Thảm Cho Bé

Các mẫu Thảm Cho Bé, Thảm Xốp Cho Trẻ, Thảm Lót Nhà Trẻ Eva, Thảm Cho Bé được làm từ chất liệu cao su và hạt nhựa Eva xuất xứ từ Việt Nam đảm bảo an toàn, không độc hại, độ đàn hồi cao và đặc biệt rất bền bỉ. Công dụng chống trơn và hạn chế chấn thương khi tập luyện sử dụng để trải lót sàn phòng tập võ; phòng tập luyện cho các bộ môn thể thao nhào lộn, Aerobic, trường học, nhà trẻ và phòng tập luyện võ thuật các bộ môn như: Taekwondo; Karatedo; Vovinam; Võ cổ truyền; Pencak silat; Sanshuu; Aikido; Judo; Boxing; Kickboxing; Muay; MMA..

GIẢM TỪ 20% KHI MUA THẢM TẬP VÕ SỐ LƯỢNG LỚN LH: 09 68 59 33 78

Thảm cho trẻ với các đường viền dễ dàng nối liền với nhau tạo thành một không gian rộng cho bé vui chơi thoải mái. Thảm xốp lót sàn cho trẻ được làm từ chất liệu cao su và hat nhựa eva, rất êm ái, bề mặt tiếp xúc chống trơn trượt sẽ đảm bảo được độ an toàn khi bé sử dụng.


Thảm Cho Bé




– Thảm lót sàn giúp giảm lực va đập khi bé ngã, giữ an toàn cho bé khi nô đùa.

– Bề mặt thảm xốp có thiết kế sần nhỏ chống trơn trượt hiệu quả.

– Giúp bé vui chơi an toàn, hạn chế trường hợp trượt ngã khi nô đùa.

– Thảm ghép chia miếng dễ dàng lắp ráp phù hợp từng không gian.

– Thuận tiện tháo ra những lúc không sử dụng giúp bảo quản tiện lợi.

– Bề mặt xốp nhanh khô, dễ dàng lau sạch để đảm bảo vệ sinh tốt hơn.

– Màu sắc rực rỡ của từng miếng thảm xốp mang đến vẻ tươi sáng cho căn phòng.

Thảm Tập Võ các bộ môn như: Taekwondo; Karatedo; Vovinam; Võ cổ truyền; Pencak silat; Sanshuu; Aikido; Judo; Boxing; Kickboxing; Muay; MMA.. .Là một trong những dụng cụ không thể thiếu cho bộ môn võ thuật và các môn thể thao.Là thảm mút xốp eva hàng Việt Nam chất lượng cao dùng lót sàn phòng tập võ.… giao hàng toàn quốc.

Thảm Tập Võ là sản phẩm thảm mút xốp eva hàng Việt Nam chất lượng cao, sử dụng để trải lót sàn phòng tập võ; phòng tập luyện cho các bộ môn thể thao nhào lộn, Aerobic, trường học, nhà trẻ.

Độ đàn hồi của thảm tốt sẽ giúp quá trình luyện tập của bạn trở nên dễ dàng hơn. Đặc biệt là khi thực hiện các động tác chống tay, chân hay tiếp xúc với mặt sàn sẽ không gây thương tích hay bị đau. Vì thế, dựa vào nhu cầu luyện tập bạn nên chọn cho mình những loại thảm tập võ có độ đàn hồi khác nhau.

Thứ Bảy, 30 tháng 11, 2013

Điểm cộng và điểm trừ cho Bộ trưởng Giáo dục

Điểm cộng và điểm trừ cho Bộ trưởng Giáo dục

- "Tôi đánh giá cao Bộ trưởng khi trả lời thẳng thắn vấn đề tự do học thuật, điều mà ngay trong các văn bản chính thức cũng né tránh. Nhưng tôi hơi tiếc khi ông hơi "lạc đề" khi chọn "đổi mới thi cử" là giải pháp đáp ứng những mục tiêu di động của thị trường lao động". Bạn đọc Minh Tuấn bày tỏ như vậy sau khi theo dõi thảo luận trực tuyến về phát triển nguồn nhân lực trên VietNamNet ngày 28/11 vừa qua.










Tôi không có điều kiện nghe trao đổi trực tiếp trên Diễn đàn nhưng sau khi đọc lại phần bóc băng ghi âm cũng giúp tôi hiểu được những thông điệp mà WB, Bộ trưởng Phạm Vũ Luận và VietNamNet chuyển đến cho mọi người.











Bộ trưởng Giáo dục, trận đánh lớn, đổi mới, căn bản, toàn diện, điểm cộng, điểm trừ
Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Vũ Lận (Ảnh: Lê Anh Dũng).

Cũng dễ hiểu vì sao có đến trên 200 câu hỏi được gửi đến cho Bộ trưởng thể hiện sự quan tâm sâu sắc của người dân đến công cuộc đổi mới giáo dục lần này. Tóm tắt những vấn đề trao đổi của Bộ trưởng tập trung năng lực và kỹ năng của người lao động tương lai; vấn đề phát triển đội ngũ giáo viên; vấn đề tự do học thuật (vốn là vấn đề khá nhạy cảm ít được đề cập chính thống trong các văn bản của nhà nước); chọn đổi mới thi cử là khâu đột phá.


Thời lượng của chương trình có hạn và phát triển nguồn nhân lực là vấn đề lớn và phức tạp nên trong đối thoại người ta dễ nhận ra vẫn thiếu đi sự kết nối giữa đổi mới giáo dục và phát triển nhân lực – được xem như mục tiêu chính yếu nhất của giáo dục và đào tạo.


Con người tương lai thế nào?


Bàn về đổi mới giáo dục và phát triển nguồn nhân lực, tôi cảm thấy Bộ trưởng chưa hình dung ra được mô hình con người Việt Nam sẽ như thế nào để nền giáo dục (mà ông là nhà thiết kế và thi công chính) hướng đến.


Trong hàng nghìn năm chống xâm lược, qua mỗi giai đoạn khác nhau của lịch sử, con người Việt Nam đều có những hình mẫu để nền giáo dục hướng đến. Anh muốn thi công một công trình, anh cần phải kiến trúc trong tư duy cái công trình mà anh định thiết kế thế nào? Anh muốn hay kỳ vọng con người VN như thế nào sau vài chục năm sau, thì ngay bây giờ anh cần phải xây dựng mô hình con người Việt Nam trong điều kiện kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế với nhiều thay đổi.


Khi chưa rõ mô hình con người anh sẽ chẳng rõ được mục tiêu giáo dục, nội dung giáo dục sẽ hoặc là cóp nhặt hoặc là áp đặt giáo điều. Nếu anh muốn con người thụ động chỉ biết chấp hành thì kiểu giáo dục nhồi sọ như thời gian qua sẽ là hiệu quả nhất để có con người ấy và những di hại đó còn đang ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế bền vững của đất nước như hiện nay.


Tự do học thuật vấn đề nhạy cảm?


Tôi đánh giá cao Bộ trưởng khi trả lời thẳng thắn về vấn đề tự do học thuật cái mà ngay trong Luật giáo dục đại học hoặc hầu hết các văn bản của nhà nước người ta thường “né” vì ngại đụng chạm.


Giữa tự do học thuật và nói tự do theo ý muốn là hoàn toàn khác nhau. Trước hết tự do học thuật theo Bộ trưởng trích dẫn Ănghen là “tất yếu của nhận thức” thì điều cần đầu tiên chúng tôi mong đợi ở người đững đầu ngành là hãy làm cho “tư duy” được tự do trong môi trường giáo đại học.











Bộ trưởng Giáo dục, trận đánh lớn, đổi mới, căn bản, toàn diện, điểm cộng, điểm trừ
Bộ tưởng Bộ GD-ĐT Phạm Vũ Luận trong buổi tọa đàm tại VietNamNet chiều 28/11. (Ảnh:L.A.D)

Trí thức thời nay không thể không mang những điều muốn ra để nói nếu cái ”muốn” đó phục vụ cho khoa học chân chính, không giáo điều và có lợi cho dân cho nước. Đôi khi những điều muốn lại đi ngược lại lợi ích dân tộc, muốn một cách phản khoa học, thiếu nghiên cứu khách quan thì không nên nói...tôi đồng ý với Bộ trưởng.


Tôi được biết rằng tự do học thuật và tự chủ ĐH học là sinh khí của một trường đại học. Nếu không có tự do học thuật thì sẽ chẳng có sáng tạo nên tri thức và trường ĐH chỉ là một kinh viện, héo khô, thiếu sức sống. Nếu có chăng “tự do học thuật” ở trường đại học ở ta hiện nay đôi khi chỉ là sự sao chép cắt dán một cách máy móc, tranh biện theo kiểu xuôi chiều, tán dương bốc thơm nhau.


Bởi muốn có tự do học thuật anh phải có năng lực, phải có một tư duy được cởi trói, phải có sự đam mê vì khoa học, vì nhân loại để được tự do và có môi trường để tự do được...C.Max có thể xem là một ví dụ điển hình của tự do học thuật như vậy.


Tự do học thuật không phải một sớm một chiều hình thành và phát triển theo chiều hướng tích cực. Nó đòi hỏi một quá trình để hình thành cái mà ai đó gọi là văn hóa học thuật. Không có nó tự do học thuật, học thuật chỉ là cái “bóng” vô hồn.


Có tự do học thuật trong trường đại học sẽ có môi trường cho sự tranh biện để tìm ra cái đúng, cái sai và nó sẽ tác động trở lại việc hình thành tư duy phê phán, tư duy đến tận cùng vấn đề và sáng tạo.


Khi có tự do học thuật những chủ thuyết chính trị phản động hay tà thuyết tôn giáo có thể bị thách thức bởi các trí thức chân chính. Khoa học thường có đặc trưng mang mục đích tự thân.


Đôi khi nhà khoa học làm nghiên cứu chỉ để theo đuổi những niềm tin, giả thuyết, tư duy và nhận thức của bản thân và kết quả nghiên cứu của họ có thể nhiều năm sau loài người mới nhận ra được hoặc mới được khai thác.


Trong quá trình ấy có thể có những nghiên cứu trái với đạo lý thông thường, trái với những giá trị phổ biến của loài người thì thứ “tự do học thuật” ấy nên hạn chế và nên cấm. Hãy để cái tất yếu khách quan của nhận thức mang đầy đủ ý nghĩa của nó và không bị chi phối bởi sức mạnh nào trong trường ĐH, đó cũng chính là tự do học thuật.


Mục tiêu di động


Tôi rất tâm đắc với đại diện WB khi ông trả lời về giáo dục những kỹ năng (mềm) mà cho dù thế giới thay đổi thế nào cũng không sợ lạc hậu. Nhưng tôi lại hơi tiếc với Bộ trưởng Phạm Vũ Luận đã trả lời hơi “lạc đề”.


Vâng chính đổi mới giáo dục phổ thông theo hướng phát triển năng lực tích hợp, hình thành người học có động cơ và năng lực tự học có thể xem là điều kiện tiên quyết để có nguồn nhân lực thích nghi với biến đổi của thời cuộc – đó là nền giáo dục khai phóng.


Bên cạnh đó, như đại diện WB cũng nói đó cần phải có sự thay đổi mang tính hệ thống để các cơ sở đào tạo ĐH tự chủ nhiều hơn, đển nhanh chóng đáp ứng với những thay đổi từ thế giới việc làm sẽ khiến cho kiến thức, kỹ năng và các giá trị khác không bị lạc hậu do cơ chế”xin cho” loằng ngoằng lắm “ngõ ngách”.


Tôi cũng không thật đồng tình để chọn đổi mới thi cử làm khâu đột phá cho đổi mới giáo dục (không biết thi cử giúp gì cho phát triển nguồn nhân lực?). Một cơ thể ốm yếu, bị tiểu đường thì có làm test khách quan đến đâu cũng vẫn vậy (chỉ số đường cao???), bệnh nhân không khỏe lên được sau test. Có chăng chỉ biết được hiện trạng của “con bệnh” mà thôi.


Nếu được chọn khâu đột phá tôi sẽ chọn đổi mới cơ chế tài chính đừng để các trường ĐH phải long đong, lận đận xoay sở để tồn tại như hiện nay. Tài chính và quản trị đại học lạc hậu chính là căn nguyên của bệnh chất lượng thấp của nguồn nhân lực và càng ngày càng nhiều vi phạm luật pháp.


Bước vào “trận đánh lớn” của ngành giáo dục, điều tôi suy nghĩ là cần phải có sự đổi mới ở cơ quan “Tổng hành dinh” của ngành và nên là công việc cần làm ngay trong tầm tay của Bộ trưởng. Đổi mới là công việc hết sức nhọc nhằn và thách thức. Có người nói đổi mới rất mạnh nhưng trong bụng lại không muốn đổi mới, vì đổi mới là rủi ro cao, dễ để lại “dấu ấn”, dễ bị ném đá nếu không có tầm nhìn tốt, không có đường lối rõ nét và thiếu niềm tin.



Bộ trưởng Giáo dục, trận đánh lớn, đổi mới, căn bản, toàn diện, điểm cộng, điểm trừ





Sống sót kỳ diệu sau 36 giờ giữa biển khơi

Sống sót kỳ diệu sau 36 giờ giữa biển khơi

- “10 người cùng bám lấy 1 tấm xốp để khỏi chìm, thay phiên nhau mặc 2 chiếc áo phao cho đỡ rét. Rồi từng người, từng người kiệt sức chìm dần xuống biển…”, anh Hồ Vĩnh Lai (thôn Hồng Phong, An Hòa, Quỳnh Lưu, Nghệ An), một trong 2 thuyền viên sống sót kỳ diệu thảng thốt kể lại.


Sống thêm giờ nào hay giờ ấy!


Khoảng 16h30’ ngày 30/11, 2 ngư dân may mắn sống sót trong vụ chìm tàu cá giữa biển đã được đưa vào bờ.


Hàng trăm người dân địa phương trước đó đã đổ về khu vực Lạch Quèn (xã Quỳnh Thuận), dõi mắt ra ngoài biển để chờ đợi.











chìm tàu; quỳnh lưu

Người dân đổ về Lạch Quèn ngóng chờ giây phút các thuyền viên sống sót trở về. Ảnh. Cao Thái



Giây phút vỡ òa gặp mặt cũng đến như những thước phim đẫm nước mắt nhất! Anh Lai được gia đình chở ngay về nhà, nơi mẹ già 75 tuổi, nơi vợ trẻ mang bầu 8 tháng cùng 2 đứa con thơ nheo nhóc đang đếm từng giây để gặp mặt.


Hàng trăm người dân địa phương kéo đến chứng kiến cảnh đoàn tụ đều rơi nước mắt trước cảnh anh Lai ôm chầm lấy mẹ già cùng người thân trong nghẹn ngào.


“Em Thế chết rồi mẹ ơi! Anh em chìm dưới biển cả rồi!” – tiếng khóc nghẹn của anh lẫn trong vô số tiếng nấc tức tưởi của gia đình, người thân…


Anh Lai nức nở kể lại phút kinh hoàng. Lúc đó tầm khoảng 4h sáng ngày 28/11, chiếc tàu gặp sự cố và bị gãy sào trước bên đốc tàu. Tàu bị nghiêng và nước biển nhanh chóng tràn vào.


Ngay sau đó, các thuyền viên đã phát tín hiệu cầu cứu qua bộ đàm và cùng nhau tát nước ra nhưng không xuể.


“Tôi kêu cứu đến khản giọng trên bộ đàm. Nhưng nước vào nhanh quá! Chừng 1 tiếng sau, chiếc thuyền bị chìm, cả mấy anh em cùng bám quanh tấm xốp rộng chừng 2m cho khỏi chìm, thay phiên nhau mặc 2 chiếc ao phao cho đỡ lạnh” – anh Hồ Vĩnh Lai vẫn chưa hết hoảng loạn khi nhớ lại.











chìm tàu; quỳnh lưu

Anh Hồ Vĩnh Lai sống sót kỳ diệu sau 36 giờ bám trụ giữa biển. Anh cố gắng kể lại những giây phút kinh hoàng cho bà con.



Anh cho biết, lúc dầm mình dưới biển, trời rất lạnh và gió giật trên cấp 8. Các thuyền viên phải gồng mình chống đỡ sóng và cố bấu víu cho khỏi chìm nên chỉ một lát ai nấy đều xuống sức.


“Sóng đánh to quá, nước lại rất lạnh. Anh em cố gắng động viên nhau giữ sức, cố gắng sống được thêm giờ nào hay giờ ấy. Ai cũng nhìn bốn phương tám hướng chờ có tàu qua để kêu cứu”.


Nhưng sự hi vọng đã dần chuyển thành tuyệt vọng…


Không kịp nhìn em trai lần cuối!


Chỉ khoảng 3 tiếng sau khi dầm mình dưới biển, thuyền viên đầu tiên đã kiệt sức.


“Đó là thằng Khiêm!” – anh Lai nhớ lại – “Nó là người ít tuổi nhất, yếu sức nhất. Anh em đau lắm, nói em gắng lên chút nữa chờ người tới cứu. Nhưng nó đã không chờ thêm được phút nào nữa…!”.











chìm tàu; quỳnh lưu

Đau đớn nghẹn ngào tại nhà anh Hồ Vĩnh Thế, em anh Lai. Anh Hồ Vĩnh Lai vừa sống sót về nhà, gia đình đã phát tang em trai.



Người thứ 2 chìm xuống biển là anh Hồ Vĩnh Thế, em trai ruột anh Lai.


Nhắc đến em trai, anh Lai đã không cầm được nước mắt, nghẹn ngào kể lại. Khi Thế kiệt sức, anh Lai đã động viên em, cố gắng kéo em lên nằm trên tấm xốp, cố gắng giữ bằng được em trai lại. Nhưng anh không thể...


“Em tôi đã kiệt sức hẳn rồi, không bấu vào xốp được nữa. Sóng dập mạnh quá, tôi chỉ kịp nghe được 3 tiếng ‘Anh Lai ơi!...’. Tôi quay lại thì em đã buông tay, chìm xuống dưới biển mất rồi. Đau lắm! Em chết trước mắt mình mà không làm gì được!” – anh Lai òa khóc.


Đến tối 28/11, các thuyền viên vẫn cố gắng bám lấy tấm xốp, lênh đênh trên biển. Trời vẫn mưa phùn, sóng biển đánh liên hồi vào cơ thể.


“Đến 8h tối 28/11, lúc ấy trời tối đen chẳng còn nhìn rõ mặt ai nữa. Quanh tấm xốp chỉ còn lại 3 người, tôi với Hà (xã Quỳnh Long) và anh Ngoan (xã Quỳnh Nghĩa). Chúng tôi đều kiệt sức cả rồi, nhưng anh Ngoan đã đi trước.


Anh Ngoan đi chẳng kịp kêu lên tiếng nào. Trời tối nên chúng tôi cũng chẳng kịp nhìn anh. Chỉ còn tôi với Hà, hai người vớ lấy 2 cái ao phao và bẻ lấy xốp để ăn.


Chúng tôi lấy cả rong rêu và tất cả mọi thứ vớ được xung quanh để nhai cho ấm miệng, cố gắng để cơ thể khỏi bị cóng” – anh Lai kể.


Thế rồi, giữa lúc sự sống và cái chết chỉ là ranh giới mong manh thì điều kỳ diệu đã đến. Anh Lai và Hà tiếp tục cầm cự thêm gần 1 ngày nữa giữa nước biển lạnh cóng, trước khi được cứu sống.











chìm tàu; quỳnh lưu

Ôm chặt hai con sau khi trở về từ cõi chết.



“Lúc ấy vào khoảng 15h ngày 29/11, tôi với Hà kiệt sức lắm rồi, nghĩ mình đã cận kề cái chết. Đột nhiên chúng tôi phát hiện một chiếc tàu cá ở cách xa chừng 500m. Chẳng còn sức để kêu cứu nữa, chúng tôi thắt chặt áo phao, cố gắng bơi đến thuyền.


Đó là tàu cá Quảng Bình. Họ vớt chúng tôi lên, cho áo mặc và pha mì tôm ăn lấy sức. Đến 23h30’ ngày 29/11, chúng tôi được chuyển qua tàu ông Nguyễn Văn Kính để vào bờ” – anh Lai kể.


Lúc anh Lai về đến nhà, gia đình cũng làm thủ tục phát tang cho em trai Hồ Vĩnh Thế.


Trong một mái nhà có những người chảy hai dòng nước mắt, vui mừng vỡ òa vì anh sống sót trở về với vợ con, những cũng đau đớn nghẹn lòng khi em trai anh đã nằm lại dưới lòng biển.


Không chỉ gia đình anh, các hộ khác có thuyền viên mất tích cũng khóc hết nước mắt suốt 3 ngày qua.









Nghệ An chỉ đạo trục vớt tàu cá gặp nạn


Sáng 1/12, ông Hoàng Nghĩa Hiếu, Chi cục trưởng Chi cục đê điều và PCLB Nghệ An cho biết, trước đó 1 ngày, tỉnh đã ký kết hợp đồng thuê phía Trường Thành tham gia trục vớt tàu cá.


“Trong vụ việc này, về nguyên tắc trách nhiệm dân sự sẽ do gia đình và phía bảo hiểm tự giải quyết với nhau. Tuy nhiên, UBND tỉnh thấy hoàn cảnh gia đình các ngư dân rất khó khăn, nên yêu cầu các cấp phải nỗ lực để trục vớt tàu giúp bà con” – ông Hiếu cho biết.


Ngay trong ngày 30/11 sau khi ký kết, đội ngũ của Cty Trường Thành đã tiếp cận khu vực tàu cá gặp nạn, với phương án là sẵn sàng lai dắt con tàu vào bờ ngay sau đó.


Tuy nhiên, khảo sát hiện trường cho thấy con tàu đã chìm xuống biển ở độ sâu 70m, việc tiếp cận tàu gặp rất nhiều khó khăn.


“Ở độ sâu đó, phần lớn người ta sẽ dừng việc trục vớt vì khó khăn và cũng nguy hiểm. Tuy nhiên, tỉnh chỉ đạo phải tiếp tục cố gắng trục vớt tàu cho dân. Hiện tàu cứu hộ của Trường Thành đã quay vào cảng Hòn La (Quảng Bình). Phía công ty đang có phương án thuê các thợ lặn đủ chứng chỉ quốc tế để tham gia trục vớt con tàu” – ông Hiếu cho biết.


Trao đổi với VietNamNet trước đó, ông Nguyễn Xuân Quyết, Chủ tịch UBND xã An Hòa (Quỳnh Lưu) cho biết, tàu cá NA 90249 TS công suất 380CV do anh Nguyễn Văn Trí và các anh em, bạn bè góp vốn, vừa đóng mới được vài tháng.


Chi phí đóng tàu hết gần 1,8 tỷ đồng đều là nguồn tiền vay mượn.


Chiếc tàu gặp nạn do bị gãy một sào bên đốc trước. Lúc lực lượng biên phòng và các ngư dân tiếp cận được, tàu vẫn còn nổi một phần đầu trên mặt nước.


Hiện tại, công tác tìm kiếm 8 ngư dân mất tích vẫn đang được các lực lượng chức năng phối hợp triển khai.



Cao Thái












Thuyền viên sống sót trở về trong nước mắt

Thuyền viên sống sót trở về trong nước mắt

- 16h30’ ngày 30/11, chiếc tàu NA 90183TS của chủ tàu Nguyễn Văn Kính, xã An Hòa (Quỳnh Lưu, Nghệ An) chở 2 ngư dân may mắn sống sót trong vụ chìm tàu, đã về đến Lạch Quèn (Quỳnh Thuận).









Mẹ già, vợ trẻ, con thơ cùng hàng xóm, láng giềng các thuyền viên nghẹn ngào trong tiếng khóc.











chìm tàu, sống sót, trở về

Thuyền viên Hồ Vĩnh Lai (thôn Hồng Phong, An Hòa), một trong hai ngư dân may mắn sống sót đã trở về trong nước mắt vỡ òa của vợ con, xóm giềng.













chìm tàu, sống sót, trở về

Nghẹn ngào thông báo với người thân rằng anh đã sống sót trở về.


Anh Lai cho biết, anh và các thuyền viên đã phải bấu lấy 1 tấm xốp để khỏi bị chìm. 10 người thay nhau mặc 2 chiếc áo phao cho đỡ lạnh. Anh và thuyền viên Nguyễn Văn Hà (2 người sống sót) đã dầm mình trong nước lạnh 36 tiếng đồng hồ trước khi được cứu vớt.










chìm tàu, sống sót, trở về

Cha con, vợ chồng nghẹn ngào trong ngày đoàn tụ. Chị Hồ Thị Hoàn (vợ anh Lai) đã khóc ngất suốt 2 ngày nay.













chìm tàu, sống sót, trở về

Anh Lai vừa về, gia đình đã phát tang cho người em là Hồ Vĩnh Thế. Anh Lai cho biết: “Tôi cố gắng cứu lấy chú ấy để mang về bằng được nhưng chú đã kiệt sức rồi!”












chìm tàu, sống sót, trở về

Hai đứa con nhỏ của anh Hồ Vĩnh Thế được dìu đến trước bàn thờ cha. Mẹ hai em là chị Mai Thị Phượng đã ngất xỉu từ ngày hôm trước.








Xe đạp điện nhập lậu: Dân thích nên khó quản

Xe đạp điện nhập lậu: Dân thích nên khó quản

- Sau khi siết chặt bằng cách dán tem và hậu kiểm khi lưu thông, lại vẫn có kẽ hở cho xe đạp điện lậu tung hoành. Vấn đề này đang làm đau đầu cơ quan quản lý.





Tinh thần của Thông tư 41/2013/TT-BGTVT của Bộ GTVT là cụ thể hóa trên văn bản các bước buộc phải kiểm tra, từ khâu thử nghiệm mẫu, đăng ký chất lượng, kiểm tra chất lượng xe sản xuất, lắp ráp và xe nhập khẩu, cấp giấy chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật... đối với xe đạp điện.


Quy định này có hiệu lực từ ngày 1/1/2014.


Với chính sách mới này, cơ quan chức năng hy vọng việc quản lý xe đạp điện trong nhập khẩu, sản xuất, lắp ráp sẽ đi vào nề nếp. Nhiều DN cũng hy vọng thời gian tới tình trạng xe nhập lậu, xe kém chất lượng sẽ không còn và có ý định đầu tư cho sản xuất lắp ráp tại Việt Nam.


Tuy nhiên, sau khi tìm hiểu, một số DN lo ngại thông tư này vẫn chưa giải quyết dứt điểm vấn đề xe đạp điện nhập lậu.











xe-đạp-điện, nhập-lậu, kinh-doanh, sản-xuất, lắp-ráp, dán-tem-kiểm-tra, 1/1/2014, thông-tư-14
Xem ra, việc quản lý được xe đạp điện lậu vẫn là bài toán nan giải với nhà quản lý

Chẳng hạn, thông tư này có hiệu lực từ 1/1/2014, vậy sẽ xử lý như thế nào với những xe đã nhập khẩu và lắp ráp tại Việt Nam từ trước thời điểm này, bởi những chiếc xe này vốn không phải kiểm tra mẫu, không phải dán tem.


Xe đạp điện sản xuất trước 1/1/2014 có 2 loại:


Thứ nhất, là xe nhập về hoặc sản xuất, lắp ráp trong nước nhưng chưa bán ra hoặc bán nhưng chưa có ai mua, có thể tạm gọi là hàng tồn kho. Nếu những chiếc xe này tiếp tục không phải dán tem, vậy cứ đưa ra thị trường bình thường thì tồn kho có thể là hiện tượng kéo dài mãi trong kinh doanh, sản xuất, lắp ráp xe đạp điện, bởi người bán chỉ cần khai báo đó là xe nhập về từ trước 1/1/2014.


Có ý kiến cho rằng cần phát tem cho cả những xe và bộ linh kiện đã nhập khẩu đang nằm trong kho của các DN, cửa hàng kinh doanh, căn cứ trên hóa đơn nhập khẩu đầu vào và báo cáo thuế. Khi các xe này được dán tem thì mới ngăn chặn được xe nhập lậu. Nếu không quản lý chặt số lượng xe này thì xe nhập lậu vẫn tràn vào Việt Nam và vẫn bán ra lén lút.


Có thể các cơ quan chức năng cũng sẽ thực hiện theo hướng này, tức là dán tem cho xe nhập khẩu, sản xuất, lắp ráp trước ngày 1/1/2014, đang tồn kho.


Thứ hai, loại xe này còn làm các nhà quản lý đau đầu hơn. Đó là những xe đã được người dân mua và lưu hành trước ngày 1/1/2014. Những xe này, như đã nói, không phải dán tem và đang lưu hành bình thường, không thể tịch thu, vậy có thể dán tem cho tất cả xe của người dân đang sử dụng? Hay bằng cách nào để phân biệt đây là xe lưu hành trước khi có thông tư 41 với những xe nhập sau mà cố tình không khai báo, không dán tem?


Nếu không có biện pháp nào với những xe này thì xe lậu vẫn được nhập về, bán ra, trà trộn vào với hàng trăm ngàn chiếc đang lưu hành. Người tiêu dùng khi đi đường chỉ cần khai nhận “xe mua trước ngày 1/1/2014” là xong, như vậy không thể chặn được xe nhập lậu. Khi xe lậu vẫn tung hoành thì thông tư 41 liệu có còn giá trị?









Theo Cục Đăng kiểm Việt Nam, các cơ quan chức năng sẽ kiểm tra chặt chẽ quá trình sản xuất, lắp ráp và nhập khẩu xe đạp điện. Cụ thể, cơ sở sản xuất chỉ được sản xuất, lắp ráp các xe sau khi đã được cấp giấy chứng; phải chịu trách nhiệm về nguồn gốc, xuất xứ, chất lượng xe xuất xưởng.


Trên cơ sở đó, xe sẽ được dán tem hợp quy sau 2 ngày làm việc kể từ khi nộp danh sách xe xuất xưởng.


Bộ GTVT tải cũng quy định cụ thể việc kiểm tra chất lượng xe lưu thông trên thị trường. Kết quả kiểm tra là một trong những căn cứ để cơ quan quản lý yêu cầu cơ sở sản xuất, nhập khẩu triệu hồi xe.


Cơ quan đăng kiểm sẽ phối hợp với lực lượng quản lý thị trường rà soát các phương tiện, yêu cầu người sử dụng phương tiện tuân thủ các quy định như phải đăng ký biển số nếu là xe máy điện, đội mũ bảo hiểm khi sử dụng.



Trần Thủy






xe-đạp-điện, nhập-lậu, kinh-doanh, sản-xuất, lắp-ráp, dán-tem-kiểm-tra, 1/1/2014, thông-tư-14





Chuyện hi hữu, chuyện 'lạ đời'

Chuyện hi hữu, chuyện 'lạ đời'
"Bộ mặt" ấy cần thiết để mỗi người dân đều cảm thấy tư thế tự tin, tự chủ để đứng thẳng, ngẩng cao đầu trên đất nước mình và khi đi ra thế giới...

1. Mới đây, một "bà bầu" nhờ khóc với Bộ trưởng Y tế trong đợt tiếp xúc cử tri mà có thể khiến vị bác sĩ đã cáu gắt với mình bị xử lý nghiêm khắc. Đây có thể xem như trường hợp hi hữu: một người phụ nữ bình thường cùng lúc có thể chứng minh được "quyền lực" của bệnh nhân lẫn của cử tri.


Hi hữu vì cái cơ hội khóc được đến các bộ trưởng đối với hầu hết "phó thường dân" mà nói vốn chẳng phải dễ dàng. Hi hữu vì đến nay, hiện tượng bác sĩ hành xử chưa đúng mức với bệnh nhân không còn hiếm, nhưng vì thế mà bị kỷ luật thì vẫn là "chuyện lạ đó đây".


Nhưng bằng tất cả sự lạc quan của công dân một nước hạnh phúc, người viết cũng khó mơ tưởng rằng, một lần chứng minh quyền lực như vậy có thể đem lại thay đổi nào trong ngành Y. Hoài nghi như đã từng hoài nghi những đường dây nóng bệnh viện, như chuyện bác sĩ sẽ ngừng nhận phong bì...











CSGT, bác sĩ, công dân, thương hiệu

Những nụ cười thế này còn quá hiếm hoi? Ảnh minh họa



Những lần có việc buộc phải đặt chân đến bệnh viện, không lần nào trở về mà không phải ngẫm ngợi. Bởi ở chốn đó, biết bao khuôn mặt lo buồn âu sầu vì bệnh tật và ngơ ngác, lạc lõng, e dè trước những người sẽ khám, chữa bệnh cho họ.


Nhất là bệnh nhân từ các vùng quê ra bệnh viện thành phố, chẳng thể nào hiểu rõ những thủ tục cả chính thức lẫn phi chính thức ở đó. Họ rụt rè hỏi han, thưa gửi dạ vâng. Và đáp lại, khá thường xuyên là những mệnh lệnh khô khan, những cái chau mày, những câu chỏn lỏn ngay cả với người già.


Người viết từng được chứng kiến một câu chuyện khó quên. Một phụ nữ mang bầu đưa kết quả xét nghiệm cho bác sĩ phân tích. Vị nữ bác sĩ sau khi liếc qua vài giây, nhẹ như không "phán": "Rubella nhé, phá đi thôi". Còn người phụ nữ kia nghe tin dữ thì sụp xuống khóc nức nở. Tiếc rằng lần ấy, không bộ trưởng nào nghe được tiếng khóc của chị.


Vì quá tải, vì đồng lương không xứng công sức..., đó có thể coi là những lý do cốt yếu cho cách ứng xử ấy? Hay bởi họ cảm thấy mình có quyền làm thế, bởi họ đã chai sạn với nỗi đau bệnh tật của người khác, bởi bệnh nhân là đối tượng đang phải nhờ vả họ...?


2. Một câu chuyện cũng hi hữu, "lạ đời" khác, xảy ra có lẽ đã cách đây vài năm, bỗng dưng lại được các diễn đàn mạng xã hội "hâm nóng" lại.


Đó là sự việc được thành viên của một diễn đàn kể lại lần cùng bạn từ ngoại tỉnh vào Đà Nẵng bằng ô-tô cơ quan, lái xe không thuộc đường nên đi vào đường cấm ô-tô và bị CSGT yêu cầu dừng xe. Vốn đinh ninh sẽ bị xử phạt theo lối "thông thường", họ đã kinh ngạc khi thấy CSGT Đà Nẵng xử sự rất "lạ": đã không xử phạt, còn tận tình hướng dẫn lái xe đi đúng đường!


Chuyện từng được một số báo chính thống nhắc đến, vậy mà sau vài năm, chuyện cũ "hâm" lại vẫn nóng. Chắc bởi đến giờ, đây vẫn cứ là sự... lạ đời.


Bàn luận về sự lạ đời này, có người từng hoài nghi đó là "chiêu" PR cho thương hiệu của Đà Nẵng. Cứ giả sử điều này có thật, thì thành phố Đà Nẵng quả đã rất... khôn ngoan.


Bởi xây dựng thương hiệu một địa phương có thể rất tốn kém, (xây "chơi chơi" nhà vệ sinh công cộng để thành phố văn minh, lịch sự hơn cũng còn tốn tiền tỷ mỗi cái nữa là). Nó có thể cần những chiến lược quy mô, định hướng dài hạn...











CSGT, bác sĩ, công dân, thương hiệu

Ảnh minh họa. Nguồn: Baodanang.vn



Nhưng thương hiệu cũng có thể bắt đầu đơn giản từ chính những nhân viên công quyền, những người làm nhiệm vụ giữ gìn trật tự hàng ngày tiếp xúc trực tiếp với người dân, du khách... Đó là cảm giác an tâm, dễ chịu, muốn quay trở lại khi chúng ta chứng kiến ứng xử đẹp nơi họ.


Nhắc đến đây, người viết không khỏi liên tưởng đến hình ảnh những trật tự phường, trật tự đô thị vốn rất quen thuộc trong thành phố đang sinh sống. Liên tưởng đến hình ảnh những người bán hàng rong khóc mếu chạy theo xe ô-tô xin lại gánh rau, giỏ quả... bị tịch thu.


Thành phố cần giữ an ninh trật tự, nề nếp. Nhưng điều đó liệu có thể được kiến tạo từ "những cây dùi cui của lý trưởng đời mới" - theo cách một tờ báo từng mô tả lối hành xử của lực lượng đại diện cho chính quyền. Hay cái được tạo ra nhiều hơn là sự bất an?


3. Sự thân thiện, tôn trọng, hành xử đúng mực... là "bộ mặt" cần thiết cho bất cứ vùng đất nào muốn chào đón những du khách từ thế giới đến với mình. Điều này hẳn đã được nhắc đến nhiều trong những chiến lược xây dựng quảng bá thương hiệu, du lịch.


Song có lẽ "bộ mặt" ấy cần thiết trước tiên cho chính những người dân của đất nước. Để sao cho mỗi người dân dù từ bất cứ đâu và đi đến bất cứ đâu trên đất nước cũng không cảm thấy e dè, xa lạ, bất an: vào bệnh viện, ra đường phố, đến cơ quan hành chính...


Và để mỗi người dân đều cảm thấy tư thế tự tin, tự chủ để đứng thẳng, ngẩng cao đầu trên đất nước mình và khi đi ra thế giới...


Hải Tâm









Bài cùng tác giả:



Gặp Thầy trên... 'phây'

Nhìn vào tình cảm, sự yêu kính mà các thế hệ học trò dành cho thầy cô mình sau bao năm ra trường, sẽ hiểu thầy cô đã sống thế nào.



Sushi chen, hủ tiếu chuột và chuyện 'tứ khoái'

Qua chuyện ăn, miếng ăn, người ta phần nào thấy được nhân tình, thế thái, thấy được cái tâm thế của con người mỗi thời...






>> Mời độc giả ghé thăm và đóng góp ý kiến cho trang Fanpage của Tuần Việt Nam







Đầu tư công sai, chẳng ai chịu tội

Đầu tư công sai, chẳng ai chịu tội

Các bộ ngành địa phương tha hồ đua nhau làm cảng biển, sân bay… Dù quyết định đầu tư sai nhưng chẳng ai chịu trách nhiệm.






Mù thông tin


Tại diễn đàn về tái cơ cấu đầu tư công hôm 29/11 tại Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, TS Lê Xuân Bá đã thẳng thắn: “Hiện nay, Trung ương gần như mù thông tin về đầu tư công ở các bộ ngành và địa phương. Có ai báo cáo đâu mà biết. Điều này dẫn đến chuyện là có chương trình này dự án nọ, Trung ương muốn điều chỉnh, bổ sung và thay đổi trong quy hoạch cũng không có đủ thông tin mà điều chỉnh”.


Ông Bá dẫn chứng, NĐ 04 năm thay thế NĐ 92 năm 2006 đã làm hạn chế quyền tiếp cận thông tin của Bộ KHĐT về quy hoạch các địa phương, các ngành. NĐ 92 yêu cầu các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và UBND cấp tỉnh có trách nhiệm định kỳ hàng năm báo cáo tình hình thực hiện quy hoạch về Bộ KHĐT và UBND cấp huyện báo cáo định kỳ hàng năm về Sở KHĐT thì NĐ 04 đã bỏ yêu cầu này.











Đầu-tư-công, DNNN, tái-cơ-cấu, ngân-sách, Tập-đoàn, lỗ, nợ, giao-thông, cảng-biển, sân-bay, lãng-phí, kém-hiệu-quả
Đầu tư công kém hiệu quả những tái cơ cấu vẫn còn yếu ớt.

Với cơ chế phân cấp quản lý đầu tư về cho địa phương, hiệu quả phát huy sự năng động của địa phương chưa thấy nhiều thì đã thấy quy hoạch ngành mọc lên tràn lan, trùng lắp, không đồng bộ. Thậm chí quy hoạch của địa phương này lại ảnh hưởng xấu cho định hướng phát triển của địa phương khác.


Ông Bá khẳng định, giữa các địa phương không có sự tham vấn, gắn kết trong việc xây dựng quy hoạch mà ngược lại, họ ganh đua nhau, chạy theo phong trào, từ việc xây khu công nghiệp, cho đến sân bay, cảng biển, sân gofl… Chỉ một thời gian ngắn sau khi phân cấp, hàng loạt sân golf đã được các địa phương đưa vào quy hoạch.


Hiện nay, ở miền Trung, hầu như tỉnh nào cũng đầu tư một cảng biển, cá biệt, có tỉnh có 2-3 cảng biển. Trên chiều dài 600km bờ biển, cứ 30-40km lại có một cảng biển. Trong khi đó, việc quy hoạch cảng biển lại thường chỉ đưa ra tầm nhìn 10 năm, 20 năm mà chưa có cảng biển nào tầm nhìn 100 năm. Vì thế, cảng xây xong, chỉ một thời gian ngắn là lỗi thời về quy mô, trình độ công nghệ, quản lý…


Với quy hoạch ngành, với ngành giao thông vận tải, Bộ Giao thông vận tải chịu trách nhiệm chủ trì lập quy hoạch mạng lưới giao thông đường bộ, mạng lưới đường sắt, đường cao tốc, hệ thống cảng hàng không, cảng biển, song các quy hoạch này lại được nghiên cứu độc lập, thẩm định và phê duyệt riêng rẽ. Hệ quả là hệ thống giao thông đô thị thiếu đồng bộ, gây tắc nghẽn giao thông ở thành phố lớn. Hầu hết cảng biển không phát huy được hiệu quả do các đường bộ, đường sắt dẫn ra vào cảng chậm tiến độ.


Trong khi đó, các tỉnh lập dự án quy hoạch thì đa phần đều chỉ dựa vào vốn ngân sách Nhà nước, mà quên đi yếu tố quan trọng như thể chế, nhân lực… trong khi nguồn vốn đưa ra đều khổng lồ.


Theo quy hoạch hàng không có 138 sân bay, 61 cảng hàng không sân bay, tổng vốn và 67 bãi hạ cánh dự bị. tổng mức đầu tư cho dự án hệ thống cảng hàng không giai đoạn 2001-2005 lên tới 27.000 tỷ đồng nhưng rốt cục, trong 4 năm này, ngân sách chỉ có thể bố trí được 2.510 tỷ đồng, bằng 9,26%.


“Nếu như các tỉnh lân cận có thể tự nguyện hợp tác với nhau, có thể thống nhất với nhau về vị trí đặt cảng biển, sân bay… và tổ chức mạng lưới hoạt động thì đã có thể huy động đủ tiềm lực xây dựng, duy trì hoạt động của các cảng biển, sân bay đó”, ông Bá bày tỏ.


Quyết tâm tái cơ cấu quá yếu ớt


Từ những câu chuyện trên cho thấy, các chuyên gia đã chỉ ra rằng, chính cách lập quy hoạch đã gây ra sự lãng phí vốn đầu tư, làm thiệt hại các nguồn tài nguyên xã hội, làm yếu sức mạnh đầu tư tổng thể.


GS Nguyễn Quang Thái chia sẻ, 70% vốn công trong ngân sách được phân bổ về cho địa phương. Số tiền này sau khi phân về cho 63 tỉnh thành thì tiếp tục chia ra cho hàng trăm huyện, hàng nghìn xã.. với tiêu chí ưu tiên nhưng lại đòi hỏi công bằng, tức là chia đều. Các địa phương lại thường hi sinh các dự án xã hội để tập trung cho các dự án kinh tế, rất tốn kém nhưng hiệu quả không cao.


Vị chuyên gia này phân tích, vốn ngân sách thường được phân giao cho các DNNN và tổ chức kinh tế của Nhà nước tham gia cấp vốn, thực hiện đầu tư, cơ quan Nhà nước tham gia quản lý. Thực tế, ngân sách có nguồn thu chủ yếu là từ nguồn đóng thuế của dân nhưng toàn bộ quá trình chuẩn bị và thực hiện dự án thì người dân biết rất ít. Dân khó có thể luận bàn, càng khó kiểm tra trong khi. Tóm lại, chỉ một bộ phận DNNN, cơ quan công quyền được tường tận quá trình này nhưng rốt cục, công trình kém hiệu quả, nợ nần thì người dân gánh chịu.


TS Lê Xuân Bá nói, quy định thì nhiều nhưng lại chồng chéo nhau, các văn bản chính sách lại quy định thiếu chế tài để đảm bảo làm ăn nghiêm túc. Chính sự lỏng lẻo này đã khiến người ra quyết định đầu tư sai nhưng không chịu trách nhiệm.


“Họ bảo họ dốt thì chả ai bắt tù ông dốt mà còn được cho đi học”, ông Bá nói.


Trong khi đó, theo chuyên gia Phạm Chi Lan bình luận, việc tái cơ cấu đầu tư công đã được đề ra nhưng chưa thực hiện một cách mạnh mẽ và hiệu hiệu quả”.









Giai đoạn 2002-2012, tổng vốn đầu tư toàn xã hội liên tục tăng, bình quân mỗi năm tăng 15,89%. Tuy tỷ trọng vốn đầu tư công trong tổng vốn đầu tư của xã hội có xu hướng giảm dần qua các năm, song nhìn tổng thể, sự sụt giảm này không phải do Nhà nước thực hiện chính sách hạn chế đầu tư công mà do các khu vực kinh tế khác có tốc độ tăng cao hơn. Nguồn vốn từ ngân sách thường chiếm từ 43%- 64% trong tổng vốn đầu tư.



Phạm Huyền







Đầu-tư-công, DNNN, tái-cơ-cấu, ngân-sách, Tập-đoàn, lỗ, nợ, giao-thông, cảng-biển, sân-bay, lãng-phí, kém-hiệu-quả





Bài văn điểm 9 'xin các bạn đừng cười'

Bài văn điểm 9 'xin các bạn đừng cười'

- Bài văn viết về cô giúp việc của em Bùi Linh Trang, học sinh lớp 7E1 (Trường THCS Marie Curie) nhận được nhiều lời khen từ cô giáo vì đã có những cảm xúc chân thật, sâu sắc.


Với đề bài (học sinh được chọn một trong hai đề): Đề 1: "Biểu cảm về một người thân" và Đề 2: "Biểu cảm về loài cây em yêu thích".


Linh Trang đã chọn đề 1. Dưới đây là bài làm của em.











Bài Văn, điểm 9, học sinh, Trường THCS Marie Curie, cô giáo










Bài Văn, điểm 9, học sinh, Trường THCS Marie Curie, cô giáo










Bài Văn, điểm 9, học sinh, Trường THCS Marie Curie, cô giáo
Bài văn của Bùi Linh Trang

Người thân yêu nhất của các bạn là ai? Là cha, là mẹ hay là một người chị gái? Với tôi, cũng như các bạn, cha mẹ và chị gái là người tôi yêu quý nhất trên đời. Nhưng với tôi, còn có một người vô cùng đặc biệt, gần gũi với tôi nữa...Chẳng ai khác, chính là cô giúp việc.


Nói ra xin các bạn đừng cười vì thực sự với tôi, cô quan trọng, gần gũi với tôi như mẹ vậy. Và niềm hạnh phúc tôi có đã nhân đôi vì có được hai người mẹ bên tôi.


Cô giúp việc nhà tôi tên là Huy, một cái tên rất con tra nên đã làm tôi có chút tò mò từ lần đầu mẹ tôi nhắc đến trước khi cô đến nhà tôi. Cô là người cùng quê mẹ tôi được bà ngoại giới thiệu lên giúp nhà tôi. Cô đã gần năm mươi tuổi, không còn trẻ nữa nhưng tôi vẫn luôn trìu mến gọi cô mà không phải là bác. Phải chăng như thế sẽ làm cho cô trẻ hơn?


Đã sáu năm, một con số thời gian khá dài đủ để làm những đứa bé con như tôi lãng quên mọi thứ...Vậy mà không hiểu sao, trong tâm trí tôi vẫn nhớ như in cái ngày đầu tiên cô Huy bước chân vào nhà tôi. Một ngày lặng lẽ, buồn thảm và u ám. Đó là ngày bà Nội yêu quý của tôi vừa mất được ba hom. Trong khi mọi người đau buồn, bận rộn như quên tôi thì có cô đến chăm lo cho tôi, trò chuyện căn dặn tôi. Lúc ấy, phải nói rằng, tôi thấy ngạc nhiên vô cùng. Có lẽ vì quen với sự chăm sóc của mẹ, và quen với ngôi nhà chỉ có bố, mẹ và chị gái bây giờ lại có thêm một người đến ở nhà tôi, dạy bảo tôi...Mà khi bà mới ra đi chưa lâu bỗng có một người đến lau dọn giường bà, nghỉ tại đó nữa. Chao ôi, phải nói rằng tôi khó chịu như thế nào. Cái cảm xúc của một đứa bé lên sáu sợ ai đến đánh mất của mình một cái gì đó quý giá nhất. Và cũng bắt đầu từ đó, tôi dò xét, tìm mọi cách không thỏa hiệp, thậm chí đôi lúc còn phản kháng cô. Mỗi khi cô nói cái gì là tôi tìm cách cãi lại không cần quan tâm đúng sai như thế nào.


Nhưng cho đến một ngày...Đó là ngày tôi chống lệnh bố mẹ tôi không chịu về quê thăm ông bà chỉ vì mải mốt xem phim hoạt hình. Ngọt nhạt thế nào tôi cũng không đi...Mẹ tôi nóng nảy, tức giận và định giơ tay lên đánh đòn tôi. Lúc ấy, cô Huy vội vàng chạy vào ngăn...Cô xuất hiện, có lẽ mẹ nguôi giận và bảo tôi ra ngoài...Không cảm ơn cô, nhưng trong lòng tôi bỗng nhiên thấy quý cô hơn rất nhiều.


Cô Huy là một người "nhà quê" theo đúng nghĩa. Cô chân thành, thật thà, tính tình vui vẻ và có phần nóng nảy. Tôi có không biết bao nhiêu kỷ niệm về cô. Nhớ có lần cô bảo tôi giúp cô cài đặt chuông nhạc sàn để nghe cho rõ, rõ đến mức mỗi lần ai gọi cô thì hàng xóm cũng nghe thấy. Hay cái lần cô cùng mẹ con tôi đi siêu thị Big C dịp giáp Tết, cô cứ hỏi mẹ tôi: "Cô Anh ơi chỗ bán lồng gà ở đâu?" làm mẹ con tôi một trận cười no bụng. Cả lần đầu cô cùng tôi vào siêu thị mua đồ giúp mẹ, cô cứ mặc cả mãi với thu ngân để mua thêm cho tôi hộp bánh...Rồi cả cái lần cô đi xem phim cùng tôi nữa, cô nói chuyện với tôi đến cả rạp nghe thấy...Tất cả những kỷ niệm ấy chỉ làm tôi thêm quý cô mà thôi...


Sống trong gia đình tôi sáu năm, cô là người hiểu tính cách của từng thành viên gia đình tôi hơn bất cứ ai. Cô hiểu bố tôi vì công việc kinh doanh mà đêm hôm vất vả bữa ăn chẳng theo giờ giấc gì cả. Cô hiểu mẹ tôi công việc nhiều nên về nhà đã không lo lắng được việc nhà chu toàn. Và cô hiểu tôi, con bé Trang rất thích làm bánh khi đi học về mà không ngại ngần dọn một đống đồ bếp núc mà tôi bày ra...Có một điều nữa, ấy là mỗi khi tôi bị mẹ mắng, tôi đóng chặt cửa bên trong ấm ức, không ăn cơm. Mẹ tôi biết tính tôi, càng dỗ thì tôi càng khóc thật to nên rất nghiêm khắc để tôi tự suy nghĩ. Và mỗi lần đó, không ai khác, cô Huy lại lặng lẽ, rón rén đem cơm vào cho tôi. Cô sợ tôi đói...Tôi biết mẹ tôi có cách giáo dục của một người mẹ muốn con phải tự lập, còn cô thì lại lo cho tôi những gì cần nhất. Càng lớn lên, tôi càng thầm cảm ơn cô biết bao nhiêu!


Dáng người cô một năm gần đây gầy đi theo thời gian và bệnh tật. Cái căn bệnh U buồng trứng gì đó hành hạ cô và làm cô phải mổ đến hai lần trong một năm. Sức khỏe còn đâu nữa. Da cô sạm đi. Gò má hốc hác và những quầng thâm trên đôi mắt vì những cơn đau và những đêm mất ngủ. Bố mẹ tôi đã giúp cô rất nhiều trong những ngày cô nằm viện...Bình phục không được bao nhiêu, cô lại trở lại làm...Vất vả, tần tảo, lo toan, bận rộn lại dồn lên vai cô, vì công việc nhà tôi nào có dễ dàng gì. "Cô ơi, cháu thương cô lắm". Đã bao lần tôi muốn nói với cô câu ấy mà cứ nghẹn lòng không thốt ra được...


"Tết này cô về quê chăm cháu, Trang bảo mẹ liệu mà tìm người mới đi." Nghe câu ấy, lòng tôi buồn rười rượi...Dù biết rồi sẽ có ngày ấy thôi, nhưng sao nó đến nhanh thế này, lại đến vào lúc khi tôi thấy mình đã lớn để đủ hiểu rằng cô là người thân yêu với tôi. Sống ở nhà tôi đã sáu năm, khắp khu chợ xung quanh và cả những người bạn, cả bác phụ huynh lớp tôi đều biết cô gắn bó, thân thuộc với tôi thế nào.


Với tôi, cô là người mẹ thứ hai, là người bạn, người thân của tôi...Tình cảm của tôi dành cho cô khó diễn tả bằng lời..."Cô ơi, cô về quê, cháu buồn lắm...Tết này, ai lau phòng cùng cháu đây?"






Vùng phòng không: TQ muốn 'khiêu' Nhật, kiềm Mỹ

Vùng phòng không: TQ muốn 'khiêu' Nhật, kiềm Mỹ

Trung Quốc đang kích động Nhật Bản cư xử một cách nóng giận, trong khi thúc ép Mỹ hành động thận trọng và kiềm chế đồng minh của mình.


>>Vùng phòng không: Trung Quốc bất chấp luật quốc tế


>> Vùng phòng không TQ: Sau Hoa Đông sẽ "xử" biển Đông?


>> Trung Quốc đang tạo chảo lửa?


Chiến lược ép buộc thích hợp


Răn đe thích hợp là một chiến lược được các nhà hoạch định chiến lược Hoa Kỳ áp dụng nhằm bảo vệ hòa bình trước các mối đe dọa cụ thể. Còn tuyên bố mới đây của Trung Quốc về một Vùng nhận diện phòng không trên biển Hoa Đông (ADIZ) lại bộc lộ những gì, mà về bản chất, là một chính sách ép buộc thích hợp - với mục đích ép buộc một số nước xác định phải phản ứng dứt khoát.


Trung Quốc đang kích động Nhật Bản cư xử một cách nóng giận, trong khi thúc ép Mỹ hành động thận trọng và kiềm chế đồng minh của mình. Bằng cách thúc ép Tokyo nhấn ga và khuyến khích Washington đạp phanh, Bắc Kinh đang nghĩ đến chuyện bảo vệ "các lợi ích quốc gia cốt lõi" đang nổi lên trong khi tiếp tục sự trỗi dậy hòa bình của TQ.


Trung Quốc còn tìm cách ngăn chặn sự phục hồi của Nhật Bản và kêu gọi Mỹ tiến vào "một kiểu quan hệ cường quốc mới" với mình.


Nhưng chính sách ép buộc thích hợp của Trung Quốc chỉ càng làm tăng thêm những căng thẳng trong khu vực. Bằng cách thách thức sự kiểm soát hành chính của Nhật Bản đối với các quần đảo tranh chấp, Trung Quốc đang dịch chuyển trọng tâm từ dưới biển lên trên không. Thời gian qua, nước này chủ yếu sử dụng các tàu thi hành luật dân sự để tranh đoạt quyền kiểm soát trên biển. Nhưng giờ đây, Bắc Kinh đang dùng đến cả Không lực Quân Giải phóng Nhân dân trong nỗ lực chiếm ưu thế trên không.


Căng thẳng biển đảo giữa Trung Quốc và Nhật Bản gia tăng nhanh chóng kể từ năm 2008. Đó là khi Bắc Kinh lần đầu tiên tăng cường các hoạt động trên biển. Nhưng các mối quan hệ đặc biệt tụt dốc nghiêm trọng vào tháng 9/2012 sau khi Nhật Bản chính thức quốc hữu hóa quần đảo Senkaku (mà Trung Quốc gọi là Điếu Ngư).











Vùng phòng không, ADIZ, Trung Quốc, Hoa Đông, Biển Đông
Ảnh minh họa

Phản ứng của Trung Quốc là tăng cường tranh giành và không thừa nhận quyền kiểm soát hành chính của Nhật Bản đối với các vùng lãnh hải xung quanh quần đảo này. Các tàu của Trung Quốc thường xuyên tuần tiễu quanh các đảo - không chỉ bên ngoài giới hạn 12 hải lý của họ mà phần nào đó còn tiến hẳn vào ranh giới pháp lý quốc tế.


Sự phô diễn sức mạnh của Trung Quốc trước đó ở vùng ven biển nước này ở Biển Đông và Biển Hoa Đông nói chung đã báo động cho toàn khu vực. Có lẽ do yên tâm bởi nhận định sai lầm về một nước Mỹ đang cắt giảm chi tiêu, Trung Quốc đã quá lạm dụng sự kiểm soát ngoại giao của mình. Kết quả là ngoại giao khu vực đã liên kết phản ứng, khiến Trung Quốc phải điều chỉnh lại quan hệ với hầu hết các nước châu Á - Thái Bình Dương - dù không nhượng bộ bất kỳ một tuyên bố nào. Nổi bật là việc Trung Quốc sẵn sàng đối thoại với 10 nước thành viên ASEAN về một bộ quy tắc ứng xử COC.


Phép biện chứng chính sách ngoại giao "lắc lư" giữa hứa hẹn và quyết liệt này của Trung Quốc là một tiêu chuẩn mới. Có thể thấy Trung Quốc đang cố gắng cải tiến và xác định cẩn trọng các "nước đi" để thuận lợi đạt được cả sự trỗi dậy hòa bình lẫn bảo vệ thành công "các lợi ích quốc gia cốt lõi" của nước này. Chiến lược ép buộc thích hợp và chọn lọc đã trở thành một yếu tố chính trong chính sách Trung Quốc.


Chờ Nhật phản ứng thái quá


Một vấn đề là sự phô diễn trên không của Trung Quốc có thể nhanh chóng dẫn tới một cuộc xung đột không đoán định được. Thực tế, hồi đầu tháng này, Trung Quốc điều một máy bay không người lái tới gần quần đảo tranh chấp, dẫn tới một số ý kiến ở Nhật Bản đòi bắn hạ mọi kẻ xâm nhập không rõ danh tính trên bầu trời. Thế là, một quan chức Quân giải phóng nhân dân TQ sau đó lên tiếng rằng, bất kỳ cuộc tấn công nào nhằm vào máy bay của Trung Quốc cũng có nghĩa là tấn công nhằm vào Trung Quốc. Đây là một trò chơi rất nguy hiểm.


Để hình dung mục tiêu của cuộc tranh giành ưu thế trên không này, hãy liên hệ đến một câu chuyện của nghị sĩ Nhật Yuriko Koike kể lại tuần trước. Koike, từng là cố vấn an ninh quốc gia cho Thủ tướng Shinzo Abe trước kia, nhớ lại chuyện bà bị lỡ chuyến bay của hãng Libyan Airlines từ Tripoli đi Cairo ngày 21/2/1973. Chuyến bay đó đã lạc vào không phận do Israel kiểm soát và bị các chiến đấu cơ F-4 Phantom II của Israel bắn hạ làm 108 người thiệt mạng.


Nhớ lại lần suýt chết đó, nữ nghị sĩ Koike cho biết vụ việc đã dạy cho bà hiểu ý nghĩa của việc bảo vệ không phận của một nước, tức là bất kỳ nước nào nghiêm túc về chủ quyền trên không của mình đều phải sẵn sàng hành động dứt khoát như người Israel đã làm cách đây 40 năm phía trên Bán đảo Sinai. Sự kiện bà Koike nhớ lại mang tính cá nhân. Còn chính phủ Trung Quốc thì đang đề ra một chính sách chính thức.


Phát biểu về một vùng nhận diện phòng không, phát ngôn viên của Bộ Quốc phòng Trung Quốc, đại tá Yang Yujun, tuyên bố Quân giải phóng nhân dân TQ "sẽ thực hiện các biện pháp phòng thủ khẩn cấp đối với những máy bay không hợp tác trong việc nhận dạng hoặc từ chối tuân thủ các quy định". Không toại nguyện với đường 9 đoạn mập mờ trên biển, Trung Quốc giờ đây đang cố vạch một đường tương tự trên bầu trời, làm mập mờ thêm ranh giới giữa các biện pháp phòng thủ và tấn công.


Lời cảnh báo lạnh lùng kể trên đã phá vỡ một loạt các đề nghị ngoại giao êm đẹp hơn từ Bắc Kinh. Trong cùng ngày vùng nhận diện phòng không được công bố, Trung Quốc chủ trì một cuộc đối thoại cấp cao Track 1.5 về an ninh hàng hải. Ngoài ra, tuần trước, một đoàn đại biểu gồm đông đảo các lãnh đạo doanh nghiệp Nhật Bản đã tới Trung Quốc. Đã có một tâm lý lạc quan mới nổi lên ở Nhật Bản rằng căng thẳng với người láng giềng to lớn sắp lắng dịu. Nhưng giờ thì bầu trời phía trên Biển Hoa Đông lại dường như đang bớt thân thiện đi và u tối thêm.


Khi Trung Quốc tạo ra một vùng phòng không quanh quần đảo Senkaku, Nhật Bản muốn biết rõ liệu vị trí đứng đầu về quân sự lâu nay của Mỹ có đảm bảo được một sự phòng thủ hữu ích. Nếu không thì đâu là giá trị của liên minh này? Liệu chính sách ngăn chặn mở rộng của Mỹ có dễ bị tấn công, hoặc thậm chí vô dụng? Các chuyên gia Nhật Bản đang đặt ra những câu hỏi cơ bản đó.


Chiến lược ép buộc thích hợp của Trung Quốc tìm cách thúc ép cả chính quyền bảo thủ của ông Abe và chính quyền tự do hơn của ông Obama hành động theo các xu hướng tự nhiên của họ. Cả hai đều phải phản ứng lại.


Như đã nói ở trên, Trung Quốc đang ép buộc Nhật Bản với hy vọng nước này sẽ có phản ứng thái quá - từ các thông điệp cấp bộ trưởng về việc bắn hạ máy bay Trung Quốc tới một chuyến viếng thăm chính thức không đúng lúc tới ngôi đền gây tranh cãi Yasukuni. Một chuyến viếng thăm tới đền này sẽ không chỉ làm thay đổi cách nhìn của khu vực đối với Nhật Bản, từ một nước đóng góp an ninh tiên phong sang một nước chủ nghĩa quân phiệt hồi sinh, mà còn hủy hoại các cuộc đàm phán thương mại quan trọng vốn là nền tảng cho sự tự tin mà Nhật Bản vừa tìm lại được.


Trung Quốc cũng đang cố dụ Mỹ kiềm chế đồng minh của mình. Và cách tiếp cận này dường như mang lại kết quả. Tuần trước, trong bài phát biểu đầu tiên của mình về chính sách châu Á, cố vấn an ninh quốc gia Mỹ Susan Rice nói như thể cả Trung Quốc và Nhật Bản đều cần một bài học về sự kiềm chế như nhau.


Trong khi quy mô quân sự trong chính sách tái cân bằng của Mỹ tới châu Á chi phối các phát biểu của Obama trong nhiệm kỳ đầu của ông thì ở nhiệm kỳ 2, chính sách này dường như tập trung hơn vào cam kết ngoại giao và kinh tế. Tái cân bằng là một sự điều chỉnh định hướng dài hạn về sức mạnh toàn diện của Mỹ, và chính quyền Obama phải thể hiện hết sức rõ ràng rằng không hề có một khác biệt nào trong cách tiếp cận của 2 nhiệm kỳ.


Bộ trưởng Quốc phòng Chuck Hagel - người đã 3 lần công du châu Á ngay trong năm đầu tiên tại vị - ngay lập tức lên án tuyên bố vùng nhận diện phòng không của Trung Quốc và ra một thông điệp dứt khoát nhằm trấn án đồng minh chủ chốt của Mỹ. Ông thẳng thừng: "Hành động đơn phương này làm tăng nguy cơ hiểu lầm và tính toán sai".


Tóm lại, một cấu trúc khu vực dựa trên các quy tắc có nghĩa là tất cả các nước tuân thủ các biện pháp giải quyết chung đã đồng thuận, theo đó những vấn đề chung toàn cầu - hàng hải, không gian mạng, không gian và không trung - đảm bảo lợi ích của tất cả các bên. Trong khi chờ đợi điều này, nước Mỹ cần phép biện chứng riêng của mình về sự cương quyết và giảm thiểu nguy cơ để chống lại chiến lược ép buộc thích hợp của Trung Quốc, trong khi tìm kiếm các biện pháp thiết thực để ngăn chặn xung đột bất ngờ.


*Tác giả bài viết, Tiến sĩ Patrick M. Cronin, là Giám đốc Cấp cao của Chương trình An ninh châu Á - Thái Bình Dương tại Trung tâm An ninh Hoa Kỳ mới.


Sam Nguyễn (Theo War On the Rocks)






Thứ Sáu, 29 tháng 11, 2013

Quặn thắt chờ phép màu sau vụ chìm tàu

Quặn thắt chờ phép màu sau vụ chìm tàu

- Làng chài An Hòa im lìm, buồn hiu hắt. Những người mẹ trẻ ôm con sụt sùi. Hàng xóm nhìn nhau, không ai giấu được nỗi lo lắng quặn thắt.





Giữa biển khơi, những người đàn ông của họ vẫn chưa rõ sống chết…


Khóc cạn nước mắt


Hơn 1 ngày kể từ lúc nhận hung tin, người dân thôn Tân An (An Hòa, Quỳnh Lưu, Nghệ An) vẫn chưa hết bàng hoàng.


Trong căn nhà cấp 4 tuềnh toàng không kín gió, bà Nguyễn Thị Hương (SN 1957) ngồi bất động như người vô hồn.











dân chài, mất tích, chờ đợi, Quỳnh Lưu, Nghệ An

Người dân lặng lẽ đổ về các gia đình có thuyền viên gặp nạn để chia sẻ động viên và cùng hi vọng. Ảnh: C. Thái



Nước mắt lăn dài trên gò má, người phụ nữ nghèo dán cặp mắt vào hai bức hình của hai đứa con trai. Bà cố khóc nhưng không thành tiếng!


Ông Nguyễn Văn Dung (xóm Tân An) cho biết, gia cảnh bà Hương vốn rất khó khăn, trước nay chỉ biết trông vào nghề làm muối.


Cách đây 7 năm, ông Nguyễn Văn Toan (chồng bà Hương, cũng chính là anh ruột ông Dung) qua đời do bạo bệnh khiến mẹ con bà càng lâm vào cảnh túng đói.


Con trai lớn của bà Hương, anh Nguyễn Văn Trí (SN 1981) dù đã nhiều tuổi nhưng vẫn chưa lập gia đình. Thương mẹ, Trí cùng em trai là Nguyễn Văn Huỳnh (SN 1990) chăm chỉ làm đủ nghề để kiếm tiền nhưng vẫn khốn khó.


Hai anh em bàn nhau vay mượn ngân hàng, bạn bè, hàng xóm đóng được con tàu 380CV để ra vùng lộng đánh bắt hải sản.











dân chài, mất tích, chờ đợi, Quỳnh Lưu, Nghệ An

Bà Nguyễn Thị Hương (giữa) khóc ngất trước hung tin về 2 người con trai, người thân phải túc trực để cấp cứu. Ảnh: C. Thái



“Tàu mới hoàn thành được vài tháng thôi. Bữa đó mẹ con nó vui đến chảy nước mắt vì từ nay đã có một con tàu để ra khơi kiếm sống.


Thằng Trí với em trai cùng mấy bạn bè chạy thử 2 chuyến đầu đều thuận buồm xuôi gió, có chút ít thu nhập. Cách đây 10 ngày, nó cùng mọi người lại ra khơi, định bụng kiếm ít tiền chuẩn bị sắm tết. Ai ngờ!” – ông Dung sụt sùi.


Suốt cả ngày, bà Hương vật vờ như người vô hồn. Nước mắt người mẹ nghèo rỉ mãi từ hai khóe. Vừa ngồi dậy được một lát, bà lại ngất lịm, người thân phải túc trực liên tục để cấp cứu.


Cách nhà bà Hương một quãng không xa, bà Hồ Thị Lài (75 tuổi) và con cháu cũng đã khóc cạn nước mắt. Bà cụ Lài cùng lúc như nín thở để đợi tin từ hai đứa con.


Anh Hồ Vĩnh Lai (34 tuổi, có 2 con nhỏ, vợ mang bầu 8 tháng) và em ruột Hồ Vĩnh Thế (32 tuổi, 2 con nhỏ) đều có mặt trên chiếc tàu định mệnh, đều chưa rõ sống chết.











dân chài, mất tích, chờ đợi, Quỳnh Lưu, Nghệ An

Bà Nguyễn Thị Lài (75 tuổi) cùng lúc đón hung tin về hai người con trai. Thấy cảnh 2 người con dâu ngất xỉu bên đám trẻ nheo nhóc, bà bần thần ngồi ở bậc cửa, mắt rưng rưng. Ảnh: C. Thái



Ngất lên ngất xuống trên chiếc giường xập xệ, chị Mai Thị Phượng (28 tuổi, vợ anh Thế) ôm chặt 2 đứa con nhỏ khóc sụt sùi. Ở căn nhà kế bên, chị Hồ Thị Hoàn (33 tuổi, vợ anh Lai) cũng ngất lịm vì khóc chồng.


Bà Lài cứ lập cập hết chạy qua nhà anh Thế lại chạy về nhà anh Lai để trông hai đứa con dâu, để ôm mấy đứa cháu nội nheo nhóc.


“Tổ cha bay, đứa mô cũng ngất cả thì lấy ai sống trong nhà ni nữa” – bà run run mắng mỏ rồi ngồi xuống ở bậc cửa, bưng khuôn mặt nhăn nheo mà òa khóc!


Quặn thắt ngóng chờ tin tức


Dưới cái rét căm căm đầu mùa, người dân lặng lẽ đổ về gia đình những thuyền viên gặp nạn. Họ ngồi quanh sân nhà, nhìn khách lạ bằng những cặp mắt hi vọng như ngóng chờ những tin tức tốt lành về người thân.


Ông Võ Văn Hường (50 tuổi, ngư dân có kinh nghiệm trong vùng) cho biết, ông cùng một số thuyền viên khác cũng tham gia đánh bắt cá gần khu vực tàu cá của anh Nguyễn Văn Trí.


Hai hôm trước, thấy thời tiết chuyển biến xấu do ảnh hưởng của không khí lạnh, ông đã quay vào bờ.











dân chài, mất tích, chờ đợi, Quỳnh Lưu, Nghệ An

Chị Mai Thị Phượng (vợ thuyền viên Hồ Vĩnh Thế) khóc ngất bên 2 con nhỏ. Ảnh: C. Thái



“Hiện có một số tàu của anh em đang kiếm tìm ngoài biển. Chúng tôi kết nối với họ qua Icom liên tục để mong nhận được tin tức cho người ở nhà yên lòng. Nhưng hơn một ngày rồi, tung tích họ vẫn chưa được tìm thấy.


Chúng tôi vẫn sẽ tiếp tục chờ đợi” – ông Hường cho biết.


Từ lúc nhận tin dữ về hai em trai, anh Hồ Vĩnh Tuấn (anh trai các thuyền viên Thế và Lai) như ngồi trên than lửa.


Mỗi một giờ đồng hồ trôi qua, anh và mọi người lại thêm nặng nề, quặn thắt khi vẫn chưa nhận được thông tin nào về những người anh em đang lâm nạn.


Trong tiếng khóc sụt sùi, anh Tuấn kể rằng cách đây 3 năm, anh cùng vài thuyền viên đang đánh bắt cá ngoài khơi biển Thanh Hóa thì tàu bị sóng đánh chìm.


Giữa lúc hiểm nguy tưởng như đã cận kề cái chết, anh cùng mọi người được các ngư dân địa phương cứu sống.


“Chưa có tin gì nghĩa là vẫn còn hi vọng. Các em tôi và mọi người đều sẽ trở về!” – anh Tuấn nói trong nước mắt.


Trong nhà bà Hương, bà Lài hay tại nhà bà Nguyễn Thi Ngoan (mẹ của ngư dân nhỏ tuổi nhất đang mất tích là Nguyễn Duy Khiêm, SN 1998), nơi đâu cũng đầy nước mắt.


Người dân vẫn đang cố bám víu vào một thứ gì đó đề động viên nhau, để giữ lấy chút hi vọng.


Họ cố tin rằng, cuộc sống vẫn tồn tại những phép màu…









Không trục vớt chiếc tàu gặp nạn


Trao đổi với VietNamNet sáng 30/11, Đại tá Trần Xuân Sơn, Tham mưu trưởng Bộ chỉ huy BĐBP Nghệ An cho biết, lực lượng tham gia cứu hộ đang tiếp tục tìm kiếm các ngư dân mất tích.


“Do chiếc tàu gặp nạn bị chìm, khu vực gặp sự cố lại ở cách xa bờ nên cơ quan chức năng đã không thực hiện trục vớt, lai dắt.


Hiện BĐBP Nghệ An đang phối hợp với biên phòng tỉnh Quảng Bình để tìm kiếm các ngư dân mất tích.


Trước đó, thông tin từ ông Nguyễn Xuân Quyết, Chủ tịch UBND xã An Hòa (Quỳnh Lưu) cho biết, 2 ngư dân Hồ Vĩnh Lai (xã An Hòa) và Nguyễn Văn Hà (xã Quỳnh Long) đã được ngư dân tinh Quảng Bình phát hiện khi đang trôi dạt trên biển, cách hiện trường chừng 20 hải lý về phía Nam.


Đại tá Trần Xuân Sơn cho biết, lực lượng biên phòng đang di chuyển 2 ngư dân may mắn sống sót vào bờ. Dự kiến các ngư dân sẽ về Quỳnh Lưu trong ngày 30/11.


Thông tin từ cơ quan chức năng địa phương, gia cảnh các ngư dân mất tích đều thuộc diện khó khăn. Chiếc tàu gặp nạn do anh Nguyễn Văn Trí cùng một số anh em vay mượn tiền bạc, vừa đóng mới cách đây 2 tháng, chi phí hơn 1,7 tỷ đồng.


Người thân, hàng xóm các ngư dân vẫn đang từng giờ dõi theo những tin tức từ cơ quan chức năng.


VietNamNet sẽ tiếp tục đưa tin vụ việc.



Cao Thái






Đổi chủ ngân hàng: Vòng xoáy đang cuộn mạnh

Đổi chủ ngân hàng: Vòng xoáy đang cuộn mạnh

- Hàng loạt các vụ đến và đi của các nhà đầu tư (NĐT) lớn tại nhiều ngân hàng trong thời gian gần đây khiến giới đầu tư đặt câu hỏi: Điều gì đang xảy ra trong nội bộ các ngân hàng này. Liệu có phải một vòng xoáy đổi chủ mới đang diễn ra và mỗi lúc như thế câu chuyện của Sacombank lại hiện lên.






Cổ đông chiến lược bỏ đi

VPBank vừa công bố thông tin về việc thoái vốn của cổ đông chiến lược là Oversea-Chinese Banking Corporation Limited (OCBC) - ngân hàng lớn nhất Singapore tính theo vốn hóa thị trường, là cổ đông nước ngoài lớn nhất và duy nhất tại VPBank.


Theo đó, OCBC thoái toàn bộ 14,88% vốn, tương đương 85.830.457 cổ phần VPBank vào ngày 22/11 vừa qua.


Trước đó, cổ đông lớn nhất là CTCP Đầu tư Châu Thổ hồi đầu năm 2013 đã bán ra toàn bộ 86,5 triệu cổ phần VPBank (14,99%), rút chân khỏi ngân hàng này, đúng 1 ngày sau khi được nhận thêm gần 10,8 triệu cổ phần từ chia cổ tức và cổ phiếu thưởng. Lần đó, các bên liên quan cũng không thông báo cụ thể về chủ nhân mới của khối lượng cổ phiếu khổng lồ nói trên.











ngân-hàng, thoái-vốn, mua-bán-sáp-nhập, thâu-tóm, mua-bán, lợi-nhuận, nợ-xấu, nhà-đầu-tư, chiến-lược, vốn-ngoại
Cuộc thay máu sở hữu ở các ngân hàng vẫn tiếp diễn âm thầm.

Còn theo báo Singapore Bussiness Review (SBR), OCBC bán lại số cổ phần này cho 3 NĐT cá nhân Việt Nam có tên Huynh Ba Lan, Ngo Thu Thuy và Pham Vu Thi Nhu Hoang theo phương thức thuận mua vừa bán với tổng giá trị khoảng 55,5 triệu USD, tương đương khoảng 1.170 tỷ đồng, được thanh toán bằng tiền mặt.


OCBC đã nắm giữ cổ phiếu VPBank trong gần 7 năm qua thông qua hai lần mua vào cổ phần hồi năm 2006 và 2008 và đợt được nhận cổ tức bằng cổ phiếu và phát hành cổ phiếu thưởng đầu năm 2013, với tổng số tiền bỏ ra khoảng hơn 41 triệu USD.


Nhìn lại lịch sử VPBank 3 năm qua có thể thấy là một giai đoạn xáo trộn liên tiếp trong cơ cấu sở hữu. Trong các năm 2011 - 2013, VPBank đã có những biến động lớn, theo đó những cổ đông chính và bộ sậu lãnh đạo cũ đã ra đi gần hết. Một nhóm đầu tư mới gắn liền với sự xuất hiện của Chủ tịch Ngô Trí Dũng đã lên nắm quyền. Và có vẻ như, giai đoạn biến động này vẫn chưa có điểm tạm dừng nào.


Trước đó, giới đầu tư xôn xao với những giao dịch cổ phiếu EIB của Ngân hàng Eximbank. Hàng trăm triệu cổ phiếu EIB được chuyển nhượng khá bất thường cùng những thông tin thoái vốn của một số NĐT lớn cùng với quyết định mua gần 62 triệu cổ phiếu quỹ của ngân hàng này khiến rất nhiều nghi vấn về một sự chuyển đổi cổ đông lớn của ngân hàng này được đặt ra.


Trong năm trước, giới đầu tư đã chứng kiến những chuyển biến bất thường trong giao dịch cổ phiếu STB của Ngân hàng Sacombank và sau đó là vụ thâu tóm lịch sử.


Trước khi rơi vào tay cổ đông lớn, ông chủ cũng là người sáng lập Sacombank là Đặng Văn Thành cũng đã có kế hoạch mua 100 triệu cổ phiếu STB để làm cổ phiếu quỹ nhưng bất thành. Sau đó là sự ra đi lần lượt của hàng loạt cổ đông nội ngoại lớn nhỏ. Cùng với những giao dịch lạ chưa từng thấy trong lịch sử là sự thay đổi hoàn toàn vế sở hữu, trong đó có sự xuất hiện của các đại diện từ Ngân hàng Phương Nam và Eximbank chuyển sang.


Ngoại chán, nội vẫn ham?


Hiện tượng mua-bán cổ phiếu không chỉ diễn ra mạnh mẽ ở các ngân hàng tốp đầu, giới đầu tư còn chứng kiến những vụ đổi chủ lớn ở nhiều ngân hàng có quy mô nhỏ hơn.


Sự kiện ra mắt Ngân hàng Xây dựng Việt Nam vào cuối tháng 5/2013 bằng việc đổi tên Ngân hàng TrustBank. Tổng thư Vnrea là ông Phan Thành Mai trở thành tổng giám đốc của ngân hàng này và trong cơ cấu cổ đông lớn của ngân hàng mới, Tập đoàn Thiên Thanh cùng nhóm 20 cổ đông cá nhân khác nắm cổ phần chi phối lên tới trên 80%.











ngân-hàng, thoái-vốn, mua-bán-sáp-nhập, thâu-tóm, mua-bán, lợi-nhuận, nợ-xấu, nhà-đầu-tư, chiến-lược, vốn-ngoại
Sở hữu ngân hàng vẫn được nhiều đại gia thèm muốn.

Gần đây, hồi giữa tháng 11/2013, NHNN cũng đã chấp thuận cho DaiABank sáp nhập vào HDBank kể từ ngày 20/12/2013. Cái tên DaiABank sẽ biến mất sau hơn một năm hai ngân hàng này “tìm hiểu” nhau.


Hồi đầu tháng 9, ĐHCĐ hợp nhất giữa Tổng công ty Tài chính Dầu khí (PVFC) và Ngân hàng TMCP Phương Tây (Western Bank) cũng đã đánh dấu chính thức cho sự sáp nhập giữa 2 tổ chức này và hình thành nên một ngân hàng mới - Ngân hàng TMCP Đại Chúng (Pvcombank).


Trong mùa ĐHCĐ 2013, giới đầu tư cũng chứng kiến sự thâm nhập của một trong những doanh nhân nổi tiếng là ông Võ Quốc Thắng (bầu Thắng) nhảy vào hệ thống ngân hàng với việc giữ chức chủ tịch HĐQT Ngân hàng KienLongBank.


Trong thời gian gần đây, hoạt động của đa số các ngân hàng Việt Nam gặp rất nhiều khó khăn, với huy động vốn giảm, cho vay giảm, lợi nhuận giảm, nợ xấu tăng vọt… Đa số các ngân hàng báo lợi nhuận suy giảm nghiêm trọng trong quý 9 tháng đầu năm 2013. Thậm chí có ngân hàng báo lỗ, nhiều ngân hàng không trả cổ tức hoặc trả cổ tức ở mức rất thấp.


Nhìn chung, nếu xét vào tỷ suất sinh lời không ít NĐT tổ chức đã thực sự thất vọng với các ngân hàng. Giá cổ phiếu “vua” một thời này đã xuống mức thấp, thậm chí dưới cả mệnh giá (10.000 đồng/cp). Đây có lẽ là một trong các lý do khiến một số NĐT trong và ngoài nước thoái vốn khỏi lĩnh vực này.


Với VPBank, mức giá bán 55,5 triệu USD mang đến cho OCBC một lợi nhuận không cao nhưng có lẽ trong bối cảnh TTCK Việt Nam vẫn ở kém hấp dẫn hiện nay thì kết quả nói trên là chấp nhận được.


Giải thích về vụ OCBC thoái vốn, VPBank cho rằng, vụ việc giúp ngân hàng cơ hội tìm kiếm các đối tác chiến lược mới phù hợp với mục tiêu chiến lược phát triển trong thời gian tới. Điều này có nghĩa VPBank lai sẽ tiếp tục có những xáo trộn mới trong cơ cấu sở hữu và quản trị


Vụ Sacombank và Eximbank với khối lượng hàng trăm triệu cổ phiếu được chuyển nhượng thỏa thuận liên tục cũng cho thấy sức hấp dẫn của các cổ phiếu “vua” hiện tại.


Có thể thấy, quá trình tái cấu trúc NH đang diễn ra khá mạnh mẽ. Nhiều NH đang “thay máu”. Nhiều NĐT lớn có tiền, nhất là các doanh nhân nổi lên ở nước ngoài hay các đại gia trong nước đang tung những khoản tiền lớn vào lĩnh vực NH bất chấp các vấn đề nội tại của nó. Với nhiều người, hệ thống NH đang oằn mình với khó khăn và đau đớn với nhiều ung nhọt nhưng đây vẫn là một kênh đầu tư hấp dẫn với những đại gia muốn sống bằng đòn bẩy tài chính.


Mạnh Hà








ngân-hàng, thoái-vốn, mua-bán-sáp-nhập, thâu-tóm, mua-bán, lợi-nhuận, nợ-xấu, nhà-đầu-tư, chiến-lược, vốn-ngoại





Rầm rộ mở siêu thị: Ai hốt tiền, ai phá sản?

Rầm rộ mở siêu thị: Ai hốt tiền, ai phá sản?

- Một loạt DN trong lĩnh vực bất động sản, tài chính ngân hàng, sản xuất hàng tiêu dùng... bỗng ồ ạt nhảy vào thị trường bán lẻ khiến nhiều hoài nghi: đây đang là ngành “hái ra tiền” hay chỉ đầu tư theo phong trào?





Sau bất động sản là siêu thị?


Công ty CP Bán lẻ và quản lý bất động sản Đại Dương (Ocean Retail), thành viên của tập đoàn Đại Dương (Ocean Group), mới đây đã khai trương siêu thị Ocean Mart thứ 5 tại Hà Nội. DN này lên kế hoạch khá tham vọng là đến cuối 2015 sẽ có 70 siêu thị đi vào hoạt động và trở thành một trong những chuỗi siêu thị lớn nhất toàn quốc.


Tập đoàn Vingroup cũng chính thức công bố đầu tư phát triển hệ thống VinKC (Vin Kids Center), đánh dấu sự thâm nhập vào thị trường bán lẻ của "ông lớn" chuyên về bất động sản và khách sạn.


Tập đoàn Sơn Hà mới đây đã khai trương đại siêu thị Hiway thứ 2 tại Hà Nội và cho biết sẽ “phủ sóng” cả nước với 20 đại siêu thị trong vòng 5 năm tới.











kinh-doanh, bán-lẻ, đầu-tư, phong-trào, bất-động-sản, tài-chính, DN, siêu-thị, hàng-hóa
Các DN ngoại đổ xô vào ngành bán lẻ và đã thành công ở Việt Nam (ảnh minh họa)

Lý do khiến các DN nhảy vào lĩnh vực bán lẻ được cho là bởi thị trường Việt Nam sẽ còn tăng trưởng vì dân số đông, kinh tế phát triển hơn kéo theo đời sống của người dân nâng cao. So với các thị trường lân cận, kênh bán lẻ hiện đại vẫn chiếm tỉ trọng rất nhỏ, chưa đến 20%. Bên cạnh đó, một số mô hình bán lẻ hiện đại vẫn chưa phát triển (cửa hàng tiện lợi, siêu thị chuyên ngành... ). Đây là cơ hội phát triển của thị trường bán lẻ Việt Nam.


Trên thực tế, dù kinh tế khó khăn thì tổng mức hàng hóa bán lẻ và doanh thu dịch vụ cả nước vẫn đạt trên 2,32 triệu tỷ đồng, tăng 16% so với năm 2011. Trong đó, kinh doanh thương mại chiếm tỷ trọng lớn nhất với 1,87 triệu tỷ đồng, tăng 14,8%. Con số này cho thấy ngành bán lẻ của Việt Nam vẫn hết sức hấp dẫn.


Hàng loạt các DN bán lẻ nước ngoài vào Việt Nam và đang rất thành công trong kinh doanh. Chẳng hạn như Big C, chỉ tính riêng siêu thị Big C Thăng Long tại Hà Nội đã đạt doanh thu 20 triệu USD/năm. Thời gian tới, còn rất nhiều DN bán lẻ nước ngoài sẽ thâm nhập thị trường Việt Nam - đây là "miếng bánh ngon", không thể để các DN ngoại chiếm hết.


Hơn nữa, đây cũng chính là sự chuyển đổi mô hình kinh doanh mới, nằm trong quá trình tái cấu trúc DN.


Đầu tư theo phong trào?


Tuy nhiên, cũng không ít người nghi ngờ: liệu đây có phải là kiểu đầu tư theo phong trào, giống như trước đây khi thấy bất động sản, chứng khoán bùng nổ thì tất cả đều lao vào? Có phải do bất động sản hiện đang trầm lắng không bán được, mặt bằng thương mại không cho thuê được, giá thuê giảm, tín dụng tăng trưởng thấp... nên các DN tận dụng, chuyển luôn sang mở siêu thị?











kinh-doanh, bán-lẻ, đầu-tư, phong-trào, bất-động-sản, tài-chính, DN, siêu-thị, hàng-hóa
Nhưng với các DN nội, liệu rót vốn đầu tư vào siêu thị có là "bánh vẽ"?

Các phân tích cho thấy, để kinh doanh bán lẻ thành công không hề dễ, nhất là với DN Việt Nam. Thực tế đã chứng minh trên thị trường bán lẻ Việt Nam, DN ngoại đầu tư vào thì sống khỏe, còn DN nội đầu tư thì “chết” la liệt.


DN nội - dù có ngân hàng đứng đằng sau - cũng không nhiều vốn bằng DN ngoại, nên khả năng hợp tác với các nhà cung cấp hay các địa phương để phát triển sản phẩm, đưa vào bán trong hệ thống siêu thị thành công không nhiều. Hơn nữa, do không trường vốn, quy mô các siêu thị không lớn, khó mua sản phẩm với số lượng lớn nên giá cao, ít mặt hàng, khó cạnh tranh với các DN nước ngoài.


Kinh doanh siêu thị hiện đại đòi hỏi một hệ thống hậu cần (logistics) chuyên nghiệp, điều này cũng chỉ có ở các DN nước ngoài. Ví dụ: Metro Cash&Carry từ khi vào Việt Nam đến nay đã chi 20-25 triệu Euro trang bị hệ thống cung ứng hàng (kho lạnh, xe chuyên dụng, thiết bị kiểm tra, bảo quản hàng hóa...) theo chuẩn của Metro toàn cầu và hàng triệu Euro cho công tác huấn luyện.


Với DN nội, công tác hậu cần cho hệ thống phân phối như kho bảo quản, các kho lạnh, xe tải chuyên dùng thiếu đồng bộ, chưa đạt chuẩn khu vực và quốc tế. Việc tổ chức cung ứng hàng hoá chủ yếu là có gì bán nấy, chưa xây dựng được vùng cung cấp nguồn hàng ổn định để tiêu thụ. Tính chủ động trong hợp tác liên kết, liên doanh thu mua, tiêu thụ hàng hoá còn rời rạc.


Ở nhiều siêu thị của Việt Nam luôn diễn ra tình cảnh tranh cãi nhau về việc trung tâm phân phối hoặc nhà cung cấp không giao đủ hàng bán trong dịp lễ, Tết mà chưa có biện pháp nào để khắc phục. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh mà còn làm gia tăng chi phí lao động cũng như quản lý.


Một trong những điểm yếu kém lớn của DN bán lẻ trong nước đó là thiếu chiến lược dài hạn. Các DN bán lẻ nước ngoài khi vào Việt Nam đã bắt tay xây dựng ngay thương hiệu riêng cũng như hợp tác với các nhà sản xuất, kể cả nông dân, để cung cấp hàng hoá cho họ - việc này ở các DN Việt Nam là rất chậm và khá manh mún. Hệ thống thương mại bán lẻ của Việt Nam tuy đã có nhiều, nhưng còn mang nặng tính đại lý, thu lợi nhuận thấp.


Theo các chuyên gia, việc hướng tới những lĩnh vực kinh doanh mới với mong muốn đem lại hiệu quả là cần thiết, nhưng nếu cứ chạy theo phong trào, đầu tư tràn lan, theo đuổi những mục tiêu ngắn hạn và thiếu bền vững, chắc chắn lại sớm lâm vào cảnh khó khăn.


Trần Thủy






kinh-doanh, bán-lẻ, đầu-tư, phong-trào, bất-động-sản, tài-chính, DN, siêu-thị, hàng-hóa





Ngân hàng vào vòng xoáy đổi chủ mới

Ngân hàng vào vòng xoáy đổi chủ mới

- Hàng loạt các vụ đến và đi của các nhà đầu tư (NĐT) lớn tại nhiều ngân hàng trong thời gian gần đây khiến giới đầu tư đặt câu hỏi: Điều gì đang xảy ra trong nội bộ các ngân hàng này. Liệu có phải một vòng xoáy đổi chủ mới đang diễn ra và mỗi lúc như thế câu chuyện của Sacombank lại hiện lên.


Cổ đông chiến lược bỏ đi


VPBank vừa công bố thông tin về việc thoái vốn của cổ đông chiến lược là Oversea-Chinese Banking Corporation Limited (OCBC) - ngân hàng lớn nhất Singapore tính theo vốn hóa thị trường, là cổ đông nước ngoài lớn nhất và duy nhất tại VPBank.


Theo đó, OCBC thoái toàn bộ 14,88% vốn, tương đương 85.830.457 cổ phần VPBank vào ngày 22/11 vừa qua.


Cũng giống trong vụ cổ đông lớn nhất là CTCP Đầu tư Châu Thổ hồi đầu năm 2013 đã bán ra toàn bộ 86,5 triệu cổ phần VPBank (14,99%), rút chân khỏi ngân hàng này, đúng 1 ngày sau khi được nhận thêm gần 10,8 triệu cổ phần từ chia cổ tức và cổ phiếu thưởng.Lần đó, các bên liên quan cũng không thông báo cụ thể về chủ nhân mới của khối lượng cổ phiếu khổng lồ nói trên.











ngân-hàng, thoái-vốn, mua-bán-sáp-nhập, thâu-tóm, mua-bán, lợi-nhuận, nợ-xấu, nhà-đầu-tư, chiến-lược, vốn-ngoại

Còn theo báo Singapore Bussiness Review (SBR), OCBC bán lại số cổ phần này cho 3 NĐT cá nhân Việt Nam có tên Huynh Ba Lan, Ngo Thu Thuy và Pham Vu Thi Nhu Hoang theo phương thức thuận mua vừa bán với tổng giá trị khoảng 55,5 triệu USD, tương đương khoảng 1.170 tỷ đồng, được thanh toán bằng tiền mặt.


OCBC đã nắm giữ cổ phiếu VPBank trong gần 7 năm qua thông qua hai lần mua vào cổ phần hồi năm 2006 và 2008 và đợt được nhận cổ tức bằng cổ phiếu và phát hành cổ phiếu thưởng đầu năm 2013, với tổng số tiền bỏ ra khoảng hơn 41 triệu USD.


Trước đó, giới đầu tư xôn xao với những giao dịch cổ phiếu EIB của Ngân hàng Eximbank. Hàng trăm triệu cổ phiếu EIB được chuyển nhượng khá bất thường cùng những thông tin thoái vốn của một số NĐT lớn cùng với quyết định mua gần 62 triệu cổ phiếu quỹ của ngân hàng này khiến rất nhiều nghi vấn về một sự chuyển đổi cổ đông lớn của ngân hàng này được đặt ra.


Trong năm trước, giới đầu tư đã chứng kiến những chuyển biến bất thường trong giao dịch cổ phiếu STB của Ngân hàng Sacombank và sau đó là vụ thâu tóm lịch sử.


Trước khi rơi vào tay cổ đông lớn, ông chủ cũng là người sáng lập Sacombank là Đặng Văn Thành cũng đã có kế hoạch mua 100 triệu cổ phiếu STB để làm cổ phiếu quỹ nhưng bất thành. Sau đó là sự ra đi lần lượt của hàng loạt cổ đông nội ngoại lớn nhỏ. Cùng với những giao dịch lạ chưa từng thấy trong lịch sử là sự thay đổi hoàn toàn vế sở hữu, trong đó có sự xuất hiện của các đại diện từ Ngân hàng Phương Nam và Eximbank chuyển sang.


Ngoại chán, nội vẫn ham?


Hiện tượng mua-bán cổ phiếu không chỉ diễn ra mạnh mẽ ở các ngân hàng tốp đầu, giới đầu tư còn chứng kiến những vụ đổi chủ lớn ở nhiều ngân hàng có quy mô nhỏ hơn.


Sự kiện ra mắt Ngân hàng Xây dựng Việt Nam vào cuối tháng 5/2013 bằng việc đổi tên Ngân hàng TrustBank. Tổng thư Vnrea là ông Phan Thành Mai trở thành tổng giám đốc của ngân hàng này và trong cơ cấu cổ đông lớn của ngân hàng mới, Tập đoàn Thiên Thanh cùng nhóm 20 cổ đông cá nhân khác nắm cổ phần chi phối lên tới trên 80%.











ngân-hàng, thoái-vốn, mua-bán-sáp-nhập, thâu-tóm, mua-bán, lợi-nhuận, nợ-xấu, nhà-đầu-tư, chiến-lược, vốn-ngoại

Gần đây, hồi giữa tháng 11/2013, NHNN cũng đã chấp thuận cho DaiABank sáp nhập vào HDBank kể từ ngày 20/12/2013. Cái tên DaiABank sẽ biến mất sau hơn một năm hai ngân hàng này “tìm hiểu” nhau.


Hồi đầu tháng 9, ĐHCĐ hợp nhất giữa Tổng công ty Tài chính Dầu khí (PVFC) và Ngân hàng TMCP Phương Tây (Western Bank) cũng đã đánh dấu chính thức cho sự sáp nhập giữa 2 tổ chức này và hình thành nên một ngân hàng mới - Ngân hàng TMCP Đại Chúng (Pvcombank).


Trong mùa ĐHCĐ 2013, giới đầu tư cũng chứng kiến sự thâm nhập của một trong những doanh nhân nổi tiếng là ông Võ Quốc Thắng (bầu Thắng) nhảy vào hệ thống ngân hàng với việc giữ chức chủ tịch HĐQT Ngân hàng KienLongBank.


Trong thời gian gần đây, hoạt động của đa số các ngân hàng Việt Nam gặp rất nhiều khó khăn, với huy động vốn giảm, cho vay giảm, lợi nhuận giảm, nợ xấu tăng vọt… Đa số các ngân hàng báo lợi nhuận suy giảm nghiêm trọng trong quý 9 tháng đầu năm 2013. Thậm chí có ngân hàng báo lỗ, nhiều ngân hàng không trả cổ tức hoặc trả cổ tức ở mức rất thấp.


Nhìn chung, nếu xét vào tỷ suất sinh lời không ít NĐT tổ chức đã thực sự thất vọng với các ngân hàng. Giá cổ phiếu “vua” một thời này đã xuống mức thấp, thậm chí dưới cả mệnh giá (10.000 đồng/cp). Đây có lẽ là một trong các lý do khiến một số NĐT trong và ngoài nước thoái vốn khỏi lĩnh vực này.


Với VPBank, mức giá bán 55,5 triệu USD mang đến cho OCBC một lợi nhuận không cao nhưng có lẽ trong bối cảnh TTCK Việt Nam vẫn ở kém hấp dẫn hiện nay thì kết quả nói trên là chấp nhận được.


Giải thích về vụ OCBC thoái vốn, VPBank cho rằng, vụ việc giúp ngân hàng cơ hội tìm kiếm các đối tác chiến lược mới phù hợp với mục tiêu chiến lược phát triển trong thời gian tới. Điều này có nghĩa VPBank lai sẽ tiếp tục có những xáo trộn mới trong cơ cấu sở hữu và quản trị


Vụ Sacombank và Eximbank với khối lượng hàng trăm triệu cổ phiếu được chuyển nhượng thỏa thuận liên tục cũng cho thấy sức hấp dẫn của các cổ phiếu “vua” hiện tại.


Có thể thấy, quá trình tái cấu trúc NH đang diễn ra khá mạnh mẽ. Nhiều NH đang “thay máu”. Nhiều NĐT lớn có tiền, nhất là các doanh nhân nổi lên ở nước ngoài hay các đại gia trong nước đang tung những khoản tiền lớn vào lĩnh vực NH bất chấp các vấn đề nội tại của nó. Với nhiều người, hệ thống NH đang oằn mình với khó khăn và đau đớn với nhiều ung nhọt nhưng đây vẫn là một kênh đầu tư hấp dẫn với những đại gia muốn sống bằng đòn bẩy tài chính.


Mạnh Hà



ngân-hàng, thoái-vốn, mua-bán-sáp-nhập, thâu-tóm, mua-bán, lợi-nhuận, nợ-xấu, nhà-đầu-tư, chiến-lược, vốn-ngoại