểu này được đưa ra trong bối cảnh báo chí trong và ngoài nước nêu ra rất nhiều kịch bản tồi tệ đối với nền kinh tế Nga khi mà dầu đứng ở mức thấp. Dầu khí - quân bài chiến lược giúp ông Putin lấn lướt trên nhiều bàn đàm phán trong các năm qua giờ dường như đang trở thành nỗi lo của ông chủ Điện Kremlin và chính phủ nước này.











dầu-khí, đá-phiến, công-nghệ, cách-mạng, xuất-khẩu, Obama, Putin, Trung-Quốc

Tổng thống Nga Putin cho rằng, giá dầu giảm không ảnh hưởng nhiều tới nền kinh tế Nga



Số liệu từ Ngân hàng Trung ương Nga cho thấy, trong vài tháng gần đây, giá trị xuất khẩu của Nga liên tục giảm và xu hướng này được dự báo sẽ còn tiếp diễn do giá dầu thấp và ảnh hưởng của các lệnh cấm vận của Mỹ, EU...


Những lo lắng nói trên là có cơ sở bởi dầu khí chiếm khoảng 50% ngân sách cũng như giá trị xuất khẩu của Nga. Giá dầu đứng ở mức gần 110 USD/thùng trong tháng 6 và giờ đây chỉ còn khoảng 80 USD/thùng, thấp hơn nhiều so với mức 100 USD/thùng mà chính quyền Nga hoạch định cho năm nay.


Trong giai đoạnh 2015-2017, Nga cũng đã giả định giá dầu ở mức 100 USD/thùng để hoạch định kế hoạch phát triển. Với dự báo dầu còn ở mức thấp kéo dài, nền kinh tế Nga có lẽ sẽ lâm vào tình thế khó khăn.


Theo tờ FT, Nga không gặp nhiều khó khăn trong đợt giá dầu sụt giảm trong vài tháng qua. Tuy nhiên, Nga không thể trụ quá 2 năm nếu giá dầu ở mức thấp 80-90 USD/thùng và phương Tây duy trì các lệnh trừng phạt. Chính quyền Nga sẽ buộc phải cắt giảm chi tiêu hoặc tăng thuế điều mà Chính phủ trước này không mong muốn.


Theo Bloomberg, ông Putin đang mất đi người bạn thân nhất: dầu giá cao. Nền kinh tế nước này rỉ máu khi vàng đen rớt giá. Theo hãng tin này, dầu là con át chủ bài giúp Putin nắm giữ quyền lực kể từ khi tiếp quản nước Nga từ Boris Yeltsin năm 2000. Dầu khí đã giúp nền kinh tế Nga tăng 7%/năm trong giai đoạn 2000-2008.


Giờ đây, tăng trưởng kinh tế đang tụt xuống sát 0%. Sự phụ thuộc lớn vào dầu khiến khi giá tụt giảm Nga sẽ vất vả chống đỡ trong bối cảnh đông rúp cũng ở mức thấp kỷ lục. Nga đang mất mất hàng tỷ USD thuế xuất khẩu dầu do giá giảm. Ngân sách Nga mất khoảng 2 tỷ USD nếu dầu giảm 1 USD/thùng. Theo Sberbank CIB, ngân sách nước Nga sẽ thâm thủng trong năm tới nếu dầu dưới 104 USD/thùng. Ở mức 90 USD/thùng, GDP của Nga sẽ giảm 1,2%. Với mức giá dầu 80 USD/thùng như hiện tại, theo Bloomberg, nền kinh tế Nga sẽ giảm 1,7% trong năm 2015.


Gánh nặng không chỉ ở sự mất tiền, hao hụt đồng tiền mà còn là môi trường đầu tư bị xói mòn và vị thế của các nhà lãnh đạo Nga... Ở chiều ngược lại, Tổng thống Nga Putin vẫn có nhiều phát biểu tự tin, trấn an DN trong nước.


Theo đánh giá của nhiều chuyên gia, giá dầu khó xuống dưới 75 USD/thùng do đây là ngưỡng có thể khiến hàng loạt các DN Mỹ khai thác dầu theo công nghệ vỡ nứt thủy lực đá phiến đóng cửa. Bên cạnh đó, ông Putin cũng như nước Nga vẫn còn thế mạnh về quân sự và đang nắm giữ nguồn khí đốt sưởi ấm 1/3 châu Âu.


Văn Minh










dầu-khí, đá-phiến, công-nghệ, cách-mạng, xuất-khẩu, Obama, Putin, Trung-Quốc





Thanh Hóa: 158 hồ sơ cán bộ ‘có vấn đề’ ở một huyện

Thanh Hóa: 158 hồ sơ cán bộ ‘có vấn đề’ ở một huyện
- Trưởng phòng Nội vụ huyện Hậu Lộc, Thanh Hóa Nguyễn Trọng Dưỡng cho biết trong quá trình kiểm tra, rà soát hồ sơ cán bộ đã phát hiện 158 bộ hồ sơ “có vấn đề”.

Ông Dưỡng cho biết, thực hiện chỉ đạo của Sở Nội vụ về việc rà soát văn bằng của cán bộ, công chức cấp xã, qua kết quả rà soát hồ sơ của 694 cán bộ thì phát hiện có 158 hồ sơ có sai lệch cần phải xem xét lại.


Những lỗi trong hồ sơ thường là ngày tháng năm sinh trong bằng cấp không khớp với hồ sơ bảo hiểm, ngày tháng bị tẩy xóa…


Vừa qua ông Hoàng Văn Đồng, Chủ tịch UBND xã Tiến Lộc (Hậu Lộc) đã bị cách chức vì mượn bằng cấp 3 của anh vợ là Hoàng Văn Công. Ông Trần Thanh San, Bí thư Đảng ủy xã Đa Lộc (Hậu Lộc) cũng bị phản ánh chưa có bằng cấp 3…


“Sắp tới huyện sẽ tổ chức họp để những cán bộ có hồ sơ bị sai lệch hoặc không có bằng cấp 3 phải giải trình cụ thể. Nếu có sai phạm, huyện sẽ xử lý nghiêm”, ông Dưỡng cho biết thêm.


Theo tìm hiểu của VietNamNet, trong số những hồ sơ “có vấn đề” phải kể đến trường hợp ông Nguyễn Văn Luật, huyện ủy viên, Chánh thanh tra huyện Hậu Lộc.


Theo tìm hiểu, năm 2001, ông Luật tốt nghiệp Trung cấp Hành chính tại chức (tại trường Chính trị tỉnh), đến năm 2002 ông Luật mới làm đơn đi xin học cấp 3 bổ túc văn hóa và mới có bằng cấp 3.


Dư luận đặt ra nghi vấn, ông Luật lấy bằng cấp 3 nào để theo học các lớp như Trung cấp, Đại học, quản lý nhà nước…


Về việc trên, ngày 23/4, huyện ủy huyện Hậu Lộc đã có kết quả kiểm tra, ông Luật có bằng tốt nghiệp THPT (hệ Bổ túc) do Giám đốc Sở GD-ĐT Thanh Hóa cấp ngày 25/9/2002 tại Hội đồng thi Trung tâm giáo dục thường xuyên Triệu Sơn, năm 2001 có bằng Trung cấp Hành chính tại chức.


Trao đổi với phóng viên, ông Nguyễn Văn Ấp, Bí thư huyện ủy Hậu Lộc cho biết Ủy ban Kiểm tra huyện đang kiểm tra lại những thông tin trên, chưa có kết luận.


Quan điểm của huyện ủy phải làm nghiêm về vấn đề này vì ông Luật đang là huyện ủy viên.


Lê Anh






Phải đặt tên 'thuần Việt' khi khai sinh

Phải đặt tên 'thuần Việt' khi khai sinh

- ĐBQH Nguyễn Thị Nhung (Khánh Hòa) đề xuất quy định phải đặt tên “thuần Việt” khi khai sinh, tại phiên thảo luận ở hội trường QH sáng nay về dự thảo luật Hộ tịch.





“Người Việt tên Hàn”


ĐB Nguyễn Thị Nhung nêu thực tế đã có những trường hợp cha mẹ ở một số địa phương đặt tên con do ảnh hưởng của phim Hàn Quốc là “Đinh San U”, hay theo thương hiệu điện thoại như “Cao Nokia”.











giấy khai sinh, thẻ căn cước, luật hộ tịch
ĐB Nguyễn Thị Nhung (Khánh Hòa)

Cũng có trường hợp đặt tên xấu, tên mất thẩm mỹ, gây mặc cảm hoặc tên quá dài gây phức tạp khi sử dụng như trường hợp tên “Lê Hoàng Hiếu Nghĩa Đệ Nhất Thương Tâm Nhân”.


ĐB Nhung đề nghị cần đưa vào luật quy định về nguyên tắc đặt tên, nguyên tắc xác định họ, xác định dân tộc cho phù hợp với tập quán, truyền thống lâu nay.


Quy định như vậy để tránh tình trạng vì mong muốn của bố mẹ mà họ và dân tộc của con không phù hợp, ví dụ cha mẹ là người dân tộc Rắc Lây nhưng lại lấy họ Nguyễn đặt cho con mình. Điều này làm phát sinh họ mới của một dân tộc gây nhầm lẫn, trái phong tục tập quán.


Tiếp tục cấp giấy khai sinh


Về việc cấp giấy khai sinh và thẻ căn cước công dân, UBTVQH cho biết hiện có 2 loại ý kiến.


Thứ nhất là tán thành tiếp tục cấp giấy khai sinh cho trẻ em khi đăng ký khai sinh như quy định hiện hành. Thứ hai, bỏ việc cấp giấy khai sinh trong luật, thay vào đó cấp thẻ căn cước công dân cho trẻ em khi đăng ký khai sinh như trong dự án luật Căn cước công dân.


UBTVQH đánh giá việc đăng ký khai sinh là việc Nhà nước chính thức thừa nhận việc ra đời của một con người. Theo quy định của pháp luật hiện hành thì trẻ em sinh ra được Nhà nước cấp giấy khai sinh, trong đó ghi những thông tin cơ bản của trẻ em. Giấy khai sinh có giá trị pháp lý làm căn cứ cho việc cấp các loại giấy tờ khác trong quản lý nhà nước.


Hơn nữa, việc cấp giấy khai sinh đã và đang được thực hiện thống nhất, ổn định từ nhiều năm nay, cơ bản không có vướng mắc.


Do đó, UBTVQH tán thành với đề nghị của Chính phủ tiếp tục cấp giấy khai sinh cho trẻ em khi đăng ký khai sinh.











giấy khai sinh, thẻ căn cước, luật hộ tịch

ĐB Hồ Thị Thủy (Vĩnh Phúc): Giấy khai sinh là căn cứ pháp lý cho các loại giấy tờ khác



Rất nhiều ĐBQH cũng đồng tình với ý kiến này. Theo ĐB Hồ Thị Thủy (Vĩnh Phúc) việc tiếp tục cấp giấy khai sinh cho trẻ em là phù hợp với công ước quốc tế về quyền trẻ em, bộ luật Dân sự. Giấy khai sinh là căn cứ pháp lý cho các việc cấp các loại giấy tờ khác trong quản lý nhà nước.


Nhất trí với ý kiến trên song ĐB Hồ Văn Tính (Tiền Giang) cho rằng giấy khai sinh không có thời hạn, có giá trị suốt đời. Vì vậy việc cấp thẻ căn cước công dân cho trẻ dưới 14 tuổi là tốn kém, không cần thiết. ĐB Tô Văn Tám (Kon Tum) cũng có chung nhận định.


ĐB Nguyễn Văn Minh (TP HCM) đặc biệt lưu ý việc đăng kí hộ tịch có yếu tố nước ngoài. Đây là việc phức tạp, hồ sơ nhiều, cán bộ đăng kí hộ tịch cấp xã, quận huyện chưa đáp ứng được, đặc biệt là các giấy tờ đều là tiếng nước ngoài.


Cho nên, ông đề nghị giao UBND tỉnh có sở ngoại vụ, tư pháp để thẩm tra, xác minh được thông tin trước khi cấp.


Về nội dung này, Bộ trưởng Tư pháp Hà Hùng Cường cho rằng thẩm quyền đăng kí hộ tịch thì nên để 1 cấp đăng kí là cấp xã, cùng lắm đến cấp huyện, còn cấp tỉnh tập trung quản lý, tập trung dữ liệu. Hơn nữa, tất cả các giấy tờ khi nộp lên đều bằng tiếng Việt.


Còn ĐB Trần Thị Quốc Khánh (Hà Nội) thì nhấn mạnh cần quy định cấp giấy khai sinh cho trẻ trong trường hợp cha mẹ đã qua đời hoặc cha mẹ sử dụng công nghệ cao để thụ thai (như trường hợp người bố đã qua đời mấy năm mẹ mới sinh con do đông lạnh tinh trùng) thì đặt ra việc khai sinh sẽ thế nào, cần quy định rõ để tạo thuận lợi cho cán bộ hộ tịch và công dân trong các trường hợp đặc biệt.


Các ĐBQH đề nghị cần xây dựng cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử cùng với cơ sở dữ liệu dân cư quốc gia để đảm bảo tránh lãng phí, chồng chéo.


Chiều nay, QH sẽ thảo luận dự thảo luật Căn cước công dân.


Cẩm Quyên - Ảnh: Minh Thăng