Thảm Cho Bé

Các mẫu Thảm Cho Bé, Thảm Xốp Cho Trẻ, Thảm Lót Nhà Trẻ Eva, Thảm Cho Bé được làm từ chất liệu cao su và hạt nhựa Eva xuất xứ từ Việt Nam đảm bảo an toàn, không độc hại, độ đàn hồi cao và đặc biệt rất bền bỉ. Công dụng chống trơn và hạn chế chấn thương khi tập luyện sử dụng để trải lót sàn phòng tập võ; phòng tập luyện cho các bộ môn thể thao nhào lộn, Aerobic, trường học, nhà trẻ và phòng tập luyện võ thuật các bộ môn như: Taekwondo; Karatedo; Vovinam; Võ cổ truyền; Pencak silat; Sanshuu; Aikido; Judo; Boxing; Kickboxing; Muay; MMA..

GIẢM TỪ 20% KHI MUA THẢM TẬP VÕ SỐ LƯỢNG LỚN LH: 09 68 59 33 78

Thảm cho trẻ với các đường viền dễ dàng nối liền với nhau tạo thành một không gian rộng cho bé vui chơi thoải mái. Thảm xốp lót sàn cho trẻ được làm từ chất liệu cao su và hat nhựa eva, rất êm ái, bề mặt tiếp xúc chống trơn trượt sẽ đảm bảo được độ an toàn khi bé sử dụng.


Thảm Cho Bé




– Thảm lót sàn giúp giảm lực va đập khi bé ngã, giữ an toàn cho bé khi nô đùa.

– Bề mặt thảm xốp có thiết kế sần nhỏ chống trơn trượt hiệu quả.

– Giúp bé vui chơi an toàn, hạn chế trường hợp trượt ngã khi nô đùa.

– Thảm ghép chia miếng dễ dàng lắp ráp phù hợp từng không gian.

– Thuận tiện tháo ra những lúc không sử dụng giúp bảo quản tiện lợi.

– Bề mặt xốp nhanh khô, dễ dàng lau sạch để đảm bảo vệ sinh tốt hơn.

– Màu sắc rực rỡ của từng miếng thảm xốp mang đến vẻ tươi sáng cho căn phòng.

Thảm Tập Võ các bộ môn như: Taekwondo; Karatedo; Vovinam; Võ cổ truyền; Pencak silat; Sanshuu; Aikido; Judo; Boxing; Kickboxing; Muay; MMA.. .Là một trong những dụng cụ không thể thiếu cho bộ môn võ thuật và các môn thể thao.Là thảm mút xốp eva hàng Việt Nam chất lượng cao dùng lót sàn phòng tập võ.… giao hàng toàn quốc.

Thảm Tập Võ là sản phẩm thảm mút xốp eva hàng Việt Nam chất lượng cao, sử dụng để trải lót sàn phòng tập võ; phòng tập luyện cho các bộ môn thể thao nhào lộn, Aerobic, trường học, nhà trẻ.

Độ đàn hồi của thảm tốt sẽ giúp quá trình luyện tập của bạn trở nên dễ dàng hơn. Đặc biệt là khi thực hiện các động tác chống tay, chân hay tiếp xúc với mặt sàn sẽ không gây thương tích hay bị đau. Vì thế, dựa vào nhu cầu luyện tập bạn nên chọn cho mình những loại thảm tập võ có độ đàn hồi khác nhau.

Thứ Ba, 31 tháng 12, 2013

Phát hành bộ tem đặc biệt về Đại tướng Nguyễn Chí Thanh

Phát hành bộ tem đặc biệt về Đại tướng Nguyễn Chí Thanh

Nhằm thể hiện lòng biết ơn và tôn vinh những cống hiến to lớn của Đại tướng Nguyễn Chí Thanh với Đảng, với cách mạng và dân tộc Việt Nam, nhân dịp Kỷ niệm 100 năm ngày sinh của Đại tướng, Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông, Tổng công ty Bưu điện Việt Nam đã tổ chức Lễ phát hành đặc biệt bộ tem Kỷ niệm 100 năm ngày sinh của Đại tướng Nguyễn Chí Thanh (01/01/1914 – 01/01/2014).











Đại tướng, Nguyễn Chí Thanh

Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son và Bí thư Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế ký bàn giao Bộ tem đặc biệt



Đến tham dự buổi Lễ có các đồng chí: Lê Hồng Anh, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam; Lê Khả Phiêu, nguyên Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng; Nguyễn Bắc Son, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông; Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng; Nguyễn Ngọc Thiện, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh, cùng các đồng chí trong Thường vụ Tỉnh ủy, HĐND, UBND, UBMTTQ Việt Nam tỉnh Thừa Thiên Huế; Nguyễn Văn Cao, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế cùng đại diện lãnh đạo các Bộ, Ban ngành Trung ương, các tỉnh…











Đại tướng, Nguyễn Chí Thanh

Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son phát biểu tại buổi Lễ



Bộ tem do họa sĩ Tô Minh Trang, Tổng công ty Bưu điệnViệt Nam thiết kế. Bằng bút phát thể hiện sinh động, tinh tế, trang trọng, mẫu tem đã khắc họa thành công hình tượng Đại tướng Nguyễn Chí Thanh, một lãnh tụ cách mạng kiệt xuất, trên nền những lá cờ Quyết thắng thể hiện ý tưởng chiến công nối tiếp chiến công của quân đội nhân dân Việt Nam với những đóng góp lớn lao của Đại tướng Nguyễn Chí Thanh trong hai cuộc kháng chiến của dân tộc.











Đại tướng, Nguyễn Chí Thanh

Bộ trưởng Nguyễn `Bắc Son trao tặng bộ tem đặc biệt cho đại diện gia đình Đại tướng Nguyễn Chí Thanh



Bộ tem được phát hành tại Thừa Thiên Huế theo nghi thức phát hành đặc biệt. Mẫu tem ý nghĩa này sẽ theo cùng các cánh thư đi khắp năm châu bốn bể để giới thiệu đến bạn bè thế giới về vị Đại tướng tài ba của nhân dân Việt Nam, người con ưu tú của mảnh đất Thừa Thiên Huế giàu truyền thống anh hùng.


(Theo Sở TT&TT Thừa Thiên Huế)






Tàu ngầm Kilo đã về đến quân cảng Cam Ranh

Tàu ngầm Kilo đã về đến quân cảng Cam Ranh
Việc sở hữu những tàu ngầm Kilo 636 có nhiều ưu điểm vượt trội sẽ tăng cường sức mạnh đáng kể cho hải quân Việt Nam.


Ngày 31/12, tàu vận tải hạng nặng Rolldock Sea chở theo tàu ngầm HQ182 Hà Nội lớp Kilo của Việt Nam đã về đến quân cảng Cam Ranh (Khánh Hòa).


Việt Nam đã đặt mua 6 chiếc tàu ngầm điện - diesel Kilo (dự án 636 Varshavyanka) vào năm 2009, theo hãng tin Interfax (Nga). HQ182 Hà Nội là chiếc đầu tiên Nga giao cho Việt Nam.











tàu ngầm, Nga, Cam Ranh, hải quân, chủ quyền
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thị sát tàu ngầm lớp Kilo mang tên Hà Nội trong chuyến thăm Nga tháng 5/2013. Ảnh: TTXVN



Tàu ngầm lớp Kilo nhờ có các đặc tính ưu việt mà nhiều quốc gia trên thế giới rất ưa chuộng và đặt mua loại tàu này cho lực lượng hải quân của mình.


Tàu ngầm Kilo 636 mà Nga đóng cho Việt Nam là tàu ngầm thuộc thế hệ thứ 3, có lượng giãn nước 3.100 tấn, tốc độ 20 hải lý/giờ, lặn sâu đến 300 m, thủy thủ đoàn gồm 52 người.


Tổng cộng có 6 tàu ngầm Kilo 636 được đóng cho Việt Nam tại nhà máy đóng tàu Admiralty ở thành phố St.Petersburg, Nga. Dự kiến Nga sẽ bàn giao xong gói 6 chiếc tàu ngầm vào năm 2016, theo RIA Novosti.


Trong chuyến thăm Nga hồi tháng 5/2013, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã tới thị sát con tàu này và thăm các cán bộ chiến sĩ hải quân Việt Nam đang được phía bạn đào tạo vận hành tàu ngầm tại đây.


Việc sở hữu những tàu ngầm Kilo 636 có nhiều ưu điểm vượt trội sẽ tăng cường sức mạnh đáng kể cho hải quân Việt Nam, góp phần vào việc bảo vệ chủ quyền trên biển.


Theo VOV, Vietnam+, Thanh Niên






Gây áp lực, tạo xung điện kích hoạt tăng trưởng

Gây áp lực, tạo xung điện kích hoạt tăng trưởng

TS Nguyễn Đình Cung, quyền Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương bày tỏ, trọng tâm của cải cách kinh tế năm 2014 chính là thay đổi DNNN. Nếu làm được, sức tăng trưởng kinh tế ở mức 7- 7,5% như giai đoạn trước sẽ quay trở lại.








Áp lực hành chính và áp lực thị trường


Kinh tế năm 2013 được Chính phủ đánh giá có khởi sắc. Cảm nhận riêng của cá nhân ông thế nào về thành quả đó?


Năm 2013 nổi bật với tăng trưởng cao hơn, lạm phát thấp hơn năm ngoái. Tỷ giá tiếp tục ổn định, cán cân thương mại được cải thiện. Đầu tư nước ngoài vẫn tiếp tục vào tốt, xuất khẩu tăng trưởng tốt…


Với những chỉ số đó, cho thấy nền kinh tế đã tiến bộ, nhưng nếu nhìn xa hơn theo chiều dài thì nền kinh tế lại vẫn trì trệ.


Ở tầng trên vĩ mô, nền kinh tế có chiều hướng tốt, nhưng nhìn sâu hơn tầng vi mô thì vẫn chưa có thay đổi lớn. DN vẫn khó khăn, giải thể nhiều, sản xuất đình trệ. Nhất là, cải cách DNNN vẫn chưa có một kết quả thực sự căn bản và bền vững.











DNNN, cải-cách, tái-cơ-cấu, tăng-trưởng, triển-vọng-kinh-doanh, hồi-phục, tụt-hậu, Tập-đoàn, đầu-tư-công, nguyễn-đình-cung, thủ-tướng, hành-chính, thị-trường, GDP, lạm-phát, vĩ mô, Nguyễn-Tấn-Dũng

Ông Nguyễn Đình Cung, quyền Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương



Vậy theo ông, cần khắc phục từ đâu?


Kinh tế trì trệ là là vì ta chưa có áp lực của thị trường. Tình trạng vừa qua, không cổ phần hóa, không cải cách hay cổ phần hóa, cải cách cũng như nhau, không mất gì cả thì thường người ta sẽ không làm gì.


Giờ đặt ra tình huống buộc các DN phải cân nhắc, hành động hay không, được mất cái gì thì các DN phải làm ngay. Tạo ra sức ép, động lực để buộc phải cải cách. Ví dụ, DN nào thua lỗ, không trả được nợ thì giám đốc “bay” khỏi ghế. Còn ông nào làm tốt, thì thưởng lớn.


Hay đánh giá về bảo toàn và phát triển vốn của DN, không phải cứ tăng vốn thêm một đồng là gọi bảo toàn vốn, mà còn phải tính đầy đủ giá của vốn, tính cả chi phí cơ hội của vốn. Trên thị trường, DN đạt 15% tỷ suất lợi nhuận/vốn, nhưng đối với chủ sở hửu, cân nhắc xem, nếu làm khác, khả năng lợi nhuận còn tốt hơn. Khi yêu cầu tính cả chi phí cơ hội thì DN sẽ phải tính toán khác.


Áp lực thị trường không được thì phải dùng đến áp lực hành chính. Cùng với các cải cách, áp lực hành chính tạo ra xung điện, nền kinh tế được kích hoạt lên, sẽ thoát khỏi sự trì trệ.


Thúc ép cải cách DNNN, lợi cho tăng trưởng


Bước sang năm 2014, ông thấy có những tín hiệu tích cực như thế nào?


Đó là tuyên bố mới đây của Thủ tướng về cổ phần hóa DNNN.


Thủ tướng đã nói, nếu DN nào không cổ phần hóa thì sẽ bãi miễn, cách chức ông Chủ tịch HĐQT, hay ông Tổng giám đốc. Cùng đó, Bộ Tài chính và Chính phủ cũng đã có chủ trương, sẽ thoái vốn triệt để theo giá thị trường.


Đó chính là đổi mới tư duy.


Nhưng vấn đề là làm thế nào để hiện thực hóa lời nói của Thủ tướng?


Hãy để xã hội giám sát việc này.


Mục tiêu tới 2016 còn 500 DNNN. Hiện giờ, ta còn hơn 1.000 DNNN thì nghĩa là, năm 2014 phải cổ phần hóa được 250 DN và năm 2015 cũng cổ phần hóa từng ấy DN nữa.


Các quy định cổ phần hóa cơ bản đã có rồi. Giờ, tiến thêm một bước nữa, các bộ, Chính phủ, các địa phương và cả SCIC phải làm một danh sách các DNNN này, nêu rõ DNnào đến thời gian nào phải xong cổ phần hóa, mức độ cổ phần hóa đến đâu,danh mục DN phải thoái vốn và cụ thể thoái lĩnh vực nào.


Thủ tướng đã nói, không cổ phần hóa, sẽ cách chức. Áp lực không phải là áp lực chung chung, mà là áp lực đẩy vào từng cá nhân cụ thể, từng ông giám đốc, chủ tịch HĐTV, từng ông bộ trưởng, vụ trưởng cụ thể. Lúc này, DN không thể không hành động. Vì họ biết, không hành động thì hệ quả cụ thể là thế nào?


Trong xã hội, có rất nhiều người có khả năng, nhảy vào để quản lý những DN nếu cơ chế thay đổi thông thoáng như vậy.











DNNN, cải-cách, tái-cơ-cấu, tăng-trưởng, triển-vọng-kinh-doanh, hồi-phục, tụt-hậu, Tập-đoàn, đầu-tư-công, nguyễn-đình-cung, thủ-tướng, hành-chính, thị-trường, GDP, lạm-phát, vĩ mô, Nguyễn-Tấn-Dũng
Thúc đẩy cải cách để phục hồi tăng trưởng.

Chính phủ đã chủ trương cho phép thoái vốn dưới mệnh giá, ông đánh giá thế nào về cơ hội mang lại từ quyết sách này?


Nếu cổ phần hóa và thoái vốn triệt để theo cơ chế giá thị trường như vậy thì sẽ là một biến động rất lớn. Chắc chắn, việc này sẽ làm sôi động thị trường vi mô, tạo ra cơ hội kinh doanh mới.


Muốn khuyến trương thị trường trong nước để DN phát triển lên thì không phải là tăng cầu mà làm sao, tạo ra cơ hội kinh doanh mới. Ta làm việc này bằng chính những thay đổi thể chế, chính sách, thay đổi động lực, từ đó, tạo ra sự phân bố lại nguồn lực.


Thị trường như một nhà ảo thuật, cứ để nó vận hành thì sẽ tạo ra biết bao nhiêu cơ hội mà mình không biết được. Thị trường mà mở ra, chắc chắn sẽ có nhiều cơ hội, có bán, có mua, nền kinh tế vi mô sẽ rất sôi động. Nguồn lực sẽ được sử dụng, tài năng được phát huy, sáng kiến sẽ được khuyến khích thúc đẩy. Từ đó tạo ra sự ổn định kinh tế vĩ mô chắc chắn trên nền tảng vi mô sôi động. Chúng ta ổn định bền vững bởi nội sinh của chính ta mà không phải do lực kéo nào đó, lực đẩy nào đó từ bên ngoài.


Nếu làm được như thế, xã hội, người dân sẽ tin tưởng rằng, chúng ta bắt đầu tái cơ cấu, thực sự đang cải cách theo đúng như Quyết định của Thủ tướng phê duyệt về đề án tái cơ cấu tổng thể nền kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng.


Ông dự cảm thế nào về tăng trưởng kinh tế Việt Nam 2014?


Năm 2014, kinh tế thế giới có đánh giá tích cực hơn, cơ hội từ bên ngoài cho xuất khẩu là tốt, nhưng cầu trong nước rõ ràng vẫn yếu. Quan trọng là, cơ hội từ bên ngoài đó dành cho ai ở Việt Nam? Điều này phụ thuộc vào cải thiện môi trường kinh doanh và tầng vi mô ở Việt Nam.


Đầu tư công sẽ tăng nhưng chủ yếu sẽ dành cho các địa chỉ cụ thể đã có. Nhưng ở đây, một số ngành, nhóm DN sẽ được hưởng lợi. Từ đó, ta có thể hi vọng cải thiện được thêm về vi mô.


Đặc biệt, với riêng tái cơ cấu DNNN, nếu được làm một cách mạnh mẽ, quyết liệt, cổ phần hóa và thoái vốn như đã nói, tôi cho rằng, chắc chắn sẽ đem lại một nền tảng kinh tế tiến bộ cho năm 2014 và cho cả giai đoạn năm 2015- 2016. Khi đó, những năm tới, không chỉ nền kinh tế có thể đạt tăng trưởng GDP 6, 6-5% mà GDP ở mức 7- 7,5% sẽ quay trở lại rất nhanh.


Phạm Huyền (thực hiện)











DNNN, cải-cách, tái-cơ-cấu, tăng-trưởng, triển-vọng-kinh-doanh, hồi-phục, tụt-hậu, Tập-đoàn, đầu-tư-công, nguyễn-đình-cung, thủ-tướng, hành-chính, thị-trường, GDP, lạm-phát, vĩ mô, Nguyễn-Tấn-Dũng





Thế giới mừng đón năm mới 2014

Thế giới mừng đón năm mới 2014

Năm mới đang lần lượt gõ cửa các thành phố trên khắp thế giới. Tại Auckland, New Zealand, người dân đã được thưởng thức màn pháo hoa hoành tráng, tạm biệt năm 2013 và đón chào năm 2014.


Như thường lệ, màn đếm ngược và pháo hoa tại Auckland luôn được coi là dấu hiệu khởi đầu cho một năm mới. Tiếp đó, pháo hoa đã rực sáng trên nhà hát opera cánh buồm ở Sydney, Australia, chính thức đánh dấu năm 2014 đã bắt đầu đến với những thành phố trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương.


Pháo hoa đã thắp sáng một khoảng trời Sydney. Màn trình diễn độc đáo này là tập hợp của 11.000 phát đạn pháo và 25.000 bông hoa, nở rộ từ bảy địa điểm trải dài trong 6km ở khu vực cầu cảng Sydney. Lần đầu tiên trong một thập kỷ qua, 1.000 quả pháo hoa được bắn từ đỉnh nhà hát opera cánh buồn, cũng như từ cầu cảng.


Đêm nay sẽ là một đêm không ngủ đối với người dân ở nhiều quốc gia châu Á. Tại Nhật Bản, vào thời khắc giao thừa, chuông tại các ngôi chùa sẽ vang lên 108 lần, hàm ý xua đi 108 sự đau khổ và chào đón năm mới. Thủ đô Seoul của Hàn Quốc sẽ gióng 33 hồi chuông từ một tháp chuông cổ từ thế kỷ 15 trong một nghi lễ truyền thống chào đón năm mới.


Tại Trung Quốc, hầu hết các thành phố đều đánh dấu kết thúc năm cũ bằng màn pháo hoa hoành tráng. Đặc biệt, chính quyền đặc khu hành chính Hồng Kông đã chi hàng triệu USD để chuẩn bị cho màn bắn pháo hoa được khẳng định là lớn nhất từ trước đến nay tại hòn đảo này.


Tại Singapore, hàng chục nghìn người đã tập trung bên bờ Vịnh Marina để cùng xem màn bắn pháo hoa lúc giao thừa.Tại Indonesia, dự tính có khoảng 2 triệu người sẽ tham dự các bữa tiệc đường phố ở 162 địa điểm khác nhau. Cùng thức với họ đêm nay còn có hàng nghìn nhân viên cảnh sát được triển khai trên các nẻo đường.


Với Philippines, đặc biệt là thành phố Tacloban, nơi cách đây không lâu đã phải hứng chịu thảm họa bão Haiyan, nên không khí đón năm mới sẽ không rộn ràng. Tuy nhiên, các cơ quan cứu trợ cũng đã tổ chức các buổi hòa nhạc miễn phí hoặc cung cấp thực phẩm cho bữa cỗ giao thừa cho người dân ở mảnh đất đau thương này.


Năm mới sẽ lần lượt đến với những thành phố khác ở châu Âu, châu Mỹ. Nhiều nơi đã chuẩn bị bữa tiệc hoành tráng nhất trong năm cho sự kiện này. Hãy cùng VietNamNet thưởng thức những màn pháo hoa hoành tráng đang diễn ra trên thế giới.












năm mới, giao thừa, 2013, 2014


Pháo hoa rực sáng trên tháp Sky ở Auckland, New Zealand. (Ảnh: Reuters)


năm mới, giao thừa, 2013, 2014


Auckland là nơi đầu tiên trên thế giới đón chào năm mới. (Ảnh: Reuters)


năm mới, giao thừa, 2013, 2014


Pháo hoa trên cầu cảng Sydney, đánh dấu năm 2014 đã tới châu Á - Thái Bình Dương. (Ảnh: Reuters)năm mới, giao thừa, 2013, 2014


Bầu trời Sydney rực sáng trong đêm giao thừa. (Ảnh: Reuters)


năm mới, giao thừa, 2013, 2014


Nhà hát opera cánh buồm trở nên lộng lẫy hơn trong giờ khắc đầu tiên của năm mới. (Ảnh: Reuters)



Thanh Vân (tổng hợp)




Sài Gòn thay áo mới đón chào năm 2014

Sài Gòn thay áo mới đón chào năm 2014

Chào năm mới 2014, TPHCM được thắp sáng đồng loạt bởi hàng ngàn bóng đèn chiếu sáng với đủ sắc màu rực rỡ.


Xem video:


Tại các tuyến phố trung tâm như Nguyễn Huệ, Đồng Khởi, Nam Kỳ Khởi Nghĩa…các mô hình trang trí cách điệu cũng đồng loạt được thắp sáng, điểm tô cho vẻ đẹp vốn dĩ của phố xá Sài Gòn


Điển khác biệt, năm nay lễ hội giao thừa sẽ được tổ chức ở khu vực hồ Bán Nguyệt (Q.7), không còn ở khu vực tháp đồng hồ đường Nguyễn Huệ như mọi năm.


Sự thay đổi địa điểm sẽ đem lại nhiều điều thú vị, bởi lẽ khu vực này đất không chật, người không đông, không gian thoáng đãng, có sông nước…có thể tổ chức được những sự kiện quy mô lớn và đa dạng về loại hình giải trí.


Ngày cuối nam này, khu vực phố Tây cũng náo nhiệt không kém, khách du lịch quốc tế đổ về đây mỗi lúc một đông, đặc biệt là khách đến từ châu Âu.


Như mọi năm, các con đường như Phạm Ngũ Lão, Bùi Viện (Q.1) đầy ắp người. Các quán bar, nhà hàng…ở khu vực này dự báo không còn chỗ chen chân vào đêm giao thừa. Tất cả đều chờ đợi thời khắc chuyển giao khi đồng hồ điểm 0g sáng, để cùng nâng ly chúc mừng năm mới.


Chùm ảnh do PV VietNamNet ghi lại:











2014, pháo hoa, Tết, Sài Gòn, trang trí


2014, pháo hoa, Tết, Sài Gòn, trang trí

Hàng nghìn bông đào rực thắm thể hiện một năm mới nữa lại về.

2014, pháo hoa, Tết, Sài Gòn, trang trí


2014, pháo hoa, Tết, Sài Gòn, trang trí

Những cành mai vàng nở rộ trên đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa


2014, pháo hoa, Tết, Sài Gòn, trang trí


2014, pháo hoa, Tết, Sài Gòn, trang trí

Những người công nhân đang gấp rút chuẩn bị cho giờ phút giao thừa.


2014, pháo hoa, Tết, Sài Gòn, trang trí


2014, pháo hoa, Tết, Sài Gòn, trang trí


Đồng hồ bốn mặt được trang trí khá công phu


2014, pháo hoa, Tết, Sài Gòn, trang trí

2014, pháo hoa, Tết, Sài Gòn, trang trí

Hoa sen được cách điệu



Thạch Thảo - Trương Khởi






Thứ Hai, 30 tháng 12, 2013

Giáo dục có quên những cách tiết kiệm khác?

Giáo dục có quên những cách tiết kiệm khác?

- Có lẽ Bộ GD-ĐT không chỉ phải kêu gọi các trường chia sẻ khó khăn chung, mà cần yêu cầu các đơn vị trực thuộc xiết chặt lại chi tiêu ở những chỗ đã được chỉ đích danh gây lãng phí.





Ngày 27/12 Bộ GD-ĐT công bố dự toán năm 2014, chi ngân sách nhà nước của Bộ GD-ĐT ở mức tổng thể giảm đến 10%.


Thứ trưởng Bùi Văn Ga kêu gọi các trường chia sẻ khó khăn chung vì những năm trước các trường đều được tăng mức chi thêm vài phần trăm, nhưng năm nay lại bị sụt giảm. Trong số này, chi thường xuyên sự nghiệp giảm 8%, chi chương trình mục tiêu quốc gia giảm đến 40%.











giáo dục, tiết kiệm, trường

Ông Đỗ Văn Dũng, Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM phát biểu tại một hội nghị ngày 28/12: "Hầu như thiết bị đưa về, chúng tôi bị ép nhận, các thiết bị không sử dụng được. Tôi cũng không muốn nói nhiều thêm ở đây". Ảnh: Văn Chung



Bày tỏ tinh thần tiết kiệm triệt để, lãnh đạo Bộ GD-ĐT yêu cầu các trường cân nhắc, hạn chế các chuyến công du nước ngoài không cần thiết, tiết giảm việc tổ chức các hội thảo, hội nghị.


Tuy nhiên, có lẽ lãnh đạo Bộ “quên” rằng còn có những cách tiết kiệm khác.


Chưa có báo cáo nào tổng kết về hội nghị, hội thảo tốn tiền, nhưng đã có những báo cáo cụ thể về việc ngành giáo dục đang lãng phí tiền ở chỗ nào.


Ngay trước khi ông Ga đưa ra thông điệp tiết kiệm, ông Đỗ Văn Dũng - hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM – cũng đã bày tỏ sự thất vọng khi có dự án ODA của bộ không hiệu quả, gây lãng phí.


Bằng chứng là trường ông phải miễn cưỡng tiếp nhận các thiết bị từ dự án phát triển giáo viên THPT và trung cấp chuyên nghiệp của Bộ GD-ĐT.


“Tôi thấy rất thất vọng với dự án giáo viên THPT và trung cấp chuyên nghiệp. Hầu như thiết bị đưa về, chúng tôi bị ép nhận, các thiết bị không sử dụng được. Tôi cũng không muốn nói nhiều thêm ở đây mà sẽ gặp riêng Bộ trưởng để báo cáo, phải làm sao để chấn chỉnh việc sử dụng đồng vốn ODA cho hiệu quả” - ông Dũng nhấn mạnh.


Báo cáo Bộ GD-ĐT nêu rõ tổng kinh phí trao thầu thiết bị năm 2013 của dự án này là hơn 721.000 USD.


Ông Trần Duy Tạo - Cục trưởng Cục cơ sở vật chất, Thiết bị trường học&Đồ chơi trẻ em (Bộ GD-ĐT) cũng cho biết năm qua có nhiều đơn vị để xảy ra các sai phạm trong đầu tư xây dựng cơ bản. Một số đơn vị thuê tư vấn quản lý dự án không hiệu quả. Số kinh phí chi cho quản lý dự án rất lớn nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu công việc, gây lãng phí cho ngân sách nhà nước...


Trong tuần vừa qua, vụ việc chi phí làm đề tài khoa học bị gợi ý “trích lại” 50-60% đã đưa ra ánh sáng “bí mật” về khoa học, công nghệ nước nhà… mà ai cũng biết.


Theo GS Hoàng Tụy, việc trích phần trăm kinh phí làm đề tài khoa học cho hết chỗ nọ, cửa kia để đề tài được cấp kinh phí, được nghiệm thu, trót lọt “đầu vào, đầu ra” đã là điều tồn tại nhiều năm nay. Đó cũng chính là nguyên nhân “giết chết” động cơ nghiên cứu khoa học của nhiều nhà khoa học chân chính – cũng là một kiểu lãng phí chất xám.











giáo dục, tiết kiệm, trường

Dự toán chỉ tiêu chi ngân sách nhà nước của Bộ GD-ĐT trong năm 2014 sẽ giảm 10% so với năm 2013 từ 6.576.700 triệu đồng xuống còn 5.905.310 triệu đồng. Lãnh đạo ngành kêu gọi các trường sử dụng kinh phí tiết kiệm, hiệu quả. Ảnh: Văn Chung



Ngành giáo dục còn đang lãng phí công sức của hàng trăm nghìn giáo viên với những công việc mà các thầy cô nhìn nhận là “khủng khiếp", nhưng lại không có nhiều ý nghĩa, lợi ích.


Những thứ “khủng khiếp” này là “Giáo án của giáo viên phổ thông", như thầy Huỳnh Văn Thế (Trường THPT Măng Thít, Vĩnh Long) chỉ ra.


Giáo viên phổ thông có đủ loại giáo án: giáo án theo lớp (lớp khá, lớp yếu phải khác nhau); giáo án tự chọn (chủ đề bám sát, chủ đề nâng cao), giáo án trái buổi, giáo án ngoài giờ, hướng nghiệp.


Còn thời gian rảnh, cũng có vô số công việc khác: dự giờ đến thao giảng; viết sáng kiến kinh nghiệm; hồ sơ, sổ sách đủ loại như sổ hội họp, chủ nhiệm, phiếu liên lạc, sổ điểm lớn, sổ điểm cá nhân, vào điểm... Ngoài việc dạy, còn phải đeo hàng loạt công việc như viết sáng kiến kinh nghiệm, công tác chủ nhiệm, theo sát tình hình học trò... cùng đủ các loại họp hành (họp tổ, hội đồng, phụ huynh, công đoàn...) kéo dài suốt năm...


Có lẽ, Bộ GD-ĐT không chỉ phải kêu gọi các trường chia sẻ khó khăn chung hay giảm hội nghị, công tác, mà cần yêu cầu các đơn vị trực thuộc xiết chặt lại chi tiêu ở những chỗ đã được chỉ đích danh gây lãng phí, bớt những thủ tục rườm rà để giáo viên tập trung giảng dạy học trò… mới là cách tiết kiệm có hiệu quả.






Dân kiệt sức: Giá vẫn tăng mà lạm phát xuống thấp

Dân kiệt sức: Giá vẫn tăng mà lạm phát xuống thấp

- Trong khi lãnh đạo Cục Quản lý giá khẳng định, lạm phát năm 2013 là một thành tựu lớn, thị trường đã khá bình ổn thì các chuyên gia kinh tế lại khẳng định ngược lại, lạm phát không thấp, giá cả vẫn nhảy múa, còn tư duy độc quyền.






Giá biến động cho đẹp?

Theo bà Nguyễn Thị Thúy Nga, Phó Cục trưởng Cục Quản lý giá, Bộ Tài chính, thị trường năm vừa qua khá bình ổn, cũng có thời điểm giá cả một số mặt hàng có sự biến động nhưng chỉ là “vẻ đẹp của giá trị hàng hóa”. Ví dụ như thuốc và giá dịch vụ y tế, học phí tăng cao là do thực hiện lộ trình thị trường hóa. Đặc biệt, với giá xăng dầu đã đã điều hành sát với thị trường hơn. Các đợt điều chỉnh giá, sử dụng Quỹ bình ổn đã được công bố công khai, cơ bản tạo sự đồng thuận trong dư luận xã hội.


Phó Cục trưởng Cục Quản lý giá nhấn mạnh, quản lý giá đã có sự phối hợp chặt chẽ với các bộ ngành như Bộ Tài chính với Bộ Y tế trong việc điều chỉnh giá dịch vụ y tế, với Bộ Giáo dục đào tạo với vấn đề học phí, ngoài ra đã có sự phối hợp chặt chẽ với các địa phương…


“Nhờ đó, việc điều chỉnh giá cả hàng hóa có mức độ phù hợp, không gây tác động đột biến lên CPI . Cả năm, CPI đạt 6,04%, đạt mục tiêu chính phủ đề ra", bà Nga nhấn mạnh.











GDP, lạm-phát, tăng-trưởng, tụt-hậu, suy-giảm, xuất-siêu, nhập-siêu, phá-sản, ngừng-hoạt-động, hồi-phục.

Giá cả chưa hẳn đã thấp so với sức mua của người dân



Trong khi lãnh đạo Cục quản lý giá tự hào với sự linh hoạt điều hành của mình thì TSKH Nguyễn Thị Hiền lại tỏ ra không hài lòng.


Bà Hiền đánh giá, với xăng dầu, tình trạng không ăn khớp với biến động giá thế giới tại mỗi lần điều chỉnh giá vẫn diễn ra. Kịch bản giảm ít, tăng nhiều vẫn như trước đây.


Theo bà, có 2 đợt điều chỉnh giá khó hiểu, là đợt tăng giá ngày 28/3 và giảm nhỏ giọt hôm 18/4. Đó là ấn tượng đậm nét cho những khiếm khuyết trong điều hành giá cả xăng dầu năm 2013. Với việc các Bộ định giá như vậy, mục tiêu thị trường hóa xăng dầu ngày càng xa vời.


Bình luận của TSKH Nguyễn Thị Hiền “trúng” với bản “tự phê bình” mới đây của Bộ Công Thương khi trình Thủ tướng nội dung sửa đổi Nghị định 84.


Bộ này tự phê bình rằng, cơ quan quản lý lạm dụng quỹ bình ổn, thuế, không hoàn toàn tuân thủ đúng biên độ điều chỉnh giá, không đúng với Điều 27 về nguyên tắc điều chỉnh giá xăng dầu của Nghị định 84. Thậm chí, chính Bộ này cũng khẳng định, việc điều hành giá luôn trễ 30 ngày so với giá thế giới, nên có tình trạng giá thế giới và giá trong nước lệnh pha nhau, thậm chí ngược chiều nhau nên có thời điểm gây bức xúc trong dư luận.


TSKH Nguyễn Thị Hiền nói thẳng: “Năm 2013, giá độc quyền còn sống khỏe hơn cả các năm trước, nhưng lạ một điều là các cơ quan chức năng chống lưng cho độc quyền nhiều quá”.


Câu chuyện được vị chuyên gia kinh tế này bức xúc nhiều nhất là vụ tăng giá cước 3G với mức tăng khủng 400%, trong khi, bộ Thông tin truyền thông khẳng định tăng vậy là đúng và sẽ còn tăng lên nữa.


Giá vẫn tăng mà lạm phát thấp?


Ông Vũ Vinh Phú , Chủ tịch Hiệp hội siêu thị Tp Hà Nội bình luận: “Nghe chừng có vẻ năm nay ta điều hành giá cả dễ dàng. Vì xăng dầu, điện, nước tăng như vậy mà CPI gần như chững, không tăng mấy”.


“Nhưng giá giảm thế nhưng sao sức mua lại không tăng mấy? Tổng mức bán lẻ hàng hóa, sau khi loại từ yếu tố giá, chỉ ở mức hơn 5,2- 5,5%, thấp hơn cả năm 2012”, ông Phú cho hay.


‘Ta cứ trông vào 500 mặt hàng điều tra thống kê thì không thể phản ánh được đời sống kinh tế xã hội thật sự. Bản chất CPI giảm năm nay là do 70% cầu giảm mà thôi”, ông Phú nói.


Ông Phú kể vừa rồi họp về thị trường bán lẻ, 9 vị giám đốc siêu thị đều than phiền chỉ bán được bằng năm ngoái, không ông nào nói tăng doanh thu, lợi nhuận.


“Rõ ràng, CPI thấp nhưng giá bán lẻ ngoài chợ vẫn cứ cao, có xuống đâu? Cứ đi theo 2 bà nội trợ đi chợ cóc thì mới hiểu rõ giá cả thực sự như thế nào? Các nghiên cứu phải sống với cuộc sống người dân, xem CPI diễn biến thực sự là thế nào? ” ông Phú nhấn mạnh.


Theo các chuyên gia, rất khó để đồng tình rằng, điều hành giá cả đã có sự phối hợp nhịp nhàng, chặt chẽ giữa các bộ.


Cho đến nay, ngành sữa vẫn còn râm ran chuyện bi hài hai bộ Y tế- Tài chính đổ lỗi cho nhau vụ tăng giá sữa vù vù. Vì quy định mới về tiêu chuẩn chất lượng sữa của Bộ Y tế mà sữa bị đổi tên, nghiễm nhiên lọt ra khỏi danh sách bình ổn, khiến Bộ Tài chính hết quyền kiểm soát. Chuyện chỉ khép lại khi đến Thủ tướng phải can thiệp, chỉ đạo 2 Bộ phối hợp giải quyết.


Nhìn lại thị trường năm qua, ngoài vụ giá sữa, cước 3G…, dấu ấn để lại còn là vụ giá điện bí mật tăng bất ngờ ngày 1/8 và sự khó hiểu khi từ chối trả lời về giá điện một cách lạnh lùng của Thứ trưởng Bộ Công Thương tại một cuộc họp báo ngành. Cuối năm nay, giá gas cũng tăng một lúc đột biến tới 20%...


Không thiếu câu chuyện giá cả để nói rằng, người tiêu dùng không thể hài lòng với một thị trường “bình ổn” như lãnh đạo Cục Quản lý giá đánh giá.


Nhìn rộng hơn, theo như lãnh đạo Tổng Cục Thống kê, chúng ta tưởng con số CPI 6,04% là thấp vì trước đây, đã quen với các con số cao hơn rồi. CPI năm nay không phải là thấp nếu so với các nước trong khu vực. Lạm phát ở Việt Nam chưa hề ổn định và sẽ cần cẩn trọng, cảnh giác ở năm 2014.


Phạm Huyền









GDP, lạm-phát, tăng-trưởng, tụt-hậu, suy-giảm, xuất-siêu, nhập-siêu, phá-sản, ngừng-hoạt-động, hồi-phục.





Ngành giáo dục có quên những cách tiết kiệm khác?

Ngành giáo dục có quên những cách tiết kiệm khác?

- Có lẽ Bộ GD-ĐT không chỉ phải kêu gọi các trường chia sẻ khó khăn chung, mà cần yêu cầu các đơn vị trực thuộc xiết chặt lại chi tiêu ở những chỗ đã được chỉ đích danh gây lãng phí.





Ngày 27/12 Bộ GD-ĐT công bố dự toán năm 2014, chi ngân sách nhà nước của Bộ GD-ĐT ở mức tổng thể giảm đến 10%.


Thứ trưởng Bùi Văn Ga kêu gọi các trường chia sẻ khó khăn chung vì những năm trước các trường đều được tăng mức chi thêm vài phần trăm, nhưng năm nay lại bị sụt giảm. Trong số này, chi thường xuyên sự nghiệp giảm 8%, chi chương trình mục tiêu quốc gia giảm đến 40%.











giáo dục, tiết kiệm, trường

Ông Đỗ Văn Dũng, Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM phát biểu tại một hội nghị ngày 28/12: "Hầu như thiết bị đưa về, chúng tôi bị ép nhận, các thiết bị không sử dụng được. Tôi cũng không muốn nói nhiều thêm ở đây". Ảnh: Văn Chung



Bày tỏ tinh thần tiết kiệm triệt để, lãnh đạo Bộ GD-ĐT yêu cầu các trường cân nhắc, hạn chế các chuyến công du nước ngoài không cần thiết, tiết giảm việc tổ chức các hội thảo, hội nghị.


Tuy nhiên, có lẽ lãnh đạo Bộ “quên” rằng còn có những cách tiết kiệm khác.


Chưa có báo cáo nào tổng kết về hội nghị, hội thảo tốn tiền, nhưng đã có những báo cáo cụ thể về việc ngành giáo dục đang lãng phí tiền ở chỗ nào.


Ngay trước khi ông Ga đưa ra thông điệp tiết kiệm, ông Đỗ Văn Dũng - hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM – cũng đã bày tỏ sự thất vọng khi có dự án ODA của bộ không hiệu quả, gây lãng phí.


Bằng chứng là trường ông phải miễn cưỡng tiếp nhận các thiết bị từ dự án phát triển giáo viên THPT và trung cấp chuyên nghiệp của Bộ GD-ĐT.


“Tôi thấy rất thất vọng với dự án giáo viên THPT và trung cấp chuyên nghiệp. Hầu như thiết bị đưa về, chúng tôi bị ép nhận, các thiết bị không sử dụng được. Tôi cũng không muốn nói nhiều thêm ở đây mà sẽ gặp riêng Bộ trưởng để báo cáo, phải làm sao để chấn chỉnh việc sử dụng đồng vốn ODA cho hiệu quả” - ông Dũng nhấn mạnh.


Báo cáo Bộ GD-ĐT nêu rõ tổng kinh phí trao thầu thiết bị năm 2013 của dự án này là hơn 721.000 USD.


Ông Trần Duy Tạo - Cục trưởng Cục cơ sở vật chất, Thiết bị trường học&Đồ chơi trẻ em (Bộ GD-ĐT) cũng cho biết năm qua có nhiều đơn vị để xảy ra các sai phạm trong đầu tư xây dựng cơ bản. Một số đơn vị thuê tư vấn quản lý dự án không hiệu quả. Số kinh phí chi cho quản lý dự án rất lớn nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu công việc, gây lãng phí cho ngân sách nhà nước...


Trong tuần vừa qua, vụ việc chi phí làm đề tài khoa học bị gợi ý “trích lại” 50-60% đã đưa ra ánh sáng “bí mật” về khoa học, công nghệ nước nhà… mà ai cũng biết.


Theo GS Hoàng Tụy, việc trích phần trăm kinh phí làm đề tài khoa học cho hết chỗ nọ, cửa kia để đề tài được cấp kinh phí, được nghiệm thu, trót lọt “đầu vào, đầu ra” đã là điều tồn tại nhiều năm nay. Đó cũng chính là nguyên nhân “giết chết” động cơ nghiên cứu khoa học của nhiều nhà khoa học chân chính – cũng là một kiểu lãng phí chất xám.


Ngành giáo dục còn đang lãng phí công sức của hàng trăm nghìn giáo viên với những công việc mà các thầy cô nhìn nhận là “khủng khiếp", nhưng lại không có nhiều ý nghĩa, lợi ích.


Những thứ “khủng khiếp” này là “Giáo án của giáo viên phổ thông", như thầy Huỳnh Văn Thế (Trường THPT Măng Thít, Vĩnh Long) chỉ ra.


Giáo viên phổ thông có đủ loại giáo án: giáo án theo lớp (lớp khá, lớp yếu phải khác nhau); giáo án tự chọn (chủ đề bám sát, chủ đề nâng cao), giáo án trái buổi, giáo án ngoài giờ, hướng nghiệp.


Còn thời gian rảnh, cũng có vô số công việc khác: dự giờ đến thao giảng; viết sáng kiến kinh nghiệm; hồ sơ, sổ sách đủ loại như sổ hội họp, chủ nhiệm, phiếu liên lạc, sổ điểm lớn, sổ điểm cá nhân, vào điểm... Ngoài việc dạy, còn phải đeo hàng loạt công việc như viết sáng kiến kinh nghiệm, công tác chủ nhiệm, theo sát tình hình học trò... cùng đủ các loại họp hành (họp tổ, hội đồng, phụ huynh, công đoàn...) kéo dài suốt năm...


Có lẽ, Bộ GD-ĐT không chỉ phải kêu gọi các trường chia sẻ khó khăn chung hay giảm hội nghị, công tác, mà cần yêu cầu các đơn vị trực thuộc xiết chặt lại chi tiêu ở những chỗ đã được chỉ đích danh gây lãng phí, bớt những thủ tục rườm rà để giáo viên tập trung giảng dạy học trò… mới là cách tiết kiệm có hiệu quả.






Phút 89, ngân sách bất ngờ vượt thu

Phút 89, ngân sách bất ngờ vượt thu

- Cục diện ngân sách thay đổi bất ngờ vào phút 89, từ dự báo hụt thu tới hơn 25.000 tỷ đồng trong kỳ họp Quốc hội vừa qua đã chuyển thành vượt thu tới 0,33%.





Thu ngân sách vượt dự toán 1%


Trong suốt hai quý cuối năm, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng luôn đau đầu với túi tiền quốc gia, khi hàng loạt địa phương báo cáo lên chỉ thu được 50-60% dự toán. Hàng loạt nguồn thu từ thuế bị sụt giảm vì có tới hơn 66% các doanh nghiệp còn hoạt động khai báo không có lãi, không thể nộp thuế.


Thế nhưng, những ngày cuối năm, kết quả cho thấy bội chi không vỡ trận. Ngân sách đã vượt thu.


Công bố tại hội nghị ngành tài chính sáng 30/12 đã cho thấy, túi tiền ngân sách đã hồi phục một cách ngoạn mục.


Bộ Tài chính cho biết, những tháng cuối năm, với tinh thần phấn đấu quyết liệt, tăng cường xử lý nợ đọng thuế, kiểm tra chặt chẽ chi hoàn thuế GTGT,... kết quả đến nay ước tổng thu NSNN (kể cả ghi thu - ghi chi ngoài dự toán) đạt khoảng 99% dự toán (loại trừ số ghi thu - ghi chi, thì thu cân đối đạt khoảng trên 97% dự toán), tăng thêm trên 16.000 tỷ đồng so với số đã báo cáo Quốc hội.











lãi-suất, ngân-sách, hụt-thu, bội-chi, thất-thu, truy-thu-thuế, vượt-thu, tăng-trưởng, lạm-phát, suy-giảm
Ngân sách bất ngờ vượt thu vào phút chót (ảnh minh họa)

Trong đó, riêng khoản thu cổ từ và lợi nhuận từ DNNN vào NSNN đã lên tới hơn 20.000 tỷ đồng, ngoài ra, thu tiền sử dụng đất đạt khoảng 42.500 tỷ đồng, vượt trên 3.300 tỷ đồng so số báo cáo Quốc hội,...


Số tăng cân đối thu thêm đã đảm bảo thanh toán 14.800 tỷ đồng nợ hoàn thuế GTGT phát sinh năm 2013. Các địa phương trọng điểm thu ước đạt và vượt dự toán thu trên địa bàn, như TP.HCM, Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu, Vĩnh Phúc,...


Ông Nguyễn Văn Sửu, Phó Chủ tịch UBND TP. Hà Nội nói: “Đứng báo cáo mà chân vẫn run vì không ngờ vượt qua chỉ tiêu rất khó khăn”.









Trên cơ sở số thu 9 tháng đầu năm và làm việc với các địa phương, Bộ Tài chính báo cáo Quốc hội vừa qua đã dự kiến thu năm 2013 hụt 25.200 tỷ đồng, không kể các khoản xử lý ghi thu - ghi chi ngoài dự toán là 38.430 tỷ đồng thì ngân sách thu hụt 63.630 tỷ đồng. Cũng vì lý do này, trước luồng phản ứng gay gắt từ các chuyên gia kinh tế, Chính phủ đã phải điều trần với Quốc hội để được thông qua đề xuất nâng bội chi ngân sách từ 4,8% GDP lên 5,3%. Nhiều đại biểu Quốc hội ban đầu không đồng tình nhưng rốt cục, cũng phải giờ tay bấm nút thông qua.



Ông Sửu cho hay, 9 tháng Hà Nội mới thu 87.382 tỷ đồng, bằng 54% kế hoạch năm. Sau khi thành lập Ban chỉ đạo điều hành ngân sách và Ban chống thất thu ngân sách, thu đạt 162.035 tỉ đồng bằng 100,73% dự toán.


Với kết quả trên, Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng khẳng định, ngành tài chính đã phấn đấu đạt dự toán và đảm bảo bội chi thấp hơn 5,3%, đảm bảo trả nợ hoàn thuế GTGT 2013, dự toán là 71 nghìn tỷ đồng hoàn thuế GTGT đến hôm qua (29/12/2013) đạt 91,50 nghìn tỷ đồng.


Thủ tướng yêu cầu tiết kiệm, giảm bội chi


Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đánh giá cao kết quả thu ngân sách của Bộ Tài chính.


Theo ông, trong tình hình khó khăn, tưởng chừng như ngân sách hụt thu, nhưng kết quả đã vượt dự toán được 16.000 tỷ đồng trong khi đó đã tiết kiệm, cắt giảm chi khoảng 22.700 tỷ đồng. Nhờ thu ngân sách có vượt được dự toán mới đảm bảo được kế hoạch chi và an sinh xã hội, phúc lợi xã hội được bảo đảm, quốc phòng, an ninh, chủ quyền quốc gia được giữ vững.











lãi-suất, ngân-sách, hụt-thu, bội-chi, thất-thu, truy-thu-thuế, vượt-thu, tăng-trưởng, lạm-phát, suy-giảm
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tiếp tục tiết kiệm chi tiêu, đặc biệt là cắt giảm các khoản chi cho hội nghị, xăng xe, điện thoại...

Thậm chí, Thủ tướng cho biết: “Chỉ còn hai ngày nữa là hết năm và tính đến hết năm, có thể thu ngân sách vượt dự toán được 1% đó là điều rất đáng mừng”.


Người đứng đầu Chính phủ yêu cầu, khi vượt thu thì phải tính toán giảm ngay bội chi vì đây là việc có ý nghĩa lớn đối với an ninh tài chính quốc gia.


Năm 2014, Thủ tướng yêu cầu ngành tài chính phải tập trung thu ngân sách đạt kế hoạch ngay từ đầu năm. Nhưng việc thu là phải đúng theo pháp luật, chứ không phải là tận thu. Ngành tài chính phải tìm mọi cách ngăn chặn việc trốn thuế lách thuế qua tạm nhập tái xuất, hoàn thuế VAT, chuyển giá... để xử lý nghiêm gian trong lĩnh vực thuế..


Đây là vấn đề cần rút kinh nghiệm từ năm 2013, đạt kế hoạch ngày từ đầu năm.


Đồng thời, Thủ tướng cũng yêu cầu phải quản lý chặt chẽ tiết kiệm chi. Đặc biệt là chi hội nghị tiếp khách, tiền xăng xe điện thoại và rồi chi đi nước ngoài vẫn còn lớn.


“Chính phủ đã chỉ đạo báo cáo nghiêm túc, tập tuấn, đi ra nước ngoài thúc đẩy hội nhập, mở đầu đầu tư, mở rộng thị trường nhưng phải hết sức tiết kiệm”, Thủ tướng nhấn mạnh.


Đồng thời, ông cũng yêu cầu Bộ Tài chính cần xem xét kỹ lại toàn bộ 14 khoản chi, xem có khó khăn, vướng mắc gì để kiến nghị lên.









Năm 2014, Bộ trưởng Tài chính Đinh Tiến Dũng cho biết dự toán thu được Quốc hội phê duyệt là 782.700 tỷ đồng. Tuy nhiên, bộ đã yêu cầu ngành thuế, hải quan phấn đấu tăng thu 3-5%.


Dự toán chi là 1.006.700 tỷ đồng, tăng 28.700 tỷ đồng (2,9%) so dự toán năm 2013, trong đó phải dành khoảng 54.000 tỷ đồng cho các nhiệm vụ tăng chi (chi trả nợ 15.000 tỷ đồng, chi tiền lương tăng thêm 20.000 tỷ đồng, chi quốc phòng, an ninh và một số chính sách và nhiệm vụ mới).


Như vậy, thực chất dự toán chi NSNN năm 2014 giảm 25.300 tỷ đồng so với dự toán năm 2013, rất thấp so với nhu cầu chi, đòi hỏi phải bố trí chi hết sức chặt chẽ, tiết kiệm.


Để cân đối, Chính phủ đã trình và được Quốc hội thông qua nguyên tắc bố trí dự toán NSNN năm 2014 chặt chẽ, triệt để tiết kiệm. Bố trí chi đầu tư phát triển và chi thường xuyên còn lại (sau khi đảm bảo tiền lương, chính sách chế độ cho con người) đều thấp hơn so với dự toán năm 2013.



Phạm Huyền



lãi-suất, ngân-sách, hụt-thu, bội-chi, thất-thu, truy-thu-thuế, vượt-thu, tăng-trưởng, lạm-phát, suy-giảm





Chủ tịch Agribank làm Phó Ban Kinh tế TƯ

Chủ tịch Agribank làm Phó Ban Kinh tế TƯ

- Lễ trao quyết định của Bộ Chính trị bổ nhiệm 2 Phó trưởng Ban Kinh tế TƯ chuyên trách và 3 Phó Ban kiêm nhiệm diễn ra chiều nay ở Hà Nội.













ban kinh tế TƯ, Agribank, Vương Đình Huệ
Trưởng Ban Kinh tế TƯ Vương Đình Huệ tặng hoa chúc mừng các Phó Ban

Hai Phó Ban Kinh tế TƯ chuyên trách là ông Lê Vĩnh Tân (sinh năm 1958), Bí thư Tỉnh ủy Đồng Tháp và ông Nguyễn Ngọc Bảo (sinh năm 1963), Chủ tịch HĐQT ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank), nguyên Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ - Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.


Ba Thứ trưởng được Bộ Chính trị, Ban Bí thư bổ nhiệm Phó trưởng Ban kiêm nhiệm gồm Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Công Nghiệp, Thứ trưởng Bộ KH-ĐT Đặng Huy Đông và Thứ trưởng Bộ Công thương Lê Dương Quang.


Phó Ban Tổ chức TƯ Trần Lưu Hải nêu rõ: Hai thành viên được Bộ Chính trị, Ban Bí thư lựa chọn, bổ nhiệm giữ chức Phó Trưởng Ban Kinh tế TƯ là những cán bộ có năng lực, được đào tạo cơ bản phù hợp với chuyên ngành cần lựa chọn, am hiểu lĩnh vực kinh tế, có kinh nghiệm thực tiễn từ địa phương, ngành, qua nhiều môi trường công tác. Ba Phó Trưởng Ban kiêm nhiệm là Thứ trưởng có năng lực và bề dày kinh nghiệm của ba lĩnh vực kinh tế hết sức quan trọng.


Trưởng Ban Kinh tế TƯ Vương Đình Huệ đã chúc mừng các tân Phó Ban. Ông cho hay, ngày 1/2/2012, Ban bắt đầu nhận chuyển giao tổ chức, bộ máy, cán bộ từ Văn phòng TƯ Đảng, tổng cộng hơn 30 người. Sau gần 11 tháng hoạt động, tổ chức, bộ máy của Ban tiếp tục được xây dựng, củng cố và tăng cường. Việc công bố quyết định bổ nhiệm các Phó Trưởng ban một lần nữa khẳng định sự quan tâm của Bộ Chính trị, Ban Bí thư đối với Ban.


Nguyễn Thanh Liêm






Chủ Nhật, 29 tháng 12, 2013

Bộ trưởng Thăng, 500 triệu và sự im lặng lãng phí

Bộ trưởng Thăng, 500 triệu và sự im lặng lãng phí

- Bộ trưởng và một quan chức cấp bộ bay giá rẻ chỉ hết 5 triệu/chặng, giảm một nửa theo tiêu chuẩn thương gia. Thế nhưng, tất cả đang im lặng, chưa ai hưởng ứng.







Chuyện lạ: quan nước nghèo bay giá rẻ

Không lạ lắm nếu một bộ trưởng ở nước ngoài sử dùng phương tiện công cộng hay hàng không giá rẻ để công cán. Một mũi tên trúng nhiều đích, chuyến vi hành ý nghĩa, tiết kiệm ngân sách hay chỉ đơn giản để nâng cao hình ảnh cho chính trị gia.


Còn ở Việt Nam, chuyện một Bộ trưởng kêu gọi công chức dưới quyền đi vé máy bay giá rẻ ban đầu khiến nhiều người lạ lẫm. Đó như một chuyện gây sốc vì từ trước đến nay các quan chức, lãnh đạo đi công cán đã có ngân sách lo. Đối tượng, mức chi tiêu cụ thể ra sao đã được Bộ Tài chính quy định chi tiết, muốn tăng không dễ mà muốn giảm cũng khó.











tiết-kiệm, ngân-sách, lãnh-phí, quan-chức, bộ-trưởng, máy-bay, giá-rẻ, thương-gia, khuyến-mãi, hàng-không, đinh-la-thăng, Vietnamairlines, Vietjetair, Jetstar-pacific
Bộ trưởng làm gương nhân viên đồng loạt đi máy bay giá rẻ.

Hơn nữa, vị bộ trưởng này từng hứng chịu nhiều dư luận khi yêu cầu cán bộ dưới quyền đi xe buýt hay cấm chơi golf, nên việc ông đứng ra kêu gọi lần này khiến dư luận nghi ngờ về sự khác biệt giữa Nói và Làm.


Kết quả cuối cùng, riêng trong chuyện bay giá rẻ, ông nói được và làm được. Chánh văn phòng Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) mới đây thông báo, hai tháng sau lời kêu gọi đi máy bay giá rẻ của Bộ trưởng Đinh La Thăng, Bộ này đã tiết kiệm cho ngân sách hơn 500 triệu đồng.









Chuyến đi của Thủ tướng đất nước giàu có Singapore cùng 11 quan chức sang Việt Nam dự hội nghị thượng đỉnh APEC chỉ tốn hơn 1.000 USD (chưa tới 110 USD mỗi người) tiền vé máy bay do Bộ ngoại giao nước này săn vé giá rẻ trước đó vài tháng.


Tổng thống Pháp Francois Hollande đi xe lửa dự Hội nghị thượng đỉnh EU tại Brussels hoặc nghỉ hè mà không phải là chuyên cơ được phục vụ tận răng, xa xỉ. Ngay từ khi nhậm chức, ông đã yêu cầu các bộ trưởng đi công tác bằng xe lửa, đi vé máy bay hạng thường.



Đầu tiên là chuyến công cán của Bộ trưởng vào Đà Nẵng hồi cuối tháng 10/2013 để dự lễ thông xe kỹ thuật cầu vượt đường sắt, ông bay giá rẻ của VietjetAir. Sang trung tuần tháng 11, một lần nữa ông mua vé rẻ của Jetstar Pacific từ Hà Nội vào Đà Nẵng để dự lễ khởi công cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi.


Cả hai lần ông đều ra trước giờ bay cả tiếng, tự mình làm thủ tục và chờ đến giờ bay như bao hành khách thông thường. Nếu theo quy định, với hạng thương gia, Bộ trưởng ung dung đến giờ bay mới phải có mặt, không phải mất thời gian làm thủ tục và cũng chẳng mất công xếp hàng, chờ đợi.


Sau đợt ấy, từ tháng 10/2013 tới nay, không còn lãnh đạo nào ở Bộ GTVT đi công tác bằng vé máy bay hạng thương gia theo tiêu chuẩn. Các cán bộ khác cũng tận dụng bay giá rẻ tối đa.


Tự nhiên có được khách là “đối tượng đặc biệt” chưa bao giờ dám mơ đến, các hãng hàng không giá rẻ đã tạo điều kiện tối đa để chiều khách và nâng hình ảnh của mình.


Theo hợp đồng ký kết giữa Bộ GTVT và hai hãng bay giá rẻ, Bộ được cấp tài khoản và mật khẩu để trực tiếp đăng nhập, đặt chỗ, xuất vé khi có nhu cầu. Ngoài ra, các hãng bay còn chấp nhận tín chấp thanh toán sau; miễn phí thay đổi tên, ngày bay, chặng bay; miễn phí dịch vụ xuất vé; ưu tiên làm thủ tục trước...


Rẻ một nửa nhưng chưa bộ nào hưởng ứng?


Với chính sách trên, số tiền tiết kiệm được là rất rõ ràng. Người đứng đầu ngành giao thông dẫn chứng, ông và đại diện văn phòng Bộ đi công tác từ TP.HCM ra Hà Nội hết 5 triệu đồng/2 người. Như vậy, giảm được 5 triệu so với hạng thương gia theo tiêu chuẩn được hưởng.


Chưa kể, nếu đặt được vé giá rẻ, số tiền bỏ ra có khi chỉ bằng 1/5 so với giá vé hạng thương gia và bằng 1/2 so với giá vé hạng phổ thông của hãng hàng không truyền thống.


Ví như, nếu đặt mua sát ngày khởi hành chặng bay trục Hà Nội - TP.HCM, giá vé của hai hãng giá rẻ hiện nay chỉ vào khoảng 1,3-1,5 triệu đồng/vé, thì tại Vietnam Airlines giá vé hạng thông thường là 2,5-3 triệu đồng, hạng thương gia luôn ở mức trên 5,1 triệu đồng/vé.











tiết-kiệm, ngân-sách, lãnh-phí, quan-chức, bộ-trưởng, máy-bay, giá-rẻ, thương-gia, khuyến-mãi, hàng-không, đinh-la-thăng, Vietnamairlines, Vietjetair, Jetstar-pacific
Bớt một ghế thương gia, nhiều trẻ em cơm có thịt.

Nửa tỷ đồng chỉ là con số Bộ GTVT dự kiến tiết kiệm được trong quý IV 2013. Tính theo cách đơn giản nhất thì số tiền tiết kiệm cho ngân sách mỗi năm - cũng là của dân - lên tới 2 tỷ đồng.


Như vậy, với con số 22 bộ và cơ quan ngang Bộ, cũng tính sơ lược trung bình mỗi đơn vị tiết kiệm được 2 tỷ đồng/năm, thì mỗi năm, ngân sách để dành ra được hơn 40 tỷ đồng. Đấy là còn chưa kể đến các tổ chức khác như: tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội ở TƯ, các tỉnh thành… không chỉ đi trong nước mà còn đi quốc tế thì thì ngân sách còn tiết kiệm tới cả trăm tỷ đồng - số tiền không hề nhỏ trong thời khó.


Theo một chuyên gia hàng không, nếu các quan chức bớt đi vé hạng thương gia, thay thế bằng hạng phổ thông hàng không giá rẻ thì tổng chi phí xã hội cho dịch vụ hàng không giảm, từ đó tạo ra tiết kiệm xã hội. Hiện chi phí 1 ghế/km hạng phổ thông dịch hàng không giá rẻ thấp hơn hạng phổ thông hàng không truyền thống trên dưới 30%, thấp hơn hạng thương gia hàng không truyền thống trên dưới 70%. Nói nôm na, là đất nước sẽ phải chi ít tiền hơn cho hàng không.


Ngày 24/12, trong cuộc họp trực tuyến của Chính phủ và các địa phương, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh cho hay, năm ngoái có 3.780 đoàn cán bộ đi công tác nước ngoài và năm nay, vẫn có hơn 3.200 đoàn xuất ngoại, giảm không đáng kể. Hơn 8 đoàn đi công tác nước ngoài mỗi ngày, tiền vé máy bay, nếu là hạng thương gia, thì sẽ ngốn của ngân sách bao nhiêu nữa?


Cũng chính vì cái "bánh" ngân sách bị co lại, dự toán chi tiêu 2014 sẽ giảm 10% so với 2013, mới đây, lãnh đạo Bộ GD-ĐT đã lệnh cho các trường cắt giảm các kỳ họp không cần thiết, hạn chế tối đa hoặc cắt hoàn toàn những chuyến công tác nước ngoài.


Như vậy, nếu thêm các quan chức, lãnh đạo khác cũng chịu khó ngồi ghế hạng thường, đi máy bay giá rẻ trong khi công việc vẫn đảm bảo - như Bộ trưởng Thăng từng làm - thì mỗi năm, chúng ta sẽ có thêm hàng trăm tỷ.


Chỉ cần bộ trưởng bớt bay hạng thương gia một lần sẽ có nhiều trẻ em đồng bào dân tộc có thêm bữa cơm có thịt, thêm chăn ấm, giầy dép chống chọi băng tuyết giá lạnh... Cả một bộ bay giá rẻ sẽ có tiền làm cầu qua sông qua suối, tránh bao người chết vì lũ cuốn hay góp thêm cho người nghèo có cái Tết đầm ấm hơn?


Như vậy, giá rẻ thấy rõ, tiết kiệm thấy rõ, tiền tươi còn lại trong két khi ngân sách đang khó khăn. Thế nhưng, sau đột phá của Bộ trưởng Thăng thì một khoảng lớn mênh mông lãng phí vẫn tồn tại và chưa thấy một bộ ngành nào lên tiếng hưởng ứng.









Tại Thông tư 97/2010/TT-BTC ngày 6/7/2010, Bộ Tài chính quy định chế độ công tác phí như sau:


+ Hạng ghế thương gia (Business class hoặc C class): dành cho đối tượng - Cán bộ lãnh đạo hưởng bảng lương chức vụ lãnh đạo, hưởng phụ cấp chức vụ lãnh đạo ban hành kèm theo Nghị quyết số 730/NQ-UBTVQH ngày 30/9/2004 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, Quyết định số 128-QĐ-TW ngày 14/12/2004 của Ban Bí thư Trung ương Đảng hoặc Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ gồm: Bộ trưởng và các chức danh tương đương; Thứ trưởng và cán bộ lãnh đạo có hệ số phụ cấp chức vụ từ 1,3 trở lên; Phó trưởng các đoàn thể chính trị - xã hội ở TƯ; Bí thư thường trực TƯ Đoàn Thanh niên.


+ Hạng ghế thường: Dành cho các chức danh cán bộ, công chức còn lại.



Ngọc Hà









tiết-kiệm, ngân-sách, lãnh-phí, quan-chức, bộ-trưởng, máy-bay, giá-rẻ, thương-gia, khuyến-mãi, hàng-không, đinh-la-thăng, Vietnamairlines, Vietjetair, Jetstar-pacific