Thảm Cho Bé

Các mẫu Thảm Cho Bé, Thảm Xốp Cho Trẻ, Thảm Lót Nhà Trẻ Eva, Thảm Cho Bé được làm từ chất liệu cao su và hạt nhựa Eva xuất xứ từ Việt Nam đảm bảo an toàn, không độc hại, độ đàn hồi cao và đặc biệt rất bền bỉ. Công dụng chống trơn và hạn chế chấn thương khi tập luyện sử dụng để trải lót sàn phòng tập võ; phòng tập luyện cho các bộ môn thể thao nhào lộn, Aerobic, trường học, nhà trẻ và phòng tập luyện võ thuật các bộ môn như: Taekwondo; Karatedo; Vovinam; Võ cổ truyền; Pencak silat; Sanshuu; Aikido; Judo; Boxing; Kickboxing; Muay; MMA..

GIẢM TỪ 20% KHI MUA THẢM TẬP VÕ SỐ LƯỢNG LỚN LH: 09 68 59 33 78

Thảm cho trẻ với các đường viền dễ dàng nối liền với nhau tạo thành một không gian rộng cho bé vui chơi thoải mái. Thảm xốp lót sàn cho trẻ được làm từ chất liệu cao su và hat nhựa eva, rất êm ái, bề mặt tiếp xúc chống trơn trượt sẽ đảm bảo được độ an toàn khi bé sử dụng.


Thảm Cho Bé




– Thảm lót sàn giúp giảm lực va đập khi bé ngã, giữ an toàn cho bé khi nô đùa.

– Bề mặt thảm xốp có thiết kế sần nhỏ chống trơn trượt hiệu quả.

– Giúp bé vui chơi an toàn, hạn chế trường hợp trượt ngã khi nô đùa.

– Thảm ghép chia miếng dễ dàng lắp ráp phù hợp từng không gian.

– Thuận tiện tháo ra những lúc không sử dụng giúp bảo quản tiện lợi.

– Bề mặt xốp nhanh khô, dễ dàng lau sạch để đảm bảo vệ sinh tốt hơn.

– Màu sắc rực rỡ của từng miếng thảm xốp mang đến vẻ tươi sáng cho căn phòng.

Thảm Tập Võ các bộ môn như: Taekwondo; Karatedo; Vovinam; Võ cổ truyền; Pencak silat; Sanshuu; Aikido; Judo; Boxing; Kickboxing; Muay; MMA.. .Là một trong những dụng cụ không thể thiếu cho bộ môn võ thuật và các môn thể thao.Là thảm mút xốp eva hàng Việt Nam chất lượng cao dùng lót sàn phòng tập võ.… giao hàng toàn quốc.

Thảm Tập Võ là sản phẩm thảm mút xốp eva hàng Việt Nam chất lượng cao, sử dụng để trải lót sàn phòng tập võ; phòng tập luyện cho các bộ môn thể thao nhào lộn, Aerobic, trường học, nhà trẻ.

Độ đàn hồi của thảm tốt sẽ giúp quá trình luyện tập của bạn trở nên dễ dàng hơn. Đặc biệt là khi thực hiện các động tác chống tay, chân hay tiếp xúc với mặt sàn sẽ không gây thương tích hay bị đau. Vì thế, dựa vào nhu cầu luyện tập bạn nên chọn cho mình những loại thảm tập võ có độ đàn hồi khác nhau.

Thứ Hai, 30 tháng 9, 2013

Chính phủ Mỹ chính thức ngừng hoạt động

Chính phủ Mỹ chính thức ngừng hoạt động

Chính phủ Mỹ bắt đầu chính thức ngừng hoạt động vào sáng sớm nay (0h giờ Mỹ - 11h trưa 1/10 giờ VN) sau khi các nghị sĩ không thể đi tới nhất trí về một kế hoạch chi tiêu ngắn hạn.







chính phủ Mỹ, ngừng hoạt động


Trong thông báo được Nhà Trắng đưa ra ngay trước lúc nửa đêm (trưa ngày 1/10 giờ VN), cơ quan quản lý hành chính và ngân sách Mỹ đã chỉ dẫn các cơ quan liên bang "thực thi các kế hoạch để việc ngừng hoạt động (do thiếu tiền) diễn ra trong trật tự".


Các công viên quốc gia, tượng đài và viện bảo tàng cũng như hầu hết các cơ quan liên bang sẽ đóng cửa. Hàng chục nghìn nhân viên kiểm soát không lưu, quản giáo nhà tù và nhân viên tuần tra biên giới sẽ phải làm việc mà không được trả lương.


Đây là lần đầu tiên chính phủ Mỹ ngừng hoạt động trong vòng 17 năm, sau khi Quốc hội - bị chia rẽ về sáng kiến chăm sóc sức khỏe của Tổng thống Obama, không đạt được thỏa thuận về cấp ngân sách cho các cơ quan liên bang.


Vài giờ trước hạn chót nửa đêm, Hạ viện đã thông qua đề xuất thứ 3 trong vòng hai tuần để cấp ngân sách cho chính phủ trong vòng vài tuần. Giống như các kế hoạch trước, đề xuất mới cũng tìm cách làm suy yếu đạo luật chăm sóc sức khỏe hợp túi tiền bằng cách trì hoãn thực thi "ủy nhiệm cá nhân" - điểm cốt yếu của luật vốn đòi hỏi mọi người dân Mỹ phải có bảo hiểm y tế.


Tuy nhiên, thượng viện do đảng Dân chủ dẫn dắt đã mau chóng bác bỏ kế hoạch này.


Các nghị sĩ đảng Cộng hòa dự đoán, việc chính phủ ngừng hoạt động sẽ kéo dài ít nhất một tuần.


Các đảng viên Dân chủ dự đoán nếu tình trạng chính phủ bị tê liệt kéo dài tới cuối tuần này, tranh cãi về việc cấp ngân sách cho chính phủ sẽ dẫn tới một cuộc chiến nghiêm trọng hơn về giới hạn nợ liên bang 16,7 nghìn tỷ USD.


Bộ Tài chính sẽ bắt đầu thiếu tiền để trả các hóa đơn của chính phủ vào ngày 17/10 nếu Quốc hội không thông qua một khoản vay bổ sung. Do còn rất ít thời gian để tránh việc Mỹ bị vỡ nợ lần đầu tiên, các thành viên đảng Dân chủ dự đoán, các cuộc bàn bạc sẽ được tiến hành sớm.


Hoài Linh (Theo Washington Post, Huffington Post)




Cắt khối thép khổng lồ tìm thi thể nạn nhân

Cắt khối thép khổng lồ tìm thi thể nạn nhân

- Đến 0h ngày 1/10, lực lượng chức năng mới đưa được thi thể nạn nhân Nguyễn Chí Thành ra khỏi đống đổ nát vụ sập cột phát sóng.


CẬN CẢNH HIỆN TRƯỜNG VỤ ĐỔ CỘT PHÁT SÓNG


Như VietNamNet đã đưa tin, chiều 30/9, do ảnh hưởng của bão số 10, cột phát sóng Trạm phát sóng phát thanh TP. Đồng Hới (Quảng Bình) cao 150m đã bị đổ sập, đè chết 2 người, 1 người khác nhập viện trong tình trạng nguy kịch.












cột phát sóng; Đồng Hới; Đài TNVN


Lực lượng chức năng triển khai công tác cứu hộ suốt đêm 30/9 để đưa thi thể nạn nhân xấu số ra khỏi hiện trường.


cột phát sóng; Đồng Hới; Đài TNVN


Biển hiệu cột phát sóng được tìm thấy trong đống đổ nát

Ngay sau khi xảy ra vụ việc, lực lượng chức năng đã có mặt tại hiện trường, tiến hành di chuyển thi thể nạn nhân Lê Thanh Nghị (SN 1973) ra khỏi đống đổ nát.


Thi thể nạn nhân còn lại là anh Nguyễn Chí Thành bị mắc kẹt dưới nhiều khối sắt thép, lực lượng cứu hộ gặp rất nhiều khó khăn để giải phóng hiện trường.


Tối 30/9, đích thân Phó Chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Quảng Bình, Đại tá Châu Tiến Dũng cùng lãnh đạo CA tỉnh đã trực tiếp chỉ đạo công tác cứu hộ tại hiện trường.


Cơ quan chức năng đã điều động cả lực lượng CSCĐ, Cảnh sát PCCC tham gia giải phóng các khung thép bị đổ sập.


Đến 0h ngày 1/10, lực lượng cứu hộ đã đưa được thi thể nạn nhân Nguyễn Chí Thành ra khỏi đống đổ nát, tiến hành bàn giao cho người thân.












cột phát sóng; Đồng Hới; Đài TNVN


Lực lượng quân sự tỉnh tham gia công tác cứu hộ.


cột phát sóng; Đồng Hới; Đài TNVN



Thi thể nạn nhân bị đè dưới nhiều khối sắt thép.



Trao đổi với VietNamNet cuối ngày 30/9, ông Nguyễn Ngọc Phụng, Chánh VP Ban chỉ huy PCLB tỉnh Quảng Bình cho biết, Trạm phát sóng phát thanh Đồng Hới do Đài Tiếng nói Việt Nam quản lý.


Cột thu, phát sóng đã được xây dựng và sử dụng từ nhiều năm qua.


Hiện lực lượng chức năng địa phương đang tiến hành khắc phục hiện trường, cũng như triển khai công tác cứu hộ sau bão số 10 trên khắp các địa bàn bị ảnh hưởng.









XEM VIDEO TÌM NẠN NHÂN VỤ ĐỔ CỘT PHÁT SÓNG:



Cao Nam – Duy Tuấn – Phi Long













Đủ điều kiện sẽ giảm giá xăng dầu ngay

Đủ điều kiện sẽ giảm giá xăng dầu ngay

Thủ tướng đã có chỉ đạo Bộ Công Thương cần xem xét giảm giá bán lẻ xăng dầu, song, đại diện Bộ Công Thương lại cho rằng, “giá có lúc tăng lúc giảm và sẽ phối hợp với Bộ Tài chính xem xét, nếu đủ điều kiện sẽ cho giảm giá ngay”.


Sẽ giảm ngay nếu đủ điều kiện

Giá bán lẻ xăng dầu đã được đích thân Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng “nhắc nhở” tại phiên họp Chính phủ thường kỳ chiều 29/9. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã yêu cầu, đối với mặt hàng xăng dầu, trước tình hình căng thẳng Syria đã dịu đi, tác động tích cực đến giá dầu thô và xăng dầu thế giới, Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng cần xem xét, chỉ đạo các doanh nghiệp đầu mối xăng dầu cân nhắc việc giảm giá bán lẻ xăng dầu trong nước.


Trả lời báo chí tại cuộc họp báo chiều qua 30/9, Phó Vụ trưởng Vụ thị trường trong nước, Bộ Công Thương, ông Vũ Xuân Chiến cho hay: “Việc giảm giá xăng dầu là theo chỉ đạo của Chính Phủ, việc tăng giảm giá vẫn phải theo Nghị định 84. Hiện nay, Bộ Công Thương vẫn theo dõi sát giá thế giới”.











xăng dầu, tăng giá

“Những ngày cuối tháng 9, giá xăng dầu thế giới có thấp hơn đầu tháng 9 nhưng giá xăng dầu có lúc tăng lúc giảm chứ không giảm liên tục. Bộ sẽ phối hợp với Bộ Tài Chính nếu đủ điều kiện sẽ cho giảm giá ngay”, ông Chiến nhấn mạnh.


Hiện nay, giá xăng A92 vẫn được giữ ở mức 24.270 đồng/lít, giá dầu diezen 22.310 đồng/lít, giá dầu hỏa 22.020 đồng/lít và dầu mazut loại 3,0S ở mức 18.810 đồng/kg .


Sau khi được điều chỉnh giảm 300 đồng/lít ở ngày 22/8, đến nay, các mức giá này vẫn đang… lỗ, theo Hiệp hội xăng dầu Việt Nam.


Tính đến ngày 27/9, giá xăng gẫn đang lỗ 365 đồng/lít. Dầu diezen lỗ 478 đồng/lít, dầu hỏa lỗ nặng nhất 1.018 đồng/lít và dầu madut lỗ nhẹ nhất là 178 đồng/kg.


Tuy nhiên, các DN đang được bù từ Quỹ bình ổn với mức: xăng 300 đồng/lít, dầu điêzen 400 đồng/lít, dầu hỏa 800 đồng/lít, đồng thời giảm tính lợi nhuận định mức từ 300 đồng/lít xuống 100 đồng/lít. Như vậy, các mức lỗ trên sẽ giảm đi.


Tự định giá không có nghĩa muốn làm gì thì làm


Liên quan đến dự thảo Nghị định 84 mới về kinh doanh xăng dầu vừa được Bộ Công Thương trình Chính phủ, ông Chiến khẳng định, Nghị định mới sẽ khắc phục những tồn tại bất cập của Nghị định cũ.


“Biên độ điều chỉnh giá giữ ở mức 5% thay vì 7%. Chúng ta giao cho doanh nghiệp tự quyết giá xăng dầu thì phải hiểu là không phải muốn làm gì thì làm. Quyền định giá đều có sự giám sát của Liên bộ cũng như phải tuân thủ quy định của Nghị định mới”, ông Chiến cho hay.


Trong dự thảo vừa trình, các doanh nghiệp xăng dầu được tăng giá 5% nếu như các yếu tố đầu vào cấu thành giá cơ sở biến động tăng 5% so với giá bán lẻ hiện hành. Còn nếu đầu vào tăng lên quá 5%- 8%, các DN sẽ phải trình phương án đăng ký và bù đắp một phần từ Quỹ bình ổn. Nếu tăng trên 8%, giá xăng dầu sẽ được Nhà nước bình ổn.


Ngược lại, các DN cũng phải giảm 5% giá khi đầu vào giảm 5%. Nếu giảm quá mức này, Liên Bộ sẽ tính toán các khoản thu khác như thuế, phí… trước khi còn dư địa cho DN để giảm giá tiếp.


Ông Nguyễn Xuân Chiến cho hay, việc tính giá xăng dầu không phụ thuộc vào thời gian 30 ngày mà còn liên quan đến thuế, quỹ bình ổn, tình hình kinh tế vĩ mô... Công thức tính giá cơ sở còn liên quan đến nhiều yếu tố khác nên thời gian điều chỉnh trong dự thảo mới chưa đưa ra, Bộ Công Thương sẽ nghiên cứu và tiếp tục đề nghị Chính Phủ sửa đổi, bổ sung.


“Có ý kiến cho rằng, dự thảo Nghị định này vẫn nặng về cơ chế xin cho, quan điểm của Bộ là mặt hàng này sẽ tiến tới cơ chế thị trường, nhà nước không bù lỗ cho doanh nghiệp xăng dầu và điều này thể hiện không nặng về cơ chế xin cho.Mức điều chỉnh trong 5% là hướng tiến tới cơ chế thị trường”, ông Chiến nói.


Phạm Huyền






Lương chưa đủ sống sao lại đòi giảm?

Lương chưa đủ sống sao lại đòi giảm?

Đề xuất giảm lương của Bộ Tài chính khiến các chuyên gia kinh tế ngạc nhiên khi đi ngược chính sách tháo gỡ khó khăn cho người lao động, nền kinh tế hiện nay. Điều đó sẽ lợi ít hại nhiều.


Trong hàng loạt giải pháp về khắc phục tình trạng hụt thu ngân sách năm nay, Bộ Tài chính đã đề nghị năm tới, có thể giảm 100.000 tiền lương tối thiểu. Nối tiếp những ý kiến “chê” phản cảm của nhiều thành viên Chính phủ, các chuyên gia kinh tế lên tiếng khẳng định, Bộ Tài chính đang “tiếp cận” vấn đề sai so với chủ trương hiện nay.

Giảm lương tăng khó khăn


Trao đổi với PV VietnamNet, TS Vũ Đình Ánh nói ngay: “Đề xuất giảm lương là không hợp lý ở nhiều góc độ, cả về về cơ cấu thu chi ngân sách và góc độ nền kinh tế đang khó khăn”.


Ông phân tích: “Giảm lương chính là giảm thu nhập của người dân. Ngân sách hụt thu là do các doanh nghiệp khó khăn, do sức mua yếu, hàng tồn kho lớn”.


“Nếu chúng ta đi “siết” tiền lương thì sức tiêu thụ giảm, DN càng yếu hơn. Giảm lương sẽ không giải quyết được vấn đề giải phóng hàng tồn kho, là đi ngược lại với các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho nền kinh tế”, ông Ánh nhấn mạnh.











lương tối thiểu, ngân sách, đầu tư công, tái cơ cấu

Theo ông, gắn với các diễn biến vĩ mô, lương tối thiểu chỉ có xu hướng tăng, vấn đề đặt ra là tăng bao nhiêu, khi nào tăng thôi chứ không thể đặt vấn đề giảm lương đi.


TS Cao Sĩ Kiêm, nguyên Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, ĐB Quốc hội cũng nhìn nhận: “Đề nghị giảm lương vừa không đúng về lý thuyết và cả thực tiễn!”


Ông nói: “Phần lớn, những người lao động có thu nhập thấp, ngoài mức lương cơ bản, họ không có thêm thu nhập gì. Do đó, 100.000 đồng đối với họ sẽ là mức giảm đáng kể. Nếu giảm đi là đánh vào phần lớn những người có thu nhập thấp”.


“Giảm lương thì kết quả kinh tế thu lại không được bao nhiêu mà lại làm triệt tiêu động lực của người lao động. Giảm lương sẽ dẫn đến thiếu lòng tin, tạo ra sự không công bằng trong xã hội. Đề xuất đó không khả thi. Nếu thực hiên thì lợi ít hại nhiều,” vị chuyên gia này bày tỏ.


Ông bình luận thêm: “Động lực để người lao động chấp nhận khó khăn để đóng góp chính là chế độ đãi ngộ. Trong lúc đời sống khó khăn thế này, giá cả tăng lên, lương không tăng lên được thì không bao giờ được đặt ra vấn đề giảm lương”.


Trước đây, Bộ Tài chính chỉ xin giãn lộ trình tăng lương như một giải pháp “đỡ” cho gánh lo ngân sách hàng năm. Năm nay, theo lộ trình, đáng lẽ lương tối thiểu đã tăng lên 1,3 triệu đồng từ 1/5/2013. Nhưng sau đó, vì gánh lo ngân sách của Bộ Tài chính, thời điểm tăng lương đã được rời lại 2 tháng, tới 1/7/2013 và mức tăng chỉ còn 100.000 đồng, thay vì tăng 250.000. Mức lương tối thiểu chỉ còn là 1,050 triệu đồng/tháng. Tổng kinh phí cho lương đã chỉ còn 20.700 tỷ đồng, thay vì mức 60.000 tỷ đồng như kế hoạch ban đầu.


Lần này, đề xuất giảm lương lại được đưa ra ngay khi Bộ Lao động và thương binh xã hội đã tính toán việc tăng lương tối thiểu năm 2014.


Theo dự thảo trình Chính phủ, Bộ này đang đề xuất mức lương cao nhất đối với doanh nghiệp tăng lên cao nhất 2,7 triệu đồng/tháng. Mức lương tối thiểu sẽ chỉ tăng từ 250.000 - 400.000 đồng/tháng. Đây cũng là phương án cuối, đã điều chỉnh thấp hơn so với mức đề xuất của Hội đồng tiền lương quốc gia và Tổng liên đoàn lao động Việt Nam.


Quan trọng là chống lãng phí


Động thái của Bộ Tài chính cho thấy dường như, Bộ này đang “bế tắc” với bài toán ngân sách. Tuy nhiên, các chuyên gia kinh tế đều cho rằng, dư địa cho việc đảm bảo cân đối thu chi không phải đã hết.


TS Vũ Đình Ánh nhận xét, doanh nghiệp - chủ thể lớn nhất nộp ngân sách mà khó khăn thì chuyện ngân sách hụt thu là chuyện phải lường trước được. Vì vậy, phải làm sao ccải thiện tình hình của DN, các DN phải hoạt động được thì mới có cái nộp ngân sách”.


Bên cạnh đó, khi thu không được như ý thì cần phải cắt giảm chi đi. Trong bối cảnh hiện nay, chúng ta thực hiện tái cơ cấu đầu tư công thì phải xem xét, giảm chi đầu tư đi, TS Vũ Đình Ánh nói.











lương tối thiểu, ngân sách, đầu tư công, tái cơ cấu

TS Cao Sĩ Kiêm nói: “Muốn giải quyết khó khăn thu chi, cần phải chống lãng phí, chống dàn trải ở nhiều lĩnh vực hiện nay, như chi tiêu hành chính, chi đầu tư. Có rất nhiều nôi dung có thể tiết kiệm được, như giảm mua sắm hành chính, giảm lễ hội…, những thứ không cần thiết thì phải giảm ngay”.


“Thứ hai, phải tận thu những người có thu nhập cao mà trốn tránh nghĩa vụ đóng thuế. Thứ ba là phải chống tiêu cực trong việc nộp thuế”, Ts Kiêm nhấn mạnh.


Ông nói rằng nếu làm tích cực những vấn đề này chỉ cần vài %, sẽ có tác dụng hơn nhiều so với lựa chọn giảm lương của người lao động. Thêm nữa, chúng ta có thể tăng thu bằng nhiều cách khác, như bán những tài sản nhà nước đang để không lãng phí, lấy tiền bù đắp lại phần hụt thu.


TS Trần Du Lịch trước đây cũng không đồng tình với việc hoãn lương của Bộ Tài chính. Khi đó, trao đổi với báo chí, ông cũng đã nhấn mạnh, cần cắt giảm các khoản chi không cần thiết. Chi ngoài lương còn nhiều khoản vô tội vạ.


“Chúng ta đã sáp nhập các bộ, tổng cục, nhưng thực tế nhiều nơi bộ máy vẫn phình to ra, vẫn có những trường hợp không làm gì vẫn được hưởng lương và tăng lương đều đặn. Nếu cứ như vậy thì rõ ràng tăng lương không hiệu quả, sẽ gây ra những tác dụng tiêu cực… Vì thế, đồng thời với tăng lương là phải nâng hiệu quả hoạt động, tinh giản bộ máy, xem lại những chức năng không cần thiết”, ông cho biết.


Phạm Huyền






Huyền Chip, trí thức lập ngôn và người hùng @

Huyền Chip, trí thức lập ngôn và người hùng @

Gây bão dư luận về một vụ việc gây bão khác, Trần Ngọc Thịnh lặp lại đúng cái sai của ... Huyền Chip.





Cơn bão @


Cô gái trẻ Huyền Chip có lẽ không hình dung bản thân cô và câu chuyện 'chu du thế giới' của cô bỗng một ngày trở thành cuộc tranh luận lớn trên nhiều diễn đàn; kéo nhiều trí thức già/trẻ, lớn/nhỏ vào cuộc tranh luận. Đương nhiên vì thế Huyền Chip và cuốn sách của cô càng trở nên nổi tiếng, theo nhiều khía cạnh. Huyền Chip vui hay buồn vì điều này, chỉ có bản thân cô biết.


Nếu Harry Potter và nhà văn J.K. Rowlings được coi là hiện tượng xuất bản toàn cầu thì Xách ba lô lên là đi và Huyền Chip được coi là 'hiện tượng tranh cãi' toàn ... mạng xã hội Việt. Trong thời đại @, không có điều gì dễ được bỏ qua, không có thông tin nào được bỏ sót... Chỉ cần một cú enter, thông tin đó có thể bị mổ xẻ kỹ lưỡng. Trừ phi bản thân thông tin được đưa ra mà... chẳng ai quan tâm, còn nếu đã được chú ý thì mọi khía cạnh của nó sẽ được 'chụp cắt lớp'.


Những phân tích của độc giả về cuốn sách của Huyền không phải không có lý, và hẳn nhiên cô thừa nhận điều này và chọn cách im lặng, vì sách đã ra, đã đủ ồn ào.


Bỏ qua những chi tiết thiếu logic mà cư dân mạng đã nói nhiều kiểu 'gãy ống đồng' chi phí chuyến đi.. vv.. từ góc độ cá nhân, người viết bài cho rằng sở dĩ Huyền bị phản ứng như thế vì có lẽ từ một chút hiếu thắng, một chút ngông cuồng, một chút bất chấp.. của tuổi trẻ mà Huyền quên đi nguyên tắc rất tối thiểu của không chỉ người viết, mà là người-đưa-thông-tin nói chung.


Hãy hình dung một diễn giả đứng trước đám đông kể câu chuyện: thời sinh viên tôi cũng nghịch ngợm lắm, tôi đã từng cùng đám bạn đói vàng mắt có lần đã nhổ trộm mấy gốc sắn của người dân, kỷ niệm nhớ đời một thời quậy phá... với giọng điệu hài hước, có chút chân thành và giễu nhại, thì người nghe cười và có khi còn phụ hoạ: tôi cũng thế. Đơn giản họ hiểu trên đời chỉ có hai loại người không bao giờ 'vi phạm' gì đó: hoặc siêu giả tạo, hoặc là.. Thánh!


Nhưng nếu diễn giả đó kể chuyện: tôi ăn trộm tiền của bạn cùng phòng với giọng thản nhiên, thậm chí hơi tự đắc, chắc chắn sẽ làm cử toạ sững sờ. Trong khi về bản chất, hai câu chuyện đều về hành động 'ăn trộm'.


Trường hợp của Huyền, nếu cô kể chuyện: tôi từng trốn vé.. tôi bắt buộc phải vượt biên trái phép.. ở một tình huống cụ thể; nếu không hậu quả sẽ... cảm giác hồi hộp căng thẳng vì lý do ABC, bất đắc dĩ... độc giả sẽ thích thú và chia sẻ. Nhưng câu chuyện trốn vé lặp lại lần 2 người ta sẽ băn khoăn, lần 3 sẽ coi thường.


Có một ranh giới, hay chính xác hơn, một nguyên tắc bất thành văn của người-đưa-thông-tin để thuyết phục người nghe, người đọc tin vào những điều mình chia sẻ. Khi vượt qua nguyên tắc/ranh giới đó, thông tin và thậm chí tư cách của người viết sẽ bị nghi ngờ.


Thử đặt một phép so sánh ở thể giả định, cũng là một người phụ nữ đi du lịch 'bụi' như Huyền Chip, nhưng tác giả Tôi là một con lừa - Tiến sĩ Nguyễn Phương Mai, một mình đi qua các nước Trung Đông trải nghiệm 'con đường Hồi giáo' chắc sẽ không gây ra cơn bão như Huyền. Một phụ nữ trưởng thành, sắc sảo, đủ nhạy cảm để nhận biết ranh giới này. Giống như chị nhận mình là 'con lừa' kiểu như câu chuyện 'ăn trộm sắn'.. chỉ làm tăng thêm sự gần gũi của người kể chuyện.


Tất nhiên rất khập khiễng để so sánh một cô gái trẻ 21 tuổi với một tiến sĩ ở tuổi trung niên. Điều này chắc chắn cần thời gian cho Huyền Chip.











Huyền Chíp, Trần Ngọc Thịnh, Xách ba lô lên là đi, tranh luận
Bìa cuốn sách của Huyền Chip. Ảnh: Kiến thức

Người hùng @


Vụ ồn ào của Huyền Chip có lẽ rồi nhanh chóng qua đi như một tai nạn 'chém gió' quá tay. Nhưng câu chuyện trở nên thực sự nghiêm trọng khi một công dân mạng, Trần Ngọc Thịnh, được biết đến là một cựu nghiên cứu sinh fulbrigh biến trang mạng cá nhân của mình thành diễn đàn về vấn đề Huyền Chip. Sẽ rất bình thường khi một độc giả khen/chê một tác phẩm hay một tác giả. Nhưng cách phản ứng, câu chữ và đặc biệt đơn kiến nghị 21 trang của cựu nghiên cứu sinh này lên Cục Xuất bản đề nghị đình bản sách của Huyền, lại đang thổi bùng một cơn bão mới.


Vấn đề ở đây không chỉ nằm ở nội dung bản kiến nghị có gì, không chỉ nằm ở những chi tiết thông tin đã được nói đến nhiều lần, mà điều gây chú ý khác là thái độ và ngôn từ của một cựu nghiên cứu sinh, được cấp học bổng đi học ở một nước phát triển, trên mạng công cộng, gây ngỡ ngàng.


'Đã dốt lại tỏ ra nguy hiểm' 'đỉnh cao chói loà nguỵ biện' 'phe bênh HC toàn là một lũ vô văn hoá' 'tát vỡ mồm ông Lương Hoài Nam' ngu dốt, vô liêm sỉ, hèn nhát.. là những câu chữ xuất hiện khá thường xuyên trong các phát ngôn trên diễn đàn mở của cựu nghiên cứu sinh này.


Nếu hành động phản biện được coi là thẳng thắn, mạnh mẽ của một người đọc văn minh thì ngôn từ khá nặng nề dành cho những người không cùng quan điểm khiến cựu nghiên cứu sinh này gây tranh cãi chẳng kém Huyền Chip. Bên cạnh luồng dư luận ủng hộ, có không ít ý kiến bày tỏ sự ngỡ ngàng, bất bình và nghi ngờ anh.


(Vẫn) là nhận định cá nhân, người viết cho rằng Trần Ngọc Thịnh lặp lại đúng cái sai của ... Huyền Chip. Nghĩa là không có điểm dừng, không kiểm soát được thái độ, thông tin và ngôn từ khiến người đọc khó chịu và nghi ngờ tư cách người phát ngôn, dẫn đến nghi ngờ mục đích và thông tin anh/chị ta đưa ra.


Nếu Trần Ngọc Thịnh chỉ dừng lại ở việc phản biện, phê bình những chi tiết không hợp lý trong sách của Huyền Chip, kể cả việc kiến nghị với những lập luận có căn cứ về việc Huyền Chip đã gây hại cho hình ảnh đất nước như thế nào, vi phạm pháp luật ra sao, gây ảnh hưởng không tốt đến người đọc thế nào... thì anh sẽ nhận được ủng hộ.


Nhưng - như đã nói - sự mất kiểm soát của anh làm cho sự việc lẽ ra được coi là văn minh, lại thành phản tác dụng. Dư luận lại có cơ sở để nghi ngờ, phản bác và bất bình. Với tư cách người-đưa-thông-tin, Trần Ngọc Thịnh làm sai tính quang minh - chính đại cần có của người thuyết phục; bao gồm sự chân thành, hiểu biết, tỉnh táo và tôn trọng (hoặc ít nhất tỏ ra tôn trọng) đối thủ.


Hãy khoan nói đến 'tự do ngôn luận kiểu Mỹ' hay 'văn hoá tranh luận kiểu Việt' như vấn đề đã được mở rộng; phát ngôn 'lũ vô văn hoá' 'tát vỡ mồm' đối tượng tranh luận - thay vì việc chứng minh lập luận của họ không thuyết phục - là những ngôn từ người đọc không mong đợi ở một người có học, nhất là trên diễn đàn công khai anh lập ra với mục đích 'khuyến học', giúp đỡ chắp cánh ước mơ du học.


Một câu chuyện tưởng không liên quan, nhưng cũng khá ồn ào về chuyện 'lập ngôn' là ông Vũ Bảo Thạch - Chủ tịch UBND phường Bạch Đằng (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội): "Mấy đứa vào số 9 Trần Thánh Thông ngã, không đến phường trình báo thì như tai nạn xe máy đầu đường xó chợ. Mà mấy đứa trẻ con hiếu kỳ chỗ nào cũng vào chụp ảnh thì lộn cổ từ tầng 4 chứ kể cả tầng 14 cũng là việc của chúng!" (Dân trí)


Cứ cho rằng ông Thạch phát ngôn kiểu 'xuề xoà' 'tào phào' 'không chính thức'... và "bị" phóng viên ghi âm lại. Nhưng hẳn ngay câu 'tào phào' này ông chỉ có thể thì thầm với người nhà ông, chứ ông tào phào ngoài quán bia để người thứ ba nghe được cũng đủ thành vấn đề.


Chưa bàn đến chức danh, chỉ là một người bậc cha chú nói về tai nạn của người tuổi con cháu mình cách đó, cũng khó được chấp nhận.


'Một lời nói ra, bốn ngựa không đuổi kịp', nhất là thời đại của Internet.. Thánh cũng chịu!


Nổi tiếng trên mạng cũng dễ, tai tiếng cũng càng dễ; người viết chỉ nghĩ thầm giá như những vụ việc gây ảnh hưởng đến quốc kế dân sinh, môi trường và đời sống sức khoẻ người dân như vụ thuốc sâu Nicotex Thanh Thái, bệnh viện Hoài Đức, tráo thuỷ tinh thể ở Viện Mắt... cũng được các trí thức, các nghiên cứu sinh đứng ra làm 'người hùng'; nhiệt tình sử dụng thời gian, tâm huyết và kiến thức được trang bị để phân tích, tranh luận và bảo vệ quyền lợi cộng đồng như 'vụ Huyền Chip', thì xã hội tốt đẹp hơn nhiều lắm!


(Bài viết thể hiện văn phong và quan điểm riêng của tác giả)


Hoàng Hường









Bài cùng tác giả:



Thiên tài sẽ không xuất hiện ở Việt Nam?

Tại sao Đỗ Nhật Nam không thể trở thành những Ngô Bảo Châu tiếp theo. Hay chúng ta phải cay đắng thừa nhận: thiên tài sẽ không xuất hiện ở Việt Nam. Ai cho họ xuất hiện?




Tôi 'sống sót' sau đêm mua đơn vào trường Thực Nghiệm


Tôi có mặt trong đám đông hỗn loạn 'xô đổ cổng trường' đêm đó, và đây là những lời tôi muốn chia sẻ - không phải tư cách nhà báo, mà là của một phụ huynh học sinh.










'Tư duy bao cấp giáo dục quá nặng nề'

'Tư duy bao cấp giáo dục quá nặng nề'

- Góp ý cho dự thảo đề án đổi mới giáo dục, các nhà quản lý giáo dục đang hoạt động ở các trường ngoài công lập cho rằng, tư duy bao cấp trong giáo dục hiện nay còn quá nặng nề - nếu không chuyển hướng sẽ không phát triển được.







Nguyên Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình: "Phải có chương trình đổi mới rõ ràng hơn đối với các bậc học"











đổi mới, giáo dục, Bộ Giáo dục, Hiệu trưởng, đại học
Nguyên phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình

Nếu chúng ta không xây dựng sự nghiệp giáo dục đào tạo (GD-ĐT) tốt đất nước khó mà tiến lên được. Đảng, Nhà nước và nhân dân đã nói rất nhiều về GD-ĐT. Nhưng theo tôi chuyển biến quá chậm.


So với các nước xung quanh, chúng ta tiến chậm hơn. Các tổ chức quốc tế đánh giá Việt Nam trong thời kỳ chiến tranh như một tấm gương về phát triển giáo dục. Nhưng bây giờ họ xếp hạng chúng ta ở gần cuối. Tôi vẫn nghĩ rằng việc sợ từ “cải cách” là không đúng. “Đổi mới” là chưa đủ, cần phải triệt để hơn.


Nhưng thôi, hãy cứ làm đổi mới cho tốt đã.


Trong 3 khâu phổ thông, đại học, dạy nghề thì khâu nào cũng bất cập, cũng có nhiều vấn đề phải đổi mới. Yếu nhất là khâu dạy nghề. So với phổ thông, GD ĐH có nhiều vấn đề hơn. Nhưng trong dự thảo Đề án Đổi mới nói nhiều về chương trình, phương pháp của phổ thông, còn đổi mới ĐH, CĐ như thế nào lại không đề cập nhiều.


Tôi, đề nghị quan tâm hơn nữa đổi mới giáo dục ĐH, CĐ. Vấn đề này chưa rõ trong dự thảo Đề án Đổi mới.


Cần xem lại phải làm gì. Phải có chương trình đổi mới rõ ràng hơn đối với bậc học, chứ không thể chỉ nói chung về quản lý, phương pháp.


Ông Trần Phương, Chủ tịch HĐQT trường ĐH Quản lý và Kinh doanh Hà Nội:"Đọc xong Đề án Đổi mới mà thấy… bâng khuâng"











đổi mới, giáo dục, Bộ Giáo dục, Hiệu trưởng, đại học
Chủ tịch HĐQT trường ĐH Quản lý và Kinh doanh Hà Nội Trần PhươngẢnh GD Việt Nam

Bộ GD-ĐT đưa ra nhiều mục tiêu rất hay mà không thấy “đòi” thêm tiền. Vậy thì tiền đâu ra mà làm? Chỉ có 20% ngân sách mà không thay đổi cách chi tiêu thì sẽ chịu không thực hiện được đề án.


Tôi mong Hội nghị TƯ lần này sẽ giải phóng bao cấp cho các trường ĐH, CĐ công lập. Để cho GD ĐH tiến lên phải xã hội hóa ngay cả các trường công lập. Sẽ chỉ còn bao cấp cho những ngành nghề được đặc biệt quan tâm, cấp học bổng, học phí cho các sinh viên học những ngành có vai trò nghiên cứu quan trọng cho đất nước. Còn tất cả các ngành học khác không bao cấp nữa. Tất cả các trường ĐH như Kinh tế Quốc dân, ĐH Ngoại thương, ĐH Thương mại… thu học phí như trường ngoài công lập.


Cũng cần xem lại việc các trường quân đội đào tạo hệ dân sự. Không có lý gì các trường quân đội lấy quỹ Quốc phòng để đào tạo những ngành học mà trường nào cũng đào tạo được. Tư duy bao cấp trong giáo dục hiện nay còn quá nặng nề - nếu không chuyển hướng sẽ không phát triển được.


Ông Lê Trường Tùng, hiệu trưởng trường ĐH FPT:"Đề án có đưa mục tiêu đáng thất vọng"


Ở trong nhiệm vụ và giải pháp thứ 9 của dự thảo Đề án – Chủ động hội nhập và nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế trong GD-ĐT có đưa ra mục tiêu đáng thất vọng là “Khuyến khích và hỗ trợ công dân Việt Nam đi học tập và nghiên cứu ở nước ngoài bằng kinh phí tự túc”.











đổi mới, giáo dục, Bộ Giáo dục, Hiệu trưởng, đại học
Hiệu trưởng ĐH FPT Lê Trường Tùng

Tại sao một số người nào đó có trách nhiệm dẫn dắt con đường của giáo dục nói chung lại đưa ra quan điểm này? Tôi hy vọng đây chỉ là sai sót, cần chỉnh sửa ngay.


Tôi thực sự không yên tâm khi Chiến lược phát triển giáo dục Việt Nam đến 2020 đã bỏ ra chỉ tiêu dự kiến tỉ lệ sinh viên ĐH, CĐ ngoài công lập chiếm bao nhiêu %. Việc hạn chế số lượng để đảm bảo chất lượng là trái quy luật chung.


Phải so sánh với khu vực xem ít nhất chúng ta đang ở đâu. Như vậy mới định hướng phát triển được. Đầu tháng 9 trong báo cáo cạnh tranh toàn cầu, Diễn đàn Kinh tế thế giới xếp giáo GD ĐH Việt Nam ở vị trí 95, so với khu vực chỉ hơn 3 nước là Lào, Campuchia, Myanma.


Tỉ lệ SV/ 1 vạn dân so với các nước trong khu vực cũng chỉ hơn Lào, Campuchia, Brunei.


Xếp hạng 800 trường ĐH toàn cầu không có trường nào của Việt Nam. Xếp hạng 200 trường ĐH châu Á không có trường nào của Việt Nam.


Như vậy là chúng ta đang đứng ngoài cuộc chơi. Đây là bức tranh không lạc quan. Nếu đến năm 2020 tỉ lệ sinh viên NCL chỉ được 15% thì Việt Nam vẫn chỉ nằm xếp hạng ở con số 100.


Theo định nghĩa chất lượng GD ĐH là thước đo khả năng đáp ứng trong bối cảnh cạnh tranh thì Việt Nam rất đáng lo ngại.


Tôi kiến nghị đưa lại trong văn bản ở các cấp cao nhất con số 40% sinh viên ngoài công lập. Nếu được, đưa phát triển hệ thống các trường ngoài công lập là giải pháp quan trọng, là đòn bẩy để cả hệ thống GD ĐH phát triển.






Sửa đổi quy chế bầu cử trong Đảng

Sửa đổi quy chế bầu cử trong Đảng

Dự thảo sửa đổi, bổ sung Quy chế bầu cử trong Đảng tập trung vào việc ứng cử, đề cử, bầu Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Tổng bí thư, Chủ nhiệm UB Kiểm tra TƯ...




Sáng nay (30/9), hội nghị lần thứ 8 Ban chấp hành TƯ Đảng khóa 11 khai mạc tại Hà Nội. Trong 10 ngày, TƯ thảo luận, cho ý kiến về tình hình kinh tế - xã hội năm 2013, kế hoạch 2014; 3 năm thực hiện nghị quyết Đại hội XI về phát triển kinh tế - xã hội; đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo; Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992; tổng kết 10 năm nghị quyết TƯ 8 (khóa IX) về Chiến lược bảo vệ Tổ quốc và một số vấn đề quan trọng khác liên quan tới công tác xây dựng Đảng.


Phát biểu khai mạc, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng nêu 5 nhóm vấn đề.


Kinh tế vĩ mô


Về tình hình phát triển kinh tế - xã hội, Tổng bí thư đề nghị các ủy viên Trung ương và đại biểu dự hội nghị xem xét báo cáo của Ban cán sự Đảng Chính phủ về tình hình kinh tế - xã hội năm 2013 và dự kiến kế hoạch 2014; Báo cáo tình hình thực hiện nghị quyết Đại hội XI của Đảng về phát triển kinh tế xã hội; đánh giá đúng thực trạng tình hình kinh tế - xã hội, trọng tâm là việc thực hiện 3 khâu đột phá chiến lược gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế. Từ đó đề ra quan điểm, tư tưởng chỉ đạo, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu cho năm 2014 và 2 năm 2014-2015 nhằm thực hiện đạt kết quả cao nhất nghị quyết Đại hội XI.











xây dựng Đảng, quy chế bầu cử trong Đảng, tổng bí thư, Nguyễn Phú Trọng, nợ xấu, bất động sản, hiến pháp

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu khai mạc hội nghị TƯ 8



Để thống nhất nhìn nhận bức tranh thực năm 2013, cần bám sát kết luận của TƯ, nghị quyết của Quốc hội cuối năm 2012 và thực tiễn của đất nước, của bộ, ngành, địa phương nơi công tác, phân tích kỹ tình hình, chỉ rõ những kết quả đạt được trong 9 tháng đầu năm và dự báo cả năm 2013.


Chú trọng làm rõ các vấn đề như kinh tế vĩ mô ổn định đến đâu, liệu có còn tiềm ẩn nguy cơ lạm phát tăng cao trở lại; tính thanh khoản và độ an toàn hệ thống ngân hàng thương mại như thế nào; tình trạng nợ xấu, sở hữu chéo giữa các ngân hàng, thị trường bất động sản bị đóng băng, “thừa tiền, thiếu vốn” được xử lý ra sao; kết quả của những nỗ lực cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp đạt được ở mức nào?


Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục


Về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng nói TƯ cần thảo luận, bàn bạc thật sự kỹ sự cần thiết phải đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đạo tạo; đánh giá thẳng thắn, đúng thực trạng tình hình, nguyên nhân và bài học kinh nghiệm của những thành tựu, kết quả đạt được cũng như những yếu kém, hạn chế cần chấn chỉnh. Đặc biệt là tập trung xác định rõ hơn nội hàm đổi mới căn bản và toàn diện. Phải chăng đổi mới căn bản là đổi mới từ tư duy, quan điểm, tư tưởng chỉ đạo đến mục tiêu, nội dung, phương pháp giáo dục- đào tạo cùng các cơ chế, chính sách tổ chức thực hiện.


Đổi mới toàn diện là đổi mới từ sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước đến đổi mới các cơ sở giáo dục - đào tạo và sự tham gia của gia đình, cộng đồng và xã hôi; đổi mới ở tất cả các bậc học, ngành học, ở cả TƯ và địa phương? Cái gì cần kế thừa, phát huy; cái gì cần bổ sung, sửa đổi? Từ đó hoàn thiện các quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp nhất là những giải pháp chủ yếu, có tính đột phá nhằm đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục- đào tạo theo tinh thần: chấn chỉnh, khắc phục triệt để những khuyết điểm, bất cập lâu nay; củng cố những kết quả, thành tựu đã đạt được; phát triển, nâng chất lượng giáo dục đào tạo lên tầm cao mới.


Sửa Hiến pháp


Đối với dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đề nghị TƯ tiếp tục dành nhiều thời gian nghiên cứu, thảo luận kỹ lưỡng, góp ý cụ thể vào từng chương, điều và toàn văn dự thảo. Tập trung cho ý kiến đối với một số vấn đề còn có các phương án lựa chọn khác nhau, tạo sự thống nhất cao để Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp sớm hoàn chỉnh toàn văn dự thảo.


Bảo vệ độc lập, chủ quyền; bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân, chế độ


Về chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng khẳng định: Tổng kết 10 năm thực hiện nghị quyết TƯ 8 (khóa IX) là việc làm hết sức cần thiết. Đồng thời, cần phân tích thật thấu đáo bối cảnh tình hình trong nước, quốc tế, thấy rõ những biến đổi sâu sắc, diễn biến phức tạp, khó lường và dự báo xu hướng phát triển trong thời gian tới để kịp thời bổ sung, phát triển một số quan điểm, tư tưởng chỉ đạo và điều chỉnh một số nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu trong tình hình mới.











xây dựng Đảng, quy chế bầu cử trong Đảng, tổng bí thư, Nguyễn Phú Trọng, nợ xấu, bất động sản, hiến pháp

Các đại biểu tham dự phiên khai mạc hội nghị TƯ 8, khóa 11



Tập trung làm rõ những thuận lợi, cơ hội cần nắm bắt, những khó khăn và thách thức phải vượt qua để trong mọi tình huống đều bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc; bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ; bảo vệ lợi ích quốc gia, dân tộc; bảo vệ an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội và nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; giữ vững ổn định chính trị và môi trường hòa bình để phát triển đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa.


Quy chế bầu cử trong Đảng


Về công tác xây dựng Đảng, Tổng bí thư cho hay: Tại hội nghị lần này, Bộ Chính trị trình Ban chấp hành TƯ xem xét, quyết định 2 nội dung quan trọng: ban hành Quy chế bầu cử trong Đảng và quyết định việc thành lập các tiểu ban chuẩn bị Đại hội XII của Đảng. Việc xây dựng dự thảo sửa đổi, bổ sung Quy chế bầu cử trong Đảng hiện hành theo nguyên tắc: kế thừa tối đa những nội dung còn phù hợp; sửa đổi, bổ sung những vấn đề đã bộc lộ bất cập trong thực tiễn thi hành.


Những nội dung mới của dự thảo quy chế chủ yếu tập trung vào phạm vi điều chỉnh của quy chế; việc ứng cử, đề cử, bầu Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Tổng bí thư, UB Kiểm tra TƯ, Chủ nhiệm UB Kiểm tra TƯ, bầu bổ sung ủy viên Ban chấp hành TƯ, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, UB Kiểm tra TƯ; thủ tục ứng cử, đề cử…


Theo chương trình, hội nghị Trung ương 8 (khóa XI) làm việc tới ngày 9/10.


Theo VOV



xây dựng Đảng, quy chế bầu cử trong Đảng, tổng bí thư, Nguyễn Phú Trọng, nợ xấu, bất động sản, hiến pháp





Chủ Nhật, 29 tháng 9, 2013

Khi số phận đất nước được quyết trong khán phòng

Khi số phận đất nước được quyết trong khán phòng

-Sẽ dễ dàng hơn cho các nhà ngoại giao nếu họ nhận được sự ủng hộ, hậu thuẫn to lớn từ trong nước. Chính vì vậy, với thực lực vượt trội, các nước lớn thường tỏ ra lấn lướt trong các cuộc đàm phán. Nhưng điều này không phải lúc nào cũng đúng.


Ai cũng biết các động thái ngoại giao có thể ngăn một cuộc chiến tranh. Điều đó thể hiện rõ trong nỗ lực của các bên có liên quan hiện nay liên quan đến tình hình Syria. Giả thử Nga, Mỹ, Syria không nhất trí phương án giải giáp vũ khí hóa học, khả năng sử dụng vũ lực sẽ là rất cao.


Đàm phán Paris kết thúc chiến tranh Việt Nam đã trở thành một điển cứu trong giáo trình chính trị học quốc tế. Được thừa nhận và tôn vinh, ngoại giao không chỉ ngăn ngừa mà còn giúp chấm dứt chiến tranh.


Ngọn đèn lịch sử


Vậy sức mạnh ngoại giao thể hiện ở đâu? Lẽ dĩ nhiên nó phải bắt nguồn từ nội lực bên trong của một quốc gia, bởi sẽ dễ dàng hơn cho các nhà ngoại giao nếu họ nhận được sự ủng hộ, hậu thuẫn to lớn từ trong nước. Chính vì vậy, với thực lực vượt trội, các nước lớn thường tỏ ra lấn lướt trong các cuộc đàm phán.


Nhưng điều này không phải lúc nào cũng đúng.











sức mạnh mềm, ngoại giao, bang giao, thông điệp, đối ngoại, Thủ tướng, NewYork, ShangriLa

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng hội kiến Tổng thống Pháp Francois Hollande.


Ảnh: VGP/Nhật Bắc




Các nước nhỏ đã giành nhiều thắng lợi vẻ vang trên bàn đàm phán. Đó là câu chuyện của Việt Nam trong nỗ lực xuất chúng kết thúc chiến tranh, Singapore giành giữ các lợi ích không tưởng về kinh tế-thương mại, Ba Lan không ít lần đàng hoàng đóng vai trò người hỗ trợ hậu chiến quốc tế, tất cả đều trước, cùng và thậm chí trong thế đương đầu với các nước lớn hơn.


Ngoại giao bao gồm nhiều định nghĩa, nhưng cũng như chính trị, nó là tất cả những gì thuộc về nghệ thuật của các khả năng. Các bài diễn văn là một trong những “bộ môn nghệ thuật đó”. Vận mệnh, khắc mệnh hay tương mệnh của các dân tộc không hiếm khi được quyết định trong một khán phòng.


Người ta sẽ không bao giờ quên bài diễn văn hùng biện “14 điểm” năm 1918 của Woodrow Wilson, tạo tiền đề cho sự ra đời của Hội quốc liên, tiền thân của Liên hợp quốc.


ASEAN sẽ còn mãi nhớ tới lời phát biểu của Thủ tướng Thái Lan Chatichai Choonhavan “biến Đông Dương từ chiến trường thành thị trường”, góp phần xóa mờ ranh giới chia cắt địa chính trị Đông Nam Á trong thập niên 80 của thế kỷ trước.


Hàng chục bài phỏng vấn quốc tế của Ngoại trưởng Nguyễn Cơ Thạch sau năm 1989 đã gây ấn tượng mạnh không chỉ trong lòng bạn bè quốc tế mà còn cảm hóa những người ở phía bên kia khi bóng đen bao vây cấm vận còn phủ kín. Ông không ngại ngần vận dụng ngay cả lời nói của “đối thủ” về khả năng chung luôn có “ánh sáng ở cuối đường hầm”.


Lịch sử cho thấy diễn văn ngoại giao là hợp phần xứng đáng của sức mạnh mềm như quan điểm được chia sẻ rộng rãi của Joseph Nye. Tôn Tử cũng nói đỉnh cao của quan hệ bang giao là “không đánh mà thắng”.


Điểm sáng hiện tại


Gần đây, các bài diễn văn đối ngoại Việt Nam đã đem đến nguồn cảm hứng mới trong bối cảnh kinh tế gặp nhiều thách thức, thời cuộc diễn biến phức tạp, khó lường, dung sai chiến lược dường như đã nhỏ đi.


Tháng 7/2013, tại Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế và Chiến lược-Hoa Kỳ, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã làm nhiều cử tọa, bao gồm nhiều nhà nghiên cứu hàng đầu, bất ngờ thích thú và hưởng ứng với câu hỏi: có ai chỉ được cho chúng tôi đâu là cơ sở của ‘đường lưỡi bò’ không?


Tại Shangri La, hiệu ứng “lòng tin chiến lược” của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã ngay lập tức khiến cộng đồng khu vực, quốc tế thấy một hình ảnh Việt Nam, dù gặp nhiềc thách thức, vẫn tỏ rõ vai trò tích cực, chủ động và có trách nhiệm hơn đối với các công việc chung.


Tương tự như vậy, diễn văn của người đứng đầu Chính phủ tại khóa họp 68 Đại hội đồng Liên hợp quốc ngày 27/9/2013 đã vượt lên trên khuôn sáo của bài phát biểu thông thường. Không chỉ cung cấp các diễn biến mới nhất liên quan đến tình hình an ninh và phát triển toàn cầu, bằng những ví dụ và con số sinh động, bài diễn văn còn thể hiện nhất quán những quan điểm cơ bản của nền ngoại giao Việt Nam trong nỗ lực hội nhập đất nước với những chuẩn mực của thời đại.


Đó là việc đề cao luật pháp quốc tế, nguyên tắc ứng xử chung, bình đẳng và công lý cho mọi quốc gia, tiêu biểu như ở Biển Đông hay việc thực hiện các Mục tiêu Thiên niên kỷ. Bình đẳng bởi vì các quốc gia dù nhỏ cũng có thể có những đóng góp đáng ghi nhận như vai trò của Việt Nam trong việc góp phần bảo đảm an ninh lương thực của thế giới. Công lý là những quốc gia giàu hơn, mạnh hơn, các nước lớn phải đáp ứng được kỳ vọng thể hiện trách nhiệm tương xứng hơn cho các nỗ lực chung của nhân loại. Đi ngược lại những điều đó sẽ làm mất đi hình ảnh quốc gia, một hợp phần thiết yếu của sức mạnh mềm trong thời đại truyền thông và thức tỉnh lương tri.


Cũng với tinh thần đó, bài phát biểu của Thủ tướng tại Paris, nhân dịp hai nước thiết lập “Đối tác chiến lược” đã phản ánh đúng tinh thần lịch sử quan hệ song phương, từ những thời kỳ khó khăn nhất, những câu chuyện tích cực như về bác sĩ Yersin, đến những hợp đồng trị giá hàng tỷ Euro và tinh thần hữu nghị, tin cậy mới. Đáng chú ý, ngôn ngữ của nó không nhằm tái tạo lịch sử bằng các sự kiện khô khan. Trái lại, câu chữ của bài diễn văn đó đã ví quan hệ hai nước như biểu tượng “con tầu đang căng buồm lướt sóng” của Paris, dù có trải qua bão tố cũng sẽ cập bến thành công, nếu được dẫn đường bằng những hành động tỉnh táo ở hiện tại, những bài học quý từ quá khứ và viễn kiến vì một tương lai nhân văn chung.


Trong “kỷ nguyên ánh sáng” (Bill Gate), các cử chỉ và biểu tượng đóng vai trò vô cùng quan trọng. Đó cũng là điểm xuyên suốt trong các tác phẩm gây tiếng vang gần đây của nhà văn, nhà biểu tượng học Dan Brown. Người ta luôn phải trả giá đắt để tìm lại những “biểu tượng đã mất”.


Sức mạnh mềm bao gồm những giá trị phi vật chất. Ý nghĩ và sự tưởng tượng ngay lập tức có thể đưa con người đến mặt trăng. Thực tế là con người đã đặt chân đến mặt trăng, bắt đầu từ những suy nghĩ điên rồ và viễn vông nhất. Là phạm trù thuộc giao tiếp, nghệ thuật và chính trị, ngoại giao là kênh khuếch đại. Bỏ lỡ nó là tự tước đi một nguồn sức mạnh không giới hạn, ẩn chứa trong mọi cá thể chính trị. Tận dụng nó, các quốc gia được chắp thêm đôi cánh.


Những bài diễn văn ngoại giao gần đây của các nhà lãnh đạo Việt Nam một lần nữa cho thấy nhận thức đó đã trở thành hành động cần thiết trong bối cảnh Việt Nam, cộng đồng khu vực, quốc tế cần thêm niềm tin. Thái độ lạc quan, những cách làm riêng mới cần được cổ vũ, nhưng trên hết để thành công chúng phải nhất quán, phù hợp với những nguyên lý phổ quát dẫn dắt toàn nhân loại.


Thạch Hà



sức mạnh mềm, ngoại giao, bang giao, thông điệp, đối ngoại, Thủ tướng, NewYork, ShangriLa





Khi số phận đất nước được quyết trong...khán phòng

Khi số phận đất nước được quyết trong...khán phòng

-Sẽ dễ dàng hơn cho các nhà ngoại giao nếu họ nhận được sự ủng hộ, hậu thuẫn to lớn từ trong nước. Chính vì vậy, với thực lực vượt trội, các nước lớn thường tỏ ra lấn lướt trong các cuộc đàm phán. Nhưng điều này không phải lúc nào cũng đúng.


Ai cũng biết các động thái ngoại giao có thể ngăn một cuộc chiến tranh. Điều đó thể hiện rõ trong nỗ lực của các bên có liên quan hiện nay liên quan đến tình hình Syria. Giả thử Nga, Mỹ, Syria không nhất trí phương án giải giáp vũ khí hóa học, khả năng sử dụng vũ lực sẽ là rất cao.


Đàm phán Paris kết thúc chiến tranh Việt Nam đã trở thành một điển cứu trong giáo trình chính trị học quốc tế. Được thừa nhận và tôn vinh, ngoại giao không chỉ ngăn ngừa mà còn giúp chấm dứt chiến tranh.


Ngọn đèn lịch sử


Vậy sức mạnh ngoại giao thể hiện ở đâu? Lẽ dĩ nhiên nó phải bắt nguồn từ nội lực bên trong của một quốc gia, bởi sẽ dễ dàng hơn cho các nhà ngoại giao nếu họ nhận được sự ủng hộ, hậu thuẫn to lớn từ trong nước. Chính vì vậy, với thực lực vượt trội, các nước lớn thường tỏ ra lấn lướt trong các cuộc đàm phán.


Nhưng điều này không phải lúc nào cũng đúng.











sức mạnh mềm, ngoại giao, bang giao, thông điệp, đối ngoại, Thủ tướng, NewYork, ShangriLa

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng hội kiến Tổng thống Pháp Francois Hollande.


Ảnh: VGP/Nhật Bắc




Các nước nhỏ đã giành nhiều thắng lợi vẻ vang trên bàn đàm phán. Đó là câu chuyện của Việt Nam trong nỗ lực xuất chúng kết thúc chiến tranh, Singapore giành giữ các lợi ích không tưởng về kinh tế-thương mại, Ba Lan không ít lần đàng hoàng đóng vai trò người hỗ trợ hậu chiến quốc tế, tất cả đều trước, cùng và thậm chí trong thế đương đầu với các nước lớn hơn.


Ngoại giao bao gồm nhiều định nghĩa, nhưng cũng như chính trị, nó là tất cả những gì thuộc về nghệ thuật của các khả năng. Các bài diễn văn là một trong những “bộ môn nghệ thuật đó”. Vận mệnh, khắc mệnh hay tương mệnh của các dân tộc không hiếm khi được quyết định trong một khán phòng.


Người ta sẽ không bao giờ quên bài diễn văn hùng biện “14 điểm” năm 1918 của Woodrow Wilson, tạo tiền đề cho sự ra đời của Hội quốc liên, tiền thân của Liên hợp quốc.


ASEAN sẽ còn mãi nhớ tới lời phát biểu của Thủ tướng Thái Lan Chatichai Choonhavan “biến Đông Dương từ chiến trường thành thị trường”, góp phần xóa mờ ranh giới chia cắt địa chính trị Đông Nam Á trong thập niên 80 của thế kỷ trước.


Hàng chục bài phỏng vấn quốc tế của Ngoại trưởng Nguyễn Cơ Thạch sau năm 1989 đã gây ấn tượng mạnh không chỉ trong lòng bạn bè quốc tế mà còn cảm hóa những người ở phía bên kia khi bóng đen bao vây cấm vận còn phủ kín. Ông không ngại ngần vận dụng ngay cả lời nói của “đối thủ” về khả năng chung luôn có “ánh sáng ở cuối đường hầm”.


Lịch sử cho thấy diễn văn ngoại giao là hợp phần xứng đáng của sức mạnh mềm như quan điểm được chia sẻ rộng rãi của Joseph Nye. Tôn Tử cũng nói đỉnh cao của quan hệ bang giao là “không đánh mà thắng”.


Điểm sáng hiện tại


Gần đây, các bài diễn văn đối ngoại Việt Nam đã đem đến nguồn cảm hứng mới trong bối cảnh kinh tế gặp nhiều thách thức, thời cuộc diễn biến phức tạp, khó lường, dung sai chiến lược dường như đã nhỏ đi.


Tháng 7/2013, tại Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế và Chiến lược-Hoa Kỳ, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã làm nhiều cử tọa, bao gồm nhiều nhà nghiên cứu hàng đầu, bất ngờ thích thú và hưởng ứng với câu hỏi: có ai chỉ được cho chúng tôi đâu là cơ sở của ‘đường lưỡi bò’ không?


Tại Shangri La, hiệu ứng “lòng tin chiến lược” của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã ngay lập tức khiến cộng đồng khu vực, quốc tế thấy một hình ảnh Việt Nam, dù gặp nhiềc thách thức, vẫn tỏ rõ vai trò tích cực, chủ động và có trách nhiệm hơn đối với các công việc chung.


Tương tự như vậy, diễn văn của người đứng đầu Chính phủ tại khóa họp 68 Đại hội đồng Liên hợp quốc ngày 27/9/2013 đã vượt lên trên khuôn sáo của bài phát biểu thông thường. Không chỉ cung cấp các diễn biến mới nhất liên quan đến tình hình an ninh và phát triển toàn cầu, bằng những ví dụ và con số sinh động, bài diễn văn còn thể hiện nhất quán những quan điểm cơ bản của nền ngoại giao Việt Nam trong nỗ lực hội nhập đất nước với những chuẩn mực của thời đại.


Đó là việc đề cao luật pháp quốc tế, nguyên tắc ứng xử chung, bình đẳng và công lý cho mọi quốc gia, tiêu biểu như ở Biển Đông hay việc thực hiện các Mục tiêu Thiên niên kỷ. Bình đẳng bởi vì các quốc gia dù nhỏ cũng có thể có những đóng góp đáng ghi nhận như vai trò của Việt Nam trong việc góp phần bảo đảm an ninh lương thực của thế giới. Công lý là những quốc gia giàu hơn, mạnh hơn, các nước lớn phải đáp ứng được kỳ vọng thể hiện trách nhiệm tương xứng hơn cho các nỗ lực chung của nhân loại. Đi ngược lại những điều đó sẽ làm mất đi hình ảnh quốc gia, một hợp phần thiết yếu của sức mạnh mềm trong thời đại truyền thông và thức tỉnh lương tri.


Cũng với tinh thần đó, bài phát biểu của Thủ tướng tại Paris, nhân dịp hai nước thiết lập “Đối tác chiến lược” đã phản ánh đúng tinh thần lịch sử quan hệ song phương, từ những thời kỳ khó khăn nhất, những câu chuyện tích cực như về bác sĩ Yersin, đến những hợp đồng trị giá hàng tỷ Euro và tinh thần hữu nghị, tin cậy mới. Đáng chú ý, ngôn ngữ của nó không nhằm tái tạo lịch sử bằng các sự kiện khô khan. Trái lại, câu chữ của bài diễn văn đó đã ví quan hệ hai nước như biểu tượng “con tầu đang căng buồm lướt sóng” của Paris, dù có trải qua bão tố cũng sẽ cập bến thành công, nếu được dẫn đường bằng những hành động tỉnh táo ở hiện tại, những bài học quý từ quá khứ và viễn kiến vì một tương lai nhân văn chung.


Trong “kỷ nguyên ánh sáng” (Bill Gate), các cử chỉ và biểu tượng đóng vai trò vô cùng quan trọng. Đó cũng là điểm xuyên suốt trong các tác phẩm gây tiếng vang gần đây của nhà văn, nhà biểu tượng học Dan Brown. Người ta luôn phải trả giá đắt để tìm lại những “biểu tượng đã mất”.


Sức mạnh mềm bao gồm những giá trị phi vật chất. Ý nghĩ và sự tưởng tượng ngay lập tức có thể đưa con người đến mặt trăng. Thực tế là con người đã đặt chân đến mặt trăng, bắt đầu từ những suy nghĩ điên rồ và viễn vông nhất. Là phạm trù thuộc giao tiếp, nghệ thuật và chính trị, ngoại giao là kênh khuếch đại. Bỏ lỡ nó là tự tước đi một nguồn sức mạnh không giới hạn, ẩn chứa trong mọi cá thể chính trị. Tận dụng nó, các quốc gia được chắp thêm đôi cánh.


Những bài diễn văn ngoại giao gần đây của các nhà lãnh đạo Việt Nam một lần nữa cho thấy nhận thức đó đã trở thành hành động cần thiết trong bối cảnh Việt Nam, cộng đồng khu vực, quốc tế cần thêm niềm tin. Thái độ lạc quan, những cách làm riêng mới cần được cổ vũ, nhưng trên hết để thành công chúng phải nhất quán, phù hợp với những nguyên lý phổ quát dẫn dắt toàn nhân loại.


Thạch Hà



sức mạnh mềm, ngoại giao, bang giao, thông điệp, đối ngoại, Thủ tướng, NewYork, ShangriLa





Thứ Bảy, 28 tháng 9, 2013

Lạm phát hơn 8%, yên tâm vì còn thấp?

Lạm phát hơn 8%, yên tâm vì còn thấp?

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) cả nước sau khi tăng 0,83% vào tháng 8, lại tiếp tục tăng "sốc" trong tháng 9 mức 1,06% so với tháng trước. Chính điều này khiến cho lo ngại lạm phát quay trở lại tiếp tục được cảnh báo.


Những động lực tăng giá mới

Như vậy, so với cùng kỳ (tháng 9/2012) CPI đã tăng 6,3% và so với tháng 12/2012 đã tăng 4,63%, khiến cho kế hoạch giữ CPI ở mức 7% trong năm 2013 chịu nhiều áp lực.


Gần đây, việc tăng giá bán than cho điện, tăng giá xăng dầu, tăng giá điện... đã tạo nên sức ép lớn với nhiều sản phẩm, nhưng do nhu cầu thấp nên nhiều mặt hàng không dám tăng giá.


Tuy nhiên, vào cuối năm, lúc nhu cầu tăng cao rất có thể nhiều mặt hàng sẽ tăng giá, tác động tới lạm phát. Bên cạnh đó, việc tăng mạnh giá các dịch vụ khám chữa bệnh, giáo dục, văn hóa trong tháng 9 vừa qua sẽ tác động dây chuyền, dễ kéo theo nhiều dịch vụ sản phẩm khác tăng giá trong chù kỳ cuối năm.











lạm phát, CPI, giải ngân, tín dụng, giá, hàng hóa, sản phẩm, dịch vụ.

Báo cáo kinh tế vĩ mô, triển vọng thị trường Việt Nam tháng 9 của HSBC cảnh báo: Áp lực lạm phát của Việt Nam đang gia tăng, tiếp theo đà tăng giá của các dịch vụ y tế, năng lượng và giáo dục trong mùa khai trường. Việt Nam từng có 2 lần lạm phát cao trong tháng 8, với mức tăng 23,8% vào 8/2008 và 23% vào 8/2011.


“Vì vậy, khi giá cả tăng từ mức 7,3% trong tháng 7 so với cùng kỳ năm ngoái lên mức 7,5% trong tháng 8/2013 thì những lo ngại về lạm phát tăng lại xuất hiện”, báo cáo này nhấn mạnh.


Theo thông lệ, CPI chịu nhiều áp lực tăng giá cuối năm, khiến mục tiêu kiểm soát lạm phát sẽ gặp nhiều thách thức.


Các phân tích còn cho thấy, tăng trưởng tín dụng theo kế hoạch năm 2013 đạt 12% nhưng đến nay mới đạt 6,8% như vậy sẽ phải tăng trên 5% trong vòng hơn 3 tháng nữa, tương đương với số tiền khoảng 160.000 tỷ đồng, bình quân mỗi tháng khoảng 50.000 tỷ đồng.


Các NH vẫn đang tiếp trục đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng. Theo số liệu mới nhất của Ngân hàng Nhà nước, tính đến 18/9/2013, huy động vốn tăng 11,74%, thanh khoản của các ngân hàng đang rất dồi dào. Không đẩy được cho vay sản xuất kinh doanh thì đẩy mạnh cho vay tiêu dùng. Sau khi Ngân hàng Nhà nước không còn khống chế tỷ lệ cho vay tiêu dùng dưới 16%, thì nhiều ngân hàng đã đẩy mạnh cho vay khu vực này và có được doanh số tăng vọt từ 24%-40% so với cuối năm 2012.


Hiện không ít NH đang phá đáy lãi suất cho vay để để bơm vốn ra thị trường. Nhiều NH ồ ạt xin nới “room” tín dụng, thậm chí xin nới đến 30%.


Ngoài ra, giải ngân vốn đầu tư công cũng đang vào giai đoạn nước rút.


Theo kế hoạch từ đầu năm, tổng vốn đầu tư phát triển năm 2013 được giao gần 166.000 tỉ đồng, vốn đầu tư từ nguồn trái phiếu Chính phủ là 60.000 tỉ đồng. Song, Kho bạc Nhà nước cho hay tám tháng qua số vốn giải ngân mới đạt trên 143.450 tỉ đồng. Như vậy cũng còn khoảng 80.000 tỷ đồng cần giải trong 4 tháng cuối năm.


Lạm phát vượt 8%?


Khi một lượng vốn lớn đẩy ra trong thời gian ngắn rất dễ tạo ra nguy cơ làm tăng lạm phát. Theo các chuyên gia kinh tế, lạm phát hiện vẫn thấp so với chỉ tiêu, trong khi sản xuất kinh doanh hiện nay rất khó khăn, nếu không rót tiền sẽ khựng lại. Nhưng rót tiền như thế nào để đảm bảo giúp kinh tế hồi phục mà lạm phát không quay trở lại là điều hết sức phải cân nhắc.


Tăng trưởng tín dụng có thể là 12% nhưng nếu chia đều cho 12 tháng thì lạm phát sẽ rất thấp. Ngược lại, nếu tăng trưởng tín dụng dồn mạnh vào 3 tháng cuối năm thì vô cùng nguy hiểm, nền kinh tế không hấp thụ hết lượng tiền mặt dư thừa và như vậy lạm phát dễ trở lại


Một số chuyên gia cho rằng, kiềm chế lạm phát chưa hợp lý, 7 tháng đầu năm thấp, thậm chí có tháng âm, nhưng 2 tháng 8 và 9 vừa qua tăng quá cao ảnh hưởng đến đời sống nhân dân. Nguy cơ lạm phát sẽ đến gần hơn nếu những tháng cuối năm tín dụng bung ra mạnh. Một lượng lớn tiền mặt cung ra thị trường là sẽ đẩy lạm phát lên cao, khó tránh khỏi.











lạm phát, CPI, giải ngân, tín dụng, giá, hàng hóa, sản phẩm, dịch vụ.

Mới đây, Ủy ban Kinh tế Quốc hội dẫn báo cáo triển vọng kinh tế vĩ mô cho rằng, trong trường hợp ít có biến động mạnh về điều hành chính sách kinh tế vĩ mô, cú sốc giá năng lượng, hàng hóa trên thị trường thế giới, năm 2013 lạm phát sẽ ở mức 7,32%. Song nếu có biến động đáng kể như tăng tỷ giá, nới lỏng chính sách tín dụng, đầu tư công, giá điện, than, xăng dầu, dịch vụ y tế tăng mạnh… thì lạm phát có thể trên 8,84%.


Ngân hàng phát triển châu Á (ADB) cũng dự báo lạm phát Việt Nam năm 2013 trên 7,5%.


Trong khi đó, tại một diễn đàn mới đây, GS Trần Thọ Đạt, Phó Hiệu trưởng Trường kinh tế quốc dân đã cho biết, biến động lạm phát ở Việt Nam cũng cao hơn nhiều phản ánh, sự đánh đổi giữa tăng trưởng kinh tế và lạm phát tại Việt Nam lớn so với các nước trong khu vực và bất ổn vĩ mô vẫn chưa có dấu hiệu được kiểm soát.


Theo ông Đạt, từ năm 2012, tỷ lệ lạm phát của Việt Nam đã giảm xuống nhưng đây là mức cao nhất so với các nước ASEAN-5, kể từ năm 2000. Trong khi tăng trưởng các nước trong khu vực đang có xu hướng gia tăng nhưng vẫn giữ được mức lạm phát thấp thì Việt Nam đối diện với tốc độ tăng trưởng suy giảm liên tục nhưng lạm phát lại cao.


Trần Thủy



lạm phát, CPI, giải ngân, tín dụng, giá, hàng hóa, sản phẩm, dịch vụ.





'Cuộc phiêu lưu đẹp' trong trường học Việt

'Cuộc phiêu lưu đẹp' trong trường học Việt

- Năm học 2013-2014, phương pháp dạy học “Bàn tay nặn bột” chính thức chuyển từ thí điểm sang dạy đại trà trên cả nước. Song “cuộc phiêu lưu đẹp đẽ” trong trường học Việt Nam mới chỉ đang bắt đầu.


Bạn có ngạc nhiên?


“Khi trẻ tiểu học trả lời bố mẹ: “Ồ, con vừa đi đo bán kính, chu vi trái đất về ấy mà; hay con vừa quan sát hiện tượng Sao Kim đi qua Mặt trời thôi!” – Viện sĩ Pierre LENA Viện Hàn lâm KH Pháp và Tổ chức bàn tay nặn bột bắt đầu bài thuyết trình về phương pháp dạy học Bàn tay nặn bột (BTNB).











Bộ GD-ĐT, phương pháp, dạy học, Nguyễn Tùng Lâm

Học bằng phương pháp BTNB, học sinh say mê... (Ảnh: GDTĐ)



Viện sĩ cho rằng: “Tất cả thí nghiệm trên trẻ đều có thể làm được với những vật dụng đơn giản và hướng dẫn của giáo viên (GV). Đừng để vẻ đẹp và kiến thức khoa học chỉ giới hạn trong một vài cá nhân. Hãy biến nó thành cuộc phiêu lưu kỳ thú, đẹp đẽ. Đừng bao giờ dạy trẻ khi chưa kích thích sự tò mò, ham khám phá của trẻ”.


Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Vinh Hiển tâm đắc: “BTNB là một phương pháp dạy học tích cực, hơn thế nữa là chiến lược giáo dục khoa học”


Nhận thấy lợi ích cho cả cô và trò trong quá trình giảng dạy các bộ môn khoa học tự nhiên, bộ đã quyết định triển khai thử nghiệm trên diện rộng ở chục tỉnh từ 2011 và chính thức triển khai đại trà ở cấp tiểu học và THCS từ 2013-2014.


BTNB là phương pháp dạy học khoa học dựa trên cơ sở của sự tìm tòi - nghiên cứu, áp dụng cho việc dạy học các môn khoa học tự nhiên.


Dưới sự giúp đỡ của GV, chính học sinh tìm ra câu trả lời cho các vấn đề được đặt ra trong cuộc sống thông qua tiến hành thí nghiệm, quan sát, nghiên cứu tài liệu hay điều tra để từ đó hình thành kiến thức cho mình.


Kích thức sự sáng tạo


Từ năm 2000- 2002, phương pháp BTNB đã được phổ biến cho sinh viên Trường ĐH Sư phạm Hà Nội, thử nghiệm tại Trường TH Đoàn Thị Điểm, Trường Herman Gmeiner Hà Nội và trường thực hành Nguyễn Tất Thành (thuộc ĐH Sư phạm Hà Nội). Chủ đề giảng dạy là: nước, không khí và âm thanh...











Bộ GD-ĐT, phương pháp, dạy học, Nguyễn Tùng Lâm

Viện sĩ Pierre LENA Viện Hàn lâm KH Pháp và Tổ chức bàn tay nặn bột. (Ảnh: Văn Chung)



GV Huỳnh Thị Phương Thúy, Trường TH Lâm Quang Thử (TP Đà Nẵng) cho biết: “Sau 5 năm thực hiện phương pháp này sự thay đổi thấy rõ khi môn học khoa học kích thích tò mò, hứng thú học tập, tìm tỏi nảy sinh sáng tạo của trò.


Mỗi chủ đề được đưa ra còn đòi hỏi học sinh thảo luận, phản biện nhiều. Quá trình đó có các em nhiều sáng tạo, sáng kiến mà GV chưa nghĩ đến. Những câu hỏi bất ngờ tạo còn buộc GV phải nghiên cứu sâu hơn, phải chủ động trước câu hỏi thậm chí không có trong SGK của trò”.


“Trước một vấn đề có em nói ý kiến không đúng nhưng GV không bao giờ nói đó sai. Mọi em đều được nêu ý kiến. Cái hay của phương pháp này là vậy. Một khi trò được tự tay làm, tự thảo luận, bàn bạc thì sẽ nhớ rất lâu” – cô Thúy phân tích.


Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục trung học (Bộ GD-ĐT) Nguyễn Xuân Thành cho rằng: “Giáo dục ngày nay đang hướng tới trang bị năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh. Những năng lực chỉ có thể có thông qua hoạt động, việc làm cụ thể.


BTNB là phương pháp dạy học tích cực có thể giải quyết các câu hỏi trên. Bằng việc được tìm tòi, nghiên cứu học sinh sẽ rèn được tư duy, quan sát, kỹ năng phản biện, tranh luận,… Những điều không bó hẹp trong khoa học mà rất cần cho cuộc sống sau này của mỗi em”.


Những trăn trở


Dẫu vậy những khó khăn, thách thức khi đưa phương pháp BTNB vào trường học tại Việt Nam.











Bộ GD-ĐT, phương pháp, dạy học, Nguyễn Tùng Lâm

GV Huỳnh Thị Phương Thúy cho biết: “SGK hiện nay cấu trúc bài học đã nói hết toàn bộ hình ảnh, các kết quả thí nghiệm rất cụ thể. Nếu để trò học theo như vậy sẽ không gây hứng thú vì các em biết hết rồi. Do đó tôi yêu cầu các em không mang cho SGK khi có tiết dạy theo BTNB”.


Cô Thúy cho biết thêm: “Trang thiết bị phục vụ cho phương pháp này rất quan trọng nhưng hiện nay đa phần GV phải tự mày mò, tìm tòi cho việc dạy. Thời lượng cho mỗi bài học hiện nay còn ngắn, GV phải chọn lựa bài học để dạy theo phương pháp này. Một số bài vẫn phải dạy theo phương pháp truyền thống”. Do học sinh được học 2 buổi ngày nên cô Thúy cân dạy các bài theo phương pháp BTNB ở buổi học chính, bài kia dạy buổi thứ hai.


GS Trần Thanh Vân, Hiệp hội Gặp gỡ Việt Nam một trong những người đầu tiên góp công đưa phương pháp này vào trường học tại Việt Nam trăn trở: “Hiện nay các GV của chúng ta chưa đào tạo một cách bài bản, để áp dụng phương pháp này cần có nhiều khóa tập huấn. Số GV đông nên phải làm 10-20 năm mới có thể thay đổi hoàn toàn.


Thêm trở ngại nữa là sĩ số mỗi lớp khá đông, từ 50-60 em/lớp cũng khiến việc phân nhóm, tổ chức làm thí nghiệm cho học trò có nhiều khó khăn”.


Phó Vụ trưởng Nguyễn Xuân Thành cho biết: “Cho tới nay, bộ đã biên soạn tài liệu dạy theo phương pháp BTNB cho các môn Vật lí, Hóa học, Sinh cấp THCS và Khoa học ở tiểu học. Hàng chục ngàn GV đã được qua các lớp tập huấn về phương pháp BTNB.


Nguồn học liệu cũng đang được bộ bổ sung bằng cách xây dựng website. Tại đây, các giáo viên có thể ghi lại các clip buổi giảng dạy để trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm với các đồng nghiệp”.


Về nguồn thiết bị dạy học, ông Thành chia sẻ khó khăn với GV: “Tuy nhiên bộ khuyến khích GV có thể hướng dẫn học sinh làm thí nghiệm từ những dụng cụ đơn giản, dễ làm”.


“Trong công văn gửi các trường Bộ hướng dẫn không nhất thiết theo từng bài từng tiết trong SGK; Các trường chủ động xây dựng chủ đề sao cho phù hợp với tiến trình sư phạm của phương pháp này” – ông Thành cho biết


Bộ GD-ĐT đang nghiên cứu để tiến tới thay đổi cách kiểm tra, đánh giá học sinh. “Việc kiểm tra miệng, 15 phút, 1 tiết dần phải thay thế....”.






'Các ông đều có học cả mà làm trò độc ác!'

'Các ông đều có học cả mà làm trò độc ác!'

Chiều ngày 27/9, ông Nguyễn Đình Thống, GĐ Cty Nicotex Thanh Thái đã chính thức xin lỗi người dân. Đáp lại lời xin lỗi, người dân các xã Cẩm Vân, Cẩm Tâm (huyện Cẩm Thủy) và Yên Lâm (huyện Yên Định) cho rằng công ty hãy thay lời xin lỗi bằng việc tự giác khai báo các điểm đã chôn hóa chất cho cơ quan chức năng.


Chiều ngày 27/9, người dân các xã sống quanh khu vực ảnh hưởng của Cty Nicotex Thanh Thái hết sức bất ngờ trước việc lãnh đạo công ty xin gặp mặt trực tiếp bà con để bày tỏ quan điểm và gửi lời xin lỗi tới người dân về việc làm sai trái của công ty gây ra.











Nicotex Thanh Thái, hóa chất, xử lý, Thanh Hóa, xin lối, ô nhiễm
Ông Thống gửi lời xin lỗi tới người dân

Sau khi nghe xong toàn bộ sự việc, người dân đưa ra những quan điểm, kiến nghị của mình để cùng cơ quan chức năng và phía công ty có biện pháp khắc phục.


Bên cạnh đó, người dân yêu cầu phải được cử người đại diện để cùng chính quyền địa phương giám sát việc xử lý môi trường của Cty Nicotex Thanh Thái.


Bà Nguyễn Thị Lanh (thôn Hành Chính), sau khi nghe xong báo cáo đề nghị: “Nếu công ty muốn gửi lời xin lỗi tới người dân thì hãy khẩn trương khai báo hết các điểm chôn lấp cho các cơ quan chức năng biết, như vậy là đã thành khẩn và thay lời xin lỗi tới người dân chúng tôi lắm rồi”.


Bên cạnh đó, bà Lanh cũng đề nghị cơ quan chức năng sớm điều tra, làm rõ vụ việc để được phơi bày ra ánh sáng.











Nicotex Thanh Thái, hóa chất, xử lý, Thanh Hóa, xin lối, ô nhiễm
Người dân yêu cầu lãnh đạo Cty Nicotex Thanh Thái phải khai báo hết chỗ chôn lấp hóa chất.

Tại buổi gặp mặt “bất thường” này, người dân lần đầu tiên được nghe báo cáo trực tiếp lại toàn bộ diễn biến sự việc về hành vi vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường của Cty Nicotex Thanh Thái.


Cuộc chất vấn giữa người dân và lãnh đạo Cty Nicotex Thanh Thái càng trở nên gay gắt khi ông Thống trả lời với bà con rằng, việc chôn chất thải xuống đất là do các lãnh đạo trước của công ty làm.


Ông Lê Văn Hường (thôn Cao Khánh) xúc nói: “Ông biết rõ điều đó? – (ông Thống nói chôn chất thải là do lãnh đạo của công ty trước đó làm – PV). Vậy trong thời gian ông làm giám đốc ông có chôn thuốc sâu xuống đất hay không? Và người dân yêu cầu được gặp các giám đốc cũ để được tận mắt, tai nghe những ông này khai báo. Nếu không thỏa đáng, người dân chúng tôi sẽ tiếp tục tìm kiếm, và khi đó công ty sẽ chịu hoàn toàn trách nhiệm”.


Nói xong, ông Hường dẫn chứng bằng câu hỏi: “Hôm trước ông thách đố tôi không tìm được chỗ nào chôn thuốc sâu thì chịu trách nhiệm trước pháp luật, bây giờ tìm ra hàng đống thế ai chịu trách nhiệm đây?”


Ông Phạm Viết Long, thôn Thắng Long cũng tỏ ra bất bình: “Bản thân tôi và nhân dân cực liệt lên án hành vi vô đạo đức, vô nhân tính của Cty Nicotex Thanh Thái gây ảnh hưởng đến sức khỏe cho nhân dân. Các ông đều là những người có học cả nhưng lại đang tâm làm trò độc ác thì các ông phải chịu hậu quả này bằng việc phải bồi thường cho nhân dân”.











Nicotex Thanh Thái, hóa chất, xử lý, Thanh Hóa, xin lối, ô nhiễm
Hóa chất được chôn dưới đất

Bên cạnh đó, người dân yêu cầu cơ quan chức năng phải phối hợp với dân để xử lý, phải có những văn bản cụ thể mà những gì lãnh đạo công ty đã nói và hứa với người dân, chứ không phải chỉ là những lời hứa xuông.


Ông Nguyễn Đình Thống đã đứng trước hàng trăm người dân thành khẩn nhận lỗi, đồng thời gửi lời xin lỗi đến nhân dân.


Ông thống thừa nhận việc làm của Cty Nicotex Thanh Thái là việc làm thiếu ý thức, không lường trước được hậu quả.


“Cty Nicotex Thanh Thái xin nhận toàn bộ khuyết điểm và xin được xin lỗi người dân các xã Yên Lâm, Cẩm Vân, Cẩm Tâm. Một lần nữa thành thật xin lỗi tới lãnh đạo huyện Yên Định, Cẩm Thủy và dân nhân. Chúng tôi sẽ tiếp thu ý kiến và sẽ trả lời bằng văn bản đến với bà con”, ông Thống cho biết.


Lê Anh












Đối tác chiến lược thứ 12 và dấu ấn New York

Đối tác chiến lược thứ 12 và dấu ấn New York
Chuyến thăm chính thức Pháp của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng (24-26/9) và các hoạt động chính thức, bên lề phiên thảo luận cấp cao Đại hội đồng LHQ (26-27/9) tại New York (Mỹ) của Thủ tướng có thể được coi là sự kiện đối ngoại nổi bật của 2013.




Đối tác chiến lược thứ 12

Tuyên bố chung về quan hệ đối tác chiến lược được Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Thủ tướng Jean-Marc Ayrault ký tại Paris hôm 25/9 đánh dấu bước ngoặt, nâng cấp mối quan hệ Việt - Pháp lên một tầm cao mới.


Khuôn khổ mới, tầm vóc lớn hơn của mối quan hệ đặc biệt giữa Việt Nam và Pháp có điểm rơi thời gian lý tưởng: tròn 40 năm thiết lập quan hệ ngoại giao. Dù từng có kỳ vọng về mốc điểm rơi nâng cấp mối quan hệ này sớm hơn, nhưng kết quả này có thể xem là một bước tiến hoàn toàn thực chất, lý tưởng xét trên bề dày của tiến trình lịch sử đặc biệt của quan hệ Việt - Pháp.


Tuyên bố chung đề cập những định hướng, mục tiêu cụ thể trên các trụ cột hợp tác về chính trị - ngoại giao, quốc phòng - an ninh, kinh tế - thương mại - đầu tư, hợp tác phát triển, văn hóa, giáo dục - đào tạo, nghiên cứu khoa học, luật pháp và tư pháp.








đối tác chiến lược, thủ tướng, Pháp, Liên hợp quốc, gìn giữ hòa bình

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Thủ tướng Pháp Jean-Marc Ayrault ký Tuyên bố chung về quan hệ đối tác chiến lược Việt - Pháp. Ảnh: TTXVN


Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trong bài phát biểu tại Viện quan hệ quốc tế Pháp đã khẳng định "con tàu" quan hệ Việt - Pháp đã cập bến bờ của tình hữu nghị và hợp tác thành công với việc xác lập quan hệ đối tác chiến lược.


“Mối quan hệ Việt - Pháp đã trở thành một biểu tượng của tinh thần dũng cảm “khép lại và vượt qua những “chòng chành”, những trang sử đau buồn của quá khứ để xây dựng lòng tin vào nhau - lòng tin chiến lược - cùng hướng tới hòa giải, hòa bình, hữu nghị và phát triển" - ông nhấn mạnh.


Pháp trở thành đối tác chiến lược thứ 12 của Việt Nam, là nước thành viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc cuối cùng cam kết với Việt Nam về một khuôn khổ quan hệ vượt trên mức “hữu nghị” thông thường, để tiến tới xây dựng lòng tin chiến lược và hợp tác toàn diện.


Dấu ấn New York


Bà Pratibha Mehta, điều phối viên thường trú LHQ tại Việt Nam đã bày tỏ kỳ vọng về việc lần đầu tiên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đăng đàn phát biểu tại phiên thảo luận cấp cao Đại hội đồng LHQ khóa 68 (27/9) tại New York (Mỹ).


“Khi Thủ tướng Việt Nam phát biểu tại Đại hội đồng LHQ, tôi hy vọng ông sẽ truyền cảm hứng cho các vị lãnh đạo khác khi chia sẻ với họ kinh nghiệm của Việt Nam làm thế nào để giảm được một phần ba người nghèo trong chưa đầy 10 năm” - bà cho hay.











đối tác chiến lược, thủ tướng, Pháp, Liên hợp quốc, gìn giữ hòa bình
Thủ tướng phát biểu tại phiên thảo luận chung Đại hội đồng LHQ. Ảnh: TTXVN

Bài phát biểu của Thủ tướng Việt Nam không chỉ dừng ở thông điệp về thành tựu cũng như những nỗ lực tiếp theo về xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam, các quốc gia đang phát triển cần trợ giúp từ những nước giàu có trách nhiệm.


Thông điệp bao trùm Thủ tướng chia sẻ trước toàn thể cộng đồng quốc tế, đó là về hòa bình và những sứ mệnh chung của các quốc gia nhằm duy trì hòa bình, ổn định ở khắp mọi nơi trên thế giới.


Điểm nhấn lớn nhất, đó là việc lãnh đạo cấp cao Việt Nam lần đầu tiên tuyên bố trước toàn thế giới về việc Việt Nam sẵn sàng tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình của LHQ.


Điều này đánh dấu một bước tiến hội nhập chính trị quốc tế của Việt Nam khi không chỉ dừng ở đóng góp tiếng nói trách nhiệm, tài chính mà cả các hoạt động cụ thể đối với các hoạt động chung của tổ chức quốc tế lớn nhất hành tinh.


Đối với một quốc gia có xuất phát điểm từng bị chìm đắm trong chiến tranh như Việt Nam, quyết định tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình của LHQ là việc không đơn giản.


Thoát khỏi chiến tranh, Việt Nam vẫn còn quá nhiều mục tiêu, con đường xây dựng đất nước mới chỉ bắt đầu. Nhưng như bài phát biểu của Thủ tướng đã nêu rõ tinh thần “lá lành đùm lá rách’, quyết định tham gia vào các hoạt động chung của cộng đồng quốc tế thể hiện vai trò một thành viên trách nhiệm trong LHQ của Việt Nam.



Kỳ vọng cất cánh quan hệ kinh tế


Một ngày trước khi đến New York, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đến Washington DC - hoạt động song phương bên lề duy nhất dành để trao đổi, làm việc các nội dung liên quan quan hệ Việt Nam và Mỹ, với hai đối tác viện trợ lớn hàng đầu của Việt Nam là WB và IMF.


Cũng chỉ có một ngày duy nhất, song là ngày làm việc kín đặc các cuộc gặp gỡ, trao đổi, khía cạnh tập trung lớn nhất của Thủ tướng là thúc đẩy quan hệ kinh tế, thương mại. Ông đã có các cuộc gặp gỡ với Bộ trưởng Thương mại, Đại diện Thương mại Mỹ, đối thoại trực tiếp với các doanh nghiệp, nhà đầu tư Mỹ…


Một tinh thần cởi mở trong tất cả các cuộc gặp giữa Thủ tướng và các đối tác phía Mỹ. Hai bên đều cùng nhận thức rõ những cơ hội chiến lược có thể dành cho nhau. Không phải là những cam kết suông, Việt - Mỹ giờ đây có nhiều cơ chế ràng buộc lợi ích mà kỳ vọng lớn nhất trước mắt là Hiệp định đối tác Xuyên Thái Bình Dương TPP.


Việt Nam không còn ở thế ít điều kiện để mặc cả như thời kỳ đầu mà giờ đây trở thành đối tác kinh tế, thương mại bình đẳng. Có thể thấy rõ trong những thông điệp thẳng thắn mà Thủ tướng đề nghị phía Mỹ như chấm dứt điều tra 12 vụ tranh chấp thương mại với Việt Nam, trong đó có 4 vụ điều tra cả trợ cấp và chống bán phá giá, nhất là đối với tôm và cá tra. Hay những lo ngại về luật Nông trại năm 2013 của Mỹ đòi giám sát từ nuôi trồng cho tới chế biến cá tra của Việt Nam…


Với những dấu ấn và kết quả quan trọng, chuyến đi của Thủ tướng có thể được coi là sự kiện đối ngoại nổi bật hàng đầu năm 2013.


Linh Thư



đối tác chiến lược, thủ tướng, Pháp, Liên hợp quốc, gìn giữ hòa bình





Thủ tướng và lời cầu chúc cho hòa bình, phát triển

Thủ tướng và lời cầu chúc cho hòa bình, phát triển
Tuyên ngôn của một Việt Nam đang nỗ lực phấn đấu để trở thành đối tác tin cậy, thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế hoàn toàn trùng khớp với chương trình phát triển của Liên Hợp Quốc.

Chiều 27/9 (giờ địa phương) tức là sáng 28/9 (giờ Hà Nội), Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã phát đi một thông điệp vừa mang tính trách nhiệm cao, vừa thấm đượm tính nhân văn tại Đại Hội đồng LHQ khóa 68 với tựa đề “Nhân loại cần một thế giới không có chiến tranh, không còn đói nghèo”. Nhiều đại diện các tổ chức của LHQ đã chúc mừng sau khi Thủ tướng Việt Nam kết thúc bài phát biểu tại Phiên thảo luận của Đại Hội đồng về “Chương trình nghị sự vì phát triển sau 2015”.


Thật là “đồng thanh tương ứng!”.


Tuyên ngôn của một nước Việt Nam đang nỗ lực phấn đấu để trở thành đối tác tin cậy, thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế gần như hoàn toàn trùng khớp với chương trình của LHQ. “Tất cả để hành tinh của chúng ta mãi mãi một màu xanh. Màu xanh của hòa bình, màu xanh của phát triển bền vững”. Nghe vang vọng như lời cầu chúc cho hòa bình và phát triển mà vĩ thanh của nó sẽ còn mãi sau các buổi thảo luận cấp cao tại LHQ lần này.











Thủ tướng, thông điệp, LHQ

Đại diện các tổ chức của LHQ chúc mừng sau khi Thủ tướng kết thúc bài phát biểu. Ảnh: Báo điện tử Chính phủ



Trình bày trong phiên họp, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã chia sẻ những kinh nghiệm của Việt Nam trong việc triển khai các “Mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ”, nêu bật tầm quan trọng của việc xây dựng “lòng tin chiến lược” góp phần củng cố hòa bình, giải quyết các xung đột trên thế giới, thể hiện Việt Nam sẵn sàng đóng góp tích cực và có hiệu quả vào công việc chung của Liên Hợp Quốc.


Những kinh nghiệm của Việt Nam đã góp phần xây dựng chương trình nghị sự phát triển sau năm 2015, mà nội dung chính là kiểm điểm giữa kỳ việc thực hiện các “Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ” và khởi động tiến trình xây dựng “Chương trình nghị sự phát triển của LHQ sau năm 2015”.


Kinh tế trong bang giao song phương


Trưa 27/9, cũng theo giờ địa phương, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã tham dự Diễn đàn Đầu tư Việt-Mỹ.


Sau khi có bài phát biểu quan trọng, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã có cuộc đối thoại trực tiếp với hơn 50 doanh nghiệp lớn trong nhiều lĩnh vực của Hoa Kỳ.


Tại buổi đối thoại, đồng chủ tịch một công ty tài chính cho hay, đầu năm nay, quỹ của ông đã đầu tư vào dự án liên danh với Vingroup để hoàn thành dự án Royal City, nhưng vị chủ tịch này băn khoăn: “Tuy nhiên, đến nay thị trường bất động sản rất ảm đạm. Chính phủ Việt Nam làm gì để kích cầu bất động sản?”


Đối với thương vụ đầu tư đầu tiên này của nước ngoài vào đầu tư tư nhân ở Việt Nam trong lĩnh vực bất động sản, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trả lời: “Chúng tôi đưa ra hàng loạt giải pháp làm ấm dần và phục hồi dần thị trường bất động sản như qui hoạch, phân khúc lại thị trường, mở rộng tín dụng cho người mua, mở rộng cho nhà đầu tư nước ngoài vào đầu tư. Những giải pháp này đã được thực hiện ở nhiều nước như Nhật, Mỹ, nhưng gắn kết với các giải pháp đặc thù của Việt Nam. Tôi tin rằng thời gian không xa thị trường sẽ ấm lên và 200 triệu đầu tư của ngài vào Việt Nam sẽ thành công”.


Cũng tại diễn đàn nói trên, ông Alex, Chủ tịch Hội đồng Kinh doanh Hoa Kỳ-Việt Nam đã đánh giá cao sự ủng hộ mạnh mẽ của Chính phủ Việt Nam với các doanh nghiệp Hoa Kỳ, đồng thời bày tỏ mong muốn Việt Nam tạo nhiều cơ hội hơn nữa về hạ tầng cơ sở cho các doanh nghiệp nước ngoài, trong đó có Hoa Kỳ.


Ông Alex phát biểu: “Các doanh nghiệp Hoa Kỳ mong muốn và ủng hộ mạnh mẽ để Việt Nam gia nhập Hiệp định thương mại tự do của các nền kinh tế thuộc khu vực châu Á - Thái Bình Dương (TPP) để đem lại lợi ích cho hai bên. Các doanh nhân Hoa Kỳ cũng rất háo hức kinh doanh ở Việt Nam một khi TPP hoàn thành”.


Trước đó, khi vừa đặt chân tới Washington DC, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã đến thăm ba cơ quan trọng yếu của Hoa Kỳ và quốc tế, đó là Ngân hàng Thế giới (World Bank), Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và Bộ Thương mại Mỹ. Đoàn đã có những nội dung làm việc rất cụ thể cùng với đề nghị rất thời sự về việc triển khai các quan hệ hợp tác Việt-Mỹ trong tình hình mới.


Chuyến công du của Thủ tướng chỉ cách chuyến thăm cấp cao của Chủ tịch nước đến Hoa Kỳ cách đây hai tháng. Chuyến thăm và các thỏa thuận lần đó vốn được coi là một bước ngoặt trong quan hệ Việt-Mỹ, vì cả hai vị nguyên thủ đã tuyên bố nâng cấp bang giao song phương lên “quan hệ đối tác toàn diện” với 9 lĩnh vực ưu tiên, từ chính trị-an ninh đến hợp tác quốc phòng.


Trong tinh thần “đối tác toàn diện”, Thủ tướng đã rất thẳng thắn khi kêu gọi Hoa Kỳ công nhận Việt Nam là nước có nền kinh tế thị trường. Thủ tướng đề nghị như vậy với Bộ trưởng Thương mại Penny Pritzker và Đại diện Thương mại Miachael Froman. Thủ tướng cũng đề nghị Hoa Kỳ chấm dứt điều tra 12 vụ tranh chấp thương mại, trong đó có 4 vụ điều tra về trợ cấp và chống bán phá giá, nhất là đối với mặt hàng tôm và cá tra.


Để phát triển, cần hòa bình ở Biển Đông


Trở lại với Diễn đàn LHQ, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã chỉ rõ: “Vẫn còn đó bạo lực ở Trung Đông, Bắc Phi, gần đây nhất là ở Syria, nơi chúng ta cần mạnh mẽ lên án việc sử dụng vũ khí hóa học, đồng thời dành cho hòa bình mọi cơ hội, tìm mọi giải pháp hòa bình để loại bỏ vũ khí hóa học trên cơ sở luật pháp quốc tế và các Nghị quyết của LHQ. Vẫn còn đó mối quan ngại sâu sắc về những diễn biến khó lường trên bán đảo Triều Tiên”.


Nhưng có lẽ thiết thân nhất đối với Việt Nam và các nước Đông Nam Á vẫn là hòa bình trên Biển Đông. Thủ tướng nhấn mạnh: “Biển Hoa Đông, Biển Đông vẫn chưa lặng sóng vì những tranh chấp chủ quyền lãnh thổ... Chỉ cần một hành vi thiếu trách nhiệm sẽ có thể dẫn tới xung đột, thậm chí dẫn tới chiến tranh... Việt Nam trước sau như một nhất quán chủ trương giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình; bảo vệ lợi ích chính đáng của mình đồng thời vì lợi ích chung, phù hợp với luật pháp quốc tế, công ước luật biển 1982, tuân thủ Tuyên bố ứng xử của các bên trên Biển Đông (DOC), các thỏa thuận khu vực và sớm tiến tới Bộ Quy tắc ứng xử trên Biển Đông (COC)”.


Quan điểm nói trên của Việt Nam hoàn toàn tương thích với lập trường của Hoa Kỳ và cộng đồng ASEAN.


Trong cuộc họp với các Ngoại trưởng ASEAN ở New York mới đây nhất, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đã kêu gọi Trung Quốc và các nước láng giềng châu Á giải quyết tranh chấp lãnh thổ trên Biển Đông nhanh nhất có thể. “Khu vực Biển Đông quy tụ các cảng biển đông đúc, nhộn nhịp nhất thế giới cũng như các tuyến đường biển quan trọng nhất. Vì vậy, sự ổn định khu vực liên quan chặt chẽ đến sự thịnh vượng chung của cả chúng tôi”.


Ngoại trưởng Kerry phát biểu tiếp: “Đây là một trong những lý do tại sao Mỹ cam kết giữ gìn an ninh hàng hải, tự do hàng hải trên các vùng biển trong khu vực cho tới việc giải quyết các tranh chấp lãnh thổ và đạt được bộ quy tắc ứng xử giữa các bên liên quan đến tranh chấp lãnh thổ. Theo đó, những việc này phải được giải quyết trên cơ sở tôn trọng luật pháp quốc tế”. Ông Kerry kêu gọi các thành viên ASEAN cần "nhanh chóng đạt được sự đồng thuận về một bộ quy tắc ứng xử để giải quyết tranh chấp mà không phải bằng đe dọa, ép buộc hay sử dụng vũ lực".


Tuyên bố nói trên có ý nghĩa quan trọng vì đầu tháng 9 này, Bắc Kinh đã cảnh cáo Mỹ không được ủng hộ những tuyên bố về chủ quyền của các nước láng giềng của Trung Quốc liên quan đến tranh chấp biển đảo ở Biển Đông và Hoa Đông. Bắc Kinh đồng thời yêu cầu Mỹ đứng ngoài tranh chấp. Về phần mình, Washington nhiều lần tuyên bố không đứng về phía nào trong tranh chấp, nhưng liên tục quan tâm và thúc đẩy các đối tác châu Á thông qua bộ Quy tắc COC để đảm bảo an ninh và tự do trên một hải lộ được cho là đông đúc nhất thế giới.


Tiếp bước mạnh mẽ trên con đường “đổi mới, hội nhập và phát triển” với truyền thống của tiền nhân “đem đại nghĩa thắng hung tàn, lấy chí nhân thay cường bạo”! Có thể đấy là minh triết, là sự lựa chọn tối ưu của Việt Nam trong một kỷ nguyên sau mấy chục năm “với chiến tranh và phân ly, với máu lửa và nước mắt” như phát biểu của Thủ tướng.


Với tâm thế mới và với những cam kết rõ ràng của chính phủ phủ Việt Nam trước LHQ, hãy vượt qua mọi trở lực để nâng cấp, củng cố và đẩy mạnh hơn nữa các quan hệ “đối tác chiến lược” với 5 nước Thường trực Hội đồng Bảo an LHQ như chính lời tuyên bố của Thủ tướng vào Hè 2013 tại Diễn đàn Shangri-La.


Hoàng Dũng Nhân