Thảm Cho Bé

Các mẫu Thảm Cho Bé, Thảm Xốp Cho Trẻ, Thảm Lót Nhà Trẻ Eva, Thảm Cho Bé được làm từ chất liệu cao su và hạt nhựa Eva xuất xứ từ Việt Nam đảm bảo an toàn, không độc hại, độ đàn hồi cao và đặc biệt rất bền bỉ. Công dụng chống trơn và hạn chế chấn thương khi tập luyện sử dụng để trải lót sàn phòng tập võ; phòng tập luyện cho các bộ môn thể thao nhào lộn, Aerobic, trường học, nhà trẻ và phòng tập luyện võ thuật các bộ môn như: Taekwondo; Karatedo; Vovinam; Võ cổ truyền; Pencak silat; Sanshuu; Aikido; Judo; Boxing; Kickboxing; Muay; MMA..

GIẢM TỪ 20% KHI MUA THẢM TẬP VÕ SỐ LƯỢNG LỚN LH: 09 68 59 33 78

Thảm cho trẻ với các đường viền dễ dàng nối liền với nhau tạo thành một không gian rộng cho bé vui chơi thoải mái. Thảm xốp lót sàn cho trẻ được làm từ chất liệu cao su và hat nhựa eva, rất êm ái, bề mặt tiếp xúc chống trơn trượt sẽ đảm bảo được độ an toàn khi bé sử dụng.


Thảm Cho Bé




– Thảm lót sàn giúp giảm lực va đập khi bé ngã, giữ an toàn cho bé khi nô đùa.

– Bề mặt thảm xốp có thiết kế sần nhỏ chống trơn trượt hiệu quả.

– Giúp bé vui chơi an toàn, hạn chế trường hợp trượt ngã khi nô đùa.

– Thảm ghép chia miếng dễ dàng lắp ráp phù hợp từng không gian.

– Thuận tiện tháo ra những lúc không sử dụng giúp bảo quản tiện lợi.

– Bề mặt xốp nhanh khô, dễ dàng lau sạch để đảm bảo vệ sinh tốt hơn.

– Màu sắc rực rỡ của từng miếng thảm xốp mang đến vẻ tươi sáng cho căn phòng.

Thảm Tập Võ các bộ môn như: Taekwondo; Karatedo; Vovinam; Võ cổ truyền; Pencak silat; Sanshuu; Aikido; Judo; Boxing; Kickboxing; Muay; MMA.. .Là một trong những dụng cụ không thể thiếu cho bộ môn võ thuật và các môn thể thao.Là thảm mút xốp eva hàng Việt Nam chất lượng cao dùng lót sàn phòng tập võ.… giao hàng toàn quốc.

Thảm Tập Võ là sản phẩm thảm mút xốp eva hàng Việt Nam chất lượng cao, sử dụng để trải lót sàn phòng tập võ; phòng tập luyện cho các bộ môn thể thao nhào lộn, Aerobic, trường học, nhà trẻ.

Độ đàn hồi của thảm tốt sẽ giúp quá trình luyện tập của bạn trở nên dễ dàng hơn. Đặc biệt là khi thực hiện các động tác chống tay, chân hay tiếp xúc với mặt sàn sẽ không gây thương tích hay bị đau. Vì thế, dựa vào nhu cầu luyện tập bạn nên chọn cho mình những loại thảm tập võ có độ đàn hồi khác nhau.

Thứ Ba, 30 tháng 9, 2014

Những điều chỉ có ở biểu tình Hong Kong

Những điều chỉ có ở biểu tình Hong Kong

Hơi cay, nỗi tức giận, những đám đông chạy tán loạn vì cảnh sát bạo động... nhưng các cuộc biểu tình ở Hong Kong vẫn mang những đặc điểm hiếm có.


TIN BÀI LIÊN QUAN:







BBC đã đăng tải chia sẻ của các phóng viên và người dân Hong Kong về những trải nghiệm thú vị trên đường phố Đặc khu Hành chính này:

Làm bài tập về nhà


Hong Kong, biểu tình, đặc biệt


Hong Kong đang chứng kiến biểu tình lớn chưa từng có trong nhiều năm qua. Và sinh viên - với một số người tiên phong của phong trào này - có thể ngồi tại chỗ biểu tình làm bài tập của họ.


Xin lỗi vì dựng chướng ngại vật


Hong Kong, biểu tình, đặc biệt


Lối vào nhà ga Causeway Bay MTR đã bị chặn và dán các biển hiệu đòi dân chủ. Ở giữa một tấm bìa các-tông, người biểu tình ghi: "Xin lỗi vì sự bất tiện".


Hong Kong, biểu tình, đặc biệt


Các biển hiệu tương tự xuất hiện ở nhiều nơi khác.


Dùng ô tự vệ


Hong Kong, biểu tình, đặc biệt


Chiếc ô che nắng mưa đã trở thành một biểu tượng biểu tình sau khi được tận dụng làm vũ khí chống lại hơi cay của cảnh sát.


Lo người biểu tình bị hôi hám


Hong Kong, biểu tình, đặc biệt


Nhà báo Tom Grundy ở Hong Kong đăng trên Twitter bức ảnh một người biểu tình tự nguyện cung cấp miễn phí chất làm thơm áo. Có lúc, nhiệt độ tăng cao khiến đám đông toát mồ hôi nên có nhiều người tự nguyện xịt nước vào họ để giúp họ mát mẻ và tỉnh táo.


Không giẫm lên cỏ


Hong Kong, biểu tình, đặc biệt


Dù đám đông vây quanh khu tượng đài chiến tranh ở Trung tâm nhưng không một ai giẫm hoặc ngồi lên cỏ.


Tự dọn và phân loại rác


Hong Kong, biểu tình, đặc biệt


Người biểu tình Hong Kong luôn tự nguyện dọn sạch rác tại địa điểm biểu tình. Họ thậm chí còn phân loại rác để dễ dàng tái chế. Đó là lý do tại sao đường phố vẫn sạch bong.


Thanh Hảo






Số phận những tỷ phú số 1 Việt Nam đời đầu

Số phận những tỷ phú số 1 Việt Nam đời đầu

- Nhiều đại gia số một giờ chìm sâu trong bảng xếp hạng những người giàu nhất trên TTCK, sau những biến cố, sóng gió trên thị trường và trước sự bứt phá mạnh mẽ của nhiều gương mặt mới.





Từng dẫn đầu, giờ chìm sâu


Sáng 29/9, cổ phiếu KBC của Tổng công ty phát triển đô thị Kinh Bắc của ông Đặng Thành Tâm tiếp tục tăng giá ấn tượng với +3,4% lên 15.200 đồng/cp. Sự tăng giá với tốc độ vũ bão 50% trong vòng khoảng 2 tháng qua đã khiến tài sản của doanh nhân này tăng mạnh.


Tuy nhiên, tốc độ tăng giá của các cổ phiếu, trong đó có KBC, không giúp ông Tâm cải thiện về thứ hạng trên bảng những người giàu nhất TTCK. Với hơn 1.100 tỷ đồng quy ra từ cổ phiếu đứng tên, ông Tâm ở rất xa vị trí số 1 ông từng nắm giữ năm 2007.


Tỷ phú Phạm Nhật Vượng hiện đứng đầu danh sách, nắm giữ gần 285 triệu cổ phiếu VIC của Vingroup trị giá gần 22.000 tỷ đồng, tương đương hơn 1 tỷ USD, gấp 22 lần số tài sản ông Tâm đứng tên. Đó là chưa tính tới tài sản của vợ và người thân của ông là gần 3.800 tỷ đồng của bà Phạm Thu Hương và hơn 2.500 tỷ đồng của bà Phạm Thúy Hằng.











Đại-gia, giàu-nhất, Đặng-Thành-Tâm, Trương-Gia-Bình, Trần-Đình-Long, Phạm-Nhật-Vượng, đại-gia-số-1, siêu-giàu, bảng-xếp-hạng, sàn-chứng-khoán, thị-trường-chứng-khoán, bất-động-sản, Đoàn-Nguyên-Đức

Tổng tài sản quy ra từ cổ phiếu FPT của ông Bình hiện chỉ còn 1.300 tỷ đồng, thấp hơn mức trung bình của 3 người giàu nhất trên sàn hiện nay.



Để vươn lên vị trí thứ 10 mà ông Tâm ngấp nghé trong suốt cả năm 2013 cũng khó khăn, bởi ông cần thêm khoảng 300 tỷ giá trị tài sản đứng tên nữa mới đánh bật được người đang ở vị trí này.


Đại gia Đặng Thành Tâm tụt hạng nhanh chóng từ khi hầu hết DN mà ông nắm giữ kinh doanh yếu kém, nợ nần chống chất. Khoảng 2 năm gần đây, ông rất vất vả giải cứu các DN này.


Ông Trương Gia Bình - người giàu nhất trên TTCK năm 2006 với khối tài sản khi đó gần 2.400 tỷ đồng. Tuy nhiên, tổng tài sản quy ra từ cổ phiếu FPT của ông Bình hiện chỉ còn khoảng 1.300 tỷ đồng (thêm một vài trăm tỷ do người thân đứng tên), thấp hơn mức trung bình 12.000 tỷ đồng của 3 người giàu nhất trên sàn hiện nay.


Ông Bình giờ vẫn là cổ đông lớn nhất của FPT. Tuy nhiên, sự bùng nổ của các DN khác khiến ông Bình hiện chỉ đứng thứ 13 trong bảng xếp hạng và có thể thấp hơn nhiều nếu so với hàng loạt đại gia chuyển một phần lớn tài sản sang công ty riêng, người thân như: Lê Phước Vũ, Nguyễn Đức Tài (MWG), Đặng Văn Thành, Trần Hùng Huy, Trầm Bê...


Một số gương mặt nổi danh khác như Đặng Văn Thành, Trần Kim Thành, Trần Mộng Hùng, Lê Văn Quang, Nguyễn Đăng Quang, Hà Văn Thắm... cũng đang chìm dần trên thị trường, rớt xuống các vị trí thấp hơn.


Sự bứt phá ngoạn mục


Trái ngược với sự tụt giảm mạnh của nhiều gương mặt đại gia kỳ cựu, TTCK chứng kiến nhiều doanh nhân giàu có trẻ tuổi khác nổi lên nhanh chóng.


Ông Phạm Nhật Vượng đang xếp vị trí số 1 trong tốp những người giàu nhất sau khi đã nắm danh hiệu này 4 năm trước đó. Tài sản của ông cũng như gia đình đang ngày càng phình to và vượt xa hơn so với các đại gia ở các vị trí tiếp theo.











Đại-gia, giàu-nhất, Đặng-Thành-Tâm, Trương-Gia-Bình, Trần-Đình-Long, Phạm-Nhật-Vượng, đại-gia-số-1, siêu-giàu, bảng-xếp-hạng, sàn-chứng-khoán, thị-trường-chứng-khoán, bất-động-sản, Đoàn-Nguyên-Đức

Sau khoảng 30 năm đổi mới, nền kinh tế Việt Nam đã có những chuyển biến đáng kể với nhiều gương mặt mới.



Tổng cộng, gia đình ông Vượng đang nắm giữ hàng trăm triệu cổ phiếu VIC của Tập đoàn Vingroup, trị giá gần 29 nghìn tỷ đồng, bằng suýt soát 90% so với tổng tài sản của 9 gia đình còn lại trong tốp 10 gia đình giàu nhất trên TTCK.


Ở vị trí thứ 2 trong bảng xếp hạng là ông Đoàn Nguyên Đức có tài sản chưa tới 8.300 tỷ đồng, còn gia đình đứng ở vị trí thứ 2 thuộc về gia đình ông Trần Đình Long cũng mới chỉ có hơn 8.800 tỷ đồng.


Gần đây, sau khoảng hơn 2 tháng niêm yết cổ phiếu MWG của CTCP Đầu tư Thế giới di động trên sàn, ông Nguyễn Đức Tài đã chứng kiến tài sản nở phình lên thành 1.800 tỷ đồng, còn ông Trần Lê Quân (thành viên HĐQT) có tài sản trên 1.500 tỷ đồng. Hai đại gia mới nổi này đều có tài sản đủ lọt tốp 10 người giàu nhất trên sàn chứng khoán.


Chủ tịch Tập đoàn Hòa Phát, ông Trần Đình Long, tiến rất vững chắc trên bảng xếp hạng những người giàu nhất và hiện đứng ở vị trí thứ 2. Nếu tính cả tài sản của vợ, thì gia đình ông Long giữ vị trí thứ 2 trên bảng xếp hạng.


Bên cạnh đó, giới đầu tư còn chứng kiến sự bứt phá của 2 đại gia ngành thủy sản là bà Trương Thị Lệ Khanh (Vĩnh Hoàn) và ông Dương Ngọc Minh (Hùng Vương). Hai doanh nhân này đều vươn tới và xác lập vị trí trong tốp 10 người giàu nhất.


Có thể thấy, số lượng người giàu có tăng lên nhanh chóng, trong đó những người siêu giàu (với tài sản trên 30 triệu USD) cũng tăng lên không ngừng, với con số ước tính khoảng 200 người. Hai người được xếp hạng là tỷ phú USD, trong đó có ông Phạm Nhật Vượng và một người còn lại chưa xác định được danh tính.


Tuy nhiên, đang có những tín hiệu cho thấy, bảng xếp hạng sẽ thay đổi lớn trong vài năm tới. Sự giàu có nhờ vào BĐS hay ngân hàng, chứng khoán... không còn dễ như trước, thay vào đó sẽ là các ngành sản xuất thế mạnh của Việt Nam, của các DN sản xuất hàng hóa quy mô lớn và sản xuất hàng hóa thiết yếu... Sự xuất hiện của hai doanh nhân thủy sản cũng như vua thép Trần Đình Long chứng tỏ xu hướng này.


Huấn Tú










Đại-gia, giàu-nhất, Đặng-Thành-Tâm, Trương-Gia-Bình, Trần-Đình-Long, Phạm-Nhật-Vượng, đại-gia-số-1, siêu-giàu, bảng-xếp-hạng, sàn-chứng-khoán, thị-trường-chứng-khoán, bất-động-sản, Đoàn-Nguyên-Đức





Ông Tập Cận Bình nói ‘bảo vệ’ Hong Kong

Ông Tập Cận Bình nói ‘bảo vệ’ Hong Kong

Giữa lúc phong trào biểu tình tại Hong Kong tiếp tục dâng cao, Chủ tịch Tập Cận Bình khẳng định TQ sẽ bảo vệ sự thịnh vượng và ổn định của Hong Kong.




Những đám đông người biểu tình ủng hộ dân chủ đã đổ ra đường phố ở Hong Kong, yêu cầu TQ hủy bỏ kế hoạch chỉ định ứng viên cho cuộc bầu cử trưởng đặc khu tiếp theo của Hong Kong vào năm 2017.











Tập Cận Bình, TQ, Hong Kong, biểu tình

Ông Tập Cận Bình (phải) và ông Giang Trạch Dân (trái) trong hội nghị tại Bắc Kinh ngày 30/9. Ảnh: scmp



Phát biểu với các nhà lãnh đạo đảng cầm quyền ở Bắc Kinh trước ngày quốc khánh TQ 1/10, ông Tập tuyên bố, chính phủ của ông sẽ “kiên định thực hiện chủ trương nhất quốc lưỡng chế - một nước hai chế độ”.


Đây là tuyên bố đầu tiên về các cuộc biểu tình hiện nay ở Hong Kong của Chủ tịch TQ. Hội nghị có sự tham gia của hầu hết lãnh đạo đương chức cũng như đã về hưu của TQ. Ông Tập cũng kêu gọi sự đoàn kết trong mọi hàng ngũ đảng.


Sự xuất hiện công khai và hiếm hoi của họ diễn ra giữa lúc có nhiều tin tức, lập luận về những tranh cãi nội bộ sâu sắc trong hàng ngũ lãnh đạo TQ xung quanh cuộc chiến chống tham nhũng hiện nay.


Những người tham dự có cựu Chủ tịch Giang Trạch Dân, Hồ Cẩm Đào, cựu Thủ tướng Lí Bằng, Ôn Gia Bảo... và hầu hết các cựu lãnh đạo của Thường vụ Bộ Chính trị. Ông Tập ngồi giữa hai ông Giang Trạch Dân và Hồ Cẩm Đào.


Trước đó, sáng cùng ngày, Trưởng Đặc khu Hành chính Hong Kong Lương Chấn Anh đã thừa nhận cuộc biểu tình này có thể diễn ra trong một thời gian dài. Trong bài phát biểu dài 15 phút, ông Lương Chấn Anh đã khẳng định quyết định của Bắc Kinh là quyết định cuối cùng và ông sẽ giữ nguyên chức vụ.


Người biểu tình ở Hong Kong đã yêu cầu ông Lương Chấn Anh từ chức và chính quyền Bắc Kinh rút lại quyết định của họ về cuộc bầu cử Trưởng Đặc khu hành chính vào năm 2017 - động thái sẽ hạn chế số lượng ứng cử viên ở mức 2 hoặc 3 người được phê chuẩn bởi một ủy ban đề cử gồm 1.200 thành viên, để đối lấy việc họ chấm dứt các cuộc biểu tình ngồi thu hút đông đảo người dân Hong Kong tham gia ở các quận thương mại chủ chốt trong thành phố Hong Kong.


Trả lời họp báo thường kỳ cùng ngày, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao TQ Hoa Xuân Oánh nói: "Chúng tôi hoàn toàn tin tưởng và ủng hộ chính quyền Đặc khu hành chính Hong Kong giải quyết vấn đề này. Chúng tôi phản đối mọi hành động trái pháp luật ở Hong Kong". Bà này cũng chỉ trích các nước, trong đó có Mỹ và Anh, vì đã có những tuyên bố về các cuộc biểu tình ở Hong Kong.


Thái An(theo scmp, BBC, TTXVN)






Chúng ta đang làm ngược một cách kỳ quặc?

Chúng ta đang làm ngược một cách kỳ quặc?


Là người làm công tác giảng dạy ở bậc ĐH, người viết luôn không hiểu tại sao nhiều HS thông minh, lanh lợi sau khi vượt qua vũ môn để vào ĐH, sau mấy năm học nhiều em bỗng nhiên trở thành những SV mờ nhạt, lẹt đẹt, học cho qua kỳ thi. Cho nên mới có câu ĐH là… học đại.


Nhiều năm nay, các phương án đổi mới kỳ thi đại học được đưa ra thảo luận, và tưởng như sẽ không bao giờ có hồi kết. Nhưng lần này thì phương án một kỳ thi quốc gia đã được thông qua, và không ngoài dự đoán, nó đón nhận rất nhiều phản ứng.

Quá kén chọn môn đăng hộ đối


Cũng như với GD phổ thông, việc dăm ba năm lại viết lại SGK rồi đâu vẫn đóng đấy, việc thay đổi cách thức tuyển sinh ĐH vẫn tiếp tục gây nhiều tranh cãi.


Người viết chợt nhớ đến tập quán này: Văn hóa Á Đông, đặc biệt là văn hóa VN rất chú trọng việc dựng vợ gả chồng. Thế nhưng chúng ta dường như quá chú trọng tới việc kén chọn môn đăng hộ đối và tổ chức đám cưới linh đình. Chẳng ai dạy các cặp vợ chồng sau những ngày vui đó phải sống với nhau, cư xử với nhau thế nào suốt đường đời còn lại. Bởi đó mới là phần quyết định hạnh phúc cuộc đời họ.











tư duy giáo dục, có vấn đề, GDĐH, Khương Duy, hoạt động đào tạo, môn đăng hộ đối
Ảnh minh họa: Lê Anh Dũng

Giáo dục cũng vậy, chúng ta thử hết cách này đến cách khác để chọn cho bằng được những học sinh ưu tú vào ĐH. Cả xã hội dành hết tâm sức chăm chút cho cái “nghi lễ” được xem là quan trọng nhất- thi tuyển sinh ĐH. Nhưng khi đã trở thành SV, việc các em sống thế nào, học thế nào, nghiên cứu thế nào, được đảm bảo nghề nghiệp ra sao thì lại là một khoảng… lặng buồn.


Người viết thiết nghĩ, chất lượng GDĐH trên hết và trước hết nằm ở quá trình và tổ chức hoạt động đào tạo của các trường ĐH chứ không phải ở kỳ thi tuyển sinh. Nếu chỉ xét về kiến thức thì học sinh THPT của VN không thua kém gì so với học sinh nhiều nước. Không ít người nước ngoài ngạc nhiên khi biết ở bậc phổ thông, HS chúng ta đã học rất nhiều kiến thức mà họ chỉ đưa vào bậc ĐH. Kết quả của VN tại các kỳ thi Olympic quốc tế cũng đủ để chứng minh cho chúng ta thấy khả năng của học sinh VN đến mức nào.


Thế nhưng, là người làm công tác giảng dạy ở bậc ĐH, người viết luôn không hiểu tại sao nhiều HS thông minh, lanh lợi sau khi vượt qua vũ môn để vào ĐH, sau mấy năm học nhiều em bỗng nhiên trở thành những SV mờ nhạt, lẹt đẹt, học cho qua kỳ thi. Cho nên mới có câu ĐH là… học đại.


Vậy lỗi nằm ở đâu?


Tư duy giáo dục của ngành GD và của cả xã hội từ lâu có vấn đề. Tại sao cả xã hội lại tìm mọi cách xiết chặt đầu vào của các trường ĐH; trong khi quyền được học là quyền cơ bản của mỗi con người? Lẽ ra cần xây dựng giáo dục ĐH theo hình chóp, mở rộng đầu vào cho những học sinh cơ bản đạt yêu cầu và có nguyện vọng, nhưng phải xiết chặt đầu ra để chỉ có những sinh viên đạt chất lượng mới có thể ra trường.


Trong khi đó chúng ta lại đang làm ngược lại (đáng sợ hơn, cái ngược này đúng cả với đào tạo sau ĐH). Để trở thành sinh viên ĐH, học viên cao học thì rất khó nhưng đã vào rồi thì gần như chắc chắn ra được trường. Tư duy hình phễu ngược kỳ quặc khiến cho toàn xã hội hình thành nên một tâm lý kỳ quặc: Chạy đua để vào ĐH, còn khi đã vào ĐH rồi thì nghỉ xả hơi, có khi là nghỉ suốt cả mấy năm.


Mất công lựa gỗ quý nhưng lại không dùng?


Nhiều người không hiểu, có thể tưởng rằng vượt qua kỳ thi hết môn ở bậc ĐH phải trầy da tróc vẩy lắm, nhưng trừ một số trường đặc thù như Y, Dược… thì còn lại hầu như không phải vậy. Chưa nói tới tiêu cực, nhưng bởi vì bản chất của các học phần ở bậc ĐH nội dung rất nặng và được giảng dạy trong thời gian ngắn, cho nên ngưỡng để vượt qua một môn học cũng không thể quá cao, đó là nhận thức chung của giảng viên.


Chưa kể, khi chuyển sang học chế tín chỉ, theo Quyết định 43/2007/QĐ-BGD và ĐT, mức điểm để đạt một kỳ thi giảm từ 05 xuống 04 một cách khó hiểu. Sinh viên có tới 03 đầu điểm: Chuyên cần, kiểm tra điều kiện và thi cuối kỳ; do đó việc đạt điểm 04 không hề khó khăn. Đó là lí do tại sao SV hầu như có thể qua được các môn học một cách dễ dàng với rất ít nỗ lực.


Vậy thì liệu có tác dụng hay tác hại gì nếu chúng ta thay đổi cách tuyển sinh đầu vào ĐH trong khi vẫn tiếp tục buông lỏng chất lượng GDĐH như hiện nay? Một giáo sư uy tín của nước ngoài gần đây khi viết thư ngỏ gửi Bộ trưởng Bộ GD và ĐT đã cho rằng ĐH của VN như trường cấp 03 mở rộng, hẳn cũng không ngoa.


Chúng ta vẫn loay hoay giữa việc các trường ĐH thiên về học thuật hay dạy nghề? Đội ngũ GV được tiêu chuẩn hóa về bằng cấp nhưng chất lượng lại chưa tương xứng. Điều kiện làm việc cho giảng viên chưa tốt, nặng về quản lý hành chính. Cơ sở vật chất nghèo nàn, nội dung chương trình học lạc hậu và chậm cập nhật. Vậy thì làm sao có thể sử dụng tốt nguồn nguyên vật liệu đầu vào mà xã hội đã tin tưởng giao cho?


Không nên kỳ thị việc mở ra nhiều trường ĐH và tăng tuyển sinh đầu vào. Tuy nhiên, điều cần làm là đảm bảo rằng các trường ĐH đó thực sự đủ điều kiện để tuyển sinh và đào tạo và có biện pháp để quản lý chất lượng đầu ra. Phần còn lại sẽ do XH quyết định, bởi theo xu thế, chỉ những trường ĐH nào đào tạo tốt, sinh viên có khả năng đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động, thì tấm bằng của trường đó mới có giá trị. Đó là một cuộc chọn lọc tự nhiên, không thể nào tránh khỏi.


Thay vì đổ quá nhiều công sức vào việc chọn lọc đầu vào, thiết nghĩ chúng ta cần làm tốt hơn nữa ngay từ bậc THPT việc định hướng nghề nghiệp cho các em. Bởi tình trạng chọn trường theo cảm tính, theo sức ép của gia đình đang là một vấn đề nghiêm trọng. Nếu để các em tiếp tục ngồi nhầm chỗ ở bậc ĐH, khiến cho khả năng và đam mê thực sự của các em không có cơ hội phát triển, thì đó không chỉ là sự lãng phí mà chúng ta còn có lỗi với tương lai của các em.


Thay đổi cách thức tuyển sinh chỉ là thay đổi nhỏ giọt, và nếu muốn nâng cao chất lượng GDĐH thì phải mạnh dạn thẳng thắn đặt vấn đề về chất lượng của các trường ĐH. Bởi nếu mất công lựa ra gỗ quý rồi lại không dùng đúng thì việc chọn lựa phỏng có ích lợi gì?



tư duy giáo dục, có vấn đề, GDĐH, Khương Duy, hoạt động đào tạo, môn đăng hộ đối





Giấc mộng 'nhất thế giới' đeo đẳng lãnh đạo TQ

Giấc mộng 'nhất thế giới' đeo đẳng lãnh đạo TQ

Một logic tất yếu, con đường sinh tồn ra biển chính là cầu nối của giấc mộng Trung Hoa - giấc mộng đeo đẳng các thế hệ lãnh đạo TQ.


>>Cha đẻ “sức mạnh mềm” ngạc nhiên vì hành xử của TQ


>> Ý đồ sâu xa của TQ sau 25 năm chiếm Gạc Ma


>> Chặn bức 'trường thành' trái luật của TQ trên biển Đông


LTS:Trung Quốc muốn gì ở biển Đông và họ đang theo đuổi những chính sách nào: Giữa ngắn hạn và dài hạn, giữa phe diều hâu và phe bồ câu, giữa mặt trận ngoại giao lẫn pháp lý, giữa những hành động lặp đi lặp lại trên biển và tuyên bố về giấc mơ Trung Quốc trong thế kỷ tiếp theo?


Những thông tin, chỉ dấu thoắt ẩn, thoắt hiện này làm cho việc tạo nên một bức tranh tổng thể càng khó khăn. Loạt bài viết này cố gắng đưa ra những lát cắt, và nối chúng lại theo các trình tự không gian và thời gian, nhằm đưa ra một cái nhìn tương đối hệ thống về tham vọng, hành động của TQ trên biển Đông.


Dưới đây là Kỳ 1 trong loạt bài.


Ngày 17/3/2013, tại phiên họp bế mạc Hội nghị Đại biểu nhân dân toàn quốc (Quốc hội) lần thứ nhất, Khóa XII, Chủ tịch nước CHND Trung Hoa vừa mới được bầu, Tập Cận Bình đã đọc bài diễn văn quan trọng trước 2.948 đại biểu. Trong gần 25 phút, ông Tập 9 lần đề cập cụm từ "Giấc mộng Trung Hoa".


Ông Tập giải thích về nội hàm "Giấc mộng Trung Hoa" như sau: "Dân tộc Trung Hoa có hơn 5.000 năm lịch sử, đã liên tục sáng tạo nên nền văn hóa Trung Hoa rực rỡ, sâu sắc, cống hiến cho sự nghiệp văn minh, tiến bộ của nhân loại". Ông Tập nói tiếp: "Chúng ta phải thực hiện cuộc chấn hưng vĩ đại dân tộc Trung Hoa, đó là mơ ước vĩ đại của dân tộc Trung Hoa từ bao đời nay. Đến lúc kỷ niệm 100 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Trung Quốc (tức năm 2021 - TG) sẽ thực hiện mục tiêu xây dựng quốc gia XHCN hiện đại, văn minh, dân chủ, giàu mạnh..."


Và rằng: "Hoàn thành việc xây dựng xã hội khá giả, xây dựng thành công xã hội hài hòa văn minh, hùng cường, xây dựng mục tiêu quốc gia XHCN hiện đại hóa tức là thực hiện giấc mộng Trung Hoa, đại chấn hưng dân tộc Trung Hoa vĩ đại, tức thể hiện sâu sắc lý tưởng của người Trung Quốc hôm nay, phản ánh sâu sắc ý nguyện, truyền thống vinh quang, mưu cầu tiến bộ của các bậc tiền nhân của chúng ta".


Luận điểm về giấc mộng Trung Hoa, tức Trung Quốc phải nhất thế giới, của Tập Cận Bình không mới mẻ, nó là sự tiếp nối, kế thừa ý tưởng từ những lãnh đạo TQ trước đó.











Biển Đông, Trung Quốc, giàn khoan 981, Tập Cận Bình, Tôn Trung Sơn, Tưởng Giới Thạch, Mao Trạch Đông, Đặng Tiểu Bình, Hồ Cẩm Đào

Chủ tịch TQ Tập Cận Bình phát biểu tại Đại lễ đường Nhân dân ở Bắc Kinh khi mới nhậm chức, hôm 17/3/2013. Ảnh: Xinhua



Cách đây 12 thập kỷ - tháng 6/1894, nhà cách mạng tân dân chủ Tôn Trung Sơn, trong thư gửi Lý Hồng Chương đã trình bày rất rõ ràng quan điểm xây dựng Trung Quốc thành một quốc gia giàu mạnh nhất thế giới. Ông phân tích cụ thể: Trung Quốc phải đạt 6 cái tột bực, đó là: quốc gia lớn nhất, quốc gia tốt nhất, quốc gia tiến bộ nhất, quốc gia trang nghiêm nhất, quốc gia giàu mạnh nhất, quốc gia yên vui nhất. Trong tác phẩm "Giấc mơ Trung Quốc" của tác giả là Đại tá, Giáo sư Lưu Minh Phúc, 4 cái nhất đó được nên ra rõ ràng: quốc gia mạnh nhất thiên hạ, quốc gia giàu nhất thiên hạ, quốc gia có nền chính trị tốt nhất và quốc gia dân chúng sống hạnh phúc nhất thiên hạ.


Khi tiến hành cuộc cách mạng Tân Hợi - 10/10/1911, lật đổ đế chế phong kiến nhà Thanh thành lập nước Trung Hoa Dân quốc, với dân số 400 triệu, sau khi được bầu làm Tổng thống, trong các buổi hội họp mit-tinh, trong các bài viết, ông nhắc đi nhắc lại quan điểm này. Tóm lại cuộc đời cách mạng của Tôn Trung Sơn là xóa bỏ chế độ phong kiến; thực hiện chủ nghĩa tam dân - dân sinh, dân chủ, dân quyền, thành lập nước Trung Hoa Dân quốc; đề xướng chủ nghĩa nhất thế giới.


Kế tục Tổng thống Trung Hoa Dân quốc là Tưởng Giới Thạch. Trong 22 năm chuyên chính làm Tổng thống, Tưởng Giới Thạch luôn nuôi mộng tưởng theo chủ nghĩa Nhất thế giới. Năm 1947, chính Tưởng Giới Thạch là Tổng thống khởi xướng việc vẽ bản đồ Trung Quốc có đường biên giới hình lưỡi bò gồm 11 đường đứt khúc, bao bọc, "liếm" gần hết biển Đông mà không có cơ sở pháp lý nào.


Tiếp theo, Chủ tịch TQ Mao Trạch Đông, cũng là người theo chủ nghĩa "Nhất thế giới". Trong bài phát biểu ngày 21/10/1955, Mao nói: "Mục tiêu của chúng ta là đuổi kịp Mỹ, hơn nữa phải vượt Mỹ. Ngày nào đuổi kịp Mỹ, chúng ta mới có thể thở phào nhẹ nhõm". Ông nêu mục tiêu trong vòng 7 năm đuổi kịp Anh, trong vòng 10 - 15 năm phải đuổi kịp Mỹ và vượt Mỹ". Ông nêu khẩu hiệu: "Gió Đông thổi bạt gió Tây" và đánh giá đế quốc Mỹ chỉ là con hổ giấy.


Đáng chú ý, đầu thập kỷ 1950 này, Mao Trạch Đông kế thừa "di sản" của Tưởng Giới Thạch cải biên đường lưỡi bò từ 11 đoạn thành 10 đoạn rồi chuyển thành 9 đoạn.


Tháng 12/1978, Hội nghị toàn thể lần 3 Ban CHTW Đảng CSTQ Khóa XI xác lập vai trò lãnh đạo của Đặng Tiểu Bình. Trung Quốc xem Đặng Tiểu Bình là nhà lý luận vĩ đại, là Tổng công trình sư của công cuộc cải cách mở cửa. Ý chí, chủ trương của ông Đặng là dẫn dắt nhân dân Trung Quốc xông tới "Nhất thế giới". Ông chủ trương hòa nhập thế giới để dẫn dắt thế giới. Ông từng nói: việc chúng ta hiện nay đang làm là việc Trung Quốc mấy nghìn năm chưa làm được.


Cuộc cải cách mở cửa này chẳng những ảnh hưởng tới Trung Quốc mà còn ảnh hưởng tới toàn thế giới. Trong báo cáo "Chấn hưng dân tộc Trung Hoa" ngày 7/4/1990, Đặng khẳng định: Trung Quốc thực hiện 4 hiện đại hóa, hướng tới chấn hưng dân tộc Trung Hoa. Ông nhấn mạnh: chấn hưng dân tộc Trung Hoa tức là muốn giành được địa vị nhất thế giới cho Trung Quốc. Ông đề xuất dùng thời gian 70 năm để thực hiện 3 bước đi (bước 1: 10 năm đạt mức ấm no, bước 2: 10 năm tiếp đạt mức khá giả, bước 3: sang thế kỷ XXI, dùng 50 năm để thực hiện mục tiêu vĩ đại phục hưng dân tộc Trung Hoa. Đây là thời kỳ Trung Quốc tiến lên "Nhất thế giới".


Các thế hệ lãnh đạo kế tiếp từ Giang Trạch Dân đến Hồ Cẩm Đào và hiện nay là Tập Cận Bình đều theo lộ trình nhà lý luận Đặng Tiểu Bình vạch ra. "Nhất thế giới" là mục tiêu và cho dù có bằng phương tiện gì đi nữa, thì con đường vẫn phải đi đã được vạch sẵn. Trung Quốc là một quốc gia có lãnh thổ rộng lớn đứng thứ 3 trên thế giới với diện tích những 9.600.000 km2, chỉ sau Nga, Canada và xấp xỉ với Mỹ. Theo phân tích của các nhà chiến lược, không gian sinh tồn của Trung Quốc đang hẹp lại với đà gia tăng dân số. Cụ thể:


Năm 1919: Trung Quốc có 400 triệu dân


Năm 1949: có 541.670.000 dân


Năm 1959: 659.940.000 dân


Năm 1969: 806.710.000 dân


Năm 1989: 1.100.000.000 dân


Năm 2009: 1.334.740.000 dân


Chỉ trong vòng 60 năm tăng 800 triệu người là điều đáng lo ngại. Cứ đà tăng trưởng đó đến cuối thế kỷ 21, có lẽ người dân nước này sẽ không còn đất để... đứng, và đất không tự nó sinh sôi nảy nở được.


Bởi thế, một logic tất yếu, con đường sinh tồn ra biển chính là cầu nối của giấc mộng Trung Hoa. Có thể nói, những động thái gần đây nhất của TQ, như đưa giàn khoan Hải Dương 981 vào thềm lục địa thuộc lãnh thổ Việt Nam chỉ là kịch bản, bước đi nằm trong âm mưu, chiến lược tổng thể xâm chiếm Biển Đông. Xuyên suốt "giấc mơ Trung Hoa", từ sách lược đến chiến lược, dù cho thay đổi theo từng thời kỳ, thể hiện muôn hình vạn trạng qua những mặt trận khác nhau, nhưng mục tiêu cố hữu thì vẫn luôn bất biến.


(Còn tiếp)


Nguyễn Thiện Chí




Biển Đông, Trung Quốc, giàn khoan 981, Tập Cận Bình, Tôn Trung Sơn, Tưởng Giới Thạch, Mao Trạch Đông, Đặng Tiểu Bình, Hồ Cẩm Đào





Số phận những tỷ phú số 1 Việt Nam đời đầu

Số phận những tỷ phú số 1 Việt Nam đời đầu

- Nhiều đại gia số một giờ chìm sâu trong bảng xếp hạng những người giàu nhất trên TTCK, sau những biến cố, sóng gió trên thị trường và trước sự bứt phá mạnh mẽ của nhiều gương mặt mới.





Từng dẫn đầu, giờ chìm sâu


Sáng 29/9, cổ phiếu KBC của Tổng công ty phát triển đô thị Kinh Bắc của ông Đặng Thành Tâm tiếp tục tăng giá ấn tượng với +3,4% lên 15.200 đồng/cp. Sự tăng giá với tốc độ vũ bão 50% trong vòng khoảng 2 tháng qua đã khiến tài sản của doanh nhân này tăng mạnh.


Tuy nhiên, tốc độ tăng giá của các cổ phiếu, trong đó có KBC, không giúp ông Tâm cải thiện về thứ hạng trên bảng những người giàu nhất TTCK. Với hơn 1.100 tỷ đồng quy ra từ cổ phiếu đứng tên, ông Tâm ở rất xa vị trí số 1 ông từng nắm giữ năm 2007.


Tỷ phú Phạm Nhật Vượng hiện đứng đầu danh sách, nắm giữ gần 285 triệu cổ phiếu VIC của Vingroup trị giá gần 22.000 tỷ đồng, tương đương hơn 1 tỷ USD, gấp 22 lần số tài sản ông Tâm đứng tên. Đó là chưa tính tới tài sản của vợ và người thân của ông là gần 3.800 tỷ đồng của bà Phạm Thu Hương và hơn 2.500 tỷ đồng của bà Phạm Thúy Hằng.











Đại-gia, giàu-nhất, Đặng-Thành-Tâm, Trương-Gia-Bình, Trần-Đình-Long, Phạm-Nhật-Vượng, đại-gia-số-1, siêu-giàu, bảng-xếp-hạng, sàn-chứng-khoán, thị-trường-chứng-khoán, bất-động-sản, Đoàn-Nguyên-Đức

Tổng tài sản quy ra từ cổ phiếu FPT của ông Bình hiện chỉ còn 1.300 tỷ đồng, thấp hơn mức trung bình của 3 người giàu nhất trên sàn hiện nay.



Để vươn lên vị trí thứ 10 mà ông Tâm ngấp nghé trong suốt cả năm 2013 cũng khó khăn, bởi ông cần thêm khoảng 300 tỷ giá trị tài sản đứng tên nữa mới đánh bật được người đang ở vị trí này.


Đại gia Đặng Thành Tâm tụt hạng nhanh chóng từ khi hầu hết DN mà ông nắm giữ kinh doanh yếu kém, nợ nần chống chất. Khoảng 2 năm gần đây, ông rất vất vả giải cứu các DN này.


Ông Trương Gia Bình - người giàu nhất trên TTCK năm 2006 với khối tài sản khi đó gần 2.400 tỷ đồng. Tuy nhiên, tổng tài sản quy ra từ cổ phiếu FPT của ông Bình hiện chỉ còn khoảng 1.300 tỷ đồng (thêm một vài trăm tỷ do người thân đứng tên), thấp hơn mức trung bình 12.000 tỷ đồng của 3 người giàu nhất trên sàn hiện nay.


Ông Bình giờ vẫn là cổ đông lớn nhất của FPT. Tuy nhiên, sự bùng nổ của các DN khác khiến ông Bình hiện chỉ đứng thứ 13 trong bảng xếp hạng và có thể thấp hơn nhiều nếu so với hàng loạt đại gia chuyển một phần lớn tài sản sang công ty riêng, người thân như: Lê Phước Vũ, Nguyễn Đức Tài (MWG), Đặng Văn Thành, Trần Hùng Huy, Trầm Bê...


Một số gương mặt nổi danh khác như Đặng Văn Thành, Trần Kim Thành, Trần Mộng Hùng, Lê Văn Quang, Nguyễn Đăng Quang, Hà Văn Thắm... cũng đang chìm dần trên thị trường, rớt xuống các vị trí thấp hơn.


Sự bứt phá ngoạn mục


Trái ngược với sự tụt giảm mạnh của nhiều gương mặt đại gia kỳ cựu, TTCK chứng kiến nhiều doanh nhân giàu có trẻ tuổi khác nổi lên nhanh chóng.


Ông Phạm Nhật Vượng đang xếp vị trí số 1 trong tốp những người giàu nhất sau khi đã nắm danh hiệu này 4 năm trước đó. Tài sản của ông cũng như gia đình đang ngày càng phình to và vượt xa hơn so với các đại gia ở các vị trí tiếp theo.











Đại-gia, giàu-nhất, Đặng-Thành-Tâm, Trương-Gia-Bình, Trần-Đình-Long, Phạm-Nhật-Vượng, đại-gia-số-1, siêu-giàu, bảng-xếp-hạng, sàn-chứng-khoán, thị-trường-chứng-khoán, bất-động-sản, Đoàn-Nguyên-Đức

Sau khoảng 30 năm đổi mới, nền kinh tế Việt Nam đã có những chuyển biến đáng kể với nhiều gương mặt mới.



Tổng cộng, gia đình ông Vượng đang nắm giữ hàng trăm triệu cổ phiếu VIC của Tập đoàn Vingroup, trị giá gần 29 nghìn tỷ đồng, bằng suýt soát 90% so với tổng tài sản của 9 gia đình còn lại trong tốp 10 gia đình giàu nhất trên TTCK.


Ở vị trí thứ 2 trong bảng xếp hạng là ông Đoàn Nguyên Đức có tài sản chưa tới 8.300 tỷ đồng, còn gia đình đứng ở vị trí thứ 2 thuộc về gia đình ông Trần Đình Long cũng mới chỉ có hơn 8.800 tỷ đồng.


Gần đây, sau khoảng hơn 2 tháng niêm yết cổ phiếu MWG của CTCP Đầu tư Thế giới di động trên sàn, ông Nguyễn Đức Tài đã chứng kiến tài sản nở phình lên thành 1.800 tỷ đồng, còn ông Trần Lê Quân (thành viên HĐQT) có tài sản trên 1.500 tỷ đồng. Hai đại gia mới nổi này đều có tài sản đủ lọt tốp 10 người giàu nhất trên sàn chứng khoán.


Chủ tịch Tập đoàn Hòa Phát, ông Trần Đình Long, tiến rất vững chắc trên bảng xếp hạng những người giàu nhất và hiện đứng ở vị trí thứ 2. Nếu tính cả tài sản của vợ, thì gia đình ông Long giữ vị trí thứ 2 trên bảng xếp hạng.


Bên cạnh đó, giới đầu tư còn chứng kiến sự bứt phá của 2 đại gia ngành thủy sản là bà Trương Thị Lệ Khanh (Vĩnh Hoàn) và ông Dương Ngọc Minh (Hùng Vương). Hai doanh nhân này đều vươn tới và xác lập vị trí trong tốp 10 người giàu nhất.


Có thể thấy, số lượng người giàu có tăng lên nhanh chóng, trong đó những người siêu giàu (với tài sản trên 30 triệu USD) cũng tăng lên không ngừng, với con số ước tính khoảng 200 người. Hai người được xếp hạng là tỷ phú USD, trong đó có ông Phạm Nhật Vượng và một người còn lại chưa xác định được danh tính.


Tuy nhiên, đang có những tín hiệu cho thấy, bảng xếp hạng sẽ thay đổi lớn trong vài năm tới. Sự giàu có nhờ vào BĐS hay ngân hàng, chứng khoán... không còn dễ như trước, thay vào đó sẽ là các ngành sản xuất thế mạnh của Việt Nam, của các DN sản xuất hàng hóa quy mô lớn và sản xuất hàng hóa thiết yếu... Sự xuất hiện của hai doanh nhân thủy sản cũng như vua thép Trần Đình Long chứng tỏ xu hướng này.


Huấn Tú










Đại-gia, giàu-nhất, Đặng-Thành-Tâm, Trương-Gia-Bình, Trần-Đình-Long, Phạm-Nhật-Vượng, đại-gia-số-1, siêu-giàu, bảng-xếp-hạng, sàn-chứng-khoán, thị-trường-chứng-khoán, bất-động-sản, Đoàn-Nguyên-Đức





Ráo riết tìm nguyên nhân nứt cao tốc HN - Lào Cai

Ráo riết tìm nguyên nhân nứt cao tốc HN - Lào Cai

- Trao đổi với báo chí chiều 30/9 tại họp báo Chính phủ, Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Nguyễn Văn Nên cho hay Bộ GTVT và các đơn vị trực thuộc đang ráo riết kiểm tra, thẩm định, tìm chính xác nguyên nhân đường cao tốc Hà Nội - Lào Cai bị nứt chỉ 2 ngày sau khi đi vào hoạt động.


Báo Pháp luật TP.HCM đặt câu hỏi: Vụ việc đường cao tốc Hà Nội - Lào Cai theo giải thích của Bộ GTVT là đất yếu. Bộ trưởng có thấy thỏa đáng?










cao tốc, Hà Nội - Lào Cai

Khu vực xuất hiện vết nứt thuộc đoạn đường theo dõi lún. Ảnh: VEC



Bộ trưởng Nguyễn Văn Nên nói, theo báo cáo của Bộ GTVT và các ngành chức năng, ngay khi chuẩn bị thông xe và thực hiện những công việc cuối cùng trước khi đưa vào sử dụng đường đã phát hiện vết nứt.


"Sự cố xảy ra ngoài ý muốn đều có nguyên nhân. Hiện nay nhà thầu chịu trách nhiệm chính đang ráo riết thực hiện công việc của mình. Bộ GTVT và các cơ quan trực thuộc đang giám sát, kiểm tra, thẩm định lại, xem xét tìm nguyên nhân cho rõ, lúc đó tuyên bố mới chính xác... Nó là vô trách nhiệm, hời hợt, tiêu cực thì sau khi điều tra mới biết được".


Tại phiên họp Chính phủ, Bộ trưởng GTVT nói đã chủ động mời một số báo chí đến trực tiếp, mắt thấy tai nghe và biết kế hoạch sắp tới Bộ chỉ đạo làm những việc gì.


Bộ trưởng Nguyễn Văn Nên cũng lưu ý vấn đề thông tin báo chí về sự cố này. Những thông tin báo chí phản ánh chưa đầy đủ, chính xác có phần trách nhiệm của người cung cấp thông tin và cơ quan có trách nhiệm cung cấp thông tin.


Cao tốc Nội Bài - Lào Cai là tuyến dài nhất (245 km), hiện đại nhất Việt Nam với tổng số vốn gần 1,5 tỷ USD.


Sau 2 ngày tuyến đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai đi vào hoạt động, tại km 83, chiều từ Yên Bái về Phú Thọ đã có một vết nứt dài, gây nguy hiểm cho các phương tiện giao thông.


L.Thư - H.Nhì






'Vụ ông Hồ Nghĩa Dũng là bài học cho cán bộ hưu'

'Vụ ông Hồ Nghĩa Dũng là bài học cho cán bộ hưu'

- Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Nguyễn Văn Nên cho hay sự việc ông Hồ Nghĩa Dũng không thuộc quyền quản lý của Chính phủ nên Chính phủ không bàn. Tuy nhiên cũng nhắc nhở đây là bài học kinh nghiệm chung cho cán bộ khi nghỉ hưu.





Tại cuộc họp báo thường kỳ Chính phủ chiều 30/9, Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Nguyễn Văn Nên trả lời câu hỏi xung quanh sự việc nguyên Bộ trưởng GTVT Hồ Nghĩa Dũng làm thành viên HĐQT công ty cổ phần đầu tư Đèo Cả.











Hồ Nghĩa Dũng, Đèo Cả, bộ trưởng GTVT
Nguyên Bộ trưởng GTVT Hồ Nghĩa Dũng

"Trong cuộc họp Chính phủ vừa rồi và vừa qua Thủ tướng có nhắc nhở việc này không? Quan điểm của ông về việc cựu Bộ trưởng sau khi về hưu đã làm thành viên HĐQT công ty?"


Bộ trưởng Nguyễn Văn Nên cho hay, sau khi báo chí thông tin, HĐQT công ty Đèo Cả nhìn nhận đã không nắm kỹ nghị định 102 quy định cán bộ công chức sau khi nghỉ việc nên đã mời ông Hồ Nghĩa Dũng làm tư vấn.


"Câu chuyện này họ đã tự khắc phục. Việc này cũng không thuộc quyền quản lý của Chính phủ nên Chính phủ không bàn. Tuy nhiên cũng nhắc nhở với nhau rằng đây là bài học rút kinh nghiệm chung cho những cán bộ đương chức hiện nay khi nghỉ hưu thì cần nghiên cứu kỹ các quy định với mình để không phải vướng, vi phạm những điều không đáng có như thế" - Bộ trưởng nêu quan điểm.


Trước đó, dư luận xôn xao vụ việc nguyên Bộ trưởng GTVT Hồ Nghĩa Dũng tham gia làm thành viên HĐQT công ty cổ phần đầu tư Đèo Cả, doanh nghiệp xây dựng, vận hành và khai thác dự án đầu tư xây dựng hầm đường bộ qua đèo Cả, quốc lộ 1A, đi qua hai tỉnh Phú Yên và Khánh Hòa, theo hình thức BOT và BT. Đây là dự án trọng điểm quốc gia, có tổng mức đầu tư dự kiến trên 14.900 tỉ đồng.


Đáng nói là trong thời gian ông Hồ Nghĩa Dũng là Bộ trưởng GTVT, bộ này có các quyết định làm căn cứ pháp lý cho dự án nêu trên, cả phê duyệt hồ sơ đề xuất dự án, quyết định về việc chỉ định nhà đầu tư công trình xây dựng hầm đường bộ qua đèo Cả.... 8 tháng sau khi nghỉ hưu, ông Hồ Nghĩa Dũng đã tham gia công ty này với vai trò "cố vấn". Trong khi đó, theo nghị định 102, trong lĩnh vực GTVT, thời gian không được kinh doanh đối với người thôi giữ chức vụ là từ 12-18 tháng.


Trước dư luận, hôm 24/9, ông Hồ Minh Hoàng, Phó chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc công ty cổ phần đầu tư Đèo Cả đã thông báo công ty này đã họp và thống nhất để ông Hồ Nghĩa Dũng thôi làm thành viên HĐQT độc lập.


Cũng theo đại diện công ty này, ông Hồ Nghĩa Dũng nhận lời tham gia với vai trò cố vấn, thành viên HĐQT độc lập cùng với các chuyên gia khác là do tâm huyết, muốn góp trí tuệ, kinh nghiệm cùng công ty để xây dựng một công trình lớn, có lợi cho đất nước, chứ không hề vì mục đích kinh tế.


Linh Thư - Hồng Nhì






Nổ lớn trên xe giường nằm, 3 người bị thương nặng

Nổ lớn trên xe giường nằm, 3 người bị thương nặng

- Chiếc xe giường nằm đang lưu thông trên QL1A đoạn qua huyện Nghi Lộc (Nghệ An) bất ngờ phát ra tiếng nổ rất lớn. Ít nhất 3 người bị thương nặng đang cấp cứu tại bệnh viện.


Vụ việc khá nghiêm trọng xảy ra vào khoảng 11h ngày 30/9, trên tuyến QL1A, đoạn qua xã Nghi Long, huyện Nghi Lộc, Nghệ An.











nổ lớn, xe giường nằm, thương nặng, Nghệ An
Chiếc xe bị vỡ toang 2 cửa kính sau vụ nổ, bên trong phần đầu xe cũng bị hư hỏng nặng.

Thời điểm trên, chiếc xe giường nằm mang BKS 29B – 056.71 chạy tuyến Vinh – Hà Nội, khi lưu thông đến địa phận xã Nghi Long bất ngờ bên trong xe có tiếng nổ rất lớn.


Vụ nổ khá nghiêm trọng làm 3 người bị thương rất nặng, gồm lái xe, phụ xe và lơ xe. Rất đông các hành khách trên xe hoảng loạn thoát ra ngoài.


Tại hiện trường, theo quan sát của PV VietNamNet, chiếc xe bị vỡ 2 cửa kính ở phía bên trái, bên trong phần đầu xe hư hỏng nặng.


Trên QL1A nơi xảy ra vụ việc, một vết trượt dài chừng hơn 10m. Mặt đường vương vãi mảnh gương vỡ sau vụ nổ. 3 nạn nhân bị thương nặng nhanh chóng được chở đến bệnh viện.











nổ lớn, xe giường nằm, thương nặng, Nghệ An

nổ lớn, xe giường nằm, thương nặng, Nghệ An


Nạn nhân bị thương nặng đang được cấp cứu tại BVĐK Nghệ An.

Trao đổi với PV tại BVĐK Nghệ An, chị Phạm Thị Oanh (SN 1976, trú Nghi Vạn, Nghi Lộc) hoảng hốt cho biết, chị ngồi ngay hàng ghế đầu trên chiếc xe gặp nạn.


Theo chị Oanh, khoảng gần 11h, chị bắt xe giường nằm tuyến Vinh – Hà Nội tại đoạn qua huyện Nghi Lộc. Chị ngồi ghế đầu, lúc này phía trước có một hộp cát tông gói chặt, được cho là hàng của khách gửi nhà nhà xe.


Tôi nghe người nhà xe bảo đấy là chiếc loa do một hành khách gửi từ bến xe Vinh ra Thanh Hóa. Tuy nhiên khi chủ xe ra gửi cho điểm nhận thì ngoài ấy không lấy, đem về lại Vinh thì bên gửi cũng không nhận.











nổ lớn, xe giường nằm, thương nặng, Nghệ An
Chị Phạm Thị Oanh hoảng loạn kể lại vụ nổ.

Lúc đang ngồi trên xe, lơ xe thấy tò mò bèn rạch hộp cát tông ra xem. Tôi thấy đó là một cái loa, có sẵn cả tai nghe, dây điện. Lúc này, mấy người đang loay hoay tìm thẻ nhớ lắp vào thì bỗng nhiên chiếc loa phát nổ dữ dội”.


Theo chị Oanh, tiếng nổ khiến cửa kính vỡ tung, 2 lái xe cùng lơ xe bị thương rất nặng khắp toàn thân và khuôn mặt. Chị may mắn chị bị xây xước nhẹ. Phần đầu xe khói bốc lên mù mịt.


Thông tin ban đầu, các nạn nhân bị thương gồm lái xe Phan Đình Ninh (SN 1975), một phụ xe khác chưa rõ danh tính và lơ xe Thái Viết Hảo. Cả 3 đều bị thương rất nặng.


Nhận được thông tin, Công an huyện Nghi Lộc lập tức cử lực lượng có mặt tại hiện trường để xử lý và điều tiết giao thông.


Nguyên nhân vụ việc đang được cơ quan chức năng điều tra.


Cao Nam






Thứ Hai, 29 tháng 9, 2014

Biểu tình ở Hong Kong đe dọa giấc mơ TQ

Biểu tình ở Hong Kong đe dọa giấc mơ TQ

Làn sóng biểu tình ở Hong Kong đang thu hút sự chú ý của cả thế giới vào ông Tập Cận Bình. Người ta lo ngại rằng, nếu không được xử lý phù hợp, các cuộc biểu tình đường phố thậm chí có thể biến thành một cuộc cách mạng màu phiên bản TQ.












TQ, Hong Kong, dân chủ, Tập Cận Bình, biểu tình,
Biểu tình ở Hong Kong. Ảnh: Huffingtonpost

“Các phong trào đường phố có thể trở thành một cuộc cách mạng khi nhiều người biểu tình bị cuốn vào đó”, bản tiếng Anh của tờ Thời báo Hoàn cầu TQ viết hôm qua. “Tuy nhiên, Hong Kong không phải là một quốc gia, cũng không có các điều kiện cho một cuộc ‘cách mạng màu’, và các lực lượng đường phố cũng không đủ ảnh hưởng để huy động toàn bộ dân chúng”.

Tuy nhiên, dù không có một kết cục như vậy và rất khó có thể xảy ra điều đó, thì những gì mà người biểu tình đang làm đều bất lợi với ông Tập Cận Bình cũng như toàn bộ đội ngũ lãnh đạo TQ.


Khi ông Tập muốn thể hiện với tất cả rằng, ông là người lãnh đạo quyền lực và hiệu quả nhất trong nhiều thập niên; rằng đảng cầm quyền chịu trách nhiệm hoàn toàn cho dù vô số vấn đề của TQ như tham nhũng, bất bình đẳng thu nhập, bất ổn xã hội; rằng ông có tầm nhìn toàn diện với mọi người dân TQ gồm cả người ở Hong Kong hay Đài Loan… thì cuộc biểu tình lại đang chuyển tải thông điệp ngược lại.


Cho tới nay, thông điệp từ Bắc Kinh đều được kiểm soát cẩn thận. Một người phát ngôn cơ quan phụ trách vấn đề Hong Kong nói rằng, Bắc Kinh tin tưởng Đặc khu hành chính Hong Kong (HKSAR) có thể giải xử lý phong trào biểu tình Occupy Central theo luật pháp.


Trong khi đó, lại có bài báo lập luận rằng, TQ có thể điều quân đội tới Hong Kong nếu như cảnh sát địa phương không có khả năng đối phó với biểu tình. Thông tin này đăng tải được vài giờ trên Thời báo Hoàn cầu TQ trước khi bị gỡ bỏ. Một số trang web khác của nước này như Sohu cũng đăng lại tin.


“Mọi trang web phải lập tức xóa đi những thông tin về sinh viên Hong Kong đụng độ và về ‘Occupy Central’. Kịp thời báo cáo mọi vấn đề. Quản lý chặt chẽ mọi kênh tương tác và hoàn toàn xóa bỏ các thông tin bất lợi. Điều này cần phải tuân thủ một cách chính xác”, mạng Digital Times TQ nói về chỉ thị ban hành với truyền thông nước này.


Trong mọi nỗ lực dự đoán các biện pháp tiếp theo của Bắc Kinh đối phó với biểu tình ở Hong Kong, thì điều quan trọng là cần nhìn nhận quan điểm chính trị của ông Tập Cận Bình. Ông có vẻ thiên về việc ủng hộ áp dụng quyền lực từ trên cao.


Tuần trước, ông Tập đã có cuộc gặp với những người Đài Loan ủng hộ thống nhất ở Bắc Kinh. TQ sẽ “có lập trường vững chắc và kiên quyết”, Tân hoa xã dẫn lời ông nói với đoàn đại biểu. “Không hành động ly khai nào sẽ được dung thứ”.


Cùng lúc đó, ông Tập gắn chuyện thống nhất Đài Loan vào “giấc mơ TQ” của ông: “Chúng ta đang tiến gần hơn tới mục tiêu hồi sinh vĩ đại hơn bất kỳ thời khắc lịch sử nào. Chúng ta có sự tự tin và khả năng hơn bao giờ hết để hiện thực mục tiêu ấy, đó là tin tức tốt lành và cơ hội lịch sử cho Đài Loan”, ông bình luận.


Cuộc biểu tình Hong Kong cũng diễn ra trong lúc ông Tập dường như đang có ý định xây dựng sự sùng bái cá nhân xung quanh mình, trước hết là về mặt quản trị. Hôm chủ nhật, Tân hoa xã đưa tin cuốn sách mới có tiêu đề ‘Tập Cận Bình: Cách quản trị của TQ” được dịch ra ít nhất 9 ngôn ngữ. Cuốn sách này gồm 79 bài viết, nhất mạnh vào “những bài phát biểu, trả lời, chỉ thị, đối thoại của ông Tập” và “cũng gồm 45 hình ảnh của ông Tập”, hãng này cho biết.


Cuối cùng, nếu được coi là hoàn toàn cần thiết, ông Tập và đội ngũ lãnh đạo của ông có lẽ sẽ không nhượng bộ trong quan điểm với phong trào biểu tình. Rủi ro về kinh tế và kinh doanh là một cái giá có thể chấp nhận được để đảm bảo quyền lực của TQ với Hong Kong.


Thái An(theo Businessweek)






Bộ GD-ĐT chặn đường “chạy điểm vào đại học” như thế nào?

Bộ GD-ĐT chặn đường “chạy điểm vào đại học” như thế nào?

- Thời gian gần đây, vấn đề “chạy điểm vào đại học” tiếp tục được báo chí báo chí phản ánh với nội dung: Một số đối tượng khẳng định có thể "chạy trường" cho các thí sinh không đủ điểm đỗ vào đại học hệ chính quy năm 2014, xuất phát từ việc lợi dụng chủ trương của Bộ GD-ĐT cho phép một số trường đào tạo nhân lực cho các tỉnh khu vực Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ…


Bộ GD-ĐT đã gửi công văn đề nghị Cục An ninh Chính trị nội bộ (A83) Bộ Công an phối hợp xác minh, xử lý vi phạm liên quan đến đường dây chạy điểm vào đại học chính quy năm 2014. Trong giai đoạn phóng viên đang điều tra sự việc, Vụ GDĐH cũng đã phối hợp, cung cấp thông tin, tài liệu, nói rõ chủ trương, quy trình thực hiện và tạo điều kiện cho phóng viên tác nghiệp.


Bà Nguyễn Thị Kim Phụng, Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học cho biết, Bộ GD-ĐT đang khẩn trương tiến hành các bước xem xét, xác minh sự việc và khi có kết luận chính thức sẽ xử lý nghiêm sai phạm (nếu có) theo quy định của pháp luật.


Bà Phụng cho rằng:


- Việc tuyển sinh, xét tuyển vào các trường đại học được quy định rất chặt chẽ trong quy chế tuyển sinh. Trong những năm gần đây, Bộ GD-ĐT thường xuyên sửa đổi, bổ sung quy chế để đảm bảo hợp lý, chặt chẽ, minh bạch hơn.


Những trường hợp gian lận, sử dụng giấy báo điểm giả... rất khó qua mặt được các trường nghiêm túc vì kết quả thi của thí sinh đều được các trường công khai trên mạng nên ai cũng có thể kiểm tra được.











Bộ GD-ĐT; chạy điểm; đại học

Tuy nhiên, cũng không loại trừ khả năng có những người lợi dụng lòng tin của một số thí sinh và gia đình thí sinh - là những người chưa có điều kiện và kỹ năng tìm kiếm, kiểm tra thông tin chính thức - để lừa đảo, trục lợi.


Và chúng ta chưa thể loại trừ hết hiện tượng tiêu cực trong công tác tuyển sinh ở trong nhà trường và ngoài xã hội. Bộ GD-ĐT rất hoan nghênh độc giả cung cấp nguồn tin xác thực về các hiện tượng tiêu cực (nếu có) ở cơ sở giáo dục đại học nói riêng và trong giáo dục đào tạo nói chung để Bộ tiến hành thanh, kiểm tra và xử lý vi phạm.


Bộ đã “lường trước”


Khi Bộ GD-ĐT có chủ trương ưu tiên đào tạo nhân lực cho các tỉnh khu vực Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam bộ để phục vụ việc phát triển kinh tế xã hội của địa phương và của vùng, Bộ có lường trước được tình huống có những kẽ hở để một số đơn vị, kể cả những đơn vị không được Bộ GD-ĐT cho phép, lợi dụng chủ trương này để trục lợi hay không?


- Thực hiện chủ trương này, quy trình tham gia của các cơ quan hữu quan được quy định rất cụ thể như sau:


Bộ GD-ĐT quy định đối tượng, điều kiện tham gia xét tuyển; quy định nguyên tắc xác định chỉ tiêu tuyển sinh (không quá 20% chỉ tiêu của ngành đào tạo và không quá 5% tổng chỉ tiêu của của trường được giao nhiệm vụ đào tạo).


Hàng năm, trên cơ sở đề nghị của các ban chỉ đạo, của các tỉnh, Bộ lựa chọn các cơ sở có năng lực tốt, đáp ứng yêu cầu về ngành nghề đào tạo của các địa phương để giao chỉ tiêu đào tạo cho từng trường, trong đó, trước hết ưu tiên các trường trong khu vực. Các trường ngoài khu vực chỉ được giao nhiệm vụ đào tạo những ngành là thế mạnh của trường, khi các trường trong khu vực không đào tạo ngành đó hoặc đã vượt quá năng lực đào tạo.


Ban chỉ đạo Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ phối hợp với Bộ GD-ĐT trong việc xác định điều kiện, nguyên tắc chung nói trên; chỉ đạo các tỉnh, thành trong khu vực dựa vào nhu cầu sử dụng, quy hoạch nhân lực của tỉnh, của vùng để xác định số lượng, ngành nghề, trình độ cần đào tạo; tổng hợp chỉ tiêu để đề xuất với Bộ GD-ĐT về nhu cầu đào tạo trong vùng.

Các tỉnh, thành trong khu vực Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ dựa vào thực tế nhu cầu sử dụng, quy hoạch nhân lực trong tỉnh để xác định số lượng, ngành nghề, trình độ cần đào tạo; tiêu chí xét tuyển áp dụng trong tỉnh; xây dựng kế hoạch tuyển sinh, đào tạo nhân lực từng năm để đề xuất với Ban chỉ đạo và Bộ GD-ĐT. Khi chỉ tiêu được Bộ GD-ĐT duyệt, Chủ tịch UBND phải chỉ đạo việc công bố công khai chỉ tiêu, ra quyết định thành lập Hội đồng tuyển sinh, chỉ đạo việc tuyển sinh và phê duyệt danh sách thí sinh được tỉnh cử đi học gửi về các trường.


Các cơ sở đào tạo được giao nhiệm vụ có quyền và trách nhiệm xét tuyển trên cơ sở các quy định chung, tổ chức đào tạo, đảm bảo chuẩn đầu ra và cấp bằng theo quy định.


Các quy định chặt chẽ như trên trước hết là để hướng dẫn phối hợp thực hiện thống nhất và đúng chủ trương; đồng thời đó cũng là sự “lường trước” của Bộ GD-ĐT để có cơ sở để kết luận vi phạm và xử lý vi phạm nếu có.


Ngoài việc thanh tra, kiểm tra, Chính phủ và Bộ GD-ĐT cũng đã quy định rõ hình thức xử lý kỷ luật đối với viên chức vi phạm (hệ thống Luật Viên chức); quy định hình thức xử phạt, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả… đối với các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục như vi phạm quy định về về thông báo, tư vấn tuyển sinh; xác định đối tượng, chỉ tiêu tuyển sinh… (Nghị định số 138/2013/NĐ-CP) và các chế tài bồi thường khác.


Bộ GD-ĐT sẽ có những biện pháp nào để ngăn chặn được các hiện tượng vi phạm đã nêu, thưa bà?


- Với những hệ đào tạo có thể bị lợi dụng để phát sinh tiêu cực như đào tạo theo địa chỉ sử dụng, hệ cử tuyển, tuyển thẳng thí sinh các huyện nghèo, Bộ GD-ĐT đã yêu cầu các cơ sở đào tạo báo cáo cụ thể tình hình thực hiện.


Sau khi có báo cáo của các trường, Bộ sẽ tổ chức thanh tra, kiểm tra để có kết luận chính thức và sẽ xử lý nghiêm vi phạm, nếu có.


Dự kiến vào quý IV/2014, Bộ GD-ĐT phối hợp với ban chỉ đạo của các vùng thực hiện sơ kết 03 năm đào tạo nhân lực cho Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ để đánh giá kết quả, bàn các biện pháp để thực hiện hiệu quả chính sách, bao gồm cả phòng ngừa tiêu cực phát sinh.


Đối với quy trình quản lý chung, Bộ GD-ĐT sẽ chú trọng hơn yêu cầu công khai thông tin và thực hiện sát sao việc hậu kiểm toàn bộ quá trình thực hiện.


Bộ sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các cơ quan báo chí ngay từ những khâu đầu tiên của quy trình để tạo ra sự giám sát xã hội chặt chẽ trong suốt quá trình thực hiện để giảm thiểu các hiện tượng tiêu cực, lợi dụng chính sách để trục lợi trong các cơ sở đào tạo cũng như ngoài xã hội.


Tự chủ theo lộ trình, năng lực


Bà có chia sẻ những lo ngại rằng: sự việc báo chí nêu là một trong những cảnh báo tiêu cực sẽ nảy sinh nhiều hơn khi thực hiện tự chủ đại học?


- Tự chủ đại học là xu thế tất yếu nhằm đưa giáo dục đại học Việt Nam vào môi trường cạnh tranh, phát triển lành mạnh, hội nhập, theo xu thế chung của thế giới.


Tuy nhiên, quyền tự chủ sẽ phải đi đôi với năng lực tự chủ và tự chịu trách nhiệm. Khi năng lực tự chủ, điều kiện đảm bảo chất lượng của các cơ sở đào tạo chưa đồng đều, mục đích hoạt động giáo dục còn khá đa dạng thì việc mở rộng quyền tự chủ cần có điều kiện, lộ trình phù hợp.


Bên cạnh đó cũng cần quy định rõ trách nhiệm minh bạch thông tin và trách nhiệm giải trình của các cơ sở đào tạo; tạo ra cơ chế dân chủ, có sự tham gia của đội ngũ giảng viên, học viên và người lao động; tạo ra cơ chế giám sát xã hội của các cơ quan ngôn luận, báo chí… tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý nghiêm các vi phạm.


Xin cảm ơn bà.


Ngân Anh
thực hiện






Kẽo kẹt nợ xấu: Sếp ngân hàng bán cá, trông kho

Kẽo kẹt nợ xấu: Sếp ngân hàng bán cá, trông kho

Những ông chủ ký vay hàng ngàn tỷ đồng rồi làm ăn thất bát nhưng vẫn hoành tráng nhà sang, xe đẹp. Còn nợ thì cứ ‘nhập kho’ mặc ngân hàng lo. Thế mới có nghịch lý, sếp NH phải đi bán cá, canh kho… để tính cách xử lý nợ xấu.




Của đau con xót


Hồi đầu năm, khi Bộ trưởng Đinh La Thăng đặt câu hỏi “Toàn đại gia đi xe Phantom thì giải cứu cái gì?” đã được nhiều sếp NH chia sẻ vì chính họ là người trong cuộc của nghịch cảnh này. Nợ xấu phát sinh từ DN, từ nền kinh tế nhưng được tính hết vào NH, NH phải tự xử lý. Một mình vật vã với nợ xấu, sếp NH càng thêm tâm tư về điều này.


Sau hai năm sáp nhâp Habubank vào SHB, một trong những thành tích đáng nhớ là đã xử lý và tái cơ cấu thành công con nợ Bianfishco. Đại gia thủy sản này đã vay hàng ngàn tỷ nhưng đầu tư sai mục đích, kém hiệu quả dẫn đến đổ vỡ.











nợ-xấu, tín-dụng, ngân-hàng, cho-vay, tái-cơ-cấu, vốn,
Ngân hàng một mình vật vã với nợ xấu.

Trước một khối nợ lớn, một cơ ngơi sản xuất hiện đại đang đình trệ, ‘của đau, con xót’, SHB phải dồn lực, dồn người để cứu DN. Đến giờ, Bianfishco đã hoạt động tốt, ông chủ cũ an toàn rút lui chỉ còn NH tiếp tục vất vả và sẽ còn lâu nữa mới thu được hết nợ.


Đại gia thủy sản Lâm Ngọc Khuân bỏ trốn ra nước ngoài để lại Phương Nam nợ nần hàng ngàn tỷ đồng. Tiếp cận tài sản thế chấp, NH không chỉ lo lắng chon ngàn tỷ của mình mà đau xót trước dây chuyển lớn và hiện đại bắt đầu bị han gỉ, hàng ngàn lao động và hộ nông dân lao đao vì mất nghề. Để rồi, chính các NH lại phải cùng nhau xử lý, trước hết là cứu lấy DN, việc làm, thu nhập cho hàng ngàn người rồi mới hy vọng có tiền để thu nợ.


Phương Nam đã hoạt động ổn định và có lãi. Nhưng các NH tiếp tiếp tục phải kẽo kẹt giám sát, hỗ trợ còn việc thu đủ khoản nợ ngàn tỷ có khi còn dài lắm.


Gỗ Trường Thành vay cả ngàn tỷ cho tham vọng phát triển nhanh nhưng thất bại, đứng trước nguy cơ vỡ nợ và phá sản. Đại gia bế tắc, để cứu lấy DN, cứu lấy tiền của mình, các NH lại phải vào cuộc, cùng tính toán, cơ cấu lại nợ rồi tiếp tục hỗ trợ để DN trước rồi mới tính đến thu nợ về sau.


Còn ông chủ Mai Linh cũng sai lầm khi vay hàng ngàn tỷ đồng, đầu tư tràn lan sang nhiều lĩnh vực BĐS, thủy điện, tài chính… ngoài thế mạnh của mình. Để rồi khi vỡ nợ, DN đình đốn, lao động đình công… thì không còn cách nào khác là cầu cứu NH. NH lại vào cuộc dù biết rằng như thế lại thêm mệt còn để đòi được nợ còn lâu dài.


Trên đây là những câu chuyện điển hình trong nỗ lực xử lý nợ xấu NH nhưng trước hết là cứu DN và rộng hơn là vực dây nền kinh tế đang khó khăn thế nhưng trong lộ trình đầy vật vã này mới chỉ có một mình NH vật vã, xoay xở.


Báo cáo NHNN cũng chỉ ra rằng, sự phối hợp của các bên với NHNN trong cơ cấu lại hệ thống NH và xử lý nợ xấu chưa thực sự chặt chẽ và có hiệu quả. Kết quả đạt được về cơ cấu lại NH và xử lý nợ xấu chủ yếu do những nỗ lực và sự chủ động hay đúng hơn là chủ yếu là những giải pháp nội bộ của hệ thống NH


Ông Nguyễn Đức Kiên - Phó Chủ nhiệm UBKT Quốc hội cũng thừa nhận có tình trạng khách hàng vay chưa chủ động xử lý để trả nợ NH. Thậm chí, nhiều trường hợp khách hàng chây ỳ, trốn tránh trách nhiệm trả nợ và không hợp tác với NH trong việc xử lý nợ. Bên cạnh đó, việc triển khai tái cấu trúc và nợ xấu của DNN cũng chưa được xử lý.


Cần một giải pháp toàn diện


Báo cáo của NHNN mới đây cho biết, đến nay, nợ xấu đã được kiềm chế và tiếp tục được xử lý. Theo báo cáo của các TCTD, đến cuối tháng 7/2014, tổng nợ xấu nội bảng là 162,2 nghìn tỷ đồng, chiếm 4,11% tổng dư nợ (cuối năm 2013, tỷ lệ nợ xấu là 3,61%).


Kết quả xử lý nợ xấu đạt được đến nay tiếp tục ghi nhận sự cố gắng của hệ thống các TCTD, nhất là trong điều kiện không có sự hỗ trợ tài chính từ ngân sách nhà nước; và điều kiện thị trường còn nhiều bớt lợi.











nợ-xấu, tín-dụng, ngân-hàng, cho-vay, tái-cơ-cấu, vốn,
Cần một cơ chế và sự vào cuộc đồng bộ với nợ xấu.

Tuy nhiên, điều đáng cảnh báo việc là TCTD tự xử lý nợ xấu đã làm giảm sự lành mạnh tài chính, hiệu quả kinh doanh của NH trong ngắn hạn. Nếu nỗ lực này không được được hỗ trợ tích cực bởi sự phục hồi kinh tế, thực thi có hiệu quả các giải pháp điều hành kinh tế vĩ mô, xử lý nợ tồn đọng trong đầu tư xây dựng cơ bản, chậm tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường bất động sản và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế thì nợ xấu tiềm ẩn rất lớn, xử lý khó khăn hơn và có nguy cơ tăng mạnh.


Theo chuyên gia kinh tế Trần Du Lịch, Nhà nước không cấp tiền để xử lý những tổn thất, rủi ro của hệ thống NH, song các cơ chế, chính sách huy động các nhà đầu tư trong và ngoài nước tham gia tái cơ cấu NH và xử lý nợ xấu còn thiếu, chưa đủ hấp dẫn.


Ông Nguyễn Đức Kiên Nguyễn Đức Kiên lưu ý, việc thiếu nguồn lực tài chính để hỗ trợ cho việc xử lý nợ xấu, lành mạnh hóa và nâng cao năng lực tài chính của hệ thống TCTD là một trong những nguyên nhân làm chậm tiến trình cơ cấu lại TCTD.


Theo ông Trần Du Lịch, “nợ xấu đã và đang là vấn đề đặt ra cần sớm được giải quyết của bài toán kinh tế vĩ mô; nó liên quan đến chính sách về thị trường, đến cả hệ thống pháp luật về kinh tế, dân sự, thậm chí cả hình sự”.


“Nợ xấu không còn là vấn đề riêng của NH, mà gắn liền với bài toán kinh tế vĩ mô, khai thông thị trường, phục hồi nền kinh tế. Vì thế, cần phải cần phải có những giải pháp đồng bộ và mạnh mẽ từ hoàn thiện khuôn khổ pháp lý, xây dựng cơ chế phối hợp liên ngành, trung ương - địa phương mới mong nhẹ gánh nợ xấu”.


Phước Minh














Quyền im lặng và những rào cản

Quyền im lặng và những rào cản

Nhiều người cho rằng vấn đề quyền im lặng còn mới mẻ và đang có nhiều tranh cãi nên "chưa dám" hay "chưa nên" đưa vào Bộ luật Tố tụng hình sự sửa đổi.


>> Bản án giật mũ và tương lai một con người


>> Án oan, ép cung và "dê tế thần"


>> Án oan 10 năm và lời nhắc "công bộc"


>> Nguyễn Thanh Chấn: Tù 10 năm số phận lại treo lơ lửng


LTS: Tuần qua, tại phiên thảo luận của Thường vụ Quốc hội sửa đổi luật Tổ chức TAND, luật Tổ chức VKSND, Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng tỏ ra không hài lòng khi ban soạn thảo luật này không đề cập đến nội dung quyền im lặng của bị can, bị cáo trong dự thảo. Ông nhấn mạnh:"Phải căn cứ vào quy định của Hiến pháp, quyền của người ta sao lại bảo là muốn hay không muốn" [1].


Để làm rõ thêm những vấn đề xung quanh quyền im lặng, Tuần Việt Nam giới thiệu bài viết của ThS Bùi Tiến Đạt, giảng viên Khoa Luật - ĐHQGHN.


Hiện nay đã có khá nhiều ý kiến phân tích và ủng hộ quyền giữ im lặng của người bị cáo buộc phạm tội (bị can, bị cáo). Những lợi ích của quyền này đã được luận giải khá đầy đủ. Đó là một tín hiệu tốt cho việc hoàn thiện pháp luật về tố tụng hình sự ở nước ta.


Hiến pháp hiện hành và quyền im lặng


Các Hiến pháp Việt Namxưa nay vốn đã nghi nhận quyền giả định vô tội và Hiến pháp hiện hành 2013 tiếp tục khẳng định: "Người bị buộc tội được coi là không có tội cho đến khi được chứng minh theo trình tự luật định và có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật" (khoản 1, Điều 31).


Khi Việt Nam thực hiện quyền giả định vô tội này cũng chính là thực thi quyền im lặng đã được bao hàm trong đó. Do đó, dù Bộ luật Tố tụng Hình sự sửa đổi có quy định rõ về quyền im lặng hay không, việc bảo đảm quyền này là đương nhiên nhằm thực hiện các cam kết của luật quốc tế. Thiết nghĩ, việc thể hiện thành lời văn sẽ góp phần chính thức hóa và bảo vệ quyền im lặng tốt hơn. Một số hiến pháp trên thế giới đã đi theo xu hướng này.











Nguyễn Thanh Chấn, quyền im lặng, Nguyễn Sinh Hùng, cơ quan điều tra, án oan, Hiến pháp, Liên hợp quốc, nhân quyền

Nhiều ý kiến cho rằng luật hóa "quyền im lặng" sẽ giảm được oan sai. Trong ảnh là ông Nguyễn Thanh Chấn trong vòng tay người thân sau 10 năm tù oan. Ảnh: Nguyễn Quyết/ NLĐ.



Quyền im lặng áp dụng khi nào?


Hiện có một số cách hiểu chưa chính xác khi cho rằng quyền im lặng chỉ được áp dụng từ khi bị bắt đến khi gặp luật sư. Thực ra, quyền này có hiệu lực cả trong giai đoạn thẩm vấn trước phiên tòa và trong phiên tòa.[2] Ví dụ, lời cảnh báo về quyền của bị can, bị cáo (thường gọi tắt là cảnh báo Miranda) của luật hình sự Mỹ đã nêu: "Bạn không cần thiết phải nói bất cứ điều gì cho chúng tôi vào bất cứ thời điểm nào hoặc trả lời bất cứ câu hỏi nào".


Như vậy, bị cáo có quyền từ chối trả lời các câu hỏi ngay cả tại phiên tòa. Kết luận này có thể được rút ra từ nguyên tắc logic là: một khi các quyền gốc (quyền giả định vô tội và quyền không phải buộc tội chính mình) được áp dụng cả trong phiên tòa, quyền im lặng với tư cách là quyền phái sinh cũng có hiệu lực tương tự. Tất nhiên, quyền im lặng không phải là quyền tuyệt đối và có thể không được áp dụng trong một số trường hợp nhất định.


Phải thông báo về quyền im lặng cho người bị bắt giữ


Nếu bị can, bị cáo không biết quyền của mình để thực hiện và đòi hỏi thì dù có quyền cũng như không. Chính vì vậy, các công ước quốc tế về quyền con người cũng như nhiều quốc gia đòi hỏi các cơ quan tiến hành tố tụng hình sự phải thông báo về quyền cho người bị bắt.


Cảnh báo Miranda của Mỹ vẫn được coi là mẫu mực và lan tỏa rộng rãi thông qua các bộ phim Hollywood. Nó phổ biến đến nỗi nhiều trẻ em đã thuộc lòng lời cảnh báo dù không có nhiều hiểu biết về pháp luật. Cảnh báo Miranda, có mục đích thông báo cho người bị bắt các quyền của họ, có nhiều phiên bản nhưng gồm những nội dung chính sau:


"Bạn đã bị bắt. Trước khi chúng tôi hỏi bạn bất cứ câu hỏi nào, bạn cần phải hiểu những quyền của bạn là gì. Bạn có quyền giữ im lặng. Bạn không cần thiết phải nói bất cứ điều gì cho chúng tôi vào bất cứ thời điểm nào hoặc trả lời bất cứ câu hỏi nào. Bất cứ điều gì bạn nói có thể được dùng để chống lại bạn trước tòa. Bạn có quyền nói chuyện với một luật sư để lấy lời khuyên trước khi chúng tôi hỏi bạn và có quyền yêu cầu luật sư ở bên cạnh bạn trong lúc chúng tôi đặt câu hỏi. Nếu bạn muốn có nhưng không thể thuê luật sư, chúng tôi sẽ cung cấp luật sư cho bạn. Nếu bạn muốn trả lời các câu hỏi bây giờ mà không cần có luật sư thì bạn vẫn sẽ có quyền dừng việc trả lời vào bất cứ lúc nào. Bạn cũng có quyền dừng trả lời vào bất cứ lúc nào cho đến khi bạn nói chuyện với luật sư".[3]


Những rào cản


Việc ghi nhận và bảo vệ quyền im lặng chịu nhiều cản trở, thậm chí phản đối ở Việt Nam cũng như tại không ít quốc gia. Những rào cản này thể hiện ở một số điểm.


Thứ nhất, nhiều người cho rằng vấn đề quyền im lặng còn mới mẻ và đang có nhiều tranh cãi nên "chưa dám" hay "chưa nên" đưa vào Bộ luật Tố tụng hình sự sửa đổi. Họ cũng đưa ra lý do rằng nhiều hiến pháp trên thế giới cũng không có quyền này.


Tuy nhiên, ý kiến này đã bỏ qua một điều rằng Việt Nam, với tư cách là thành viên tham gia Công ước quốc tế về quyền dân sự và chính trị 1966 (International Covenant of Civil and Political Rights), có nghĩa vụ thực thi các điều khoản về quyền giả định vô tội (the right to be presumed innocent) và quyền không phải buộc tội chính mình (the right not to be compelled to testify against oneself or to confess guilt).


Vì vậy, đây là một sự trì hoãn không thuyết phục vì nó đi ngược lại xu thế chung trên thế giới, cũng như những cam kết thực thi Công ước quốc tế của Việt Nam.


Thứ hai, có người cho rằng quyền im lặng không tồn tại vì nó không được chính thức quy định trong Công ước quốc tế về quyền dân sự và chính trị 1966. Quan điểm này không thuyết phục.


Mặc dù, quyền im lặng không được thể hiện rõ bằng lời văn của Công ước, Ủy ban Quyền con người của Liên hợp quốc đã giải thích rằng quyền này được ngầm định và là thành tố thiết yếu của hai quyền nêu trên (quyền phái sinh). Một thiết chế cũng rất uy tín khác, Tòa án Nhân quyền châu Âu, cũng có nhận định tương tự.


Thứ ba, các cơ quan tiến hành tố tụng, đặc biệt là lực lượng điều tra hình sự, có khuynh hướng phản đối quyền im lặng. Họ cho rằng quyền này sẽ gây cản trở hoạt động điều tra và bỏ lọt tội phạm. Ý kiến này tồn tại ngay cả những nước có nền tư pháp phát triển như Anh và Úc.


Nhưng quan điểm này không đứng vững vì nó đi ngược với các nguyên tắc của nhà nước pháp quyền: bảo vệ quyền con người; phòng chống sự lạm quyền của nhà nước; "thà bỏ sót tội phạm còn hơn làm oan người vô tội".


Những rào cản kể trên phản ánh sự chưa sẵn sàng đổi mới theo những giá trị toàn cầu tiến bộ của các cơ quan thi hành pháp luật. Tuy nhiên, việc đảm bảo quyền im lặng là tất yếu theo các cam kết của Nhà nước. Sự đảm bảo quyền này sẽ nâng cao tính nhân bản của nền tư pháp cũng như nâng cao tính chuyên nghiệp của cơ quan điều tra.


Bùi Tiến Đạt(Giảng viên Khoa Luật, ĐHQGHN- Nghiên cứu sinh ĐH Macquarie, Australia)


-----


Chú thích:


[1] Quyền im lặng, Thanh niên, 25/09/2014.


[2] Tham khảo Website Đại sứ quán Hợp chúng quốc Hoa Kỳ tại Việt Nam: Khái quát hệ thống pháp luật Hoa Kỳ - Chương 5: Thủ tục tố tụng hình sự.


[3] Xem: Cẩm nang về Phiên tòa công bằng - Fair Trial Manual, tr. 130.









Bài cùng tác giả:




Đòn bẩy tự do học thuật


Tự do học thuật không chỉ là một quyền cơ bản cần được ghi nhận và bảo vệ bằng hiến pháp, mà còn là đòn bẩy quan trọng của cải cách giáo dục.




Sai phạm giao thông: ai có quyền xử


Pháp luật nhiều nước không cho phép cảnh sát xử phạt vì sẽ có nhiều khả năng dẫn tới lạm quyền vì có quá nhiều quyền.






Nguyễn Thanh Chấn, quyền im lặng, Nguyễn Sinh Hùng, cơ quan điều tra, án oan, Hiến pháp, Liên hợp quốc, nhân quyền