Thảm Cho Bé

Các mẫu Thảm Cho Bé, Thảm Xốp Cho Trẻ, Thảm Lót Nhà Trẻ Eva, Thảm Cho Bé được làm từ chất liệu cao su và hạt nhựa Eva xuất xứ từ Việt Nam đảm bảo an toàn, không độc hại, độ đàn hồi cao và đặc biệt rất bền bỉ. Công dụng chống trơn và hạn chế chấn thương khi tập luyện sử dụng để trải lót sàn phòng tập võ; phòng tập luyện cho các bộ môn thể thao nhào lộn, Aerobic, trường học, nhà trẻ và phòng tập luyện võ thuật các bộ môn như: Taekwondo; Karatedo; Vovinam; Võ cổ truyền; Pencak silat; Sanshuu; Aikido; Judo; Boxing; Kickboxing; Muay; MMA..

GIẢM TỪ 20% KHI MUA THẢM TẬP VÕ SỐ LƯỢNG LỚN LH: 09 68 59 33 78

Thảm cho trẻ với các đường viền dễ dàng nối liền với nhau tạo thành một không gian rộng cho bé vui chơi thoải mái. Thảm xốp lót sàn cho trẻ được làm từ chất liệu cao su và hat nhựa eva, rất êm ái, bề mặt tiếp xúc chống trơn trượt sẽ đảm bảo được độ an toàn khi bé sử dụng.


Thảm Cho Bé




– Thảm lót sàn giúp giảm lực va đập khi bé ngã, giữ an toàn cho bé khi nô đùa.

– Bề mặt thảm xốp có thiết kế sần nhỏ chống trơn trượt hiệu quả.

– Giúp bé vui chơi an toàn, hạn chế trường hợp trượt ngã khi nô đùa.

– Thảm ghép chia miếng dễ dàng lắp ráp phù hợp từng không gian.

– Thuận tiện tháo ra những lúc không sử dụng giúp bảo quản tiện lợi.

– Bề mặt xốp nhanh khô, dễ dàng lau sạch để đảm bảo vệ sinh tốt hơn.

– Màu sắc rực rỡ của từng miếng thảm xốp mang đến vẻ tươi sáng cho căn phòng.

Thảm Tập Võ các bộ môn như: Taekwondo; Karatedo; Vovinam; Võ cổ truyền; Pencak silat; Sanshuu; Aikido; Judo; Boxing; Kickboxing; Muay; MMA.. .Là một trong những dụng cụ không thể thiếu cho bộ môn võ thuật và các môn thể thao.Là thảm mút xốp eva hàng Việt Nam chất lượng cao dùng lót sàn phòng tập võ.… giao hàng toàn quốc.

Thảm Tập Võ là sản phẩm thảm mút xốp eva hàng Việt Nam chất lượng cao, sử dụng để trải lót sàn phòng tập võ; phòng tập luyện cho các bộ môn thể thao nhào lộn, Aerobic, trường học, nhà trẻ.

Độ đàn hồi của thảm tốt sẽ giúp quá trình luyện tập của bạn trở nên dễ dàng hơn. Đặc biệt là khi thực hiện các động tác chống tay, chân hay tiếp xúc với mặt sàn sẽ không gây thương tích hay bị đau. Vì thế, dựa vào nhu cầu luyện tập bạn nên chọn cho mình những loại thảm tập võ có độ đàn hồi khác nhau.

Thứ Hai, 30 tháng 6, 2014

Thuê ngoài dịch vụ CNTT: Thời cơ đã đến?

Thuê ngoài dịch vụ CNTT: Thời cơ đã đến?

- Với việc Thủ tướng Chính phủ chính thức "bật đèn xanh" cho chủ trương thuê ngoài dịch vụ ứng dụng CNTT trong khối cơ quan Nhà nước, có thể nói, chưa bao giờ cơ hội cho các doanh nghiệp CNTT nội lại gần như lúc này.


Hiểu một cách cơ bản nhất, thuê ngoài dịch vụ CNTT là hình thức cung cấp các phần mềm, hệ thống công nghệ dưới dạng dịch vụ, gói thuê bao. Toàn bộ hệ thống sẽ chạy trên nền tảng của nhà cung cấp, và nhà cung cấp dịch vụ sẽ đảm trách mọi khâu từ triển khai dịch vụ, vận hành cho tới bảo trì, bảo dưỡng cho khách hàng.


Trong dự thảo Nghị định Hướng dẫn một số điều của Luật Công nghệ thông tin về dịch vụ công nghệ thông tin, Thuê ngoài dịch vụ công nghệ thông tin được định nghĩa là việc thuê các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân độc lập với chủ đầu tư, tổ chức mua sắm về tổ chức, tài chính nhằm cung cấp, thực hiện các dịch vụ của chủ đầu tư hoặc tổ chức mua sắm đó.


Lợi nhiều bề











Thủ tướng Chính phủ, Thuê ngoài dịch vụ CNTT, Ủy ban chỉ đạo Quốc gia về CNTT, Bộ TT&TT, FPT, Misa
Thuê ngoài dịch vụ CNTT có rất nhiều ưu điểm, lợi ích dành cho cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp.

Không khó để chỉ ra những lợi ích mà các cơ quan Nhà nước, tổ chức có thể nhận được khi thuê ngoài dịch vụ, nhất là khi xu hướng này đã phổ biến tại nhiều nước phát triển như Bắc Mỹ, châu Âu, Nhật Bản.


Theo phân tích của ông Đỗ Cao Bảo, Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Hệ thống Thông tin FPT (FIS) thì có bốn lợi ích không thể phủ nhận, dễ nhận thấy nhất từ xu hướng này, đó là vốn, thời gian, hiệu quả của hệ thống và con người.


Khi một cơ quan chuyển từ phương thức tự đầu tư sang đi thuê dịch vụ, thì trong những năm đầu tiên, thay vì phải bỏ ra cả một khoản đầu tư lớn cho hệ thống CNTT, họ sẽ chỉ phải thanh toán dần cho nhà cung cấp dịch vụ trong nhiều năm. Nói cách khác, với một số tiền ít hơn, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp sẽ có thể triển khai được nhiều hệ thống CNTT hơn, có thể tạo đà để thúc đẩy việc ứng dụng CNTT nhanh hơn.


Nhưng vốn không phải là lợi ích lớn duy nhất. Đã là cơ quan Nhà nước thì không ai không "hãi" thủ tục phức tạp của quá trình đầu tư với rất nhiều công đoạn, thủ tục, từ thủ tục giải ngân cho đến thủ tục thiết kế, rồi chuẩn hóa công nghệ... Nhưng khi đi thuê, những thủ tục này sẽ do các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ CNTT tự làm. Ngay cả khâu thiết kế nhà cung cấp dịch vụ cũng sẽ đảm trách nốt nên chắc chắn, thời gian triển khai hệ thống, dịch vụ ở cơ quan nhà nước sẽ được rút ngắn đáng kể.


Khó khăn của một cơ quan Nhà nước khi quyết định đầu tư một hệ thống CNTT là họ không có kinh nghiệm, chuyên môn nên khi mua sắm vật tư sẽ dễ rơi vào tình trạng lãng phí, mua những sản phẩm quá đắt, không cần thiết hoặc mua sớm quá, chưa cần dùng ngay. Nói cách khác, khoản đầu tư đã không được tối ưu hóa, khiến cho giá thành hệ thống bị đội lên quá cao. Nhưng nếu như thuê ngoài, hiển nhiên là nhà cung cấp dịch vụ sẽ tự tối ưu hóa giá thành dịch vụ và chắc chắn, mức giá thành đó sẽ thấp hơn so với "khách hàng" tự đầu tư. Đấy là chưa kể thời gian để hệ thống đi vào hoạt động cũng ngắn hơn, khoản tiền đầu tư sẽ được thu hồi nhanh hơn, đồng nghĩa với hiệu quả đầu tư tăng lên, ông Bảo phân tích.


Cuối cùng, yếu tố không thể không nhắc tới là con người. Khi tự đầu tư hệ thống, tổ chức sẽ phải cần đến một lực lượng nhân sự CNTT đông để thiết kế, xây dựng, duy trì, vận hành hệ thống. Nhưng nếu thuê ngoài, công việc này hiển nhiên sẽ do nhà cung cấp đảm trách nên không cần phải huy động quá đông nhân sự nữa.


Đồng quan điểm với ông Bảo, ông Nguyễn Xuân Hoàng, Tổng Giám đốc công ty Misa khẳng định với việc sử dụng dịch vụ dưới dạng thuê bao, các doanh nghiệp nhỏ và vừa cũng có thể dễ dàng tiếp cận các hệ thống quản lý cao cấp mà không cần tốn nhiều chi phí cho việc đầu tư máy chủ, hệ thống v...v... "Mô hình này mang tính cơ động, hiệu quả cao giống như thuê bao điện thoại, rất phù hợp với điều kiện kinh doanh của các doanh nghiệp nhỏ lẻ, các đơn vị - cơ quan hành chính Nhà nước", ông Hoàng chia sẻ.


Đã chín muồi để triển khai?











Thủ tướng Chính phủ, Thuê ngoài dịch vụ CNTT, Ủy ban chỉ đạo Quốc gia về CNTT, Bộ TT&TT, FPT, Misa
Ông Đỗ Cao Bảo, Chủ tịch HĐQT FPT IS

Câu hỏi đặt ra là, với rất nhiều ưu điểm như vậy, tại sao thuê ngoài dịch vụ CNTT lại chưa được đón nhận tại Việt Nam. Vì sao nhiều cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp vẫn e dè với ý tưởng này như vậy, thậm chí còn chỉ ra vô số khó khăn, vướng mắc để "biện hộ" cho sự chần chừ, do dự của mình.


Tuy nhiên, theo ông Bảo thì độ trễ này thực ra không có gì khó hiểu và cũng hoàn toàn nằm trong quy luật chung của thế giới. "Tất cả các xu hướng mới (công nghệ hay dịch vụ) thì bao giờ cũng xuất phát ở các nước phát triển. Dịch vụ thuê ngoài cũng tương tự như vậy, được hình thành ở các nước phát triển khi họ đã đạt tới trình độ quản lý cao, độ văn minh cao. Khi ấy, họ mới nhận thức ra được sự lãng phí và nảy sinh nhu cầu tối ưu quy trình. Một trong những biện pháp để tối ưu chính là thuê ngoài".


Nhưng ngược lại, trình độ, nhận thức của người lãnh đạo cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp cũng phải ở một mức nào đó thì họ mới có thể chuyển từ việc triển khai cụ thể sang chỉ làm kế hoạch, quản trị các doanh nghiệp thuê ngoài mà thôi. Trong khi ấy, các nước đang phát triển bao giờ nhận thức cũng chậm hơn và trình độ quản trị cũng thấp hơn nên đi sau các nước phát triển "là tất yếu".


Song nói như vậy không có nghĩa là thời cơ cho thuê ngoài dịch vụ CNTT tại Việt Nam chưa đến. Hoàn toàn ngược lại, Việt Nam được nhận định là có đầy đủ điều kiện chín muồi để triển khai rộng rãi mô hình này, vì nền CNTT Việt nam đang phát triển vượt trên trình độ phát triển chung của nền kinh tế. Thậm chí một số chuyên gia còn đánh giá độ sẵn sàng của Việt Nam còn cao hơn nhiều nước có cùng chỉ số phát triển kinh tế như GDP.


"Tuy nhiên, có đi được vào thực tiễn hay không thì còn phụ thuộc rất nhiều vào quyết tâm của lãnh đạo. Rất may cho các doanh nghiệp CNTT nội là Chính phủ đang rất quyết tâm. Tôi nghĩ rằng sự quyết tâm này sẽ thúc đẩy mạnh thị trường cho thuê dịch vụ CNTT , nâng cao hiệu suất của đầu tư xã hội và giúp chúng ta đi nhanh hơn so với các nước cùng trình độ", ông Bảo lạc quan.


Chính phủ quyết tâm











Thủ tướng Chính phủ, Thuê ngoài dịch vụ CNTT, Ủy ban chỉ đạo Quốc gia về CNTT, Bộ TT&TT, FPT, Misa
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trao đổi với các thành viên của Ủy ban Chỉ đạo Quốc gia về CNTT. Ảnh: VGP

Các doanh nghiệp có lý khi lạc quan như vậy, bởi một trong những nội dung nổi bật, được nhắc đến nhiều nhất trong phiên họp toàn thể đầu tiên của Ủy ban Chỉ đạo Quốc gia về CNTT, do đích thân Thủ tướng Chính phủ làm Chủ tịch, chính là quyết tâm của Chính phủ trong việc thúc đẩy thuê ngoài dịch vụ CNTT trong khối cơ quan nhà nước.


Có thể nhận thấy nội dung này xuyên suốt trong rất nhiều ý kiến, phát biểu tại cuộc họp, được nhấn mạnh nhiều lần như là một giải pháp có thể "tạo được sự đột phá, động lực trong ứng dụng CNTT, tăng cường hiệu quả quản lý nhà nước". Và không kém phần quan trọng, hướng đi này sẽ mở ra cả một thị trường rộng lớn cho các doanh nghiệp CNTT nội phát triển.


Như lời của Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Bắc Son, Ủy viên thường trực của Ủy ban thì thuê dịch vụ CNTT đang là xu hướng mới tại các nước phát triển. Hiện tại, Văn phòng Chính phủ và Văn phòng Quốc hội đều đã đi đầu trong việc thực hiện thuê dịch vụ CNTT trọn gói. Đồng quan điểm, Phó Chủ nhiệm VPQH Nguyễn Sỹ Dũng tin rằng thực hiện cơ chế thuê dịch vụ CNTT sẽ "tạo sức sống cho thị trường Công nghệ trong nước".


Lý giải cho sự đồng thuận của các thành viên trong Ủy Ban Quốc gia, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch & Đầu tư Đặng Huy Đông cho rằng, mua sắm chính phủ phải là "đầu ra cho doanh nghiệp". Theo quy trình đầu tư, một dự án về CNTT phải mất hàng năm để hoàn tất thủ tục nên có khi được phê duyệt thì công nghệ đã lạc hậu. Cơ chế thuê dịch vụ công nghệ thông tin sẽ giúp khắc phục được tình trạng này, bởi nó sẽ rút ngắn đáng kể thời gian đầu tư, xây dựng hệ thống ban đầu.


Bản thân Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, sau khi nghe ý kiến của các thành viên, cũng đã đồng ý chủ trương thực hiện thuê dịch vụ ứng dụng CNTT trong các cơ quan Nhà nước; giao lãnh đạo các Bộ TT&TT, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính và Văn phòng Chính phủ khẩn trương trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định về cơ chế, chính sách để thực hiện.


Kỳ II: Bao giờ "cởi" được nút thắt cơ chế?



Thủ tướng Chính phủ, Thuê ngoài dịch vụ CNTT, Ủy ban chỉ đạo Quốc gia về CNTT, Bộ TT&TT, FPT, Misa





Cuộc sống nơi đầu sóng ngọn gió của kiểm ngư VN

Cuộc sống nơi đầu sóng ngọn gió của kiểm ngư VN


- Những ngày tác nghiệp tại Hoàng Sa, P.V VietNamNet ghi lại hình ảnh sinh hoạt đầy gian khổ của các kiểm ngư viên. Họ đã vượt qua mọi khó khăn, thách thức nơi đầu sóng ngọn gió để giữ gìn biển đảo quê hương.














Hoàng Sa, Việt Nam, Kiểm ngư
Tàu kiểm ngư 951 vừa bị nhóm tàu Trung Quốc đâm va gây hư hỏng nặng cách đây vài ngày tại vùng biển Hoàng Sa.










Hoàng Sa, Việt Nam, Kiểm ngư
Cuộc sống của những kiểm ngư viên thiếu thốn đủ thứ, điển hình như nước ngọt sinh hoạt; mỗi tuần họ chỉ được tắm 1 lần.










Hoàng Sa, Việt Nam, Kiểm ngư
Rau quả chỉ giữ xanh được nửa tháng đầu, trong khi mỗi chuyến ra biển của tàu Kiểm ngư thường kéo dài 45 – 60 ngày...










Hoàng Sa, Việt Nam, Kiểm ngư
Thân cây chuối được trữ nhiều trên tàu để ăn cho có chất “rau xanh”










Hoàng Sa, Việt Nam, Kiểm ngư
Giết lợn trữ thịt để ăn dần trong những ngày lênh đênh trên biển










Hoàng Sa, Việt Nam, Kiểm ngư
Nuôi cả gà, vịt ở trên sàn tàu










Hoàng Sa, Việt Nam, Kiểm ngư
Vớt mực và câu cá ban đêm…










Hoàng Sa, Việt Nam, Kiểm ngư
Các kiểm ngư viên thay phiên nhau làm bếp










Hoàng Sa, Việt Nam, Kiểm ngư
Có y bác sĩ trên tàu để định kỳ kiểm tra sức khoẻ cho anh em kiểm ngư viên










Hoàng Sa, Việt Nam, Kiểm ngư
Tập trung tại câu lạc bộ của tàu để xem phim, chương trình hài…từ các đĩa mang theo.










Hoàng Sa, Việt Nam, Kiểm ngư
Những giờ rảnh rỗi trên bong tàu với thuốc lào và hỏi thăm chuyện gia đình, vợ con...










Hoàng Sa, Việt Nam, Kiểm ngư
Báo trở thành thứ giải trí quý hiếm.










Hoàng Sa, Việt Nam, Kiểm ngư
Tập trung nghe radio để nắm bắt thời sự trong, ngoài nước, đặc biệt là tình hình Biển Đông.










Hoàng Sa, Việt Nam, Kiểm ngư
“Đệ nhất kéo…” của tàu Kiểm ngư 635 giữa trùng khơi.










Hoàng Sa, Việt Nam, Kiểm ngư
Những lúc nhớ về gia đình, vợ con










Hoàng Sa, Việt Nam, Kiểm ngư
Vượt qua mọi gian khổ, thử thách, các kiểm ngư viên vẫn kiên cường bám biển, bảo vệ Hoàng Sa.

Anh Duy (Hoàng Sa, tháng 6/2014)





Gửi chia sẻ, câu hỏi tư vấn tại đây hoặc về banxahoi@vietnamnet.vn

Hoàng Sa, Việt Nam, Kiểm ngư






Sếp tài ba xoay vòng qua tay đại gia

Sếp tài ba xoay vòng qua tay đại gia

- Hàng loạt sếp nổi tiếng đến rồi đi, đi rồi lại quay về, qua lại giữa các DN... dường như họ bị hút vào vòng xoáy những cuộc chơi của các ông chủ, đại gia chi phối DN.





Những gương mặt quen thuộc


Giữa tháng 5/2014, Eximbank bổ nhiệm ông Phạm Hữu Phú - Phó HĐQT kiêm nhiệm chức danh Quyền Tổng giám đốc thay cho ông Nguyễn Quốc Hương, người chỉ tại vị được 4 tháng.


Giới đầu tư cũng như cổ đông của Eximbank không lạ gì ông Phạm Hữu Phú và biết rõ đó là sự trở về tất yếu của ông. Trước đó, cuối tháng 4, ĐHCĐ Eximbank, ông Phú đã được rút về HĐQT nhằm tăng cường nhân lực quản trị sau khi được "biệt phái" 2 năm giữ chức Chủ tịch HĐQT ở Sacombank trong bối cảnh Eximbank nắm tỷ lệ cổ phần lớn ở Sacombank.


Trong lần trở về này, không chỉ nắm giữ vị trí cũ là phó chủ tịch HĐQT, ông Phú còn được giao thêm trọng trách trực tiếp lèo lái con tàu Eximbank. Việc ông Phú trở về được xem là một bước đi đúng đắn sau khi "mặt trận" Sacombank đã hoạt động ổn định trở lại.


Trong vụ "giải cứu" Thủy sản Bình An (Bianfishco) hồi cuối 2012 và 2013, giới đầu tư thật sự bất ngờ với cái tên Trần Văn Trí. Theo đề án tái cơ cấu Bianfishco, ông Trần Văn Trí - chồng nữ đại gia Diệu Hiền được cử làm TGĐ trong khi DN không còn của gia đình đại gia Diệu Hiền mà do NH chi phối. Bên cạnh ông Trí, người ta thấy những gương mặt khá quen thuộc trong dàn lãnh đạo cao cấp trong nhóm DN của đại gia Đỗ Quang Hiển (bầu Hiển) là ông Nguyễn Văn Lê (Tổng giám đốc SHB) và ông Lê Minh Thắng...


Chỉ khoảng 3 năm, từ một cái tên không mấy ai biết tới, ông Trí nổi tiếng như một người hùng giúp hồi sinh cả chục công ty thủy sản ở Đồng bằng sông Cửu Long thoát khỏi cảnh nợ nần, nguy cơ phá sản.











Sacombank, Eximbank, Phương-Nam, Southern-Bank, Bianfishco, thâu-tóm, sáp-nhập, hợp-nhất, Phạm-Hữu-Phú, Trần-Văn-Trí, Nguyễn-Văn-Sự, Bùi-Quang-Ngọc, Kiều-Hữu-Dũng, Đỗ-Quang-Hiển, Trầm-Bê, Trầm-Trọng-Ngân, Bình-Chánh-BCCI, sở-hữu, chi-phối

Hàng loạt sếp nổi tiếng đến rồi đi, đi rồi lại quay về, qua lại giữa các DN



Ông Nguyễn Văn Lê, được biết đến là một CEO rất giỏi của bầu Hiển với kinh nghiệm dày dặn ở nhiều đơn vị. Vị sếp Việt sinh năm 1973 này có hơn 15 năm giữ chức TGĐ Ngân hàng SHB và hiện tại nắm giữ nhiều chức vụ như: chủ tịch Chứng khoán SHB, phó chủ tịch Bảo hiểm SHB-Vinacomin, thành viên Bianfishco, thành viên Quản lý quỹ SH...


Một gương mặt cũng rất quen thuộc với giới tài chính là ông Kiều Hữu Dũng gần đây cũng được bổ nhiệm làm chủ tịch HĐQT Sacombank thay cho ông Phạm Hữu Phú. Ông Dũng không nắm giữ cổ phiếu Sacombank và trước đó đã là phó chủ tịch, thành viên HĐQT độc tại NH này từ giữa năm 2012 khi mà cơ cấu Sacombank bị thay đổi mạnh mẽ với sự tham gia của đại diện Eximbank và gia đình đại gia Trầm Bê - ông chủ SouthernBank.


Rất nhiều CEO Việt giỏi trong thời kỳ khó khăn vừa qua đã phải quay cuồng với công cuộc tái cấu trúc của các đại gia như: ông Nguyễn Văn Sự (TGĐ Hoàng Anh Gia Lai); Dương Thị Mai Hoa; Bùi Quang Ngọc (FPT)...


'Tướng đánh trận'


Sau 2 năm được điều đến Sacombank, ông Phạm Hữu Phú được đánh giá đã thành công trong bối cảnh chuyển giao quyền lực.


Trả lời báo chí về việc rút khỏi Sacombank để về với Eximbank, ông Phú từng cho biết, ông chỉ là một người lính và việc rút về là một việc bình thường.











Sacombank, Eximbank, Phương-Nam, Southern-Bank, Bianfishco, thâu-tóm, sáp-nhập, hợp-nhất, Phạm-Hữu-Phú, Trần-Văn-Trí, Nguyễn-Văn-Sự, Bùi-Quang-Ngọc, Kiều-Hữu-Dũng, Đỗ-Quang-Hiển, Trầm-Bê, Trầm-Trọng-Ngân, Bình-Chánh-BCCI, sở-hữu, chi-phối

Ông Kiều Hữu Dũng được bổ nhiệm làm chủ tịch HĐQT Sacombank thay cho ông Phạm Hữu Phú.



Vụ giải cứu Bianfishco của ông Trần Văn Trí và các cộng sự của bầu Hiển là ông Lê và ông Thắng cũng được đánh giá là thành công. Sau hơn một năm, DN này đã hồi phục gần như hoàn toàn công việc sản xuất và các thị trường xuất khẩu.


Đánh giá về những thành công có được trong khá nhiều vụ tái cơ cấu, sáp nhập... đã thực hiện, bầu Hiển cho biết, tất cả là nhờ con người, chứ không phải tiền. Ông Đỗ Quang Hiển - Chủ tịch SHB và Tập đoàn T&T đã rất nổi tiếng với vụ giải cứu Bianfishco và sáp nhập Habubank. Và điều mà ông bầu này tâm đắc là đã chọn chính xác và "phái" những "anh em" quản lý có năng lực nhất để tiếp quản các đơn vị trong diện khó khăn.


CEO Nguyễn Văn Sự, trong khi đó, như một người bạn của bầu Đức, gắn bó với Hoàng Anh Gia Lai với từng bước thay đổi chiến lược sản xuất kinh doanh. CEO Bùi Quang Ngọc ở FPT lại là người đồng hành cùng với ông Trương Gia Bình, là người đồng sáng lập và giờ đây trực tiếp quản lý DN vượt khó.


Tân chủ tịch Sacombank Kiều Hữu Dũng giữ vai trò "ông chủ" nhưng trên thực tế là một thành viên HĐQT độc lập. Ông được đánh giá là một lựa chọn phù hợp trong giai đoạn mà Sacombank có nhiều xáo trộn.


Có thể thấy, hàng loạt các CEO nổi tiếng trong vài năm gần đây bị hút vào vòng xoáy tái cơ cấu doanh nghiệp của các đại gia. Người giỏi bị điều chuyển khắp nơi, thậm chí đảo lộn cuộc sống gia đình, để giải cứu các DN gặp khó khăn, cứu đồng vốn của các ông chủ. Người không con hợp cũng thay đổi liên tục.


Việc thay đổi hay điều chuyển CEO đến các "mặt trận" khác nhau cũng là điều bình thường trong quá trình phát triển của các tập đoàn. Khi mà kết quả kinh doanh của một đơn vị không như mong muốn hay đứng trước một chiến lược phát triển mới thì việc thay thế là cần thiết. Ở chiều ngược lại, những CEO Việt năng động, là "sao sáng" luôn được lựa chọn để giải quyết trong những trận đánh khó khăn nhất.


Trong bối cảnh thị trường chung khá xấu như trong vài năm gần đây, những ông chủ DN hơn bao giờ hết rất cần những gương mặt tốt nhất để thay đổi cục diện. Tất nhiên, số lượng "sao" trên thực tế là rất ít nên đã xảy ra tình trạng giành giật các CEO tốt cũng như tình trạng "chạy vòng quanh" của sếp Việt.


Gần đây, không ít các ông chủ cũng đã tự phải đứng ra gánh vác công việc trực tiếp lèo lái công việc sản xuất kinh doanh... do không tìm được CEO "vừa ý".


Mạnh Hà










Sacombank, Eximbank, Phương-Nam, Southern-Bank, Bianfishco, thâu-tóm, sáp-nhập, hợp-nhất, Phạm-Hữu-Phú, Trần-Văn-Trí, Nguyễn-Văn-Sự, Bùi-Quang-Ngọc, Kiều-Hữu-Dũng, Đỗ-Quang-Hiển, Trầm-Bê, Trầm-Trọng-Ngân, Bình-Chánh-BCCI, sở-hữu, chi-phối





Chủ Nhật, 29 tháng 6, 2014

Nhà đất chưa vào sốt đã lo loạn

Nhà đất chưa vào sốt đã lo loạn

Thị trường BĐS mới có những dấu hiệu hồi phục nhưng những bất cập cũ và những nỗi lo mới đã nổi lên. Điều này khiến cho nhiều người cảnh báo: chưa sốt đã loạn của nhà đất.





Tồn kho còn lớn


Số liệu mới nhất của Bộ Xây dựng, tồn kho bất động sản (BĐS) quý II giảm nhanh hơn so với quý trước. Tính đến cuối tháng 5, tổng giá trị tồn kho BĐS còn khoảng 83.519 tỉ đồng, giảm 45.029 tỉ đồng so với cùng kỳ, tương ứng giảm 35%.


Tồn kho lớn nhất là chung cư với 17.445 căn hộ, giá trị khoảng 26.512 tỉ đồng; tiếp đến là nhà thấp tầng tồn 13.862 căn, giá trị khoảng 23.620 tỉ đồng; đất nền tồn 8,9 triệu m2, tương đương 28.841 tỉ đồng. Tính chung cả nhà ở và căn hộ, cả nước tồn kho hơn 31.000 căn.


Cũng theo báo cáo của Bộ Xây dựng, 6 tháng đầu năm 2014, tại Hà Nội đã có khoảng 4.000 giao dịch thành công, tăng gấp hơn 2 lần so với cùng kỳ năm trước. Giao dịch của TP HCM cũng tăng mạnh so với cùng kỳ, với đặc điểm chung là dồn vào các căn hộ có giá bán dưới 15 triệu đồng/m2, tổng giá trị dưới 1,5 tỉ đồng/căn.


Lãnh đạo Bộ Xây dựng lạc quan khi cho rằng, nhiều tín hiệu cho thấy BĐS đang ấm lên, không phải "thủng đáy" như nhiều người nói. Và chưa dùng tới tiền, chỉ bằng chính sách đã làm thị trường BĐS hồi phục.











giải cứu bất động sản, nhà đất, tồn kho, căn hộ, nguồn vốn, đầu tư, địa-óc, ế, đóng-băng

Nhiều tín hiệu cho thấy BĐS đang ấm lên



Trong khi phía cơ quan quản lý lạc quan về thị DN vẫn cho rằng, BĐS vẫn còn nhiều khó khăn. Một chuyên gia BĐS tại TP.HCM cho rằng, trái với sự sôi động vẻ ngoài, thị trường vẫn còn nhiều khó khăn.


"Đừng vội nói BĐS đã ấm lên. Thực chất thị trường đang trong giai đoạn vượt qua cánh cửa khó khăn," vị chuyên gia này nhận định.


Ông Nguyễn Văn Đực, Phó Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM cho rằng, thị trường BĐS 6 tháng đầu năm vẫn chưa thực sự khởi sắc. Hàng tồn kho vẫn là một thách thức đối với thị trường. Số liệu tồn kho giảm hơn 30% là con số không chính xác. Tồn kho theo số liệu và tồn kho thực tế chênh lệch nhau rất nhiều, đây là một tảng băng chìm rất lớn. Nếu không giải quyết được hàng tồn kho sẽ làm tăng nợ xấu, do phải trả lãi NH.


Theo ông Đực, tại TP.HCM hiện có khoảng 20-30 dự án đang sôi động trở lại, nhưng lại có đến hàng trăm dự án đang "bất động". Điều đáng nói, mỗi dự án sôi động chỉ có quy mô vừa và nhỏ, ở mức 200-300 tỉ đồng, trong khi mỗi dự án "bất động" lại trị giá hàng ngàn tỉ đồng.


Một chuyên gia kinh tế nhận định: "Để có đánh giá cần nhiều thông tin, nhưng không biết tìm ở đâu. Còn số liệu từ một vài dự án, vài căn hộ không thể nói được điều gì".


Những nỗi lo


Nửa đầu năm 2014, thị trường BĐS được đánh giá đã có những bước chuyển biến khi lượng giao dịch tăng trở lại. Nhưng ngay lập tức những "thói hư tật xấu" trước đây đã quay lại.


Nhiều chung cư tại Hà Nội còn có giá chênh hàng trăm triệu đồng/căn, bất kể loại nhà. Chỉ cần có thanh khoản cao là đầu cơ xuất hiện, lướt sóng nổi lên, người cần mua chẳng thể nào chạm được giá gốc.











giải cứu bất động sản, nhà đất, tồn kho, căn hộ, nguồn vốn, đầu tư, địa-óc, ế, đóng-băng

Thị trường BĐS mới có những dấu hiệu hồi phục nhưng những bất cập cũ và những nỗi lo mới đã nổi lên



Điều dễ thấy là những căn hộ có diện tích nhỏ nhiều người tìm mua, dân đầu cơ, đơn vị thứ cấp đua nhau đẩy giá chênh. Tiền chênh lên tới cả trăm triệu đồng cũng đã xuất hiện trở lại tại một số dự án. Lợi dụng thị trường vừa ấm lên, nhiều chủ đầu tư có dự án đang trong quá trình hoàn thiện, nhưng chưa bán hết hàng cũng tranh thủ tăng giá bán để tối đa hóa lợi nhuận.


Khảo sát tại một số sàn giao dịch lớn khu vực Hà Đông và Linh Đàm cho thấy, để mua được các căn hộ nhỏ người mua phải trả chênh thấp thì 20 - 70 triệu còn cao có khi lên lến 100 - 200 triệu. Thậm chí 300 triệu. Không chỉ tại các dự án giá thấp, tại một số dự án cao cấp cũng xuất hiện tiền chênh từ vài chục cho tới cả trăm triệu đồng.


Ông Trương Chí Kiên, Phó tổng giám đốc CTCP Him Lam Thủ đô cho rằng, thanh khoản tăng và xuất hiện mức giá chênh chỉ là cơn hưng phấn của thị trường, bởi nhiều dự án có giá chênh, nhưng vẫn còn hàng tồn, nhiều nhà đầu tư vẫn còn cắt lỗ. Việc kỳ vọng thị trường tiếp tục duy trì mức thanh khoản cao như hiện nay là rất khó.


Trong khi đó, nhiều chuyên gia đã bày tỏ những lo ngại mới. Thông tư liên tịch hướng dẫn thế chấp nhà ở hình thành trong tương lai đã được ban hành, nhưng rủi ro vẫn rình rập các hợp đồng tín dụng dạng này. Theo LS Trương Thanh Đức, thông tư này mới chỉ giải quyết vướng mắc về pháp lý, còn trên thực tế thì vẫn rất rủi ro không khác nhiều so với việc nhận thế chấp quyền tài sản phát sinh từ hợp đồng mua bán nhà ở trước đây.


Loại tài sản thế chấp này chỉ thực sự có ý nghĩa đối với phần công trình đã xây dựng xong, còn phần chờ hình thành trong tương lai thì có thể coi là số không. Nếu ngân hàng chỉ làm đúng quy định theo kiểu hợp thức hóa hồ sơ cho vay, mà không xác định giá trị thực tế có thể chuyển nhượng được của tài sản thế chấp, thì sẽ đồng nghĩa với việc chuyển rủi ro sang phía ngân hàng và nguy cơ nợ xấu tăng cao do rất khó xử lý được tài sản bảo đảm khi nợ đến hạn.


Bên cạnh đó, quy định cho phép phân lô bán nền cũng khiến nhiều người lo ngại nếu quản lý quy hoạch và xây dựng không chặt sẽ tái diễn tình trạng bán lúa non và nguy cơ các "khu đô thị ma" sẽ quay lại...


Trong một thi trường có nhiều khiếm khuyết và đã phải trả giá cho những khiếm khuyết đó thì cần nhiều thời gian và sự quyết liệt mới có thể phát triển ổn định. Một khi các khiếm khuyết chưa được khắc phục thì dấu hiệu sốt luôn đi kèm với nỗi lo 'rối loạn' như đã từng xảy ra và những dấu hiệu gần đây đã cảnh báo điều đó.


D.Anh










giải cứu bất động sản, nhà đất, tồn kho, căn hộ, nguồn vốn, đầu tư, địa-óc, ế, đóng-băng





Thứ Bảy, 28 tháng 6, 2014

'Bản chất ngầm' của cuộc chiến Hải Dương?

'Bản chất ngầm' của cuộc chiến Hải Dương?

Như vậy, giàn khoan Hải Dương - 981 hay các giàn khoan khác, đảo nhân tạo tại Gạc Ma hay bãi Chữ Thập đang cho thấy bản chất "ngầm" thật sự hiện nay.


Khi các giàn khoan Trung Quốc đang tiến thêm vào thềm lục địa VN, khi cả thế giới đang bàn luận về một chính sách hung hãn hơn từ Bắc Kinh, khi những bước chân đang dồn dập theo tiếng gọi non sông trên đường phố Hà Nội, Đà Nẵng hay Sài Gòn, khi những tranh luận gay gắt về việc kiện Bắc Kinh ra tòa án quốc tế chưa ngã ngũ... thì có vẻ như, câu chuyện chính về biển Đông vẫn đang để ngỏ nhiều lời giải.


Câu chuyện đó có vẻ đang xoay quanh một cuộc chiến thầm lặng đang diễn ra mà tiêu điểm của nó đi ra ngoài các yếu tố quân sự đơn thuần. Điều chúng tôi muốn bàn trong phạm vi bài viết này, đó là "cuộc đấu" sức mạnh của tri thức và khoa học kỹ thuật biển, quanh chuyện giàn khoan Hải Dương 981.


Theo nguồn dẫn từ tờ Forbes, trong năm 2013 Trung Quốc đã vượt qua Đức trở thành quốc gia sở hữu số bằng sáng chế lớn thứ ba thế giới. Những bước chuyển đổi nền kinh tế từ "sản xuất tại Trung Quốc" sang "sáng chế tại Trung Quốc" đưa Trung Quốc từ vị trí thứ 6 (2008) lên vị trí thứ 3 khi chiếm 16% số lượng bằng sáng chế toàn cầu, đứng sau Mỹ (28%) và Nhật Bản (21%).


Bên cạnh đó, hai tập đoàn công nghệ Trung Quốc ZTE và Huawei cũng đạt được vị trí 2 và 3 trong bảng xếp hạng của Tổ chức Sở hữu Trí tuệ Thế giới (WIPO). Một trong những dấu hiệu khác cho thấy sự mạnh mẽ của Trung Quốc trong lĩnh vực đầu tư kinh tế công nghệ chính là con số hơn 6 tỷ USD đã được Trung Quốc "đổ" vào lĩnh vực công nghệ tại Mỹ.


Tốc độ phát triển thần kỳ này xuất phát từ sự hỗ trợ của phía Chính phủ, kể từ khi các nhà lãnh đạo nước này nhận thức được rằng cần phải phát huy sức mạnh tri thức. Đặc biệt, Trung Quốc giờ đây đã gia nhập nhóm các nước có thể tự xây dựng các giàn khoan có khả năng khai thác sâu dưới lòng biển. Khác với các nước trong nhóm, Trung Quốc là quốc gia duy nhất có vấn đề tranh chấp hàng hải nghiêm trọng với các nước láng giềng. Chính vì vậy, đây được xem như một công cụ hữu hiệu không chỉ trong giải quyết vấn đề an ninh năng lượng mà còn đóng vai trò chiến lược quan trọng.


Những phân tích này lý giải động cơ muốn thúc đẩy ngành khai thác năng lượng xa bờ của Trung Quốc và vạch ra những tác động của hành vi này tại khu vực biển Đông.











Giàn khoan, HD-981, Hải Dương-981, biển Đông, ASEAN, Trung Quốc, COC, DOC, yêu nước, tuần hành, vòi rồng, bành trướng, chiến tranh, Trường Sa, Hoàng Sa, chủ quyền, độc lập dân tộc, cảnh sát biển Việt Nam, tòa án quốc tế
Giàn khoan Hải Dương 981 của TQ hạ đặt trái phép tại vùng đặc quyền kinh tế của VN

"Bản chất ngầm"?


Tổng công ty Dầu khí Hải Dương Trung Quốc (CNOOC) được Chính phủ thành lập vào tháng 2/1982 với mức vốn 95 tỷ NDT (48 tỷ USD). Một trong những mục tiêu ban đầu của tập đoàn này chính là xây dựng quy định về khai thác dầu xa bờ. Vì vậy, công bằng mà nói, CNOOC và các quy định về khai thác dầu xa bờ là cặp bài trùng đánh dấu sự khởi đầu cho ngành công nghiệp khai thác xa bờ của Trung Quốc.


Giàn khoan nước sâu đầu tiên của Trung Quốc bắt đầu hoạt động gần quần đảo ở Biển Đông trong một động thái nhằm để khẳng định tuyên bố chủ quyền của Bắc Kinh.


Chủ tịch CNOOC từng tuyên bố "Giàn khoan nước sâu là vũ khí lãnh thổ di động mang tính chiến lược nhằm thúc đẩy sự phát triển của ngành công nghiệp dầu khí ngoài khơi của nước này." Công nghệ đi trước một bước thể hiện trong tuyên bố này. Khẳng định của quan chức trên cũng cho thấy, TQ xem giàn khoan như một phương thức hiệu năng nhất để tăng cường sự hiện diện trên các vùng biển, là chiến lược mà không gây ra những xung đột về mặt quân sự.


Cách chọn khu vực khai thác cho thấy, những gì mà Trung Quốc đang khẳng định đều không tồn tại trong Luật biển công nhận nền tảng cấu trúc hoặc là lãnh thổ có chủ quyền. Câu nói của chủ tịch CNOOC cũng cho thấy rằng Trung Quốc có ý định sử dụng các nền tảng CNOOC để từ từ giành quyền kiểm soát khu vực ngoài khơi bằng cách tạo ra một sự nhập nhằng về lập luận, cũng như mù mờ về bằng chứng pháp lý.











Giàn khoan, HD-981, Hải Dương-981, biển Đông, ASEAN, Trung Quốc, COC, DOC, yêu nước, tuần hành, vòi rồng, bành trướng, chiến tranh, Trường Sa, Hoàng Sa, chủ quyền, độc lập dân tộc, cảnh sát biển Việt Nam, tòa án quốc tế

Giàn khoan "Nam Hải số 9" của Trung Quốc. Ảnh: Shipspotting



Cách thức "nối chủ quyền" này tiếp tục lặp lại một lần nữa khi các hình ảnh vệ tinh chứng thực những hòn đảo nhân tạo đang được Bắc Kinh nhào nặn. Theo nguồn tin từ tờ báo Đài Loan Want China Times, một cơ sở quân sự tại Gạc Ma mà Trung Quốc đánh chiếm của Việt Nam năm 1988 đang được gấp rút hình thành. Cơ sở này được dự đoán mang hình hài của một sân bay quân sự mới với mục đích tăng cường khả năng triển khai lực lượng tại khu vực các vùng biển giáp quanh.


Một giáo sư Mỹ tại Đại học Nhân dân ở Bắc Kinh cho biết rằng kế hoạch biến Bãi Chữ Thập thành đảo nhân tạo đã được trình lên Trung Nam Hải xem xét. Chưa biết rõ bên trong kế hoạch đó sẽ bao gồm những công trình cụ thể gì, nhưng có thể dự đoán Bãi Chữ Thập sẽ được "tân trang" thành một cứ điểm quân sự với chức năng trung chuyển và tiếp liệu cho các tàu và máy bay xung kích. Tờ Global Times của Trung Quốc còn bật mí rằng đó có thể là đường băng và một bến tàu. Các dự án này đã được giới khoa học đại dương của Trung Quốc nghiên cứu và tính toán từ nhiều năm trước.


Như vậy, giàn khoan Hải Dương-981 hay các giàn khoan khác, đảo nhân tạo tại Gạc Ma hay bãi Chữ Thập đang cho thấy bản chất "ngầm" thật sự hiện nay.


Một bên đang áp đặt sức mạnh quân sự. Trong khí đó một bên lại đang chiếm lợi thế về lý lẽ chủ quyền, và được dư luận bên ngoài ủng hộ. Quan trọng hơn cả là cuộc cạnh tranh về mặt công nghệ và con người (theo hàm nghĩa chất xám và chuyên môn).


Việt Nam trong tư cách một quốc gia đang chiếm ưu thế về mặt dư luận và tính chính nghĩa, song nếu không cụ thể hóa những ưu thế này thành hành động, thì các yếu tố được xem là lợi thế sẽ không thể duy trì mãi.


Trong mặt trận khoa học kỹ thuật, đặc biệt những ngành nghề có liên quan trực tiếp đến nghiên cứu biển Đông, khoảng cách thực lực sẽ không thể rút ngắn, mà nó sẽ giãn ra theo thời gian. Tìm ra một ngành khoa học công nghệ biển "trọng điểm" và "đủ chuyên sâu" là câu hỏi của các nhà chính trị và giới khoa học nước nhà. Trong từng địa hạt, thị trường "ngách" đang là mặt trận mà các chiến sĩ học giả cần phải dấn thân.


Mọi căng thẳng đều có điểm chung: kẻ đối đầu và điểm dừng của kết quả. Nhưng cuộc chiến này là trường kỳ, và đối thủ chủ chốt sẽ là chính mình. Vượt qua bản thân mình là việc phải làm trong thời điểm này, dẫu có nhìn từ góc độ pháp lý, hay từ quyết tâm xây dựng một liên ngành khoa học "biển Đông" tinh nhuệ.


Vũ Quỳnh



Giàn khoan, HD-981, Hải Dương-981, biển Đông, ASEAN, Trung Quốc, COC, DOC, yêu nước, tuần hành, vòi rồng, bành trướng, chiến tranh, Trường Sa, Hoàng Sa, chủ quyền, độc lập dân tộc, cảnh sát biển Việt Nam, tòa án quốc tế





Đô đốc Mỹ khuyên Philippines chủ động đối đầu với TQ

Đô đốc Mỹ khuyên Philippines chủ động đối đầu với TQ

Vị cựu lãnh đạo hải quân Mỹ nhận định TQ trong lòng lo sợ xảy ra xung đột lớn và sẽ không dễ gì khuất phục các nước nhỏ hơn.





Philippines cần phải đứng lên đối đầu với các thách thức do TQ đặt ra trong cuộc tranh chấp nóng bỏng ở Biển Đông thay vì chỉ phản ứng lại một cách thụ động các hành vi của TQ - Dennis Blair, cựu chỉ huy Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương của Mỹ kiêm cựu Giám đốc Tình báo uốc gia, cho rằng cả Philippines, Nhật Bản và Việt Nam “không thể cứ ngồi đó” và nhìn TQ xâm lấn chủ quyền của mình.


Mỹ, Philippines, TQ, hải quân, chủ quyền, Hoa Đông, Biển Đông, ADIZ

Cựu đô đốc Mỹ Dennis Blair


Trong một cuộc phỏng vấn của tờ báo Nhật Asahi Shimbun, ông Blair nói: “Dĩ nhiên bạn cần nghĩ kỹ, nhưng nếu người TQ muốn chơi trò “nay đâm bị thóc, mai chọc bị gạo” thì bạn phải đáp trả và nói “trò chơi đã bắt đầu””.


Vị chuyên gia hàng đầu về châu Á khuyên: “Nhật Bản, Philippines và Việt Nam cần phải chủ động và mạnh mẽ ngang nhau trong chuyện này”.


Ông Blair tuyên bố TQ sẽ tiếp tục khẳng định các yêu sách của mình một cách mạnh mẽ thông qua các tuyên bố đơn phương, nhưng sẽ không bước qua “giới hạn phía trên” của việc leo thang căng thẳng để tạo nên một xung đột lớn.


“Về phía TQ, tôi nghĩ rằng có một cái trần kiểu như thế bởi vì TQ hiểu rằng nếu một xung đột lớn xảy ra ở Biển Hoa Đông và Biển Đông thì tác động lên sự phát triển kinh tế của TQ sẽ là khủng khiếp”, cựu đô đốc Blair nói.


Cựu quan chức hải quân Mỹ nói tiếp: “Bên dưới giới hạn đó, người TQ đang ngồi nghĩ thế này: “Giờ mình làm gì tiếp đây? Xem nào, ta có thể lập thêm vùng ADIZ (vùng nhận dạng phòng không), ta có thể tuyên bố về một khu vực đánh bắt cá mới v.v...”.


Blair gợi ý, các nước láng giềng nên tận dụng cái giới hạn do Trung Quốc tự đặt ra cho bản thân thậm chí cả khi nước này đang ngày càng mạnh và cho rằng mình muốn làm gì thì làm.


Vị cựu đô đốc thừa nhận sức mạnh gia tăng của Bắc Kinh đã khiến ông “lo lắng” trong nhiều năm khi ông biết rằng nước này cứ cho mình quyền được ép các nước khác phải nhượng bộ trong cuộc tranh chấp biển đảo hàng thập kỷ qua.


Ông Blair so sánh: TQ nhìn lại những năm tháng còn là một quốc gia yếu ớt và nhớ lại hồi bị Nhật Bản xâm lược vào năm 1931. Giờ đã trở thành một trung tâm sức mạnh ở châu Á, TQ lại bắt đầu lợi dụng sức mạnh của mình theo hướng có lợi cho bản thân.


Nhưng ông Blair tin rằng các đối thủ của TQ “không thể dễ dàng nhượng bộ cho một nước khác chỉ vì nước đó đang gia tăng sức mạnh”. Blair nói, “chúng ta phải vạch ra cách thức chống lại các hành vi đó”.


Philippines đã thực thi cách tiếp cận dựa trên luật lệ trong việc xử lý căng thẳng và tranh chấp leo thang. Nước này đã từ bỏ các cuộc thương thuyết trực tiếp với TQ để quay sang nộp đơn kiện TQ trước tòa quốc tế.


Theo VOV






Trung Quốc lộ rõ mưu đồ chiếm trọn biển Đông

Trung Quốc lộ rõ mưu đồ chiếm trọn biển Đông


Những hành động, bằng chứng cho thấy Trung Quốc ngày càng lộ rõ mưu đồ chiếm trọng biển Đông.


Theo VTV



biển đông, giàn khoan, lưỡi bò






Thứ Sáu, 27 tháng 6, 2014

Hiệu phó đi bệnh viện về thì mất trường

Hiệu phó đi bệnh viện về thì mất trường

- Trở lại trường sau thời gian nằm viện vì bị tai biến, hiệu phó Nguyễn Kim Khoa mới biết trường học do mình và chồng xây dựng đã được chuyển cho người khác mà không có sự đồng ý của bà. Bà cũng bị cắt lương dù vẫn đang là hiệu phó.











hiệu phó, nằm viện, mất trường, Bắc Ninh, bức xúc, đuổi việc, ra đường
Bà Nguyễn Kim Khoa trao đổi với VietNamNet trưa 24/6 (Ảnh: Văn Chung).

Tôi không ký bán trường


Thời điểm cuối tháng 6/2014, VietNamNet nhận được đơn thư của hiệu phó Trường THPT Tư thục Nguyễn Trãi (Yên Phong, Bắc Ninh) Nguyễn Kim Khoa phản ánh những sai phạm trong công tác cổ phần hóa trường này.


Trao đổi với PV, bà Khoa cho biết: Năm 2002, bà cùng chồng là Nguyễn Văn Mộc (nguyên là Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh) được UBND tỉnh Bắc Ninh giao cho 4080m2 đất tại thị trấn Chờ huyện Yên Phong để xây dựng Trường THPT dân lập Nguyễn Trãi. Sau khi hoàn thành, chồng bà là hiệu trưởng kiêm chủ tịch Hội đồng quản trị, bà là hiệu phó phụ trách quản lý chung.


Năm 2009, vì lý do sức khỏe ông Mộc thôi làm hiệu trưởng và chuyển giao cho ông Lê Khắc Sướng. Năm 2010, thực hiện quy định của Luật Giáo dục sửa đổi, trưởng đổi tên thành Trường THPT Tư thục Nguyễn Trãi.


“Tháng 5/2013, tôi bị tai biến phải nằm viện điều trị dài ngày. Đến 7/7/2013 khi ra viện, trở lại ngôi trường của mình tôi được biết, toàn bộ nhân sự của trường đã bị thay đổi, trường đã được cổ phần hóa. Càng khó hiểu hơn khi được biết Giám đốc Sở GD-ĐT Bắc Ninh đã ký quyết định số 74/QĐ-SGD&ĐT ngày 06/03/2013 công nhận Hội đồng quản trị Trường THPT Nguyễn Trãi, ông Vũ Phấn là Chủ tịch Hội đồng quản trị” - bà Khoa cho biết.


Bà Khoa khẳng định: “Tài sản chung của vợ chồng nhưng khi chuyển nhượng cho người khác nhưng không hề hay biết. Toàn bộ giấy tờ chuyển nhượng lại có chữ ký của tôi. Đây là chữ ký giả mạo”.








hiệu phó, nằm viện, mất trường, Bắc Ninh, bức xúc, đuổi việc, ra đường

Báo cáo của Thanh tra tỉnh Bắc Ninh ngày 20/3 cũng cho biết bà Khoa đã nhận số tiền 1,5 tỉ gồm 800 triệu ngày 25/8/2010 và 700 triệu đồng ngày 27/8/2010. Nhưng bà Khoa khẳng định mình không hề ký vào biên bản nhận tiền trong 2 văn bản này.


Bức xúc, bà Khoa viết đơn khiếu nại, tố cáo gửi các cơ quan có thẩm quyền với đề nghị cần nhất là giám định chữ ký để làm rõ vấn đề thì “các cơ quan chức năng lại thờ ơ không thực hiện”.


Chưa hết, từ tháng 1/2014 nhà trường không chi trả lương cho bà dù bà vẫn làm việc.











hiệu phó, nằm viện, mất trường, Bắc Ninh, bức xúc, đuổi việc, ra đường

Bà Khoa khẳng định mình không ký vào những văn bản chuyển nhượng trường. Những chữ ký của bà trên các biên bản thỏa thuận là giả mạo.



Thanh tra tỉnh Bắc Ninh nói gì?


Theo kết luận Thanh tra tỉnh Bắc Ninh ngày 20/3/2014 về việc báo cáo kết quả kiểm tra đơn của bà Nguyễn Kim Khoa, biên bản thỏa thuận ngày 16/8/2010, ngày 19/8/2010 Thanh tra tỉnh Bắc Ninh khẳng định:


"Việc giao dịch và chuyển nhượng toàn bộ tài sản của Trường Tư thục Nguyễn Trãi, huyện Yên Phong là “khách quan, minh bạch, có sự thống nhất giữa gia đình ông Mộc, bà Khoa. Việc bà Khoa viết đơn, phản ánh bà không biết, không ký vào biên bản và không nhận tiền là phản ánh không đúng, không có căn cứ”.











hiệu phó, nằm viện, mất trường, Bắc Ninh, bức xúc, đuổi việc, ra đường

Ông Nguyễn Minh Cảnh, Phó Chánh thanh tra tỉnh Bắc Ninh


(Ảnh: Văn Chung).



Khi được hỏi về Thanh tra căn cứ vào đâu để kết luận như vậy, ông Nguyễn Minh Cảnh, Phó Chánh thanh tra tỉnh Bắc Ninh khẳng định “bằng cảm quan khi nhìn, dựa trên những văn bản bà Khoa đã ký trong việc chuyển nhượng trường (không dưới 4 chữ ký) đã đủ để khẳng định đây là chữ ký của bà Khoa. Chúng tôi chịu trách nhiệm về điều này trong trường hợp bà Khoa vẫn không đồng ý, có đơn tố cáo”.


Tiếp tục theo văn bản ngày 20/3/2014, trong phần đề xuất, kiến nghị của Thanh tra tỉnh Bắc Ninh giao cho Cơ quan công an tỉnh để giám định chữ ký của bà Khoa trên các tài liệu liên quan. Căn cứ vào kết quả giám định sẽ xử lý theo Luật Hình sự hoặc Luật Tố cáo.


Dù đã có đề xuất này nhưng ngày 3/6/2014 UBND tỉnh Bắc Ninh có công văn 1188/UBND-NC trả lời đơn của bà Nguyễn Kim Khoa với chủ trương đồng ý với kết luận của Thanh tra tỉnh và nêu rõ: “Nếu bà Nguyễn Kim Khoa tiếp tục có đơn thư phản ánh về nội dung giao dịch chuyển nhượng tài sản trường THPTTT Nguyễn Trãi, về việc chữ ký của bà trong biên bản chuyển nhượng và biên bản nhận tiền thì bà Khoa gửi đơn, cung cấp chứng cứ có liên quan đến Công an tỉnh Bắc Ninh hoặc viết đơn khởi kiện gửi Toàn án nhân dân huyện Yên Phong xem xét, giải quyết theo quy định của pháp luật”.


Ngày 13/6/2014 bà Khoa có đơn tố cáo sự việc gửi Công an tỉnh Bắc Ninh. Đến ngày 18/6/2014, Chánh văn phòng Công an tỉnh Bắc Ninh Đại tá Nguyễn Thế Tạo có văn bản số 638/TB-PC44 gửi bà Nguyễn Kim Khoa cho biết đã chuyển đơn trên đến Công an huyện Yên Phong để xem xét, giải quyết theo quy định của pháp luật.











hiệu phó, nằm viện, mất trường, Bắc Ninh, bức xúc, đuổi việc, ra đường

Chữ ký của bà Khoa trong học bạ của một một học sinh.



Lãnh đạo sở yêu cầu bồi hoàn tiền lương cho bà Khoa


Về việc cắt lương của bà Khoa, tại biên bản làm biệc ngày 25/2/2014 giữa Phòng nghiệp vụ 3 Thanh tra tỉnh Bắc Ninh với Hội đồi quản trị (trong đó có bà Khoa cũng được mời làm việc) - Hội đồng quản trị và lãnh đạo nhà trường xác định:


“...Bà Khoa không đủ sức khỏe; có nhiều cuộc họp HĐQT, Lãnh đạo trường đã đề nghị bà Khoa trình quyết định của sở GD-ĐT công nhận bà Khoa là hiệu phó và giấy ra viện nhưng bà Khoa không cung cấp được. Do vậy, Chủ tịch HĐQT và thành viên cổ đông không có đủ cơ sở pháp lý để hợp đồng hiệu phó với bà Khoa. Từ tháng 01/2014 nhà trường đã không chi trả lương cho bà Khoa...”.


Phó Chánh thanh tra tỉnh Bắc Ninh Nguyễn Minh Cảnh cho biết thêm: “Trước đó, thanh tra đã làm việc với sở GD-ĐT đề nghị cung cấp quyết định bổ nhiệm chức vụ hiệu phó đối với bà Khoa nhưng họ nói chưa tìm thấy”.


Tuy nhiên, phó GĐ Sở GD-ĐT Bắc Ninh Trịnh Văn Điền khẳng định: “Chưa có quyết định miễn chức vụ phó hiệu trưởng đối với bà Khoa”. Việc không trả lương cho bà Khoa theo ông Điền là sai nguyên tắc.


Ông Điền cũng cho biết: Trong biên bản bàn giao công tác quản lý và điều hành Trường THPT Nguyễn Trãi huyện Yên Phong ngày 2/7/2013 có ghi rất rõ về việc giữ nguyên hiện trạng đội ngũ cán bộ gồm: Hiệu trưởng là ông Lê Khắc Sướng, phó Hiệu trưởng là bà Nguyễn Kim Khoa; Toàn bộ đội ngũ giáo viên, cán bộ công nhân viên đang làm việc tại nhà trường.


Như vậy không thể nói bà Khoa không phải là phó hiệu trưởng nhà trường. Mặc dù Hội đồng quản trị có đề xuất thay đổi Ban giám hiệu nhà trường mới nhưng đến nay sở GD-ĐT chưa đưa ra quyết định nào.


Ngày 24/6, lãnh đạo Sở GD-ĐT Bắc Ninh đã có buổi làm việc với Hội đồng quản trị và Ban giám hiệu nhà trường về ban hành quy chế tổ chức và hoạt động của trường. Theo thông tin từ bà Khoa: “Lãnh đạo Sở GD-ĐT đã yêu cầu nhà trường bồi hoàn khoản lương từ tháng 1/2014 đến nay cho tôi”.



hiệu phó, nằm viện, mất trường, Bắc Ninh, bức xúc, đuổi việc, ra đường





Tỷ giá ổn định nhờ điều hành nhất quán

Tỷ giá ổn định nhờ điều hành nhất quán

- “Chúng ta có niềm tin và cơ sở để khẳng định tỷ giá sẽ ổn định trong những tháng cuối năm” đó là nhận định của chuyên gia kinh tế, Đại biểu Quốc hội, TS. Trần Du Lịch với báo giới.





- Xin ông cho biết việc điều chỉnh tỷ giá vừa qua của Ngân hàng Nhà nước có đột ngột không?


Nhìn một cách khách quan và tổng thể, tôi đánh giá việc quản lý thị trường ngoại hối cho đến nay thể hiện sự nhất quán trong điều hành chính sách tiền tệ trong những năm gần đây của Ngân hàng Nhà nước.


Với sự lựa chọn hợp lý trong việc đưa ra chính sách, tình trạng hai tỷ giá được kiểm soát, thị trường ngoại hối ổn định, tình trạng đô la hóa trong nền kinh tế giảm mạnh. Đây là một trong những điểm sáng trong hoạt động của Ngân hàng Nhà nước, phù hợp với thực tiễn tình hình, góp phần quan trọng ổn định kinh tế vĩ mô.











tỷ-giá, NHNN, điều-hành, Ngân-hàng-nhà-nước, chính-sách-vĩ-mô, USD
TS. Trần Du Lịch

Tôi không nghĩ rằng việc điều chỉnh chính sách tỷ giá lần này là giật cục. Thực tế định hướng về điều hành tỷ giá đã được NHNN đề ra và thông báo từ đầu năm. Nhìn vào phản ứng của thị trường trong những ngày qua sau khi điều chỉnh tỷ giá thấy ổn định và tạo niềm tin cho nhân dân, đặc biệt trong bối cảnh tình hình Biển Đông có những diễn biến phức tạp thì sẽ thấy sự thành công trong việc điều chỉnh lần này.


- Ông vừa nói việc điều chỉnh tỷ giá lần này của NHNN phù hợp với thực tiễn, cụ thể thế nào thưa ông?


Với trách nhiệm của mình, Ngân hàng Nhà nước có nhiệm vụ điều hành lãi suất, tỷ giá phù hợp với diễn biến kinh tế vĩ mô như lạm phát, cung-cầu thị trường tiền tệ, đảm bảo giá trị đồng Việt Nam, củng cố trữ ngoại hối Nhà nước và cải thiện cán cân thanh toán quốc tế.


Trong những tháng đầu năm, hệ thống ngân hàng hoạt động ổn định, mặt bằng lãi suất giảm, thị trường vàng được quản lý tốt, lạm phát ở mức thấp, giá trị đồng tiền Việt Nam được đảm bảo, cung cầu ngoại tệ được đảm bảo, chỉ số giá tiêu dùng được kiểm soát ở mức thấp trong nhiều năm qua và tỷ giá đã duy trì ổn định từ nửa cuối năm ngoái; cán cân thanh toán tổng thể thặng dư trên 10 tỷ USD, dự trữ ngoại hối lên mức kỷ lục là 35 tỷ USD. Đó là cơ sở tốt để điều chỉnh tỷ giá, góp phần hỗ trợ tăng trưởng kinh tế thông qua tăng tỷ trọng xuất khẩu.











tỷ-giá, NHNN, điều-hành, Ngân-hàng-nhà-nước, chính-sách-vĩ-mô, USD
Tỷ giá USD sẽ ổn định từ nay đến cuối năm (ảnh minh họa - theo Lao động)

- Có ý kiến cho rằng chúng ta nên chuyển sang cơ chế neo giữ một giỏ nhiều đồng tiền tệ thay vì chỉ USD?


Vâng, đây là ý kiến cần tham khảo. Tuy nhiên, việc neo giữ vào đồng tiền nào không đồng nghĩa với việc mình phụ thuộc vào nền kinh tế nước đó và không tác động nhiều đến tỷ trọng xuất nhập khẩu và ảnh hưởng đến tỷ giá song phương với các quốc gia khác. Với cơ cấu thanh toán ngoại thương và tín dụng của nền kinh tế nước ta hiện nay, tôi cho rằng việc neo giữ vào đồng USD là phù hợp với tình hình thực tế.


- Ông có đề xuất gì với Ngân hàng Nhà nước về điều hành tỷ giá trong những tháng cuối năm?


Như tôi đã khẳng định, việc điều hành tỷ giá của Ngân hàng Nhà nước thời gian qua đã tạo được niềm tin cho thị trường đối với chính sách vĩ mô của Chính phủ; đồng thời cũng đạt được mục tiêu của Ngân hàng nhà nước đề ra từ đầu năm.


Trong những tháng tiếp theo, NHNN cần tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, phối hợp chặt chẽ với chính sách tài khóa, khai thác cho được dư địa của “chính sách lạm phát mục tiêu”, kích thích tăng tổng cầu của nền kinh tế; xử lý có kết quả điểm nghẽn hấp thụ vốn của nền kinh tế; xử lý mối quan hệ giữa lãi suất VND và USD. Việc ổn định tỷ giá là cần thiết nhưng cần quan tâm đến sự kích thích xuất khẩu nông sản và nội địa hoá sản phẩm xuất khẩu.Tuy nhiên, trong những tháng cuối năm nay cần phải ưu tiên giữ ổn định thị trường ngoại hối.


- Trân trọng cảm ơn ông!


Hải Minh (thực hiện)










tỷ-giá, NHNN, điều-hành, Ngân-hàng-nhà-nước, chính-sách-vĩ-mô, USD





Container gặp nạn, đường trên cao tê liệt

Container gặp nạn, đường trên cao tê liệt

- Hàng nghìn vỏ chai bia đổ tràn ra đường sau khi chiếc xe rơ-moóc đâm vào lan can đường trên cao Hà Nội. Giao thông ùn tắc kéo dài hàng km.


Vụ tai nạn xảy ra khoảng 4h30 sáng 27/6, tại đường vành đai 3 trên cao Hà Nội, khu vực thuộc địa bàn phường Hạ Đình, Thanh Xuân, Hà Nội.


Tại hiện trường, chiếc xe đầu kéo mang BKS 16H-4469 kéo theo rơ-moóc BKS 16R-0359 chở 50 nghìn vỏ chai bia bị lật nghiêng.












đường trên cao; vành đai 3; Hà Nội; tai nạn


đường trên cao; vành đai 3; Hà Nội; tai nạn


đường trên cao; vành đai 3; Hà Nội; tai nạn


Hiện trường vụ tai nạn

Đầu xe “gác” lên dải phân cách. Cabin bị hư hỏng nặng, dầu chảy lênh láng.


Hàng nghìn vỏ chai vỡ tung tóe khắp mặt đường, khiến các phương tiện không thể lưu thông.


Toàn bộ ô tô đi trên đường vành đai 3 trên cao phải đi xuống đường Nguyễn Xiển, gây ùn ứ kéo dài.












đường trên cao; vành đai 3; Hà Nội; tai nạn


đường trên cao; vành đai 3; Hà Nội; tai nạn


đường trên cao; vành đai 3; Hà Nội; tai nạn


Tắc đường cục bộ sau vụ tai nạn

Theo Trung tá Đào Duy Huấn, Đội CSGT số 7 (Phòng CSGT TP.Hà Nội), trong khi đang lưu thông bình thường theo hướng Linh Đàm về Phạm Hùng, chiếc xe trên bất ngờ mất lái, leo lên lan can đường.


Tới 9 giờ 30 phút, đường trên cao vẫn ùn tắc cục bộ.


Nguyên nhân vụ tai nạn đang được làm rõ.


Nhị Tiến