Thảm Cho Bé

Các mẫu Thảm Cho Bé, Thảm Xốp Cho Trẻ, Thảm Lót Nhà Trẻ Eva, Thảm Cho Bé được làm từ chất liệu cao su và hạt nhựa Eva xuất xứ từ Việt Nam đảm bảo an toàn, không độc hại, độ đàn hồi cao và đặc biệt rất bền bỉ. Công dụng chống trơn và hạn chế chấn thương khi tập luyện sử dụng để trải lót sàn phòng tập võ; phòng tập luyện cho các bộ môn thể thao nhào lộn, Aerobic, trường học, nhà trẻ và phòng tập luyện võ thuật các bộ môn như: Taekwondo; Karatedo; Vovinam; Võ cổ truyền; Pencak silat; Sanshuu; Aikido; Judo; Boxing; Kickboxing; Muay; MMA..

GIẢM TỪ 20% KHI MUA THẢM TẬP VÕ SỐ LƯỢNG LỚN LH: 09 68 59 33 78

Thảm cho trẻ với các đường viền dễ dàng nối liền với nhau tạo thành một không gian rộng cho bé vui chơi thoải mái. Thảm xốp lót sàn cho trẻ được làm từ chất liệu cao su và hat nhựa eva, rất êm ái, bề mặt tiếp xúc chống trơn trượt sẽ đảm bảo được độ an toàn khi bé sử dụng.


Thảm Cho Bé




– Thảm lót sàn giúp giảm lực va đập khi bé ngã, giữ an toàn cho bé khi nô đùa.

– Bề mặt thảm xốp có thiết kế sần nhỏ chống trơn trượt hiệu quả.

– Giúp bé vui chơi an toàn, hạn chế trường hợp trượt ngã khi nô đùa.

– Thảm ghép chia miếng dễ dàng lắp ráp phù hợp từng không gian.

– Thuận tiện tháo ra những lúc không sử dụng giúp bảo quản tiện lợi.

– Bề mặt xốp nhanh khô, dễ dàng lau sạch để đảm bảo vệ sinh tốt hơn.

– Màu sắc rực rỡ của từng miếng thảm xốp mang đến vẻ tươi sáng cho căn phòng.

Thảm Tập Võ các bộ môn như: Taekwondo; Karatedo; Vovinam; Võ cổ truyền; Pencak silat; Sanshuu; Aikido; Judo; Boxing; Kickboxing; Muay; MMA.. .Là một trong những dụng cụ không thể thiếu cho bộ môn võ thuật và các môn thể thao.Là thảm mút xốp eva hàng Việt Nam chất lượng cao dùng lót sàn phòng tập võ.… giao hàng toàn quốc.

Thảm Tập Võ là sản phẩm thảm mút xốp eva hàng Việt Nam chất lượng cao, sử dụng để trải lót sàn phòng tập võ; phòng tập luyện cho các bộ môn thể thao nhào lộn, Aerobic, trường học, nhà trẻ.

Độ đàn hồi của thảm tốt sẽ giúp quá trình luyện tập của bạn trở nên dễ dàng hơn. Đặc biệt là khi thực hiện các động tác chống tay, chân hay tiếp xúc với mặt sàn sẽ không gây thương tích hay bị đau. Vì thế, dựa vào nhu cầu luyện tập bạn nên chọn cho mình những loại thảm tập võ có độ đàn hồi khác nhau.

Thứ Tư, 19 tháng 2, 2014

‘Lấp’ cổng trụ sở huyện bằng non bộ

‘Lấp’ cổng trụ sở huyện bằng non bộ

- Cổng chính trụ sở UBND huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) rộng chừng 8m được bịt kín bằng hòn non bộ ‘khủng’ xây từ đá xanh. Cán bộ và người dân muốn vào cơ quan làm việc phải qua cổng phụ đi chung với hội trường huyện.


Chuyện lạ!


3 năm trước, người dân thị trấn Nghi Xuân và các nơi khác trong huyện đều bất ngờ khi UBND huyện quyết định lấp cửa chính dẫn vào trụ sở làm việc.


trụ sở huyện, non bộ

Hòn non bộ rộng chừng 8m, tạo hình 3 khối núi, chỗ cao nhất chừng 4m.


Càng bất ngờ hơn khi thay vì xây bịt thông thường, huyện Nghi Xuân đã cho thiết kế, xây dựng một hòn non bộ có kích thước khá lớn nhằm lấp cổng lại. Kể từ đó, ai nấy vào cơ quan này đều phải di chuyển đến cổng phụ đi chung lối vào hội trường (cổng này sau đó được mở rộng – PV).


Theo quan sát của PV, hòn non bộ được xây từ các khối đá, kết dính bằng vữa, tạo hình thành 3 đỉnh núi trong đó đỉnh ở giữa cao khoảng 4m.


Ở mặt trong non bộ tiếp giáp với sân UBND huyện có bể nước thả cá nhỏ. Trên công trình này có đặt các tượng nhỏ hình chùa chiền và hình người, tạo thành quần thể hoàn chỉnh. Hai bên non bộ trồng 2 cây đa, cành lá khá um tùm.


Từ trục đường chính qua thị trấn Nghi Xuân vào UBND huyện chỉ cách một sân bóng. Tuy nhiên việc hòn non bộ cao đến 4m án ngữ chính diện cùng cây cối hai bên đã che lấp diện mạo trụ sở này.


Nếu không phải là người địa phương, thật khó để xác định đây là cơ quan công quyền cao nhất của cấp huyện.


Thời gian qua, dư luận Hà Tĩnh nóng lên trước thông tin cho rằng, UBND huyện Nghi Xuân cho xây dựng hòn non bộ lấp cổng trụ sở để làm “bức bình phong chắn gió chướng” vì cổng không hợp phong thủy!?


Thông tin này chưa có ai xác nhận thì mới đây lãnh đạo Nghi Xuân cho biết sẽ phá bỏ non bộ, khôi phục lại cổng trụ sở.


Không vì lý do tâm linh?


Chiều 19/2, PV. VietNamNet đã trực tiếp làm việc với lãnh đạo UBND huyện Nghi Xuân, để tìm hiểu câu chuyện nói trên.


Tại buổi làm việc, ông Nguyễn Hải Nam, PCT UBND huyện Nghi Xuân xác nhận việc huyện chủ trương xây dựng hòn non bộ từ vài năm trước, nhằm lấp lại cổng dẫn vào trụ sở.


“Có 2 cổng dẫn vào trụ sở, nhưng cổng trực diện đó ít người đi vào. Thời điểm đó, UBND huyện cũng đang xây dựng tòa nhà làm việc phía sau nên cũng đã kết hợp bịt luôn cổng.


Nguồn vốn và vật liệu xây dựng non bộ do công tác xã hội hóa, cụ thể là của một vài doanh nghiệp có thiện chí ủng hộ, không hề trích đồng nào từ ngân sách địa phương.


Mục đích của việc xây dựng non bộ, theo tôi chỉ là để tạo cảnh quan môi trường, không phải vì lý do tâm linh” – ông Nam cho biết.


trụ sở huyện, non bộ

Trụ sở UBND huyện Nghi Xuân nhìn từ bên ngoài. Hòn non bộ cùng cây cối um tùm khiến người ta khó hình dung đây là cơ quan công quyền cao nhất của huyện.


Ông Nam cho biết thêm, bên cạnh việc lấp cổng chính bằng non bộ, UBND huyện cũng từng xây bịt một cổng khác phía bên trái. Hiện để vào trụ sở làm việc chỉ có một cổng duy nhất đi chung phía bên hội trường.

Trong khi đó trao đổi qua điện thoại, ông Đặng Văn Tính, Chủ tịch UBND huyện Nghi Xuân cho biết, việc bịt cổng bằng non bộ được xây dựng từ đời lãnh đạo trước (thời ông Nguyễn Hiền Lương làm chủ tịch – PV).


“Hiện tại UBND tỉnh đã phê duyệt kế hoạch, cho phép huyện tu sửa chỉnh trang lại tòa nhà làm việc. Chúng tôi sẽ kết hợp khôi phục lại cổng chính trụ sở như trước. Tuy nhiên hiện tại do trời mưa nên chưa thể thi công” – ông Tính cho biết.


Doanh nghiệp hiến tặng!


Ông Nguyễn Hiền Lương (nguyên Chủ tịch huyện Nghi Xuân, hiện PGĐ Sở Công thương), người quyết định bịt kín cổng bằng non bộ cho biết, chỗ đặt hòn non bộ hiện tại, nguyên là cổng chính trụ sở UBND huyện.


“Trước lúc tiến hành bịt cổng, tập thể UB đã có bàn bạc, cho chủ trương và giao cho văn phòng UB chủ trì. Do xây kín lại rất khó coi nên chúng tôi mới vận động và được một số DN ủng hộ kinh phí, vật liệu để xây non bộ cho dễ coi”, ông Lương nói.


Lý do để UB huyện ra chủ trương bịt cổng, ông Lương thông tin “do cổng này (cổng chính - PV) không mấy ai đi nên mới có chủ trương bịt, đi lối khác. Hai DN ủng hộ kinh phí xây là bà Bạch Thị Hường (Cty Châu Tuấn) và ông Dương Đình Phúc (TP. Hà Tĩnh)”, vẫn lời ông Lương.


trụ sở huyện, non bộ

Ngoài những khối đá, bể cá thì non bộ còn được trang trí rất kỹ.


Ông Lương phủ nhận những thông tin của dư luận cho rằng việc bít cổng bằng non bộ là do không hợp phong thủy, là để làm bình phong trấn trước trụ sở.


“Cái này (bịt cổng) có chủ trương, có văn bản hẳn hoi. Không có vấn đề phong thủy trong này. Cũng như việc lấp hồ dỡ bỏ hòn non bộ trước UBND tỉnh, lãnh đạo tỉnh thấy không hợp lý thì quyết định lấp hồ, làm lại cổng thôi”, ông Lương nói thêm.


Trước thông tin Chủ tịch huyện đương nhiệm sẽ dở bỏ hòn non bộ, làm lại cổng này, ông Lương cho biết, do mỗi người mỗi góc nhìn, mỗi thời kỳ khác nhau. Có thể tôi không làm đó nữa nên người ta nói thế này thế nọ.


Cao Thái – Duy Tuấn






Bốn đại gia đen đủi trong top 10 tỷ phú Việt

Bốn đại gia đen đủi trong top 10 tỷ phú Việt

Đó là những doanh nhân nổi tiếng, từng đứng trong top đầu các tỷ phú giàu nhất Việt Nam trên sàn chứng khoán. Tuy nhiên, những khó khăn, bất trắc trong kinh doanh đã khiến họ rời xa vị trí danh giá này. Có những người đình đám một thời giờ đang dính vào lao lý, có người lên rất nhanh rồi lao dốc đầy bất ngờ để rồi ôm lấy lỗ nặng.




Lên nhanh xuống lẹ


Mấy ngày qua, một cái tên khá nổi tiếng trong cộng đồng doanh nhân, ông Nguyễn Tuấn Hải đã được nhắc đến rất nhiều. Tuy nhiên, đó không phải là những tin vui khi ông lọt top 10 người giàu nhất 2012 mà là những thông tin thua lỗ của DN của vị này.


Nhanh chóng rớt khỏi tốp 10 trong năm 2013, ông chủ Tập đoàn Alphanam có thể sẽ không còn trong danh sách những người giàu nhất trên TTCK trong thời gian tới khi DN của ông tiếp tục khủng hơn 200 tỷ trong năm 2013, cao hơn nhiều so với mức lỗ 145 tỷ trong năm liền trước. Hơn thế, DN này bày tỏ ý định hủy niêm yết trên TTCK thị trường chứng khoán khi cái án tạm ngừng giao dịch đối với cổ phiếu này sau 2 năm lỗ nặng đang đến gần.











những-người-giàu-nhất, thị-trường-chứng-khoán, đai-gia, doanh-nhân, Phạm-Nhật-Vượng, Đoàn-Nguyên-Đức, Nguyễn-Đức-Kiên, bầu-Kiên, Đặng-Thành-Tâm, Đặng-Văn-Thành, Sacombank, Alphanam, Ngân-hàng-ACB


Sự lên xuống của ông Hải luôn bất ngờ. Năm 2007, Alphanam niêm yết trên sàn chứng khoán, ngay lập tức ông Nguyễn Tuấn Hải có mặt trong danh sách 100 người giàu nhất trên TTCK với tài sản lên tới hàng trăm tỷ đồng. Năm sau đó, ông Hải bất ngờ tăng vọt hơn 40 bậc lần đầu tiên lọt vào tốp 10 người có tài sản lớn nhất trên TTCK năm 2012 nhờ tổng tài sản tăng vọt gấp hơn 6 lần trong năm này sau khi ALP phát hành cổ phiếu hoán đổi với tỉ lệ 1:1 để sáp nhập với Công ty Cổ phần Đầu tư Alphanam.


Sau vụ "niêm yết cửa sau" của Đầu tư Alphanam, ông Hải có trong tay hơn 1.000 tỷ đồng từ gần 120 triệu cổ phiếu ALP cho dù cổ phiếu ALP đã sụt giảm giá rất mạnh xuống chỉ còn khoảng 9.000-10.000 đồng/cp.


Cổ phiếu mất giá, DN thua lỗ và dự kiến hủy niêm yết có vẻ như ông Hải sẽ không còn quan tâm tới bảng sếp hàng danh giá một thời ghi tên ông.


Đại gia Đặng Thành Tâm cũng là một trường hợp tụt dốc thê thảm. Năm 2007, ông Đặng Thành Tâm được biết đến là người giàu số 1 trên TTCK Việt Nam với gần 6.300 tỷ đồng giá trị tiền quy ra từ cổ phiếu.


Tuy nhiên, vị trí số 1 của đại gia này nhanh chóng đã được thay thế bởi những cái tên như Đoàn Nguyên Đức, Phạm Nhật Vượng sau khi các cổ phiếu của ông bị mất ¾ giá trị trong năm 2008. Năm 2009, ông Tâm trở lại tốp 3 nhờ giá cổ phiếu tăng mạnh trở lại.


Nhưng vị trí trong top 10 của ông Tâm trở nên mong manh khi mà trong 2 năm vừa qua, ông Tâm đã rớt khỏi tốp 10 với cục nợ mà các DN của ông đang gánh lên tới hàng nghìn tỷ đồng. Có thời điểm vị doanh nhân này bị bệnh nặng phải xin nghỉ kỳ họp Quốc hội mà mình là đại biểu. Ngoài ra, SGT của ông Tâm rơi vào thua lỗ triền miên và mới đây ông Tâm và vợ đã phải rút hết cổ phần khỏi Ngân hàng Nam Việt.


Và nhiệm vụ chính mà vị doanh nhân này chia sẻ là giải quyết hết nợ, lo cho hàng chục nghìn nhân viên trong các DN của ông.


Vận hạn vùi dập đại gia











những-người-giàu-nhất, thị-trường-chứng-khoán, đai-gia, doanh-nhân, Phạm-Nhật-Vượng, Đoàn-Nguyên-Đức, Nguyễn-Đức-Kiên, bầu-Kiên, Đặng-Thành-Tâm, Đặng-Văn-Thành, Sacombank, Alphanam, Ngân-hàng-ACB


Giới siêu giàu không thể quên doanh nhân đám Đặng Văn Thành và gia đình danh giá của mình. Ông trùm ngành ngân hàng một thời, người đứng đầu một NH cổ phần hàng đầu tại Việt Nam đã từng đứng áp sát sau top 10 người giàu nhất sàn chứng khoán giờ gần như im tiếng sau khi bật bãi khỏi Sacombank.


Thua cuộc ở Sacombank đã đẩy cái tên Đặng Văn Thành thậm chí rớt hẳn khỏi danh sách 100 người giàu nhất trên TTCK. Tài sản của ông và người con trai đã hao hụt quá nhiều khi phải bán bớt cổ phiếu STB bị buộc bán cổ phiếu cấn trừ các khoản nợ có giá trị cả nghìn tỷ đồng mà các DN của gia đình ông Thành vay trước đó lđã khiến cha con ông tụt hàng người giàu.


Trong khi đó, ông Nguyễn Đức Kiên lại gắn liền với những sự cố ở ACB và đại án Bầu Kiên đã khiến cho cặp vợ chồng từng đứng trong top 10 người giàu Việt Nam điêu đứng.


Ông Nguyễn Đức Kiên từng đứng thứ 9 và vợ là Đặng Ngọc Lan đứng thứ 8 trong danh sách những người giàu nhất trên TTCK năm 2007. Trong vài năm tiếp sau đó, vợ hoặc chồng bầu Kiên luôn đứng trong tốp 15, nếu tính gộp tài sản gia đình thì nằm trong tốp 10.


Tuy nhiên, năm 2014 chắc chắn những thứ hạng cao sẽ không còn, thậm chí toàn bộ cổ phiếu của vợ chồng ông trùm này vừa bị đề nghị phong tỏa bởi Cơ quan Cảnh sát điều tra. Bầu Kiên hiện đang chờ ngày đưa ra xét xử và phải đối mặt với mức án chung thân.


Ngoài ra, những đại gia như Nguyễn Duy Hưng (SSI), Lê Văn Quang (MPC), Doãn Tới (ANV) và một loạt các doanh nhân trong Tập đoàn FPT như Trương Gia Bình, Lê Quang Tiến, Bùi Quang Ngọc... cũng từng đứng trong tốp 10 người giàu nhất trên TTCK trong các năm 2006-2007.


Tuy nhiên, hầu hết đều đã rớt vài chục bậc do các sàn chứng khoán gần đón nhiều DN mới với nhiều doanh nhân có tài sản khủng như các lãnh đạo Tập đoàn Vingroup, Masan, Hoa Sen, Ocean Group, Hòa Phát...


TTCK đã biến động rất mạnh. Nhiều DN mới lên sàn góp cho thị trường những gương mặt giàu có mới, thay thế cho một số gương mặt cũ. Tuy nhiên, nhìn chung sự rớt hạng của "tốp 10" trong các năm trước đây thường liên quan tới biến cố như trường hợp Sacombank hay ACB, gắn liền với những cái tên như Bầu Kiên hay Đặng Văn Thành.


Ông Đặng Thành Tâm hay ông Nguyễn Đức Kiên giờ đây có lẽ chỉ muốn quay trở về với quá khứ. Ông Tâm từng cho biết, ông đã trải qua đủ cảm xúc, từ lúc hoành tráng cho tới những thời kỳ khó khăn. Đại gia này may mắn vẫn đang xốc lại được các DN của mình và đẩy mạnh việc trả nợ.


Trong khi đó, ông Nguyễn Tuấn Hải Alphanam lại muốn khác. Ông rút DN về mô hình công ty gia đình, muốn giảm áp lực cho con cái những người thay ông lãnh đạo DN và muốn được nghỉ ngơi tĩnh dưỡng sau hàng chục năm kinh doanh.


Có thể thấy, các doanh nhân thành đạt rồi vẫn muốn chinh phục những đỉnh cao mới, những mục tiêu mới. Tuy nhiên, những khó khăn, những biến cố bất thường đã đẩy họ điêu đứng trong vòng xoáy thương trường và cuộc đời. Sau tết cả đã xảy ra, nhiều chỉ muốn được như ngày xưa, đi tìm sự bình yên hay đơn giản là được 'hạ cánh an toàn'.


Mạnh Hà











những-người-giàu-nhất, thị-trường-chứng-khoán, đai-gia, doanh-nhân, Phạm-Nhật-Vượng, Đoàn-Nguyên-Đức, Nguyễn-Đức-Kiên, bầu-Kiên, Đặng-Thành-Tâm, Đặng-Văn-Thành, Sacombank, Alphanam, Ngân-hàng-ACB





Thứ Ba, 18 tháng 2, 2014

Tướng Ngọ mất, đình chỉ vụ Dương Chí Dũng tố cáo?

Tướng Ngọ mất, đình chỉ vụ Dương Chí Dũng tố cáo?

- Sáng 19/2, trao đổi với VietNamNet, thẩm phán Trương Việt Toàn, người đã công bố Quyết định khởi tố vụ án “Làm lộ bí mật Nhà nước” cho biết, trong trường hợp người bị tố cáo qua đời thì sẽ đình chỉ vụ án.





Trong phiên tòa xét xử Dương Tự Trọng và đồng phạm Tổ chức cho người khác trốn đi nước ngoài hồi tháng 1, ông Dương Chí Dũng được triệu tập đến tòa với tư cách là nhân chứng.


Tại tòa, ông Dũng đã tố cáo Thượng tướng Phạm Qúy Ngọ chính là người đã “mật báo” để ông ta bỏ trốn...











Tướng Ngọ, qua đời, đình chỉ, tố cáo, mật báo, Dương Chí Dũng
Thượng tướng Phạm Quý Ngọ.

Chiều 8/1, trong phần tuyên án, Thẩm phán, chủ tọa phiên tòa đã công bố Quyết định khởi tố vụ án “Làm lộ bí mật Nhà nước” theo Điều 263 Bộ luật Hình sự.


Sáng 19/2, trao đổi với VietNamNet, thẩm phán Trương Việt Toàn cho biết, trong trường hợp Thượng tướng Phạm Qúy Ngọ đã qua đời, xét theo Điều 107, BLHS, sẽ phải đình chỉ vụ án.


Trong trường hợp này chỉ có mình ông Ngọ bị tố cáo, mà đối tượng bị tố cáo đã qua đời nên theo quy định sẽ phải đình chỉ vụ án”, lời ông Toàn.


Theo quan điểm của luật sư Phạm Văn Huỳnh - Trưởng Văn phòng luật sư Tâm Đức: Căn cứ Điều 107, Luật tố tụng hình sự đã quy định, những căn cứ không được khởi tố vụ án hình sự, trong trường hợp này không thể khởi tố bị can vì người bị tố cáo đã mất.











Tướng Ngọ, qua đời, đình chỉ, tố cáo, mật báo, Dương Chí Dũng
Thẩm phán Trương Việt Toàn, Chủ tọa phiên tòa xét xử Dương Tự Trọng và đồng phạm.

Kể cả khi Dương Chí Dũng tố cáo ông Ngọ, trong trường hợp nếu có sai phạm cũng sẽ không xem xét, trừ trường hợp có người khác liên quan thì có thể vụ án tiếp tục điều tra, ai có sai phạm thì sẽ bị khởi tố theo quy định của pháp luật.


Theo Điều 108, BLTTHS, cơ quan chức năng phải ra quyết định hủy bỏ quyết định khởi tố và thông báo đến các cơ quan, tổ chức và cá nhân người đã tố giác.











Tướng Ngọ, qua đời, đình chỉ, tố cáo, mật báo, Dương Chí Dũng
Dương Chí Dũng trong vài trò nhân chứng ở phiên xử em trai đã khai ra người "mật báo". (Ảnh: VietNamNet)

Trao đổi về cùng vấn đề, Luật sư Tạ Anh Tuấn, Trưởng Văn phòng Luật sư Bách Gia Luật cho rằng: Theo quy định của BLTTHS, khi đã khởi tố vụ án mà chưa khởi tố bị can, tức là chưa xác định được người bị tố cáo có dấu hiệu phạm tội thì vụ án vẫn được cơ quan có thẩm quyền tiếp tục điều tra vụ án để xác định các đối tượng liên quan.


Đối với trường hợp người đã chết là bị can duy nhất trong vụ án đã được khởi tố vụ án, khởi tố bị can thì cơ quan điều tra ra quyết định đình chỉ vụ án theo khoản 1, Điều 169, BLTTHS, đình chỉ điều tra quy định tại điểm a, khoản 2, Điều 164, BLTTHS.


Ông Tuấn trích Khoản 1, Điều 169 BLTTHS, cho rằng: VKS ra quyết định đình chỉ vụ án khi có một trong những căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 105 và Điều 107 của Bộ luật này; Hoặc Điều 19, Điều 25 và khoản 2 Điều 69 của BLHS.


Cũng theo ông Tuấn, theo quy định của BLTTHS, trường hợp ông Phạm Qúy Ngọ tại phiên sơ thẩm bị Dương Chí Dũng tố cáo, tuy chưa có quyết định khởi tố bị can, nhưng do ông Ngọ đã qua đời thì cơ quan tố tụng có thẩm quyền cần ra quyết định đình chỉ vụ án.









Điều 107. Những căn cứ không được khởi tố vụ án hình sự.


Không được khởi tố vụ án hình sự khi có một trong những căn cứ sau đây:

1. Không có sự việc phạm tội;

2. Hành vi không cấu thành tội phạm;

3. Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội chưa đến tuổi chịu trách nhiệm hình sự;

4. Người mà hành vi phạm tội của họ đã có bản án hoặc quyết định đình chỉ vụ án có hiệu lực pháp luật;

5. Đã hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự;

6. Tội phạm đã được đại xá;

7. Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội đã chết, trừ trường hợp cần tái thẩm đối với người khác.



T.Nhung


THEO DÒNG SỰ KIỆN














Tướng Ngọ, qua đời, đình chỉ, tố cáo, mật báo, Dương Chí Dũng





Đại án Huyền Như: Kiểm toán cũng bó tay

Đại án Huyền Như: Kiểm toán cũng bó tay

- Liên quan tới vụ án Huyền Như, đại diện Kiểm toán Nhà nước cho rằng, cơ quan kiểm toán khó có thể kiểm soát hết được. Qua những vụ như thế này, đó là một bài học đối với ngành kiểm toán.





Tại buổi họp báo của Kiểm toán Nhà nước (KTNN), ông Lê Minh Khái - Phó tổng Kiểm toán Nhà nước cho biết, khi kiểm toán một Ngân hàng, kiểm toán chỉ có thể thực hiện bằng cách chọn mẫu. Vụ việc xảy ra ở một phòng giao dịch nào đó thì có thể phòng giao dịch đó đã không thuộc nhóm mẫu mà kiểm toán lựa chọn.


Theo ông Khái, mỗi ngân hàng có hệ thống kiểm soát nội bộ riêng nhưng vẫn lọt sai phạm. “Trong nhiều người tốt thì có những người xấu, những người làm kiểm tra giám sát nội bộ đều muốn phát hiện ra những vụ việc này nhưng con người không phải thánh để có thể phát hiện hết được”, ông Khái nói.











kiểm-toán-nhà-nước, kiểm-toán, huyền-như, tổng-công-ty, công-ty-vốn-nhà-nước, công-ty-tài-chính, dự-án, đầu-tư-công
Kiểm toán nhà nước công bố kế hoạch 2014.

Ông Khái cho biết thêm, hàng năm, số vụ việc vi phạm có tăng lên và các cơ quan có trách nhiệm rất cương quyết trong mọi việc hơn nhưng... “cũng khó”. Trong thời gian vừa qua, nhiều vụ việc được cơ quan điều tra phát hiện xử lý cũng có phần từ cơ quan kiểm toán.


Về kiểm toán tại các Công ty tài chính thuộc các Tập đoàn, tổng công ty, cơ quan này cũng đã chuyển hồ sơ sang cơ quan chức năng 5 vụ việc. Cụ thể, vụ việc chuyển sang Thanh tra NHNN để thanh tra liên quan tới dấu hiệu sai phạm trong nghiệp vụ bán ngoại tệ của Tập đoàn Hóa chất Việt Nam đối với 3 ngân hàng khác.


Còn lại, việc chuyển sang Cơ quan điều tra (Bộ Công an) để điều tra liê quan tới quản lý làm thất thoát vốn tại Công ty CP tài chính Sông Đà, vụ việc thất thoát vốn tại Tổng Công ty Thủy sản VN (Seaprodex), vụ cho vay một số dự án BĐS không thu hồi được do thực hiện sai quy định của Nhà nước, liên quan tới 2 chi nhánh của Agribank là Chi nhánh Bình Phú và TP.HCM.


Theo đại diện của KTNN, mục tiêu tổng quát của KTNN năm 2014 là nâng cao chất lượng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động kiểm toán; tăng cường đổi mới phương pháp kiểm toán và công tác quản lý hoạt động kiểm toán; nâng cao trình độ, năng lực đội ngũ kiểm toán viên ngày càng đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.


Trong năm 2014, KTNN sẽ thực hiện 185 cuộc kiểm toán, trong đó kiểm toán báo cáo tài chính và các hoạt động liên quan đến quản lý, sử dụng vốn và tài sản nhà nước năm 2013 tại 42 tổng công ty vốn nhà nước như Tập đoàn hoá chất VN, Tổng công ty công nghiệp xi măng VN, Tổng công ty dược VN, Tổng công ty đường sắt VN, Tổng công ty thép VN, Tập đoàn Bảo Việt, Tổng công ty đầu tư và kinh doanh vốn NN (SCIC), Tổng công ty CP Bảo Minh,…


Đối với kiểm toán chuyên đề, KTNN sẽ tiến hành kiểm toán chuyên đề phát hành, quản lý và sử dụng vốn Trái phiếu Chính phủ 2013; chuyên đề tình hình thực hiện chính sách giá xăng dầu 2011 – 2013 tại các đầu mối nhập khẩu xăng dầu; chuyên đề huy động và sử dụng vốn tại Công ty Cho thuê tài chính 1 (ALCI) và ALC II thuộc Agribank; Công ty Cho thuê tài chính của BIDV, của Vietinbank và Vietcombank.


Trong lĩnh vực xây dựng đầu tư công, nhiều dự án cũng sẽ được kiểm toán như dự án đường ô tô cao tốc Hà Nội – Hải Phòng, Dự án xây dựng cầu Nhật Tân và đường hai đầu cầu, Dự án xây dựng đường cao tốc Nội Bài – Lào Cai giai đoạn 1, và một số dự án nhà máy điện, thuỷ lợi, hạ tầng,…


Năm 2013, tổng hợp kết quả kiểm toán từ 150 báo cáo, KTNN đã kiến nghị xử lý tài chính 22.778 tỷ đồng. Trong đó, các khoản tăng thu 4.014,4 tỷ đồng, các khoản giảm chi 5.290,8 tỷ đồng, các khoản nợ đọng phát hiện tăng thêm so với báo cáo của cơ quan quản lý thu ngân sách nhà nước 2.587,5 tỷ đồng, các khoản phải nộp, hoàn trả và quản lý qua NSNN là 9.817,5 tỷ đồng, kiến nghị xử lý khác 1.067,9 tỷ đồng.


Duy Anh









kiểm-toán-nhà-nước, kiểm-toán, huyền-như, tổng-công-ty, công-ty-vốn-nhà-nước, công-ty-tài-chính, dự-án, đầu-tư-công





Thứ Hai, 17 tháng 2, 2014

Vàng hướng tới 37 triệu đồng/lượng

Vàng hướng tới 37 triệu đồng/lượng

Giá vàng thế giới và trong nước vẫn ở đỉnh sau 9 phiên tăng liên tiếp lên mức cao nhất trong 4 tháng qua. Mốc 37 triệu đang được dự đoán đạt tới trong tuần này.




Công ty Cổ phần Đầu tư Vàng Phú Quý 8h40 sáng 18/2 thông báo giá vàng mua vào và bán ra giảm 150.000-170.000 đồng/lượng so với 17h chiều qua xuống còn 36,55 và 36,65 triệu đồng/lượng.

Giá vàng SJC của Bảo Tín Minh Châu đầu giờ sáng cũng được niêm yết thấp hơn 50.000 đồng/lượng cả hai chiều so với chiều qua. Vàng SJC của của Vàng bạc đá quý Sài Gòn SJC tới 9h40 cũng được niêm yết giảm, hiện đang ở mức 36,64 (mua vào) và 36,73 triệu đồng/lượng (bán ra).











giá-vàng, giá-vàng-thế-giới, SJC, Bảo-Tín-Minh-Châu, Phú-Quý, Doji
Vàng liên tục đi lên trong đầu năm Giáp Ngọ

Vàng trong nước giảm giá nhẹ do giá vàng thế giới giao ngay trên thị trường châu Á vào đầu giờ sáng 18/2 giảm 6,4 USD/ounce so với giá đóng cửa cách đó vài tiếng trên sàn Comex, New York xuống 1.322,8 USD/ounce sau khi tăng liên tục trong 9 phiên liền trước


Tuy nhiên, nhiều dự báo cho rằng giá vàng sẽ tiếp tục tăng trong tuần này. Hai mươi trong số 26 nhà môi giới, chuyên viên ngân hàng, nhà giao dịch hàng hóa tương lai và nhà phân tích kỹ thuật cho rằng vàng sẽ tiếp tục tăng giá, chỉ có 3 người dự báo giảm.


Chiến lược gia Rick Bensignor của Wells Farrgo Securities ở New York cho rằng, các tín hiệu kỹ thuật cho thấy vàng sẽ phục hồi theo mô hình hai đáy và trong ngắn hạn là chiều hướng đi lên. Chiến lược gia này cho rằng, vàng sẽ lên tới 1.350 - 1.375 USD/ounce.


Với mức chênh như hiện tại, nếu vàng tăng như dự báo của Rick Bensignor thì giá vàng trong nước sẽ vượt 37 triệu đồng/lượng.


Còn theo Jeffrey Nichols, Giám đốc điều hành American Precious Metals Advisors, giá vàng vẫn trên đà tăng bởi đợt mua vào đóng trạng thái bán khống có thể vẫn tiếp tục.


Đó là theo phân tích kỹ thuật, về cơ bản, vàng tăng giá liên tục trong 9 phiên vừa qua chủ yếu là do các số liệu kinh tế thất vọng gần đây của Mỹ đã đẩy đồng USD xuống mức thấp nhất trong 6 tuần và đẩy nhu cầu kim loại quý tăng cao. Giới đầu tư hiện đặt kỳ vọng cao hơn vào các kim loại quý với dự đoán Fed tiếp tục duy trì các chương trình nới lỏng định lượng.


Bên cạnh đó, các chỉ số lạc quan từ Đức và Pháp cũng sẽ khiến USD mất giá so với euro, khiến vàng đi lên. Các chỉ số kinh tế yếu kém của Trung Quốc cũng tác động mạnh tới thị trường cổ phiếu các nước mới nổi và qua đó làm tăng nhu cầu đối với vàng.


Tính chung từ đầu năm tới nay, giá vàng đã tăng 10% sau khi giảm 28% trong năm liền trước.


Vàng trong nước tăng khoảng 1,5 triệu từ đầu tháng 2 tới nay và tăng hơn 2 triệu đồng/lượng so với cuối 2013.


Giá vàng thế giới quy đổi chưa bao gồm thuế, phí… hiện tương đương khoảng 33,5 triệu đồng/lượng, thấp hơn giá trong nước khoảng 3 triệu đồng/lượng.


Huấn Tú












Ôtô Âu - Mỹ dính lỗi, Việt Nam bị bỏ qua?

Ôtô Âu - Mỹ dính lỗi, Việt Nam bị bỏ qua?

Hàng loạt vụ triệu hồi ôtô diễn ra khắp thế giới vì dính lỗi chất lượng. Nhưng thị trường Việt Nam vẫn không hề ảnh hưởng. Dường như, ôtô các hãng bán cho Việt Nam tốt nhất thế giới hay các lỗi này đã bị che dấu?.





Liên tục triệu hồi xe

Ngày 14/2, Tập đoàn Toyota Nhật Bản đã thông báo triệu hồi để sửa chữa hơn 250.000 chiếc xe Toyota đang được lưu hàng tại Mỹ do lỗi kỹ thuật.


Trong đó, có hơn 54.000 chiếc Lexus RX350, hơn 100.000 xe bán tải Toyota Tacoma và hơn 100.000 chiếc Toyota RAV-4. Lý do triệu hồi được thông báo là do có sự cố trong hệ thống an toàn, trong đó có bộ kiểm soát ổn định và hộp phanh có nguy cơ không hoạt động trong trường hợp đạp phanh gấp.


Trước đó, ngày 12/2, Toyota cũng quyết định triệu hồi 1,9 triệu chiếc Toyota Prius trên toàn thế giới do lỗi ở hệ thống tích hợp nhiên liệu (hybrid). Trong số xe thuộc diện triệu hồi có 997.000 chiếc ở Nhật Bản, 713.000 chiếc ở Bắc Mỹ, 130.000 chiếc ở châu Âu. Theo Toyota, lỗi ở phần mềm điều khiển hệ thống hybrid có thể khiến hệ thống ngưng hoạt động và xe dừng lại.











triệu-hồi, xe, kỹ-thuật, lôi, khắc-phục, khách-hàng, sự-cố, thị-trường, thông-báo, kiểm-tra, sửa-chữa, linh-kiện
Ôtô bị lỗi phải triệu hồi ngày càng nhiều.

Một thống kê những vụ triệu hồi xe của các nhà sản xuất lớn trên thế giới trong các năm gần đây cho thấy Toyota đứng đầu danh sách. Năm 2009 Toyota đã phải triệu hồi 8,5 triệu xe do lỗi dính chân ga, đến năm 2012, nhà sản xuất này lại phải triệu hồi 5,3 triệu xe vì các lỗi khác nhau. Tiếp đến 2013 Toyota liên tụcthông báo triệu hồi xe trên 2 triệu xe và bước sang năm 2014 mới được 45 ngày, đã có 2 "lệnh" triệu hồi với hơn 2 triệu xe vì lỗi kỹ thuật.


Việc triệu hồi xe bị lỗi để khắc phục không từ 1 nhà sản xuất nào. Các nhà sản xuất tên tuổi khác như Honda, Nisan, Hyundai, Ford, GM, Mercedes, BMW... cũng không tránh khỏi "dính chàm" và phải triệu hồi hàng triệu xe.


Theo thống kê của Uỷ ban An toàn Giao thông Quốc gia Hoa Kỳ thì mỗi năm trên thế giới có khoảng 30 triệu ô tô bị triệu hồi do lỗi kỹ thuật, số xe triệu hồi hàng năm nhiều không kém gì số xe bán ra.


Vì thế, theo J.D. Power and Associates, Công ty nghiên cứu thị trường (Mỹ) chất lượng xe hơi bắt đầu đi xuống kể từ năm 1998 do những yêu cầu về tiết kiệm nhiên liệu khiến một số chức năng đảm bảo chất lượng xe bị hy sinh đi ít nhiều. Khảo sát của J.D. Power từ các nhà sản xuất xe hơi trong năm 2011 cho thấy, trung bình cứ 100 chiếc xe lại có đến 133 lỗi, tăng 6% so với năm 2010.


Theo nhiều chuyên gia về ôtô, có những nhà sản xuất xe hơi đang hi sinh chất lượng để có những chiếc xe có giá cạnh tranh hơn. Trên thực tế, việc toàn cầu hóa các mẫu xe giúp giảm đáng kể chi phí sản xuất nhưng cũng khiến xe xuất xưởng có nguy cơ gặp lỗi cao hơn. Nguyên nhân là việc kiểm soát chất lượng linh kiện thiếu nghiêm ngặt và các nhà cung cấp linh kiện do chạy theo số lượng, giá cả, thời gian giao hàng nên ảnh hưởng tới chất lượng.


Vụ triệu hồi đồng loạt hàng trăm nghìn xe của Toyota, Honda, Nissan và Mazda do lỗi túi khí, hay xe Lexus RX350 và Tacoma của Toyota bị triệu hồi do có vấn đề từ nhà cung cấp linh kiện là 1 ví dụ.


Xe ở Việt Nam luôn an toàn?


Đối với các nước có thị trường ôtô phát triển, triệu hồi để sửa chữa là một động thái hết sức bình thường bởi ở đó người tiêu dùng được bảo vệ tối đa để không phải chịu những lỗi không thuộc về mình, nhưng với những thị trường kém phát triển như Việt Nam lại là chuyện khác.


Tại Việt Nam nhiều khi lỗi kỹ thuật sẽ bị giấu đi cho đến khi không thể giấu được thì mới chấp nhận triệu hồi.


Trên thực tế điều này đã diễn ra. Ngày 7/4/2011, đại diện Toyota Việt Nam đã mở đợt kiểm tra, sửa chữa cho 8.830 xe Innova nằm trong diện mắc các lỗi, gồm áp suất dầu phanh bánh sau vượt quá tiêu chuẩn của Toyota toàn cầu, bu-lông hàng ghế sau xiết không đủ lực và bu-lông camber của hệ thống treo trước xiết không theo chuẩn.











triệu-hồi, xe, kỹ-thuật, lôi, khắc-phục, khách-hàng, sự-cố, thị-trường, thông-báo, kiểm-tra, sửa-chữa, linh-kiện
Xe Toyota phải thay chân ga.

Sở dĩ Toyota Việt Nam phải mở đợt kiểm tra sửa chữa này là do kỹ sư Lê Văn Tạch đã công bố rộng rãi bản tường trình về sự cố trong quá trình lắp ráp của dòng xe Innova và Fortuner.


Với những xe nhập khẩu nguyên chiếc không chính thức thì người tiêu dùng lại càng mất quyền lợi. Chẳng hạn với lỗi kẹt chân ga, Toyota Nhật Bản đã phải triệu hồi 8,5 triệu chiếc trên toàn thế giới để khắc phục thì Toyota Việt Nam đã khảng định lỗi đó không xảy ra trên xe lắp ráp tại Việt Nam bởi sử dụng linh kiện từ nhà cung cấp khác và không chịu trách nhiệm về xe lỗi này với xe nhậu khẩu của các DN thương mại, không được ủy thác. Các khách mua xe nhập khẩu khi đó chỉ được hỗ trợ về thông tin, còn muỗn khắc phục tại các đại lý của Toyota Việt Nam thì phải bỏ tiền túi.


Ngoài ra có những lỗi nhỏ thì các DN ô tô tại Việt Nam sẽ cố tình ém nhẹm. Chẳng hạn với 1 số xe nhập khẩu chính hãng từ Hàn Quốc có tiếng chuông cảnh báo khi không cài dây đai an toàn chỉ trong từ 5-8 giây là quá ngắn, cần được khắc phục, nhưng tại Việt Nam chuyện này sẽ bị bỏ qua.


Tuy nhiên về phía khách hàng thì nhiều người cũng chẳng mặn mà với việc triệu hồi xe bị lỗi. Chẳng hạn Toyota Việt Nam năm 2011, thông báo thu hồi xe Innova và Camry để kiểm tra, khắc phục lỗi kỹ thuật thì sau hơn một năm chỉ có 366 xe Innova đi kiểm tra và xiết lại bulông cambơ trên tổng số 7.370 xe cần khắc phục, 5.123 xe Innova đi kiểm tra lực xiết bulông bắt móc neo chân ghế sau trên tổng số 53.280 xe cần khắc phục và chỉ có 42 xe Innova đi sửa van LSPV trên tổng số 6.108 xe cần kiểm tra để khắc phục lỗi.


Riêng đối với dòng xe Fortuner, chỉ có 5.123 xe đem đi kiểm tra lực xiết bulông bắt móc neo chân ghế sau trên tổng số 53.280 xe cần kiểm tra, khắc phục (chiếm 9,62% tỉ lệ thực hiện). Thực hiện tốt nhất thông báo thu hồi từ nhà sản xuất lại là mẫu xe Camry 3.0 đã ngừng sản xuất. Có 127 xe trên tổng số 320 xe dính lỗi thu hồi được khắc phục, đạt 40,3% tỉ lệ thực hiện.


Điều này cho thấy, không chỉ các hãng đang cố tình che dấu các lỗi mà chính người tiêu dùng Việt Nam vẫn vô tư, thậm chí là coi thường sự an toàn. Nếu tư duy này không sớm thay đổi, tự người tiêu dùng đang dần triệt tiêu đi cái vị thế “thượng đế” của mình.


Trần Thủy











triệu-hồi, xe, kỹ-thuật, lôi, khắc-phục, khách-hàng, sự-cố, thị-trường, thông-báo, kiểm-tra, sửa-chữa, linh-kiện





Hung tin đầu năm: Hàng loạt ngân hàng báo lỗ

Hung tin đầu năm: Hàng loạt ngân hàng báo lỗ

- Mặc dù đã rốt ráo xử lý các vấn đề tồn tại từ cuối 2013, song 2014 có lẽ vẫn là năm khó khăn đối với nhiều ngân hàng khi thông tin thua lỗ rộ lên ngay những ngày đầu năm mới.





Liên tục báo lỗ


Không còn giật mình vì kết quả kinh doanh thua lỗ như trường hợp Navibank - ngân hàng (NH) đầu tiên báo lỗ vào quý II/2013, gần đây giới đầu tư đón nhận các thông tin NH báo lỗ trong quý cuối cùng năm 2013 một cách khá nhẹ nhàng.


Trong tuần vừa qua, hàng loạt các NH đã công bố kết quả kinh doanh 2013 với rất nhiều điểm tối do ảnh hưởng của quá trình tái cấu trúc đang diễn ra mạnh mẽ và do buộc phải thận trọng, chú trọng tới từng bước phát triển.


Đáng chú ý nhất là thông tin Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) công bố lỗ 293 tỷ đồng trong quý IV/2013 do vàng và ngoại hối; Eximbank lần đầu tiên từ khi lên sàn năm 2009 lỗ 222 tỷ đồng trong quý IV cũng do kinh doanh ngoại hối và một phần do thu nhập lãi suất sụt giảm.











ngân-hàng, kết-quả-kinh-doanh-2014, tái-cấu-trúc, nợ-xấu, lãi-lỗ, lợi-nhuận

Tốc độ tăng trưởng của phần lớn các NH cũng đều ở mức thấp hơn nhiều so với mức kế hoạch chung cho toàn ngành.



VietinBank trong khi đó chứng kiến lãi quý IV giảm hơn 60%; Ngân hàng Quân đội (MB) chứng kiến nợ xấu tăng gấp rưỡi và lợi nhuận của hầu hết các hoạt động kinh doanh đều giảm so với cùng kỳ năm trước. SHB công bố lợi nhuận quý IV giảm hơn 70%. Techcombank ước lợi nhuận cả năm 2013 giảm khoảng 13,7% so với năm liền trước.


Giải thích nguyên nhân lỗ cả trăm tỷ trong quý IV/2013, ACB cho biết là do chi phí hoạt động tăng cao trong khi các hoạt động khác không lãi nhiều. Bên cạnh đó còn do thua lỗ trong hoạt động kinh doanh vàng, ngoại hối và chứng khoán.


Việc ACB báo lỗ quý IV có một chút bất ngờ là bởi nhiều NĐT trước đó cho rằng NH này đã cơ bản tái cấu trúc xong, vượt qua hàng loạt các khó khăn và đã bắt đầu không còn lỗ vì vàng từ quý liền trước. Tuy nhiên, trên thực tế khoản lỗ khá lớn trong quý IV đã khiến cả năm 2013 ACB lãi chưa tới nghìn tỷ, thấp hơn cả 2012 - năm mà ACB gặp khủng hoảng nghiêm trọng liên quan tới bầu Kiên.


Một điểm đáng lưu ý khác là nhiều NH chứng kiến sự sụt giảm lợi nhuận trong bối cảnh hàng loạt các chi phí được cắt giảm, trong đó có chi phí từ việc cắt giảm nhân sự như tại ACB hay Eximbank. Báo cáo cho thấy, trong năm 2013, ACB đã cho nghỉ hơn 1.100 nhân viên, trong khi Eximbank cũng cắt giảm hơn 400 người.


Nhiều NH cũng cho rằng, tín dụng tăng chậm do chính sách cho vay thận trọng, chênh lệch lãi suất giữa đầu vào và đầu ra tương đối thấp (từ mức khoảng 3% xuống dưới 2%)...đảm bảo chất lượng tài sản, đẩy mạnh việc trích lập dự phòng cho các khoản nợ xấu và có nguy trở thành nợ xấu nên lợi nhuận giảm.là nguyên nhân khiến lợi nhuận giảm.


2014: Nỗi lo nợ xấu đeo bám


Gần đây, có nhiều dự báo cho thấy cổ phiếu NH sẽ hấp dẫn trong trung và dài hạn. Các NH đã và đang có những bước tái cấu trúc mạnh mẽ, liên quan tới việc giải quyết vấn đề nợ xấu, vấn đề cho vay “sân sau” và cắt giảm các hoạt động rủi ro cao và không có lợi cho nền kinh tế như vàng, ngoại hối...











ngân-hàng, kết-quả-kinh-doanh-2014, tái-cấu-trúc, nợ-xấu, lãi-lỗ, lợi-nhuận

Nếu Thông tư 02 về phân loại nợ xấu được áp dụng, rất có thể sẽ có những báo cáo kinh doanh kém tươi sáng nữa của các NH.



Trong một cuộc hội thảo gần đây, một chuyên gia đưa ra dự báo, cổ phiếu NH có thể bứt phá mạnh gắn liền với những hoạt động của Công ty mua bán nợ VAMC.


Bên cạnh đó, những nỗ lực giải quyết các vấn đề tồn tại ngay trong những tháng cuối cùng của năm 2013 như mạnh tay trích lập dự phòng cho nhiều khoản, nhiều loại nợ xấu; các chính sách cho vay thận trọng... cũng cho thấy nhiều khả năng các NH đang ở đáy của khó khăn và sắp vươn lên mạnh mẽ. Các nhà băng muốn xử lý dứt điểm nhiều vấn đề, chấp nhận thua lỗ, chấp nhận lợi nhuận tụt giảm và chấp nhận tỷ lệ nợ xấu tăng lên trong năm khó khăn 2013.


Mặc dù vậy, cũng có không ít các ý kiến cho rằng, rốt ráo là vậy nhưng các NH có lẽ vẫn chưa thể thoát ra khỏi khó khăn trong năm 2014 bởi tình hình nợ xấu chính xác của các NH vẫn còn là một câu hỏi. Nếu Thông tư 02 về phân loại nợ xấu được áp dụng, rất có thể sẽ có những báo cáo kinh doanh kém tươi sáng nữa.


Trong một báo cáo đánh giá về ngành NH vừa công bố tuần qua, một CTCK cho rằng, về cơ bản các NH đang hồi phục trở lại: nợ xấu, dù được báo cáo thấp hơn so với thực tế, nhiều khả năng đang đạt đỉnh và lãi suất hiện đang ổn định. Tuy nhiên, lợi nhuận của các NH trong tương lai hoàn toàn tùy thuộc vào việc Thông tư 02 được áp dụng nghiêm ngặt đến đâu kể từ ngày 1/6/2014. Thông tư 02 chủ yếu yêu cầu các NH ghi nhận nợ xấu đúng theo thực tế, do đó chi phí dự phòng sẽ tăng mạnh.


Việc các NH chấp nhận đẩy mạnh việc trích lập dự phòng cho các khoản nợ xấu và có nguy trở thành nợ xấu... trong những tháng cuối cùng của năm 2013 có lẽ một phần cũng là để chuẩn bị cho những yêu cầu cao hơn trong thời gian tới.


Thông tin NHNN sẽ tập trung thanh tra nợ xấu của các NH sau khi áp dụng thông tư 02 ngay trong năm 2014 cũng là yếu tố khiến các NH buộc phải đẩy nhanh quá trình lành mạnh hóa tình hình tài chính của mình, hướng tới một sự phát triển ổn định và bền vững hơn.


Vấn đề được quan tâm hiện nay có lẽ vẫn là tỷ lệ nợ xấu thực sự hệ thống các NH hiện nay là bao nhiêu, 10%, 8% hay 6%... và nợ xấu BĐS là bao nhiêu trong bối cảnh nhiều vụ lừa đảo NH lên tới hàng trăm, hàng nghìn tỷ đồng.


Những số liệu không mấy tích cực của nhiều NH trong quý IV vừa qua được giới đầu tư đón nhận một cách khá tĩnh như chuyện Tái ông mất ngựa. Với các chính sách cho vay thận trọng, đường hướng phát triển bền vững, chú trọng vào quản trị rủi ro, các NH được kỳ vọng sẽ sớm vượt qua được đợt tái cấu trúc mạnh mẽ lần này.


Mạnh Hà








ngân-hàng, kết-quả-kinh-doanh-2014, tái-cấu-trúc, nợ-xấu, lãi-lỗ, lợi-nhuận





Nếu là chim, anh sẽ chỉ là loài chim... Flap?

Nếu là chim, anh sẽ chỉ là loài chim... Flap?

Nguyễn Hà Đông đã cho thấy sự khác biệt lớn, và hiếm, của mình so với câu chuyện của các hãng phát hành game.


Flappy Bird: Điều gì là "kẻ thù" của tài năng?


Flappy Bird, sự sáng tạo và lòng yêu nước


Đằng sau chuyện 'khai tử' Flappy Bird



Chim chấp chới thay thế chim nổi giận


Nhắc tới chim trên thế giới game gần đây, có lẽ hình ảnh quen thuộc nhất sẽ là những chú chim màu vàng, đỏ trong trò chơi nổi tiếng Chim nổi giận ("Angry Birds"). Nhưng chỉ trong một hai tháng trở lại đây, Chim Nổi giận đã phải nhường chỗ cho một chú chim khác trong game Chim chấp chới (Flappy Bird). Tên là chấp chới nhưng game này luôn vững chắc số 1 trên Apple Store và Google Play, với ngót 50 triệu lượt tải về, trước khi bị tác giả khai tử.


Đơn độc, không có kẻ thù, không bạn đồng hành, thách thức chính của Chim chấp chới dường như thể hiện ngay ở tên gọi. "Chấp chới" tự thân đã thể hiện sự phập phù trong hành trình của nhân vật chính. Không rõ đích đến, trở ngại trong hành trình nằm ngay ở khả năng tồn tại của chú chim và chỉ lơi lỏng (thực tế đa phần do mỏi tay) là số phận của chim trong lượt chơi game kết thúc.


Thành công của Flappy Bird giống như một sự khẳng định, cái khó nhất trên đời là "vượt lên chính mình". Điểm hấp dẫn của game vô thức nằm ở sâu trong tâm lý con người, vô hình chung tạo nên một tác dụng ngoài dự kiến. Việc người ta buộc phải chơi đi chơi lại vì sức hút tự thân đó đã trở nên một mối nguy, trước hết là số phận của những chiếc điện thoại cài đặt game, sau đó là chính bản thân người chơi.











Flappy Bird, game online, Nguyễn Hà Đông
Chú chim chấp chới đã trở nên nổi tiếng thế giới

Chim chấp chới không ham kiếm tiền


Thành công của game mang lại cả phản ứng hâm mộ lẫn song song là sự chỉ trích thái quá vào tác động tiêu cực của game. Có những phản hồi và chỉ trích đọc xong có thể khiến người nhận được trở thành "chú chim nổi giận" chứ không phải chuyện chơi.


Phản ứng của người chơi được coi là lí do chính mà tác giả game, một lập trình viên người Việt Nam, rút Flappy Bird khỏi cả hai kho ứng dụng phổ biến nhất toàn cầu. Còn thực tế thì chàng trai này đánh giá rằng game của mình có thể gây nghiện, một trạng thái ảnh hưởng không tốt tới cuộc sống của người chơi.


Thật lạ lùng. Nếu chỉ cần nhìn vào các ứng dụng trên điện thoại thông minh, chắc chắn ai cũng có thể thấy việc được phổ biến rộng rãi là kỳ vọng hàng đầu của các nhà phát triển ứng dụng. Kèm theo đó sẽ là các khoản thu nhập (mà qua thành công của Flappy Bird mới được nhắc tới nhiều) rõ ràng là khá béo bở. Còn ở quy mô của những hãng game lớn, việc người chơi bị "ràng buộc" vào thế giới game do mình tạo nên, gần như là một điều sống còn cho công cuộc kinh doanh của họ.


Nhìn lại thị trường game Việt Nam trong chục năm qua, có thể thấy rõ điều đó. Từ một lĩnh vực mang tính giải trí, với internet, game online đã trở thành một ngành công nghiệp vô cùng hấp dẫn, kéo theo hàng chục triệu người chơi.


Giả sử người chơi có "nghiện", thì nhà phát hành game sẽ là bên thu lợi nhiều nhất, với số thời gian mà người chơi phải trả quy được ra cả tiền ảo lẫn tiền thật. Thế nên khi có sự vụ gì xảy ra, ví dụ game thủ lỡ "chết vì chơi game quá đà", các hãng phát hành game cũng chỉ xuê xoa.


Khác với Flappy Bird, một trò chơi mà theo thổ lộ của tác giả được soạn ra để người chơi trong vài phút giải trí, có thể dừng chơi bất cứ lúc nào, các trò chơi trực tuyến trên máy tính được thiết kế có kết cấu tầng tầng lớp lớp hơn rất nhiều. Người chơi muốn vượt qua các thử thách trong game để đến đích, cần phải "cày cuốc" trong nhiều giờ để lên level, kiếm thực nhiều bảo bối, "giết" thực nhiều đối thủ trong game.


Báo chí từng phát động những đợt chỉ trích game online khá rầm rộ, trong đó, các nhà khoa học có đưa ra những phân tích về tác hại của game tới sự phát triển về tâm thần và thể chất của giới trẻ Việt Nam (vốn đã không có những ưu việt tự nhiên so với thế giới). Tuy nhiên, những đợt chỉ trích này không đủ để giảm cung và cầu đối với game onlie, vì những lợi ích không hề nhỏ mà thị trường này mang lại.


"Nếu là chim, anh sẽ chỉ là loài chim... Flap?"


Trở lại với câu chuyện được coi là thần kì, dù ngắn ngủi, của "chú chim chấp chới". Rõ ràng, nếu lí do lo ngại tác hại của game đối với người chơi là thật, Nguyễn Hà Đông đã cho thấy sự khác biệt lớn, và hiếm, của mình so với câu chuyện của các hãng phát hành game.


Tuy so sánh là khập khiễng, vì một bên là một cá nhân và một bên là thực thể kinh doanh chuyên nghiệp, nhưng cả hai đều có điểm chung là nếu càng nhiều người chơi, hoặc người chơi "cày" càng lâu thì đều thu được tiền, từ quảng cáo (đối với Flappy Bird) hay từ thẻ chơi game (đối với các trò chơi trực tuyến).


Ở góc nhìn bình thường, dường như mọi người đều có phần tiếc nuối cho chàng trai Việt Nam đang có cơ hội kiếm được rất nhiều tiền. Có người còn cho rằng, cần phải vượt qua những áp lực để "bản lĩnh" hơn. Để làm giàu cho mình, và mang danh cho...Việt Nam.


Song đọc những dòng Twitter của Hà Đông thì có lẽ người ta phải nghĩ khác. Khó có thể kết luận một người dám sống với bản ngã của mình là thiếu bản lĩnh.


Và có lẽ về chuyện vật chất thì những người quan tâm đã mải mê chú ý hết vào nhà vô địch Flappy Bird, cũng không cần phải lo nhiều cho chàng trai trẻ. Với Super Ball Juggling và Shuriken Block, hai game tương tự từng đứng trong Top 10 của bảng free game apps, dù bớt đi chú chim kia, Hà Đông vẫn có những chú gà đẻ trứng vàng. Quan trọng hơn, anh có thể tiếp tục niềm đam mê của một nhà phát triển phần mềm ứng dụng mà không bị sa vào những áp lực ngoại lai đốt thời gian không kém gì Flappy Bird đối với những nguời "nghiện" nó.


Vì thế, với những người tin vào Nguyễn Hà Đông và GEAR Studio (cái tên rất động, khiến ngươì ta có thể nghĩ tới động tác "vào số" của các loại xe), hẳn là họ sẽ mong rằng sự khai tử chú chim chấp chới kia sẽ không phải là "Game Over".


Biết đâu, với cái tâm thế khá đặc biệt của tác giả trò chơi, ngày nào đó sải cánh dặt dẹo của "chú chim chấp chới" sẽ được bay cao hơn ở một tầng mây của đại bàng thực thụ.


Bảo Bảo






Chủ Nhật, 16 tháng 2, 2014

'Sếp' yếu cũng phải thải

'Sếp' yếu cũng phải thải

- Chia sẻ với bài viết Công chức yếu, nhất thiết phải thải?, độc giả VietNamNet cho rằng nếu yếu thì lãnh đạo cũng thuộc diện cần tinh giản.


















tinh giản biên chế, công chức, cải cách hành chính
Đại biểu dự một hội thảo của Bộ Nội vụ - cơ quan soạn dự thảo nghị định về tinh giản biên chế đang được lấy ý kiến rộng rãi. Ảnh: Lê Anh Dũng

Độc giả Nguyễn Anh Dũng chỉ ra "điều quan trọng là có ai tự nhận mình là yếu và có ai dám đánh giá người khác là yếu không?" nếu lấy tiêu chuẩn chất lượng để xác định những đối tượng phải đưa ra khỏi bộ máy.


Độc giả Nguyễn Văn Pha cho rằng "không có thủ trưởng cơ quan nào dám công khai công nhận số lượng công chức yếu ở đơn vị mình vì sợ liên quan đến chính ông ta".


Do đó, độc giả Nguyễn Thạch Lam băn khoăn: "Lãnh đạo yếu thì làm sao mà biết được công chức yếu mà loại?".


Trong khi đó, độc giả Nguyen Duc khẳng định không có công chức yếu, "chỉ có lãnh đạo yếu dẫn đến công việc không hiệu quả, muốn sa thải thì nên sa thải lãnh đạo trước rồi mới đến nhân viên".


Vì vậy theo độc giả Phạm Thị Khoa, nếu không có tổ chức đánh giá độc lập, khách quan thì lại lao vào vòng luẩn quẩn thôi.


Còn theo độc giả Minh Tam, cứ áp dụng mô hình quản lý của doanh nghiệp vào là giải quyết được vấn đề.


"Ai làm việc hiệu quả cao thì đương nhiên lương thưởng, chế độ đãi ngộ cao, ngược lại ai làm không được thì buộc cho thôi việc để tuyển người có khả năng vào. Tất nhiên muốn thực hiện điều này thì vai trò của người đứng đầu là quan trọng nhất, cũng như giám đốc một doanh nghiệp", độc giả viết.


Độc giả An Duy đồng tình: Phải có người chịu trách nhiệm rõ ràng, như ông tướng cầm quân ra trận, nếu thua thì tướng tự xử còn thắng thì có vinh quang, đừng hô hào "cả hệ thống chính trị vào cuộc".


Và người đứng đầu đó phải "trách nhiệm, nhiệt tình, dũng cảm, nhất là không đề cao chú nghĩa cá nhân" như độc giả Phương nhận định, để sàng lọc bộ máy mình quản lý đảm bảo mục tiêu "gọn mà vẫn hiệu quả".


Cứ khoán tiền tự khắc ít người


Độc giả Pậm D nhấn mạnh đến giải pháp cải cách cơ chế quản lý. "Trước mắt nên khoán kinh phí, đồng thời giao chỉ tiêu tiết kiệm biên chế. Lâu dài thì nhiệm vụ nào kinh phí cố định nấy, sử dụng bao nhiêu biên chế là do người đứng đầu tự quyết, miễn sao hoàn thành nhiệm vụ", độc giả viết.


Độc giả Nguyễn Quang Trưng chia sẻ: Huyện có 300.000 dân, khoán cho UBND huyện một năm 20 tỷ đồng, chia nhau mà hưởng, ắt không nhận thêm người.


Độc giả Gop Y cũng hiến kế tinh giản biên chế mà không đụng chạm tâm tư, đời sống của công chức: Cơ quan có thẩm quyền định điều chỉnh giảm cơ quan X từ 10 người xuống 8 người thì cứ giao kinh phí theo biên chế 8 người. Ngân sách như vậy sẽ giảm gánh nặng, còn cơ quan X tự quyết có thải 2 người hay không, nếu giữ 10 người thì phải chia nhỏ lương thưởng.


Chung Hoàng






Đại gia phạm luật: Ai dám xử?

Đại gia phạm luật: Ai dám xử?

Tình trạng các đại gia có tỷ lệ sở hữu ngân hàng ở mức cao hơn quy định vẫn còn rất nhiều. Đây là điều vi phạm các quy định,. Tuy vậy nó đã tồn tại công khai từ lâu và chưa biết đến khi nào mới được xử lý dứt điểm.







Sở hữu vượt mức cho phép: Công khai cũng chẳng sao

Ngân hàng Phương Nam (Southern Bank) vừa công bố báo cáo quản trị năm 2013. Theo đó, tỷ lệ sở hữu cổ phần của các thành viên trong gia đình ông Trầm Bê không có thay đổi so với đầu năm ngoái và vẫn vượt so với quy định hiện hành với 2 thành viên mỗi người nắm giữ trên 5% cổ phần và tổng cộng cả gia đình nắm trên 20%.


Cụ thể, ông Trầm Bê vẫn là cổ đông cá nhân lớn nhất với tỷ lệ sở hữu 8,36% vốn điều lệ. Con trai ông Trầm Bê là Trầm Trọng Ngân - Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị (HĐQT) giữ 4,42% vốn điều lệ. Con gái Trầm Thuyết Kiều, Phó TGĐ Southern Bank cũng nắm số cổ phần tương đương 7,36% vốn. Chồng của Trầm Thuyết Kiều là ông Lê Trọng Trí cũng sở hữu 0,67% vốn của ngân hàng.











đại-gia, Trầm-bê, ngân-hàng, tái-cấu-trúc, gia-đình-trị, ngân-hàng-gia-đình, sở-hữu-chi-phối, tái-cấu-trúc, Nam-Á, Tư-hường, Dương-trương-thiên-lý, Phương-nam, Sacombank
Sở hữu chéo và vượt mức quy định còn rất phổ biến trong ngân hàng.

Theo quy định của Luật TCTD 2010 (có hiệu lực 1/11/2011), một cổ đông là cá nhân không được sở hữu vượt quá 5% vốn điều lệ của một tổ chức tín dụng, cổ đông và người có liên quan của cổ đông đó không được sở hữu vượt quá 20% vốn điều lệ của một tổ chức tín dụng.


Như vậy, riêng ở Southern Bank đã có ít nhất 3 trường hợp vi phạm quy định của Luật TCTD 2010 vốn đã có hiệu lực hơn 2 năm qua.


Tại Ngân hàng Nam Á (NamABank), đầu năm 2013, nhiều nhà đầu tư giật mình nghe thông tin Á hậu trẻ Dương Trương Thiên Lý là cổ đông lớn của NamABank với lượng cổ phiếu khi đó có mệnh giá gần 150 tỷ đồng, tương đương gần 5% cổ phần của NH này.


Tuy nhiên, sự việc trở thành “đại gia” của Thiên Lý không ngạc nhiên bởi trước đó hơn một năm á hậu này đã kết hôn với ông Nguyễn Quốc Toàn, con trai của bà Tư Hường, bà chủ của NamABank và Tập đoàn Hoàn Cầu Hoàn Cầu.


Bản cáo bạch 2010 cho thấy, tính tới cuối 2009 bà Hường nắm giữ tới 14,03% cổ phần NH này. Nhiều cá nhân này khi đó cũng nắm giữ tỷ lệ lớn như: Lê Đình Trương hơn 13%, Châu Huệ Đường gần 13%, Phan Đình Tân gần 5,7%, Nguyễn Quốc Mỹ 7,85% và Nguyễn Chấn hơn 5,1%. Trong đó, Nguyễn Chấn là chồng, còn Nguyễn Quốc Mỹ là con trai.


Tới cuối 2012, tỷ lệ nắm giữ của các cá nhân tại NamABank đã có nhiều thay đổi, tất cả đã nắm dưới 5%. Tuy nhiên, báo cáo thường niên 2012 cho thấy, các con gái, con trai và con rể bà Hường nắm 3 vị trí quan trọng nhất trong 6 vị trí tại HĐQT (chủ tịch và 2 phó). Bà Hường với cương vị cố vấn nắm gần 5% cổ phần, con trai Nguyễn Quốc Mỹ nắm hơn 4,1%, con rể Huỳnh Thanh Chung năm hơn 1,3%, con gái Nguyễn Xuân Loan nắm hơn 0,65%, con râu Dương Trương Thiên Lý năm 4,92% và con trai thông qua công ty con (nắm gần 100%) Rồng Thái Bình Dương nắm 11%.


Tổng cộng gia đình bà Hường nắm giữ khoảng 27% cổ phần Ngân hàng Nam Á, vượt quy định của Luật các TCTD năm 2010: cổ đông và những người có liên quan không được sở hữu vượt 20% vốn của các tổ chức tín dụng.


Quy định khó thực thi?


Việc các đại gia và gia đình sở hữu vượt tỷ lệ cho phép ở các NH là một vấn đề mà giới đầu tư rất nhiều người quan tâm. Các trường hợp các đại gia sở hữu vượt tỷ lệ quy định có lẽ còn nhiều bởi không ít NH chưa lên sàn và việc công bố thông tin tới công chúng cũng rất hạn chế.


Trong trường hợp SeABank, thông tin về tỷ lệ sở hữu của một trong những đại gia bí ẩn nhất Việt Nam là bà Nguyễn Thị Nga gần như không có. Giới đầu tư chỉ biết bà là chủ tịch HĐQT và có nhiều người có quan hệ mật thiết với nữ doanh nhân nổi tiếng này giữ các chức vụ quan trọng trong NH này.


Có thể thấy, những quy định về tỷ lệ sở hữu được đặt ra trong Luật các TCTD 2010 cũng là nhằm mục đích hạn chế tình trạng các ông chủ chi phối NH trục lợi bằng những việc làm trái quy.











đại-gia, Trầm-bê, ngân-hàng, tái-cấu-trúc, gia-đình-trị, ngân-hàng-gia-đình, sở-hữu-chi-phối, tái-cấu-trúc, Nam-Á, Tư-hường, Dương-trương-thiên-lý, Phương-nam, Sacombank
Ông Trầm Bê và các con.

Tuy nhiên, hơn 2 năm qua, tình trạng vi phạm về tỷ lệ sở hữu vẫn còn ở rất nhiều và dường như chưa có cách để giải quyết những tồn tại lịch sử này hoặc có thể những quy định về tỷ lệ này chưa thực sự hợp lý.


Một đại diện NH cho biết, trước đây luật không quy định về việc cá nhân không được sở hữu quá 5% vốn điều lệ của một tổ chức tín dụng cho nên có rất nhiều người nắm giữ ở trên mức này. Tuy nhiên, khi Luật các TCTD ra đời, việc vi phạm là khó tránh khỏi nhất là khi Luật cũng quy định các cá nhân giữ chức vụ quan trọng không được thoái vốn.


Những trường hợp có tỷ lệ sở hữu vượt mức quy định từ trước ngày mà Luật có hiệu lực (1/11/2011) và chưa có điều kiện giảm tỷ lệ thì không thể coi là sai?.


Việc quản lý, giám sát hoạt động của các NH đã được tăng cường rất mạnh trong thời gian gần đây. Tuy nhiên, vẫn còn những quy định như tỷ lệ sở hữu nói trên hay vấn đề sở hữu chéo… đã được đặt ra nhưng không có lộ trình thực hiện cụ thể hay những chế tài kèm theo nếu như chúng được xác định là trọng tâm trong quá trình tái cơ cấu hệ thống.


Giới đầu tư gần đây cũng đặt nhiều kỳ vọng vào giải pháp yêu cầu các cổ đông nắm quyền kiểm soát, chi phối của các tổ chức tín dụng phải chuyển nhượng vốn góp, cổ phần cho NHNN hoặc tổ chức tín dụng được chỉ định trong một số trường hợp.


Bênh cạnh đó, chỉ đạo của Thủ tướng đưa các NH cổ phần lên sàn chứng khoán cũng là giải pháp hiệu quả minh bạch hóa các NH, điều này sẽ góp phần làm phát lộ để từ đó xử lý các vấn đề sở hữu chéo, vượt quy định như hiện nay.


Mạnh Hà











đại-gia, Trầm-bê, ngân-hàng, tái-cấu-trúc, gia-đình-trị, ngân-hàng-gia-đình, sở-hữu-chi-phối, tái-cấu-trúc, Nam-Á, Tư-hường, Dương-trương-thiên-lý, Phương-nam, Sacombank





Thứ Bảy, 15 tháng 2, 2014

'Cái thể chế này nó thế!'

'Cái thể chế này nó thế!'

Chúng ta bị thu hút bởi những người xuất chúng và nổi tiếng, chúng ta dễ rơi vào tâm lý chờ đợi, phó thác. "Cái thể chế này nó thế!" Chúng ta nói, và khoanh tay chờ đợi.


Những người cuối đường đua


Mỗi khi có dịp tới xem một cuộc chạy marathon, tôi thường không quan tâm lắm tới người vô địch và liệu anh ta có phá được kỷ lục này nọ hay không. Tôi thấy những người về chót thú vị hơn nhiều. Lần nào cũng vậy, khi những người thắng cuộc đã lên bục nhận giải, chụp ảnh, trả lời TV, rồi đã về nhà tắm rửa xong, thì nhóm người này vẫn hì hục, nhẫn nại ở những cây số cuối cùng. Tôi đứng ở ven đường để ngắm lòng quyết tâm đầy đau đớn của họ.


Thường khi họ rẽ vào khúc ngoặt cuối cùng dẫn tới đích thì các băng rôn đã được tháo xuống từ lâu, cũng không còn ai đứng ở vạch đích để bấm thời gian cho họ, và người xem cũng đã ra về gần hết rồi. Bám sát gót những người đang lê lết này là các nhân viên vệ sinh khua chổi quét đường.


Tôi không để ý tới những người về đầu vì họ là dân chuyên nghiệp, họ sinh ra để dẫn đầu, họ có tố chất để làm điều siêu phàm.


Những người về cuối thì hiểu rằng họ không có vai trò gì trong cái cuộc thi thố này. Họ chẳng đem lại vinh quanh cho ai, mà thất bại của họ cũng không làm ai mảy may quan tâm. Động cơ để họ cắn răng lê bước tiếp không phải là những gửi gắm của một tập thể, chẳng phải là danh dự của một quốc gia, hay danh tiếng của bản thân mà họ cần phải bảo vệ. Họ đơn thuần bướng bỉnh và có thể là hơi điên rồ. Họ tiếp tục chỉ vì bỏ cuộc không phải là lựa chọn của họ.


Cái bướng bỉnh và điên rồ của những con người bình thường này có cái gì đó thật lôi cuốn tôi. Nó làm tôi liên tưởng tới câu chuyện mà tôi mới được biết về em bé 6 tuổi da đen Ruby Bridges - cũng là một cuộc chạy marathon, nhưng ở dạng khác.











thể chế, cơ hội, nỗ lực, quyết tâm
Bao giờ rụng quả ơi?

Kẻ bướng bỉnh cô đơn


Vào cuối những năm 1950, bang New Orleans ở Mỹ đã xoá bỏ sự phân biệt mầu da ở các thư viện, trên xe buýt và ở các công viên công cộng, duy ở các trường học thì vẫn không. Năm 1960, một toà án liên bang ra quyết định bắt chính quyền bang này phải cho phép học sinh da đen tới các trường vốn dành cho da trắng. Ruby đăng ký học lớp Một ở một trường gần nhà. Em sẽ là học sinh da đen đầu tiên và duy nhất của trường vào năm đó.


Ngày nhập trường, bốn cảnh sát toà án liên bang hộ tống Ruby và mẹ em tới trường trong một chiếc xe limousine lớn. Đợi họ ở cổng trường là một đám đông da trắng giận dữ, gào thét, chửi rủa.


Xuống xe, hai cảnh sát đi trước, hai đi sau để bảo vệ, họ đi dọc những bức tường đầy vết cà chua và những dòng chữ thoá mạ. Một người đàn bà da trắng gào lên "Tao sẽ đầu độc mày, tao sẽ tìm được cách." Nhớ lại hành trình đi qua đám đông hung dữ đó, một cảnh sát liên bang nói về Ruby: "Em không khóc. Em không thút thít. Em chỉ xốc bước đi cùng, như một người lính bé nhỏ. Tất cả chúng tôi đều rất tự hào về em."


Cả ngày hôm đó, hai mẹ con không dám bước chân ra khỏi phòng hiệu trưởng. Qua vách kính, họ chứng kiến cảnh các phụ huynh da trắng xông vào trường và giận dữ kéo con mình ra ngoài.


Ngày hôm sau, cảnh sát lại hộ tống Ruby, đám đông da trắng lại gào thét ở cổng trường. Ám ảnh nhất với Ruby là hình ảnh một chiếc quan tài với một búp bê da đen nằm bên trong. Bên trong trường vắng tanh, không có một học sinh nào khác ngoài em. Toàn bộ các giáo viên cũng từ chối đứng lớp. Toàn bộ, trừ một cô giáo trẻ tên là Barbara Henry. Hôm đó, cô bắt đầu dạy bảng chữ cái, như trước một lớp học bình thường. Và trong một năm học đó, ngày này qua ngày khác, lớp chỉ có một thầy một trò.











thể chế, cơ hội, nỗ lực, quyết tâm
Em Ruby Bridges, 6 tuổi, vào học lớp một năm 1960 dưới sự bảo vệ của cảnh sát liên bang Mỹ (Ảnh: Internet)

Đọc những dòng trên thật là dễ dàng, chỉ vài giây là xong. Nhưng chúng ta hãy dừng lại một chút để hình dung ra những gì mà Ruby và gia đình em đã trải qua. Một năm trời lủi thủi một mình, không có bạn chơi, một năm trời một đứa bé lớp một hứng chịu sự căm thù của người lớn.


Cái giá phải trả không phải chỉ là sự cô đơn và khủng bố tinh thần mà Ruby 6 tuổi phải trải qua hàng ngày. Bố Ruby bị đuổi việc vì sự cả gan của mình. Cửa hàng thực phẩm quen từ chối bán hàng cho mẹ em. Ngay cả ông bà của Ruby ở Mississipi cũng bị đuổi khỏi mảnh đất mà họ đã thuê để trồng trọt trong 25 năm qua, khi câu chuyện lan tới bang này.


Trong năm đó, mỗi ngày là một cơ hội để Ruby chuyển sang trường tiểu học khác, nơi các bạn da đen của em đang học với nhau, và cuộc sống sẽ trở lại bình thường, sẽ như cũ. Bố mẹ của Ruby không phải những người hoạt động xã hội hay tham gia chính trị gì. Với một đứa bé 6 tuổi, với một gia đình lao động nghèo và ít học, sự cám dỗ để bỏ cuộc lớn tới mức nào. Thật khó mà lý giải được sự bướng bỉnh và điên rồ của họ. Họ vẫn tiếp tục vì bỏ cuộc không phải là lựa chọn của họ. Vì "như cũ" không phải là điều họ muốn.


Chúng ta hay có xu hướng bám lấy những người siêu phàm, những người được cho rằng một tay thay đổi thế giới, mà bỏ qua câu chuyện của những kẻ người trần mắt thịt như chính bản thân chúng ta, những người lê lết đau đớn ở cuối đoàn marathon, những người như em Ruby.


Chúng ta bị thu hút bởi những người xuất chúng và nổi tiếng, chúng ta dễ rơi vào tâm lý chờ đợi, phó thác. "Cái thể chế này nó thế!," Chúng ta nói, và khoanh tay chờ đợi. Chúng ta đợi một Lý Quang Diệu mới xuất hiện để bộ máy công quyền trơn tru hơn, đợi một Mẹ Theresia mới để lòng tử tế nảy nở trong cộng đồng, đợi một Martin Luther King mới để sự bình đẳng được lan truyền trong xã hội.


Dạng tâm lý này không chỉ đặc trưng cho những việc ngoài xã hội. Với cuộc sống riêng của chúng ta, ta cũng xử sự như vậy.


Khi Ruby lên lớp hai, em không cần cảnh sát liên bang hộ tống nữa. Không còn đám đông la ó trước cổng trường nữa. Trẻ em da trắng lại tới trường, cùng với Ruby và thậm chí cả vài học sinh da đen khác nữa.


Điểm chung của cuộc vật lộn của những con người vô danh này là họ hành động vì họ cho rằng họ cần làm như vậy, không phải vì có người khác nhìn vào họ, trông chờ vào họ, hay trao nhiệm vụ cho họ. Họ không đại diện cho ai cả, và có lẽ sự kiên cường của họ đến từ điểm này. Những cuộc marathon bướng bỉnh và điên rồ của những con người bé nhỏ, nếu may mắn như trong trường hợp của Ruby thì được nhắc tới trong một chú thích bé tí của lịch sử, nhưng phần lớn xảy ra âm thầm, không ai biết tới.


Nhưng tôi tin rằng không có họ thì cũng không có thay đổi trong xã hội.


Đặng Hoàng Giang


(Phó giám đốc CECODES - Trung tâm Hỗ trợ Cộng đồng và Nghiên cứu Phát triển)









Xem bài cùng tác giả


Tử tù sinh con, quyền hay đặc ân


Những 'hổ báo' dũng mãnh trong đám đông








Philippines đòi tòa án quốc tế xử “đường lưỡi bò”

Philippines đòi tòa án quốc tế xử “đường lưỡi bò”
Nước này đang hoàn tất các đệ trình cuối cùng tới tòa trọng tài quốc tế để chứng minh ”đường lưỡi bò” của TQ là vô căn cứ.

Philippines có lợi thế trong vụ kiện TQ


5 luật sư Anh và Mỹ đại diện cho Philippines đang hoàn tất các đệ trình cuối cùng tới tòa trọng tài quốc tế trước hạn chót 30/3 để chứng minh tuyên bố của Trung Quốc về”đường lưỡi bò” là vô căn cứ, không có hiệu lực theo Công ước của LHQ về luật biển.











Biển Đông, Trung Quốc, chủ quyền, đường lưỡi bò

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong bài phát biểu trước các thành viên quốc hội Indonesia tại Jakarta ngày 3/10/2013. Ảnh: Reuters



Diễn biến xoay quanh vụ kiện của Philippines đang được Tòa án Trọng tài Thường trực quốc tế ở The Hague, Hà Lan thụ lý.


Philippines đã đưa tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc ở biển Đông ra trọng tài quốc tế phân xử theo Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển.


Trong một cuộc phỏng vấn với báo New York Times hồi đầu tháng 2, Tổng thống Philippines Benigno Aquino đã so sánh các tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc với Đức vào năm 1938.


Ông Aquino nói: "Thế giới cần phải lên tiếng. Hãy nhớ rằng, Sudetenland (vùng đất của Tiệp Khắc cũ, nay thuộc CH Séc, nơi có đa số người Đức sinh sống - PV) từng được hiến tặng trong một nỗ lực nhằm dỗ dành Hitler ngăn chặn Thế chiến II bùng phát".


Bắc Kinh đã gọi cách so sánh này là sự sỉ nhục.


Bất chấp việc các nước láng giềng vẫn chưa có biện pháp chống đối bằng vũ lực trước những hành động được coi là gây hấn gần đây của Trung Quốc (điều tàu đổ bộ và tàu khu trục tiến vào khu vực bãi đá ngầm James đang tranh chấp với Malaysia hay lập căn cứ cho một tàu tuần tra dân sự 5.000 tấn ở quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, …), Bắc Kinh tỏ ra đề phòng vụ kiện đang được Tòa án Trọng tài Thường trực quốc tế ở The Hague, Hà Lan thụ lý.


Các luật sư của Philippines từng chỉ ra rằng, tòa trọng tài quốc tế đã ra những quy định cho phép các nước khác ứng dụng để can thiệp và tham gia vào vụ tranh tụng.


Trong khi đó, Trung Quốc đang từ chối tham gia và đã khuyến cáo Việt Nam không nên tham gia vào vụ kiện.











Biển Đông, Trung Quốc, chủ quyền, đường lưỡi bò

Tàu đổ bộ “khủng” Jinggangshan của hải quân Trung Quốc ở biển Đông. Ảnh: China Daily Mail



Ông Carl Thayer, chuyên gia về biển Đông tại Học viện quốc phòng Australia tin rằng Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị đã đưa ra một trong những cảnh báo trong chuyến công du Hà Nội hồi tháng 9 năm ngoái.


Phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Việt Nam Lương Thanh Nghị không bình luận trực tiếp về áp lực của Trung Quốc, kể cả các khuyến cáo cụ thể từ ông Vương, nhưng khẳng định với hãng thông tấn Reuters rằng, Hà Nội đang theo dõi chặt chẽ các động thái pháp lý của Manila.


Khi được hỏi liệu Việt Nam đã quyết định có tham gia vụ kiện hay không, ông Nghị tái nhắc lại các tuyên bố trước đây rằng, Việt Nam sẽ áp dụng “mọi biện pháp hòa bình cần thiết và thích hợp” nhằm bảo vệ chủ quyền và các lợi ích quốc gia.


Các quan chức khác của Việt Nam cho biết thêm, mặc dù ít có khả năng Việt Nam sẽ tham gia vụ kiện do mối quan hệ gần gũi và phức tạp với Trung Quốc, họ đang cẩn thận xem xét các diễn tiến, kể cả tham vấn với các chuyên gia luật nước ngoài.


Tại Bắc Kinh, phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hua Chunying tái lặp lại các phản đối của nước này đối với hành động của Philippines cũng như tuyên bố, Trung Quốc và Việt Nam đã đạt “một nhất trí quan trọng” về cách giải quyết tranh chấp ở biển Đông.


Giới chức Mỹ tuần trước tiếp tục đưa ra những tuyên bố nêu rõ quan điểm đứng về phía Philippines - nước mà Mỹ có hiệp ước phòng thủ chung.


Đô đốc Samuel Locklear - người đứng đầu Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương của Mỹ và Daniel Russel - Thứ trưởng Ngoại trưởng Mỹ đặc trách Đông Á và Thái Bình Dương, đều lên tiếng ủng hộ hành động của Philippines trong việc tìm kiếm một giải pháp hợp pháp, hòa bình.


Trước những diễn biến đang khiến vụ kiện chống Trung Quốc ở biển Đông “nóng” lên, giới phân tích nhận định, bất kỳ phán quyết cuối cùng nào của tòa án về vụ tranh chấp, một trong những điểm nóng căng thẳng nhất ở châu Á hiện nay, khó có thể được thực hiện, nhưng sẽ có ảnh hưởng chính trị và đạo đức rất lớn.


"Nếu nhiều nước, bao gồm cả các quốc gia thành viên ASEAN, lên tiếng ủng hộ việc áp dụng luật pháp quốc tế để giải quyết các tranh chấp, Bắc Kinh có thể kết luận rằng, coi thường phán quyết của tòa án là quá tai hại, ngay cả khi đường 'lưỡi bò' của Trung Quốc ở khu vực biển Đông được phát hiện là bất hợp pháp", chuyên gia Bonnie Glaser của Trung tâm Nghiên cứu chiến lược và quốc tế ở Washington, Mỹ, cho hay.


Tuấn Anh (Theo Reuters)






Tata bỏ đi và nỗi buồn ngành thép

Tata bỏ đi và nỗi buồn ngành thép

- Sau gần 7 năm theo đuổi, dự án Liên hợp thép giữa tập đoàn Tata (Ấn Độ) với Tổng công ty Thép và Tổng công ty xi măng, có tổng vốn đầu tư dự kiến 5 tỷ USD tại Hà Tĩnh đã chính thức đổ bể bởi sự rút lui của đối tác chính Tata.




Với công suất thiết kế 4,5 triệu tấn/năm, sản phẩm là thép tấm, thép cuộn cán nóng, cuộn cán nguội, chủ đầu tư là 1 trong 10 tập đoàn thép đứng đầu thế giới, đây là một dự án nổi tiếng và rất được trông đợi nhưng kết quả là đổ vỡ.


Tranh cãi về địa điểm


Theo Hiệp hội Thép Việt Nam, sau ký biên bản ghi nhớ và hợp tác, đến tháng 6/2008, dự án này đã hoàn thành luận chứng kinh tế FS và đã trình hồ sơ dự án để xin giấy chứng nhận đầu tư. So với kế hoạch lập FS, sớm hơn 3 tháng.


Thế nhưng, không hiểu vì lý do gì, khi thời hạn lập FS còn chưa kết thúc thì đùng một cái, vị trí dự kiến xây dựng nhà máy của Tata đã được Hà Tĩnh quyết định cấp cho một dự án khác.


Hà Tĩnh đã hứa sẽ tìm địa điểm mới cho dự án Tata. Tuy nhiên, sau đó Ban quản lý khu kinh tế Vũng Áng đã công văn gửi nhà đầu tư cho biết, sẽ chỉ cấp diện tích là 725ha cho khu liên hợp thép, khu dịch vụ của dự án sẽ rút từ 50ha xuống chỉ còn 37ha, chiều dài tiếp giáp mặt biển chỉ được 1,8km, rút ngắn 400m so với dự kiến của chủ đầu tư.











Tata, Việt-Nam, đầu-tư-thép, sản-xuất, kinh-doanh, khu-liên-hợp, dự-án, vốn, công-suất, kinh-phí, mặt-bằng.

Tập đoàn Tata Ấn Độ rút khỏi dự án thép có vốn cam kết đầu tư lên tới 5 tỷ đô tại Hà Tĩnh



Theo Ban quản lý, nếu chiều dài tiếp biển mà tới 2,2km thì sẽ phá vỡ quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế Vũng Áng, đồng thời, không còn đất để bố trí cho dự án lọc dầu. "Đây là sự ưu tiên đặc biệt cuối cùng đối với các nhà đầu tư", công văn của Ban quản lý này nhấn mạnh.


Tập đoàn Tata cho rằng, cần thiết phải giữ nguyên 2,2km chiều dài tiếp biển của khu liên hợp, bởi đây là chiều dài tối thiểu cần có để vận hành công nghệ luyện thép, thuận tiện vận chuyển đường biển, chi phí đầu tư giảm và đảm bảo hiệu quả.


Bộ Công Thương khi đó đã ra văn bản "nhắc" địa phương cần đáp ứng việc cấp đất như thỏa thuận ban đầu với nhà đầu tư và giữ nguyên chiều dài tiếp giáp biển. Tuy nhiên, quyền quyết định vẫn là thuộc về tỉnh.


Câu chuyện này đến nay vẫn để lại nhiều băn khoăn, nó như một điềm báo cho số phận của một đại dự án được mong chờ. Điều này trái ngược với một dự án thép khác cũng ở Thạch Khê - Hà Tĩnh là Formosa của Đài Loan đang triển khai rất thuận lợi. Tổng vốn đầu tư của Formosa là 7,9 tỷ USD, diện tích rộng 3.035ha, công suất ban đầu 15 triệu tấn/năm, chia làm 2 giai đoạn.


Thiếu kinh phí đền bù


Một trong những nguyên nhân nữa, khiến cho dự án không thành, là tập đoàn Tata không đạt được thỏa thuận về kinh phí giải phóng mặt bằng.


Theo quy định của pháp luật Việt Nam, nhà đầu tư không phải bỏ ra chi phí giải phóng mặt bằng và xây dựng khu tái định cư, mà đó là phần việc của cơ quan nhà nước. Tuy nhiên, để giải phóng mặt bằng một diện tích rộng tới 750 ha cần một chi phí khoảng 5.000 tỷ đồng. Đây là một chi phí rất lớn mà ngân sách của tỉnh không thể đáp ứng được.











Tata, Việt-Nam, đầu-tư-thép, sản-xuất, kinh-doanh, khu-liên-hợp, dự-án, vốn, công-suất, kinh-phí, mặt-bằng.
Dự án đổ bể khiến nhiều người hối tiếc

Chính vì vậy, chính quyền địa phương đã đề nghị Tata hỗ trợ toàn bộ chi phí đó và số tiền đó sẽ được trừ vào tiền thuê đất. Nhưng Tata Steel đã liên tục từ chối và cho rằng việc đền bù, giải phóng mặt bằng thuộc trách nhiệm của Khu kinh tế Vũng Áng theo quy định hiện hành và được xem như một ưu đãi về tài chính cho các dự án có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam mà nếu không có, thì dự án khó có tính khả thi.


Sau đó,Tata chỉ chấp nhận ứng trước khoảng 30 triệu USD ( khoảng 600 tỷ đồng) cho giải phóng mặt bằng, tương đương mức tạm ứng của một dự án khác trên địa bàn. Tata cho rằng, cần phải có sự công bằng giữa các nhà đầu tư với nhau. Tại sao nhà đầu tư khác chỉ phải tạm ứng 30 triệu USD để giải phóng mặt bằng, còn Tata lại nhiều hơn.


Hà Tĩnh đã phải báo cáo với Chính phủ và đề xuất phương án dùng ngân sách Nhà nước hỗ trợ.


Tuy nhiên, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã có câu trả lời, khó thu xếp được khoản tài chính lớn như vậy cho việc giải phóng mặt bằng bởi kinh tế khó khăn, đầu tư công phải cắt giảm. Chính vì vậy mà sau gần 7 năm giấy phép đầu tư vẫn không được cấp cho dự án và cuối cùng Tata đã tuyên bố rút lui.


Tiếc cho một dự án


Ông Phạm Chí Cường một chuyên gia ngành thép cho rằng, Tata rút lui thực ra đã được dự đoán từ trước và không có gì là ngạc nhiên, bởi 1 thời gian dài dự án không có sự tiến triển nào.


Ông Cường cho biết, sự rút lui của Tata không ảnh hưởng đến quy hoạch của ngành thép. Hiện tại Hà tĩnh đã có liên hợp thép của Formosa đang xây dựng với các chủng loại tương tự và công suất lớn hơn.. Không những thế với địa phương có 2 dự án liên hợp thép sẽ gây ra quá tải về hạ tầng điện, nước, giao thông và nguồn nhân lực, tác động môi trường...


"Cái tiếc duy nhất là 1 dự án với đối tác có bề dầy kinh nghiệm, có hoạt động sản xuất hiệu quả đã không thành hiện thực".


Theo ông Cường, cũng cần xem xét lại việc cấp phép đầu tư trong lĩnh vực sản xuất thép. Dự án khu liên hợp thép Formosa ban đầu không nằm trong quy hoạch ngành thép, đến khi nhà đầu tư xin làm thì tới 2010 mới được Bộ Công thương đưa vào quy hoạch, làm cho tổng công suất tăng vọt, khác xa điều kiện ban đầu khi các nhà đầu tư quyết định vào Việt Nam.


Theo dự kiến cuối năm 2015 lò cao số 1 khu liên hợp này sẽ hoàn tất và đi vào hoạt động. Với lò cao đầu thì không có vấn đề, nhưng Formosa đã nâng công suất lên 22 triệu tấn/năm thay vì 15 triệu tấn như dự án ban đầu sẽ có nhiều vấn đề mới đặt ra.


Theo ông Cường, kinh nghiệm tại các nước phát triển cho thấy, việc xây dựng nhà máy thép có công suất 5 triệu tấn/năm là một thách thức. Trên thế giới, nhà máy thép xây dựng tại 1 địa điểm với công suất trên 10 triệu tấn/năm rất hiếm và nếu đã xây dựng đều phải được tiến hành bởi các tập đoàn sản xuất thép rất nổi tiếng và có công nghệ sản xuất thép từ hơn 50 năm.


Thế nhưng, nếu điểm tên trong danh sách 20 nhà sản xuất thép hàng đầu thế giới có đủ năng lực triển khai các dự án thép trên 10 triệu tấn/năm thì duy nhất chỉ có Tata (là nhà sản xuất thép xếp thứ 8 toàn cầu). Mặc dù là tập đoàn có năng lực mạnh nhưng Tata cũng chỉ khiêm tốn đầu tư vào Việt Nam dự án xây dựng nhà máy thép có công suất khiêm tốn nhỏ hơn 5 triệu tấn/năm nhưng nay cũng đã rút lui.


Trần Thủy









Tata, Việt-Nam, đầu-tư-thép, sản-xuất, kinh-doanh, khu-liên-hợp, dự-án, vốn, công-suất, kinh-phí, mặt-bằng.





'Giáo dục sẽ không phát triển nếu thiếu lòng tin'

'Giáo dục sẽ không phát triển nếu thiếu lòng tin'

- Theo Hiệu trưởng ĐH FPT Lê Trường Tùng, Bộ GD-ĐT nên dồn nguồn lực thực hiện cho tốt kỳ thi tốt nghiệp THPT, còn lại chuyển trách nhiệm tuyển sinh ĐH cho các trường.




Để thi tốt nghiệp THPT nhằm 2 mục tiêu


- Ông đánh giá như thế nào về tầm quan trọng kỳ thi tốt nghiệp THPT? Liệu có cần thiết duy trì một kỳ thi như vậy?


Nghị quyết 29-NQ/TW Hội nghị Trung ương 8 về đổi mới căn bản toàn diện về giáo dục và đào tạo đã nêu rõ: “Đổi mới phương thức thi và công nhận tốt nghiệp THPT theo hướng giảm áp lực và tốn kém cho xã hội mà vẫn bảo đảm độ tin cậy, trung thực, đánh giá đúng năng lực học sinh, làm cơ sở cho việc tuyển sinh giáo dục nghề nghiệp và giáo dục ĐH”.











đổi mới, thi tốt nghiệp, 20%, miễn thi, trận đánh lớn, tiêu cực
Hiệu trưởng Trường ĐH FPT Lê Trường Tùng.

Như vậy thi tốt nghiệp phổ thông nhằm 2 mục tiêu: xét công nhận tốt nghiệp THPT và làm cơ sở để tuyển sinh ĐH.


Nếu chỉ nhằm một mục tiêu là xét tốt nghiệp thì không nhất thiết phải thi quốc gia mà chỉ cần dựa vào kết quả học tập trong năm học là đủ. Tuy nhiên do còn nhằm một mục tiêu quan trọng là tạo cơ sở để tuyển sinh ĐH – cho nên một kỳ thi quốc gia để có một mặt bằng kết quả chung là cần thiết.


- Đổi mới kiểm tra đánh giá và thi cử được Bộ GD-ĐT xem là bước đột phá đầu tiên trong lộ trình đổi mới giáo dục. Năm nay, Bộ GD-ĐT đã quyết cải tiến cách thi tốt nghiệp theo hướng nhẹ đi. Liệu đây có phải giải pháp lâu dài, trong khi truyền thống khó bỏ của giáo dục phương Đông là "học để thi". Học sinh sẽ không học những môn không thi, dẫn đến hậu quả tiêu cực lâu dài. Ý kiến của ông về vấn đề này?


Dự thảo về phương án thi tốt nghiệp 2014 của Bộ GD-ĐT có nhiều điểm mới, trong đó 3 thay đổi quan trọng là cho thí sinh lựa chọn môn thi, giảm số môn thi từ 6 xuống còn 4-5 môn và cho miễn thi 20% số thí sinh có kết quả học tập tốt.


Tôi đồng tình với việc cho thí sinh chọn môn thi tốt nghiệp, mà thậm chí có thể áp dụng luôn là khi học các lớp cuối cấp chỉ cần học bắt buộc các môn tự chọn này chứ không phải học tất cả các môn như hiện nay.


Nhiều nước như Singapore chẳng hạn, từ trung học đã cho học sinh chọn môn rồi. Tuy nhiên nên thi 6 môn như trước đây chứ không cần giảm xuồng còn 4-5 môn, trong đó môn Toán, Văn, Ngoại ngữ là bắt buộc, còn lại thí sinh chọn thêm 3 môn trong các môn Lý, Hóa, Sinh, Sử, Địa – để việc thi gắn với việc chọn môn học 3 năm cuối cấp, đồng thời tạo cơ sở để chọn ngành xét tuyển ĐH rộng rãi hơn.


Cũng không cần miễn thi – vì khi đó sẽ khó khăn cho việc tuyển sinh ĐH khi có thí sinh thì thi phổ thông, có thí sinh lại không thi. Việc thi tốt nghiệp cũng là cơ hội để các em ôn lại và nắm bắt kiến thức phổ thông được tốt hơn.


Giáo dục sẽ không phát triển nếu thiếu lòng tin


- Trong lộ trình cải tiến thi tốt nghiệp, Bộ đang giao dần quyền tự chủ cho địa phương chịu trách nhiệm về kỳ thi. Việc này sẽ được mở rộng tiếp như thế nào?


Quy chế và đề thi tốt nghiệp THPT do Bộ GD-ĐT đưa ra, còn trách nhiệm tổ chức thi phải thuộc về các địa phương. Bộ GD-ĐT sẽ giám sát và xử lý nghiêm các địa phương để xảy ra tiêu cực chứ không thể làm thay cho các địa phương trong việc này được.


Giáo dục Việt Nam sẽ không thể phát triển được nếu Bộ thiếu lòng tin vào các cơ quan dưới Bộ - trong đó có các trường ĐH, CĐ và các Sở GD-ĐT địa phương.











đổi mới, thi tốt nghiệp, 20%, miễn thi, trận đánh lớn, tiêu cực
Thí sinh trong kỳ tuyển sinh ĐH 2013. (Ảnh: Văn Chung)

Giáo dục Việt Nam cũng sẽ không thể phát triển được nếu phần lớn công sức quản lý nhà nước về giáo dục đào tạo chỉ nhằm vào các giải pháp mang tính "kiểm soát" của Bộ GD-ĐT với khả năng sai phạm của các cơ quan bên dưới.


Cũng cần xem Bộ GD-ĐT, các Sở GD-ĐT địa phương, các trường cùng nằm trong đội hình để thực hiện “trận đánh lớn” theo lời của Bộ trưởng GD-ĐT - chứ không phải ở các vị trí đối lập là “cơ quan quản lý” và “cơ quan bị quản lý”.


Nên dồn nguồn lực cho thi tốt nghiệp THPT


- Mới đây có luồng dư luận đề cập tới phương án lấy kết quả học phổ thông để xét tuyển ĐH. Lãnh đạo ngành giáo dục cho biết, ngay bây giờ chưa thể áp dụng cách này vì tình trạng bệnh thành tích vẫn còn lớn. Theo ông, cách tiếp cận như vậy có thỏa đáng không?


Nếu việc thi tốt nghiệp THPT được cải tiến và thực hiện ngay trong năm 2014 – thì việc dựa trên kết quả thi phổ thông để tuyển sinh ĐH, thực hiện quyền tự chủ tuyển sinh ĐH – cũng có thể thực hiện ngay từ năm 2014.


Khi đó Bộ GD-ĐT sẽ dồn nguồn lực thực hiện cho tốt kỳ thi tốt nghiệp THPT (tốt như thi đại học “3 chung” trước đây), còn lại chuyển trách nhiệm tuyển sinh ĐH cho các trường trên cơ sở khống chế chỉ tiêu và ngành học một cách hợp lý.


- Với cách tổ chức như vậy, theo ông, sắp tới Bộ GD-ĐT cần làm như thế nào để ngay trong các bài kiểm tra đánh giá phân loại được tốt thí sinh?


Các chuyên gia của Bộ GD-ĐT có quá nhiều kinh nghiệm để ra đề thi phân loại được thí sinh, chẳng hạn trong đề thi kết hợp các câu dễ, khó và trung bình một cách hợp lý.


- Xin cảm ơn ông!

đổi mới, thi tốt nghiệp, 20%, miễn thi, trận đánh lớn, tiêu cực