Thảm Cho Bé

Các mẫu Thảm Cho Bé, Thảm Xốp Cho Trẻ, Thảm Lót Nhà Trẻ Eva, Thảm Cho Bé được làm từ chất liệu cao su và hạt nhựa Eva xuất xứ từ Việt Nam đảm bảo an toàn, không độc hại, độ đàn hồi cao và đặc biệt rất bền bỉ. Công dụng chống trơn và hạn chế chấn thương khi tập luyện sử dụng để trải lót sàn phòng tập võ; phòng tập luyện cho các bộ môn thể thao nhào lộn, Aerobic, trường học, nhà trẻ và phòng tập luyện võ thuật các bộ môn như: Taekwondo; Karatedo; Vovinam; Võ cổ truyền; Pencak silat; Sanshuu; Aikido; Judo; Boxing; Kickboxing; Muay; MMA..

GIẢM TỪ 20% KHI MUA THẢM TẬP VÕ SỐ LƯỢNG LỚN LH: 09 68 59 33 78

Thảm cho trẻ với các đường viền dễ dàng nối liền với nhau tạo thành một không gian rộng cho bé vui chơi thoải mái. Thảm xốp lót sàn cho trẻ được làm từ chất liệu cao su và hat nhựa eva, rất êm ái, bề mặt tiếp xúc chống trơn trượt sẽ đảm bảo được độ an toàn khi bé sử dụng.


Thảm Cho Bé




– Thảm lót sàn giúp giảm lực va đập khi bé ngã, giữ an toàn cho bé khi nô đùa.

– Bề mặt thảm xốp có thiết kế sần nhỏ chống trơn trượt hiệu quả.

– Giúp bé vui chơi an toàn, hạn chế trường hợp trượt ngã khi nô đùa.

– Thảm ghép chia miếng dễ dàng lắp ráp phù hợp từng không gian.

– Thuận tiện tháo ra những lúc không sử dụng giúp bảo quản tiện lợi.

– Bề mặt xốp nhanh khô, dễ dàng lau sạch để đảm bảo vệ sinh tốt hơn.

– Màu sắc rực rỡ của từng miếng thảm xốp mang đến vẻ tươi sáng cho căn phòng.

Thảm Tập Võ các bộ môn như: Taekwondo; Karatedo; Vovinam; Võ cổ truyền; Pencak silat; Sanshuu; Aikido; Judo; Boxing; Kickboxing; Muay; MMA.. .Là một trong những dụng cụ không thể thiếu cho bộ môn võ thuật và các môn thể thao.Là thảm mút xốp eva hàng Việt Nam chất lượng cao dùng lót sàn phòng tập võ.… giao hàng toàn quốc.

Thảm Tập Võ là sản phẩm thảm mút xốp eva hàng Việt Nam chất lượng cao, sử dụng để trải lót sàn phòng tập võ; phòng tập luyện cho các bộ môn thể thao nhào lộn, Aerobic, trường học, nhà trẻ.

Độ đàn hồi của thảm tốt sẽ giúp quá trình luyện tập của bạn trở nên dễ dàng hơn. Đặc biệt là khi thực hiện các động tác chống tay, chân hay tiếp xúc với mặt sàn sẽ không gây thương tích hay bị đau. Vì thế, dựa vào nhu cầu luyện tập bạn nên chọn cho mình những loại thảm tập võ có độ đàn hồi khác nhau.

Thứ Năm, 31 tháng 10, 2013

‘Cuộc chiến’ chống chuyển giá, chuyện giờ mới kể

‘Cuộc chiến’ chống chuyển giá, chuyện giờ mới kể

Các ông lớn quốc tế là những nhà kinh doanh lọc lõi, DN của họ có đội kế toán giỏi, giấy tờ sổ sách đầy đủ và kín kẽ. Bên cạnh họ luôn có một bộ máy tư vấn là các luật sư, chuyên gia tài chính trình độ quốc tế… Vì thế, phát hiện sai phạm đã khó nhưng buộc họ quy thuận càng khó hơn.






Có nhiều sự phi lý dễ nhận thấy trong bức tranh lãi lỗ của FDI song để kết luận đó là chuyển giá thì không dễ chút nào. Phát hiện chuyển giá, đối đầu với những nhà kinh doanh, chuyên gia tư vấn luật, tài chính quốc để buộc những ông lớn thừa nhận vi phạm là cuộc đấu trí kiên trì, đầy khó khăn.

Lần vết: giấu đầu hở đuôi


Sau loạt bài hàng trăm doanh nghiệp FDI chuyển giá được phản ánh trên báo VietnamNet, ông Bùi Văn Nam, Tổng cục trưởng Tổng cục thuế, Bộ Tài chính chia sẻ, có những vụ việc thanh kiểm tra, hồ sơ chuẩn bị phải kéo dài hàng năm trời.


Ông Nam cho biết, để “bắt lỗi” được Tập đoàn dệt may Hualon Coporation, đoàn thanh tra Tổng cục thuế phải huy động mấy nghìn DN dệt may trong nước gửi dữ liệu giá về. Sau đó, phải mất khá nhiều ngày để các cán bộ thanh tra tổng hợp, phân tích để cho ra dữ liệu giá so sánh độc lập. Từ đó mới tìm ra được điểm bất hợp lý, phi thị trường trong giá bán sản phẩm cho công ty liên kết của Hualon.











chuyển giá, báo lỗ, FDI, Keangnam, thuế,

Từ những dữ liệu ban đầu, cuộc thanh tra mới phát hiện ra vụ chuyển gia của DN này khi mua một dây chuyền thiết bị dệt cũ kỹ, lạc hậu với giá chỉ khoảng 400.000 USD mà nâng khống 40 lần lên 16 triệu USD.


Vị lãnh đạo Tổng cục Thuế nói: “Chúng tôi phải căn cứ trên các định mức về kỹ thuật, các tiêu chuẩn công nghệ để xác định sự bất hợp lý. Cùng 1 máy như vậy, nhập từ các nước G7 giá chỉ có ngần này mà tại sao, anh nhập từ Đài Loan, lại có giá cao vô lý như vậy”.


“Vốn liếng” để các cán bộ thanh tra kiểm tra về chuyển giá bắt bài DN bắt đầu từ những chi tiết giấu đầu hở đuôi tương tự như vậy.


Chẳng hạn như ở vụ chuyển giá của 17 DN Đài Loan chế biến trà ở Lâm Đồng, những tính toán giá đầu ra, đầu vào trái khoáy đã được đoàn thanh tra truy xét tận nơi.


“7 kg chè tươi mới sản xuất ra được 1kg chè khô. Giá thị trường năm đó là 40.000 đồng/kg chè tươi. Tính ra, riêng nguyên liệu cho 1 kg chè khô đã là 280.000 đồng. Vậy cớ sao, các vị DN lại bán cho công ty liên kết giá chè khô chỉ có 140.000 đồng. Có ai đi kinh doanh mà lại mua cao, bán thấp bằng 1 nửa giá thành như thế không?”, ông Nam kể


Hay như ở vụ việc chuyển giá ngàn tỷ của Keangnam Vina, điểm phí lý là tại sao, khi ngân hàng lãi suất trung bình chỉ có 5-7% mà anh lại đi vay tới 12% từ ngân hàng của Tập đoàn mẹ. Có mấy DN lại đi vay lãi cao để tự mình gây lỗ? Tuy nhiên, ngay sau khi có tin sẽ thanh tra, Tập đoàn này đã chủ động sửa lại.


Theo người đứng đầu ngành thuế, hầu hết DN vi phạm chuyển giá đều không thể biện minh cho bài toán kinh doanh vô lý, kể cả khi họ thuê các luật sư nước ngoài “bào chữa”. Sau khi đấu tranh, các DN đã buộc phải thừa nhận hành vi liên kết, chuyển giá và chấp hành án truy thu thuế.


Con số truy thu có thể lớn hơn nhiều


Ông Nguyễn Quang Tiến, Vụ trưởng, Trưởng ban Cải cách thuế, Tổng Cục thuế - “Tổng quản” chiến dịch chống chuyển giá của DN FDI tiếc nuối: “Đáng lẽ, con số truy thu thuế còn lớn hơn rất nhiều”.


Ông cho biết: “Theo luật, chúng tôi chỉ thanh tra việc thực hiện nghĩa vụ thuế trong thời hạn 5 năm, từ năm 2007 đến nay. Trong khi đó, có những DN đến Việt Nam từ những năm 90 thế kỷ trước, khai lỗ liên tục với số lớn. Vây là, mặc nhiên DN được công nhận hàng chục tỷ báo lỗ từ năm 2006 trở về. Nếu thanh tra thuế giai đoạn trước năm 2006, hẳn số điều chỉnh về giá chuyển nhượng còn cao hơn”.


Bên cạnh đó, các khoản tiền thuế và phạt đều được tính theo tỷ giá USD của thời điểm chuyển giá. Ví dụ, truy thu thuế của năm 2007 thì phải tính theo tỷ giá USD năm 2007, tỷ giá khi đó chỉ mười mấy ngàn đồng. Nếu tính theo tỷ giá hơn 21.000 đồng bây giờ, các DN phải nộp thuế lớn hơn nhiều con số hiện nay”.











chuyển giá, báo lỗ, FDI, Keangnam, thuế,

Tới đây, ngành thuế sẽ mạnh tay hơn khi đang điều tra chuyển giá ở hơn 40 doanh nghiệp FDI. Cây gậy pháp lý vừa được bổ sung là cơ chế thỏa thuận trước về giá thị trường trong giao dịch liên kết đã được quy định trong Luật sửa đổi Luật Quản lý thuế, có hiệu lực từ 1/7 vừa qua. Theo đó, khi cơ quan thuế đã có thỏa thuận trước về giá thị trường trong giao dịch liên kết, các doanh nghiệp FDI có vi phạm sẽ không thể chối cãi và sẽ phải chịu ấn định giá của cơ quan thuế.


Tuy nhiên, theo ông Tiến, chống chuyển giá đang gặp rất nhiều khó khăn do các hành vi ngày càng phức tạp, tinh vi. Các doanh nghiệp FDI lớn có những công ty tư vấn tài chính uy tín với những chuyên gia về chuyển giá giỏi, kinh nghiệm hỗ trợ.


Trên thế giới, trung bình một cuộc thanh tra chống chuyển giá kéo dài từ 18 tháng đến 24 tháng, đặc biệt có cuộc kéo dài đến 13 năm và không quốc gia nào khống chế thời hạn của một cuộc thanh tra về giá chuyển nhượng nhưng tại Việt Nam, thời gian thanh tra dài nhất cũng chỉ được phép trong 70 ngày, theo Luật Thanh tra.


Việt Nam đã trải thảm đỏ mời gọi đầu tư nước ngoài với hàng loạt chính sách ưu đãi thuế thông thoáng. Trong khi đó, tinh thần tự giác, tự chịu trách nhiệm, khai báo nộp thuế đúng và đầy đủ ở nhiều DN FDI chưa cao. Vì vậy, việc hậu kiểm, chống chuyển giá, chống thất thu ngân sách lại trở thành một nhiệm vụ nặng nề mà ngành thuế phải đảm nhận. Hơn nữa, theo nhiều chuyên gia về thuế, chế tài xử phạt về chuyển giá cần nặng hơn, thay vì chỉ phạt như hành vi kê khai sai thuế hiện nay.


Phạm Huyền






Bác sỹ ném xác không bị khởi tố tội giết người

Bác sỹ ném xác không bị khởi tố tội giết người

Công an Hà Nội cho biết vừa ra quyết định khởi tố bác sỹ Nguyễn Mạnh Tường về 2 tội liên quan đến vụ thẩm mỹ viện Cát Tường.



Theo đó, bác sĩ Tường bị khởi tố về 2 tội “Vi phạm quy định về khám bệnh, chữa bệnh, sản xuất, pha chế thuốc, cấp phát thuốc, bán thuốc hoặc dịch vụ y tế khác” theo điều 242 Bộ luật hình sự và “Hành vi xâm phạm thi thể” theo điều 246 Bộ luật hình sự).


Ngoài ra, Đào Quang Khánh (SN 1996, nhân viên bảo vệ Thẩm mỹ viện Cát Tường) cũng bị khởi tố về hành vi xâm phạm thi thể.











Cát Tường, bác sĩ, ném xác

BS Tường chỉ nơi ném xác nạn nhân



Trước đó, như VietNamNet đã đưa, 10 giờ ngày 19/10, chị Lê Thị Thanh Huyền đến Trung tâm thẩm mỹ viện Cát Tường để phẫu thuật thẩm mỹ nâng ngực.


Bác sỹ Tường đã cùng 3 nhân viên là các y tá của trung tâm tiến hành gây mê, hút toàn bộ mỡ bụng và nâng ngực...


Sau đó, nhận thấy chị Huyền rơi vào trạng thái chết lâm sàng, bác sỹ Tường cho thực hiện các biện pháp cấp cứu, nhưng nạn nhân đã tử vong.


Theo lời khai của BS Tường sau đó, do sợ trách nhiệm, bác sỹ này đã cho một số nhân viên ra về, yêu cầu một số nhân viên khác thu dọn đồ đạc, chở sổ xách, máy tính, các dụng cụ khám chữa bệnh đi nơi khác cất giấu để nhằm xóa dấu vết.


Đến tối, bác sỹ Tường sử dụng xe ô ô cá nhân, cùng nhân viên bảo vệ là Đào Quang Khánh mang xác chị Huyền ném xuống sông Hồng phi tang.


Cho đến nay, sau nhiều nỗ lực tìm kiếm, các cơ quan chức năng và người nhà nạn nhân vẫn chưa tìm thấy xác chị Huyền.


Vụ việc đang được tiếp tục làm rõ.









Điều 242. Tội vi phạm quy định về khám bệnh, chữa bệnh, sản xuất, pha chế thuốc, cấp phát thuốc, bán thuốc hoặc dịch vụ y tế khác


1. Người nào vi phạm quy định về khám bệnh, chữa bệnh, sản xuất, pha chế, cấp phát thuốc, bán thuốc hoặc dịch vụ y tế khác, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 201 của Bộ luật này, gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ của người khác hoặc đã bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm.


2. Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm.


3. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt từ từ bảy năm đến mười lăm năm.


4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.


Điều 246. Tội xâm phạm thi thể, mồ mả, hài cốt


1. Người nào đào, phá mồ mả, chiếm đoạt những đồ vật để ở trong mộ, trên mộ hoặc có hành vi khác xâm phạm thi thể, mồ mả, hài cốt, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.


2. Phạm tội gây hậu quả nghiêm trọng thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm.



Tuyết Nhung






Bộ trưởng Quốc phòng: Không nên tin nhà ngoại cảm

Bộ trưởng Quốc phòng: Không nên tin nhà ngoại cảm

- Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh khuyên các gia đình tìm hài cốt liệt sĩ không nên tin các nhà ngoại cảm vì đã có nhiều người lợi dụng để trục lợi.




Chiều nay (31/10), bên hành lang QH, Bộ trưởng Quốc phòng, Đại tướng Phùng Quang Thanh đã trả lời báo giới về vấn đề nhà ngoại cảm đang gây bức xúc trong dư luận thời gian qua.


Ông cho hay, Bộ Quốc phòng được giao nhiệm vụ đi quy tập tìm kiếm các hài cốt liệt sĩ ở trong nước và nước ngoài (chiến trường Lào và Campuchia). Bộ trưởng khẳng định, Bộ Quốc phòng sẽ tiếp tục tìm và tìm đến khi nào hết hài cốt liệt sĩ thì mới ngừng.


XEM CLIP ĐẠI TƯỚNG PHÙNG QUANG THANH:


Cảm giác của Bộ trưởng thế nào khi tiếp nhận thông tin các nhà ngoại cảm làm giả hài cốt để lừa những gia đình có thân nhân liệt sĩ?

Hiện nay, có một số lợi dụng nhà ngoại cảm để đi làm giả hài cốt trục lợi. Đó là những người vi phạm pháp luật về mặt tâm linh, chúng ta không thể chấp nhận hành động này. Nhà nước phải có biện pháp xử lý hình sự.


Đã bao giờ Bộ Quốc phòng phối hợp với nhà ngoại cảm để đi tìm hài cốt liệt sĩ chưa, thưa Bộ trưởng?


Hoàn toàn không có chuyện Bộ Quốc phòng phối hợp với nhà ngoại cảm để đi tìm hài cốt liệt sĩ, chúng tôi hoàn toàn dựa trên cơ sở hồ sơ lý lịch, sơ đồ mộ chí, do những cựu chiến binh, các địa phương chỉ dẫn… kể cả dựa vào tài liệu do phía Mỹ cung cấp. Hoặc những người dân có thông tin, họ báo cho Bộ Quốc phòng chứ hoàn toàn không dựa vào nhà ngoại cảm.


Hiện nay, những gia đình có thân nhân liệt sĩ đang lo lắng vì chưa tìm được hài cốt. Nhiều người đã phải tự đi tìm bằng cách dựa vào nhà ngoại cảm. Bộ trưởng có lời khuyên nào với các gia đình này?


Tôi đề nghị không nên tin vào lời của các nhà ngoại cảm. Thực tế thời gian qua đã có nhiều nhà ngoại cảm lợi dụng vấn đề này để trục lợi. Người dân nếu có thông tin gì hãy chủ động liên hệ với Bộ Quốc phòng, Bộ chỉ huy quân sự các tỉnh thành Chúng tôi sẽ tạo điều kiện thuận lợi nhất để các gia đình đưa hài cốt về với địa phương, với gia đình.


Hiện nay toàn bộ chi phí nằm trong dự toán ngân sách hàng năm của Bộ Quốc phòng.

Việc ngân hàng Chính sách đưa ra chi phí 75 triệu/bộ hài cốt liệt sĩ tìm được, như vậy có quá cao và đánh đố các gia đình có thân nhân là liệt sĩ không?


Tôi không có bình luận gì. Vấn đề này thuộc phạm vi của Bộ LĐ-TB-XH. Tôi đề nghị Bộ LĐ-TB-XH kiểm tra, đánh giá và tham mưu đề xuất với Chính phủ để làm rõ.


Những nhà ngoại cảm đi tìm hài cốt liệt sĩ làm ăn không đứng đắn, trục lợi là rất không nên, trái với thuần phong mỹ tục.

Báo chí đã nêu nhiều lần rồi, không phải lần đầu. Cơ quan chức năng phải kiểm tra, Bộ LĐ-TB-XH phải có trách nhiệm này.


Những hài cốt do gia đình thân nhân nhờ nhà ngoại cảm tìm được, trước khi đưa vào nghĩa trang thì có giám định ADN không, thưa Bộ trưởng?


Hiện nay, nhà nước cho phép giám định ADN, các cơ sở của Bộ Y tế cũng có, Quân đội cũng có cơ sở pháp y để giám định. Còn những trường hợp gia đình tự tìm thấy, họ cũng có văn bản đề nghị với cơ quan có thẩm quyền như cơ quan chính sách của địa phương, lúc đó nếu yêu cầu giám định thì quân đội sẵn sàng tham gia vào.


Tốt nhất phải giám định ADN, đây là phương pháp chính xác nhất.


Có nên bắt buộc giám định ADN?


Cái đó do Bộ LĐ-TB-XH làm.


Còn theo tôi, nên có quy định bắt buộc giám định ADN. Nếu trong nhiều trường hợp gia đình mang một nắm đất về không thì không đảm bảo.


T.Lý - T.Lâm ghi - X.Quý - L.A.Dũng




Bộ trưởng LĐ-TB-XH nói gì về hài cốt giả?

Bộ trưởng LĐ-TB-XH nói gì về hài cốt giả?

- Bên hành lang QH, Bộ trưởng LĐ-TB-XH Phạm Thị Hải Chuyền trả lời báo chí về vụ ngân hàng Chính sách xã hội tự ý thực hiện quy tập hài cốt liệt sỹ.





Việc tìm hài cốt liệt sỹ là tâm nguyện chính đáng của thân nhân liệt sỹ. Trên cơ sở phân công của Chính phủ, Bộ Quốc phòng triển khai việc tìm kiếm, quy tập.










ngoại cảm, hài cốt, liệt sỹ, bộ trưởng, Phạm Thị Hải Chuyền
Bộ trưởng LĐ-TB-XH Phạm Thị Hải Chuyền

Bên Bộ LĐ-TB-XH khi phát hiện việc tự tìm hài cốt, ngay từ tháng 7/2011 đã có văn bản yêu cầu các địa phương phải thực hiện việc đó đúng theo nghị định của Chính phủ là khi phát hiện ra phải báo cáo với chính quyền và lực lượng quân đội địa phương để phối hợp tìm kiếm.


Khi phát hiện trường hợp làm giả hài cốt liệt sỹ như ông Thủy vừa rồi báo chí nêu, Bộ đã có công văn đề nghị Công an vào cuộc điều tra. Quan điểm của Bộ là phải sớm làm rõ và xử lý nghiêm đối tượng vi phạm trước pháp luật.


Theo phân công của Chính phủ, bên Bộ Quốc phòng thực hiện đề án tìm kiếm và quy tập hài cốt liệt sỹ, còn Bộ LĐ-TB-XH xác định danh tính hài cốt liệt sỹ. Đề án xác định danh tính hài cốt liệt sỹ của chúng tôi đã được Thủ tướng phê duyệt và Bộ đang triển khai. Bộ đã có công văn gửi các địa phương yêu cầu tất cả các hài cốt liệt sỹ tìm được thông qua các kênh bên ngoài như bạn bè chiến hữu của liệt sỹ… dứt khoát phải giám định ADN. Lúc có kết quả chính xác mới được tổ chức làm lễ truy điệu và đưa vào nghĩa trang. Chúng tôi đang phối hợp với Bộ Quốc phòng thực hiện việc đó.


Bộ trưởng đánh giá thế nào về việc hiện nay xuất hiện quá nhiều nhà ngoại cảm, trong số đó có đối tượng đã lợi dụng việc tìm hài cốt liệt sỹ để hoạt động lừa đảo. Vậy phải quản lý thế nào vấn đề phức tạp trên?


Có một bộ phận đã lợi dụng việc tìm hài cốt liệt sỹ để trục lợi cá nhân. Theo tôi, cần tuyên truyền để người dân cảnh giác các đối tượng lừa đảo. Khi phát hiện vụ việc phải xử lý nghiêm.



Bộ trưởng nghĩ sao việc ngân hàng Chính sách xã hội tự ý thực hiện chương trình quy tập hài cốt liệt sỹ, cũng như hỗ trợ 15 triệu/bộ hài cốt mà không xin ý kiến Cục Người có công của Bộ LĐ-TB-XH?


Khi phát hiện hài cốt liệt sỹ ở đâu, lẽ ra ngân hàng Chính sách cùng với địa phương đó cũng như cơ quan quân sự có trách nhiệm cùng thực hiện.


Như vụ phát hiện hài cốt liệt sỹ ở Quảng Trị, chúng tôi thấy có dấu hiệu không yên tâm và đã yêu cầu tất cả những hài cốt đã tìm thấy phải giám định ADN. Chúng tôi đã đề nghị Viện Pháp y quân đội và Viện Khoa học hình sự Bộ Công an làm việc đó, khi khẳng định những thứ giám định không có cơ sở kết luận là xương người, chúng tôi đã yêu cầu các cơ quan chức năng làm rõ. Tháng 8/2013, Bộ LĐ-TB-XH đã đề nghị Bộ Công an vào cuộc điều tra làm rõ vụ làm hài cốt giả.


T.Lâm ghi - L.A.Dũng

ngoại cảm, hài cốt, liệt sỹ, bộ trưởng, Phạm Thị Hải Chuyền





Thứ Tư, 30 tháng 10, 2013

Bộ Quốc phòng không bao giờ nhờ ngoại cảm

Bộ Quốc phòng không bao giờ nhờ ngoại cảm

- Bộ Quốc phòng tìm hài cốt liệt sĩ không bao giờ nhờ các nhà ngoại cảm mà căn cứ hồ sơ lý lịch, sơ đồ mộ chí... - Thượng tướng Lê Hữu Đức khẳng định.


Thượng tướng Lê Hữu Đức, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng trao đổi với báo chí bên hành lang QH sáng nay (31/10):


Bộ Quốc phòng đã thành lập ban chỉ đạo, lập 20 đội chuyên trách việc tìm kiếm hài cốt liệt sĩ gồm các đồng chí có tinh thần trách nhiệm cao, giỏi về chuyên môn. 20 đội đã làm cơ bản chính xác.


Bộ Quốc phòng tìm hài cốt liệt sĩ không bao giờ nhờ các nhà ngoại cảm mà căn cứ vào bộ hồ sơ lý lịch của các đồng chí lưu lại tại đơn vị, căn cứ vào sơ đồ mộ chí, khi các đồng chí hy sinh, đơn vị chôn ở đâu người ta đánh dấu vào đấy.











hài cốt, ngoại cảm, bộ quốc phòng
Thượng tướng Lê Hữu Đức, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng

Khi chiến tranh xảy ra, mỗi quân nhân đều có lọ penicillin, ghi tên tuổi, quê quán, năm sinh, khi cần báo tin cho ai, rồi đơn vị… cho vào túi penicillin ấy để trong túi quần. Khi hy sinh, người ta chôn cất theo cùng nên khi đào hài cốt vẫn có cái đó.


Trước hết phải căn cứ vào hồ sơ lý lịch, sơ đồ mộ chí. Sau đó, được nhân dân cung cấp thông tin, những già làng trưởng bản ở vùng sâu vùng xa, rồi anh em đồng đội cung cấp.


Thứ ba, phía đối phương cũng cung cấp cho mình những thông tin về hài cốt liệt sĩ chôn ở đâu. Chứ Bộ Quốc phòng không bao giờ sử dụng nhà ngoại cảm. Trong quá trình quy tập hài cốt rất vất vả cho nên đã có 14 đồng chí hy sinh, hơn 100 đồng chí bị thương. Chúng tôi phải trèo đèo lội suối, đi vào rừng… vất vả lắm, 20 đội quy tập hài cốt liệt sĩ chứ có ít đâu.


Số lượng chưa tìm thấy thân nhân vẫn còn lớn. Do vậy nhiều gia đình vẫn tự tổ chức đi tìm, một số không ít nhờ vào ngoại cảm. Ông có khuyến cáo gì đốivới những gia đình này? Bộ Quốc phòng có những hỗ trợ như thế nào?


Vừa rồi Chính phủ có đề án tìm kiếm quy tập hài cốt liệt sĩ đến năm 2020 và những năm tiếp theo, giao Bộ Quốc phòng làm. Chúng tôi khẳng định, trong quá trình làm không bao giờ nhờ đến nhà ngoại cảm. Bộ có đầy đủ năng lực và phương tiện để làm vấn đề này và sẽ tiếp tục làm.


Chúng tôi khuyến cáo các gia đình này nên dựa vào đội quy tập của quân đội, dựa vào chính quyền, các bộ chỉ huy quân sự các tỉnh, các huyện để làm vấn đề này.


Bộ có nhận định gì các nhà ngoại cảm đã làm trong thời gian qua?


Những người phán không chính xác thì cơ quan chức năng nên vào cuộc để xử nghiêm vấn đề này.


Trường hợp các nhà ngoại cảm tìm được có nên giám định ADN không, thưa ông?


Việc này Chính phủ đã giao cho 3 trung tâm làm, trong đó có trung tâm pháp y quân đội. Còn việc giám định hay không là do gia đình thôi.


Cũng bên hành lang QH, các phóng viên đã phỏng vấn Bộ trưởng Bộ LĐ-TB-XH Phạm Thị Hải Chuyền:


Việc tìm hài cốt liệt sỹ là tâm nguyện chính đáng của thân nhân liệt sỹ. Trên cơ sở phân công của Chính phủ, Bộ Quốc phòng triển khai việc tìm kiếm, quy tập.











hài cốt, ngoại cảm, bộ quốc phòng
Bộ trưởng LĐ-TB-XH Phạm Thị Hải Chuyền

Bên Bộ LĐ-TB-XH khi phát hiện việc tự tìm hài cốt, ngay từ tháng 7/2011 đã có văn bản yêu cầu các địa phương phải thực hiện việc đó đúng theo nghị định của Chính phủ là khi phát hiện ra phải báo cáo với chính quyền và lực lượng quân đội địa phương để phối hợp tìm kiếm.


Khi phát hiện trường hợp làm giả hài cốt liệt sỹ như ông Thủy vừa rồi báo chí nêu, Bộ đã có công văn đề nghị Công an vào cuộc điều tra. Quan điểm của Bộ là phải sớm làm rõ và xử lý nghiêm đối tượng vi phạm trước pháp luật.


Theo phân công của Chính phủ, bên Bộ Quốc phòng thực hiện đề án tìm kiếm và quy tập hài cốt liệt sỹ, còn Bộ LĐ-TB-XH xác định danh tính hài cốt liệt sỹ. Đề án xác định danh tính hài cốt liệt sỹ của chúng tôi đã được Thủ tướng phê duyệt và Bộ đang triển khai. Bộ đã có công văn gửi các địa phương yêu cầu tất cả các hài cốt liệt sỹ tìm được thông qua các kênh bên ngoài như bạn bè chiến hữu của liệt sỹ… dứt khoát phải giám định ADN. Lúc có kết quả chính xác mới được tổ chức làm lễ truy điệu và đưa vào nghĩa trang. Chúng tôi đang phối hợp với Bộ Quốc phòng thực hiện việc đó.


Bộ trưởng đánh giá thế nào về việc hiện nay xuất hiện quá nhiều nhà ngoại cảm, trong số đó có đối tượng đã lợi dụng việc tìm hài cốt liệt sỹ để hoạt động lừa đảo. Vậy phải quản lý thế nào vấn đề phức tạp trên?


Có một bộ phận đã lợi dụng việc tìm hài cốt liệt sỹ để trục lợi cá nhân. Theo tôi, cần tuyên truyền để người dân cảnh giác các đối tượng lừa đảo. Khi phát hiện vụ việc phải xử lý nghiêm.



Bộ trưởng nghĩ sao việc ngân hàng Chính sách xã hội tự ý thực hiện chương trình quy tập hài cốt liệt sỹ, cũng như hỗ trợ 15 triệu/bộ hài cốt mà không xin ý kiến Cục Người có công của Bộ LĐ-TB-XH?


Khi phát hiện hài cốt liệt sỹ ở đâu, lẽ ra ngân hàng Chính sách cùng với địa phương đó cũng như cơ quan quân sự có trách nhiệm cùng thực hiện.


Như vụ phát hiện hài cốt liệt sỹ ở Quảng Trị, chúng tôi thấy có dấu hiệu không yên tâm và đã yêu cầu tất cả những hài cốt đã tìm thấy phải giám định ADN. Chúng tôi đã đề nghị Viện Pháp y quân đội và Viện Khoa học hình sự Bộ Công an làm việc đó, khi khẳng định những thứ giám định không có cơ sở kết luận là xương người, chúng tôi đã yêu cầu các cơ quan chức năng làm rõ. Tháng 8/2013, Bộ LĐ-TB-XH đã đề nghị Bộ Công an vào cuộc điều tra làm rõ vụ làm hài cốt giả.


T.Lý - X.Quý - T.Lâm - L.A.Dũng - M.Thăng






Sự công bằng của dư luận

Sự công bằng của dư luận

- Hơn một tuần nay, dư luận xã hội, báo chí và cả bầu không khí nghị trường Quốc hội cũng bị nóng lên. Có thể nói "sôi lên" cũng được, trước thông tin gây chấn động và vô cùng phẫn nộ về hành vi vừa vô đạo đức (chứ không chỉ là y đức) và vô lương tâm, không còn một chút lý trí của bác sĩ Nguyễn Mạnh Tường.











Nguyễn Mạnh Tường, bác sỹ, thẩm mỹ, giết người

Nguyễn Mạnh Tường tại cơ quan điều tra.



Y là một con người nhưng đã hành xử không xứng đáng với tư cách một con người, không chỉ vi phạm pháp luật - chưa có giấy phép hành nghề phẫu thuật thẩm mỹ mà đã vì tiền mà làm liều, tiến hành phẫu thuật thẩm mỹ - rồi làm chết bệnh nhân. Và hành vi tiếp theo còn đáng bị lên án gấp ngàn lần, là đã ném xác nạn nhân xuống sông Hồng để phi tang.


Việc lên án hành vi vô nhân tính của Nguyễn Mạnh Tường cũng như sự lên tiếng cảnh báo chung về tình trạng sa sút đạo đức, y đức, cũng như sự thiếu trách nhiệm ở mức độ khác nhau của những cá nhân, cơ quan các cấp quản lý về chuyên môn và hành chính là rất cần thiết.


Thế nhưng..., lúc này mà nói "thế nhưng" e là không phải lúc, và cũng rất dễ bị dư luận "ném đá". Thế nhưng, nếu là vì lẽ phải, vì đạo lý, vì sự tỉnh táo và công bằng của công luận, thì tác giả cũng xin được góp thêm một tiếng nói.


Hơn lúc nào hết, qua sự việc trên, dư luận đòi hỏi sự thức tỉnh trách nhiệm của toàn xã hội, cũng như của từng địa chỉ có liên quan là có lý. Song, hành vi của Nguyễn Mạnh Tường là hành vi của một kẻ không những không còn lương tâm, đạo đức, mà cũng không có cả một chút lý trí cần phải có của một con người. Cứ cho là y đã gây nên hậu quả ngoài ý muốn chứ không cố tình làm chết chị Huyền.


Song, nếu là một người có đạo đức, có y đức, hoặc có lý trí lành mạnh và tỉnh táo, thì sự lựa chọn không phải là theo cách như Nguyễn Mạnh Tường đã lựa chọn. Khi mà cơ sở thẩm mỹ Cát Tường nằm đối diện sát cổng Bệnh viện Bạch Mai, một bệnh viện lớn, nơi chính y làm việc.


Chỉ cần một cú điện thoại, y có thể cậy nhờ đồng nghiệp sang cùng giúp cứu chữa; hoặc, chỉ trong vài phút y có thể chuyển nạn nhân sang Bệnh viện Bạch Mai để cấp cứu... Và cứ cho là sau khi "đã tận tình cứu chữa nhưng chị Huyền không qua khỏi" thì cũng đừng có dấn sâu thêm vào tội ác, hứa tăng lương cho bảo vệ để lôi kéo anh ta cùng tham gia vào việc ném xác chị Huyền xuống sông Hồng...


Đến hôm nay, đã có quá nhiều bài báo, nhiều ý kiến đòi hỏi phải xử lý, phải quy trách nhiệm cá nhân, tập thể nơi này nơi khác... Thật ra, người đáng bị xử lý, bị quy trách nhiệm, đồng thời là thủ phạm số một đã nằm trong tay pháp luật và nào có ai định tha thứ anh ta! Ngay sau khi vụ việc xảy ra, Công an thành phố Hà Nội đã bắt giam khẩn cấp!


Rồi tiếp đến là nhân vật tòng phạm Đào Quang Khánh - nhân viên bảo vệ - bây giờ cũng đang cùng chờ ngày lĩnh án. (Án nặng nhẹ ra sao thì sẽ được tòa xử nghiêm minh theo pháp luật). Và các cơ quan chức năng của thành phố cũng đang tích cực vào cuộc, đang kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm của từng cấp, từng người. Kể cả việc cấp bách lúc này, khó như mò kim đáy bể, các cấp, các ngành, các lực lượng đang đi tìm xác nạn nhân.


Xử lý một việc hy hữu, bất thường, thì không thể cực đoan, hấp tấp. Phải bằng lý trí và pháp luật để soi vào trách nhiệm của từng tập thể và cá nhân. Người đáng bị lên án, bị quy trách nhiệm, chính là thủ phạm gây ra vụ việc - là bác sĩ Nguyễn Mạnh Tường. Các cơ quan pháp luật cần khẩn trương điều tra, xét xử cho nghiêm minh, đủ sức răn đe, cảnh tỉnh.


Và nếu cần phải nói là phải xử cho thật nghiêm khắc cũng không có gì là oan, nặng. Còn những địa chỉ, những người khác, chúng ta cũng phải công bằng với họ về nghĩa vụ và trách nhiệm. Nhất là, mỗi khi "mất bò mới lo làm chuồng", khi mà cơ chế cho phép mở phòng khám, mở bệnh viện tư, cho phép bác sĩ được làm thêm, làm ngoài đang quá thoáng như hiện nay.


Lúc này, lên án, phê phán có nặng nề đến mấy cũng là chưa đủ đối với hành vi của bác sĩ Nguyễn Mạnh Tường. Nhưng xin đừng vì thế mà lại nói quá lời về đông đảo những người thầy thuốc chân chính, những người rất có lương tâm và trách nhiệm đang hằng ngày, hằng giờ tận tình chăm sóc, cứu chữa cho mọi người. Mà họ mới là đa số. Và không phải trong bộ máy quản lý các cấp chỉ toàn là những người hư hỏng.


Liệu có khả thi với những ý kiến đang đặt ra về yêu cầu phải làm rốt ráo biện pháp thanh tra, kiểm tra, suốt 24/24 giờ rà soát, túc trực ở mọi phòng khám? Liệu có thủ trưởng bệnh viện nào 24/24 giờ kiểm soát, giám sát được đội ngũ bác sĩ, nhân viên y tế của mình?


Hoặc, sau sự kiện này, chúng ta tăng số lượng nhân viên thanh tra y tế lên gấp 100 lần hiện nay, suốt ngày thăm viếng các cơ sở khám chữa bệnh tư để giám sát, xét hỏi từng ca điều trị? Liệu khi đó, dư luận có để cho họ yên, hay sẽ là sự lên án về việc quấy nhiễu, cản trở quá đáng công việc chuyên môn của các phòng khám chữa bệnh hiện đang hành nghề?


Đúng là chúng ta đang buông lỏng công tác kiểm tra, giám sát không chỉ với việc khám, chữa bệnh. Những người thiếu trách nhiệm, gây hậu quả xấu cần phải bị xử lý nghiêm. Để không tái diễn vụ việc như trên, vấn đề căn bản và cần thiết hơn nhiều là phải rà soát, chấn chỉnh lại điều kiện, yêu cầu, tiêu chuẩn của các cơ sở khám, chữa bệnh tư nhân.


Và nói thêm điều này cũng không thừa, những người tự tìm đến các dịch vụ khám, chữa bệnh tư nhân, cũng cần phải cân nhắc kỹ trước khi phó thác cơ thể và tính mạng của mình vào những nơi mình lựa chọn.


Giữa lúc dư luận đang nóng sôi sùng sục, tác giả bài báo này mạo muội đưa ra một ý kiến..., liệu có được dư luận chia sẻ, lắng nghe?


Minh Dân




“Hoa hồng”, “lại quả” vẫn phổ biến

“Hoa hồng”, “lại quả” vẫn phổ biến

- Các chuyên gia chỉ ra thực trạng chi trả hoa hồng, lại quả, thỏa thuận “gửi giá” vì động cơ vụ lợi trong thực hiện các hợp đồng giữa các doanh nghiệp. Họ gọi đó là tham nhũng, hối lộ thương mại, có thể làm méo mó tính chất thị trường cạnh tranh lành mạnh.


Đó là một trong những đánh giá, nhận định đưa ra trong một nghiên cứu do Cục chống tham nhũng (Thanh tra Chính phủ) chủ trì, công ty Monaco phối hợp thực hiện, được giới thiệu tại hội thảo trước Đối thoại về phòng, chống tham nhũng lần thứ 12, diễn ra hôm nay 30/10 tại Hà Nội.


TS Minh, đại diện của Monaco trình bày báo cáo, khẳng định giữa doanh nghiệp và doanh nghiệp tồn tại tham nhũng, hối lộ.


Dù nhấn mạnh những kết quả nghiên cứu không đại diện cho vùng, tỉnh, nhưng những nghiên cứu qua 5 tỉnh (Hải phòng, Vĩnh Phúc, Đà Nẵng, TP HCM, Bình Dương) tại 232 doanh nghiệp cho thấy tham nhũng, hối lộ len lỏi đa dạng.


Từ vặt vãnh đến nhóm lợi ích


Nếu hiểu việc doanh nghiệp phải chi các khoản tiền hối lộ nhỏ để đối phó sự nhũng nhiễu, vòi vĩnh, gây khó khăn của cán bộ công chức, hoặc đơn vị cung cấp dịch vụ công, Monaco ghi nhận cảm nhận về mức độ phổ biến tham nhũng vặt lên đến 80%.


58% doanh nghiệp cho rằng họ là “nạn nhân” của tham nhũng vặt, 70% doanh nghiệp cho rằng họ tự động đưa hối lộ để giải quyết công việc nhanh chóng. Trong đó, hình thức nhũng nhiễu của cán bộ công chức phổ biến nhất là cố tình kéo dài thời gian giải quyết công việc, cố tình bắt lỗi doanh nghiệp, cố tình đặt ra các yêu cầu sai quy định…











tham nhũng, doanh nghiệp
Ảnh: Hồng Nhì

Ông Minh cho hay có một sự “tiến bộ” đó là khi vướng hoàn cảnh bị nhũng nhiều, 86% doanh nghiệp không thực hiện ngay lập tức hành vi hối lộ mà chọn cách đưa ra lý lẽ thuyết phục. Nhưng “đáng buồn” đó là số doanh nghiệp chọn cách nhờ cơ quan pháp luật can thiệp lại thấp, chỉ chiếm 13%.


Bên cạnh đó, có dạng tham nhũng “nhóm lợi ích” hình thành từ các doanh nghiệp có những quan tâm và lợi ích giống nhau (cùng ngành hàng, lĩnh vực hoạt động).


Họ “lobby chính sách” nhằm đạt được lợi thế kinh doanh không chính đáng để tác động tới quá trình xây dựng chính sách hoặc để tiếp cận các nguồn lực công như đầu tư từ ngân sách, giao đất, cho thuê đất, thăm dò – khai thác khoáng sản…


Một dạng tham nhũng, hối lộ trong quan hệ giữa doanh nghiệp và doanh nghiệp cũng tồn tại phổ biến. Theo ông Minh, giữa doanh nghiệp Nhà nước (DNNN) và doanh nghiệp tư nhân (DNTN) có hình thức phổ biến là lãnh đạo, quản lý DNNN nhận hoa hồng, “gửi giá” trong các hợp đồng ký kết với DNTN.


Biểu hiện đó là chi trả hoa hồng, trích thưởng, thỏa thuận “gửi giá” vì động cơ vụ lợi trong thực hiện các hợp đồng giữa các doanh nghiệp.


Theo đánh giá của Monaco, mặc dù pháp luật phòng chống tham nhũng không điều chỉnh các quan hệ này nhưng những hành vi này có tính chất tương tự “hành vi tham nhũng”.


Ông Minh dẫn một báo cáo khác của ITBI tham chiếu cho thấy, khoản “lại quả” trích lại cho các đối tác thường <5% giá trị thương vụ, trong đó tỷ lệ trích lại trong ngành dịch vụ cao hơn các ngành sản xuất-thương mại.


Trong nội bộ các doanh nghiệp, có tới 46% số người được phỏng vấn cho rằng “giám đốc luôn có phần hoa hồng khi ký hợp đồng với các đối tác”.


Phó tổng thanh tra Chính phủ Trần Đức Lượng cũng dẫn một báo cáo do Thanh tra Chính phủ và Ngân hàng thế giới, một số đối tác thực hiện năm 2012 cho thấy, có tới 60% số doanh nghiệp được hỏi cho rằng “chi phí không chính thức là khá tốn kém cho doanh nghiệp”, 57% được hỏi khẳng định “chi phí không chính thức tạo ra môi trường kinh doanh không công bằng giữa các doanh nghiệp”.


Chỉ 30% số trường hợp doanh nghiệp đưa hối lộ là do công chức gợi ý, tới 70% số trường hợp đưa hối lộ do doanh nghiệp chủ động thực hiện. “Thực trạng này chứng tỏ doanh nghiệp vừa là nạn nhân, vừa là tác nhân tham nhũng” – ông Lượng cho hay.


Hối lộ không tác dụng


Hối lộ thực sự có tác dụng? Câu trả lời là không. Theo bà Trần Thị Lan Hương, chuyên gia Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam, một nghiên cứu của cơ quan này cho thấy rất rõ ở nơi nào có hiện tượng đưa hối lộ ít hơn lại có khối doanh nghiệp hoạt động hiệu quả hơn. Ở nơi nào có nhiều hối lộ hơn thì doanh nghiệp cũng kinh doanh kém hơn.


Lý giải dễ hiểu nhất đó là doanh nghiệp hối lộ xa chân vào một vòng luẩn quẩn: công chức gây khó dễ-doanh nghiệp và dân có động cơ đưa hối lộ-khó khăn được giải quyết-công chức có động cơ tiếp tục chu trình.


Một đại diện Bộ Tài Chính đánh giá, những khảo sát từ 2005 cho đến 2012 cho thấy một chiều hướng ngày càng rõ nét đó là đưa hối lộ không thể giải quyết được công việc. Bởi lẽ, chính sách pháp luật đã ngày càng hoàn thiện, minh bạch hơn, kỹ luật làm việc của công chức đang ngày càng siết chặt.


Vị đại diện này cũng cho hay, qua các cuộc thanh tra, kiểm tra của Nhà nước cho thấy, những doanh nghiệp đưa hối lộ có xu hướng là những doanh nghiệp hoạt động kém hiệu quả, không chuyên nghiệp, trình độ năng lực có mức độ. Bà cho hay, có những doanh nghiệp khi chuyện khó xảy ra luôn muốn tìm cách giải quyết theo cách “ngoài luật”.


Theo bà, để giải quyết thực trạng, một trong những vấn đề cốt lõi đó là nâng cao trình độ của doanh nghiệp.


Phía Monaco cho rằng, tham nhũng xảy ra trong doanh nghiệp là một văn hóa đen chưa thể loại bỏ ngay lập tức. TS Minh kiến nghị pháp luật về phòng chống tham nhũng cần tăng cường xử lý đối với doanh nghiệp sử dụng biện pháp ‘đưa hối lộ’ nhằm làm méo mó tính chất thị trường cạnh tranh lành mạnh.


Ông James Anderson, chuyên gia Ngân hàng Thế giới khẳng định, lành mạnh hóa môi trường kinh doanh đang trở nên quan trọng hơn bao giờ hết để Việt Nam trở nên hấp dẫn hơn.


Linh Thư – Hồng Nhì






Vụ mất trộm 90 cây vàng bí ẩn ở Hải Phòng

Vụ mất trộm 90 cây vàng bí ẩn ở Hải Phòng

- Thiêm thú nhận: “Tưởng 10 ngày qua các anh không tìm ra là em thoát vụ này rồi. Em không hiểu vì sao các anh lại tìm được(!)”.


Vụ trộm bí ẩn gây rúng động


Vụ việc xảy ra tại cửa hàng vàng bạc Dũng Hà, địa chỉ số 40, đường Trần Tất Văn, thị trấn An Lão, huyện An Lão, Hải Phòng.


Đây là tiệm vàng có quy mô lớn, nằm giữa trung tâm huyện An Lão. Mỗi ngày tiệm vàng có hàng trăm lượt người đến mua bán, trao đổi vàng bạc…


Theo kết quả ghi nhận ban đầu của cơ quan Công an, vào rạng sáng ngày 5/10, kẻ gian đã đột nhập vào tiệm vàng, lục tủ kính, lấy trộm 892 chỉ vàng 24k, gồm nhẫn vàng, dây chuyền, lắc…, tương đương 3 tỷ đồng.











Hải Phòng, trộm vàng, cướp, tù, tội, giết, hiếp

Hiện trường vụ trộm vàng bí ẩn



Kẻ gian đột nhập vào bằng cách cậy cửa sổ ra ban công tầng 3, rồi đi theo cầu thang xuống tầng khu vực bày bán vàng bạc tại tầng 1.


Trước khi ra tay cậy tủ kính trộm cắp, để tránh bị bại lộ, kẻ gian đã dùng quần áo, khăn vải của chủ nhà che kín toàn bộ 4 camera đặt tại 4 góc nhà.


Kẻ gian tỏ ra là dân trộm cắp chuyên nghiệp nên đã sử dụng găng tay trong suốt quá trình đột nhập và trộm.


Lực lượng công an đã tiến hành rà soát hàng trăm đối tượng, nhưng không kết quả.


Một nguồn tin quần chúng cung cấp đáng lưu ý là vào buổi sáng sớm, ngay sau xảy ra vụ mất cắp tại tiệm vàng Dũng Hà xuất hiện một người đàn ông lạ mặt thuê taxi của hãng Vũ Gia đi Hải Dương để thăm người nhà đang bị tai nạn.


Thấy lái xe từ chối, người đàn ông này chuyển sang thuê chở về Quán Toan (quận Hồng Bàng, Hải Phòng).


Khi xe chạy được một đoạn đến nhà nghỉ 555 ở gần đó, người đàn ông này yêu cầu lái xe dừng lại đón thêm người bạn rồi đi đến khu công nghiệp Nomura rồi cả 2 cùng xuống.


Cơ quan công an tiếp tục rà soát hàng chục đối tượng nghi vấn trên địa bàn các xã thuộc huyện An Dương, nhưng dường như tất cả kết quả điều tra đều vẫn chỉ là con số không(!).


Lộ mặt siêu trộm


Ngày 15/10, Phòng PC45 đã xác lập chuyên án.


Qua tài liệu lưu trữ và thông tin từ quần chúng nhân dân, Ban chuyên án phát hiện một đối tượng tên Thiêm, quê ở tỉnh Hòa Bình được mệnh danh là “siêu trộm” từng liên quan đến một số vụ trộm cắp, trong đó có vụ trộm cắp vàng ở Quảng Ninh.


Đó là Bùi Văn Thiêm (SN 1977, ở xóm Đông Mới, xã Đông Phong, huyện Cao Phong, tỉnh Hòa Bình), đã từng có 2 tiền án về tội trộm cắp.


Thiêm mới được ra tù từ đầu năm 2013 và thường xuyên bỏ nhà đi lang thang, tụ tập cờ bạc, thỉnh thoảng mới về địa phương.


Trong suốt thời gian từ khi ra tù, Thiêm quan hệ thân thiết với một đối tượng ở gần nhà là Bùi Văn Ngân (SN 1982).


Đáng chú ý, vào ngày 5/10 vừa qua, Thiêm bỗng dưng về quê mang tiền đến trả cho một chủ hiệu cầm đồ mà hắn đã vay từ lâu rồi đi đâu không rõ.


Cơ quan công an cũng đã xác định vào ngày 4/10, hôm trước xảy ra vụ án, Ngân có mặt tại Hải Phòng.


Tuy nhiên, Ngân chỉ khai nhận đi chơi với bạn ở huyện An Lão, Hải Phòng.


Kiên trì đấu tranh, Ngân chỉ thừa nhận có đi cùng với Thiêm xuống Hải Phòng từ ngày 3/10 cho đến 5/10 thì quay về quê.











Hải Phòng, trộm vàng, cướp, tù, tội, giết, hiếp

Tang vật vụ án



Trong thời gian ở đây, Ngân không biết Thiêm gặp ai, làm gì và không thấy Thiêm có tài sản gì…(!).


Không tin là mình… bị bắt


Cảnh sát đã lục lại hành trình của Thiêm và Ngân từ An Lão về Quán Toan (quận Hồng Bàng, Hải Phòng) bằng xe taxi, sau đó đi Hà Nội và tiếp tục bắt xe đi Hòa Bình.


Với khoảng thời gian rất dài, tình huống đặt ra là có thể Thiêm và Ngân đã nghỉ lại ở thị trấn Xuân Mai để ăn chơi và tiêu thụ tài sản trộm cắp được.


Từ những bằng chứng xác đáng, các điều tra viên kiên trì đấu tranh với Ngân trong 6 giờ đồng hồ.


Cuối cùng, Ngân đã phải bật khóc và thừa nhận mình và Thiêm là thủ phạm trộm cắp tài sản tại tiệm vàng Dũng Hà.


Từ lời khai của Ngân, lực lượng công an đã thu được 34,5 chỉ vàng tại tiệm vàng Hoàn Thủy, ở tổ 4 thị trấn Xuân Mai, huyện Chương Mỹ, Hà Nội.


Đây chính là tang vật vụ trộm cắp tại tiệm vàng Dũng Hà do Thiêm và Ngân bán ra.


Ngân thừa nhận, ngày 3/10 đã cùng Thiêm xuống Hải Phòng về huyện An Lão ngủ.


Tối ngày 4/10, sau khi quan sát 2 tiệm vàng ở huyện An Lão, Thiêm chọn tiệm vàng Dũng Hà ra tay trộm cắp.


Trong lúc Thiêm hành động, Ngân sợ hãi bỏ về nhà nghỉ nằm ngủ. Đến 4 giờ sáng Thiêm quay lại nhà nghỉ gọi Ngân về Hòa Bình.


Khi qua thị trấn Xuân Mai, 2 tên dừng lại bán vàng. Ngân được chia 110 triệu đồng, còn lại Thiêm dùng để trả nợ 40 triệu đồng, mua 1 xe máy hết 25 triệu và mang đi đánh bạc…


Ban chuyên án xác định Thiêm là đối tượng trộm cắp chuyên nghiệp, sẽ có rất nhiều thủ đoạn đối phó với cơ quan Công an nên việc truy bắt là hết sức khó khăn.











Hải Phòng, trộm vàng, cướp, tù, tội, giết, hiếp

Các đối tượng Thiêm và Ngân



Thiêm tự đi tìm địa điểm, chuẩn bị công cụ, phương tiện gây án và địa điểm gây án là địa phương khác.


Trong suốt quá trình gây án, Thiêm đều tắt điện thoại cá nhân. Đến khi có tiền lại quay về địa phương thanh toán nợ nần, mua đất, đánh bạc, rồi bỏ trốn biệt tăm.


Bằng các biện pháp nghiệp vụ, lực lượng Công an xác định Thiêm đang lẩn trốn tại nhà một bạn tù tại xã Cộng Hòa, huyện Quốc Oai, Hà Nội.


Đến 4 giờ 40 ngày 16/10, trinh sát phòng PC45 Công an thành phố Hải Phòng đã bắt giữ an toàn Thiêm, nhưng đối tượng kiên quyết không khai nhận.


Sau 5 giờ đồng hồ kiên trì đấu tranh và thuyết phục, cuối cùng Thiêm đã phải cúi đầu nhận tội.


Theo đó sau 5 ngày theo dõi cửa hàng vàng Dũng Hà, Thiêm đã tự mình đi mua chiếc gọng gà tại cửa hàng bán sắt vụn.


Đêm 4/10, Thiêm trèo lên ban công tầng 3 cậy cửa gỗ, bẻ thanh sắt cửa sổ chui vào trong nhà, dùng áo của chủ nhà che camera, đeo găng tay và tiến hành lấy trộm vàng, tẩu thoát ra ngoài theo đường vào…


Thiêm thú nhận: “Tưởng 10 ngày qua các anh không tìm ra là em thoát vụ này rồi. Em không hiểu vì sao các anh lại tìm được ra em(!)”.


Hiện cơ quan Công an đã cho Thiêm thực nghiệm điều tra tại cửa hàng vàng Dũng Hà và bước đầu khẳng định Thiêm chính là thủ phạm.


Tuy nhiên, nhiệm vụ tiếp theo đặt ra cho lực lượng Công an là phải làm rõ có đồng phạm hay không và tập trung thu giữ tang vật vụ án.


Ngày 29/10, CA Thành phố Hải Phòng khen thưởng cho Phòng Cảnh sát Điều tra tội phạm về trật tự xã hội (PC45) và Công an huyện An Lão vì có thành tích xuất sắc trong việc phá chuyên án 103T trộm cắp 90 cây vàng tại thị trấn An Lão, Hải Phòng.


Q.Minh






Thứ Ba, 29 tháng 10, 2013

'Ảo thuật' kiểm toán quốc tế tiếp tay chuyển giá?

'Ảo thuật' kiểm toán quốc tế tiếp tay chuyển giá?

Các đại gia FDI dính án chuyển giá ngàn tỷ đều đã được kiểm toán bởi những tập đoàn kiểm toàn hàng đầu thế giới. Bằng cách nào mà âm mưu chuyển giá qua mặt được các chuyên gia kiểm toán quốc tế, hay chính kiểm toán có những ảo thuật để giúp dàn xếp giá tinh vi giữa các ông lớn để cùng kiếm lợi?.






“Mẹ con” lòng vòng dàn xếp giá

Tại một cuộc hội thảo về đầu tư ở Đà Nẵng cuối năm ngoái, ông Iwama Shinichi, Chủ tịch Công ty Daiwa Seiko, Chủ tịch Chi hội DN Nhật tại Đà Nẵng cho biết, năm 2007, Daiwa Việt Nam có 400 nhân viên với doanh thu đạt 300 triệu USD, đến nay số nhân viên tăng gấp 5 lần và doanh thu tăng gấp 10 lần.


Được cấp phép từ 9/2005, DaiWa Việt Nam - công ty con của Tập đoàn Daiwa Seiko, Nhật Bản được coi là thế hệ FDI tiên ở Đà Nẵng. Tháng 6/2008, Daiwa Việt Nam đã khánh thành giai đoạn 2 nhà máy sản xuất dụng cụ thể thao lớn nhất thế giới của Tập đoàn Daiwa tại KCN Hòa Khánh, Đà Nẵng với vốn đầu tư 35 triệu USD.


Thoạt nghe, ai cũng tưởng DN này đóng góp lớn cho ngân sách Đà Nẵng. Thế nhưng, có đến cơ quan thuế mới té ngửa, trong giai đoạn 3 năm 2007-2009, DN này đã có số lỗ lũy kế lên tới 319 tỷ đồng.











chuyển giá, trốn thuế, đại gia, kiểm toán

Quan sát của cơ quan thuế cho thấy, các loại tài sản, máy móc, thiết bị phục vụ sản xuất đều được DaiWa Việt Nam nhập từ chính các công ty “anh em” cùng Tập đoàn. Sản phẩm làm ra là cần câu cá thể thao cũng được các “anh em” bao tiêu.


Cái khó ở chỗ, tại Việt Nam, chưa có cơ sở nào sản xuất loại hàng đặc thù này, kể cả sản xuất nguyên phụ liệu, thậm chí, đến cả các cửa hàng kinh doanh thương mại bán cần câu cá cũng không bán loại tương tự sản phẩm của DaiWa.


Cuộc điều tra chuyển giá tưởng chừng bế tắc. Song, “may mắn” thay, khi soi kỹ hàng núi hồ sơ tài liệu, đoàn thanh tra đã “bắt” được chứng cứ quan trọng, đó là DaiWa Việt Nam đã từng chuyển một lô hàng cho công ty TNHH DaiWa Đài Loan và sau đó, lô hàng này lại bán cho 1 doanh nghiệp khác tại Tp HCM với giá cao hơn rất nhiều lần. Trước chứng cứ này, DN này đã không thể chối cãi, buộc phải chấp nhận giảm lỗ hơn 15,7 tỷ, chịu án truy thu và phạt 233 triệu đồng.


Cũng chiêu bài tương tự, Công ty TNHH LesGans Việt Nam, một DN Nhật Bản sản xuất găng tay chơi golf và chơi bóng chày cũng bị Cục thuế Đà Nẵng phát hiện chuyển giá khi giá bán găng tay cho công ty mẹ thấp hơn từ 36 đến 44% so với giá bán cho các công ty khác. Vì vậy, từ con số lỗ gần 21 tỷ đã phải “sửa” lại cho đúng là lãi hơn 24 tỷ đồng.


Cục Thuế tỉnh Bình Dương cũng gặp cảnh ngộ bị FDI “qua mặt” như vậy. Theo cơ quan này, công ty TNHH Sung Shin Vina (Hàn Quốc) chuyên sản xuất, gia công mô tơ điện các loại đã bán sản phẩm cho công ty mẹ thấp hơn giá thị trường từ 10-15%. Trong suốt 3 năm 2007-2010, dù doanh thu tăng tới hàng trăm tỷ đồng mỗi năm, kết quả doanh nghiệp vẫn lỗ liên tục. Từ ban đầu lỗ 6-7 tỷ đã tăng lên lỗ 21 tỷ đồng vào năm 2010. Cuối cùng, con số thật được khui ra, công ty lãi to, năm 2008 lãi 8,5 tỷ đồng, năm 2009 lãi 15,5 tỷ và năm 2010, lãi tới 55,7 tỷ đồng.


Kiểm toán quốc tế tiếp tay chuyển giá?


Theo các chuyên gia ngành thuế, chuyện lòng vòng dàn xếp giá giữa công ty mẹ và công ty con gần như rất phổ biến trong nhiều doanh nghiệp FDI. Đây là mánh khóe gây lỗ ảo dễ dàng và phổ biến nhất.


Trong khi đó, việc xâm nhập mối quan hệ kín như bưng giữa Tập đoàn mẹ ở nước ngoài và công ty con ở Việt Nam lại vô cùng khó khăn, có nhiều lúc đi vào ngõ cụt. Không phải lúc nào, cơ quan thuế cũng kiếm được chứng cứ vững vàng, khi mà các tiểu xảo phù phép chuyển giá ngày càng tinh vi.


Như trường hợp công ty TNHH Kad Industrial SA Việt Nam (Hàn Quốc) ở Đà Nẵng, chuyên gia công quần áo. Toàn bộ máy móc thiết bị đều đã cũ, được nhập từ một nhà máy ở Mỹ và được tính vào giá trị vốn góp của công ty mẹ, không hoạt động đảm bảo năng suất. Kết quả lỗ một phần là do chi phí khấu hao máy móc, thiết bị đưa vào giá thành rất cao, gấp 1,5 lần theo kế hoạch.











chuyển giá, trốn thuế, đại gia, kiểm toán

Tuy nhiên, vụ việc này đành phải treo lại, vì cơ quan thuế không thể định giá các loại máy móc trên. Đầu mối định giá từ phía hải quan không có vì máy móc ngành may mặc không thuộc diện chịu kiểm soát rủi ro về giá, lại không phải nộp thuế nhập khẩu do là hàng hóa nhập khẩu tạo tài sản cố định.


Thiếu dữ liệu độc lập để so sánh đã đành, các đoàn thanh tra chống chuyển giá còn phải đối mặt đấu tranh với cả một lực lượng tư vấn kiểm toán uy tín, chuyên nghiệp và nổi tiếng toàn cầu.


Một cán bộ trong ngành thuế tiết lộ, trong hoạt động của các đại gia FDI dính án đều có một công ty kiểm toán quốc tế tên tuổi. Đa phần đều sử dụng dịch vụ của bộ tứ kiểm toán hàng đầu thế giới. Ví dụ như ở vụ Keangnam Vina chuyển giá tới hơn 1200 tỷ, công ty kiểm toán Deloitte Việt Nam được thuê làm tư vấn về giá chuyển nhượng.


Hai phi vụ chuyển giá khác, một ở công ty sản xuất sản phẩm cao su là do công ty kiểm toán PWC Việt Nam làm tư vấn về giá chuyển nhượng, một là công ty sản xuất hàng may mặc, do công ty kiểm toán KPMG Việt Nam tư vấn giá chuyển nhượng.


Đối đầu với cá tập đoàn quốc tế này, thanh tra thuế phải đủ năng lực để ‘bẻ ghi’ được cả những báo cáo tài chính hàng trăm trang đã được những đại gia kiểm toán hàng đầu trên thực hiện.


Cuộc chiến chống chuyển giá ngày càng cam go hơn. Trong 2 tháng cuối năm nay, có những nghi án chuyển giá lên tới hàng chục nghìn tỷ đồng chứ không phải chỉ hơn 1000 tỷ như ở Hualon và Keangnam Vina vừa qua đang được điều tra.


Phạm Huyền






GĐ Công an HN: Thấy xác mới định được tội danh

GĐ Công an HN: Thấy xác mới định được tội danh

- Trao đổi với báo chí bên lề buổi họp tổ QH chiều 29/10, Giám đốc Công an TP Hà Nội, Thiếu tướng Nguyễn Đức Chung, cho biết phải tìm được xác chị Lê Thị Thanh Huyền thì mới xác định được tội danh của bác sỹ Nguyễn Mạnh Tường, chủ cơ sở thẩm mỹ viện Cát Tường, Hà Nội.







Xin ông cho biết kế hoạch tìm xác nạn nhân Lê Thị Thanh Huyền của cơ quan công an trong những ngày tới?


Công an Hà Nội vẫn đang tích cực truy tìm xác của nạn nhân. Ngoài cách mò xác (chúng tôi thuê 10 thợ lặn lặn dọc đến Yên Lệnh để tìm xác) thì còn thả câu.


XEM CLIP THIẾU TƯỚNG NGUYỄN ĐỨC CHUNG TRẢ LỜI PHỎNG VẤN:


Có ý kiến cho rằng bác sỹ Tường có thể không vứt xác nạn nhân xuống sông Hồng như lời khai mà đã phi tang bằng cách khác. Ông có thể cho biết ý kiến của mình?


Khả năng nhiều nhất là đối tượng ném xác nạn nhân xuống sông. Vì ngoài lời khai của ông Tường thì còn nhiều tài liệu khác nữa, có cả những nhân chứng khác nữa.


Ông đánh giá thế nào về mức độ nghiêm trọng của vụ việc này?


Trước mắt để chờ cơ quan điều tra kết luận đã. Vấn đề phải tìm được xác nạn nhân thì mới định được đúng tội danh.


Nếu trong trường hợp không tìm được xác thì sao?


Cơ quan công an quyết tâm là phải tìm thấy, bằng mọi giá phải tìm thấy.


Theo khoa học kỹ thuật hình sự thế giới, một người bị chết đuối dưới nước thường thì 5-7 ngày là nổi, tùy thuộc thời tiết nóng hay lạnh. Còn nếu chết từ trên bờ rồi vứt xuống nước thì 18 đến 25 ngày mới nổi, theo khoa học hình sự thế giới tổng kết và thực tiễn tại Việt Nam.


Đã có vụ nào bị vứt xác tương tự vụ việc này nhưng cơ quan công an không tìm được xác không, thưa ông?


Chưa bao giờ có vụ nào mà cơ quan công an không tìm được xác. Chúng tôi quyết tâm là phải tìm thấy xác nạn nhân.


Cẩm Quyên ghi - Xuân Quý - Lê Anh Dũng






VN nhận tàu ngầm ngày Cách mạng tháng Mười 7/11

VN nhận tàu ngầm ngày Cách mạng tháng Mười 7/11

Tàu ngầm Hà Nội, tàu ngầm đầu tiên trong số 6 tàu ngầm lớp Kilo 636 mà Nga đóng theo đơn đặt hàng của Việt Nam, sẽ được chuyển giao cho Hải quân Việt Nam ngày 7/11 tới để bắt đầu hành trình về cảng Cam Ranh.


>> Tàu ngầm Kilo sắp về Cam Ranh






Hãng tin Nga RIA Novosti ngày 28/10 cho biết chiếc đầu tiên của lô hàng xuất khẩu 6 tàu ngầm diesel - điện của dự án Kilo 636, được xây dựng tại nhà máy đóng tàu Admiralty (Saint Petersburg), sẽ được chuyển giao cho khách hàng Việt Nam ngày 7/11 tới.











tàu ngầm, Nga, hải quân
Ảnh: VGP

“Tất cả các thử nghiệm giao nhận chiếc tàu ngầm xuất khẩu đầu tiên đã kết thúc thành công. Việc chuyển giao tàu cho Hải quân nước CHXHCN Việt Nam sẽ diễn ra vào ngày 7-11. Biên bản cuối cùng về việc tiếp nhận sản phẩm sẽ được ký kết vào cuối tháng 1/2014, khi tàu ngầm được đưa đến vịnh Cam Ranh” - nguồn tin công nghiệp đóng tàu Nga cho biết.



Hiện chiếc tàu ngầm Kilo 636 đầu tiên mang tên "Tàu ngầm Hà Nội", ký hiệu HQ 182, đã vuợt qua các cuộc thử nghiệm giao - nhận thành công.


Trước đó, nguồn tin công nghiệp quốc phòng Nga cho biết trong năm 2013 này nhà máy đóng tàu Admiralty sẽ chuyển giao cho Hải quân Việt Nam 2 chiếc đầu tiên 6 tàu ngầm điện- diesel Kilo 636 trong hợp đồng đã ký với Việt Nam năm 2009 nhân chuyến thăm Nga của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.


Chiếc tàu ngầm thứ 2 cũng đã hoàn thành các chuyến thử nghiệm trên biển và được đặt tên là "tàu ngầm TP Hồ Chí Minh", ký hiệu HQ-183.


Tàu ngầm Hà Nội, tàu ngầm TP Hồ Chí Minh đã trải qua các đợt thử nghiệm đi biển, thực hiện thành công nhiều chuyến lặn sâu. Trong đó, có chuyến lặn sâu 190 m trên biển.Theo Đài tiếng nói nước Nga, 2 tàu ngầm Hà Nội và TP Hồ Chí Minh sẽ từ nhà máy đóng tàu Admiralty ở TP Saint Petersburg tự hành trình vượt hàng ngàn km, qua ngả châu Phi, về Việt Nam.


Hợp đồng cung cấp 6 tàu ngầm diesel-điện dự án Kilo 636 cho Việt Nam ký năm 2009 còn bao gồm cả hạng mục đào tạo thủy thủ đoàn cho Việt Nam cũng như cung cấp các thiết bị và vật tư kỹ thuật cần thiết. Trong đó, khóa huấn luyện thủy thủ đoàn Việt Nam cũng đã được bắt đầu vào cuối tháng 7 vừa qua tại Saint Petersburg.


Tàu ngầm điện-diesel project 636 Varshavyanka, NATO gọi là Kilo, thuộc thế hệ tàu ngầm thứ 3. Ưu thế quan trọng nhất của Kilo 636, theo các chuyên gia, là có tiềm năng hiện đại hóa lớn, cho phép tích hợp vũ khí tối tân, bao gồm cả tên lửa chống tàu Club, giúp mở rộng đáng kể tầm bắn tiêu diệt mục tiêu.


Ngoài những vũ khí hiện đại, những tàu ngầm Kilo 636 đóng cho Hải quân Việt Nam lần đầu tiên được thiết lập các hệ thống mới nhất đảm bảo hoạt động sống của thủy thủ đoàn - loại bỏ áp lực trong các khoang, dập cháy bằng nitơ cũng như các hệ thống máy tính hiện đại nhất.


Theo Người Lao động




Thứ Hai, 28 tháng 10, 2013

Sao và các kiểu 'bơm' cứu sắc đẹp

Sao và các kiểu 'bơm' cứu sắc đẹp

- Nếu như trước đây giới người đẹp, nghệ sĩ hay nói về thẩm mỹ viện liên quan đến "mổ xẻ" như nâng mũi, nâng ngực, cắt mí... thì nay việc làm đẹp bằng công nghệ mới "bơm mũi, bơm ngực, bơm mông..." không để lại dấu vết, chẳng hề đau đớn và khó phát hiện.








Thà đẹp giả tạo còn hơn xấu tự nhiên


Xưa nay việc làm đẹp được coi là nhu cầu tất yếu của con người. Dù nam hay nữ, già hay trẻ đều muốn mình luôn trẻ đẹp. Với cái nhìn thông thoáng và hiện đại thì phẫu thuật thẩm mỹ được nhắc đến như một "vị cứu tinh" của sắc đẹp.


Với showbiz Việt, phẫu thuật thẩm mỹ luôn là đề tài muôn thuở. Trên thực tế những người dám thừa nhận mình có phẫu thuật thẩm mỹ ít hơn những người thực sự đã dùng tới "dao kéo". Dù cho công chúng có đoán già, đoán non hay tìm mọi chứng cứ để khẳng định thì các "sao" vẫn cương quyết nói... "không".


Trên cơ thể mỗi con người đều có những điểm mạnh, nét đẹp riêng. Tuy nhiên, có một bộ phận nghệ sĩ, người đẹp... đôi khi hơi "tham lam", đang sở hữu vòng 1 chuẩn rồi nhưng vẫn muốn vòng 3 nở nang hơn, có đôi mắt quyến rũ nhưng lại muốn chiếc mũi hoàn hảo hơn nên quyết đi nâng nó lên theo ý thích...


Tóm lại, trên người họ thấy "thiếu thốn" hay còn "lỗi" cái gì là sẵn sàng chi tiền đi khắc phục ngay lập tức. Đương nhiên, không loại trừ mục tiêu phải làm cho mình đẹp hơn, hấp dẫn hơn để nổi tiếng hơn, có nhiều show hơn và đối với người đẹp, người mẫu, hoa hậu thì có nhiều hợp đồng quảng cáo hơn...












Sẽ khó nghĩ rằng 2 gương mặt này thực chất là một người nếu bạn không phải là người thường xuyên theo dõi quá trình hoạt động của Thủy Tiên?




Rõ ràng nhất là trường hợp của ca sĩ Thuỷ Tiên. Thuở mới vào nghề, cô có khuôn mặt hơi thô, thân hình gầy nhẳng nhưng bẵng đi một thời gian cô trở nên hiện đại và quyến rũ đến không ngờ. Sự thay đổi đột ngột của Thủy Tiên không những khiến khán giả ngạc nhiên mà nhiều đồng nghiệp, cộng sự thân thiết cũng ngỡ ngàng.


Về phía mình, Thủy Tiên chưa bao giờ thừa nhận điều này. Khi được hỏi về vấn đề "dao kéo", cô thường ỡm ờ: "Tôi rất thích một câu nói tình cờ thấy được: Thà đẹp giả tạo còn hơn xấu tự nhiên. Cái đẹp sẽ giúp phụ nữ tự tin hơn khi đi ra ngoài xã hội...".


Cuộc hành trình đi tìm "cái đẹp" của các ca sĩ: Lệ Quyên, Tân Nhàn, Hà Hoài Thu, Minh Chuyên... các người đẹp: Phi Thanh Vân, T.N.A, T.H, K.H, C.T,Q... có vẻ "thuận buồm, xuôi gió" khi họ đều trở lên đẹp hơn trong mắt của những người xung quanh. Thế nhưng, vẫn có những người không khỏi "tiếc nuối" về vẻ tự nhiên thời xa xưa của họ.


Bên cạnh đó, đôi khi sự quá tay của các chuyên gia thẩm mỹ hoặc do bản tính thích làm đẹp một cách thái quá của chính người nghệ sĩ đã gây ra những hậu quá khó lường. Mà người đẹp một thuở Thẩm Thúy Hằng, các người đẹp đang nổi: N.D, N.Q hay ca sĩ N.K, Q.H, Y.N, Y.T... là những ví dụ rõ nhất.


"Mốt" làm đẹp với ''công nghệ kiểu mới''


Một người nổi tiếng xuất hiện với nhan sắc ngày một khác đã trở thành vấn đề nóng hổi của showbiz Việt thời gian gần đây với những "nghi án" gọt cằm của Á hậu Hoàng Yến, Hoa hậu Thùy Dung, chiếc mũi "cao bất thường" của ca sĩ Phương Linh, Yến Trang,...


Nếu như trước đây giới nghệ sĩ, người đẹp hay buôn chuyện nâng mũi, bơm ngực, cắt mí... bằng con đường mổ xẻ thì gần đây họ lại truyền tai nhau "chiêu" làm đẹp bằng công nghệ mới không để lại dấu vết, chẳng hề đau đớn và cho vẻ đẹp khá tự nhiên nhưng rất khó phát hiện.












Lệ Quyên từng thổ lộ muốn thay đổi một nét trên gương mặt mình, đó là chiếc mũi. Và cô đã làm thật!


Một ca sĩ (xin được giấu tên) đang khá đắt sô ở khu vực phía Bắc không giấu giếm việc cách đây vài tháng cô bỏ tiền đi "bơm" mũi cho nó cao lên tí chút. Và rõ ràng khuôn mặt của cô thanh thoát và đẹp hơn hẳn.


Á hậu N sau một thời gian im ắng để đi học ở nước ngoài gần đây trở về nước cũng đắt sô dự tiệc. Tình cờ gặp cô khi đang đi shopping ở một trung tâm mua sắm của thủ đô, người đẹp háo hức khoe mới "bơm" cho vòng 1 thêm nở nang và theo lời người đẹp này thì cái "sướng" nhất là không để lại một "vết tích" gì.


"Người mẫu H thuộc công ty em quản lý vừa rồi trót lọt ở một cuộc thi hoa hậu. Trước đó H từng nâng mũi nhưng vì sợ bị phát hiện nên đã đi tháo ra. Qua giới thiệu của bạn bè H đi "bơm" cho mũi cao lên và chẳng bị ai phát hiện ra. Sau cuộc thi H bảo biết thế bơm thêm cho mông gợi cảm hơn" - cựu người mẫu V.H tiết lộ.


Việc thẩm mỹ không có gì là xấu bởi ai chẳng muốn mình đẹp hơn trong mắt mọi người. Nhưng, trước khi quyết định thẩm mỹ bằng phương pháp phổ biến (mổ xẻ) hay bằng phương pháp mới (dùng chất làm đầy) không để lại dấu vết thì bất kỳ người nghệ sĩ nào cũng cần phải suy nghĩ kỹ.


Bởi việc thay đổi diện mạo có thể khiến họ đẹp hơn nhưng cũng có thể biến họ thành một con người hoàn toàn khác. Mà với những người của công chúng việc không còn là chính mình cũng không khác gì phải chấm dứt sự nghiệp.


Bài 2: Bật mí giá bơm ngực, gọt cằm... của chân dài


Sơn Hà






Phó Thủ tướng: Bác sỹ hành nghề tư phải báo cáo bệnh viện

Phó Thủ tướng: Bác sỹ hành nghề tư phải báo cáo bệnh viện

- Chiều 28/10, Phó thủ tướng Chính phủ Nguyễn Thiện Nhân chủ trì cuộc họp với lãnh đạo Bộ Y tế, ngành y tế Hà Nội và chính quyền quận Hai Bà Trưng (TP Hà Nội) nhằm xác định rõ trách nhiệm của các bên liên quan và chấn chỉnh hoạt động của các cơ sở y tế tư nhân sau vụ việc xảy ra tại thẩm mỹ viện Cát Tường khiến dư luận bức xúc.









Lỗ hổng trong quản lý


Báo cáo tại cuộc họp, Giám đốc Sở Y tế Hà Nội thừa nhận trách nhiệm của ngành y tế trong việc đôn đốc thực hiện việc kiểm tra giám sát các cơ sở y tế trên địa bàn.


“Thẩm mỹ viện Cát Tường đã được quận Hai Bà Trưng cấp giấy phép kinh doanh nhưng chưa lên Sở Y tế để làm thủ tục cấp giấy phép hành nghề. Chúng tôi nhận thấy cần sự phối hợp chặt chẽ hơn nữa giữa ngành y tế và chính quyền cấp quận, huyện trên địa bàn để quản lý tốt hơn”, ông Hiền nói.











thẩm mỹ, Cát Tường, quản lý, thanh tra, bác sĩ Tường, Nguyễn Kim Tiến

Thẩm mỹ viện Cát Tường hoạt động không phép suốt 6 tháng nhưng cơ quan chức năng không biết. (Ảnh: VietNamNet)




Giải pháp mà ông Hiền đề xuất là khi ngành y tế cấp giấy phép hành nghề thì gửi danh sách cho quận huyện, ngược lại quận, huyện khi cấp giấy phép kinh doanh cũng thông báo để Sở Y tế biết và theo dõi, giám sát.


Trong khi đó, ông Vũ Đình Phong, Phó chủ tịch UBND quận Hai Bà Trưng cũng cho biết sự việc xảy ra lần này có một phần trách nhiệm của chính quyền địa phương.


“Tuy nhiên cả quận có hơn 500 cơ sở y tế tư nhân, 17 bệnh viện công lập và ngoài công lập, khối lượng công việc quá lớn, nhân lực thì hạn chế, trách nhiệm rất nặng nề”, ông Phong phân trần.


Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến thì chỉ ra rằng lỗ hổng trong công tác quản lý hiện nay là thanh tra (vốn đã mỏng) chỉ đi kiểm tra các cơ sở đã được cấp phép, bỏ sót cơ sở làm chui.


Trong sự việc này Bộ trưởng Tiến cũng đề xuất cần xem lại việc cấp giấy phép kinh doanh của quận có đúng không, không thể ghi chuyên khoa sâu là thẩm mỹ viện trong giấy phép. Bộ trưởng chỉ đạo Sở Y tế Hà Nội cần làm rõ trách nhiệm khi để tồn tại một nơi hoạt động không phép như thế những 6 tháng mà không ai biết.


Bác sỹ làm tư phải báo cáo lãnh đạo bệnh viện


Có mặt tại cuộc họp, ông Nguyễn Quốc Anh, Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai cho biết hiện nay các bác sĩ của bệnh viện nếu có làm thêm ở bên ngoài thì đa phần là giấu lãnh đạo bệnh viện, vì thế nếu bác sĩ không báo cáo thì bệnh viện không thể biết được.


Theo ông, sau sự việc này, sắp tới bệnh viện Bạch Mai sẽ yêu cầu tất cả các bác sĩ hành nghề y dược tư nhân bên ngoài phạm vi bệnh viện đều phải báo cáo làm ở đâu và phải cam kết làm đúng pháp luật.


Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến cũng nhấn mạnh đến nội dung này khi cho biết trong thời gian tới sẽ quy định những bác sĩ làm trong cơ sở y tế công lập có phòng khám ngoài giờ phải có quy chế báo cáo cho giám đốc bệnh viện về chứng chỉ hành nghề do Sở y tế Cấp cũng như giấy phép kinh doanh, đồng thời bổ sung vai trò của cấp quận huyện, phường, trạm y tế xã phường trong công tác quản lý để tạo sự liên thông kịp thời.


Sau khi nghe báo cáo từ các bên, Phó thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đề nghị Bệnh viện Bạch Mai có chỉ đạo các bác sĩ đang hành nghề tư nhân phải báo cáo lãnh đạo bệnh viện, đồng thời tự đánh giá xem mình có trách nhiệm như thế nào trong quản lý cán bộ, bác sỹ của mình.


Với thành phố Hà Nội, Phó thủ tướng yêu cầu rà soát trách nhiệm của Sở Y tế, lãnh đạo quận, phường liên quan và có kết luận trước trước ngày 5/11.


Phó thủ tướng cũng đề nghị Bộ Y tế rà soát lại thông tư, trong đó bổ sung giải pháp tránh tình trạng có giấy phép kinh doanh nhưng chưa có chứng chỉ hành nghề mà đã hoạt động. Bộ Y tế cần có quy trình hậu kiểm, gắn với địa bàn, đồng thời rà soát lại cách quản lý của mình, chỗ nào làm chưa tốt thì phải sửa.



thẩm mỹ, Cát Tường, quản lý, thanh tra, bác sĩ Tường, Nguyễn Kim Tiến





Khắp nơi trốn thuế, xé nát túi tiền quốc gia

Khắp nơi trốn thuế, xé nát túi tiền quốc gia

Các đại gia lộ mặt trốn thuế, những thương hiệu nổi tiếng dính scandal chuyển giá, trong khi đó, Tập đoàn Nhà nước vẫn hồn nhiên ngửa tay xin cứu… thuế. Túi tiền quốc gia không thâm thủng mới là lạ.






Như một sự trùng hợp ngẫu nhiên, năm nay, hàng loạt vụ việc trốn thuế, lách thuế bị phát giác với những con số cực kỳ lớn, gắn với những danh hiệu đình đám thậm chí rất nhiều án trốn thuế thuế khủng lại do chính những DN nghiệp lớn, luôn tự hào về thành công kinh doanh thực hiện.

Đầu tiên phải kể đến, đó là vụ truy thu thuế cả chục tỷ đồng đối với 11 đại gia ở TP HCM. Đây chỉ là khoản thuế thu nhập cá nhân bị các đại gia này kê khai sót từ năm 2011 và vụ việc chỉ mới được khui ra vào tháng 7 vừa qua, tức sau một năm rưỡi.


Trong đó, chỉ riêng một ông chủ làm kinh doanh thương mại đã có số thuế nộp thiếu lên tới 2,2 tỷ đồng. Năm cá nhân còn lại, trung bình mỗi vị phải trả ngân sách trên dưới 1,5 tỷ đồng. Năm nhân vật VIP đứng cuối “bảng’ danh sách đen, mỗi vị phải nộp trả trên dưới 500 triệu đồng.











trốn thuế, chuyển giá, gian lận, ngân sách

Nếu so với một cán bộ nhân viên bình thường thì số thuế mà các đại gia siêu giàu trên suýt “ăm trộm” của ngân sách đã gấp cả trăm lần.


Cùng lúc đó, hàng loạt sao showbiz nổi tiếng cũng bị đưa vào danh sách ‘trốn thuế” phải truy thu hàng tỷ đồng. Các sao cũng lớn tiếng phản đối nhưng khi các số liệu lộ ra, các sao đành im lặng nộp tiền.


Vụ truy thu thuế khủng thứ hai đang nóng ran dư luận tuần qua liên quan các DN trên sàn chứng khoán. Điển hình nhất là khoản truy thu và phạt hơn 117 tỷ đồng thuế thu nhập doanh nghiệp đối với công ty Nhựa Bình Minh. Lý do là đơn vị này vẫn tiếp tục kê khai giảm ưu đãi 50% thuế thu nhập trong khi thời hạn ưu đãi đã chấm dứt.


Cũng với thiếu sót này, hàng chục những tên tuổi khác cũng bị cơ quan thuế bắt lỗi với mức trung bình cũng vài tỷ đồng mỗi đơn vị, như công ty cổ phần Sông Đà, Cao su Sao Vàng, nước giải khát Chương Dương…











trốn thuế, chuyển giá, gian lận, ngân sách

Không chỉ giới DN tư nhân, đến cả những DNNN kinh doanh hàng thiết yếu nhất cũng vướng vào án “trốn thuế”. Đó là ngành xăng dầu với con số 470 tỷ đồng thuế nhập khẩu mà Kiểm toán Nhà nước vừa phát hiện. Vụ việc thực tế đã gây ồn ào từ tháng 4 năm nay. Chiếm tới gần 40% con số kỷ lục trên của “anh cả” Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex), tương ứng 170 tỷ đồng. Các DN không mở tờ khai mới khi chuyển hàng từ mục đích tái xuất sang tiêu thụ nội địa, dẫn tới tính thuế sai thời điểm.


Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cũng không thoát tai tiếng về nộp thuế. Số thuế bị phát giác khai thiếu không lớn, chỉ hơn 1 tỷ đồng tiền thuế nhập khẩu điện. Lỗi chính bắt nguồn từ việc, EVN đã không báo trước cho hải quan việc tính sản lượng điện mua của Trung Quốc hồi năm 2007 chỉ là tạm thời.


Việc chấp hành luật thuế của nhóm các doanh nghiệp lớn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) còn tệ hơn. Những phi vụ chuyển giá hàng nghìn tỷ đã bị phanh phui. Tập đoàn Keangnam Vina- chủ sở hữu tòa nhà cao nhất Việt Nam hiện nay chuyển giá hơn 1220 tỷ đồng, số thuế bị truy thu 95,2 tỷ đồng. Hay như một liên doanh khác trong ngành dệt đến từ Malaysia- Đài Loan.. cũng bị buộc phải nộp hơn 78 tỷ đồng với tổng giá trị chuyển giá gần 1.200 tỷ.


Danh sách đen 122 vị doanh nghiệp FDI chuyển giá, bị truy thu hơn 214 tỷ đồng cũng đang dần đưa ra ánh sáng.


Cùng đó, hàng loạt những ông chủ hàng tiêu dùng nổi tiếng toàn cầu như Adidas, Metro, Cocacola cũng đang trong tầm ngắm xem xét việc chuyển giá.


Thế nên, một cuộc thanh tra, kiểm tra của ngành thuế chỉ mới tính đến tháng 9, đã cho ra kết quả, thu hồi hơn 9.600 tỷ đồng cho ngân sách.


Nhiều vụ việc gian lận thuế đã bị cơ quan công an, cảnh sát khởi tố điều tra. Gần đây nhất là vụ xin hoàn thuế khống lên tới 109,4 tỷ đồng, cho tổng giá trị hàng hóa xuất khẩu khống là hơn 1.094 tỷ đồng do cơ quan công an tỉnh Kiên Giang triệt phá.


Trong khi đó, các Tập đoàn kinh tế Nhà nước vẫn cứ liên tục hồn nhiên xin… cứu thuế. Dường như, có bao nhiêu dòng thuế, sắc thuế mà các Tập đoàn, Tổng công ty này phải nộp thì đều được liệt kê xin miễn, giảm cả. Ví dụ như Tập đoàn Than- Khoáng sản (Vinacomin) xin giảm phí môi trường xuống tới 10 lần, giảm thuế xuất khẩu than xuống một nửa, Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy (Vinashin) xin giảm các loại thuế giá trị gia tăng, thuế nhập khẩu trong công nghiệp đóng tàu. Và mới đây, Tổng công ty hàng hải Việt Nam (Vinalines) xin ưu đãi về cảng phí...


Trong khi đó, Tập đoàn Dầu khí vừa qua, phải nộp trả ngân sách 19.000 tỷ đồng tiền lãi dầu khí.


Tài nguyên khoáng sản của đất nước được đào lên, đem bán cho nước ngoài nhưng lợi nhuận cũng không được nộp đủ về cho ngân sách. Chuyển giá, buôn lậu, trốn thuế, lách thuế… diễn ra khắp nơi. Các chuyên gia kinh tế nói, ngân sách không thâm thủng mới là lạ.


Ngân khố quốc gia đã nghèo lại gặp cái eo.


Chính phủ đã phải thừa nhận vỡ bội chi ngân sách năm nay, nguồn thu bị hụt tới gần 60000 tỷ đồng. Kèm theo đó, Chính phủ đang phải “điều trần” với Quốc hội cho phép nâng tỷ lệ bội chi từ 4,8% lên 5,3%.


Và thật không khó để nhận ra, thu chi ngân sách vỡ trận không chỉ vì doanh nghiệp suy giảm, đầu tư công lãng phí mà còn do vấn nạn… nhà nhà trốn thuế.


Phạm Huyền






Phẫu thuật thẩm mĩ và chuyện đạo đức

Phẫu thuật thẩm mĩ và chuyện đạo đức

-Vụ một nữ khách hàng giải phẫu thẩm mĩ bị tai biến dẫn đến tử vong và bị bác sĩ phi tang thi thể đang gây ra nhiều luồng dư luận nóng bỏng trong công chúng. Có thể nói, sự việc là một nhắc nhở về rủi ro của kĩ nghệ làm đẹp và những vấn đề đạo đức đằng sau kĩ nghệ này.


>>Bác sĩ, đàn bà và sự mê dụ tàn nhẫn


>> Bộ Y tế có thương 'quân' mà làm lơ?


>> Sau 'đau đớn', Bộ trưởng Tiến cần làm gì?


Làm đẹp là một kĩ nghệ đang phát triển rất nhanh trên khắp thế giới. Năm 1996, cứ mỗi 150 người thì có một người tìm đến giải phẫu thẩm mĩ.


Theo một thống kê của Hội phẫu thuật thẩm mĩ (Mĩ), chỉ riêng năm 2012 đã có đến 12,6 triệu ca phẫu thuật làm đẹp, tăng 5% so với năm trước. Những ca phẫu thuật này bao gồm nâng ngực (nữ), nâng mũi, cắt mí mắt, cang da, hút mỡ, căng da mặt, v.v. Thị trường làm đẹp ở Mĩ đã lên đến 20 tỉ USD.


Ở Á châu, kĩ nghệ làm đẹp cũng phát triển không kém. Số ca phẫu thuật thẩm mĩ ở Trung Quốc hiện nay đứng hàng thứ 3 thế giới. Nhật Bản và Hàn Quốc cũng là những nước có kĩ nghệ làm đẹp phát triển chẳng thua kém gì so với các nước Âu Mĩ.


Ở Việt Nam, tuy không có con số thống kê cụ thể, nhưng nhìn qua mật độ các cơ sở làm đẹp tại các thành phố lớn, có thể đoán rằng kĩ nghệ làm đẹp ở Việt Nam đang "tăng trưởng một cách thần kì". Chỉ riêng Bệnh viện Chợ Rẫy, mỗi năm ước tính có đến 100.000 khách hàng đến giải phẫu thẩm mĩ các loại, trong số đó có khoảng 6.500 nữ nâng ngực.


Sự tăng trưởng này song song với phát triển kinh tế có lẽ xuất phát từ nhu cầu làm đẹp của nữ giới, những người muốn có sắc diện giông giống phụ nữ Hàn Quốc hay Âu Mĩ.


Rủi ro từ phẫu thuật thẩm mĩ


Nhưng giải phẫu thẩm mĩ là một can thiệp mang tính "xâm phạm" và có khi nguy hiểm. Một số biến chứng hậu phẫu thuật như nhiễm trùng, mất máu, máu tụ ở gan, tổn thương đến não, tê liệt cơ, đột quị, thậm chí tử vong có thể xảy ra khá thường xuyên. Có nhiều trường hợp sau phẫu thuật cơ phận trở nên mất cân đối hay mang sẹo suốt đời.


Ở Việt Nam, vì thiếu nghiên cứu và kiểm soát nên không có những số liệu về tai biến y khoa sau phẫu thuật thẩm mĩ. Nhưng những câu chuyện lưu truyền về "tiền mất tật mang" và "lợn lành thành lợn què" khá phổ biến.


Nguy cơ nghiêm trọng nhất liên quan đến giải phẫu thẩm mĩ là tử vong. Một nghiên cứu ở Mĩ trên 1.200 bác sĩ thẩm mĩ cho thấy, tỉ lệ tử vong từ phẫu thuật hút mỡ bụng là 1 trên 5000. Khoảng 3 năm trước, một ca sĩ người Trung Quốc 24 tuổi đã chết trong khi phẫu thuật thẩm mĩ.


Những rủi ro và nguy cơ tử vong của phẫu thuật thẩm mĩ đã trở thành mối bận tâm của giới y khoa. Các cơ sở làm đẹp quảng cáo rầm rộ về những thành tựu tuyệt vời của phẫu thuật mà không đề cập đến rủi ro trong hay sau phẫu thuật.











phẫu thuật thẩm mỹ, thẩm mỹ viện Cát Tường, đạo đức nghề Y
Khách hàng của bác sĩ Tường đã tử vong sau khi phẫu thuật thẩm mỹ

Điều này rất lạ lùng vì phẫu thuật thẩm mĩ được thực hiện trên người bình thường (chứ không phải bệnh nhân), đáng lẽ kĩ nghệ này phải được kiểm soát chặt chẽ, nhưng trong thực tế thì rất lỏng lẻo. Ngày nay, ở một số nơi, ai cũng có thể hành nghề giải phẫu.


Báo chí mới tường thuật một trường hợp tử vong vì giải phẫu mí mắt mà nhà giải phẫu là một bác sĩ về mắt! Thậm chí, có nha sĩ tiến hành những ca giải phẫu thay tóc! Trường hợp vị bác sĩ ở Hà Nội chưa có giấy phép hành nghề phẫu thuật thẩm mĩ cũng nằm trong xu hướng chung về sự lỏng lẻo trong quản lí kĩ nghệ này.


Đã có kêu gọi hạn chế, thậm chí cấm, các quảng cáo về giải phẫu thẩm mĩ. Trong khi các ngành nghề phẫu thuật chữa bệnh và thuốc điều trị không được phép quảng cáo thì ngành phẫu thuật thẩm mĩ được quảng cáo ở nhiều nước, kể cả Việt Nam.


Quảng cáo kĩ nghệ làm đẹp có thể hợp pháp nhưng vấn đề đạo đức thì có thể cần bàn thêm. Cần nói thêm rằng phẫu thuật thẩm mĩ được thực hiện trên người bình thường (không mắc bệnh), và đó là một điều có thể nói là... lạ lùng. Một bác sĩ phẫu thuật thẩm mĩ từng viết: "Thật là kinh ngạc khi chúng ta được phép mổ xẻ trên những người bình thường. Ý tưởng được mổ trên người hoàn toàn bình thường quả là một đặc quyền khó tin".


Lựa chọn chuẩn thẩm mĩ


Cả hai người, cô ca sĩ Trung Quốc và nữ khách hàng ở Hà Nội, thực ra đều thuộc vào nhóm những người có sắc vóc. Ấy thế mà họ vẫn tự nguyện tìm đến phẫu thuật để làm xinh đẹp hơn.


Lựa chọn của họ khiến nhiều nhà xã hội học bận tâm và đặt câu hỏi tại sao: tại sao phụ nữ Á châu sẵn sàng hi sinh tiền của và chấp nhận nguy cơ biến chứng để làm đẹp. Trong xã hội ngày nay, rất hiếm có một người nào hài lòng với thân thể của chính mình. Có những người ăn không ngon ngủ không yên vì cái tai vểnh cao quá, cái mũi quá thấp, hay bộ ngực còn "khiêm tốn", v.v... Một số cảm thấy không hài lòng chỉ đơn giản vì là đối tượng dè bỉu của người khác.


Những tì vết bên ngoài cơ thể có khi là một yếu tố có thể làm cho người ta không hạnh phúc, và là rào cản trong giao tế xã hội. Trong một xã hội hiện đại, nhiều khi chúng ta được đánh giá qua ấn tượng về cơ thể của chúng ta mà người khác tiếp nhận. Do đó, giải phẫu thẩm mĩ có thể xem như một cách thức chăm sóc nhu cầu của cơ thể con người.


Trong thực tế, đường ranh phân biệt giữa giải phẫu thẩm mĩ và giải phẫu tái thiết càng ngày càng khó nhận ra, đặc biệt là khi các nhà giải phẫu mô tả công việc của họ như là "chữa trị" cái phần tâm thần qua việc điều chỉnh cơ thể.


Nhưng những quảng bá về giải phẫu thẩm mĩ cũng cần phải được nhìn qua một lăng kính khác về văn hoá. Những người làm đẹp hay làm trong kĩ nghệ này thường nói rằng "không có phụ nữ xấu, chỉ có phụ nữ không biết làm đẹp". Câu này có thể đúng một phần (về trang điểm), nhưng vấn đề lớn hơn là ở chữ "làm đẹp". Đẹp theo chuẩn mực nào, và ai là người đặt ra chuẩn mực về cái đẹp.


Tác giả của Sáng Thế ký viết "Chúa tạo ra loài người theo hình ảnh của Ngài," còn Thánh Paul thì hỏi "thể xác của bạn là một ngôi đền của Chúa?". Chúa ở đây là theo hình tượng phương Tây.


Ngày nay, một số đông phụ nữ, có thể nói không ngoa rằng phần lớn phụ nữ Việt Nam ngày nay lấy cái chuẩn đẹp là người Âu Mĩ. Một làn da trắng, má lúm đồng tiền, cái mũi cao, bộ ngực nở nang, v.v. là những đặc điểm nhiều phụ nữ ước mơ có được.


Do đó, sự khát khao vượt qua, tự nó, được bắt nguồn từ sự thống trị của một lí tưởng thẩm mĩ đang thịnh hành ở Âu châu. Đó là cái cằm của thần vệ nữ Venus, đôi mắt của Fountainbleu Diana, môi của Europa, mũi của Psyche, và lông mày của Mona Lisa. Điều này cũng giải thích tại sao phụ nữ Á đông sống trong các xã hội Tây phương có xu hướng nhuộm tóc thành màu vàng, để tự đồng hóa mình với lí tưởng đẹp của phụ nữ bản xứ.


Một khi đã xoá bỏ được những dị biệt chủng tộc về cái đẹp, người ta suy nghĩ đến việc thay đổi những cơ phận khác trong cơ thể để gợi cảm và chống lại lão hóa. Hitler và Mussolini từng ra lệnh giải phẫu thẩm mĩ cho lính để nâng cao sức khỏe, kể cả sửa mí mắt. Một nghệ sĩ nổi tiếng người Pháp tên là Orlan đã từng đi giải phẫu ít nhất là 10 lần để theo đuổi cái lí tưởng mà bà gọi là "Sự tái sinh của Thánh Orlan".


Đàn ông cũng như phụ nữ liên tục tìm đến giải phẫu thẩm mĩ để tìm đến một sự hoàn hảo. Một kì giải phẫu lần này sẽ dẫn đến một kì giải phẫu kế tiếp, và kế tiếp. Và, trong xu hướng khách hàng giải phẫu càng ngày càng trẻ, chu kì giải phẫu thẩm mĩ sẽ còn kéo dài và nhiều hơn trong tương lai.


Với cái giá khá đắt của giải phẫu thẩm mĩ, cơ thể con người dần dần trở thành, không phải như là một món quà mầu nhiệm, nhưng là một công trình, một dự án đầy thử thách cho kĩ nghệ làm đẹp. Giải phẫu thẩm mĩ có thể là một món quà diệu kì của khoa học, nhưng món quà đó cần phải được đặt trong lí tưởng thẩm mĩ và bối cảnh văn hóa của một dân tộc, hơn là một sản phẩm lai căng của sự đầu hàng trước một văn hóa ngoại lai.


GS. Nguyễn Văn Tuấn (từ Úc)


>> Mời độc giả ghé thăm và đóng góp ý kiến cho trang Fanpage của Tuần Việt Nam



phẫu thuật thẩm mỹ, thẩm mỹ viện Cát Tường, đạo đức nghề Y





Bộ trưởng, chủ tịch tỉnh phải tiếp dân hàng tháng

Bộ trưởng, chủ tịch tỉnh phải tiếp dân hàng tháng

- Dự thảo luật Tiếp công dân quy định chủ tịch UBND xã phải tiếp công dân ít nhất 1 ngày/tuần, chủ tịch huyện 2 ngày/tháng; chủ tịch tỉnh, bộ trưởng 1 ngày/tháng.





Sau nhiều ý kiến ĐB nhận định trách nhiệm người đứng đầu trong luật Tiếp công dân còn "nhẹ", dự thảo đã quy định họ phải trực tiếp tiếp công dân đột xuất trong hai trường hợp.


Đó là khi có vụ việc gay gắt, phức tạp, kéo dài, có nhiều người tham gia, ý kiến của các cơ quan, tổ chức còn khác nhau.


Người đứng đầu cũng phải trực tiếp "ra mặt" trong những vụ việc nếu không chỉ đạo, xem xét kịp thời có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng hoặc có thể dẫn đến hủy hoại tài sản của Nhà nước, của tập thể, xâm hại đến tính mạng, tài sản của nhân dân, ảnh hưởng đến an ninh, chính trị, trật tự, an toàn xã hội.


Về định kỳ, chủ tịch UBND xã phải tiếp công dân trực tiếp ít nhất 1 ngày/tuần, chủ tịch huyện 2 ngày/tháng, chủ tịch UBND tỉnh là 1 ngày/tháng.


Các bộ trưởng, trưởng ngành cũng phải trực tiếp tiếp công dân ít nhất mỗi tháng 1 lần.


Khi tiếp công dân, người đứng đầu phải có ý kiến trả lời về giải quyết vụ việc cho công dân. Trường hợp chưa trả lời ngay được thì chỉ đạo các cơ quan, tổ chức, đơn vị, công chức, viên chức thuộc quyền quản lý của mình kịp thời xem xét, giải quyết và thông báo thời gian trả lời cho công dân.











luật tiếp công dân, bộ trưởng, khiếu kiện, chủ tịch tỉnh, khiếu nại, tố cáo
ĐB Nguyễn Thành Bộ: Đơn thư hiện nay bị chuyển vòng vèo...

Thảo luận nội dung này chiều nay (28/10), ĐB Nguyễn Thành Bộ (Thanh Hóa) cho rằng hạn chế lớn nhất của công tác tiếp công dân hiện nay là chưa gắn với việc giải quyết, dẫn đến đơn thư chuyển vòng vèo, đùn đẩy, né tránh trách nhiệm.


"Cứ để khiếu kiện kéo dài, tồn đọng, gây bức xúc cho dân không giải quyết được thì hệ thống tiếp công dân quy mô lớn mà kết quả tiếp dân nhỏ", ông Bộ nói, "Do đó, luật cần nhấn mạnh trách nhiệm người đứng đầu".


ĐB Ngô Đức Mạnh (Bình Thuận) thì vẫn muốn làm rõ chế tài xử lý trách nhiệm trong trường hợp người đứng đầu không tiếp công dân đúng như luật định.


Áp lực lớn cần người có năng lực


Các ĐB cũng muốn luật quy định rõ hơn yêu cầu về năng lực và phẩm chất đối với cán bộ làm công tác tiếp dân.


ĐB Huỳnh Văn Tiếp (Cần Thơ) phản ánh: "Ở nhiều nơi cán bộ còn phiền hà, sách nhiễu, không lắng nghe, thiếu trách nhiệm trong ghi chép tiếp nhận đơn thư, không trung thực trong tham mưu đề xuất với các cơ quan có thẩm quyền để giải quyết, góp phần dẫn đến oan sai, bức xúc trong dân".











luật tiếp công dân, bộ trưởng, khiếu kiện, chủ tịch tỉnh, khiếu nại, tố cáo
ĐB Huỳnh Văn Tiếp: Ở nhiều nơi cán bộ còn phiền hà, sách nhiễu, không lắng nghe

Chia sẻ điểm này, ĐB Nguyễn Thị Khá (Trà Vinh) cho rằng ngoài quy định về trang phục, tác phong của cán bộ tiếp công dân, luật còn phải chỉ rõ họ cần có năng lực trình độ về pháp luật để có thể giải đáp để người dân hiểu và không tiếp tục khiếu kiện đông người, kéo dài nữa.


"Trong trường hợp người dân đến khiếu nại tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của người tiếp công dân mà gặp đúng người mà mình khiếu kiện, cần có cách giải quyết, phân công một cách khách quan", bà Khá nói.


ĐB Huỳnh Văn Tiếp cũng cho rằng luật cần bổ sung các quy định về quyền và nghĩa vụ của người dân đi khiếu nại, tố cáo.


Luật Tiếp công dân sẽ được tiếp thu, chỉnh sửa để biểu quyết thông qua chiều 25/11.


Chung Hoàng - Ảnh: Minh Thăng



luật tiếp công dân, bộ trưởng, khiếu kiện, chủ tịch tỉnh, khiếu nại, tố cáo