Thảm Cho Bé

Các mẫu Thảm Cho Bé, Thảm Xốp Cho Trẻ, Thảm Lót Nhà Trẻ Eva, Thảm Cho Bé được làm từ chất liệu cao su và hạt nhựa Eva xuất xứ từ Việt Nam đảm bảo an toàn, không độc hại, độ đàn hồi cao và đặc biệt rất bền bỉ. Công dụng chống trơn và hạn chế chấn thương khi tập luyện sử dụng để trải lót sàn phòng tập võ; phòng tập luyện cho các bộ môn thể thao nhào lộn, Aerobic, trường học, nhà trẻ và phòng tập luyện võ thuật các bộ môn như: Taekwondo; Karatedo; Vovinam; Võ cổ truyền; Pencak silat; Sanshuu; Aikido; Judo; Boxing; Kickboxing; Muay; MMA..

GIẢM TỪ 20% KHI MUA THẢM TẬP VÕ SỐ LƯỢNG LỚN LH: 09 68 59 33 78

Thảm cho trẻ với các đường viền dễ dàng nối liền với nhau tạo thành một không gian rộng cho bé vui chơi thoải mái. Thảm xốp lót sàn cho trẻ được làm từ chất liệu cao su và hat nhựa eva, rất êm ái, bề mặt tiếp xúc chống trơn trượt sẽ đảm bảo được độ an toàn khi bé sử dụng.


Thảm Cho Bé




– Thảm lót sàn giúp giảm lực va đập khi bé ngã, giữ an toàn cho bé khi nô đùa.

– Bề mặt thảm xốp có thiết kế sần nhỏ chống trơn trượt hiệu quả.

– Giúp bé vui chơi an toàn, hạn chế trường hợp trượt ngã khi nô đùa.

– Thảm ghép chia miếng dễ dàng lắp ráp phù hợp từng không gian.

– Thuận tiện tháo ra những lúc không sử dụng giúp bảo quản tiện lợi.

– Bề mặt xốp nhanh khô, dễ dàng lau sạch để đảm bảo vệ sinh tốt hơn.

– Màu sắc rực rỡ của từng miếng thảm xốp mang đến vẻ tươi sáng cho căn phòng.

Thảm Tập Võ các bộ môn như: Taekwondo; Karatedo; Vovinam; Võ cổ truyền; Pencak silat; Sanshuu; Aikido; Judo; Boxing; Kickboxing; Muay; MMA.. .Là một trong những dụng cụ không thể thiếu cho bộ môn võ thuật và các môn thể thao.Là thảm mút xốp eva hàng Việt Nam chất lượng cao dùng lót sàn phòng tập võ.… giao hàng toàn quốc.

Thảm Tập Võ là sản phẩm thảm mút xốp eva hàng Việt Nam chất lượng cao, sử dụng để trải lót sàn phòng tập võ; phòng tập luyện cho các bộ môn thể thao nhào lộn, Aerobic, trường học, nhà trẻ.

Độ đàn hồi của thảm tốt sẽ giúp quá trình luyện tập của bạn trở nên dễ dàng hơn. Đặc biệt là khi thực hiện các động tác chống tay, chân hay tiếp xúc với mặt sàn sẽ không gây thương tích hay bị đau. Vì thế, dựa vào nhu cầu luyện tập bạn nên chọn cho mình những loại thảm tập võ có độ đàn hồi khác nhau.

Thứ Bảy, 31 tháng 5, 2014

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ có thể thăm VN cuối năm

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ có thể thăm VN cuối năm

Bộ trưởng Phùng Quang Thanh cho biết có thể tháng 11 năm nay, Bộ trưởng Hagel sẽ thăm Việt Nam để đáp lại chuyến thăm của ông đến Hawaii hồi đầu năm.





Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh và người đồng cấp Mỹ Chuck Hagel có cùng lập trường về hòa bình và giải quyết tranh chấp biển Đông trong cuộc gặp song phương bên lề Đối thoại Shangri-La sáng 31/5.











quốc phòng, Chuck Hagel, Phùng Quang Thanh, TQ, Shangri-La

Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh (phải) và Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel. Ảnh: Thanh niên



Trả lời báo chí sau cuộc gặp, Đại tướng Phùng Quang Thanh có biết: "Chúng tôi đã trao đổi cởi mở, thẳng thắn với tinh thần xây dựng và hiểu biết lẫn nhau vì mục đích chung là giữ gìn hòa bình và ổn định trong khu vực".


"Mỹ là một cường quốc trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương", ông nói thêm.


Bình luận về bài phát biểu cứng rắn, chỉ trích thẳng thừng TQ "đang tiến hành những hoạt động gây bất ổn ở biển Đông" của ông Hagel trước đó một giờ, Đại tướng Phùng Quang Thanh nói:


"Tôi đánh giá cao nội dung bài phát biểu của Bộ trưởng Hagel. Đó là vấn đề mọi quốc gia phải có trách nhiệm gìn giữ môi trường hòa bình và ổn định, tôn trọng luật pháp quốc tế để đảm bảo an ninh, an toàn hàng hải, hàng không; bảo đảm không có các hành động đơn phương, không tạo ra những sự đã rồi".


Bộ trưởng Thanh cũng cho biết những nội dung này đã được đề cập trong bài phát biểu của ông tại phiên toàn thể với chủ đề "Kiểm soát các căng thẳng chiến lược".


Ngoài ra, Bộ trưởng Phùng Quang Thanh cũng cho biết có thể vào tháng 11 năm nay, Bộ trưởng Hagel sẽ thăm Việt Nam để đáp lại chuyến thăm của ông đến Hawaii hồi đầu năm.


Cùng phát biểu trước đó tại hội nghị an ninh Shangri-La ở Singapore ngày 30/5, Tổng tham mưu trưởng Liên quân Mỹ Martin Dempsey cáo buộc TQ đang dùng sức mạnh quân sự để giành lợi thế trong các cuộc tranh chấp.


Wall Street Journal dẫn lời tướng Dempsey tuyên bố “những hành vi khiêu khích và đe dọa” của Trung Quốc đang khiến châu Á - Thái Bình Dương trở nên bất ổn.


Ông cảnh báo nguy cơ tính toán sai có thể khiến căng thẳng khu vực tiếp tục leo thang. “Sức mạnh quân sự đang được sử dụng để gây sức ép lên ngoại giao - tướng Dempsey nhấn mạnh - Đó không phải là kết quả tích cực”.


Nhấn mạnh quan điểm Mỹ không đứng về phía nào trong các tranh chấp chủ quyền, nhưng tướng quân đội Mỹ cho hay nước này sẽ có phản ứng với các chiến thuật hiếu chiến của TQ.


“Cách hành xử của TQ đã thay đổi, mang tính khiêu khích và gây khó dễ cho các nước đồng minh của chúng tôi. Chúng tôi sẽ ngăn chặn những hành vi này bằng các quy định”.


Ông Dempsey cho biết Washington muốn thúc đẩy việc thành lập một bộ quy tắc ứng xử nhằm giảm thiểu các cuộc đối đầu trên biển và trên không ở Thái Bình Dương.


Ông cũng hoan nghênh nỗ lực của Thủ tướng Nhật Shinzo Abe nhằm mở rộng vai trò của lực lượng vũ trang Nhật trong khu vực.


Theo Thanh Niên, Wall Street Journal






Kêu lỗ vì giá trần, sữa ngoại dám bỏ thị trường?

Kêu lỗ vì giá trần, sữa ngoại dám bỏ thị trường?

- Ông Nguyễn Tiến Thoả, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội Thẩm định giá Việt Nam cho rằng, nếu vì giá trần mà doanh nghiệp sữa sợ lỗ, doạ ngưng cải tiến, nâng cao chất lượng sản phẩm thì DN đó cũng sẽ không tồn tại được trong thị trường.





Áp trần, loại bỏ chi phí bất hợp lý


Áp giá trần sẽ buộc các doanh nghiệp sữa phải giảm giá mạnh. Tại sao, khi đương nhiệm Cục trưởng Cục Quản lý giá, ông không đề xuất áp dụng giải pháp này sớm hơn?


Ông Nguyễn Tiến Thoả: Năm 2008, trong Bộ Tài chính cũng từng có ý kiến đề xuất áp giá trần cho sữa, nhưng khi đó, chúng tôi không thể áp dụng biện pháp này được. Vì thực tế, giá sữa khi đó chỉ biến động tăng khoảng 5-10%, trong khi Thông tư số 104/2008/TT-BTC ngày 13/11/2008 của Bộ Tài chính quy định: "Trong thời gian tối thiểu 15 ngày liên tục, giá sữa tăng từ 20% trở lên so với giá thị trước trước khi biến động" thì mới áp dụng biện pháp bình ổn giá, trong đó, có việc quy định giá tối đa.


Còn nay, quy định của pháp luật về giá đã được sửa đổi, không đặt điều kiện định lượng biến động giá như trước đây. Điểm a, khoản 1, Điều 4, Nghị định 177/2013/NĐ-CP đã quy định Nhà nước được sử dụng biện pháp bình ổn giá trong trường hợp: "Giá mua hoặc giá bán trên thị trường tăng quá cao hoặc giảm quá thấp, bất hợp lý so với mức tăng hoặc giảm giá do tác động của các yếu tố hình thành giá...".











giá-sữa, doanh-nghiệp-sữa, giá-trần, hoa-hồng, giá-điện, giá-xăng, giá-dầu, bình-ổn-giá, tăng-trưởng, lạm-phát

Ông Nguyễn Tiến Thoả, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội Thẩm định giá Việt Nam



Như vậy, chiểu theo kết luận của Thanh tra tài chính, các doanh nghiệp sữa đã tính sai nhiều khoản chi phí vào giá, đặc biệt là các chi phí bất hợp lý về quảng cáo, khuyến mại, tiếp thị với số tiền trên 386 tỷ đồng thì việc cần phải bình ổn, áp giá tối đa là đúng và khả thi.


Sau khi công bố giá trần, các doanh nghiệp đã lách luật, rồi lên tiếng kêu ca khó khăn như lỗ hàng tồn, lỗ bình ổn thì đòi Nhà nước bù đắp. Ông có ý kiến gì về điều này?


Tất cả những thắc mắc, kêu ca đó, tôi cho là những nhà quản lý hoạch định chính sách đều đã lường trước.


Tuy nhiên, Nhà nước cần giải thích để tạo sự đồng thuận trong doanh nghiệp như chi phí tính vào giá không đúng thì doanh nghiệp phải chấp nhận loại ra. Các doanh nghiệp không thể bắt người tiêu dùng chịu những chi phí vô lý ấy


Trong cơ chế thị trường hiện nay, tôi không phản đối mục tiêu của doanh nghiệp là lợi nhuận, lợi nhuận càng cao, càng tốt, không phải là từ thiện. Nhưng đó phải là lợi nhuận đích thực do thị trường có hoạt động cạnh tranh lành mạnh đem lại, chứ không phải lợi dụng vị thế áp đảo trên thị trường để đưa ra mức giá cao, kiếm nhiều lợi nhuận.


Nếu theo Báo cáo thường niên qua các năm của Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam, nhiều ngành trong nền kinh tế có tỷ lệ lợi nhuận trên doanh thu hàng năm khoảng 10-15%, một số ngành thấp hơn, thì ngành sữa cũng cần xem xét lại tỷ suất lợi nhuận qua đợt thanh tra vừa qua, để có chia sẻ hợp lý với người tiêu dùng. Tôi được biết, lợi nhuận của ngành này đã là trên 20%, cao gần gấp đôi lợi nhuận bình quân của nhiều ngành lúc bình thường.


Chưa kể, các mức giá tối đa đó đã bảo đảm bù đắp chi phí hợp lý và có lãi, doanh nghiệp vẫn hoạt động bình thường. Cửa hàng sữa cũng vậy, họ chỉ giảm lãi thôi, còn cái mất của họ là mất chi phí bất hợp lý.


Ngưng cải tiến, doanh nghiệp sẽ không tồn tại


Thưa ông, các doanh nghiệp còn doạ việc áp giá trần sẽ làm giảm động lực sáng tạo, nâng cao chất lượng sản phẩm trên thị trường sữa. Ông có lo ngại điều này sẽ xảy ra?


Nếu nói như vậy không có tính thuyết phục lắm. Vì thứ nhất, nguyên tắc định giá chung của nền kinh tế là tuân thủ nguyên tắc thị trường. Dù là loại hàng hoá Nhà nước còn định giá cũng phải tuân thủ nguyên tắc này. Đã là thị trường thì có cạnh tranh. Chính quy luật cạnh tranh này sẽ tạo động lực để doanh nghiệp sáng tạo, phát triển. Doanh nghiệp sữa tới đây sẽ vẫn cạnh tranh với nhau về giá trong khoảng dưới giá tối đa.










giá-sữa, doanh-nghiệp-sữa, giá-trần, hoa-hồng, giá-điện, giá-xăng, giá-dầu, bình-ổn-giá, tăng-trưởng, lạm-phát

Nếu vì giá trần mà doanh nghiệp sữa sợ lỗ, doạ ngưng cải tiến, nâng cao chất lượng sản phẩm thì DN đó cũng sẽ không tồn tại được trong thị trường, ông Thỏa nhận định



Thứ hai là, mức giá tối đa mà Nhà nước quy định đã bù đắp được chi phí theo hướng tính đúng, tính đủ và có mức lợi nhuận hợp lý. Như vậy, doanh nghiệp vẫn có nguồn lực để nghiên cứu cải tiến, nâng cao chất lượng, sản phẩm.


Thứ ba, để cải tiến, nâng cao chất lượng sản phẩm, doanh nghiệp phải khai thác và áp dụng các biện pháp sử dụng nguồn lực có hiệu quả, chứ không nên chỉ nhắm vào việc định giá cao không hợp lý để có nguồn đầu tư, vì đó là cách đi thiếu bền vững.


Lấy lý do bị áp giá trần để ngừng hoặc không đầu tư nâng cao chất lượng sản phẩm thì tôi cho rằng, tự doanh nghiệp đó đã biết kết quả sẽ thế nào?. Họ sẽ không tồn tại và đứng vững trên thị trường được.


Dù vậy, trước khả năng lách luật của doanh nghiệp, dư luận vẫn hoài nghi tính khả thi của quyết định áp giá trần sữa đã được Bộ Tài chính công bố 10 ngày nay, như trường hợp Mead Johnson đã kịp đổi tên mặt hàng. Ông có đánh giá thế nào về việc này?


Việc doanh nghiệp lách luật có thể là điều không tránh khỏi. Tuy nhiên, pháp luật của ta đã có quy định chặt chẽ phòng ngừa việc này, như khi doanh nghiệp muốn đưa sản phẩm mới ra thị trường thì phải đăng ký mới được đưa ra thị trường, nếu là sữa cho trẻ em dưới 6 tuổi là một dòng sản phẩm khác với 25 sản phẩm cụ thể đã công bố giá tối đa thì vẫn thuộc đối tượng bị cơ quan quản lý Nhà nước cũng kiểm soát chi phí và áp giá trần trong giai đoạn bình ổn.


Phạm Huyền (thực hiện)










giá-sữa, doanh-nghiệp-sữa, giá-trần, hoa-hồng, giá-điện, giá-xăng, giá-dầu, bình-ổn-giá, tăng-trưởng, lạm-phát





Kế sách khôn ngoan của Philippines với TQ

Kế sách khôn ngoan của Philippines với TQ

Philippines không những bảo vệ các yêu sách của mình theo luật pháp quốc tế; mà còn áp dụng nó để thách thức các yêu sách của TQ trên các diễn đàn khác nhau. "Phát súng" đầu tiên được khai hỏa vào 5/4/2011.


Kỳ :Philippines đã dồn được hàng xóm TQ vào góc


Trung Quốc phản đòn


Tuy nhiên, Philippines chỉ đạt được thành công hạn chế trong việc thực hiện hai yếu tố đầu của chiến lược chủ động, cụ thể là thay đổi hiện trạng và quốc tế hóa tranh chấp. Một mặt, Philippines đã thành công trong việc chọc giận TQ, đồng thời tạo ra dư luận rằng Bắc Kinh là kẻ bắt nạt, còn Manila là nạn nhân yếu nhưng không sợ. Một phần do phản ứng của TQ đối với Philippines, công luận trong khu vực đã chỉ trích TQ một cách gay gắt. Cộng đồng quốc tế ngày càng can dự vào tranh chấp khi Philippines và các bên tranh chấp khác liên kết cùng nhau ứng phó với TQ.


Chiến lược của Philippines là buộc TQ lựa chọn giữa đánh mất biển Đông và đánh mất khu vực. Cho đến nay TQ tránh phải đối mặt với sự lựa chọn khó khăn này bằng cách ứng phó theo kiểu ăn miếng trả miếng đối với những hành động chọc tức của Philippines, trong khi đó ngăn ngừa sự leo thang. Chiến lược hăm dọa của TQ làm mất bạn bè, nhưng nó không đến mức khiến cho ngưng trệ quan hệ thương mại khu vực. Như vậy, trong khi sự căng thẳng tiếp tục tồn tại, chiến lược của Philippines đã phải trả cái giá đáng kể. TQ đã đạt được một số thành công ngoạn mục, điển hình là vụ bãi cạn Scarborough. Mặc dù Manila định đẩy TQ ra khỏi đó, nhưng chịu thất bại, và TQ càng củng cố lực lượng kiểm soát vùng biển từ đó đến nay.


Phần nào đó Philippines lúng túng trong chiến dịch của mình vì chọn nhầm chiến trường. Trên cả hai phương diện là thay đổi hiện trạng ở biển Đông và quốc tế hóa tranh chấp, TQ đều có lợi thế so sánh.


Tương tự như vậy, TQ cũng vượt trội Philippines trên trường quốc tế nhờ có các mối quan hệ thương mại rộng khắp. Các nước thường nghe theo TQ khi Bắc Kinh dọa đừng có can dự vào tranh chấp trên biển Đông nếu không muốn trả giá đắt liên quan đến đầu tư vào TQ.


Như vậy, để chiến lược của mình thành công, Philippines cần thách đấu ở vũ đài mà họ có lợi thế so sánh so với TQ, nơi mà TQ khó phát huy thế mạnh của mình. Vì thế, Manila đã ngày càng ưu tiên sử dụng nhiều hơn yếu tố thứ ba trong chiến lược của mình - luật pháp quốc tế.











Giàn khoan, HD-981, Hải Dương-981, biển Đông, ASEAN, Trung Quốc, COC, DOC, yêu nước, tuần hành, vòi rồng, bành trướng, chiến tranh, Trường Sa, Hoàng Sa, chủ quyền, độc lập dân tộc
Lính hải quân của Philippines kéo cờ tại biển Đông. Ảnh: AP

Sử dụng luật pháp quốc tế


Tất cả các quốc gia thường được coi là bình đẳng trước pháp luật. Vì vậy, luật pháp quốc tế có thể được sử dụng để giảm thiểu các lợi thế của TQ xuống mức ngang bằng với Philippines. Theo đó, từ năm 2011 Manila ngày càng dựa vào luật pháp quốc tế nhiều hơn để đòi hỏi các yêu sách chủ quyền. Tất nhiên các bên tranh chấp khác ở biển Đông cũng biện luận cho các yêu sách của mình dựa trên luật pháp quốc tế. Nhưng Philippines không những bảo vệ các yêu sách của mình theo luật pháp quốc tế; mà còn áp dụng nó để thách thức các yêu sách của TQ trên các diễn đàn khác nhau.


Phát súng đầu tiên được khai hỏa vào 5/4/2011, khi Philippines đệ trình thư ngoại giao (note verbal) lên LHQ phản đối đường 9 đoạn của TQ là "không hề có cơ sở theo luật pháp quốc tế". Văn bản này được đưa ra đúng thời điểm, phản ứng lại hai văn bản của TQ đệ trình trước đó vào 7/5/2009. Sau khi TQ nộp văn bản này vài tháng, đã có một số nước đã đệ trình văn bản phản đối đến LHQ. Nhưng Philippines đã giữ im lặng hai năm mới quyết định khơi lại vấn đề thông qua việc đệ trình văn bản của mình. Manila không chỉ quan tâm đến hành động ngoại giao, mà đợi thời điểm để dồn Bắc Kinh vào thế phòng ngự.


Từ đó đến nay, Philippines tăng cường thế tấn công về luật pháp quốc tế. Đáng kể nhất là việc Manila quyết định đưa vụ việc ra cơ quan tài phán quốc tế sau khi chịu thất bại ở bãi cạn Scarborough. Ngày 22/1/2013 Philippines đã có bước đi mạnh mẽ bắt đầu quy trình khởi kiện trọng tài theo quy định của UNCLOS. Philippines chủ yếu đưa ra ba đòi hỏi: thứ nhất, đường chín đoạn của TQ trái với quy định của UNCLOS; thứ hai, nhiều thực thể biển mà TQ đòi có chủ quyền không được hưởng chế độ của vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) 200 hải lý như TQ khẳng định; thứ ba, TQ nhiều lần vi phạm các quyền của Philippines theo quy định của UNCLOS.


Không có gì ngạc nhiên khi TQ phủ nhận các đòi hỏi của Philippines và từ chối tham gia vụ kiện. Nhưng theo Điều 9, Phụ lục VII của UNCLOS, "việc một bên vắng mặt hay một bên không đệ trình phản tố không cản trở trình tự tố tụng". Trong khi vẫn còn chưa rõ việc TQ vắng mặt có hệ quả gì đối với thẩm quyền tài phán của tòa, cho đến nay quy trình tố tụng trọng tài quốc tế dường như đang theo con đường của Philippines. Mặc dù TQ không tham gia, 5 thành viên của Hội đồng trọng tài vẫn được lựa chọn vào tháng 4/2013. Hội đồng đã đưa ra lệnh tố tụng đầu tiên vào 27/8/2013 thiết lập hạn chót để Philippines nộp đầy đủ hồ sơ, và Philippines đã làm điều này vào ngày 30/3/2014.


Trên phương diện nào đó, việc Philippines chú ý sử dụng luật pháp quốc tế có vẻ hơi lạ lùng, vì các yêu sách pháp lý của họ không vững vàng. Nhưng Philippines đã biết cách che giấu điểm yếu của mình bằng cách chủ động tấn công. Họ tự đặt ra điều kiện cho vụ kiện của mình, tập trung nhiều hơn vào các điểm yếu trong các yêu sách tham lam của TQ mà ít gây chú ý đến quan điểm pháp lý mỏng manh của mình.


Trong đó, yêu sách của Philippines về lãnh thổ yếu hơn so với của TQ. Nhưng vụ kiện của Philippines không tập trung vào vấn đề ai làm chủ quần đảo (tòa trọng tài không có thẩm quyền giải quyết vấn đề này), mà đặt ra những vấn đề luật biển như: những thực thể đảo nào ở biển Đông được quyền có EEZ theo quy định của UNCLOS. Hơn nữa, do TQ từ chối tham gia vụ kiện nên đã bỏ lỡ cơ hội nhấn mạnh quan điểm của mình và hướng sự chú ý tới những điểm yếu của Manila.


Mặc dù đã từ chối tham gia vụ kiện, TQ vẫn cố gắng hết sức ngăn cản quy trình tố tụng. Một năm rưỡi sau khi Philippines nộp hồ sơ, Bắc Kinh cố gạ gẫm Manila chấm dứt quy trình tố tụng trọng tài. Philippines đã từ chối những đề nghị này, thậm chí có những lúc làm điều đó một cách công khai, khiến TQ rất lúng túng. TQ cũng cố gắng thuyết phục các nước ASEAN khác chống lại Philippines, nhưng đều nhận được lời từ chối lịch sự.


Ở một mức độ nào đó, phản ứng của TQ có vẻ như quá mức. Nếu như Hội đồng trọng tài ra phán quyết bất lợi cho Bắc Kinh, vậy thì sao? Nhưng TQ lại chú trọng việc được coi là một chủ thể quốc tế biết tuân thủ luật chơi, vì điều đó có những lợi ích vô hình. Với việc lớn mạnh không ngừng, TQ cần phải tránh thể hiện mình như một quốc gia theo chủ nghĩa phục hận, làm mất ổn định trật tự thế giới hiện hành. Như hiện tại các nước láng giềng đã thấy khó khăn trong giao thương với nước lớn này. TQ không thể tạo thêm lý do khiến họ lo ngại thêm nữa.

Vì vậy, vụ kiện của Philippines có thể coi như một phong vũ biểu đo đường đi nước bước của TQ, thậm chí nhận dạng nước này. Khi chịu áp lực, TQ có tôn trọng luật pháp quốc tế hay không? Hay họ sẽ theo logic "kẻ mạnh làm những gì có thể làm, người yếu phải chịu những gì phải chịu". Philippines đã tìm ra điểm yếu của TQ, và sẽ còn khai thác nó ít nhất một thời gian nữa. Và nếu nước cờ kiện lên tòa trọng tài thành công, Philippines sẽ còn tiếp tục chú trọng sử dụng luật pháp quốc tế trong chiến lược chủ động của mình.


Kết luận


Trong khi TQ từng chiếm thế thượng phong ở biển Đông nhiều năm nhờ chiến lược khôn khéo và sức mạnh vật chất của mình, nước này cũng ngày càng đánh mất sự kiểm soát của mình do các bên tranh chấp yếu hơn như Philippines đã áp dụng chiến lược chủ động hơn, thậm chí có phần đối đầu. Cho đến nay, TQ đã "chiến đấu" nhằm giải quyết những hành động chọc giận một cách chịu đựng: mặc dù TQ đã dùng vũ khí chính trị và kinh tế để đẩy lùi đối phương, nhưng lại làm tổn hại uy tín của mình trong khu vực.


Tuy nhiên, các nước nhỏ cũng chưa thể tuyên bố chiến thắng. Trên nhiều phương diện, chiến lược của Philippines thiếu hiệu quả trong việc buộc TQ nhượng bộ. Sau đó, Philippines đã áp dụng cách tiếp cận mới có tiềm năng hơn khi quay sang sử dụng luật pháp quốc tế. Trên thực tế, TQ thể hiện một thái độ sẵn sàng thỏa hiệp chưa từng thấy đối với vụ kiện trọng tài của Phi. Philippines vẫn đang từ chối thương lượng, có lẽ muốn nhận được nhượng bộ tốt hơn trong tương lai.


Nhưng vụ kiện càng tiến triển, TQ sẽ ngày càng liều lĩnh ngăn cản bằng bất kỳ cách thức cần thiết nào. Manila càng kéo dài vụ kiện, Bắc Kinh càng cố vượt qua sự bướng bỉnh của đối phương bằng sức mạnh hơn là bằng cơ chế giải quyết tranh chấp. TQ cũng có thể quyết định chơi theo vụ kiện, nhất là vì tòa trọng tài có thể dễ dàng tuyên bố không có thẩm quyền phán quyết về vụ việc. Như vậy, tạm thời Philippines đang giành lợi thế chiến thuật, nhưng phải chờ xem họ có giữ được nó hay không.


Dù cho kết quả vụ kiện thế nào chăng nữa, quá trình này dự báo điềm xấu cho sự ổn định của khu vực, như các sự kiện trong vài tuần qua đã chứng minh. Điều tồi tệ ở đây là chiến lược của cả hai bên phụ thuộc vào bên kia có muốn xung đột công khai hay không. TQ cho rằng Philippines không muốn khơi mào một cuộc đụng độ hải quân nắm chắc phần thua; trong khi đó Manila hy vọng Bắc Kinh sẽ không kích động cả khu vực với việc khoe khoang sức mạnh quân sự.


Với nghĩa nào đó có lẽ hai bên đều đúng. Nhưng hai nước đều không kiểm soát được hết, liệu các sự việc sẽ phát triển đến đâu, nhất là cả TQ và Philippines thường cho phép các lực lượng trong nước vận động khá thoải mái. Trong khi chiến thuật này thể hiện sự cam kết và gây dựng lòng tin trong nước, nó cũng tiềm ẩn nguy cơ kích nổ thùng thuốc súng nằm ở trung tâm cuộc tranh chấp, với những tia lửa của chủ nghĩa dân tộc và sự tính toán sai lầm. Như lịch sử đã chứng minh, chỉ cần một tia lửa thôi cũng đủ làm nổ tung thùng thuốc súng.


Nguyễn Đức Lam (dịch, theo National Interest)









Xem thêm các bài:














Giàn khoan, HD-981, Hải Dương-981, biển Đông, ASEAN, Trung Quốc, COC, DOC, yêu nước, tuần hành, vòi rồng, bành trướng, chiến tranh, Trường Sa, Hoàng Sa, chủ quyền, độc lập dân tộc





Lời hứa xúc động từ Hoàng Sa

Lời hứa xúc động từ Hoàng Sa

- "Đồng bào và những người thân hãy yên tâm và tin tưởng chúng tôi, cán bộ chiến sĩ cảnh sát biển cùng với lực lượng kiểm ngư bằng mọi giá quyết tâm giữ vững sự toàn vẹn chủ quyền và biển đảo Tổ quốc".


Đó là sự khẳng định của Đại tá Lưu Tiến Thắng, Phó Chủ nhiệm Chính trị, Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển, người hiện đang có mặt trên tàu CSB 8003 trong buổi phỏng vấn PV VietNamNet.


Trả lời câu hỏi về tình hình tại khu vực Trung Quốc đặt giàn khoan trái phép trong thời gian qua, Đại tá Lưu Tiến Thắng cho biết, tình hình biển Đông nơi TQ hạ đặt giàn khoan trái phép trong những ngày qua đã diễn ra hết sức căng thẳng.


Các tàu TQ thường xuyên sử dụng vòi rồng, súng phun nước tấn công vào các tàu chấp pháp của Việt Nam.











cảnh sát biển, giàn khoan, Hoàng Sa, lời nhắn nhủ, xúc động
Tàu cảnh sát biển lai dắt tàu cá bị chìm vào bờ chiều ngày 29/5.

Ngoài ra tàu TQ còn có hành động ngăn cản, đâm va, truy đuổi các tàu Việt Nam. Các tàu quân sự, máy bay TQ liên tục xuất hiện tại khu vực giàn khoan Hải Dương 981 hòng làm nhụt ý chí của các lực lượng làm nhiệm vụ.


Trước tình hình như vậy, lực lượng cảnh sát biển và kiểm ngư Việt Nam vẫn giữ vững đường lối đấu tranh bằng biện pháp hòa bình, kiên trì, kiên quyết kiềm chế, lên án mạnh mẽ những hành vi manh động của các tàu TQ, yêu cầu TQ rút khỏi giàn khoan và các tàu bảo vệ ra khỏi vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam.


Cũng theo đại tá Thắng, lực lượng cảnh sát biển và kiểm ngư Việt Nam thường xuyên có mặt trên thực địa để khẳng định chủ quyền biển đảo của Tổ Quốc, thường xuyên tiếp cận, tuyên truyền yêu cầu TQ tôn trọng chủ quyền Việt Nam, luật pháp quốc tế và các điều ước có liên quan, rút toàn bộ giàn khoan và các tàu bảo vệ ra khỏi vùng biển Việt Nam.


"Việc bảo vệ, hỗ trợ bà con ngư dân Việt Nam đánh bắt trên ngư trường truyền thống Hoàng Sa góp phần bảo vệ vững chắc chủ quyền biển đảo của Tổ quốc cũng là một trong những nhiệm vụ quan trọng của lực lượng cảnh sát biển", đại tá Thắng cho biết.


Đại úy Nguyễn Huy Trung, Chính trị viên tàu 8003 cho biết, mặc dù TQ liên tục gia tăng các hành động khiêu khích nhưng 100% cán bộ chiến sĩ đều an tâm tư tưởng, vững vàng ý chí, nêu cao tinh thần quyết tâm khắc phục mọi khó khăn, nguy hiểm, đều hiểu rõ vinh dự và trách nhiệm của mình trong nhiệm vụ bảo vệ vững chắc chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ Quốc.


Cũng theo đại úy Nguyễn Huy Trung, nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển đảo của Việt Nam là chính nghĩa, phù hợp với Công ước quốc tế về Luật biển năm 1982 và Tuyên bố về ứng xử của các bên trên biển Đông.


Do vậy, người dân Việt Nam nói chung và lực lượng chấp pháp Việt Nam nói riêng trên biển Đông mong muốn dư luận quốc tế hãy cùng với người dân Việt Nam có tiếng nói mạnh mẽ hơn, có những hành động cụ thể hơn để đấu tranh cho lẽ phải, cho công lý, ủng hộ Việt Nam trên trường quốc tế góp phần cùng Việt Nam đấu tranh cho hòa bình, sự ổn định, phát triển trong khu vực và trên thế giới.


Thông qua VietNamNet, Đại tá Lưu Tiến Thắng nhắn nhủ với triệu triệu trái tim người Việt Nam rằng, hiện anh em cán bộ chiến sĩ vẫn khỏe mạnh, kiên cường trước sóng gió và những hành vi vi phạm từ phía TQ, chúng tôi luôn thể hiện được bản lĩnh, ý chí quyết tâm trong mọi tình huống để bảo vệ vững chắc chủ quyền biển đảo của Tổ quốc.


"Chúng tôi xin cảm ơn tình cảm của nhân dân cả nước, kiều bào nước ngoài và những người thân dành cho chúng tôi trong suốt thời gian vừa qua. Đồng bào và những người thân của chúng tôi hãy yên tâm và tin tưởng rằng những cán bộ chiến sĩ cảnh sát biển cùng với lực lượng kiểm ngư sẽ giữ vững sự toàn vẹn chủ quyền biển đảo của Tổ Quốc" - Đại tá Thắng gửi lời nhắn nhủ.


Về tình hình ở quanh khu vực giàn khoan, tính đến thời điểm hiện tại, hôm 30/5 lực lượng chấp pháp Việt Nam tiếp tục tiến sâu vào khu vực giàn khoan để tuyên truyền, yêu cầu TQ rút hết tàu và giàn khoan khỏi vùng biển Việt Nam.


Ngày 30/5, Trung Quốc huy động tất cả 59 tàu để bảo vệ giàn khoan, trong đó có 2 tàu quân sự. Trước đấy vào lúc 11h30 đến 11h50, phía Trung Quốc huy động máy bay mang số hiệu CMF 3843 bay 6 vòng quanh các tàu chấp pháp Việt Nam ở độ cao 150 - 200m.


Hoàng Sang (từ Hoàng Sa)












'Phải bình tĩnh, không để chiến tranh'

'Phải bình tĩnh, không để chiến tranh'

Quân đội Việt-Trung phải hết sức kiềm chế, không để có những hành động ngoài tầm kiểm soát - Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh phát biểu tại phiên toàn thể Đối thoại Shangri-La ở Singapore sáng 31/5.


Mở đầu bài phát biểu, Bộ trưởng Quốc phòng VN bày tỏ sự đánh giá cao thông điệp về "chính sách hòa bình tích cực" của Nhật Bản được Thủ tướng Shinzo Abe trình bày tối hôm trước.



Ông nhắc lại, cũng tại Diễn đàn này năm ngoái, Thủ tướng VN Nguyễn Tấn Dũng đã chuyển tới cộng đồng quốc tế một thông điệp về “lòng tin chiến lược”.


"Sau một năm nhìn lại, chúng ta thấy thế giới và khu vực vẫn còn nhiều căng thẳng và tiềm ẩn các nguy cơ xung đột, hoặc chiến tranh như chúng ta đang chứng kiến hàng ngày, hàng giờ qua các phương tiện truyền thông đại chúng. Chính vì vậy, xây dựng lòng tin vẫn đang là vấn đề cấp thiết hơn bao giờ hết đối với tình hình thế giới và khu vực hiện nay.











Bộ trưởng Quốc phòng, Phùng Quang Thanh, Shangri-La, chủ quyền, Biển Đông, Hải Dương 981, TQ, giàn khoan

Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh phát biểu tại phiên họp Đối thoại Shangri-La 13. Ảnh: Thanh niên



Quản lý căng thẳng chiến lược là vấn đề hệ trọng, liên quan đến hòa bình, ổn định và phát triển của các nước, khu vực và thế giới, phù hợp với nguyện vọng chung của cộng đồng quốc tế và lợi ích của các quốc gia, là chủ đề tôi chia sẻ cùng các bạn", Bộ trưởng, Đại tướng Phùng Quang Thanh nói.


Nhận định tình tình thế giới và khu vực hiện vẫn còn diễn biến phức tạp, tiềm ẩn nhiều bất trắc khó lường, ông cho rằng, để quản lý các nguy cơ có thể dẫn đến xung đột, trước hết chúng ta cần có một nhận thức chung trong việc đề cao trách nhiệm quốc tế, đặc biệt là vai trò, trách nhiệm của các cường quốc.


"Các nước cùng phải có trách nhiệm giữ gìn môi trường hòa bình, ổn định hợp tác cùng phát triển, phải tôn trọng luật pháp quốc tế, Hiến chương LHQ, tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, không dùng vũ lực, hoặc đe dọa dùng vũ lực để giải quyết các vấn đề tranh chấp, tăng cường các mặt hợp tác trên cơ sở bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau cùng có lợi, không phân biệt quốc gia lớn hay quốc gia nhỏ".


Bộ trưởng Phùng Quang Thanh nhấn mạnh: Trong giải quyết bất cứ một mâu thuẫn hay tranh chấp nào, các bên liên quan cần phải tự kiềm chế, bình tĩnh, nhận rõ bản chất vấn đề thật khách quan và rất thận trọng đưa ra các quyết định. Chỉ cần một sai lầm nhỏ cũng có thể làm cho căng thẳng trở thành xung đột. Xử lý căng thẳng trong quan hệ giữa các nước, vai trò của quân đội hết sức quan trọng, quân đội phải kiềm chế, kiểm soát và quản lý chặt chẽ mọi hoạt động của từng người chỉ huy, người chiến sĩ trong chỉ huy, điều khiển vũ khí, trang bị, phương tiện chiến đấu, từ tàu chiến, máy bay....


Hiện nay, chúng ta đang có những cơ chế hợp tác khu vực như Diễn đàn An ninh khu vực ASEAN (ARF), Hội đồng Hợp tác an ninh châu Á-TBD (CSCAP), Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á (EAS); Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng các nước ASEAN (ADMM) và Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng các nước ASEAN Mở rộng (ADMM+), Diễn đàn Biển ASEAN (AMF), cũng như Đối thoại Shangri-La hôm nay, là những khuôn khổ hợp tác quan trọng về xây dựng lòng tin, thúc đẩy ngoại giao phòng ngừa và tìm kiếm các biện pháp quản lý xung đột.


Bộ trưởng cho biết, quan hệ giữa Việt Nam và nước bạn láng giềng TQ về tổng thể trên các mặt đang phát triển tốt đẹp, chỉ còn tồn tại vấn đề tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông và đôi khi cũng có những va chạm gây căng thẳng như sự việc ngày 1/5/2014, TQ đã đơn phương hạ đặt giàn khoan nước sâu Hải Dương 981 trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, đã gây bức xúc cho nhân dân Việt Nam, gây lo ngại cho các quốc gia trong khu vực và cộng đồng quốc tế.


"Việt Nam nhất quán chủ trương kiên trì giải quyết bằng biện pháp hòa bình trên cơ sở Luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước LHQ về Luật biển năm 1982; Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC); Tuyên bố 6 điểm của ASEAN về Biển Đông; tiến tới xây dựng Bộ Quy tắc ứng xử trên Biển Đông (COC) giữa ASEAN và TQ; và Thỏa thuận của lãnh đạo cấp cao hai nước Việt-Trung, giữ hòa bình, ổn định an ninh, an toàn hàng hải, hàng không ở Biển Đông, giữ ổn định chính trị để tập trung phát triển kinh tế xã hội, nâng cao đời sống của nhân dân và giữ gìn quan hệ hữu nghị truyền thống giữa nhân dân hai nước Việt-Trung, thông qua con đường đối thoại ở nhiều cấp, nhiều ngành với TQ để làm giảm căng thẳng", Bộ trưởng nói.


Bộ trưởng Phùng Quang Thanh cũng cũng nhấn mạnh, Việt Nam rất kiềm chế, không sử dụng máy bay, tàu tên lửa, tàu pháo... mà chỉ dùng tàu kiểm ngư, tàu cảnh sát biển và tàu cá của ngư dân, phối hợp với lực lượng chấp pháp để bảo vệ chủ quyền, không chủ động đâm va, không phun vòi rồng vào các tàu của TQ.


"Chúng tôi đề nghị TQ rút giàn khoan ra khỏi vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam và cùng Việt Nam đàm phán để giữ được hòa bình ổn định và quan hệ hữu nghị hai nước. Điều đó có lợi cho hai nước, cho cả khu vực và thế giới.


Tôi cho rằng, quân đội hai nước phải hết sức kiềm chế, tăng cường hợp tác với nhau, kiểm soát chặt chẽ mọi hoạt động không để có những hành động ngoài tầm kiểm soát. Quân đội hai nước phải thể hiện vai trò tham mưu với lãnh đạo Đảng, Nhà nước xử lý thỏa đáng vấn đề một cách bình tĩnh, kiên trì, để không xảy ra xung đột, không xảy ra chiến tranh".


Việt Nam rất chủ động, tích cực trong hợp tác quốc phòng với các nước ASEAN như tham gia diễn tập tìm kiếm cứu nạn, hỗ trợ nhân đạo và cứu trợ thảm họa, thiết lập đường dây nóng chia sẻ thông tin giữa các nước ASEAN. Ngày 8/6 tới đây, Việt Nam và Philippines sẽ tổ chức giao lưu giữa các lực lượng đóng quân trên các đảo Song Tử Đông và Song Tử Tây, thuộc quần đảo Trường Sa, để tăng cường hữu nghị và xây dựng lòng tin cũng như giảm căng thẳng ở khu vực.


Chúng tôi hy vọng vào nỗ lực chung của cộng đồng quốc tế, các mâu thuẫn, bất đồng sẽ từng bước được giải quyết, duy trì được sự ổn định và phát triển ở khu vực, đóng góp chung cho môi trường hòa bình của thế giới.


Kết thúc bài phát biểu, Bộ trưởng Quốc phòng chuyển một thông điệp từ Chính phủ và nhân dân Việt Nam rằng, "với truyền thống hòa hiếu và yêu chuộng hòa bình, Việt Nam luôn sẵn sàng là bạn là đối tác tin cậy với tất cả các quốc gia trong cộng đồng quốc tế trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền, bình đẳng và cùng có lợi, cùng nhau xây dựng một thế giới hòa bình, thịnh vượng, hợp tác và phát triển".


PV






Thứ Sáu, 30 tháng 5, 2014

Thứ trưởng Nguyễn Chí Vịnh: Không thể chấp nhận hành động của TQ

Thứ trưởng Nguyễn Chí Vịnh: Không thể chấp nhận hành động của TQ

Gặp Phó Tổng tham mưu trưởng Quân giải phóng nhân dân TQ, Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh khẳng định, VN không thể chấp nhận hành động của TQ và kiên quyết bảo vệ chủ quyền bằng biện pháp hòa bình.






Chiều 30/5, tại Đối thoại Shangri-La ở Singapore, gặp song phương với Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam, Đại tướng Phùng Quang Thanh, Bộ trưởng Quốc phòng New Zealand Jonathan Coleman và Bộ trưởng Quốc phòng Singapore Ng Eng Heng đều bày tỏ sự quan tâm về những diễn biến nguy hiểm hiện nay tại Biển Đông, đang đe dọa hòa bình và an ninh khu vực.











thứ trưởng, quốc phòng, Nguyễn Chí Vịnh, Shangri-La, giàn khoan, chủ quyền, Biển Đông, Hải Dương 981
Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Nguyễn Chí Vịnh gặp song phương Phó Tổng Tham mưu trưởng Quân đội TQ Vương Quán Trung. Ảnh: TTXVN

Đại tướng Phùng Quang Thanh khẳng định, Việt Nam hết sức kiềm chế và quyết tâm bảo vệ chủ quyền bằng các biện pháp hòa bình.



Trong cuộc gặp Thứ trưởng Quốc phòng, Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, Thứ trưởng Quốc phòng Nga Anatoly Antonov cho biết, Nga luôn tin tưởng và coi trọng quan hệ với Việt Nam. Nga cũng theo dõi rất sát sao tình hình khu vực nên nắm rõ vấn đề đang diễn ra trên Biển Đông.


“Vì vậy, chúng tôi ủng hộ các nỗ lực của Việt Nam giải quyết vấn đề bằng biện pháp hòa bình. Chúng tôi phản đối những hành động có thể gây mất ổn định trong khu vực,” ông Anatôly Antonov nói.


Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh khẳng định, Việt Nam luôn coi Nga là người bạn tin cậy, đồng thời bày tỏ mong muốn Nga cùng cộng đồng quốc tế tiếp tục ủng hộ Việt Nam trong việc giải quyết vấn đề Biển Đông.


Tại cuộc gặp Trung tướng Vương Quán Trung, Phó Tổng tham mưu trưởng Quân giải phóng nhân dân TQ, Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh nói: “Chúng tôi nghĩ rằng không có gì không giải quyết được, miễn là hai nước cùng thực tâm cố gắng xử lý những vấn đề còn tồn tại bằng biện pháp hòa bình, trên cơ sở luật pháp quốc tế.”


Thứ trưởng nêu rõ quan điểm của Việt Nam về việc TQ hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam. Ông khẳng định, Việt Nam không thể chấp nhận hành động của TQ và kiên quyết bảo vệ chủ quyền bằng biện pháp hòa bình.


Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh nói rõ với Phó Tổng tham mưu trưởng Quân giải phóng nhân dân TQ: “Việt Nam không bao giờ muốn gây căng thẳng, phức tạp trong quan hệ với TQ. Việt Nam không bao giờ tranh hơn thua với TQ. Việt Nam cũng không bao giờ đi với ai để chống TQ. Việt Nam chỉ mong muốn hòa bình, giữ vững độc lập, tự chủ và toàn vẹn chủ quyền, lãnh thổ. Chúng tôi kiên trì và kiên quyết đấu tranh khi lợi ích và các giá trị cơ bản nêu trên của đất nước bị đe dọa”.


Theo TTXVN/Vietnam+




thứ trưởng, quốc phòng, Nguyễn Chí Vịnh, Shangri-La, giàn khoan, chủ quyền, Biển Đông, Hải Dương 981





VN gửi Công hàm phản đối TQ lên LHQ

VN gửi Công hàm phản đối TQ lên LHQ

Ngày 28/5, Phái đoàn Đại diện Thường trực nước ta tại Liên hợp quốc đã gửi thư cho Tổng Thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon đề nghị lưu hành Công hàm của Bộ Ngoại giao nước ta gửi Bộ Ngoại giao TQ, phản đối TQ không chịu chấm dứt các hoạt động vi phạm chủ quyền và quyền tài phán của VN đối với vùng đặc quyền kinh tế của VN theo quy định của Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982, mà cả VN và TQ đều là thành viên.






VN kiên quyết bác bỏ lập luận của phía TQ, cho rằng vị trí hạ đặt giàn khoan Hải Dương-981 (Haiyang Shiyou 981) là thuộc vùng biển của cái gọi là “quần đảo Tây Sa”, và một lần nữa khẳng định rằng “quần đảo Tây Sa” mà TQ đề cập đến chính là quần đảo Hoàng Sa của VN mà TQ đã chiếm đóng trái phép bằng vũ lực năm 1974.











Trung Quốc, giàn khoan, Hải Dương 981, chủ quyền, Hoàng Sa

Giàn khoan của TQ hạ đặt trái phép tại vùng biển VN. Ảnh: Vietnam+



VN yêu cầu TQ rút ngay giàn khoan Hải Dương-981 cùng các tàu hộ tống ra khỏi vùng biển của VN, chấm dứt các hoạt động gây ảnh hưởng đến an toàn, an ninh hàng hải cũng như hòa bình và ổn định ở khu vực.


Văn kiện trên đồng thời phản đối đến quan điểm của TQ, cho rằng VN đã phân 57 lô dầu khí, trong đó có 7 mỏ cùng 37 giàn khoan đang hoạt động tại vùng biển tranh chấp.


VN khẳng định quan điểm này của TQ được đưa ra mà không căn cứ vào một cơ sở pháp lý nào, do vậy, VN kiên quyết bác bỏ quan điểm sai trái này, đồng thời khẳng định rằng mọi hoạt động dầu khí của VN đều tiến hành trên thềm lục địa của VN, được xác định phù hợp với quy định của Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982.


Công hàm của VN khẳng định sau khi TQ rút giàn khoan, hai bên sẽ trao đổi ngay các biện pháp kiểm soát ổn định tình hình và các vấn đề trên biển giữa hai nước.


Phái đoàn đại diện thường trực nước ta tại Liên hợp quốc đề nghị Tổng thư ký Liên hợp quốc cho lưu hành văn bản trên như một tài liệu chính thức của Khóa 68 Đại hội đồng Liên hợp quốc.


Tiếp đó, ngày 29/5, Phái đoàn Đại diện Thường trực nước ta tại Liên hợp quốc đã ra Thông cáo báo chí về vụ việc trên.


Trước đó, hôm 9/5, Liên hợp quốc cũng đã cho lưu hành một Công hàm của Bộ Ngoại giao nước ta phản đối việc TQ hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương-981 vào sâu trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của VN, vi phạm nghiêm trọng chủ quyền biển đảo của nước ta.


Vào ngày 20/5, Phái đoàn thường trực VN bên cạnh LHQ, WTO và các tổ chức quốc tế khác tại Geneva, Thụy Sĩ cũng đã ra thông cáo về những diễn biến gần đây ở Biển Đông và gửi đến Văn phòng LHQ tại Geneva, các tổ chức quốc tế cùng các cơ quan báo chí có trụ sở tại Geneva.


Theo Vietnam+




Đại gia Việt, người lâm bệnh, kẻ lâm nguy

Đại gia Việt, người lâm bệnh, kẻ lâm nguy

- Một lớp doanh nhân Việt rút đi sau những biến động trong vài năm gần đây. Người thì vỡ nợ, suy sụp, người thì vướng vòng lao lý, tù tội. Rồi hàng loạt các đại gia bất ngờ lâm bệnh khiến DN bị ảnh hưởng không hề nhỏ.





Lãnh đạo đổ bệnh


Vụ án Nguyễn Đức Kiên hay bầu Kiên đang được mở xét xử sơ thẩm với bị can Trần Xuân Giá - nguyên Chủ tịch HĐQT Ngân hàng ACB - tiếp tục không có mặt do bệnh tật. Đây là một trong những vụ án liên quan tới kinh tế lớn nhất trong hàng chục năm qua và nó gắn liền với 2 cái tên rất nổi tiếng là ông trùm ngân hàng Nguyễn Đức Kiên ông Trần Xuân Giá - Nguyên Bộ trưởng Kế hoạch - Đầu tư.


Trước đó, hồi giữa tháng 9/2012, giới đầu tư xôn xao khi nghe tin ông Trần Xuân Giá từ nhiệm chức vụ chủ tịch vì lý do sức khỏe với căn bệnh ung thư và đã trải qua một cuộc đại phẫu vào đầu năm. Thông tin này ảnh hưởng tới tâm lý của giới đầu tư sau khi họ đã phải trải qua đợt cuồng phong chứng khoán giảm giá mất hàng tỷ USD hồi cuối tháng 8/2012 khi bầu Kiên bị bắt.


Đây có lẽ là điều dễ hiểu bởi, các NĐT rất sợ hãi mỗi khi nghe thông tin người đứng đầu của các DN vướng vào bệnh tật bởi nó đồng nghĩa với việc người cầm lái không thể sát sao với DN hoặc cũng có thể có những ảnh hưởng khác tới DN. Trong vài năm gần đây, giới đầu tư chứng kiến khá nhiều doanh nhân tài giỏi dính vào bệnh tật, suy sụp.


Gương mặt nổi bật nhất có lẽ là ông Đặng Thành Tâm, ông chủ nhiều DN hoạt động trong lĩnh vực bất động sản công nghiệp và kêu gọi đầu tư nước ngoài vào Việt Nam. Hồi tháng 10 năm trước nữa, tại kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XIII, đại gia này xuất hiện với vẻ tiều tụy, da đen xạm, mặt hốc hác, tóc rối bù, râu ria lởm chởm ...


Ông Tâm trở lại Quốc hội sau khi đã xin phép nghỉ họp cả kỳ để dưỡng bệnh ở nước ngoài mà theo ông là do chịu nhiều áp lực ...











đại-gia, doanh-nhân, bệnh-tật, sa-cơ, những-người-giàu-nhất, thị-trường-chứng-khoán, đai-gia, doanh-nhânNguyễn-Đức-Kiên, bầu-Kiên, Đặng-Thành-Tâm, Đặng-Văn-Thành, Sacombank, Ngân-hàng-ACB, Diệu-Hiền, Bianfishco, Geleximco, Vũ-Văn-Tiền, Nam-Cương

Đại gia Diệu Hiền bị ung thư và phải ra nước ngoài chữa trị



Giới đầu tư cũng từng biết đến nhiều trường hợp đại gia mang bệnh như bà Diệu Hiền, nguyên Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Thủy sản Bình An (Bianfishco) bị ung thư và phải ra nước ngoài chữa trị; hay ông Vũ Văn Tiền chủ tịch Geleximco đã từng phải dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi do bệnh tật; ông Lâm Ngọc Khuân bỏ mất ra nước ngoài chữa bệnh; ông chủ của Nam Cường lâm trọng bệnh...


Doanh nghiệp lao đao


Một điểm chung dễ thấy ở các DN sau khi lãnh đạo bị bệnh là sự sa sút đi trông thấy trong hoạt động.


Tham gia vào ACB với tư cách thành viên HĐQT độc lập và không nắm giữ lượng lớn cổ phần nhưng có lẽ không phải vì vậy mà vai trò chủ tịch, vai trò định hướng của ông Giá bị suy giảm. Cùng với các lãnh đạo khác, ông Giá đã đưa ACB vào tốp các NHTMCP hàng đầu tại Việt Nam về nhiều mặt, từ quy mô cho tới chất lượng...


Tuy nhiên, sau những biến cố "bầu Kiên" cùng với sự rút lui của ông Giá và cả dàn lãnh đạo cao cấp, ACB đã trải qua một năm 2013 tái cơ cấu khá đau xót. Quý IV/2013, ACB lỗ hơn 290 tỷ, tiếp tục thua lỗ vì vàng và ngoại hối. Tính chung cả năm, ngoại hối và vàng vẫn thua lỗ.











đại-gia, doanh-nhân, bệnh-tật, sa-cơ, những-người-giàu-nhất, thị-trường-chứng-khoán, đai-gia, doanh-nhânNguyễn-Đức-Kiên, bầu-Kiên, Đặng-Thành-Tâm, Đặng-Văn-Thành, Sacombank, Ngân-hàng-ACB, Diệu-Hiền, Bianfishco, Geleximco, Vũ-Văn-Tiền, Nam-Cương

Điểm chung dễ thấy ở các DN sau khi lãnh đạo bị bệnh là sự sa sút đi trông thấy trong hoạt động.



Bianfishco còn bi đát hơn sau khi bà Diệu Hiền đi chữa bệnh. Vụ vỡ nợ khủng lên tới cả nghìn tỷ đồng đã khiến DN đứng trước bờ phá sản. Bianfishco giờ đây gần như đã hoàn thành tái cấu trúc, đón nhận chủ mới. Vợ chồng bà Diệu Hiền đã có những bước đi mới, những dự án khác.


Còn với ông Đặng Thành Tâm, thời gian ông lao đao với áp lực, với bệnh tật thì các DN của ông cũng rơi vào tình trạng bi đát. Những khoản nợ lên tới cả nửa triệu đô-la trong khi trong một thời gian dài không vay được NH đã vùi dập các DN cũng như cổ phiếu của ông.


Cho tới quý I/2014, cho dù đã hồi phục khá nhiều, nhưng Tổng công ty Phát triển đô thị Kinh Bắc (KBC) - một DN trụ cột của ông Tâm vẫn lãi khá ít, gần 8 tỷ đồng so với quy mô vốn gần 4.000 tỷ đồng; còn SaigonTel vẫn trong tình trạng kiểm soát đặc biệt, cổ phiếu ở mức 3.500 đồng. Từng ở vị trí đứng đầu trong danh sách những người giàu nhất trên TTCK Việt Nam, sự sụt giảm giá các cổ phiếu đã khiến ông Tâm giờ đã rớt ra khỏi tốp 10.


Ông Lam Ngọc Khuân "ra đi" chữa bệnh ở nước ngoài cũng bỏ lại một Thủy sản Phương Nam - một DN có tiếng ở Đồng bằng sông Cửu Long và cả trên trường quốc tế - nợ nần đầm đìa, tổng nợ 7 NH lên tới 1.600 tỷ đồng.


Gần đây, tên tuổi của một DN BĐS nổi tiếng ở khu vực miền Bắc cũng đã suy giảm khá nhiều sau khi ông chủ, người sáng lập ra DN này qua đời vì trọng bệnh. Một mặt do sự trầm lắng của thị trường BĐS nói chung nhưng nhiều người cho rằng một phần do DN mất đi một lãnh đạo xuất sắc.


Có thể thấy, ở một số đơn vị, sự phát triển của DN là nhờ vào cả một cỗ máy, một cỗ máy có quy trình quản trị, quy trình hoạt động được xây dựng truyền từ đời lãnh đạo này qua lãnh đạo khác. Tuy nhiên, ở nhiều DN khác, vai trò của người lãnh đạo rất lớn, mỗi một sự thay đổi về sức khỏe của họ đều làm ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động của các DN này. Tất nhiên, nhiều doanh nhân mang bệnh là do áp lực vô hình đã khiến tinh thần và sức khỏe của họ suy sụp. Tham vọng đã là động lực đưa nhiều người lên đỉnh cao mới nhưng đó cũng là áp lực khiến cho nhiều doanh nhận gặp nhiều rắc rối trong cuộc sống và sức khỏe.


Mạnh Hà









đại-gia, doanh-nhân, bệnh-tật, sa-cơ, những-người-giàu-nhất, thị-trường-chứng-khoán, đai-gia, doanh-nhânNguyễn-Đức-Kiên, bầu-Kiên, Đặng-Thành-Tâm, Đặng-Văn-Thành, Sacombank, Ngân-hàng-ACB, Diệu-Hiền, Bianfishco, Geleximco, Vũ-Văn-Tiền, Nam-Cương





Thủ tướng Abe: Nhật ủng hộ VN ở Biển Đông

Thủ tướng Abe: Nhật ủng hộ VN ở Biển Đông

Thủ tướng Nhật Shinzo Abe phát biểu tại Đối thoại Shangri-La lần thứ 13


Trong bài phát biểu tại Đối thoại Shangri-La khai mạc tối 30/5, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe khẳng định: "Chính phủ của tôi ủng hộ mạnh mẽ các nỗ lực của Philippines khi kêu gọi một giải pháp cho tranh chấp Biển Đông. Chúng tôi cũng ủng hộ Việt Nam trong những nỗ lực giải quyết vấn đề thông qua đối thoại”.

Theo hãng tin Reuters, Thủ tướng Nhật cho biết, Tokyo sẽ cung cấp sự “hỗ trợ tối đa” với các nước ASEAN trong nỗ lực "đảm bảo an toàn tại các vùng biển, vùng trời và triệt để duy trì tự do hàng hải, tự do hàng không".


Tại Đối thoại, ông Abe nói rằng, chính quy định của luật pháp đảm bảo cho sự ổn định khu vực châu Á - Thái Bình Dương, vì vậy, các nước cần tôn trọng luật pháp quốc tế, tránh sử dụng vũ lực và giải quyết tranh chấp một cách hòa bình.


Hãng tin Kyodo cho hay, ông Abe bày tỏ hy vọng một bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông sẽ được hoàn tất sớm đồng thời nhấn mạnh, Nhật đang nghiên cứu khả năng cung cấp tàu tuần tra cho Việt Nam.


Tokyo và Bắc Kinh vẫn mâu thuẫn về tranh chấp chủ quyền với quần đảo Senkaku/Điếu Ngư ở Hoa Đông. Nhật gần đây thông báo các máy bay chiến đấu TQ đã bay rất gần máy bay của lực lượng phòng vệ Nhật trong vùng tranh chấp. Để tránh sự cố trên biển, trên không, ông Abe thúc giục TQ giữ lời hứa đưa ra năm 2007 nhằm thiết lập một cơ chế thông tin liên lạc và theo đuổi đối thoại.


Phát biểu của ông Abe - bài phát biểu đầu tiên tại Đối thoại của một lãnh đạo Nhật Bản, trùng khớp với thời điểm ông đẩy mạnh chiến dịch kêu gọi cải tổ hiến pháp hòa bình thời hậu chiến, nới lỏng các hạn chế với quân đội. "Nhật có ý định đóng vai trò lớn hơn và chủ động hơn trong việc để hòa bình châu Á và thế giới trở nên chắc chắn hơn”, Thủ tướng Nhật tuyên bố.


Ông Abe nhấn mạnh rằng, liên minh của Nhật với đồng minh thân cận Mỹ là nền tảng cho sự ổn định trong khu vực, đồng thời cho rằng, Tokyo đang tìm kiếm các mối quan hệ đối tác chặt chẽ hơn với những nước châu Á gồm Australia, Ấn Độ và ASEAN.


Ông cũng bày tỏ kế hoạch diễn giải lại điều 9 trong hiến pháp hòa bình để thực hiện quyền phòng thủ tập thể, hoặc trợ giúp quân sự cho một nước thân thiện trong tình huống bị tấn công. "Chúng ta đang ở trong kỷ nguyên mà không một quốc gia nào có thể tự đảm bảo hòa bình cho riêng mình”, ông nói. "Chính vì Nhật là một quốc gia phụ thuộc rất lớn vào hòa bình và ổn định của cộng đồng quốc tế, nên Nhật mong muốn làm việc chủ động hơn cho hòa bình thế giới”.


Châu Á đang căng thẳng vì vấn đề tranh chấp chủ quyền hàng hải. TQ đã đưa ra yêu sách chủ quyền với hầu hết Biển Đông bất chấp một số quốc gia Đông Nam Á khác cũng có chủ quyền trong vùng biển. Nước này cũng có tranh chấp hàng hải với Nhật ở Hoa Đông.


Tiếp theo ông Abe, thứ bảy 31/5, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Itsunori Onodera sẽ có bài phát biểu kêu gọi TQ thể hiện sự kiềm chế và tôn trọng các quy định của pháp luật.






Tàu VN tiếp cận cách giàn khoan 2,8 hải lý

Tàu VN tiếp cận cách giàn khoan 2,8 hải lý

- Dù bị các tàu TQ áp sát, vây ép, cản trở quyết liệt nhưng lực lượng kiểm ngư VN đã tiếp cận giàn khoan Hải Dương 981 ở khoảng cách 2,8 hải lý để thực hiện nhiệm vụ.





Thông tin trên được Cục Kiểm ngư (Bộ NN&PTNN) cho biết vào chiều ngày 30/5.











TQ, giàn khoan, Hải Dương 981, kiểm ngư
Tàu TQ liên tục ngăn cản tàu VN. Ảnh: Hoàng Sang

Theo Cục Kiểm ngư, số tàu TQ tại hiện trường giàn khoan là 117 tàu gồm: 33 tàu hải cảnh, 17 tàu kéo, 13 tàu vận tải, 4 tàu quân sự, 50 tàu cá vỏ sắt. Có 1 máy bay hoạt động ở khu vực giàn khoan.


Tại hiện trường, lực lượng kiểm ngư VN di chuyển từ khu vực Đông Nam giàn khoan vào cách giàn khoan 5-6 hải lý thì bị nhóm tàu hải cảnh, tàu ngư chính, tàu kéo, tàu vận tải của TQ áp sát, vây ép. Tuy nhiên, tàu kiểm ngư vẫn tiếp cận giàn khoan thực hiện công tác tuyên truyền để đẩy lui giàn khoan.


Đặc biệt, trong ngày 30/5, mặc dù bị tàu TQ ngăn cản quyết liệt nhưng lực lượng kiểm ngư đã tiếp cận giàn khoan ở khoảng cách 2,8 hải lý để thực hiện nhiệm vụ.


Tại khu vực giàn khoan, TQ vẫn duy trì 4 tàu quân sự trong đó có 2 tàu hộ vệ tên lửa, 2 tàu quét mìn hoạt động cách giàn khoan 7-10 hải lý.


Còn các tàu cá của TQ tập hợp thành nhóm 35 tàu cá cùng 2 tàu hải cảnh ngăn cản, vây ép tàu cá VN ngay ở cách giàn khoan 30-35 hải lý.


Cục Kiểm ngư cũng cho biết thêm, ngày 30/5 tại chi đội kiểm ngư số 3, Chi cục Kiểm ngư Vùng 2, Cục kiểm ngư đã tổ chức gặp gỡ động viên khuyến khích các thuyền viên trên tàu cá số hiệu Đna-90152-TS (bị tàu cá TQ đâm chiều vào chiều 26/5).


Bảo Hân






Thứ Năm, 29 tháng 5, 2014

Báo Nhật: Tiết lộ việc TQ phê chuẩn khoan dầu Biển Đông

Báo Nhật: Tiết lộ việc TQ phê chuẩn khoan dầu Biển Đông

Các nhà lãnh đạo hàng đầu TQ từ đầu năm nay đã quyết định xúc tiến khoan dầu ở Biển Đông bất chấp hậu quả ngoại giao.





Nhật báo Ashahi Shimbun, một trong những tờ báo hàng đầu Nhật Bản đăng tải thông tin này.


Đầu tháng 5, TQ đã đơn phương triển khai giàn khoan ở vùng đặc quyền kinh tế của VN.











TQ, giàn khoan, Biển Đông, Hoàng Sa, Nhật Bản, chủ quyền, CNOOC, dầu khí

TQ triển khai rất nhiều tàu bảo vệ giàn khoan hạ đặt trái phép ở vùng biển VN. Ảnh: Ashahi Shimbun



Tập đoàn dầu khí ngoài khơi quốc gia TQ (CNOOC) từ lâu đã muốn thực hiện việc khoan dầu khí ở Biển Đông. Tuy nhiên, các quan chức Bộ Ngoại giao TQ đã phản đối vì lo ngại rằng, quan hệ giữa nước này với các láng giềng sẽ trở nên tồi tệ vì tranh chấp chủ quyền lãnh thổ trong vùng biển.


"CNOOC không quyết định một mình trong việc khoan dầu. Các nhà lãnh đạo TQ đã chấp thuận việc này hồi đầu năm nay”, một nhà nghiên cứu đệ trình các đề xuất chính sách lên chính phủ TQ cho biết.


Theo nhà nghiên cứu này, công ty dầu khí đã kêu gọi cần tiến hành khoan dầu ở vùng nước gần quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam hơn một thập niên qua. Quân đội TQ với tham vọng mở rộng lợi ích quốc gia, cũng ủng hộ động thái này.


Ngày 2/5, CNOOC đã kéo giàn khoan khổng lồ, có khả năng khoan sâu 3.000m ra quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam ở Biển Đông.


Theo Yi Xianliang, phó tổng giám đốc vụ các vấn đề biên giới và đại dương, Bộ Ngoại giao TQ thì, nước này đã bắt đầu tính toán hoạt động trong vùng biển cách đây một thập niên. Tuy nhiên, một số nguồn tin trong ngành công nghiệp dầu khí nói rằng, công việc trước đây chủ yếu liên quan tới khảo sát địa chất.


Trong những nhân tố dẫn tới quyết định khoan dầu là sự hiện diện ngày càng lớn của quân đội TQ trên Biển Đông, cũng như việc người dân TQ tăng cường nhận thức về vấn đề lãnh thổ và lợi ích hàng hải bắt nguồn từ tranh chấp Trung - Nhật ở Hoa Đông.


Tuy nhiên, các quan chức Bộ Ngoại giao và Thương mại TQ khá lo lắng. Bộ Ngoại giao TQ đang tìm kiếm xây dựng một môi trường bên ngoài ổn định mà họ cảm thấy là cần thiết để phát triển kinh tế. Họ e ngại quan hệ với các nước ASEAN và Mỹ sẽ suy giảm nếu TQ bắt đầu khoan dầu ở Biển Đông và giữ lập trường thận trọng về vấn đề này.


Trong một thời gian dài, đề xuất không được thực thi vì TQ không có công nghệ khoan nước sâu.


Tuy nhiên, vào năm 2008, CNOOC đã chi khoảng 6 tỉ nhân dân tệ (953 triệu USD) để bắt đầu chế tạo thiết bị khoan nước sâu. Giàn khoan được hoàn tất tháng 5/ 2011.


Giàn khoan này đã được triển khai ở mỏ khí Liwan cách bờ biển Hong Kong 300km về phía đông nam. Dự án này do CNOOC và một công ty Canada thực hiện. Theo một quan chức của công ty Canada thì công việc khoan đã hoàn tất năm ngoái, sản xuất khí đốt bắt đầu đi vào hoạt động từ tháng 3.


Khi dự án tại mỏ khí Liwan hoàn thành, CNOOC đã đưa giàn khoan ra vùng nước gần quần đảo Hoàng Sa để bắt đầu hoạt động đầu tháng 5.


Động thái này là một dấu hiệu khác cho thấy, Bắc Kinh ít chú tâm tới quan điểm quốc tế, và tìm cách thúc đẩy nhanh chóng việc kiểm soát hiệu quả Biển Đông trên cơ sở và những lợi ích của riêng họ.


Kể từ năm 2001, khi TQ ra nhập Tổ chức Thương mại thế giới, những tập đoàn dầu khí nhà nước TQ đã nhanh chóng mở rộng hoạt động ở nước ngoài và họ cũng rất hăm hở để phát triển các tài nguyên nằm trong Biển Đông.


Chính quyền của chủ tịch TQ khi đó là ông Hồ Cẩm Đào đã “giữ chân” các công ty dầu khí. Theo nguồn tin từ Bộ Ngoại giao TQ, đó vẫn là thời của nguyên tắc ngoại giao mà cố lãnh đạo TQ Đặng Tiểu Bình đưa ra gọi là “thao quang dưỡng hối” (ẩn mình chờ thời).


Tuy nhiên, chính quyền hiện nay rõ ràng đã đi theo một đường hướng khác bằng việc theo đuổi mục tiêu biến TQ thành “cường quốc hàng hải”. Điều này dẫn tới các động thái ngày một gia tăng của TQ ở Biển Đông và Hoa Đông.


Thái An(theo Ashahi Shimbun)



TQ, giàn khoan, Biển Đông, Hoàng Sa, Nhật Bản, chủ quyền, CNOOC, dầu khí





Việt Nam chịu đựng được đến đâu?

Việt Nam chịu đựng được đến đâu?

"Phải làm rõ sức đề kháng của kinh tế Việt Nam trong một thế giới biến động như hiện nay. Trong tình hình này, phải có sáng tạo, đổi mới. Liệu Việt Nam có năng lực để làm 1 công cuộc đổi mới để quốc tế ngưỡng mộ như cuộc đổi mới năm 86 – 90 hay không? TS Lê Đăng Doanh đặt câu hỏi.


Các chuyên gia kinh tế đều cho rằng, tăng trưởng kinh tế Việt Nam đang dưới mức tiềm năng. Nền kinh tế phải sớm thay đổi mô hình phát triển, đồng thời, phải tính toán rõ và lường trước sức đề kháng của nền kinh tế đến đến đâu trong bối cảnh các quan hệ kinh tế quốc tế có thể căng thẳng.

Phục hồi mong manh


Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam hóm hỉnh nói: "Dự báo tăng trưởng năm nay của Trung tâm nghiên cứu kinh tế và chính sách (VERP- Đại học Kinh tế Hà Nội) gây xúc động "ác" chứ không đùa, bởi con số đã xuống đến mức thấp bất ngờ. Điều này sẽ cần phải được giải thích cẩn thận".


Tại buổi công bố Báo cáo Thường niên kinh tế Việt Nam lần thứ 6 của VERP vừa qua, mức tăng trưởng kinh tế năm 2014 cao nhất được dự báo chỉ đạt 4,88% và lạm phát chỉ đạt 5,51%. Trong khi đó, theo kịch bản cơ bản, tăng trưởng GDP cũng sẽ chỉ đạt 4,15% và lạm phát 4,76%.











Trung-Quốc, Biển-Đông, nhập-siêu, Việt-Trung, thương-mại, lạm-phát, tăng-trưởng, xuất-siêu, nợ-xấu, giảm-phát
Nhiều dự báo tăng trưởng kinh tế gặp khó khăn.

Các mốc này đều cách xa so với mục tiêu lạm phát dưới 7% và GDP khoảng 5,8% mà Chính phủ đề ra hồi đầu năm.


Trước đó, hôm 7/4, Ngân hàng Thế giới cũng đã dự báo tăng trưởng kinh tế năm 2014 của Việt Nam sẽ ở mức khiêm tốn, nhưng cũng là mức 5,5%. Nếu như, các dự báo của VERP diễn ra trên thực tế thì tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm nay tụt xuống mức thấp nhất trong 14 năm qua.


Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến một kịch bản kinh tế mang màu sắc bi quan như vậy. Theo VERP, bên cạnh những rủi ro có thể gặp phải do quan hệ kinh tế với bên ngoài căng thẳng thì có nguyên nhân nội tại, là năng lực sản xuất căn bản của nền kinh tế - gốc rễ của sự phục hồi- vẫn chưa thực sự vững chắc. Khối doanh nghiệp trong nước vẫn đang tỏ ra yếu đuối và tụt hậu, chưa tìm được hướng đi và thị trường. Do đó, các hoạt động kinh tế quay trở lại vẫn còn rụt rè.


Đáng chú ý, có một sự thất vọng trong các nhận định của nhóm nghiên cứu khi nhấn mạnh, các khuyến nghị chính sách về tái cấu trúc nền kinh tế đã được đưa ra từ cuối năm ngoái, nhưng rốt cục, đến hết năm vừa qua, vẫn chưa có sự xuất hiện động thái chính sách khả dĩ nào cho vấn đề này. Việc chỉ xử lý duy trì môi trường vĩ mô ổn định, khôi phục niềm tin tiêu dùng là chưa đủ nếu không xử lý các vấn đề nền tảng.


Trước các dự báo này, TS Võ Trí Thành, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương băn khoăn, cần rạch ròi việc dự báo. Một mặt khẳng định sự phục hồi kinh tế từ giữa năm 2013 có vẻ mong manh nhưng mặt khác, dự báo lại cho kết quả, tăng trưởng vẫn tiếp tục thụt lùi. Vậy thì đà phục hồi ở đây là như thế nào? Ông cũng đồng tình,ngay cả mức dự báo 5,5% của các tổ chức quốc tế cũng là một mức tăng trưởng yếu ớt.


Sức đề kháng của nền kinh tế đến đâu?


TS Võ Trí Thành lo ngại, trước ta chưa có cú sốc ở bên ngoài. Giờ, nếu có cú sốc từ bên ngoài thì sẽ tác động bao nhiêu % đến nền kinh tế Việt Nam? Đây là điều cần phải được tính toán, nghiên cứu sâu hơn trong báo cáo kinh tế.


TS Vũ Viết Ngoạn, Chủ tịch Uỷ ban giám sát tài chính quốc gia cũng chia sẻ, câu hỏi mở trong đầu tôi là đánh giá sức chịu đựng của nền kinh tế đến đâu? Hiện nay, năng suất lao động thấp, chỉ 2% chưa đủ bù đắp cho cắt giảm đầu tư và suy giảm kinh tế. Năng lực cạnh tranh của nền kinh tế còn yếu, không bù đắp được sụt giảm vừa qua, dẫn đến thất nghiệp do không giải quyết được việc làm. Kèm theo đó, giảm tiêu dùng..., dẫn đến bất ổn xã hội, suy giảm niềm tin, càng dẫn đến tăng trưởng thấp.


"Có 2 câu hỏi đặt ra trong bối cảnh hiện nay, mức tăng trưởng tối thiểu cần thiết cho Việt Nam để giải quyết công ăn việc làm là bao nhiêu? Thứ hai là trong 2-3 năm tới, liệu Việt Nam có vượt qua bẫy thu nhập trung bình hay không hay vẫn cứ tăng trưởng thấp như hiện nay", TS Ngoạn băn khoăn.











Trung-Quốc, Biển-Đông, nhập-siêu, Việt-Trung, thương-mại, lạm-phát, tăng-trưởng, xuất-siêu, nợ-xấu, giảm-phát
Năng suất lao động thấp là một vấn đề của nền kinh tế.

Ông cho biết, một số tác giả trước lạc quan cho rằng, tăng trưởng tối thiểu để đạt được các mục tiêu trên phải là 6%. Song, thực tế con số mà VERP hay các tổ chức quốc tế như Ngân hàng Thế giới hay Ngân hàng phát triển châu Á đưa ra hồi đầu năm nay, đều cho thấy Việt Nam khó chạm được tới mức tăng trưởng cần thiết đó.


TS Lê Đăng Doanh cũng đồng tình với nhận định trên và cho rằng: "Với tất cả các vấn đề hạn chế trong nền kinh tế hiện nay, từ tăng trưởng, xuất nhập khẩu, cán cân thanh toán cho đến nợ xấu, bất động sản, tái cơ cấu thì cần phải kết luận rõ rằng, kinh tế Việt Nam đang tăng trưởng dưới tiềm năng".


Theo phác hoạ sơ bộ của TS Doanh, nông nghiệp Việt Nam chưa được phát huy. Tình trạng phá sản của doanh nghiệp ngày càng nhiều và có xu hướng mua bán, sát nhập gia tăng, nhưng nhiều công ty đã thành danh lại nằm trong tay nước ngoài. Chứng khoán là tấm gương lồi phản ánh sự phóng đại của nền kinh tế....


"Phải làm rõ sức đề kháng của kinh tế Việt Nam trong một thế giới biến động như hiện nay. Trong tình hình này, phải có sáng tạo, đổi mới. Liệu Việt Nam có năng lực để làm 1 công cuộc đổi mới để quốc tế ngưỡng mộ như cuộc đổi mới năm 86 – 90 hay không? TS Lê Đăng Doanh đặt câu hỏi.


Phạm Huyền








Trung-Quốc, Biển-Đông, nhập-siêu, Việt-Trung, thương-mại, lạm-phát, tăng-trưởng, xuất-siêu, nợ-xấu, giảm-phát





Thứ trưởng Phạm Quang Vinh phản đối TQ trên CNN

Thứ trưởng Phạm Quang Vinh phản đối TQ trên CNN

Theo Bộ Ngoại giao Việt Nam, ngày 29/5, Thứ trưởng Ngoại giao Phạm Quang Vinh đã có buổi trả lời phỏng vấn người dẫn chương trình, biên tập viên Kristie Lu Stout của chương trình “Dòng Sự kiện” (News Stream).




Tại buổi trả lời phỏng vấn, Thứ trưởng Phạm Quang Vinh đã khẳng định chủ quyền của VN đối với quần đảo Hoàng Sa, quyền chủ quyền, quyền tài phán đối với các vùng biển theo quy định của Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển 1982; phản đối mạnh mẽ việc TQ hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương-981 (Haiyang Shiyou 981) và đưa nhiều tàu hộ tống, bao gồm cả tàu quân sự xâm phạm sâu trong vùng đặc quyền kinh tế và vùng thềm lục địa của VN, vi phạm luật pháp quốc tế, ảnh hưởng trực tiếp tới hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn và tự do hàng hải.











Thứ trưởng, Phạm Quang Vinh, Trung Quốc, giàn khoan, Hải Dương 981, chủ quyền

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Quang Vinh. Ảnh: TTXVN



Thứ trưởng yêu cầu TQ phải rút ngay giàn khoan Hải Dương-981 và các tàu hộ tống, bảo vệ ra khỏi vùng biển của VN.


Khẳng định chủ quyền của VN tại quần đảo Hoàng Sa, Thứ trưởng Ngoại giao Phạm Quang Vinh nêu rõ việc TQ sử dụng vũ lực chiếm đóng quần đảo Hoàng Sa của VN đã vi phạm luật pháp quốc tế và không thể chấp nhận được.


Thứ trưởng Phạm Quang Vinh nêu rõ VN cực lực phản đối sự chiếm đóng bất hợp pháp của TQ đối với quần đảo Hoàng Sa của VN; VN quyết tâm bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và các lợi ích chính đáng của mình ở Biển Đông bằng các biện pháp hòa bình, phù hợp với luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển 1982.


Trả lời câu hỏi liên quan đến một số vụ gây rối tại một số địa phương, Thứ trưởng Phạm Quang Vinh cho biết, phẫn nộ trước việc TQ xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế, vùng thềm lục địa của VN, nhiều nơi, người dân VN đã tuần hành hòa bình lên tiếng phản đối.


Tuy nhiên, một số người đã có những hành vi manh động và vi phạm pháp luật. Chính phủ VN đã có các biện pháp ngăn chặn kịp thời và tình hình đã hoàn toàn ổn định. Các doanh nghiệp đã trở lại hoạt động sản xuất, kinh doanh bình thường. Nhiều doanh nghiệp nước ngoài đánh giá cao nỗ lực của Chính phủ VN bảo đảm cho các nhà đầu tư nước ngoài an tâm, yên ổn làm ăn tại VN.


Liên quan đến vụ tàu cá VN bị tàu TQ đâm chìm tại khu vực đánh cá truyền thống và thuộc vùng đặc quyền kinh tế của VN, Thứ trưởng Phạm Quang Vinh khẳng định những hành động nói trên của phía TQ đã vi phạm luật pháp quốc tế, xâm hại nghiêm trọng đến tính mạng, tài sản và lợi ích hợp pháp của ngư dân VN. VN yêu cầu TQ chấm dứt những hành động vô nhân đạo, tôn trọng luật pháp quốc tế, đồng thời không để tái diễn những hành động tương tự.


Thứ trưởng Phạm Quang Vinh nhấn mạnh việc TQ hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương-981 trong vùng biển của VN, cùng với huy động một lượng lớn tàu hộ tống bảo vệ, trong đó có cả tàu quân sự, cố tình đâm húc, phun nước công suất lớn đối với các tàu, trong đó có các tàu cá của ngư dân VN đã càng làm gia tăng căng thẳng, phương hại tới hòa bình, an ninh, an toàn hàng hải tại khu vực.


PV



Thứ trưởng, Phạm Quang Vinh, Trung Quốc, giàn khoan, Hải Dương 981, chủ quyền





Đại án bầu Kiên: Tàn cả một ‘dàn’ đại gia

Đại án bầu Kiên: Tàn cả một ‘dàn’ đại gia

- Tất cả đều bị đề nghị án phạt, từ treo 3 năm cho tới 30 năm tù. Cả một dàn lãnh đạo gần trọn bộ lãnh đạo cao cấp nhất: Chủ tịch, tổng giám đốc cho tới các thành viên HĐQT, ban điều hành... với nhiều thành tích được vinh danh đang chờ phán quyết cuối cùng của tòa. Một 'dàn' đại gia đã 'tàn'?





Bước ngoặt


Sau hơn 1 tuần xét xử, Viện Kiểm sát đã đưa ra các mức án đề nghị cho các bị cáo trong vụ án Nguyễn Đức Kiên.


Bị cáo Nguyễn Đức Kiên (Bầu Kiên) với 4 tội danh có hình phạt chung là 30 năm tù. Các bị cáo khác bị buộc tội "cố ý làm trái", với ông Lý Xuân Hải 12-14 năm tù; bị cáo Lê Vũ Kỳ 7-8 năm; Trịnh Kim Quang 6-7 năm; ông Phạm Trung Cang và Huỳnh Quang Tuấn cùng 3 năm tù treo.


Hầu hết các luật sư đều cho cho rằng mức án đề nghị với các bị cáo là nặng. Cho tới thời điểm này, các mức án đưa ra mới chỉ là đề nghị của VKS. Tuy nhiên, những đề nghị này cũng là kết quả của một quá trình điều tra gần 2 năm trời với hàng núi tài liệu được xem xét.


Điều này cho thấy một thực tế là các bị cáo - cả dàn cựu lãnh đạo của Ngân hàng ACB sẽ nhận được những phán quyết tương xứng với những sai lầm họ mắc phải.


Thời gian tạm giam gần 21 tháng đối với ông Nguyễn Đức Kiên và Lý Xuân Hải hay gần 1 tháng đối với các cựu lãnh đạo còn lại cũng là một khoảng thời gian cách ly với cộng đồng và là bước ngoặt trong đời sống doanh nhân của họ.











bầu-Kiên, Nguyễn-Đức-Kiên, ACB, sai-phạm, tham-nhũng, Eximbank, Sacombank, VietBank, Kiên-Long-Bank, DaiABank, Techcombank, Trần-Xuân-Giá, Lê-Vũ-Kỳ, Trịnh-Kim-Quang, Phạm-Trung-Cang, Lý-Xuân-Hải, Huỳnh-Quang-Tuấn
Đại án Bầu Kiên liên quan đến dàn lãnh đạo ACB

Đây thực sự là cú sốc với giới doanh nhân bởi trong dàn lãnh đạo nói trên có nhiều người có tài, từng được vinh danh ở nhiều nơi, nổi trội ở nhiều lĩnh vực và từng là đối tượng để nhiều doanh nghiệp lớn trong nước muốn có được để theo đuổi chiến lược phát triển của mình.


Trong giới đầu tư, nhiều người vẫn tỏ sự ngưỡng mộ đối với một số doanh nhân trong vụ án này. Họ ngưỡng mộ về tài năng và trình độ, cũng như đóng góp của họ cho sự phát triển của ACB.


Những phán quyết cuối cùng cũng sắp được đưa ra. Đúng hay sai sẽ được pháp luật phán xét công bằng. Rất có thể những cựu lãnh đạo của một trong những ngân hàng thương mại cổ phần hàng đầu Việt Nam sẽ thụ án trong một thời gian dài. Và như thế, sự vấp ngã của cả một đội ngũ lãnh đạo này đã chấm dứt giai đoạn huy hoàng của một lớp đại gia lừng lẫy trong giới kinh doanh.


Vang bóng một thời


Tạo ra sự nuối tiếc đáng kể nhất có lẽ là nguyên Tổng giám đốc ACB Lý Xuân Hải. Cuối phiên xét xử ngày 28/5, luật sư Vũ Thị Thiên Ngọc bào chữa cho ông Lý Xuân Hải trình bày một loạt về nhân thân bị cáo này với những bằng cấp sáng giá, danh hiệu, đạo đức... và cho rằng đây là những tình tiết giảm nhẹ và đề nghị HĐXX lưu tâm.











bầu-Kiên, Nguyễn-Đức-Kiên, ACB, sai-phạm, tham-nhũng, Eximbank, Sacombank, VietBank, Kiên-Long-Bank, DaiABank, Techcombank, Trần-Xuân-Giá, Lê-Vũ-Kỳ, Trịnh-Kim-Quang, Phạm-Trung-Cang, Lý-Xuân-Hải, Huỳnh-Quang-Tuấn

Cả một dàn lãnh đạo với nhiều thành tích được vinh danh đang chờ phán quyết cuối cùng của tòa.



Thực tế cho thấy, ông Lý Xuân Hải là một lãnh đạo tài năng trong lĩnh vực ngân hàng. Trong nước, giới tài chính cũng đánh giá cao về vị "thuyền trưởng" này, nhất là về độ nhạy bén, quyết đoán và là một diễn ra giỏi. Ông Hải cũng là một người có triết lý sống rõ ràng và biết rằng phải chiến thắng lòng tham và sự sợ hãi... Mặc dù vậy, thực tại nhiều khi phũ phàng, những sai pham đã đẩy ông Hải đối mặt với mức án 12-14 năm tù.


Ông Phạm Trung Cang - nguyên phó chủ tịch HĐQT ACB cũng dừng bước lãnh đạo một cách khá đáng tiếc. Trước vụ bầu Kiên, ông Cang từng nắm giữ khá nhiều chức vụ tại ACB, từ phó chủ tịch, thành viên Hội đồng sáng lập, thành viên Hội đồng tín dụng cho tới phó chủ tịch Hội đồng đầu tư.


Cũng sau khi bầu Kiên bị bắt, ông Cang cũng từ nhiệm khỏi vai trò Chủ tịch kiêm Người đại diện pháp luật ở Công ty cổ phần Tân Đại Hưng - DN "con đẻ" của ông và Phó chủ tịch Ngân hàng Eximbank.


Nguyên Phó chủ tịch HĐQT Ngân hàng ACB Lê Vũ Kỳ cũng là một người có trình độ học vấn rất cao - tiến sỹ toán lý tại Nga, là một trong các "trụ cột" ở ACB và là người tạo nền móng về CNTT cũng như hệ thống NH cốt lõi cho cho ngân hàng này.


Ông Trịnh Kim Quang, nguyên Phó chủ tịch HĐQT Ngân hàng ACB cũng là một lãnh đạo nổi trội. Với gần 20 năm gắn bó với ACB và nhiều năm ở Vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC), và 10 năm trên bục giảng Đại học Kinh tế TP.HCM, ông Quang được biết đến như một chuyên gia tài chính thực thụ, vừa có lý thuyết vừa thực tế.


Còn với ông Trần Xuân Giá, không chỉ giới đầu tư mà rất nhiều người biết đến ông. Ông là cựu chủ tịch ACB, người đứng đầu ngân hàng này. Trước khi đến với doanh nghiệp, ông Giá là quan chức, nguyên là Bộ trưởng Bộ KH&ĐT và là "cha đẻ" của một trong những bộ luật quan trọng là Luật Doanh nghiệp.


"Đi làm doanh nghiệp" ở một lĩnh vực nhạy cảm như ngân hàng, theo ông là, để có thêm những kinh nghiệm, từ đó có thể đóng góp thêm phần nào đó trong việc hoàn thiện bộ luật mà ông chủ trì soạn thảo.


"Nhân vật chính" trong vụ án là ông Nguyễn Đức Kiên là người có đời sống kinh doanh có lẽ sôi động nhất, ông làm lãnh đạo ở nhiều đơn vị và quản lý hàng chục nghìn tỷ đồng. Dòng tiền và lợi nhuận quá lớn có thể là một phần khiến ông phải đứng trước tòa như hôm nay.


Một phiên tòa liên quan tới rất nhiều người, trong đó có cả một giàn lãnh đạo, một lớp đại gia làm nên ACB.


Người "còn lại" sau cơn giông tố có lẽ chỉ còn ông Trần Mộng Hùng, cựu chủ tịch ACB và ông Đỗ Minh Toàn. Và họ đang gánh trách nhiệm lèo lái con tàu ACB đi tiếp qua giai đoạn sóng gió.


Mạnh Hà









bầu-Kiên, Nguyễn-Đức-Kiên, ACB, sai-phạm, tham-nhũng, Eximbank, Sacombank, VietBank, Kiên-Long-Bank, DaiABank, Techcombank, Trần-Xuân-Giá, Lê-Vũ-Kỳ, Trịnh-Kim-Quang, Phạm-Trung-Cang, Lý-Xuân-Hải, Huỳnh-Quang-Tuấn





Đại sứ VN phản bác TQ về chủ quyền biển đảo

Đại sứ VN phản bác TQ về chủ quyền biển đảo

Jakarta Post - tờ báo lớn nhất của Indonesia đã đăng tải bài viết của Đại sứ VN tại Indonesia Nguyễn Xuân Thủy phản bác luận điệu của Liu Hongyang, hiện đang là Thường vụ viên của Đại sứ quán TQ tại Indonesia về Biển Đông.




VietNamNet giới thiệu nguyên văn bài viết của Đại sứ Nguyễn Xuân Thủy:


Trong bài viết “Vietnam’s dangerous acts” - Những hành động nguy hiểm của VN(!), Liu Hongyang đề cập rằng, Tây Sa (cách TQ gọi quần đảo Hoàng Sa của VN) là “lãnh thổ cố hữu của TQ”(!). Rằng cộng đồng quốc tế đã công nhận điều này kể từ Thế chiến II, trong khi cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng công khai công nhận quần đảo này và các đảo khác là lãnh thổ của TQ trong công thư ngày 14/9/1958.











Trung Quốc, chủ quyền, giàn khoan, Hoàng Sa, Trường Sa, Biển Đông

Đại sứ Việt Nam tại Indonesia Nguyễn Xuân Thủy



Tôi cảm thấy phải cung cấp các luận điểm sau đây để khẳng định lại sự thật.


Đầu tiên, VN có đầy đủ bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý để khẳng định chủ quyền của mình với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.


Rõ ràng từ các hồ sơ lịch sử chính thức, VN đã thực thi chủ quyền của mình một cách hòa bình và liên tục với quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa ít nhất từ thế kỷ 17, khi những vùng lãnh thổ này được coi là terra nullius (lãnh thổ vô chủ).


Ví dụ điển hình là các hoàng đế VN đã củng cố chủ quyền của mình với các vùng lãnh thổ này bằng cách xây dựng một ngôi chùa vào năm 1835 và đặt tượng đài đá trên quần đảo Hoàng Sa thời vua Minh Mạng.


Về phía TQ, rõ ràng là không có ý định tuyên bố chủ quyền với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Trái lại, nhiều bản đồ mô tả lãnh thổ TQ thời nhà Thanh mô tả đảo Hải Nam là cực nam của lãnh thổ TQ. Một trong những bản đồ như vậy gần đây đã được Thủ tướng Đức Angela Merkel tặng Chủ tịch TQ Tập Cận Bình trong chuyến thăm Đức của ông Tập vào tháng 3/ 2014.


Khi Pháp thiết lập sự bảo hộ với VN năm 1884, Pháp đã tiếp quản các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa trên danh nghĩa của VN.


Hơn nữa, chủ quyền của VN với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa được công nhận bởi hội nghị Hòa bình San Francisco diễn ra tháng 9/1951, với sự tham dự của lãnh đạo 51 quốc gia nhằm giải quyết các vấn đề lãnh thổ sau Thế chiến II.


Tại hội nghị này, trưởng đoàn VN, ông Trần Văn Hữu, khi đó là Thủ tướng dưới chế độ của vua Bảo Đại, đã khẳng định chủ quyền của VN với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa trước sự chứng kiến của 50 đoàn đại biểu khác tham dự mà không gặp phải sự phản đối nào.


Đáng chú ý là tại hội nghị San Francisco tương tự, đề xuất sửa đổi Hiệp ước Hòa bình San Francisco nhằm công nhận chủ quyền của TQ với hai quần đảo này đã bị 46/51 phái đoàn tham dự bác bỏ.


Ngoài ra, các đại biểu tham dự hội nghị Geneva 1954 về khôi phục hòa bình ở Đông Dương - có cả đoàn TQ - đã công nhận và tôn trọng độc lập và toàn vẹn lãnh thổ của VN. Tham dự hội nghị, Pháp tuân thủ hiệp ước San Francisco và rút quân khỏi VN năm 1956. Sau khi Pháp rút quân, Việt Nam Cộng hòa tiếp tục quản lý các quần đảo này, thực thi nhiều hành động khác nhau và đưa ra các tuyên bố khẳng định chủ quyền với hai quần đảo.


Không thể phủ nhận thực tế là vào năm 1974, TQ đã dùng vũ lực chiếm giữ quần đảo Hoàng Sa. Hành động này đã vi phạm chuẩn mực mệnh lệnh (jus cogens) của luật pháp quốc tế vốn nghiêm cấm sử dụng vũ lực trong các mối quan hệ quốc tế quy định tại điều 2(4) của Hiến chương LHQ.


Xuất phát từ sự vi phạm đó, nên sự chiếm đóng của TQ với quần đảo Hoàng Sa hiện tại là bất hợp pháp.


Bản thân TQ đã thừa nhận nguyên tắc này trong bản ghi nhớ ngày 12/5/1988 của Bộ Ngoại giao TQ trong đó khẳng định rằng, xâm lược sẽ không bao giờ dẫn tới việc thiết lập chủ quyền. Từ khía cạnh pháp lý và lịch sử, tuyên bố chủ quyền của TQ với quần đảo Hoàng Sa là vô căn cứ. Do đó, khẳng định của ông Liu rằng quần đảo Hoàng Sa thuộc về TQ là lập luận sai lầm.


Thứ hai, ông Liu đã cố tình trích dẫn sai công thư 14/9/1958 của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng. Trong công thư, Thủ tướng không đề cập một từ nào về lãnh thổ của TQ, kể cả quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Ông chỉ ghi nhận và ủng hộ tuyên bố chủ quyền của TQ về vũng lãnh hải 12 hải lý. Thêm vào đó, sự thực ông không đề cập tới hai quần đảo này là phù hợp với bối cảnh lịch sử: Những quần đảo này đặt dưới sự quản lý của Việt Nam Cộng hòa từ 1956 như đã nói ở trên.


TQ là một bên tham gia hội nghị Geneva chắc chắn nhận thức được thực tế rằng, phạm vi địa lý hành chính của Việt Nam được chia tại đường vĩ tuyến 17, nêu trong thỏa thuận Geneva 1954 về Việt Nam.


Hơn nữa, tuyên bố của TQ rằng, không có tranh chấp về quần đảo Hoàng Sa là trái ngược với những gì mà các nhà lãnh đạo TQ đã công nhận. Ví dụ, vào tháng 9/1975, Phó thủ tướng TQ bấy giờ là ông Đặng Tiểu Bình đã nói với Tổng bí thư Đảng Lao động Việt Nam Lê Duẩn rằng, những khác biệt của hai bên (Việt Nam và TQ) về quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa sẽ được giải quyết thông qua các cuộc đàm phán. Tuyên bố này được ghi nhận trong biên bản ghi nhớ của bộ Ngoại giao TQ ngày 12/5/1988.


Tuy vậy, có một điểm mà ông Liu nói đúng. Ông nói: “Chúng ta không nên chỉ nghe một mặt của câu chuyện”. Tôi xem đây là lời mời để tôi cung cấp cho độc giả mặt khác của câu chuyện.


Thái An dịch






Bảo vệ chủ quyền nhưng duy trì quan hệ với TQ

Bảo vệ chủ quyền nhưng duy trì quan hệ với TQ

- Phát biểu tại phiên họp Chính phủ thường kỳ sáng nay, Thủ tướng nhấn mạnh kiên quyết đấu tranh bảo vệ chủ quyền, buộc TQ phải rút giàn khoan ra khỏi vùng biển VN nhưng vẫn duy trì quan hệ với TQ trên các lĩnh vực, đặc biệt là thương mại, đầu tư.




Những diễn biến liên quan vụ TQ hạ đặt giàn khoan vào sâu vùng thềm lục địa, vùng đặc quyền kinh tế của VN tác động đến kinh tế - xã hội là nội dung chính của phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 5 sáng nay.











Thủ tướng,Nguyễn Tấn Dũng, Trung Quốc, giàn khoan, chủ quyền

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 5. Ảnh: VGP



Phát biểu tại phiên họp, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng một lần nữa nhấn mạnh hành động ngang ngược của TQ, dùng sức mạnh đưa giàn khoan vào vùng biển chủ quyền của VN, xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của VN, luật pháp quốc tế, Công ước Luật Biển 1982 cũng như Tuyên bố DOC, thực sự đe dọa hòa bình an ninh ổn định.


Dẫn lại Hiến pháp 2013, Thủ tướng khẳng định độc lập chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ là điều thiêng liêng, không thể đánh đổi. Nhấn mạnh đường lối đấu tranh bảo vệ chủ quyền của Đảng, Nhà nước, Chính phủ bằng biện pháp hòa bình theo luật pháp quốc tế, Thủ tướng nhấn mạnh 3 mặt trận chính.


Trên thực địa kiên quyết duy trì lực lượng cảnh sát, kiểm ngư, tàu cá để bảo vệ vùng biển chủ quyền, đấu tranh ngoại giao với TQ kiên quyết nêu rõ việc làm sai trái vi phạm luật pháp quốc tế của TQ, yêu cầu dừng hoạt động và rút giàn khoan ra khỏi vùng thềm lục địa.


Bên cạnh đó, VN chủ động thông báo sự việc một cách trung thực đối với cộng đồng quốc tế về hành vi vi phạm pháp luật quốc tế nghiêm trọng của TQ. Ngoài ra, biện pháp pháp lý là một nội dung đã và đang được lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ cân nhắc, tính áp dụng phù hợp trong trường hợp cần thiết.


Nhấn mạnh mục tiêu kiên quyết đấu tranh kiên quyết đấu tranh bảo vệ chủ quyền, buộc TQ phải rút giàn khoan sai trái ra khỏi vùng biển chủ quyền của VN nhưng vẫn duy trì quan hệ với TQ trên các lĩnh vực, đặc biệt là thương mại, đầu tư, không chống nhân dân TQ.


"Ta không có dùng lời lẽ kích động, hận thù. Vẫn tiếp tục coi trọng quan hệ hữu nghị với TQ trên các lĩnh vực bình thường, đấu tranh chủ quyền cứ đấu tranh, làm ăn cứ làm ăn, các hội nghị như ở Thượng Hải vừa qua Phó Chủ tịch nước của ta vẫn dự, các hoạt động quan hệ vẫn bình thường" - Thủ tướng nói.


Liên quan các vụ việc gây rối, kích động xảy ra ở một số địa phương trong biểu tình tự phát phản đối hành động xâm phạm chủ quyền của TQ, Thủ tướng nhấn mạnh đây là hành vi vi phạm pháp luật, phá hoại tài sản của DN, trong đó có DN nước ngoài, gây rối mất trật tự. Tuy nhiên, các cơ quan chức năng đã nỗ lực và kiểm soát tình hình khi bạo động chớm xảy ra.


Thủ tướng chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương không để lặp lại, tái diễn sự việc, chỉ đạo triển khai các giải pháp khôi phục lai sản xuất.


Liên quan quan hệ Việt - Trung, Thủ tướng cho hay, TQ là nền kinh tế lớn, hàng đầu thế giới, là nước láng giềng của VN nên mối quan hệ kinh tế giữa VN-TQ là khách quan, tất yếu. Trong lúc thăng trầm, quan hệ kinh tế có ảnh hưởng nhưng tinh thần chung, VN luôn mong muốn đẩy mạnh quan hệ thương mại với TQ trên tinh thần đôi bên cùng có lợi.


Thủ tướng cho rằng, TQ không thể vì lợi ích của mình mà đóng cửa hoàn toàn thương mại với VN, nếu TQ đóng cửa thương mại với VN thì TQ cũng có thiệt hại, nhất là VN là thị trường nhập siêu lớn của TQ. Chưa kể TQ cũng là thành viên WTO như VN, phải tuân thủ các nguyên tắc, quy định kinh tế thương mại quốc tế.


Khẳng định giữ bình thường quan hệ thương mại với TQ vì lợi ích của đôi bên, Thủ tướng cho rằng, không vì vụ việc giàn khoan mà thấy bế tắc trong quan hệ thương mại hay các lĩnh vực khác.


Về lâu dài, Thủ tướng cũng nhấn mạnh tái cơ cấu lại nền kinh tế trong đó có thị trường xuất nhập khẩu đa dạng, đẩy mạnh thương mại với TQ và các nước theo hướng giảm dần nhập khẩu, cân đối xuất nhập, xuất siêu, tiến tới cân bằng xuất nhập với TQ.









Không ảnh hưởng lớn thương mại với TQ


Theo Bộ Kế hoạch - Đầu tư, tính đến nay TQ đã có đầu tư tại 55/63 địa phương của VN. Dù sự việc đáng tiếc xảy ra vừa qua có những tác động nhất định, nhưng Bộ dự báo sẽ không có tác động quá nhiều đến hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa giữa VN và TQ.


Dự kiến kim ngạch cả năm có thể vẫn duy trì được mức như năm ngoái, xuất khẩu khoảng 12-13 tỷ USD, nhập khẩu 36-37 tỷ USD. Các mặt hàng chủ yếu liên quan đến thị trường TQ có thể vẫn duy trì dược như năm 2013, do hầu hết hợp đồng sản xuất và cung ứng giữa DN VN và TQ đã được xác lập.



Xuân Linh






Từ Hoàng Sa: Tàu TQ tiếp tục hung hăng truy đuổi tàu VN

Từ Hoàng Sa: Tàu TQ tiếp tục hung hăng truy đuổi tàu VN

- "Từ 8h40 đến 9h05 ngày 29/5, trong khi tàu kiểm ngư của VN tiến sâu vào phía giàn khoan Hải Dương 981 đã bị tàu TQ triển khai đội hình truy đuổi" - PV Hoàng Sang của VietNamNet đang có mặt trên tàu CSB 8003 tại Hoàng Sa tường thuật.









XEM CÁC PHẦN TƯỜNG THUẬT TỪ HOÀNG SA KHÁC:




Tàu TQ tiếp tục phun vòi rồng tấn công tàu Việt Nam


6h sáng 28/5, tàu kiểm ngư 635 của Việt Nam đang làm nhiệm vụ trong khu vực TQ đặt giàn khoan trái phép đã bị 3 tàu hải giám bao vây và xịt vòi rồng.




Tàu CSB kiên trì chấp pháp tại khu vực giàn khoan


PV Hoàng Sang đang có mặt trên tàu CSB 8003 ở Hoàng Sa chuyển về những thông tin mới nhất về việc TQ hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 trái phép trên vùng biển Việt Nam.





Sáng 29/5, các tàu cảnh sát biển và kiểm ngư Việt Nam tiếp tục thực hiện công tác tuyên truyền, yêu cầu các tàu TQ hoạt động trái phép cạnh khu vực giàn khoan thuộc lãnh thổ Việt Nam rút hết lực lượng.


Vào lúc 7h ngày 29/5, tàu CSB 8003 cách phía Nam Tây Nam giàn khoan Hải Dương 981 khoảng 12 hải lý. Nhận lệnh cơ động, tàu đã tiến đến vị trí Tây Nam giàn khoan.











Trung Quốc; TQ; giàn khoan; ngư dân; Hoàng Sa, kiểm ngư; vòi rồng
Tàu Kiểm ngư VN

Vào lúc 7h50, tàu cảnh sát biển 8003 phát hiện 2 tàu quân sự TQ tại khu vực giàn khoan.


Đến thời điểm 8h30, tàu còn cách Tây Nam giàn khoan 9,5 hải lý. Thời điểm này TQ huy động 7 tàu truy đuổi, ngăn cản tàu Việt Nam hoạt động. Tàu gần nhất cách tàu cảnh sát biển 8003 tầm 700m.


Mặc dù TQ huy động rất nhiều tàu để bảo vệ giàn khoan Hải Dương 981 nhưng các tàu chấp pháp của Việt Nam vẫn tiến vào khu vực giàn khoan để tuyên truyền, vận động các tàu hoạt động trái phép rút khỏi vùng biển đặc quyền kinh tế của Việt Nam.


Từ 8h40 đến 9h05, trong khi tàu kiểm ngư của VN tiến sâu vào phía giàn khoan Hải Dương 981 thì đã bị tàu TQ triển khai đội hình truy đuổi.


Có ít nhất 4 tàu TQ mang số hiệu 22, 242, 46001... tiến hành bao vây tàu kiểm ngư của Việt Nam.


Chỉ đến khi tàu cảnh sát biển 8003 đến gần hỗ trợ, tuyên truyền thì tàu kiểm ngư Việt Nam mới thoát khỏi sự truy đuổi của tàu TQ.


Đến thời điểm hiện tại, theo quan sát, có ít nhất 51 tàu TQ hoạt động cạnh khu vực giàn khoan, trong đó có 2 tàu quân sự.


Như vậy, tình hình trên Biển Đông nơi TQ hạ đặt giàn khoan trái phép vẫn đang diễn ra hết sức căng thẳng khi TQ tiếp tục gia tăng các hành động truy đuổi, phun vòi rồng và đâm vào các tàu chấp pháp của Việt Nam.


Trước đó như VietNamNet đưa tin, vào lúc 6h sáng ngày 28/5, trong lúc tàu kiểm ngư của Việt Nam mang số hiệu 630 đang làm nhiệm vụ trong khu vực TQ đặt giàn khoan trái phép thì bị 3 tàu TQ bao vây, xịt vòi rồng.


Tàu hải giám của TQ mang số hiệu 22 đã có hành động phun vòi rồng vào tàu kiểm ngư Việt Nam bằng cả 2 hướng trước và sau mũi tàu.


Trước đó nữa, vào chiều 27/5, 12 tàu TQ với sự hỗ trợ của máy bay đã liên tục áp sát, ngăn cản. Một tàu kiểm ngư của Việt Nam mang số hiệu 635 đã bị đâm móp đuôi.









CLIP TÀU TQ PHUN VÒI RỒNG VÀO TÀU VN:




Cảnh vòi rồng tàu TQ tấn công dữ dội tàu VN


Hình ảnh tàu Trung Quốc tiếp tục dùng vòi rồng vây ép và phun vòi rồng dữ dội vào tàu kiểm ngư Việt Nam. Trong khi đó, giàn khoan Hải Dương 981 đã ngừng di chuyển.




Hình ảnh mới nhất từ vùng biển Hoàng Sa


PV Hoàng Sang trên tàu Cảnh sát biển gửi về những hình ảnh mới nhất về hoạt động trái phép của tàu TQ trên vùng biển Việt Nam.





Hoàng Sang(từ Hoàng Sa)