Thảm Cho Bé

Các mẫu Thảm Cho Bé, Thảm Xốp Cho Trẻ, Thảm Lót Nhà Trẻ Eva, Thảm Cho Bé được làm từ chất liệu cao su và hạt nhựa Eva xuất xứ từ Việt Nam đảm bảo an toàn, không độc hại, độ đàn hồi cao và đặc biệt rất bền bỉ. Công dụng chống trơn và hạn chế chấn thương khi tập luyện sử dụng để trải lót sàn phòng tập võ; phòng tập luyện cho các bộ môn thể thao nhào lộn, Aerobic, trường học, nhà trẻ và phòng tập luyện võ thuật các bộ môn như: Taekwondo; Karatedo; Vovinam; Võ cổ truyền; Pencak silat; Sanshuu; Aikido; Judo; Boxing; Kickboxing; Muay; MMA..

GIẢM TỪ 20% KHI MUA THẢM TẬP VÕ SỐ LƯỢNG LỚN LH: 09 68 59 33 78

Thảm cho trẻ với các đường viền dễ dàng nối liền với nhau tạo thành một không gian rộng cho bé vui chơi thoải mái. Thảm xốp lót sàn cho trẻ được làm từ chất liệu cao su và hat nhựa eva, rất êm ái, bề mặt tiếp xúc chống trơn trượt sẽ đảm bảo được độ an toàn khi bé sử dụng.


Thảm Cho Bé




– Thảm lót sàn giúp giảm lực va đập khi bé ngã, giữ an toàn cho bé khi nô đùa.

– Bề mặt thảm xốp có thiết kế sần nhỏ chống trơn trượt hiệu quả.

– Giúp bé vui chơi an toàn, hạn chế trường hợp trượt ngã khi nô đùa.

– Thảm ghép chia miếng dễ dàng lắp ráp phù hợp từng không gian.

– Thuận tiện tháo ra những lúc không sử dụng giúp bảo quản tiện lợi.

– Bề mặt xốp nhanh khô, dễ dàng lau sạch để đảm bảo vệ sinh tốt hơn.

– Màu sắc rực rỡ của từng miếng thảm xốp mang đến vẻ tươi sáng cho căn phòng.

Thảm Tập Võ các bộ môn như: Taekwondo; Karatedo; Vovinam; Võ cổ truyền; Pencak silat; Sanshuu; Aikido; Judo; Boxing; Kickboxing; Muay; MMA.. .Là một trong những dụng cụ không thể thiếu cho bộ môn võ thuật và các môn thể thao.Là thảm mút xốp eva hàng Việt Nam chất lượng cao dùng lót sàn phòng tập võ.… giao hàng toàn quốc.

Thảm Tập Võ là sản phẩm thảm mút xốp eva hàng Việt Nam chất lượng cao, sử dụng để trải lót sàn phòng tập võ; phòng tập luyện cho các bộ môn thể thao nhào lộn, Aerobic, trường học, nhà trẻ.

Độ đàn hồi của thảm tốt sẽ giúp quá trình luyện tập của bạn trở nên dễ dàng hơn. Đặc biệt là khi thực hiện các động tác chống tay, chân hay tiếp xúc với mặt sàn sẽ không gây thương tích hay bị đau. Vì thế, dựa vào nhu cầu luyện tập bạn nên chọn cho mình những loại thảm tập võ có độ đàn hồi khác nhau.

Chủ Nhật, 30 tháng 11, 2014

Ông Bá Thanh tiếp tục vắng mặt tiếp xúc cử tri

Ông Bá Thanh tiếp tục vắng mặt tiếp xúc cử tri

- Trong cuộc tiếp xúc cử tri sáng nay của đoàn ĐBQH Đà Nẵng sau kỳ họp QH, ông Nguyễn Bá Thanh vắng mặt vì đang tiếp tục chữa bệnh tại Mỹ.





Như vậy, đến nay qua 2 lần tiếp xúc cử tri tại Đà Nẵng trước và sau kỳ họp QH và ngay tại kỳ họp thứ 8 QH vừa qua đều vắng mặt Trưởng Ban Nội chính TƯ Nguyễn Bá Thanh. Theo thông báo của Văn phòng đoàn đại biểu TP Đà Nẵng, ông Thanh hiện vẫn đang điều trị bệnh tại Mỹ.


bá thanh, đà nẵng, quốc hội, nội chính


Bên hành lang cuộc tiếp xúc, nhiều cử tri bày tỏ lo lắng về sức khỏe của ông Bá Thanh.


“Chúng tôi mong muốn được biết tình trạng sức khỏe của ông Thanh hiện nay thế nào, việc điều trị có kết quả hay không và bao giờ ông Thanh hết bệnh để về tiếp tục công tác. Hiện bà con cử tri đều mong ngóng ông Thanh trở về để dự các kỳ tiếp xúc cử tri như trước khi chưa bị bệnh” - cử tri Nguyễn Quang Nga nói.


Tại cuộc tiếp xúc cử tri TP Đà Nẵng sáng nay, Phó chủ tịch QH Huỳnh Ngọc Sơn đã báo cáo nhanh kết quả kỳ họp thứ 8 của QH.


Vũ Trung




Ô tô đồng loạt nằm im chờ giảm thuế

Ô tô đồng loạt nằm im chờ giảm thuế

- Bộ Tài chính và Bộ Công thương bất đồng trong việc đưa ra các chính sách thuế để phát triển công nghiệp ôtô Việt Nam. Điều này khiến các DN cảm thấy bế tắc và cách duy nhất là nằm im chờ chính sách.





Sau khi có chiến lược và quy hoạch phát triển ô tô mới, điều mà nhiều DN sản xuất ô tô quan tâm là lộ trình giảm thuế nhập khẩu với ô tô nguyên chiếc từ ASEAN đến năm 2018 và có áp dụng mức thuế tiêu thụ đặc biệt mới đánh vào ô tô hay không.


Bất đồng


Đề xuất của Bộ Công thương trong dự thảo về cơ chế, chính sách cụ thể cho Chiến lược và Quy hoạch Phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam giai đoạn 2020 đến 2035, thuế nhập khẩu xe nguyên chiếc trong khu vực ASEAN cần giữ nguyên 50% từ nay tới năm 2017, sau đó hạ về 0% từ năm 2018.


Theo Bộ Công thương, với thuế nhập khẩu ô tô ở mức 50%, sản xuất lắp ráp tại Việt Nam còn lợi thế nhất định so với xe nhập khẩu, giúp các DN duy trì sản xuất lắp ráp từ nay tới 2017, thông qua đó có thể thúc đẩy phát triển công nghiệp ô tô.


Với thuế tiêu thụ đặc biệt với dòng xe nhỏ, có dung tích xi lanh từ 1.5L trở xuống, Bộ Công Thương đề nghị giảm xuống còn 20% -25%. Mục đích chính là giúp giá ô tô trở nên rẻ hơn và nhiều người dân có khả năng mua xe. Qua đó, giúp tăng quy mô thị trường ô tô, tạo cơ hội cho các DN ô tô tại Việt Nam có điều kiện mở rộng sản xuất, tăng nội địa hóa, thu hút công nghiệp hỗ trợ, trong thời gian ít ỏi còn lại.











Công-nghiệp, ô-tô, DN, chính-sách, thuế, nhập-khẩu, TTĐB, Bộ-Công-thương, Bộ-Tài-chính, sản-xuất, nguyên-chiếc, giảm-thuế.

Bộ Tài chính và Bộ Công thương bất đồng trong việc đưa ra các chính sách thuế để phát triển công nghiệp ôtô Việt Nam



Tuy nhiên, Bộ Tài chính lại có quan điển hoàn toàn khác.


Bộ Tài chính cho biết, theo lộ trình cắt giảm thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt, đối với xe ô tô chở người, trong Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN, giai đoạn 2015-2018, sẽ giảm dần từ 50% vào năm 2014 và 2015, xuống còn 40% vào 2016, 30% vào năm 2017, rồi về 0% vào năm 2018. Theo Bộ Tài chính, phương án giảm dần đều từ mức 50% vào năm 2015, xuống 0% vào năm 2018, sẽ nới lỏng mức độ bảo hộ, tránh được việc giảm thuế đột ngột về cuối lộ trình. Khi đó ngành ô tô có thời gian thích nghi nhất định, trước khi đối mặt với việc xóa bỏ hoàn toàn thuế.


Về thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB), Bộ Tài chính cho rằng, cắt giảm theo đề nghị của Bộ Công thương là không cần thiết. Khi thực hiện các cam kết cắt giảm thuế nhập khẩu ô tô nguyên chiếc, ngân sách Nhà nước sẽ bị giảm thu khá nhiều. Trước bối cảnh giảm thu từ thuế nhập khẩu và thuế thu nhập DN (giảm xuống mức 20% vào năm 2016), Bộ Tài chính cho rằng, nếu giảm thuế TTĐB với ô tô, thì NSNN Nhà nước sẽ càng giảm thu, trong khi mục tiêu khuyến khích phát triển công nghiệp ô tô trong nước vẫn không đạt được, vì phải giảm thuế TTĐB cho cả ô tô nhập khẩu nguyên chiếc cùng loại.


Mặt khác, qua khảo sát chính sách thuế tiêu thụ đặc biệt đối với ô tô của các nước trong khu vực, Bộ Tài chính cho biết, thuế suất thuế TTĐB đối với xe ô tô dưới 9 chỗ ngồi có dung tích xi lanh 2.000 cm3 ở Việt Nam là 45%, là mức trung bình trong khu vực, thấp hơn Malaysia, Lào và bằng Singapore, Campuchia. Indonesia có mức thuế TTĐB thấp (20%) nhưng thuế trước bạ và phí đường bộ lại cao hơn nhiều (2% trên giá bán đã có thuế GTGT).


Với những lý do đó, Bộ Tài chính cho rằng, chính sách điều tiết thuế TTĐB đối với ô tô hiện hành là phù hợp trong giai đoạn hiện nay và trong những năm tới, phù hợp với thông lệ của những nước xung quanh.Vì vậy không cần thiết phải sửa đổi thuế suất theo như đề xuất của Bộ Công Thương và các DN.


DN bế tắc


Trong bối cảnh các nước Thái Lan, Indonesia đang có nhiều chính sách hấp dẫn, để thu hút vốn đầu tư lớn cho công nghiệp ô tô, trước khi mở cửa, thì việc các cơ quan chính sách của Việt Nam vẫn bất đồng có thể sẽ khiến cho mong ước phát triển công nghiệp ô tô Việt Nam thất bại.











Công-nghiệp, ô-tô, DN, chính-sách, thuế, nhập-khẩu, TTĐB, Bộ-Công-thương, Bộ-Tài-chính, sản-xuất, nguyên-chiếc, giảm-thuế.

Điều này khiến các DN cảm thấy bế tắc và cách duy nhất là nằm im chờ chính sách.



Theo ông Bùi Ngọc Huyên, Tổng Giám đốc Công ty cổ phân Ô tô Xuân Kiên (Vinaxuki), trong lúc DN đang nỗ lực chạy đua với thời gian, để có mẫu xe riêng của Việt Nam, với tỷ lệ nội địa hóa trên 40%, thì việc Bộ Tài chính muốn đẩy nhanh hạ thuế nhập khẩu ô tô nguyên chiếc, sẽ làm nản lòng tất cả.


Ông Huyên phân tích, lúc này DN muốn duy trì mức thuế nhập khẩu, đủ để cạnh tranh với xe nguyên chiếc nhằm thúc đẩy sản xuất, thì hạ thuế sẽ đẩy các DN đứng trước nguy cơ ngừng hoạt động.DN không lo việc thuế nhập khẩu ở mức 50% nếu được giữ đến hết năm 2017) hạ đột ngột xuống 0% vào năm 2018, sao Bộ Tài chính lại lo? Hạ thuế như vậy, chỉ khuyến khích tiêu thụ hàng ngoại nhập và Việt Nam sẽ chẳng làm được gì về ô tô cả, ngoài việc trở thành thị trường cho các DN nước ngoài hưởng lợi, ông Huyên nói.


Ngược lại, việc giữ thuế TTĐB cao sẽ khiến người dân không có cơ hội được sở hữu xe giá rẻ. Với đề xuất của Bộ Công thương, giảm thuế TTĐB cho xe nhỏ còn 20-25% bắt đầu từ 2015, thì người dân chắc chắn có cơ hội mua xe giá rẻ, nhất là từ 2018 khi thuế suất thuế nhập khẩu về 0%. Còn với quan điểm của Bộ Tài chính thì sau 2018 người dân vẫn không được mua xe rẻ.


Bộ Tài chính lo ngại, giảm thuế TTĐB sẽ giảm thu ngân sách. Tuy nhiên, nếu giảm thuế TTĐB, sẽ giúp cho số người mua xe tăng lên, qua đó thu ngân sách cũng tăng lên, ông Huyên phân tích.


Theo ông Huyên, nếu Bộ Tài chính không muốn giảm thuế TTĐB, thì nên đánh thuế theo giá trị đơn hàng nhập khẩu với ô tô, như vậy sẽ giúp cho DN ô tô trong nước có khả năng cạnh tranh với xe nhập khẩu. Nếu xe của chúng tôi sử dụng 40% linh kiện trong nước, chỉ nhập khảu 60% thì đánh 45% thuế TTĐB với số linh kiện nhập khẩu đó.


Như vậy chắc chắn giá thành sẽ rẻ hơn so với xe nguyên chiếc nhập khẩu cũng chịu thuế 45%. Điều này sẽ khuyến khích DN ô tô sử dụng linh kiện trong nước và thúc đẩy nội địa hóa.


Trần Thủy










Công-nghiệp, ô-tô, DN, chính-sách, thuế, nhập-khẩu, TTĐB, Bộ-Công-thương, Bộ-Tài-chính, sản-xuất, nguyên-chiếc, giảm-thuế.





'Hậu duệ, quan hệ' và những người 'không ở đâu'

'Hậu duệ, quan hệ' và những người 'không ở đâu'
Đáng tiếc, với cái nhìn chung của xã hội chúng ta hiện nay, những người "không ở đâu cả" đó hoàn toàn không dễ sống.

>>


Nỗi ám ảnh làm 'ở đâu đó'


Thời đại học, tôi học một trường thuộc loại quý tộc của thành phố, tỉ lệ sinh viên "nhà có điều kiện" chiếm đa số, và đặc thù ngành học là ngành ra trường cần có quan hệ, có "thế". Nhiều bạn sau này cũng có những vị trí tốt trong hệ thống cơ quan Nhà nước. Cá biệt cũng có những bạn cố phấn đấu thi bằng được vào cơ quan Nhà nước để kiếm suất đi học nước ngoài, nhưng khi về nước lại... "chuồn" ra làm ngoài cho lương cao.


Ngày hội trường, không thiếu những "cái bụng" bệ vệ, những mái tóc chải bóng mượt, những chiếc sơmi hàng hiệu viền vàng ở góc cổ áo và hàng khuy, đôi cài măngsét cũng vàng thật... Thêm cái chìa khóa điều khiển Mercedes, BMW đeo lủng lẳng ở thắt lưng là "đủ bộ". Và câu cửa miệng của họ là "Bây giờ làm ở đâu?", còn câu giới thiệu thì bao giờ cũng là "tổng nọ, vụ kia, thứ chỗ nọ, trợ chỗ kia..."


Từ những cuộc hội ngộ và trải nghiệm khác, tôi thường mang máng một suy nghĩ, là dường như cái mong mỏi phải có một chỗ "ở đâu đó" là ám ảnh thường trực với người Việt.


Chẳng hạn, một trong những mối lo của các ông bố bà mẹ hiện nay khi có con đi học, từ bé đến lớn, là "lo" cho con sau này "phải vào làm ở đâu đó", mà cái "đâu đó" với rất nhiều người được mặc định là "trong Nhà nước"! Nó dường như là nỗi lo xuyên suốt, từ lúc các bậc phụ huynh đẩy đổ cổng trường tiểu học cho đến khi qua các mốc THCS, THPT và đại học.


Bản thân người viết từng biết và nghe không hiếm các trường hợp "chạy" vào một vị trí nào đó trong cơ quan Nhà nước, nhất là các sở ban ngành ở các địa phương, tốn kém lên đến hàng trăm triệu đồng. Các viên chức đó, chấp nhận làm việc với một mức lương thực sự khiêm tốn với mức sống của xã hội hiện nay. Nếu chú ý một chút, chúng ta sẽ thấy phần lớn các vị trí công việc này nhìn chung không hứa hẹn mấy bổng lộc.


Với những trường hợp đó, thường là những người đã có điều kiện kinh tế gia đình khá giả, chuyện đồng lương với họ không thành vấn đề. Cái họ cần, là việc phải có được một chỗ làm "ở đâu đó" - mà tuyệt vời nhất là cơ quan Nhà nước, tiếp đến là các DNNN.


Một suy nghĩ khá phổ biến khác coi học hành là con đường tiến thân duy nhất, mà ở đây là học để ra làm quan cho "cả họ được nhờ", ăn rễ quá sâu trong xã hội ta nói chung. Mà muốn làm quan, thì chỉ có đi làm trong cơ quan Nhà nước.











hậu duệ, quan hệ, tiền tệ, con cháu các cụ, sân bay Tân Sơn Nhất, sự cố mất điện, công chức, cơ quan nhà nước, cơ quan công quyền, DNNN, biên chế, lương, bổng lộc
Ảnh minh họa

Chúng ta không bài xích việc làm việc trong cơ quan Nhà nước hay tư nhân, hay buộc phải tôn vinh những người làm việc tự do.


Nhưng ngẫm lại, nhiều người trong chúng ta dường như vẫn thích dựa dẫm vào một chỗ nào đó, để vừa tự ru mình, vừa đem lại cái oai oách với người xung quanh. Cũng vì đã quá lâu chúng ta quen dựa dẫm và ỷ lại sự bao bọc từ một ai đó, bé là bố mẹ và lớn là cơ quan, là Nhà nước.


Vì thế nên mới có chuyện đem vài trăm triệu để "chạy" vào một chỗ làm trong DNNN, mà không nhớ ra rằng lâu nay nơi đây không còn là Nhà nước như trước nữa. Nghĩa là không có "biên chế", tất cả tuyển dụng thông qua hợp đồng lao động, hoàn toàn có thể chấm dứt bất cứ lúc nào theo luật lao động.


Thời điểm những năm 2010 này, chúng ta hiểu rằng Nhà nước không thể bao bọc được mãi một lượng công chức lớn như thế, thì chúng ta vẫn cố gắng ỷ lại vào danh tiếng "làm quan" cho nó oai. Điều đó đồng nghĩa với việc, vốn có truyền thống giỏi xoay sở đặc thù của người Việt, chúng ta kiếm tiền bằng những cách "phi lương bổng". Nhưng một bộ máy mà đang phải đối mặt với sức ép giảm biên chế, thì liệu oai với ai được?


Những người "không ở đâu cả"


Vài ngày nay nổi lên câu chuyện đài kiểm soát không lưu Tân Sơn Nhất bị mất điện. Sau phân tích của chuyên gia, người ta đang đặt câu hỏi liệu sự cố không phải do hệ thống lưu điện (UPS) trục trặc, mà chính là do yếu tố con người. Bộ trưởng GTVT đã phát biểu sẽ không có "vùng cấm" trong xử lý nếu có cán bộ vi phạm. Nhưng làm thế nào để ngoài những người vi phạm, còn kiểm tra được năng lực các nhân viên đã và đang làm việc lâu nay, khi mà ngay cả người từng có chức vị ở đó, cũng thừa nhận hiện tượng "con ông cháu cha"?


Còn mới đây, Đại biểu Quốc hội Huỳnh Văn Tính (Tiền Giang) đã chỉ ra tình trạng chạy chức, chạy việc ngày càng lộ diện rõ hơn và có nơi còn như công khai "nhất hậu duệ, nhì quan hệ, ba tiền tệ, bốn trí tuệ". Và đáng buồn, tiêu chí "trí tuệ" được xếp cuối cùng.


Người viết bài này có một số bạn người Mỹ, họ nói: người Mỹ rất coi trọng những người làm việc độc lập: nhà nghiên cứu độc lập, luật sư tự do, người làm việc tự do (freelancer)... Vì những người như thế người ta đủ tài năng để không cần dựa dẫm vào ai. Họ cũng coi trọng chủ doanh nghiệp, vì đó là lực lượng tạo ra công ăn việc làm đem lại sự thịnh vượng cho XH.


Quay trở lại VN, nếu như chúng ta gọi những người đang lao động trong cơ quan Nhà nước, DNNN hoặc kể cả doanh nghiệp tư nhân là "những người đang làm việc ở đâu đó", thì những người làm việc tự do phải chăng cần gọi là những người làm việc "không ở đâu cả"?


Đáng tiếc, với cái nhìn chung của xã hội chúng ta hiện nay, những người "không ở đâu cả" đó hoàn toàn không dễ sống. Cửa ải đầu tiên chính là sức ép của người thân, gia đình, họ hàng... mọi người khó có thể tưởng tượng ra có thể có một người nào đó có thể thành công hay thành đạt được, với cái công việc "không ở đâu cả" đó. Còn rào cản từ tâm lý, cơ chế chung của xã hội thì như người viết đã chỉ ra ở trên.


Nhưng xã hội và cả thế giới vẫn đang vận động và phát triển, muốn hay không thì vẫn có những người thích tự do và những người muốn bám vào "một chỗ nào đó ổn định". Do vậy cũng có quá nhiều lý do mà người ta đang rời bỏ cơ quan Nhà nước, cũng như những lý do để "phải vào bằng được cơ quan Nhà nước" - cả hai dòng lý do đều có sức nặng như nhau. Và chừng nào tư duy dựa dẫm còn tồn tại nó vẫn sẽ là "mảnh đất" tốt cho sự ì trệ, chậm tiến sinh sôi, nảy nở!


Phúc Lai


---------


Tham khảo:


Bộ trưởng Thăng không nể "con ông cháu cha": Hứa là phải làm! , Đất Việt, 26/11/2014.


Để việc dùng người chỉ trọng "trí tuệ", bỏ qua "hậu duệ, tiền tệ"?, VOV, 24/11/2014.


Cục trưởng Cục Hàng không VN: Có chuyện con ông cháu cha, Đất Việt, 20/11/2014.



hậu duệ, quan hệ, tiền tệ, con cháu các cụ, sân bay Tân Sơn Nhất, sự cố mất điện, công chức, cơ quan nhà nước, cơ quan công quyền, DNNN, biên chế, lương, bổng lộc





Bất đồng và bế tắc, ôtô nằm im chờ giảm thuế

Bất đồng và bế tắc, ôtô nằm im chờ giảm thuế

- Bộ Tài chính và Bộ Công thương bất đồng trong việc đưa ra các chính sách thuế để phát triển công nghiệp ôtô Việt Nam. Điều này khiến các DN cảm thấy bế tắc và cách duy nhất là nằm im chờ chính sách.





Sau khi có chiến lược và quy hoạch phát triển ô tô mới, điều mà nhiều DN sản xuất ô tô quan tâm là lộ trình giảm thuế nhập khẩu với ô tô nguyên chiếc từ ASEAN đến năm 2018 và có áp dụng mức thuế tiêu thụ đặc biệt mới đánh vào ô tô hay không.


Bất đồng


Đề xuất của Bộ Công thương trong dự thảo về cơ chế, chính sách cụ thể cho Chiến lược và Quy hoạch Phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam giai đoạn 2020 đến 2035, thuế nhập khẩu xe nguyên chiếc trong khu vực ASEAN cần giữ nguyên 50% từ nay tới năm 2017, sau đó hạ về 0% từ năm 2018.


Theo Bộ Công thương, với thuế nhập khẩu ô tô ở mức 50%, sản xuất lắp ráp tại Việt Nam còn lợi thế nhất định so với xe nhập khẩu, giúp các DN duy trì sản xuất lắp ráp từ nay tới 2017, thông qua đó có thể thúc đẩy phát triển công nghiệp ô tô.


Với thuế tiêu thụ đặc biệt với dòng xe nhỏ, có dung tích xi lanh từ 1.5L trở xuống, Bộ Công Thương đề nghị giảm xuống còn 20% -25%. Mục đích chính là giúp giá ô tô trở nên rẻ hơn và nhiều người dân có khả năng mua xe. Qua đó, giúp tăng quy mô thị trường ô tô, tạo cơ hội cho các DN ô tô tại Việt Nam có điều kiện mở rộng sản xuất, tăng nội địa hóa, thu hút công nghiệp hỗ trợ, trong thời gian ít ỏi còn lại.











Công-nghiệp, ô-tô, DN, chính-sách, thuế, nhập-khẩu, TTĐB, Bộ-Công-thương, Bộ-Tài-chính, sản-xuất, nguyên-chiếc, giảm-thuế.

Bộ Tài chính và Bộ Công thương bất đồng trong việc đưa ra các chính sách thuế để phát triển công nghiệp ôtô Việt Nam



Tuy nhiên, Bộ Tài chính lại có quan điển hoàn toàn khác.


Bộ Tài chính cho biết, theo lộ trình cắt giảm thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt, đối với xe ô tô chở người, trong Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN, giai đoạn 2015-2018, sẽ giảm dần từ 50% vào năm 2014 và 2015, xuống còn 40% vào 2016, 30% vào năm 2017, rồi về 0% vào năm 2018. Theo Bộ Tài chính, phương án giảm dần đều từ mức 50% vào năm 2015, xuống 0% vào năm 2018, sẽ nới lỏng mức độ bảo hộ, tránh được việc giảm thuế đột ngột về cuối lộ trình. Khi đó ngành ô tô có thời gian thích nghi nhất định, trước khi đối mặt với việc xóa bỏ hoàn toàn thuế.


Về thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB), Bộ Tài chính cho rằng, cắt giảm theo đề nghị của Bộ Công thương là không cần thiết. Khi thực hiện các cam kết cắt giảm thuế nhập khẩu ô tô nguyên chiếc, ngân sách Nhà nước sẽ bị giảm thu khá nhiều. Trước bối cảnh giảm thu từ thuế nhập khẩu và thuế thu nhập DN (giảm xuống mức 20% vào năm 2016), Bộ Tài chính cho rằng, nếu giảm thuế TTĐB với ô tô, thì NSNN Nhà nước sẽ càng giảm thu, trong khi mục tiêu khuyến khích phát triển công nghiệp ô tô trong nước vẫn không đạt được, vì phải giảm thuế TTĐB cho cả ô tô nhập khẩu nguyên chiếc cùng loại.


Mặt khác, qua khảo sát chính sách thuế tiêu thụ đặc biệt đối với ô tô của các nước trong khu vực, Bộ Tài chính cho biết, thuế suất thuế TTĐB đối với xe ô tô dưới 9 chỗ ngồi có dung tích xi lanh 2.000 cm3 ở Việt Nam là 45%, là mức trung bình trong khu vực, thấp hơn Malaysia, Lào và bằng Singapore, Campuchia. Indonesia có mức thuế TTĐB thấp (20%) nhưng thuế trước bạ và phí đường bộ lại cao hơn nhiều (2% trên giá bán đã có thuế GTGT).


Với những lý do đó, Bộ Tài chính cho rằng, chính sách điều tiết thuế TTĐB đối với ô tô hiện hành là phù hợp trong giai đoạn hiện nay và trong những năm tới, phù hợp với thông lệ của những nước xung quanh.Vì vậy không cần thiết phải sửa đổi thuế suất theo như đề xuất của Bộ Công Thương và các DN.


DN bế tắc


Trong bối cảnh các nước Thái Lan, Indonesia đang có nhiều chính sách hấp dẫn, để thu hút vốn đầu tư lớn cho công nghiệp ô tô, trước khi mở cửa, thì việc các cơ quan chính sách của Việt Nam vẫn bất đồng có thể sẽ khiến cho mong ước phát triển công nghiệp ô tô Việt Nam thất bại.











Công-nghiệp, ô-tô, DN, chính-sách, thuế, nhập-khẩu, TTĐB, Bộ-Công-thương, Bộ-Tài-chính, sản-xuất, nguyên-chiếc, giảm-thuế.

Điều này khiến các DN cảm thấy bế tắc và cách duy nhất là nằm im chờ chính sách.



Theo ông Bùi Ngọc Huyên, Tổng Giám đốc Công ty cổ phân Ô tô Xuân Kiên (Vinaxuki), trong lúc DN đang nỗ lực chạy đua với thời gian, để có mẫu xe riêng của Việt Nam, với tỷ lệ nội địa hóa trên 40%, thì việc Bộ Tài chính muốn đẩy nhanh hạ thuế nhập khẩu ô tô nguyên chiếc, sẽ làm nản lòng tất cả.


Ông Huyên phân tích, lúc này DN muốn duy trì mức thuế nhập khẩu, đủ để cạnh tranh với xe nguyên chiếc nhằm thúc đẩy sản xuất, thì hạ thuế sẽ đẩy các DN đứng trước nguy cơ ngừng hoạt động.DN không lo việc thuế nhập khẩu ở mức 50% nếu được giữ đến hết năm 2017) hạ đột ngột xuống 0% vào năm 2018, sao Bộ Tài chính lại lo? Hạ thuế như vậy, chỉ khuyến khích tiêu thụ hàng ngoại nhập và Việt Nam sẽ chẳng làm được gì về ô tô cả, ngoài việc trở thành thị trường cho các DN nước ngoài hưởng lợi, ông Huyên nói.


Ngược lại, việc giữ thuế TTĐB cao sẽ khiến người dân không có cơ hội được sở hữu xe giá rẻ. Với đề xuất của Bộ Công thương, giảm thuế TTĐB cho xe nhỏ còn 20-25% bắt đầu từ 2015, thì người dân chắc chắn có cơ hội mua xe giá rẻ, nhất là từ 2018 khi thuế suất thuế nhập khẩu về 0%. Còn với quan điểm của Bộ Tài chính thì sau 2018 người dân vẫn không được mua xe rẻ.


Bộ Tài chính lo ngại, giảm thuế TTĐB sẽ giảm thu ngân sách. Tuy nhiên, nếu giảm thuế TTĐB, sẽ giúp cho số người mua xe tăng lên, qua đó thu ngân sách cũng tăng lên, ông Huyên phân tích.


Theo ông Huyên, nếu Bộ Tài chính không muốn giảm thuế TTĐB, thì nên đánh thuế theo giá trị đơn hàng nhập khẩu với ô tô, như vậy sẽ giúp cho DN ô tô trong nước có khả năng cạnh tranh với xe nhập khẩu. Nếu xe của chúng tôi sử dụng 40% linh kiện trong nước, chỉ nhập khảu 60% thì đánh 45% thuế TTĐB với số linh kiện nhập khẩu đó.


Như vậy chắc chắn giá thành sẽ rẻ hơn so với xe nguyên chiếc nhập khẩu cũng chịu thuế 45%. Điều này sẽ khuyến khích DN ô tô sử dụng linh kiện trong nước và thúc đẩy nội địa hóa.


Trần Thủy










Công-nghiệp, ô-tô, DN, chính-sách, thuế, nhập-khẩu, TTĐB, Bộ-Công-thương, Bộ-Tài-chính, sản-xuất, nguyên-chiếc, giảm-thuế.





Thứ Hai, 24 tháng 11, 2014

“Ăn nhậu vô tội vạ vẫn quyết toán được hết”

“Ăn nhậu vô tội vạ vẫn quyết toán được hết”

– "Bất kể thu ngân sách có vượt vài chục phần trăm so với dự toán, thâm hụt ngân sách vẫn cứ đều đặn khoảng 5% mỗi năm. Nghĩa là chi ngân sách cũng phải vượt dự toán vài chục phần trăm. Có vô số ví dụ cho thấy kỷ luật chi ngân sách ở ta lỏng lẻo đến mức nào" - Ts Vũ Đình Ánh.


>> Chênh vênh ngân sách vì nợ công


VietNamNet giới thiệu phần tiếp bàn tròn "Ngân sách Nhà nước trước áp lực nợ công" với chuyên gia kinh tế cao cấp của Ngân hàng Thế giới tại VN và Ts Vũ Đình Ánh, nguyên Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Thị trường - Giá cả, Bộ Tài chính.




Lập dự toán thấp để được thưởng vì vượt thu cao


Nhà báo Việt Lâm:Đúng là nhà nghèo thì phải đi vay mượn. Nhưng nếu nhà nghèo mà vung tay quá trán thì rất đáng lo. Nhiều ĐBQH đã lên tiếng lo ngại về tình trạng kỷ cương ngân sách lỏng lẻo. Tôi xin trích lời phát biểu của ĐB Trần Du Lịch: “Tôi không thấy ở đâu sử dụng ngân sách tùy tiện như ở nước mình, có lần tôi đi thăm một nước vào cuối tháng 12 họ không mời được cơm vì ngân sách chưa có, còn nước ta thì ăn nhậu vô tội vạ, thậm chí quyết toán được hết”. Tại sao lại có tình trạng này, thưa ông?


Ts Vũ Đình Ánh: Là người làm trong lĩnh vực tài chính gần hai chục năm và quan sát cả cấp TƯ lẫn địa phương, tôi rất chia sẻ với lo ngại của ĐB Trần Du Lịch về kỷ luật ngân sách. Không những kỷ luật chi mà cả kỷ luật thu ngân sách của chúng ta đều có vấn đề.


Chúng ta thường xuyên kêu ca về nạn thất thu ngân sách, trốn lậu thuế. Nhưng vấn đề ở chỗ người ta thường xây dựng một dự toán thu ngân sách ở địa phương rất thấp để họ có thể vượt dự toán thu đó. Nhờ khoản vượt thu này mà họ được thưởng. Nói cách khác, họ cố tình kéo dự toán thu thấp hơn khả năng đạt được. Thêm vào đó, những địa phương này còn có dư địa rất lớn để đạt được dự toán cho năm sau. Dư địa này là khoản thất thu ngân sách và trốn lậu thuế mà các địa phương này chỉ cần tăng cường kỷ luật thì sẽ thu được rất cao.


Tình trạng bất cập này tạo ra một hiện tượng thú vị. Đó là, thu ngân sách nhà nước chưa bao giờ là không vượt dự toán, thậm chí có những năm vượt dự toán trên 30%. Thậm chí nếu bắt những nơi này vượt dự toán cả 50%, họ vẫn làm được và vẫn còn dư địa để năm sau tiếp tục vượt thu ngân sách. Rõ ràng kỷ luật thu ngân sách của chúng ta có vấn đề. Không chỉ về trình độ năng lực mà vấn đề là chúng ta tạo ra sự bất bình đẳng giữa những người nghiêm túc và không nghiêm túc nộp ngân sách nhà nước.


Điều đáng kinh ngạc là nếu giả định vượt thu ngân sách so với dự toán là thành tích, nỗ lực của các đơn vị thực thi, hay còn gọi là đơn vị hành thu theo thuật ngữ chuyên môn, thì tại sao chi ngân sách cũng vượt dự toán rất nhiều? Bất kể thu ngân sách có vượt vài chục phần trăm so với dự toán nhưng rốt cuộc thâm hụt ngân sách vẫn cứ đều đặn 4,8-5% GDP mỗi năm. Nghĩa là chi ngân sách cũng phải vượt dự toán vài chục phần trăm thì mới cho ra chênh lệch thu chi như vậy.


Ngay từ tổng chi ngân sách chúng ta đã không tuân thủ đúng kỷ cương như vậy. Nếu rà soát đến từng khoản chi cụ thể của từng đơn vị cụ thể, tôi tin chúng ta sẽ phát hiện vô số những ví dụ để thấy kỷ luật chi ngân sách lỏng lẻo đến mức độ nào.


Câu hỏi đặt ra là chúng ta không thiếu hệ thống để kiểm tra, kiểm soát chi tiêu công như hệ thống kho bạc nhà nước, hệ thống Kiểm toán trực thuộc Uỷ ban Thường vụ QH. Vậy tại sao tình trạng thất thoát, lãng phí các khoản chi cho đầu tư phát triển và chi thường xuyên vẫn diễn ra như các đại biểu QH phải lên tiếng


Vấn đề nằm ở đâu? Tôi cho rằng nó bắt nguồn từ bất cập trong chính việc xây dựng các định mức về kinh tế - kỹ thuật liên quan đến các khoản chi đầu tư phát triển cũng như chi thường xuyên.


Đơn cử một ví dụ: rất nhiều người nói với tôi, khi đi địa phương thì thông thường địa phương sẽ có một khoản chi lấy từ ngân sách. Nhưng vì định mức của tôi chỉ được từng này tiền nên tôi không thể ở khách sạn mà địa phương bố trí. Cho nên nếu tôi đi công tác một ngày thì họ sẽ phải làm giấy tờ cho tôi đi hai ngày để lấy tiền công tác phí một ngày dôi ra kia mới đủ trả cho một đêm khách sạn mà địa phương đã bố trí. Tương tự, định mức công tác phí chỉ đủ tiền cơm, nên nếu tôi muốn uống bia thì chỉ có cách khai thêm tôi ăn cơm hai lần để lấy một lần không ăn kia thanh toán cho tiền bia. Còn rất nhiều ví dụ minh hoạ nữa mà những người thụ hưởng ngân sách có thể nêu ra sinh động hơn nhiều.


Tóm lại, những chuyện này cuối cùng dẫn đến cái gọi là vô kỷ luật trong chi ngân sách mà chúng ta ai cũng biết, ai cũng làm nhưng không sao cả.











ăn nhậu, nợ công, ngân sách nhà nước
Chuyên gia kinh tế cao cấp của WB, Ts Habib Rab và Ts Vũ Đình Ánh. Ảnh: Lê Anh Dũng

Siết kỷ luật ngân sách bằng cách nào?


Việt Lâm: Trong bài viết trên VietNamNet của ông Habib Rab, ông có khuyến nghị rằng dự luật ngân sách nhà nước sửa đổi lần này phải xem xét đến các biện pháp xiết chặt kỷ luật ngân sách. Theo ông thì có những giải pháp khả thi nào để siết lại kỷ cương ngân sách của VN?


Ts Habib Rab: Có nhiều khía cạnh khác nhau trong kỷ luật tài khóa, trong đó có chất lượng chi tiêu. Nhóm WB cũng đã thực hiện một số nghiên cứu cho thấy VN đã có kỷ luật chi ngân sách tốt hơn trong một số lĩnh vực, đảm bảo chi ngân sách sát với dự toán được phê duyệt. Nói cách khác, chất lượng chi đã cải thiện hơn.


Đối với dự luật ngân sách sửa đổi lần này, chúng tôi khuyến nghị về việc sử dụng nguồn vượt thu như thế nào. Một là, số vượt thu phải được dùng để giảm bớt thâm hụt ngân sách.


Hai là, số vượt thu phải đưa vào dự toán ngân sách chung để quốc hội phê duyệt cho năm sau. Còn trong trường hợp nửa đầu năm chúng ta thu ngân sách vượt dự toán mà nảy sinh thêm một số nhu cầu hoặc ưu tiên chi ngân sách thì chính phủ và Quốc hội phải cân nhắc có một quy trình dự toán ngân sách bổ sung vào giữa năm. Theo đó, chính phủ và quốc hội sẽ cân nhắc có phê duyệt những khoản chi bổ sung này hay không.


Ba là, nếu dự toán ngân sách có những thay đổi lớn trong năm thì cần phải đưa ra các cơ quan lập pháp để phê duyệt. Nếu không, chúng ta sẽ làm xói mòn trách nhiệm giải trình trước các cơ quan lập pháp, tức là quốc hội và hội đồng nhân dân các cấp.


Tuy nhiên, điều căn bản là làm sao đảm bảo minh bạch trong ngân sách nhà nước, như ông Ánh đã phân tích. Nói cách khác, các khoản chi ngân sách cần được báo cáo rõ ràng và truyền đạt thông tin cho công chúng theo cách mà họ có thể hiểu được để họ có thể chất vấn.


Nói gì thì nói, chính phủ VN đã đạt được nhiều bước tiến về mặt công khai thông tin so với cách đây 10-15 năm. Giờ đây, khi VN bước vào một giai đoạn phát triển mới thì mức độ công khai thông tin cho công chúng cần phải cao hơn nữa.


Ts Vũ Đình Ánh: Những đề xuất của ông Habib Rab vừa hợp với thông lệ quốc tế, vừa giúp VN tăng cường kỷ luật ngân sách. Nhưng tôi cũng muốn nói thêm rằng trên thực tế VN có làm theo những thông lệ này, nhưng tiếc là chỉ làm một nửa.


Ví dụ, họ cũng quy định số vượt thu phải tính vào dự toán năm sau. Cụ thể trong dòng về dự toán cũng như quyết toán có một khoản gọi là thu kết chuyển, thể hiện khoản vượt thu so với dự toán. Làm vậy là đúng rồi, nhưng điều đáng nói là người ta bỏ quên mất vế đầu. Đáng ra, phần vượt thu cần được sử dụng để giảm thâm hụt ngân sách thì họ lại không làm.


Ý của ông Habib về việc tăng trách nhiệm giải trình trước Quốc hội và HĐND các cấp thì VN cũng đang vận động theo hướng tăng quyền lực cho các cơ quan dân cử. Đây là hướng đi rất đúng đắn, nhưng trên thực tế còn rất nhiều khó khăn. Trong hơn 10 uỷ ban của QH, chỉ có duy nhất UB Tài chính – Ngân sách chuyên trách về vấn đề ngân sách. Nhưng không phải tất cả các thành viên của UB Tài chính – Ngân sách đều am hiểu sâu sắc về lĩnh vực này, chưa kể rất nhiều đại biểu phải kiêm nhiệm. Thời gian, sức lực họ giành cho công việc khó khăn, quan trọng là giám sát điều hành ngân sách không hề dễ dàng. Vậy ai sẽ giúp họ? Chính là những chuyên viên. Theo tôi được biết, bộ phận giúp việc quan trọng nhất ở UB Tài chính ngân sách là Vụ Tài chính ngân sách, hiện có hơn 20 chuyên viên.


Tôi cho rằng với lực lượng như vậy, kết cấu như vậy, việc phối hợp giữa các cơ quan giám sát dân cử với các cơ quan chính phủ, thậm chí với tổ chức chính trị –xã hội là đại diện cho nhân dân còn rất lỏng lẻo. Chúng ta có gần mười cơ quan giám sát, thanh tra của VN, chuyên ngành và không chuyên ngành trong chừng mực mất định đều đụng chạm đến kỷ luật ngân sách. Nhưng bởi thiếu một hệ thống thông tin, một cơ chế phối kết hợp giữa những cơ quan này nên rốt cuộc vừa chồng chéo, trùng lặp, vừa hiệu quả không cao.


Đấy là một thực tại cần được nhìn nhận. Khi trao thêm quyền lực cho các cơ quan dân cử để giám sát kỷ luật ngân sách thì chúng ta phải làm gì để họ thực hiện tốt chức trách. Không thể vì khó làm mà bỏ. Tránh trường hợp như bây giờ QH đang bàn và lập luận rằng bỏ HĐND cấp quận huyện vì họ không làm được việc gì cả. Nếu đánh giá thực trạng như hiện tại thì đúng là họ gần như không làm được gì. Nhưng tại sao chúng ta không giả định nếu tăng thêm nguồn lực con người, tăng thêm khả năng trình độ cho họ thì họ sẽ làm tốt vai trò của mình. Đây là một bài toán nên được bàn bạc một cách sòng phẳng.











ăn nhậu, nợ công, ngân sách nhà nước
Ts Habib Rab, chuyên gia kinh tế cao cấp của WB. Ảnh: Lê Anh Dũng

Việt Lâm: Có lẽ cũng nhờ độ minh bạch thông tin của Chính phủ về tình hình ngân sách tốt hơn nên công chúng quan tâm nhiều hơn. Nhưng rõ ràng như Ts Ánh đã đề cập, vấn đề ngân sách mang tính chuyên môn khá phức tạp, nên không phải ai cũng hiểu được, ngay cả với các ĐBQH. Muốn họ thực thi được vai trò giám sát kỷ luật ngân sách thì phải nâng cao năng lực các cơ quan dân cử, tức là cần nguồn đầu tư hay gì khác, theo anh?


Ts Vũ Đình Ánh: Tôi hoàn toàn đồng ý với nhận định rằng chúng ta đã có bước tiến vượt bậc về độ công khai ngân sách. Thậm chí, chúng ta đưa ra những quy định rất cụ thể. Ví dụ, cuối năm hoặc đầu năm sau cơ quan tôi dán một bảng công khai ngân sách. Tôi được biết nhiều UBND phường cũng dán bảng ngân sách này. Nhưng thú thực, tôi đọc bản công khai ngân sách đó mà không hiểu gì cả, dù đã có hai thập kỷ nghiên cứu về tài chính. Vậy đối với những người ít tiếp xúc với tài chính ngân sách thì họ làm sao hiểu được những bản công khai ngân sách này? Rốt cục, chúng ta đã biến một thông lệ rất hay trở thành hình thức.


Một cách sòng phẳng, dường như chúng ta mới công khai nhưng chưa minh bạch. Chẳng hạn, tôi muốn biết tại sao có khoản chi này thì người ta lại không trả lời tôi. Đây là một câu chuyện lớn về công khai minh bạch của VN.


Về năng lực của các cơ quan dân cử, tôi cho rằng không có gì đáng quan ngại bởi đó là đặc thù của VN. ĐBQH của VN đến từ nhiều ngành nghề khác nhau, họ không phải đại biểu chuyên trách, không phải là những người cái gì cũng biết và đằng sau họ không có bộ máy khổng lồ vận hành phục vụ mục tiêu họ là một nghị sỹ quốc hội. Rất nhiều người là đại biểu kiêm nhiệm. Do đó, chúng ta không thể đòi hỏi tất cả đại biểu cũng như người dân VN phải thông thạo về tài chính ngân sách, một vấn đề khá phức tạp.


Vậy thì làm thế nào để cải thiện tình trạng này? Một mặt hãy tăng số lượng đại biểu chuyên trách lên. Mặt khác, họ phải có bộ máy giúp việc. Bộ máy này làm nhiệm vụ thu thập thông tin và phải có đủ trình độ xử lý những thông tin liên quan đến ngân sách.


Chúng ta hoàn toàn có thể làm được việc này thông qua việc sắp xếp lại bộ máy tổ chức. Chúng ta có cả một bộ máy đồ sộ gồm các cơ quan Đảng, chính phủ, nhà nước và các tổ chức chính trị - xã hội lớn như Mặt trận Tổ Quốc, Đoàn Thanh Niên, Hội Liên hiệp Phụ nữ... Gần như bên chính phủ có gì thì bên các tổ chức chính trị –xã hội có cái đó. Nếu sắp xếp lại thì thừa sức tổ chức được bộ phận giúp việc cho các ĐBQH và sau đó là các đại biểu HĐND, đặc biệt là những người làm chuyên trách để họ nắm vững được và thực thi chức năng giám sát tối cao đối với vấn đề ngân sách nhà nước một cách hiệu quả hơn.


Tất nhiên là không thể ngày một ngày hai làm được việc này. Trong một số cuộc tiếp xúc với các các ĐBQH, khi tôi chia sẻ với họ những nhận định của tôi về vấn đề ngân sách, khá nhiều người bảo: Cậu nói hay đấy. Chỉ có điều tôi không biết liệu nhiệm kỳ tới tôi còn làm ĐBQH nữa hay không? Nên bây giờ tìm hiểu những vấn đề cậu nêu có khi chẳng để làm gì. Vậy đầu tiên đại biểu cần hiểu được tại sao họ phải hiểu về ngân sách đã. Khi đó, họ sẽ tự động đi tìm và không thiếu các kênh để họ tìm hiểu.


Chúng ta đừng lo ngại chuyện tốn kém chi phí để nâng trình độ ĐBQH lên. Bởi vì đây là sự đầu tư vô giá và thiết yếu cho đất nước hiện nay.


Dân đóng thuế nuôi bộ máy nên có quyền đòi Chính phủ giải trình về chi tiêu


Ts. Habib Rab: Có 3 yếu tố chính để xem xét mức độ tiếp cận thông tin về ngân sách của Quốc hội và công chúng nói chung. Một là công khai thông tin, tức là cung cấp thông tin cho công chúng về ngân sách. Hai là mức độ tham gia của người dân vào quản lý ngân sách, nghĩa là họ sử dụng thông tin như thế nào, phản hồi ra sao về quản lý ngân sách của chính phủ. Ba là, đảm bảo trách nhiệm giải trình. Chính phủ sử dụng tiền thuế của dân để cung cấp các dịch vụ công, do đó, họ phải giải trình trước dân một cách minh bạch về các chi tiêu của mình.


Quan điểm của chúng tôi là VN đã đạt được những tiến bộ rất đáng kể trong khía cạnh công khai thông tin. Hiện thông tin về ngân sách đã công khai khá cụ thể so với trước đây.


Ở khía cạnh thứ hai, chính phủ cũng đã có nhiều nỗ lực và hành động để tăng mức độ tham gia của người dân. Có thể thấy người dân đã có nhiều thông tin hơn và họ bắt đầu đặt các câu hỏi chất vấn. Tuy nhiên, đây cũng là lĩnh vực cần có những bước tiến nhanh hơn nữa.


Vậy làm thế nào để đạt được những bước tiến nhanh hơn? Ngoài giải pháp nâng cao năng lực cho các cơ quan dân cử như ông Ánh đã nói, thì bản thân chính phủ phải có trách nhiệm cải thiện hiệu quả trong trao đổi, truyền đạt thông tin tới công chúng. Chúng ta cũng biết là tài liệu ngân sách rất dày và nhiều thuật ngữ phức tạp. Chính phủ phải làm sao để truyền đạt thông tin theo cách mà công chúng hay Quốc hội có thể hiểu được. Tất nhiên không phải là theo kiểu đơn giản hoá hay tầm thường hoá vấn đề.


(còn tiếp)






Thứ Bảy, 22 tháng 11, 2014

Thi đua là... đua thi

Thi đua là... đua thi

Có lẽ đã đến lúc những vở kịch vụng về cần phải được hạ màn, những “con sâu thi đua” cần phải được cho uống thuốc giải, những danh hiệu cần phải được trả về đúng vị trí.


Đã có nhiều bài báo và quan chức chính phủ từng cảnh báo, bộ phận công chức “cắp ô” sáng đi muộn, chiều về sớm đang ngày càng tăng hay không ít cơ quan có giảm đi một nửa biên chế vẫn vận hành bình thường. Theo công bố năm 2013 của Tổ chức Lao động Quốc tế, năng xuất lao động của công nhân Việt Nam thấp hơn Singapore 15 lần, Nhật Bản 11 lần, Hàn Quốc 10 lần. Với các nước ASEAN, một lao động Malaysia làm việc bằng 5 lao động Việt Nam…


Nghịch lý này khiến cho người ta phải đau đáu nhiều câu hỏi…


Hãy bắt đầu từ phong trào được phát động hàng năm mà bất cứ công chức, viên chức nào cũng biết.


Không thể phủ nhận bản chất ban đầu của hoạt động này là tích cực bởi nó khuyến khích người ta phấn đấu, nỗ lực, sáng tạo trong khả năng tốt nhất của mình. Thi đua vì thế trước hết là với bản thân bởi nó khích lệ người ta khám phá, vượt qua giới hạn bình thường của mỗi cá nhân.


Đâu đó nhiều nơi, thi đua dường như bị đồng nhất với danh hiệu, bằng khen, với lên lương trước thời hạn, thành tích, tăng lương rồi tiến chức… Tấm bằng khen giờ đây trở thành một thứ bảo bối mà không ít người “lao tâm, khổ tứ” muốn kiếm được bằng mọi giá. Điều đáng nói là dường như càng là bộ phận “cắp ô”, người ta càng phải trang trí hồ sơ của mình với càng nhiều danh hiệu thi đua càng tốt bởi thiếu chúng, lí lịch cán bộ của họ sẽ trống trơn đến tội nghiệp.











thi đua, khen thưởng, danh hiệu, quốc gia
Ảnh minh họa

Trong khi đó, ít người có năng lực thực chất ham hố điều này bởi lòng tự trọng, bởi họ không muốn “xin” những thứ mà họ cho đáng ra nên được cấp trên tự động khen thưởng dựa trên thành tích cá nhân. Hơn nữa, họ thấy cũng chẳng cần phải tô điểm hay chứng minh thêm gì ngoài kết quả làm việc cụ thể của mình.


Đâu đó nhiều nơi dường như trở thành sân khấu cho những màn kịch vụng về đến tội nghiệp bởi người đạo diễn không biết phân vai phù hợp cho các diễn viên của mình. Người xứng đáng thì không đăng kí, mà không đăng kí thì làm sao được xét? Người không xứng đáng thì đăng kí và được xét, vì không xét cho họ thì biết xét cho ai?


Đâu đó nhiều nơi bỗng trở nên “trào phúng” đến quặn lòng mỗi kỳ họp bình chọn danh hiệu. Người ta chả buồn nghe báo cáo thành tích của người đăng kí, người ta thờ ở bình chọn. Cứ 100% hay ít nhất cũng trên 90% phiếu thuận cho những bảng thành tích quá đỗi nghèo nàn, rồi thì lương lại tăng, bậc lại nâng…


Thế là, thay vì thi đua với chính mình, người ta “thi” rồi “đua” với những lá phiếu, những mối quan hệ. Thay vì làm việc, nỗ lực sáng tạo hơn, người ta dành nhiều thời gian cho những toan tính cá nhân, lấy lòng người nọ, thuyết phục người kia. Người ta chẳng ngó ngàng đến chuyên môn của mình, cũng không thèm quan tâm đến việc làm của đồng nghiệp. Như thế cho nó an toàn…


Thế rồi, thi đua dường như biến số đông trở nên “thỏa hiệp” hay “thụt chí” với bản thân. Người ta ngày càng trở nên “vô trách nhiệm” với lá phiếu của mình. Ai cũng tự nhủ thôi thì chả mất gì, cho cơ quan có phong trào, ý kiến này nọ thì lại bị cho là thiếu tinh thần xây dựng, lại bị oán ghét. Thế là người ta dần dần….im lặng với thi đua.


Có đồng nghiệp từng bảo tôi gì mà nghiêm trọng hóa vấn đề như thế. Có tổn hại gì đâu, thôi thì cũng phải có phong trào cho nó vui vẻ, cho có cớ vỗ tay, rồi ăn nhậu cuối năm.


Nhưng tôi cứ ngờ rằng nếu “thi” mãi kiểu này, rồi biết đâu sẽ dẫn đến không ít hệ lụy…


Các doanh nghiệp nước ngoài rồi đây liệu còn dám đầu tư, thuê lao động của ta. Đẳng cấp đã đứng đầu ASEAN, rồi chẳng lâu nữa sẽ là nhất châu Á, không biết chừng rồi sẽ nhất quả đất cũng nên. Khi ấy có khi công nhân xứ mình thất nghiệp hết cũng nên bởi tiền nào mà ng


Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc cũng đã nhìn nhận: Việc suy tôn, phong tặng các danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng có biểu hiện tràn lan, nhiều trường hợp được khen thưởng chưa phải là tấm gương tiêu biểu, khen thưởng cho người lao động trực tiếp sản xuất, nông dân, công nhân còn ít.

Có lẽ đã đến lúc những vở kịch vụng về cần phải được hạ màn, những “con sâu thi đua” cần phải được cho uống thuốc giải, những danh hiệu cần phải được trả về đúng vị trí.


Nguyễn Công Thảo






Thứ Năm, 20 tháng 11, 2014

2 năm liền 'hạn chế năng lực' sẽ bị tinh giản

2 năm liền 'hạn chế năng lực' sẽ bị tinh giản

- Chính sách tinh giản biên chế Chính phủ vừa ban hành chỉ ra một trong các trường hợp bị tinh giản là "có 2 năm liên tiếp ở mức hoàn thành nhiệm vụ nhưng còn hạn chế về năng lực".


>> Chỉ 0,46% công chức không hoàn thành nhiệm vụ


Hoặc có 1 năm hoàn thành nhiệm vụ nhưng còn hạn chế về năng lực và 1 năm không hoàn thành nhiệm vụ nhưng không thể bố trí việc làm khác phù hợp.


Thậm chí có 1 năm hoàn thành nhiệm vụ nhưng 1 năm không hoàn thành nhiệm vụ và không thể bố trí việc làm khác phù hợp, cũng thuộc diện tinh giản.


Theo chính sách vừa ban hành hôm nay (20/11), cán bộ, công chức, viên chức còn có thể bị tinh giản nếu bị dôi dư do rà soát, sắp xếp lại tổ chức bộ máy, nhân sự, do cơ cấu lại đội ngũ theo vị trí việc làm, nhưng không thể bố trí, sắp xếp được việc làm khác.











tinh giản, biên chế, công chức
Một phần kết quả đánh giá công chức, viên chức năm 2013 do Bộ Nội vụ cung cấp. CLICK ĐỂ XEM TOÀN BỘ

Hoặc chưa đạt trình độ đào tạo theo tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ quy định đối với vị trí việc làm đang đảm nhiệm, nhưng không có vị trí việc làm khác phù hợp để bố trí và không thể bố trí đào tạo lại để chuẩn hóa về chuyên môn.


Hoặc có chuyên ngành đào tạo không phù hợp với vị trí việc làm hiện đang đảm nhiệm nên bị hạn chế về năng lực hoàn thành công việc được giao, nhưng không thể bố trí việc làm khác.


Những người 2 năm liên tiếp có tổng số ngày nghỉ làm việc mỗi năm là số ngày nghỉ tối đa do ốm đau, có xác nhận của cơ sở khám chữa bệnh và được BHXH chi trả trợ cấp ốm đau, cũng thuộc diện tinh giản.


Giám đốc cũng bị tinh giản


Có 5 trường hợp bị tinh giản biên chế khác, trong đó có các chủ tịch công ty, tổng giám đốc, phó tổng giám đốc, giám đốc, phó giám đốc, kế toán trưởng... của công ty nhà nước, dôi dư sau khi cổ phần hóa, giao, bán, giải thể, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, phá sản hoặc chuyển thành công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, hoặc chuyển thành đơn vị sự nghiệp công lập, cũng như giám đốc, phó giám đốc... các nông, lâm trường quốc doanh dôi dư do sắp xếp lại.


Những người được cử làm người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp, khi thôi làm chức trách này nhưng không bố trí được vị trí công tác mới, cũng có thể bị tinh giản.


Chính sách chưa xem xét tinh giản biên chế với những người đang ốm đau có xác nhận của cơ quan y tế; đang mang thai, nghỉ thai sản, nuôi con dưới 36 tháng tuổi; đang trong thời gian xem xét kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.


Trợ cấp 3 tháng lương


Những người thuộc đối tượng tinh giản biên chế nếu thôi việc ngay sẽ được trợ cấp 3 tháng lương tìm việc làm; trợ cấp 1,5 tháng lương mỗi năm công tác có đóng BHXH.


Người bị tinh giản nếu tuổi dưới 45 tuổi, có sức khỏe, tinh thần trách nhiệm và ý thức tổ chức kỷ luật nhưng đang đảm nhận các công việc không phù hợp về trình độ, chuyên ngành đào tạo, có nguyện vọng thôi việc sẽ được tạo điều kiện học nghề trước khi giải quyết thôi việc, tự tìm việc làm mới.


Họ sẽ được hưởng nguyên lương, được đóng BHXH, BHYT trong thời gian học nghề, tối đa là 6 tháng; được trợ cấp kinh phí học nghề; học nghề xong được trợ cấp 3 tháng lương để tìm việc làm...


Các đối tượng thôi việc trên được bảo lưu thời gian đóng BHXH và cấp sổ BHXH hoặc nhận trợ cấp BHXH một lần theo quy định của luật, không được hưởng chính sách thôi việc.


Người do sắp xếp tổ chức thôi giữ chức vụ lãnh đạo hoặc được bổ nhiệm, bầu cử vào chức vụ mới có phụ cấp thấp hơn mức đang hưởng thì được bảo lưu phụ cấp đang hưởng đến hết thời hạn giữ chức vụ bổ nhiệm hoặc hết nhiệm kỳ bầu cử.


Chung Hoàng












Đổi chứng minh thư thành thẻ căn cước công dân

Đổi chứng minh thư thành thẻ căn cước công dân

- Các công dân VN từ 14 tuổi sẽ được cấp thẻ căn cước công dân.




Theo luật Căn cước công dân vừa được QH thông qua chiều nay, các công dân VN từ 14 tuổi sẽ được cấp thẻ căn cước công dân. Đây là giấy tờ tùy thân của công dân VN có giá trị chứng minh về căn cước công dân của người được cấp thẻ để thực hiện các giao dịch trên lãnh thổ VN.











thẻ căn cước công dân, chứng minh thư
Sắp tới chứng minh thư sẽ được đổi thành thẻ căn cước công dân. Ảnh minh họa



381/403 ĐBQH đã bỏ phiếu đồng ý thông qua dự thảo luật căn cước công dân với kỳ vọng tạo sự đổi mới căn bản về tổ chức, hoạt động quản lý nhà nước về dân cư theo hướng hiện đại, đơn giản hóa thủ tục hành chính, công khai, minh bạch, tạo thuận lợi cho người dân.

Thẻ căn cước sẽ được sử dụng thay cho hộ chiếu trong trường hợp VN và nước ngoài ký kết điều ước hoặc thỏa thuận quốc tế cho phép công dân nước ký kết được sử dụng thẻ căn cước công dân thay cho việc sử dụng hộ chiếu trên lãnh thổ của nhau.


Về sự thay đổi tên này, UBTVQH cho biết, tên gọi thẻ căn cước công dân phù hợp với tên gọi của luật, phù hợp nội dung các thông tin trên thẻ và giá trị sử dụng của thẻ là để chứng minh thông tin căn cước của công dân; đồng thời để thực hiện mục tiêu hiện đại hóa giấy tờ công dân tiến tới sử dụng thẻ công dân điện tử theo Đề án 896 của Chính phủ và phù hợp với yêu cầu hội nhập quốc tế, hiện nay hầu hết các nước trên thế giới đều sử dụng tên gọi này.


Đột phá lớn nhất của luật đó là xây dựng, quản lý Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.


Cơ sở dữ liệu này là những thông tin được cập nhật và chuẩn hóa từ một số cơ sở dữ liệu chuyên ngành như hộ tịch, cư trú, căn cước công dân, do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện và quản lý nhằm mục đích kết nối, chia sẻ, sử dụng chung.


Trong Cơ sở dữ liệu có thông tin về nhóm máu của công dân nhưng chỉ được nạp vào bộ thông tin khi công dân yêu cầu cập nhật và xuất trình bản kết luận về xét nghiệm xác định nhóm máu của người đó.


Mỗi công dân được cấp một mã số định danh cá nhân riêng, không lặp lại ở người khác.


Linh Thư







Thứ Tư, 19 tháng 11, 2014

Thu chi và nợ nần quốc gia từ góc nhìn của WB

Thu chi và nợ nần quốc gia từ góc nhìn của WB

- Ông Habib Rab, chuyên gia kinh tế cao cấp của Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam đưa ra năm khuyến nghị để kiểm soát tốt hơn chi tiêu và vay nợ của quốc gia nhân dịp Quốc hội đang bàn dự thảo Luật Ngân sách Nhà nước sửa đổi.


>> Thủ tướng: Trả nợ đầy đủ, đúng hạn


Ông Habi Rab cũng là tác giả chính của báo cáo mới đây của Ngân hàng thế giới đánh giá hệ thống phân cấp tài khóa của Việt Nam. Dưới đây là bài viết riêng của ông Habib Rab cho VietNamNet.


Làm thế nào chúng ta biết được chi tiêu ngân sách Nhà nước hiệu quả và trong khả năng chi trả? Nợ công ở mức hơn 60% GDP có quá cao đối với Việt Nam hay không? Chính phủ có thể làm gì để nâng cao minh bạch ngân sách Nhà nước? Đó là những câu hỏi quan trọng được công chúng và báo chí nêu ra ngay trong lúc Quốc hội đang thảo luận về sửa đổi Luật Ngân sách Nhà nước năm 2002 và xem xét dự toán ngân sách Nhà nước năm 2015.











Thủ tướng nguyễn tấn dũng

Chúng ta đã có kế hoạch và đã trả nợ đầy đủ, đúng hạn, bảo đảm an toàn tài chính quốc gia..Tuy nhiên, nợ công đã tăng sát trần cho phép, áp lực trả nợ lớn trong ngắn hạn.


Xem chi tiết tại đây



Nghiên cứu gần đây của Ngân hàng Thế giới đã nêu ra một số cải cách nhằm tiếp tục hiện đại hoá hệ thống ngân sách Nhà nước, tạo điều kiện đáp ứng những thách thức về phát triển cho một nước Việt Nam thu nhập trung bình. Luật Ngân sách Nhà nước đã quy định về những “luật chơi” quan trọng, là tiền đề để làm tốt công tác quản lý tài chính công tại Việt Nam trong mười năm qua.


Chi tiêu ngân sách Nhà nước đã tăng từ 20% trên GDP cách đây mười lăm năm lên đến gần 30% trong những năm gần đây, đóng góp to lớn vào phát triển của Việt Nam thông qua việc đầu tư vào những công trình hạ tầng quan trọng và tạo điều kiện tăng chi cho xóa đói giảm nghèo. Chẳng hạn, tại các khu vực nghèo, nơi nhu cầu phát triển và chi phí cung cấp dịch vụ cao, chính sách ngân sách Nhà nước đã cho phép mức chi theo đầu người cao hơn gấp bảy lần so với các khu vực kinh tế phát triển hơn. Đồng thời, khi nền kinh tế phát triển nóng trong những năm 2011-2012, tuy Nhà nước giảm tỷ lệ chi tiêu của chính phủ trên GDP, nhưng các khoản chi quan trọng cho giáo dục, y tế và bảo trợ xã hội vẫn được đảm bảo.


Cùng với những thành tựu trên, thông tin về thu, chi và nợ của Chính phủ ngày càng được công khai. Điều này cho phép người dân tham gia và góp ý cho các quyết định tài chính công. Hiện đã có các quy định rõ ràng về báo cáo, kế toán và kiểm toán độc lập thường xuyên về chất lượng báo cáo quyết toán của Chính phủ. Các chính sách phân cấp ngân sách cũng giúp ra quyết định chi tiêu ở cấp sát với người dân, tạo cơ hội để những mong muốn và lựa chọn của địa phương được phản ánh qua phân bổ ngân sách.


Với những kết quả trên, năm khuyến nghị hàng đầu của chúng tôi nhằm cải thiện Luật Ngân sách Nhà nước là gì?


Khuyến nghị thứ nhất là tiếp tục nâng cao minh bạch ngân sách Nhà nước, để thúc đẩy sự tham gia của người dân vào quy trình ngân sách ở tất cả các cấp chính quyền, đồng thời nâng cao trách nhiệm giải trình. Chẳng hạn, dự toán ngân sách Nhà nước trình Quốc hội và Hội đồng Nhân dân ở địa phương cần được công khai vào thời điểm trình để cho người dân có thể tham gia đóng góp ý kiến. Thông tin về ngân sách Nhà nước cũng cần được truyền đạt một cách rõ ràng và súc tích để giúp người dân hiểu và tham gia vào các thảo luận về ngân sách.











nợ công, ngân sách, nợ nần
Siết chặt kỷ luật ngân sách là cách thức hữu hiệu để kiểm soát nợ công. Ảnh có tính chất minh họa



Thứ hai, hiện đang có nhu cầu nâng cao kỷ cương trong việc thực hiện các kế hoạch chi tiêu đã được phê duyệt.Quyết toán chi ngân sách trong những năm gần đây có lúc vượt kế hoạch đáng kể. Chênh lệch lớn gây ảnh hưởng đến độ tin cậy và tính trung thực của các kế hoạch chi tiêu. Để giải quyết điều đó, chúng tôi khuyến nghị rằng những thay đổi dự toán lớn cần được phê duyệt thông qua hình thức bổ sung dự toán ngân sách do cơ quan lập pháp các cấp phê duyệt. Điều này sẽ giúp đảm bảo trách nhiệm giải trình cao hơn đối với cơ quan lập pháp và nâng cao hiệu suất chi tiêu.


Khuyến nghị thứ ba là thực hiện lập ngân sách trung hạn, có cập nhật hàng năm, phù hợp với các Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội (KTXH) và gắn kết với Kế hoạch đầu tư trung hạn (ĐTTH). Hiện tại Kế hoạch phát triển KTXH được lập cho 5 năm, trong khi ngân sách Nhà nước được lập hàng năm. Ngân sách trung hạn cũng sẽ dự báo về tổng thu, chi và vay nợ trong ba đến năm năm tiếp theo. Thông tin đó sẽ tạo điều kiện cho Chính phủ và người dân dự trù kinh phí và xác định khả năng chi trả cho các kế hoạch phát triển của mình.








14h30 chiều mai (21/11), mời bạn đọc tham gia bàn tròn trực tuyến với ông Habib Rab, chuyên gia kinh tế cao cấp của WB và TsVũ Đình Ánh về chủ đề: Luật ngân sách sửa đổi và bài học kiểm soát nợ công. Mời bạn đọc gửi câu hỏi về vietlam.bui@vietnamnet.vn

Khuyến nghị thứ tư là tổng hợp báo cáo về toàn bộ các hoạt động của khu vực công sao cho Chính phủ, Quốc hội và người dân có được bức tranh đầy đủ về chính sách tài khoá. Việc này có thể thực hiện thông qua báo cáo tài chính hợp nhất của Chính phủ với thông tin đầy đủ về thu, chi, tài sản tài chính và phi tài chính, và các khoản nợ. Giống như các quốc gia khác, ngân sách Nhà nước không chỉ là kênh duy nhất đảm bảo kinh phí cho dịch vụ công. Chẳng hạn, Việt Nam còn có cả các quỹ ngoài ngân sách và các doanh nghiệp Nhà nước. Điều quan trọng là phải giám sát được những rủi ro của những hoạt động đó đối với ngân sách Nhà nước. Các cuộc khủng hoảng toàn cầu trước đây cho thấy những rủi ro lớn nhất đối với ngân sách Nhà nước thường bắt nguồn từ các hoạt động của khu vực công ngoài ngân sách.


Khuyến nghị thứ năm là phải hình thành cơ chế tổng thể về vay nợ của chính quyền địa phương. Hiện nay toàn bộ nợ của địa phương được xử lý ngoài ngân sách Nhà nước vì ngân sách địa phương không được phép bội chi. Chúng tôi khuyến nghị vay nợ của chính quyền địa phương phải được đưa vào ngân sách Nhà nước, năng lực quản lý nợ của địa phương cần được tăng cường, và các hạn mức nợ cần gắn chặt hơn với khả năng vay nợ của chính quyền địa phương. Điều này sẽ đem lại nguồn lực hết sức cần thiết nhằm đáp ứng nhu cầu hạ tầng tại một số địa phương, đồng thời đảm bảo địa phương vay nợ minh bạch và có trách nhiệm cho những khoản đầu tư công đem lại lợi ích cao.


Sửa đổi Luật Ngân sách Nhà nước lần này là một mốc hết sức quan trọng. Những cải cách đã thống nhất sẽ đem lại tác động đối với các chính sách tài chính công của Chính phủ và cả nền kinh tế trong nhiều năm tới. Nhiều thành tựu đã đạt được trong mười năm qua. Chúng tôi hi vọng Chính phủ và Quốc hội sẽ nắm bắt cơ hội để xây dựng một hệ thống ngân sách Nhà nước tốt hơn để giúp cho một nước Việt Nam có thu nhập trung bình tăng trưởng mạnh mẽ hơn nữa trong tương lai.






Đổ hết trách nhiệm thì tội nghiệp bộ trưởng

Đổ hết trách nhiệm thì tội nghiệp bộ trưởng

- Sau khi cả 4 bộ trưởng trả lời chất vấn, các ĐB chia sẻ nhận định họ đều thấy trách nhiệm của mình nhưng có những vấn đề một bộ không thể giải quyết.




Bộ trưởng Công thương: Đã nói rất thật


Chuyện "cán bộ phải kiểm tra chất lượng phân bón bằng miệng", theo ĐB Trần Khắc Tâm (Sóc Trăng), là Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng "nói rất thật bằng tâm huyết của mình" và đúng thực tế về hạn chế của lực lượng quản lý thị trường.


"Đổ hết trách nhiệm cho Bộ trưởng về hàng giả hàng nhái thì cũng rất tội nghiệp vì Bộ trưởng đâu có thể kỷ luật, cách chức được những người sai phạm ở địa phương", ông Tâm nói.











bộ trưởng nội vụ, bộ trưởng giao thông, bộ trưởng công thương, Phạm Thị Hải Chuyền, Đinh La Thăng, Vũ Huy Hoàng, Nguyễn Thái Bình

ĐB Trần Khắc Tâm (Sóc Trăng). Ảnh: Minh Thăng



Nhưng ĐB Nguyễn Thị Khá (Trà Vinh) "không chịu": "Chống buôn lậu bằng cách nếm bằng miệng thì biết chừng nào mà chống, để người dân yên tâm sản xuất được. Trong khi những kẻ gian dối làm như vậy mà Bộ trưởng lại nói một cách kiểm tra thô sơ, lạc hậu như thời cổ đại như thế".


"Vấn đề này không phải riêng trách nhiệm Bộ Công thương, nhưng bộ này phải đóng vai chính, tham mưu đề xuất mua sắm phương tiện như thế nào cho những lĩnh vực cụ thể", bà Khá nói.


ĐB Nguyễn Ngọc Phương (Quảng Bình) thấy Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng trả lời đúng trọng tâm câu hỏi, nhưng vẫn mong nghe từ Bộ trưởng những giải pháp quyết liệt, táo bạo hơn, đặc biệt là việc kỷ luật những cán bộ sai phạm trong phòng, chống buôn lậu, hàng giả, hàng nhái.


Bộ trưởng Nội vụ: Công khai được thì dư luận sẽ khen ngợi


ĐB Nguyễn Tấn Tuân (Khánh Hòa) thấy Bộ trưởng Nguyễn Thái Bình trả lời "với tốc độ chậm và chưa giải đáp được những vấn đề căn cơ".


"Đặc biệt, về vấn đề quy định cán bộ giữ cương vị cấp phó phải rõ ràng, nghiêm túc, tránh trường hợp ngoại lệ dẫn đến tiêu cực trong bộ máy hành chính. Cấp phó nhiều giống như 'giải quyết chế độ chính sách', với cách hiểu đơn giản 'sống lâu lên lão làng'", ông Tuân nói.











bộ trưởng nội vụ, bộ trưởng giao thông, bộ trưởng công thương, Phạm Thị Hải Chuyền, Đinh La Thăng, Vũ Huy Hoàng, Nguyễn Thái Bình

ĐB Nguyễn Tấn Tuân (Khánh Hòa). Ảnh: Minh Thăng



Nhưng theo ĐB Nguyễn Sỹ Cương (Ninh Thuận), Bộ trưởng Nguyễn Thái Bình đã thể hiện được trách nhiệm, bản lĩnh của người lãnh đạo ngành, so với lần trước khi mới về Bộ, trả lời rõ ràng, minh bạch tất cả vấn đề.


Vấn đề "lạm phát cấp phó", theo ông Cương, đổ hết trách nhiệm cho Bộ Nội vụ không hoàn toàn chính xác, vấn đề bổ nhiệm ồ ạt trước khi nghỉ hưu mà bản thân ĐB nêu cũng vậy, vì Bộ Nội vụ chỉ có thể tham mưu chính sách.


ĐB Ninh Thuận cũng thông cảm với Bộ trưởng Bình về số liệu công chức không hoàn thành nhiệm vụ: Đó là do các bộ ngành, địa phương báo cáo lên, Bộ Nội vụ không thể đi đánh giá từng công chức của các bộ ngành khác, mà cũng không thể phán xét đánh giá của các bộ ngành, địa phương là đúng hay sai.


Bộ trưởng Giao thông: Đã thấy chương trình hành động


ĐB Trương Văn Vở (Đồng Nai) nhận định với những điều hành, xử lý kịp thời của ngành giao thông, Bộ trưởng Đinh La Thăng đã thể hiện được trách nhiệm của người đứng đầu.











bộ trưởng nội vụ, bộ trưởng giao thông, bộ trưởng công thương, Phạm Thị Hải Chuyền, Đinh La Thăng, Vũ Huy Hoàng, Nguyễn Thái Bình

ĐB Trương Văn Vở. Ảnh: Phạm Hải



"Bộ trưởng đã thể hiện chương trình hành động từ nay đến hết nhiệm kỳ, rõ tính quyết liệt và tinh thần chỉ đạo điều hành dám làm, dám chịu trách nhiệm đến cùng. Tôi tin với quyết tâm đó, cùng với việc xác định trách nhiệm cá nhân, Bộ trưởng sẽ thực hiện được", ông Vở nói.


ĐB Ngô Văn Minh (Quảng Nam) cũng thấy Bộ trưởng Đinh La Thăng trả lời rất tự tin, đánh giá cao việc Bộ trưởng lăn lộn trên các công trường, điểm “nóng” và xử lý rốt ráo nhiều công việc quan trọng.


"Trong giai đoạn chưa phân cấp, phân quyền cụ thể, những 'tư lệnh ngành' phải giải quyết nhiều việc phức tạp và 'nhạy cảm' liên quan mật thiết đến đời sống nhân dân. Bộ trưởng Thăng là mẫu tư lệnh được đánh giá cao bởi những hành động quyết đoán", ông Minh nói.


Bộ trưởng Lao động: Cương quyết với lao động nước ngoài


Ông Trương Văn Vở chưa hài lòng khi Bộ trưởng Phạm Thị Hải Chuyền trả lời nhiều vấn đề bằng các đề án. "Ví dụ bài toán đào tạo nghề nhưng không có việc làm, thất nghiệp mà chưa qua đào tạo, theo tôi, là do Bộ Lao động triển khai chậm đề án đặt hàng giữa cơ sở đào tạo nghề và doanh nghiệp".


Nhưng ĐB Trương Minh Hoàng (Cà Mau) lại thấy Bộ trưởng Chuyền đã trả lời rất cương quyết về yêu cầu doanh nghiệp công khai nhu cầu tuyển dụng để kiểm soát lao động nước ngoài.


"Tôi tin rằng Bộ trưởng đã có thái độ như vậy, các ngành chức năng, nhất là các địa phương để xảy ra tình trạng trên sẽ có những biện pháp cứng rắn, cương quyết để giải quyết vấn đề", ông Hoàng nói.


Chung Hoàng









TOÀN CẢNH PHIÊN CHẤT VẤN:












Còn thiếu công cụ kiểm tra thị trường



bộ trưởng nội vụ, bộ trưởng giao thông, bộ trưởng công thương, Phạm Thị Hải Chuyền, Đinh La Thăng, Vũ Huy Hoàng, Nguyễn Thái Bình





Thứ Ba, 18 tháng 11, 2014

Mổ đẻ, BS ‘quên’ kim trong bụng bệnh nhân 9 năm

Mổ đẻ, BS ‘quên’ kim trong bụng bệnh nhân 9 năm

- Trong suốt nhiều năm kể từ sau lần mổ đẻ tại BVĐK huyện Can Lộc (Hà Tĩnh), chị Hòa thường bị đau đầu, chướng bụng, huyết áp cao. Trong một lần đi chụp X-quang, chị Hòa choáng váng khi biết, dưới vết mổ cũ trong bụng có 1 chiếc kim khâu mà bác sĩ để "quên" 9 năm nay.


Hà Tĩnh, bác sĩ, mổ đẻ, bỏ quên kim trong bụng


BVĐK huyện Can Lộc - nơi các bác sĩ để "quên" kim khâu trong bụng bệnh nhân.


Gia đình càng bức xúc hơn bởi khi phát hiện ra sai sót, phía BVĐK huyện Can Lộc đã "chữa cháy" một cách rất vô tâm, đưa chị Hòa vào mổ để lấy kim ra mà chẳng hề cần một thủ tục nào. Không bệnh án, không cam kết mổ, không giấy ra viện…


9 năm "sống chung" với kim khâu


Hà Tĩnh, bác sĩ, mổ đẻ, bỏ quên kim trong bụng


Hình ảnh chiếc kim khâu cong vút từ phim chụp X-quang của chị Hòa.


Vừa qua, báo VietNamNet nhận được phản ánh của anh Đậu Quốc Tiến (SN 1974, trú tại xóm Mỹ Yên, xã Xuân Lộc, huyện Can Lộc, Hà Tĩnh) về sự tắc trách của các y, bác sĩ tại BVĐK huyện Can Lộc khi chữa bệnh cho vợ của anh là chị Nguyễn Thị Hòa (SN 1980).


Theo anh Tiến, vào khoảng tháng 10/2005, lúc này chị Hòa có bầu được 6 tháng thì đột nhiên bị vỡ tử cung rồi được đưa vào BVĐK huyện Can Lộc để cấp cứu.


Tại đây, sau khi thăm khám, các bác sĩ đã tiến hành mổ cho sản phụ. Kíp mổ chính gồm: ông Nguyễn Đức Ngọc - Phó GĐ BV, bác sĩ CKI; ông Nguyễn Phước Chung, trưởng khoa Sản cùng một vài nhận viên phụ giúp. Kết thúc ca mổ, chị Hòa được cứu sống còn cái thai thì không giữ được.


Được mọi người động viên, an ủi, sau một thời gian nằm điều trị, thấy chị Hòa đã ổn định, BV đồng ý để gia đình đưa chị về nhà cho tiện việc chăm sóc.


Tuy nhiên, từ sau khi vết mổ liền da, suốt nhiều năm qua, chị Hòa thường xuyên cảm thấy đau nhức trong người: đau đầu, đau bụng, đau lưng, kèm theo đó là huyết áp cao.


"Rất nhiều lần đang đi làm đồng, vì quá đau trong người nên tôi đành phải bỏ dở việc để về nhà nằm. Những ngày sau đó, cơn đau cứ kéo dài, tôi chẳng làm được việc gì", chị Hòa cho biết.


Thấy vợ bị các cơn đau hành hạnh liên tục, anh Tiến đã vay mượn tiền bạc rồi đưa vợ đi thăm khám khắp nơi. Từ bác sĩ tại các bệnh viện, phòng khám hay tới các thầy lang, từ thuốc tây tới thuốc bắc, châm cứu nhưng chỉ đỡ được vài ba ngày, bệnh lại tái phát.


Cơn đau kéo dài suốt 9 năm, từ một người phụ nữ khỏe mạnh, sức khỏe của chị Hòa yếu đi nhiều và thường xuyên phải "làm bạn" với những viên thuốc.


Không cần thủ tục, BV vẫn tự ý mổ


Hà Tĩnh, bác sĩ, mổ đẻ, bỏ quên kim trong bụng


Chị Nguyễn Thị Hòa miêu tả khi nhìn thấy chiếc kim khâu mà bác sĩ cho xem.


Dù đã tới khám nhiều nơi nhưng vẫn không phát hiện được nguyên nhân chính gây ra những cơn đau cho vợ, ngày 4/11/2014, anh Tiến đã đưa chị Hòa vào BVĐK huyện Can Lộc để chụp X-quang.


Anh Tiến thông tin, khi nhận kết quả, bác sĩ phòng chụp nói hình như còn cái kim khâu trong bụng bệnh nhân. Để mai chụp nghiêng mới kết luận chính xác được. Gia đình đã rất lo lắng.


Thế nhưng, để chắc chắn, ngày 5/11, anh Tiến lại đưa vợ ra BVĐK Cửa Đông (TP Vinh, Nghệ An) kiểm tra. Nhận kết quả phim chụp từ tay bác sĩ, anh Tiến và chị Hòa không tin vào mắt mình, hình ảnh một chiếc kim cong vút nằm ở vùng bụng chị Hòa.


"Tôi thực sự không biết vì sao chiếc kim khâu lại nằm trong bụng mình. Hơn nữa nó lại nằm ở chỗ vết thương mà trước đây các bác sĩ tại BVĐK Can Lộc tiến hành mổ. Nhìn phim chụp mà tôi sởn gai ốc", chị Nguyễn Thị Hòa nhớ lại.


Tới ngày 7/11, anh Tiến cùng với vợ đưa phim chụp lên BVĐK huyện Can Lộc hỏi lại. Sau khi trao đổi, bác sĩ Chung và bác sĩ Ngọc đã yêu cầu chị Hòa lên bàn mổ để tiến hành lấy chiếc kim mà các bác sĩ đã để "quên" suốt 9 năm qua trong bụng bệnh nhân.


Tuy nhiên, khi gia đình hỏi để làm thủ tục thì nhận được câu trả lời "Đây là mổ dịch vụ nên không cần thủ tục và cũng không… tốn tiền".


Lúc mổ, chị Hòa chỉ bị gây tê ở phần giữa người (nơi tiến hành mổ - trùng với vết mổ cũ) nên hầu hết các khi hành động của kíp trực chị vẫn biết. Và khi lấy chiếc kim - người bạn "bất đắc dĩ" với mình đã 9 năm ra ngoài, các bác sĩ vẫn cho chị Hòa nhìn thấy.


Hà Tĩnh, bác sĩ, mổ đẻ, bỏ quên kim trong bụng


Anh Đậu Quốc Tiến - chồng chị Hòa phản ánh sự việc với PV.


Chiếc kim đó cong cong như lưỡi câu cá, có độ dài chừng 3- 5 cm. Nghĩ tới đó thôi là cả người tôi ớn lạnh, chị Hòa rùng mình nói.


Sau khi lấy chiếc kim ra, bác sĩ Ngọc cho biết, chị Hòa chỉ cần uống thuốc kháng sinh thì sau một ngày có thể xuất viện. Tuy nhiên, vì người nhà không đồng ý nên BV đã để chị Hòa điều trị tại khoa Ngoại thêm 1 tuần. Trong thời gian này, chị Hòa được tiêm thuốc kháng sinh và truyền thêm 2 chai đạm.


Tới ngày thứ 7, khi bác sĩ cho chị Hòa xuất viện với lý do đã hết "phác đồ điều trị", gia đình đã xin BV giấy giám định sức khỏe với ý định về địa phương làm thủ tục hỗ trợ cho đối tượng mất sức lao động, thế nhưng phía BV nhất quyết không cho.


Cũng theo phản ánh của gia đình, kể từ khi mổ, lúc điều trị tới khi ra viện của chị Hòa, BV không làm bất ký một thủ tục, giấy tờ nào.


Chuyện kíp mổ của BVĐK huyện Can Lộc làm việc tắc trách khi để "quên" kim trong bụng bệnh nhân Nguyễn Thị Hòa suốt 9 năm là không thể chấp nhận được. Và nay, họ lại thêm 1 lần tắc trách khi "chữa cháy" một cách vô nguyên tắc.


Lãnh đạo BV ĐK Can Lộc đã thừa nhận những sai sót từ ca mổ 9 năm trước và việc chữa cháy ngày hôm nay không có hồ sơ là bởi “nghĩ đơn giản?!”


Văn Đức - Duy Tuấn (còn nữa)






Công Lý ủy quyền luật sư 'xử' vụ bìa sách in hình cởi trần

Công Lý ủy quyền luật sư 'xử' vụ bìa sách in hình cởi trần

- Ngay sau khi đại diện NXB liên lạc, diễn viên Công Lý cho biết sẽ ủy quyền cho luật sư làm việc chứ anh sẽ không gặp.



Công Lý , sách


Sáng 18/11, diễn viên Công Lý thông tin cho VietnamNet hay trưa 17/11, có tới hai đại diện của NXB Lao động xã hội gọi điện liên hệ xin gặp để làm việc về bìa cuốn sách gây xôn xao dư luận những ngày qua. Phó giám đốc NXB cũng đã liên hệ với anh để xin lỗi, đề nghị bỏ qua vụ việc và muốn gặp Công Lý càng sớm càng tốt. Tuy nhiên nghệ sĩ cho biết anh sẽ ủy quyền cho luật sư làm việc với NXB này.


Danh hài cho hay cả ngày hôm qua anh không làm được việc gì do phải nhận tới hàng trăm cuộc điện thoại hỏi thăm và bị các phóng viên báo chí săn lùng để tìm hiểu về sự việc. "Thiệt hại trước mắt chính là thiệt hại về tinh thần khiến cả đêm qua tôi mất ngủ", nam diễn viên nói.


Công Lý , sách


Liên quan đến sai sót tai hại trên bìa cuốn 'Bộ luật dân sự và văn bản hướng dẫn thi hành 2014', Nhà xuất bản Lao động - xã hội cho hay họ đã tiến hành thu hồi sản phẩm này. Tuy nhiên, sự việc 'đưa hình diễn viên Công Lý' lên minh họa cho bìa một cách phản cảm khiến dư luận không khỏi đặt ra nhiều dấu hỏi.


Nhiều độc giả bức xúc gửi phản hồi về VietNamNet vì không thể hiểu nổi một cuốn sách về Luật lại được xuất bản cẩu thả như vậy. Buồn, không ngờ, khó hiểu... là cảm nhận chung của nhiều độc giả. "Nhà xuất bản in hình Quốc huy mà làm tùy tiện thế sao? Cần hủy bìa sách và công khai xin lỗi Công Lý", bạn Nguyễn Quốc Tiến viết.


Độc giả Nguyễn Minh Long phản ứng: "Cả một tập thể sản xuất, in ấn và phát hành, cơ quan kiểm duyệt đi đâu mà để xảy ra sự cố này? Tại họ không có kiến thức hay họ coi thường người dân. không chỉ thu hồi và xin lỗi Công Lý mà công luận cần người chịu trách nhiệm lên tiếng giải thích và công bố việc xử lý sai sót này- kinh phí in ấn, sản xuất ai chịu hay là nhà nước (là tiền thuế của dân) gánh?"


VietNamNet đang liên hệ với Cục xuất bản và các cơ quan liên quan để thông tin với bạn đọc về diễn biến xử lý vụ việc.


Sơn Hà - Linh Anh














Bộ trưởng Nội vụ: Bác sĩ phải đặt mình vào hoàn cảnh bệnh nhân

Bộ trưởng Nội vụ: Bác sĩ phải đặt mình vào hoàn cảnh bệnh nhân

- Lương công chức đang thấp, bộ trưởng cũng chỉ 14,4 triệu đồng/tháng, nên đời sống khó khăn, Bộ trưởng Nội vụ trả lời chất vấn.





Chất vấn Bộ trưởng Nội vụ, ĐB Nguyễn Sỹ Cương (Bình Thuận) băn khoăn tình trạng bổ nhiệm ồ ạt trước khi nghỉ hưu. "Bộ trưởng nhận định đây là do sự chưa gương mẫu của các đồng chí lãnh đạo, vậy Bộ trưởng tham mưu cho Chính phủ như thế nào?"


Thêm chuyện đạo đức công vụ xuống cấp, "không chỉ nhũng nhiễu, giờ lại thêm bệnh vô cảm", ông Cương nói.


Giải pháp cho tình trạng bổ nhiệm ồ ạt trước hưu do Bộ trưởng Nguyễn Thái Bình đưa ra lại liên quan nhiều đến công tác thi đua khen thưởng.


XEM CLIP:


"Phải công khai, minh bạch trong công tác cán bộ, giải trình của công chức, viên chức, phòng chống tiêu cực về thi đua khen thưởng, đẩy mạnh cải cách hành chính, công vụ công chức, người đứng đầu có trách nhiệm gương mẫu, thường xuyên kiểm tra đánh giá tại đơn vị, xử lý nghiêm minh về thi đua khen thưởng".


Ông Bình thừa nhận có hiện tượng vô cảm. "Cán bộ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất phải đặt mình vào vị trí của người đi xin, bác sĩ phải đặt mình vào hoàn cảnh của bệnh nhân".


Nhưng theo ông, "trong thực tế rất khó bởi 'vô cảm' thuộc phạm trù đạo đức, văn bản pháp luật chỉ ở mức độ cấm cái này cái kia. Cơ bản cán bộ, công chức phải có ý thức, trách nhiệm cao...".


"Pháp luật có nghị định cấm cán bộ gây phiền hà, nhũng nhiễu cho nhân dân, thực hiện điều này chính là chống bệnh vô cảm. Đồng thời tăng cường giáo dục tư tưởng cho cán bộ, xây dựng phẩm chất hết lòng phụng sự Tổ quốc, nhân dân".


ĐB Bùi Mạnh Hùng (Bình Phước) thì nhận định "pháp luật đã có nhưng cán bộ vẫn muốn tự 'đẻ' ra thủ tục để gây phiền hà", và muốn biết ý kiến của Bộ trưởng cũng như thông tin bộ ngành nào làm chưa tốt việc này.


Bộ trưởng Nguyễn Thái Bình chỉ trả lời phần sau của câu hỏi bằng cách hứa sẽ cung cấp bộ tài liệu chỉ số cải cách hành chính PAR-Index mới nhất đến từng ĐB. Do câu trả lời này chưa trúng, Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng phải nhắc lại phần đầu câu hỏi.


Lần này thì ông Bình nói: Cải cách TTHC là quyết tâm rất cao của Chính phủ, đã ban hành 25 nghị quyết để đơn giản hóa các thủ tục. Còn những thủ tục chưa đơn giản được thì liên quan đến các luật và văn bản dưới luật, Chính phủ đang tiếp tục xử lý. Ngoài trung ương, từng bộ ngành, địa phương cũng phải rà soát những thủ tục ban hành không đúng.


Không nhận mình yếu kém


ĐB Triệu Thị Thu Phương (Bắc Kạn) hỏi lại vấn đề đã bị khất kỳ họp trước: tỉ lệ công chức không hoàn thành nhiệm vụ. Bộ trưởng Nguyễn Thái Bình cho biết chưa có số liệu đánh giá của năm 2014.


"Tổng hợp tương đối đầy đủ số liệu của năm 2013, công chức hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ là 34,33%, hoàn thành tốt nhiệm vụ 58,08%, hoàn thành nhưng còn hạn chế năng lực 4,94%, không hoàn thành 0,46%. Viên chức hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ là 34,49%, hoàn thành tốt 50,14%, hoàn thành 8,06%, không hoàn thành 0,24%".


23 bộ ngành, địa phương báo cáo không có công chức nào đánh giá không hoàn thành nhiệm vụ. 7 bộ ngành, địa phương báo cáo không có viên chức nào không hoàn thành...


Bộ trưởng Nội vụ thừa nhận "các quy định rất cụ thể, đầy đủ nhưng thực tế sau khi có số liệu các bộ ngành, địa phương đưa lên, dư luận đã không đồng tình".


Theo ông, nguyên nhân là "chất lượng đội ngũ công chức, viên chức trong từng cơ quan đơn vị chưa đồng đều, bố trí phân công công tác chưa rõ ràng. Các cơ quan chưa thường xuyên theo dõi, kiểm tra, giám sát việc thực thi nhiệm vụ của cán bộ để kịp thời chấn chỉnh và có cơ sở đánh giá phân loại. Tinh thần phê và tự phê bình của cán bộ chưa cao, còn tồn tại tư tưởng 'dĩ hòa vi quý', nể nang. Cũng có những người tự đánh giá nhận xét thiếu trung thực, không nghiêm túc, thường xuyên có tâm lý không nhận mình yếu kém. Những người đứng đầu cũng chưa thực hiện đầy đủ thẩm quyền, trách nhiệm trong công tác này".


Rút kinh nghiệm trong Bộ Nội vụ có đơn vị làm lại 5 lần mới đạt, ông cho rằng giải pháp quan trọng nhất là "người đứng đầu phải làm gương, dám chỉ ra những người không hoàn thành nhiệm vụ".


Chờ thời điểm thích hợp để tăng lương


Chủ tịch HĐND TP.HCM Nguyễn Thị Quyết Tâm hỏi về "chính sách tiền lương bất cập, thiếu công bằng, chưa minh bạch, không tạo được động lực cho người lao động tích cực có trình độ, năng lực làm việc".


Bộ trưởng Thái Bình cho hay: Từ 2003 với 9 lần tăng lương cơ sở, mức lương này hiện là 1.050.000 đồng, mức tăng cao hơn chỉ số giá tiêu dùng, nhưng vẫn chỉ bằng 50,5% lương tối thiểu vùng khu vực doanh nghiệp.


"Kể cả ngạch, bậc, phụ cấp vào vẫn thấp, người mới tốt nghiệp ĐH lương chỉ 3,36 triệu đồng/tháng, bộ trưởng 14,4 triệu đồng, đời sống khó khăn".


Kinh tế đang khó khăn nên phải chờ thời điểm thích hợp để điều chỉnh tiếp lương: Trước dự kiến 3 phương án tăng lương năm 2015 là 12% (tức tăng 140.000 đồng/tháng, lên 1.290.000 đồng, tổng kinh phí 48 nghìn tỷ đồng); 10% (tăng 115.000 đồng/tháng lên 1.165.000 đồng, tổng kinh phí 40 nghìn tỷ), và 8% (tức tăng 90.000 đồng/tháng lên 1.140.000 đồng/tháng, kinh phí 32 nghìn tỷ".


Nhưng do khả năng ngân sách không bố trí đủ nguồn cho cả 3 phương án nên Chính phủ trình QH từ ngày 1/1/2015 tăng 8% cho những người nhận lương hưu và người lương quá thấp, tổng kinh phí 11 nghìn tỷ đồng.


C.Hoàng - H.Nhì - M.Thăng - Đ.Yên - T.An - Nguồn clip: VTV



Bộ trưởng Nội vụ, Nguyễn Thái Bình, Nguyễn Sỹ Cương, công chức, cải cách hành chính, công vụ





Thứ Hai, 17 tháng 11, 2014

Bộ trưởng Khoa học nói về Đại tướng quân 'Hai lúa'

Bộ trưởng Khoa học nói về Đại tướng quân 'Hai lúa'

- Nếu cơ chế cho phép hỗ trợ ở mức như Chính phủ Campuchia thì chắc chắn người dân có thể sáng tạo ngay trên quê hương mình - Bộ trưởng KHCN Nguyễn Quân chia sẻ với báo chí bên hành lang QH ngày 17/11.


- Chuyện hai cha con ông Trần Quốc Hải sửa thiết giáp ở Campuchia được phong Đại tướng quân và thưởng lớn đang được công chúng rất quan tâm. Theo Bộ trưởng, tại sao những người có khả năng như vậy không thể sáng tạo và cống hiến ngay trên đất nước mình?


Sự sáng tạo dù của nhà khoa học hay người dân bình thường đều đáng trân trọng, vấn đề là sự sáng tạo ấy có thị trường hay không. Nếu có thị trường, có sự đặt hàng, những sáng tạo ấy có khả năng được áp dụng, ứng dụng và trở thành sản phẩm của xã hội.


Trong lĩnh vực quốc phòng, sửa chữa thiết bị, xe máy là việc rất quan trọng. Tôi cảm nhận là các nhà máy công nghiệp quốc phòng của chúng ta đều đang làm rất tốt, chưa có nhu cầu đặt hàng từ những người dân.











Bộ trưởng Khoa học Công nghệ, Nguyễn Quân, Trần Quốc Hải, Campuchia, xe bọc thép, tàu ngầm, Hai lúa, Đại tướng quân
Bộ trưởng Nguyễn Quân. Ảnh: Minh Thăng

Chính sách của ta trong lĩnh vực này cũng còn nhiều bất cập. Chính phủ từ năm 2013 đã có nghị định về sáng kiến, nhưng do vướng mắc về hệ thống luật pháp mà nguồn lực để hỗ trợ sáng kiến, sáng tạo của người dân là rất khó khăn. Chưa có điều khoản nào trong các văn bản luật pháp cho phép các cơ quan nhà nước dùng ngân sách hỗ tr trực tiếp cho người dân, phải trông vào xã hội hóa.


Nếu cơ chế cho phép Nhà nước hỗ trợ ở mức như Chính phủ Campuchia thì chắc chắn người dân của ta có thể sáng tạo ngay trên quê hương mình.


Tỉ lệ tiến sĩ làm khoa học không cao


- Vậy Bộ trưởng nghĩ thế nào về việc nước ta có đầy đủ hệ thống trường đại học, viện nghiên cứu, số lượng giáo sư, tiến sĩ rất nhiều, nhưng nhiều sáng tạo thực sự gắn với đời sống lao động sản xuất lại đến từ những người nông dân không bằng cấp?


Ta phải nhìn nhận vô cùng khách quan là có rất nhiều sản phẩm được ứng dụng thành công mà không được để ý. Các nhà khoa học của chúng ta đã làm được rất nhiều sản phẩm có giá trị cho đất nước. Như hệ thống vắc-xin, VN là 1 trong 4 nước trên thế giới làm được vắc-xin phòng bệnh tiêu chảy.


Hay chúng ta đang làm chủ việc thiết kế, chế tạo giàn khoan tự nâng 90 mét nước và 120 mét nước tiêu chuẩn quốc tế, đã hạ thủy thành công, trở thành một trong 3 quốc gia châu Á làm được điều đó.


Những thành công của người dân không bằng cấp được đề cập nhiều hơn. Đấy là điều đương nhiên phải khuyến khích. Không phải Chính phủ hay các bộ không quan tâm, mà cơ chế chưa phù hợp để hỗ trợ họ tối đa.


Số lượng giáo sư, tiến sĩ của VN có phải nhiều nhất khu vực không còn phải thực chứng, nhưng chắc chắn trong số 25.000 tiến sĩ, tỉ lệ người làm khoa học không cao, thực sự làm khoa học thì còn ít nữa, nhiều người đã chuyển sang làm quản lý, doanh nghiệp…


Tôi cũng xin khẳng định, nhiều người nông dân tuy không bằng cấp nhưng thực sự là những nhà khoa học. Vì có nhiều người nghiên cứu, đam mê nhiều hơn cả những người có bằng cấp.


- Nhưng họ lại phản ánh là không được khuyến khích, tạo điều kiện, thậm chí bị gây khó khăn. Ví dụ những người tự chế tàu ngầm bị cản trở khi đem đi thử nghiệm.


Trong lĩnh vực an ninh quốc phòng, người dân muốn làm gì nên hợp tác với cơ quan khoa học, quản lý. Nếu chỉ làm tàu ngầm cho gia đình, để trong ao, hồ nhà mình thì không ai ngăn cản. Nhưng đem ra thử nghiệm ngoài biển, hoặc chế tạo máy đem thử nghiệm trên trời, chắc chắn phải có sự cho phép của cơ quan quản lí nhà nước, vì liên quan đến tính mạng, tài sản của người dân và chính người chế tạo, chưa kể vấn đề an ninh quốc phòng của quốc gia.


Họ nên hợp tác chặt chẽ với cơ quan quản lí, khoa học từ đầu. Thiết bị, máy móc phải có quy chuẩn, tiêu chuẩn, nếu là phương tiện giao thông thì phải đăng kiểm. Đấy là điều bắt buộc.


Các cơ quan muốn cấp phép thì phải căn cứ theo tiêu chuẩn, đăng kiểm để khẳng định mức độ an toàn. Nếu hợp tác ngay từ đầu, các chuyên gia có thể kiểm định từ thiết kế cho đến từng mối hàn, thiết bị, mới có thể xác nhận để cấp phép, đăng kiểm.


Do ngân sách hiện dành cho việc này gần như không có, nên nhiều khi người dân đến các cơ quan nhà nước mong tìm kiếm sự hỗ trợ về tài chính thì không đạt được, thất vọng không tìm đến nữa. Nhưng bà con phải hiểu rằng, hỗ trợ tài chính chỉ là một phần, điều quan trọng là hỗ trợ về chính sách, về những quy định quản lí, để sản phẩm của bà con có có thể được cấp phép và lưu hành.

- Nhưng thực tế ngân sách dành cho khoa học công nghệ hàng năm đều dùng không hết, cớ gì không đầu tư cho những nghiên cứu mang tính ứng dụng cao như vậy của người dân?


Trước đây việc sử dụng phần ngân sách này phải được lập kế hoạch, cái gì không đúng dự toán thì không chi được, mà sáng kiến của người dân thì nảy sinh đột xuất.


Luật Khoa học Công nghệ sửa đổi có một điểm mới là cơ chế quỹ, tức là dự toán ngân sách sau khi được QH phê chuẩn sẽ được Chính phủ giao cho các quỹ về khoa học công nghệ. Khi có nhiệm vụ, đề tài, hay thiên tai dịch bệnh, hay sáng kiến của người dân… nảy sinh bất kì thời điểm nào đều có thể cấp phát kinh phí để triển khai ngay, không phải chờ năm sau. Chờ đợi thì người dân chán nản, các nhà khoa học cũng thấy đề tài của mình lạc hậu.


Hiện nghị định về sáng kiến nói trên vẫn đang chờ thông tư hướng dẫn.








Nhà khoa học VN đâu phải toàn tiến sĩ giấy


Những nhà khoa học đổ mồ hôi, dồn trí tuệ trong các phòng thí nghiệm, viện nghiên cứu, trường đại học, làm được rất nhiều cho đất nước, nhưng luôn bị mang tiếng “mấy chục ngàn tiến sĩ không bằng mấy bác nông dân”. Tôi không muốn xã hội hiểu thiên lệch như vậy. Những người làm khoa học của chúng ta không phải toàn tiến sĩ giấy, vô dụng, bất tài.

Người dân có sáng tạo, sáng kiến cũng nên hợp tác với các nhà khoa học, để cùng tạo ra sản phẩm cho xã hội. Chứ bây giờ mạnh ai người nấy làm và trách móc lẫn nhau.




C.Hoàng - T.Vũ ghi



Bộ trưởng Khoa học Công nghệ, Nguyễn Quân, Trần Quốc Hải, Campuchia, xe bọc thép, tàu ngầm, Hai lúa, Đại tướng quân